Tải bản đầy đủ (.doc) (100 trang)

LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế CHÍNH TRỊ PHÁT TRIỂN lâm NGHIỆP bền VỮNG ở TỈNH THÁI NGUYÊN HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 100 trang )

MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
3
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM VỀ PHÁT TRIỂN
1.1.

LÂM NGHIỆP BỀN VỮNG Ở TỈNH THÁI NGUYÊN
10
Quan niệm về lâm nghiệp và phát triển lâm nghiệp bền vững

1.2.

ở tỉnh Thái Nguyên
10
Sự cần thiết và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển lâm

1.3.

nghiệp bền vững ở tỉnh Thái Nguyên
19
Kinh nghiệm phát triển lâm nghiệp bền vững ở một số địa

phương và bài học rút ra cho tỉnh Thái Nguyên
30
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP BỀN
2.1.

VỮNG Ở TỈNH THÁI NGUYÊN THỜI GIAN QUA 40
Thành tựu, hạn chế phát triển lâm nghiệp bền vững ở tỉnh


2.2.

Thái Nguyên.
40
Nguyên nhân và những vấn đề đặt ra với phát triển lâm

nghiệp bền vững ở tỉnh Thái Nguyên.
53
Chương 3: QUAN ĐIỂM CƠ BẢN VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP BỀN VỮNG Ở TỈNH
3.1.

THÁI NGUYÊN THỜI GIAN TỚI
67
Quan điểm cơ bản phát triển lâm nghiệp bền vững ở tỉnh

3.2.

Thái Nguyên
67
Giải pháp chủ yếu phát triển lâm nghiệp bền vững ở tỉnh
Thái Nguyên thời gian tới

74
94
95
98

KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết đầy đủ

Chữ viết tắt

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

CNH, HĐH

1


Kinh tế - xã hội

KT - XH

Liên hiệp Quốc tế Bảo vệ thiên nhiên

UICN

Phát triển lâm nghiệp vền vững

PTLNBV

Phát triển bền vững

PTBV

Tổ chức Nông nghiệp thế giới


FAO

Ủy ban nhân dân

UBND

2


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Xuất phát từ đường lối, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta đối với ngành
lâm nghiệp. Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm coi phát triển lâm nghiệp là
nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội có ý nghĩa chiến lược cả trước mắt và lâu dài.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đã chỉ ra: Bảo đảm cho nông nghiệp, kể cả
lâm nghiệp, ngư nghiệp thực sự là mặt trận hàng đầu. Đại hội Đảng toàn quốc
lần thứ VII, VIII, IX tiếp tục coi trọng vai trò của ngành lâm nghiệp với đời sống
kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh. Đặc biệt, đến Đại hội Đảng toàn quốc lần
thứ XI khẳng định: Phát triển nông - lâm - ngư nghiệp toàn diện theo hướng
công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với giải quyết tốt vấn đề nông dân, nông thôn.
Như vậy, từ thực tiễn và yêu cầu phát triển của đất nước, Đảng và Nhà nước
ngày càng quan tâm tới phát triển lâm nghiệp. Lâm nghiệp đã tạo nền tảng, động
lực cho tăng trưởng kinh tế và là nhân tố quan trọng bảo đảm sự ổn định kinh tế,
chính trị, xã hội và môi trường sinh thái của đất nước.
Từ vai trò của phát triển lâm nghiệp bền vững đối với mục tiêu kinh tế,
chính trị, xã hội, môi trường sinh thái và an ninh, quốc phòng. Lâm nghiệp là
một ngành quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, bảo vệ môi trường
sinh thái, giữ vững ổn định chính trị. Lâm nghiệp có vị trí chiến lược trong bảo
đảm an ninh, quốc phòng, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Lâm nghiệp

đã cung cấp lâm sản, đặc sản phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của xã hội, dược
liệu phục vụ cho nhu cầu chữa bệnh cho nhân dân. phát triển lâm nghiệp làm
tăng ngân sách của huyện, tỉnh, giải quyết việc làm, góp phần xóa đói, giảm
nghèo, tạo thu nhập cho người dân sống ở vùng rừng. phát triển lâm nghiệp bền
vững góp phần thúc đẩy, hỗ trợ các lĩnh vực kinh tế khác phát triển và từ tác
dụng to lớn của rừng đối với việc cải tạo tự nhiên và làm chức năng phòng hộ.
Xuất phát từ thực trạng phát triển lâm nghiệp ở tỉnh Thái Nguyên thời
gian qua. Thái Nguyên là một tỉnh miền núi thuộc vùng Đông Bắc, có vị trí
địa lý, khí hậu, thời tiết và điều kiện đất đai thổ nhưỡng rất thuận lợi cho phát
triển ngành lâm nghiệp. Tuy nhiên, ngành lâm nghiệp vẫn phải đối mặt với
nhiều khó khăn, thách thức. Đó là tình trạng phá rừng, khai thác tự nhiên, sử
3


dụng đất lâm nghiệp trái phép còn diễn ra phức tạp ở một số địa phương. Năng
suất, chất lượng, giá trị rừng sản xuất thấp. Độ che phủ rừng tăng, nhưng chất
lượng và tính đa dạng sinh học của rừng tự nhiên tiếp tục bị suy giảm (80% diện
tích rừng tự nhiên là rừng nghèo), giá trị thu nhập trên 1ha rừng trồng mới đạt
khoảng 7- 8 triệu đồng/ha/năm. Đáng lưu ý là, trình độ tay nghề lao động lâm
nghiệp thấp, kỹ thuật canh tác lạc hậu, trồng rừng vẫn chủ yếu là quảng canh.
Công tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ vào sản xuất còn nhiều
bất cập, thị trường máy móc, vật tư phục vụ cho sản xuất lâm nghiệp gần như bị
bỏ ngỏ, phụ thuộc vào nhập khẩu. Bên cạnh đó, công tác quy hoạch, quản lý sử
dụng đất lâm nghiệp tại nhiều địa phương còn nhiều bất cập... Vì vậy, nghiên
cứu vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển lâm nghiệp bền vững, đánh giá đúng
điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; thực trạng phát triển lâm nghiệp, đề xuất
quan điểm, giải pháp phát triển lâm nghiệp bền vững trong quá trình đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) ở Thái Nguyên hiện nay là vấn đề
có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn. Vì vậy, tác giả chọn đề tài: “Phát triển
lâm nghiệp bền vững ở tỉnh Thái Nguyên” làm luận văn cao học.

2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Phát triển bền vững trong lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp trên thế giới đã có
nhiều tác giả nghiên cứu. Tuy nhiên, cho đến nay ở Việt Nam nói chung và ở
Thái Nguyên nói riêng khái niệm phát triển lâm nghiệp bền vững dưới góc độ
kinh tế chính trị là vấn đề mới. Qua nghiên cứu, tìm hiểu ở phạm vi cả về mặt lý
luận và thực tiễn, vấn đề phát triển lâm nghiệp bền vững đã được nhiều tác giả
nghiên cứu ở mức độ và góc độ tiếp cận khác nhau, dưới các hình thức như: Đề
tài khoa học các cấp, sách chuyên khảo, các bài báo trên các tạp chí...
* Các sách tham khảo và chuyên khảo
Hiện nay, đã có nhiều cuốn sách viết về lâm nghiệp, phát triển bền vững
trong sản xuất lâm nghiệp đã được xuất bản. Tiêu biểu có các cuốn sau:
Trần Văn Mão (2008), Bảo vệ môi trường và phát triển lâm nghiệp bền
vững, Nxb Nông nghiệp, Hà nội. Đã trình bày tính đa dạng sinh vật từ đó nêu
lên ý thức khôi phục hệ sinh thái, bảo vệ môi trường, bảo vệ rừng, bảo vệ tính
đa dạng sinh học.
4


Vương Trường Phú (1965), Giáo trình kinh tế lâm nghiệp, Nxb Đại học
Lâm Nghiệp, Hà Nội. Đã khái quát rõ khái niệm lâm nghiệp và tác dụng của
lâm nghiệp trong nền kinh tế quốc dân; sự phát triển kinh tế lâm nghiệp Trung
Quốc, kết cấu và hệ thống lãnh đạo ngành lâm nghiệp, tài nguyên rừng và tái
sản xuất tài nguyên rừng. Tiến bộ kĩ thuật của sản xuất lâm nghiệp, chuyên
môn hoá, hợp tác hoá và liên hợp hóa sản xuất lâm nghiệp.
Hà Công Tuấn (2011), Lâm nghiệp Việt Nam trong thập kỷ đầu của thế
kỷ XXI, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. Đã giới thiệu bối cảnh của lâm nghiệp
Việt Nam đầu thế kỷ XXI. Trình bày những thành tựu và hạn chế của lâm
nghiệp Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010. Mục tiêu và giải pháp phát triển lâm
nghiệp bền vững trong giai đoạn công nghiệp hóa đất nước.
Bùi Minh Vũ (2001), Giáo trình kinh tế lâm nghiệp, Nxb Thống kê, Hà

Nội. Đã làm rõ đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu kinh tế lâm
nghiệp. Tài nguyên rừng và xây dựng vốn rừng. Lao động, vốn và đầu tư xây
dựng cơ bản trong lâm nghiệp. Hiệu quả kinh tế trong lâm nghiệp. Phương thức
sản xuất kinh doanh Nông - Lâm kết hợp. Chính sách kinh tế trong lâm nghiệp.
Những công trình khoa học trên đã đề cập một cách tương đối khái quát về
xây dựng và phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững. Nhưng vì nhiều lý do
khác nhau, các công trình mới chỉ đề cập ở phạm vi nghiên cứu rộng nên các tác
giả chưa có điều kiện đi sâu nghiên cứu, phân tích những đặc điểm trực tiếp tác
động đến phát triển lâm nghiệp của một tỉnh. Hệ thống giải pháp mà các tác giả
đưa ra mang tính tổng thể của cả vùng và cả nước. Trong đó phát triển lâm
nghiệp bền vững chưa được chú ý đúng mức trong nghiên cứu.
* Các luận văn, luận án nghiên cứu về lĩnh vực lâm nghiệp
Phan Đình Bình (2002), Phát triển kinh tế lâm nghiệp ở Lâm Đồng với
xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh trong giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sỹ
kinh tế, Học viện Chính trị quân sự. Công trình đã luận giải những vấn đề về
phát triển kinh tế lâm nghiệp nói chung và kinh tế lâm nghiệp ở Lâm Đồng,
gắn với xây dựng khu vực phòng thủ Tỉnh, trên cơ sở đó đề ra phương hướng
giải pháp cơ bản gắn phát triển kinh tế lâm nghiệp với xây dựng khu vực
phòng thủ của Tỉnh.
5


Nguyễn Võ Định (2003), Thực trạng và những giải pháp chủ yếu chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông lâm nghiệp huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hoà Bình, Luận án
tiến sỹ kinh tế, Trường Đại học Nông nghiệp I, Hà nội. Đã phân tích cơ sở lý
luận và thực tiễn về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông lâm nghiệp. Thực trạng
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông lâm nghiệp ở Kỳ Sơn và nguyên nhân cản trở
quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện. Một số giải pháp chủ yếu mang
tính khả thi cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp lâm nghiệp của Kỳ
Sơn đến năm 2010.

Cao Vĩnh Hải (1995), Hoàn thiện phương pháp xây dựng các dự án
nông - lâm nghiệp trên vùng đất hoang hóa ở trung du và miền núi nước ta,
Luận án phó tiến sỹ khoa học kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. Nêu
lên những định hướng mục tiêu cơ bản của các dự án nông - lâm nghiệp trên
vùng đất hoang ở trung du và miền núi; hoàn thiện phương pháp xây dựng dự
án; tổ chức quản lý thực hiện dự án.
Ngô Xuân Hoàng (2003), Giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử
dụng đất nông lâm nghiệp ở huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Cạn, Luận án tiến sỹ
kinh tế, Trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội. Công trình đã trình bày cơ sở
khoa học của việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông lâm nghiệp. Thực trạng
hiệu quả sử dụng đất nông lâm nghiệp ở huyện Bạch Thông và giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả sử dụng đó.
Đặng Quang Phán (2011), Đánh giá tiềm năng, thực trạng sử dụng đất
đồi huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ và đề xuất giải pháp phát triển nông lâm
nghiệp bền vững, Luận án tiến sỹ Nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp
I, Hà Nội. Công trình đánh giá tiềm năng đất đồi huyện Tam Nông trên cơ sở
áp dụng phương pháp phân loại định lượng đất theo FAO-UNESCO; xây
dựng bộ chỉ tiêu đánh giá đất đồi lượng hóa và trọng tâm; đưa ra các giải pháp
phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững vùng đất đồi huyện Tam Nông
tỉnh Phú Thọ.
Đoàn Công Quỳ (2001), Đánh giá đất đai phục vụ quy hoạch sử dụng đất
nông lâm nghiệp tại huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên, Luận án tiến sỹ nông
nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội. Công trình đã nêu lên ứng dụng
6


quy trình hướng dẫn đánh giá đất đai do FAO đề xuất để thực hiện đánh giá đất
đai huyện Đại Từ làm căn cứ khoa học để quy hoạch và sử dụng đất cho huyện
này, tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội một cách toàn diện và hiệu quả.
Dương Ngọc Thí (1995), Phát triển nông, lâm nghiệp theo hướng sản

xuất hàng hóa ở vùng trung du miền núi phía Bắc Việt Nam, Luận án phó tiến sỹ
khoa học kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. Công trình đã nêu
lên thực trạng, tiềm năng, ưu thế sản xuất của vùng trung du miền núi phía Bắc.
Phương hướng, giải pháp kinh tế nhằm đưa nông, lâm nghiệp vùng trung du miền
núi phía Bắc chuyển sang sản xuất hàng hóa một cách ổn định, nâng cao đời sống
kinh tế - xã hội nông thôn miền núi.
Nguyễn An Thịnh (2007), Phân tích cấu trúc sinh thái cảnh quan phục vụ
phát triển bền vững nông, lâm nghiệp và du lịch huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai, Luận
án tiến sỹ Địa lý, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Hà Nội. Đã nêu lên tổng
quan các hướng nghiên cứu sinh thái cảnh quan và xây dựng luận điểm sinh thái
cảnh quan. Mối quan hệ phần sinh thái cảnh - quần xã sinh vật cộng đồng trong
cấu trúc sinh thái cảnh quan lãnh thổ Sa Pa. Nghiên cứu diễn thế sinh thái của các
cảnh quan điển hình. Xây dựng một số bài toán địa lý định lượng và mô hình hóa
để đánh giá cảnh quan.
Đinh Đức Thuận (2002), Kinh nghiệm phát triển lâm nghiệp xã hội ở
một số nước Châu Á và vận dụng vào điều kiện Việt Nam, Luận án tiến sỹ
kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. Công trình đã nêu tổng
quan, cơ sở lâm nghiệp xã hội và phát triển lâm nghiệp xã hội, kinh nghiệm
phát triển lâm nghiệp xã hội ở một số nước châu Á, vận dụng kinh nghiệm
phát triển lâm nghiệp xã hội của một số nước châu Á vào điều kiện Việt Nam.
Các đề tài trên đã đề cập đến ngành kinh tế lâm nghiệp và nông lâm nghiệp,
đã luận giải cơ bản những vấn đề lý luận, thực tiễn và đề ra những giải pháp
mang tính thực thi. Song dưới góc độ kinh tế chính trị, cho đến nay chưa có tác
giả nào nghiên cứu phát triển ngành kinh tế kỹ thuật đặc thù lâm nghiệp, đặc biệt
là phát triển lâm nghiệp bền vững ở một địa phương.
* Các bài viết đăng trên các tạp chí đề cập đến phát triển lâm nghiệp
bền vững
7



Tiêu biểu như: Lưu Văn Nghiêm (2008), “Biến đổi khí hậu toàn cầu và
những giải pháp thích ứng với kinh tế nông lâm nghiệp Việt Nam”, Tạp chí
Kinh tế và Dự báo, (Số 421), Tr.16 -18.
Nguyễn Ngọc Thanh (2007), “Thực trạng năng lực hội nhập kinh tế quốc
tế của các doanh nghiệp nông, lâm nghiệp Việt Nam hiện nay” Tạp chí
nghiên cứu kinh tế, (Số 6), Tr.19 - 27.
Phạm Văn Vang (2007), “Lâm Nghiệp Việt Nam với vấn đề bảo vệ môi
trường” Tạp chí kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương, (Số 159), Tr.34 - 37.
Trong các bài viết trên của các tác giả bàn về lĩnh vực lâm nghiệp với
nhiều cách tiếp cận khác nhau. Đóng góp khoa học của các công trình, các bài
viết này vào sự phát triển lâm nghiệp bền vững là rất bổ ích. Tuy nhiên, trước
những biến đổi của nền kinh tế xã hội và những vấn đề mới, yêu cầu mới đặt
ra trong quá trình hội nhập và phát triển, giữa yếu tố kinh tế với xã hội, môi
trường và văn hóa, quốc phòng - an ninh. Theo tác giả, ở phạm vi địa phương,
đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu có hệ thống vấn đề phát triển lâm
nghiệp bền vững ở một tỉnh như ở Thái Nguyên. Do đó, đề tài tác giả lựa
chọn không trùng với các công trình đã nghiên cứu.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
* Mục đích nghiên cứu
Luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển lâm nghiệp bền vững ở
tỉnh Thái Nguyên, trên cơ sở đó đề xuất một số quan điểm cơ bản và giải pháp
chủ yếu nhằm phát triển lâm nghiệp bền vững ở tỉnh Thái Nguyên trong thời
gian tới.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
Phân tích làm rõ cơ sở lý luận về phát triển lâm nghiệp bền vững dưới
góc độ kinh tế chính trị.
Đánh giá thực trạng phát triển lâm nghiệp bền vững ở tỉnh Thái Nguyên
thời gian qua.
Đề xuất quan điểm cơ bản và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển lâm
nghiệp bền vững ở tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tới.

8


4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
* Đối tượng nghiên cứu
Phát triển lâm nghiệp bền vững ở tỉnh Thái Nguyên.
* Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu sâu lĩnh vực phát triển lâm
nghiệp bền vững về kinh tế, xã hội, môi trường và nghiên cứu bền vững về
văn hóa, quốc phòng - an ninh.
Về không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu sự phát triển lâm nghiệp
bền vững ở địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
Về thời gian: Luận văn tập trung phân tích, nghiên cứu, khảo sát số liệu,
tư liệu từ năm 2005 đến nay.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài
* Phương pháp luận
Đề tài dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin: phép
duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để nghiên cứu.
* Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng các phương pháp nghiên cứu đặc thù của Kinh tế chính trị Mác Lênin, đó là: Phương pháp trừu tượng hóa khoa học, phương pháp kết hợp lôgíc
lịch sử, phương pháp thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp và chuyên gia.
6. Ý nghĩa của đề tài
Đề tài được hoàn thành sẽ góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực
tiễn về phát triển lâm nghiệp bền vững ở tỉnh Thái Nguyên nói riêng và ở các
tỉnh có thế mạnh về lâm nghiệp nói chung.
Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho nghiên
cứu và giảng dạy môn kinh tế chính trị Mác - Lênin ở các trường trong và
ngoài Quân đội; làm tài liệu tham khảo để các địa phương xây dựng chủ
trương, biện pháp phát triển lâm nghiệp bền vững.
7. Kết cấu của đề tài

Luận văn gồm: Phần mở đầu, 3 chương (7 tiết), kết luận, phụ lục và danh
mục tài liệu tham khảo.
9


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM VỀ PHÁT TRIỂN LÂM
NGHIỆP BỀN VỮNG Ở TỈNH THÁI NGUYÊN
1.1. Quan niệm về lâm nghiệp và phát triển lâm nghiệp bền vững ở
tỉnh Thái Nguyên
1.1.1. Quan niệm về lâm nghiệp
Lâm nghiệp là một trong những lĩnh vực gắn bó lâu dài nhất với con người
và xã hội loài người. Ngay từ buổi đầu của lịch sử, con người đã lấy từ rừng các
thức ăn, chất đốt, vật liệu phục vụ cuộc sống, rừng được coi là cái nôi sinh ra và
là môi trường sống của con người. Trên cơ sở khai thác các tiềm năng của lâm
nghiệp để nuôi sống con người, đồng thời, đã sáng tạo ra chính lịch sử của mình.
Đến xã hội hiện đại, lâm nghiệp ngày càng giữ vị trí quan trọng trong đời sống
của con người, mỗi quốc gia nói riêng và của cả hành tinh nói chung. Do đó,
việc nhận thức đúng về lĩnh vực phát triển lâm nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng
cả về mặt lý luận, phương pháp luận và thực tiễn hiện nay.
Trong lich sử, các nhà khoa học đã rất quan tâm nghiên cứu và có nhiều
cách tiếp cận khác nhau về lâm nghiệp. Ở Liên Xô cũ tách riêng lâm nghiệp và
công nghiệp rừng. Lâm nghiệp là một ngành sản xuất xã hội phụ trách công
việc bảo hộ, lợi dụng và tái sinh rừng. Nhiệm vụ là lợi dụng rừng một cách có
kế hoạch, để thỏa mãn nhu cầu của nhà nước về gỗ và các sản phẩm lâm
nghiệp khác. Đồng thời, phải duy trì và ra sức tăng cường những đặc tính có lợi
của rừng (phòng hộ đồng ruộng, giữ đất, giữ nước đầu nguồn, bảo vệ sức
khỏe…), cải biến chất lượng gỗ, nâng cao năng suất của rừng, làm cho rừng tái
sinh và trồng rừng ở nơi đất trống. Công nghiệp rừng là ngành công nghiệp
đảm nhiệm công việc khai thác vận chuyển gỗ (công nghiệp khai thác vận

chuyển gỗ) và tiến hành gia công chế biến hóa học hoặc cơ giới theo hình thức
công xưởng, cơ giới hóa toàn bộ (như xẻ gỗ, sản xuất gỗ dán, làm giấy, thủy
phân, đồ mộc, làm diêm, hóa học lâm sản, gỗ ván sàn tiêu chuẩn, gán sợi).
Ở Đức có 2 loại luận điểm: Một loại cho lâm nghiệp là hoạt động của
con người nhằm gây dựng và thu hoạch sản phẩm lâm nghiệp. Một loại nữa
coi lâm nghiệp là hoạt động có kế hoạch để trồng, chăm sóc và lợi dụng rừng.
10


Nhật Bản cho rằng: Lâm nghiệp là một thứ sự nghiệp sản xuất của đất
đai, trồng thành rừng bảo hộ và chăm sóc rừng nhằm mục đích sản xuất sản
phẩm lâm nghiệp. Nói một cách chính xác thì sản phẩm lâm nghiệp là mục
đích của lâm nghiệp, rừng là thủ đoạn.
Luận điểm của Mỹ khác hẳn Liên xô, Đức và Nhật tức là hợp nhất cả
lâm nghiệp và công nghiệp gỗ.
Ngoài những luận điểm trên, còn có một số học giả coi lâm nghiệp bao
hàm trong nông nghiệp với nghĩa rộng. Cho đó là một phân ngành của sự
nghiệp sản xuất thuộc về đất đai, là một bộ phận của nông nghiệp. Nông
nghiệp với nghĩa hẹp không bao gồm lâm nghiệp.
Các học giả Đức, Nhật… coi lâm nghiệp thuần túy là sự nghiệp sản xuất
thuộc về đất đai là một thứ luận điểm về sự nghiệp sản xuất nguyên thủy.
Trong điều kiện khoa học ngày một phát triển như ngày nay và càng phát triển
sau này, luận điểm trên không thật thuyết phục. Vì thế không được ủng hộ.
Hiện nay, ở Việt Nam cũng như nhiều quốc gia trên thế giới có những
quan điểm khác nhau về lâm nghiệp.
Quan điểm thứ nhất cho rằng: Lâm nghiệp là một ngành sản xuất vật chất
trong nền kinh tế quốc dân có nhiệm vụ trồng cây gây rừng, chăm sóc, nuôi
dưỡng, bảo vệ rừng nhằm cung cấp lâm sản, phòng hộ và bảo vệ môi trường sống.
Quan điểm thứ hai cho rằng: Lâm nghiệp là một ngành sản xuất vật chất
độc lập của nền kinh tế quốc dân có nhiệm vụ trồng cây gây rừng, chăm sóc,

nuôi dưỡng, bảo vệ rừng, khai thác và vận chuyển lâm sản từ rừng.
Đại từ điển tiếng Việt đã nêu lên định nghĩa về lâm nghiệp: “Lâm nghiệp
là một ngành kinh tế khai thác các nguồn lợi của rừng” [30, tr.911].
Mỗi quan điểm trên đều có tính ưu việt và hạn chế của nó. Với cách tiếp
cận phổ quát nhất, giáo trình kinh tế lâm nghiệp đã nêu lên định nghĩa về lâm
nghiệp: “Lâm nghiệp là ngành sản xuất vật chất độc lập của nền kinh tế quốc
dân có nhiệm vụ trồng cây, gây rừng, chăm sóc, nuôi dưỡng và bảo vệ rừng;
khai thác, vận chuyển và chế biến các sản phẩm từ rừng đồng thời duy trì tác
dụng phòng hộ nhiều mặt của rừng” [29, tr.7].
11


Theo đó khái niệm về lâm nghiệp có thể hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp.
Lâm nghiệp với nghĩa rộng là vừa bao gồm trồng rừng, bảo hộ chăm sóc và lợi
dụng rừng (chủ yếu là chỉ tác dụng phòng hộ với hiệu năng gián tiếp của rừng);
đồng thời, cũng bao gồm các hoạt động sản suất khai thác vận chuyển gỗ, các
lâm sản ngoài gỗ, gia công cơ giới gỗ và gia công hóa học lâm sản. Lâm nghiệp
với nghĩa hẹp chỉ giới hạn trong phạm vi hoạt động sản xuất trồng rừng bảo hộ,
chăm sóc và lợi dụng rừng, tức là thuộc phạm vi kinh doanh rừng. Trong phạm
vi luận văn, tác giả bàn tới phát triển lâm nghiệp theo nghĩa rộng.
Lâm nghiệp dưới góc độ kinh tế chính trị là một bộ phận trong ngành
kinh tế của nền kinh tế quốc dân, bao gồm toàn bộ các yếu tố của lực lượng
sản xuất và quan hệ sản xuất tương ứng.
Lực lượng sản xuất lâm nghiệp bao gồm tư liệu sản xuất; công cụ lao
động; đối tượng lao động; trình độ người lao động trong lâm nghiệp.
Quan hệ sản xuất lâm nghiệp bao gồm quan hệ sở hữu: Thực hiện đa dạng
hóa sở hữu tư liệu sản xuất, trong đó đất đai, tài nguyên rừng thuộc sở hữu toàn
dân, các tư liệu sản xuất khác thuộc sở hữu của tập thể, sở hữu tư nhân. Quan hệ
quản lý sản xuất: Nhà nước thống nhất quản lý đất, rừng, tài nguyên rừng; quản lý
kinh doanh: Các doanh nghiệp, người dân sản xuất lâm nghiệp, kiểm lâm. Quan

hệ phân phối thực hiện đa dạng hóa các hình thức phân phối, lấy phân phối theo
kết quả lao động và hiệu quả kinh tế trong lâm nghiệp là chủ yếu, đồng thời một
phần phân phối phúc lợi xã hội.
1.1.2. Quan niệm, nội dung về phát triển lâm nghiệp bền vững ở tỉnh
Thái Nguyên
* Quan niệm về phát triển bền vững
Vào những năm đầu thập niên 70 của thế kỷ XX, quan niệm phát triển
bền vững (PTBV) được xuất hiện trong phong trào bảo vệ môi trường, khi
cuộc cách mạng khoa học công nghệ đã bùng nổ, chất lượng cuộc sống của xã
hội loài người đã có bước tiến bộ rõ rệt do năng suất lao động và khoa học
công nghệ mang lại. Của cải ngày càng được tạo ra nhiều và phong phú về
chủng loại đã phần nào thỏa mãn nhu cầu về vật chất và tinh thần của con
người, nền văn minh nhân loại cũng được phát triển nhanh chóng. Song, cũng
12


chính từ sự phát triển ấy, con người chỉ chú trọng đến việc phát triển kinh tế
thật nhanh để thỏa mãn những nhu cầu ngày càng cao của mình, đã làm nảy
sinh vấn đề ngày càng nổi cộm như tăng trưởng dân số quá nhanh, tiêu dùng
một cách quá mức của cải, tài nguyên, năng lượng, thiên tai bão, lũ, ô nhiễm
và sự cố môi trường ngày càng gia tăng đã làm ảnh hưởng đến sự phát triển
của xã hội, làm ảnh hưởng tới phát triển kinh tế và làm giảm sút chất lượng
sống của con người và xã hội.
Để đảm bảo sự phát triển bền vững cần phải có sự kết hợp hài hòa cả về
kinh tế, văn hóa, xã hội và bảo vệ môi trường trên con đường phát triển, đó
chính là bảo đảm tái sản xuất xã hội bền vững, là sự lựa chọn xem xét lại
những hành vi ứng xử của con người với thiên nhiên, phương cách phát triển
kinh tế xã hội vào tiến trình phát triển của mình.
Vào đầu những năm 1980, Liên hiệp Quốc tế Bảo vệ thiên nhiên (UICN)
đã nêu lên vấn đề PTBV. Tới năm 1987, khái niệm này đã được Ủy ban quốc

tế về Môi trường và phát triển đã đưa ra định nghĩa: “Phát triển bền vững là
một quá trình của sự thay đổi, trong đó, việc khai thác và sử dụng tài nguyên,
hướng đầu tư, hướng phát triển của công nghệ và kỹ thuật và sự thay đổi về
tổ chức là thống nhất, làm tăng khả năng đáp ứng nhu cầu hiện tại và tương
lai của con người”. [27, tr.15].
Năm 1992, Hội nghị thượng đỉnh trái đất về môi trường và phát triển tổ
chức ở Rio de Janeiro (Braxin) đã đưa ra khái niện về PTBV và được sử dụng
một cách chính thức trên quy mô quốc tế: “Phát triển bền vững là sự phát
triển nhằm đáp ứng những yêu cầu của hiện tại mà không gây trở ngại cho
việc đáp ứng những nhu cầu của các thế hệ mai sau” [9, tr.16].
Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về PTBV tổ chức ở Johannesburg (Cộng hòa
Nam Phi) năm 2002 đã bổ sung và hoàn chỉnh khái niệm về PTBV: “Phát triển
bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa ba
mặt của sự phát triển, gồm: Phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi
trường nhằm đáp ứng nhu cầu và đời sống con người hiện tại, nhưng không làm
tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai” [10, tr. 3].
13


Như vậy, PTBV là sự phát triển trong mối liên hệ gắn kết chặt chẽ thực
hiện ba nhóm mục tiêu lớn: Mục tiêu kinh tế, mục tiêu xã hội, mục tiêu môi
trường. Trong đó sự phát triển kinh tế là nguồn gốc, là động lực; sự phát triển
xã hội là mục tiêu và sự phát triển môi trường là điều kiện của PTBV. Theo
đó, PTBV gồm ba nội dung cơ bản sau:
Thứ nhất, bền vững về kinh tế: Đòi hỏi phải kết hợp hài hòa giữa mục
tiêu tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa - xã hội, cân đối tốc độ tăng
trưởng kinh tế với việc sử dụng các điều kiện nguồn lực, tài nguyên thiên
nhiên, khoa học, công nghệ, đặc biệt chú trọng phát triển công nghệ sạch.
Thứ hai, bền vững về xã hội: Là phải xây dựng một xã hội trong đó nền
kinh tế tăng trưởng nhanh và ổn định phải đi đôi với dân chủ, công bằng và

tiến bộ xã hội, giáo dục và đào tạo, y tế và phúc lợi xã hội phải được chăm lo
đầy đủ và toàn diện cho mọi đối tượng trong xã hội.
Thứ ba, bền vững về môi trường và tài nguyên: Là các dạng tài nguyên
thiên nhiên tái tạo được phải được sử dụng một cách cân đối nhằm khôi phục
được cả về số lượng và chất lượng, các dạng tài nguyên không tái tạo phải
được sử dụng tiết kiệm và hợp lý nhất. Môi trường tự nhiên (không khí, đất,
nước, cảnh quan thiên nhiên…) cơ bản không bị các hoạt động của con người
làm ô nhiễm, suy thoái và tổn hại. Các nguồn phế thải từ công nghiệp và sinh
hoạt được xử lý, tái chế kịp thời, vệ sinh môi trường được bảo đảm, con người
được sống trong môi trường sạch.
Như vậy, PTBV có nội dung rộng và phong phú, không chỉ hàm nghĩa
phát triển về kinh tế bền vững mà còn bao hàm nội dung phát triển xã hội bền
vững và gắn kết chặt chẽ với bảo vệ môi trường sinh thái. Trong mỗi nội dung
có những thành tố riêng nhưng chúng luôn thống nhất biện chứng và quan hệ
hữu cơ với nhau tạo nên sự PTBV. Việc quán triệt và nhận thức đúng đắn nội
hàm của phát triển bền vững là phương pháp luận tốt khi thực hiện phát triển
lâm nghiệp bền vững phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh hiện nay.
* Quan niệm về phát triển lâm nghiệp bền vững
Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 7 Khóa XI (2013) đã
thông qua Nghị quyết về “Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường
14


quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường”, trong đó , nhấn mạnh tài nguyên là tài sản quốc
gia, là nguồn lực, nguồn vốn tự nhiên đặc biệt quan trọng để phát triển đất nước, phải được đánh giá đầy đủ các giá
trị, định giá, hạch toán trong nền kinh tế; quản lý khai thác hợp lý, sớm dừng khai thác rừng tự nhiên, nâng độ che
phủ của rừng lên 45% vào năm 2020; bảo vệ, đẩy mạnh phục hồi, trồng rừng ngập mặn, rừng phòng hộ ven biển,
rừng phòng hộ đầu nguồn, ngăn chặn có hiệu quả nạn phá rừng, cháy rừng, bảo vệ nghiêm ngặt các loài động vật
hoang dã quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng; ưu tiên thực hiện sáng kiến quốc tế về giảm phát thải khí nhà kính
thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng; bảo tồn rừng, quản lý bền vững tài nguyên rừng và nâng cao

trữ lượng các bon rừng; phát triển thị trường trao đổi tín chỉ carbon trong nước và tham gia thị trường carbon toàn
cầu.

Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020, Chiến lược
tăng trưởng xanh, Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu đều đề cao vai trò của rừng và cùng hướng tới nền kinh
tế các bon thấp và quan trọng hơn, chung sức cùng cộng đồng quốc tế trong việc giảm nhẹ các tác động của biến
đổi khí hậu và giảm phát thải khí nhà kính, về lĩnh vực lâm nghiệp, bao gồm nhiệm vụ bảo vệ và phát triển rừng
bền vững, tăng cường hấp thụ khí nhà kính và bảo tồn đa dạng sinh học rừng, phấn đấu đến năm 2020 nâng độ che
phủ của rừng lên 45%, đồng thời, quản lý các hoạt động kinh doanh tín chỉ carbon ra thị trường quốc tế và nhấn
mạnh đến việc tăng cường hợp tác quốc tế nhằm tranh thủ sự hỗ trợ về tài chính.

Từ những vấn đề trên đây, dưới góc độ tiếp cận của đề tài nghiên cứu
này, có thể đưa ra một định nghĩa về phát triển lâm nghiệp bền vững
(PTLNBV) ở tỉnh Thái Nguyên như sau: PTLNBV ở tỉnh Thái Nguyên là hoạt
động của Đảng bộ, chính quyền, đoàn thể, nhân dân, nhằm phát triển rừng;
khai thác, vận chuyển và chế biến các sản phẩm từ rừng đồng thời duy trì tác
dụng phòng hộ nhiều mặt của rừng ổn định, lâu dài, bảo đảm các vấn đề kinh
tế - xã hội, bảo vệ tài nguyên, môi trường sinh thái, trên cơ sở đáp ứng nhu cầu
và đời sống con người hiện tại nhưng không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng
nhu cầu của các thế hệ tương lai, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Từ quan niệm trên có thể hiểu phát triển lâm nghiệp bền vững ở tỉnh Thái
Nguyên là việc Đảng bộ, chính quyền, các cơ quan ban ngành chức năng, kiểm
lâm, các thành phần kinh tế và nhân dân trong Tỉnh sử dụng các cơ chế, chính
sách, các hình thức, biện pháp tác động vào quá trình sản xuất lâm nghiệp nhằm
đảm bảo tăng trưởng kinh tế liên tục, ổn định, lâu dài, đạt hiệu quả cao, giải
quyết việc làm, tăng thu nhập cho nhân dân, góp phần xóa đói giảm nghèo, giải
quyết các vấn đề xã hội, xây dựng nông thôn mới có đời sống vật chất, tinh thần
ngày càng cao; gắn với bảo vệ, nâng cao chất lượng môi trường sống, giữ vững


15


bản sắc văn hóa dân tộc và củng cố quốc phòng - an ninh. Như vậy, phát triển
lâm nghiệp bền vững ở tỉnh Thái Nguyên là sự kết hợp hài hòa của ba mặt cơ
bản: Bảo đảm tăng trưởng kinh tế cao, liên tục, ổn định, lâu dài; giải quyết có
hiệu quả các vấn đề về mặt xã hội; bảo vệ môi trường sinh thái và giữ vững bản
sắc văn hóa dân tộc, củng cố quốc phòng - an ninh.
Chủ thể của phát triển lâm nghiệp bền vững đó là: Đảng bộ, các cấp chính
quyền, các cơ quan ban ngành chức năng, lực lượng kiểm lâm, các thành phần
kinh tế và nhân dân trong Tỉnh.
Mục đích của phát triển lâm nghiệp bền vững là: Nhằm đảm bảo tăng trưởng
kinh tế liên tục, ổn định, lâu dài, đạt hiệu quả cao; chuyển dịch cơ cấu kinh tế
theo hướng hợp lý, tiến bộ; giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho nhân dân,
góp phần xóa đói giảm nghèo, giải quyết các vấn đề xã hội, xây dựng nông
thôn mới có đời sống vật chất, tinh thần ngày càng cao; gắn với bảo vệ, nâng
cao chất lượng môi trường sống, giữ vững bản sắc văn hóa dân tộc và củng cố
quốc phòng - an ninh.
Phương thức phát triển lâm nghiệp bền vững là: Tỉnh sử dụng đường lối,
chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án; sử dụng các cơ chế,
chính sách, các hình thức, biện pháp để phát huy có hiệu quả các nguồn lực tác
động vào quá trình phát triển lâm nghiệp bền vững.
Nội dung của phát triển lâm nghiệp bền vững là: PTLNBV về kinh tế,
PTLNBV về xã hội, PTLNBV về môi trường và phát triển lâm nghiệp bền
vững về văn hóa, quốc phòng - an ninh.
* Nội dung phát triển lâm nghiệp bền vững
PTLNBV là sự phát triển dựa trên sự giải quyết hài hoà mối quan hệ
giữa kinh tế, xã hội và môi trường, giữa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài,
giữa tự nhiên và con người. Đó là sự tăng trưởng kinh tế lâm nghiệp ổn định;
thực hiện tốt tiến bộ và công bằng xã hội; khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm

tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường sống. Như

16


vậy, PTLNBV bao gồm: Phát triển bền vững về kinh tế lâm nghiệp; phát triển
bền vững về môi trường, phát triển bền vững về xã hội. Ngày nay, ngoài ba
nội dung cơ bản nêu trên, cần phải nhìn nhận cả trên khía cạnh bền vững về
mặt văn hóa và quốc phòng - an ninh. Các nội dung này có mối quan hệ chặt
chẽ với nhau, là điều kiện, tiền đề cho nhau phát triển, tạo thành nền tảng trụ
cột của PTLNBV và nội dung của nó được biểu hiện ở những mặt sau:
Thứ nhất, phát triển lâm nghiệp bền vững về kinh tế.
Kinh tế lâm nghiệp phát triển bền vững là phát triển rừng; trồng cây,
gây rừng, chăm sóc, nuôi dưỡng và bảo vệ rừng, khai thác, vận chuyển và chế
biến các sản phẩm từ rừng đảm bảo tăng trưởng liên tục, ổn định, có cơ cấu
hợp lý, chuyển dịch theo hướng tiến bộ, đáp ứng được nhu cầu ngày càng
cao của người dân, tránh được suy thoái và đình trệ trong tương lai, tránh
để lại gánh nợ cho các thế hệ mai sau. Phát triển kinh tế lâm nghiệp bền
vững còn phải đảm bảo không gây ra sự suy thoái các nguồn tài nguyên
thiên nhiên, ô nhiễm môi trường, là quá trình phát triển toàn diện tất cả các
mặt, các khâu, các bước trong ngành kinh tế lâm nghiệp. Nói một cách tổng
quát, PTLNBV về kinh tế là phát triển kinh tế lâm nghiệp bền vững toàn
diện cả lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong lâm nghiệp.
Thứ hai, phát triển lâm nghiệp bền vững về xã hội.
Lâm nghiệp phải tạo được công ăn việc làm cho người lao động, tăng thu
nhập cho dân cư, cải thiện được đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân; xóa
đói giảm nghèo và nâng cao chất lượng đời sống cho phát triển giáo dục - đào
tạo, y tế. Tạo sự công bằng của người dân trong việc có quyền lao động, đảm
bảo các quyền lợi khác về kinh tế, chính trị và xã hội.
Thứ ba, phát triển lâm nghiệp bền vững về môi trường.

PTLNBV về môi trường là sự phát triển lâm nghiệp bảo đảm tính bền
vững của các hệ sinh thái, khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên, có các biện
pháp để cải thiện và quản lý môi trường.

17


Thước đo môi trường của sự phát triển bền vững về lâm nghiệp có thể
đánh giá thông qua chất lượng các thành phần môi trường không khí, nước,
đất, sinh thái; mức độ duy trì các nguồn tài nguyên tái tạo; nguồn vốn của xã
hội dành cho các hoạt động bảo vệ môi trường rừng; khả năng kiểm soát của
chính quyền đối với các hoạt động kinh tế xã hội, tiềm ẩn các tác động tiêu
cực đối với môi trường rừng, ý thức bảo vệ môi trường của người dân... Để đo
mức độ bền vững về môi trường của sự phát triển lâm nghiệp người ta dùng
các chỉ số như mức độ ô nhiễm môi trường đất, không khí, nước, mức độ suy
giảm đa dạng sinh học, diện tích rừng tự nhiên và rừng trồng...
Thứ tư, phát triển lâm nghiệp bền vững về văn hóa và quốc phòng - an ninh.
PTLNBV về văn hóa đó là duy trì và phát triển những giá trị bản sắc văn hóa
nhân văn của 8 dân tộc cùng sinh sống ở tỉnh Thái Nguyên, trong đó nổi bật là
văn hóa của tinh thần đoàn kết trong phát triển kinh tế lâm nghiệp của đồng
bào, dân tộc vùng rừng. Văn hóa của đức tính chịu khó, cần cù và sáng tạo
trong lao động, tinh thần tương thân, giúp đỡ nhau trong đời sống, trong lao
động sản xuất. Tinh thần dám chịu đựng khó khăn, gian khổ, bám đất, giữ
thôn, bản, chồng cây gây rừng...
Rừng của Thái Nguyên đã gắn bó với lịch sử vẻ vang trong cuộc đấu tranh
chống giặc ngoại xâm giải phóng dân tộc, là nơi đầu nguồn của các con sông
như: sông Công, Sông Chợ Chu, sông Rong,... cung cấp nước cho các hồ đập
thủy lợi lớn như hồ Núi Cốc, hồ Bảo Linh, hồ Suối Lạnh… Bên cạnh những giá
trị kinh tế, bảo vệ môi trường cảnh quan, bảo vệ nguồn gen động thực vật quí
hiếm, còn có giá trị về mặt lịch sử văn hoá và nghiên cứu khoa học.

PTLNBV về quốc phòng - an ninh. Từ vị trí chiến lược của địa hình rừng núi
và âm mưu thủ đoạn của kẻ thù, chúng ta có thể khẳng định: PTLNBV có một ý
nghĩa đặc biệt quan trọng trong công cuộc xây dựng và củng cố quốc phòng toàn dân
nói chung và xây dựng tỉnh Thái Nguyên thành khu vực phòng thủ vững chắc nói
riêng. Thái Nguyên chính là cội nguồn của lịch sử cách mạng trong cuộc kháng chiến
trường kỳ chống thực dân Pháp. Trung ương Đảng, Bác Hồ và Chính phủ chọn Thái
Nguyên làm nơi xây dựng An toàn Khu (ATK) căn cứ địa cách mạng, vị trí trung

18


tâm của Thủ đô kháng chiến với các địa danh đã đi vào lịch sử như: Khau Tý, Tỉn
Keo, Điềm Mạc, Phú Đình, Bảo Biên, Định Biên (Định Hóa)... nơi Chủ tịch Hồ Chí
Minh, các cơ quan Trung ương Đảng, Chính phủ và Bộ tổng tư lệnh đặt đại bản
doanh để lãnh đạo toàn dân kháng chiến chống thực dân Pháp.
PTLNBV sẽ góp phần tạo ra điều kiện kinh tế của Tỉnh, làm tăng ngân
sách cho Nhà nước, là cơ sở vững chắc cho quốc phòng - an ninh. Bởi vì, sức
mạnh quân sự, sức mạnh quốc phòng phụ thuộc sâu sắc vào điều kiện kinh tế.
PTLNBV là điều kiện cơ bản để bố trí ổn định dân cư ở những địa bàn chiến
lược quan trọng, góp phần ổn định chính trị - xã hội, trong đó lực lượng lao động
trong lâm nghiệp chính là lực lượng tham gia công tác dân quân, tự vệ ở các thôn,
bản vùng rừng. PTLNBV đã góp phần tạo đời sống của nhân dân được cải thiện,
lòng tin của nhân dân vào Đảng, vào chế độ và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội
được nâng cao, đặc biệt, đối với người dân là dân tộc Dao, Hmông ở vùng cao, họ chỉ
nhìn thấy chủ nghĩa xã hội có tốt đẹp hay không thể hiện ở chỗ đã đem lại cái gì trong
cuộc sống của họ. Do đó, khi đời sống mọi mặt của đồng bào được cải thiện, thì
những luận điệu tuyên truyền lừa bịp của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch
không còn cơ sở để tồn tại và đẩy mạnh phát triển lâm nghiệp thì kết cấu hạ tầng của
lâm nghiệp phát triển, đó cũng chính là kết cấu hạ tầng cho nền quốc phòng toàn dân.
1.2. Sự cần thiết và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển lâm

nghiệp bền vững ở tỉnh Thái Nguyên
1.2.1. Sự cần thiết phát triển lâm nghiệp bền vững ở tỉnh Thái Nguyên
Thứ nhất, xuất phát từ vị trí, vai trò của phát triển lâm nghiệp bền vững
đối với kinh tế - xã hội ở tỉnh Thái Nguyên.
Chiến lược phát triển Lâm nghiệp Việt Nam đã xác định lâm nghiệp là
một ngành kinh tế kỹ thuật đặc thù, có vị trí đặc biệt quan trọng trong nền
kinh tế quốc dân, là bộ phận không thể tách rời của lĩnh vực nông nghiệp,
nông thôn. Lâm nghiệp đã cung cấp lâm sản, đặc sản phục vụ cho nhu cầu
tiêu dùng của xã hội, dược liệu phục vụ cho nhu cầu chữa bệnh.
Một là, lâm nghiệp là ngành quan trọng và chủ yếu tạo nguồn gỗ và các
loại lâm sản ngoài gỗ, phục vụ cho nhu cầu của sản xuất và đời sống. Trong sản
19


xuất, gỗ được dùng làm nguyên liệu cho các ngành giấy, diêm, chế tạo các loại
công cụ sản xuất, làm gỗ trụ mỏ, tà vẹt, xây dựng các nhà xưởng… Trong đời
sống, gỗ dùng để xây dựng nhà cửa, đóng bàn ghế, giường, tủ và các loại vật
dụng khác. Ngoài ra, những phế phụ phẩm về gỗ được dùng làm chất đốt. Gỗ và
các sản phẩm từ gỗ có mặt hầu hết trong các lĩnh vực sản xuất và đời sống, với
các ưu điểm về độ bền, bóng, đẹp, dễ chế tạo và sử dụng gỗ là loại vật liệu khó
thay thế và nhu cầu về gỗ ngày càng cao, nhất là các loại gỗ quý.
Lâm nghiệp là ngành cung cấp các loại động vật, thực vật rừng là các thực
phẩm đặc sản phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của các tầng lớp dân cư, cung cấp
các dược liệu quý phục vụ cho nhu cầu chữa bệnh và nâng cao sức khỏe cho con
người. Về động vật, hầu hết các sản phẩm của các loại muông thú, trăn, rắn, ong,
xương hổ, sừng tê giác, mật gấu… có giá trị sử dụng cao và giá trị kinh tế lớn. Về
thực vật, có các loại cây, cỏ ở trong rừng với nhiều loại là các dược liệu quý, là
nguyên liệu quan trọng và chủ yếu của các phương thuốc chữa bệnh dùng trong
đông y. Ngoài ra, một số sản phẩm của cây rừng có thể làm lương thực, nguyên
liệu cho chế biến thực phẩm như mít, chuối… Một số loại chim, thú, cây (phong

lan,…) là các sản phẩm mang tính nhân văn của rừng khi được khai thác làm sinh
vật cảnh. Những sản vật không thể thiếu của đời sống xã hội, khi điều kiện sống
ngày càng cải thiện, nhất là ở các thành phố, thị xã hiện nay.
Hai là, phát triển lâm nghiệp làm tăng ngân sách của huyện, tỉnh, giải
quyết việc làm, góp phần xóa đói, giảm nghèo, tạo thu nhập cho người dân sống
ở vùng rừng.

Trong những năm qua, công tác lâm nghiệp nói chung và quản lý bảo vệ
rừng nói riêng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã đạt được những kết quả quan
trọng trong giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho người dân sống ở vùng rừng,
kinh tế lâm nghiệp đã có những khởi sắc và đóng góp đáng kể trong cơ cấu
kinh tế ngành lâm nghiệp, năm 2011 giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp đạt 278
tỷ đồng, năm 2012 đạt 317 tỷ đồng, năm 2013 đạt 346 tỷ đồng, lâm nghiệp đã
cung cấp lâm sản, đặc sản phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của xã hội, mỗi năm
trên địa bàn trồng được khoảng 5.000 - 6000ha rừng, sản lượng khai thác gỗ
hàng năm đạt 600.000 m3, đây là nguồn nguyên liệu lớn và là lợi thế của tỉnh

20


để phát triển ngành chế biến lâm sản, tạo ra việc làm cho hàng ngàn lao động
khu vực nông thôn, góp phần tạo thu nhập cho người dân sống ở vùng rừng,
xóa đói giảm nghèo, làm tăng ngân sách của huyện, của tỉnh.
Ba là, phát triển lâm nghiệp bền vững góp phần thúc đẩy, hỗ trợ các lĩnh
vực kinh tế khác phát triển. Khi lâm nghiệp phát triển đã tạo ra nguồn nguyên liệu
để thúc đẩy một số ngành công nghiệp chế biến phát triển và lâm nghiệp phát triển
còn là điều kiện để nâng cao sức mua, để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm
cho một số ngành kinh tế khác. Mặt khác, khi lâm nghiệp phát triển làm tăng vai
trò thảm thực vật, có tác dụng điều tiết dòng chảy và cung cấp nguồn nước phục
vụ cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân.

Bốn là, phát triển lâm nghiệp bền vững còn góp phần ổn định chính trị xã
hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh trên địa bàn Tỉnh.
PTLNBV không chỉ có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội
mà còn có vai trò đặc biệt quan trọng đối với công cuộc xây dựng và củng cố
quốc phòng - an ninh trên địa bàn Tỉnh hiện nay. Trong lịch sử của dân tộc ta đã
chứng minh rằng, địa bàn rừng núi là căn cứ đầu tiên của các cuộc khởi nghĩa
chống lại sự nô dịch của các thế lực thù địch, xâm lược. Điển hình Thái Nguyên
là căn cứ ATK: Tên gọi tắt của An toàn Khu Trung ương trong thời kỳ kháng
chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946 - 1954) trên địa bàn các huyện Định
Hoá, Đại Từ, Phú Lương của tỉnh Thái Nguyên. Đây là nơi đóng chốt các cơ
quan đầu não của Đảng, Nhà nước, Quân đội ta; nơi ở, làm việc của Hồ Chủ
Tịch và các vị lãnh tụ kháng chiến; nơi ra đời những quyết định quan trọng nhất
để cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đến thắng lợi. Rừng đã trở thành lá
chắn để che chở cho lực lượng cách mạng trước bom đạn của kẻ thù. Thắng lợi
của hai cuộc trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ có sự
đóng góp to lớn của rừng. Rừng núi là căn cứ địa cách mạng, là nơi bảo đảm bí
mật cho lực lượng cách mạng.
Hiện nay, để bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, thực hiện công
cuộc xây dựng và củng cố quốc phòng toàn dân thì phát triển lâm nghiệp (bộ
phận chủ yếu là rừng) có một vai trò đặc biệt quan trọng vì:

21


Thái Nguyên là vùng có lợi thế về phát triển lâm nghiệp, đây là nơi căn cứ
địa cách mạng có vị trí đặc biệt trong chiến lược quân sự của quốc gia, là trung
tâm chính trị, kinh tế của khu Việt Bắc, vùng trung du miền núi Đông Bắc.
Mặt khác, đây cũng là nơi kẻ thù đang nhòm ngó. Chúng lợi dụng những
khó khăn về kinh tế - xã hội ở vùng rừng núi, các thế lực thù địch đang dùng
nhiều âm mưu thủ đoạn thâm độc, nham hiểm để chống phá sự nghiệp xây

dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Lợi dụng chính sách tự do tín ngưỡng của chế
độ ta, bọn phản động đã truyền đạo trái phép, lơi dụng truyền đạo để tuyên
truyền kích động, nói xấu Đảng, chế độ xã hội chủ nghĩa, làm mất ổn định
chính trị, nhằm phá hoại lòng tin của nhân dân vào con đường đi lên chủ nghĩa
xã hội ở nước ta.
Thứ hai, xuất phát từ tác dụng to lớn của rừng đối với việc cải tạo tự
nhiên và làm chức năng phòng hộ.
Rừng có tác dụng lớn lao trong cuộc đấu tranh vĩ đại của con người cải tạo
tự nhiên. Rừng cũng quý giá như khoáng sản, các tài nguyên khác ở dưới đất.
Nhưng các tài nguyên khác ở dưới đất khi chưa khai thác, thì không có tác dụng
gì đối với kinh tế quốc dân và đời sống của nhân dân. Còn rừng trước khi khai
thác đã có tác dụng đặc biệt mà những tài nguyên dưới đất không có. Nó có
những tác dụng giữ nước, giữ đất, điều tiết khí hậu, phòng hộ ruộng nương, giữ
nước đầu nguồn, chắn gió, bảo vệ sức khỏe… Từ chỗ giảm bớt những tác hại tự
nhiên mà làm cho đất đai không bị xâm thực, sản lượng nông nghiệp tăng lên.
Ăngghen đã từng phân tích rất kỹ về tác dụng của rừng giữ đất và giữ
nước đầu nguồn. Ông viết trong cuốn biện chứng của tự nhiên như sau:
Những cư dân ở các miền Mésopotamie, Hy lạp, tiểu Á, tế Á và một số miền
khác đã đem chặt hết rừng để lấy đất trồng trọt, nhưng họ không thể ngờ được
rằng những vùng này vì thế trở thành đồi hoang núi trọc như ngày nay, bởi vì
sau khi họ chặt hết rừng đi rồi thì trung tâm tích tụ và dự trữ nước cũng không
còn nữa. Những người Ý ở dẫy nhí Alpes, vì muốn chăm sóc rất cẩn thận thành
rừng thông ở sườn núi phía bắc, đã đem chặt trụi rừng rú mọc ở sườn phía nam,
họ cũng chẳng ngờ được rằng do đó đã hủy hoại cả cơ sở của nghề chăn nuôi
trên núi cao ở trong vùng này. Họ càng không thể nghĩ tới rằng làm như vậy đã
22


khiến cho những khe suối trong một năm thì phần lớn thời gian đều khô kiệt,
mà đến mùa mưa lại dồn cả nước lũ xuống thung lũng. Ông còn chỉ ra rằng:

Khi những điền chủ Tây - ban - nha đem đốt sạch những rừng trên sườn núi
thuộc Cu - ba, để lấy tro làm phân bón cho cây cà phê và có thể thu được lợi
nhuận lớn nhất, thì họ đâu có quan tâm đến việc mưa rào vùng nhiệt đới đã bào
mòn mặt đất không có một tí gì che phủ chỉ còn trơ lại nham thạch.
Nhờ có tán rừng, nước mưa được chuyển tải dần từ lá xuống thân và
ngấm dần vào đất. Vì vậy, mưa không gây nên những trận lũ lụt lớn, nước trôi
tạo thành các dòng lớn trên mặt đất làm rửa trôi đất. Nếu nước mưa có đổ vào
các hồ, sông suối, nhờ đó cường độ dòng nước bị giảm bớt không gây nên
những tác động tiêu cực cho các công trình thủy lợi, giao thông và các cơ sở
hạ tầng khác. Nước thấm dần vào lòng đất và tạo nên nguồn nước ngầm
phong phú. Nhờ vậy, nguồn nước của các sông, hồ, giếng được bổ sung vào
mùa khô, cung cấp cho các nhu cầu sản xuất và đời sống của con người.
Rừng còn làm chức năng chắn gió, phòng hộ cho sản xuất và đời sống.
Gió là những tác nhân gây nên nhiều tác hại đối với sản xuất và đời sống. Nếu
không có sự ngăn chặn sẽ để lại những hậu quả nghiêm trọng. Để giảm thiểu
sự tác động của chúng cần nhờ đến các đai rừng tự nhiên hoặc nhân tạo. Điều
đó cho thấy vai trò quan trọng của rừng với tư cách là sản phẩm của lâm
nghiệp trong chức năng phòng hộ.
Rừng là chức năng điều hòa khí hậu, làm trong sạch môi trường sinh
thái. Sản xuất lâm nghiệp với các hoạt động trồng và bảo vệ rừng đã tạo nên
những cánh rừng xanh tốt. Đây là những nhà máy khổng lồ sản xuất khí ô xi
(O2) cung cấp cho sự sống của con người, đồng thời lấy khí các bon (CO 2) do
con người thải ra trong quá trình sản xuất và sinh hoạt. Nếu không có các hoạt
động sinh học của cây xanh (nhờ hoạt động của nông nghiệp và lâm nghiệp),
con người sẽ phải bỏ ra một khoản chi phí khổng lồ để sản xuất O 2 và làm
sạch không khí, hạ bớt nồng độ CO2. Hiện nay, xã hội đang sử dụng các sản
phẩm này miễn phí và coi đó như là sự ban phát của tự nhiên. Đã đến lúc cần
phải làm rõ chức năng này của lâm nghiệp để có những đánh giá công bằng
về hoạt động của nông, lâm nghiệp và có sự đầu tư, phát triển cho thỏa đáng.
23



Lâm nghiệp có vai trò, chức năng nghiên cứu khoa học và văn hóa, xã
hội. Lâm nghiệp là một ngành sản xuất vật chất độc lập, trong đó chứa đựng
nhiều vấn đề cần phải nghiên cứu và phân tích để đạt được hiệu quả kinh tế xã hội cao. Với phân tích trên, hoạt động lâm nghiệp bao hàm những chức
năng nghiên cứu và phân tích các vấn đề khoa học xung quanh các hoạt động
sản xuất, kinh doanh của nó.
Thứ ba, xuất phát từ thực tiễn phát triển lâm nghiệp bền vững ở tỉnh
Thái Nguyên thời gian qua.
Ngành lâm nghiệp tỉnh Thái Nguyên đã có bước phát triển liên tục trong
những năm qua, đặc biệt là từ năm 2010 trở lại đây, giá trị sản xuất tăng bình
quân hàng năm. Thực hiện Quy hoạch phát triển lâm nghiệp tỉnh Thái
Nguyên, có một số hạng mục quan trọng đã hoàn thành vượt chỉ tiêu như:
Bảo vệ rừng, trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng. Các hoạt động lâm sinh
được thực hiện đúng quy phạm từ khâu thiết kế, giám sát thi công và nghiệm
thu thành quả nên đã thu được kết quả đáng khích lệ.
Công tác Quy hoạch phát triển lâm nghiệp của Tỉnh, diện tích đất có rừng
tăng và rừng đã có chủ. Đã hình thành được một số khu rừng đặc dụng, phòng
hộ, góp phần vào việc bảo vệ tính đa dạng sinh học, gìn giữ các giá trị văn
hoá, lịch sử tài nguyên nhân văn của đất nước cũng như bảo vệ đầu nguồn,
phòng hộ môi trường. Bước đầu hình thành được một số vùng nguyên liệu tập
trung; tạo ra một khối lượng sản phẩm lâm sản đáng kể.
Thực hiện quy hoạch 3 loại rừng theo Chỉ thị 38 của Thủ tướng Chính
phủ. Việc quản lý, bảo vệ và tổ chức sản xuất, kinh doanh rừng theo chức năng
được quy hoạch đã đi vào nề nếp, các dự án về lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh đều
căn cứ vào quy hoạch 3 loại rừng để xây dựng và thực thi, bước đầu đã thu
được kết quả khả quan. Công tác quản lý bảo vệ rừng đã được các cấp, các
ngành quan tâm, các khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ được bảo vệ tốt.

24



Bên cạnh những điểm mạnh đã đạt được trong thời gian qua, phát triển
lâm nghiệp còn có những yếu tố thiếu tính bền vững đó là:
Một số diện tích đất trống, đồi núi trọc bị xói mòn, rửa trôi, độ phì kém,
gây khó khăn trong việc trồng rừng; đặc biệt, là trồng rừng bằng các cây gỗ
lớn bản địa; Đời sống người dân miền núi trong Tỉnh còn nhiều khó khăn và
thiếu thốn; tăng trưởng của ngành lâm nghiệp còn thấp và chưa bền vững, lợi
nhuận thấp, sức cạnh tranh yếu, tiềm năng tài nguyên rừng chưa được khai
thác sử dụng hiệu quả, nhất là lâm sản ngoài gỗ. Năng suất và chất lượng rừng
trồng cũng như rừng tự nhiên thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu cho phát triển
kinh tế - xã hội, đặc biệt là nguyên liệu gỗ lớn cho công nghiệp chế biến và
xuất khẩu; tác động của ngành lâm nghiệp đối với việc xoá đói giảm nghèo còn
hạn chế, chưa tạo ra nhiều việc làm, thu nhập của người làm nghề rừng còn thấp
và chưa ổn định; hiện tượng cháy rừng vẫn còn xẩy ra ở một số nơi trên địa bàn
Tỉnh; tình trạng khai thác và vận chuyển lâm sản trái phép vẫn còn xảy ra nhưng
chưa có giải pháp đồng bộ để ngăn chặn. Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng còn
chậm, chủng loại cây trồng chưa đa dạng.
Một số khu rừng đặc dụng có 1 số diện tích quy hoạch chưa phù hợp với
diễn biến thực tế hiện nay, nên khó khăn cho công tác quản lý và bảo vệ rừng;
việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế
(Vườn quốc gia Tam Đảo, khu đặc dụng ATK); quy hoạch rừng phòng hộ:
Ranh giới rừng phòng hộ ở một số nơi thiếu bền vững gây khó khăn cho công
tác quản lý và bảo vệ rừng. Quy hoạch phát triển rừng sản xuất chưa chú
trọng tới thị trường tiêu thụ, vùng nguyên liệu chưa gắn với cơ sở sản xuất và
chế biến gây khó khăn cho người sản xuất nguyên liệu. Quy hoạch rừng sản
xuất nặng về quy mô vùng, chưa coi trọng việc đầu tư công nghệ trong việc
nâng cao năng suất và sản lượng rừng; vùng nguyên liệu mới chỉ sản xuất ra
các loại sản phẩm hiện có, chưa chú trọng tới việc sản xuất ra những loại sản
phẩm thị trường cần. Việc quản lý, sử dụng đất quy hoạch cho mục đích lâm

nghiệp chưa hiệu quả, đặc biệt là các lâm trường (các công ty lâm nghiệp hiện
nay) dẫn đến tình trạng tranh chấp đất đai kéo dài giữa người dân địa phương

25


×