Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

thực trạng phát triển kinh tế huyện ngọc hồi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (204.38 KB, 16 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐÀ NẴNG
KHOA KINH TẾ

--------------

--------

BÀI TẬP NHÓM
Chủ đề: Thực trạng phát triển kinh tế huyện
Ngọc Hồi
Môn

GVHD :
Bùi Quang Bình
:
Kế hoạch hóa phát triển kinh tế xã hội
Thành viên :
1. Trần Thi Quyên
40k04
2. Nguyễ Thi Trinh
40k04
3. Lê Thi Trúc Ly
40K20


Kế hoạch làm việc
Công việc

Bước 1 Lập
dàn
bài,


Phân
chia
công
việc,
viết
bài.

I.Quá trình
phát triển
giai đoạn
1992 - 2014

II.Thực
trạng sử
dụng nguồn
lực
IIII. Cơ sở
hạ tầng

IV. Các
chính sách
của địa
phương
Bước 2 Sửa đổi, bổ sung,
tổng hợp, hoàn
thành bài word

Bước 3 Làm slide, chuẩn bị
cho thuyết trình .
Đồng thời đánh giá

thành viên

Người
chịu
trách
nhiêm
Lê Thị
Trúc Ly

Mục tiêu

Tăng trưởng
sản xuất như
thế nào? Dựa
vào ngành
nào? Xu
hướng
chuyển dịch
cơ cấu.
Ngành nào
giữ vai trò
chủ đạo? xu
thế ngành
nào? =>
điểm mạnh
yếu

Chỉ tiêu
Đạt
được

mục tiêu
.trên
80%

Thời
gian

Cách thức
làm việc
Địa điểm

T4 – Tự
tìm
T6
hiểu tại
nhà, có
thể trao
đổi gíup
đỡ
các
thành
viên và
nộp bài
thông qua
facebook
nhóm

Nguyễn
Thị Trinh


Huy động
vốn vào
nền kinh tế
? Phân bổ
cho lĩnh
vực nào ?
Hiệu quả
sử dụng
như thế
nào
Trần Thị
Địa
Quyên
phương có
các chính
sách gì để
phát triển
kinh tế
Cả
Nt
>90%
nhóm
Trần Thị
Quyên

Mỗi
người
làm
slide


Slide đẹp, ít
chữ , trình
bày dễ hiểu

T7 –
CN.
(phụ
thuộc
chất
lượng
bài
word)

Tự
tìm
hiểu tại
nhà, có
thể trao
đổi gíup
đỡ
các
thành
viên và
nộp bài
thông qua
facebook
nhóm,
90% trở T2 – Slide làm
lên
12h

tại nhà.
T3
Đánh giá
thành


-

Đánh giá các thành viên dựa vào % chỉ tiêu hoàn thành, thời gian nộp bài,
được các thành viên nhóm họp để đánh giá

Quá trình làm việc và đánh giá thành viên
Công việc

Bước 1
Bước 2

Bước 3

Hoàn
Thời gia Đánh giá
thành tiêu hoàn
chí đánh thành
giá
Ly, Đạt
T6
A

Phần 1


Trúc
Trinh
Phần 2,3
Quyên
Sửa đổi ,bổ Cả nhóm
sung
,tổng hợp
hoàn thành
bài Word
Slide
,
chuẩn
bị
thuyết trình

Đạt
Đạt

T6
T7

A
A

Mỗi phần Đạt
word
đã
chịu trách
nhiêm


T2

A

Quyên

Tài liệu tham khảo
1. Niên giám thống kê 2014 Ngọc Hồi
2. Trang thông tin điện tử huyện Ngọc Hồi


Sau hơn 22 thành lập (1992-2014) Huyện Ngọc Hồi đã đạt được những thành tựu rõ
rệt về nhiều mặt như kinh tế, đầu tư cơ sở hạ tầng của huyện đến các vấn đề văn hóa xã hội
được nâng cao….
I.

Quá tình phát triển trong giai đoạn 1992 – 2014

Từ khi được thành lập theo Quyết định số 316-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng ngày
15 tháng 10 năm 1991 đến nay huyện Ngọc Hồi đã có những thành tựu nhất định. Trải qua
các kỳ đại hội, các cấp lãnh đạo huyện đã tổng kết, đánh giá và đề ra những mục tiêu phát
triển cho từng thời kỳ từng giai đoạn. Với đường lối chiến lược mà các cấp lành đạo huyện
đề ra, trong thời gian qua nền kinh tế của huyện Ngọc Hồi đã có những chuyển biến rõ nét.
 Giai đoạn 1992 – 2010
Bảng 1 : tốc độ tăng trưởng của huyện Ngọc Hồi giai đoạn 1992 - 2010
Giai đoạn
1992 - 1995
Tốc độ tăng 8,3
trưởng (%)


1996 - 2000
13

2001 – 2005
13,2

2006 - 2010
26,1

Giai đoạn này nhìn chung tốc độ tăng trưởng đều tăng qua các năm. Đặc biệt giai
đoạn 2006 – 2010 có sự tăng tốc độ tăng trưởng rõ nét nhất (26,1%) cao hơn giai
đoạn gần kề (2001 – 2005) 12,9%.

Cùng với tốc độ tăng cao của giá trị sản xuất , cơ cấu kinh tế cũng có sự thay đổi đáng
kể. Từ năm 2001 đến năm 2010, tỷ trọng ngành nông-lâm-thủy sản giảm từ 43,1% xuống
còn 35,64%, tỷ trọng ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp tăng từ 34,6% lên 38,48%,
tỷ trọng ngành thương mại – dịch vụ tăng từ 21,8% lên 25,88%. Trong từng nhóm ngành
cơ cấu cũng có sự thay đổi tích cực.
(theo bài báo : Ngọc Hồi trên đường đi tới – trang thông tin điện tử huyện Ngọc Hồi
/>%E1%BA%BF&ItemID=10919&Mode=1)
Trong khu vực nông nghiệp, tỷ trọng ngành nông nghiệp tăng từ 85,59% năm 2006
lên 93,37% năm 2010 , ngành lâm nghiệp giảm từ 10,46% năm 2006 xuống 4,51% năm
2010,ngành thủy sản giảm từ 3,95% năm 2006 xuống 2,12% năm 2010 nguyên nhân bởi
đây là một huyên miền núi không thuận lợi cho phát triển ngành thủy sản.


Loại hình kinh tế chủ yếu là loại hình kinh tế ngoài nhà nước, tuy nhiên giá trị sản
xuất (theo giá hiện hành) loại hình này đang có xu hướng giảm từ 79,75% năm 2006 xuống
68,64% năm 2010.
Bên cạnh đó thu nhập bình quân đầu người của huyện giai đoạn này cũng tăng nhanh

đáng kể từ 2,65 triệu đồng /người năm 2001 lên 11,700 triệu đồng / người năm 2010. Tổng
thu ngân sách từ 60 tỷ đồng năm 2005 tăng lên 168,950 tỷ đồng năm 2010 (trong đó thu tại
địa bàn từ 29 tỷ đồng tăng lên 55,850 tỷ đồng).
 Giai đoạn 2011 – 2015
Nhìn chung giai đoạn này giá trị sản xuất và tốc độ tăng trưởng qua các năm đều
tăng. Nổi bật nhất trong giai đoạn này là năm 2014 giá trị sản xuất (theo gía so
sánh 2010) cao hơn 2 lần năm 2013 tốc độ tăng trưởng đạt 119,4%.

Bên cạnh sự tăng lên trong giá trị sản xuất và tốc độ tăng trưởng thì cơ cấu các khu
vực kinh tế cũng có sự thay đổi rõ nét. Giai đoạn này tỷ trọng khu vực nông nghiệp giảm
mạnh từ 40,69% năm 2011 xuống còn 15,86%, tỷ trọng khu vực công nghiệp giảm nhẹ từ
28,31% xuống 27,51%, việc tỷ trọng công - nông nghiệp giảm là kết quả của việc tỷ trọng
khu vực dịch vụ tăng nhanh từ 30,99% lên 56,64%. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế này đúng
hướng theo con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa mà nước ta đang theo đuổi. Trong
từng khu vực giai đoạn này cũng có sự thay đổi đáng kể.
Khu vực nông nghiệp,năm 2014 (theo giá hiện hành) tỷ trọng ngành nông nghiệp đạt
90,49% (giảm 2,39% so với năm 2011), tỷ trọng lâm nghiệp 6,12% (tăng 1,41% so với năm
2011), tỷ trọng ngành thủy sản đạt 3,39% (tăng 0,98% so với năm 2011). Tỷ trọng của các
loại hình kinh tế dường như không thay đổi:
Bảng 2 : Cơ cấu giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản theo giá hiện hành phân theo
loại hình kinh tế (Đvt : %)
Năm

Kinh tế nhà nước

2011
2012
2013
2014


28,99
28,93
28,93
28,93

Kinh tế ngoài nhà
nước
71,01
71,03
71,03
71,03


Các loại cây trồng chủ yếu của huyện : cây lương thực (lúa, ngô…); cây công nghiệp
lâu năm ( cà phê, cao su,..), cây ăn quả. Năng suất và sản lượng của các cây trồng này qua
các năm đều tăng khá ổn định.
Khu vực công nghiệp chủ yếu 2 ngành công nghiệp chế biến chế tạo chiếm 98,45%
năm 2013 (tăng 3,88% so với năm 2011 theo giá hiện hành), công nghiệp khai khoáng
1,55% năm 2013 (giảm 3,88% so với năm 2011 theo giá hiện hành). Đối với khu vực này
loại hình kinh tế nhà nước có ưu thế hơn chiếm gần 60%(2013 theo giá hiện hành) giá trị
sản xuất công nghiệp tương ứng với 165,500 tỷ đồng. các sản phẩm công nghiệp chủ yếu:
sản phẩm khai thác đá,cát,sỏi ; sản phẩm giày dép da ; sản phẩm quần áo ; sản phẩm mủ cao
su khô….. tính đến năm 2014 toàn huyện có 82 doanh nghiệp trong đó có 2 doanh nghiệp
nhà nước và 80 doanh nghiệp ngoài nhà nước.
Khu vực dịch vụ, năm 2014 ngành dịch vụ ăn uống vẫn chiếm đa số trong tỷ trong
giá trị sản xuất của khu vực này 96,77% (giảm nhẹ so với năm 2011), tỷ trọng dịch vụ lưu
trú chiếm 3,23%. Ở khu vực này có đặc điểm là 100% loại hình kinh tế là kinh tế ngoài nhà
nước.
Từ các phân tích trên chúng ta có nhận xét :
Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của huyện Ngọc Hồi giai đoạn 1992 –

2014 nhanh và khá ổn định (8,3% năm 1992 -> 119,7% năm 2014). Loại hình kinh
tế ngoài nhà nước chiếm chủ yếu 71,03% giá trị sản xuất năm 2014 theo giá hiện
hành (giảm 8,75% so với năm 2006). Giai đoạn 1992 – 2014 nền kinh tế của huyện
Ngọc Hồi có xu hướng chuyển dich từ khu vực công – nông nghiệp sang khu vực
thương mại – dịch vụ. Nếu như giai đoạn 1992 – 2010 tăng trưởng của kinh tế Ngọc
Hồi phụ thuôc nông nghiệp và công nghiệp (nông nghiệp chiếm 35,64% ; công
nghiệp chiếm 38,48% giá trị sản xuất của toàn huyện năm 2010) thì đến giai đoạn
2011 – 2015 động lực để huyện phát triển đã chuyển sang khu vực công nghiệp
(27,51% năm 2014) và đặc biệt là khu vực thương mại dịch vụ (chiếm 56,64% giá trị
sản xuất của huyện năm 2015). Việc thay đổi khu vực chủ lực phát triển đã đưa lại
những lợi thế cũng như hạn chế trong quá trình phát triển của huyện: Ưu thế của
ngành công nghiệp đó nằm ở các nguồn tài nguyên thiên nhiên có sẵn như tài nguyên
đất và các khoáng sản đa dạng, diện tích đất rừng tự nhiên, đất lâm nghiệp lớn,.. cung
cấp nguồn nguyên vật liệu thô lớn cho các ngành công nghiệp chế biến. Các cơ sở


chế biến cũng được đầu tư xây dựng đúng mức, chú trọng vào chế biến nông - lâm
sản, thực phẩm như mía đường, tinh bột sắn, nước giải khát đóng chai, nhựa thông,
đũa, song mây, dược liệu… và chế biến khoáng sản như khai thác vàng, đá ốp lát,
bauxit, mangan, gạch ngói, thiếc,.. Các ngành nghề truyền thống tiểu thủ công
nghiệp được khôi phục như dệt thổ cẩm, thêu ren, đan lát...Tuy nhiên, khó khăn còn
tồn tại đó là sản phẩm làm ra còn ít, kém chất lượng, thị trường tiêu thụ bấp bênh.
Đối với thương mại dịch vụ, nhờ vào việc đầu tư vào cửa khẩu Bờ Y và đầu tư cơ sở
hạ tầng của huyện, đã có bước tiến rõ rệt. Thương mại, dịch vụ không ngừng được
mở rộng, đáp ứng cơ bản nhu cầu của nhân dân, toàn huyện có 1.626 cơ sở kinh
doanh thương mại- dịch vụ với tổng mức bán lẻ hàng hoá đạt 2.010 tỷ đồng và hệ
thống nhà hàng, khách sạn, ngân hàng được đầu tư, phát triển mạnh. Điểm còn tồn
tại là trong công tác quản lý và đầu tư chưa đúng mức, các chính sách ưu đãi chưa
thực sự xứng đáng để thu hút đầu tư vào huyện. Nguồn nhân lực trong các lĩnh vực
quản lý, cung cấp dịch vụ chưa đáp ứng được yêu cầu về của ngành, Việc quảng bá

cho du lịch chưa tốt, một số địa điểm du lịch không được đầu tư đúng mức về dịch
vụ du lịch và cở sở vật chất kỹ thuật.
II.
Thực trạng Sử dụng nguồn lực
1. Đất đai
a. Trồng trọt
Tổng diện tích tự nhiên của huyện Ngọc Hồi năm 2010 là 84.454 ha, trong đó quỹ
đất dành cho nông nghiệp còn lớn, đất sản xuất nông nghiệp chiếm 8,69% diện tích đất sản
xuất nông nghiệp toàn tỉnh, đất lâm nghiệp chiếm 7,17% diện tích đất lâm nghiệp toàn tỉnh.
Theo niên giám thống kê 2014, hiện trang sử dụng đất tổng số 84.453,80 ha. Trong đó đất
nông nghiệp chiếm 72,66 % : Đất sản xuất nông nghiệp : 16,35 %, Đất trồng cây hàng năm :
6,37 %, Đất trồng cây lâu năm : 9,97%. Đất lâm nghiệp có rừng: 56,08%, Đất nuôi trồng
thuỷ sản: 0,24 %. Đất ở : 1,37 %. Đất chưa sử dụng :22,5 %. Số đất còn trống chiếm tỉ lệ
nhiều, huyện cần đẩy mạnh canh tác đât để sử sung, trong khi đó đất ở thì chiếm tỉ lệ còn rất
it. Diện tích đất đỏ vàng có trên 71.718 ha.

Bảng 3 : Diện tích gieo trồng,năng suất,sản lượng cây hằng năm theo loại cây chủ
yếu
Phân theo loại cấy chủ yếu

2010

2011

2012 2013

2014


Diện tích - Đơn vị tính: Ha

Cây lúa đông xuân

796

799

848

860

880,6

1856

1741

1546

1590

1560

390

342

251

249


262

43

32

33

35

36

Cây sắn

6470

5624

3501

3500

4740

Cây lạc

7

Cây lúa mùa
Cây ngô

Cây khoai lang

Năng suất - Đơn vị tính: Tạ/Ha
Cây lúa đông xuân

42,58

37,83

38,00

43,02

42,30

Cây lúa mùa

25,71

26,79

30,32

30,03

30,47

Cây ngô

39,10


38,16

40,04

41,00

43,67

Cây khoai lang

61,40

81,25

82,73

82,86

84,72

Cây sắn

159,37

155,63

155,54

158,11


159,78

Cây lạc

11,43
Sản lượng - Đơn vị tính: Tấn

Cây lúa đông xuân

3389

7688

3222

3700

3725

Cây lúa mùa

4772

4665

4687

4775


4753

Cây ngô

1525

1305

1005

1021

1135

264

260

273

290

305

Cây sắn

103113

87526


54455

55339

75736

Cây lạc

8

0

0

0

0

Cây khoai lang

Bảng 4 : Diện tích cho sản phẩm, năng suất, sản lượng cây lâu năm phân theo loại cây
chủ yếu
phân theo loại cấy chủ yếu

2010 2011 2012 2013 2014
Diện tích - Đơn vị tính: Ha


Cây cao su


3540 3700 3838 3930 4475

Cây cà phê

714

688

513

712

750

Cây tiêu

3

3

3

3

3

Cây điều

0


6

6

6

6

Năng suất - Đơn vị tính:
Tạ/Ha
Cây cao su

13,74 13,19 14,33 15,33 15,03

Cây cà phê

16,64 16,82 19,88 20,60 20,28

Cây tiêu

16,67 16,67 16,67 20,00 20,00

Cây điều

0

6,67 6,67 8,33 8,33

Sản lượng - Đơn vị tính: Tấn
Cây cao su


4864 4879 5498 6072 6727

Cây cà phê

1188 1157 1372 1467 1521

Cây tiêu

5

5

5

6

6

Cây điều

0

4

4

5

5


Nhận xét : - các loại cây trồng chủ yếu củ huyện : cao su, cà phê, tiêu, sắn, lúa…. Trong đó
sắn và cao su là 2 loại cây có diện tích trồng nhiều nhất (tương ứng 6470 ha năm 2014 và
6727 năm 2014).
-

Việc phân bổ đất đai cho trồng trọt đang có xu hướng giảm diện tích đất trồng cây
nông nghiệp (13075 ha năm 2010 -> 7478,6 ha năm 2014) tăng diện tích trồng các

-

loại cây công nghiệp (4257 ha năm 2010 -> 5234 năm 2014 ).
Năng suất của các loại cây trồng tăng ổn định qua các năm, sản lượng nông sản từ
các loại cây công nghiệp tăng khá ổn định ,tuy nhiên đối với các loại cây nông
nghiệp sản lượng mặc dù có tằn nhưng không ổn định (chịu ảnh hưởng của xu hướng

-

chuyển dịch đất đai).
Bên cạnh những kết quả đạt được việc sử dụng nguồn lực đất đai của huyện còn
nhiều hạn chế:
+ Diện tích đất dành cho nông nghiệp còn quá lớn(72,66 %), diện tích đất ở(1,37

%.), nuôi trồng thủy sản,( 0,24 %. ) năm 2014… còn ít


+ Chưa sử dụng hiệu quả nguồn đất(Chưa tận dụng triệt để quỹ đất còn trống 22,5
%.)
+ Đất trồng chưa đem lại hiệu quả cho cây trồng.( Hàm lượng dinh dưỡng của các
nhóm đất chính đa phần là trung bình hoặc nghèo, độ bazơ thấp nên mức năng suất đạt được

nằm ở mức trung bình( cây lúa mùa 30,47 tạ/ha ).
b. Diện tích nuôi trồng thủy sản
2014 : 207ha được dung để nuôi trồng các loại thủy sản như cá,tôm,cua…..với mức
độ tăng khá thấp.tuy nhiên đến năm 2014 sản lượng tăng khá mạnh. Cụ thể như sau:

Tổng số (sản lượng)

2010

2011

2012

2013

2014

400,5

404

386,5

386,5

418

Mức độ tăng(%)

1%


-4,3%

0%

8,15%

Diện tích(ha)

195.3

198.6

199

206.3

207

Năng suất(tấn/ha)

2.05

2.034

1.94

1.87

2.02


Nhận xét: diện tích nuôi trồng trong giai đoạn 2010-2014 của huyện Ngọc Hồi tăng
đều qua các năm (195,3 ->207 ha), tuy nhiên năng suất giảm (2,05 ->2,02 tấn/ha) , sản
lượng tăng nhẹ và không ổn định (400,5 ->418 tấn) => cho thấy khó khăn trong việc nuôi
trồng thủy sản ở một huyện miền núi
Điểm mạnh:


Với lợi thế có sông, suối và lưu lượng dòng chảy lớn thuận lợi cho việc phát triển
thủy sản,ngoài ra việc tận dụng lòng hồ thủy sản để nuôi các loại cá ,tôm cũng được
chú ý đầu tư
Điểm yếu:

-

Nguồn nước mặt từ sông suối thường có lòng dốc, thung lũng hẹp, nước chảy
xiết dễ gây xói mòn, sạt lỡ đất đặc biệt là vào mùa mưa.

- Đây là một nghành nghề khá là mới đối với cư dân của huyện nên việc bỡ ngờ,gặp
nhiều biến cố,khó khan trong việc nuôi trồng là không thế tránh khỏi

c. Trồng rừng
Bảng 5 : Diện tích rừng trồng mới năm 2014


Tổng số

Chia ra
Rừng sản xuất


2014

56ha

Rừng phòng hộ

Rừng đặc dụng

43.4ha

12.6ha

Với mức sản lượng gỗ như sau

Gỗ

Đơn vị tính

2010

2011

2012

2013

2014

m3


269

259

248

138

121

Nhận xét : Sản lượng gỗ giảm mạnh (269 ->121m 3 )qua các năm cho thấy hiện
tượng diện tích đất rừng ngày càng bị thu hẹp do khai thác bất hợp lí nguồn tài nguyên thiên
nhiên,lấn chiếm đất rừng.
Điểm mạnh:
 Diện tích đất có rừng là 47.358,10 ha chiếm 56,08% tổng cơ cấu đất của Ngọc
Hồi.Trong đó, rừng sản xuất chiếm 29.274,18 ha (34,66%), rừng phòng hộ chiếm
7.505,20 ha (8,89%), rừng đặc dụng là 10.578,72 ha (12,53%) (2014)
Thuận lợi phát triển lâm nghiệp.
 Phần lớn là rừng nguyên sinh có nhiều gỗ quý như: cẩm lai, dáng hương, pơ mu,
thông…
Điểm yếu:
+Diện tích đất rừng bị xâm lấn mạnh qua các năm
+Xói mòn,sạt lở
+tình trạng khai thác gỗ lậu xảy ra thường xuyên,rất khó kiểm soát.
2. Lao động
Bảng 6 : Số lao động trong các doanh nghiệp đang hoạt động phân theo ngành
kinh tế (Đvt : người)
2010

2011


2012

2013

2014

Tổng số

1.491

1.698

1.727

1.763

1.893

1. Nông, lâm nghiệp và thủy sản

1.136

1.156

1.129

1124

1.215



2. Khai khoáng

24

104

65

75

77

3. Công nghiệp chế biến, chế tạo

25

27

183

195

130

6. Xây dựng

80


155

126

144

135

tô, xe máy và xe có động cơ khác

178

211

180

185

284

8. Vận tảI, kho bãi

26

18

12

15


15

9. Dịch vụ lưu trú và ăn uống

22

27

32

25

37

7. Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô

Nhận xét :Trên địa bàn huyện ,phần lớn lao động hoạt động trong lĩnh vực Nông,
lâm nghiệp và thủy sản (chiếm 64,1% năm 2014) và lượng lao động trong khu vực này tăng
ổn định qua các năm . các ngành khác mặc dù tăng nhưng không ổn định (xây dựng; công
nghiệp chế biến chế tạo…)
Điểm mạnh:
tổng diện tích 843,8 km2 ,dân số trung bình 49,006 triệu người, mật độ 58 người
/km2( năm 2014)->dân số đông so với các huyện miền núi, nguồn lao động có thể đáp ứng
phần nào cho việc phát triển kinh tế.
Phần lớn dân cư sông dưa vào hoạt động nông nghiệp
->cac hộ nghèo có cơ hội làm ăn,lương thực dồi dào, có nhiều kinh nghiệm trong
trồng trọt chăn nuôi,đặc biệt trồng cà phê
+ Người lao động cần cù, chi phí lao động lại rẻ.
Điểm yếu:
-Đồng bào dân tộc thiểu số chiếm trên 66%, theo tôn giáo chiếm 20% dân số toàn

huyện->mặt bằng dân trí còn thấp ảnh hưởng đến chất lượng lao động.
-Trình độ dân trí của đồng bào dân tộc còn thấp, thiếu lao động lành nghề, cán bộ
khoa học - kĩ thuật.Phần lớn dân cư sống dựa vào nông nghiệp-> phát triển các ngành dịch
vụ, công nghiệp gây khó khăn.

3. Vốn
Nguồn lực về vốn của huyện được hình thành chủ yếu từ ngân sách quốc gia và đầu
tư của các doanh nghiệp. Cụ thể:


-

Giai đoạn 2005 - 2015, giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 1,07 tỷ USD; tổng

-

thu ngân sách đạt 1.295,8 tỷ đồng).
Mức vốn ngân sách TW hỗ trợ cho đầu tư hạ tầng KKT của khẩu : 200 tỷ

-

đồng/năm
Hỗ trợ 90% các dự án đầu tư phát triển hạ tầng.
(theo ông Nguyễn Trọng Hảo – trưởng ban quản lý KKT cửa khẩu
/>
-

W419.htm)
Vốn đầu của các doanh nghiệp (2/8/2016) KKT đã có có 62 dự án đăng ký đầu tư
với tổng vốn đăng ký 1.335,04 tỷ đồng, vốn thực hiện 520,95 tỷ đồng

(Theo bài báo : Chuyển động thu hút đầu tư vào Khu kinh tế Cửa khẩu Quốc tế
Bờ Y (2/8/2016) />
Nguồn vốn được phân bổ vào các dự án phát triển kinh tế - xã hội của huyện ví dụ :
Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng khu công nghiệp Bờ Y (28.333,54 tỷ đồng);Dự án nhà máy
nước Ngọc Hồi (77 tỷ đồng)….
 Điểm mạnh: Nguồn vốn của huyện lớn, đa dạng
 Điểm hạn chế : - vốn giải ngân còn chậm trễ => một số dự án dừng hoạt động
(năm 2013 , Có 03 dự án đã quá hạn nhưng chưa triển khai, vốn đăng ký 74 tỷ
đồng. Có 02 dự án đã ngưng hoạt động, vốn đăng ký 8,6 tỷ đồng, vốn thực hiện
3,6 tỷ đồng.) ( />-

%2Ftintuc&Category=Kinh+t%E1%BA%BF&ItemID=10919&Mode=1)
Phụ thuộc chủ yếu vào ngân sách nhà nước (Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng khu
công nghiệp Bờ Y 100% vốn ngân sách trung ương hỗ trợ)
( />
III.:Cơ sở hạ tầng
Sau gần 25 năm xây dựng và phát triển, thị trấn Plei Kần, huyện Ngọc Hồi đã đạt
được nhiều thành tựu quan trọng: Kinh tế có bước phát triển nhanh, hạ tầng đô thị được đầu
tư khang trang, thu nhập và đời sống nhân dân ngày được cải thiện đáng kể. Đến nay, thị
trấn Plei Kần mở rộng đã vinh dự được Bộ Xây dựng công nhận đạt tiêu chuẩn đô thị loại
IV tại Quyết định số 129/QĐ-BXD ngày 02/02/2015.


-

Mạng lưới giao thông được đầu tư khá đồng bộ, với các tuyến quốc lộ 14, 14c,
40, các tuyến đường đô thị được xây dựng khang trang, hệ thống đường giao

-


thông nông thôn được bê tông hoá gần như toàn bộ.
Đến năm 2015, toàn huyện có 100% hộ dân sử dụng điện lưới quốc gia, trên 90%
hộ dân sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; thị trấn Plei Kần được công nhận đạt
tiêu chuẩn đô thị loại IV. Kết cấu hạ tầng Khu kinh tế Cửu khẩu quốc tế Bờ Y
tiếp tục hoàn thiện, thu hút nhiều nhà đầu tư đến tìm hiểu và đầu tư vốn với quy

-

mô lớn
Hệ thống trường lớp không ngường được mở rộng và chuẩn hoá, đến nay đã có
13/35 trường đạt chuẩn quốc gia, trong khi đó 24 năm về trước, toàn huyện chỉ có
03 trường THCS, 01 trường PT DTNT và 05 trường tiểu học, cơ sở vật chất
trường lớp và đội ngũ giáo viên thiếu trầm trọng. Nếu như trước đây, nhiều người
dân trên địa bàn huyện không biết chữ, thì đến nay huyện Ngọc Hồi đã hoàn

-

thành phổ cập giáo dục THCS và đang tiến đến phổ cập giáo dục THPT.
Công tác y tế và chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân có nhiều tiến bộ. Năm 1991,
mạng lới y tế huyện Ngọc Hồi còn hạn chế về mọi mặt, sau 24 năm, huyện đã đạt
tỷ lệ 10,3 bác sỹ/01 vạn dân, 56,1 giường bệnh/01 vạn dân; đã khống chế và đẩy
lùi các loại dịch bệnh nguy hiểm ở người; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên được khống

-

chế dưới 1,8%.
Hệ thống bưu chính viễn thông được mở rộng và nâng cấp, các xã đều có điểm
bưu điện văn hóa xã; tỷ lệ phủ sóng truyền thanh, truyền hình đạt 95% và 99%
phòng học các thôn, làng được ngói hóa, 8/36 trường đạt chuẩn Quốc gia, hoàn
thành phổ cập trung học cơ sở. trên 90% hộ dân sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ


-

sinh.
Các thiết chế văn hoá, thể thao được đầu tư, nâng cấp và mở rộng, đáp ứng cơ bản
được nhu cầu của xã hội, nhiều nét văn hoá đặc sắc của các dân tộc được bảo tồn
và phát huy.

(theo bài báo : Ngọc Hồi trên đường đi tới 15/10/2015
/>Bên cạnh những thành tựu mà huyện đã đạt được thì huyện còn phải đối mặt với một
số hạn chế :
+ Về trường học: chất lượng đội ngũ giảng dạy còn bộc lộ nhiều hạn chế về công tác
đào tạo. trang thiết bị phục vụ cho một số môn khoa học tự nhiên còn chưa đảm bảo..


+ Về y tế: mặc số số trạm y tế,số bác sĩ có tăng qua các năm nhưng qua việc thăm dò
lấy ý kiến của người dân thì tình trạng phục vụ còn rất nhiều bất cập, nhiều trường hợp
không đủ dụng cụ y tế dẫn đến sự bức xúc cho người bệnh.
+ Về giao thông: một số làn đường,trục đường chính của huyện cho dấu hiệu xuống
cấp thi công, việc cho gia súc( trâu,bò,,) đi lại gây ảnh hưởng đến mạch huyết giao thông
của huyện…

IV : Các chính sách của huyện
 Giai đoạn 2016 - 2020 sẽ tập trung vào đầu tư phát triển hạ tầng Khu I, Khu II,
Khu III - Khu trung tâm KKTCKQT Bờ Y để kêu gọi đầu tư phát triển thương
mại, dịch vụ cửa khẩu gắn kết với phát triển Thị xã Ngọc Hồi tạo thành chuỗi
phát triển thương mại dịch vụ.( )
 Xây dựng và phát triển các ngành kinh tế và sản phẩm chủ lực đến năm 2020
+ Thực hiện công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch: khẩn trương xây dựng
quy hoạch và rà soát điều chỉnh, bổ sung quy hoạch làng nghề sản xuất tiểu thủ

công nghiệp, vùng nguyên liệu pục vụ cho chế biến, quy hoạch chế biến nônglâm sản rên địa bàn đến năm 2020.
+ Nâng cao chất lượng nguồn lực : ưu tiên sử dụng lực lượng lao động tại chỗ đã
qua đào tạo nghề, kết hợp thu hút lao động trình độ cao từ các địa phương khác;
thực hiện có hiệu quả chương trình đào tạo nghề chú trọng đào tạo lao động tại
chỗ và lao động là đồng bào dân tộc thiểu số, chú trọng nghề phù hợp với nhu cầu
sử dụng của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất.
+ Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến, kêu gọi thu hút đầu tư vào địa bàn : UBND
huyện chỉ đạo các ngành chức năng phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị
liên quan đẩy mạnh các giải pháp thu hút đầu tư vào địa bàn , hỗ trợ , tạo mọi
điều kiên thuận lợi cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư đầu tư vào các lĩnh vực
kinh tế mũi nhọn và sản phẩm chủ lực trên địa bàn.
+ Phát triển vùng nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp chế biến : rà soát và quy
hoạch phát triển các vùng chuyên canh sản xuất cây công nghiệp nhất là cây cao
su, cây sắn, cây cà phê gắn với công nghiệp chế biến; thực hiện hiệu quả việc
chuyển rừng ngheo kiệt và đất lâm nghiệp sang trồng cây cao su, bời lời, trồng
rừng nguyên liệu giấy


+ Tiếp tục đầu tư xây dựng và khai thác kết cấu hạ tầng
+ Đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ : Khuyến khích DN đầu tư đổi mới
trang thiết bị,công nghệ, ưu tiên lựa chọn các công nghệ sản xuất tien tiến, hiện
đại, thân thiện với MT, ít tiêu hao nhiên liệu, tận dụng tối đa nguyên liệu đầu vào
tạo ra SP có chất lượng ổn định, phù hợp với nhu cầu thị trường và có sức cạnh
tranh cao trên thị trường.
(Theo: Kế hoạch 267/KH-UBND huyện Ngọc Hồi ngày 5/4/2013 thực hiện đề án
xây dựng và phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn và sản phẩm chủ lực đến năm
2020)
 Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng và chất lượng
đội ngũ cán bộ, đảng viên. Đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, khoá XI “Một số

vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay.
( />


×