Thùc hiÖn an sinh x· héi cho c«ng nh©n n÷
ë c¸c khu c«ng nghiÖp tØnh ®ång nai hiÖn nay
CHUYÊN NGÀNH: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
MÃ SỐ: 60 22 03 08
HÀ NỘI – 2015
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết đầy đủ
An sinh xã hội
Bảo hiểm thất nghiệp
Bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm y tế
Chủ nghĩa xã hội
Khu công nghiệp
Người lao động
Xã hội chủ nghĩa
Chữ viết tắt
ASXH
BHTN
BHXH
BHYT
CNXH
KCN
NLĐ
XHCN
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THỰC
3
HIỆN AN SINH XÃ HỘI CHO CÔNG NHÂN NỮ Ở CÁC
1.1.
KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH ĐỒNG NAI HIỆN NAY
Một số vấn đề lý luận cơ bản về an sinh xã hội và thực hiện
11
an sinh xã hội cho công nhân nữ ở các khu công nghiệp
1.2.
tỉnh Đồng Nai hiện nay
Thực hiện an sinh xã hội cho công nhân nữ ở các khu
11
công nghiệp tỉnh Đồng Nai hiện nay - thực trạng, nguyên
nhân và một số vấn đề đặt ra
Chương 2 YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT
32
LƯỢNG THỰC HIỆN AN SINH XÃ HỘI CHO
CÔNG NHÂN NỮ Ở CÁC KHU CÔNG NGHIỆP
2.1.
TỈNH ĐỒNG NAI HIỆN NAY
Các nhân tố tác động và yêu cầu nâng cao chất lượng thực
55
hiện an sinh xã hội cho công nhân nữ ở các khu công nghiệp
2.2.
tỉnh Đồng Nai hiện nay
Một số giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng thực hiện an
55
sinh xã hội cho công nhân nữ ở các khu công nghiệp tỉnh
Đồng Nai hiện nay
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
61
79
82
88
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong cuộc sống, để thoả mãn những nhu cầu tối thiểu, con người phải
lao động sản xuất để có thu nhập. Tuy vậy, không phải lúc nào người lao động
cũng đảm bảo chắc chắn duy trì được việc làm thường xuyên và thu nhập ổn
định. Đó là những lúc gặp rủi ro như ốm đau, bệnh tật, tai nạn lao động dẫn
đến bị mất hoặc giảm việc làm.v.v. Hơn nữa, hoạt động lao động sản xuất của
con người không phải lúc nào cũng thuận lợi vì còn bị phụ thuộc vào điều
kiện tự nhiên, môi trường, xã hội.v.v. Vì thế, sự cần thiết phải có các biện
pháp phòng tránh và khắc phục rủi ro đã trở thành một nhu cầu của con người.
Đặc biệt trong nền sản xuất công nghiệp, khi mà số lượng người lao động có
thu nhập chính từ tiền lương tăng lên thì sự hẫng hụt về thu nhập trong các
trường hợp gặp rủi ro hoặc khi không còn khả năng lao động.v.v. càng trở
thành mối đe dọa đối với cuộc sống của họ.
Đất nước ta hiện nay đang đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Sự phát
triển kinh tế thị trường đã mang lại cho đất nước những biến đổi sâu sắc về
kinh tế - xã hội. Kinh tế tăng trưởng nhanh, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo
hướng tiến bộ, thu nhập bình quân của người lao động ngày càng cao, đời
sống kinh tế và xã hội của nhân dân có sự cải thiện rõ rệt. Bên cạnh, những
thành công đó, nước ta đang phải đối mặt với những khó khăn thách thức. Đó
là tình trạng thất nghiệp, thiếu công ăn việc làm của người lao động còn khá
phổ biến, khoảng cách thu nhập giữa người lao động, giữa các vùng vẫn chưa
được thu hẹp, tình trạng đói nghèo và tái nghèo vẫn chưa được giải quyết một
cách bền vững, phân hoá xã hội ngày càng phức tạp... Do đó, ASXH đối với
người công nhân vẫn còn nhiều khó khăn.
Tỉnh Đồng Nai có vị trí địa lý, chính trị, kinh tế khá quan trọng, nằm ở
cửa ngõ thành phố Hồ Chí Minh, điều kiện tự nhiên thuận lợi, đồng thời tỉnh
3
cũng đã có những chính sách ưu đãi “trải thảm đỏ”, khuyến khích hợp lý nên
đã thu hút được nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư, khiến cho tỉnh
Đồng Nai trở một vùng kinh tế trọng điểm, phát triển năng động của phía Nam
cũng như của đất nước. Từ đó, đội ngũ công nhân KCN tỉnh Đồng Nai có sự
phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng; có nhiều đóng góp to lớn vào sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh nói riêng và cả nước nói chung.
Thời gian qua, tỉnh Đồng Nai đã thực hiện khá tốt ASXH, tạo điều kiện
cho công nhân nói chung và công nhân nữ nói riêng hoàn thành tốt nhiệm vụ
của mình. Tuy nhiên hiện nay, đội ngũ công nhân tỉnh Đồng Nai nói chung,
công nhân nữ KCN nói riêng đang phải đối mặt với nhiều rủi ro, khó khăn,
thách thức. Đó là tình trạng thất nghiệp, thiếu công ăn việc làm diễn ra thường
xuyên do chưa qua đào tạo nghề hoặc bồi dưỡng nâng cao tay nghề, nghiệp vụ
nên chưa đáp ứng yêu cầu của phát triển sản xuất; tình trạng bị bóc lột quá mức
và thực hiện không nghiêm các chế độ, chính sách của các chủ sở hữu lao
động, do đó công nhân phải đối mặt với các tai nạn rủi ro trong quá trình lao
động; mắc các bệnh nghề nghiệp và các tệ nạn xã hội; tình trạng thiếu nhà ở
cho người công nhân lao động, nhà trẻ, trường học cho con em công nhân đang
diễn ra phổ biến… Họ còn bị phân biệt đối xử trong khi tham gia lao động so
với nam giới. Chẳng hạn lao động nữ thường bị trả lương thấp hơn so với lao
động nam. Ngoài ra, công nhân nữ còn phải nghỉ để sinh con, chăm sóc con
nhỏ và làm tất cả các công việc gia đình mà không có chế độ hỗ trợ. Việc đáp
ứng các nhu cầu cho phụ nữ như: y tế, giáo dục, chăm sóc sức khỏe sinh sản,
dịch vụ pháp lý… còn rất hạn chế. Điều này tạo ra khó khăn cho lao động nữ
KCN tỉnh Đồng Nai trong việc tiếp cận và được hưởng các chế độ ASXH.
4
Với những lý do trên, tác giả chọn đề tài “Thực hiện an sinh xã hội cho
công nhân nữ ở các khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai hiện nay” làm luận văn
tốt nghiệp cao học.
2.Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trong những năm gần đây, nhiều bài viết, công trình nghiên cứu về
những vấn đề có liên quan đến ASXH. Có thể nêu lên một số công trình sau:
* Nhóm các công trình khoa học nghiên cứu về an sinh xã hội
Ở nước ta, những năm đầu của quá trình đổi mới, có một số nghiên cứu
liên quan đến vấn đề ASXH, trong đó trực tiếp là đề tài cấp nhà nước mang
mã số KX 04-05: “Luận cứ khoa học cho việc đổi mới và hoàn thiện các
chính sách bảo đảm xã hội trong điều kiện nền kinh tế hàng hoá nhiều thành
phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”, do viện Khoa học lao
động và các vấn đề xã hội, thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, cơ
quan chủ trì đề tài. Kết quả nghiên cứu của Đề tài đã đề cập đến một cách khá
hệ thống vấn đề bảo đảm xã hội như: đã làm rõ khái niệm về bảo đảm xã hội;
mối quan hệ giữa bảo đảm xã hội với các chính sách xã hội, vị trí, vai trò và
sự cấn thiết khách quan của bảo đảm xã hội trong nền kinh tế thị trường,
khẳng định bảo đảm xã hội vừa là nhân tố ổn định, vừa là động lực cho phát
triển kinh tế xã hội. Đề tài đã nghiên cứu khá công phu về các bộ phận cấu
thành quan trọng của bảo đảm xã hội là bảo hiểm xã hội, trợ giúp xã hội, ưu
đãi xã hội; đã đánh giá thực trạng của các bộ phận cấu thành này, chỉ ra
những thành tựu, hạn chế của nó và chỉ ra quan điểm, phương hướng và giải
pháp phát triển trong tương lai của hệ thống bảo đảm xã hội ở nước ta.
Ngoài ra còn có các công trình khoa học và sách chuyên khảo của:
GS Bùi Đình Thanh (2000), “Xã hội học và chính sách xã hội” - Nxb
Khoa học xã hội.
5
Nguyễn Thị Hằng (2000), “Chính sách lao động và thương binh xã hội
trong công cuộc đổi mới” - Nxb Lao động xã hội.
TS Lê Chi Mai (2001), “Những vấn đề cơ bản về chính sách và quy trình
chính sách” - Nxb Đại học Quốc gia TP HCM.
PGS,TS Bùi Thế Cường (2002) “Chính sách xã hội và công tác xã hội ở
Việt Nam thập niên 90” - Nxb Khoa học xã hội.
Trường Đại học Lao động xã hội (2004), “Các bài giảng ưu đãi xã hội,
bảo hiểm xã hội, công tác xã hội” - Nxb Lao động xã hội.
Phạm Văn Bích (2005), “An sinh xã hội qua tổng quan một số tài liệu”,
Viện Xã hội học.
TS Mạc Tiến Anh (2005), “Khái luận chung về an sinh xã hội”, Tạp chí
Bảo hiểm xã hội, (số 1, 2, 4). Trong đó tác giả đã đề cập đến khái niệm, bản
chất, tính tất yếu khách quan và các bộ phận của ASXH. Đồng thời, tác giả
cũng đã đề cập đến mối quan hệ giữa kinh tế thị trường và ASXH ở Việt Nam.
Bộ Lao động - Thương binh và xã hội (1993), “Một số vấn đề về chính
sách Bảo đảm xã hội ở nước ta hiện nay”, Đề tài cấp Nhà nước mã số KX 0405.
Sách chuyên khảo về lý luận chung và hệ thống chính sách ASXH của
nhóm tác giả: Nguyễn Anh Dũng, Phạm Văn Sáng, Ngô Quang Minh, Bùi
Văn Huyền (2009), Lý thuyết và mô hình an sinh xã hội: Phân tích thực tiễn ở
Đồng Nai, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Trịnh Duy Luân (2006) “Góp phần xây dựng hệ thống an sinh xã hội
tổng thể ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Xã hội học, ( số1, số 93)
TS Mai Ngọc Cường (chủ biên) (2009) Xây dựng và hoàn thiện hệ
thống chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam của, Nxb CTQG, Hà Nội.
TS Nguyễn Hữu Dũng (2012). Cơ sở lý luận và thực tiễn để xây dựng
và thực hiện hệ thống chính sách an sinh xã hội trong điều kiện kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
6
Nguyễn Trọng Đàm, “Vấn đề cấu trúc, mô hình và cách vận hành các trụ
cột của hệ thống an sinh xã hội ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Cộng sản, (số
860 tháng 6/2014, tr.56)
Trong những công trình, bài báo khoa học này, các tác giả đã đề cập đến
lịch sử ra đời quan điểm, chính sách ASXH, vai trò của ASXH, khái niệm
ASXH, bản chất, nội dung, đối tượng được tiếp cận và chủ thể thực hiện
ASXH ở nước ta.
* Nhóm các công trình nghiên về thực hiện ASXH và công tác bảo
đảm ASXH
Đặng Cảnh Khanh (1994), Vấn đề trợ giúp xã hội trong chính sách bảo
đảm xã hội ở Việt Nam, đề tài KX. 04- 05
Nguyễn Văn Định (2000), Tổ chức bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam
trong nền kinh tế thị trường, đề tài cấp Bộ năm 2000.
Mai Ngọc Cường (2001), Vấn đề đổi mới bảo hiểm xã hội, Chương VIII.
Sách Kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam.
Bùi Văn Hồng (2002), Nghiên cứu mở rộng đối tượng tham gia BHXH
đối với người lao động tự tạo việc làm và thu nhập, đề tài cấp Bộ năm 2002.
Nguyễn Tiệp (2002), Các giải pháp nhằm thực hiện xã hội hoá công tác
trợ giúp xã hội, đề tài cấp Bộ năm 2002.
Mai Ngọc Cường (2006), Chính sách xã hội nông thôn: kinh nghiệm
CHLB Đức và thực tiễn Việt Nam, NXB Lý luận chính trị, Hà nội.
Nguyễn Hải Hữu (2006), Phát triển hệ thống an sinh xã hội phù hợp với
bối cảnh nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Chuyên đề 8.
Đánh giá 20 năm đổi mới, Viện khoa học xã hội việt Nam.
Đinh Công Tuấn (chủ biên) (2008) “Hệ thống an sinh xã hội của EU và
bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”, Nxb Khoa học xã hội, Hà nội.
7
Mai Ngọc Anh (2010), An sinh xã hội đối với nông dân trong nền kinh tế
thị trường ở Việt Nam, Nxb CTQG, Hà Nội.
Trần Hoàng Hải và Lê Thị Thuý Hương (2011), Pháp luật An sinh xã hội Kinh nghiệm của một số nước đối với Việt Nam của, Nxb CTQG, Hà Nội.
TS Nguyễn Văn Nhường và Nguyễn Thành Độ (2011), Bàn về chính
sách an sinh xã hội với người nông dân sau khi thu hồi đất để phát triển các
khu công nghiệp - qua nghiên cứu ở tỉnh Bắc Ninh, Tạp chí Cộng sản, (số 823
tháng 7/2011, tr.46)
TS Lưu Ngọc Khải (chủ nhiệm) (2011), Nội dung, phương thức vận dụng
quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về an sinh xã hội trong giảng dạy chủ
nghĩa xã hội khoa học ở Học viện Chính trị hiện nay, Đề tài cấp học viện.
TS. Mai Ngọc Cường (2012), An sinh xã hội với dân cư nông thôn - hiện
trạng và giải pháp, Nxb CTQG, Hà Nội
Đàm Hữu Đắc (3-2011), “Xây dựng và phát triển nghề công tác xã hội
chuyên nghiệp ở nước ta” của Tạp chí Cộng sản, (Số 821).
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng (2010) “Bảo đảm ngày càng tốt
hơn an sinh xã hội và phúc lợi xã hội là một nội dung chủ yếu của Chiến lược
phát triển kinh tế xã hội 2011 - 2020”, Báo Nhân dân, (Số 20135), tr3.
PGS,TS Phạm Xuân Hảo “An sinh xã hội - nội dung quan trọng trong chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội của Đảng Cộng sản Việt Nam”, Tạp chí Giáo dục
lý luận chính trị quân sự, (Số 1), năm 2012.
Tóm lại, các công trình khoa học trên đã đề cập vấn đề ASXH ở nhiều
chiều cạnh khác nhau, trong đó tập trung làm rõ những nội dung chủ yếu sau:
Khẳng định ASXH là vấn đề xã hội phức tạp, mang tính toàn cầu liên
quan đến sự ổn định, phát triển bền vững của tất cả các quốc gia, đòi hỏi phải
phát huy tất cả các nguồn lực trong và ngoài nước, sự hợp tác giữa các quốc
gia dân tộc để giải quyết có hiệu quả.
8
Ở nước ta, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quan tâm của Nhà nước chính
sách ASXH ngày càng được mở rộng và hoàn thiện với nhiều tầng, nấc tiến
tới bao phủ toàn xã hội và mọi người dân.
Sự phát triển của nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế của đất nước,
sự tác động của biến đổi khí hậu và cả một hệ quả nặng nề do chiến tranh để lại,
vì thế đối tượng chính sách ASXH ở nước ta hiện nay còn nhiều, trong đó đáng
chú ý là người nông dân, thương bệnh binh, gia đình liệt sỹ, người có công với
cách mạng... Do vậy, để thực hiện tốt ASXH phải phát huy sức mạnh của cả hệ
thống chính trị, của các cấp, các ngành và toàn nhân dân tham gia.
Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện chiến lược ASXH ở Việt Nam đến năm
2020; phát triển kinh tế gắn với công bằng xã hội và tiến bộ xã hội...
Kết quả nghiên cứu các công trình khoa học trên được tác giả kế thừa có
chọn lọc trong quá trình triển khai thực hiện đề tài. Đồng thời khẳng định,
hiện nay chưa có công trình khoa học nào đi sâu nghiên cứu một cách hệ
thống về “Thực hiện an sinh xã hội cho công nhân nữ ở các khu công nghiệp
ở tỉnh Đồng Nai hiện nay”. Vì vậy, đề tài mà tác giả lựa chọn không trùng lặp
với các luận văn, luận án và công trình khoa học đã được công bố.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
* Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở luận giải một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thực hiện
ASXH cho công nhân nữ ở các KCN tỉnh Đồng Nai, tác giả đề xuất một số
yêu cầu và giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng thực hiện ASXH cho
công nhân nữ ở các KCN tỉnh Đồng Nai hiện nay.
*Nhiệm vụ nghiên cứu
Làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản về ASXH và thực hiện ASXH cho
công nhân nữ ở các KCN tỉnh Đồng Nai hiện nay.
Đánh giá thực trạng thực hiện ASXH cho công nhân nữ ở các KCN tỉnh
Đồng Nai hiện nay và nguyên nhân của thực trạng đó.
9
Đề xuất yêu cầu và một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng thực
hiện ASXH cho công nhân nữ ở các KCN tỉnh Đồng Nai hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
* Đối tượng nghiên cứu
Thực hiện ASXH cho công nhân nữ ở các KCN tỉnh Đồng Nai.
* Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu, khảo sát thực trạng thực hiện ASXH cho công nhân nữ ở các
KCN tỉnh Đồng Nai hiện nay, trong đó tập trung vào các KCN điển hình như: Biên
Hòa 1, 2; AMATA; Tam Phước. Các số liệu khảo sát tính từ năm 2009 đến nay.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài
* Phương pháp luận: là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy
vật lịch sử.
* Phương pháp nghiên cứu của đề tài: trên cơ sở phương pháp luận duy
vật biện chứng, duy vật lịch sử, tác giả sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp
nghiên cứu khoa học, cụ thể như: lô gíc - lịch sử, phân tích - tổng hợp, so sánh,
thống kê, điều tra xã hội học… để thực hiện các nhiệm vụ của đề tài đặt ra.
6. Ý nghĩa của đề tài
Với việc làm rõ một số vấn đề lý luận, thực tiễn và đề xuất một số giải
pháp nâng cao chất lượng thực hiện ASXH cho công nhân nữ ở các KCN tỉnh
Đồng Nai hiện nay, luận văn góp phần vào việc đưa ra những cơ sở khoa học để
các cấp lãnh đạo, quản lý ở tỉnh Đồng Nai tham khảo, vận dụng trong lãnh đạo,
chỉ đạo và đưa ra những quyết sách nhằm thực hiện tốt ASXH cho công nhân
nữ ở các KCN tỉnh Đồng Nai hiện nay.
Luận văn có thể dùng làm tư liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy
một số chủ đề của các bộ môn có liên quan.
7. Kết cấu của đề tài
Luận văn gồm: Phần mở đầu, 2 chương (4 tiết), kết luận, kiến nghị, danh
mục tài liệu tham khảo và phụ lục.
10
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THỰC HIỆN
AN SINH XÃ HỘI CHO CÔNG NHÂN NỮ Ở CÁC KHU CÔNG
NGHIỆP TỈNH ĐỒNG NAI HIỆN NAY
1.1. Một số vấn đề lý luận cơ bản về an sinh xã hội và thực hiện an sinh
xã hội cho công nhân nữ ở các khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai hiện nay
1.1.1. Một số vấn đề lý luận cơ bản về an sinh xã hội
* Khái quát sự ra đời của an sinh xã hội
Phải lo xa, đề phòng trước những khó khăn trong tương lai nên từ xa xưa
với câu phương ngôn “tích cốc phòng cơ, tích y phòng hàn” thì con người
luôn phải chủ động tích trữ thóc gạo phòng khi đói, tích trữ y phục phòng khi
rét nên trước những khó khăn, rủi ro trong cuộc sống, con người đã tự khắc
phục và luôn nhận được sự san sẻ, đùm bọc, cưu mang của cộng đồng. Sự
tương trợ dần dần được mở rộng và phát triển dưới nhiều hình thức khác
nhau. Những yếu tố đoàn kết, hướng thiện đó đã tác động tích cực đến ý
thức và công việc xã hội của các nhà nước dưới các chế độ xã hội khác nhau.
Trong quá trình phát triển xã hội, đặc biệt là từ sau cuộc cách mạng công
nghiệp, hệ thống ASXH đã có những cơ sở để hình thành và phát triển.
Điểm mốc đánh dấu sự hình thành ASXH là cuộc cách mạng công nghiệp ở
thế kỷ thứ XIX. Cuộc cách mạng này đã khiến cuộc sống của NLĐ phụ thuộc chủ
yếu vào thu nhập do bán sức lao động đem lại. Chính vì vậy sự hẫng hụt về tiền
lương trong các trường hợp bị ốm đau, tai nạn, rủi ro, bị mất việc làm hoặc do tuổi
già sức yếu v.v … đã trở thành mối đe dọa đối với cuộc sống bình thường của
những người không có nguồn thu nhập nào khác ngoài tiền lương. Sự bắt buộc
phải đối mặt với những nhu cầu thiết yếu hàng ngày đã buộc những người làm
công ăn lương tìm cách khắc phục bằng những hành động tương thân, tương ái
(lập các quỹ tương tế, các hội đoàn…); đồng thời, đòi hỏi giới chủ và nhà nước
phải có trợ giúp bảo đảm cuộc sống cho họ.
11
Năm 1850, lần đầu tiên ở Đức, nhiều bang đã thành lập quỹ ốm đau và
yêu cầu công nhân phải đóng góp để dự phòng khi bị giảm thu nhập vì bệnh
tật. Từ đó, xuất hiện hình thức bắt buộc đóng góp. Lúc đầu chỉ có giới thợ
tham gia, dần dần các hình thức bảo hiểm mở rộng ra cho các trường hợp rủi
ro nghề nghiệp, tuổi già và tàn tật. Đến cuối những năm 1880, ASXH (lúc này
là BHXH) đã mở ra hướng mới. Sự tham gia là bắt buộc và không chỉ người
lao động đóng góp mà giới chủ và nhà nước cũng phải thực hiện nghĩa vụ của
mình (cơ chế ba bên). Tính chất đoàn kết và san sẻ lúc này được thể hiện rõ
nét: mọi người, không phân biệt già - trẻ, nam - nữ, người khoẻ - người yếu
mà tất cả đều phải tham gia đóng góp.
Mô hình này của Đức đã lan dần ra châu Âu, sau đó sang các nước Mỹ
Latinh, rồi đến Bắc Mỹ và Canada vào những năm 30 của thế kỷ XX. Sau
chiến tranh thế giới thứ hai, ASXH đã lan rộng sang các nước giành được
độc lập ở châu Á, châu Phi và vùng Caribê. Ngoài BHXH, các hình thức
truyền thống về tương tế, cứu trợ xã hội cũng tiếp tục phát triển để giúp đỡ
những người có hoàn cảnh khó khăn như những người già cô đơn, người tàn
tật, trẻ em mồ côi, người góa bụa và những người không may gặp rủi ro vì
thiên tai, hỏa hoạn… Các dịch vụ xã hội như dịch vụ y tế, dự phòng tai nạn, dự
phòng y tế tái thích ứng; dịch vụ đặc biệt cho người tàn tật, người già, bảo vệ
trẻ em… được từng bước mở rộng ở các nước theo những điều kiện tổ chức,
chính trị, kinh tế - xã hội, tài chính và quản lý khác nhau. Hệ thống ASXH
được hình thành và phát triển rất đa dạng dưới nhiều hình thức khác nhau ở
từng quốc gia, trong từng giai đoạn lịch sử, trong đó BHXH là trụ cột chính.
Vào thời điểm đó, tuy Mác - Ăngghen chưa đưa ra một quan niệm hoàn
chỉnh về ASXH, nhưng trong tư tưởng của Mác - Ăngghen, đặc biệt là lý luận
của các ông về xã hội, xã hội chủ nghĩa đã thể hiện đậm nét quyền con người,
tính nhân đạo, nhân văn, tính công khai, dân chủ và công bằng xã hội trong
12
chế độ xã hội và các ông đã khẳng định: “Những người cộng sản có thể tóm
tắt lý luận của mình thành một luận điểm duy nhất này là: xóa chế độ tư hữu”
[46 tr.605] Xóa bỏ chế độ tư hữu ở đây chính là xóa bỏ sự áp bức bóc lột bất
công của chế độ người bóc lột người; xây dựng một xã hội ấm no, tự do, hạnh
phúc, một xã hội mà “nguyên tắc cơ bản là mọi cá nhân đều được phát triển
đầy đủ và tự do“[46 tr.835]. Đó chính là cơ sở lý luận cơ bản để nói lên bản
chất của ASXH sau này.
Đến V.I. Lênin và Hồ Chí Minh đã là những người bắt tay xây dựng xã
hội mới - xã hội xã hội chủ nghĩa thì trong tư tưởng cũng như quan điểm,
đường lối, mô hình xây dựng CNXH của các ông đều đề cập đến bảo đảm xã
hội và công bằng xã hội. Theo Lê nin: “lực lượng sản xuất hàng đầu của toàn
thể nhân loại là công nhân, là người lao động”[44 tr.430]. Trong hai quy luật
cơ bản quyết định sự vận động, phát triển của xã hội loài người (quy luật quan
hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và quy
luật cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng), suy cho cùng là do lực
lượng sản xuất quyết định. Trong đó, yếu tố con người là yếu tố năng động
nhất quyết định sự phát triển của lực lượng sản xuất. Cho nên, khi phát huy
được nhân tố con người - nhân dân lao động sẽ tác động đến nhân tố cội
nguồn của động lực cách mạng thúc đẩy tiến bộ xã hội.
Trên nền tảng quan điểm cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác Lênin về ASXH, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: chính sách an sinh xã hội là
chăm lo cho các tầng lớp nhân dân từ nông dân, công nhân, thương nhân,
công chức, binh lính đến thanh niên, trẻ em, phụ nữ và những người yếu thế
trong xã hội như người tàn tật, ốm đau, người già, trẻ nhỏ. Sau lễ Tuyên bố
độc lập, Người đề xuất “Sáu việc lớn cần làm ngay” như một chương trình
hành động của Chính phủ lâm thời. Trong đó: “Chống giặc đói; Chống giặc
dốt;…thuế thân, thuế chợ, thuế đò là một lối bóc lột vô nhân đạo, phải bỏ
ngay ba thứ thuế ấy và tuyệt đối cấm hút thuốc phiện”[48 tr.7-9].
13
Năm 1946, sau 4 ngày Tổng tuyển cử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát
biểu: “Chúng ta giành được tự do, độc lập rồi mà dân cứ chết đói, chết rét thì
tự do độc lập cũng chẳng làm gì. Dân chỉ biết rõ giá trị của tự do, độc lập khi
mà dân được ăn no, mặc đủ. Chúng ta phải làm ngay, làm cho dân có ăn, làm
cho dân có mặc, làm cho dân có chỗ ở, làm cho dân có học hành” [48 tr.152]
Người khẳng định: “Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao
cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng
có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Câu nói này đã toát lên triết lý về
an sinh xã hội của Hồ Chủ tịch.
Đạo luật đầu tiên về ASXH (Social Security) trên thế giới là Đạo luật
năm 1935 ở Mỹ. Đạo luật này quy định thực hiện chế độ bảo vệ tuổi già, chế độ
tử tuất, tàn tật và trợ cấp thất nghiệp. Thuật ngữ ASXH được chính thức sử dụng.
Đến năm 1941, trong Hiến chương Đại Tây Dương và sau đó Tổ chức Lao động
Quốc tế (ILO) chính thức dùng thuật ngữ này trong các công ước quốc tế. An sinh
xã hội đã được tất cả các nước thừa nhận là một trong những quyền con người.
Nội dung của ASXH đã được ghi nhận trong Tuyên ngôn nhân quyền do Đại hội
đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 10/12/1948. Trong bản Tuyên ngôn có viết:
“Tất cả mọi người với tư cách là thành viên của xã hội có quyền hưởng ASXH.
Quyền đó đặt cơ sở trên sự thoả mãn các quyền về kinh tế, xã hội và văn hoá cần
cho nhân cách và sự tự do phát triển con người…”. Ngày 25/6/1952, Hội nghị
toàn thể của ILO đã thông qua Công ước số 102, được gọi là Công ước về ASXH
trong đó xác định 9 bộ phận cấu thành của an sinh xã hội gồm: (I) Hệ thống chăm
sóc y tế; (II) Hệ thống trợ cấp ốm đau; (III) Trợ cấp thất nghiệp; (IV) Hệ thống trợ
cấp tuổi già; (V) Trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp; (VI) Trợ cấp
gia đình; (VII) Trợ cấp thai sản; (VIII) Hệ thống trợ cấp cho tình trạng không tự
chăm sóc được bản thân (trợ cấp tàn tật); (IX) Trợ cấp tiền tuất.
Ở Việt Nam, thuật ngữ “an sinh xã hội” được xuất hiện vào những năm 70
thế kỷ XX trong một số cuốn sách nghiên cứu về pháp luật của một số học giả
14
Sài Gòn. Sau năm 1975, thuật ngữ này được dùng nhiều hơn. Vào đầu những
năm 90 thế kỷ XX trở lại đây nó được dùng rộng rãi hơn.
An sinh xã hội và chính sách xã hội. Theo nghĩa chung, thông thường,
chính sách xã hội là sự tác động của Nhà nước vào các tầng lớp xã hội, nhằm
điều hoà lợi ích xã hội, quan hệ xã hội để ổn định hoàn cảnh sống của các cá
nhân thuộc các tầng lớp trong xã hội. Những bảo trợ xã hội mà xã hội dành
cho các thành viên của mình, suy đến cùng cũng nhằm mục đích ổn định
hoàn cảnh sống của các cá nhân thuộc các tầng lớp trong xã hội. Do đó,
ASXH là một “bộ phận”, “nội dung” của chính sách xã hội.
* Quan niệm an sinh xã hội
Cho đến nay, dưới nhiều góc độ tiếp cận khác nhau nên giới nghiên cứu lý
luận, cũng như những nhà chỉ đạo thực tiễn hiện có nhiều cách hiểu về ASXH.
Theo tiếng Anh, ASXH thường được gọi là Social Security và khi dịch
ra tiếng Việt, ngoài ASXH thì thuật ngữ này còn được dịch là bảo đảm xã
hội, bảo trợ xã hội, an ninh xã hội, an toàn xã hội… với những ý nghĩa
không hoàn toàn tương đồng nhau.
Theo nghĩa chung nhất, ASXH là sự đảm bảo thực hiện các quyền của con
người được sống trong hoà bình, được tự do làm ăn, cư trú, di chuyển, phát
biểu chính kiến trong khuôn khổ luật pháp; được bảo vệ và bình đẳng trước
pháp luật; được học tập, được có việc làm, có nhà ở; được đảm bảo thu nhập để
thoả mãn những nhu cầu sinh sống thiết yếu khi gặp rủi ro, tai nạn, tuổi già...
Theo nghĩa hẹp ASXH được hiểu là sự bảo đảm thu nhập và một số điều
kiện sinh sống thiết yếu khác cho người lao động và gia đình họ khi bị giảm
hoặc mất thu nhập do bị giảm hoặc mất khả năng lao động hoặc mất việc làm;
cho những người già cả, cô đơn, trẻ em mồ côi, người tàn tật, những người
nghèo đói và những người bị thiên tai, địch họa...
Tiếp cận quan niệm ASXH theo nghĩa hẹp, trong Công ước 102 của Tổ
chức Lao động quốc tế định nghĩa:“An sinh xã hội là sự bảo vệ của xã hội đối
15
với các thành viên của mình thông qua hàng loạt các biện pháp công nhằm
chống lại tình cảnh khốn khổ về kinh tế và xã hội gây ra bởi tình trạng bị
ngừng hoặc giảm sút đáng kể về thu nhập do ốm đau, thai sản, thương tật
trong lao động, thất nghiệp, tàn tật, tuổi già, tử vong, sự cung cấp về chăm
sóc y tế và cả sự cung cấp các khoản tiền trợ cấp cho các gia đình đông con”.
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài đã xác định, tác giả tiếp cận nghiên cứu
ASXH theo nghĩa này.
Qua khái niệm trên cho thấy, về mặt bản chất, ASXH là vấn đề mang
tính xã hội và tính nhân văn sâu sắc. Bởi lẽ, nó tạo ra sự “an sinh” cho mọi
thành viên, góp phần bảo đảm đời sống và thu nhập cho mọi người trong xã
hội với phương thức hoạt động chủ yếu là thông qua các biện pháp công. Xét
về mô hình: ASXH bao gồm chín chế độ chủ yếu sau: chăm sóc y tế, trợ cấp
ốm đau, trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp tuổi già, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh
nghề nghiệp, trợ cấp gia đình, trợ cấp thai sản, trợ cấp tàn tật, trợ cấp tử tuất.
Đây là mô hình ASXH tương đối phổ biến được hầu hết các quốc gia trên thế
giới trong đó có Việt Nam thừa nhận. Tuy nhiên, việc thực hiện đầy đủ các
chế độ an sinh trên còn tùy thuộc vào nhu cầu bức thiết, điều kiện kinh tế - xã
hội của mỗi quốc gia, nhưng theo xu hướng chung trên thế giới, ASXH sẽ mở
rộng dần về quy mô và chất lượng thực hiện của từng chế độ.
Bên cạnh khái niệm trên, từ những cách tiếp cận khác nhau, một số nhà
khoa học đưa ra những khái niệm rộng - hẹp khác nhau về ASXH, chẳng hạn:
Theo H. Beveridge, nhà kinh tế học và xã hội học người Anh (18791963), ASXH là sự bảo đảm về việc làm khi người ta còn sức làm việc và bảo
đảm một lợi tức khi người ta không còn sức làm việc nữa.
Trong cuốn “Từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam” tập I cũng đã thống
nhất khái niệm về an sinh xã hội (Social Security) là: “Sự bảo vệ của xã hội
đối với công dân thông qua các biện pháp công cộng nhằm giúp họ khắc phục
những khó khăn về kinh tế và xã hội; đồng thời bảo đảm chăm sóc y tế và trợ
cấp cho các gia đình đông con...”
16
Theo PGS. TS Đỗ Minh Cương thì ASXH (bảo đảm xã hội): “... là sự
bảo vệ của xã hội đối với những thành viên của mình, trước hết là trong
những trường hợp túng thiếu về kinh tế và xã hội, bị mất hoặc giảm sút thu
nhập đáng kể do gặp những rủi ro như ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp, tàn tật, mất việc làm, mất người nuôi dưỡng, nghỉ do thai sản, về già,
trong các trường hợp thiệt hại do thiên tai, địch hoạ, hoả hoạn. Đồng thời, xã
hội cũng ưu đãi những thành viên của mình đã xả thân vì nước, vì dân, có
những cống hiến đặc biệt cho cách mạng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Mặt
khác cũng cứu vớt những thành viên lầm lỗi mắc vào tệ nạn xã hội nhằm phối
hợp chặt chẽ với các chính sách xã hội khác đạt tới mục đích dân giàu, nước
mạnh, xã hội văn minh”.
Theo PGS Tương Lai thì: “Bảo đảm xã hội (an sinh xã hội) là một lĩnh vực
rộng lớn, không chỉ bao hàm sự bảo vệ của xã hội đối với mọi người khi gặp phải
thiếu thốn về kinh tế, mà còn bảo đảm về môi trường thuận lợi để giúp mọi người
phát triển về giáo dục, văn hoá nhằm nâng cao trình độ dân trí, học vấn...”
Như vậy, có thể thấy rằng ASXH là một lĩnh vực rộng lớn, phức tạp khó
có thể đưa ra một định nghĩa đáp ứng được tất cả các nội dung trong điều kiện
kinh tế, xã hội, chính trị, truyền thống dân tộc, tôn giáo ở mỗi nước khác nhau
hoặc trong các giai đoạn lịch sử ở từng nước. Theo cách hiểu phổ biến, ASXH
là sự bảo vệ, trợ giúp của Nhà nước và cộng đồng đối với những người “yếu
thế” trong xã hội bằng cách tạo ra lưới an toàn gồm nhiều tầng, nhiều lớp cho tất
cả các thành viên xã hội trong trường hợp bị giảm, bị mất thu nhập hay gặp phải
những rủi ro khác. ASXH tạo ra một “vỏ bọc” hay một “giá đỡ”, một “chiếc
ô” che chở… nhằm bảo đảm cho một xã hội và mỗi con người (trong đó con
người được đặt ở vị trí trung tâm) sự bảo đảm về vật chất, tinh thần và các
dịch vụ xã hội… mà nhà nước, cộng đồng dân cư, nhóm người hay một tổ
chức (gồm các cá nhân, tập thể hay cộng đồng) tạo nên. Nó mang đến cho
những đối tượng nghèo đói, yếu thế, gặp rủi ro bất thường về các nhu cầu cơ
bản khi họ phải đối diện với khó khăn, thách thức.
17
Kế thừa những thành tựu nghiên cứu của các nhà khoa học đi trước, tác
giả luận văn quan niệm: An sinh xã hội là một bộ phận cơ bản trong chính sách
xã hội của nhà nước và cộng đồng nhằm thực hiện chức năng phòng ngừa, hạn
chế và khắc phục rủi ro cho các thành viên trong xã hội do bị mất hoặc giảm
thu nhập bởi các nguyên nhân ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, thất
nghiệp, thương tật, tuổi già và chết, để bảo đảm an toàn thu nhập và cuộc sống
cho các thành viên trong xã hội.
An sinh xã hội là những chế độ chính sách của nhà nước và cộng đồng để
góp phần đảm bảo thu nhập và đời sống cho các công dân trong xã hội. Phương
thức hoạt động của ASXH là thông qua các biện pháp công cộng. Mục đích của
ASXH là tạo ra sự “an sinh” cho mọi thành viên trong xã hội trong mọi hoàn
cảnh. Vì vậy, ASXH mang tính xã hội, tính nhân văn sâu sắc.
* Bản chất của an sinh xã hội
Theo khái niệm an sinh xã hội ở trên, có thể thấy:
An sinh xã hội đó là sự bảo đảm của xã hội với các thành viên; là thể
hiện quyền con người, tính nhân văn, nhân đạo và hướng tới tiến bộ, công
bằng xã hội. Sự bảo vệ này được thực hiện thông qua các biện pháp công
cộng. Mục đích của sự bảo vệ này nhằm giúp đỡ các thành viên của xã hội trước
những biến cố, những “rủi ro xã hội” dẫn đến bị giảm hoặc mất thu nhập….
Bản chất của ASXH được thể hiện như sau:
Thứ nhất, ASXH là biểu hiện rõ rệt của quyền con người đã được Liên
hợp quốc và các quốc gia tiến bộ trên thế giới thừa nhận. Mọi người sinh ra
đều có quyền sống, quyền tự do, mưu cầu hạnh phúc… đó là quyền con người
thiêng liêng, bất khả xâm phạm, nhưng không phải giai đoạn lịch sử nào và
chế độ nào cũng tôn trọng và bảo vệ quyền con người một cách thỏa đáng. Vì
quyền con người không thể cao hơn trạng thái phát triển kinh tế - văn hóa - xã
hội. Đồng thời, nó còn phụ thuộc có tính quyết định vào sự phát triển kinh tế
và chế độ chính trị - xã hội ở mỗi quốc gia.
18
Do đó, ASXH là một chính sách hết sức nhân đạo để thực hiện quyền
con người đã được Liên hợp quốc và các quốc gia tiến bộ thừa nhận. Để thấy
rõ bản chất của ASXH, cần hiểu rõ mục tiêu của nó. Mục tiêu của ASXH là tạo
ra một lưới an toàn gồm nhiều tầng, nhiều lớp bảo vệ cho tất cả mọi thành viên
của cộng đồng trong những trường hợp bị giảm hoặc bị mất thu nhập hoặc phải
tăng chi phí đột xuất trong chi tiêu của gia đình do nhiều nguyên nhân khác
nhau, như ốm đau, thương tật, già cả… gọi chung là những biến cố và những
“rủi ro xã hội”. Để tạo ra lưới an toàn gồm nhiều tầng, nhiều lớp, ASXH dựa
trên nguyên tắc san sẻ trách nhiệm và thực hiện công bằng xã hội, được thực
hiện bằng nhiều hình thức, phương thức và các biện pháp khác nhau.
An sinh xã hội, như đã nêu, có nội dung rất rộng lớn, nhưng tập trung
vào ba vấn đề chủ yếu:
- Một là, bảo hiểm xã hội - trụ cột cơ bản, cần thiết cho sự bảo đảm
("BHXH là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người
lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở
đóng vào quỹ BHXH" (Điều 3 Luật BHXH)). Bảo hiểm xã hội là xương sống
của hệ thống ASXH. Chỉ khi có một hệ thống BHXH hoạt động có hiệu quả
thì mới có thể có một nền ASXH vững mạnh. BHXH dựa trên sự đóng góp
của các bên tham gia, gồm người lao động, người sử dụng lao động và Nhà
nước trong một số trường hợp. Thông qua các trợ cấp BHXH, người lao động
có được một khoản thu nhập bù đắp hoặc thay thế cho những khoản thu nhập
bị giảm hoặc mất trong những trường hợp họ bị giảm hoặc mất khả năng lao
động hoặc mất việc làm.
- Hai là, sự cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người lao động và
các thành viên gia đình họ, nhằm bảo đảm cho họ tái tạo được sức lao động,
duy trì và phát triển nền sản xuất xã hội, đồng thời phát triển mọi mặt cuộc
sống của con người, kể cả phát triển bản thân con người.
19
- Ba là, các loại trợ giúp xã hội (cung cấp tiền, hiện vật…) cho những
người có rất ít hoặc không có tài sản (người nghèo khó), những người cần sự
giúp đỡ đặc biệt cho các gánh nặng gia đình… ASXH cũng khuyến khích,
thậm chí bao quát cả những loại trợ giúp như miễn giảm thuế, trợ cấp về ăn,
ở, dịch vụ đi lại…
Hệ thống ASXH hiện đại không chỉ là những cơ chế đơn giản nhằm thay
thế thu nhập mà đã trở thành những véctơ hỗn hợp của cái gọi là “những
chuyển giao xã hội”, tức là những công cụ, những biện pháp phân phối lại tiền
bạc, của cải và các dịch vụ xã hội có lợi cho những nhóm người “yếu thế” hơn
(hiểu một cách tương đối, biện chứng nhất) trong cộng đồng xã hội.
Như vậy, bản chất của ASXH trước hết là nhằm thực hiện quyền con
người, bảo vệ cho các thành viên của xã hội trước mọi “biến cố xã hội” bất lợi.
Thứ hai, ASXH là thể hiện chủ nghĩa nhân đạo cao đẹp của con người
và xã hội loài người.
Mỗi người trong xã hội từ những địa vị xã hội, chủng tộc, tôn giáo khác
nhau… là biểu hiện sự khác nhau của một hệ thống giá trị xã hội. Nhưng vượt
lên trên tất cả, với tư cách là một công dân, họ phải được bảo đảm mọi mặt để
phát huy đầy đủ những khả năng của mình, không phân biệt địa vị xã hội,
chủng tộc, tôn giáo… An sinh xã hội tạo cho những người bất hạnh, những
người kém may mắn hơn những người bình thường khác có thêm những điều
kiện, những lực đẩy cần thiết để khắc phục những “biến cố”, những “rủi ro xã
hội”, có cơ hội để phát triển, hoà nhập vào cộng đồng. An sinh xã hội kích thích
tính tích cực xã hội trong mỗi con người, kể cả những người giàu và người
nghèo; người may mắn và người kém may mắn, giúp họ hướng tới những chuẩn
mực của Chân - Thiện - Mỹ. Nhờ đó, một mặt có thể chống thói ỷ lại vào xã hội;
mặt khác, có thể chống lại được tư tưởng mạnh ai nấy lo, “đèn nhà ai nhà ấy
rạng”… An sinh xã hội là yếu tố tạo nên sự hòa đồng mọi người không phân biệt
chính kiến, tôn giáo, chủng tộc, vị trí xã hội… Đồng thời, giúp mọi người hướng
20
tới một xã hội nhân ái, góp phần tạo nên một cuộc sống công bằng, dân chủ và
tạo cơ hội cho mọi người cùng phát triển. Do đó, ASXH là thể hiện chủ nghĩa
nhân đạo cao cả của con người và xã hội loài người. An sinh xã hội còn thể hiện
truyền thống đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng là một trong những
nhân tố để ổn định và phát triển xã hội. Sự san sẻ trong cộng đồng, giúp đỡ
những người bất hạnh là nhằm hoàn thiện những giá trị nhân bản của con
người, bảo đảm cho một xã hội phát triển lành mạnh.
Thứ ba, ASXH là thực hiện một phần công bằng và tiến bộ xã hội, trên
bình diện xã hội, ASXH là một công cụ để cải thiện các điều kiện sống của
các tầng lớp dân cư, đặc biệt là đối với những người nghèo khó, những nhóm
dân cư “yếu thế” trong xã hội.
Trên bình diện kinh tế, ASXH là một công cụ phân phối lại thu nhập
giữa các thành viên trong cộng đồng, được thực hiện theo hai chiều ngang và
dọc. Sự phân phối lại thu nhập theo chiều ngang là sự phân phối lại giữa
những người khoẻ mạnh và người ốm đau, giữa người đang làm việc và người
đã nghỉ việc, giữa người chưa có con và những người có gánh nặng gia đình.
Một bên là những người đóng góp đều đặn vào các loại quỹ ASXH hoặc đóng
thế, còn bên kia là những người được hưởng trong các trường hợp với các
điều kiện xác định. Thông thường, sự phân phối lại theo chiều ngang chỉ xảy
ra trong nội bộ những nhóm người được quyền hưởng trợ cấp (một “tập hợp
đóng” tương đối).
Sự phân phối lại thu nhập theo chiều dọc là sự chuyển giao tài sản và sức
mua của những người có thu nhập cao cho những người có thu nhập quá thấp,
cho những nhóm người “yếu thế”. Phân phối lại theo chiều dọc được thực hiện
bằng nhiều kỹ thuật khác nhau: trực tiếp (thuế trực thu, kiểm soát giá cả, thu
nhập và lợi nhuận…) hoặc gián tiếp (trợ cấp thực phẩm, cung cấp hiện vật hoặc
các dịch vụ công cộng như giáo dục, y tế, nhà ở, giúp đỡ và bảo vệ trẻ em…).
Việc phân phối lại theo chiều dọc có ý nghĩa xã hội rất lớn (thực hiện cho một
“tập hợp mở” tương đối).
21
Tuy nhiên, trên thực tế, việc thực hiện phân phối lại theo chiều dọc còn
gặp nhiều khó khăn do điều kiện tài chính và tổ chức. Song cũng có thể có
một số biện pháp để thực hiện một số chế độ cho những người có thu nhập
thấp thông qua hệ thống đóng góp và hệ thống trợ cấp. Những người có thu
nhập thấp thường được miễn giảm chế độ đóng góp, hoặc được người chủ sử
dụng lao động (kể cả Nhà nước) đóng cho hoàn toàn. Hệ thống trợ cấp cũng
lưu ý tới những người có thu nhập thấp (tỷ lệ trợ cấp cao hơn so với những
người có thu nhập cao). Sự phân phối theo chiều ngang và theo chiều dọc đã
tạo ra một lưới ASXH (social safety net hoặc social security net) để thực hiện
công bằng xã hội và tiến bộ xã hội. không những thế, đến nay người ta đã ý
thức được rằng, sự phát triển của xã hội là một quá trình, trong đó các nhân tố
kinh tế và nhân tố xã hội thường xuyên tác động lẫn nhau. Sự phát triển của
thế giới trong những năm gần đây đặt ra mục tiêu là bảo đảm những cải thiện
nhất định cho hạnh phúc của mỗi người và đem lại những lợi ích cho mọi người;
bảo đảm phân phối công bằng hơn về thu nhập và của cải, tiến tới công bằng xã
hội; đạt được hiệu quả sản xuất, bảo đảm việc làm, mở rộng và cải thiện về thu
nhập giáo dục và y tế cộng đồng; giữ gìn và bảo vệ môi trường… Đáp ứng
những nhu cầu tối cần thiết cho những người gặp khó khăn, bất hạnh là vấn đề
được ưu tiên trong chiến lược phát triển của các nước tiến bộ trên thế giới.
Những lưới đầu tiên của ASXH đã bảo vệ, giảm bớt sự khó khăn cho họ. Sự
phát triển sau này của những lưới khác tạo ra sự đa dạng trong ASXH, giải quyết
được những nhu cầu khác nhau của nhiều nhóm người trong những trường hợp
“rủi ro xã hội”. Bản chất của ASXH là tốt đẹp. Tuy nhiên, phải thấy rằng ASXH
bao giờ cũng mang bản chất giai cấp sâu sắc. Các giai cấp thống trị luôn sử dụng
ASXH như chiếc “van bảo hiểm” để làm giảm áp lực xã hội, thủ tiêu tinh thần
đấu tranh của giai cấp công nhân và cột chặt họ vào dây chuyền sản xuất công
nghiệp của chủ nghĩa tư bản bằng các chế độ BHXH, BHTN, BHYT… để bóc
lột họ được nhiều hơn.
22
Tóm lại, dưới CNXH và bản chất tốt đẹp của mình ASXH luôn lấy con
người làm trung tâm, lấy cải thiện điều kiện làm việc và nâng cao đời sống vật
chất tinh thần của người lao động làm mục đích, lấy nguyên tắc "Tất cả vì con
người, tất cả vì hạnh phúc con người" làm kim chỉ nam cho hành động. Do
đó, ASXH dưới CNXH khác về chất so với ASXH của chủ nghĩa tư bản.
* Về cấu trúc nội dung của hệ thống an sinh xã hội
Thực tế, khi phân tích về cấu trúc của hệ thống ASXH vẫn còn nhiều
cách tiếp cận và quan điểm khác nhau. Theo quan điểm phổ biến của các tổ
chức quốc tế, thì một hệ thống ASXH phải có tối thiểu 3 hợp phần cơ bản
tương ứng với 3 chức năng chính của ASXH, gồm:
Thứ nhất: các chính sách, chương trình mang tính chất
phòng ngừa rủi ro.
Đây được coi là hợp phần trên cùng của hệ thống ASXH. Chức năng của
những chính sách, chương trình này là hướng tới can thiệp và bao phủ toàn bộ
dân cư; giúp cho mọi tầng lớp dân cư có được việc làm, thu nhập, có được
năng lực vật chất cần thiết để đối phó tốt nhất với rủi ro. Trụ cột cơ bản nhất
của hợp phần này là các chính sách, chương trình về thị trường lao động tích
cực như đào tạo nghề; hỗ trợ người tìm việc, tự tạo việc làm hoặc đào tạo nâng
cao kỹ năng cho người lao động.
Thứ hai: các chính sách, chương trình mang tính chất giảm
thiểu rủi ro.
Đây là hợp phần thứ hai, có vị trí đặc biệt quan trọng gồm các chiến
lược giảm thiểu thiệt hại do rủi ro của hệ thống ASXH. Nội dung quan
trọng nhất trong hợp phần này là các hình thức bảo hiểm, dựa trên nguyên
tắc đóng - hưởng như: BHXH, BHYT, BHTN.v.v. Chính sách thuộc hợp
phần này rất nhạy cảm, nếu phù hợp sẽ thúc đẩy sự tham gia tích cực của
người dân, tiết kiệm nguồn lực nhà nước, tăng độ bao phủ hệ thống. Ngược
lại, nếu chính sách không phù hợp người dân sẽ không tham gia hoặc chính
sách bị lạm dụng.
Thứ ba: các chính sách, chương trình mang tính chất khắc phục rủi ro.
23
Bao gồm các chính sách, chương trình về cứu trợ và trợ giúp xã hội
(gồm cả trợ giúp xã hội đặc thù). Đây được coi là hợp phần cuối cùng của hệ
thống ASXH với chức năng bảo đảm an toàn cho các thành viên xã hội khi họ
gặp phải rủi ro mà bản thân họ không tự khắc phục được như: thất nghiệp,
người thiếu việc làm, người có thu nhập thấp, người già, người tàn tật, trẻ em
mồ côi, người nghèo. Các chương trình trong hợp phần này thường là cứu trợ
xã hội và trợ giúp xã hội
* Hệ thống an sinh xã hội Việt Nam hiện nay
Ngay từ năm 1945, Đảng và Nhà nước ta đã có những chủ trương, chính
sách, tuy còn đơn lẻ, chưa thành hệ thống nhưng có ý nghĩa rất quan trọng về
ASXH, đưa nước ta thoát khỏi tình thế hiểm nghèo…
Đến năm 1986, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Đảng ta chủ
trương đổi mới toàn diện đất nước, khơi dậy mọi nguồn lực, tiềm năng, thế
mạnh trong nước để phát triển, tạo ra bước ngoặt cho sự phát triển hệ thống
ASXH. Từ đây, ASXH được quan tâm đầy đủ và có sự chuyển biến cơ bản về
chất. Đảng ta xác định, ASXH là một bộ phận quan trọng trong chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đảng phân tích sâu sắc mối quan hệ
biện chứng giữa ASXH và phát triển kinh tế trong mặt thống nhất của phát
triển xã hội. Sự phát triển của nền kinh tế thị trường, một mặt đem lại sự tăng
trưởng nhanh về kinh tế, nhưng mặt trái của nó cũng đặt ra nhiều rủi ro cho
con người trong cuộc sống. Vì vậy, đảm bảo ASXH là điều kiện để đảm bảo
định hướng XHCN cho sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Xây dựng nền
kinh tế thị trường định hướng XHCN là đảm bảo những điều kiện thực hiện
ASXH. Do đó, trong mỗi chính sách phát triển kinh tế phải đảm bảo ASXH;
các chính sách xã hội phải đặt ngang tầm với các chính sách kinh tế, gắn với
các chương trình kinh tế - xã hội vì mục tiêu phát triển con người, phát huy
tối đa nguồn lực con người. Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VII chỉ rõ: “Mục
tiêu của chính sách xã hội thống nhất với mục tiêu phát triển kinh tế, đều
nhằm phát huy nhân tố con người, vì con người. Kết hợp hài hòa giữa phát
24