Tải bản đầy đủ (.doc) (58 trang)

Thực trạng và giải pháp phát triển chăn nuôi lợn tại xã ngư thủy nam, huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (744.77 KB, 58 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ

Khoa Chăn nuôi - Thú y

BÁO CÁO

TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:

Thực trạng và giải pháp phát triển chăn nuôi lợn tại xã Ngư
Thủy Nam, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình

Sinh viên thực hiện: Lê Nguyên Giáp
Lớp: Cao đẳng chăn nuôi k47
Giáo viên hướng dẫn: Thân Thị Thanh Trà
Bộ môn: Dinh dưỡng và Hóa sinh động vật

NĂM 2016


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực tập tốt nghiệp vừa qua với sự cố gắng của bản thân,
tôi đã hoàn thành báo cáo tốt nghiệp với đề tài: “Thực trạng và giải pháp phát
triển chăn nuôi lợn tại xã Ngư Thủy Nam, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng
Bình”.
Trải qua thời gian thực tập, tôi đã có nhiều cơ hội tiếp xúc với thực tế nghề
nghiệp, có thể áp dụng kiến thức đã học vào thực tiễn sản xuất, học được cách
ứng xử hòa đồng với mọi người xung quanh. Từ đó giúp tôi tự tin hơn với nghề
nghiệp của mình để gây dựng tương lai cho bản thân.
Để hoàn thành báo cáo tốt nghiệp này tôi xin chân thành cảm ơn quý Thầy
Cô giáo khoa Chăn nuôi – Thú y, Trường Đại học Nông Lâm Huế đã truyền đạt


kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập tại trường và Ban lãnh đạo xã Ngư
Thủy Nam cùng với sự hỗ trợ nhiệt tình của bà con nông dân trong xã.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới cô giáo Thân Thị Thanh Trà đã tận
tình trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực tập và hoàn thành báo cáo
tốt nghiệp này.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, người thân, bạn bè đã động
viên tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Do hạn chế về mặt thời gian và khả năng của bản thân nên đề tài không thể
tránh khỏi những thiếu sót, rất mong sự thông cảm và ý kiến đóng góp của quý
thầy cô để báo cáo tốt nghiệp được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên thực tập

LÊ NGUYÊN GIÁP


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Tỷ lệ NPK và tổng lượng NPK mà một con lợn cung cấp trong một năm..............................3
Bảng 2.2. Các nước có số lượng lợn nhiều nhất thế giới........................................................................5
Bảng 2.3. Sản lượng thịt thế giới giai đoạn 2008-2010...........................................................................6
Bảng 2.4. Số lượng gia súc qua các năm 2012-2015...............................................................................8
Bảng 2.5. Sản phẩm chăn nuôi giai đoạn 2010 – 2015...........................................................................9
Bảng 2.6. Kết quả khảo sát ở một số giống lợn.....................................................................................14
Bảng 2.7. Ảnh hưởng của giới tính đến chất lượng thịt ( Cahill -1990)................................................15
Bảng 2.8. Ảnh hưởng của thức ăn đến năng xuất và chất lượng thịt ...................................................16
Bảng 2.9. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến năng suất và chất lượng thịt ..................................................16
Bảng 4.1. Các đối tượng lợn được nuôi trên địa bàn xã.......................................................................33
Bảng 4.2. Khả năng sinh sản của các giống lợn nái được nuôi trên địa bàn xã.....................................34
Bảng 4.3. Tốc độ sinh trưởng của đàn lợn thịt nuôi tại địa phương.....................................................35

Bảng 4.4. Sử dụng thức ăn trong chăn nuôi lợn...................................................................................37
Bảng 4.5. Phương pháp chế biến thức ăn trong chăn nuôi lợn............................................................38
Bảng 4.6. Tình hình dịch bệnh trong chăn nuôi lợn..............................................................................39
Bảng 4.7. Các hình thức xây dựng chuồng trại tại địa phương.............................................................40
Bảng 4.8. Vấn đề xử lí chất thải chăn nuôi lợn ở xã..............................................................................41


MỤC LỤC
MỤC LỤC................................................................................................................................................4
PHẦN 1. MỞ ĐẦU...................................................................................................................................1

1.1 Đặt vấn đề.........................................................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu..........................................................................................................1
1.3 Ý nghĩa của đề tài..............................................................................................................................2

2.1. Vai trò của chăn nuôi lợn.................................................................................................3
2.2. Tình hình chăn nuôi trên thế giới và trong nước hiện nay...............................................4
2.2.1. Tình hình chăn nuôi thế giới.........................................................................................4
2.3. Một số giống lợn chính nuôi tại Việt Nam....................................................................10
2.3.1. Lợn Móng Cái.............................................................................................................10
2.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến chăn nuôi lợn................................................................14
2.5. Đặc điểm tiêu hóa của lợn..............................................................................................18
2.6. Nhu cấu dinh dưỡng của lợn..........................................................................................21
2.7. Tình hình cơ bản của địa điểm nghiên cứu....................................................................25
PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................................31

3.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu..................................................................................31
3.2. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................................31
3.3. Nội dung nghiên cứu......................................................................................................31
3.5. Quản lý và xử lý số liệu.................................................................................................32



PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Từ lâu chăn nuôi đã được coi là một nghề chính của nông nghiệp, nông
thôn và lâu dài không thể thiếu được vì chăn nuôi cung cấp thực phẩm trực tiếp
cho gia đình và toàn xã hội đồng thời hỗ trợ phát triển trồng trọt.
Hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đang từng bước hội nhập mạnh mẽ với nền
kinh tế thế giới,chăn nuôi lợn ở nước ta cũng đang được chú trọng, sự phát triển
của nền kinh tế sản xuất hàng hóa càng tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy sự phát
triển chăn nuôi lợn ở hộ gia đình. Mặt khác, với lợi thế so sánh về điều kiện tự
nhiên, xã hội chăn nuôi lợn đang khẳng định cơ cấu chăn nuôi, tận dụng lao
động nông thôn ở mọi lứa tuổi, tiết kiệm, tích lũy vốn góp phần nâng cao thu
nhập cho nông dân, tạo ra sự cân bằng sinh thái nông nghiệp - nông thôn. Phát
triển chăn nuôi lợn là một tất yếu khách quan, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của
toàn xã hội. Phát triển chăn nuôi lợn ở các hộ gia đình góp phần đẩy mạnh quá
trình thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Chăn nuôi hiện nay hội tụ các ưu thế của kinh nghiệm truyền thống, tiến bộ
kỹ thuật, cơ chế thị trường, tiếp tục cải tiến về giống, kỹ thuật chăn nuôi theo
phương thức công nghiệp, sử dụng thức ăn công nghiệp. Những năm gần đây
chăn nuôi lợn đã đạt được những tiến bộ đáng kể về cải tiến con giống, chuồng
trại, thức ăn, thú y. Quy mô chăn nuôi ở nông hộ ngày càng tăng về số lượng,
chủng loại và chất lượng, sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao, khẳng định xu
hướng tăng thu nhập và làm giàu cho hộ nông dân từ chăn nuôi.
Tuy nhiên chăn nuôi lợn ở xã Ngư Thủy Nam cũng như nhiều địa phương
khác đang gặp phải nhiều vấn đề khó khăn chưa được giải quyết. Chính vì vậy,
việc điều tra đánh giá thực trạng và đưa ra giải pháp cho các hộ chăn nuôi lợn để
giải quyết những vấn đề khó khăn có ý nghĩa thiết thực. Xuất phát từ những lí do
trên tôi tiến hành tìm hiểu đề tài: “Thực trạng và giải pháp phát triển chăn
nuôi lợn tại xã Ngư Thủy Nam, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình”.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá tình hình chăn nuôi lợn của các nông hộ trên địa bàn xã Ngư
Thủy Nam, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.
- Đề xuất một số giải pháp khắc phục khó khăn và thúc đẩy phát triển chăn
nuôi lợn tại xã Ngư Thủy Nam, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.

1


1.3 Ý nghĩa của đề tài
- Đề tài được thực hiện nhằm giúp tôi vận dụng những kiến thức lý thuyết
đã học vào thực tế bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu.
- Đây cũng là cơ hội cho tôi đưa ra những kiến nghị giải pháp phát triển
cho chăn nuôi lợn tại xã Ngư Thuỷ Nam.

2


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1. Vai trò của chăn nuôi lợn
Chăn nuôi lợn có vai trò quan trọng trong đời sống và sản xuất của con
người. Trước hết, chăn nuôi lợn cung cấp thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao
cho con người. Khi kinh tế xã hội ngày càng phát triển mức sống của con người
ngày càng cao thì một yêu cầu về một lượng thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao,
chất lượng càng lớn. Phát triển chăn nuôi lợn sẽ đóng góp một phần quan trọng
trong yêu cầu trên. Thịt lợn là loại thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao, có giá
thành hợp lí so với thịt các loại gia súc, gia cầm khác, phù hợp với túi tiền đa số
người lao động hiện nay. Thịt lợn bổ sung nguồn đạm vào chế độ ăn hằng ngày,
và làm giảm bớt tình trạng suy dinh dưỡng của con người. Thịt lợn là nguồn
thực phẩm của hầu khắp các nước trên thế giới, đặc biệt là ở nước ta thịt lợn

chiếm tới 80% nhu cầu về thịt của con người. Trong đó, 1 gam thịt heo nạc cung
cấp 367Kcal năng lượng và 0,22g protein.
Thứ hai, chăn nuôi lợn cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
Hiện nay thịt lợn là nguyên liệu chính cho công nghiệp chế biến thịt xông khói,
thịt hộp, thịt xay, các món ăn truyền thống của người Việt Nam như giò nạc, giò
mỡ cũng được làm từ thịt lợn.
Bên cạnh đó, chăn nuôi lợn cũng cung cấp phân bón cho cây trồng. Phân
lợn là một trong những loại phân hữu cơ tốt, có thể cải tạo và nâng cao độ phì
của đất, đặc biệt là đất nông nghiệp. Một con lợn thịt trong một ngày đêm có thể
thải 2,5-4kg phân, ngoài ra còn nước tiểu chứa hàm luợng Nitơ và Phốt pho rất
cao (Nguyễn Quang Linh, 2005). Sử dụng phân hữu cơ rẻ tiền, ít độc hại, giảm
được ô nhiễm môi trường và rất phù hợp với nông dân, đặc biệt là nông dân
nghèo.
Bảng 2.1. Tỷ lệ NPK và tổng lượng NPK mà một con lợn cung cấp trong một năm.
Chỉ tiêu

Đơn vị

Số lượng

Tỷ lệ NPK

%

2,452

Tổng NPK/năm

Kg


44

(Nguồn: Nguyễn Xuân Bả, 2005)
Quan trọng không kém các vai trò trên, chăn nuôi lợn còn góp phần giữ
vững cân bằng sinh thái giữa cây trồng, vật nuôi và con người. Trong các nghiên
cứu về môi trường nông nghiệp, lợn là loại vật nuôi quan trọng và là một thành
3


phần không thể thiếu được của hệ sinh thái nông nghiệp. Chăn nuôi lợn có thể
tạo ra các giống lợn nuôi làm cảnh hay các giống lợn nuôi trong nhà góp phần
làm tăng thêm đa dạng sinh thái tự nhiên (Nguyễn Quang Linh, 2005).
Đồng thời, chăn nuôi lợn có thể tạo ra nguồn nguyên liệu cho y học.
Trong công nghệ sinh học, y học nghiên cứu trên lợn đã có kết quả nhân bản gen
để phục vụ cho mục đích nâng cao sức khỏe cho con người.
Một vai trò không thể không nhắc đến là chăn nuôi lợn góp phần phát
triển kinh tế hộ gia đình. Đối với các nước phát triển chăn nuôi lợn chủ yếu theo
hướng công nghiệp, lợn nuôi tập trung ở trong các trang trại lớn với trình độ kỹ
thuật chuyên môn hóa cao. Nhưng đối với các nước đang phát triển thì chăn
nuôi lợn phân tán theo hộ gia đình, chăn nuôi tận dụng là chủ yếu. Ở nước ta
chăn nuôi lợn chủ yếu là theo phương thức thứ hai, chăn nuôi tận dụng, nhỏ lẻ,
trình độ, kỹ thuật chuyên môn hóa còn thấp. Ngoài cung cấp một lượng phân
bón tốt cho trồng trọt, làm giảm chi phí đầu vào, tăng năng suất cây trồng. Chăn
nuôi lợn góp phần sử dụng nguồn lao động nhàn rỗi dồi dào ở nông hộ. Tận
dụng các loại thức ăn thừa hàng ngày của con người, tận dụng được các phụ phế
phẩm trong nông hộ. Chăn nuôi lợn đã giúp người nông dân có thêm thu nhập,
chi tiêu nhiều việc trong gia đình. Thông qua chăn nuôi lợn người nông dân sẽ
tận dụng được những thời gian rỗi của mình, vì chăn nuôi lợn theo kiểu nông hộ
cũng không đòi hỏi nhiều thời gian, đây là hình thức lấy công làm lãi rất tốt. Đối
với những hộ nông dân nghèo thì chăn nuôi lợn là nguồn tiết kiệm hữu ích, với

những hộ giàu, khá thì chăn nuôi lợn sẽ giúp phát triển kinh tế một cách vững
chắc.
Lợn cũng còn là vật nuôi được coi như biểu tượng may mắn cho người Á
Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng trong các hoạt động tín ngưỡng,
cúng bái….
2.2. Tình hình chăn nuôi trên thế giới và trong nước hiện nay
2.2.1. Tình hình chăn nuôi thế giới
Về số lượng vật nuôi, theo số liệu thống kê của Tổ chức Nông lương thế
giới (FAO) năm 2014, số lượng đầu gia súc và gia cầm chính của thế giới như
sau: Tổng đàn trâu 195,1 triệu con và trâu phân bố chủ yếu ở các nước Châu Á,
tổng đàn bò 1.482,1 triệu con, dê 1.006,8 triệu con, cừu 1.209,9 triệu con, lợn
986,6 triệu con, gà 21.321,8 triệu con và tổng đàn vịt là 1.132,8 triệu con... Tốc
độ tăng về số lượng vật nuôi hàng năm của thế giới trong thời gian vừa qua
thường chỉ đạt trên dưới 1% năm.
4


Về số lượng vật nuôi của Châu Á, theo số liệu thống kê của FAO năm
2014 tổng đàn trâu của Châu Á là 189,4 triệu con chiếm 97,1% trâu của thế giới,
tổng đàn bò 498,5 triệu con, dê 586 triệu con, cừu 549,6 triệu con, ngựa 14,3
triệu con, lợn 590,9 triệu con, gà 11.738,2 triệu con và vịt 986,6 triệu con.
Bảng 2.2. Các nước có số lượng lợn nhiều nhất thế giới
STT

Tên nước

Đơn vị

Số lượng


1

Trung Quốc

Con

480.093.253

2

Mỹ

Con

67.726.000

3

Brazin

Con

37.929.357

4

Germany

Con


28.338.990

5

Việt Nam

Con

26.761.600

6

Spain

Con

26.567.600

7

Russian Federation

Con

19.081.411

8

Mexico


Con

16.098.680

9

Pháp

Con

13.322.897

10

Nhật Bản

Con

9.537.000

(Theo số liệu thống kê của FAO năm 2014)
Về phương thức chăn nuôi, hiện nay các nước trên thế giới vẫn có ba hình
thức chăn nuôi cơ bản đó là chăn nuôi quy mô công nghiệp thâm canh công
nghệ cao, chăn nuôi trang trại bán thâm canh, chăn nuôi nông hộ quy mô nhỏ và
quảng canh.
Phương thức chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô lớn thâm canh sản xuất
hàng hóa chất lượng cao chủ yếu ở các nước phát triển ở Châu Âu, Châu Mỹ,
Châu Úc và một số nước ở Châu Á, Phi và Mỹ La tinh. Chăn nuôi công nghiệp
thâm canh các công nghệ cao về cơ giới và tin học được áp dụng trong chuồng
trại, cho ăn, vệ sinh, thu hoạch sản phẩm, xử lý môi trường và quản lý đàn. Các

công nghệ sinh học và công nghệ sinh sản được áp dụng trong chăn nuôi như
nhân giống, lai tạo nâng cao khả năng sinh sản và điều khiển giới tính.
Chăn nuôi bán thâm canh và quảng canh gia súc gia cầm tại phần lớn các
nước đang phát triển ở Châu Á, Châu Phi, Mỹ La Tinh và các nước Trung Đông.
Trong chăn nuôi quảng canh, tận dụng, dựa vào thiên nhiên sản phẩm chăn nuôi
năng suất thấp nhưng được thị trường xem như là một phần của chăn nuôi hữu cơ.

5


Chăn nuôi hữu cơ, chăn nuôi sạch đang được thực hiện ở một số nước
phát triển, sản phẩm chăn nuôi được người tiêu dùng ưu chuộng. Xu hướng chăn
nuôi gắn liền với tự nhiên đang được đặt ra cho thế kỷ XXI không chăn nuôi gà
công nghiệp trên lồng tầng và không chăn nuôi heo trên nền xi măng. Tuy nhiên
chăn nuôi hữu cơ năng suất thấp, giá thành sản phẩm chăn nuôi cao thường là
mâu thuẫn với chăn nuôi công nghiệp quy mô lớn do đó đang là thách thức của
nhân loại trong mở rộng quy mô và phổ cập chăn nuôi hữu cơ.
Về xu hướng của thị trường sản phẩm chăn nuôi, theo FAO, nhu cầu về
sản phẩm chăn nuôi như thịt, trứng, sữa của toàn cầu tăng lên hàng năm do dân
số tăng và thu nhập tăng, mức sống tăng cao. Sản phẩm chăn nuôi chủ yếu của
thế giới là thịt, trứng và sữa. Trong giai đoạn từ năm 2008-2010 sản lượng thịt
đều tăng theo hàng năm, trong đó thịt bò, thịt lợn và gia cầm chiếm vị trí quan
trọng nhất về số lượng.
Bảng 2.3. Sản lượng thịt thế giới giai đoạn 2008-2010
Năm

Thịt bò & bê

Thịt lợn


Thịt gia cầm

Thịt cừu

2008

65.180,10

102.970,32

92.105,36

12.485,48

2009

65.080.44

105.087,56

92.629,62

12.583,47

2010

65.241,72

108.313,91


95,027,61

12.748,74

(Nguồn Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế 2010)
Với tổng sản lượng sữa trên 696 triệu tấn/năm, sữa bò chiếm 80% tổng
sản lượng sữa sau đó là sữa dê 15% và các loại sữa khác 5%. Với dân số thế giới
trên 6,7 tỉ người như hiện nay thì bình quân đầu người hàng năm là 102,7 kg
sữa. Trong khi đó tổng lượng sữa tiêu thụ cũng như mức tiêu thụ sữa/người của
các nước đang phát triển không ngừng tăng lên. Sản lượng sữa sản xuất trên toàn
thế giới tăng bình quân hàng năm là 1,4%, riêng các nước đang phát triển ở châu
Á là 6,6%. Một số nước như Trung quốc, Thái Lan, Hàn Quốc có tốc độ tăng
sản lượng sữa hàng năm tới 10% trong những năm gần đây. Tuy nhiên các nước
châu Á vẫn chưa sản xuất đủ sữa cho nhu cầu tiêu thụ trong mỗi nước. Một
thống kê cho thấy, chỉ trong năm 2012, Sản lượng sữa bò thế giới ước đạt
461,382 triệu tấn, tăng 2,6% so với năm 2011. Tại nhiều quốc gia trên thế giới
sữa dê, sữa cừu …cũng được sử dụng cùng với sữa bò, với sản lượng năm 2012
vào khoảng 32,320 triệu tấn, chiếm 6,5% tổng khối lượng sữa tươi thế giới.
Lượng sữa tươi này sẽ góp phần tăng sản lượng các sản phẩm sữa. Sản xuất sữa
thế giới trong năm 2012 tiếp tục tăng trưởng mạnh, đặc biệt là ở khu vực châu
Á, châu Úc và Nam Mỹ và trong năm này sẽ tăng khoảng 2,6% - 2,7% so với
6


năm 2011, chủ yếu là ở châu Á. Tại Ấn Độ - quốc gia sản xuất sữa lớn nhất thế
giới, mùa vụ 2011/2012 sản lượng sữa được tăng thêm 5,2 triệu tấn và ước đạt
127 triệu tấn trong năm 2012. Sản lượng sữa cũng như nhu cầu tiêu dùng cũng
sẽ có xu hướng gia tăng ở một số nước khác ở khu vực châu Á như Trung Quốc,
Pakistan và Thổ Nhĩ Kỳ. Nền nông nghiệp Israel nổi tiếng với chăn nuôi bò sữa
cho năng suất cao nhất Thế giới, đạt 12.000 lít/con/năm, trong khi đó ở New

Zealand là 4.000 lít, ở Hà Lan 8.000 lít và ở Mỹ là 9.000 lít. Chất lượng sữa
cũng vào loại tốt nhất, lượng đạm và lượng mỡ cao hơn hẳn các loại sữa ở các
quốc gia khác.
Dự báo về chăn nuôi Châu Á nói riêng và chăn nuôi thế giới nói chung
báo sẽ tiếp tục phát triển và tăng trưởng nhanh trong thời gian tới không chỉ về
số lượng vật nuôi mà còn về chất lượng sản phẩm chăn nuôi để đáp ứng nhu cầu
ngày càng cao của người tiêu dùng và tăng dân số trên trái đất. Vấn đề vệ sinh
an toàn thực phẩm và kiểm soát chất lượng sản phẩm trong chăn nuôi sẽ được
toàn xã hội quan tâm hơn nữa từ trang trại đến bàn ăn. Quản lý, kiểm soát chất
thải vật nuôi để bảo vệ môi trường chăn nuôi và môi trường sống cho con người
là vấn để không phải chỉ ở phạm vi quốc gia mà trên toàn cầu. Một vấn đề khác
đang đặt ra là phát triển chăn nuôi phải thích ứng với vấn đề biến đổi khí hậu do
sự ấm lên của trái đất đang là thách thức cho nhiều quốc gia có nhiều nguy cơ
nhất trong đó có Việt Nam.
2.2.2. Tình hình chăn nuôi lợn ở nước ta
Lịch sử cho thấy nghề chăn nuôi lợn và nghề trồng lúa nước gắn liền với
nhau và phát triển theo văn hóa Việt, đóng vai trò quan trọng trong việc phát
triển ngành chăn nuôi của Việt Nam. Hầu hết các vùng trên cả nước ta đều phát
triển loại hình chăn nuôi lợn. Thịt lợn vẫn là loại thịt được ưa chuộng hơn các
loại thịt của những gia súc khác như: trâu, bò, gà...
Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi Việt Nam đã phát triển đáng kể, từ
năm 1990 đến 2015 ngành chăn nuôi có hướng phát triển tương đối ổn định với
tốc độ tăng trưởng bình quân đạt đến 5,27% /năm.

7


Bảng 2.4. Số lượng gia súc qua các năm 2012-2015
Tổng số


Đơn vị
tính

Trâu

Con

2.627.813

2.559.539

2.521.609

2.523.660



Con

5.194.178

5.156.727

5.234.298

5.367.078

Lợn

Con


26.493.922,3

26.264.408. 26.761.576,8
5

27.751.010

Gia cầm

1000 con

Ngựa

1/10/2012

1/10/2013

1/10/2014

1/10/2015

308.460,6

317.696,1

327.696,5

341.906


Con

83.760

79.016

66.293,6

62.559



Con

1.343.642

1.394.608

1.600.274,6

1.777.644

Cừu

Con

71.643

98.579


107.603

(Nguồn Tổng cục thống kê 3/2016)
Theo tổng cục thống kê(TCTK), trong 4 năm (2012-2015) tốc độ tăng
trưởng hằng năm của các loại gia súc duy trì ở mức tương đối cao, tổng đàn trâu,
bò, ngựa, dê, cừu và gia cầm khá ổn định về số lượng, còn ngựa có xu hướng
giảm. Riêng về lợn, qua bảng 2.4 ta thấy từ năm 2012-2013 tổng số lượng đàn
lợn giảm xuống từ 26,5 triệu con xuống còn 26,23 triệu con, nguyên dân do giá
các loại thức ăn chăn nuôi liên tục tăng cao, trong khi giá gia súc, gia cầm giảm
mạnh đã làm cho người chăn nuôi gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, tình hình
dịch bệnh trên gia súc, gia cầm đáng chú ý là dịch lợn tai xanh và tiêu chảy cấp
ở lợn con diễn biến phức tạp đã làm cho nhiều gia trại, trang trại phải giảm đàn
hoặc tạm ngừng chăn nuôi để hạn chế thua lỗ. Theo kết quả điều tra chăn nuôi
tại thời điểm 1/10/2014 của tổng cục thống kê, đàn heo đạt gần 26,8 triệu con
tăng 2,17% so với năm 2013 chủ yếu là do dịch bệnh được khống chế, thức ăn
chăn nuôi khá ổn định. Năm 2015 chăn nuôi lợn cả nước tăng 2,5-3% so với
năm 2014. Chăn nuôi lợn phát triển khá ổn định do dịch lợn tai xanh không xảy
ra và giá bán lợn hơi vẫn ở mức có lợi cho người chăn nuôi.
Chăn nuôi lấy thịt là hình thức phổ biến nhất ở nước ta. Tổng sản lượng
thịt năm 2015 đạt 4,8 triệu tấn các loại, trong đó thịt lợn chiếm tới 72,67%. Hơn
90% thịt lợn và trên 60% thịt gia cầm sản xuất ở các nông hộ được tiêu thụ trên
thị trường nội địa.

8


Bảng 2.5. Sản phẩm chăn nuôi giai đoạn 2010 – 2015
TT

Sản phẩm


Sản lượng thịt hơi, trứng, sữa

Đơn vị
2010

2011

2012

2013

2014

2015

I Thịt hơi các loại 1,000 tấn 4,036.9 4,331.6 4,289.8 4,354.4 4,625.1 4.806,6
1

2

Thịt lợn

1,000 tấn 3,036

3,200

3,160 3,217.9 3,351.1 3.491,6

Tỷ lệ %


75.52

74.18

73,99

73.90

72.46

72.67

621

708

729

747.0

875.0

908.1

15.38

16.34

16.99


17.16

18.92

18.89

363

406

382

370.8

378.6

385.1

8.99

9.37

8.90

8.52

8.19

8.01


1,000 tấn 16.91

17.60

18.78

18.71

20.38

21.84

0.42

0.41

0.44

0.43

0.44

0.45

6.3

7.0

7.3


7.8

8.2

8.9

360.0

381.7

456.4

549.5

723.2

Thịt gia cầm

1,000 tấn

Tỷ lệ %
3

Thịt trâu, bò 1,000 tấn
Tỷ lệ %

4

Thịt dê, cừu

Tỷ lệ %

II Trứng gia cầm Tỷ quả
III

Sữa tươi

1,000 tấn 306.7

(Nguồn Cục chăn nuôi 3/2016)
• Tuy nhiên, ngành chăn nuôi lợn Việt Nam vẫn tồn tại một số vấn đề.
- Thứ nhất, quy mô trang trại quá nhỏ. Xu hướng phát triển các trang trại
lợn công nghiệp quy mô lớn là lực lượng xuất khẩu chính. Số lượng các trang
trại này tăng mạnh từ năm 1996 đến nay. Năm 2014 cả nước có khoảng 10.044
trang trại chăn nuôi. Mặc dù vậy, tỉ lệ trang trại chăn nuôi còn nhỏ, chiếm tỉ lệ
khá cao trong tổng số trang trại các loại của cả nước và phần lớn trang trại tập
trung ở vùng Đông Nam Bộ. Tỉ lệ nông dân nuôi trên 11 con lợn chiếm chưa
đến 2%. Phần lớn nông dân chỉ nuôi dưới 3 con lợn.
• Thứ hai, năng suất nuôi lấy thịt của Việt Nam còn tương đối thấp và tăng
chậm trong vòng 10 năm trở lại đây (2004-2014). Tốc độ tăng trưởng bình quân
của sản lượng thịt tính trên đầu con chỉ đạt 7,7 %/năm. Đây là tỷ lệ áp dụng giống
cải tiến thấp và chăn nuôi tận dụng (sử dụng thức ăn thừa, thức ăn xanh, nguyên
liệu thô).
Bên cạnh đó, chất lượng thịt của Việt Nam còn thấp, biểu hiện ở tỉ lệ mỡ
cao, bệnh dịch thường xuyên xảy ra nhất là đại dịch tai xanh ở lợn .
9


Tuy nhiên trong thời gian gần đây, sản lượng thịt hơi, trứng, sữa đã có dấu
hiệu tăng trưởng, thành quả đó nhờ sự tổ chức, quản lý, chú trọng đầu tư phát

triển chăn nuôi, chuyển giao các tiến bộ kĩ thuật như giống, thức ăn, thú y.
2.3. Một số giống lợn chính nuôi tại Việt Nam
2.3.1. Lợn Móng Cái

- Nguồn gốc, xuất xứ: Tổ tiên của loài Lợn Móng Cái cũng là một loại lợn
rừng. Xuất xứ từ những con lợn rừng nhiệt đới Châu Á, được người dân địa
phương đưa về thuần hoá và nuôi tại nhà, từ 150 năm trước đây. Nguồn gốc ở
các huyện: Đầm hà, Hà cối, Tiên yên( thuộc tỉnh Quảng ninh). Hiện nay được
nuôi nhiều ở các vùng Quảng ninh, Hải phòng, các tỉnh miền trung từ Nghệ An
đến Quảng ngãi.
Lợn Móng Cái có 3 loại: xương to, xương nhỡ và xương nhỏ. Những con
xương càng nhỏ thì thịt càng thơm ngon. Thịt thơm ngon, dễ nuôi, đẻ mắn, thân
thiện với con người, chịu được kham khổ,chống đỡ bệnh tật tốt là những đặc
điểm của lợn Móng Cái. Chỉ có điều lợn nuôi lâu lớn, về sau không được người
dân chuộng nuôi vì năng suất kém mà mất dần vị thế trong bữa ăn, chỉ được biết
đến như một loại thực phẩm thịt lợn rất thơm ngon, mềm dẻo vượt trội so với
những loại thịt lợn khác. Lợn Móng Cái có hướng sản xuất chung là hướng mỡ,
tầm vóc trung bình, có số vú từ 12 vú trở lên, thể chất yếu.
- Phân bố: Các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, sau đó lan ra miền Trung và phía Nam.
- Ngoại hình: Màu sắc lông da trắng, lưng và mông có khoang đen yên
ngựa, da mỏng mịn, lông thưa và thô. Đầu to, miệng nhỏ dài, tai nhỏ và nhọn, có
nếp nhăn to và ngắn ở miệng. Cổ to và ngắn, ngực nở và sâu, lưng dài và hơi võng,
bụng hơi xệ, mông rộng và xuôi. Bốn chân tương đối cao thẳng, móng xoè.
10


- Khả năng sản xuất
+ Tốc độ tăng trưởng: Lợn tăng trưởng tương đối nhanh. Lợn con lúc sơ
sinh có trọng lượng là 0,5-0,6 kg cai sữa 2 tháng tuổi thường từ 5,5-7 kg. 10
tháng tuổi lợn cái thường đạt 30-40 kg, lợn thịt thường đạt 50-60kg. Tăng trọng

trung bình 3-10 kg/tháng
+ Khả năng sinh sản: Lợn thành thục về tính tương đối sớm. Lợn đực
thường 2 tháng tuổi đã có thể thành thục về tính, 3 tháng tuổi có thể phối tinh
làm cho con cái có chửa. Lợn nái 3 tháng tuổi đã xuất hiện chu kì động dục đầu
tiên, Chu kì động dục trung bình là 21 ngày, thời gian kéo dài động dục 3-4
ngày, tuổi phối giống đầu tiên thường từ 6-8 tháng tuổi, trọng lượng khi phối đạt
khoảng 30 kg trở lên. Số con đẻ ra/lứa trung bình 10 con, 1,8-2 lứa/năm.
2.3.2. Lợn Yorkshire (Y)

- Nguồn gốc xuất xứ: Là giống lợn được tạo ra từ nước Anh vào những
năm 1852. Lợn có 3 loại hình: đại bạch, trung bạch và tiểu bạch.
- Phân bố: Lợn được nuôi nhiều ở vùng Đông Bắc nước Anh, nhân dân ở
đây có tập quán nuôi lợn chăn thả trên đồng cỏ. Sau đó, lợn được cải tiến thành
nhiều nhóm khác nhau.
- Đặc điểm ngoại hình: Toàn thân có màu trắng, lông có ánh vàng, đầu
nhỏ, dài, tai to dài hơi hướng về phía trước, thân dài, lưng hơi vồng lên, chân
cao khỏe và vận đông tốt, chắc chắn, tầm vóc lớn.
- Khả năng sản xuất:
+ Sinh trưởng phát dục: Trọng lượng sơ sinh trung bình 1 - 1,2 kg, lợn
trưởng thành đạt 350 - 380 kg, dài thân 170 - 185 cm, vòng ngực 165 - 185 cm.
Con cái có cân nặng 250 - 280 kg, lợn thuộc giống lợn cho nhiều nạc.
11


+ Khả năng sinh sản: Lợn cái đẻ trung bình 10 - 12 con/lứa. Có lứa đạt 17
-18 con, cai sữa 60 ngày tuổi đạt 16 - 20 kg/con.
- Hướng sử dụng: Lợn Yorkshire là giống lợn phổ biến nhất trên thế giới.
Ở nước ta lợn Yorkshire nhập vào từ những năm 1920 ở miền Nam. Đến năm
1964 lợn được nhập ở miền Bắc thông qua Liên Xô. Sau đó lợn được nhập vào
nước ta qua nhiều con đường của nhà nước, công ty từ nhiều dòng khác

nhau.Giống lợn này là một trong những giống nước ta đang chọn cho chương
trình nạc hóa đàn lợn.
2.3.3. Lợn Landrace (L)

Nguồn gốc xuất xứ: Lợn Landrace có nguồn gốc Đan Mạch được hình
thành vào khoảng 1924- 1925. Lợn Landrace được tạo thành bởi quá trình lai
tạo giữa giống lợn Youtland (Đức) với lợn Yorkshire (Anh), hình thành vào
khoảng năm 1924 - 1925, tại Đan Mạch. Được nuôi phổ biến ở các nước châu
Âu từ năm 1990.
- Phân bố: Giống lợn này chủ yếu nuôi ở Đan Mạch, sau 1990, lợn được
chọn lọc có năng suất cao và được nuôi nhiều ở nhiều nước châu Âu.
- Đặc điểm ngoại hình: Toàn thân có màu trắng tuyền, đầu nhỏ, dài, tai to
dài rủ kín mặt, cổ nhỏ và dài, lưng dài, vai, lưng, mông, đùi rất phát triển. Toàn
thân có dáng hình thoi nhọn giống như quả thủy lôi.
- Khả năng sản xuất: Lợn nái Landrace có khả năng sinh sản cao, mắn đẻ
và đẻ nhiều: Trung bình đạt 1,8 - 2 lứa/năm. mỗi lứa đẻ 10 - 12 con. Trọng
lượng sơ sinh của lợn con trung bình đạt 1,2 - 1,3 kg/con, trọng lượng cai sữa
đạt 12 - 15 kg/con. Sức tiết sữa 5 - 9 kg/ngày. Khả năng sinh trưởng của lợn thịt
rất tốt, tăng trọng 750- 800 g/ngày, ở 6 tháng tuổi có thể đạt 105 - 125 kg/con.
Lợn đực trưởng thành nặng 400 kg, lợn nái nặng 280 - 300 kg.

12


- Hướng sử dụng: Lợn Landrace được nhập vào Việt Nam năm 1970 từ
Cu Ba. Những năm sau 1990, lợn Landrace được nhập vào nước ta qua nhiều
con đường của nhà nước, công ty và từ nhiều dòng khác nhau như Landrace
Pháp, Bỉ, Anh, Úc....Giống lợn Landrace được chọn một trong những giống tốt
để thực hiện chương trình nạc hóa đàn lợn ở Việt Nam.
2.3.4. Lợn Duroc


- Nguồn gốc xuất xứ: Có nguồn gốc miền Đông, nước Mỹ và vùng Corn
Belt. Dòng Duroc được tạo ra ở vùng New York năm 1823, bởi Isaac Frink.
Giống lợn Duroc – Jersey có nguồn của hai dòng khác biệt Jersey Red của New
Jersey và Duroc của New York. Còn dòng lợn Jersey đỏ được tạo ra vào năm
1850 vùng New Jersey bởi Clark Pettit.
- Phân bố: Chủ yếu được nuôi ở vùng New Jersey và vùng New York,
nước Mỹ.
- Đặc điểm ngoại hình: Toàn thân có màu hung đỏ (thường gọi là lợn bò),
đầu to vừa phải, mõm dài, tai to và dài, cổ nhỏ và dài, mình dài, vai, lưng, mông,
đùi rất phát triển. Giống lợn Duroc là giống lợn tiêu biểu cho hướng nạc, có tầm
vóc trung bình so với giống lợn ngoại.
- Khả năng sản xuất: Lợn Duroc có khả năng sinh trưởng tương đối cao.
Trung bình đạt 1,7-1,8 lứa/năm. Mỗi lứa đẻ 9-11 con, Pss lợn con trung bình đạt
1,2-1,3 kg, Pcs 12-15 kg. Sức tiết sữa 5-8 kg/ngày. Khả năng sinh trưởng của
lợn tốt. Theo một số kết quả sản xuất ở Đài Loan và Thái Lan, cho rằng lợn
Duroc có nhiều ưu điểm: tăng trọng nhanh, tiêu tốn thức ăn thấp, tỷ lệ nạc cao
và chất lượng thịt tốt. Lợn có khả năng tăng trọng 750-800 g/ngày. Lợn Duroc
trưởng thành con đực nặng tới 370 kg, con cái 250-280 kg.
- Hướng sử dụng: Lợn Duroc được nuôi phổ biến ở nhiều nơi, đặc biệt
nuôi theo hướng nạc và sử dụng thịt nướng. Giống lợn này được nhập vào nước
ta vào khoảng năm 1956 ở miền Nam. Giống lợn Duroc được chọn một trong
13


những giống tốt để thực hiện chương trình nạc hóa đàn lợn ở Việt Nam. Tuy
nhiên nuôi lợn Duroc cần có chế đội dinh dưỡng cao và chăm sóc tốt mới đạt kết
quả cao.
2.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến chăn nuôi lợn
Quá trình sinh trưởng và phát triển của lợn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố:

T=G+E
Trong đó: T là các tính trạng của gia súc.
G là các yếu tố di truyền.
E là các yếu tố ngoại cảnh.
2.4.1. Con giống
Tăng trọng trung bình hằng ngày của các giống lợn bản xứ như Móng Cái
khoảng 300-350 gam/ngày, lợn ngoại nuôi tốt có thể đạt 700-750 gam/ngày.
Giống được coi là tiền đề của việc chăn nuôi, các giống khác nhau thì có năng
suất chất lượng thịt khác nhau.
Các giống lợn ngoại có tốc độ sinh trưởng, phát triển và có chất lượng thịt
tốt hơn các giống lợn nội. Đối với điều kiện chăn nuôi ở nước ta cần phải phối
hợp nhiều giống để con lai có năng suất cao và phẩm chất thịt tốt, đồng thời có
khả năng sử dụng nguồn thức ăn sẵn có của địa phương, có khả năng chống đỡ
bệnh tật cao.
Kết quả khảo sát một số giống lợn được thể hiện ở bảng 2.6
Bảng 2.6. Kết quả khảo sát ở một số giống lợn
P giết mổ

Tăng trọng

Tỷ lệ thịt xẻ

Tỷ lệ nạc

(Kg)

(g/ngày)

( %)


(%)

Đại bạch

95

650-750

75-82

38-42

Landrace

100

600-750

82-85

48-56

Móng Cái

85

300-350

70-71


30-32

Giống

(Nguồn: Lê Thanh Hải và CTV., 1999).
2.4.2. Giới tính
Lợn đực và lợn cái đều có ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất thịt.
Lợn cái đến tuổi thành thục về tính nếu không hoạn thì giảm khả năng tăng
trọng dẫn đến tiêu tốn thức ăn cao, còn lợn đực không thiến thì hoạt động sinh
14


dục dẫn đến tiêu tốn nhiều năng lượng làm giảm khả năng tăng trọng. Lợn đực
nên thiến lúc 13 ngày tuổi , lợn cái hoạn từ 3-4 tháng tuổi (hiện nay nếu chúng ta
nuôi lợn ngoại tăng trọng nhanh nên khi đạt trọng lượng xuất chuồng chưa phát
dục thì không cần phải hoạn).
Bảng 2.7. Ảnh hưởng của giới tính đến chất lượng thịt ( Cahill -1990)
Các chỉ tiêu thịt sẻ

Lợn có trọng lượng 45kg

Lợn có trọng lượng 95kg

Đối tượng lợn

Đực

Thiến

Cái


Đực

Thiến

Cái

Số lợn giết mổ

10

10

10

10

5

5

Chiều dài thân thịt
(cm)

61,0

60,5

60,8


73,5

70,8

73,0

Độ dày mỡ lưng (cm)

2,3

2,5

2,8

3,8

4,5

4,0

Tỷ lệ nạc (%)

40,6

39,8

40,2

40,2


36,2

39,5

Độ mềm thịt (a)

7,2

7,5

7,4

7,4

7,4

7,5

Mùi vị thơm ngon (b)

6,1

6,5

6,3

5,6

6,7


6,5

(a,b là hệ số đơn vị theo dõi lợn: 10 là rất tốt, 1 là rất kém)
2.4.3. Thời gian và chế độ nuôi.
* Ảnh hưởng của thời gian: Là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và
phẩm chất thịt:
- Thời gian nuôi dài có trọng lượng cao nhưng tiêu tốn nhiều thức ăn, tốn
nhiều công chăm sóc nuôi dưỡng, chi phí chuồng trại và các chi phí khác cao, hệ
số quay vòng thấp và chất lượng thịt kém (càng ngày lợn càng có xu hướng tích
lũy mỡ).
- Thời gian nuôi ngắn khắc phục được những nhược điểm trên nhưng đòi
hỏi phải tập trung đầu tư dinh dưỡng cao.
* Ảnh hưởng của dinh dưỡng:
Chế độ nuôi tốt, dinh dưỡng cao, lợn tăng trọng nhanh và tiêu tốn thức ăn
thấp, hiệu quả cao, chất lượng thịt tốt.
Đối với kiểu chăn nuôi nông hộ hiện nay thì chủ yếu là áp dụng kĩ thuật
nuôi lợn theo 3 giai đoạn 15-30kg; 30-60kg; 60 kg- xuất chuồng với đặc điểm
dinh dưỡng của từng giai đoạn như sau:
- Giai đoạn 1: 15-30kg

15


+ Giai đoạn này lợn con sau khi cai sữa tách mẹ sống độc lập tự thích
nghi với các điều kiện của môi trường sống mới.
+ Nên sử dụng thức ăn dễ tiêu hóa, có mùi vị thơm ngon và được chế biến
tốt. Không thay đổi khẩu phẩn ăn của lợn một cách đột ngột.
- Giai đoạn 2: 30-60kg
+ Đây là giai đoạn lợn lớn nhanh về trọng lượng và kích thước, thích vận
động nhiều và cũng là giai đoạn lợn có khả năng sử dụng thức ăn thô xanh tốt.

+ Do đây là giai đoạn lợn lớn nhanh về trọng lượng và kích thước nên cần
được cung cấp đầy đủ năng lượng và protein để lợn có khả năng tích lũy nhanh.
- Giai đoạn 2: 60kg- xuất chuồng
+Trong giai đoạn này lợn lớn nhanh, có khả năng tích lũy mỡ cao, ít vận
động và ngủ nhiều.
+ Do vậy cần phối hợp khẩu phần ăn có tỷ lệ thức ăn tinh cao mà chủ yếu
là tinh bột, 90% thức ăn tinh và 10% thức ăn thô xanh. Tỷ lệ protein trong khẩu
phần từ 13-15%.
Bảng 2.8. Ảnh hưởng của thức ăn đến năng xuất và chất lượng thịt
Các chỉ tiêu

Mức ăn hằng ngày
Thỏa mãn

Cho ăn có hạn chế
100%

85%

70%

Lượng thức ăn (kg)

3,28

2,61

2,11

1,8


Tăng trọng (g/ngày)

830

700

550

450

TTTA ( kg/kg P)

3,95

3,73

3,84

4,0

Độ dày mỡ lưng (cm)

37,1

3,73

3,61

3,28


Tỷ lệ nạc (%)

38,0

37,0

38,6

39,4

(Nguồn: Creer, 1996)
2.4.4. Thời tiết và khí hậu.
Khí hậu mát mẻ, nhiệt độ và độ ẩm thích hợp thì lợn ăn tốt, tỷ lệ tiêu hóa
cao, tích lũy cao, sinh trưởng và phát triển nhanh, năng xuất cao. Nóng quá lợn
ăn ít, khả năng tiêu hóa kém, giảm tăng trọng. Rét quá, lợn tiêu hao nhiều năng
lượng để chống rét, chi phí cao.
Bảng 2.9. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến năng suất và chất lượng thịt
16


Nhiệt độ môi
trường (oC)
Mức protein

15-16

31-32

20-17-14


16-13-10

20-17-14

16-13-10

DG

700

590

610

570

TCR

3,15

3,36

3,05

3,68

Tỷ lệ nạc (%)

51,4


49,8

51,9

49,2

Độ dày
lưng

3,8

4,1

3,8

4,0

mỡ

(Nguồn: Harman và Nhi, 1994)
Theo Herghman và Huygo, nhiệt độ 22 oC, độ ẩm 65% và tốc độ gió 7,610,6 m/phút là thích hợp cho sự phát triển của lợn thịt, tuy nhiên cần thiết có các
nghiên cứu xác định nhiệt độ và độ ẩm tối ưu cho chăn nuôi lợn ngoại ở điều
kiện khí hậu nước ta. Khi tốc độ gió cao và nhiệt độ không khí cao >37 oC thì
lợn thịt sinh trưởng phát triển chậm và thậm chí không tăng trọng.
2.4.5. Chuồng trại
Chuồng trại là nhân tố quan trọng có ảnh hưởng rất lớn đến chăn nuôi lợn.
Kinh nghiệm của một số công ty nước ngoài đang kinh doanh và sản xuất ở
nước ta và một số nước có điều kiện nhiệt độ cao như Thái Lan, Úc đều cho thấy
vai trò chuồng trại mang tính quyết định cho sản xuất chăn nuôi lợn.

* Vị trí.
Chọn nơi khô ráo và thoáng mát, dễ thoát nước, không ngập úng. Chuồng
trại phải ấm về mùa đông, mát về mùa hè, chống được cơn bão giông có thể hắt
nước vào chuồng.
* Hướng chuồng.
Chuồng lợn được xây dựng theo hướng Đông Nam là tốt nhất hoặc là mặt
trời chạy giữa chuồng. Tránh các luồng gió Đông Bắc và Tây Nam.
*Nền chuồng.
Phải cao hơn mặt đất khoảng 0,3 – 0,4m được lát gạch hay bê tông, có độ
dốc hợp lý (từ 0,2 – 0,3%), không gồ ghề, không thấm nước và bền chắc.
* Cống rãnh.

17


Việc thoát nước và phân ra ngoài chuồng là rất quan trọng, phải có đầy đủ
cống rãnh và có độ dốc 3 – 4%, chiều rộng của rãnh 0,25 – 0,3m, hệ thống cống
rãnh liên hoàn.
* Máng ăn, máng uống.
Máng ăn và máng uống phải thiết kế để việc cho ăn và cho uống được dễ
dàng, có phần ở ngoài và phần ở trong trơn nhẵn, dễ thoát nước, không cản trở
khi lợn vào ăn, lòng máng xây lượn, không có góc cạnh, kéo dài theo chiều dài
của chuồng và có lỗ thoát nước ở phía dưới.
* Mái chuồng.
Phải đảm bảo tránh hắt mưa vào chuồng, phải dài hơn từ bờ tường khoảng
0,6 – 0,8m, để mưa nắng không hắt vào trong chuồng. Khi thiết kế mái chuồng
phải đảm bảo chống nóng cho đàn gia súc trong mùa hè.
2.5. Đặc điểm tiêu hóa của lợn
2.5.1. Đặc điểm sinh lý của lợn
Đối với lợn đực giống, quá trình dị hóa chiếm ưu thế hơn so với đồng hóa

do con vật ưa hoạt động, thần kinh luôn hưng phấn và mổi lần giao phối lợn đực
mất di một lượng tinh dịch có giá trị dinh dưỡng rất lớn.
Đối với lợn thịt, sự phát triển của các tổ chức cơ bắp và hệ thống xương
tăng lên về khối lượng nhưng số lượng các loại xương thì ổn định từ lúc nhỏ đến
khi trưởng thành. Lợn càng lớn lượng nước càng giảm, lượng vật chất khô và
lượng mỡ càng tăng nhưng hàm lượng protein khá ổn đinh (chiếm 15% trọng
lượng cơ thể sống).
Đối với lợn nái, lợn nái hậu bị là loại lợn đang sinh trưởng đặc biệt là sinh
trưởng mạnh về hệ cơ, xương. Lợn đang trong giai đoạn phát triển và hoàn thiện
các chức năng bộ phận trong cơ thể. Chu kỳ động dục của lợn nái khoảng 19 –
21 ngày. Số ngày của chu kỳ biến đổi theo tuổi, khí hậu, nhiệt độ, chế độ dinh
dưỡng, chăm sóc quản lý. Một chu kỳ động dục gồm 4 giai đoạn: giai đoạn
trước động dục kéo dài 1 – 2 ngày. Giai đoạn động dục kéo dài 2 – 3 ngày và
trong giai đoạn này con cái có hoạt động sinh dục mạnh nhất do lượng
Oestrogen tiết ra cực đại. Giai đoạn sau động dục: bắt đầu khi kết thúc động dục
và kéo dài 3 – 4 ngày tiếp theo. Giai đoạn yên tĩnh kéo dài 12 – 13 ngày, thường
bắt đầu từ ngày thứ 4 sau khi trứng rụng và kết thúc khi thể vàng tiêu hủy. Cơ
quan sinh dục không có những biểu hiện về hành vi sinh dục. Giai đoạn có chữa
phương thức trao đổi chất đồng hóa chiếm ưu thế hơn so với dị hóa. Nhưng sang
18


giai đoạn nuôi con thì quá trình dị hóa chiếm ưu thế hơn đồng hóa. Cơ thể lợn
mẹ tiết sữa theo cơ chế thần kinh thể dịch, các chất dinh dưỡng tập trung cho tiết
sữa nuôi con nên cơ thể lợn mẹ thường gầy đi trong giai đoạn nuôi con.
Lợn là loài vật phát triển rất nhanh. Lợn con bú sữa có tốc độ sinh trưởng
phát dục nhanh nhưng không đều qua các giai đoạn. Tốc độ nhanh nhất là ở 21
ngày đầu, sau đó giảm xuống. Có sự giảm sút này do nhiều nguyên nhân nhưng
chủ yếu là do lượng sữa của lợn mẹ bắt đầu giảm và hàm lượng Hemoglobulin
trong máu của lợn con giảm. Tuy nhiên tốc độ phát triển nhanh hay chậm phụ

thuộc vào từng giai đoạn sinh trưởng, giống, thức ăn, chế độ chăm sóc nuôi
dưỡng và quản lí của người chăn nuôi.
Lợn con thời kỳ bú sữa có hình dạng như hình vuông, như vậy khi còn
trong bụng mẹ các chi phát triển rất nhanh. Gần đến giai đoạn cai sữa con vật
dài ra tức xương sống bắt đầu phát triển mạnh. Lúc này con vật có dạng dài hơn
cao, tốc độ phát triển của con vật phụ thuộc vào nhiều yếu tố tất nhiên có sự sai
khác giữa các giống. Sự phát triển của lợn con phụ thuộc rất nhiều vào đặc tính
di truyền không những của từng giống, từng các thể mà còn từng bộ phận tăng
trọng biểu thị qua hệ số di truyền (h 2). Giới tính cũng ảnh hưởng đến tốc độ tăng
trọng, con đực bao giờ cũng có tốc độ tăng trọng nhanh hơn con cái, khi lợn đực
đã thiến thì chủ yếu có sự thay đổi trong thành phần cơ thể nên con cái sẽ béo
hơn nhưng thịt nhão hơn con đực.
2.5.2. Đặc điểm tiêu hóa của lợn
Tiêu hóa và hấp thu là hai giai đoạn của quá trình trao đổi chất ở lợn, nó
thực hiện chức năng phân giải các chất dinh dưỡng trong thức ăn từ những hợp
chất phức tạp chuyển biến thành những chất đơn giản mà cơ thể động vật có thể
hấp thu được.
Đường tiêu hóa của lợn gồm 3 phần chính là miệng, dạ dày, ruột. Cơ quan
tiêu hóa của lợn con phát triển nhanh, đặc biệt ở giai đoạn đầu nhưng chưa hoàn
thiện.
Miệng: thức ăn ở miệng được cắt nghiền nhỏ bởi động tác nhai và thức ăn
trộn với nước bọt làm trơn để được nuốt trôi xuống dạ dày. Nước bọt chứa phần
lớn là nước( tới 99%) trong đó chứa enzym amylase có tác dụng tiêu hóa tinh
bột, tuy nhiên thức ăn trôi xuống dạ dày rất nhanh nên việc tiêu hóa tinh bột xảy
ra nhanh ở miệng, thực quản và tiếp tục ở dạ dày khi thức ăn chưa trộn với dịch
dạ dày. Độ pH của nước bọt khoảng 7,3.

19



Dạ dày: dạ dày của lợn trưởng thành có dung tích khoảng 8 lít, chức năng
như là nơi dự trữ và tiêu hóa thức ăn. Thành dạ dày tiết ra dịch dạ dày chứa chủ
yếu là nước với enzym pepsin và axit clohydric(HCl). Men pepsin chỉ hoạt đọng
trong môi trường axit và dịch dạ dày có độ pH khoảng 2. Pepsin giúp tiêu hóa
protein và sản phẩm là polypeptit va ít axit amin.
Ruột non: ruột non có độ dài khoảng 18-20 mét. Thức ăn sau khi được
tiêu hóa ở dạ dày chuyển xuống ruột non được trộn với dịch tiết ra từ tá tràng,
gan và tụy, thức ăn chủ yếu được tiêu hóa và hấp thụ ở ruột non với sự có mặt
của mật và dịch tuyến tụy. Mật được tiết ra từ gan chứa các túi mật và đổ vào tá
tràng bằng ống dẫn mật giúp cho việc tiêu hóa mỡ. Tuyến tụy tiết dịch tụy có
chứa men trypsin giúp cho việc tiêu hóa protein, men lipase giúp cho tiêu hóa
mỡ và men diastase giúp tiêu hóa carbohydrate. Ngoài ra ở phần dưới của ruột
non còn tiết ra các men maltase, saccharose và lactase để tiêu hóa carbohydrate.
Ruột non cũng là nơi hấp thụ các chất dinh dưỡng đã tiêu hóa được, nhờ hệ
thống lông nhung trên bề mặt ruột non mà bề mặt tiếp xúc và hấp thu chất dinh
dưỡng tăng lên đáng kể.
- Ruột già: ruột già chỉ tiết chất nhầy không chứa men tiêu hóa. Chỉ ở
manh tràng có sự hoạt động của vi sinh vật giúp tiêu hóa carbohydrate, tạo ra
các axit béo bay hơi, đồng thời vi sinh vật cũng tạo ra các vitamin K, B...
* Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hóa
- Yếu tố con giống: trong chăn nuôi lợn công nghiệp, con giống là yếu tố
rất quan trọng, cần chọn những đàn giống có thành tích sản xuất tốt như khỏe
mạnh, chống bệnh tốt, tăng trưởng nhanh, tỷ lệ nạc cao, hiệu quả chuyển hóa
thức ăn cao.
- Loại thức ăn: Các loại thức ăn khác nhau có ảnh hưởng khác nhau đến
tiết dịch tiêu hóa. Thức ăn nhiều nước sẽ làm giảm tiết nước bọt và dịch vị.
- Chế biến thức ăn: Thức ăn được chế biến khác nhau thì khả năng tiết
dịch vị tiêu hóa là khác như thức ăn rang thì dịch vị tiết nhiều hơn so với thức ăn
ngâm. Cho lợn ăn thức ăn sống thì dịch vị và dịch ruột cũng như hoạt lực cuả
enzim cao hơn thức ăn chín.

- Tỷ lệ các chất dinh dưỡng trong khẩu phần: Khi khẩu phần thức ăn kém
cân bằng sẽ gây ra hoạt động căng thẳng của cơ quan tiêu hóa từ đó dẫn đến
hiện tượng giảm đồng hóa thức ăn. Khi khẩu phần có lượng protein thấp lúc đó
sẽ làm giảm đồng hóa hoá thức ăn. Khẩu phần có lượng protein cao thì lượng
dịch được tiết ra càng nhiều để tăng cường tiêu hóa.
20


- Phương thức cho ăn: Cách cho ăn cũng ảnh hưởng đến sự tiêu hóa thông
qua lượng dịch tiêu hóa tiết ra bị thay đổi. Nếu cho lợn ăn nhiều bữa và cho ăn
khô sẽ làm tăng lượng dịch tiêu hóa.
-Dịch bệnh: là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến hoạt động
tiêu hóa thức ăn, lợn mắc bệnh, đặc biệt là bệnh gây còi ở lợn, sẽ làm cho lợn
tăng trọng ngày càng chậm, hiệu quả chuyển hóa thức ăn giảm, tiêu hóa giảm,
năng suất giảm sút.
Ngoài các yếu tố thức ăn đã trình bày trên thì các yếu tố về trạng thái sinh
lý, tuổi, thể trạng, điều kiện môi trường cũng ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hóa
của lợn.
2.6. Nhu cấu dinh dưỡng của lợn
2.6.1. Nhu cầu năng lượng
2.6.1.1. Các dạng năng lượng
- Năng lượng thô (GE) là năng lượng được giải phóng khi đốt cháy chất
béo, cacbohydrat, đạm có trong thức ăn.
- Năng lượng tiêu hóa (DE) là năng lượng được tiêu hóa trong tổng số
năng lượng đã cung cấp cho lợn sau khi trừ đi năng lượng thô bị đào thải qua
phân (FE):
- DE = GE – FE
- Năng lượng trao đổi (ME) được xác định bằng cách lấy năng lượng tiêu
hóa trừ đi năng lượng mất đi ở dạng khí và nước tiểu.
- Năng lượng thuần (NE) là hiệu số giữa năng lượng trao đổi và hệ số gia

nhiệt (NE = ME – HI). Nó là nguồn năng lượng con vật sử dụng cho nhu cầu
duy trì và sản xuất.
2.6.1.2. Nhu cầu dinh dưỡng của lợn con sau cai sữa
- Do dinh dưỡng nhận từ sữa mẹ ngày càng giảm nên lượng dinh dưỡng
mà lợn con nhận được từ thức ăn ngày càng tăng mới đãm bảo cho lợn con phát
triển bình thường. Theo Trần Thế Thông (1983) cho lợn con ăn 5 – 6 bữa trong
ngày thì có tốc độ tăng trọng cao hơn ăn 3 bữa/ngày. Vậy nên cho lợn con ăn
nhiều bữa trong ngày.
- Tỷ lệ thức ăn tinh thích hợp là 70 – 80% khẩu phần, tỷ lệ xơ 5 – 7%.
Cho lợn con uống nước tự do, có đầy đủ khoáng (Ca, P, NaCl...) và vitamim các
loại A, D, E...
21


×