Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

Đánh giá hiện trạng nước sinh hoạt trên địa bàn xã Gia Cát – huyện Cao Lộc – tỉnh Lạng Sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (754.51 KB, 55 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-----------  -----------

HOÀNG VĂN LỰC

Tên đề tài:

“ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG NƢỚC SINH HOẠT
TRÊN ĐỊA BÀN XÃ GIA CÁT – HUYỆN CAO LỘC
TỈNH LẠNG SƠN”

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Khoa
Lớp
Khoá học

: Chính quy
: Khoa môi trƣờng
: Môi trƣờng
: 42C – Khoa học môi trƣờng
: 2010 - 2014

Thái Nguyên, năm 2014


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM


-----------  -----------

HOÀNG VĂN LỰC

Tên đề tài:

“ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG NƢỚC SINH HOẠT
TRÊN ĐỊA BÀN XÃ GIA CÁT – HUYỆN CAO LỘC
TỈNH LẠNG SƠN”

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Khoa
Lớp
Khoá học
Giáo viên hướng dẫn

: Chính quy
: Khoa môi trƣờng
: Môi trƣờng
: 42C – Khoa học môi trƣờng
: 2010 - 2014
: ThS. Dương Thị Minh Hoà

Thái Nguyên, năm 2014


LỜI CẢM ƠN


Sau 1 thời gian nghiên cứu và thực tập tốt nghiệp bản báo cáo tốt nghiệp của
em đã hoàn thành, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô giáo trong
Ban chủ nhiệp khoa Môi trường, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã
giảng dạy và đào tạo, hướng dẫn em, giúp đỡ em hệ thống hóa lại kiến thức đã
học, kiểm nghiệm lại trong thực tế cũng như tích lũy thêm vốn kiến thức thực tế
và từ đó nâng cao trình độ chuyên môn để áp dụng vào thực tiễn.
Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn tới cô giáo Ths. Dương Thị Minh
Hòa đã trực tiếp, tận tình hướng dẫn em trong quá trình thực hiện chuyên đề
tốt nghiệp.
Qua đây em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới các cô chú, anh chị
tại Ủy Ban Nhân xã Gia Cát, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn, nơi em thực tập
và thực hiện đề tài, đã nhiệt tình truyền đạt kinh nghiệm làm việc và giúp đỡ
em trong việc cung cấp số liệu, tài liệu phục vụ cho việc thực hiện đề tài tốt.
Với điều kiện và thời gian có hạn cũng như kinh nghiệm còn hạn chế
của một sinh viên thực tập nên đề tài nghiên cứu sẽ không tránh khỏi những
thiếu sót. Em rất mong nhận được sự hướng dẫn, đóng góp ý kiến của thầy cô
giáo cùng toàn thể các bạn sinh viên để em có điều kiện bổ sung nâng cao
kiến thức của mình, phục vụ công tác sau này.
Em xin chân thành cảm ơn
Lạng sơn, ngày ….tháng …. Năm 2014
Sinh viên

Hoàng Văn Lực


MỤC LỤC

Phần 1: MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề .............................................................................................. 1

1.2. Mục tiêu, yêu cầu của đề tài ................................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu của đề tài .......................................................................... 2
1.2.2. Yêu cầu của đề tài ........................................................................... 2
1.3 Ý nghĩa của đề tài .................................................................................... 3
1.3.1 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ................................ 3
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ................................................................... 3
Phần 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ......................................................... 4
2.1. Cơ sở lý luận .......................................................................................... 4
2.1.1. Tầm quan trọng của nước ............................................................... 4
2.1.2. Khái niệm ô nhiễm nước ................................................................ 4
2.1.3. Khái niệm về nước sạch .................................................................. 5
2.2 Cơ sở pháp lý .......................................................................................... 7
2.3. Cơ sở thực tiễn ....................................................................................... 8
2.3.1. Tài nguyên nước của Việt nam ....................................................... 8
2.3.2 Thực trạng tài nguyên nước của tỉnh Lạng Sơn .............................. 9
2.3.3. Thực trạng nước sinh hoạt tại xã Gia Cát ..................................... 10
2.3.4. Nước sinh hoạt và sức khỏe con người ......................................... 10
2.4. Các phương pháp trong xử lý nước sinh hoạt ...................................... 11
Phần 3: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ................................................................................................................ 17
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................ 17
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ........................................................... 17
3.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................ 17
3.4. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 17
3.4.3. Phương pháp lấy mẫu .................................................................... 18


3.4.4. Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm ........................... 18
3.4.5. Phương pháp đánh giá, tổng hợp, so sánh .................................... 19
Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................. 20

4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội xã Gia Cát, huyện Cao Lộc, tỉnh
Lạng Sơn ..................................................................................................... 20
4.1.1. Điều kiện tự nhiên ......................................................................... 20
4.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội ................................................................ 24
4.2 Hiện trạng sử dụng và cung cấp nước sinh hoạt tại xã Gia Cát, huyện
Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn .............................................................................. 29
4.2.1. Nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt ................................................... 29
4.2.2 Nguồn cấp nước sinh hoạt cho người dân...................................... 30
4.3. Hiện trạng chất lượng nước sinh hoạt trên địa bàn xã Gia Cát, huyện
Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn .............................................................................. 32
4.3.1. Hiện trạng chất lượng nước giếng khoan trên địa bàn xã Gia Cát,
huyện Cao Lộc, tỉnh lạng Sơn ................................................................. 32
4.3.2 Hiện trạng chất lượng nước giếng đào trên địa bàn xã Gia Cát,
huyện Cao Lộc, tỉnh lạng Sơn ................................................................. 35
4.3.3 Hiện trạng chất lượng nước nguồn trên địa bàn xã Gia Cát, huyện
Cao Lộc, tỉnh lạng Sơn ............................................................................ 38
4.4. Đề xuất các biện pháp nhằm bảo vệ và hạn chế ô nhiễm nguồn nước
sinh hoạt ...................................................................................................... 42
4.4.1. Sử dụng công cụ pháp lý vào quản lý môi trường nước ............... 42
4.4.2. Quan tâm bảo vệ nguồn nước ....................................................... 42
4.4.3. Biện pháp quản lý và giáo dục cộng đồng .................................... 43
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 45
5.1. Kết luận ................................................................................................ 45
5.2. Kiến nghị .............................................................................................. 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 47


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt


Nội dung viết tắt

ATVSTP

: An toàn vệ sinh thực phẩm

BTNMT

: Bộ Tài nguyên Môi trường

BYT

: Bộ Y tế

COD

: Nhu cầu oxi hóa học

IWRA

: Hội Nước Quốc tế

YHLĐ

: Y học lao động

QCVN

: Quy chuẩn Việt Nam


TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam

THCS

: Trung học cơ sở

UB MTTQ

: Ủy ban mặt trận tổ quốc

UBND

: Ủy ban nhân dân

UNICEF

: Quỹ nhi đồng Liên Hợp Quốc

WHO

: Tổ chức Y tế Thế giới


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt ................ 6
Bảng 3.1. Phương pháp phân tích các chỉ tiêu trong phòng thí ngiệm ............... 19
Bảng 4.1: Tình hình biến động dân số của xã ..................................................... 26
Bảng 4.2. Nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt tại xã Gia Cát, ................................ 30

huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn............................................................................ 30
Bảng 4.3. Thống kê nguồn nước phục vụ sinh hoạt............................................ 31
Bảng 4.4. Đánh giá cảm quan của người dân về chất lượng nước giếng
khoan trên địa bàn xã Gia Cát, huyện Cao Lộc, tỉnh lạng Sơn ............... 32
Bảng 4.5. Chất lượng nước giếng khoan trên điạ bàn xã Gia Cát, ..................... 34
huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn............................................................................ 34
Bảng 4.6. Đánh giá cảm quan của người dân về chất lượng nước giếng đào
trên địa bàn xã Gia Cát, huyện Cao Lộc, tỉnh lạng Sơn.......................... 35
Bảng 4.7. Chất lượng nước giếng đào trên điạ bàn xã Gia Cát, ......................... 37
huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn............................................................................ 37
Bảng 4.8. Đánh giá cảm quan của người dân về nước nguồn sử dụng cho
sinh hoạt tại xã Gia Cát, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn........................ 38
Bảng 4.9. Chất lượng nước nguồn sử dụng cho sinh hoạt trên địa bàn xã
Gia Cát, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn ................................................. 40
Bảng 4.10: Tổng hợp kết quả phân tích nước sinh hoạt trên địa bàn xã Gia
Cát, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn. ....................................................... 41


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 4.1. Nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt của xã Gia Cát ............................ 31
Hình 4.2. Biểu đồ đánh giá cảm quan của người dân về nước giếng
khoan tại xã Gia Cát, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn .......................... 33
Hình 4.3. Biểu đồ chất lượng nước giếng khoan sử dụng cho sinh hoạt
trên địa bàn xã Gia Cát, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn ...................... 34
Hình 4.4. Biểu đồ đánh giá cảm quan của người dân về nước giếng đào
tại xã Gia Cát, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn ..................................... 36
Hình 4.5. Biểu đồ chất lượng nước giếng đào trên địa bàn xã Gia Cát,
huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn ............................................................. 37
Hình 4.6. Biểu đồ đánh giá cảm quan của người dân về nước nguồn sử dụng

cho sinh hoạt tại xã Gia Cát, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn .................... 39
Hình 4.7. Biểu đồ chất lượng nước nguồn sử dụng cho sinh hoạt trên địa
bàn xã Gia Cát, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn ................................... 40


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Nước có vai trò đặc biệt quan trọng với cơ thể, con người có thể nhịn ăn
được vài ngày, nhưng không thể nhịn uống nước. Nước chiếm khoảng 70%
trọng lượng cơ thể, 65-75% trọng lượng cơ, 50% trọng lượng mỡ, 50% trọng
lượng xương. Nước tồn tại ở hai dạng: nước trong tế bào và nước ngoài tế
bào. Nước ngoài tế bào có trong huyết tương máu, dịch limpho, nước bọt…
Huyết tương chiếm khoảng 20% lượng dịch ngoài tế bào của cơ thể (3-4 lít).
Nước là chất quan trọng để các phản ứng hóa học và sự trao đổi chất diễn ra
không ngừng trong cơ thể. Nước là một dung môi, nhờ đó tất cả các chất dinh
dưỡng được đưa vào cơ thể, sau đó được chuyển vào máu dưới dạng dung
dịch nước. Một người nặng 60 kg cần cung cấp 2-3 lít nước để đổi mới lượng
nước của có thể, và duy trì các hoạt động sống bình thường. Uống không đủ
nước ảnh hưởng đến chức năng của tế bào cũng như chức năng các hệ thống
trong cơ thể. như suy giảm chức năng thận. Những người thường xuyên
nuống không đủ nước da thường khô, tóc dễ gãy, xuất hiện cảm giác mệt mỏi,
đau đầu, có thể xuất hiện táo bón, hình thành sỏi ở thận và túi mật. Khi cơ thể
mất trên 10% lượng nước có khả năng gây trụy tim mạch, hạ huyết áp, nhịp
tim tăng cao. Nguy hiểm hơn, bạn có thể tử vong nếu lượng nước mất trên
20%”. Bên cạnh oxy, nước đóng vai trò quan trọng thứ hai để duy trì sự sống.
Tóm lại, nước rất cần cho cơ thể, mỗi người phải tập cho mình một thói quen
uống nước để cơ thể không bị thiếu nước. Có thể nhận biết cơ thể bị thiếu

nước qua cảm giác khát hoặc màu của nước tiểu, nước tiểu có màu vàng đậm
chứng tỏ cơ thể đang bị thiếu nước. Duy trì cho cơ thể luôn ở trạng thái cân
bằng nước là yếu tố quan trọng bảo đảm sức khỏe của mỗi người.


2
Xã Gia Cát là địa phương có nhu cầu sử dụng nước rất cao với số khẩu là
4554 khẩu và 914 hộ, vì vậy mà việc cung cấp và đảm bảo nước sinh hoạt đặc
biệt là nước sạch là vấn đề được lãnh đạo xã quan tâm lo lắng.
Hiện nay, trên địa bàn xã chưa được đầu để tư xây dựng hệ thống cung
cấp nước sinh hoạt tập trung. Nguồn nước chủ yếu mà người dân sử dụng
trong sinh hoạt hàng ngay là từ các giếng khoan, giếng đào hoặc nước nguồn
trên núi mà người dân họ tự đầu tư dẫn nước về. Do vậy mà, chất lượng nước
chưa được đảm bảo an toàn. Vào mùa mưa nước thường hay bị nhiễm vẩn
đục và các loại vi khuẩn gây bệnh. Do nguồn nước chưa được đảm bảo nên
hàng năm trên địa bàn xã vẫn thường xảy ra một số bệnh về đường tiêu hóa
và bệnh ngoài da.
Xuất phát từ nhu cầu thực tế trên em xin tiến hành thực hiện đề tài:
“Đánh giá hiện trạng nước sinh hoạt trên địa bàn xã Gia Cát – huyện Cao
Lộc – tỉnh Lạng Sơn”.
1.2. Mục tiêu, yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu của đề tài
- Tìm hiểu thực trạng sử dụng nước sinh hoạt tại xã Gia Cát, huyện Cao
Lộc, tỉnh Lạng Sơn.
- Đánh giá chất lượng môi trường nước sinh hoạt trên địa bàn xã Gia
Cát, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn.
- Đề xuất các biện pháp bảo vệ và hạn chế ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt
trên địa bàn xã.
1.2.2. Yêu cầu của đề tài
- Căn cứ vào Luật Bảo vệ môi trường 2005, Luật Tài nguyên nước năm

2012, các QCVN đối với nước sinh hoạt để tiến hành đánh giá đúng nhất chất
lượng nước hiện nay đang được nhân dân xã Gia Cát sử dụng.
- Các kết quả phân tích phải được so sánh với tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt Nam.
- Đánh giá chất lượng môi trường nước của xã và đồng thời tìm hiểu các
phương pháp mà nhân dân phường dùng cho việc xử lý nước sinh hoạt.


3
- Đề xuất các phương pháp nhằm bảo vệ và hạn chế ô nhiễm nguồn nước
sinh hoạt sao cho phù hợp với thực tiễn.
- Đề xuất các kiến nghị phải thực tế và phù hợp với điều kiện của xã.
1.3 Ý nghĩa của đề tài
1.3.1 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Nâng cao kiến thức kỹ năng và rút ra những kinh nghiệm thực tế phục
vụ cho công tác sau này.
- Vận dụng và phát huy được các kiến thức đã học tập và nghiên cứu.
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
- Đánh giá được chất lượng môi trường trên địa bàn xã Gia Cát, từ đó rút
ra những nhận xét, kết luận làm cơ sở cho các biện pháp quản lý, bảo vệ môi
trường, những định hướng xây dựng phù hợp và đảm bảo sự cân bằng giữa
phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường.
- Nâng cao nhận thức của người dân về vấn đề bảo vệ môi trường làm cơ
sở lý thuyết cho các nhà quản lý, các nhà đầu tư và nghiên cứu.


4

Phần 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU


2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Tầm quan trọng của nước
Nước là một nhu cầu thiết yếu cho mọi sinh vật. Không có nước cuộc
sống trên trái đất không thể tồn tại được. Nước là nguồn tài nguyên thiên
nhiên quý giá, một nguồn tài nguyên tái tạo, bao phủ ¾ bề mặt trái đất. Trong
đó nước biển chiếm 97%, còn nước ao hồ, sông suối và nước ngầm chỉ chiếm
1%, nhưng lại là nguồn nước quan trọng đối với con người, là nguồn cung cấp
nước sinh hoạt cho nông nghiệp - công nghiệp.
Nước còn đưa vào cơ thể con người nhiều nguyên tố cần thiết cho sự sống
như iôt (I), sắt (Fe), Fluo (F), kẽm (Zn), đồng (Cu)… Tuy nhiên nước bẩn cũng
có thể đưa vào cơ thể nhiều loại vi khuẩn gây bệnh. Nước bẩn chứa nhiều các
chất độc hại như chì (Pb), thuỷ ngân (Hg), thạch tín (Asen), thuốc trừ sâu, các
hoá chất gây ung thư khác. Do đó, nước dùng cho cuộc sống phải đủ về số lượng
và đảm bảo an toàn về chất lượng.Do đó nước dùng cho cuộc sống phải đủ về số
lượng và con người phải biết xử lý các nguồn cung cấp nước để đảm bảo an toàn
về chất lượng cho mọi nhu cầu sinh hoạt và sản xuất công nông nghiệp, cho
chính mình đồng thời giải quyết hậu quả của chính mình. (Trần Hồng Hà và
cộng sự, 2006) [3].
2.1.2. Khái niệm ô nhiễm nước
Theo hiến chương châu Âu về nước đã định nghĩa: “Ô nhiễm nước là sự
biến đổi nói chung do con người đối với chất lượng nước, làm nhiễm bẩn nước
và gây nguy hiểm cho con người, cho công nghiệp, nông nghiệp, nuôi cá, nghỉ
ngơi, giải trí, cho động vật nuôi và động vật hoang dã” .


5
Nguồn gốc gây ô nhiễm nước có thể là tự nhiên hay nhân tạo. Ô nhiễm
nước có nguồn gốc tự nhiên như mưa rơi, khu công nghiệp… kéo theo các
chất bẩn xuống sông, hồ. Các chất gây bẩn còn có thể là nguồn gốc sinh vật
tạo nên như xác động thực vật. Ô nhiễm nhân tạo chủ yếu do xả chất thải sinh

hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải gây nên.
Các xu hướng chính thay đổi chất lượng nước bị ô nhiễm là:
- Giảm độ pH của nước do ô nhiễm bởi H2SO4, HNO3 từ khí quyển, tăng
hàm lượng SO42- và NO3- trong nước.
- Tăng hàm lượng các ion Ca2+, Mg2+,SiO32- trong nước ngầm và nước
song do nước mưa hòa tan, phong hóa các quặng cacbonat.
- Tăng hàm lượng các muối trong bề mặt và nước ngầm do chúng đi vào
môi trường nước cùng với nước thải từ khí quyển và từ các chất thải rắn.
- Tăng hàm lượng các chất hữu cơ, trước hết là các chất khó bị phân hủy
bằng con đường sinh học (các chất hoạt động bề mặt, thuốc trừ sâu...)
- Giảm nồng độ oxy hòa tan trong nước tự nhiên do các quá trình oxy
hóa có liên quan với quá trình Eutrophication các nguồn chứa nước và khoáng
chất hữu cơ...
- Tăng hàm lượng các ion kim loại trong nước tự nhiên, trước hết là Pb3+,
Cd+, As3+, Zn2+, Fe2+, Fe3+,... và PO43-, NO3-, NO2-.
- Giảm độ trong của nước: Tăng khả năng nguy hiểm của ô nhiễm nước tự
nhiên do các nguyên tố đồng vị phóng xạ (Trần Hồng Hà và cộng sự, 2006) [3].
2.1.3. Khái niệm về nước sạch
Nước sạch là nước phải đảm bảo những yêu cầu sau:
- Nước trong, không màu
- Nước không có mùi vị lạ, không có tạp chất
- Nước không có chứa các chất tan có hại
- Nước không có mầm gây bệnh.


6
Các nguồn nước tự nhiên hoặc qua xử lý đạt các mức theo tiêu chuẩn
nước sạch cho sinh hoạt và ăn uống đều là các nguồn nước sạch. Bao gồm:
- Nước sạch cơ bản: Là nguồn nước có điều kiện đảm bảo chất lượng
nước sạch và được kiểm tra theo dõi chất lượng thường xuyên.

- Nước sạch quy ước: Gồm các nguồn nước sau đây (Theo hướng dẫn
của Ban chỉ đạo Quốc gia về Cung cấp nước sạch và Vệ sinh môi trường):
+ Nước máy hoặc nước cấp từ các trạm bơm nước
+ Nước giếng khoan có chất lượng tốt và ổn định
+ Nước mưa hứng và trữ sạch
+ Nước mặt (Nước sông, rạch, ao, hồ, suối) có xử lý lắng trong và tiệt
trùng (Trần Hồng Hà và cộng sự, 2006) [3].
Bảng 2.1: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lƣợng nƣớc sinh hoạt
T
T

Tên chỉ tiêu

Đơn vị
tính

Giới hạn tối đa cho phép
I
II
15
15

1

Màu sắc (*)

TCU

2
3

4

Mùi vị (*)
Độ đục (*)
Clo dư

NTU
mg/l

Không có mùi vị lạ
5
Trong khoảng 0,3 - 0,5

5

pH (*)

-

Trong khoảng 6,0 - 8,5

mg/l

3

Không có mùi vị lạ
5
Trong khoảng 6,0 8,5
3


mg/l

0.5

0.5

mg/l

4

4

mg/l

350

-

mg/l
mg/l

300
1.5

-

mg/l

0.01


0.05

50

150

0

20

Hàm lượng Amoni (*)
Hàm lượng sắt tổng số
7
(Fe2+ + Fe3+) (*)
8 Chỉ số Pecmanganat
Độ cứng tính theo
9
CaCO3 (*)
10 Hàm lượng Clorua (*)
11 Hàm lượng Florua
Hàm lượng Asen tổng
12
số
6

VK/10
0ml
E.coli hoặc coliform VK/10
14
chịu nhiệt

0ml
13 Coliform tổng số

(Nguồn: Quy chuẩn Việt Nam 02/2009 BYT)


7
Ghi chú:
- (*) Là chỉ tiêu cảm quan.
- Giới hạn tối đa cho phép I: Áp dụng đối với các cơ sở cung cấp nước.
- Giới hạn tối đa cho phép II: Áp dụng đối với các hình thức khai thác
nước của cá nhân, hộ gia đình (các hình thức cấp nước bằng đường ống chỉ
qua xử lý đơn giản như giếng khoan, giếng đào, bể mưa, đường ống tự chảy).
- Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến tài nguyên nước của
Việt Nam
2.2 Cơ sở pháp lý
- Luật Bảo vệ môi trường năm 2005
- Luật Tài nguyên nước năm 2012
+ Nghị định 34/2005-NĐ-CP ngày 17 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ
về quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước.
+ Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2007 của Chính Phủ
Về sản xuất, cung cấp tiêu thụ nước sạch.
+ Nghị định số 17/2006/QĐ-BTNMT ngày 12 tháng 10 năm 2006 của
Bộ Tài Nguyên và Môi Trường Ban hành Quy định về việc cấp phép hành
nghề khoan nước dưới đất.
+ Thông tư số 02/2006/TT-BTNMT ngày 15 tháng 3 năm 2006 V/v
hướng dẫn thực hiện Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm
2004 Quy định cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước.
+ Quyết định số 02/2008/QĐ-UBND ngày 16 tháng 4 năm 2008 của Bộ
Tài Nguyên và Môi Trường V/v qui định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng

lệ phí cấp giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước
vào nguồn nước và hành nghề khoan nước.
+ Quyết định số 03/2008/QĐ-UBND ngày 22 tháng 8 năm 2008 Bộ Tài
Nguyên và Môi Trường V/v quy định chế độ thu nộp, quản lý và sử dụng phí
thẩm định đề án, báo cáo thăm dò, khai thác, sử dụng nước dưới đất.


8
+ Quyết định số 13/2007/QĐ-BTNMT Ban hành ngày 4 tháng 9 năm
2007 của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường Quy định về việc điều tra, đánh giá
tài nguyên nước dưới đất.
+ Chỉ thị 02/2004/CT-BTNMT ngày 2 tháng 6 năm 2004 của Bộ
TN&MT về tăng cường công tác quản lý tài nguyên nước dưới đất.
- Các tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt Nam liên quan đến chất lượng nước
sinh hoạt:
+ QCVN 01:2009/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước ăn uống
+ QCVN 02: 2009/ BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước sinh hoạt.
+ QCVN 08: 2008/ BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất
lượng nước mặt.
+ QCVN 09 : 2008/ BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất
lượng nước ngầm.
2.3. Cơ sở thực tiễn
2.3.1. Tài nguyên nước của Việt nam
Ở Việt Nam, tài nguyên nước mặt (dòng chảy sông ngòi) tương đối
phong phú, có mạng lưới sông suối khá dày đặc với 2360 con sông có dòng
chảy quanh năm dài hơn 10km bao gồm: 9 hệ thống sông lớn có diện tích lưu
vực từ 10.000km2 trở lên; 166 con sông có lưu vực dưới 10.000km2. Tổng
lượng dòng chảy trung bình hàng năm của nước ta bằng khoảng 847km3,

trong đó tổng lượng ngoài vùng chảy vào là 507km3 chiếm 60% và dòng chảy
nội địa là 340 chiếm 40%. Nếu xét chung trên cả nước thì tài nguyên nước
mặt nước ta chiếm khoảng 2% tổng lượng dòng chảy trên Thế giới trong khi
đó đất liền nước ta chiếm khoảng 1,35% của Thế giới. Tuy nhiên, một đặc
điểm quan trọng của tài nguyên nước mặt là những biến đổi mạnh mẽ theo


9
thời gian (dao động giữa các năm và phân phối không đều trong năm) và còn
phân bố rất không đồng đều giữa các hệ thống sông và các vùng. [5]
Sự tăng dân số và sự phát triển kinh tế xã hội trong Thế kỷ 21 sẽ làm gia
tăng mạnh nhu cầu dùng nước và đồng thời tác động mạnh mẽ đến tài nguyên
nước. Ở nước ta, mức đảm bảo nước trung bình cho một người trong một năm
từ 12.800m3/người vào năm 1990, giảm còn 10.900m3/người vào năm 2000
và có khả năng chỉ còn khoảng 8500m3/người vào khoảng năm 2020. Tuy
mức đảm bảo nước nói trên của nước ta hiện nay lớn hơn 2,7 lần so với Châu
Á (3970m3/người) và hơn 1,4 lần so với Thế giới (7650m3/người), nhưng
nguồn nước lại phân bố không đồng đều giữa các vùng. Do đó, mức đảm bảo
nước hiện nay của một số hệ thống sông khá nhỏ: 5000m3/người đối với các
hệ thống sông Thái Bình, sông Hồng, sông Mã và chỉ đạt 2980m3/người ở hệ
thống sông Đồng Nai. Theo Hội Nước Quốc tế (IWRA), nước nào có mức
đảm bảo nguồn nước cho một người trong một năm dưới 4000m3/người thì
nước đó thuộc loại thiếu nước và nếu nhỏ hơn 2000m3/người thì thuộc loại
hiếm nước. Theo tiêu chí này, thì nếu xét chung cả nước thì nước ta không
thuộc loại thiếu nước và hiếm nước, nhưng không ít vùng và lưu vực sông
hiện nay thuộc loại thiếu nước và hiếm nước, như vùng ven biển Ninh Thuận
- Bình Thuận, hạ lưu sông Đồng Nai. Đó chưa xét đến khả năng một phần
đáng kể lượng nước được hình thành ở nước ngoài sẽ bị sử dụng và tiêu hao
đáng kể trong phần lãnh thổ đó (Trung tâm quan trắc và bảo vệ môi trường
Thái Nguyên, 2007) [9].

2.3.2 Thực trạng tài nguyên nước của tỉnh Lạng Sơn
Lạng Sơn là tỉnh miền núi có mật độ sông suối thuộc loại trung bình đến
khá dày, dao động từ 0,6-12km/km2. Có 3 hệ thống sông cùng chảy qua là:
sông Kỳ Cùng, sông Thương và các sông ngắn Quảng Ninh.
Theo đánh giá, nguồn nước ở Lạng Sơn thuộc vùng nghèo trong cả nước.
Những kết quả tính toán cho thấy, tổng mức nước yêu cầu cho phát triển kinh tế


10
và dân sinh của Lạng Sơn hàng năm có thể đạt 900-1000 triệu m3. Trong khi đó
lượng nước tự nhiên về mùa cạn với P = 75% là 1,116 tỷ m3. Như vậy, lượng
nước trên có thể đảm bảo đủ nước để sử dụng. Vấn đề quan tâm là có các biện
pháp để điều hoà nguồn nước và sử dụng nó một cách hiệu quả [10]
2.3.3. Thực trạng nước sinh hoạt tại xã Gia Cát
Gia Cát là một trong những xã có nguồn nước mặt cũng như nước ngầm
tương đối dồi dào và phong phú, thuận lợi việc sinh hoạt cũng như sản xuất
trên địa bàn xã.
- Nguồn nước mặt: xã có con sông lớn chảy qua là sông Kỳ Cùng với
tổng chiều dài khoảng 10km, ngoài ra còn có hệ thống các con suối cung cấp
nước cho việc sinh hoạt cũng như sản xuất cho người dân trên địa bàn xã.
- Nguồn nước ngầm: Nguồn nước ngầm của xã khá dồi dào vào phong
phú, chất lượng nước tương đối đảm bảo. Tuy nhiên, do điều kiện địa hình
nên việc khai thác nguồn nước này còn gặp nhiều khó khăn.
2.3.4. Nước sinh hoạt và sức khỏe con người
Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO) cho rằng 80% bệnh tật của cư dân Trái
Đất là do nước gây ra hoặc lan truyền qua nước. WHO cũng đã tiến hành
nghiên cứu cơ cấu bệnh tất ở khu vực Châu Á và đi đến nhận xét như sau: Tại
một số nước ở Châu Á có tới 60% bệnh nhiễm trùng và 40% dẫn tới tử vong
là do dùng nước không hợp vệ sinh. UNICEF lại cảnh báo rằng: Hàng năm,
tại các nước đang phát triển có khoảng 14 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị chết và 5

triệu trẻ em bị tàn tật do nguồn nước bị ô nhiễm (Trần Hồng Hà và cộng sự,
2006) [3].
Theo kết quả phân tích và điều tra gần đây cho thấy hiểu biết của người
dân về các bệnh tật liện quan đến sử dụng nước không sạch còn hạn chế. Phần
lớn người dân chỉ biết đến bệnh tiêu chảy (62%), còn các bệnh khác biết đến
với tỷ lệ rất thấp như bệnh giun sán (18,6%), bệnh ngoài da (17,6%), bệnh về
mắt (11%) và bệnh về phụ khoa (3,8%) [8].


11
Sử dụng nguồn nước bị nhiễm bẩn có thể liên quan đến những nhóm
bệnh cơ bản sau:
- Hỏng men răng và chảy máu chân răng do Fluo quá cao.
- Các bệnh về đường tiêu hóa như tiêu chảy, tả, ly, thương hàn,....
- Các bệnh siêu vi trùng như bại liệt và viêm gan B.
- Các bệnh ký sinh trùng, giun sán.
- Các bệnh lây truyền do các côn trùng liên quan tới nước như sốt rét, sốt
xuất huyết, viêm não.
- Các bệnh ngoài da như ghẻ lở, hắc lào, bệnh mắt hột, bệnh phụ khoa.
Gần đây một số nơi ở nước ta như Hà Nội, Hà Tây, Phú Thọ, Quảng
Nam đã phản ánh hiện tượng ô nhiễm Asen trong nước ngầm và nghi ngờ đây
chính là nguyên nhân gây ra các bệnh ung thư. Tại Hà Nam viện nghiên cứu
YHLĐ và VSMT (Bộ Y tế) đã phát hiện có ít nhất 8 trường hợp nhiễm độc
Asen ở giai đoạn sớm sau 5 - 10 năm sử dụng nước nhiễm độc ở xã Hòa Hậu,
Bồ Đê và Vĩnh Trụ. Năm 2003, Viện đã phát hiện có 7 trường hợp/400 người
mắc các chứng bệnh do ăn uống nước sinh hoạt nhiễm Asen và 50 trường hợp
có hàm lượng Asen cao hơn bình thường.
Theo kết quả nghiên cứ của Th.s Nguyễn Thị Quỳnh Hoa cho biết: Ở
khu vực mà nguồn nước sinh hoạt bị nhiễm Asen và Chì cao thì hàm lượng
Asen và Chì trong máu của nữ ở tuổi sinh đẻ cũng cao và tỷ lệ mắc một số

bệnh như bệnh tiêu hóa, bệnh tiết niệu, bệnh thần kinh, bệnh ngoài da và tỷ lệ
sảy thai đều cao hơn vùng không bị nhiễm (Nguyễn Thị Quỳnh Hoa và cộng
sự, 2005) [2].
2.4. Các phƣơng pháp trong xử lý nƣớc sinh hoạt
* Khử mùi, vị
Thông thường các quá trình xử lý nước đã khử được hầu hết mùi vị có
trong nước. Trường hợp các biện pháp xử lý nước không đáp ứng được yêu
cầu khử mùi, vị thì mới áp dụng các biện pháp khử mùi và vị độc lập.


12
- Xử lý mùi, vị bằng làm thoáng
Khử mùi bằng làm thoáng dựa trên nguyên tắc: Các công trình làm
thoáng có thể làm bay hơi các loại khí gây mùi cho nước và đồng thời oxy
hóa các chất có nguồn gốc hữu cơ và vô cơ gây mùi. Các phương pháp phổ
biến là dùng giàn mưa, bể làm thoáng cưỡng bức....
- Khử mùi, vị bằng phương pháp dùng than hoạt tính
Than hoạt tính có khả năng hấp thụ rất cao đối với các chất gây mùi.
Dựa trên khả năng này, người ta khử mùi của nước bằng cách lọc nước qua
than hoạt tính. Các loại than hoạt tính thường dùng là: Than angtraxit, than
cốc, than bạch dương hay than bùn dạng bột để cho vào nước. Than hoạt tính
dùng trong các bể lọc khử mùi có kích thước d = 1 - 3 mm, độ dày lớp than l
= 1,5 - 4m. Tốc độ lọc có thể đạt tới 50m3/h (Hoàng Văn Huệ, 2004) [1].
* Làm trong nước
Độ đục là đại lượng đo hàm lượng chất lơ lửng trong nước, thường là do
sự hiện diện của chất keo, sét, tảo và vi sinh vật. Nước đục gây cảm giác khó
chịu về mặt cảm quan, ngoài ra còn có khả năng nhiễm vi sinh. Các quá trình
xử lý như keo tụ, lắng, lọc góp phần làm giảm độ đục của nước.
Sau đây là phương pháp làm trong nước bằng phèn:
Phèn chua (Nhôm Sunfat) có công thức hóa học là Al2(SO4)3, thường

được dùng để làm trong nước ở gia đình và các tập thể nhỏ. Khi gặp nước,
phèn chua bị phân hủy tạo nên một hỗn hợp dịch keo và các hạt nhôm hydrat
Al(OH)3 mang điện tích dương (+):
Al2(SO4)3 + H2O → Al(OH)3 + H2SO4
Chính các hạt mang điện tích dương này kéo theo những hạt cặn lơ lửng
xuống làm cho nước trong. Trong nước thường có canxi và magie ở dạng
hydro cacbonat nên khi phèn vào nước sẽ tác dụng với canxi và magie, tạo
nên các hạt nhôm hydrat, làm tăng mật độ các hạt mang điện tích dương, nhờ
đó mà cặn lắng nhanh, nước mau trong.


13
Tuy vậy, với những nguồn nước nghèo muối canxi và magie, độ kiềm
thấp (pH<7) nếu chỉ dùng phèn thì lượng kết tủa sẽ ít, không đủ để kéo theo
các hạt lơ lửng xuống. Nước sẽ kém trong hoặc lâu trong. Để làm trong nước
nhanh và tiết kiệm phèn, người ta dùng một lượng nhỏ vôi tôi để phèn sẽ tác
dụng với canxi của vôi tôi:
H2CO3 + Ca(OH)2 → Ca(HCO3)2 + H2O
Al2(SO4)3 + Ca(HCO3)2 → CaSO4 + Al(OH)3
Do số lượng điên tích dương tăng, cặn lơ lửng được thu hút nhiều hơn,
nước mau trong hơn.
* Làm mềm nước (khử độ cứng của nước)
Độ cứng của nước là số đo hàm lượng các ion kim loại Ca2+ và Mg2+ có
trong nước. Độ cứng toàn phần là tổng hàm lượng các ion Ca2+ và Mg2+ tính
cho một lít nước bao gồm:
- Độ cứng cacbonat (CO32-, HCO3-) bằng hàm lượng ion kim loại canxi
và magie trong các muối cacbonat, hydro cacbonat canxi, magie.
- Độ cứng phi cacbonant (Cl-, SO42-, ...) bằng tổng số hàm lượng các ion
canxi, magie trong các muối axit mạnh của canxi và magie.
Có nhiều phương pháp làm mềm nước như phương pháp hóa học,

phương pháp nhiệt, phương pháp trao đổi ion và phương pháp tổng hợp. Sau
đây là một số phương pháp đang được áp dụng:
+ Phương pháp hóa học: Làm mềm nước bằng vôi Ca(OH)2.
Đây là phương pháp thông dụng nhất nhằm khử độ cứng cacbonat, được
áp dụng khi cần giảm cả độ cứng và độ kiềm của nước. Trình tự các phản ứng
xảy ra như sau:
2CO2 + Ca(OH)2 = Ca(HCO3)2.
Ca(HCO3)2 + Ca(OH)2 = CaCO3↓ + 2H2O
Mg(HCO3)2 + Ca(OH)2 = Mg(OH)2 + CaCO3↓ + 2H2O
2NaHCO3 + Ca(OH)2 = CaCO3↓ + Na2CO3 + H2O


14
Theo phương trình phản ứng trên thì cứ 1mol Ca(OH)2 tạo ra 2 mol ion
cacbonat CO32-, 1 mol trong đó sẽ tạo kết tủa với ion Ca2+ có trong nước vôi
đưa vào, như vậy 1 mol vôi sẽ làm giảm được 1 mol nồng độ cứng. Tổng
hàm lượng canxi có thể khử phụ thuộc vào nồng độ ion HCO3- có trong
nước. Nếu tổng hàm lượng ion HCO3- và CO3- có trong nước nhỏ hơn nhiều
hàm lượng các ion Ca2+ và Mg2+ thì một phần ion Mg2+ sẽ tồn tại trong nước
dưới dạng các muối axit mạnh như MgSO4, MgCl2 và phản ứng với vôi sẽ
xảy ra như sau:
MgSO4 + Ca(OH)2 = Mg(OH)2 + CaSO4
MgCl2 + Ca(OH)2 = Mg(OH)2 + CaCl2
Các phản ứng trên có tác dụng làm giảm độ cứng theo ion Mg2+ nhưng
không làm giảm độ cứng toàn phần vì giảm được lượng Mg2+ nhưng lại làm
tăng một lượng tương đương Ca2+.
+ Phương pháp nhiệt: Cơ sở của phương pháp này là dùng nhiệt để phần
lớn các ion sẽ kết tủa ở dạng muối cacbonat không tan và bốc hơi khí
cacbonic (CO2) hòa tan trong nước.
Ca(HCO3)2 → CaCO3↓ + CO2 + H2O

Ca(HCO3)2 = CaCO3 + CO2 + H2O
Tuy nhiên, khi đun nước chỉ khử được hết khí CO2 và giảm độ cứng của
cabonat của nước, còn lượng CaCO3 hòa tan vẫn tồn tại trong nước. Riêng đối
với Magie, quá trình khử xảy ra qua hai bước. Ở nhiệt độ thấp (đếb 180C) ta
có phản ứng sau:
2Mg(HCO3)2 = 2MgCO3 + CO2 + H2O
Khi nhiệt độ tiếp tục tăng, MgCO3 tiếp tục bị phân hủy theo phản ứng:
MgCO3 + H2O = Mg(OH)2↓ + CO2↑
MgCO3 + H2O = Mg(OH)2↓ + CO2↑
Như vậy, bằng phương pháp nhiệt có thể giảm được độ cứng cacbonat
một cách đáng kể. Nếu kết hợp với phương pháp hóa học với phương pháp


15
nhiệt, bông cặn tạo ra sẽ có kích thước to hơn và lắng nhanh hơn do độ nhớt
của nước giảm khi nhiệt độ tăng và đồng thời giảm được lượng hóa chất cần
sử dụng. Thực tế ở những vùng có nước sinh hoạt bị nhiễm nước cứng, bà con
thường đun sôi nước, để lắng sau đó gạn lấy nước trong để sử dụng. Tuy
nhiên làm như vậy sẽ tốn chất đốt, hại công cụ đun, tốn nhiều thời gian mà
không đảm bảo chất lượng.
* Khử trùng nước
Như đã biết, sau quá trình xử lý cơ học, nhất là nước sau khi qua bể lọc
cấp nước, phần lớn các vi trùng bị giữ lại. Song để đảm bảo sức khỏe của con
người, nước dùng cho sinh hoạt phải được vô trùng. Nhất là đối với nước ở
các vùng nông thôn nơi mà vệ sinh môi trường hầu như không được đảm bảo.
Khử trùng nước nhằm mục đích phá hủy, triệt bỏ các loại vi khuẩn gây
bệnh hoặc chưa được hoặc không thể loại bỏ trong quá trình xử lý nước.
Hiện nay, có nhiều phương pháp khử trùng nước phổ biến như:
- Dùng Clo hơi qua thiết bị định lượng Clo
- Dùng hypoclorit natri (nước Javel) NaClO

- Dùng Clorua vôi
- Dùng Ozon thường được sản xuất từ không khí bằng máy tạo ozon đặt
trong nhà máy xử lý nước. Ozon sản xuất ra được dẫn ngay vào bể hòa trộn
và tiếp xúc với nước.
- Dùng tia cực tím (tia UV) do đèn thủy ngân áp lực thấp sản ra. Đèn
phát tia cực tím đặt ngập trong dòng nước cần xử lý.
Khi khử trùng nước người ta hay dùng Clo nước tạo hơi và các chất của
Clo vì Clo là hóa chất được ngành công nghiệp dùng nhiều, có sẵn trên thị
trường, giá thành chấp nhận được, hiệu quả khử trùng cao. Song Clo lại là
chất gây hại cho sức khỏe con người nếu sử dụng không có dụng cụ châm
Clo theo liều lượng hoặc trong quá trình sử dụng không đúng quy cách sẽ
phản tác dụng. Đối với các trạm cấp nước tập trung người ta sử dụng Clo


16
hoặc hợp chất của Clo như Clorua vôi (CaOCl 2), Javen (NaOCl) là những
chất oxy hóa mạnh.
* Khử sắt, mangan và Asen
Ở Việt Nam nước giếng khoan đa phần bị nhiễm sắt và thường nhiễm ở
mức độ tương đối cao. Việc khử sắt có ý nghĩa vô cùng quan trọng vì loại
bỏ sắt sẽ làm nước sạch hơn và sử dụng được trong ăn uống hàng ngày. Qua
tham khảo một số mô hình khử sắt đang được áp dụng ở Việt Nam cũng như ở
Thái Nguyên người ta thường áp dụng mô hình giàn phun mưa kết hợp với bể
lọc. Vì mô hình này có thể áp dụng để khử cả mangan và Asen, mà Asen là một
chất vô cùng độc hại phụ thuộc vào nồng độ trong nước. Khi khử được sắt thì ta
cũng dễ dàng hơn trong việc khử Asen trong nước. Phương pháp giàn phun đem
lại hiệu quả cao và giá thành phù hợp không quá đắt so với thu nhập của người
dân. Các thiết bị để làm cũng đơn giản, dễ kiếm, gọn nhẹ.



17

Phần 3
ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Nước sinh hoạt của người dân trên địa bàn xã
Gia Cát, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn.
- Phạm vi nghiên cứu: Xã Gia Cát, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn.
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành
- Địa điểm: Xã Gia Cát, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn.
- Thồi gian tiến hành: từ 20/1/2014 đến 30/04/2014
3.3. Nội dung nghiên cứu
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tại xã Gia Cát, huyện Cao Lộc, tỉnh
Lạng Sơn.
- Hiện trạng sử dụng và cung cấp nước sinh hoạt xã Gia Cát, huyện Cao
Lộc, tỉnh Lạng Sơn.
- Hiện trạng chất lượng nước sinh hoạt tại xã Gia Cát, huyện Cao Lộc,
tỉnh Lạng Sơn.
- Đề xuất các biện pháp nhằm bảo vệ và hạn chế ô nhiễm nguồn nước
sinh hoạt.
3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp kế thừa
- Thu thập các tài liệu khoa học, các tạp chí khoa học, đề tài nghiên cứu
và số liệu về các vấn đề cần nghiên cứu.
- Tham khảo, kế thừa các tài liệu, các đề tài đã được tiến hành trước đó
có liên quan đến khu vực tiến hành nghiên cứu.



×