Tải bản đầy đủ (.doc) (96 trang)

LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế CHÍNH TRỊ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP SẠCH ở HUYỆN lục NGẠN, TỈNH bắc GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (758.58 KB, 96 trang )

MỤC LỤC
Trang

MỞ ĐẦU

3

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NƠNG
NGHIỆP SẠCH Ở HUYỆN LỤC NGẠN TỈNH
BẮC GIANG

1.1. Nơng nghiệp và phát triển nền nông nghiệp sạch
1.2. Quan niệm, nội dung, sự cần thiết, các yếu tố ảnh

11
11

hưởng và bài học kinh nghiệm phát triển nông
nghiệp sạch ở huyện Lục Ngạn

23

Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
SẠCH Ở HUYỆN LỤC NGẠN TỈNH BẮC GIANG
THỜI GIAN QUA

35

2.1 Những kết quả tích cực trong phát triển nơng nghiệp
sạch ở huyện Lục Ngạn
2.2 Hạn chế và nguyên nhân của nó trong phát triển



35

nông nghiệp sạch ở huyện Lục Ngạn thời gian qua;
những vấn đề đặt ra cần giải quyết

53

Chương 3. QUAN ĐIỂM CƠ BẢN VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP SẠCH Ở HUYỆN
LỤC NGẠN TỈNH BẮC GIANG

59

3.1. Quan điểm phát triển nông nghiệp sạch ở huyện
Lục Ngạn
3.2. Một số giải pháp chủ yếu phát triển nông nghiệp sạch ở
huyện Lục Ngạn thời gian tới
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

59
71
85
87
90


MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài
Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn là một trong
những nội dung cơ bản, một bộ phận của cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước. Vì vậy, Ðảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách về nơng
nghiệp, nơng dân và nơng thơn nhằm khuyến khích phát triển nơng nghiệp
một cách bền vững, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập và nâng cao mức sống
của nơng dân. Trong những chính sách về nơng nghiệp, có nhiều chủ trương,
giải pháp hướng tới phát triển một nền nông nghiệp sạch, bền vững như đầu
tư hỗ trợ các nguồn lực cho trồng lúa, đánh bắt thủy, hải sản và sản xuất, kinh
doanh các sản phẩm nơng nghiệp có lợi thế của cả nước cũng như từng vùng
Việt Nam là nước nông nghiệp đang có những bước phát triển mạnh
mẽ và đạt được những thành tựu về năng suất, sản lượng và tỷ trọng nơng
phẩm hàng hóa ngày càng tăng, nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu về nông
phẩm sạch cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Hiện tại, nông nghiệp nước
ta đang đứng trước những thách thức khơng nhỏ đó là: vấn đề ô nhiễm môi
trường, đất đai bạc màu, suy giảm đa dạng sinh học, ngộ độc thuốc bảo vệ
thực vật ở người, bùng phát sâu bệnh do phá hủy hệ sinh thái xuất phát từ
việc sử dụng quá nhiều hóa chất... Khắc phục tình trạng này, nơng nghiệp
nước ta khơng còn con đường nào khác là phải từng bước chuyển sang sản
xuất nông nghiệp sạch (nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sinh thái, nông
nghiệp xanh, nông nghiệp bền vững).
Quan niệm một nền nông nghiệp sạch không chỉ dừng ở mức bảo vệ
mơi trường, mà các sản phẩm của nó cịn phải là các sản phẩm sạch, an tồn,
khơng bị nhiễm các hóa chất độc hại, đây là vấn đề mà những người tiêu dùng
hết sức quan tâm. Bên cạnh đó, nông nghiệp sạch sử dụng các các biện pháp
và quá trình canh tác được coi là lành mạnh bền vững, an tồn về sinh thái.Do
đó, sức khỏe của người sản xuất và của cả cộng đồng cũng được đảm bảo.
3



Hiện tại, Huyện Lục Ngạn - tỉnh Bắc Giang được nhiều người biết
đến với đặc sản là quả vải thiều; năm 2015 vải thiều Lục Ngạn đã chính
thức có mặt (theo con đường chính ngạch) ở Nhật Bản, Oxtraylia, Tây Âu
và Bắc Mỹ - những thị trường đầy tiềm năng nhưng rất khó tính. Nhận thức
được điều này, Tỉnh Bắc Giang và huyện Lục Ngạn đã triển khai nhiều
phương thức để phát triển loại cây đặc sản này một cách hiệu quả nhất. Các
mơ hình “nơng nghiệp sạch” được triển khai trên địa bàn nhiều xã của
huyện Lục Ngạn và đã đạt được một số kết quả tích cực nhất định. Việc áp
dụng các mơ hình này mang lại những lợi ích khơng nhỏ đối với người
nơng dân: tiết kiệm chi phí sản xuất do tận dụng các loại phân hữu cơ.
Phịng trừ sâu bệnh khơng dùng thuốc hóa học mà bằng việc luân canh, xen
canh, vệ sinh đồng ruộng...đã trực tiếp bảo vệ sức khỏe của người nông
dân. Đồng thời cũng tạo ra được các sản phẩm sạch được người tiêu dùng
quan tâm. Tuy nhiên, đến nay mơ hình nơng nghiệp sạch cịn hạn chế, chất
lượng nơng phẩm đầu ra chưa đảm bảo, quy trình sản xuất cịn mang tính
tự phát, làm ơ nhiễm mơi trường, đất đai bạc màu, suy giảm đa dạng sinh
học, ngộ độc thuốc bảo vệ thực vật ở người...
Phát triển nền nông nghiệp sạch ở Bắc Giang nói chung, huyện Lục
Ngạn nói riêng đang đặt ra nhiều vấn đề về lý luận và thực tiễn cần được
quan tâm giải quyết. Vì vậy, tơi chọn đề tài “ Phát triển nông nghiệp sạch
ở huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang” làm đề tài luận văn cao học chun
ngành kinh tế chính trị.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Cho đến nay, đã có một số cơng trình khoa học đề cập đến nền nông
nghiệp sạch với những nội dung, phạm vi và các cách tiếp cận khác nhau:
Bài báo khoa học
Trần Văn Doãn: "Phát triển cây ăn quả, một hướng chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nơng nghiệp, nơng thơn", Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 5/1994.
4



Lê Huy Ngọ: "Đẩy mạnh phát triển một số hàng nơng sản xuất
khẩu có sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế" Tạp chí Kinh tế nơng
nghiệp, số 2/1998.
Nguyễn Sịnh Cúc: "Phát triển nơng sản hàng hóa thực trạng và giải
pháp" ,Con số và sự kiện, số 11/1999.
Bạch Đình Ninh"Đẩy mạnh chế biến nơng sản" Tạp chí Nghiên cứu lý
luận số 8/2000.
Đào Thế Tuấn: "Vấn đề phát triển nông nghiệp, nông thôn ở nước ta
trong thời kỳ đổi mới" Tạp chí Cộng sản, số 771/2007.
Lê Huy Ngọ: "Thúc đẩy tiêu thụ nơng sản hàng hóa để phát triển nơng
nghiệp" Hoạt động khoa học, số 8/2008.
Bùi Chí Bửu"Cơng nghệ sinh học và vấn đề phát triển nông nghiệp của
Việt Nam" Tạp chí Cộng sản, số 791,9/2008.
Nguyễn Thanh Hà: "Thúc đẩy sự phát triển khoa học - công nghệ phục
vụ nông nghiệp, nơng thơn" Tạp chí Cộng sản, số 801,7/2009.
Nội dung các bài viết trên đã đề cập và luận giải ở những góc độ
khác nhau về sự cần thiết, những thàn tựu và hạn chế, một số vấn đề đặt ra
cho phát triển nền nơng nghiệp bền vững có sức cạnh tranh cao trên thị
trường trong nước và quốc tế.. Sự đóng góp về khoa học của các cơng
trình, các bài viết trên vào sự phát triển nền nông nghiệp- nông thơn - nơng
dân Việt Nam là rất quan trọng.
Giáo trình, Sách khoa học:
Trần Xuân Châu: "Phát triển nông nghiệp hàng hóa ở Việt Nam thực
trạng và giải pháp" Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003.
Nguyễn Kế Tuấn: "Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp và nơng
thơn Việt Nam- con đường và bước đi", Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, 2004.
Đặng Kim Sơn: "Nông nghiệp, nông thôn, nông dân Việt Nam- Hơm
nay và ngày mai" Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008.

5


Nguyễn Hữu Tiến: "Phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn ở Việt
Nam" Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, 2008.
Phạm Kim Thảo:"Quản lý nhà nước về nông nghiệp và nông thôn"
giáo trình, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, 2010.
Nội dung của các cơng trình nghiên cứu khoa học trên đã đề cập một
cách hệ thống, toàn diện và sâu sắc về đặc điểm, tính quy luận vận động và
phát triển nơng nghiệp, thơn thơn nói chung và phát triển nền nơng nghiệp
bền vững nói riêng trong q trình đổi mới nông nghiệp, nông thôn và nông
dân Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Từ mục tiêu, nội dung của
CNH,HĐH nơng nghiệp, nơng thơn, các cơng trình nghiên cứu trên khẳng
định: việc phát triển nền nông nghiệp sạch trên địa bàn cả nước nói chung và
trên địa bàn từng địa phương nói riêng là yêu cầu khách quan
Luận án, luận văn khoa học
Bùi Văn Can (2001) “Phát triển kinh tế hàng hóa trong q trình
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đồng bằng sông
Hồng” Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân.
Phạm Ngọc Dũng (2002) “Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp ở vùng lãnh thổ đồng bằng Sông Hồng - thực trạng và giải pháp ”
Luận án Tiến sĩ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
Nội dung các cơng trình nghiên cứu trên đều khẳng định tính tất
yếu, nội dung, đặc điểm, những yếu tố tác động đến sự chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nông nghiệp và phát triển sản xuất nơng nghiệp hàng hóa vùng
Đồng bằng sơng Hồng thời gian tới.
Vũ Văn Nâm (2009) “Phát triển nông nghiệp bền vững ở Việt Nam”
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế , Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.
Tác giả luận văn đã đề cập và luận giải nội dung phát triển nông
nghiệp bền vững

6


Nguyễn Mạnh Hà (2007): “Thực trạng và một số giải pháp nhằm phát
triển cây ăn quả theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc
Giang” Luận văn thạc sĩ. Trường Đại học Nông nghiệp 1 Hà Nội
Tác giả đã hệ thống hóa các vấn đề về phát triển cây ăn quả theo quan
điểm bền vững, đưa ra các đánh giá trực trạng về hiệu quả kinh tế trong phát
triển cây ăn quả trên địa bàn huyện Lục Ngạn, từ đó đề xuất một số giải pháp
nhằm phát triển cây ăn quả theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Lục
Ngạn, tỉnh Bắc Giang.
Trương Văn Bảo ( 2008): “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả
kinh tế cây vải thiều trên địa bàn Huyện Lục Ngạn - Bắc Giang” Luận văn
thạc sĩ. Tác giả đã nghiên cứu thực trạng về hiệu quả kinh tế của cây vải đối
với người dân địa phương từ đó đưa ra nguyên hạn chế và tìm giải pháp nằm
nâng cao hiệu quả kinh tế của vải thiều đó là nâng cấp vùng thấp và vùng đồi
núi đối với từng loại giống vải.
Nguyễn Văn Hùng (2011): “Thực trạng và giải pháp nhằm chuyển
dịch cơ cấu cây trồng trên địa bàn huyện Phú Bình - tỉnh Thái Nguyên giai
đoạn 2012- 2015”. Luận văn thạc sĩ.
Tác giả khẳng định: Sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu cây trồng
nhằm phát huy mọi tiềm năng sản xuất của mỗi vùng hướng tới sản xuất
chun mơn hóa, phát triển nền nơng nghiệp sản xuất hàng hố lớn, giải quyết
việc làm, nâng cao thu nhập và cải thiện mức sống cho người nông dân. Trên
cơ sở nghiên cứu thực trạng và đưa ra các giải pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu
cây trồng trên địa bàn huyện Phú Bình - Thái Nguyên thông qua áp dụng khoa
học kỹ thuật, áp dụng mơ hình nơng nghiệp sạch trên địa bàn...
Nguyễn Xuân Hùng (2011): “Đánh giá hiệu quả kinh tế của một số
mơ hình sản xuất nơng lâm nghiệp trên địa bàn xã Long Đống, huyện Bắc
Sơn, tỉnh Lạng Sơn”. Luận văn thạc sĩ nông nghiệp, Nội dung đề tài khẳng

định nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất quan trọng vì nó cung cấp cho
7


con người các sản phẩm thiết yếu. Ngày nay, khi nhu cầu của con người
ngày càng cao thì sản phẩm của nông nghiệp không những phải đáp ứng về
số lượng mà còn về chất lượng. Tác giả đề tài đã đưa ra thực trạng một số
mơ hình sản suất nơng lâm nghiệp trên địa bàn xã Long Đống, huyện Bắc
Sơn, tỉnh Lạng Sơn từ đó đưa ra một số giải pháp cho phát triển kinh tế
nông thôn của xã Long Đống, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn là cần phát
triển nền nông nghiệp sạch.
Cao Minh Khải (2011): “Phát triển nền nơng nghiệp theo mơ hình kinh tế
mới tại huyện Ngun Bình, Cao Bằng”. Tác giả đã khái quát về cơ sở lý luận
của mơ hình kinh tế mới từ đó điều tra thực trạng về mơ hình tại huyện Ngun
Bình. Trên cơ sở đó tìm ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả để phát triển mơ
hình này về nhận thức, đội ngũ nơng dân trong huyện, chính sách khuyến nông...
Lê Văn Điền (2012): “Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở
tỉnh Hải Dương hiện nay” Luận văn thạc sĩ, Học viện Chính trị - BQP
Tác giả luận văn đã đề cập đến những vấn đề chung về phát triển nông
nghiệp theo hướng bền vững ở tỉnh Hải Dương gồm khái niệm, nội dung, tiêu
chí đánh giá sự phát triển bền vững..
Khoa Môi trường tài nguyên Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí
Minh (2010): “Nơng nghiệp hữu cơ và an toàn thực phẩm” Đề tài khoa học
của sinh viên, Nội dung cơng trình đã khái qt được nội dung và tầm quan
trọng của nông nghiệp hữu cơ hay nông nghiệp sạch đối với sự phát triển bền
vững và mối quan hệ giữa nông nghiệp sạch với vấn đề an tồn thực phẩm.
Việc phát triển nền nơng nghiệp hữu cơ là việc làm cần thiết và cần áp dụng
nhanh chóng cho các địa phương trong cả nước.
Ngồi ra phải kể đến sự ra đời của Hiệp hội nông nghiệp hữu cơ Việt
Nam. Hiệp hội đã tổ chức Đại hội lần thứ nhất (tháng 9 năm 2010) với nội

dung Phát triển bền vững nông nghiệp hữu cơ Việt Nam. Đại hội đã đánh giá
cao vai trò của sản xuất hữu cơ trong phát triển ngành nông nghiệp bền vững;
8


xác định mục tiêu là tăng cường công tác truyền thơng nhằm thơng tin kịp
thời các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, các thông tin trong nước
và quốc tế có liên quan đến nơng nghiệp hữu cơ, phổ biến, đào tạo các kiến
thức nông nghiệp hữu cơ cho các thành viên.
Tóm lại, các đề tài trên đã nghiên cứu làm rõ lý luận và thực tiễn về
phát triển nền nông nghiệp bền vững trên phạm vi cả nước hay ở địa bàn một
số địa phương các tỉnh phía Bắc. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, chưa có
tác giả nào nghiên cứu về phát triển nông nghiệp bền vững, nông nghiệp sinh
thái sạch trên địa bàn huyện Lục Ngạn.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu
Luận giải một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển một nền nông
nghiệp sạch ở huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang.
Đề xuất những quan điểm cơ bản và giải pháp chủ yếu nhằm xây dựng
một nông nghiệp sách trên địa bàn huyện trong những năm tiếp theo.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
Làm rõ cơ sở lý luận có liên quan đến phát triển một nơng nghiệp sạch.
Khảo sát đánh giá kết quả phát triển nông nghiệp sạch ở huyện Lục
Ngạn thời gia qua.
Đề xuất những quan điểm cơ bản và giải pháp chủ yếu nhằm xây dựng
nền nơng nghiệp sạch, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường quốc
phòng - an ninh, xây dựng nông thôn mới ở huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang
trong thời gian tới.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
* Đối tượng nghiên cứu

Phát triển nông nghiệp sạch dưới góc độ kinh tế chính trị.
* Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Địa bàn huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang
9


Về thời gian: Nghiên cứu các mơ hình “nơng nghiệp sạch” đã được
triển khai tại Lục Ngạn từ năm 2010 cho đến nay.
Về nội dung: Tập trung nghiên cứu phát triển nông nghiệp sạch theo
nghĩa rộng (tập trung vào quá trình sản xuất, chế biến, tiêu thụ quả vải thiều,
một đặc sản của nổi tiếng Lục Ngạn và tỉnh Bắc Giang....)
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của
* Phương pháp luận
Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của phép biện
chứng duy vật và chủ nghĩa duy vật về lịch sử. Trực tiếp là quan điểm của chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản
Việt Nam về phát triển kinh tế - xã hội.
Quá trình xây dựng luận văn, người học còn dựa vào các Nghị quyết
Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Giang, huyện Lục Ngạn; những chủ trương
chính sách của địa phương (huyện, xã) về phát triển nông nghiệp, xây
dựng nông thôn mới.
* Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu của kinh tế học chính
trị, đó là: phương pháp trừu tượng hố khoa học và phương pháp lơgíc kết
hợp với lịch sử; so sánh, phân tích, tổng hợp, thống kê … và phương pháp
chuyên gia cùng một số phương pháp khác trong nghiên cứu kinh tế chính
trị để thực hiện đề tài.
6. Ý nghĩa của đề tài
- Luận văn có thể dùng cho lãnh đạo cấp huyện, xã vùng núi trung du phía
Bắc tham khảo trong q trình chỉ đạo, quản lý sản xuất nơng nghiệp

- Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu phục vụ nghiên cứu
giảng dạy trong các trường đại học và cao đẳng khối ngành kinh tế.
7. Kết cấu đề tài
Luận văn gồm: Phần mở đầu; Phần nội dung: 3 chương (6 tiết);
Phần kết luận; Danh mục tài liệu tham khảo; Phụ lục.
10


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP SẠCH Ở HUYỆN
LỤC NGẠN TỈNH BẮC GIANG
1.1. Nông nghiệp và phát triển nền nông nghiệp sạch
1.1.1. Các quan niệm về nơng nghiệp, phát triển nơng nghiệp
Theo bách khoa tồn thư mở Wikipedia: Nông nghiệp là ngành sản
xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất đai để trồng trọt và chăn nuôi,
khai thác cây trồng và vật nuôi làm tư liệu và nguyên liệu lao động chủ yếu để
tạo ra lương thực thực phẩm và một số nguyên liệu cho công nghiệp. Nông
nghiệp là một ngành sản xuất có khơng gian rộng lớn, bao gồm nhiều chun
ngành: trồng trọt, chăn ni, sơ chế nơng sản...
Nơng nghiệp có 2 loại chính:
Về tính chất, gồm Nơng nghiệp thuần túy hay nông nghiệp sinh nhai, là
phương thức sản xuất nông nghiệp tự cấp, tự túc, năng suất thấp, sản phẩm
đầu ra chủ yếu phục vụ cho chính nhu cầu của người sản xuất – người nông
dân. Nông nghiệp tiên tiến hay nông nghiệp lớn hiện đại, là phương thức sản
xuất nông nghiệp hàng hóa, năng suất cao, sản phấm làm ra thỏa mãn nhu cầu
phát triển chung của xã hội.
Về phạm vi, nông nghiệp theo nghĩa hẹp gồm trồng trọt và chăn nuôi;
nông nghiệp theo nghĩa rộng, là tổ hợp các ngành gắn liền với các quá trình
sinh học bao gồm cả nông nghiệp theo nghĩa hẹp (trồng trọt, chăn nuôi); lâm
nghiệp (trồng và khai thác, bảo vệ tài nguyên rừng), ngư nghiệp (đánh bắt và

nuôi trồng thủy sản); diêm nghiệp (làm muối). Nông nghiệp theo nghĩa rộng
thường được sử dụng trong phân tích mối quan hệ với cơng nghiệp và dịch vụ.
Nông nghiệp hiểu theo nghĩa hẹp bao gồm trồng trọt và chăn nuôi.
Trong trồng trọt được phân ra: trồng cây lương thực, cây công nghiệp, cây
thực phẩm, cây ăn quả, cây thức ăn cho chăn nuôi, cây dược liệu... chăn nuôi
bao gồm: chăn nuôi gia súc, gia cầm... Sản phẩm nông nghiệp thỏa mãn nhu
11


cầu dinh dưỡng hằng ngày của con người, nguyên liệu cho công nghiệp và
một phần quan trọng khác đáp ứng nhu cầu mặc, dược liệu để làm thuốc chữa
bệnh, sức kéo cho sản xuất và vận tải. Trong nền kinh tế thị trường, nông
nghiệp không chỉ phát triển theo hướng hiện đại mà cịn phải trở thành một
nền nơng nghiệp sạch, bền vững.
Nông nghiệp hiện đại vượt ra khỏi sản xuất nông nghiệp truyền thống.
Các sản phẩm nông nghiệp hiện đại, ngoài lương thực, thực phẩm phục vụ
cho con người, cịn các loại khác như: sợi dệt (bơng, lanh, tơ tằm, lông cừu),
chất đốt (mê tan, dầu sinh học, ethanol..), da thú, sinh vật cảnh, chất hóa học
(tinh bột, đường, mì chính, cồn, nhựa thơng), trồng, chế biến các chất gây
nghiện cả hợp pháp và không hợp pháp (thuốc lá, thuốc lào, thuốc phiện...)
Trong những năm gần đây, người ta cịn sử dụng thuật ngữ nơng
nghiệp chun sâu. Nơng nghiệp chuyên sâu là phương thức sản xuất nông
nghiệp được chuyên mơn hóa trong tất cả các khâu của q trình sản xuất
nơng nghiệp, gồm cả việc sử dụng máy móc trong trồng trọt, chăn ni, hoặc
trong q trình chế biến sản phẩm nơng nghiệp. Nơng nghiệp chun sâu có
nguồn lực đầu vào theo hướng sản xuất lớn, bao gồm cả việc sử dụng hóa chất
diệt sâu, diệt cỏ, phân bón, chọn lọc, lai tạo giống, nghiên cứu các giống mới
và mức độ cơ giới hóa, điện khí hóa, tự động hóa, hóa học hóa cao.
Như vậy, nơng nghiệp theo nghĩa hẹp là ngành sản xuất ra của cải vật
chất mà con người phải dựa vào quy luật sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi

để tạo ra sản phẩm như lương thực, thực phẩm... nhằm thoả mãn các nhu cầu
của chính con người và xã hội lồi người. Nơng nghiệp theo nghĩa rộng còn
bao gồm cả lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp.
Nông nghiệp là ngành tạo ra sản phẩm thiết yếu nhất cho con người.
Nơng nghiệp có những đặc trưng là:
Thứ nhất: Nông nghiệp được sản xuất trên địa bàn rộng lớn, phức tạp,
phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên nên mang tính khu vực rõ rệt. Trong sản
12


xuất nông nghiệp đất đai là đối tượng lao động đồng thời là tư liệu sản xuất
chủ yếu không thể thay thế được
Thứ hai: Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là cơ thể sống, là cây
trồng vật nuôi. Cây trồng, vật nuôi sinh trưởng và phát triển theo quy luật sinh
học. Trong nông nghiệp, sự khác nhau về chất lượng đất trồng, khí hậu,
nguồn nước... dẫn đến việc lựa chọn chủng loại cây, con và sử dụng các biện
pháp canh tác khác nhau.
Thứ ba: Nông nghiệp là ngành duy nhất sản xuất ra lương thực nên nó
có vai trị quyết định về vấn đề an ninh lương thực quốc gia, của từng vùng
miền và sức khỏe của con người.
Thứ tư: Nông nghiệp gắn với môi trường sinh thái. Năng suất, hiệu quả
của sản xuất nông nghiệp phụ thuộc trực tiếp vào sự biến động của khí hậu và
mơi trường.
Đề cập những đặc điểm của sản xuất nông nghiệp không chỉ để khẳng
định sự cần thiết của phát triển nông nghiệp, mà phải phát triển nền nông
nghiệp sạch, nông nghiệp bền vững trong hiện tại và cho tương lai.
Phát triển nơng nghiệp là sự gia tăng về quy mơ, trình độ, cơ cấu sản xuất
nơng nghiệp, từ đó làm tăng chất lượng, sản lượng, chủng loại sản phẩm vật nuôi
cây trồng, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của con người. Trong kinh tế hàng hóa và cơ
chế thị trường, phát triển nông nghiệp là tạo ra nhiều trị giá trị gia tăng, làm tăng

giá trị nông phẩm, tăng lợi nhuận và thu nhập cho người sản xuất.
Đối với nước ta hiện nay, nông nghiệp và phát triển nông nghiệp là vấn
đề quan tâm lớn nhất của Đảng và Nhà nước. Lúc sinh thời của Chủ tịch Hồ
Chí Minh ln coi nơng nghiệp và nơng dân là vấn đề có tính chiến lược của
cách mạng Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Người cho
rằng: Muốn nâng cao đời sống của nhân dân, trước hết phải ra sức phát triển
nền kinh tế quốc gia. Mà vấn đề cơ bản hàng đầu để phát triển kinh tế xã hội
đất nước chính là bắt đầu từ nơng nghiệp.
13


Nơng nghiệp với Việt Nam ln có một vai trị, vị trí đặc biệt quan
trọng đối với sự phát triển nền kinh tế, xã hội cũng như trong việc nâng cao
đời sống của nhân dân. Nông nghiệp là gốc, nông nghiệp là mặt trận hàng
đầu; nông nghiệp là việc quan trọng nhất… Hồ Chí Minh cho rằng: Việt Nam
là một nước sống về nông nghiệp, nền kinh tế lấy canh nơng làm gốc. Do vậy,
nơng dân ta giàu thì nước ta giàu; nơng nghiệp ta thịnh thì nước ta thịnh. Từ
đó, Người coi việc tập trung phát triển nơng nghiệp là nhiệm vụ trọng tâm của
toàn Đảng, toàn dân và yêu cầu các ngành khác phải lấy việc phục vụ nơng
nghiệp làm trung tâm.
Từ khi giành được chính quyền 1945 và trong hai cuộc kháng chiến
chống Pháp (1946 – 1954), chống Mỹ (1954 – 1975) Đảng, Nhà nước ta luôn
coi phát triển nông nghiệp là nhân tố đầu tiên, là cội nguồn giải quyết mọi vấn
đề xã hội. Trong thời kỳ CNH,HĐH nền kinh tế quốc dân, phát triển nông
nghiệp không chỉ đảm bảo nhu cầu quan trọng, cấp thiết nhất của xã hội là
lương thực thực phẩm mà còn góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển
phân công lao động xã hội.
1.1.2. Quan niệm, đặc trưng và tiêu chí phát triển nơng nghiệp sạch
Các quan niệm phát triển nền nông nghiệp sạch
Cho đến nay, người ta đã nói đến nhiều loại nơng nghiệp khác nhau. Có

nơng nghiệp cổ truyền và nơng nghiệp hiện đại. Có nơng nghiệp hóa học hóa,
nơng nghiệp sinh thái, nơng nghiệp bền vững, nông nghiệp sinh học v.v…
Các loại nông nghiệp này được phân loại theo cách thức tiến hành sản xuất.
Thuật ngữ nông nghiệp sạch mới xuất hiện trong những năm gần đây,
cho nên đến nay chưa có định nghĩa đầy đủ và được mọi người công nhận.
Một số tác giả đưa ra những định nghĩa khác nhau tùy theo đối tượng, mục
đích nghiên cứu và cách tiếp cận vấn đề.
Viện Nghiên cứu rau quả thuộc Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam
đưa ra khái niệm về rau sạch: là rau đảm bảo phẩm cấp, chất lượng, không bị
14


hư hại, giập nát, héo úa. Dư lượng thuốc trừ sâu bảo vệ thực vật, hàm lượng
nitrat và kim loại nặng ở dưới mức cho phép. Không bị sâu bệnh, khơng có vi
sinh vật gây hại cho người và gia súc.
Theo GS,TS Đường Hồng Dật, trong khái niệm nông nghiệp sạch
người ta không chú ý nhiều cũng như không giới hạn về cách thức sản xuất
nông nghiệp mà đặt trọng tâm chú ý vào sản phẩm của nông nghiệp, vào
những hậu quả do nông nghiệp gây ra đối với con người và môi trường.
Thực ra, sản phẩm của nông nghiệp trừ một phần rất ít làm ngun liệu
cho cơng nghiệp như cao su, sợi thực vật v.v…, còn phần lớn là các loại
lương thực, thực phẩm và các sản phẩm phục vụ đời sống hàng ngày của con
người. Vì vậy, nếu hiểu theo nghĩa sạch là khơng có các chất, các lồi sinh vật
gây hại cho người thì sản phẩm nông nghiệp bao giờ cũng phải sạch.
Ở Việt Nam vào những năm 60 của thế kỷ XX, sản xuất nông nghiệp
được xem là nơng nghiệp sạch. Lúc đó nguồn bổ sung để đảm bảo độ màu mỡ
của đất đai đều là chất hữu cơ (phân gia súc, cây xanh, bèo hoa dâu, chất mùn
từ rơm rạ...). Người sản xuất không biết đến phân hóa học, thuốc trừ sâu,
thuốc diệt cỏ. Tuy nhiên, vào những năm 1970, do sức ép về dân số, về nhu
cầu lương thực, thực phẩm tăng lên nhanh chóng và cùng với đó là những tiến

bộ về khoa học kỹ thuật nên phân bón và thuốc bảo vệ vật nuôi cây trồng
được sản xuất từ các chất vơ cơ (hóa chất) ngày càng trở nên phổ biến. Việc
sử dụng rộng rãi chất vô cơ trong sản xuất nông nghiệp đã trực tiếp gây ra hậu
quả tiêu cực cho mơi trường sinh thái. Nó tác động trực tiếp đến sức khỏe của
người sản xuất và người tiêu dùng do mơi trường và sản phẩm nơng nghiệp
nhiễm hóa chất độc. Cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, khi Việt Nam đã vượt
ra khỏi khu vực các nước đói nghèo, đã đảm bảo dủ nhu cầu về lương thực,
thực phẩm cho xã hội và trở thành nước xuất khẩu lương thực với khối lượng
lớn, thì nhu cầu bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm được xã hội đặc biệt quan
15


tâm. Điều đó cũng làm xuất hiện các thuật ngữ: nông nghiệp hữu cơ, nông
nghiệp sạch, nông nghiệp không chất độc hại...
Hiện tại có nhiều quan niệm khác nhau về nền nơng nghiệp sạch. Các
quan niệm đó có thể khác nhau về cách diễn đạt nhưng lại có điểm chung: đó
là một nền nơng nghiệp bền vững về mơi trường sinh thái, an toàn về sức
khỏe cho người sản xuất nông nghiệp và người tiêu dùng nông phẩm.
Hiểu theo nghĩa chung nhất, nơng nghiệp sạch (cịn được sử dụng với
tên gọi nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sinh thái) là khái niệm chỉ hiện
trạng sản xuất nông phẩm theo một hệ thống đồng bộ, hướng tới thực hiện các
quá trình sản xuất gắn với kết quả đảm bảo hệ sinh thái bền vững, thực phẩm
an toàn, giá trị dinh dưỡng tốt, nhân đạo với động vật và công bằng xã hội.
Như vậy, nông nghiệp sạch là tiến hành sản xuất nơng nghiệp với nhiều
cách thức khác nhau với mục đích không gây ra ô nhiễm môi trường và để tạo
ra những sản phẩm không mang các chất, các sinh vật có hại cho người sử
dụng trước mắt cũng như lâu dài. Nông nghiệp sạch, dựa trên các kiến thức
khoa học kết hợp với sự màu mỡ của đất đai và các biện pháp cải tạo đất
nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm và việc sử dụng đất lâu dài. Bên cạnh đó,
vai trị quan trọng đặc biệt của chất hữu cơ đối với độ phì nhiêu của đất đã

được thừa nhận một cách rộng rãi. Chất hữu cơ góp phần cải thiện đặc tính
vật lý, hố học cũng như sinh học của đất và cung cấp nhiều chất dinh dưỡng
quan trọng cho cây trồng. Việc cung cấp các nguyên tố vi lượng, các dưỡng
chất từ phân hữu cơ có ý nghĩa trong việc gia tăng phẩm chất nông sản, làm
trái cây ngon, ngọt và ít sâu bệnh hơn. Bón phân hữu cơ là nguồn dinh dưỡng
cần thiết cho hoạt động của vi sinh vật đất. Nơng nghiệp sạch hay cịn gọi là
nông nghiệp hữu cơ là một hệ thống quản lý sản xuất nơng nghiệp tránh sử
dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật tổng hợp, giảm tối đa ô nhiễm không
khí, đất và nước, tối ưu về sức khoẻ con người và vật nuôi.
16


Trước đây, để tăng năng suất và sản lượng trong trồng trọt, người nơng
dân thường sử dụng phân bón hóa học và thuốc trừ sâu bệnh có nguồn gốc
hóa học. Tuy nhiên, việc sử dụng này chỉ đem lại lợi ích trước mắt mà không
bảo đảm thâm canh cây trồng bền vững, vì các sản phẩm có nguồn gốc từ chất
hóa học làm cho đất đai ngày càng thối hóa, dinh dưỡng bị mất cân đối, mất
cân bằng hệ sinh thái trong đất, hệ vi sinh vật trong đất bị phá hủy, tồn dư các
chất độc hại trong đất càng nhiều dẫn đến phát sinh một số dịch hại không dự
báo trước, từ đó ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người và gây ô nhiễm
môi trường.
Theo báo cáo của Trung tâm Cơng nghệ Sinh học Tp. Hồ Chí Minh,
trong những năm gần đây, việc nghiên cứu và sản xuất ra chế phẩm sinh học
(CPSH), phân bón hữu cơ được đẩy mạnh để thay thế phân bón hóa học và
thuốc trừ sâu bệnh có nguồn gốc hóa học đã được hầu hết các nước quan tâm.
Giám đốc Trung tâm Cơng nghệ Sinh học Tp. Hồ Chí Minh - TS. Dương Hoa
Xơ cho rằng, cần khuyến khích sử dụng chế phẩm sinh học cho cây trồng vì
nó có nhiều ưu điểm vượt trội như:
Không gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người và cây trồng.
Không gây ô nhiễm môi trường sinh thái.

Cân bằng hệ sinh thái (vi sinh vật, dinh dưỡng,…) trong mơi trường đất
nói riêng và mơi trường sống nói chung.
Khơng làm hại kết cấu đất, khơng làm chai đất, thối hóa đất mà cịn
góp phần tăng độ phì nhiêu của đất.
Đồng hóa các chất dinh dưỡng, góp phần làm tăng sản lượng và chất
lượng nơng phẩm.
Có tác dụng tiêu diệt côn trùng gây hại, giảm thiểu bệnh hại, tăng khả
năng đề kháng bệnh của cây trồng mà không làm ảnh hưởng đến môi trường
như các loại thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hóa học khác.
17


Có khả năng phân hủy, chuyển hóa các chất hữu cơ bền vững, các phế thải
sinh học, phế thải nông nghiệp, cơng nghiệp, góp phần làm sạch mơi trường.
Với những ưu điểm đó, nhiều loại CPSH khác nhau đã được nghiên
cứu và sản xuất để ứng dụng cho cây trồng và được chia làm 3 nhóm sản
phẩm cơ bản, với các tính năng khác nhau như sau:
Nhóm CPSH ứng dụng cho phòng trừ dịch hại trên cây trồng
Thực chất đây là thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học có thể
tiêu diệt hoặc phịng trừ các sinh vật, vi sinh vật, các loại sâu hại… có khả
năng gây hại cho cây trồng. Đây là nhóm sản phẩm được ứng dụng khá rộng
rãi và được sử dụng sớm nhất cho cây trồng. Ngồi việc có tác dụng tiêu diệt
hoặc phòng trừ dịch hại, các chế phẩm sinh học còn có tác dụng trong việc
phục hồi bộ rễ, tăng khả năng ra hoa và đậu quả cho cây trồng, đem lại giá trị
kinh tế cao cho bà con.
Hiện nay, trên thị trường có nhiều CPSH phịng trừ dịch hại. Đặc biệt là
các sản phẩm phòng trừ sâu bệnh được chế biến từ nhiều nguồn gốc khác
nhau như: Các sản phẩm Neemaza, Neemcide 3000 SP, Neem Cake (có
nguồn gốc thảo mộc được chiết xuất từ nhân hạt Neem (Azadirachta indica A.
Juss)) - những loại thuốc này khi sử dụng trên cây trồng sẽ làm cho côn trùng

ngán ăn, xua đuổi, ngăn sự lột xác và giảm khả năng sinh sản của côn trùng,
đồng thời không để lại dư lượng trên cây trồng và khơng ảnh hưởng đến các
lồi thiên địch; thuốc trừ sâu vi sinh BT (có nguồn gốc vi khuẩn) - dùng để
tiêu diệt và phòng trừ các loại sâu như sâu cuốn lá, sâu tơ, sâu xanh, sâu
khoang, sâu ăn tạp…; chế phẩm Biobac và Biosar - dùng để tiêu diệt và ức
chế bệnh đốm vằn và cháy lá lúa; các sản phẩm Vivadamy, Vanicide, Vali…
có hoạt chất là Validamycin A, được chiết xuất từ nấm men Streptomyces
hygroscopius var. jingangiesis - dùng để trị các bệnh đốm vằn trên lúa, bệnh
nấm hồng trên cao su, bệnh chết rạp cây con trên cà chua, khoai tây, thuốc lá,
bông vải;…
18


Nhóm CPSH dùng cho sản xuất phân bón hữu cơ sinh học, phân bón vi
sinh, điều hịa sinh trưởng cây trồng…
Đối với nhóm phân vi sinh: Là tập hợp một hoặc nhiều nhóm vi sinh
vật, chúng được nhân lên từ các chế phẩm vi sinh và tồn tại trong các chất
không vô trùng. Căn cứ Quyết định số 36/2007/QĐ-BNN ngày 24/4/2007 của
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Quy
định sản xuất, kinh doanh và sử dụng phân bón, trong đó, có quy định mật độ
mỗi chủng vi sinh vật hữu ích khơng thấp hơn 1 x 108 CFU/gam (ml) đối với
phân vi sinh vật. Loại phân có chứa hàm lượng vi sinh vật có ích rất cao,
nguồn dinh dưỡng hữu cơ, vơ cơ và vi lượng trong phân thấp. Phân vi sinh
được sản xuất và bón vào đất nhằm mục đích tăng lượng vi sinh vật có ích
cho cây trồng, đặc biệt đối với vi sinh vật cố định đạm. Phân vi sinh cũng có
thể dùng làm phân nền phối trộn để sản xuất các loại phân hữu cơ vi sinh và
hữu cơ sinh học.
Nhóm phân hữu cơ sinh học: Là sản phẩm phân bón được tạo thành
thơng qua q trình lên men vi sinh vật các hợp chất hữu cơ có nguồn gốc
khác nhau, có sự tác động của vi sinh vật hoặc các hợp chất sinh học được

chuyển hóa thành mùn. Đây là loại phân mà không yêu cầu mật độ mỗi chủng
vi sinh vật là bao nhiêu, mà chỉ chú ý vào quá trình lên men vi sinh vật như
thế nào.
Nhóm phân hữu cơ vi sinh: Là loại phân được sản xuất từ nguyên liệu
hữu cơ có mật độ mỗi chủng vi sinh vật có ích khơng thấp hơn 1 x 106
CFU/gam (ml) đối với phân hữu cơ vi sinh (Theo Quyết định số 36/2007/QĐBNN ngày 24/4/2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
về việc ban hành Quy định sản xuất, kinh doanh và sử dụng phân bón).
Nhóm điều hịa sinh trưởng cây trồng. Chia ra 2 nhóm nhỏ là nhóm các
chất kích thích sinh trưởng và nhóm các chất ức chế sinh trưởng.
19


Hiện nay, có rất nhiều CPSH dùng sản xuất phân bón hữu cơ sinh học,
phân bón vi sinh, điều hịa sinh trưởng cây trồng sản xuất tại Việt Nam đang
lưu thơng trên thị trường. Tuy nhiên chỉ có một số sản phẩm đạt chất lượng,
có uy tín, cịn lại rất nhiều sản phẩm thuộc các nhóm này chất lượng khơng
đảm bảo, do khơng kiểm sốt được sản phẩm, gây nên sự hỗn loạn trên thị
trường phân bón và làm giảm lịng tin của người nơng dân, làm ảnh hưởng
đến nhà sản xuất, cũng như đến việc khuyến khích sử dụng CPSH của Bộ
Nông nghiệp trên cây trồng. Một số sản phẩm chất lượng trên thị trường như:
Bộ sản phẩm Cugasa; Bio trùn quế - kích thích tăng trưởng; Bima - chứa nấm
đối kháng, dùng để tiêu diệt và khống chế ngăn ngừa các loại nấm bệnh gây
bệnh xì mủ, vàng lá, thối rễ, chết yểu;…
Nhóm CPSH dùng cải tạo đất, xử lý phế thải nông nghiệp: Là các loại
chế phẩm có nguồn gốc sinh học được đưa vào đất để cải tạo lý hóa tính của
đất (kết cấu đất, độ ẩm, hữu cơ, khả năng giữ nước,…) hoặc giải phóng đất
khỏi những yếu tố bất lợi khác (kim loại nặng, vi sinh vật, hóa chất độc hại…)
làm cho đất trở nên tốt hơn có thể sử dụng làm đất canh tác cây trồng.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) quan niệm nơng nghiệp sạch một cách
trực diện hơn, đó là hệ thống canh tác, chăn nuôi tự nhiên, không sử dụng

phân bón và thuốc trừ sâu, diệt cỏ, thuốc bảo quản có nguồn gốc vơ cơ, nhằm
bảo vệ sức khỏe người sản xuất và tạo ra những sản phẩm nông nghiệp an
tồn cho xã hội.
Có thể nhận thức một cách rõ ràng là nơng nghiệp sạch (hay cịn gọi là
nơng nghiệp hữu cơ) là q trình sản xuất nơng nghiệp không sử dụng (hoặc
sử dụng ở mức tối thiểu và an tồn nhất) phân bón hóa học và thuốc trừ sâu
tổng hợp, nhẳm loại trừ (hoặc giảm thiểu) ô nhiễm khơng khí, đất và nước; tối
ưu hóa hiệu quả kinh tế và bảo vệ sức khỏe của cộng đồng. Nghĩa là tạo ra sự
hài hịa nhất có thể được về các mối quan hệ sống phụ thuộc lẫn nhau giữa
con người với con người; giữa con người với cây trồng, vật nuôi và con
người với môi trường.
20


Nhìn chung, canh tác nơng nghiệp sạch hay nơng nghiệp hữu cơ sẽ cải
thiện và duy trì cảnh quan tự nhiên và hệ sinh thái nông nghiệp, tránh việc
khai thác quá mức và gây ô nhiễm cho các nguồn lực tự nhiên, giảm thiểu
việc sử dụng năng lượng và các nguồn lực không thể tái sinh, sản xuất đủ
lương thực có dinh dưỡng, khơng độc hại, và có chất lượng cao… Ngồi ra,
nơng nghiệp hữu cơ, nơng nghiệp sạch cịn đảm bảo, duy trì và gia tăng độ
màu mỡ lâu dài cho đất; củng cố các chu kỳ sinh học trong nơng nghiệp, đặc
biệt là các chu trình dinh dưỡng, bảo vệ cây trồng dựa trên việc phòng ngừa
thay cho cứu chữa; đa dạng các vụ mùa và các loại vật nuôi, cây trồng phù
hợp với điều kiện địa phương…
Ưu điểm của sản xuất nông nghiệp sạch là đảm bảo sức khoẻ trước hết
cho người sản xuất sau đó là người tiêu dùng; giảm chi phí sản xuất để người
sản xuất có thu nhập cao hơn, có mơi trường sống và làm việc tốt hơn; xã hội
được tiêu dùng lương thực, thực phẩm an toàn cho sức khỏe hơn.
Trên thực tế, do những yếu tố tự nhiên và nhân tạo nên một số loại sâu
bọ, côn trùng đã kháng thuốc nên phải sử dụng thuốc (hóa chất) đặc trị, nhưng

phải tuân theo những quy trình nghiêm ngặt. Về quy trình sản xuất: Sự khác
biệt rõ nhất giữa các loại sản phẩm hữu cơ cho sản xuất nông nghiệp với sản
phẩm sạch, an tồn do nơng nghiệp tạo ra, là quy trình sản xuất: Sản xuất các
sản phẩm hữu cơ khơng sử dụng thuốc trừ sâu và phân hoá học, nguồn thức
ăn trong chăn nuôi là nguồn thức ăn tự nhiên. Trong khi quy trình sản xuất
rau quả và sản phẩm nơng nghiệp sạch, an tồn vẫn có thể sử dụng một số
lượng nhất định thuốc trừ sâu và phân bón hố học, thức ăn tăng trọng và các
chất kích thích trong chăn ni...nhưng phải tn theo quy định, quy trình
nghiêm ngặt. Ngồi ra về kỹ thuật chăm sóc và chế biến nơng phẩm, có thể sử
dụng chất bảo quản, tái chế, tạo màu... làm tăng giá trị sản phẩm (trong cơ chế
thị trường) nhưng vẫn đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng
21


Đặc trưng, tiêu chí phát triển nơng nghiệp sạch
Mục đích hàng đầu của NNS là dù trong các khâu canh tác, chế biến,
phân phối hay tiêu dùng đều nhằm duy trì sức khỏe của con người, sự cân
bằng của hệ sinh thái.
Đặc trưng nông nghiệp sạch
Thứ nhất, NNS loại bỏ phần lớn việc sử dụng phân bón vơ cơ, thuốc trừ
sâu, thuốc diệt cỏ, các chất điều tiết tăng trưởng của cây trồng và các chất phụ
gia trong thức ăn gia súc, nhưng vẫn đảm bảo năng suất lao động, chất lượng
sản phẩm và hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp.
Thứ hai, nông dân canh tác dựa tối đa vào việc quay vòng màu vụ và
tận dụng lại các phần thừa sau thu hoạch như rơm rạ, thân cây lạc, đỗ. Việc
canh tác chủ yếu dựa vào phương pháp sinh học (thay cho phương pháp hóa
học) để duy trì năng suất và cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây trồng;
kiểm sốt cỏ, cơn trùng có hại và các loại sâu bệnh khác bằng các biện pháp
sinh học hoặc phương pháp truyền thống.
Thứ ba, NNS hướng tới mục tiêu vì sức khỏe của cộng đồng, trước hết

là người sản xuất và người tiêu dùng trực tiếp.
Quá trình sản xuất nông nghiệp, nếu lạm dụng các chất vô cơ, các hóa
chất độc hại, sẽ làm ơ nhiễm mơi trường sống (nước, khơng khí) ảnh hưởng
đến cuộc sống của tất cả mọi người. Ngồi ra nơng sản khơng an tồn sẽ gây
nhiều hậu quả xấu cho người tiêu dùng
Tiêu chí phát triển nơng nghiệp sạch
Vì sức khỏe của con người (người sản xuất, người trực tiếp tiêu dùng
và cả cộng đồng)
Vì một mơi trường xanh – sạch – an tồn. Cải thiện và duy trì cảnh
quan tự nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái nông nghiệp. Giảm thiểu việc sử
dụng năng lượng và các nguồn lực không thể tái sinh tự nhiên.
22


Vì lương thực, thực phẩm an tồn cho xã hội. Ngăn ngừa sự lây lan
bệnh dịch do tiêu dùng lương thực, thực phẩm gây ra.
Ngồi ra cịn có thể xác định
Tiêu chí về mặt y tế: Phát triển NNS nhằm đảm bảo tối đa sức khỏe của
con người
Tiêu chí vể kinh tế
Đảm bảo khả năng cung cấp lương thực đủ nuôi sống con người hiện
nay và giảm thiểu độc hại cho môi trường sống của con người; nâng cao hiệu
suất sử dụng đất đai, năng suất cây trồng, vật nuôi, sức cạnh tranh của nơng
phẩm hàng hóa trong kinh tế thị trường.
Tiêu chí về mặt xã hội: Tạo thêm việc làm, cải thiện đời sống, xóa đói
giảm nghèo đói, đồng thời góp phần cải thiện mơi trường sống, giữ gìn an
ninh chính trị và trật tự an tồn xã hội.
Như vậy, phát triển nông nghiệp sạch ở nước ta hiện nay là sử dụng có hiệu
quả các nguồn lực, các phương tiện và các biện pháp tối ưu nhằm tăng nhanh khối
lượng nơng phẩm, mở rộng loại hình, quy mơ sản xuất nơng nghiệp an tồn

cho người sản xuất và người tiêu dùng, đáp ứng các nhu cầu cấp bách của sự
nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và phát triển nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, dân
chủ, công bằng, văn minh.
1.2. Quan niệm, nội dung, sự cần thiết, các yếu tố ảnh hưởng và bài
học kinh nghiệm phát triển nông nghiệp sạch ở huyện Lục Ngạn
1.2.1. Quan niệm và nội dung phát triển nông nghiệp sạch của huyện
Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang
Để phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn một cách bền vững, tạo
việc làm và tăng thu nhập cho nông dân, Nghị quyết Ðại hội XI của Ðảng
đã chỉ rõ: “Đẩy nhanh áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại
trong sản xuất, chế biến, bảo quản; ưu tiên ứng dụng công nghệ sinh học để
23


tạo nhiều giống cây trồng, vật ni và quy trình sản xuất đạt năng suất,
chất lượng và hiệu quả cao, tăng nhanh giá trị gia tăng trên một đơn vị đất
canh tác. Hỗ trợ các khu nông nghiệp công nghệ cao. Đẩy mạnh chăn nuôi
theo phương thức công nghiệp, bán cơng nghiệp, bảo đảm chất lượng và an
tồn dịch bệnh” [8, tr.15].
Rõ ràng, sản xuất nông nghiệp luôn được coi là ngành sản xuất quan
trọng, có tiềm năng lớn của nước ta. Trong bối cảnh nền kinh tế phải đối mặt
với rất nhiều khó khăn, sản xuất nơng nghiệp càng tỏ rõ vai trị rất quan trọng,
góp phần bảo đảm an sinh xã hội và an ninh lương thực, tăng kim ngạch xuất
khẩu. Vì vậy Ðảng và Nhà nước đã quan tâm nhiều tới nông nghiệp, nông
dân, nông thôn, tăng mức đầu tư để khuyến khích nơng nghiệp phát triển.
Phát triển nền nông nghiệp hữu cơ đã được Đảng và Nhà nước đánh giá
là mục tiêu phát triển nền nông nghiệp mang tình bền vững. Tháng 12/2007,
Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành các tiêu chuẩn cơ bản
cấp quốc gia đối với sản xuất theo hình thức hữu cơ, có thể áp dụng làm quy

chiếu cho các nhà sản xuất, chế biến và những người khác quan tâm đến các
sản phẩm hữu cơ dành cho thị trường trong nước. Dự án Phát triển Khuôn khổ
cho sản xuất và Marketing nông nghiệp hữu cơ tại Việt Nam do Tổ chức Phát
triển nông nghiệp Châu Á – Đan Mạch (ADDA) tài trợ và do Hội Nông dân
Việt Nam thực hiện là một trong những dự án phát triển hữu cơ đầu tiên tại
Việt Nam. Xin được mượn lời giới thiệu của Dự án để cung cấp cho bạn đọc
kiến thức về nông nghiệp hữu cơ.
Dựa trên những nghiên cứu về nơng nghiệp, phát triển nơng nghiệp;
tiêu chí về một nền nơng nghiệp sạch, có thể quan niệm:
Phát triển nông nghiệp sạch ở huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang là
những hoạt động tích cực, tự giác của các tổ chức chính trị, xã hội; tập thể,
cá nhân người lao động tham gia sản xuất, chế biến và bảo quản nơng sản
theo những quy định, quy chế an tồn và đem lại hiệu quả kinh tế cao, bền
24


vững. Quá trình sản xuất hạn chế thấp nhất sử dụng các loại vật tư, phân bón
vơ cơ, độc hại nhằm tạo ra những nơng phẩm sạch góp phần bảo vệ môi
trường sống, bảo vệ sức khỏe cho người sản xuất và người tiêu dùng.
Mục đích của phát triển nơng nghiệp sạch là bảo vệ sức khỏe của người
sản xuất và người tiêu dùng
Chủ thể thực hiện sự phát triển là những người tham gia vào quá trình
chỉ đạo, tổ chức, hoạt động sản xuất, lưu thông nông sản.
Phạm vi phát triển nông nghiệp sạch: trên địa bàn huỵện Lục Ngạn; bao
gồm cả khâu sản xuất, thu hoạchu, bảo quản, sơ chế nông phẩm
* Nội dung phát triển nông nghiệp sạch của huyện Lục Ngạn
Căn cứ vào Các tiêu chuẩn chất lượng hữu cơ của Hiệp hội hữu cơ thế
giới (IFOAM) [Phụ lục 1] và Tiêu chuẩn Quốc gia về sản xuất và chế biến các
sản phẩm hữu cơ 10 TCN 602-2006 được Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành
ngày 30 tháng 12 năm 2006 [Phụ lục 2], tác giả luận văn xác định nội dung

Phát triển nông nghiệp sạch ở huyện Lục Ngạn gồm:
Thứ nhất, Không sử dụng hoặc sử dụng một cách tối thiểu và an toàn
các chất vơ cơ (phân bón hóa học, thuốc diệt cỏ, trừ sâu, chất kích thích tăng
trưởng, giống vật ni, cây trồng biến đổi gien) trong q trình sản xuất.
Nơng nghiệp sạch là hệ thống quản lý sản xuất nông nghiệp tránh sử
dụng phân bón, thuốc trừ sâu tổng hợp, giúp giảm thiểu tối đa ơ nhiễm về
khơng khí, đất, nước và bảo đảm tối ưu hóa sức khỏe cho con người cũng như
bảo đảm đời sống cộng đồng, mối quan hệ giữa cây trồng, vật ni và con
người. Cần có nhiều dự án hỗ trợ xây dựng hệ thống nuôi trồng, cung ứng
nông sản sạch trên thị trường. Nông nghiệp sạch khơng đồng nghĩa với việc
khơng sử dụng phân bón vơ cơ, thuốc phịng trừ sâu bệnh bằng hóa chất độc
mà yêu cầu chỉ sử dụng mức tối thiểu về liều lượng và tối đa về thời gian từ
khi sử dụng đến khi thu hoạch.
25


Thứ hai, Bảo vệ, giữ gìn mơi trường sống và làm việc cho nông dân, cư
dân nông thôn.
Cuộc sống đã chứng minh: Thời nào và ở đâu, nông dân luôn là người
khổ nhất. Khổ vì phải làm việc ngồi trời nắng, mưa, giá lạnh; khổ vì sản xuất
nơng nghiệp bị ảnh hưởng trực tiếp của thời tiết, thiên tai. Trong cạnh tranh
kinh tế và tiến bộ khoa học kỹ thuật, người nơng dân cịn phải làm việc trong
mơi trường ẩn chứa nhiều hiểm họa do sử dụng nhiều hóa chất độc trong sản
xuất. Có thể khẳng định, trước nhu cầu đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm,
việc phát triển nền nơng nghiệp sạch nhằm đóng góp vào việc cung cấp các
sản phẩm an toàn phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng là việc hết sức cần thiết và
quan trọng. Canh tác nông nghiệp sạch không những giúp nông dân tiết kiệm
chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm mà cịn đưa người nơng dân
tới gần hơn với mơi trường sống, làm việc an tồn, khơng bị ơ nhiễm hóa chất
độc; một nền sản xuất nơng nghiệp hiện đại, tạo nền tảng cho nông nghiệp

phát triển bền vững
Thứ ba, Cung cấp sản phẩm nông nghiệp sạch ra thị trường.
Phát triển mạnh công nghiệp chế biến nông sản an toàn cho thị trường
trong tỉnh và xuất khẩu. Thực hiện xúc tiến thương mại tiêu thụ sản phẩm an
toàn, đầu tư xây dựng chợ đầu mối tiêu thụ nông sản sạch trên địa bàn
1.2.2 Sự cẩn thiết và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nông
nghiệp sạch ở Lục Ngạn
* Sự cần thiết phải phát triển nông nghiệp sạch ở huyện Lục Ngạn,
tỉnh Bắc Giang
Nơng nghiệp giữ vai trị quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của
Bắc Giang nói chung, huyện Lục Ngạn nói riêng
Ở Lục Ngạn, nơng sản trước hết là quả vải thiều, đóng vai trị quan
trọng trong sản xuất nơng nghiệp hàng hóa. Tiền bán (doanh thu) từ quả vải
26


×