Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

Đánh giá hiệu quả các mô hình sản xuất nuôi trồng thủy sản ven phá tam giang, tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 43 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ

Khoa Thủy sản

KHÓA LUẬN

TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:
Đánh giá hiệu quả các mô hình sản xuất nuôi trồng thủy sản
ven phá Tam Giang, tỉnh Thừa Thiên Huế

Sinh viên thực hiện: Văn Thị Bèo
Lớp: Nuôi trồng thủy sản 46A
Giáo viên hướng dẫn: ThS. Trương Văn Đàn
Thời gian thực tập: Từ 01/2016 đến 05/2016
Địa điểm thực tập: Tại xã Quảng Công, Quảng Phước,
Quảng Thái huyện Quảng Điền và xã Hải Dương
thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế
Bộ môn: Quản lý nguồn lợi thủy sản

NĂM 2016


PHẦN 1. MỞ ĐẦU

1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, ngành nuôi trồng thuỷ sản đang ngày càng phát triển và đã trở
thành một nền kinh tế quan trọng của đất nước. Trong những năm, qua ngành
thuỷ sản không những đã góp phần giúp nhân dân xoá đói giảm nghèo mà còn
vươn lên làm giàu trên chính diện tích canh tác hiệu quả thấp trước đây. Ngành
này đã đóng góp một tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu khá lớn trong các mặt hàng


xuất khẩu nông sản, gia tăng nguồn thu ngoại tệ phục vụ cho xây dựng và phát
triển của đất nước.
Thừa Thiên Huế là một tỉnh duyên hải miền trung có điều kiện tự nhiên khá
thuận lợi cho sự phát triển các hoạt động thuỷ sản nhất là nghề khai thác và nuôi
trồng thuỷ sản. Với địa hình bờ biển kéo dài, có phá Tam Giang rộng lớn, nhiều
sông, hồ, thời tiết ấm áp thích hợp cho sự phát triển của các đối tượng thuỷ sản.
Việc khai thác nguồn lợi thủy sản đã làm cạn kiệt nguồn lợi thủy sản, một số đối
tượng thủy sản có nguy cơ tuyệt chủng... cần có biện pháp ngăn chặn việc khai
thác quá mức.
Ven phá Tam Giang diễn ra các hoạt động nuôi trồng thủy sản như nuôi ao đất,
nuôi chắn sao và nuôi lồng là chủ yếu. Mỗi mô hình đem lại hiệu quả khác nhau,
chúng giúp những người dân sống ven vùng phá Tam Giang có công ăn việc làm
ổn định, xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu trong cuộc sống, đặc biệt làm
giảm việc đánh bắt cạn kiệt nguồn lợi thủy sản… Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu
cụ thể nào đánh giá tổng thể về các hoạt động này, vì vậy, tôi quyết định chọn đề
tài: “ Đánh giá hiệu quả các mô hình sản xuất nuôi trồng thủy sản ven phá
Tam Giang, tỉnh Thừa Thiên Huế” nhằm thấy được tình hình nuôi trồng thủy
sản, hiện trạng nuôi của các mô hình, so sánh hiệu quả kinh tế của các mô hình.
1.2. Mục tiêu đề tài
Thông qua điều tra, nắm được hiện trạng nuôi của các mô hình nuôi trồng
thủy sản (diện tích nuôi, đối tượng, kỹ thuật nuôi, năng suất, sản lượng,...) ở các
xã ven phá Tam Giang, từ đó đánh giá được hiệu quả kinh tế của các mô hình
đó.

1


PHẦN 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Tình hình NTTS trên Thế Giới
Trong những năm qua, sản lượng nuôi trồng thủy sản thế giới tăng trưởng với

tốc độ vừa phải. Theo báo cáo mới nhất của FAO, năm 2012, sản lượng nuôi
trồng thủy sản đạt mức cao kỷ lục, 90,4 triệu tấn, tương đương 144,4 tỷ đô la
Mỹ; trong đó có 66,6 triệu tấn thủy sản các loại (137,7 tỷ đô la Mỹ) và 23,8 tỷ
tấn thực vật thủy sinh nuôi(chủ yếu là tảo biển), tương đương 6,4 triệu đô la Mỹ.
Các đối tượng nuôi bao gồm cá có vẩy, động vật giáp xác, động vật thân mềm,
ếch, bò sát (không tính cá sấu) và các loài thủy sản khác phục vụ cho nhu cầu
tiêu dùng của con người. Năm 2013, sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 70,5 triệu
tấn, tăng 5,8%; trong đó, sản lượng các loài thực vật thủy sinh là 26,1 triệu tấn.
Sản lượng nuôi trồng thủy sản chiếm tỷ trọng ngày càng tăng trong tổng
sản lượng thủy sản toàn cầu (158 triệu tấn), từ 20,9% năm 1995 lên 32,4% năm
2005 và 40,3% năm 2010 và ở mức cao kỷ lục là 42,2% trong năm 2012. Châu
Á chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng sản lượng nuôi toàn cầu 54%, châu Âu
chiếm 18% và các châu lục còn lại <15%.
Do nhu cầu ngày càng tăng về các sản phẩm thủy sản nên sản lượng thủy
sản từ nuôi trồng ngày càng tăng trưởng. Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây,
sản lượng thủy sản tại các nước sản xuất chính có xu hướng giảm như Mỹ, Tây
Ban Nha, Pháp, Ý, Hàn Quốc. Sản lượng cá có vẩy giảm ở hầu hết các nước này
trong khi sản lượng nhuyễn thể chỉ giảm ở một số nước. Nguyên nhân cho sự
giảm sản lượng này là do cá được nhập khẩu từ các nước có chi phí sản xuất
thấp hơn, giá thành rẻ hơn.
Trong giai đoạn 2000-2012, sản lượng nuôi toàn cầu có mức tăng trưởng
trung bình hàng năm là 6,2%, giảm so với mức tăng trưởng trong giai đoạn
1980-1990 và giai đoạn 1990-2000 tương ứng là 10,8% và 9,5%. Giai đoạn
1980-2012, sản lượng nuôi toàn cầu tăng trưởng ở mức 8,6%/năm. Sản lượng
nuôi toàn cầu tăng gấp đôi, từ 32,4 triệu tấn trong năm 2000 lên mức 66,6 triệu
tấn năm 2012.
Nếu xét theo vùng, trong giai đoạn 2000-2012, châu Phi có tốc độ tăng
trưởng nhanh nhất (11,7%). Tiếp theo là Mỹ La tinh và vùng Caribê, 10%. Nếu
không tính Trung Quốc, tốc độ tăng trưởng nuôi trồng thủy sản của châu Á tăng
8,2%, cao hơn tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn 1980-1990 (6,8%) và 19902000 (4,8%). Tốc độ tăng trưởng nuôi trồng thủy sản của Trung Quốc, nhà sản

xuất thủy sản lớn nhất thế giới, giảm còn 5,5%, giảm mạnh so với giai đoạn
2


1980-1990 (17,3%) và 1990-2000 (12,7%). Châu Âu và châu Đại Dương có tốc
độ tăng trưởng thấp nhất, tương ứng 2,9 và 3,5%. Trái với xu hướng tăng
trưởng tại các châu lục khác, kể từ năm 2005, sản lượng nuôi tại Bắc Mỹ giảm
đều do sản lượng nuôi tại Mỹ giảm.
Sự phân bố sản lượng nuôi trồng thủy sản giữa các vùng và các nước có
mức độ phát triển kinh tế khác nhau vẫn còn chưa cân đối. Về mặt số lượng,
châu Á chiếm 88% sản lượng nuôi toàn cầu, trong đó Trung Quốc dẫn đầu về
mặt sản lượng nuôi trồng, chiếm 61,7% . Tiếp theo là các nước Ấn Độ, Việt
Nam, In-đô-nê-xi-a, Băng-la-đét, Nauy, Thái Lan, Chi lê, Ai, Cập, Mi-an-ma,
Phi-lip-pin, Brazil và Nhật.
Trong số 15 nước nuôi trồng thủy sản lớn nhất, Brazil ngày càng khẳng
định vị trí của mình trong tỷ trọng sản lượng nuôi toàn cầu. Ngược lại, Thái Lan,
sau khi đạt mức kỷ lục là 1,4 triệu tấn năm 2009, sản lượng thủy sản của nước
này giảm xuống còn 1,3 triệu tấn năm 2010 và 1,2 triệu tấn năm 2011 và 2012.
Nguyên nhân dẫn đến mức giảm này là do Thái Lan hứng chịu trận lụt lịch sử
năm 2011 và hội chứng tôm chết sớm (EMS) năm 2012.
Sản lượng nuôi của Nhật Bản, sau khi giảm hơn một nửa triệu tấn do thảm
họa động đất và sóng thần năm 2011, đã phục hồi trở lại, với mức sản lượng
tăng 0,6 triệu tấn năm 2012.
Trong số các nước nuôi thủy sản hàng đầu, loài nuôi và hệ thống nuôi
cũng rất khác nhau. Tại Ấn Độ, Băng la đét, Ai Cập, Myanmar và Brazil, nuôi
trồng thủy sản nước ngọt chiếm ưu thế trong khi tiềm năng cho nuôi biển chưa
được khai thác hết. Nauy chủ yếu dựa vào nuôi biển, đặc biệt là nuôi cá hồi Đại
Tây Dương, với hình thức nuôi lồng trên biển, chiếm thị phần ngày càng tăng
trên thị trường quốc tế.
Tại Chi lê, sản lượng động vật thân mềm (chủ yếu là sò) và cá có vẩy

(nuôi nước ngọt) chiếm ưu thế và chủ yếu phục vụ xuất khẩu.
Tại Nhật và Hàn Quốc, loài nuôi chính là nhuyễn thể hai mảnh vỏ và cá
có vẩy (nuôi lồng trên biển). Tại Thái Lan, sản lượng nuôi giáp xác chiếm 50%,
chủ yếu là tôm biển phục vụ xuất khẩu. Tại Indonesia, sản lượng cá có vẩy
chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản của nước này.
Khoảng ¼ sản lượng cá có vẩy (nuôi biển) chủ yếu là cá măng được thu hoạch
từ các lồng trên biển và từ các ao nước lợ. Ngoài ra, Indonesia là nước đứng thứ
4 về sản lượng tôm biển trên thế giới. Tại Việt Nam, hơn một nửa sản lượng cá
được thu hoạch từ nuôi nước ngọt, chủ yếu là cá tra phục vụ cho xuất khẩu. Sản
3


lượng nuôi giáp xác (như tôm biển và tôm càng xanh) chỉ thấp hơn Trung Quốc
và Thái Lan. Tại Trung Quốc, loài nuôi và hệ thống nuôi rất đa dạng. Sản lượng
cá có vẩy (nuôi nước ngọt) chủ yếu cung cấp cho thị trường trong nước.
Sản lượng nuôi trồng thủy sản thế giới được chia thành hai môi trường nuôi:
nuôi nội địa và nuôi biển. Nuôi nội địa chủ yếu là nuôi trong môi trường nước
ngọt. Nuôi biển bao gồm các hoạt động nuôi trên biển và các cơ sở nuôi nước
mặn trên bờ.
Trong năm 2012, sản lượng nuôi nước ngọt đạt 41.946 triệu tấn, chủ yếu
là do sự đóng góp của cá có vẩy, chiếm 92%, tương đương 38.599 triệu tấn.
Động vật giáp xác chiếm 6%, và các loài khác chỉ đóng góp 2%.
Sản lượng nuôi trồng thủy sản nước mặn đạt 24.687 triệu tấn; trong đó,
động vật thân mềm chiếm 60%, tương đương 14.884 triệu tấn, cá có vẩy 13,5%,
tương đương 5.552 triệu tấn, động vật giáp xác chiếm 15,8%, tương đương
3.917 triệu tấn và các loài khác chiếm 10,7%.
Trong tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản toàn cầu (66,6 triệu tấn năm
2012), sản lượng cá có vẩy chiếm 2/3 (tương đương 44,2 triệu tấn); trong đó, sản
lượng nuôi nước ngọt là 38,6 triệu tấn, nuôi nước mặn là 5,6 triệu tấn. Xét về
mặt số lượng, sản lượng cá có vẩy (nuôi trong môi trường nước mặn) chỉ chiếm

12,6%, song về mặt giá trị, chúng chiếm 26,9%, tương đương 23,5 tỷ đô la Mỹ.
Nguyên nhân là do các loài cá ăn thịt (như cá hồi Đại Tây Dương, cá song)
chiếm tỷ trọng lớn trong sản lượng cá nước mặn và những loài cá này có giá trị
kinh tế cao hơn cá nuôi nước ngọt.
Năm 2012, sản lượng giáp xác chiếm 9,7% về khối lượng (tương đương
6,4 triệu tấn) và 22,4% về giá trị (tương đương 30,9 tỷ đô la Mỹ). Xét về mặt số
lượng, sản lượng của động vật thân mềm đạt 15,2 triệu tấn, gấp đôi sản lượng
loài giáp xác; tuy nhiên, giá trị chỉ bằng một nửa so với loài giáp xác.Thực tế,
một phần lớn sản lượng của động vật thân mềm là sản phẩm phụ của nuôi ngọc
trai nước ngọt ở châu Á. Một số loài thủy sản khác chỉ chiếm sản lượng rất nhỏ,
khoảng 0,9 tỷ tấn, được nuôi ở một vài nước tại vùng Đông Á và phục vụ cho
nhu cầu tiêu dùng tại địa phương.
Sự phát triển nhanh chóng của sản lượng nuôi nước ngọt phản ánh một
thực tế là nuôi trồng thủy sản nước ngọt có nhiều điều kiện thuận lợi để phát
triển hơn nuôi biển. Sản lượng từ nuôi nước ngọt hiện chiếm 57,9% trong tổng
sản lượng nuôi trồng thủy sản toàn cầu. Nuôi trồng thủy sản nước ngọt đóng góp
to lớn trong việc cung cấp nguồn protein thực vật cho con người, đặc biệt là
4


người dân ở các nước đang phát triển như châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latin.
Qua các hoạt động thúc đẩy sự phát triển bền vững, nuôi trồng thủy sản nước
ngọt được trông đợi sẽ đóng góp vai trò hàng đầu trong việc đảm bảo an ninh
lương thực, đảm bảo đáp ứng nhu cầu thủy sản ngày càng tăng do dân số tăng
nhanh tại các nước đang phát triển trong thời gian tới.
2.2. Tình hình NTTS ở Việt Nam
Viêt Nam là một quốc gia có nhiều thuận lợi cho việc phát triển ngành nuôi
trồng thủy sản - có bờ biển dài 3260 km kéo dài từ Bắc đến Nam, diện tích vùng
biển chủ quyền rộng hơn 1 triệu km², hệ thống sông ngòi phân bố dày, nhiều eo
vịnh và đầm phá, chính vì vậy mà nuôi trồng thủy sản là ngành kinh tế mũi nhọn

của Việt Nam. Trong hơn 10 năm trở lại đây, ngành Thủy sản đã có những bước
phát triển nhanh và ổn định, góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng của nền
kinh tế quốc dân. Tỷ trọng của thủy sản trong khối nông, lâm và ngư nghiệp và
trong nền kinh tế quốc dân tăng dần qua các năm. Ngành thủy sản đã trở thành
ngành kinh tế quan trọng, góp phần chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp nông thôn,
tham gia xoá đói giảm nghèo, cải thiện cuộc sống của cộng đồng cư dân không
chỉ vùng nông thôn ven biển, mà cả ở các vùng núi, trung du và Tây nguyên. Sự
hiện diện dân sự của tàu thuyền khai thác hải sản trên biển đã đóng góp vào việc
giữ gìn an ninh, bảo vệ chủ quyền vùng biển, đảo của Tổ quốc.
Ngành nuôi trồng thủy sản ở nước ta phát triển rất năng động, nuôi trồng
thuỷ sản Việt Nam rất phong phú và đa dạng. Theo điều tra sơ bộ của ngành
thuỷ sản, riêng cá nước ngọt có 544 loài , cá nước lợ , nước mặn cũng có 186
loài. Trong đó nhiều loại đặc sản có giá trị xuất khẩu cao , được ưa chuộng trên
thị trường quốc tế . Phương thức nuôi trồng cũng rất đa dạng tạo cho sản phẩm
thêm phong phú .
Đối với cá tra – basa: là loài cá nước ngọt sống khắp lưu vực sông Mekong, ở
những nơi mà nước sông không bị nhiểm mặn từ biển. Với đặc tính này nên
những tỉnh nằm dọc sông Tiền và sông Hậu thường rất thuận lợi cho việc nuôi
cá tra, basa. Hiện các tỉnh có sản lượng cá tra, basa lớn nhất là Đồng Tháp, An
Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long, Bến Tre. Sản lượng cá tra nguyên liệu năm 2014
đạt 1.190 nghìn tấn, trong đó có 5 tỉnh vừa nêu cũng là những tỉnh có sản lượng
cá tra lớn nhất (đều trên 100.000 tấn/năm), cung cấp trên 87% sản lượng cá tra
chế biến của cả nước.
Trong các năm qua, trước sức ép tăng giá của con giống, thức ăn, trong khi
tín dụng từ ngân hàng bị hạn chế, đầu ra cá nguyên liệu bấp bênh, giá cá tra

5


giảm mạnh, các hộ nuôi độc lập đã thua lỗ nặng và gặp nhiều khó khăn trong

việc tiếp tục đầu tư thả nuôi mới. Trong khi đó, doanh nghiệp lại có nhu cầu cao
nguồn cá có chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và đạt các tiêu
chuẩn chất lượng để được chấp nhận của các nhà nhập khẩu. Điều này dẫn tới
xu hướng nhiều doanh nghiệp thực hiện nuôi liên kết với hộ nuôi hoặc tự đầu tư
vùng nuôi cho riêng mình nhằm đảm bảo sự ổn định và chất lượng nguồn cá
nguyên liệu. Theo ước tính có khoảng 65% là từ đầu tư của các doanh nghiệp.
Đối với tôm: là loài sống phù hợp ở các vùng nước lợ gần biển. Với đặc
trưng này, Miền Trung, Nam Trung Bộ (Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận, Bà
Rịa – Vũng Tàu…), Đồng Bằng Sông Cửu Long (Long An, Tiền Giang, Bến
Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Cà Mau, Kiên Giang) là nơi tập trung sản lượng tôm
nuôi nhiều nhất cả nước.Do là loài chân khớp có thể trạng nhỏ, thân mềm, nên
công tác nuôi tôm phức tạp và khó khăn hơn so với cá tra, basa. Tôm sú với đặc
tính phức tạp hơn, thường mất khoảng 5 tháng từ lúc thả đến lúc thu hoạch,
trong khi tôm chân trắng dễ thích nghi hơn chỉ mất khoảng 3 tháng.
Từ năm 2011 đến nay, tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, chất lượng tôm
không đảm bảo, dịch bệnh trên tôm nuôi bắt đầu lan rộng, gây thiệt hại nặng,
đặc biệt là tôm sú. Nguyên nhân dịch bệnh EMS thời gian được xác định do vi
khuẩn Vibrio parahaemolytics. Vi khuẩn này đã bị nhiễm bởi một loại thể thực
khuẩn (phagc) sinh ra độc tố cực mạnh gây hội chứng hoại tử gan tụy cấp cho
tôm nuôi. Với việc tìm ra nguyên nhân của dịch bệnh, các cơ quan chức năng
đang đề ra các biện pháp, hướng dẫn nuôi trồng, nhằm ngăn chặn hoàn toàn dịch
bệnh trong thời gian tới.
Hoạt động sản xuất, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam nằm rải rác dọc đất
nước với sự đa dạng về chủng loại thủy sản, nhưng có thể phân ra thành 5 vùng
xuất khẩu lớn:
+ Vùng Bắc Trung Bộ, duyên hải miền Trung: nuôi trồng thủy sản nước mặn
lợ, đặc biệt phát huy thế mạnh nuôi biển, tập trung vào một số đối tượng chủ yếu
như: tôm các loại, sò huyết, bào ngư, cá song, cá giò, cá hồng...
+ Vùng ven biển Nam Trung Bộ: nuôi trồng thủy sản trên các loại mặt nước
mặn lợ, với một số đối tượng chủ yếu như: cá rô phi, tôm các loại...

+ Vùng Đông Nam Bộ: Bao gồm 4 tỉnh là Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa
– Vũng Tàu và TP.HCM, chủ yếu nuôi các loài thủy sản nước ngọt hồ chứa và
thủy sản nước lợ như cá song, cá giò, cá rô phi, tôm các loại....

6


+ Vùng ven biển ĐBSCL: gồm các tỉnh nằm ven biển của Đồng Bằng Sông
Cửu Long như Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau,
Kiên Giang…Đây là khu vực hoạt động thủy sản sôi động, hoạt động nuôi trồng
thủy sản trên tất cả các loại mặt nước, đặc biệt là nuôi tôm, cá tra - ba sa, sò
huyết, nghêu và một số loài cá biển.
+ Các tỉnh nội vùng: Bao gồm những tỉnh nằm sâu trong đất liền nhưng có hệ
thống sông rạch khá dày đặc như Hà Nội, Bình Dương, Cần Thơ, Hậu Giang,
Đồng Tháp, An Giang, thuận lợi cho nuôi trồng các loài thủy sản nước ngọt như:
cá tra - basa, cá rô phi, cá chép…
Khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long, với điều kiện lý tưởng có hệ thống kênh
rạch chằng chịt và nhiều vùng giáp biển, đã trở thành khu vực nuôi trồng và xuất
khẩu thủy sản chính của Việt Nam. Theo thống kê, năm 2011 cả nước có 37 tỉnh
có doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản, trong đó các tỉnh có kim ngạch xuất khẩu
thủy sản lớn nhất lần lượt là Cà Mau (chủ yếu nhờ kim ngạch xuất khẩu lớn của
Minh Phú, Quốc Việt), TP.HCM, Cần Thơ, Đồng Tháp, Khánh Hòa, Sóc
Trăng…
2.3. Tình hình nuôi trồng thủy sản ở Thừa Thiên Huế
Thừa Thiên Huế có bờ biển dài 126 km và đầm phá Tam Giang - Cầu Hai 22
ngàn ha... rất thuận lợi cho việc khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy sản.
Những năm qua, kinh tế thủy sản có nhiều chuyển biến tích cực và đạt được
nhiều thành tựu đáng kể. Trong giai đoạn từ năm 1998 đến năm 2003, diện tích
nuôi tôm vùng đầm phá ven biển Thừa Thiên Huế tăng nhanh, nhất là những
năm 2000-2003. Năm 2000 diện tích nuôi là 2.021 ha chiếm khoảng 66,77%

diện tích nuôi trồng thủy sản. Năm 2003 các trị số tương ứng là 3.875 ha, chiếm
khoảng 80,45%; tăng 207,46% so với năm 2000 [7]. Những năm gần đây, hoạt
động nuôi trồng thủy sản (NTTS) trên Toàn quốc nói chung và ở Thừa Thiên
Huế nói riêng đang phát triển mạnh. Diện tích NTTS mặn lợ trên cả nước vào
năm 2010 là 728,5 nghìn ha. Tổng diện tích thả nuôi toàn tỉnh trong 8 tháng đầu
năm 2014 là 6.447 ha đạt 98% so với kế hoạch và tăng 4,0% so với cùng kỳ
năm 2013. Trong đó: Diện tích nuôi nước lợ, mặn: 4.384ha đạt 101% so với kế
hoạch, tăng 4,0% so với cùng kỳ năm trước.
Diện tích nuôi trồng thủy sản năm 2015 ước đạt 7.235 ha, giảm 3,7 % so với
năm trước; trong đó diện tích cá tra, ba sa 5 ha, giảm 2%; diện tích nuôi tôm sú
2.347 ha, tăng 6,9%; diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng 540 ha, giảm 5,4%; nuôi

7


cua 714 ha, giảm 4,9%. Số lồng bè nuôi thủy sản 4.904 cái, tăng 5,7% so với
năm trước; thể tích lồng, bè nuôi 93.884 m3, tăng 21,9%.
Diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng giảm, tập trung ở huyện Phong Điền do Công
ty cổ phần Trường Sơn bán lại diện tích cho Công ty cổ phần chăn nuôi Việt
Nam tại Huế, số diện tích này trong 10 tháng đàu năm 2015 chưa thả nuôi; mặt
khác giá tôm thẻ chân trắng giảm mạnh nên người dân chủ động giảm diện tích
nuôi.
Sản lượng nuôi trồng năm 2015 ước đại 15.251 tấn, tăng 2,3% so với năm 2014,
trong đó cá các lại 8.460 tấn, tăng 5,3%; tôm các loại 5.776 tấn, giảm 3,1%, chia
ra tôm sú 1.140 tấn, tăng 2,8%, tôm thẻ chân trắng 4.421 tấn, giảm 4,8%; tôm
khác 215 tấn, tăng 3,9%; thủy sản khác 1.1015 tấn, tăng 11,1%.
Bảng 2.1. Diện tích và sả lượng nuôi trồng thủy sản ở Thừa Thiên Huế từ năm
2005 đến năm 2014.
Năm


Diện tích(nghìn ha)

Sản lượng(tấn)

2005

5,2

6.296

2006

5,3

7.737

2007

5,4

8.335

2008

5,5

9.251

2009


5,7

9.260

2010

5,8

9.392

2011

5,8

10.740

2012

6,2

12.065

2013

7,2

13.209

2014


7,5

14.910

2015

7,2

15.251
Nguồn: Tổng cục thống kê

Nghị quyết 09 của Bộ chính trị về chủ trương “dồn điền, đổi thửa” trong nông
nghiệp, Quyết định số 224/1999/QĐ – TTg ngày 08/12/1999 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản thời kì
1999 – 2010 trong đó xác định “Được chuyển đổi ruộng nhiễm mặn, ruộng
trũng, đất làm muối, đất ngập úng sản xuất lúa bấp bênh, kém hiệu quả sang
nuôi trồng thủy sản là căn cứ chính để chuyển đổi diện tích đất sản xuất nông
8


nghiệp có hiệu quả thấp sang nuôi trồng thủy sản. Tính đến năm 2007, toàn tỉnh
đã chuyển đổi 2.280,8 ha đất cát ven biển, nhiễm mặn ven đầm phá, sản xuất lúa
một vụ năng suất thấp, ruộng trũng, ô bàu nước ngọt sang nuôi tôm, nuôi cá
nước ngọt; chiếm gần 40% tổng diện tích nuôi thủy sản toàn tỉnh; trong đó
chuyển sang nuôi tôm chân trắng trên vùng cát là 459,15 ha, nuôi thủy sản nước
lợ ven đầm phá 1.122,5 ha nuôi cá nước ngọt 699,15 ha [8].
Diện tích nuôi trồng thủy sản phát triển với tốc độ tăng là 3,25%/năm thời kì
2002 – 2010, trong đó diện tích nuôi thủy sản nước ngọt tăng đều hàng năm với
việc tận dụng mặt nước ruộng trũng, ao vườn để nuôi hoặc xây dựng trại tổng
hợp có nuôi thủy sản nước ngọt; diện tích nuôi thủy sản nước lợ tăng mạnh

trong các năm 2002 – 2004, sau đó diện tích nuôi vùng đầm phá giảm do dịch
bệnh tôm nuôi, thua lỗ nặng, không có khả năng vay trả và đầu tư vốn để tiếp
tục nuôi [7].
Cùng với sự gia tăng về diện tích nghề nuôi tôm vùng đầm phá đã không ngừng
áp dụng kỹ thuật và những hình thức nuôi tiến bộ nên năng suất tôm tăng khá, từ
0,208 tấn/ha ở năm 1998 lên 0,858 tấn/ha ở năm 2003, tương ứng tăng 412,5%.
Từ đó sản lượng nuôi tôm tăng, năm 2003 đạt 9.149 tấn, tăng 11,66 lần so với
năm 1998 [7].
Nuôi trồng thuỷ sản phát triển góp phần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông thôn vùng ven biển, đầm phá theo hướng tích cực, từ khai thác sông đầm
và sản xuất nông nghiệp năng suất thấp sang nuôi trồng nhiều đối tượng thuỷ
sản có giá trị và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nhưng bắt đầu từ năm 2003 thì
môi trường nước đã có dấu hiệu ô nhiễm và nguy cơ dịch bệnh trong nuôi trồng
thủy sản ngày càng tăng. Đa số diện tích đều theo lối quảng canh cải tiến, độc
canh tôm sú, năng suất, chất lượng chưa cao, hiệu quả thấp và không ổn định từ
năm 2003 [6].
Bảng 2.2. Dịch bệnh tôm nuôi từ năm 2002 – 2010 [8]
TT

Năm

1
2
3
4
5
6

2002
2003

2004
2005
2006
2007

Tổng diện Tổng
tích
thả diện tích

3.122
3.675
3.954
3.782
3.748,7
2.964

167,75
124
1.368
635
210,95
1052,98

% so với
diện tích

5,36
3,37
34,60
16,79

5,36
35,52

Phân ra các loại bệnh
Đốm
MBV
Khác
trắng
(ha)
(ha)
(ha)
28
64
75,75
45
26
53
1126
125
117
350
145
140
138,04
3,8
69,11
890,63
2,5
159,9
9



7
8
9

2008
2009
2010

3.748,6
3.835,6
4.086

170
167
927,8

4,72
4
22

114,6
62
20

-

55,4
105

907,8

Nguồn: Báo cáo tổng kết tình hình nuôi trồng thủy sản tỉnh Thừa Thiên Huế
Loại hình nuôi thủy sản nước lợ mặn trước năm 2005 chủ yếu là nuôi tôm sú
vùng đầm phá; tuy nhiên, do dịch bệnh, thua lỗ, ô nhiễm môi trường vùng đầm
phá nên từ năm 2006 đến nay, chủ trương việc chuyển đổi các diện tích nuôi
chuyên tôm vùng hạ triều bị ô nhiễm sang nuôi xen ghép nhiều đối tượng tôm
sú, tôm rảo, cá dìa, cá kình, cá ong, rong câu,... được người dân triển khai thực
hiện đã bước đầu đem lại hiệu quả ổn định, ít dịch bệnh xảy ra và có dấu hiệu
giảm, cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường đầm phá. Sở dĩ, bà con nông dân
có thể mạnh dạn chuyển đổi sang hình thức nuôi xen ghép lại tại vì có sự quan
tâm, chỉ đạo sáng suốt của Chính quyền sở ban ngành thông qua "Định hướng
quy hoạch nuôi trồng thủy sản đến năm 2020" về thực hiện nuôi xen ghép bằng
việc chuyển hoàn toàn diện tích nuôi ao hạ triều thành nuôi xen ghép nhiều đối
tượng, nhằm hạn chế nguồn ô nhiễm môi trường từ nuôi tôm, đồng thời cải thiện
môi trường bằng nuôi các đối tượng lấy thức ăn từ rong tảo, mùn bã hữu cơ, đối
tượng cá hại,… [8]. Định hướng đưa ra cho người dân đã được kiểm chứng thực
tiễn thông qua các nghiên cứu thành công của các nhà khoa học có chuyên môn
trong và ngoài Tỉnh như:
Trung tâm khuyến ngư tỉnh Thừa Thiên Huế đã thực hiện mô hình nuôi cá dìa,
tôm sú và rong câu (2005) tại xã Phú An – Phú Vang. Kết quả cho thấy các đối
tượng nuôi đều sinh trưởng tốt. Trung tâm khuyến ngư tiếp tục thực hiện mô
hình nuôi kết hợp cá dìa, rong câu, cá đối, rô phi và trìa tại xã Phú Hải – Phú
Vang, kết quả [5], [9].
Nghiên cứu về đầm phá của dự án IMOLA trong giai đoạn 2 của năm 2007 2008 dự án đã tiến hành xây dựng một số mô hình nuôi kết hợp (lợ, ngọt) trên
các xã trực thuộc vùng đầm phá. Kết quả của mô hình nuôi thử nghiệm của
IMOLA đã được triển khai mang lại một số kết quả khả quan về tốc độ tăng
trưởng của đối tượng nuôi, và cũng như hiệu quả cải tạo môi trường ao nuôi
như:
- Kết quả nghiên cứu của Tôn Thất Chất và CTV (2008) về đánh giá hiệu quả

kinh tế và môi trường của mô hình nuôi ghép tôm sú, tôm rằn, cá rô phi, cá kình
và cá dìa tại Hương Phong – Hương Trà – Thừa Thiên Huế. Kết quả cho thấy
rằng các yếu tố môi trường nằm trong khoảng thích hợp cho đối tượng nuôi,
kích cỡ tôm trong ao nuôi ghép 11,4g/con lớn hơn ao nuôi đơn tôm rằn 10,7
10


g/con, tốc độ tăng trưởng của tôm rằn trong ao nuôi ghép phát triển tương đối
nhanh. Hiệu quả mô hình nuôi ghép mang lại lợi nhuận kinh tế cao hơn ao nuôi
đơn [1].
- Nghiên cứu của Lê Văn Dân (2008) với việc nuôi kết hợp trong lồng cá mú,
cá kình và cá hồng ở Lộc Bình – Phú Lộc – Thừa Thiên Huế. Nghiên cứu đã cho
thấy tốc độ tăng trưởng của cá mú trong mô hình nuôi đơn và nuôi ghép có tốc
độ tăng trưởng khá nhanh; việc nuôi đơn cá hồng ở lồng nên áp dụng, nếu nuôi
ghép thì phải chọn đối tượng thích hợp với môi trường ngọt hóa và sống chung
cá hồng theo hướng có lợi [2].
- Đánh giá hiệu quả kinh tế và ảnh hưởng môi trường của nuôi ghép tôm sú và
cá dìa trong ao nuôi tôm xã Lộc Điền – Phú Lộc – Thừa Thiên Huế (Trần Quang
Khánh Vân, 2010). Nghiên cứu cho rằng: Các yếu tố môi trường trong ao nuôi
thuận lợi cho tôm cá sinh trưởng và phát triển; cá dìa nuôi trong ao tôm sú phát
triển tốt, tỷ lệ sống cao [10].
- Theo mô hình nuôi ghép tôm sú, cá đối, cá dìa, cua và rong câu trong ao đất
của Nguyễn Thị Xuân Hồng (2009). Thì việc nuôi ghép không làm thay đổi
những yếu tố môi trường thông thường, riêng hàm lượng NH 3 thì có sự khác biệt
rõ rệt hai ao, việc nuôi ghép đã làm giảm hàm lượng NH 3 (P<0,05); tốc độ tăng
trưởng của ao nuôi đơn và nuôi ghép khá tốt và không có sự khác biệt (P>0,05)
[4].
Những nghiên cứu của Nguyễn Phi Nam và ctv (2007) về:
- Mô hình nuôi ghép tôm sú – cá dìa – cá kình tại xã Quảng An, huyện Quảng
Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Hàm lượng các chỉ số đánh giá chất lượng nước

(NH3-N; PO4-P; COD; BOD; và chlorophyl-a) trong các ao có xu hướng tăng
dần theo thời gian nuôi và đạt giá trị cao nhất vào cuối vụ nuôi. Hàm lượng của
các chất NH3-N; PO4-P; COD, BOD; và chlorophyl-a ở ao nuôi chuyên tôm luôn
cao hơn các ao nuôi xen ghép (P<0,05) [3].
- Kết quả nghiên cứu về mô hình nuôi ghép tôm sú – cá dìa, kình – rong câu tại
khu vực đầm Sam Chuồn (xã Phú An và Phú Tân – Phú Vang – Thừa Thiên
Huế) đã chứng tỏ các yếu tố môi trường biến động trong ngưỡng chịu đựng của
các đối tượng nuôi. Tăng trọng của cá phụ thuộc vào mật độ thả giống. Mật độ
thả giống từ 0,1 – 0,2 con/m2 có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn so với ao thả với
mật độ 0,3 con/m2 (P<0,05). Giữa các ao nuôi ghép và ao nuôi chuyên tôm, hàm
lượng các chất thải NH3-N; PO4-P; COD; BOD; và Chlorophyl-a có sự sai khác

11


nhau rõ rệt, và ở các ao nuôi ghép thì hàm lượng các chất này luôn thấp hơn so
với ao nuôi chuyên tôm [3].
Đến nay, diện tích nuôi xen ghép phát triển khá mạnh đạt 144,45 % so với kế
hoạch và tăng 45,21% so với cùng kỳ năm 2008, có được điều này là do bà con
ngư dân đã thấy được hiệu quả bền vững từ hình thức nuôi này. Năm nay một số
hồ nuôi tôm bỏ hoang đã được bà con ngư dân chuyển sang nuôi xen ghép như
Quảng Điền, Phú Lộc, Phú Vang, Hương Trà. Diện tích nuôi chuyên tôm giảm
mạnh chỉ đạt 58,61% so với kế hoạch vì chuyển sang nuôi xen ghép [7].

12


PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng, địa điểm nghiên cứu, thời gian nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu

Các mô hình sản xuất nuôi trồng thủy sản.
3.1.2. Địa điểm nghiên cứu
Các xã ven phá Tam Giang, tỉnh Thừa Thiên Huế.
3.1.3. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2016.
3.2. Nội dung nghiên cứu
- Điều tra tình hình kinh tế, điều kiện tự nhiên xã hội các xã ven phá Tam Giang.
- Điều tra hiện trạng nuôi trồng thủy sản của các mô hình.
- So sánh hiệu qủa kinh tế của các mô hình nuôi trồng thủy sản đem lại.
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Phương pháp điều tra
- Nguồn thông tin thứ cấp: được thu từ các nghiên cứu trước đây, các báo cáo
hằng năm của ngành thuỷ sản và niên giám thống kê của tỉnh và các huyện,
nguồn tài liệu từ sách báo, internet, tạp chí chuyên ngành.
- Nguồn thông tin sơ cấp:
Trực tiếp phỏng vấn các hộ nông ngư thuộc các xã ven phá Tam Giang theo
phiếu điều tra đảm bảo các nội dung.
- Phương pháp tổ chức thực hiện điều tra:
+ Điều tra thí điểm: Xây dựng bộ bảng hỏi điều tra với các tiêu chí điều tra.
Dùng bảng hỏi để điều tra thí điểm ngẫu nhiên một só hộ nuôi trồng thủy sản
trong danh sách được cung cấp lấy mẫu đối chiếu với mục tiêu và nội dung
nghiên cứu. Trên cơ sở đó, điều chỉnh bảng hỏi điều tra để tiến hành điều tra
chính thức.
+ Điều tra chính thức: Chọn ngẫu nhiên số hộ nuôi trồng thủy sản trong các
xã ven phá Tam Giang để điều tra.

13


+ Tiến hành phỏng vấn trực tiếp từng hộ, chọn hộ ngẫu nhiên (hộ có tham

gia NTTS) bằng bảng hỏi hoàn chỉnh.
- Cơ cấu mẫu điều tra:
Điều tra tổng cộng 90 hộ nuôi trồng thủy sản ven phá Tam Giang, trong đó gồm:
30 hộ nuôi cá lồng, 30 hộ nuôi ao đất, 30 hộ nuôi chắn sáo.
Nuôi cá lồng gồm 15 hộ nuôi cá lồng nước ngọt (cá Trắm Cỏ) tại vùng đập Cửa
Lác thuộc thôn Trung Làng, xã Quảng Thái, huyện Quảng Điền và 15 hộ nuôi cá
lồng nước mặn (cá Kình, cá Dìa, cá Mú, cá Vẫu,…) ở thôn 2, xã Hải Dương,
Hương Trà.
Nuôi ao đất (tôm sú, cá kình, cua xanh,…) tại hai thôn Mai Dương, Phước Lý,
xã Quảng Phước, huyện Quảng Điền.
Nuôi chắn sáo (tôm sú, cá kình, cá dìa,…) tại thôn 2, 3, 14, xã Quảng Công,
huyện Quảng Điền.
3.3.2. Phương pháp xử lí số liệu
Số liệu thu được sẽ tập hợp bằng phần mềm Excel 2016 và được xử lý thông
qua phần mềm SPSS 22.0.

14


PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Đặc điểm xã hội của các hộ nuôi trồng thủy sản ven phá Tam Giang
4.1.1. Độ tuổi
Theo kết quả điều tra hộ nuôi ven phá Tam Giang, độ tuổi trẻ nhất là 28
tuổi, lớn nhất là 82 tuổi. Độ tuổi trên 50 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất so với các độ
tuổi khác, điều này cho thấy các chủ hộ nuôi đã có tuổi cao, là những người có
nhiều năm kinh nghiêm nuôi trồng thủy sản.

Hình 4.1. Độ tuổi các hộ NTTS
4.1.2. Giới tính


15


Hình 4.2. Giới tính các hộ NTTS
4.1.3. Trình độ học vấn
Trình độ học vấn của các hộ nuôi khá thấp, đã ảnh hưởng đến khả năng hiểu biết
về trình độ tiếp thu kĩ thuật mới.
Qua hình 4.3 cho thấy, trình độ học vấn của các hộ nuôi nhìn chung chưa
cao, hộ nuôi không biết chữ chiếm 25.6% , có trình độ tiểu học chiếm 40.0%,
trình độ THCS chiếm 26.7%, THPT chiếm 6.7%, đại học chiếm 1.1%. Điều này
chứng tỏ hiện nay vẫn còn thiếu một bộ phận lao động có trình độ chuyên môn,
đây cũng là một hạn chế trong việc tiếp thu các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên
tiến để đáp ứng vào sản xuất.

Hình 4.3. Trình độ học vấn của các hộ NTTS
4.1.4. Số người hiện có trong gia đình
Hình 4.4 cho thấy, một đa số các hộ dân có số nhân khẩu 4 đến 6 người là cao
nhất, chiếm 69,9%; từ 2 đến 3 nhân khẩu chiếm 15,6% và từ 7 nhân khẩu trở lên
chiếm 14,5%. Chứng tỏ dân số ở đây còn khá đông và phần nào phản ánh được
tình hình xã hội của các hộ nuôi.

16


Hình 4.4. Số người hiện có trong gia đình
4.1.5. Số lao động tham gia NTTS
Qua hình 4.5 cho thấy, số lao động tham gia NTTS dao động từ 2 đến 4 người,
trong đó số hộ có 2 người tham gia NTTS chiếm tỉ lệ cao nhất 52,2%, thấp nhất
là 4 người tham gia NTTS chiếm 12,2%, 3 người tham gia NTTS chiếm 35,6%.


Hình 4.5. Số lao động tham gia NTTS
4.1.6. Lao động thuê NTTS
Qua hình 4.6, ta thấy đa số các hộ dân tham gia NTTS đều sử dụng lao động sẵn
có của gia đình, rất ít hộ thuê lao động trong NTTS, nếu có thì chỉ thuê 1 người,

17


cụ thể chỉ thuê 1 người chiếm 167%, thuê 2 người chiếm 1.1%. Với số tiền thuê
lao động 200,000/người/ngày thì đa số các hộ tự lấy công làm lãi, chỉ khi quá
cần thiết mới thuê thêm lao động trong NTTS.

Hình 4.6. Số lao động thuê NTTS
4.1.7. Số năm kinh nghiệm NTTS
Qua hình 4.7 cho thấy kinh nghiệm NTTS của các hộ khá lâu năm, chứng tỏ
hoạt động NTTS ở đây thực hiện từ lâu và người dân có đủ kinh nghiệm về nuôi
trồng. Số hộ có kinh nghiệm từ 10 đến 20 năm chiếm 65,6%, trên 20 năm chiếm
18,9% chứng tỏ người dân có đủ kinh nghiệm để ứng phó với các biến cố xảy ra
với đối tượng nuôi. Số năm kinh nghiệm cao nhất là 26 năm, thấp nhất là 3 năm.

18


Hình. 4.7. Số năm kinh nghiệm NTTS
4.1.8. Nguồn tiếp thu kĩ thuật nuôi trồng
Đa số các hộ dân tiếp thu kĩ thuật NTTS từ tập huấn và từ kinh nghiệm (100%),
một số hộ có trình độ học vấn khá cao thì có thể tiếp thu từ sách báo với 33,3%
(nuôi ao đất), 36,7% (nuôi lồng) và 36,7% (nuôi chắn sáo). Qua điều tra cho
thấy tình hình tập huấn diễn ra hàng năm, do Sở Nông nghiệp, Phòng Nông
nghiệp, các cán bộ Khuyến nông và một số giảng viên trường Đại học Nông lâm

Huế về trực tiếp phỏng vấn nhưng đa số người dân không nhớ rõ thời điểm và
tên các khóa tập huấn. Chủ yếu là tập huấn về kỹ thuật nuôi, các biện pháp quản
lý môi trường nước và chế biến thức ăn.

Nuôi ao đất
Nuôi lồng
Nuôi chắn
sáo

Bảng 4.1. Nguồn tiếp thu kiến thức NTTS
Nguồn tiếp
Nguồn tiếp
thu từ sách
thu từ tập
báo
huấn
Số hộ
10
30
Tỷ lệ
33,3%
100,0%
Số hộ
11
30
Tỷ lệ
36,7%
100,0%
Số hộ
11

30
Tỷ lệ
36,7%
100,0%

Nguồn tiếp
thu từ kinh
nghiệm
30
100,0%
30
100,0%
30
100,0%

19


4.1.9. Tình hình kinh tế, đời sống gia đình trước và sau khi NTTS
Qua quá trình điều tra, đa số các hộ dân trước khi tham gia NTTS đều có kinh
tế, đời sống khó khăn, sau khi tham gia NTTS thì kinh tế, đời sống được nâng
cao từ đủ ăn đến khá giả.
Bảng 4.2. Điều kiện kinh tế trước NTTS
Khó khăn
Nuôi ao đất
Nuôi lồng
Nuôi chắn sáo

Nuôi ao đất
Nuôi lồng

Nuôi chắn sáo

Số hộ
Tỷ lệ
Số hộ
Tỷ lệ
Số hộ
Tỷ lệ

30
100%
26
86,7%
26
86,7%

Bảng 4.3. Điều kiện kinh tế sau NTTS
Đủ ăn
Số hộ
9
Tỷ lệ
30,0%
Số hộ
6
Tỷ lệ
20,0%
Số hộ
4
Tỷ lệ
13,3%


Đủ ăn
0
0,0%
4
13,3%
4
13,3%
Khá giả
21
70,0%
24
80,0%
26
86,7%

Trong 3 hình thức sản xuất thủy sản thì hình thức nuôi ao đất có sựu chuyển
biến mạnh nhất sau khi NTTS. Trước NTTS nuôi ao đất có đến 100% hoàn cảnh
kinh tế khó khắn nhưng sau NTTS thì tỷ lệ khó khắn không còn, thay vào đó là
đủ ăn (30%) và khá giả (70%). Hình thức nuôi lồng và chắn sáo cũng có sự thay
đổi khá lớn với tỷ lệ tương ứng về khá giả chiếm 80% và 86,7%.
4.1.10. Tổng thu nhập của gia đình hằng năm
Qua hình 4.8 ta có thể thấy rõ, thu nhập của các hộ dân tham gia NTTS từ dưới
200 đến 800 triệu chiếm tỉ lệ cao nhất, thu nhập trên 1 tỷ chiếm tỉ lệ thấp nhất,
chỉ 2,2%.

20


Hình 4.8. Tổng thu nhập hàng năm

4.1.11. Tình hình vay tiền cho NTTS
Qua điều tra cho thấy đa số các hộ dân trước đây đều có vay tiền cho việc
NTTS, một số hộ đã trả hết, một số hộ vẫn còn nợ. Người dân chủ yếu vay tiền
ở ngân hàng NN và PTNT, một số hộ vay tiền ở các đoàn hội, như Hội Phụ nữ.
Lãi suất vay dao động từ 0,7 đến 0,8%, với thời hạn vay có thể là 2 đến 3 năm.

21


4.1.12. Thuận lợi và khó khăn trong NTTS

Nuôi ao
đất
Nuôi
lồng
Nuôi
chắn

Số hộ
Tỷ lệ
Số hộ
Tỷ lệ
Số hộ
Tỷ lệ

Thuận
lợi đất Thuận
đai
lợi vị trí
0

30
0,0%
25,9%
18
30
12,3%
20,5%
0
30
0,0%
26,5%

Bảng 4.5. Thuận lợi trong NTTS
Nguồn
Thuận
vốn
Kinh
Kỹ
lợi lao
Giống Giá bán thuận
nghiệm
thuật
động
dễ mua
cao
tiện
nuôi cao nuôi dễ
15
24
15

0
22
4
12,9%
20,7%
12,9%
0,0%
19,0%
3,4%
17
27
5
1
17
15
11,6%
18,5%
3,4%
,7%
11,6%
10,3%
16
19
7
0
23
9
14,2%
16,8%
6,2%

0,0%
20,4%
8,0%

Đầu ra Thuận
dễ
lợi khác
6
0
5,2%
0,0%
12
4
8,2%
2,7%
7
2
6,2%
1,8%

Bảng 4.5. Khó khăn trong NTTS

Nuôi ao
đất
Nuôi
lồng
Nuôi
chắn
sáo


Số hộ
Tỷ lệ
Số hộ
Tỷ lệ
Số hộ
Tỷ lệ

Vị trí Giá bán
không
không
tốt
ổn định
6
24
4,7%
18,8%
1
26
,8%
22,0%
2
27
1,6%
22,1%

Thời
gian
nuôi
dài
6

4,7%
28
23,7%
26
21,3%

Lao
động
thiếu
12
9,4%
7
5,9%
4
3,3%

Giống
kém
chất
lượng
28
21,9%
20
16,9%
16
13,1%

Thức
ăn cao
30

23,4%
14
11,9%
23
18,9%

Cơ sở
Kinh
hạ tầng nghiệm
kém
nuôi ít
4
2
3,1%
1,6%
2
4
1,7%
3,4%
2
0
1,6%
0,0%

Kỹ
thuật
nuôi
khó
10
7,8%

7
5,9%
8
6,6%

Thiếu
vốn
3
2,3%
4
3,4%
6
4,9%

Khó
khăn
khác
3
2,3%
5
4,2%
8
6,6%

1


Qua bảng 4.4 và 4.5 cho thấy hình thức nuôi ao đất có thuận lợi lớn nhất là vị trí
(25,9%), tiếp đến là nguồn giống (20,7%) và kinh nghiệm nuôi (19%). Tuy
nhiên khó khăn lớn nhất trong hình thức nuôi này là giá thức ăn cao (23,4%),

thêm vào đó giống kém chất lượng (21,9%) và giá bán không ổn định (18,8%).
Hình thức nuôi lồng thì thuận lợi lớn là vị trí thuận lợi và giống dễ mua với tỷ lệ
lần lượt là 20,5% và 18,5%. Khó khăn lớn là thời gian nuôi dài (23,7) và giá bán
không ổn định (22%).
Hình thức nuôi chắn sáo thì thuận lợi lớn là vị trí (26,5%) và kinh nghiệm nuôi
cao (20,4%). Tuy nhiên bất lợi của hình thức này là giá bán không ổn định
(22,1%) và thời gian nuôi dài (21,3%).
4.2. Hiện trạng NTTS
4.2.1. Hình thức nuôi và đối tượng nuôi
Bảng 4.6. Đối tượng nuôi
Nuôi lồng
Nước ngọt
Đối
nuôi

tượng Cá trắm cỏ

Nước mặn

Nuôi ao đất

Nuôi
sáo

chắn

Cá mú, cá Tôm sú, cua Tôm sú, cá
chẽm,
cá xanh,
cá kình, cá dìa

kình, cá dìa, kình, cá dìa
cá hồng mỹ,
cá hồng đỏ,
cá nâu, cá
vẩu

Qua bảng 4.6 ta có thể thấy, tùy theo hình thức nuôi khác nhau, mà ta có các đối
tượng nuôi khác nhau, phù hợp với từng điều kiện của mỗi vùng nuôi và của
hình thức nuôi cụ thể.
Diện tích nuôi
Qua bảng 4.10 ta có thể thấy, đối với mỗi hình thức nuôi khác nhau, diện tích
nuôi cũng khác nhau. Đối với hình thức nuôi ao đất, diện tích chủ yếu dao động
từ 1000 đến 10000 m2/hộ (từ 1 đến 2 ao, mỗi ao khoảng 4000 đến 6000m2). Đối
với hình thức nuôi lồng, diện tích thì nhỏ hơn, dưới 1000m 2/hộ (lồng nước ngọt
từ 2 đến 8 lồng/hộ, mỗi lồng có diện tích khoảng 100m2; lồng nước mặn từ 4 đến
20 lồng/hộ, mỗi lồng có diện tích khoảng 12m2).

1


Hình 4.9. Diện tích nuôi
4.2.2. Số vụ nuôi và mật độ thả nuôi
Các hộ dân tham gia NTTS đều thả nuôi 1 vụ/năm. Tùy theo hình thức nuôi và
loài nuôi mà có mật độ nuôi và thời gian nuôi khác nhau.
Hình thức nuôi ao đất với các loài nuôi như tôm sú, cá kình, cá dìa, cua xanh
thời vụ thả giống thường bắt đầu từ tháng 2 đến tháng 3. Vì đây là nuôi xen canh
nên thời gian thả giống có thể không giống nhau tùy theo các loài, ở đây người
dân thường thả tôm trước, sau đó thả cá kình, dìa, rồi xen canh thêm cua. Mật độ
thả giống tôm dao động từ 5 đến 10 con/m 2 (cỡ tôm từ 3 đến 5 cm/con), mật độ
thả cá từ 2 đến 5 con/m2 (cỡ cá 5 đến 10 gam/con, khoảng 1 đến 1.5 cm/con),

mật độ thả cua từ 0,1 đến 0,2 con/m2 (cỡ cua từ 1 đến 1,5 cm/con).
Hình thức nuôi lồng gồm nuôi lồng nước ngọt và nước mặn. Đối với nuôi lồng
nước ngọt với loài nuôi là cá trắm cỏ, thời vụ thả giống khoảng từ tháng 11 đến
tháng 12 với mật độ thả nuôi từ 30 đến 35 con/m2 (cỡ giống từ 12 đến 15
cm/con) và thu hoạch khoảng 1 năm sau. Đối với nuôi lồng nước mặn với nhiều
đối tượng nuôi như cá hồng mỹ, cá chẽm, cá mú, cá kình, cá dìa, cá vẩu… thời
vụ thả giống thường bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 12 với mật độ nuôi khoảng
40 đến 45 con/m2 (cỡ cá tùy theo từng loài) thu hoạch khoảng 1 năm sau khi
nuôi.

2


×