S ở GD & ĐT Ninh Thuận Tr ường THPT Tôn Đức Thắng
Soạn Dạy
Ngày …. Tháng ….. năm ........ Ngày ………Tháng……..Năm ........
TIẾT 1
CÁC CẤP TỔ CHỨC CỦA THẾ GIỚI SỐNG
I/Mục tiêu :
1/Kiến thức: Học sinh nắm được tổ chức và nguyên tắc thứ bậc trong thế giới sống,nêu được sự đa
dạng và thống nhất giữa các cấp tổ chức,nắm được đặc điểm các cấp tổ chức từ thấp đến cao, từ đơn
giản đến phức tạp, từ đó giải thích được tại sao tế bào là đơn vị cơ bản và là đơn vị tổ chức thấp nhất
của cơ thể sống.
2/ Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng tư duy hệ thống kiến thức, xây dựng quan điểm duy vật biện chứng
về thế giới sống.
II/ Đồ dùng dạy học:
Giáo Viên: Tranh ảnh liên quan: Tế bào cấu tạo tế bào lông ruột, cấu tạo tim
Hình 1 sách giáo khoa.
Học sinh: Đọc sách giáo khoa, soạn câu hỏi do giáo viên giao.
III/ Hoạt động dạy học:
1/ Kiểm tra bài cũ:
2/ Trọng tâm: đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống,hệ sống là hệ thống mở, thống nhất tự
điều chỉnh.
3/ Bài mới:
a. Mở bài: Hãy chứng minh rằng sinh giới ngày nay rất đa dạng và phong phú, thế giới sống
được chia thành các cấp tổ chức như thế nào? Để nắm được vấn đề này hôm nay chúng ta đi vào
nghiên cứu bài: CÁC CẤP TỔ CHỨC CỦA THẾ GIỚI SỐNG
b. Tiến trình bài học:
H Đ của giáo viên và học sinh Nội dung
- Thế giới sống có đặc điểm chung ở chổ
nào?
- Đơn bào:có một tế bào.còn đa bào được
cấu tạo từ nhiều tế bào
- Trên cơ sở kiến thức cũ, học sinh đọc
sách giáo khoa cho biết: là cơ thể được
cấu tạo từ tế bào.
- Tế bào sinh vật có cấu tạo chung như thế
nào?
- Tế bào được cấu tạo từ những thành
phần nào?
- Trong tế bào có những phân tử nào?
- Các đại phân tử trong tế bào có vai trò
gì?
- HS đọc sách giáo khoa và cho biết: Tế
bào được cấu tạo từ các phân tử, các đại
phân tử và các bào quan, gồm ba thành
phần là màng sinh chất, nhân và tế bào
chất.
- Hoạt động sống của cơ thể có gì giống
với hoạt động sống của tế bào?
- Giáo viên: Cấp cơ thể là cấp độ như thế
nào?
I/ Tế bào
- Tất cả các cơ thể sinh vật từ đơn bào đến đa bào, từ đơn
giản đến phức tạp đều có cấu tạo từ đơn vị cơ bản là tế
bào.
- Hoạt động sống của cơ thể là tập hợp tất cả các hoạt
động sống của tế bào.
- Cấu tạo chung của tế bào gồm:màng sinh chất, nhân, tế
bào chất, được cấu tạo từ các phân tử, đại phân tử, bào
quan.
1. Các phân tử:
- Muối vô cơ nước và các chất hữu cơ. Các chất hữu cơ
đơn phân tập hợp tạo thành chất hữu cơ đa phân nhờ
phản ứng trùng ngưng
2. Các đại phân tử:
- Chủ yếu là các Prôtêin và Axi tnuclêic (đa phân).gồm
các đơn phân a xit amin, nuclêôtit có vai trò quyết định
sự sống của tế bào.
- Các phân tử, đại phân tử tập hợp thành các bào quan.
3. bào quan:
- Là các đại phân tử và phức hợp trên phân tử có chức
năng nhất định trong tế bào.
II/ Cấp cơ thể:
- Là cấp tổ chức cấu tạo từ một đến hàng trăm nghìn tỉ tế
bào.
Giáo án sinh học khối 10 Nâng cao Giáo viên: Nguyễn Đức Tài
S ở GD & ĐT Ninh Thuận Tr ường THPT Tôn Đức Thắng
Người ta chia cấp độ tổ chức cơ thể thành
những nhóm cơ thể nào?
- Cơ thể đa bào là gì?
- Cơ thể đa bào khác gì so với cơ thể đơn
bào?
- Mô là gì? Thế nào là cơ quan, hệ cơ
quan?
- Tại sao tập đoàn đơn bào chưa được xem
là cơ thể đa bào?
- Học sinh: Đọc sách giáo khoa, thảo luận
nhóm để thống nhất đưa ra phương án trả
lời.
- Giáo viên : Gọi một học sinh đứng lên
khái quát kiến thức.
- Học sinh quan sát hình 1 SGK III.
- Giáo viên: hướng dẫn (hình III, nói về
quần thể)
- Quần thể sinh vật là gì? Cho ví dụ?
- Có thể cho biết quần xã và loài, cấp độ
nào cao hơn?
- Học sinh quan sát hình 1 SGK IV.
- Giáo viên: hướng dẫn (hình III, nói về
quần xã hãy cho biết quần xã khác gì với
quần thể)
- Thế nào là quần xã sinh vật?
- Các cá thể trong quần xã có mối quan hệ
với nhau như thế nào?
- Cho ví dụ về quần xã.
- Thế nào là hệ sinh thái? Sinh quyển là
gì?
+ Cơ thể đơn bào:
Gồm một tế bào nhưng thực hiện đầy đủ chức năng của
một cơ thể sống.
+ Cơ thể đa bào:
- Khác với cơ thể đơn bào là cơ thể đa bào có cấu tạo
gồm rất nhiều tế bào, đã phân hoá thành nhiều mô khác
nhau và có chức năng khác nhau.
- Mô là tập hợp nhiều tế bào cùng loại và cùng thực hiện
một chức năng nhất định.
- Trong cơ thể, nhiều mô tập hợp thành cơ quan, nhiều
cơ quan tập hợp thành hệ cơ quan Cơ thể đa bào là
một thể thống nhất gồm nhiều hệ cơ quan hoạt động nhịp
nhàng và ăn khớp với nhau.
III/ Cấp quần thể – loài:
- Tập hợp các cá thể cùng loài, sống chung trong một
khoảng không gian nhất định, có khả năng giao phối và
sinh ra con cái. Quần thể được xem là đơn vị sinh sản và
tiến hoá của loài.
IV/ Quần xã :
- Tập hợp nhiều quần thể khác loài , sống trong một vùng
địa lý nhất định, trong quần xã, các sinh vật tồn tại trong
mối quan hệ sinh thái tương hổ.
V/ Cấp hệ sinh thái:
1. Hệ sinh thái : Bao gồm các quần xã sinh vật và môi
trường sống.
2. Sinh quyển: Tập hợp các hệ sinh thái trong khí quyển,
thuỷ quyển, địa quyển của trái đất.
c. Củng cố: Học sinh đọc kết luận sách giáo khoa.
- Chứng minh rằng, sinh giới đa dạng ngày nay đều có nguồn gốc chung nhưng chúng tiến hoá theo
nhiều hướng khác nhau?
d. Dặn dò: Trả lời câu hỏi sách giáo khoa, ôn tập về các ngành động vật, thực vật đã học. Chuẩn bị
bài giới thiệu các giới sinh vật.
Giáo án sinh học khối 10 Nâng cao Giáo viên: Nguyễn Đức Tài
S ở GD & ĐT Ninh Thuận Tr ường THPT Tôn Đức Thắng
Soạn Dạy
Ngày …. Tháng ….. năm ........ Ngày ………Tháng……..Năm ........
TIẾT 2
GIỚI THIỆU CÁC GỚI SINH VẬT, GIỚI KHỞI SINH, GIỚI
NGUYÊN SINH VÀ GIỚI NẤM
I/Mục tiêu :
1/Kiến thức:
- Học sinh nắm được khái niệm giới sinh vật, trình bày được hệ thống phân loại giới ( hệ thống sinh
giới), nêu được các đặc điểm chính của mổi giới sinh vật
- Học sinh nắm được đặc điểm giới khởi sinh, giới nguyên sinh và giới nấm.
- Phân biệt được các sinh vật thuộc VSV
2/ Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, thu nhận kiến thức từ sơ đồ hình vẽ.
- Kĩ năng khái quát hoá kiến thức.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Giáo Viên: Phóng to bảng 2.1 SGK .
- Học sinh: Đọc sách giáo khoa soạn câu hỏi do giáo viên giao.
III/ Hoạt động dạy học:
1/ Kiểm tra bài cũ:
2/ Trọng tâm: Hệ thống phân loại các giới sinh vật
Đặc điểm chính của các giới sinh vật.
3/ Bài mới:
a. Mở bài:
b. Tiến trình bài học:
H Đ của giáo viên và học sinh Nội dung
- Giới sinh vật là gì?
- HS: thảo luận, cho biết: khái niệm giới
sinh vật.
- HS: Quan sát bảng 2.1 SGK cho biết:
- Sinh vật được chia thành mấy giới?
- Mỗi giới sinh vật có đặc điểm gì?
- So sánh các giới sinh vật.
- Người ta dựa vào đâu để chia giới sinh
vật?
- Dựa vào đâu người ta có thể chia giới
sinh vật thành các bậc phân loại khác
nhau?
- Nêu các bậc phân loại trong giới sinh vật
theo trình tự từ thấp đến cao.
- HS: Tổng hợp từ kiến thức thực tế và
kiến thức đã học được ở lớp dưới cùng với
sách giáo khoa hãy cho biết:
- Giới khởi sinh bao gồm những sinh vật
như thế nào?
- Đặc điểm dinh dưỡng, lối sống của chúng
như thế nào?
- Vì sao người ta lại tách khỏi vi khuẩn
một nhóm vi khuẩn cổ?
- Chúng có đặc điểm gì khác so với vi
khuẩn?
-Học sinh thảo luận nhóm tổng hợp kiến
thức trong sách giáo khoa rồi đại diện
nhóm đứng lên trả lời.
I/ Các giới sinh vật:
1. Khái niệm: Sách giáo khoa.
2. Hệ thống 5 giới sinh vật : Sách giáo khoa
II/ Các bậc phân loại trong mỗi giới:
1. Cách sắp xếp phân loại từ thấp đến cao :
Loài – Chi(giống) – họ – bộ – lớp – ngành – giới.
2. Đặc tên loài theo nguyên tắc :
- Đặt tên kép ( theo tiếng la tinh): Tên thứ nhất là tên chi (
viết hoa) Tên thứ hai là tên loài( viết thường)
III/ Đa dạng sinh vật:
Sách giáo khoa
I/ Giới khởi sinh(Monera).
* Vi khuẩn:
- Có kích thước nhỏ bé, cấu tạo bởi tế bào nhân sơ , sống
khắp nơi trên trái đất.
- Hoá tự dưỡng, hoá dị dưỡng và quang tự dưỡng.
- Một số vi khuẩn sống kí sinh trong cơ thể sinh vật khác,
nột số có chứa clorophyl, có khả năng quang hợp được
như thực vật.
- Gần đây người ta đã tách khỏi nhóm vi khuẩn một
nhóm vi sinh vật cổ (archaea), vì chúng có nhiều đặc
điếm khác với vi khuẩn về cấu tạo của thành tế bào, tổ
chức bộ gen và khả năng sống trong những môi trường
rất khắc nghiệt về nhiệt độ và độ muối rất cao. Về mặt
tiến hoá, chúng tách thành một nhóm riêng, chúng đứng
gần sinh vật nhân thực hơn là vi khuẩn.
II/ Giới nguyên sinh (Protista)
- Gồm sinh vật nhân thực , đơn bào hoặc đa bào, rất đa
Giáo án sinh học khối 10 Nâng cao Giáo viên: Nguyễn Đức Tài
S ở GD & ĐT Ninh Thuận Tr ường THPT Tôn Đức Thắng
- So với sinh vật nhân thực thì vi khuẩn và
vi khuẩn cổ nhóm nào gần hơn?
- Giới nguyên sinh gồm những sinh vật có
đặc điểm như thế nào?
- Những sinh vật trong giới nguyên sinh
tiến hoá hơn giới khởi sinh ở điểm nào?
- Giới nguyên sinh được chia ra thành
những nhóm sinh vật nào?
- Động vật nguyên sinh và thực vật nguyên
sinh có những điểm gì giống và khác nhau?
- Nấm nhầy khác gì so với động vật
nguyên sinh và thực vật nguyên sinh?
- Nấm nhầy có đặc điểm dinh dưỡng như
thế nào?
- Vì sao nấm nhầy không có lối sống tự
dưỡng được?
- HS: Từ thực tế và kiến thức đã học và
quan sát hình 3.2 SGK hãy cho biết:
- Giới nấm có đặc điểm cấu tạo và đặc
điếm dinh dưỡng như thế nào?
- Nấm có phương thức sinh sản như thế
nào?
- Hãy kể tên một số loại nấm trong thực tế
mà em biết, hãy cho biết chúng thuộc loại
nấm nào?
- Kể tên nhữnh vi sinh vật mà em biết.
- Hãy cho biết môi trường sống của vi sinh
vật?
- Vi sinh vật có vai trò gì đối với sinh
quyển nói chung và đời sống con người nói
riêng?
- Vì sao vi rut chưa được xem là một cơ
thể sống?
dạng về cấu tạo cũng như về phương thức dinh dưỡng.
Tuỳ theo phương thức dinh dưỡng mà người ta chia
chúng ra thành: động vật nguyên sinh (protozota) và thực
vật nguyên sinh (hay laf taor – Algae) và nấm nhầy
(Myxomycota).
+ Động vật nguyên sinh: đơn bào, không có thành
xenlulôzơ, dị dưỡng, vận động bằng lông, hoặc roi.(trùng
amip, trùng lông, trùng roi,trùng bào tử.
+ Thực vật nguyên sinh: đơn bào hoặc đa bào, có thành
xenlulôzơ, có lục lạp, tự dưỡng quang hợp.(tảo lục đơn,
tảo lục đa bào, tảo đỏ, tảo nâu).
+ Nấm nhầy: đơn bào hoặc cộng bào, không có lục lạp, dị
dưỡng hoại sinh.(nấm nhầy).
III/ Giới nấm.
- Thuộc tế bào nhân thực, có thể là đơn bào hoặc đa
bào, trừ một số ít có thành xenlulôzơ, không có lục lạp,
sống dị dưỡng hoại sinh hoặc kí sính, cộng sinh. Sinh sản
chủ yếu bằng bào tử.
- Các dạng nấm điển hình: nấm men, nấm sợi, chúng
khác nhau về nhiều đặc điểm
IV/ Các nhóm vi sinh vật.
- Gồm những sinh vật có kích thước nhỏ (kích thước hiển
vi), chúng có chung một số đặc điểm: sinh trưởng nhanh,
phân bố rộng, khả năng thích ứng cao với môi trường.
- Vi sinh vật gồm có:
+ Vi khuẩn (Khởi sinh).
+ Tảo đơn bào (giới nguyên sinh)
+ Nấm men (giới nấm).
- Vi rut xem vi sinh vật mặc dù vi rut chưa được xem là
cơ thể sống vì chúng chưa có cấu tạo tế bào và chủ yếu
sống kí sinh.
- VSV có vai trò rất quan trọng
c. Củng cố: Học sinh đọc kết luận sách giáo khoa, Hãy cho biết giới sinh vật là gì? Sinh giới được
chia thành mấy giới? Căn cứ vào đâu người ta đã chia sinh vật thành những giới khác nhau? Sinh vật
đa dạng như thế nào? vì sao nói rằng sinh vật rất đa dạng?
d. Dặn dò: Trả lời câu hỏi sách giáo khoa, ôn tập về các ngành động vật, thực vật đã học. Chuẩn bị
bài giới thiệu các giới sinh vật.
Giáo án sinh học khối 10 Nâng cao Giáo viên: Nguyễn Đức Tài