Tải bản đầy đủ (.doc) (91 trang)

Khanh linh thực trạng quản lý và sử dụng đất của các dự án trên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.74 MB, 91 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ
Khoa Tài Nguyên Đất & Môi Trường Nông Nghiệp

KHOÁ LUẬN

TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

Thực trạng quản lý và sử dụng đất của các dự án trên
địa bàn Quận Hải Châu thành phố Đà Nẵng

Sinh viên thực hiện: Hà Thị Khánh Linh
Lớp: quản lý đất 46A
Thời gian thực hiện: 1/2016– 5/2016
Địa điểm thực tập: chi nhánh văn phòng đăng ký quyền sử
dụng đất quận Hải Châu thành phố Đà Nẵng
Giáo viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Hoàng Khánh Linh
Bộ môn: công nghệ thông tin đất đai

Năm 2016


LỜI CẢM ƠN
Thực tập cuối khoá là hoạt động quan trọng đối với sinh viên chúng em, đây
là bước đầu cũng là cơ hội để em vận dụng những kiến thức đã học từ nhà trường
vào thực tiễn cuộc sống.
Để hoàn thành bài khoá luận này ngoài sự nổ lực của bản thân, em luôn nhận
được sự quan tâm, động viên, giúp đỡ quý báu về mọi mặt từ thầy cô, gia đình và
bạn bè. Em xin gửi lời cảm ơn đến:
- Trước hết em xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn TS Nguyễn
Hoàng Khánh Linh đã trực tiếp hướng dẫn, động viên,theo dõi em trong suốt quá


trình thực tập và hoàn thành khoá luận tốt nghiệp.
- Toàn thể quý thầy cô giáo khoa Tài Nguyên Đất và Môi Trường Nông
Nghiệp, trường đại học Nông Lâm Huế đã dạy cho em nhiều kiến thức bổ ích để
có thể hoàn thành khoá luận tốt nghiệp.
- Toàn thể cán bộ chi nhánh văn phòng đăng ký đất quận Hải Châu- thành phố
Đà Nẵng đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo và cho em nhiều kinh nghiệm quý báu
trong suốt thời gian thực tập vừa qua.
- Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã luôn chia sẻ và
động viên em trong thời gian qua.
Do thời gian và kinh nghiệm còn hạn chế nên nội dung của đề tài không tránh
khỏi những sai sót và khiếm khuyết. Em rất mong nhận được sự góp ý, chỉ dẫn của
thầy cô và bạn bè để khoá luận được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

Huế, tháng 05 năm 2016.
Sinh viên
Hà Thị Khánh Linh


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 4.1. Một số chỉ tiêu so sánh với thành phố và các quận bạn đến năm 2014
Bảng 4.2. Giá trị kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn quận Hải Châu giai đoạn
2011-2015
Bảng 4.3. Tình hình biến động đât đai trên địa bàn quận Hải Châi giai đoạn
2011-2015
Bảng 4.4. Số liệu tổng hợp các dự án trên địa bàn quận Hải Châu
Bảng 4.5. Các dự án trên địa bàn quận Hải Châu giai đoạn 2011-2015
Bảng4.6. Tổng hợp số liệu điều tra phỏng vấn
Bảng 4.7. Số liệu diện tích so sánh giữa phương án đầu tư và thực tế triển khai dự

án Công viên châu Á
Bảng 4.8. Bảng cân đối sử dụng đất dự án khu phức hợp Đa Phước
Bảng 4.9. Cân bằng quy hoạch sử dụng đất dự án khu dân cư Sư Đoàn 372 giai
đoạn 1
Bảng 4.10. Cân bằng quy hoạch sử dụng đất dự án khu dân cư Sư Đoàn 372 giai
đoạn 2


DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 4.1. Bản đồ ranh giới quận Hải Châu
Hình 4.2. Biểu đồ cơ cấu sử dụng đất năm 2015 tại quận Hải Châu
Hình 4.3. Sơ đồ vị trí bãi đỗ xe ngầm Bạch Đằng – Trần Phú – Quang Trung
Hình 4.4. Sơ đồ tổng mặt bằng dự án bãi đỗ xe ngầm Bạch Đằng – Trần Phú –
Quang Trung
Hình 4.5. Công viên Châu Á
Hình 4.6. Tổng mặt bằng công viên Châu Á
Hình 4.7. Công trường xây dựng công viên châu Á
Hình 4.8. Toàn cảnh Khu đô thị mới Đa Phước
Hình 4.9. Hiện trạng khu phức hợp Đa phước
Hình 4.10. Hiện Trạng khu dân cư Sư Đoàn 372


BẢNG CHÚ GIẢI CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
STT

Cụm từ viết tắt

Chú giải


1

UBND

Ủy ban nhân dân

2

GPMB

Giải phóng mặt bằng

3

SDĐ

Sử dụng đất

4

HĐH

Hiện đại hóa

5

ĐTH

Đô thị hóa


MỤC LỤC


PHẦN 1........................................................................................................................................................1
ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................................................................1
2.1.2.2. Phân loại đất theo mục đích sử dụng.................................................................................4
2.1.5. Khái niệm về quản lý đất đai......................................................................................................7
4.1.1.3. Thuỷ văn...........................................................................................................................16
4.1.1.4. Tài nguyên nước...............................................................................................................16
4.1.1.6. Tài nguyên biển và ven biển.............................................................................................17
4.1.1.7. Tài nguyên du lịch và di sản văn hoá.................................................................................17
4.1.1.8. Tài nguyên nhân văn.........................................................................................................17
4.1.2. Khái quát về kinh tế - xã hội.....................................................................................................17
4.1.2.5. Thực trạng phát triển các ngành.......................................................................................24
4.1.3. Hiện trạng sử dụng đất và biến động sử dụng đất trên địa bàn quận Hải Châu......................30
4.1.3.1. Hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn quận quận Hải Châu................................................30
4.1.3.2. Tình hình biến động đất đai trên địa bàn quận Hải Châu..................................................31
4.4.2. Dự án Công viên châu Á...........................................................................................................51
4.4.3 Dự án khu đô thị mới Đa Phước...............................................................................................55
4.4.4. Khu dân cư Sư Đoàn 372..........................................................................................................59
PHỤ LỤC 1.................................................................................................................................................65
Hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn quận Hải Châu năm 2015.................................................................65
PHỤ LỤC 2.................................................................................................................................................67
Hình ảnh các dự án chậm tiến độ trên địa bàn quận Hải Châu..................................................................67
PHỤ LỤC 3.................................................................................................................................................69
Một số hình ảnh liên quan đến đề tài........................................................................................................69
Da Nang light house town.........................................................................................................................75




PHẦN 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của con người, là tư liệu sản xuất đặc
biệt, là nhân tố môi trường sống, là nơi cư trú của con người , đất đai cũng là địa
bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc
phòng, an ninh… Có thể thấy đất đai là điều kiện chung nhất của mọi quá trình sản
xuất và hoạt động của con người, chính vì vậy việc sử dụng đất một cách hợp lý và
có hiệu quả là điều vô cùng quan trọng
Để thực hiện tốt công tác quản lý đất đai thì cần phải tiến hành công tác quy
hoạch sử dụng đất, thông qua đó nhà nước đề xuất các biện pháp nhằm tổ chức sử
dụng đất đai hợp lý, đầy đủ và có hiệu quả từ đó tạo ra các công trình, dự án quy
hoạch sử dụng đất trên các vùng.
Thành phố Đà Nẵng là trung tâm kinh tế của khu vực miền Trung- Tây
Nguyên có vị trí quan trọng trong việc phát triển vùng kinh tế miền Trung. Trong
đó quận Hải Châu là trung tâm chính trị-hành chính, văn hoá-xã hôi, kinh tế và là
địa bàn trọng điểm về an ninh – quốc phòng của thành phố Đà Nẵng. Việc phát
triển các đô thị gắn liền với hàng loạt các dự án: Khu công viên văn hoá và vui
chơi giải trí tại phường Hoà Cường Bắc, dự án khu tái định cư đầu đường Nguyễn
Văn Linh, dự án khu phức hợp thương mại dịch vụ cao cấp cao tầng khu vực sân
vận động Chi Lăng, dự án mở rộng cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng, dự án nhà
hàng và bến du thuyền khu vực phía nam cảng sông Hàn, dự án khu đô thị mới Đa
Phước… Nhằm xây dựng quận Hải Châu trở thành trung tâm giao lưu của Đà
Nẵng về thương mại dịch vụ, văn hoá, du lịch, khoa học – công nghệ, giáo dục,
đào tạo là địa bàn có ý nghĩa chiến lược về quốc phòng an ninh. Quận Hải Châu
phấn đấu trở thành địa phương đi đầu trong sự nghiệp CNH-HĐH đất nước [10].
Thực tế cho thấy các dự án, chỉnh trang đô thị đã tác động đến các mặt kinh
tế, xã hội, môi trường và đời sống của người dân xung quanh khu dự án. Từ những

vấn đề trên được sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Hoàng Khánh Linh nên tôi thực
hiện đề tài “ Đánh giá thực trạng sử dụng đất của các dự án trên địa bàn quận
Hải Châu thành phố đà Nẵng” .
1.2. Mục tiêu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
1


Đánh giá thực trạng sử dụng đất của các dự án được lựa chọn trên địa bàn
nghiên cứu, trên cơ sở đó, đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử
dụng đất của các dự án trên địa bàn nghiên cứu.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá thực trạng sử dụng đất trước và sau khi thực hiện các dự án trên
địa bàn ngiên cứu.
- Đánh giá hiệu quả các mặt kinh tế,xã hội và môi trường khi thực hiện các dự
án.
- Đề xuất các giải pháp về vốn, chính sách, tổ chức thực hiện để đạt hiệu quả
trong sử dụng đất.
1.3. Yêu cầu của đề tài
- Các số liệu điều tra thu thập đầy đủ, chính xác và phản ánh đúng thực tế.
- Tìm hiểu các quy định và các tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng đất của các
dự án.
- Đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất của các dự án.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp thông tin về thực trạng sử dụng đất
trước và sau khi thực hiện dự án.
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả của đề tài sẽ giúp công tác quản lý đất đai trên địa bàn quận tốt hơn,
góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất của các dự án.


PHẦN 2
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận
Điều 53 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013
quy định “ Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản,vùng trời, tài nguyên
thiên nhiên khác và các tài sản do nhà nước đầu tư, quản lý tài sản công do nhà
nước đại diện sở hữu và thống nhất quản lý” Điều này đã khẳng định tính chất
quan trọng của đất đai. Đồng thời, đây là cơ sở pháp lý để nhà nước thống nhất
quản lý đất đai nhằm đưa chính sách quản lý và sử dụng đất có hiệu quả, đúng đối
tượng, đúng mục đích [11].
2.1.1. Khái niệm về đất đai
2


Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, là điều kiện tồn tại và
phát triển của con người và các sinh vật trên trái đất [1].
Đất đai là lớp bề ngoài của trái đất, có khả năng cho sản phẩm cây trồng để
nuôi sống con người. Mọi hoạt động của con người gắn liền với lớp bề mặt đó theo
không gian và thời gian nhất định. Chất lượng của đất đai phụ thuộc vào độ phì
nhiêu của đất [1].
Theo quan điểm của C.Mác: Đất là tài sản mãi mãi của con người, là điều
kiện cần để sinh tồn, là điều kiện không thể thiếu để sản xuất, là tư liệu sản xuất cơ
bản trong nông lâm nghiệp [8].
Theo quan điểm của FAO thì đất đai được xem là tổng thể của nhiều yếu tố
gồm: khí hậu, địa hình, đất, thổ nhưỡng, thuỷ văn, động vật, thực vật, những biến
đổi của đất do hoạt động của con người [9].
Theo từ điển bách khoa Việt Nam thì đất đai là lớp vỏ trên cùng của vỏ trái
đất tương đối tơi xốp do các loại đá phong hoá ra, có độ phì, trên đó cây cỏ có thể
mọc được. Đất hình thành do tác động tổng hợp của nước, không khí và sinh vật

lên đá mẹ.
Như vậy, tuỳ quan điểm trong từng lĩnh vực về chuyên môn mà đất đai được
các tác giả nhìn nhận trên các phương diện khác nhau và có nhiều ý nghĩa khác
nhau.
Tuy nhiên khi nói đến đất ngày nay chúng ta hường dùng hai khái niệm là đất
(soil) và đất đai(land). Đất (soil) là lớp bề mặt của vỏ trái đất gọi là thổ nhưỡng.
Thỗ nhưỡng phát sinh là do tác động lẫn nhau của khí trời (khí quyển), nước (thuỷ
quyển), sinh vật (sinh quyển) và đá mẹ (thạch quyển) qua thời gian lâu dài. Khái
niệm đất theo nghĩa đất đai (land) có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau, đất như
là không gian, cộng đồng lãnh thổ, vị trí địa lý, nguồn vốn, môi trường, tài sản [2].
Trong quản lý nhà nước về đất đai người ta thường đề cập đến đất đai theo khái
niệm đất (land).
2.1.2. Khái niệm về phân loại đất
Hiện nay, trên thế giới tuỳ theo mục đích phân loại mà có nhiều cách phân
loại đất khác nhau. Ở Việt Nam đất thường được phân loại theo hai cách: phân loại
theo thổ nhưỡng và phân loại theo mục đích sử dụng.
2.1.2.1. Phân loại theo thổ nhưỡng
Phân loại đất theo thổ nhưỡng nhằm xây dựng bản đồ thổ nhưỡng. Trên thế
giới có 3 trường phái chủ yếu [2].
• Phân loại đất theo nguồn gốc phát sinh.
• Phân loại đất theo định lượng các tầng đất.
3


• Phân loại đất theo FAO – UNESCO.
Ở Việt Nam, năm 1976, Bộ Nông Nghiệp đã xây dựng bản đồ đất tỷ lệ
1/1.000.000, bảng phân loại đất chia đất nước ta thành 13 nhóm với 3 loại đất theo
phát sinh. Từ những năm cuối thập kỷ 80 của thế kỷ 20, ở nước ta sử dụng hệ
thống phân loại đất theo định lượng FAO – UNESCO gồm 19 nhóm và 54 loại đất.
2.1.2.2. Phân loại đất theo mục đích sử dụng

Ở Việt Nam, luật đất đai đầu tiên (1987) quy định đất đai được phân thành 5
loại theo mục đích sử dụng, gồm: đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất khu dân cư,
đất chuyên dùng và đất chưa sử dụng. Luật đất đai 1993 quy định đất đai được
phân thành 6 loại theo mục đích sử dụng, gồm đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp,
đất khu dân cư nông thôn, đất đô thị, đất chuyên dùng, đất chưa sử dụng.
Cách phân loại theo Luật đất đai 1987 và luật đất đai 1993 phân theo mục
đích sử dụng và vừa phân theo địa bàn gây nên sự chồng chéo. Để khắc phục tình
trạng này, luật đất đai 2003 có hiệu lực từ ngày 01/07/2004 quy định căn cứ theo
mục đích sử dụng đất đai được phân thành 3 nhóm: Đất nông nghiệp, đất phi nông
nghiệp và đất chưa sử dụng. Loại đất, mục đích sử dụng đất của mỗi thửa đất được
xác định theo giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất theo hiện trạng sử dụng đất.
Và mới nhất luật đất đai 2013 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2013 thì căn cứ
vào mục đích sử dụng, đất đai được phân thành 3 nhóm: đất nông nghiệp, phi nông
nghiệp và đất chưa sử dụng, cụ thể được quy định tại điều 10 Luật Đất đai như sau:
•Nhóm đất nông nghiệp bao gồm như sau: đất trồng cây hàng năm gồm đất
trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác; đất trồng cây lâu năm; đất rừng sản
xuất; đất rừng phòng hộ; đất rừng đặc dụng; đất nuôi trồng thủy sản; đất làm muối;
đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác
phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất;
xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được
pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học
tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây
cảnh;
•Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm: đất ở gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại
đô thị; đất xây dựng trụ sở cơ quan; đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an
ninh; đất xây dựng công trình sự nghiệp gồm đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự
nghiệp; đất xây dựng cơ sở văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể
thao, khoa học và công nghệ, ngoại giao và công trình sự nghiệp khác; đất sản
4



xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu
chế xuất; đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất sử dụng
cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm; đất sử
dụng vào mục đích công cộng gồm đất giao thông (gồm cảng hàng không, sân bay,
cảng đường thủy nội địa, cảng hàng hải, hệ thống đường sắt, hệ thống đường bộ và
công trình giao thông khác); thủy lợi; đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam
thắng cảnh; đất sinh hoạt cộng đồng, khu vui chơi, giải trí công cộng; đất công
trình năng lượng; đất công trình bưu chính, viễn thông; đất chợ; đất bãi thải, xử lý
chất thải và đất công trình công cộng khác; đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng; đất làm
nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng; đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối
và mặt nước chuyên dùng;đất phi nông nghiệp khác gồm đất làm nhà nghỉ, lán, trại
cho người lao động trong cơ sở sản xuất; đất xây dựng kho và nhà để chứa nông
sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ phục vụ cho sản xuất
nông nghiệp và đất xây dựng công trình khác của người sử dụng đất không nhằm
mục đích kinh doanh mà công trình đó không gắn liền với đất ở;
•Nhóm đât chưa sử dụng gồm các loại đất chưa xác định mục đích sử dụng.
2.1.3. Những lý luận về chuyển đổi đất đai
Chuyển đổi mục đích sử dụng đất là một hoạt động vừa mang tính chất kinh
tế vừa mang tính chất xã hội lớn, phức tạp [15].
Theo quy luật phát triển ở xã hội, CNH-ĐTH là xu hướng của các quốc gia
đang phát triển trong quá trình HĐH đất nước. Chuyển đổi đất nông nghiệp để xây
dựng các khu công nghiệp hoặc đô thị là một hướng để phát triển kinh tế trong một
nước, và cũng là bước đầu để thực hiện ĐTH vì việc chuyển đổi cũng tạo ra làn
sóng di dân vào đô thị tìm việc làm. Chuyển đổi đất nông nghiệp sang phi nông
nghiệp là yếu tố làm phát triển kinh tế nhanh chóng và còn tạo ra một số ảnh
hưởng đến diện tích đất nông nghiệp lân cận.
Ở nước ta hiện nay chuyển đổi quyền sử dụng đất hoàn toàn gồm có 2 dạng:
chuyển đổi đất tự nguyện và chuyển đổi đất bắt buộc.
•Cơ chế chuyển đổi đất đai tự nguyện trên cơ sở người SDĐ thực hiện

chuyển mục đích sử dụng đất hoặc nhận chuyển quyền SDĐ thông qua chuyển
nhượng, thuê hoặc góp vốn bằng quyền sử dụng đất sau đó thực hiện chuyển đổi
mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
- Chuyển đổi đất đai bắt buộc với cơ chế nhà nước thu hồi đất để giao, cho
thuê vào mục đích khác thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho người bị thu
5


hồi đất. Chỉ cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới được thu hồi đất, việc thu hồi
đất nông nghiệp để sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp phải phù hợp với quy
hoạch đã được xét duyệt. Nhà nước có chính sách bồi thường, hỗ trợ, giải quyết
việc làm cho người mất đất nông nghiệp để đảm bảo sinh kế cho người dân. Trong
thực tế, đất đai được chuyển đổi mục đích theo cơ chế bắt buộc là chủ yếu và có
tác động lớn đến đời sống của người dân.
Trong quá trình CNH-HĐH đất nước nảy sinh nhiều vấn đề nên việc chuyển
mục đích sử dụng đất để phù hợp với thời cuộc và khai thác tối đa các tiềm năng
về đất đai là rất quan trọng.
Chuyển đổi mục đích sử dụng đất là sự thay đổi mục đích sử dụng của đất. Có
2 loại chuyển mục đích sử dụng đất: chuyển mục đích phải xin phép và chuyển
mục đích không phải xin phép.hầu hết khi chuyển mục đích sử dụng đất phải xin
phép cơ quan có thẩm quyền chỉ có hai trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất
không cần xin phép đó là: Chuyển đất trồng cây hàng năm sang xây dựng xây
dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp
luật cho phép; chuyển đất ở sang đất phi nông nghiệp không phải đất ở.
2.1.4. Khái niệm dự án
Dự án là một loạt các hoạt động được sắp xếp nhằm đạt được một kết quả cụ
thể trong phạm vi ngân sách và thời gian xác định. Dự án không phải kế hoạch
[14].
Quản lý dự án là ngành khoa học nghiên cứu về việc lập kế hoạch, tổ
chức và quản lý, giám sát quá trình phát triển của dự án nhằm đảm bảo cho dự án

hoàn thành đúng thời gian, trong phạm vi ngân sách đã được duyệt, đảm bảo chất
lượng, đạt được mục tiêu cụ thể của dự án và các mục đích đề ra [15].
Dự án là một hoạt động đầu tư trong đó các nguồn lực hạn chế được sử dụng
nhằm tạo ra lợi nhuận. Thông thường, một dự án có thể đứng độc lập hoặc nằm
trong một chương trình gồm nhiều dự án. Quy mô của một dự án nên ở mức độ
mang tính khả thi về mặt kinh tế, kỹ thuật và quản lý nhất. Có ba dạng thức dự án
chính, bao gồm dự án đầu tư mới, dự án mở rộng và dự án thay thế:
- Dự án đầu tư mới: Hoạt động đầu tư mới trong một lĩnh vực, địa bàn nhất
định
- Dự án mở rộng: Đầu tư mở rộng sản xuất hay dịch vụ nào đó đã có từ trước
(mở rộng về quy mô, địa bàn).
6


- Dự án thay thế: Đầu tư thay thế một hoạt động sản xuất hay dịch vụ nào đó
đã có từ trước song lợi suất không cao (do quá cũ hoặc hết khấu hao). Đầu tư này
nhằm lợi suất cao hơn và hiệu quả hơn về kinh tế [16].
Theo từ điển Oxford của Anh định nghĩa: Dự án (project) là một ý đồ, một
nhiệm vụ được đặt ra, một kế hoạch vạch ra để hành động [17].
Theo tiêu chuẩn của Australia (AS 1379-1991) định nghĩa: Dự án là một dự
kiến công việc có thể nhận biết được, có khởi đầu, có kết thúc bao hàm một số hoạt
động có liên hệ mật thiết với nhau [17].
Theo định nghĩa của tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa ISO trong tiêu chuẩn
ISO 9000:2000 được Việt Nam chấp thuận trong tiêu chuẩn TCVN ISO
9000:2000: Dự án là một quá trình đơn nhất, gồm một tập hợp các hoạt động có
phối hợp và được kiểm soát, có thời hạn bắt đầu và kết thúc, được tiến hành để đạt
được một mục tiêu phù hợp với các yêu cầu quy định, bao gồm cả các ràng buộc
về thời gian, chi phí và nguồn lực [17].
Theo tài liệu MBA trong tầm tay chủ đề Quản lý dự án của tác giả Eric
Verzuh (Mỹ): Một dự án được định nghĩa là “công việc mang tính chất tạm thời và

tạo ra một sản phẩm hay dịch vụ độc nhất”. Công việc tạm thời sẽ có điểm bắt đầu
và kết thúc. Mỗi khi công việc được hoàn thành thì nhóm dự án sẽ giải tán hoặc di
chuyển sang những dự án mới [17].
Dự án là một tập hợp qua lại, nhằm bố trí và sử dụng các nguồn lực khan
hiếm trong khoảng thời gian xác định để tạo ra những sản phẩm hay dịch vụ nhằm
thoả mãn mục tiêu đã được xác định [4].
2.1.5. Khái niệm về quản lý đất đai
Quản lý là nghệ thuật dẫn dắt định hướng, hoặc là mô tả quá trình lãnh đạo và
định hướng một phần hoặc toàn bộ một tổ chức thông qua việc sử dụng và điểu
khiển các dạng tài nguyên (nhân lực, tài chính…) [7].
Quản lý là quá trình sử dụng các dạng tài nguyên và dẫn dắt các hoạt động
nhằm đạt được mục tiêu và kết quả dự kiến với hiệu quả cao nhất [7].
Quản lý là sự tác động có định hướng bất kì lên một hệ thống nào đó; là sự chỉ
huy, điều khiển, hướng dẫn các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con
7


người nhằm trật tự hoá nó, hướng nó phát triển phù hợp với những quy luật nhất
định nhằm đạt được mục đích đã đề ra và đúng ý chí của người quản lý [6].
Quản lý đất đai là một phương pháp mà nhờ đó tài nguyên đất đai được sử
dụng hiệu quả [18].
Quản lý nhà nước về đất đai là tổng hợp các hoạt động của cơ quan nhà nước
có thẩm quyền để thực hiện và bảo vệ quyền sở hữu của nhà nước đối với đất đai;
đó là hoạt động nắm chắc tình hình sư dụng đất; phân phối và phân phối lại quy đất
theo quy hoạch, kế hoạch; kiểm tra giám sát quá trình quản lý và sử dụng đất; điều
tiết các nguồn lợi về đất đai [6].
Quản lý hành chính nhà nước về đất đai là tổng hợp các hoạt động của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện và bảo vệ quyền sở hữu của nhà nước
đối với đất đai; đó là các hoạt động nắm chắc tình hình sử dụng đất; phân phối và
phân phối lại quỹ đất theo quy hoạch, kế hoạch; kiểm kê giám sát quá trình quản lý

và sử dụng đất đai; điều tiết các nguồn lợi về đất đai [3].
2.1.6. Sử dụng đất – quan điểm sử dụng đất bền vững
• Sử dụng đất
Sử dụng đất là hệ thống các biện pháp nhằm đều hoà mối quan hệ giữa con
ngừoi – đất đai trong tổ hợp các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác với môi trường.
• Quan điểm sử dụng đất bền vững
Quản lý đất đai ”bền vững” theo quy định Dumanski(1993): kết hợp công
nghệ, chính sách và các hoạt động nhằm tích hợp các nguyên tắc kinh tế - xã hội
với các vấn đề môi trường đồng thời; duy trì hoặc tăng cường sản xuất và dịch vụ;
giảm mức độ rủi ro sản xuất; bảo vệ tiềm năng của nguồn tài nguyên thiên nhiên
và ngăn chặn suy thoái đất và nước [19].
Khái niệm quản lý sử dụng đất “bền vững”, nhóm các nhà nghiên cứu về
khung đánh giá quản lý đất “ bền vững” (Narobi,1991) đưu ra một điều khoản như
sau: quản lý bền vững đất đai bao gồm tổ hợp các công nghệ, chính sách hoạt động
nhằm kết hợp các nguyên lý kinh tế xã hội với các vấn đề về quan tâm môi trường
để đồng thời giải các vấn đề:
- Duy trì hoặc nâng cao năng suất nông nghiệp
- Giảm rủi ro cho sản xuất
- Bảo vệ tiềm năng nguồn lực tự nhiên và ngăn ngừa thoái hoá đất và nước
- Có hiệu quả lâu dài
- Được xã hội chấp nhận
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Một số đề tài có liên quan
8


• Phùng Hữu Thành, luận văn thạc sĩ nông nghiệp “Đánh giá hiệu quả sử dụng
đất của một số dự án trên địa bàn tại huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam”, 2013.
• Trịnh Thị Thu Hằng, luận văn thạc sĩ nông nghiệp “ Đánh giá tình hình quản
lý, sử dụng đất khu công nghiệp Tịnh Phong và Quảng phú, tỉnh Quảng Ngãi”,

năm 2014.
• Tô Ngọc Quang, luận văn thạc sĩ nông nghiệp “Đánh giá thực trạng sử dụng
đất của các dự án trên địa bàn quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng”, 2014.
• Lê Thị Phước Oanh, luận văn thạc sĩ nông nghiệp “ Thực trạng sử dụng đất
của các dự án trên địa bàn huyện Hòa Vang,thành phố Đà Nẵng giai đoạn 20052010”, 2011.
• Phạm Văn Nam, luận văn thạc sĩ nông nghiệp “ Đánh giá thực trạng và đề
xuất giải pháp quản lý đất đai có hiệu quả trên địa bàn quận Sơn Trà, thành phố Đà
Nẵng”, 2013.
2.2.2. Tình hình sử dụng đất vào các dự án ở Việt Nam hiện nay
Việt Nam đang phát triển theo hướng công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất
nước. Cùng với xu thế đó, việc thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển hạ
tầng, khu đô thị, khu công nghiệp… là việc cần thiết phải thực hiện. Đây là nguyên
nhân làm thay đổi cơ cấu sử dụng đất từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp.
Việc thu hồi đất gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và công việc của đa
số người dân nằm trong diện có đất bị thu hồi. Tuy nhiên, quỹ đất thu hồi để giao
cho các dự án vẫn còn tình trạng sử dụng không đúng mục đích và không đúng tiến
độ theo phương án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đây là nguyên nhân gây
lãng phí quỹ đất, đặc biệt là quỹ đất sản xuất nông nghiệp của người dân và sự mất
lòng tin của người dân vào các cấp chính quyền. Tình trạng này không chỉ xảy ra
cục bộ ở một vài địa phương mà xảy ra ở khá nhiều tỉnh thành trên cả nước.

Hà Nội
Một con số thống kê gây sự chú ý của dư luận gần đây là trên địa bàn thành
phố Hà Nội hiện có khoảng 500 dự án đã được phê duyệt, giao đất nhưng đang
“đắp chiếu” để đấy hoặc triển khai chậm tiến độ, sử dụng sai mục đích gây lãng
phí nguồn tài nguyên đất. Hệ lụy của nó còn khiến Nhà nước thất thu tiền sử dụng
đất, người lao động thiếu việc làm. Những dự án này không chỉ gây bức xúc cho
nhân dân mà còn làm khó chính quyền thành phố khi thu hồi đất để triển khai các
dự án mới [21].
Một con số thống kê gây sự chú ý của dư luận gần đây là trên địa bàn thành

phố Hà Nội hiện có khoảng 500 dự án đã được phê duyệt, giao đất nhưng đang
9


“đắp chiếu” để đấy hoặc triển khai chậm tiến độ, sử dụng sai mục đích gây lãng
phí nguồn tài nguyên đất. Hệ lụy của nó còn khiến nhà nước thất thu tiền sử dụng
đất, người lao động thiếu việc làm. Những dự án này không chỉ gây bức xúc cho
nhân dân mà còn làm khó chính quyền thành phố khi thu hồi đất để triển khai các
dự án mới [20].

Cần Thơ
UBND thành phố Cần Thơ đã phê duyệt nhiều dự án đầu tư khu dân cư tập
trung, khu thương mại dịch vụ và khu công nghiệp nhưng chưa bám sát quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất được phê duyệt.Nhưng trên thực tế việc triển khai những dự
án này rất chậm, hiệu quả sử dụng đất chưa cao, phần lớn quỹ đất các dự án đầu tư
khu dân cư chưa hoàn tất công tác đền bù, giải phóng mặt bằng hoặc bỏ hoang
không người ở; đất trong khu công nghiệp cũng bỏ trống, không thu hút được nhà
đầu tư thứ cấp.

Thừa Thiên Huế
Năm 2015, đã có 14 dự án ở các khu công nghiệp của Thừa Thiên-Huế bị thu
hồi đất và giấy chứng nhận đầu tư do chậm tiến độ [21].
Năm 2016, Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thừa Thiên - Huế, hiện có ít
nhất khoảng 20 dự án đầu tư chậm tiến độ sẽ bị thu hồi trong thời gian tới. Trong
đó có 6 dự án tại Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô, 4 dự án tại các khu công
nghiệp, còn lại là các dự án đầu tư khác trên địa bàn. Đặc biệt có các dự án đầu tư
tại các khu đất "vàng" ở thành phố Huế không thể thu hồi do thiếu chế tài để xử lý
[22].
Tại Thừa Thiên - Huế, nhà đầu tư đã xây dựng một số hạng mục công trình
thì không thể thu hồi được và doanh nghiệp vẫn có thể tiếp tục triển khai dự án;

hoặc chủ đầu tư có thể "làm mới" dự án bằng cách xin điều chỉnh thiết kế kỹ thuật
và tổng mức đầu tư để tìm cách lách luật, kéo giãn thời gian thực hiện dự án [22].

10


11


PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Các dự có sử dụng đất trên địa bàn quận Hải Châu thành phố Đà Nẵng.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Không gian
Đề tài được thực hiện trện địa bàn quận Hải Châu thành phố Đà Nẵng.
3.2.2. Thời gian
- Đề tài được thực hiện từ 1/2016 đến 5/2016.
- Số liệu thu thập được từ các dự án được thực hiện trên địa bàn nghiên cứu từ
năm 2011 đến năm 2015.
3.3 Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tình hình biến động đất
đai của quận Hải Châu thành phố Đà Nẵng từ năm 2011 đến năm 2015.
- Đánh giá hiện trạng sử dụng đất và một số công tác quản lý nhà nước về đất
của các tổ chức.
- Tìm hiểu các dự án có sử dụng đất trên địa bàn cần nghiên cứu.
- Đánh giá thực trạng sử dụng đất trước và sau khi thực hiện của một số dự án
trên địa bàn nghiên cứu.
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất của các dự án
trên địa bàn nghiên cứu.

3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp điều tra thu thập, số liệu, tài liệu
3.4.1.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
- Thu thập báo cáo số liệu, tài liệu tại các phòng ban của quận Hải Châu để có
thông tin cơ bản của vùng nghiên cứu.
- Thu thập số liệu tại sở tài nguyên môi trường, trung tâm phát triển quỹ đất
và cơ quan thuế để thông tin nghiên cứu
- Thu thập thông tin từ các công trình nghiên cứu: báo, hội thảo, báo cáo,
thông tin từ internet qua các địa chỉ website…
3.4.1.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
- Điều tra, khảo sát thực địa: tiến hành đi thực địa, quan sát, chụp ảnh thực tế
nhằm kiểm tra các thông tin thu thập về thực trạng sử dụng đất của các dự án.
- Phương pháp phỏng vấn: phỏng vấn các hộ dân xung quanh vùng có dự án
gồm 50hộ; nội dung phỏng vấn gồm: dự án có gây ảnh hưởng đến gia đình hay
12


không? Dự án có hủy hoại đất không? Tiến độ thực hiện dự án như thế nào? Và
phản ánh của người dân về dự án.
3.4.1.3. Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp này được vận dụng mô tả tổng quát về địa bàn nghiên cứu và
thực trạng sử dụng đất tại vùng nghiên cứu.
3.4.2. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
Quá trình tổng hợp, phân tích nhằm phân tích số liệu đã thu thập, liệt kê các
tài liệu, số liệu có nội dung đáng tin cậy, từ đó tổng hợp xây dựng nội dung của
luận văn.

13



PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và chuyển dịch cơ cấu sử
dụng đất trên địa bàn quận Hải Châu thành phố Đà Nẵng
4.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý

Hình 1.1 Bản đồ ranh giới quận Hải Châu
Quận Hải Châu có toạ độ địa lý từ 16003’ vĩ độ Bắc,10802’ kinh độ Đông …
Diện tích 23,359 km2 chiếm 1,7% diện tích toàn thành phố. Ranh giới của Quận
được xác định:
- Phía Bắc: giáp vịnh Đà Nẵng
- Phía Nam: giáp Quận Cẩm Lệ
- Phía Tây: giáp Quận Thanh Khê và huyện Hoà Vang
14


- Phía Đông: giáp Quận Sơn Trà và Quận Ngũ Hành Sơn.
Quận Hải Châu có 13 đơn vị hành chính cấp phường: phường Thanh Bình,
phường Thuận Phước, phường Thạch Thang, Phường Hải Châu 1, phường Hải
Châu 2, phường Phước Ninh, phường Hoà Thuận Tây, phường Hoà Thuận Đông,
phường Nam Dương, phường Bình Hiên, phường Bình Thuận, phường Hoà Cường
Bắc, phường Hoà Cường Nam.
Với vị trí là một quận trung tâm, nằm sát trục giao thông Bắc Nam và cửa
ngõ ra biển Đông, nhà ga, cảng biển, sân bay quốc tế; có các cảng sông, cảng cá
chuyên dụng, cùng hệ thống hạ tầng giao thông phát triển mạnh, đồng thời là trung
tâm hành chính, thương mại, dịch vụ của thành phố, tập trung đông dân cư và các
cơ quan, văn phòng của hầu hết các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố. Vì vậy
quận Hải Châu có tầm quan trọng đặc biệt trong sự phát triển của thành phố Đà
Nẵng, giữ vai trò là trung tâm hành chính – kinh tế - văn hoá – chính trị và là địa

bàn trọng điểm về an ninh và quốc phòng của Thành phố Đà Nẵng.
4.1.1.2. Khí hậu
Quận Hải Châu nằm trong vùng khí hậu của thành phố Đà Nẵng. Đây là vùng
có khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt độ cao, ít biến động. Khí hậu Đà
nẵng là nơi chuyển tiếp giữa khí hậu miền Bắc và miền Nam, với tính trội là khí
hậu nhiệt đới điển hình ở miền Nam. Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa kéo dài
từ tháng 8 đến tháng 12 và mùa khô từ tháng 1 đến tháng 7, thường xuyên chịu ảnh
hưởng của bão và thỉnh thoảng có những đợt rét mùa đông nhưng không đậm
không kéo dài.
- Nhiệt độ: nhiệt độ trung bình năm là 25,90C
+ Nhiệt độ trung bình cao nhất là 280C-300C vào các tháng6,7,8
+ Nhiệt độ trung bình thấp nhất là 180C-230C vào các tháng 12,1,2
- Độ ẩm: độ ẩm không khí trung bình là 83,4%
+ Độ ẩm trung bình cao nhất là: từ 85,67 – 87.67% vào các tháng 10,11
+ Độ ẩm trung bình thấp nhất là: từ 76,67 – 77,33% vào các tháng 6,7
- Lượng mưa: lượng mưa trung bình hằng năm là 2504,57 mm/năm
+ Lượng mưa cao nhất là: từ 550-1000 mm/tháng vào các tháng 10, 11
15


+ Lượng mưa thấp nhất là: từ 23 -40 mm/tháng vào các tháng 1,2,3,4
- Nắng: số giờ nắng bình quân trong năm là 2156,2 giờ
+ Nhiều nhất là: từ 234 – 277 giờ/tháng vào các tháng 5,6
+ Ít nhất là: từ 69 – 165 giờ/tháng vào các tháng 11,12
4.1.1.3. Thuỷ văn
Mùa mưa trùng với mùa bão thường gây ra ngập úng nhiều nơi nhưng không
kéo dài.
Các sông trên địa bàn chịu ảnh hưởng của thuỷ triều theo chế độ bán nhật
triều.
Mùa hè toàn bộ sông Hàn và sông Cẩm Lệ trên địa bàn quận bị nhiễm mặn.

4.1.1.4. Tài nguyên nước
Nguồn nước cung cấp cho quận Hải Châu chủ yếu lấy từ sông Cẩm Lệ, sông
Yên, Vĩnh Điện, nhìn chung đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế và sinh hoạt
của người dân. Nguồn nước ngầm hạn chế và phần lớn bị nhiễm bẩn.
4.1.1.5. Tài nguyên đất
Quận Hải Châu có các loại đất khác nhau: cồn cát sông, đất cát ven biển, đất
nhiễm mặn, đất phèn, đất xám bạc màu…
Theo thông kê diện tích đất tự nhiên trong địa giới hành chính quận Hải Châu
đến ngày 31/12/2015. Trong đó đất nông ngiệp có diện tích 8,5 ha chủ yếu trồng
cây lâu năm. Đất phi nông nghiệpcó diện tích là 2.050,5ha, bao gồm:
Đất ở đô thị, đất chuyên dùng; đất tôn giáo, tín ngưỡng; đất sông suối và mặt
nước chuyên dùng; đất phi nông nghiệp khác. Đất chưa sử dụng có diện tích là
277,3ha.
Với tốc độ đô thị hoá nhanh từ năm 2004 nên quận Hải Châu không còn đất
nông nghiệp tập trung.
Việc quy hoạch phát triển quận thành một trung tâm hành chính – chính trị văn hóa - thương mại dịch vụ của thành phố Đà Nẵng hiện đại gặp nhiều khó khăn
do mật độ dân cư đông đúc và việc xây dựng không theo quy hoạch trước đây.

16


4.1.1.6. Tài nguyên biển và ven biển
Quận Hải Châu có bờ biển ngắn trên vịnh Đà Nẵng. Qua điều tra sơ bộ của
thành phố, vùng biển Đà Nẵng có trữ lương khá lớn, và phân bố tập trung ở các
vùng nước có độ sâu từ 51-200m chiếm 48%, độ sâu 50m chiếm 31,1 %, vùng
nước sâu trên 200m chỉ chiếm 20,5% khả năng khai thác. Hiên nay, trữ lượng hải
sản, trữ lượng cá ven bờ ở độ sau dưới 50m đặc biệt dưới 30m trở vào đã khai thác
quá mức cho phép, từ năm 2004 đến nay, việc khai thác nguồn lợi ven bờ đã được
hạn chế nhằm bảo vệ môi trường sinh thái biển và phục vụ du lịch.
Trên địa bàn quận hiện chỉ có các cảng sông nằm ở khu vực Bắc sông Hàn

tiếp nhận tàu 5000 Tấn và cảng cá chuyên dùng nằm ngay cửa sông giáp vịnh Đà
Nẵng, thuận lợi cho việc khai thác tài nguyên hải sản phong phú của biển Đông.
4.1.1.7. Tài nguyên du lịch và di sản văn hoá
Trên địa bàn quận Hải Châu có các di tích thời mới hình thành vùng đất
Quảng (Đình làng Hải Châu, Đình Nam Đại…), các di tích lịch sử cách mạng
chống thực dân xâm lược (Nghĩa trũng Phước Ninh, Thành Điện Hải, các bia di
tích,..), Bảo tàng điêu khắc Chàm, bảo tàng quân khu 5, bảo tang thành phố.
Quận có vị trí cách 3 di sản văn hoá thế giới (Thánh địa Mỹ Sơn, Đô thị cổ
Hội An, Cố Đô Huế) với bán kính dưới 100 km, đây là điều kiện thuận lợi để thu
hút khách trong và ngoài nước.
4.1.1.8. Tài nguyên nhân văn
Quận Hải Châu là nơi tập trung tương đối nhiều di tích văn hoá các dân tộc,
các tôn giáo do nhiều thế hệ để lại (Bảo tàng Chăm, nhà thờ chí sĩ Phan Chu Trinh,
nhà thờ Chư Phái Tộc…) các luồng văn hoá đặc trưng có sức thu hút khách du lịch
đến thăm quan.
Truyền thống cần cù, hiếu học, tinh thần dũng cảm trong đấu tranh chống
thực dân xâm lược, tinh thần chịu khó và sáng tạo trong xây dựng… của người dân
đất Quảng, của người dân thành phố là tài nguyên vô cùng quý giá, là nội lực quan
trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hoá- xã hội của quận, của thành phố.
4.1.2. Khái quát về kinh tế - xã hội
4.1.2.1. Quy mô, chất lượng dân số
17


Dân số trung bình của quận năm 2010 là 196.098 người, đến đầu năm 2015 là
205.378 người; mật độ dân số trung bình là 8.821 người/km2, phân bố không đều,
tập trung ở các phường trung tâm quận (cao nhất là Hải Châu 2(38.009 người/km 2)
và thấp nhất là Hoà Thuận Tây(1.572 người/km2)). Vấn đề di chuyển dân cư vào
địa bàn quận và di chuyển vào các phường nội quận ra những phường ven quận
theo các nhu cầu khác nhau và do các năm gần đây thành phố đẩy mạnh quá trình

đô thị về phía nam đã làm tăng thêm sự chênh lệch về dân cư.
Dân số của quận tương đối trẻ, lao động chủ yếu hoạt động ở lĩnh vực dịch vụ
thương mại và công nghiệp, số người hoạt động thuỷ sản, nông nghiệp không đáng
kể.
Công tác tuyên truyền, tư vấn kế hoạch hoá gia đình và chăm sóc sức khoẻ
sinh sản được quan tâm đầu tư thích đáng nên tỷ suất giảm sinh hằng năm từ
0,050/00 đến 0.250/00 và quận giữ được mưu sinh thay thế.
4.1.2.2. Nguồn nhân lực
Đến đầu năm 2015, dân số trong độ tuổi lao dộng là 137.000 người chiếm
64,68% dân số; lực lượng lao dộng là 105.205 người, chiếm 76,79% nguồn lao
động.
Lực lượng lao dộng xã hội có trình độ văn hoá khá cao ( trình độ phổ thông
chiếm 44,19%); lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật 55,81%( trình độ cao
đẳng, đại học và trên đại học là 46,1%; trình độ trung cấp , công nhân kỹ thuật là
9,71%). Quận có ưu thế thu hút chất xám cao hơn các địa phương khác, đây là một
lợi thế và nguồn nhân lực để thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế xã hội của quận
Chất lượng lao động làm việc có trình độ chuyên môn kỹ thuật tuy có cao
nhưng cơ cấu, trình độ chưa phù hợp, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế
- xã hội. Vấn đề này sẽ gây áp lực lớn cho việc phát triển kinh tế và giải quyết tốt
các vấn đề xã hội của quận.
4.1.2.3. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội
Trong bối cảnh cả nước chịu ảnh hưởng của khủng hoảng và suy thoái kinh tế
toàn cầu, kinh tế quận cũng gặp nhiều khó khăn, các cơ sở sản xuất kinh doanh
hoạt động cầm chừng, sức mua thị trường giảm, nguồn vốn đầu tư hạn hẹp… Tuy
nhiên giá trị sản xuất giai đoạn năm 2010-2015 ước tính bình quân là 12,86% nên
mức tăng trưởng đạt được trong thời gian qua đã thể hiện sự cố gắng rất lớn của
quận.
Quy mô kinh tế quận Hải Châu so với các quận, huyện bạn trong thành phố ở
một số chỉ tiêu chủ yếu cho thấy sự phát triển của một quận trung tâm thành phố.
Bảng 4.1 Một số chỉ tiêu so sánh với thành phố và các quận bạn đến năm 2014

18


×