Tải bản đầy đủ (.docx) (52 trang)

Nghiên cứu thực trạng trồng quế của người dân trên địa bàn xã trà sơn, trà bồng, quảng ngãi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (655.05 KB, 52 trang )

DANH MỤC CÁC BẢNG

1


DANH MỤC CÁC HÌNH

2


3


MỤC LỤC

4


5


PHẦN I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
1.1 Đặt vấn đề
Trong khoảng mấy chục năm trở lại đây, Việt Nam được biết đến rộng rãi trên
thế giới nhờ sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng đặc trưng của miền nhiệt đới nóng
ẩm. Một trong số những mặt hàng đặc trưng ấy phải kể đến mặt hàng Quế. Cho đến
ngày nay, Quế vẫn giữ nguyên được giá trị đa công dụng của nó. Quế là một loài cây
bản địa có nhiều công dụng, trong những năm gần đây cây quế đã được trồng rộng rãi
ở nhiều địa phương trong cả nước. Với giá trị kinh tế cao, dễ gây trồng và chu kỳ kinh
doanh không quá dài như một số cây gỗ khác, cây quế có thể tổ chức sản xuất thành
nguồn hàng lớn, ổn định lâu dài và có giá trị.


Quảng Ngãi là địa phương có vùng trồng Quế lớn thứ 2 ở Việt Nam. Trong đó,
vùng quế được trồng tập trung với quy mô lớn nhất tỉnh là 2 huyện Trà Bồng và Tây
Trà. Trong đó, huyện Trà Bồng có khoảng 2.600 ha và Tây Trà 2.500 ha. Nhờ vào
điều kiện khí hậu, thời tiết, thổ nhưỡng thích hợp nên cây Quế Trà Bồng được xem là
sản phẩm chất lượng cao; vỏ quế dày, hương vị thơm ngon. Ngày nay, Quế Trà Bồng
được Cục Sở hữu trí tuệ công nhận nhãn hiệu tập thể “ Quế Trà Bồng – Tây Trà,
Hình”, là 1 trong số 4 đặc sản của Quảng Ngãi, có mặt trong Top 10 đặc sản thiên
nhiên nổi tiếng của Việt Nam và 8 đặc sản quà tặng Việt Nam đã được công nhận giá
trị đặc sản quà tặng châu Á[1].
Xã Trà Sơn là một xã miền núi thuộc huyện Trà Bồng nằm ở Trung Bộ, nằm về
phía Tây Bắc của tỉnh Quảng Ngãi ở độ cao trung bình từ 700-1500 m so với mặt nước
biển. Là một trong những xã trồng Quế tập trung tại huyện Trà Bồng, đây được xem là
cây kinh tế vườn chủ lực không thể thay thế tại huyện Trà Bồng nói chung và xã Trà
Sơn nói riêng. Chính cây Quế đã góp phần làm thay đổi cuộc sống từ khó khăn trở nên
đủ ăn và giàu có cho bao hộ gia đình trên vùng đất đỏ bazan này. Tuy nhiên, việc sản
xuất và phát triển diện tích Quế của người dân trên đại bàn xã thời gian qua còn những
tồn tại và hạn chế nhất định nên thu nhập của người trồng Quế thấp chưa tương xứng
với tiềm năng và lợi thế vốn có của loài cây này; năng suất, chất lượng sản phẩm Quế
thu hoạch chưa cao. Bên cạnh đó, người dân không mặn mà với việc trồng Quế dẫn
đến diện tích trồng ngày một giảm đi. Nhằm khắc phục những tồn tại và hạn chế nêu
trên vì thế tôi nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu thực trạng trồng Quế của người dân
trên địa bàn xã Trà Sơn, Trà Bồng, Quảng Ngãi” nhằm đánh giá đúng tình hình sản
xuất Quế làm cơ sở cho việc đề xuất những định hướng bảo tồn và phát triển loài cây
bản địa có giá trị này.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu thực trạng trồng Quế của người dân trên địa bàn xã Trà Sơn
- Đánh giá vai trò của trồng Quế đối với thu nhập của người dân
- Nghiên cứu những khó khăn và thuận lợi của việc trồng Quế đối với người dân

6



PHẦN II. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1 Giới thiệu chung về cây Quế
2.1.1 Đặc điểm sinh học của cây Quế
Quế là tên gọi của nhiều loài trong trong chi Cinnamomum thuộc họ Lauraceae,
lớp hai lá mầm, ngành hạt kín, với đặc trưng là vỏ có dầu thơm, cay nồng, dùng làm
thuốc, hương liệu hay gia vị. Chi Cinnamomum ở Đông Dương có 22 loài trong đó có
3 loài Cinnamomum Cassia BL, Cinnamomum obtussfolium Ness, Cinnamomum
zeylancium. Cây Quế ở xã Trà Sơn là loài Cannamomum Cassia BL[2].
Quế có lá đơn mọc cách hay gần đối lá có 3 gân gốc kéo dài đến tận đầu lá và
nổi rõ ở mặt dưới của lá, các gân bên gần như song song, mặt trên của lá xanh bóng,
mặt dưới lá xanh đậm, lá trưởng thành dài khoảng 18-20 cm, rộng khoảng 6-8 cm,
cuống lá dài khoảng 1 cm. Quế có tán lá hình trứng, thường xanh quanh năm, thân cây
tròn đều, vỏ ngoài màu xám, hơi nứt rạn theo chiều dọc. Trong các bộ phận của cây
Quế như vỏ, lá, hoa, rễ, gỗ đều có chứa tinh dầu, đặc biệt trong vỏ có chứa hàm lượng
tinh dầu cao nhất, có khi đạt đến 4-5%. Tinh dầu Quế có màu vàng, thành phần chủ
yếu là Aldehyt Cinamic chiếm khoảng 70-90%. Cây Quế khoảng 8 đến 10 tuổi thì bắt
đầu ra hoa, hoa Quế mọc ở nách lá đầu cành, hoa tự chùm, nhỏ chỉ bằng nửa hạt gạo,
vươn lên phía trên của lá, màu trắng hay màu phớt vàng. Quế ra hoa vào tháng 4, 5 và
quả chín vào tháng 1, 2 năm sau. Quả Quế khi chưa chín có màu xanh, khi chín
chuyển sang màu tím than, quả mọng trong chứa 1 hạt, quả dài 1-1,2 cm, hạt hình bầu
dục, 1 kg hạt quế có khoảng 2000-3000 hạt. Bộ rễ quế phát triển mạnh, rễ cọc cắm sâu
vào lòng đất, rễ bàng lan rộng, đan chéo nhau vì vậy Quế có khả năng sinh sống tốt
trên các vùng đồi núi dốc. Cây Quế lúc còn nhỏ cần có bóng che thích hợp mới sinh
trưởng và phát triển tốt, càng lớn lên mức độ chịu bóng càng giảm dần và sau khoảng
3-4 năm trồng thì cây Quế hoàn toàn ưa sáng. Quế ưa khí hậu nóng ẩm, nhiệt độ thích
hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cậy Quế là 20-25, tuy nhiên Quế vẫn có thể
được điều kiện nhiệt độ thấp (lạnh tới 10 hoặc 0) hoặc nhiệt độ cao tối đa 37-38.
Lượng mưa hàng năm khoảng 1.600-2.500 mm. Quế có thể mọc được trên nhiều loại

đất có nguồn gốc đá mẹ khác nhau (sa thạch, phiến thạch…), đất ẩm nhiều mùn, tơi
xốp; đất đỏ, vàng, đất cát pha; đất đồi núi, chua (pH 4-6), nghèo dinh dưỡng, nhưng
thoát nước tốt. Tuy nhiên, cây Quế thích hợp tốt nhất ở những nơi có độ cao địa hình,
chêch lệch biên độ nhiệt ngày và đêm lớn, có như vậy thì cây Quế mới tích lũy được
nhiều tinh dầu.
Loại cây này đã trở thành cây đặc sản của vùng nhiệt đới như Việt Nam,
Srilanca, Indonexia, Ấn Độ, Trung Quốc, Madagasxca… Chất lượng các loại Quế
khác nhau của các nước được so sánh bằng hàm lượng tinh dầu chứa trong Quế. Hàm
lượng càng nhiều, chất lượng Quế càng tốt.
7


Bảng 2.1 Hàm lượng tinh dầu Quế của 1 số nước
Các chỉ tiêu so sánh
Loại Quế

Độ ẩm (% max)

Tồng hàm lượng tro

Lượng tinh dầu
(ml/100mg, min)

Quế Srilanca

12

5

0,7-1


Quế Trung Quốc

12

4

1,3-1,7

Quế Indonexia

12

6

0,8-1,0

Quế Việt Nam

14

6

2-3,5

Nguồn: Nguyễn Năng Vinh[3]
Quế là một loại cây có yêu cầu tương đối đặc biệt về điều kiện tự nhiên và phát
triển được ở một số nơi nhất định ở miền nhiệt đới, nắng lắm, mưa nhiều, độ ẩm cao…
Cây Quế phát triển thích hợp trên loại đất mùn xốp, thoáng nước, có độ dốc 10-20, cây
ưa mát với nhiệt độ trung bình 20-25. Do vậy trên thế giới chỉ có 1 số nước mới có

điều kiện thuận lợi để cho cây Quế phát triển như Việt Nam, Trung Quốc, Indonexia,
Ấn Độ, Srilanca, Nhật Bản, Nga. Song ở những nơi này cây Quế củng chỉ có thể sinh
trưởng được ở một số vùng nhất định, do vậy cây Quế từ lâu đã trở thành một loại cây
đặc sản của một số vung nhiệt đới.
2.1.2 Giá trị của cây Quế
Tất cả các bộ phận của cây Quế đều có giá trị sử dụng cho một số ngành sản
xuất. Vỏ Quế có thể dùng vào việc chữa bệnh, gia vị thực phẩm, đồ dùng gia đình…
Gỗ Quế có thể dùng để chế tạo các đồ dùng như bàn ghế, tủ, đồ mỹ nghệ, cành lá có
thể nấu lấy tinh dầu hoặc làm củi đốt. Tuy nhiên vỏ Quế lại là bộ phận có giá trị nhất
vì tinh dầu chủ yếu được chưng cất từ vỏ cây.
Cây Quế ngoài thành phần chủ yếu là Andehyt Cinamic còn chứa nhiều chất
khác như ogenola, saprola, fuaurola,… các chất này có công dụng trong một số lĩnh
vực như y học để làm thuốc chữa bệnh, trong công nghiệp chế biến hàng tiêu dùng.
Ngày nay, người ta thường tách lấy Andehyt từ cây Quế rồi chuyển hóa thành chất
thơm có giá trị khác. Trong công nghiệp thực phẩm Quế được dùng làm gia vị để chế
biến bánh kẹo, chát định hướng, trong công nghiệp hàng tiêu dùng Quế được dùng làm
nguyên liệu chế biến xà phòng, nước hoa, dầu chải, phấn sáp… Nhiều nơi trên thế giới
người ta đã biết dùng quế làm gia vị thực phẩm cách đây hàng trăm năm; ngày nay,
Quế, hồ tiêu, sa nhân, đinh hương, gừng… đã trở thành tập đoàn gia vị có giá trị phù
hợp với khẩu vị của nhiều nước trên thề giới. Đặc biệt hơn nữa, khi y học hiện đại phát
triển người ta lại phát hiện nhiều công dụng chữa bệnh của cây Quế.
Theo Đông Y, cây Quế có vị cay, tính đại nhiệt, vị đắng, thơm và ngọt, có tác
dụng bổ mật, thông huyết mạch, dùng để chữa chứng chân tay co quắp, đau bụng do
khí lạnh, chữa phong hàn, viêm khớp, hư tâm tỳ, mạch chạy nhỏ, bệnh dịch tà cấp
8


tính… Từ xa xưa, nhân dân ta đã biết dùng vỏ cây Quế mài vào nước đun sôi để nguội
rồi uống sẽ chữa được các bệnh về tiêu hóa, hô hấp, kích thích sự tuần hoàn máu, lưu
thoogn huyết mạch, làm cho cơ thể ấm lên… Quế có tính năng chống lại giá lạnh, có

tính sát trùng nên nó được nhân dân ta coi là một trong bốn loại thuốc quý bao gồm:
sâm, nhung, quế, phụ. Trong đời sống hàng ngày, Quế được dùng để khủ bớt mùi tanh
của cá, làm cho món ăn thơm ngon, hấp dẫn hơn, kích thích được tiêu hóa. Ngoài ra
Quế còn được dùng để sản xuất bánh kẹo, rượu như bánh Quế, kẹo Quế, rượu Quế…
Quế còn được sử dụng làm hương vị, bột Quế được trộn với các vật liệu khác nhau sau
đó đem làm hương khi đốt lên có mùi thơm dễ chịu, được sủ dụng trong các đền chùa,
đình miếu ở các nước Châu Á nơi có phong tục thờ cúng tổ tiên và theo đạo Khổng,
đạo Hồi. Gần đây, nhiều địa phương còn sử dụng gỗ Quế, vỏ Quế để làm ra các sản
phẩm thủ công mỹ nghệ như bộ khay, ấm, chén, dĩa bằng gỗ Quế; vỏ Quế được dùng
để sản xuất các tấm lót giày, làm dép đi trong nhà. Hiện nay các sản phẩm này rất
được ưa chuộng, Riêng mặt hàng dép đi trong nhà có tẩm bột Quế đã được xuất khẩu
đi một số nước như Hàn Quốc, Nhật Bản,…
Nhiều nơi trên thế giới gọi cây Quế là cây “chữa bách bệnh”. Từ hàng ngàn
năm qua, cây Quế đã đươc nhân dân ta dùng làm thuốc chữa bệnh và Quế Chi đã thành
vị thuốc ko thể thiếu trong các hiệu thuốc Đông Y, trong các toa thuốc. Chính vì có
nhiều công dụng như vậy nên từ lâu Quế đã trở thành hàng hóa được buôn bán ở khắp
nơi trên thế giới.
Từ lâu, nhân dân ta đã có kinh nghiệm trồng và chế biến các sản phẩm Quế.
Cây Quế có thể dùng làm thuốc bổ, thuốc chữa bệnh, dùng làm hương liệu, thực
phẩm… Quế Trà Việt Nam nổi tiếng từ thời Bắc thuộc, khi đó Quế được mệnh danh là
“Giao Chỉ ngọc Quế” và luôn là vật phẩm dùng vào việc tiến công cho các vua chúa
phương Bắc. Ngày nay, do nhu cầu về sản phẩm Quế ở trong nước và trên thế giới
ngày một tăng thì các vùng trồng Quế ở nước ta ngày càng được mở rộng để đáp ứng
nhu cầu đó. Trên thế giới có nhiều loại Quế nhưng Quế Việt Nam vẫn được coi là là
một loại quí nhất, vẫn được các nước nhập khẩu đánh giá cao về chất lượng. Ở Việt
Nam, Quế được xuất khẩu dưới dạng thô chủ yếu là vỏ Quế còn cành, lá… thì được
chưng cất thành tinh dầu sau đó dùng để sản xuất các loại dược phẩm như cao sao
vàng, làm hương liệu cho ngành công nghiệp thực phẩm, hàng tiêu dùng…
Thông thường Quế trồng sau 6-7 năm là có thể tiến hành khai thác tỉa thưa
được. Với loại Quế khai thác ở tuổi 15 thì có thể tỉa thưa từ 2-3 lần để điều chỉnh mật

độ cho thích hợp. Thường cứ phải sau 15 năm thì rừng Quế mới cho khai thác chính
được, tuy nhiên trong quá trình đợi khai thác chình người ta tiến hành tỉa thưa và dùng
các sản phẩm tỉa thưa này làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến thực phẩm
và hương liệu. Các loại Quế tốt dùng vào mục đích làm dược liệu thì thời gian kéo dài
20 năm.
9


-

-

-

Tuy cây Quế là loài thực vật sống lâu năm nhưng sản phẩm chính của cây Quế
không phải gỗ như những loại cây khác mà chính là vỏ Quế. Từ trước tới nay, khi nói
đến cây Quế người ta thường nghĩ ngay đến vỏ Quế. Tuy nhiên, sản xuất Quế không
chỉ lấy vỏ mà cành, lá Quế đều có thể sử dụng được, gỗ Quế được dùng nhiều trong
ngành công nghiệp, thủ công nghiệp, gỗ trụ mỏ.
Vỏ Quế khai thác trên cùng một cây thường chia thành các loại sau:
Vỏ Quế bóc ở thân cây: đoạn cách gốc 1m đến nơi tỉa cành vỏ thường dày, lượng tinh
dầu trong vỏ cao, vỏ thẳng đẹp ít bị thủng do có ít mắt chết và ít bị vênh. Nhân dân ta
thường gọi loại Quế này là Quế Trung Châu. Đây là loại Quế tốt nhất.
Vỏ Quế bóc từ ngọn cây các cành lớn thường được gọi là Quế Thượng căn. Loại Quế
này thường có nhiều lỗ thủng do có nhiều mắt chết và hàm lượng tinh dầu củng ít hơn
so với Quế Trung Châu. Khi bóc vỏ loại Quế này cần chú ý hạn chế tối đa sự xây xước
do các mắt chết ở thân cây tạo nên.
Vỏ Quế Hạ căn là vỏ Quế bóc từ đoạn thân cây sát gốc có đặc điểm là vỏ dày nhưng
hàm lượng tinh dầu thấp và thường bị cong vênh.
Vỏ Quế chi là vỏ Quế bóc từ những cành cây nhỏ.

Sản phẩm Quế vỏ sau khi phơi khô bên ngoài có màu xanh xám, bên trong có
màu vàng nhạt, vàng sậm đến nâu vàng, khi nếm có vị rất cay sau đó có vị ngọt. Khi
thu hoạch Quế vỏ, người dân áp dụng các phương thức khai thác trắng (chặt cả cây để
thu vỏ và lá) và bóc vỏ Quế bằng cách khoanh vòng trên thân Quế, sau đó dùng một
thanh thép mỏng tách nhẹ vỏ Quế ra khỏi thân. Vỏ Quế sau khi thu hoạch mang về
được phoi khô tự nhiên dưới bóng râm hoặc dưới nắng nhạt, tránh nắng gắt vì sẽ mất
dầu. Sau khi được các đơn vị thu mua, Quế vỏ được tiếp tục phơi khô và phân loại. Vỏ
Quế được bán trực tiếp ra thị trường hoặc sơ chế thành những sản phẩm chủ yếu như:
Quế chẻ, Quế bào và Quế kẹp bằng phương pháp thủ công.
Quế bào và Quế chẻ được sơ chế và dùng làm thuốc và gia vị; trong khi Quế
kẹp được làm công phu bởi những nghệ nhân thường bán với mức giá cao và sử dụng
để chế tác ra các sản phẩm mỹ nghệ dùng làm quà tặng như: bình ly Quế, ché Quế,
ống tăm, hộp tròn, hộp trang trí… ngoài ra vỏ Quế còn được xay ra thành bột để làm
gia vị và làm đế lót giày.
Ngoài sản phẩm là vỏ Quế thì gỗ Quế củng có nhiều giá trị sử dụng như các
loại cây gỗ khác, có thể dùng gỗ Quế để làm cốp pha xây dựng, đóng đồ mộc, làm gỗ
trụ mỏ… Gỗ Quế được đánh giá có chất lượng khá tốt như các loại cây bồ đề, mỡ,
bạch đàn. Trong gỗ Quế có một lượng tinh dầu nên không bị mối mọt, thân cây lại
thẳng đều và cứng, vì vậy gỗ Quế thích hợp cho việc chế tác các sản phẩm thủ công
mỹ nghệ hay sản xuất các sản phẩm sinh hoạt tiêu dùng làm từ gỗ; làm trụ hầm mỏ rất
bền vững. Tuy nhiên, nhu cầu sử dụng gỗ Quế vẫn còn hạn chế, người dân vẫn dùng
một lượng lớn gỗ Quế để làm củi đốt. Với những đặc điểm ưu việt trên, việc không tận
dụng tối đa tiềm năng từ gỗ Quế là một sự lãng phí lớn.
10


Sản phẩm tinh dầu Quế: tinh dầu Quế Trà Bồng có hàm lượng Andehyt
Cinnamic rất cao. Đây là một sản phẩm tiềm năng với giá trị kinh tế cao được đầu tư
máy móc kĩ thuật sản xuất bởi hệ thống nhà máy tinh dầu Quế tư nhân. Nguyên liệu
sản xuất tinh dầu Quế là thân Quế nhỏ, cành, lá Quế được tận dụng từ sau mỗi vụ thu

hoạch hoặc quá trình tỉa thưa cành, tỉa lá cho đồi Quế. Khác với sản phẩm Quế vỏ, sản
phẩm tinh dầu Quế được sản xuất quanh năm nhờ nguồn nguyên liệu dự trữ.
Như vậy, mặt hàng Quế có rất nhiều công dụng trong cuộc sống đời thường nên
nó ngày càng được đánh giá cao và sử dụng phổ biến không chỉ ở Việt Nam mà cả trên
thế giới.
2.1.3 Gieo trồng và thu hoạch cây Quế
Quế thường được gieo trồng vào tháng 01-02 âm lịch khi mà điều kiện thời tiết
rất phù hợp cho cây con phát triển. Trong 02-03 năm đầu, người trồng tiến hành tỉa
thưa và trồng dặm để đảm bào cho mật độ trồng. Thời gian 5 năm đầu cần chú ý chăm
sóc cây, che nắng cho cây con vì khi còn non cây ưa bóng râm, khi cây trưởng thành
thì không phải chăm sóc nhiều. Sau khi trồng được khoảng 8-10 năm thì cây Quế có
thể cho thu hoạch. Việc thu hoạch được tiến hành trong hai vụ, từ tháng 2 đến tháng 4
và từ tháng 9 đến tháng 11. Thời kì này này hàm lượng tinh dầu tập trung nhiều nhất
trong vỏ Quế.
Khi cây Quế đến tuổi khai thác, người trồng sẽ tiến hành thu hoạch. Việc thu
hoạch có thể được tiến hành bằng cách chặt hạ cả cây xuống, sau đó chặt hết các cành
lá rồi tiến hành bóc vỏ hoặc người ta không chặt cây mà chỉ khai thác một phần vỏ của
cây Quế để có thể thu hoạch nhiều lần. Việc khai thác một phần vỏ được tiến hành
bằng cách người ta không chặt cây Quế mà chỉ bóc tách một phần vỏ Quế. Khi bóc vỏ
người ta không bóc hết phần biểu bì ở trong cùng để sau một thời gian nó sẽ tự tái sinh
thành lớp vổ mới. Sau khi khai thác được khoảng 1 năm thì cây Quế lại có thể cho
khai thác lần tiếp theo. Cách khai thác này mới được áp dụng gần đây và trong quá
trình khai thác đòi hỏi người khai thác phải rất khéo tay và có nhiều kinh nghiệm thì
mới tiến hành được nên người dân chủ yếu khai thác bằng cách ban đầu.
2.1.4 Về thị trường đầu ra
Hiện nay thị trường đầu ra của Quế và các sản phẩm của Quế tương đối hạn
chế, đặc biệt là thị trường nước ngoài. Với sản lượng vỏ Quế xuất khẩu hằng năm
tương đối lớn, với nhiều chủng loại: Quế thô, bình ly Quế, tinh dầu, bột Quế… nhưng
chủ yếu là xuất bán nội địa. Thông tin về thị trường đầu ra của Quế và các sản phẩm
của Quế thời gian qua chưa được các cấp, các ngành quan tâm đúng mức và thông tin

kịp thời, thường xuyên đến người trồng Quế nói riêng và nhân dân trên địa bàn nói
chung. Các cuộc hội thảo khoa học, thông tin giữa 4 nhà (nhà nông-Nhà nước-nhà
khoa học và nhà doanh nghiệp) chưa được chia sẻ thường xuyên vì vậy thiều thông tin
11


thị trường đầu ra, sản phẩm chủ yếu được bán cho các cơ sở thu mua và thương lái qua
đó mới được xuất bán đi nơi khác nên tình trạng ép giá thường xảy ra.
Khâu quảng bá, giới thiệu sản phẩm Quế trên các trang báo, tạp chí trong nước
và ngoài nước, truyền hình chưa được thường xuyên, nội dung và hình thức chưa đa
dạng; các sản phẩm Quế xuất khẩu chưa được quản lý chặt chẽ, chưa có định hướng và
kế hoạch cụ thể trong việc quảng bá thương hiệu Quế Trà Bồng với thị trường trong và
ngoài nước.
Từ thời Pháp thuộc, thực dân Pháp muốn độc quyền thu mua Quế trên vùng đất
này nhưng đã thất bại. Thương nhân người Kinh, người Hoa đã vào tận các thôn, nóc
của người Kor để trao đổi, thu gôm Quế, chở xuống các cảng biển hoặc qua cửa ngõ
Hội An để xuất đi Hồng Kông, Trung Quốc và các nước trên thế giới.
2.1.5 Sự phân bố Quế trồng trên thế giới, tại Việt Nam
* Phân bố trên thế giới
Trên thế giới Quế phân bố tự nhiên và được gây trồng trở thành hàng hóa ở một
số nước Châu Á và Châu Phi như Indonexia, Trung Quốc, Việt Nam, Srilanca và
Madagasxca. Trong các nước có Quế, cây Quế củng chỉ phân bố ở một số địa phương
nhất định, có đặc điểm khí hậu, đất đai và địa hình thích hợp của nó, ở ngoài vùng sinh
thái cây Quế sinh trưởng và phát triển không tốt.
* Phân bố cây Quế ở Việt Nam
Ở nước ta cây Quế tự nhiên mọc hỗn giao trong các khu rừng tự nhiên nhiệt đới
ẩm từ Bắc vào Nam. Tuy nhiên cho đến nay Quế tự nhiên đã không còn nữa và thay
vào đó cây Quế đã được thuần hóa thành cây trồng.
Cây Quế phân bố chủ yếu ở các tỉnh: Quảng Ninh, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái
Nguyên, Bắc Giang, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Hà Tây, Ninh Bình,

Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Khánh Hoà,
Bà Rịa-Vũng Tàu. Trong đó có 4 vùng trồng Quế tập trung là: Yên Bái, Quảng Ninh,
Thanh Hoá - Nghệ An và Quảng Nam - Quảng Ngãi.

-

Từ lâu đời nước ta đã hình thành 4 vùng trồng Quế, mỗi vùng có những sắc thái
riêng về tự nhiên, về dân tộc và nguồn lợi thu từ được từ Quế. Có thể sơ bộ giới thiệu
4 vùng Quế ở nước ta là:
Vùng Quế Yên Bái: vùng Quế Yên Bái tập trung ở các huyện Văn Yên, Văn Chấn,
Văn Bàn và Trấn Yên tỉnh Yên Bái. Các khu vực có Quế nhiều như Đại Sơn, Viễn
Sơn, Châu Quế, Phong Dụ, Xuân Tầm… có diện tích trồng Quế và sản lượng vỏ Quế
chiếm khoảng 70% của cả vùng. Sinh sống trên vùng Quế Yên Bái chủ yếu là đồng
bào Dao, có nghề trồng Quế từ lâu đời. Đặc điểm của vùng Quế Yên Bái là vùng rừng
núi chia cắt, hiểm trở, nằm phía Đông và Đông Nam của dãy núi Hoàng Liên Sơn, có
độ cao tuyệt đối khoảng 300-700 m; nhiệt độ trung bình năm là 22,7, lượng mưa bình
12


-

-

-

quân năm trên 2.000 mm, có nơi như Phong Dụ lượng mua trung bình băn đạt đến
3.000 mm; độ ẩm bình quân là 84%. Đất đai phát triển trên đá sa thạch, phiến thạch, có
tầng đất dày, ẩm, nhiều mùn và thoát nước. Vùng Quế Yên Bái là vùng Quế có diện
tích và sản lượng lớn nhất cả nước.
Vùng Quế Trà My, Trà Bồng: các huyện Trà My (tình Quảng Nam) và Trà Bồng (tình

Quảng Ngãi) cùng nằm về phái Đông của dãy Trường Sơn. Thượng nguồn phía Tây là
đỉnh Ngọc Linh cao khoảng 1.500 m thấp dần về phía Đông. Vùng Quế Trà My, Trà
Bồng có độ cao khoảng 400-500 m; nhiệt độ bình quân năm 22, lượng mưa bình quân
là 2.300mm/năm, độ ẩm bình quân 85%. Đất đai phát triển trên các loại đá mẹ, sa
thạch hoặc sa phiến thạch có tầng đất dày ẩm, thoát nước, thành phần cơ giới trung
bình. Quế là nguồn lợi và gắn bó với đồng bào các dân tộc ít người như Kor, Cà tu, Cà
toong, Bu từ bao đời nay. Các xã như Trà Sơn, Trà Hiệp, Trà Thủy ( Trà Bồng), Trà
Giác, Trà Long, Trà Mai (Trà My) là các xã có nhiều Quế nhất trong vùng. Vùng Quế
Trà Bồng, Trà My đến nay đã được mở rộng ra các huyện xung quanh như Quế Sơn,
Phước Sơn, Sơn Tây, Sơn Hà.
Vùng Quế Quế Phong, Thường Xuân: các huyện Quế Phong, Quỳ Châu (tỉnh Nghệ
An) và Thường Xuân, Ngọc Lạc (tỉnh Thanh Hóa) là một vùng liền giải nằm về phía
Đông dẫy Trường Sơn; có vĩ độ từ 19 đến 20 vĩ độ Bắc. Phía Tây thượng nguông là
các dãy núi cao khoảng 1.500-2.000 m án ngữ biên giới Việt-Lào và thấp dần về phía
Đông. Vùng Quế Quế Phong, Thường Xuân kẹp giữa lưu vực sông Chu và sông Hiến;
có độ cao trung bình khoảng 300-700 m . Địa hình chia cắt và đón gió Đông-Nam nên
lượng mưa của vùng rất cao trên 2.000mm/năm, nguồn nước dồi dào, nhiệt độ bình
quân năm 23,1, ẩm độ bình quân là 85%. Thực vật trong vùng đa dạng và phong phú,
có rất nhiều loài lâm sản ngoài gỗ có giá trị như song, mây, tre, trúc và các loài cây
làm thuốc, cây cho thực phẩm… Quế Thanh và Quế Quỳ là Quế tốt vì hàm lượng và
chất lượng tinh dầu cao nổi tiếng trên cả nước, đồng bào các dân tộc Thái, Mường,
Mán sinh sống trong vùng có nghề trồng và khai thác sử dụng Quế từ lâu đời. Những
vườn Quế, đồi Quế ở Châu Kim, Thông Thụ, Thái Vạn Trình, Thắng Lộc đã đem lại
nguồn lợi kinh tế và môi sinh cho khu vực.
Vùng Quế Quảng Ninh: các huyện Hải Ninh, Hà Cối, Đầm Hòa, Tiên Yên và Bình
Liêu (Quảng Ninh) là vùng đồi núi san sát nhau thuộc cánh cung Đông Bắc kéo dài về
phía biển. Các dãy núi theo hình cánh cung Đông Bắc-Tây Nam là địa hình chắn gió vì
vậy lượng mưa trong vùng rất cao khoảng trên 2.300 mm/năm, nhiệt độ bình quân năm
là 23. Quế được gây trồng trên đai cao khoảng 200-400 m. Quế Quảng Ninh là nguồn
lợi đáng kể của đồng bào Thanh Y, Thanh Phán sinh sống trong vùng. Các vườn đồi

Quế ở Quảng Lâm, Hoàng Mô, Pò Hèm, Lục Phủ, Quất Động đã nhiều năm cung cấp
sản phẩm cho thị trường trong nước và xuất khẩu.
2.1.6 Các giống Quế ở Việt Nam

13


Việc xác định các loài Quế ở nước ta đang có nhiều ý kiến khác nhau, tuy nhiên
theo: “Cây cỏ thường thấy ở Việt Nam” tập II của các tác giả Võ Văn Chi, Vũ Văn
Chuyên, Phạm Nguyên Hồng, Lê Khả Kế, Đỗ Tất Lợi, Thái Văn Trừng ở Việt Nam
có các loại Quế sau:
-

-

-

Cây Quế Trung Quốc (Quế đơn, Quế bì): Cinnamomum cassia B.L, cao từ 12-17m, lá
Quế mọc cách, dai, sáng bóng và nhẵn ở mặt trên, có lớp lông mịn dưới mặt lá. Gân lá
nhỏ, mọc ngang song song, hoa mọc thành chum. Quả hình bầu dục đựng trong đấu
nguyên hoặc hơi chia thùy. Loại Quế này thường được trồng ở Quảng Ninh, Yên Bái,
Quảng Nam. Quế Đơn có thể nói là loại Quế tốt nhất, được các nước trên thế giới ưa
chuộng và mua với giá rất cao. Tuy nhiên, khi trồng ở mỗi địa phương khác nhau thì
có vị khác nhau.
Cây Quế Thanh: Cinnamomum obtusifolium. Nees.var Loureirii-Perrot et Ebernh, cây
Quế loại này cao, to, có cây cao tới 10-15m. Chu vi tối đa có thể đạt 1m50-1m80.
Cành cây còn non nhẵn. Lá hình bầu dục hơi thuôn ở hai đầu, tròn cạnh, dài từ 1015cm. Mặt lá xanh láng, mặt trái nhạt hơn có ba gân nổi, gân giữa to hơn. Hoa nhỏ
như hoa mộc, màu vàng tươi điểm trắng; mặt trái đài hoa có lông nhung; hoa mọc từng
chùm từ các kẽ lá gần ngọn hoặc ở gốc các nhánh, nở vào mùa thu, hương thanh dịu.
Quả Quế nhỏ như quả xoan, mới chín có sắc đỏ, sau tím dần như quả bồ quân, sáng

bóng. Vỏ của loại Quế này như da voi, lúc còn ở cây có màu trắng, sù sì, sau khi phơi
nắng ngả sang màu hơi đen.
Cây Quế Sài Gòn: Cinnamomum tamala Nees et Eberm phân bố ở Bắc Bộ và Trung
Bộ.
Cây Quế Quan: Cinnamomum zeylanicum Blume, cao từ 20-25m, cành non vuông, có
lông ngắn và rải rác. Lá Quế Quan mọc đối, dài và có hình bầu dục, hơi nhọn và nhẵn
ở gốc, tù ở đầu hoa. Hoa mọc thành chùm, quả mọc hình bầu dục, trong đấu có 3 hoa
cùng tồn tại, thùy cắt gọt ở giữa. Quế Quan được trồng ở Thanh Hóa, Nghệ An, Vũng
Tàu và Tây Ninh. So với 2 loại Quế kia thì quế Quan không được thị trường ưa
chuộng do có thân nhỏ, hàm lượng tinh dầu ít và sản lượng thấp.
2.1.7 Điều kiện sinh thái của cây Quế
Theo tác giả Đỗ Đình Sâm, Ngô Đình Quế, Nguyễn Tấn Đạt, 1993, các yếu tố
sinh thái quan trọng tác động đến sự sinh trưởng và phát triển của cây Quế là: chế độ
ánh sáng, yếu tố khí hậu (lượng mưa, chế độ nhiệt, ẩm), đất đai, địa hình (độ dốc).

-

-

Địa hình: Quế là cây có thể phát triển tốt ở nơi có địa hình đồi núi thoai thoải với độ
dốc dưới 25 vì với điều kiện đất đồi núi, độ dốc cao sẽ dẫn tới hiện tượng đất bị sói
mòn, sạt lở nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng của cây Quế.
Đất đai: do quá trình tiến hóa lâu dài của thực vật, mỗi loài đều thích nghi với các điều
kiện môi trường xác định, trong đó có yếu tố đất đai. Quế có thể sinh trưởng tốt trên
hầu hết các loại đất đồi núi, tầng đất dày, ẩm, nhiều mùn, nhưng phải thoát nươc tốt,
các loại đất phát triển trên các loại đá mẹ phiến thạch, sa thạch, granit, riolit.
14


-


Khí hậu: nhân tố khí hậu là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển bình
thường của Quế. Các nhân tố đáng chú ý là: lượng mưa, chế độ nhiệt, ẩm. Quế là một
loại cây thích hợp với khí hậu nhiệt đới ẩm, mưa nhiều, nắng nhiều. Vì vậy ở các vùng
Quế mọc tự nhiên ở nước ta là các vùng có lượng mưa cao từ 2.000 mm/năm trở lên,
nhiệt độ bình quân hàng năm từ 21-22, độ ẩm bình quân trên 80.
Ánh sáng là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến năng suất, phẩm chất của
cây Quế. Về chế độ ánh sáng: Quế là loài cây trung bình giai đoạn đầu (từ 1-3 năm)
cần che bớt ánh sáng trực xạ gay gắt mùa hè ở các vùng khí hậu nóng. Sau đó, cây có
nhu cầu ánh sáng tăng dần, nên phải hạ độ tàn che kịp thời hoặc tỉa thưa đúng lúc mới
đảm bảo cho quá trình sinh trường, phát triển bình thường.
2.1.8 Tình hình nghiên cứu cây Quế ở Việt Nam
Ở Việt Nam, từ thế kỉ XIV, Tuệ Tĩnh đã có những ghi chép ban đầu về đặc
điểm cây Quế và công dụng của loài cây này. Tiếp theo đó, Lê Quý Đôn trong “Văn
đài loại ngữ” và Nguyễn Trứ trong “Việt Nam thực vật học” củng đã mô tả lại hình
thái và công dụng của cây Quế. Trong bộ sách “Y tông tâm lĩnh” gồm 66 quyển của
Hải Thượng Lãn Ông (1721 – 1792) có nhiều bài thuốc sử dụng vỏ Quế.
Củng trong khoảng thời gian này, khi người Pháp đến Việt Nam, Joanis de
Loureiro (1730) đã mô tả 1.257 loài cây có ở Nam Bộ trong cuốn Flora
Cochinchinensis và xác định tên khoa học của cây Quế là Laurus cinnamomum Lour.
Từ đó cho đến thế kỉ XIX hầu như ko có công trình nghiên cứu thêm về cây Quế[4].
Từ năm 1907 – 1914, phần lớn cây cỏ Đông Dương đã được ghi chép lại trong
bộ thực vật chí đồ sộ do Henri Lecomte làm chủ biên (Flore genera de Indochine) đã
giới thiệu họ Lauraceae (tập V), trong đó có hai loài Quế Việt Nam là Cinnamomu
cassia Blume và Cinnamomum zeylanium Ness. Kế thừa những thông tin ban đầu này
về cây Quế đã có nhiều tác giả nghiên cứu bổ sung thêm những hiểu biết mới về loài
cây này ở các lĩnh vực khác nhau. Những người có công trong lĩnh vực này phải kể
đến Đỗ Tất Lợi (1961, 1978), Lê Văn Giai (1961), Phó Đức Thanh (1944, 1965),…
Tuy nhiên, những công trình này tác giả chủ yếu đề cập vào mô tả hình thái, xác định
một số đặc điểm phân bố, công dụng của các bộ phận trên cây Quế và xác định vị trí

phân loại của loài trong hệ thống sinh thái. Từ những năm 1980 trở lại đây, có một số
tác giả nghiên cứu mở rộng vùng trồng Quế, nghiên cứu mở rộng vùng trồng Quế,
nghiên cứu về tinh dầu, sản lượng vỏ Quế ở các vùng và thị trường vỏ Quế trong và
ngoài nước… Mặc dù có sự phân tán trong nghiên cứu về cây Quế nhưng tổng hợp
những nghiên cứu này ở Việt Nam có thể nhận thấy tập trung ở bốn nội dung sau:

15


* Nghiên cứu công dụng và vị trí phân loại của cây Quế:
Ở lĩnh vực này có lịch sử tương đối lâu đời như đã nêu, tuy nhiên về số lượng
nghiên cứu không nhiều. Về công dụng của các bộ phận trên cây Quế chủ yếu là khai
thác làm thuốc, giá trị dược liệu của các bộ phận này phụ thuộc vào kỹ thuật khai thác,
chế biến vỏ Quế.
Về phân loại, nghiên cứu tương đối hệ thống và đầy đủ có thể kể đến nghiên
cứu của Trần Hợp (1976, 1984) [2]. Theo Trần Hợp, Quế là tên của nhiều loài trong
chi Cinnamomum thuộc họ Lauraceae với đặc trưng là vỏ có dầu thơm, cay nồng,
dùng làm thuốc, hương liệu hay gia vị. Tác giả củng đã thống kê tới 18 loài có tên gọi
là Quế và nơi phân bố chủ yếu của chúng ở trong nước củng như ở một số nước khác
cùng với những mô tả về đặc điểm hình thái khác nhau của loài Quế này và kết luận
Cinnamomum cassia Blume là loài cây Quế có nguồn gốc tại Việt Nam, là nguyên sản
tại Việt Nam nên nó còn có tên là Quế Giao Chỉ.
* Nghiên cứu đặc tính sinh học, sinh thái học, khả năng gây trồng và mở rộng
vùng phân bố của cây Quế:
Đây là một lĩnh vực nghiên cứu được nhiều tác giả quan tâm và được tiến hành
trên nhiều vùng Quế của nước ta. Hoàng Cầu (1993) [4] đã nghiên cứu dẫn giống Quế
Thanh, Quế Quảng ra các tỉnh Hòa Bình, Yên Bái với mục đích khảo nghiệm loài và
bệnh tua mực ở các tỉnh phía Bắc. Tác giả cho biết độ cao thích hợp để trồng Quế này
củng đã đề cập trong nghiên cứu của Nguyễn Văn Khánh (1996) [5] đã phân vùng lập
địa lâm nghiệp. Ở Quảng Ngãi, Trần Cửu (1983) [6] , Nguyễn Thanh Phương (1994)

[7], củng đã nghiên cứu đặc điểm sinh học và khả năng trồng và di thực cây Quế từ
Quảng Ngãi về vùng núi An Lão (Bình Định). Tại Bình Định, phương pháp trồng Quế
dưới tán cây rừng tự nhiên có độ che 0,3 – 0,4 là thích hợp, tác giả đề xuất tại đây, Quế
nên trồng ở độ cao trên 200 m để tránh tua mực. Năm 1993, Phạm Chí Thành, Lê
Thanh Hà nghiên cứu điều kiện sống cơ bản của cây Quế ở Văn Yên (Yên Bái) đã
đánh giá “muốn có sản lượng Quế ổn định và lâu dài thì chủ trương trồng Quế thuần
loài là không hợp lý vì đất sau trồng Quế thường bị khô, xấu, khả năng phục hồi đất
lâu” [8]. Kết quả nghiên cứu này củng phù hợp với một số kết luận của Phạm Xuân
Hoàn (1998) [9] khi nghiên cứu ảnh hưởng của đất tới sinh trưởng của rừng Quế chồi
ở Yên Bái. Năm 1996, Ngô Đình Quế [10] đã nghiên cứu khả năng trồng Quế tại Đại
Từ (Thái Nguyên) và đánh giá bước đầu Quế sinh trưởng tốt tại vùng này.
Năm 1998, các tác giả Ngô Đình Quế, Hoàng Cầu, Nguyễn Đức Minh đã dự
thảo quy trình trồng Quế, và đó củng chính là những đề xuất được Bộ Lâm Nghiệp
(cũ) phát triển để xây dựng quy phạm kỹ thuật trồng Quế của Bộ từ năm 1990 [11]. Về
phương thức trồng Quế, hiện nay đáng chú ý có một số công trình như trồng Quế dưới
tán rừng của đồng bào Dao ở Viễn Sơn, nghiên cứu của Trần Lê Hoàng (1996) [12] về
các mô hình trồng Quế và kỹ thuật trồng Quế; Phạm Xuân Hoàng (1998) đã nghiên
cứu về cây Quế trong các hệ thống nông lâm kết hợp ở Việt Nam, ảnh hưởng của

16


chính sách giao đất, giao rừng đến tập quán trồng Quế của người Dao và cây Quế
trong kỹ thuật canh tác bảo tồn [9].
Từ những nghiên cứu trên cho thấy phần lớn tác giả đều thống nhất Quế là cây
chịu bóng ở giai đoạn tuổi nhỏ. Từ 5 tuổi trở lên, cây Quế ưa sáng hoàn toàn. Quế
được trồng dưới tán rừng, hoặc trồng theo nhiều phương thức khác nhau. Cây Quế có
thể dẫn giống để mở rộng phạm vi phân bố tự nhiên của nó ra những vùng khác nhau
có khí hậu và đất đai tương tự như nơi nó đã phát sinh. Tuy nhiên chất lượng của vỏ
Quế ở những vùng này chưa có cơ sở kết luận. Những nghiên cứu so sánh và định

lượng quá trình sinh trưởng của Quế ở các vùng trồng Quế tập trung trong nước chưa
được các tác giả quan tâm nhiều.
* Nghiên cứu về sinh trưởng và sản lượng rừng Quế:
Những nghiên cứu về sinh trưởng và định lượng quá trình sinh trưởng về cây
Quế của nước ta còn đang ở mức độ thăm dò và những kết quả thu được ban đầu cần
được kiểm định một cách khoa học. Lý do là, về phương pháp nghiên cứu sinh trưởng
cho một loài cây mà sản phẩm chính là vỏ, khác với những loài cây cho sản phẩm
chính là gỗ. Mặt khác, Quế phân bố ở ba miền nhưng phạm vi phân bố ở mỗi vùng có
thể vận dụng ở các vùng khác hay không là vấn đề cần phải nghiên cứu.
Trần Hợp (1984) [2] đã nghiên cứu một số “tập tính sinh thái” và nhận xét “cây
Quế mang đầy đủ tính chất của một loài cây sinh thái – khí hậu”. Nghiên cứu tăng
trưởng của cây Quế, Trần Hợp (1984) đã chia quá trình sinh trưởng thành hai “thời kỳ
lớn”: Thời kỳ cây Quế ở vườn ươm dưới 5 tuổi (thời kỳ còn chịu bóng) và thời kỳ
thành thục, tức là thời kỳ ưa sáng hoàn toàn và ổn định về chiều cao đường kính cũng
như vỏ. Tuy nhiên khi giải thích cây trong đó có tuổi cao nhất là 45 tuổi tác giả đã chia
“sự tăng trưởng” của cây Quế làm 3 giai đoạn:
- Giai đoạn I: dưới 10 tuổi. Ở giai đoạn này chiều dày vỏ Quế từ 0,3 – 0,4 cm.
Tăng trưởng đường kính trung bình 1 cm và tăng trưởng chiều cao bình quân 1,1
cm/năm.
- Giai đoạn II: từ 10 – 30 tuổi. Giai đoạn này “là giai đoạn ổn định tương đối”.
Bề dày vỏ từ 0,5 – 0,7 cm. Đường kính tăng bình quân 0,7 cm/năm và tăng chiều cao
bình quân đạt 0,5 m/năm.
- Giai đoạn III: trên 35 tuổi. Tăng trưởng chậm rõ rệt: đường kính tăng bình
quân 0,24 cm/năm và chiều cao bình quân tăng 0,2 m/năm, bề dày vỏ đạt ở mức 0,7 –
0,8 cm. Tỷ lệ thể tích vỏ ổn định xấp xỉ 10% so với thể tích cây.
Căn cứ vào giai đoan tăng trưởng trên, Trần Hợp đã phân chia các lâm phần
Quế thành 8 cấp tuổi với cự li mỗi cấp tuổi là 5 năm. Tác giả kết luận: giai đoạn I (5 –
10 tuổi) cây mọc nhanh nhất, chúng đạt chiều cao lý và đường kính lý tưởng, sau đó
các chỉ số này chậm dần và ổn định ở tuổi 30. Do đó tuổi khai thác tốt nhất từ 30 – 35
tuổi. Tuy nhiên theo tác giả có thể khai thác sớm hơn khoảng 10 tuổi lúc đó Quế đã

qua giai đoạn mọc nhanh và bước vào giai đoạn phát triển bình thường.
Từ kết quả nghiên cứu của Trần Hợp (1984) có thể có một số kết luận sau:

17


- Việc xác định cấp tuổi trong nghiên cứu những quần thể thuần loài đêu tuổi
thường được áp dụng để xác định mật độ thích hợp trong chặt, nuôi dưỡng và đề xuất
các biện pháp kỹ thuật lâm sinh khác. Bởi lẽ, trong mỗi cấp tuổi cây rừng có những
đặc trưng và kết cấu lâm phần, đặc trưng về các mối quan hệ giữa các cá thể trong
quần thể, có nghĩa là nó có những đặc trưng riêng về mặt lâm học. Đối với cây Quế,
việc phân chia 5 cấp tuổi là tương đối lâu dài vì Quế là cây sinh trưởng nhanh như kết
quả nghiên cứu của tác giả đã khẳng định.
- Khi đã xác định để phân chia 8 cấp tuổi, tác giả còn chia quá trình tăng trưởng
của rừng Quế làm 3 giai đoạn là không cần thiết và dễ gây ra mâu thuẫn. Tác giả đề
xuất tuổi khai thác dựa giai đoạn tăng giữa giai đoạn II và giai đoạn III (tuổi 30 – 35)
là chưa hoàn toàn phù hợp. Nếu dựa vào cấp tuổi sẽ hợp lý hơn, bởi mỗi cấp tuổi
thường tương ứng với một giai đoạn sinh trưởng và phát triển, theo đó sẽ có các biện
pháp xử lý lâm sinh tương ứng.
- Hiện tại, rất khó tìm được những cây Quế có tuổi từ 35 – 40 năm. Các lâm
phần Quế thuần loài ở tuổi 15 không còn nhiều. Phần lớn đã bị chặt tỉa trong nhiều
năm, qui luật kết cấu lâm phần bị phá vỡ. Bởi vậy sẽ thiếu thực tế nếu vẫn xác định
theo 8 cấp tuổi như Trần Hợp đã đề xuất trong thực tiễn trồng Quế hiện nay.
- Công trình nghiên cứu của Trần Hợp về cây Quế năm 1984 có thể được đánh
giá là một trong những công trình tương đối đầy đủ và hoàn thiện về xác định vị trí
trong hệ thống sinh của loài, về các đặc điểm sinh vật học và sinh thái học của cây
Quế. Những kết quả đó đã góp phần bổ sung những hiểu biết mới về loài cây này,
phục vụ tốt cho công tác trồng Quế ở Việt Nam. Tuy nhiên, trong nghiên cứu sinh
trưởng của các lâm phần Quế tác giả chưa định lượng và mô phỏng được quá trình
này.

* Nghiên cứu hàm lượng tinh dầu và thị trường tiêu thụ vỏ Quế:
Những kết quả bước đầu khảo sát hàm lượng tinh dầu trong vỏ Quế ở một số
vùng trồng Quế Việt Nam được Nguyễn Mê Linh và cộng sự công bố trong những
năm từ 1976 – 1980 [13]. Từ các mẫu vỏ Quế ở Yên Bái, Quảng Ninh và Thanh Hóa,
kết quả nghiên cứu cho thấy hàm lượng tinh dầu Quế ở nước ta đều cao hơn so với các
nước khác, cụ thể là hàm lượng này biến động từ 1,12 – 4% còn các nước khác bình
quân từ 1 – 2%. Tác giả Nguyễn Mê Linh nhận xét, từ độ cao cách mặt đất 1 m trở lên,
hàm lượng tinh dầu trong vỏ Quế tăng dần theo chiều cao.
Do những đặc điểm về mặt quản lý, thị trường vỏ Quế là một thị trường không
ổn định kể cả tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Theo Nguyễn Hải Khoát (1981) [14],
Vũ Đình Quang (1993) [15], Việt Nam là nước xuất khẩu Quế đứng thứ 5 trong tổng
số 6 nước xuất khẩu vỏ Quế nhiều nhất thế giới và giá trị Quế Việt Nam thường cao
hơn 5 – 30%. Mặc dù vậy, hiện nay Việt Nam “có nhiều cơ quan xuất khẩu Quế và giá
cả củng khác nhau”… Tác giả nhận định “hàng trăm đơn vị trong toàn quốc tham gia
xuất khẩu Quế và bán vỏ Quế qua thị trường biên giới Việt – Trung làm phát sinh
nhiều tiêu cực từ nơi sản xuất đến thị trường tiêu thụ”. Những kết quả nghiên cứu gần
đây cho thấy Quế ở Yên Bái chiếm 60 – 80% khối lượng sản xuất toàn quốc. Năm
18


1991, ở Văn Yên sản lượng khai thác và thu mua cao nhất là 1.037 tấn và ước tính
khoảng 30% sản lượng này trôi nổi trên thị trường tự do.
Việc nghiên cứu cây Quế ở miền Trung được biết đến đầu tiên là nghiên cứu
của Boriero – một cựu khâm sứ Trung Bộ trong tác phẩm “Trồng và buôn bán Quế ở
Trung bộ” đăng trong “Tập san kinh tế Đông Dương”, năm 1904. Trong tài liệu này,
tác giả đã nghiên cứu đặc tính sinh học và sinh thái của cây Quế, đồng thời bước đầu
phân biệt Quế Phước Sơn và Trà My (Quảng Nam) có ba loại là Quế kép, Quế kiên và
Quế thanh. Ngoài ra, trong nghiên cứu cũng đề cập đến việc khai thác Quế ở vùng Quế
Thanh Hóa chủ yếu là khai thác Quế mọc tự nhiên trong rừng và giá trị của vùng Quế
này.

Năm 1975, Thạch Bích, Hoàng Minh Tuấn [16] đã nghiên cứu đặc điểm sinh
thái và tăng trưởng Quế ở Thanh Hóa. Trong thời gian từ năm 1976 đến 1980, tác giả
Nguyễn Mê Linh và cộng sự [13] đã công bố những kết quả bước đầu khảo hàm lượng
tinh dầu vỏ Quế ở một số vùng Quế Việt Nam trong đó có vùng Quế Thanh Hóa.
Khi nghiên cứu bệnh tua mực Quế, tác giả Nguyễn Trung Tín [17] đã kết luận:
cây Quế ít bị sâu bệnh khi trồng ngoài khu vực phân bố tự nhiên của nó, nhưng bệnh
tua mực có thể xuất hiện ở độ cao trên 400 m tại miền Trung.
Ngoài ra, ở miền Trung, một số tác giả: Đỗ Đình Sâm, Ngô Đình Quế, Nguyễn
Tiến Đạt (1988, 1993) [18] đã nghiên cứu theo hướng dẫn phân hạng đất trồng Quế ở
Quảng Nam – Đà Nẵng và đã có những kết luận cụ thể về nhu cầu dinh dưỡng khoáng,
đặc điểm đất vùng trồng Quế Quảng Nam – Đà Nẵng.
Gần đây nhất, Tiến sĩ Trần Quang Tấn cùng cộng sự dưới sự quản lý của Bộ
Khoa học Công nghệ, đã thực hiện đề tài cấp nhà nước: “Nghiên cứu nguyên nhân
chết hàng loạt và đề xuất biện pháp kỹ thuật tổng hợp nhằm góp phần ổn định năng
suất, chất lượng Quế Việt Nam”. Nghiên cứu này được thực hiện ba năm (từ 2001 –
2004) và trong nghiên cứu này, tác giả kết luận nguyên nhân gây chết hàng loạt Quế ở
Quảng Nam là do sâu đo gây hại kết hợp với sâu đục ngọn, ngoài ra bệnh tua mực là
bệnh gây hại phổ biến và nguy hiểm ở địa phương.
Vùng Quế xã Trà Sơn, huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi đánh giá là vùng Quế
cho chất lượng thương phẩm cao, nói đến Trà Sơn hiện nay, người ta nghĩ ngay đây là
cây xóa đói giảm nghèo của đồng bào dân tộc Kor. Thế nhưng ở Quảng Ngãi nói
chung và ở Trà Sơn nói riêng cây Quế lại chưa được nghiên cứu đầy đủ.
Năm 1983, Trần Cửu [6] có những nghiên cứu sơ bộ về vấn đề phát triển cây
Quế ở huyện Trà Bồng nói chung và xã Trà Sơn nói riêng. Tác giả Nguyễn Thanh
Phương (1994), củng nghiên cứu đặc điểm sinh học, khả năng trồng và di thực cây
Quế từ Quảng Ngãi về vùng núi An Lão (Bình Đinh). Vừa qua, năm 2009 Bộ Khoa
học Công nghệ, Cục sở hữu trí tuệ đã ra Quyết định về việc cấp giấy chứng nhận đăng
ký nhãn hiệu “Quế Trà Bồng – Tây Trà, Hình” cho vùng Quế thuộc huyện Trà Bồng
và huyện Tây Trà. Tuy nhiên, để phát triển bền vững cho vùng Quế Quảng Ngãi, cần
có những nghiên cứu sâu hơn về hiện trạng và khả năng thích nghi của những giống

Quế trồng tại địa phương.
19


2.1.9 Sâu bệnh hại chính trên cây Quế và phương pháp phòng trừ
Cây Quế chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều loại sâu bệnh hại trên hầu hết các bộ
phận từ ngọn, thân, cành, lá, trong tất cả các giai đoạn sinh trưởng, chu kỳ kinh doanh
gây ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh trưởng, phát triển, chất lượng của Quế và các
sản phẩm của loài cây này.
Các loại sâu, bệnh hay gặp trên cây Quế là[22]:
- Sâu đục đọt: con trưởng thành đẻ trứng vào đọt non của cây Quế, sâu non khi
nở đục từ ngọn, ăn sâu xuống phía dưới, các vết đục kéo dài khoảng 5-7 cm, làm cho
các đoạn ngọn bị đục thường héo chết khô, gây cho đọt bị đục kích thích phân cành
nhiều, cây chậm phát triển chiều cao.
Biện pháp phòng trừ: vệ sinh đồng ruộng, phát dọn thực bì, tỉa cành tạo tán tạo
vườn Quế thông thoáng. Bấm tỉa các đọt non bị sâu hại đêm tiêu hủy. Khi sâu đục đọt
phát sinh trùng các đợt cây Quế ra lộc thì dùng một trong các loại thuốc Regent
800WG, Padan 95SP, Karate 2,5EC phun trừ sâu non tại các điểm sinh trưởng của cây.
- Sâu đo: con trưởng thành thường tập trung dưới gốc sau đó bay lên đẻ trứng
trên cây. Sâu cắn phá lá chỉ chừa lại gân chính làm ảnh hưởng đến khả năng quang
hợp của cây. Các vườn Quế bị sâu ăn trụi lá trong điều kiện khô hạn có thể làm chết
cây.
Biện pháp phòng trừ: giống như sâu đục đọt
- Bệnh thối gốc mốc trắng: bệnh do nấm Sclerotrium rolfsii gây nên. Bệnh
thường gây hại từng chòm trên luống cây con trong vườn ươm, cây bị bệnh thường
héo vàng sau đó khô chết, ở phần thân và cổ rễ gần mặt đất thường quan sát thấy các
sợi nấm màu trắng, sau phát triển trên thân và lan ra cả mặt đất.
Biện pháp phòng trừ: cần lên luống cao từ 15 – 20 cm và tạo hệ thống thoát
nước trong vườn ươm. Xử lý đất làm vườn ươm bằng vôi và các thuốc gốc đồng như
Champion 57.6DP, Coc 85WP. Khi bệnh mới xuất hiện thì dùng một trong các loại

thuốc Moncenren 250SC, Topsin M 700WP.
- Bệnh tua mực: bệnh do dich khuẩn bào Phytoplasma gây nên, là loại bệnh
nguy hiểm nhất trên Quế tại xã Trà Sơn cũng như huyện Trà Bồng. Bệnh xuất hiện gây
hại trên cả thân, cành, cuống lá và gân lá của cây Quế. Lúc đầu trên thân, cành xuất
hiện các u bướu sần sùi dạng hạt gạo, sau đó các u bướu phát triển rất nhanh và mọc ra
các tua dài giống như tua mực, các tua này có thể dài tới 40 cm. Cuống lá và gân lá bị
bệnh sưng to hơn bình thường, trên cuống lá củng có thể sinh ra các tua nhưng kích
thước nhỏ. Cây Quế bị bệnh còi cọc, chậm phát triển, nếu bệnh năng cây có thể chết,
không có khả năng cho thu hoạch vỏ.

20


Biện pháp phòng trừ: cây con trước khi xuất vườn cần loại bỏ các cây nhiễm
bệnh, sử dụng các thuốc Bảo vệ thực vật có tính nội hấp và lưu dẫn như Admire
050EC, Confidor 100SC phun trừ côn trùng môi giới. Sử dụng một số loại thuốc trừ
rầy có tính nội hấp và lưu dẫn như trên phun trừ rệp ống nếu có mật độ rệp cao.
- Bệnh thán thư: bệnh do nấm Collectotrichum sp gây nên, vết bệnh trên lá là
những đốm hình tròn có các vòng đồng tâm, rìa màu nâu đen, giữa bạc trắng. Bệnh
nặng có thể gây cháy lá thành từng mảng, ảnh hưởng đến khả năng quang hợp của cây.
Biện pháp phòng trừ: chọn giống sạch bệnh, trồng với mật độ phù hợp. Khi cây
bị bệnh thì cắt tỉa đọt bị bệnh đem tiêu hủy để tiêu diệt nguồn bệnh. Khi bệnh phát
triển mạnh thì có thể dùng một trong các loại thuốc Aliette 80WP, Cuzate M8-72 WP
để phun trừ.
- Bệnh đốm lá: bệnh phát sinh gây hại chủ yếu trên các lá bánh tẻ và lá già.
Triệu chứng là các vết đốm hình tròn, bầu dục có màu nâu đen trên lá. Phần tiếp giáp
giữa mô bệnh và mô khỏe có viền màu sáng. Bệnh nặng làm giảm diện tích màu xanh
của lá, ảnh hưởng đến khả năng quang hợp của cây làm cây sinh trưởng và phát triển
chậm.
Biện pháp phòng trừ: trồng Quế theo mật độ khuyến cáo. Khi bệnh gây hại

nặng có thể dùng các loại thuốc Carbenda 50FL, Sumi-eight 12,5 WP, Ridomil 68WG
phun trừ.
2.1.10 Một số khái niệm liên quan
- Sản xuất: Sản xuất hay sản xuất của cải vật chất là hoạt động chủ yếu trong
các hoạt động kinh tế của con người. Sản xuất là quá trình làm ra sản phẩm để sử
dụng, hay để trao đổi trong thương mại. [23]
- Tiêu thụ sản phẩm: là khâu lưu thông hàng hoá, là cầu nối trung gian giữa hai
bên là sản xuất và phân phối bán hàng. Là việc đưa sản phẩm hàng hóa, dịch vụ từ
người sản xuất đến người tiêu dùng, thực hiện việc thay đổi quyền sở hữu tài sản. [24]
- Hộ gia đình: hình thức kinh doanh hộ gia đình là hình thức kinh doanh chủ
yếu, các hộ này chủ yếu buôn bán ra thị trường là Quế vỏ, cành nhánh, lá Quế.[25]
- Doanh nghiệp tư nhân: là hình thức hoạt động có quy mô lớn nhất trong lĩnh
vực sản xuất và kinh doanh các sản phẩm từ Quế. Các doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh
vực này chủ yếu là những hộ gia đình đã có kinh nghiệm lâu năm trong kinh doanh
Quế chuyển đổi mô hình lên hình thức doanh nghiệp để mở rộng quy mô hoạt động.
[26]
2.2 Tình hình xuất nhập khẩu sản phẩm Quế
2.2.1 Tình hình sản xuất Quế trên thế giới
21


Cây quế chỉ được trồng ở Châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh, một số quốc
gia có sản lượng sản xuất lớn như Indonexia, Trung Quốc, Việt Nam, Xrilanca và
Madagasca. Trong đó, châu Á chiếm sản lượng sản xuất lớn nhất với hơn 98,7%, còn
châu Phi và châu Mỹ Latinh chỉ chiếm một phần nhỏ [19].
Bảng 2.2: Sản lượng cụ thể của từng châu (2013):
Châu lục

Sản lượng (tấn)


Châu Á

196.973

Châu Phi

2.524

Châu Mỹ Latinh

150

Nguồn: Faostat3.fao.org
Trong những năm gần đây, khối lượng mặt hàng Quế được buôn bán trên thị
trường thế giới ngày một gia tăng, mỗi năm trên dưới 2.000 tấn. Những nước tiêu dùng
nhiều Quế lại chính là những nước không tự sản xuất được quế vì thiếu những điều
kiện tự nhiên và môi trường. Do đó, điều kiện này chính là yếu tố quyết định, là lợi thế
lớn cho những nước sản xuất và xuất khẩu sản phẩm Quế chính trên thế giới. Cây Quế
sinh trưởng và phát triển ở vùng nhiệt đới. Tuy nhiên, như đã trình bày ở phần trên, ở
những nơi này Quế cũng chỉ phát triển tốt và thích hợp ở một số vùng.
Bảng 2.3: Các nước xuất khẩu Quế trên thế giới năm 2013
Tên nước

Số lượng (kg)

Tỷ lệ (%)

Indonexia

89.500


44,87

Trung Quốc

69.500

34,84

Việt Nam

22.000

11,03

Xrilanca

15.865

7,95

2.400

0,1

Madagasca

Nguồn: Faostat3.fao.org
Cung cấp sản phẩm Quế trên thị trường thế giới chủ yếu là Indonesia, Trung
Quốc, Việt Nam, Madagasca, quần đảo Xrilanca. Sản lượng trên thế giới là 199.467

tấn (FAO), trong đó nước có khối lượng xuất khẩu lớn nhất là Inđonexia (chiếm
44,87% tổng khối lượng xuất khẩu của toàn thế giới), tiếp đó là Trung Quốc (34,84%),
Việt Nam (11,03%), Xrilanca (khoảng 7,95%) và Madagasca chỉ chiếm một phần nhỏ
(0.1%).

22


2.2.2 Tình hình tiêu thụ Quế của thị trường thế giới
Củng như các mặt hàng nông sản khác sản phẩm Quế sớm được buôn bán trên
thị trường thế giới. Song do Quế là sản phẩm của một số vùng có khí hậu nhiệt đới,
nên khả năng sản xuất Quế còn hạn chế. Trong khi đó nhu cầu về sản phẩm Quế lại
tương đối cao trên thế giới. Vì vậy, việc kinh doanh xuất khẩu Quế vỏ và tinh dầu Quế
là lợi thế của một số nước. Những nước có điều kiện trồng và chế biến hầu như sản
xuất ra để phục vụ xuất khẩu, tiêu dùng trong nước không nhiều, trong đó có Việt
Nam. Vì nhu cầu tiêu thụ khá phổ biến, nhưng khả năng sản xuất lại có tính đặc thù và
thường cách xa nhau về địa lý. Như vây, trong tương lai ngành sản xuất và kinh doanh
xuất khẩu Quế là ngành có triển vọng.
Vào khoảng những năm 80 của thế kỷ XX, đã từng tồn tại một thị trường Quế
thế giới, mà ở đó những nước xuất khẩu thường giữ chế độ độc quyền. Riêng ở Việt
Nam trong thời kỳ đó, sản phẩm Quế vỏ và tinh dầu Quế được nhà nước độc quyền
quản lý thu mua để xuất khẩu.
Trong những năm gần đây, sản phẩm Quế vẫn tiếp tục được ưa chuộng và buôn
bán trên thị trường thế giới. Cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, sản phẩm Quế
ngày càng được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như: sản xuất mỹ phẩm, trong
công nghiệp dược phẩm, công nghiệp thực phẩm… Theo tài liệu của Plantation Crops,
thị trường của sản phẩm vỏ Quế hiện nay bao gồm cả Châu Mỹ, Châu Á và một phần
Châu Phi. Nước tiêu thụ sản phẩm vỏ Quế nhiều nhất là Mỹ, mỗi năm có nhu cầu
20.000-22.000 tấn. Nhật Bản có nhu cầu khoảng 8.000 tấn/năm, Mexico có nhu cầu
hơn 3.000 tấn/năm, Ba Lan, Bungari củng có nhu cầu lớn nhưng khả năng nhập khẩu

còn ít.
Về thị trường đối với sản phẩm dầu Quế, hiện nay chưa có báo cáo chuyên đề
nào về thị trường cho sản phẩm này. Tuy nhiên, theo Hiệp hội tinh dầu-hương liệu-mỹ
phẩm Việt Nam cho biết nước ta có quan hệ thu mua lẫn bán nguyên liệu, sản phẩm
của ngành hàng đặc thù này với khoảng 30 quốc gia trên thế giới. Cũng theo Hiệp hội,
nghịch lý là ở chỗ các nước nhập khẩu tinh dầu nước ta lại là nhừng nước tái xuất khẩu
trở lại sản phẩm tinh dầu Quế cho Việt Nam với giá trị cao gấp nhiều lần. Hiệp hội
đánh giá, nhu cầu tinh dầu và hương liệu, mỹ phẩm trên thế giới ngày càng tăng nhanh
do con người ngày càng có xu hướng quay trở về dùng sản phẩm có nguồn gốc từ
thiên nhiên.
Hiện nay, hầu hết các nước có khả năng sản xuất Quế thường là nước có nền
kinh tế đang phát triển. Tại mỗi nước vùng sản xuất Quế lại thường là khu vực miền
núi, đây là địa bàn cư trú của các dân tộc ít người, điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật
còn gặp nhiều khó khăn, tập quán sản xuất còn lạc hậu, điều này cũng ảnh hưởng tới
khả năng sản xuất cũng như chất lượng sản phẩm Quế xuất khẩu.
Qua phân tích và tìm hiểu thị trường cho thấy nhu cầu về các sản phẩm Quế
trên thế giới tương đối ổn định và có chiều hướng ngày một gia tăng. Đây là điều kiện
23


thuận lợi để đẩy mạnh sản xuất, chế biến và xuất khẩu các sản phẩm tinh dầu, hương
liệu nói riêng và các sản phẩm Quế nói chung.
Do đặc tính chỉ sinh trưởng và phát triển trong một số ít vùng nhiệt đới nên thị
trường xuất khẩu-nhập khẩu Quế trên thế giới đã trở nên vô cùng phát triển. Trong
thời gian gần đây, cùng với các mặt hàng khác trong tập đoàn gia vị như hồ tiêu, gừng,
tỏi… mặt hàng Quế có xu hướng ngày càng tăng và chiếm một thị phần lớn. Khối
lượng nhập khẩu mặt hàng Quế của toàn thế giới đang có xu hướng ngày càng tăng về
cả khối lượng và giá trị.
Bảng 2.4: Khối lượng và giá trị nhập khẩu bình quân/năm mặt hàng Quế trên thế giới
giai đoạn 2006-2010

Năm

2006

2007

2008

2009

2010

Khối lượng (Tấn)

107.26
8

116.946

109.271

119.621

124.237

Giá trị (nghìn USD)

182.40
7


198.899

218.072

210.378

239.759

Nguồn: Số liệu thống kê International Trade Center 2011
Với xu hướng phát triển cùng chiều với xuất nhập khẩu, giá trị nhập khẩu của
mặt hàng Quế củng sẽ tăng đáng kể, dự báo cho một lượng cầu về Quế vẫn sẽ tăng với
một mức giá ổn định. Trong những năm gần đây, giá cả mặt hàng Quế có xu hướng
tăng mạnh và ổn định, tạo điều kiện tốt cho sự phát triển ngành trồng, sản xuất, chế
biến và xuất nhập khẩu của các nước.
Các nước nhập khẩu Quế trên thế giới chủ yếu thuộc nhóm các nước có ngành
công nghiệp thực phẩm, mỹ phẩm và hàng tiêu dùng rất phát triển với công nghệ kỹ
thuật sản xuất hiện đại. Theo số của International Trade Center thì Mỹ, Ấn Độ,
Mexico… là nhóm nước dẫn đầu thế giới về lượng nhập khẩu mặt hàng Quế. Trong
khi nhu cầu nhập khẩu Quế ngày càng tăng không ngừng, sản lượng lượng Quế xuất
khẩu ra thị trường thế giới hàng năm vẫn chỉ là một con số hữu hạn do đặc trưng về
điều kiện tự nhiên và sinh trưởng của loại cây này. Do đó, các nhóm nước nhiệt đới
như Việt Nam, Trung Quốc, Indonexia, Srilanca được xem là có lợi thế tuyệt đối về
xuất khẩu Quế so với các nước khác. Mặc dù được xem là quốc gia có chất lượng tinh
dầu trong các sản phẩm Quế rất cao và nguồn nguyên liệu dồi dào, tuy nhiên, tổng
khối lượng xuất khẩu của Việt Nam chỉ chiếm 11,03% tổng sản lượng thế giới . Điều
đó đặt ra cho Việt Nam câu hỏi rất lớn về việc xuất khẩu cây Quế trực tiếp sang các
nước trên thế giới và sự phát huy tối đa tiềm năng xuất khẩu của các vùng Quế trên cả
nước.

24



PHẦN III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là cây Quế
- Những hộ gia đình trồng Quế trên địa bàn xã Trà Sơn, Trà Bồng, Quảng Ngãi.
3.1.2 Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi thời gian: nghiên cứu số liệu trồng Quế từ năm 2013-2015
+ Phạm vi không gian: xã Trà Sơn, Trà Bồng, Quảng Ngãi
+ Phạm vi nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng trồng Quế của người
dân trên địa bàn xã Trà Sơn, Trà Bồng, Quảng Ngãi.
3.2 Nội dung nghiên cứu
3.2.1 Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội xã: xã Trà Sơn, Trà Bồng,
Quảng Ngãi
- Vị trí địa lý
- Tình hình kinh tế - xã hội
- Sản xuất nông nghiệp
- Định hướng phát triển trong nông nghiệp
3.2.2 Thực trạng sản xuất Quế tại xã Trà Sơn
* Thực trạng sản xuất Quế tại xã Trà Sơn:
+ Lịch sử sản xuất Quế
+ Tình hình phát triển sản xuất Quế tại xã Trà Sơn
* Thực trạng sản xuất Quế tại các hộ khảo sát:
3.2.3 Đánh giá vai trò của trồng Quế đối với thu nhập của người dân xã Trà Sơn
- Các hoạt động tạo thu nhập của các nhóm hộ
- Tỷ lệ thu nhập từ hoạt động sản xuất Quế trong cơ cấu thu nhập của các nhóm hộ.
3.2.4 Những khó khăn và thuận lợi trong phát triển trồng Quế
3.3 Phương pháp nghiên cứu

3.3.1 Chọn điểm nghiên cứu
Nghiên cứu chọn 2 thôn là thôn Đông và thôn Trung. Đây là những thôn có
trồng Quế nhiều nhất và có người Kinh lẫn người Cor cùng sinh sống.
25


×