Tải bản đầy đủ (.doc) (96 trang)

LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế CHÍNH TRỊ PHÁT TRIỂN KINH tế DU LỊCH ở TỈNH KHÁNH hòa HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (453.69 KB, 96 trang )

3
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay trên thế giới, du lịch là một nhu cầu không thể thiếu được trong
đời sống của người dân ở nhiều nước và đang có xu hướng phát triển với tốc độ
ngày càng nhanh. Đặc biệt những thập kỷ gần đây, kinh doanh du lịch đã trở
thành ngành kinh tế mũi nhọn và chiếm vị trí hết sức quan trọng trong đời sống
kinh tế của các nước đang phát triển. Nó góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế,
tăng nguồn thu ngoại tệ, tạo vốn cho quá trình CNH, HĐH góp phần hạn chế
tình trạng thất nghiệp… Với tư cách là một ngành kinh doanh tổng hợp, kinh tế
du lịch đã trở thành yếu tố thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển, là động
lực đẩy nhanh tiến trình giao lưu kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội giữa các quốc
gia, dân tộc. Xuất phát từ hiệu quả và lợi ích do kinh tế du lịch mang lại mà ngày
nay, từ các nước có nền kinh tế phát triển đến các nước đang phát triển đều chú
trọng đầu tư cho phát triển kinh tế du lịch.
Việt Nam là một quốc gia có nhiều tiềm năng về du lịch, cùng với các
ngành kinh tế khác, kinh tế du lịch đã và đang được đầu tư phát triển, và nhu
cầu phát triển kinh tế du lịch càng trở nên cấp thiết. Đảng và Nhà nước ta rất
coi trọng lĩnh vực kinh tế này trong đường lối và chính sách phát triển nền
kinh tế quốc dân. Do vậy, kinh tế du lịch đã được các cấp, các ngành và các
địa phương khai thác ở các mức độ khác nhau và mang lại sự phát triển kinh
tế của từng vùng, từng địa phương và từng địa bàn trên cả nước.
Là một tỉnh ven biển Nam Trung Bộ, Khánh Hoà có nhiều tài nguyên du
lịch tự nhiên và nhân văn cùng với hệ thống giao thông vận tải đường bộ, đường
sắt, đường biển và đường hàng không hết sức thuận lợi cho phát triển kinh tế du
lịch. Trong những năm qua, ngành kinh tế du lịch của tỉnh đã có tốc độ tăng
trưởng ngày càng cao, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp phát triển KT - XH của
địa phương. Tuy nhiên, quy mô và tính hiệu quả của kinh tế du lịch Khánh Hoà


4


còn chưa thực sự ngang tầm với tiềm năng của nó, các nguồn lực của kinh tế du
lịch vẫn chưa được khai thác một cách khoa học, sản phẩm du lịch chưa phong
phú, đa dạng, tốc độ phát triển của ngành còn chậm, khả năng hội nhập còn hạn
chế… Vấn đề đặt ra hiện nay là cần phải có những phân tích, đánh giá về tiềm
năng và thực trạng của kinh tế du lịch ở Khánh Hoà để từ đó đề ra những giải
pháp thúc đẩy phát triển và nâng cao hiệu quả của nó trong thời gian tới, phục vụ
đắc lực cho việc thực hiện nhiệm vụ KT - XH và QP - AN của địa phương.
Xuất phát từ tình hình trên, tác giả lựa chọn chủ đề: “Phát triển kinh tế
du lịch ở tỉnh Khánh Hoà hiện nay” làm đề tài luận văn tốt nghiệp Cao học
chuyên ngành kinh tế chính trị.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Liên quan đến vấn đề du lịch và kinh tế du lịch ở nước ta đã có những
công trình khoa học và các nhà nghiên cứu khoa học quan tâm như:
Th.s. Trần Quốc Nhật: Phát triển du lịch ở Bà Rịa – Vũng Tàu, Luận văn
Thạc sỹ, Học viện CTQG Hồ Chí Minh, H.1995. Luận văn đã đề cập đến vai trò
và xu hướng phát triển của du lịch; thực trạng phát triển du lịch ở Bà Rịa Vũng
Tàu; đưa ra phương hướng và những giải pháp lớn nhằm phát triển du lịch ở Vũng
Tàu.
Th.s. Hoàng Đức Cường: Phát triển kinh tế du lịch ở Nghệ An, Luận văn
Thạc sỹ, Học viện CTQG Hồ Chí Minh, H.1999. Tác giả đã tiếp cận lý luận về
kinh tế du lịch; thực trạng phát triển kinh tế du lịch ở tỉnh Nghệ An; phương
hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế du lịch ở tỉnh Nghệ An.
Th.s. Trần Ngọc Tư: Phát triển kinh tế du lịch ở Vĩnh Phúc – tiềm năng và
giải pháp, Luận văn Thạc sỹ, Học viện CTQG Hồ Chí Minh, H.2000. Luận văn
đã đề cập đến lý luận về kinh tế du lịch; tiềm năng phát triển kinh tế du lịch ở tỉnh
Vĩnh Phúc; những giải pháp nhằm phát triển kinh tế du lịch ở Vĩnh Phúc.


5
Th.s. Trần Xuân Cảnh: Bàn về thu hút vốn đầu tư phát triển ngành du lịch tại

Việt Nam. Tạp chí phát triển kinh tế số 123, tháng 1/2001. Bài viết đã đưa ra những
giải pháp nhằm thu hút vốn đầu tư phát triển ngành kinh tế du lịch tại Việt Nam.
TS. Nguyễn Huy Giáp: Kinh tế du lịch, Nxb CTQG, H.2002. Tiếp cận du
lịch ở góc độ tổng quan, coi du lịch là ngành kinh tế trong quá trình phát triển.
Th.s. Hồ Viết Chiến: Kinh tế du lịch trong cơ cấu kinh tế của tỉnh Bà
Rịa – Vũng Tàu hiện nay, Luận văn Thạc sỹ, Học viện CTQG Hồ Chí Minh,
H.2003. Luận văn nghiên cứu làm rõ kinh tế du lịch trong cơ cấu kinh tế của
tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu; đưa ra các giải pháp để kinh tế du lịch trở thành ngành
kinh tế mũi nhọn trong cơ cấu kinh tế của địa phương.
Th.s. Nguyễn Đình Sơn: Phát triển kinh tế du lịch và tác động của nó tới
quốc phòng – an ninh trên địa bàn tỉnh Hà Tây, Luận văn Thạc sỹ, Học viện
CTQS, H.2003. Tác giả đã đề cập đến lý luận chung về kinh tế du lịch, thực trạng
phát triển kinh tế du lịch ở tỉnh Hà Tây; tác động của phát triển kinh tế du lịch tới
QP - AN trên địa bàn tỉnh Hà Tây; mục tiêu, phương hướng và giải pháp chủ yếu
để phát triển kinh tế du lịch gắn với củng cố QP - AN trên địa bàn tỉnh Hà Tây.
Mai Trang: Du lịch – Ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Khánh Hoà, Tạp chí
Thương mại, số 30/2003. Tác giả viết về sự phát triển du lịch ở Khánh Hoà; trao đổi
một số giải pháp để du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn ở địa phương.
Bích Nhung: Để du lịch thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn, Tạp chí
Thương nghiệp thị trường Việt Nam, số 6/2003. Bài viết đã đề cập đến những
giải pháp để du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn ở Việt Nam.
TS. Đinh Trung Kiên: Hà Tây - Điểm du lịch cuối tuần của người Hà
Nội, tạp chí Du lịch Việt Nam, số 6/2003.
Trần Phương: Bảo tồn văn hoá duyên hải để phát triển du lịch, Tạp chí
Văn hoá Nghệ thuật, số 6/2003.


6
Phạm Quang Hưng: Du lịch Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế
quốc tế, Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 7/2004.

Th.s. Bùi Thu Hằng: Phát triển du lịch ở An Giang, Luận văn Thạc sỹ
kinh tế, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, H.2004. Luận văn tập trung đề
xuất các giải pháp phát triển du lịch ở An Giang.
Th.s. Duy Văn Dung: Du lịch trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở
tỉnh Bình Thuận, Học viện CTQG Hồ Chí Minh, H.2004. Luận văn đã đề cập đến
vị trí, vai trò của du lịch trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở tỉnh Bình
Thuận; các giải pháp để phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn ở địa
phương.
Th.s. Mai Văn Điệp: Phát triển kinh tế du lịch biển và tác động của nó
đến củng cố quốc phòng trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà hiện nay, Luận văn
Thạc sỹ kinh tế, Học viện chính trị quân sự, H.2006. Luận văn đã luận giải
một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế du lịch biển và tác
động của nó đến củng cố quốc phòng trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà; đưa ra một
số quan điểm và giải pháp cơ bản gắn phát triển kinh tế du lịch biển với củng
cố quốc phòng trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà hiện nay.
Th.s. Trần Xuân Anh: Thị trường du lịch ở Quảng Ninh, Luận văn
Thạc sỹ kinh tế, Học viện CTQG Hồ Chí Minh, H.2006. Luận văn tiếp cận du
lịch ở góc độ thị trường; các giải pháp chủ yếu nhằm mở rộng và phát triển thị
trường cung, cầu, quan hệ cung cầu và dịch vụ du lịch.
Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có công trình khoa học nào nghiên
cứu một cách toàn diện về “Phát triển kinh tế du lịch ở tỉnh Khánh Hoà
hiện nay”. Vì thế, đề tài tác giả lựa chọn là hoàn toàn không trùng lặp với bất
cứ một công trình nghiên cứu nào đã công bố.
3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
* Mục đích


7
Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế du lịch ở
tỉnh Khánh Hoà. Trên cơ sở đó, đề xuất quan điểm và giải pháp để phát triển kinh

tế du lịch trên địa bàn tỉnh, góp phần phát triển KT - XH ở địa phương.
* Nhiệm vụ
Để thực hiện mục đích trên, đề tài tập trung giải quyết các vấn đề sau:
Hệ thống hoá những vấn đề lý luận chung về du lịch, kinh tế du lịch,
phát triển kinh tế du lịch dưới góc độ kinh tế chính trị.
Đánh giá tiềm năng, thực trạng và những yếu tố tác động đến phát
triển kinh tế du lịch ở tỉnh Khánh Hoà trong thời gian tới.
Đề xuất một số quan điểm, giải pháp nhằm mở rộng và nâng cao hiệu
quả kinh tế du lịch ở tỉnh Khánh Hoà trong thời gian tới.
* Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quá trình phát triển kinh tế du
lịch ở tỉnh Khánh Hoà.
* Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu sự phát triển kinh tế du
lịch ở tỉnh Khánh Hoà từ năm 2004 đến nay.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý luận
Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà
nước, chỉ thị, nghị quyết của Đảng bộ tỉnh Khánh Hoà về du lịch và phát triển
kinh tế du lịch. Đồng thời kế thừa một số kết quả nghiên cứu của những công
trình khoa học có liên quan đã được công bố.
* Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp trừu tượng hoá khoa học để tìm hiểu bản
chất bên trong các hiện tượng kinh tế du lịch, hoạt động kinh doanh du lịch. Đồng


8
thời, kết hợp với các phương pháp khác như điều tra, thống kê, lập bảng biểu so
sánh, phân tích và tổng hợp, khái quát thực tiễn và phương pháp chuyên gia.

5. Ý nghĩa của luận văn
Đề tài góp phần làm sáng tỏ thêm cơ sở lý luận và thực tiễn về kinh tế
du lịch và phát triển kinh tế du lịch ở tỉnh Khánh Hoà. Những kết quả nghiên
cứu của luận văn có thể góp phần xây dựng các chủ trương, biện pháp khả thi
nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả của ngành kinh tế này trên địa bàn tỉnh.
Đồng thời, kết quả nghiên cứu của luận văn còn có thể dùng làm tài liệu tham
khảo trong giảng dạy môn kinh tế chính trị, kinh tế quân sự Mác - Lênin.
6. Kết cấu nội dung luận văn
Luận văn gồm: Phần mở đầu, 2 chương (4 tiết), kết luận, danh mục tài
liệu tham khảo và phụ lục.
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ DU LỊCH Ở TỈNH KHÁNH HOÀ

1.1. Lý luận chung về kinh tế du lịch và sự cần thiết phát triển kinh
tế du lịch ở tỉnh Khánh Hoà
1.1.1. Du lịch, kinh tế du lịch
* Du lịch
Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, hoạt động du lịch đã xuất
hiện từ lâu. Ngay từ cuối xã hội nguyên thuỷ hoạt động du lịch đã ra đời. Thời
kỳ đầu, do sự hạn chế bởi trình độ phát triển của sức sản xuất và điều kiện giao
thông vận tải, hoạt động du lịch chủ yếu biểu hiện dưới dạng hoạt động văn hoá
xã hội như du lịch tiêu khiển của vua chúa quý tộc, du lịch của nhân sỹ, du lịch
tôn giáo… những hoạt động này không có ý nghĩa xã hội phổ biến, các mối
liên hệ kinh tế trong hoạt động du lịch có tính đặc trưng ngẫu nhiên. Càng về
sau, khi KT - XH càng phát triển thì hoạt động du lịch, kinh tế du lịch càng trở
thành một bộ phận không thể thiếu của hoạt động kinh tế - xã hội.


9

Thuật ngữ “Du lịch” bắt nguồn từ gốc tiếng Latinh “Turnus” có nghĩa
là đi chơi, đi dã ngoại. Theo tiếng Pháp “Tour” có nghĩa là vận động ngoài
trời, dạo chơi, leo núi. Theo Từ điển Oxford tiếng Anh: Du lịch (Tuorism) có
hai nghĩa là đi xa và du lãm, nghĩa là đi xa tham quan, xem xét rồi quay trở về
chỗ cũ. Theo Từ điển Hán - Việt, du lịch có thể coi là kết quả của hai từ ghép
“Du” là đi chơi với “Lịch” là ngắm nhìn, xem xét.
Khi du lịch phát triển mạnh mẽ và trở thành một lĩnh vực không thể
thiếu trong đời sống con người nói chung và trong hoạt động kinh doanh
nói riêng (từ những năm đầu của thế kỷ 20), thì người ta đã đưa ra được
những khái niệm cụ thể hơn về du lịch. Giả sử Giáo sư Bỉ - Edmod Piraca
cho rằng: “Du lịch là tổng hợp các tổ chức và chức năng của nó không chỉ
về phương diện khách vãng lai mà chính là về phương diện giá trị mà
khách du lịch chỉ ra” [8, tr.8].
Giáo sư Thuỵ Sỹ - W.Hun Zike cho rằng: “Du lịch là tổng hợp những
quan hệ và các hiện tượng nảy sinh từ việc di chuyển và dừng lại của con người
ra khỏi chỗ ở của chính mình. Thời gian dừng lại cũng như di chuyển không
phải là lý do phục vụ cho việc sinh sống hay tìm hiểu việc làm lâu dài của họ”
[8, tr.8]. Hoặc “Du lịch là tổng hợp những mối quan hệ và hoạt động tạo ra do sự
di chuyển và dừng lại của những người mà vị trí của những nơi dừng lại không
phải là nơi cư trú và cũng không phải là nơi hành nghề của chính họ” (Claude
kaspas và St gallen - các nhà kinh tế Thuỵ Sỹ đưa ra năm 1992) [21, tr.12].
Trong tuyên bố Manila năm 1980 của tổ chức du lịch quốc tế thì du lịch được
hiểu là “Việc lữ hành của mọi người bắt đầu từ mục đích không phải di cư một
cách hoà bình, hoặc xuất phát từ mục đích phát triển cá nhân về các phương diện
kinh tế, xã hội, văn hoá và tinh thần cùng với việc đẩy mạnh sự hiểu biết và hợp
tác với mọi người” [21, tr.12]. Như vậy, du lịch phải gắn với định cư của chủ
thể. Nghĩa là, đối tượng du lịch phải có nơi cư trú ổn định ở một quốc gia hay ở


10

một nơi nào đó, sau khi lữ hành, tham quan phải quay về nơi sống thường xuyên
của mình.
Giới du lịch phương Tây thường công nhận định nghĩa của AIEST (Hội
Liên hợp các chuyên gia quốc tế về du lịch học): “Du lịch là sự tổng hoà các
hiện tượng và quan hệ do việc lữ hành và tạm thời cư trú của những người
không định cư dẫn đến. Số người này không định cư lâu dài, vả lại cũng
không làm bất kỳ hoạt động nào để kiếm tiền” [21, tr.12].
Các học giả biên soạn Từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam đã khái
quát nội dung cơ bản của du lịch thành hai phần riêng biệt. Theo các chuyên
gia này thì nghĩa thứ nhất của từ du lịch là: “Một dạng nghỉ dưỡng sức, tham
quan tích cực của con người ngoài nơi cư trú với mục đích nghỉ ngơi, giải trí,
xem danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hoá nghệ thuật”.
Theo nghĩa thứ hai của từ du lịch là: “Một ngành kinh tế tổng hợp, có hiệu
quả cao về nhiều mặt, nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thống lịch sử
và văn hoá của dân tộc, từ đó góp phần làm tăng thêm tình yêu đất nước, đối
với người nước ngoài là tình hữu nghị với dân tộc mình” [32, tr.284].
Từ những quan niệm nêu trên, có thể thấy rằng du lịch là một khái niệm
bao hàm nội dung kép. Một mặt, nó mang ý nghĩa là việc đi lại của con người với
mục đích tham quan, nghỉ ngơi, giải trí… Mặt khác, du lịch còn được nhìn nhận
dưới góc độ như là hoạt động gắn chặt với những kết quả kinh tế do chính nó tạo
ra. Hai nội dung của du lịch có quan hệ mật thiết với nhau, trong đó nội dung kinh
tế là hệ quả của nội dung thứ nhất. Hiện nay, du lịch là một hoạt động KT - XH
thu hút hàng tỷ người trên thế giới vào hoạt động này. Cùng với sự phát triển của
các ngành kinh tế khác, du lịch dần dần trở thành một ngành kinh tế độc lập,
chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân của nhiều nước.
Với cách tiếp cận như trên có thể rút ra đặc trưng của du lịch là:


11
Dưới góc độ khách du lịch: Là sự di chuyển và lưu trú tạm thời trong

thời gian rảnh rỗi của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú thường xuyên để
nghỉ ngơi, giải trí nhằm thoả mãn nhu cầu cuộc sống, tái tạo sức lao động.
Dưới góc độ người kinh doanh du lịch: Du lịch được hiểu là việc sản
xuất, cung ứng cho du khách các hàng hoá và dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu
đi lại, lưu trú, ăn uống, giải trí, thông tin… đem lại lợi ích kinh tế cho các tổ
chức kinh doanh du lịch và cho quốc gia.
Dưới góc độ lý luận của khoa học kinh tế chính trị, theo tác giả có thể
định nghĩa:
Du lịch là một phạm trù phản ánh mối quan hệ qua lại giữa người
với người trong việc trao đổi hàng hoá, dịch vụ du lịch nhằm thoả mãn nhu
cầu hưởng thụ về vật chất, tinh thần của du khách và đem lại lợi ích kinh
tế cho những người kinh doanh trong lĩnh vực du lịch.
Cùng với khái niệm về du lịch, người ta đã đưa ra nhiều quan điểm
khác nhau để phân loại du lịch. Tuy nhiên, có thể khái quát hoạt động du lịch
gồm có các loại hình dưới đây:
Theo mục đích: Du lịch chữa bệnh, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch thể
thao, du lịch tâm linh, du lịch tham quan…
Theo phạm vi lãnh thổ: Du lịch trong nước và du lịch quốc tế.
Theo vị trí địa lý: Du lịch biển, du lịch nghỉ núi, du lịch đồng bằng…
Theo thời gian của cuộc hành trình: Du lịch ngắn ngày, du lịch dài ngày…
* Kinh tế du lịch
Theo dòng lịch sử, hoạt động du lịch ban đầu chỉ mang tính chất cá
nhân lẻ tẻ, dần dần nó trở nên phổ biến hơn và đa dạng hơn về hình thức. Đi
du lịch, không chỉ dừng lại ở hình thức cá nhân riêng lẻ mà tiến đến nhóm
người, tập thể người. Không gian du lịch đồng thời cũng được mở rộng ra
không chỉ trong phạm vi từng lãnh thổ mà giữa các lãnh thổ với nhau. Yêu cầu
đối với việc tổ chức các chuyến đi ngày càng phức tạp hơn, du khách cần có


12

các tổ chức với tư cách là trung gian trong chuyến đi của mình để thực hiện
các hoạt động như bố trí phương tiện đi lại, chỗ ăn nghỉ, hướng dẫn tham
quan… Trước yêu cầu đó, các tổ chức kinh doanh du lịch ra đời. Lúc này, hoạt
động du lịch không còn là hiện tượng mang tính chất cá nhân, tự phát, đơn lẻ
mà đã trở thành một hoạt động mang tính chất kinh doanh, hoạt động kinh tế.
Cùng với sự phát triển về KT - XH, các nhu cầu nghỉ ngơi, vui chơi,
giải trí, giao lưu văn hoá và mở mang kiến thức của con người ngày càng
tăng. Kinh tế càng phát triển, điều kiện vật chất của xã hội ngày càng được cải
thiện, các nhu cầu thiết yếu của cuộc sống dần được đáp ứng một cách đầy đủ
hơn thì con người lại càng có điều kiện để thoả mãn những nhu cầu tinh thần
đó của mình. Trong xã hội công nghiệp và sản xuất hàng hoá cạnh tranh cao,
nhu cầu tái sản xuất sức lao động đòi hỏi không chỉ được thoả mãn về ăn, ở,
mặc… mà nhu cầu về đời sống văn hoá, tinh thần cũng phát triển mạnh. Đây
chính là động lực thúc đẩy ngành kinh tế du lịch phát triển. Ngày nay, trong
xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, sự phát triển của ngành kinh tế du lịch không
chỉ dừng lại ở biên giới quốc gia mà còn mở rộng ra quy mô toàn cầu. Mặt
khác, khi điều kiện về giao thông vận tải, thông tin liên lạc càng đạt trình độ
cao và an toàn, đáp ứng nhu cầu thuận lợi cho du khách trong di chuyển từ nơi
này đến nơi khác sẽ là cơ hội tốt để ngành kinh tế du lịch phát triển.
Hiện nay, nhiều quốc gia đã coi du lịch như một “ngành công nghiệp
không khói” với toàn bộ các kế hoạch, mục tiêu phát triển, các chỉ số giá trị
tổng sản lượng, tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế… nhằm khai thác có hiệu quả
các tiềm năng du lịch của mình vừa mang lại thu nhập, vừa từng bước quảng
bá hành ảnh của đất nước đối với cộng đồng quốc tế.
Từ sự phân tích trên đây, có thể quan niệm kinh tế du lịch là: Ngành
hay lĩnh vực kinh tế hoạt động trong lĩnh vực du lịch, thông qua các tổ chức
sản xuất kinh doanh chủ yếu dựa vào các điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hoá,


13

xã hội của đất nước, của vùng để phục vụ khách du lịch trong và ngoài nước
để thu lợi ích kinh tế và phát triển KT - XH. Trong từ điển Bách khoa Việt
Nam (do nhà xuất bản Từ điển Bách khoa Hà Nội năm 2002) đã đưa ra định
nghĩa tương đối hoàn chỉnh về kinh tế du lịch: Kinh tế du lịch là một loại hình
kinh tế có đặc thù mang tính dịch vụ và được xem như ngành công nghiệp
không khói, gồm có du lịch quốc tế và du lịch trong nước, có chức năng
nhiệm vụ tổ chức việc khai thác các tài nguyên và cảnh quan của đất nước
(tài nguyên thiên nhiên, phong cảnh, kinh tế, văn hoá, lịch sử…) nhằm thu hút
khách du lịch trong nước và ngoài nước, tổ chức buôn bán xuất nhập khẩu tại
chỗ hàng hoá và dịch vụ cho khách du lịch.
Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, Đảng ta cũng đã khẳng định:
“Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp quan trọng, góp phần vào nâng cao
dân trí, tạo việc làm và phát triển kinh tế - xã hội” và coi “du lịch là một
hướng chiến lược quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế - xã hội nhằm
góp phần thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phấn đấu từng
bước đưa đất nước ta trở thành Trung tâm du lịch, thương mại, dịch vụ có tầm
cỡ trong khu vực” [5, tr.89].
Là một ngành cung ứng kinh doanh dịch vụ, kinh tế du lịch có nội dung
khác với các ngành kinh tế khác (công nghiệp, nông nghiệp). Nội dung cơ bản
của kinh tế du lịch gồm:
Một là, sản phẩm (hay hàng hoá) du lịch.
Là ngành kinh tế trong quá trình phát triển kinh tế thị trường, sản phẩm
phục vụ du lịch theo nghĩa hẹp chính là những hàng hoá đáp ứng nhu cầu của
người đi du lịch (người mua) như phương tiện đi lại, nhà nghỉ, khách sạn, các
sản phẩm đặc trưng của vùng, điểm du lịch… Theo nghĩa rộng hơn, sản phẩm
du lịch là tổng hợp những gì mà du khách mua, hưởng thụ, thực hiện… gắn
với điểm du lịch. Nếu xét từ góc độ khách thể, sản phẩm du lịch gồm toàn bộ


14

dịch vụ phục vụ chuyến đi (kể từ khi xuất phát đến khi quay trở về điểm ban
đầu). Vì vậy, có thể tổng hợp sản phẩm du lịch là toàn bộ sản phẩm hữu hình
và vô hình do thiên nhiên và con người tạo ra có khả năng đáp ứng nhu cầu
vật chất và tinh thần cho du khách.
Từ cách hiểu như trên, có thể thấy sản phẩm kinh tế du lịch là “các dịch
vụ, hàng hoá cung cấp cho du khách, được tạo nên bởi sự kết hợp của việc khai
thác các yếu tố tự nhiên, xã hội với việc sử dụng các nguồn lực cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động tại một cơ sở, một vùng hay một quốc gia nào đó” [10,
tr.31]. Tại Điều 4, Chương I, Luật du lịch Việt Nam cũng đã ghi rõ sản phẩm du
lịch là “Tập hợp các dịch vụ cần thiết để thoả mãn nhu cầu của khách du lịch
trong chuyến đi du lịch”.
Xét về hình thức, sản phẩm du lịch bao gồm: Các hình thức quảng bá,
tiếp thị, tư vấn khách hàng; các loại hình dịch vụ như dịch vụ vận chuyển đưa
đón khách, dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống, dịch vụ tham quan, vui chơi, giải
trí; các loại hàng hoá thông thường như hàng hoá tiêu dùng, đồ lưu niệm…
Như vậy, sản phẩm du lịch về cơ bản không tồn tại dưới dạng vật thể,
không thể lưu kho, lưu bãi như sản phẩm của các ngành kinh tế khác. Thành
phần chính của sản phẩm du lịch là dịch vụ (thường chiếm 80% - 90% về mặt
giá trị), hàng hoá vật thể chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ. Mặt khác, sản phẩm du lịch
còn có những đặc điểm vượt ra ngoài khuôn khổ khái niệm hàng hoá thông
thường. Nếu các hàng hoá thông thường sau khi bán và được người mua sử
dụng thì giá trị của nó sẽ mất dần đi, thậm chí có thể mất luôn sau lần sử dụng
đầu tiên. Còn giá trị của sản phẩm du lịch sẽ tồn tại trong cảm nhận và đánh
giá của khách du lịch và những giá trị này còn có thể được ghi nhận theo kênh
lan truyền từ khách du lịch này sang khách du lịch khác. Nếu chất lượng của
sản phẩm du lịch tốt thì giá trị của nó còn có thể được tăng lên qua những lần
sử dụng của du khách. Sở dĩ có hiện tượng trên là do các cơ sở kinh doanh du


15
lịch bán cho du khách không phải là bán tài nguyên du lịch mà chỉ bán giá trị

các khả năng làm thoả mãn nhu cầu đặc trưng của khách du lịch.
Thông thường, việc tiêu dùng sản phẩm du lịch là không thường xuyên
mà chỉ có thể tập trung vào những thời gian nhất định trong ngày (đối với sản
phẩm ở bộ phận nhà hàng), trong tuần (đối với sản phẩm của chủ thể loại du
lịch cuối tuần), trong năm (đối với sản phẩm của một số loại hình du lịch như
du lịch nghỉ núi, du lịch nghỉ biển…).
Hai là, thị trường du lịch.
Thị trường du lịch là một loại thị trường đặc biệt trong nền kinh tế thị
trường khi du lịch trở thành một hiện tượng phổ biến, xuất hiện những cá
nhân, tổ chức thuộc mọi thành phần kinh tế chuyên kinh doanh dịch vụ du
lịch. Vấn đề cung - cầu trên thị trường du lịch cũng xuất hiện. Cung trên thị
trường du lịch là các doanh nghiệp kinh doanh du lịch với những sản phẩm du
lịch có thể cung ứng cho khách hàng. Cầu trên thị trường du lịch là du khách
sẵn sàng trả tiền cho những tổ chức bảo đảm cho họ đi lại, ăn nghỉ, lưu trú và
vui chơi, giải trí... Mối quan hệ cung cầu của thị trường du lịch được hình
thành và giải quyết thông qua các quan hệ kinh tế giữa du khách và các cơ sở
kinh doanh phục vụ du lịch thông qua quan hệ hàng - tiền làm trung gian.
Là thị trường đặc biệt trong hệ thống thị trường nói chung, thị trường
du lịch bao gồm toàn bộ các mối quan hệ, thể chế kinh tế liên quan trực tiếp
đến vị trí, thời gian, các điều kiện và phạm vi thực hiện các dịch vụ, hàng hoá
đáp ứng yêu cầu của xã hội về du lịch. Các mối quan hệ trên được hình thành
trên cơ sở yêu cầu của các quy luật kinh tế thị trường (quy luật giá trị, cung cầu, cạnh tranh…) trong chế độ xã hội nhất định. Theo tác giả Nguyễn Văn
Lưu: “Thị trường du lịch là một bộ phận của thị trường chung, là một phạm
trù của sản xuất và lưu thông hàng hoá, dịch vụ du lịch, phản ánh toàn bộ
quan hệ trao đổi giữa người mua và người bán, giữa cung và cầu và toàn bộ
các mối quan hệ thông tin kinh tế, kỹ thuật gắn với các mối quan hệ đó trong


16
lĩnh vực du lịch” [20, tr.25]. Từ sự phân tích và khái quát trên đây, có thể luận

giải những nội dung cơ bản khi nghiên cứu thị trường du lịch đó là:
Thứ nhất, thị trường du lịch nằm trong hệ thống cấu thành của kinh tế
thị trường nói chung. Nó chịu sự chi phối, điều tiết của các quy luật kinh tế thị
trường (quy luật giá trị, cạnh tranh, cung cầu…).
Thứ hai, hàng hoá cung cấp trên thị trường du lịch bao gồm cả hàng
hoá hữu hình và vô hình. Do đó, nó vừa có tính chất chung, vừa có tính chất
đặc thù khác với các hàng hoá thông thường khác.
Thứ ba, thị trường du lịch thường được xác định theo địa điểm và thời gian
cố định, do đó toàn bộ thể chế kinh tế và các mối quan hệ kinh tế đều phải được
xác định cụ thể theo vị trí, thời gian, các điều kiện ràng buộc để thực hiện.
Là ngành kinh tế thuộc lĩnh vực du lịch. Ngoài những đặc điểm chung
như các ngành kinh tế khác, kinh tế du lịch còn có những đặc điểm riêng. Do
vậy, việc nghiên cứu, khái quát làm rõ những đặc điểm của kinh tế du lịch
giúp cho chúng ta có những căn cứ lý luận khách quan, khoa học để từ đó đề
xuất những giải pháp phát triển kinh tế du lịch phù hợp và đạt hiệu quả kinh tế
cao. Về cơ bản kinh tế du lịch có những đặc điểm sau đây:
Một là, kinh tế du lịch là ngành kinh tế tổng hợp có tiềm năng lớn.
Tham gia vào quá trình cung ứng và kinh doanh du lịch có rất nhiều ngành
kinh tế của nền kinh tế quốc dân như: công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng,
giao thông vận tải, bưu chính viễn thông… Kinh tế du lịch phát triển sẽ thúc
đẩy các ngành kinh tế khác cùng phát triển thông qua các sản phẩm dịch vụ du
lịch cung cấp cho du khách như điện, nước, hàng nông sản, hàng thủ công mỹ
nghệ, tranh ảnh, sách báo…
Hai là, kinh tế du lịch là ngành kinh tế mang tính liên ngành, liên vùng
và xã hội hoá cao. Vì vậy, hoạt động du lịch cần có sự phối hợp liên ngành
chặt chẽ, đồng bộ dưới sự quản lý điều hành của Nhà nước.


17
Ba là, kinh tế du lịch gần sát với kinh tế đối ngoại, nó thúc đẩy giao lưu

văn hoá, làm cho nhân dân thế giới hiểu biết hơn về đất nước, con người Việt
Nam, từ đó tranh thủ được sự ủng hộ quốc tế đối với sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ tổ quốc ở nước ta.
Bốn là, hoạt động du lịch có nội dung văn hoá, lịch sử sâu sắc, góp
phần giáo dục truyền thống dựng nước, giữ nước của các thế hệ cha ông, nâng
cao lòng yêu quê hương đất nước cho các tầng lớp nhân dân. Đồng thời, phát
triển kinh tế du lịch sẽ góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị bản sắc văn
hoá dân tộc, cải tạo cảnh quan môi trường, nâng cao trình độ dân trí, thúc đẩy
tiêu dùng và phát triển nhiều dịch vụ, tạo thêm nhiều việc làm, góp phần xoá
đói giảm nghèo ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn.
1.1.2. Sự cần thiết phát triển kinh tế du lịch ở tỉnh Khánh Hoà
* Khái niệm phát triển kinh tế du lịch ở Khánh Hoà
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng: phát triển là một
quá trình vận động từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ chưa hoàn
thiện đến hoàn thiện. Vì vậy, có thể tiếp cận khái niệm phát triển kinh tế du
lịch là sự hoàn thiện không ngừng cả về lực lượng sản xuất và quan hệ sản
xuất. Các mối liên hệ kinh tế nảy sinh và vận hành trong kinh tế du lịch thể
hiện trên cả ba mặt của quan hệ sản xuất bao gồm: quan hệ giữa người với
người trong sở hữu về tư liệu sản xuất để sản xuất và cung ứng các dịch vụ du
lịch; quan hệ giữa người với người trong quá trình tổ chức điều hành, quản lý
việc sản xuất, cung ứng các dịch vụ du lịch và quan hệ trong tổ chức phân
phối các sản phẩm, dịch vụ du lịch. Các quan hệ trên diễn ra ở cả bốn khâu
của quá trình sản xuất đó là sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng các sản
phẩm dịch vụ du lịch. Từ đó, theo tác giả có thể quan niệm:
Phát triển kinh tế du lịch ở Khánh Hoà là quá trình khai thác có hiệu
quả các tài nguyên du lịch gắn với bảo vệ môi trường, nâng cao số lượng và


18
chất lượng các sản phẩm, dịch vụ; không ngừng mở rộng thị trường, đáp ứng

ngày càng tốt hơn nhu cầu của du khách, trên cơ sở đó đạt được hiệu quả
kinh tế - xã hội cao và bền vững, góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã
hội, quốc phòng - an ninh của địa phương.
Từ khái niệm trên, có thể hiểu nội hàm của nó trên một số vấn đề sau:
Một là, phát triển kinh tế du lịch trước hết phải là sự phát triển bền
vững. Phát triển kinh tế du lịch bền vững ở Khánh Hoà được hiểu là hoạt
động kinh tế nhằm đáp ứng nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn
hại khả năng đáp ứng các nhu cầu của thế hệ mai sau. Phát triển kinh tế
du lịch nếu không tính đến việc khai thác hợp lý, bảo vệ và tôn tạo các
tài nguyên thiên nhiên và nhân văn thì bản thân nó sẽ phát triển không
bền vững, từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển KT - XH của địa
phương. Vì vậy, khi đề cập đến sự phát triển kinh tế du lịch ở Khánh
Hoà trước hết cần phải quan tâm đến vấn đề phát triển bền vững, tức là
sự phát triển kinh tế du lịch phải gắn liền với bảo vệ tài nguyên thiên
nhiên và nhân văn trên địa bàn tỉnh.
Hai là, phát triển kinh tế du lịch ở Khánh Hoà phải được xem xét cụ thể
cả về lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế
trong nội bộ ngành, mối liên hệ tác động qua lại của nó đối với các ngành
kinh tế khác cũng như vị trí, vai trò của nó trong cơ cấu kinh tế của tỉnh.
Sự phát triển của lực lượng sản xuất thể hiện ở sự tăng cường ứng dụng
những thành tựu khoa học công nghệ hiện đại vào các hoạt động du lịch; trình độ
chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, nhân viên và các nhà kinh doanh
trong ngành không ngừng được nâng cao; cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch
ngày càng được hiện đại hoá, có khả năng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của du
khách.


19
Sự phát triển về quan hệ sản xuất để sản xuất và cung ứng các sản phẩm
dịch vụ du lịch thể hiện ở chỗ: sự phát triển ấy phải tuân theo định hướng chung

của nền kinh tế, trong đó sở hữu nhà nước cùng với sở hữu tập thể ngày càng
chiếm vị trí quan trọng. Trong lĩnh vực tổ chức quản lý, người lao động ngày càng
có điều kiện phát huy quyền làm chủ, tham gia vào quá trình tổ chức quản lý hoạt
động kinh doanh với vị trí, vai trò và hiệu quả ngày càng cao. Trong lĩnh vực phân
phối, những người tham gia vào ngành kinh tế này được phân phối công bằng, thu
nhập không ngừng được cải thiện, nâng cao.
Ba là, sự phát triển của kinh tế du lịch ở Khánh Hoà còn được xem xét ở
khía cạnh về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ phát triển
của lực lượng sản xuất. Biểu hiện của sự phù hợp này thể hiện ở hiệu quả KT XH thu được từ quá trình kinh doanh du lịch ngày càng cao, môi trường được bảo
vệ và tôn tạo. Ngoài ra, trong quá trình phát triển của kinh tế du lịch, mối liên hệ
của ngành này với các ngành kinh tế khác như giao thông vận tải, xây dựng cơ sở
hạ tầng, bưu chính viễn thông, thông tin liên lạc, tài chính ngân hàng… diễn ra
ngày càng sâu sắc. Tác động ảnh hưởng và vị trí của kinh tế du lịch đối với đời
sống kinh tế, văn hoá, xã hội, QP - AN… ngày càng lớn và trở thành một trong
những yếu tố thúc đẩy sự phát triển và tiến bộ xã hội ở địa phương.
Bốn là, trong nền kinh tế thị trường mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế.
Phát triển kinh tế du lịch ở Khánh Hoà phải bảo đảm khai thác có hiệu quả
những tiềm năng, thế mạnh về du lịch của địa phương. Nâng cao số lượng và
chất lượng các sản phẩm du lịch, không ngừng mở rộng thị trường, làm cho
du lịch Khánh Hoà thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, làm động lực
thúc đẩy các ngành kinh tế khác cùng phát triển. Phấn đấu đưa địa phương trở
thành trung tâm du lịch không chỉ của cả nước mà của cả khu vực, nâng cao
vị thế du lịch Khánh Hoà đối với cả nước và trên trường quốc tế.
Xuất phát từ tiềm năng, thế mạnh về tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn,
những điều kiện về KT - XH và kết cấu hạ tầng thuận lợi cho phát triển kinh tế du


20
lịch. Do vậy, nội dung phát triển kinh tế du lịch ở tỉnh Khánh Hoà hiện nay có tính
đặc thù riêng so với các địa phương khác được thể hiện trên một số vấn đề sau:

Thứ nhất, mở rộng thị trường khách du lịch.
Dựa trên những thay đổi về xu hướng phát triển thị trường khách thế
giới và trong nước, thị trường khách của Khánh Hoà hiện nay được xác định
gồm hai nhóm chính: thị trường trọng điểm và thị trường tiềm năng.
Thị trường trọng điểm của du lịch Khánh Hoà được xác định bao gồm
một số thị trường khách quốc tế và thị trường khách trong nước. Thị trường
khách quốc tế đó là thị trường các nước Mỹ, Úc, Nhật Bản... là những thị
trường trọng điểm truyền thống của du lịch Khánh Hoà; thị trường các nước
ASEAN, đặc biệt là thị trường Thái Lan đi theo tuyến đường bộ Canavan; thị
trường Nga (và các nước SNG), Hàn Quốc là những thị trường trọng điểm
đang phát triển theo xu thế hiện nay; thị trường Trung Quốc cũng là thị
trường trọng điểm cần hướng tới trong khuôn khổ hợp tác tiểu vùng, khu vực.
Thị trường khách du lịch nội địa của Khánh Hoà đó là thị trường truyền thống
từ thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ,
đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh Tây Nguyên, trong đó đặc biệt chú
trọng phát triển thị trường khách từ các tỉnh Tây Nguyên. Ngoài ra, du lịch
Khánh Hoà cũng xác định thị trường Hà Nội và các tỉnh khu vực phía Bắc là
một trong những thị trường trọng điểm.
Thị trường tiềm năng của du lịch Khánh Hoà đó là thị trường khối Bắc Âu,
khối Benelux (Bỉ, Luxembour, Hà Lan), khối Đông Nam Âu, Niu Zi Lân, Canada…
Thứ hai, phát triển loại hình và sản phẩm du lịch Khánh Hoà.
Căn cứ vào tiềm năng, đặc điểm, sự phân bố tài nguyên du lịch và các
điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật trên địa bàn tỉnh thì những loại hình và
sản phẩm du lịch theo lãnh thổ của Khánh Hoà có thể tổ chức được bao gồm:


21
Du lịch biển: Nghỉ mát, vui chơi giải trí, tham quan, thể thao mạo hiểm,
khám phá đáy biển và các đảo ven bờ… phát triển ở dải không gian ven bờ.
Du lịch sinh thái núi: Nghỉ mát, thể thao leo núi… phát triển ở không

gian phía tây tỉnh Khánh Hoà.
Du lịch văn hoá: Tham quan lễ hội, các di tích lịch sử văn hoá… trên
toàn tỉnh, tìm hiểu bản sắc văn hoá các dân tộc ít người ở các huyện miền núi
(Khánh Sơn, Khánh Vĩnh).
Du lịch MICE: Hội nghị, hội thảo, hội chợ, khen thưởng chủ yếu ở
thành phố Nha Trang và các đảo trên vịnh Nha Trang.
Du lịch công vụ, thăm thân: Phát triển chủ yếu ở khu vực thành phố
Nha Trang và phụ cận.
Du lịch tàu biển: Phát triển ở khu vực thành phố Nha Trang và phụ cận
(kết hợp với các di tích lịch sử văn hoá, các điểm danh lam thắng cảnh…).
Việc phát triển loại hình và sản phẩm du lịch theo thị trường của Khánh Hoà
đó chính là đẩy mạnh phát triển các loại hình sản phẩm du lịch sinh thái, nghỉ
dưỡng, vui chơi giải trí cao cấp và du lịch văn hoá bản địa dành cho du khách
quốc tế. Đồng thời, hướng khai thác đối với thị trường khách nội địa là đẩy
mạnh các tour ngắn ngày, tour du lịch hành hương lễ hội, tour du lịch cuối
tuần với các hình thức nghỉ dưỡng, tắm biển và vui chơi giải trí hiện đại…
Thứ ba, phát triển nguồn nhân lực cho hoạt động du lịch.
Phát triển nguồn nhân lực cho hoạt động du lịch là chiến lược quan
trọng để cải thiện chất lượng môi trường du lịch, từ sự chuyên nghiệp hoá
trong quản lý du lịch đến phong cách, tinh thần, thái độ phục vụ của lực lượng
cán bộ, nhân viên ngành du lịch và của từng người dân. Phát triển nguồn nhân
lực cho kinh tế du lịch được thể hiện trên một số nội dung cơ bản sau:


22
Xây dựng kế hoạch, chương trình đào tạo đầy đủ các loại nghề cho
ngành kinh tế du lịch; đào tạo trình độ đại học và tăng cường khả năng nghiên
cứu về du lịch; đào tạo trình độ trung học và học nghề về du lịch; tăng cường
năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý du lịch ở các cấp.
Phối hợp đào tạo và xúc tiến chuyển giao công nghệ quản lý du lịch

cho đội ngũ cán bộ và người lao động hiện đang công tác trong ngành, bảo
đảm đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế khi đất nước đang trong
quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Bổ sung, đào tạo và xây dựng đội ngũ nhân công dịch vụ du lịch
chuyên nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch của tỉnh trong thời kỳ
mới.
Đào tạo đội ngũ chuyên gia trong lĩnh vực tư vấn, tiếp thị, quảng bá
hình ảnh du lịch Khánh Hoà.
Tăng cường nâng cao nhận thức bảo vệ tài nguyên và môi trường cho lực
lượng lao động trong lĩnh vực du lịch và cộng đồng dân cư tại các điểm, khu du
lịch.
Thứ tư, không ngừng hoàn thiện hệ thống hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ
thuật phục vụ du lịch.
Phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật phục vụ du lịch như giao thông vận
tải, thông tin viễn thông, điện, nước, cải tạo môi trường… là tiền đề quan
trọng để thu hút các nhà đầu tư phát triển du lịch ở địa phương.
Tiếp tục phát triển và nâng cao chất lượng hệ thống cơ sở vật chất kỹ
thuật phục vụ du lịch như các cơ sở lưu trú, các cơ sở dịch vụ, các công trình
vui chơi giải trí… Song song với việc phát triển số lượng và nâng cao chất
lượng các cơ sở lưu trú là việc phát triển hệ thống nhà hàng, các khu hội chợ,
hội nghị, hội thảo... để góp phần đa dạng hoá các loại hình và sản phẩm du


23
lịch của Khánh Hoà. Đồng thời, tiếp tục đầu tư phát triển mạnh hệ thống các
công trình vui chơi giải trí gắn với tài nguyên biển đảo ở địa phương.
Thứ năm, tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về du lịch.
Đây là nội dung quan trọng trong phát triển kinh tế du lịch ở Khánh
Hoà hiện nay. Nội dung này thể hiện ở một số vấn đề sau:
Xác định rõ vai trò và trách nhiệm của các cấp, các ngành cũng như quần

chúng nhân dân trong nhận thức xã hội về du lịch và phát triển kinh tế du lịch.
Kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về du lịch, phân công, phân cấp,
phân nhiệm vụ cụ thể cho từng ngành, từng đối tượng; đào tạo, bồi dưỡng
nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ quản lý về du lịch.
Xây dựng hệ thống các văn bản về du lịch; có quy định về tổ chức quản
lý bảo đảm cho sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp trong phát
triển kinh tế du lịch.
Xây dựng nội quy, quy chế cụ thể hợp lý trong khai thác và kinh doanh
du lịch. Thực hiện quản lý nhà nước ở tất cả các lĩnh vực theo pháp luật nhằm
tạo môi trường tự nhiên và nhân văn thuận lợi cho phát triển kinh tế du lịch.
* Sự cần thiết phát triển kinh tế du lịch ở tỉnh Khánh Hoà
Thứ nhất, xuất phát từ yêu cầu khai thác tiềm năng, thế mạnh của tỉnh về du lịch.
Một là, Khánh Hoà là địa phương có điều kiện tự nhiên và tài nguyên
du lịch tự nhiên thuận lợi cho phát triển kinh tế du lịch.
Khánh Hoà nằm ở vị trí địa lý từ 11041’53’’ đến 12052’35’’ vĩ độ Bắc và từ
108040’ đến 109023’24’’ kinh độ Đông. Phía bắc Khánh Hoà giáp Phú Yên, nam
giáp Ninh Thuận, tây giáp Đăck Lăck và Lâm Đồng, đông giáp biển với đường
bờ biển dài 385 km. Diện tích tự nhiên là 5.198,2 km 2, dân số 1.123.000 (số
liệu năm 2005), chiếm 1,58% về diện tích và 1,35% về dân số của cả nước,
đứng thứ 24 về diện tích và thứ 32 về dân số trong cả nước. Khánh Hoà nằm
giữa hai thành phố lớn là thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Đây là các trọng


24
điểm phát triển kinh tế của cả nước. Với vị trí địa lý đặc thù như vậy, đã tạo
điều kiện thuận lợi cho Khánh Hoà phát triển sản xuất hàng hoá và mở rộng
giao lưu KT- XH trong đó có du lịch với các tỉnh khác.
Về địa hình: Khánh Hoà là một trong những tỉnh có địa hình đa dạng
và phong phú với đầy đủ các thể loại địa hình như biển đảo, núi, đồng bằng…
tạo nên nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển các loại hình du lịch. Địa hình

của Khánh Hoà thấp dần từ tây sang đông. Phần phía tây là sườn đông dãy
Trường Sơn, địa hình chủ yếu là núi thấp và đồi nhưng cũng có các dãy núi
cao trên 1000 m, chạy dài từ phía bắc xuống phía nam tỉnh. Tiếp đến là dạng
địa hình núi thấp, đồi xen kẽ với bình nguyên và thung lũng, thỉnh thoảng có
núi đá chạy ra sát biển. Phía đông là địa hình biển, đảo với bờ biển dài và là
một trong những bờ biển khúc khuỷu nhất Việt Nam. Dọc bờ biển có những
vũng, vịnh, bãi triều, bãi cát, xa xa là các hòn đảo nhấp nhô…
Về khí hậu: Khí hậu Khánh Hoà hết sức đa dạng, vừa chịu sự chi phối
của khí hậu nhiệt đới gió mùa, vừa mang tính chất của khí hậu đại dương nên
tương đối ôn hoà. Nhiệt độ trung bình trong năm là là 26 0C. Mùa hè không bị
oi bức, mùa đông không quá lạnh. Do có những vùng núi cao trên 1000 m, nên
có các đặc trưng của khí hậu nhiệt đới vùng núi cao, ôn hoà mát mẻ quanh
năm, không có các hiện tượng thời tiết đặc biệt như gió nóng, sương muối,
thuận lợi cho việc phát triển du lịch nghỉ dưỡng, du lịch núi và trồng các loại
cây có nguồn gốc ôn đới.
Lượng mưa trung bình hàng năm trên dưới 2000 mm. Mùa mưa từ tháng 9
đến tháng 12 và tập trung đến 70% - 80% lượng mưa cả năm. Ở khu vực Nha
Trang mùa mưa chỉ kéo dài trong 2 tháng, các tháng còn lại nắng ấm, rất thuận
lợi cho sự kéo dài của mùa du lịch. Những đặc điểm thời tiết, khí hậu của Khánh
Hoà rất thuận lợi cho hoạt động du lịch biển, nhất là từ tháng 1 đến tháng 8. Tuy
vậy, cần chú ý đến gió tây khô nóng và gió Tu Bông thường xẩy ra bất lợi.


25
Về thuỷ văn: Dãy Trường Sơn thuộc địa phận tỉnh Khánh Hoà chạy gần
sát biển. Do vậy, các sông suối chảy qua tỉnh đều ngắn và dốc. Chiều dài
trung bình của các sông từ 10 - 15 km. Mật độ sông, suối của Khánh Hoà là
0,5 - 1 km/km2. Khánh Hoà có hai con sông lớn chảy qua là sông Cái Nha
Trang và sông Cái Ninh Hoà. Nhìn chung, các sông suối đều có cảnh sắc
thiên nhiên Sơn - Thuỷ hữu tình rất thuận lợi cho việc phát triển các loại hình

dịch vụ du lịch phục vụ du khách.
Về tài nguyên biển và tài nguyên rừng: Các tài nguyên biển đều có khả
năng khai thác trong thời gian tới là tiềm năng kinh tế cảng biển, du lịch, khai
thác sinh vật biển và nuôi trồng thuỷ sản.
Diện tích rừng hiện có là 186,5 nghìn ha, trong đó 64,8% là rừng sản
xuất, 34% rừng phòng hộ và 1,2% rừng đặc dụng. Độ che phủ của rừng lớn
nhất là Khánh Vĩnh (45,4%), Khánh Sơn (35,9%), và thấp nhất là Nha Trang
(10,8%), Cam Ranh (7,8%). Rừng là một thế mạnh của Khánh Hoà, song việc
khai thác bừa bãi trong những năm qua đã làm cho tài nguyên rừng ngày càng
cạn kiệt, dẫn đến suy giảm cân bằng sinh thái, ảnh hưởng tới phát triển KT - XH
nói chung và kinh tế du lịch nói riêng của địa phương.
Về tài nguyên du lịch tự nhiên: Khánh Hoà là địa phương có rất nhiều
vịnh, bãi biển, bán đảo, suối thác và hang động đẹp có thể khai thác nhằm
phát triển kinh tế du lịch, chẳng hạn như:
Vịnh Vân Phong, cách thành phố Nha Trang khoảng 80 km về phía bắc.
Đây thực sự là một kỳ quan thiên nhiên với khí hậu ôn hoà, bãi biển đẹp, cát
mịn, núi đồi hùng vĩ bao quanh có thể tổ chức nhiều loại hình du lịch thể thao
dưới nước và trên núi (lặn, lướt ván, thuyền buồm, đi săn, leo núi, tắm nước
khoáng…). Vịnh Vân Phong đã được quy hoạch phát triển thành khu kinh tế
tổng hợp, trong đó có một số khu du lịch cao cấp.


26
Vịnh Nha Trang, là một trong những vịnh biển lớn của Khánh Hoà.
Phía đông và phía nam được giới hạn bằng vòng cung các đảo, trong đó lớn
nhất là đảo Hòn Tre. Tháng 5/2003, vịnh Nha Trang đã được công nhận là
thành viên chính thức của Câu lạc bộ các vịnh đẹp nhất thế giới, mở ra một cơ
hội lớn để quảng bá hình ảnh Nha Trang - Khánh Hoà trên trường quốc tế.
Bãi biển Dốc Lết, cách thành phố Nha Trang khoảng 50 km về phía
bắc, với bờ cát trắng mịn, phẳng lì chạy dài gần 10 km. Nước biển trong xanh,

tinh khiết, mặt nước êm ả. Bãi biển thoai thoải xa dần, không sâu. Biển Dốc
Lết nổi tiếng với các món hải sản tươi… thích hợp tổ chức loại hình du lịch
nghỉ mát, tắm biển, vui chơi giải trí, ẩm thực... Hiện tại, đây cũng là một trong
những điểm tập trung khách du lịch vào các kỳ nghỉ.
Bãi biển Đại Lãnh, thuộc địa phận huyện Vạn Ninh, nằm bên quốc lộ
1A, cách Nha Trang 80 km về phía bắc. Đại Lãnh là một trong những bãi biển
đẹp nhất miền Trung. Từ xưa, Đại Lãnh đã được liệt vào những danh lam
thắng cảnh của đất Việt. Đại Lãnh thích hợp để tổ chức các loại hình du lịch
nghỉ mát, tắm biển, tham quan…
Quần đảo Trường Sa, là huyện đảo với diện tích khoảng 496 km 2, nằm ở
khu vực phía nam biển Đông, gồm 20 đảo nổi và khoảng 80 bãi đá ngầm, gốc san
hô… Quần đảo Trường Sa là tài nguyên du lịch tiềm năng, có giá trị phục vụ hoạt
động tham quan, thám hiểm khám phá và nhiều hình thức thể thao biển khác…
Suối Ba Hồ, nằm trên địa phận huyện Ninh Hoà, cách thành phố Nha Trang
khoảng 25 km về phía bắc. Địa danh Ba Hồ nổi tiếng hấp dẫn du khách bằng vẻ
đẹp thiên nhiên còn giữ nguyên nét hoang sơ, lãng mạn của sông hồ, rừng núi. Ba
Hồ là một con suối cao trên 660 m, bắt nguồn từ đỉnh Hòn Son, chảy giữa hai triền
núi đá xuống cánh đồng thôn Phú Hữu, xã Ninh Ích rồi đổ ra Nha Phu. Khu vực Ba
Hồ khí hậu trong lành, cảnh quan hấp dẫn thích hợp với du lịch sinh thái.


27
Suối Tiên, nằm ở phía nam huyện Diên Khánh, cách thành phố Nha Trang
khoảng hơn 20 km. Trên suối có nhiều dấu vết mà người ta cho là của tiên để lại
như hồ Tiên, suối Tiên và bàn cờ Tiên. Suối Tiên là một dòng suối đẹp, nhiều
cảnh lạ, huyền thoại. Bao quanh khu vực có nhiều hang động gọi là động Tiên.
Các hang động này ở giữa những cây cổ thụ rậm rạp, ngát hương của những loại
hoa rừng. Những ưu đãi của thiên nhiên đã tạo ra cho vùng đất này có sức cuốn
hút du khách thập phương với các hoạt động du lịch sinh thái hấp dẫn.
Trung tâm suối khoáng nóng Tháp Bà, nằm ở khóm Ngọc Sơn, phường

Ngọc Hiệp, thành phố Nha Trang. Tại đây có thể ngâm tắm bùn khoáng,
khoáng nóng, hồ bơi khoáng ấm và hồ phun mưa khoáng nóng hoặc thư giãn
trong phòng riêng biệt. Nước khoáng nóng cũng như bùn khoáng Silic có tác
dụng rất tốt cho sức khoẻ. Trung tâm suối khoáng nóng thật sự mang lại cảm
giác thư giãn và phục hồi sức khoẻ cho du khách.
Thác Yang Bay (thác trời), nằm trong khu vực buôn Y Bay, xã Khánh
Phú, huyện Khánh Vĩnh. Thác Yang Bay nằm ở độ cao 600 m. Đổ xuống từ
trên cao, chen trong cánh rừng đại ngàn, tạo ra những dốc thác khác nhau,
mỗi dốc thác lại có nhiều hồ lớn nhỏ, nước trong và rất nhiều cá tự nhiên bơi
lội. Thác Yang Bay đã được quy hoạch phát triển thành khu du lịch sinh thái
và đang dần dần trở thành điểm du lịch hấp dẫn trên hành lang du lịch Nha
Trang sang phía tây của tỉnh Khánh Hoà.
Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà còn có rất nhiều tài nguyên du lịch
tự nhiên khác như: bán đảo Đầm Môn; bãi biển Xuân Đừng; đầm Nha Phu; Hòn
Lao; Hòn Thị; Hòn Tre; vịnh và bãi biển Cam Ranh; khu du lịch Trầm Hương ở
Khánh Vĩnh; Thác Tà Gụ ở Khánh Sơn; hồ Am Chúa - suối Ồ Ồ; hồ Đá Bàn;
nước khoáng nóng ở Tu Bông; nước khoáng Đảnh Thạnh ở Khánh Vĩnh…
Hai là, Khánh Hoà có điều kiện kinh tế - xã hội và tài nguyên nhân văn
hấp dẫn đối với du khách.


×