Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Bình luận vấn đề hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng chống tội phạm trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (262.41 KB, 17 trang )

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIỂM SÁT HÀ NỘI
___ ___

BÀI TIỂU LUẬN CÁ NHÂN
Môn: Công pháp quốc tế
Đề tài:Bình luận vấn đề hợp tác quốc tế trong đấu tranh
phòng chống tội phạm trong giai đoạn hiện nay

Họ và tên: Đặng Chí Nguyện
Lớp
:K2I
Mã SV

:1453801010182
Hà Nội 2016

MỤC LỤC
1|Page


2|Page


A.

Lời mở đầu

Luật quốc tế có vai trò quan trọng trong việc đấu tranh phòng chống, ngăn
ngừa tội phạm nói chung và tội phạm quốc tế nói chung. Luật quốc tế là cơ sở
để hợp tác trong đấu tranh phòng chống tội phạm trên phạm vi toàn cầu. Khi sự


bùng nổ của công nghệ thông tin, sự đẩy mạnh hội nhập quốc tế trên tất cả các
lĩnh vực của đời sống xã hội, một số loại tội phạm mang tính quốc tế sẽ tiếp tục
gia tăng và có diễn biến hết sức phức tạp, gây ảnh hưởng xấu tới cuộc sống của
người dân các quốc gia nói riêng và trên toàn thế giới. Việc đấu tranh phòng
chống tội phạm này không phải một quốc gia nào có thể thực hiện mà cần phải
có sự hợp tác giữa các quốc gia với nhau. Trách nhiệm ngăn ngừa trấn áp tội
phạm này thuộc về nghĩa vụ của tất cả các quốc gia trên thế giớinên cần phải có
sự hợp tác giữa các quốc gia lại với nhau, để mang lại cuộc sống hòa bình, ấm
no, hạnh phúc cho nhân loại. Nhận thức được tầm quan trọng của luật quốc tế
trong hợp tác đấu tranh phòng chống tội phạm có tính chất quốc tế nên em chọn
đề tài làm đề tài nghiên cứu với hi vọng sẽ phần nào đó làm rõ được những quy
định của pháp luật quốc tế về vấn đề trên.

3|Page


B.
I.

Nội dung
Khái niệm tội phạm có tính chất quốc tế
a) Định nghĩa tội phạm quốc tế

Tội phạm có tính chất quốc tế là tội phạm xâm hại trật tự pháp lý quốc gia
và gây nguy hại tới đời sống cộng đồng quốc tế (giáo trình trường đại học Kiểm
sát Hà Nội).
Tôi phạm có tính chất quốc tế là nhóm tội phạm thuộc sự điều chỉnh cùa
luật quốc tế , là tội phạm hình sự quốc tế, tội phạm theo công ước gây nguy hại
cho xã hội , các quốc gia cũng như cộng đồng quốc tế , trong cấu thành của tội
phạm thỏa mãn tính chất quốc tế . Tính chất quốc tế trong cấu thành của nhóm

tội phạm này thể hiện ở các dấu hiệu sau:






Tội phạm được thực hiện không phải ở chỉ một quốc gia mà có thể được thực
hiện ở một vài lãnh thổ quốc gia hoặc trên lãnh thổ không thuộc thẩm quyền
Tài Phán của quốc gia
Tội phạm có dấu hiệu có yếu tố nước ngoài về chủ thể, khách thể hoặc địa
điểm thực hiện tội phạm. Ví dụ : chủ thể của tội phạm có quốc tịch khác
nhau, khách thể tội phạm là lợi ích liên quan tới nhiều quốc gia khác nhau…
Chỉ áp dụng pháp luật quốc gia sẽ không thể giải quyết triệt để được loại tội
phạm này để đạt được kết quả cao trong đấu tranh phòng chống tội phạm có
tính chất quốc tế cần phải sử dụng các công cụ pháp lý quốc tế như các điều
ước quốc tế song phương ,đa phương...
b) Phân loại

Tội phạm có tính chất quốc tế không chỉ xâm hại an ninh trật tự pháp lý
của một quốc gia mà còn đe dọa cả an ninh hòa bình của cộng đồng quốc tế .
Việc phân loại tội phạm có tính chất quốc tế đóng vai trò quan trọng và cần thiết
trong cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm. Từ đó sẽ xác định được mức độ
nguy hiểm của tội phạm đó đối với cộng đồng quốc tế cũng như đối với từng
quốc gia. Hiện nay có rất nhiều quan điểm khác nhau trong việc phân loại tội
phạm có tính chất quốc tế căn cứ vào tính chất cũng như hậu quả của loại tội
phạm đó gây ra cho cộng đồng quốc tế ví dụ nhóm tội phạm xâm phạm biến hòa
bình và quan hệ quốc tế như tội phạm khủng bố, tội đe dọa an ninh hàng
không… hoặc tội phạm xâm phạm đến quá trình phát triển kinh tế văn hóa xã
hội.Có một số tội phạm mang tính chất quốc tế chủ yếu sau: tội cướp biển ,tội

buôn bán người và buôn bán nô lệ , tội phạm khủng bố quốc tế, tội bắt cóc con
tim,tội hàng không và hàng hải quốc tế, tội buôn bán ma túy và các chất hướng
thần, tội làm tiền giả.
II.
1.

Nội dung chủ yếu của các điều ước quốc tế về phòng, chống tội phạm
có tính chất quốc tế.
Tội phạm cướp biển
4|Page


a.

Định nghĩa

Theo điều 101, Công ước về luật biển 1982 thì :
“Một trong những hành động sau đây là hành động cướp biển:
a) Mọi hành động trái phép dùng hành động hay bắt giữ hoặc bất kỳ sự
cướp phá nào do thủy thủ hoặc hành khách trên một chiếc tàu hay một
phương tiện bay tư nhân gây nên, vì những mục đích riêng tư, và nhằm:
i. Chống lại một chiếc tàu hay một phương tiện bay khác, hay chống lại
những người hay của cải ở trên con tàu hoặc phương tiện bay đỗ ở biển
cả;
ii. Chống lại một chiếc tàu hay một phương tiện bay, người hay của cải, ở
một nơi không thuộc quyền tài phán của một quốc gia nào;
b) Mọi hành động tham gia có tính chất tự nguyện vào việc sử dụng một
chiếc tàu hay một phương tiện bay, khi người tham gia biết từ những sự
việc rằng chiếc tàu hay phương tiện bay đó là một tàu hay phương tiện
bay cướp biển;

c) Mọi hành động nhằm xúi giục người khác phạm những hành động được
xác định ở điểm a hoặc b hay phạm phải với chủ định làm dễ dàng cho
các hành động đó”.
Như vậy ta có thể đưa ra định nghĩa về cướp biển như sau: “Hành vi
cướp biển là hành động trái phép dùng hành động hay bắt giữ hoặc bất kỳ sự
cướp phá nào do do thủy thủ hoặc hoặc hành khách trên một chiếc tàu bay hay
hay một phương tiện bay tư nhân gây nên vì những mục đích riêng tư nhằm
chống lại một chiếc tàu hay một phương tiện bay khác hay chống lại những
người hay của cải ở trên con tàu hoặc phương tiện bay đỗ ở trên biển cả hoặc
nhằm chống lại một chiếc tàu hay một phương tiện bay người hay của cải, ở một
nơi không thuộc quyền tài phán của một quốc gia nào.”
Khái niệm công ước 1982 đưa ra trên cơ sở ghi nhận và thừa kế khái niệm
cướp biển trong công ước 1958 và mở rộng hơn so với quy định truyền thống về
khái niệm hành vi cướp biển.
Thẩm quyền bắt giữ
Bắt giữ có căn cứ
b.



Thẩm quyền bắt giữ được quy định tại điều105,công ước 1982 :
“Mọi quốc gia ở biển cả, hay ở bất cứ nơi nào khác không thuộc quyền tài
phán của bất kỳ quốc gia nào, đều có thể bất giữ một chiếc tàu hay một phương
tiện bay đã trở thành cướp biển, hoặc một chiếc tàu hay một phương tiện bay bị
chiếm đoạt sau một hành động cướp biển và đang nằm trong tay bọn cướp biển,
và đều có thể bắt giữ người và của cải ở trên con tàu hay phương tiện bay đó.
5|Page


Các tòa án của quốc gia đã tiến hành việc bắt đó có thể công bố các hình phạt

cũng như các biện pháp áp dụng đối với chiếc tàu, phương tiện bay hay của cải,
trừ những người lương thiện trong cuộc.”
Công ước cũng quy định nghĩa vụ pháp lý của quốc gia phải hợp tác với
nhau để trấn áp nạn cướp biển đồng thời cho phép mọi quốc gia có thẩm quyền
bắt giữ tàu thuyền và phương tiện bay đang thực hiện hành vi cướp biển trên
vùng biển quốc tế hoặc khu vực không thuộc quyền lực của bất kỳ quốc gia nào.
Thẩm quyền xét xử sẽ thuộc về quốc gia bắt giữ tàu thuyền và phương tiện bay
các tội cướp biển Toà án quốc gia đã tiến hành bắt giữ có thể công bố các hình
phạt cũng như các biện pháp áp dụng đối với các tàu phương tiện bay hay tài sản
trên tàu do đó nghĩa vụ dẫn độ không đặt ra đối với cơ sở hữu quan trong trường
hợp này
Quy định này là điểm mới rất phù hợp với hoàn cảnh, tình hình thế giới
khi mà tình hình cướp biển diễn ra ngày càng phức tạp, với mưu mô, thủ đoạn
ngày càng gian xảo đồng thời cho thấy tính kịp thời của pháp luật trong việc đấu
tranh, phòng chống tội phạm trên.


Bắt giữ không có căn cứ

Được quy đinh trong: ĐIỀU 106. Trách nhiệm trong trường hợp bắt giữ
một cách độc đoán :“Khi bắt giữ một chiếc tàu hay một phương tiện bay bị tình
nghi là cướp biển mà không có lý do đầy đủ, quốc gia nào đã tiến hành việc bắt
giữ đó phải chịu trách nhiệm về bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào do hành động
đó gây ra đối với quốc gia mà tàu mà phương tiện bay đó mang quốc tịch.”
c.

Chủ thể được phép bắt giữ

Theo quy định tại điều 107: Các tàu và phương tiện bay có đủ tư cách để
thực hiện việc bắt giữ vì lý do cướp biển: “Chỉ có các tàu chiến hay phương tiện

bay quân sự, hoặc các tàu thuyền hay phương tiện bay khác mang các dấu hiện
bên ngoài chứng tỏ rõ ràng là của một cơ quan Nhà nước và được tiến hành
nhiệm vụ này, mới có thể thực hiện việc bắt giữ vì lý do cướp biển”.
Như vậy, không phải bất kì tàu , phương hay phương tiện bay nào cũng có
thể thực hiện hành vi bắt giữ này, quy định này đảm bảo sự ổn định trên biển cả,
nhằm tránh tình trạng giả mạo, gây rối loạn an ninh nơi biển khơi.
2.

Tội buôn bán nô lệ và buôn bán người
a. Tội buôn bán nô lệ

Theo điều 1 của công ước 1926 về buôn bán nô lệ thì ta có một số khái
niệm như sau:
Nô lệ là địa vị hay tình trạng của một người mà bất kỳ hoặc mọi quyền
lực gắn liền với quyền sở hữu đều được thực hiện đối với họ.
6|Page


Buôn bán nô lệ bao gồm mọi hành vi liên quan đến việc đoạt được, giành
được hay chuyển nhượng một người với mục đích bắt họ làm nô lệ; mọi hành vi
liên quan đến việc kiếm được một nô lệ để bán hay trao đổi họ; mọi hành vi
chuyển nhượng thông qua việc bán hay trao đổi một nô lệ có được với mục đích
đem bán hoặc trao đổi họ, và nói chung, mọi hành vi buôn bán hay vận chuyển
nô lệ.
Sau khi công ước 1926 về vấn đề nô lệ ra đời thì đã có một số đã có hàng
loạt những công ước, nghị định bổ sung về vấn đề này như: Nghị định thư bổ
sung 1953 cho công ước 1926, Công ước 1956 về việc hủy bỏ chế độ nô lệ,
buôn bán nô lệ, các cơ cấu thực tiễn giống như chế độ nô lệ, Công ước 1966 về
quyền dân sự và chính trị. Qua đó có thể thấy được vấn đề buôn bán nô lệ là một
vấn đề nóng bỏng, được quan tâm rất lớn của cộng đồng các quốc gai trên thế

giới. Công ước 1926 đã đưa ra định nghĩa về tình trạng nô lệ , buôn bán nô lệ,
nghĩa vụ của các quốc gia thành viên trong việc trừng phạt các hành vi vi phạm
công ước. Công ước bổ sung 1956 nhìn chung đưa ra các quy định , xác định
trách nhiệm,quy định hình phạt dành cho tội buôn bán nô lệ giống như công ước
1926. Bên cạnh đó, công ước cũng quy định thêm về những hành vi cũng được
coi là tội phạm như: Hành vi ép buộc cá nhân vào tình trạng nô lệ, khuyến khích
thể nhân vào tình trạng nô lệ, hành vi đẩy cá nhân vào tình trạng nô lệ, những
hành vi cố gắng thực hiện, hành vi đồng phạm và tham gia vào âm mưu tội
phạm liên quan tới nô lệ,.. công ước yêu cầu các quốc gia đối chieeud vơí pháp
luật quốc gia, điều chỉnh, chuyển hóa sao cho phù hợp. Tại điều 8, công ước
1966 về quyền dân sự và chính trị cũng có những quy định rất cụ thể về loại tội
phạm này: tại khoản 1, 2, 3,điểm a có quy đinh như sau:“1.Không ai bị bắt làm
nô lệ; mọi hình thức nô lệ và buôn bán nô lệ đều bị cấm.2. Không ai bị bắt làm
nô dịch.3.a) Không ai bị yêu cầu phải lao động bắt buộc hoặc cưỡng bức”
Với những hậu quả khôn lường của loại tội phạm này ảnh hưởng trực tiếp
tới quyền con người nên bên trong các công ước còn quy đinh và khuyến khích
các quốc gia hợp tác với nhau để phòng chống và hướng tới mục tiêu cuối cùng
là đẩy lùi loại tội phạm trên. Ví dụ như Công ước 1956, tại khoản 1 có quy định
: “Các quốc gia thành viên Công ước sẽ tiến hành mọi biện pháp lập pháp và các
biện pháp cần thiết và khả thi khác để xoá bỏ hay từ bỏ hoàn toàn theo từng
bước và càng sớm càng tốt các thể chế và tập tục sau, nếu chúng vẫn còn tồn tại
và cho dù được hay không được bao hàm trong định nghĩa về chế độ nô lệ tại
điều 1 Công ước về nô lệ ký tại Giơ-ne-vơ ngày 25/9/1926”.
b.

Tội buôn bán người

Khái niệm buôn bán người, theo quy định tại điều 3, khoản a,nghị định
thư về việc ngăn ngừa, phòng chống và trừng trị việc buôn bán người, đặc biệt là
phụ nữa và trẻ em , bổ sung công ước về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc

gia của liên hợp quốc :Buôn bán người có nghĩa là việc mua bán, vận chuyển,
7|Page


chuyển giao, chứa chấp và nhận người nhằm mục đích bóc lột bằng cách sử
dụng hay đe doạ sử dụng vũ lực hay bằng các hình thức ép buộc, bắt cóc, gian
lận, lừa gạt, hay lạm dụng quyền lực hoặc vị thế dễ bị tổn thương hay bằng việc
đưa hay nhận tiền hay lợi nhuận để đạt được sự đồng ý của một người đang
kiểm soát những người khác. Hành vi bóc lột sẽ bao gồm, ít nhất, việc bóc lột
mại dâm những người kháchay những hình thức bóc lột tình dục khác, các hình
thức lao động hay phục vụ cưỡng bức, nô lệ hay những hình thức tương tự nô lệ,
khổ sai hoặc lấy các bộ phận cơ thể”.
Những hậu quả rất lớn mà loại tội phạm này để lại, tại điều 9 và điều 10
của nghị định thư về việc ngăn ngừa, phòng chống và trừng trị việc buôn bán
người, đặc biệt là phụ nữa và trẻ em , bổ sung công ước về chống tội phạm có tổ
chức xuyên quốc gia của liên hợp quốc đã quy định như sau:
Điều 9. Ngăn ngừa việc buôn bán người: “Các quốc gia thành viên sẽ đề
ra các chính sách, chương trình toàn diện và các biện pháp khác để:ngăn ngừa và
chống việc buôn bán người; bảo vệ các nạn nhân của việc buôn bán người, đặc
biệt là phụ nữ và trẻ em, không bị trở thành nạn nhân của việc buôn bán người
một lần nữa.Các quốc gia thành viên sẽ nỗ lực thi hành các biện pháp như
nghiên cứu, thông tin và các chiến dịch truyền thông đại chúng cũng như các
sáng kiến xã hội và kinh tế để ngăn ngừa và chống hành vi buôn bán người.Các
chính sách, chương trình và các biện pháp khác được đề ra theo điều này, nếu
thích hợp, sẽ bao gồm việc hợp tác với các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức
liên quan khác và các thiết chế xã hội dân sự.Các quốc gia thành viên sẽ thực
hiện và tăng cường các biện pháp, bao gồm việc thông qua hợp tác song phương
hoặc đa phương, để loại bỏ các nhân tố làm cho những người, đặc biệt là phụ nữ
và trẻ em, trở thành các đối tượng dễ bị xâm hại của việc buôn bán người, chẳng
hạn như nghèo đói, kém phát triển và thiếu cơ hội bình đẳng. Các quốc gia thành

viên sẽ áp dụng hay tăng cường các biện pháp lập pháp hay các biện pháp khác,
chẳng hạn như các biện pháp giáo dục, xã hội hay văn hoá, bao gồm việc thông
qua sự hợp tác song phương và đa phương, để ngăn chặn, giảm bớt những nhu
cầu thúc đẩy các hình thức bóc lột con người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em, mà
dẫn đến việc buôn bán người.”
Điều 10. Trao đổi thông tin và đào tạo: “Các cơ quan hành pháp, nhập cư
và các cơ quan liên quan khác của các quốc gia thành viên, khi thích hợp, sẽ hợp
tác với nhau bằng cách trao đổi thông tin, phù hợp với pháp luật quốc gia mình,
để có thể xác định: những cá nhân đi qua hay cố gắng đi qua biên giới quốc tế
với giấy tờ thông hành của người khác hay không có giấy tờ thông hành là thủ
phạm hay nạn nhân của việc buôn bán người; những loại giấy tờ thông hành mà
các cá nhân đã sử dụng hay cố gắng sử dụng để đi qua biên giới quốc tế vì mục
đích buôn bán người; vànhững phương tiện và biện pháp được các nhóm tội
phạm có tổ chức sử dụng vì mục đích buôn bán người, bao gồm việc tuyển mộ
8|Page


và chuyên chở nạn nhân, các tuyến đường và mối liên kết giữa các các nhân và
các nhóm tham gia vào việc buôn bán người đó, và những biện pháp thích hợp
để phát hiện ra chúng.Các quốc gia thành viên sẽ cung cấp hay tăng cường việc
đào tạo cho các cán bộ hành pháp hay quản lý nhập cư và các cán bộ liên quan
khác về ngăn ngừa buôn bán người. Các khoá đào tạo nên tập trung vào các
phương pháp được sử dụng để ngăn ngừa việc buôn bán người, truy tố những kẻ
buôn bán người và bảo vệ quyền của các nạn nhân, bao gồm bảo vệ các nạn
nhân khỏi những kẻ buôn bán người. Việc đào tạo cũng cần tính đến sự cần thiết
phải xem xét các quyền con người và những vấn đề nhạy cảm liên quan đến trẻ
em và giới tính và cần khuyến khích sự hợp tác với các tổ chức phi chính phủ,
các tổ chức liên quan khác và các đơn vị xã hội dân sự. Một quốc gia thành viên
nhận được thông tin sẽ tuân theo bất kỳ yêu cầu nào về việc hạn chế sử dụng
thông tin đó mà quốc gia thành viên đã cung cấp thông tin đưa ra”.

3.

Tội phạm khủng bố quốc tế

Khái niệm khủng bố được quy định trong nhiều điều ước quốc tế như
công ước Giơnevơ năm 1937, công ước New York năm 1999..trên những cơ sở
đó ta có thể hiểu khủng bố hành vi tấn công hoặc đe dọa tấn công gây thiệt hại
nghiêm trọng đến tính mạng sức khỏe tài sản của người dân và các mục tiêu dân
sự khác gây hoảng loạn trong cộng đồng dân cư nhằm đạt được những mục đích
chính trị (ép buộc chính phủ ,tổ chức cá nhân hành động hoặc không hành động,
thực hiện hành động nào đó vì lý do tôn giáo, do cá nhân hoặc tổ chức thực hiện.
Chống khủng bố là các hoạt động đơn phương ,tập thể tiến hành nhằm
loại bỏ các nguy cơ đe dọa hòa bình chống chiến tranh thúc đẩy nhân quyền phát
triển kinh tế bằng các chủ trương chính sách hoạt động an ninh quốc phòng và
các quốc gia có thể thực hiện các hoạt động chống khủng bố thông qua việc
tham gia ký kết các điều ước song phương , đa phương về hoạt động chống
khủng bố.
Hành vi chống khủng bố rất đa dạng như xâm hại tính mạng thân thể con
người tài sản hay tổng hợp các loại hành vi đó ví dụ khủng bố ngày 11 tháng 9
năm 2001 tại Hoa Kỳ. Hiện nay theo quy định của công ước quốc tế về chống
khủng bố hành vi chống khủng bố bao gồm các hành vi chống lại an toàn hàng
không dân dụng ,chống lại an toàn hành trình hàng hải và những công trình cố
định trên thềm lục địa, tài trợ khủng bố xâm phạm tính mạng sức khỏe con
người, tài sản bằng các thiết bị gây nổ, chống lại những người được hưởng bảo
hộ quốc tế bao gồm viên chức ngoại giao, bắt cóc con tin, xâm phạm an toàn
sức khỏe tính mạng tài sản con người bằng thiết bị hạt nhân.
Mục đích mục đích cuối cùng của tội phạm khủng bố là mục tiêu chính trị
ví dụ công ước 1979 New York bị chồng bắt cóc con tin quy định hành vi thuộc
phạm vi điều chỉnh công ước phải là hành vi bắt giữ giam giữ đe dọa sẽ giết chết
9|Page



sẽ làm bị thương nhằm cưỡng ép bên thứ 3 cụ thể là quốc gia tổ chức quốc tế
liên chính phủ pháp nhân hoặc thể nhân những người nào đó phải thực hiện hay
không thực hiện bất kỳ hành vi nào như một điều kiện rõ ràng một điều kiện
ngầm trong trong việc phòng thích con tin.
Chủ thể của tội phạm khủng bố là cá nhân và các tổ chức tội phạm
Khách thể là các quan hệ xã hội bị tội phạm để xâm hại có thể là quyền tự
do cơ bản của con người trật tự an toàn công cộng hòa bình an ninh quốc tế mối
quan hệ tốt đẹp giữa các quốc gia. Mặc dù xâm phạm đến nhiều quan hệ xã hội
nhưng khách thể trực tiếp thể hiện đầy đủ tính chất nguy hiểm cho xã hội của
hành vi chống khủng bố là hòa bình và an ninh quốc tế.
Hậu quả của tội phạm khủng bố là rất lớn có sức ảnh hưởng trực tiếp tới
hòa bình an ninh trật tự của quốc gia cũng như trên thế giới trong những năm
qua các quốc gia trên thế giới tiếp tục gia tăng nỗ lực chống khủng bố và tăng
cường hợp tác song phương và khu vực để ngăn chặn cuộc tấn công hợp ca trên
quy mô quốc tế được tăng cường các quốc gia đã đưa ra nhiều biện pháp chống
khủng bố như đóng băng tài sản của các tổ chức cá nhân có nghi ngờ liên quan
tới khủng bố, tài trợ khủng bố, tăng cường hợp tác cảnh sát quốc tế và cộng tác
giữa các cơ quan tình báo truy tìm bắt giữ xét xử tội phạm khủng bố.
4.

Tội bắt cóc con tin

Theo điều 1, công ước 1979 về đấu tranh chồng bắt con tin thì: “người
nào bắt giữ hoặc giam cầm và đe dọa giết làm bị thương hoặc tiếp tục giam cầm
người khác (sau đây gọi là “con tin”)nhằm mục đích cưỡng épt bên thứ 3, cụ thể
là một quốc gia một tổ chức quốc tế liên chính phủ một pháp nhân hoặc một thể
nhân hoặc một nhóm người giải làm hoặc không làm một việc nào đó như một
điều kiện rõ ràng hoặc ngầm hiểu để phóng thích con tim thì bị coi là phạm tội

bắt cóc con tin”.
Công ước đã quy định các hành vi bắt cóc và cầm giữ con tin cùng sự đe
dọa giết hại con tin, hành vi gây thương tích hoặc tiếp tục cầm giữ con tin nhằm
mục đích đòi hỏi bên thứ 3 thực hiện hành vi nào đó như là điều kiện trực tiếp
hoặc gián tiếp để phóng thích con tin đều bị coi là tội phạm. Trong trường hợp
người thực hiện hành vi bắt cóc con tin nhưng chưa hoàn thành hoặc tham gia
hoạt động bắt cóc con tin với tư cách là đồng phạm cũng bị xem như là tội phạm
theo công ước này.
Công ước còn có quy định các quốc gia thành viên có nghĩa vụ trừng trị
các hành vi bắt cóc con tin bằng các hình phạt nghiêm khắc như tội phạm
nghiêm trọng của nước mình . Trong quá trình đấu tranh chống lại tội phạm này
có nghĩa vụ sẵn sàng hợp tác với nhau để có thể ngăn ngừa và chống chỉ thích
đáng tội phạm bắt cóc con tin
10 | P a g e


5.

Tội phạm đe dọa an ninh hàng không dân dụng

Theo công ước Lahaye 1970 quy định những hành vi sau đây là tội phạm:
Các hành vi bất hợp pháp được cá nhân bất kì thực hiện trên máy bay nhằm mục
đích chiếm đoạt hoặc giành quyền kiểm soát máy bay bằng vũ lực hoặc đe dọa
bằng vũ lực và hình thức bạo lực khác .
Chủ thể (theo công ước Montrean 1971): Bất kỳ cá nhân nào cũng được
coi là thực hiện hành vi tội phạm nhiều những cá nhân đó thực hiện bất hợp
pháp và các hành vi bạo lực đối với người khác đang ở trên máy bay trong thời
gian bay an ninh chuyến bay.
Hành vi: hành vi đeo dọa an ninh chuyến bay,hành vi của cá nhân phá
hoại máy bay đang trong thời gian khai thác, các hành vi đặt, để các vật thể

trong máy bay đang trong thời gian khai thác mà các vật thể này có thể gay phá
hoại máy bay , hoặc gây náo loạn máy bay…
Thẩm quyền tài phán: quốc gia nơi phương tiện bay đăng ký, ( công ước
Tokyo năm 1963), quốc gia nơi có tàu bay đăng tịch hoặc tàu bay hạ cánh mà có
thủ phạm tình nghi đang trên tàu bay( công ước Lahaye 1970, Công ước
Montrean 1971).
Nghĩa vụ dẫn độ tội phạm theo nguyên tắc dẫn độ hoặc xét xử.( quốc gia
nơi có kẻ phạm tội đang bị cầm giữ phải đảm bảo sự có mặt của người này bằng
các biện pháp cần thiết theo quy định của luật nước mình ; quốc gia này có
quyền dẫn độ hoặc không dẫn độ tội phạm , nếu không dẫn độ tội phạm thì phải
giao cho cơ quan có thẩm quyền cảu nước mình và tiến hành xét xử).
6.

Tội phạm đe dọa an ninh hàng hải

Khái niệm: là các hành vi bất hợp pháp và cố ý chiếm đoạt tàu thuyền và
dàn khoan dầu cũng như đe dọa an ninh hàng hải quốc tế của tàu thuyền hoặc an
ninh của dàn khoan dầu(Công ước Roma 1988 về đấu tranh chống các hành vi
bất hợp pháp nhằm vào an ninh hàng hải và Nghị định thư 1988 về ngăn ngừa
các hành vi bất hợp pháp chống lại an ninh cảu dàn khoan dầu được xây dựng
trên thềm lục địa).
Thẩm quyền tài phán được xác định như thẩm quyền tài phán về hàng
không dân dụng. bên cạnh đó, việc xác định thẩm quyền tài phán có thể là treo
cờ, thẩm quyền lãnh thổ và thẩm quyền quốc tịch. Chế độ dẫn độ được quy đinh
tương tự như công ước 1973.
7.

Tội buôn bán bất hợp pháp chất ma túy

“Ma tuý” có nghĩa là bất kỳ các chất tự nhiên hay tổng hợp quy định trong

các phụ lục I và II của Công ước thống nhất về các chất ma tuý năm 1961 và
trong Công ước 1961 đã sửa đổi theo Nghị định thư 1972;“Các chất hướng thần”
11 | P a g e


có nghĩa là bất kỳ chất tự nhiên hay tổng hợp nào hoặc bất kỳ nguyên liệu tự
nhiên nào trong các Bảng I, II, I Quyền tài phán (công ước 1961).
Thấy được sức ảnh hưởng to lớn của ma túy đối với sức khỏe và cuộc
sống con người nên cấn phải phòng chống và đẩy lùi loại tội phạm này.Mục
đích của Công ước này là thúc đẩy sự hợp tác giữa các bên của Công ước để họ
có thể giải quyết có hiệu quả những khía cạnh khác nhau của hoạt động buôn
bán bất hợp pháp có quy mô quốc tế các chất ma tuý và các chất hướng thần.
Khi thực hiện những nghĩa vụ của mình theo quy định và Công ước, các bên sẽ
áp dụng những biện pháp cần thiết kể cả biện pháp mang tính pháp lý và hành
chính phù hợp với những quy định cơ bản của hệ thống pháp luật nước mình.
( khoản 1 điều 2 công ước 1971).
Công ước có quy định vè thẩm quyền tái phán của quốc gia tại điều
4(công ước phòng chống buôn bán bất hợp pháp chất ma túy và chất hướng
thần), quy định được thế nào là hành vi phạm tội và các hình thức xủa phạt hợp
lý.
Tại ký họp thứ 17 của Đại hội đồng Liên hợp quốc vào năm 1990 đã
thông qua tuyên bố chính trị và chương trình hành động toàn thế giới về hợp tác
đấu tranh phòng chống viếc sản xuất, cất giữ, lưu thông và phổ biến bất hợp
pháp các chất ma túy và chất hướng thần. Tuyên bố đã ghi nhận lại các quy định
của cả ba công ước 1961, 1971, 1988 sồng thời tuyên bô đã đưa ra chương trình
mười năm chống lạm dụng chất ma túy từ năm 1990 đến 2000.
8.

Tội làm tiền giả


Cộng đồng quốc tế đã thống nhất và thông qua Công ước Giơnevơ về
chống làm tiền giả . công ước đã đưa ra khái niệm “đồng tiền” gồm cá loại tiền
giấy, kể cả các loại phiếu do ngân hàng phát hành và tiền bằng kim loại đã được
lưu hành theo quy định của pháp luật. Như vậy tội làm tiền giả là làm gải đồng
tiền đã dduocj đưa vào lưu thông tiền tệ.
Điều 5 công ước yêu cầu các quốc gia có nghĩa vụ trừng phạt tội phạm
làm tiền giả mức trừng trị như nhau đối với hành vi làm tiền giả đồng tiền trong
nước hay nước ngoài. Điều khoản về dẫn độ tương tự như quy định chung về
dẫn độ, các quốc gia là thành viên công ước có nghãi vụ hợp tác với quốc gia
khác trong việc truy tố và trừng trị người phạm tội , nếu không dẫn độ vì lý do
nào đó thì phải trừng phạt theo pháp luật quốc gia mình.

12 | P a g e


Dẫn độ và tương trợ tư pháp hình sự

III.
1.

Dẫn độ
a.

Khái niệm

Dẫn độ là một hình thức tương trợ tư pháp giữa các quốc gia. Trong đó,
quốc gia được yêu cầu dẫn độ dựa trên cơ sở pháp luật quốc tế và pháp luật quốc
gia chuyển giao người có hành vi phạm tội hoặc người đã bị kết án vào một bản
án có hiệu lực pháp luật đang có mặt trên lãnh thổ của quốc gia được yêu cầu để
quốc gia yêu cầu tiến hành truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi hành bản án

đối với người đó.(giáo trình trường đại học Kiểm Sát Hà Nội).
b.

Nội dung

Chủ thể : các quốc gia độc lập có chủ quyền là chủ thể cơ bản và chủ yếu
của luật quốc tế đồng thời cũng chính là chủ thể tham gia vào hoạt động dẫn độ
tội phạm. Trong hoạt động dẫn độ tội phạm sẽ có chủ thể là quốc gia yêu cầu và
quốc gia được yêu cầu. Quốc gia yêu cầu là quốc gia mà quyền và lợi ích bị cá
nhân tiến hành hành vi xâm hại một cách trực tiếp quốc gia được yêu cầu ở nơi
cá nhân này đang hiện diện. Quốc gia yêu cầu sẽ đưa ra yêu cầu dẫn độ khi phát
hiện ra cá nhân đó đang ở trên lãnh thổ quốc gia yêu cầu .Quốc gia được yêu cầu
căn cứ vào pháp luật quốc gia và quy định của luật quốc tế để chấp nhận hoặc từ
chối yêu cầu dẫn độ đó.
Cơ sở pháp lý của hoạt động dẫn độ :Các điều ước quốc tế được ký kết
giữa các quốc gia hữu quan chính là cơ sở pháp lý cho hoạt động dẫn độ. Nguồn
gốc của hoạt động dẫn độ tội phạm điều ước quốc tế,tập quán quốc tế, luật quốc
gia.
Đối tượng dẫn độ: đối tượng chính của hoạt động dẫn độ là các tội phạm
là cá nhân thực hiện trên lãnh thổ của quốc gia mình và đang tiến hành trên lãnh
thổ của quốc gia khác .
c.

Các nguyên tắc

Nguyên tắc có đi có lại: Đây là một trong những nguyên tắc rất phổ biến
trong nhiều lĩnh vực của đời sống quốc tế. Nội dung của nguyên tắc có đi có lại
đối với hoạt động dẫn độ tội phạm quy định rằng các quốc gia được yêu cầu dẫn
độ khi tiến hành các hoạt động dẫn độ tội phạm nếu nhận được sự bảo đảm chắc
chắn từ phía quốc gia yêu cầu rằng trong trường hợp dẫn độ tương tự phát sinh

từ quốc gia này tôi sẽ đảm bảo chất rắn trong thực tế sẽ thực hiện dẫn độ tội
phạm cho quốc gia đối tác hữu quan theo yêu cầu của quốc gia này
Nguyên tắc không dẫn độ công dân nước mình: Xuất phát từ chủ quyền
quốc gia đối với dân cư và xuất phát từ việc nhà nước có nghĩa vụ bảo đảm các
quyền và lợi ích của công dân cá nhân mang quốc tịch của quốc gia đó thì nội
dung nguyên tắc khồng dẫn độ công dân nước mình là quốc gia được yêu cầu
13 | P a g e


dẫn độ có quyền từ chối không thực hiện yêu cầu dẫn độ của quốc gia khác nếu
cá nhân bị yêu cầu dẫn độ là công dân nước mình người mang quốc tịch của
quốc gia được yêu cầu .
Nguyên tắc không dẫn độ tội phạm chính trị: Đây là một trong những
nguyên tắc gây ra nhiều tranh cãi về việc áp dụng nguyên tắc này trong thực tế
quan hệ giữa các quốc gia. Nội dung của nguyên tắc này là quốc gia được yêu
cầu có thể từ chối yêu cầu dẫn độcủa quốc gia khác đối với cá nhân và quốc gia
này cho rằng các tội về chính trị có lý do hoạt động và tư tưởng chính trị đối lập
tại quốc gia yêu cầu.
Nguyên tắc tội phạm kép: Nguyên tắc này được coi là nguyên tắc quan
trọng và không thể thiếu được trong hoạt động dẫn độ tội phạm .Nội dung của
nguyên tắc này hoạt động dẫn độ chỉ được tiến hành khi hành vi của cá nhân bị
dẫn độ thực hiện được cho rằng là hành vi tội phạm theo quy định hiện hành của
pháp luật cả hai quốc gia quốc gia yêu cầu và quốc gia được yêu cầu.Đồng thời
hành vi phạm tội phải được định án ở mức trừng phạt cụ thể theo ý chí của quốc
gia hữu quan và được ghi nhận trong pháp luật nước mình hoặc được các nước
này thỏa thuận nhất trí và được quy định trong các điều ước quốc tế giữa các
quốc gia hữu quan.
2.

Tương trợ tư pháp

a. Khái niệm

Tương trợ tư pháp hình sự là việc cơ quan có thẩm quyền của các quốc
gia liên quan, căn cứ vào các điều ước quốc tế và pháp luật quốc gia thực hiện
một hoặc một số hoạt động để trao đổi thông tin,tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu
triệu tập nhân chứng thu thập và cung cấp chứng cứ , truy cứu trách nhiệm hình
sự và thực hiện các yêu cầu tương trợ tư pháp khác về hình sự nhằm hỗ trợ, giúp
đỡ lẫn nhau trong giải quyết vụ án có yếu tố nước ngoài.( giáo trình trường đại
học Kiểm Sát Hà Nội).
Nội dung
Phạm vi tương trợ tư pháp về hình sự
b.



Phạm vi tương trợ tư pháp về hình sự bao gồm các hoạt động cơ bản sau:
thu thập chứng cứ, lấy lời khai của người có liên quan, trợ giúp công tác điều tra
giúp đỡ trong việc bắt giam, giữ người họăc tạo điều kiện cho việc cung cấp
chứng cứ tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu tư pháp ,khám xét và giữ kiểm tra vật
chứng và các địa điểm, thu thập thông tin vật chứng liên quan đến vụ án cung
cấp bản gốc hoặc bản sao có xác nhận những tài liệu, hồ sơ liên quan, xác định,
thu hồi tài sản do phạm tội mà có ,xác định truy tìm công cụ, phương tiện phạm
tội xác minh địa chỉ, nhận dạng người làm chứng, người bị tình nghi phân tích
nạn nhân và các hoạt động tương trợ tư pháp không trái với nguyên tắc và luật
pháp của nước được yêu cầu.
14 | P a g e





Từ chối tương trợ tư pháp về hình sự

Việc thực hiện yêu cầu tương trợ tư pháp có thể gây phương hại đến vấn
đề chủ quyền, an ninh, trật tự xã hội công cộng cơ bản ,yêu cầu tương trợ trái
với nguyên tắc và cam kết của quốc gia được yêu cầu ,có cơ sở để tin rằng mục
đích của yêu cầu tương trợ là để truy tố một người về vấn đề chủng tộc, tôn giáo,
giới tính quốc tịch , quan điểm chính trị liên quan đến một tội phạm đang được
điều tra truy tố ở nước được yêu cầu việc truy tố tội phạm được yêu cầu trái với
quy định của pháp luật cảu quốc gai được yêu cầu, nước được yêu cầu coi tương
trợ đó liên quan đến vấn đề trính trị.

15 | P a g e


C. Kết luận
Như vậy , qua việc phân tích ở trên chúng ta có thể phần nào thấy được
mức độ phức tạp của tội phạm có tính chất quốc tế nên chính vì vậy việc hợp tác
trong đấu tranh phòng, chống tội phạm có vai trò vô cùng quan trọng trong việc
gìn giữ trật tự, an ninh , hòa bình thế giới. Nếu như các quốc gia chỉ hoạt động
đơn lé, chỉ nghĩ tới lợi ích của riêng quốc gia mình thì sẽ dân đến việc tội phạm
này càng khó kiểm soát hơn. Hợp tác là quyền cũng như là nghĩa vụ của tất cả
các quốc gai trên thế giới để hướng tới một xã hội không còn tội phạm, mọi
người luôn yêu thương, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau.

16 | P a g e


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.

3.
4.
5.
6.

Giáo trình Luật Quốc tế trường Đại học Kiểm sát Hà nội
Công ước về luật biển 1982
Công ước về nô lệ 1926, công ước bổ sung 1956
Công ước 1979 về đấu tranh chồng bắt con tin
Công ước Lahaye 1970, Công ước Montrean 1971
Công ước 1961, Công ước 1971

17 | P a g e



×