Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Công tác xã hội đối với trẻ em lang thang từ thực tiễn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1004.95 KB, 96 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THANH TRÚC

CÔNG TÁC XÃ HỘI
ĐỐI VỚI TRẺ EM LANG THANG TỪ THỰC TIỄN
THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT, TỈNH BÌNH DƢƠNG
Chuyên ngành:Công tác xã hội
Mã số: 60.90.01.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. BÙI THỊ XUÂN MAI

HÀ NỘI - 2016


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực hiện đề tài nghiên cứu luận văn tốt nghiệp, bản thân tôi
cũng gặp một số khó khăn nhất định về thời gian, xử lý số liệu mẫu thống kê, kỹ
thuật phân tích số liệu, chọn mẫu nghiên cứu v.v... Tuy nhiên, tôi đã được sự
hướng dẫn, giúp đỡ tận tình, cũng như sự khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi
của thầy cô, bạn bè trong suốt quá trình nghiên cứu. Với tấm lòng biết ơn sâu sắc,
tôi xin bày tỏ lòng cám ơn chân thành đến thầy cô, bạn bè và gia đình đã hỗ trợ tôi
hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cám ơn PGS. TS. Bùi Thị Xuân Mai, đã hướng dẫn
nghiên cứu đề tài luận văn, giúp đỡ tôi trong quá trình viết và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cám ơn các thầy cô công tác tại Học viện Khoa học Xã


hội Việt Nam và Học viện xã hội Châu Á đã tạo điều kiện về thời gian cũng như hỗ
trợ các tài liệu học tập cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cám ơn đến Lãnh đạo cơ quan; các bạn đồng
nghiệp đã nhiệt tình hỗ trợ tôi trong quá trình học tập, thực hiện điều tra, thu thập
thông tin và xử lý số liệu.
Dù đã có nhiều cố gắng, song chắc chắn không thể tránh khỏi thiếu sót. Tôi
rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy giáo, cô giáo để luận văn của
tôi được hoàn chỉnh hơn./.
Bình Dương, tháng 6 năm 2016


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI TRẺ EM
LANG THANG ........................................................................................................11
1.1. Cách tiếp cận và các lý thuyết áp dụng trong nghiên cứu .............................11
1.2. Một số khái niệm công cụ liên quan đến đề tài nghiên cứu ..........................19
1.3. Một số lý luận về công tác xã hội với trẻ em lang thang ...............................29
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác xã hội đối với trẻ em lang thang ...........34
1.5. Tình hình về trẻ em lang thang và Pháp Luật và chính sách Pháp luật Việt
Nam có liên quan ......................................................................................................36
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI TRẺ EM LANG
THANG TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT, TỈNH BÌNH
DƢƠNG ....................................................................................................................40
2.1. Khái quát về tình hình địa lý, kinh tế, xã hội thành phố Thủ Dầu Một, Bình
Dương ........................................................................................................................40
2.2. Tình tình trẻ em lang thang tại Thủ Dầu Một ................................................42
2.3. Thực trạng công tác xã hội đối với trẻ em lang thang tại thành phố Thủ Dầu
Một, tỉnh Bình Dương ...............................................................................................51
Chƣơng 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHO VIỆC ĐẢM BẢO THỰC

HIỆN CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI TRẺ EM LANG THANG ....................63
3.1. Định hướng đảm bảo thực hiện công tác xã hội đối với trẻ em lang thang ...63
3.2. Giải pháp đảm bảo thực hiện công tác xã hội đối với trẻ em lang thang ......67
KẾT LUẬN ..............................................................................................................75
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................77
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BVCSTE

Bảo vệ chăm sóc trẻ em

BVCS&GDTE

Bảo vệ chăm sóc và Giáo dục trẻ em

CTXH

Công tác xã hội

LĐTB&XH

Lao động Thương binh và Xã hội

PVS

Phỏng vấn sâu


TELT

Trẻ em lang thang

TP TDM

Thành phố Thủ Dầu Một


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1: Quê quán của trẻ lang thang ....................................................................42
Biểu đồ 2: Người mà trẻ em lang thang hiện đang sống cùng ..................................43
Biểu đồ 3: Độ tuổi của trẻ lang thang .......................................................................44
Biểu đồ 4: Công việc kiếm sống của trẻ ...................................................................45
Biểu đồ 5: Thu nhập mỗi ngày của trẻ em lang thang ..............................................46
Biểu đồ 6: Chổ ở của trẻ lang thang ..........................................................................47
Biểu đồ 7: Mục đích sử dụng tiền hàng tháng của trẻ em lang thang .......................48
Biểu đồ 8: Tình trạng sức khỏe của các em ..............................................................49
Biểu đồ 9: Em từng bị dụ dỗ để thực hiện các việc sau ............................................50
Biểu đồ 10: Lúc em buồn/gặp phải những vấn đề khó khăn trong cuộc sống, em
thường chia sẻ với ai? ...............................................................................................52
Biểu đồ 11: Nếu được sự hỗ trợ em cần những hỗ trợ nào .......................................53
Biểu đồ 12: Nếu được tham gia vào nhóm giáo dục kỹ năng sống, thì em chọn nội
dung nào ....................................................................................................................59


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quá trình đô thị hóa mạnh mẽ mang lại nhiều bước phát triển về kinh tế, văn
hóa, xã hội, nhưng nó cũng nảy sinh các vấn đề xã hội ảnh hưởng đến mọi tầng lớp

trong xã hội trong đó có trẻ em. Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là trách nhiệm
của mọi gia đình và toàn xã hội. Cùng với sự phát triển của đất nước, nền kinh tế thị
trường phát triển. Quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đã đưa con người đến
với những tiến bộ về khoa học xã hội, giải quyết được những khó khăn trong cuộc
sống, bộ mặt người dân được cải thiện. Tuy nhiên, bên cạnh đó nó cũng có những
mặt trái đi đôi với sự phát triển như tình trạng dân di cư từ nông thôn ra thành thị, tệ
nạn xã hội, bất bình đẳng xã hội, và đặc biệt là khoảng cách giàu nghèo ngày càng
chênh lệch… mà trẻ em là đối tượng phải gánh chịu sự ảnh hưởng nặng nề nhất.
Việt Nam là quốc gia đầu tiên trong khu vực và quốc gia thứ hai trên thế giới tham
gia ký kết và phê chuẩn Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em, thể hiện sự cam kết
mạnh mẽ của nước ta với cộng đồng quốc tế về công tác chăm sóc, giáo dục và bảo
vệ trẻ em. Rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực này đã được ban
hành như: Bộ Luật Lao động, Luật Người khuyết tật, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo
dục trẻ em, Luật Nuôi con nuôi, Luật phòng chống mua bán người, Chương trình
hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2001-2010 và giai đoạn 2011-2020, Quyết
định số 32/2010/QĐ-TTg ngày 25/3/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề
án Phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010-2020… Các văn bản quy phạm
pháp luật này tạo thành hệ thống khuôn khổ pháp lý chăm sóc và bảo vệ trẻ em.
Hiện nay trẻ em lang thang là hiện tượng xã hội diễn ra khá phổ biến ở
những nước nghèo và chậm phát triển, trong đó có Việt Nam. Những năm gần đây
hiện tượng trẻ em đi lang thang ở nước ta đã trở thành một vấn đề xã hội khá bức
xúc và đáng quan tâm. TELT xuất hiện nhiều chủ yếu ở các tỉnh, thành phố lớn và
ngày càng phức tạp cả về số lượng, tính chất cũng như hình thức lang thang của trẻ.
Theo thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về TELT thì: năm 1996
cả nước có 14.596 em; năm 1997 có 16.263 em; năm 1998 có 19.024 em; năm 1999

1


có 23.000 em; năm 2000 lên đến khoảng 25.000 em. Vào thời điểm thống kê tháng

2 năm 2003 cả nước còn khoảng 21.000 TELT. Tháng 8 năm 2003 ủy ban Dân số,
Gia đình và Trẻ em điều tra tại 2 thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh số
TELT có mặt tại hai thành phố này có trên 10.000 em. Riêng thành phố Hồ Chí
Minh có trên 8 ngàn em và Hà Nội có gần 2000 em (số TELT được thống kê gồm
cả trẻ em là người của Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh). Số trẻ em này có tới trên
50% không đi cùng gia đình và khoảng 40% đi cùng gia đình, cùng người thân tạm
thời đến thành phố rồi lại về quê hương hoặc di chuyển đi nơi khác. Một số khác đi
cùng gia đình (di dân tự do) đến các vùng đô thị.
Cùng với Thành phố Hồ Chí Minh và Đồng Nai, Bình Dương là một trong ba
vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Đi cùng với sự phát triển về kinh tế, Bình
Dương cũng đang phải đối mặt với việc giải quyết các vấn đề xã hội, trong đó có
vấn đề trẻ em lang thang cơ nhỡ. Những TELT này chủ yếu đến từ các tỉnh lẻ về
thành phố kiếm sống bằng các hình thức như bán vé số, bán hàng rong, lượm ve
chai, ăn xin… Với nhiều nguyên nhân và lý do khác nhau, nhóm trẻ em này đã phải
rời bỏ gia đình đi lang thang kiếm sống, các em chịu nhiều thiệt thòi và mất đi hầu
hết các quyền cơ bản của mình. Bên cạnh đó cũng từ nhóm trẻ em này đã phát sinh
nhiều vấn đề nhức nhối trong xã hội như: lạm dụng trẻ em, lao động trẻ em, tệ nạn,
mại dâm, trộm cắp, buôn bán ma túy … nếu không được bảo vệ giúp đỡ từ phía gia
đình và xã hội các em rất dễ rơi vào hoàn cảnh sa sút, tồi tệ và là nguyên nhân gây
ra sự bất ổn trong xã hội.
Cho đến nay, đã có nhiều tài liệu viết về thực trạng TELT như chăm sóc trẻ
em, kỹ năng làm việc, tiếp cận với trẻ em lang thang của Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội ban hành nhưng phần lớn chỉ dùng làm tài liệu tập huấn chung cho
cấp cơ sở, chứ chưa có có đề tài nào nghiên cứu sâu về các hoạt động CTXH đối
với TELT, rất ít các công trình nghiên cứu về hoạt động CTXH với trẻ em lang
thang tại các tỉnh thành ở Việt Nam. Tại Bình Dương cũng chưa có một nghiên cứu
cụ thể nào về hoạt động này. Từ năm 2011 đến nay, trên địa bàn tỉnh Bình Dương

2



không có những Chương trình cũng như những đề tài nghiên cứu những vấn đề về
TELT nhằm đưa ra những giải pháp cụ thể hỗ trợ TELT.
Công tác xã hội là một ngành khoa học, một hoạt động chuyên môn bao gồm
hệ thống kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ và những quy định chuẩn mực đạo đức nghề
nghiệp khi thực hành loại ngành nghề này. Đối tượng tác động của CTXH là cá
nhân, gia đình, nhóm và cộng đồng, đặc biệt là nhóm người yếu thế trong xã hội
như trẻ em, phụ nữ, gia đình nghèo, người già, người khuyết tật, những người có
hoàn cảnh khó khăn nên khó hòa nhập xã hội và chức năng xã hội bị suy giảm.
Hướng trọng tâm của CTXH là tác động đến con người như một tổng thể, tác động
đến con người trong môi trường của họ. Với mục đích là hướng đến giúp đỡ cá
nhân, gia đình và cộng đồng phục hồi hay nâng cao năng lực để tăng cường chức
năng xã hội, tạo ra những thay đổi về vai trò, vị trí của cá nhân, gia đình, cộng đồng
từ đó giúp họ hòa nhập xã hội; mặt khác công tác xã hội thúc đẩy các điều kiện xã
hội để cá nhân, gia đình tiếp cận được với chính sách, nguồn lực xã hội nhằm đáp
ứng nhu cầu cơ bản nghề CTXH đang được Đảng và Nhà nước chú trọng phát
triển.Tuy nhiên, vì là lĩnh vực hoạt động khá mới mẽ ở Việt Nam cả về lý thuyết và
thực hành, mặc dù trên thực tế đã có giảng dạy về CTXH với trẻ em trong các
trường cao đẳng, đại học và các mô hình chăm sóc trẻ trong cộng đồng nhưng hoạt
hỗ trợ của CTXH cho các đối tượng yếu thế vẫn chưa thực sự chuyên nghiệp, trong
đó có việc hỗ trợ cho TELT.
Với mong muốn tìm hiểu vai trò của CTXH trong việc hỗ trợ cho trẻ em lang
thang, hiệu quả hoạt động CTXH hỗ trợ cho các em như thế nào và cần làm gì để
hoạt động này hiệu quả hơn nữa, tác giả quyết định chọn đề tài “Công tác xã hội
đối với trẻ em lang thang từ thực tiễn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình
Dƣơng” làm đề tài nghiên cứu.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Dương Kim Hồng và Kenichi Ohno (2005) trong nghiên cứu về “Trẻ đường
phố Việt Nam, những nguyên nhân truyền thống và những nguyên nhân mới, mối
quan hệ giữa các nguyên nhân này trong nền Kinh tế đang phát triển” diễn đàn


3


phát triển Việt Nam tháng 1-2005. Tác giả đã đưa ra nhiều nguyên nhân khác nhau
đưa đến tình trạng trẻ em đường phố, bao gồm nguyên nhân truyền thống: trẻ mồ
côi, trẻ có cha mẹ li dị và những nguyên nhân mới như về kinh tế. Trong bài viết
này, các tác giả đã điểm lại định nghĩa và phân loại trẻ đường phố các nghiên cứu
trước đây. Tình hình trẻ đường phố ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh cũng
được so sánh trong điều kiện thời gian thay đổi. Bài viết cũng nêu lên một cách
phân loại trẻ đường phố mới dựa trên tiêu chí nguyên nhân và hoàn cảnh. Trong đó,
nguyên nhân được phân thành gia đình tan vỡ, vấn đề nhận thức, và di cư kinh tế.
Hoàn cảnh được phân thành những đảm bảo hiện tại và đầu tư cho tương lai. Bài
viết cũng chỉ ra rằng những trẻ lang thang do nguyên nhân gia đình không hạnh
phúc là nhóm trẻ khó hỗ trợ nhất trong khi đó thì nhóm trẻ di cư kinh tế lại luôn
mong muốn được đi học và có một cuộc sống tốt hơn, những can thiệp trợ giúp trẻ
cũng cần phải điều chỉnh sao cho phù hợp với nhu cầu của từng nhóm trẻ.
Tác giả Vũ Dũng trong đề tài điều tra “Nghiên cứu sự thích ứng xã hội của
các nhóm xã hội yếu thế ở nước ta hiện nay 2011-2012” (năm 2012) cũng đã chỉ ra
rằng: Đa số trẻ em lang thang trong mẫu khảo sát cho thấy cuộc sống của các em
phụ thuộc vào sự giúp đỡ của gia đình, người thân và các tổ chức nhân đạo, cũng
như phụ thuộc vào sự may rủi trong cuộc sống; đa số các em thiếu niềm tin vào bản
thân, nghị lực và ý chí trong các quyết định của cuộc sống. Khi các em chưa tự tin
thì sự thích ứng với cuộc sống cũng gặp rất nhiều khó khăn. Nghiên cứu cũng chỉ ra
rằng có sự khác biệt khá rõ giữa các nhóm trẻ có đi làm và nhóm trẻ không đi làm,
giữa trẻ em đường phố và nhóm trẻ sống cùng gia đình, sống trong các tổ chức nhân
đạo. Các em có đi làm, các em không được đi học và các em sống ở đường phố tự
tin vào khả năng của mình nhiều hơn cả suy nghĩ về hiện tại và tương lai. Những
khó khăn của cuộc sống hàng ngày, những hiểm họa mà các em phải đối mặt giúp
các em vững vàng hơn, cứng rắn hơn trong cuộc sống.

Trong bài viết“Việc làm và trẻ lang thang tại thành phố Hồ Chí Minh”, Tác
giả Lê Thị Mỹ Hiền (năm 2009) đã khái quát chung tình hình trẻ lang thang tại
thành phố Hồ Chí Minh, liệt kê một số công việc và và đặc điểm các công việc mà

4


TELT thường làm để kiếm sống. Bài viết cũng đã mô tả sơ lược các hoạt động của
mộ số cơ sở hỗ trợ dạy nghề và việc làm cho trẻ trong đó tập trung vào mô hình đơn
vị việc làm – xã hội của dự án Tương Lai (Hội Bảo trợ trẻ em Thành phố Hồ Chí
Minh). Qua đó nêu ra những thuận lợi và khó khăn trong việc đào tạo và giải quyết
việc làm cho trẻ ở những cơ sở xã hội nói chung, đưa ra một số giải pháp để khắc
phục những khó khăn đó như: chú trọng mở rộng các mô hình hỗ trợ dạy nghề, việc
làm cho trẻ lang thang; sử dụng các phương pháp của CTXH vào việc hỗ trợ cho
các em,…
Tác giả Phạm Xuân Thắng trong đề tài “Đánh giá mô hình can thiệp với trẻ
em lang thang nhìn từ góc độ Quản lý ca” (năm 2014), (Nghiên cứu tại Tổ chức trẻ
em Rồng Xanh) đã nhấn mạnh ý nghĩa của hoạt động Công tác xã hội chuyên
nghiệp, cho thấy được vai trò quan trọng các chương trình, dịch vụ xã hội chuyên
nghiệp trong việc góp phần giúp đỡ, hỗ trợ người yếu thế, cụ thể là nhóm đối tượng
TELT. Từ việc áp dụng mô hình quản lý ca với nhóm thân chủ TELT; Đề tài đã tập
trung phân tích hiệu quả của quy trình quản lý ca với nhóm thân chủ TELT tại Quỹ
trẻ em Rồng Xanh, từ đó nhìn nhận thực trạng CTXH đối với TELT. Tuy nhiên tác
giả chưa tìm ra được giải pháp nào để nâng cao hoạt động CTXH đối với TELT tại
cơ sở.
Ngoài các nghiên cứu trên còn có một số đề tài và chương trình hành động
khác như: Tác giả Đỗ Ngọc Phương (1995)“Trẻ em lang thang – một số vấn đề xã
hội cần được quan tâm”; Chương trình hành động Quốc gia vì trẻ em giai đoạn
2001- 2010; Bộ Lao động -Thương binh xã hội – Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó
khăn định hướng và giải pháp; Chỉ thị 06-98-CT/TTG ngày 23/01/1998 của Thủ

tướng Chính phủ về tăng cường công tác bảo vệ trẻ em, ngăn ngừa và giải quyết
tình trạng TELT, trẻ em bị lạm dụng sức lao động.
Các nghiên cứu trước đây chủ yếu đi sâu tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến việc
trẻ rời bỏ gia đình để đi lang thang; lý giải lý do vì sao các em không nhận được sự
quan tâm chăm sóc của cha mẹ, gia đình như những trẻ em khác; nêu ra những nguy
cơ, rủi ro mà các em có thể đối mặt. Tuy nhiên, lại chưa có nhiều nghiên cứu về vai

5


trò của hoạt động CTXH với TELT. Vấn đề được đặt ra là CTXH có vai trò gì trong
việc giúp đỡ cho TELT, và những giải pháp nào cho việc phát triển CTXH trong
việc hỗ trợ cho TELT.
Đề tài “Công tác xã hội đối với trẻ em lang thang từ thực tiễn thành phố
Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dƣơng” sẽ phân tích và đưa ra những giải pháp nhằm
giảm thiểu thực trạng TELT không nơi nương tựa; kết nối các em với các tổ chức
công tác xã hội để giúp các em có cuộc sống đầy đủ, ổn định; bảo vệ và chăm sóc
các em; hướng tới mục tiêu tạo cơ hội phát triển bình đẳng và toàn diện cho mọi trẻ
em.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1.

Mục đích nghiên cứu

Tìm hiểu và đánh giá đúng thực trạng CTXH đối với TELT tại Tp Thủ Dầu
Một, tỉnh Bình Dương. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao hiệu
quả hoạt động CTXH đối với TELT trong giai đoạn hiện nay.
3.2.

Nhiệm vụ nghiên cứu


Để thực hiện những mục đích nghiên cứu đề ra, luận văn tập trung giải quyết
những nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu một số cơ sở lý luận về trẻ em, trẻ em lang thang, công tác xã
hội và công tác xã hội đối với trẻ em lang thang.
- Tìm hiểu thực trạng CTXH đối với TELT từ thực tiễn tại Tp Thủ Dầu Một,
tỉnh Bình Dương.
- Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến thực trạng CTXH với TELT tại Tp Thủ Dầu
Một, tỉnh Bình Dương.
- Đề xuất giải pháp góp phần đảm bảo hoạt động CTXH đối với TELT tại Tp
Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Công tác xã hội với trẻ em lang thang tại thành phố Thủ Dầu Một, Tỉnh
Bình Dương

6


4.2 . Phạm vi nghiên cứu
*Nội dung:
- Thực trạng CTXH đối với TELT từ thực tiễn các trung tâm bảo trợ xã hội
trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
- Nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng trẻ em lang thang .
- Giải pháp đảm bảo hoạt động CTXH đối với TELT tại cộng đồng và các
trung tâm bảo trợ xã hội trên địa bàn Tp Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương.
*Không gian và thời gian:
- Không gian nghiên cứu: Chủ yếu ở phường Chánh Nghĩa, Phú Cường và
Phú Lợi thuộc thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương trong giai đoạn 20112016.
- Thời gian khảo sát: từ tháng 2/2016 – 6/2016.

5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Thông qua nghiên cứu, thu thập, xử lý, khái quát hóa những thông tin, những
nghiên cứu thuộc các vấn đề liên quan đến đề tài theo Chủ nghĩa Duy vật biện
chứng; hay theo hướng mặt cắt dọc hoặc cắt ngang. Từ đó phân tích đánh giá thực
trạng, tổng hợp nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu: Công tác xã
hội đối với trẻ em lang thang.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
5.2.1 Phương pháp nghiên cứu định lượng
Công cụ thu thập thông tin chủ yếu được thực hiện là bảng hỏi cấu trúc. Số
đơn vị mẫu là 120 TELT độ tuổi khoảng (10 – 16 tuổi). Đề tài chọn phương pháp
chọn mẫu chỉ tiêu, phi xác xuất (60 nam và 60 nữ).
Về địa điểm lấy mẫu: TELT tại các phường Chánh Nghĩa, Phú Cường, Phú
Lợi và vùng ven của 3 địa bàn này tại thành phố Thủ Dầu Một. (các phường này là
phường trung tâm của thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Ở đây dân cư
buôn bán đông đúc, cơ sở hạ tầng phát triển cộng với đời sống và thu nhập của
người dân cao nên đây là nơi tập trung nhiều TELT).

7


5.2.2 Phương pháp nghiên cứu định tính
Trong quá trình nghiên cứu để có được các đơn vị mẫu phỏng vấn sâu, tác
giả đã thực hiện như sau:
Tổng số đơn vị mẫu là 20 bao gồm: Trẻ em lang thang, Cán bộ quản lý, Nhân
viên công tác xã hội, Cộng tác viên tại ấp/khu phố.
Đối với các đơn vị mẫu TELT: Tác giả đã cùng tham gia một số hoạt động
tại các công viên để có thời gian quan sát và tham gia hoạt động nhóm cùng các
TELT ở đây. Trong quá trình chơi cùng trẻ và nói chuyện tác giả có cơ hội tiếp cận
trẻ cũng như tạo được sự gần gũi với trẻ để trẻ có thể thoải mái chia sẻ những câu

chuyện cũng như suy nghĩ của mình.
Đối với đơn vị mẫu là cán bộ quản lý, nhân viên xã hội và cộng tác viên
ở cộng đồng làm công tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em: trong thời gian thu thập dữ
liệu tác giả đã tham gia một số khóa tập huấn và các hội thảo có sự tham gia chia sẻ
của các chuyên gia và nhân viên xã hội đang công tác trong các cơ sở xã hội có trẻ
lang thang.
Nội dung phỏng vấn được ghi chép lại và sử dụng để đối chiếu với kết quả đã
thu được từ phương pháp nghiên cứu định lượng.
5.2.3 Phương pháp phân tích tư liệu sẵn có
Đề tài thu thập những thông tin sẵn có từ các công trình nghiên cứu khoa học đã
được xuất bản hoặc đăng tải trên các tạp chí khoa học, báo chí, mạng internet, các báo
cáo tổng hợp liên quan tới TELT, công tác xã hội với TELT. Từ đó phân tích và ứng
dụng những thông tin phù hợp vào trong nghiên cứu đề tài. Dựa trên những tài liệu liên
quan mà Tác giả đã thu thập được từ các phương tiện thông tin đại chúng: báo in, báo
mạng, các diễn đàn, mạng xã hội, báo cáo chuyên đề, sách tham khảo, kỷ yếu... để có
cái nhìn rõ nét về vấn đề nghiên cứu cũng như để làm cơ sở lý luận cho đề tài. Các tư
liệu thu thập được đều được sắp xếp, phân tích và hệ thống hóa trong đề tài.
5.2.4 Phương pháp xử lý dữ liệu
Các thông tin dữ liệu thu thập được sẽ được xếp thành các chủ đề xoay quanh
đề tài, làm cơ sở lý luận cho đề tài. Các thông tin định lượng sẽ được xử lý bằng

8


phần mềm SPSS. Các thông tin định tính sẽ được tiến hành gỡ băng, mã hóa và
được trình bày thành văn bản chi tiết, thông tin thu thập được sẽ được lọc ra, sử
dụng theo chủ đề dưới dạng các trích dẫn, được phân tích vào các nội dung nghiên
cứu của đề tài, sử dụng cùng với các thông tin định lượng để làm rõ hoặc chứng
minh thêm các luận điểm được trình bày trong bài viết.
6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của Luận văn

6.1 Ý nghĩa lý luận
Trước tiên, đề tài nghiên cứu chỉ ra việc vận dụng những kiến thức chuyên
ngành CTXH: Công tác xã hội với cá nhân, nhóm (CTXH với TELT), công tác xã
hội trong lĩnh vực gia đình và trẻ em, công tác xã hội trong trường học (với trẻ, với
giáo viên dạy trẻ, với phụ huynh, với người quản lý).
Thứ hai, Đề tài “Công tác xã hội đối với trẻ em lang thang từ thực tiễn
thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dƣơng” góp phần làm phong phú thêm lý
luận và thực hành của môn học CTXH với nhóm dễ bị tổn thương, môn CTXH với
TELT... Kết quả của đề tài cũng sẽ góp phần nâng cao nhận thức cho các cơ quan
chức năng (trong công tác với gia đình và trẻ em), các cơ sở xã hội, nhân viên xã
hội, nhân viên tâm lý trong việc ứng dụng của ngành CTXH đối với đối tượng
TELT. Bên cạnh, đề tài sẽ là tài liệu tham khảo cho những sinh viên chuyên ngành
CTXH và tâm lý trong việc tìm hiểu và làm việc trực tiếp với TELT. Những kết quả
thu được trên cơ sở nghiên cứu thực nghiệm sẽ góp phần làm phong phú thêm
nguồn dữ liệu tham khảo, bổ sung hệ thống kiến thức chuyên ngành CTXH trong
lĩnh vực gia đình và trẻ em.
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể nhận thấy rõ vai trò của ngành CTXH
trong xã hội hiện nay. Là cơ sở để các cơ quan, ban ngành, đoàn thể có những văn
bản chỉ đạo phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả công tác; đồng thời hỗ trợ các cơ quan
nhà nước, các đoàn thể xã hội, tổ chức quần chúng và các tổ chức quốc tế ngày càng
quan tâm trong việc cải tiến chính sách, giải quyết vấn đề lao động trẻ em tại Việt

9


Nam nói chung, tại tỉnh Bình Dương nói riêng; đồng thời có thể mở rộng mức độ
nghiên cứu thực trạng TELT trên phạm vi và cấp độ lớn hơn.
Từ nghiên cứu thực trạng trên qua các phương pháp cần thiết trong nghiên
cứu thực nghiệm TELT kiếm sống tại Bình Dương, giúp người học sử dụng nhuần

nhuyễn hơn các lý thuyết về CTXH, cũng cố thêm các lý luận khoa học và các học
thuyết về an sinh xã hội trong nghiên cứu của mình. Góp phần cung cấp tư liệu
tham khảo trong đào tạo, tập huấn hay các nghiên cứu tiếp theo ở các địa bàn, địa
phương khác.
Từ đề tài này, mọi người thấy được thực trạng khó khăn trong lao động của
TELT kiếm sống, những rủi ro mà các em có thể gặp phải trong cuộc sống thường
nhật, nhìn nhận được tính cấp thiết về lao động trẻ em và qua đó có cái nhìn tích
cực khi xem xét thực trạng này.
Nghiên cứu góp phần cung cấp thông tin với địa phương và các tổ chức xã
hội, đề xuất các phương án cũng như khuyến nghị để giảm thiểu thực trạng trên;
đồng thời đưa ra các giải phải tích cực hơn, để có các chính sách hỗ trợ giúp các em
có cuộc sống tốt hơn và hòa nhập cộng đồng.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Các phụ lục, Luận
văn có các chương sau đây:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của công tác xã hội đối với trẻ em lang
thang.
Chương 2: Công tác xã hội đối với trẻ em lang thang từ thực tiễn thành phố
Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
Chương 3: Định hướng và giải pháp cho việc đảm bảo thực hiện công tác xã
hội đối với trẻ em lang thang.

10


Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI TRẺ EM
LANG THANG
1.1. Cách tiếp cận và các lý thuyết áp dụng trong nghiên cứu
1.1.1. Cách tiếp cận hệ thống và Lý thuyết hệ thống sinh thái

Đề tài luận văn này áp dụng cách tiếp cận và lý thuyết hệ thống làm cơ sở
lý luận cho quá trình nghiên cứu.
Cách tiếp cận về môi trường hệ thống được sử dụng trong đề tài nhằm nổi
bật sự tương tác giữa con người và môi trường xã hội và vật lý. Cách tiếp cận này
cho phép chúng ta giải thích được hành vi của con người khi đặt con người trong
môi trường sống hiện tại của họ. Môi trường được nói đến ở đây là môi trường xã
hội.
Hệ thống là một tập hợp các phần tử khác nhau, giữa chúng có mối liên hệ và
tác động qua lại theo một quy luật nhất định tạo thành một chỉnh thể, có khả năng
thực hiện những chức năng cụ thể. Mỗi hệ thống bất kỳ nào đều có các thành tố:
hành vi, cấu trúc, văn hóa và diễn biến của hệ thống.
Sinh thái được hiểu là những liên hệ, tác động, ảnh hưởng giữa các thành tố
cùng tồn tại trong một môi trường sống. Những mối liên hệ này có tính hai chiều và
phụ thuộc vào nhau.
Để hiểu một yếu tố nào đó trong môi trường, chúng ta phải tìm hiểu cả hệ
thống môi trường xung quanh họ, vì vậy bất cứ việc can thiệp hoặc giúp đỡ một cá
nhân của một tổ chức nào đó đều liên quan và ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống đó.
Lý thuyết hệ thống sinh thái cho rằng, một hệ thống, vừa bao gồm các tiểu hệ
thống nhỏ trong nó đồng thời nó cũng là một tiểu hệ thống nằm trong một hệ thống
rộng lớn hơn. Hệ thống càng phức tạp thì tổng hợp các tiểu hệ thống và các thành tố
càng đa dạng. Giữa các thành tố có mối quan hệ qua lại mật thiết với nhau. Sự thay
đổi, biến động của mỗi thành tố trong một hệ thống đều ảnh hưởng, tác động đến
các thành tố khác và ngược lại. Bởi những liên hệ đó mà tập hợp các tiểu hệ thống
và thành tố tạo thành một sự toàn vẹn, thống nhất.

11


Trên cơ sở lý thuyết hệ thống sinh thái, chúng tôi nhận thấy tại các trung tâm
bảo trợ xã hội nói chung; trên địa bàn tỉnh Bình Dương nói riêng là từng hệ thống,

bao gồm các tiểu hệ thống: Nhân sự (cán bộ lãnh đạo, nhân viên CTXH, người giáo
dục, người chăm sóc, trẻ em lang thang, cộng tác viên chăm sóc sức khỏe của khu
phố/phường/ấp), chính sách, đối tác, cơ sở vật chất, tài chính… Mặt khác, Trung
tâm bảo trợ xã hội cũng là một tiểu hệ thống nằm trong hệ thống lớn nhằm hỗ trợ
cho TELT của tỉnh. Ngoài ra, các trung tâm này còn nằm trong hệ thống kinh tế - xã
hội của tỉnh Bình Dương.
Trong quá trình làm việc của nhân viên CTXH với TELT, lý thuyết hệ thống
sinh thái giúp họ nhìn nhận một cách tổng thể các tác động ảnh hưởng đến trẻ. Vì
bản thân trẻ cũng là một hệ thống do đó khi có vấn đề nảy sinh với trẻ cần phân tích
thấu đáo sự tương tác qua lại giữa TELT với hệ thống sinh thái - môi trường xã hội,
đặt vấn đề của trẻ trong mối tương tác này để tìm hiểu được nguyên nhân góc rễ, từ
đó có hướng giải quyết phù hợp.
Các hệ thống thường có sự tương hỗ lẫn nhau. Khi vấn đề của trẻ chưa được
giải quyết tốt có thể là do sự xung đột giữa các hệ thống hay rào cản nào đó khiến
việc tiếp cận các hệ thống hỗ trợ trẻ chưa được đảm bảo. Việc áp dụng thuyết hệ
thống sinh thái sẽ giúp nhân viên CTXH:
- Sử dụng và phát huy tối đa khả năng của trẻ trong sự tương tác với các hệ
thống khác để giải quyết vấn đề.
- Xây dựng mối quan hệ mới giữa trẻ, gia đình trẻ với các hệ thống trợ giúp
trong xã hội.
- Giúp tăng cường khả năng tương tác giữa trẻ, gia đình trẻ và các hệ thống.
- Cải tạo mối quan hệ tương tác giữa các thành viên trong cùng hệ thống. Cụ
thể là phá bỏ những hệ thống đóng trong cùng một gia đình.
- Giúp phát triển và thay đổi hệ thống chính sách xã hội một cách phù hợp.
- Cung cấp trợ giúp thực tế khác khi cần thiết.
Để hiểu một yếu tố nào đó trong môi trường, ta phải nghiên cứu cả hệ thống
môi trường xung quanh họ. Vì vậy, bất cứ việc can thiệp hoặc giúp đỡ một cá nhân

12



của một tổ chức nào đó đều liên quan và ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống đó. Lý
thuyết hệ thống sinh thái có ảnh hưởng rất nhiều đến các phương thức thực hiện trong
công tác xã hội như tư vấn, xử lý ca, tư vấn nhóm, tổ chức và phát triển cộng đồng.
Theo thuyết này con người có 3 loại hệ thống thỏa mãn cuộc sống như:
+ Các hệ thống phi chính thức: Gia đình, bạn bè, người đưa thư hay đồng
nghiệp…
+ Các hệ thống chính thức: các nhóm cộng đồng, các tổ chức công đoàn.
+ Các hệ thống xã hội: như trường học, bệnh viện, cơ quan.
Vậy nhiệm vụ của CTXH theo thuyết này là: Tạo dựng mối liên hệ mới giữa
cá nhân, nhóm và các hệ thống hỗ trợ; giúp họ điều chỉnh các hành vi, thực hiện sự
tương tác mới với các hệ thống nguồn lực khác; giúp điều chỉnh hoặc phát triển các
hệ thống chính sách xã hội, an sinh xã hội sao cho phù hợp và giúp thân chủ tiếp
cận được với các chính sách đó. Áp dụng lý thuyết để biết được các thành tố tác
động và nguyên nhân dẫn đến trẻ lang thang. Từ đó nhân viên xã hội có thể tác
động lên các hệ thống như gia đình, trường học, tổ chức xã hội để giảm tình trạng
trẻ em bỏ nhà đi lang thang, lao động sớm. Trong bất kì một lĩnh vực của CTXH
chúng ta có thể kết hợp nhiều lý thuyết vào để thực hành hoặc giải quyết trường
hợp. Vai trò của nhân viên công tác xã hội khi làm việc với TELT là:
+ Nhận biết được các nhu cầu của trẻ đứng trên quan điểm phát triển để từ
đó giải quyết các vấn đề của trẻ.
+ Hiểu biết sâu, rộng về sự hiểu biết, nhận thức và thế giới nội tâm của trẻ
đối với vấn đề đang gặp phải.
+ Nhân viên xã hội là người có thể giúp các em chia sẻ những khó khăn,
những mong muốn của trẻ: Người nhân viên xã hội nên trang bị cho mình những kỹ
năng về sinh hoạt cộng đồng, biết tổ chức những cuộc vui chơi dã ngoại cho các
em, giúp các em khoay khỏa một phần nào của cuộc sống. Tạo sự thân mật gần gũi
với các em như người thân, biết lắng nghe những tâm tư nguyện vọng và tôn trọng
những ý kiến của các em để các em biết rằng các em vẫn còn có người để chia sẻ,
xã hội còn có những tấm lòng quan tâm đến các em.


13


+ Nhân viên xã hội là cầu nối giúp các em tiếp cận được với những nguồn
lực xung quanh như gia đình, nhà trường, các tổ chức xã hội…
Theo đó, nguy cơ trẻ em lao động sớm, bỏ nhà đi lang thang phải đối diện
sớm với các tệ nạn xã hội là điều khó tránh khỏi. Nhiều em khi được hỏi đều trả lời
không hiểu biết gì về ma túy, HIV. Nhiều em thường xuyên bị lạm dụng tình dục,
đặc biệt số này hầu hết tập trung vào các em lao động trên đường phố hoặc làm ở cơ
sở tư nhân; hay giúp việc gia đình. Đối với trẻ làm việc tại các cơ sở tư nhân, rất ít
trẻ được chủ đối xử tốt. Vậy nên trẻ mới cần được yêu thương, được chăm sóc,
được sống trong gia đình có bố và có mẹ. Yêu thương là một hành động tác động
lớn đến quá trình phát triển tâm sinh lý của trẻ. Và khi được yêu thương thì trẻ sẽ
không có những biểu hiện tiêu cực như: muốn bỏ nhà đi, chán nản. Nhu cầu về học
tập, vui chơi, giải trí đối với các em cũng chưa được đáp ứng. Các em bỏ nhà đi
lang thang chủ yếu là đi kiếm sống do gia đình khó khăn về mặt kinh tế, gia đình có
vấn đề, bố mẹ li hôn hoặc các em gặp những khó khăn khi tham gia các hoạt động
ngoài xã hội; một bộ phận là chán học, ham chơi, nghiện game,... Một trong những
mong muốn của các em trẻ lang thang là mong muốn được hỗ trợ học nghề. Các em
mong muốn được đi học nghề để có thể tìm được việc làm với thu nhập ổn định, để
có thể nuôi sống được bản thân và phụ giúp gia đình; điều này phản ảnh được một
thực tế là các em vẫn muốn có một nghề ổn định để có cơ hội phát triển: TELT
mong muốn nhận được sự tôn trọng từ người lớn, bạn bè cùng trang lứa. Tuy nhiên
trên thực tế trẻ vẫn bị đối xử hà khắc, khinh miệt từ mọi người xung quanh, làm cho
trẻ mất tự tin và trở nên hung hăng hơn. Đó là những nhu cầu cơ bản và thiết thực
của các em, nhu cầu mà đáng ra đứa trẻ nào cũng phải được hưởng mà các em lại
không hề được đáp ứng, đó chính là nhiệm vụ mà người làm công tác xã hội cần
phải làm. Để làm được điều đó, nhân viên công tác xã hội phải nhận biết được
những nguyên nhân gây nên vấn đề của trẻ để tìm cách giải quyết phù hợp. Như vậy

sự thiếu quan tâm trong gia đình lại là vấn đề đẩy trẻ đến tình trạng trẻ phải rời gia
đình đi lang thang và phải tham gia lao động sớm để kiếm sống? Trẻ em là lứa tuổi
đang trong quá trình phát triển mạnh về mặt thể xác cũng như tâm sinh lý, đây là

14


lứa tuổi dễ bị tổn thương và cần được yêu thương chăm sóc. Điều đó đồng nghĩa với
việc khi không được bố mẹ hay các thành viên trong gia đình dành sự quan tâm
chăm sóc thì trẻ dễ bị chán nản và dẫn đến những suy nghĩ tiêu cực. Theo nghiên
cứu của bác sỹ Nguyễn Hữu Cầu (Đặc điểm tâm lý của trẻ em côi cút ở Quảng
Ninh) cho thấy là “Trong sự phát triển nhân cách của trẻ, yếu tố tình cảm vô cùng
quan trọng… sự thiếu hụt tình cảm sẽ dẫn tới sự phát triển lệch lạc nhân cách…”.
Điều đó cho thấy rõ một điều rằng nếu không nhận được sự quan tâm đầy đủ từ phía
gia đình thì trẻ rất dễ bị hư hỏng và dẫn tới suy nghĩ là bỏ nhà đi kiếm sống. Khi ra
xã hội với tâm trạng chán nản như vậy thì trẻ rất dễ bị nhiễm các thói hư tật xấu và
sẵn sàng làm việc gì miễn là có tiền, các em còn nhỏ nhưng đã phải nghĩ cách để
mưu sinh, nhu cầu sinh tồn được đặt lên hàng đầu; chính vì thế nhiều TELT rơi vào
các tệ nạn như ma túy, mại dâm, móc túi, đánh nhau… Các em ra khỏi nhà đi kiếm
sống do cảm thấy bị ngột ngạt và chán nản về mặt tinh thần nghiêm trọng nên muốn
ra ngoài để tìm cảm giác thoải mái và tự do. Bên cạnh đó còn nhiều nguyên nhân
khác như do gia đình tan vỡ làm cho con cái bị hoang mang và lo sợ, điều đó dẫn
đến tình trạng muốn thoát ra khỏi gia đình để tự do vì do bố mẹ không sống với
nhau nữa. Trong giai đoạn này trẻ thường có suy nghĩ là bố mẹ bỏ nhau thì mình đi
“bụi” cho họ biết. Bên cạnh những nguyên nhân chính như vừa đề cập ở trên, còn
có hàng loạt các nguyên nhân khác tác động đến việc trẻ em: Do cha mẹ mất sớm
trẻ phải tự bươn chải kiếm sống để nuôi thân, do ý thích muốn tự khẳng định mình,
do bị đánh đập đối xử tàn tệ… nên bạn bè xấu dễ rủ rê lôi kéo trẻ. Trẻ khó có đủ
khả năng để chống chọi lại với những tệ nạn xã hội, thói hư tật xấu đang rình rập
xung quanh cuộc sống của mình.

1.1.2. Lý thuyết nhu cầu
Nhu cầu là cái gì đó được cho là cần thiết, đặc biệt khi nó được cho là thiết
yếu cho sự sinh tồn của một con người, một tổ chức hay bất kỳ thứ gì khác.
Nhà tâm lý học người Mỹ Abraham Maslow [10, tr.103] được xem là cha đẻ
của lý thuyết nhu cầu. Theo ông, hành vi của con người bắt nguồn từ nhu cầu của họ.
Nhu cầu tự nhiên của con người được chia thành các thang bậc khác nhau theo thứ tự

15


từ thấp đến cao về tầm quan trọng. Thang nhu cầu của ông chia làm hai cấp: cấp thấp
và cấp cao.

Hình: Tháp nhu cầu của Maslow
Nhu cầu cấp thấp bao gồm: nhu cầu về vật chất và nhu cầu về an toàn. Nhu
cầu về vật chất là nhu cầu tối thiểu nhưng cần thiết nhất đảm bảo cho con người tồn
tại bao gồm các hành vi: ăn, uống, mặc, ở, ngủ nghỉ, đi lại… Nhu cầu về an toàn là
không bị đe dọa về sức khỏe, tính mạng, công việc, gia đình. Nhu cầu này thể hiện
trong cả thể chất và tinh thần. Thuyết nhu cầu của Maslow nhằm giải thích những
nhu cầu nhất định của con người cần được đáp ứng như thế nào để một cá nhân
hướng đến cuộc sống lành mạnh và có ích cả về thể chất lẫn tinh thần, đồng thời giúp
cho sự hiểu biết của chúng ta về những nhu cầu của con người bằng cách nhận diện
một hệ thống thứ bậc các nhu cầu.
Nhu cầu cấp cao bao gồm: Nhu cầu về xã hội, nhu cầu về tôn trọng và nhu cầu
về phát triển. Nhu cầu về xã hội là các nhu cầu về tình yêu thương, được chấp nhận
và được tham gia vào tổ chức, đoàn thể nào đó trong xã hội. Khi thỏa mãn được nhu
cầu được chấp nhận là thành viên trong xã hội thì con người có xu hướng được tôn
trọng và ghi nhận những giá trị cá nhân như quyền lực, địa vị, uy tín… Cao nhất
trong thang nhu cầu của con người là nhu cầu được phát triển toàn diện.
Theo ông, khi con người thỏa mãn các nhu cầu bậc thấp đến một mức độ nhất

định sẽ nảy sinh các nhu cầu bậc cao hơn.

16


Dựa trên nội dung học thuyết này, ta đi vào tìm hiểu một số nhu cầu của đối
tượng nghiên cứu là của TELT.
Nhu cầu vật chất: Bao gồm thực phẩm, nước uống, nơi ở, điều kiện chăm sóc
sức khỏe. Tất cả các yếu tố này đảm bảo cho sự tồn tại và sức khỏe cho TELT.
Nhu cầu mái ấm gia đình: đó là tình thương yêu của ba mẹ, anh chị em, họ
hàng. Gia đình êm ấm là chỗ dựa vật chất và tinh thần, là sự an toàn đối với mỗi con
người. Ở đối tượng nghiên cứu đây là một trong những nhu cầu lớn nhất cần phải
được được đáp ứng. Dù trong bất cứ tình huống nào, gia đình luôn là chỗ dựa vững
chắc nhất cho trẻ, trẻ thường có những lo lắng, phản ứng hay gặp khó khăn trong
học tập, sinh hoạt và các mối quan hệ; điều này dễ làm TELT dễ bị rơi vào trạng
thái căng thẳng và có các phản ứng tiêu cực.
Nhu cầu được tham gia các hoạt động vui chơi thiết thực: Hoạt động vui chơi
giải trí rất quan trọng với con người. Chính hoạt động vui chơi sẽ giúp cho con
người giải tỏa và quên đi những cơn đau, nỗi mệt nhọc do bệnh tật mang lại. Vui
chơi giúp con người tăng cường hoạt động, nhanh chóng lành bệnh, ăn nhiều và ngủ
ngon hơn. Điều này không chỉ tốt cho chính bản thân con người mà còn có ý nghĩa
vô cùng lớn đối với những người xung quanh họ.
Nhu cầu được đi lại và tham gia hoạt động giao thông một cách an toàn mà
không cần nhiều đến sự giúp đỡ của người khác. Người khiếm thị có thể tự mình
tham gia giao thông bằng các phương tiện giao thông công cộng như xe buýt… Từ
đó tìm hiểu mong muốn của họ về vấn đề tham gia giao thông bằng các phương tiện
giao thông công cộng.
Nhu cầu được tôn trọng: Con người luôn đòi hỏi được tôn trọng từ người
khác. Sự tôn trọng này sẽ làm tăng sự tự tin, nghị lực sống.
Nhu cầu cao nhất của con người đó là tự khẳng định mình, chứng minh rằng

mình có năng lực, mình có thể làm được mọi việc.
TELT gặp rất nhiều vấn đề, để giải quyết các vấn đề đó triệt để cần phải tập
trung đánh giá những nhu cầu cụ thể của trẻ em. Trong mỗi trẻ khác nhau, với từng
hoàn cảnh khác nhau thì nhu cầu cũng khác biệt, chính vì vậy việc tiếp cận theo nhu

17


cầu khi làm việc trực tiếp với trẻ sẽ giúp nhân viên CTXH hỗ trợ trẻ tốt hơn. Giải
quyết vấn đề theo từng tầng bậc trong từng trường hợp.
Tiếp cận theo nhu cầu của TELT: Là cách tiếp cận dựa trên việc đáp ứng tốt
nhất của các dịch vụ CTXH đối với các nhu cầu của trẻ. Trước tiên là nhu cầu đảm
bảo cho sự phát triển thể chất của trẻ như được ăn uống, được mặc đủ ấm và vệ
sinh... Tiếp theo là nhu cầu cần được bảo vệ an toàn, ngăn ngừa những nguy cơ gây
tổn thương cho trẻ cả về thể chất, tinh thần và tình cảm. Nhu cầu thứ ba là nhu cầu
được vui chơi, giải trí và học tập. Thông qua những hoạt động này, trẻ sẽ được phát
triển, được hòa mình vào xã hội được gắn bó và dần tự khẳng định mình. Nhu cầu
thứ tư là nhu cầu được tôn trọng và nhu cầu cuối cùng là nhu cầu được phát triển và
khẳng định bản thân. Đây là nhu cầu có một số người hiểu sai cho là không quan
trọng khi làm việc với trẻ. Nhân viên CTXH cần phải xác định rõ nhu cầu nào của
trẻ là ưu tiên và cấp bách nhất.
Tiếp cận theo nhu cầu sẽ giúp nhân viên CTXH tránh được việc “đánh đồng”
và “chủ quan” khi cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho TELT. Thay vào đó nhân viên
CTXH cần tìm kiếm những nhu cầu thực mà trẻ đang mong muốn được đáp ứng.
Trẻ và nhu cầu của trẻ cần được đặt vào vị trí trung tâm, chứ không phải ý muốn
chủ quan của cơ quan hỗ trợ hay của nhân viên CTXH. Cung cấp đúng các dịch vụ
mà trẻ mong muốn cũng như các hỗ trợ cần thiết để giải quyết đúng và hiệu quả vấn
đề của trẻ. Tiếp cận theo nhu cầu là cách tiếp cận mang tính nhân văn. Tính nhân
văn thể hiện ở việc coi trọng con người và những nhu cầu của chính bản thân họ.
Tiếp cận theo nhu cầu đặt con người và những đặc điểm riêng có của họ vào vị trí

trung tâm. Tiếp cận theo nhu cầu giúp nhân viên CTXH loại bỏ tính chủ quan khi
tiếp cận với trẻ. Điều này rất quan trọng vì có nhiều trường hợp mọi người luôn
nghĩ trẻ còn ít tuổi, không biết gì, chưa có đủ nhận thức nên không quan tâm nhiều
đến suy nghĩ cũng như nhu cầu của trẻ. Từ đó dẫn đến việc quyết định thay và làm
theo những gì mà chủ quan người lớn cho là đúng. Điều này là không tốt, về lâu dài
sẽ làm cho trẻ không cảm thấy được tôn trọng và lệ thuộc vào sự giúp đỡ của nhân
viên CTXH. Hơn nữa nếu cung cấp không đúng với nhu cầu của trẻ khiến cho trẻ

18


chán nản và không tin tưởng vào nhân viên CTXH. Như vậy, tiến trình giúp đỡ sẽ
không hiệu quả. Nhân viên CTXH cần phải lắng nghe để cảm thông một cách sâu
sắc với những mong muốn của TELT.
1.2 Một số khái niệm công cụ liên quan đến đề tài nghiên cứu
1.2.1. Khái niệm trẻ em
Khái niệm theo Công ước của Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em: Điều 1 Công
ước của Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em quy định: “Trẻ em có nghĩa là mọi người
dưới 18 tuổi, trừ trường hợp luật pháp áp dụng với trẻ em đó có quy định tuổi thành
niên sớm hơn”.
Khái niệm theo Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (2004): “Trẻ em
quy định trong Luật này là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi”.
Trong Bộ luật Tố tụng Hình sự sử dụng khái niệm “người chưa thành niên”
là người đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi.
Trong quá trình thực hiện một số chính sách trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh
đặc biệt ở nước ta vẫn vận dụng cho những người trong độ tuổi vị thành niên từ 16
tuổi đến dưới 18 tuổi như chính sách trợ cấp xã hội, chính sách trợ giúp về giáo dục,
y tế khi các đối tượng này vẫn trong hoàn cảnh khó khăn và hiện tại vẫn theo học
các trường phổ thông hoặc các trường dạy nghề, trung học chuyên nghiệp. Đối với
trẻ em là người nước ngoài sinh sống tại Việt Nam thì chúng ta vẫn tôn trọng thực

hiện theo quy định của Công ước của Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em, nhưng số
lượng trẻ em này không có nhiều và cũng rất hiếm khi thuộc nhóm trẻ em có hoàn
cảnh đặc biệt.
1.2.2. Khái niệm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
* Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ
em năm 2004 thì: Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh không bình
thường về thể chất hoặc tinh thần, không đủ điều kiện để thực hiện quyền cơ bản và
hòa nhập với gia đình, cộng đồng [3, tr.6].
Từ định nghĩa trên ta có thể thấy trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt có những đặc
điểm sau:

19


Thể chất và tinh thần không bình thường đó là các trẻ em có khuyết tật về thể
chất, tinh thần;
Không đủ điều kiện thực hiện quyền cơ bản và hòa nhập với gia đình và
cộng đồng.
Từ những đặc điểm trên chúng ta có thể phân biệt trẻ em có hoàn cảnh đặc
biệt với trẻ em bình thường.
Theo quy định của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; trẻ em có hoàn
cảnh đặc biệt (gồm 10 nhóm đối tượng):
- Trẻ em mồ côi không nơi nương tựa;
- Trẻ em khuyết tật, tàn tật;
- Trẻ em là nạn nhân của chất độc hóa học;
- Trẻ em nhiễm HIV/AIDS;
- Trẻ em phải làm việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại;
- Trẻ em phải làm việc xa gia đình;
- Trẻ em lang thang;
- Trẻ em bị xâm hại tình dục;

- Trẻ em nghiện ma túy;
- Trẻ em vi phạm pháp luật.
Như vậy trẻ trẻ em lang thang là một trong 10 nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc
biệt, cần sự quan tâm nhiều hơn của gia đình, cộng đồng và xã hội.
* Theo Luật Trẻ em (kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII thông qua ngày
5/4/2016 gồm 7 chương với 106 điều (tăng 46 điều) và có hiệu lực từ 1/6/2017), Ở
điều 10. Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt bao gồm các nhóm sau đây (14 nhóm đối
tượng): a) Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ;b) Trẻ em bị bỏ rơi; c) Trẻ em không nơi
nương tựa; d) Trẻ em khuyết tật; đ) Trẻ em nhiễm HIV/AIDS; e) Trẻ em vi phạm
pháp luật; g) Trẻ em nghiện ma túy; h) Trẻ em phải bỏ học kiếm sống chưa hoàn
thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở; i) Trẻ em bị tổn hại nghiêm trọng về thể
chất và tinh thần do bị bạo lực; k) Trẻ em bị bóc lột; l) Trẻ em bị xâm hại tình dục;
m) Trẻ em bị mua bán; n) Trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo hoặc bệnh phải Điều trị dài

20


×