Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Công tác xã hội đối với bệnh nhân bệnh máu từ thực tiễn tại viện huyết học – truyền máu trung ương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (914.69 KB, 88 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÝ THỊ HẢO

CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI BỆNH NHÂN BỆNH MÁU
TỪ THỰC TIỄN VIỆN HUYẾT HỌC –
TRUYỀN MÁU TRUNG ƢƠNG

Chuyên ngành: Công tác xã hội
Mã số: 60 90 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS PHẠM HỮU NGHỊ

HÀ NỘI, 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội về “Công tác xã hội
đối với bệnh nhân bệnh máu từ thực tiễn tại Viện Huyết học – Truyền máu
Trung ƣơng” là đề tài nghiên cứu của cá nhân tôi dƣới sự hƣớng dẫn của
PGS.TS Phạm Hữu Nghị. Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
hoàn toàn trung thực và không trùng lặp với bất cứ đề tài nghiên cứu khoa học
nào khác trong cùng lĩnh vực.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan trên.
Tác giả luận văn


Lý Thị Hảo


LỜI CẢM ƠN
Để có đƣợc cuốn luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Công tác xã hội với đề tài
“Công tác xã hội đối với bệnh nhân bệnh máu từ thực tiễn Viện Huyết học –
Truyền máu Trung ƣơng”, bên cạnh sự nỗ lực của bản thân, trong quá trình thực
hiện tôi luôn nhận đƣợc sự quan tâm, giúp đỡ tận tình của các thầy, cô giáo thuộc
Học viện Khoa học xã hội – Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam; các cán bộ, nhân
viên của Viện Huyết học – Truyền máu Trung ƣơng, của Trung tâm Thalassemia,
Khoa Điều trị hóa chất và các cán bộ, nhân viên của Phòng Công tác xã hội cùng
gia đình, bạn bè.
Trƣớc tiên, tôi xin đƣợc gửi lời cảm ơn tới các thầy, cô giáo của Khoa Công
tác xã hội, Học viện Khoa học xã hội – Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam đã
truyền đạt, chia sẻ cho tôi kiến thức quý báu trong suốt hai năm học tập. Đó là
nguồn kiến thức vô cùng hữu ích để giúp tôi vận dụng vào luận văn này. Tôi xin
chân thành gửi tới PGS.TS Phạm Hữu Nghị - Giảng viên Khoa Công tác xã hội –
Học viện Khoa học xã hội lời cảm ơn sâu sắc. Thầy đã luôn tận tình hƣớng dẫn, chỉ
bảo và động viên tôi trong thực hiện và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn tới Ban lãnh đạo Viện Huyết học – Truyền
máu Trung ƣơng, ThS.BS Vũ Thị Hồng Phƣơng – Trƣởng Phòng Tổ chức cán bộ,
Phụ trách Phòng Công tác xã hội, TS. Ngô Mạnh Quân – Trƣởng khoa Vận động –
Tổ chức hiến máu, ThS. BS. Nguyễn Thị Thu Hà – Phó Giám đốc Trung tâm
Thalassemia, ThS. BS Vũ Quang Hƣng – Phó trƣởng khoa Điều trị hóa chất và các
anh, chị, em đồng nghiệp của Phòng Công tác xã hội, các cán bộ, nhân viên y tế của
Văn phòng Hội Thalassemia Việt Nam, Khoa Điều trị hóa chất, Khoa Vận động –
Tổ chức hiến máu, Viện Huyết học – Truyền máu Trung ƣơng đã luôn giúp đỡ, chia
sẻ kinh nghiệm trong quá trình thực hiện luận văn, cũng nhƣ tạo điều kiện thuận lợi
nhất cho tôi trong công việc để tôi thực hiện và hoàn thành 2 năm học vừa qua.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, ngƣời thân, bạn bè đã

luôn hỗ trợ, động viên và sát cánh bên tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn thành
luận văn thạc sĩ.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 8 năm 2016
Tác giả
Lý Thị Hảo


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI
BỆNH NHÂN BỆNH MÁU ............................................................................. 10
1.1. Bệnh nhân bệnh máu: Khái niệm, đặc điểm và nhu cầu ........................... 10
1.2. Lý luận về công tác xã hội đối với bệnh nhân bệnh máu ......................... 13
1.3. Chính sách, pháp luật về công tác xã hội đối với bệnh nhân bệnh máu ...... 23
1.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến công tác xã hội đối với bệnh nhân bệnh máu . 30
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI BỆNH NHÂN
BỆNH MÁU TẠI VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU TRUNG ƢƠNG..... 36
2.1. Tổng quan về địa bàn và khách thể nghiên cứu .......................................... 36
2.2. Thực trạng các hoạt động công tác xã hội đối với bệnh nhân bệnh máu tại
Viện Huyết học – Truyền máu Trung ƣơng ....................................................... 41
2.3. Thực trạng các yếu tố tác động đến hoạt động công tác xã hội đối với bệnh
nhân bệnh máu tại Viện Huyết học – Truyền máu Trung ƣơng ......................... 57
Chƣơng 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG CÔNG TÁC XÃ
HỘI ĐỐI VỚI BỆNH NHÂN BỆNH MÁU TỪ THỰC TIỄN VIỆN HUYẾT
HỌC – TRUYỀN MÁU TRUNG ƢƠNG ......................................................... 68
3.1. Định hƣớng tăng cƣờng công tác xã hội đối với bệnh nhân bệnh máu từ
thực tiễn Viện Huyết học – Truyền máu Trung ƣơng ........................................ 68
3.2. Giải pháp tăng cƣờng công tác xã hội đối với bệnh nhân bệnh máu từ thực

tiễn Viện Huyết học – Truyền máu Trung ƣơng ................................................ 72
KẾT LUẬN ...................................................................................................... 78
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................... 79


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BGDĐT

Bộ Giáo dục và Đào tạo

BLĐTBXH

Bộ Lao động – Thƣơng binh và Xã hội

BNV

Bộ Nội vụ

BYT

Bộ Y tế

BN

Bệnh nhân

CTXH

Công tác xã hội


CSSK

Chăm sóc sức khỏe

CSSKND

Chăm sóc sức khỏe nhân dân

CP

Chính phủ

HH-TM

Huyết học – Truyền máu

NNBN

Ngƣời nhà bệnh nhân

Nxb

Nhà xuất bản

TTg

Thủ tƣớng

TW


Trung ƣơng



Quyết định

QH

Quốc hội

PVS

Phỏng vấn sâu

VHH

Viện Huyết học

VHH-TMTW

Viện Huyết học – Truyền máu Trung ƣơng


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Cơ cấu tổ chức Viện Huyết học – Truyền máu Trung ƣơng ....................37
Bảng 2.2: Thống kê về nhân khẩu học của hai nhóm bệnh nhân bệnh tan máu bẩm
sinh và bệnh nhân ung thƣ máu đang điều trị tại Viện Huyết học – Truyền máu
Trung ƣơng ................................................................................................................39
Bảng 2.3: Nhu cầu về hình thức hỗ trợ về vật chất theo nhóm bệnh nhân ...............42
Bảng 2.4: Tần xuất nhận hỗ trợ vật chất của ngƣời bệnh Thalassemia và ngƣời bệnh

ung thƣ máu ...............................................................................................................44
Bảng 2.5: Trạng thái tâm lý của bệnh nhân bệnh máu trong quá trình điều trị ........46
Bảng 2.6: Biểu hiện tâm lý nổi bật của từng nhóm bệnh trong quá trình điều trị ....46
Bảng 2.7. Nhu cầu đƣợc tƣ vấn việc làm và hỗ trợ tâm lý ở nhóm bệnh nhân
Thalassemia và nhóm bệnh nhân Lơ-xê-mi ..............................................................48
Bảng 2.8: Nhu cầu về thời điểm tƣ vấn của hai nhóm bệnh nhân bệnh máu ............48
Bảng 2.9: Mức độ hài lòng của ngƣời bệnh về biểu hiện của NVYT trong
giao tiếp ........................................................................................................ 53
Bảng 2.10: Mức độ đồng tình của ngƣời bệnh về các yếu tố góp phần nâng cao chất
lƣợng phục vụ của Viện Huyết học – Truyền máu Trung ƣơng ...............................54
Bảng 2.11: Đánh giá của ngƣời bệnh về hoạt động cung cấp, đầu tƣ trang thiết bị,
cơ sở vật chất trong phòng bệnh ...............................................................................54
Bảng 2.12: Mức độ hài lòng về cơ sở vật chất theo nhóm bệnh nhân ......................55
Bảng 2.13: Mức độ tác động của các yếu tố đến hoạt động CTXH đối với bệnh nhân
bệnh máu đang điều trị tại Trung tâm Thalassemia và Khoa điều trị hóa chất, Viện
Huyết học – Truyền máu Trung ƣơng .......................................................................57


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Nhu cầu hỗ trợ vật chất của bệnh nhân thalassemia và bệnh nhân ung
thƣ máu tại Viện Huyết học – Truyền máu TW .......................................................42
Biểu đồ 2.2: Đánh giá của bệnh nhân thalassemia về hoạt động hỗ trợ vật chất của
Viện ......................................................................................................................... 50
Biểu đồ 2.3: Đánh giá của bệnh nhân điều trị hóa chất (ung thƣ máu) về hoạt động
hỗ trợ vật chất của Viện ........................................................................................... 50
Biểu đồ 2.4: Nhu cầu tƣ vấn tâm lý của bệnh nhân bệnh máu - ...............................45
Biểu đồ 2.5: Những hỗ trợ tâm lý bệnh nhân bệnh máu mong muốn .......................47
Biểu đồ 2.6: Mức độ đáp ứng nhu cầu thông tin về bệnh của bệnh nhân bệnh máu
tại Viện Huyết học – Truyền máu Trung ƣơng .........................................................49
Biểu đồ 2.7: Mức độ đáp ứng nhu cầu thông tin ngoài thông tin về bệnh

của bệnh nhân trong quá trình điều trị bệnh ..............................................................50
Biểu đồ 2.8: Nhu cầu về nguồn cung cấp thông tin khi ngƣời bệnh có ....................51
thắc mắc cần giải đáp ................................................................................................51
Biểu đồ 2.9: Mức độ hài lòng về việc cung cấp thông tin của bệnh nhân bệnh tan
máu bẩm sinh và bệnh nhân ung thƣ máu .................................................................52


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sức khỏe là tài sản vốn quý của con ngƣời. Bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức
khỏe của nhân dân là nhiệm vụ của ngành y tế. Tuy nhiên, y tế không chỉ dừng lại ở
hoạt động phòng bệnh hay cấp cứu, khám và điều trị cho ngƣời bệnh, mà còn bao
hàm hoạt động của các nhà tâm lý học, xã hội học, công tác xã hội… Trong đó,
công tác xã hội đƣợc xem nhƣ một lĩnh vực gắn bó mật thiết và hỗ trợ tích cực hoạt
động y tế.
Tại nhiều quốc gia phát triển trên thế giới, CTXH trong bệnh viện đã có mặt
từ sớm vào đầu thế kỷ XX và trở thành một hoạt động chuyên nghiệp. Các nhân
viên CTXH trong bệnh viện đã đóng góp vai trò nhất định trong việc giảm bớt gánh
nặng, áp lực công việc cho đội ngũ nhân viên y tế; cũng nhƣ hỗ trợ, tƣ vấn cho
ngƣời bệnh và ngƣời nhà ngƣời bệnh tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ, giảm
bớt hoang mang, lo lắng, tạo niềm tin cho ngƣời bệnh và gia đình họ;… Với vai trò
đó, trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nƣớc ta rất chú trọng quan tâm, phát
triển CTXH trong hệ thống các cơ sở y tế nói chung, cụ thể là tại bệnh viện.
Ngày 25/3/2010, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết định số
32/2010/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn
2010 – 2020. Đây là cơ sở pháp lý mở ra điều kiện thuận lợi để CTXH trong ngành
y tế phát triển, góp phần nâng cao chất lƣợng dịch vụ y tế và sự hài lòng của ngƣời
bệnh. Đến nay, trên cả nƣớc, đã có nhiều bệnh viện tuyến trung ƣơng và tuyến tỉnh
thành lập phòng CTXH.
Riêng tại Viện Huyết học – Truyền máu Trung ƣơng, “những mầm mống”

của công tác xã hội đƣợc hình thành từ nhiều năm trƣớc, thông qua các chƣơng
trình hỗ trợ bệnh nhân, các hoạt động hƣớng đến nâng cao chất lƣợng khám chữa
bệnh, tạo sự hài lòng cho ngƣời bệnh khi đến khám, điều trị tại Viện, thông qua các
hoạt động cụ thể nhƣ việc rút ngắn quy trình khám chữa bệnh từ 9 bƣớc xuống còn
5 bƣớc. Đồng thời, nhiều hoạt động tăng cƣờng mối liên hệ giữa bệnh nhân, ngƣời
nhà bệnh nhân với nhân viên y tế, xây dựng và duy trì môi trƣờng bệnh viện thân
thiện, văn minh. Viện đã có nhiều phong trào, hoạt động lành mạnh, thân thiện với

1


phƣơng châm “coi ngƣời bệnh nhƣ ngƣời nhà” với các hoạt động nhƣ: “Nói lời cảm
ơn thân thiện với bệnh nhân, ngƣời nhà bệnh nhân và ngƣời hiến máu”; “Mỗi ngƣời
làm một việc tốt vì ngƣời bệnh”; tổ chức bàn đón tiếp, hƣớng dẫn bệnh nhân, ngƣời
nhà bệnh nhân đến thăm khám, điều trị; đƣa ra sáng kiến và duy trì “Điểm cắt tóc
miễn phí cho bệnh nhân”; tổ chức “Chuyến xe nghĩa tình đƣa bệnh nhân về quê ăn
Tết”; Tổ chức chúc mừng bệnh nhân các ngày truyền thống nhƣ ngày Nhà giáo Việt
Nam - 20/11…; kết nối, kêu gọi các đơn vị từ thiện, các cá nhân hảo tâm giúp đỡ,
hỗ trợ vật chất, tinh thần cho bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn, cần trợ giúp khẩn
cấp để thực hiện các điều trị hiệu quả nhƣ ghép tế bào gốc, phẫu thuật cắt lách, điều
trị hằng ngày...
Ngày 01/10/2015, Phòng Công tác xã hội chính thức ra đời và đi vào hoạt
động theo Quyết định số 888/QĐ-HHTM của Viện trƣởng Viện Huyết học –
Truyền máu Trung ƣơng. Phòng đƣợc giao chức năng, nhiệm vụ khá rõ ràng [32].
Cùng đó, các văn bản hƣớng dẫn thực hành CTXH đã đƣợc ban hành, hoàn thiện
nhằm hỗ trợ cho bệnh nhân và góp sức cùng cán bộ y tế trong quá trình điều trị cho
ngƣời bệnh…
Công tác xã hội tại Viện Huyết học – Truyền máu Trung ƣơng nhận đƣợc sự
quan tâm, chỉ đạo trực tiếp của Ban lãnh đạo Viện, nhƣng chƣa có đề tài nghiên cứu
nào về công tác xã hội tại Viện. Vì vậy, tôi chọn đề tài: “Công tác xã hội đối với

bệnh nhân bệnh máu từ thực tiễn tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương”
làm luận văn tốt nghiệp ngành Công tác xã hội.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Trên thế giới và tại Việt Nam đã có những nghiên cứu, khảo cứu về
CTXH trong bệnh viện đƣợc thực hiện, góp phần mang lại cơ sở lý luận và cơ sở
thực tiễn về sự cần thiết của CTXH trong hoạt động y khoa. Tôi tập hợp một số
nghiên cứu, khảo cứu thu thập đƣợc thành hai nhóm nghiên cứu, khảo cứu với
các nội dung nhƣ sau.
2.1. Một số khảo cứu trên thế giới
Khảo cứu của Phòng Xã hội Y khoa, Bệnh viện Mayo, Rochester, Bang
Minnesota, Mỹ đƣợc thực hiện trong thời gian 02 năm (từ năm 2000 - 2002) về

2


Hiệu quả của mô hình điều trị đa ngành đối với chất lượng sống của bệnh nhân ung
thư. Khảo cứu theo dõi hai nhóm với tổng số 115 bệnh nhân vừa phát hiện ung
thƣ giai đoạn cuối, một nhóm đa ngành (gồm y khoa, tâm lý, vật lý trị liệu,
CTXH, tôn giáo) và một nhóm chỉ điều trị y khoa (giải phẫu, hóa trị và xạ trị).
Kết quả cho thấy: nhóm bệnh nhân điều trị đa ngành đã cải thiện đáng kể chất
lƣợng sống so với nhóm chỉ trị liệu y khoa.
Trƣớc đó, cũng đã có một số khảo cứu ghi nhận gánh nặng về mặt tài chính,
những thay đổi về tâm lý, xã hội của bệnh nhân đi kèm với chẩn đoán ung thƣ. Tuy
nhiên, những khảo cứu này chƣa xem xét vai trò của CTXH trong việc hỗ trợ bệnh
nhân về tài chính, xã hội, gia đình, tâm lý và pháp lý. Cũng nhƣ, ảnh hƣởng của
CTXH đối với chất lƣợng sống của bệnh nhân.
Khảo cứu của Khoa Thần kinh tâm trí, Trƣờng Đại học Y Hofstra North
Shore-LIJ, New York, Mỹ trong vòng 2 năm (từ năm 2011 – 2013) với 404 bệnh
nhân lứa tuổi trung bình 23, mới có chẩn đoán tâm thần phân liệt và tham gia điều
trị (uống thuốc chống tâm thần phân liệt) đƣợc 6 tháng trở lại. 404 bệnh nhân này

đƣợc chọn ngẫu nhiên từ 34 y viện tại 21 bang, gồm 2 nhóm. Một nhóm (223 bệnh
nhân) tham gia mô hình điều trị đa ngành, chú trọng tâm lý trị liệu nhằm giúp bệnh
nhân phục hồi kỹ năng sống, làm việc và học tập phù hợp với bệnh, gia tăng khả
năng quản lý các triệu chứng tâm thần (nhƣ kỹ năng tảng lờ hoặc đối thoại hữu hiệu
với tiếng nói) và hỗ trợ của gia đình. Nhóm còn lại (181 bệnh nhân) tham gia mô
hình điều trị cộng đồng phổ biến, chú trọng vào các loại thuốc chống loạn thần. Kết
quả khảo cứu cho thấy, nhóm bệnh nhân tham gia mô hình điều trị đa ngành cải
thiện rõ rệt chỉ số chất lƣợng cuộc sống, bao gồm khả năng làm việc, học tập, giải
trí, xây dựng và duy trì các mối quan hệ xã hội… so với nhóm tham gia điều trị
cộng đồng dựa vào thuốc chống loạn thần. Khảo cứu này đã khẳng định và củng cố
thêm vai trò của CTXH trong y tế tâm thần [28].
2.2. Một số nghiên cứu ở Việt Nam
* Tài liệu phục vụ nghiên cứu, học tập về công tác xã hội trong bệnh viện
CTXH trong bệnh viện mới đƣợc hình thành trong những năm gần đây, do
đó hoạt động nghiên cứu về lĩnh vực này còn tƣơng đối mới mẻ và ít hơn so với các

3


loại hình CTXH ở các lĩnh vực khác. Nguồn tài liệu viết chuyên sâu về CTXH trong
bệnh viện còn khá hạn chế, tuy nhiên, cũng đã có một số tác giả quan tâm, biên soạn
các giáo trình về CTXH liên quan tới lĩnh vực y tế. Một trong những tài liệu này có
thể kể đến nhƣ: “Công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe nhân dân” của tác giả
Đào Văn Dũng (2012) [4].
Giáo trình “Lý thuyết công tác xã hội và tiếp cận dạy công tác xã hội cho y
tế” của tác giả Phạm Huy Tuấn Kiệt, xuất bản năm 2012 là một trong những tài liệu
tham khảo về CTXH trong ngành y tế [11]. Tác giả Phạm Song cũng đề cập “Một
thập kỷ suy nghĩ về chiến lược, chính sách ngành Y tế” (2000-2012) [20].
Bên cạnh đó, Bộ Y tế đã xây dựng và ban hành tài liệu “Công tác xã hội
trong chăm sóc sức khỏe”. Tài liệu này giới thiệu một số nội dung về vai trò của

nghề công tác xã hội trong ngành y tế, một số hƣớng dẫn về nội dung của CTXH
đối với công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân. Trung tâm Đào tạo, Bồi dƣỡng cán
bộ Dân số - Y tế và các đơn vị thuộc Bộ Y tế đã xây dựng và hoàn thiện một số tài
liệu bồi dƣỡng ngắn hạn về CTXH trong ngành y tế nhƣ: “Công tác xã hội trong
lĩnh vực y tế” giới thiệu chung về CTXH nhƣ: khái niệm, chức năng, nội dung
CTXH, vai trò của nhân viên CTXH trong ngành y tế; tài liệu “Công tác xã hội
trong bệnh viện và cộng đồng”; “Một số kỹ năng CTXH” nhƣ: kỹ năng thiết lập
mối quan hệ, kỹ năng khai thác thông tin, đánh giá vấn đề; kỹ năng thấu cảm, lắng
nghe; kỹ năng giao tiếp; kỹ năng tƣ vấn; quản lý ca.
* Các nghiên cứu đánh giá thực trạng và nhu cầu phát triển nghề công tác xã hội
trong y tế
Bộ Y tế đã giao cho Viện Chiến lƣợc và Chính sách Y tế - Bộ Y tế thực hiện
một số đề tài nghiên cứu khoa học có ý nghĩa thiết thực đối với việc triển khai, phát
triển nghề CTXH trong bệnh viện.
Nghiên cứu “Đánh giá thực trạng và nhu cầu phát triển nghề CTXH trong
ngành Y tế” thực hiện năm 2011. Nghiên cứu đƣợc tiến hành tại 6 tỉnh, có sự tham
gia của 26 bệnh viện (8 bệnh viện tuyến trung ƣơng và 11 bệnh viện tuyến tỉnh, 7
bệnh viện tuyến huyện) và 3 trƣờng đại học. Phỏng vấn 120 cán bộ, nhân viên
CTXH, 940 bệnh nhân và 940 nhân viên y tế. Trên cơ sở phân tích những khó khăn,

4


bất cập của các cơ sở y tế đối với việc đáp ứng nhu cầu của ngƣời bệnh trong việc
cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, nghiên cứu đã xác định nhu cầu nhân lực
chuyên ngành CTXH trong hoạt động của ngành y tế và đề xuất một số giải pháp, lộ
trình phát triển bền vững nghề CTXH trong ngành y tế.
Năm 2012, Viện Chiến lƣợc và Chính sách Y tế - Bộ Y tế thực hiện nghiên
cứu “Khả năng đáp ứng đối với việc phát triển nghề CTXH tại một số bệnh viện”.
Nghiên cứu tiến hành tại 4 bệnh viện tuyến trung ƣơng và 6 bệnh viện tuyến tỉnh,

phỏng vấn 800 nhân viên y tế, 620 bệnh nhân và 94 nhân viên CTXH nhằm tìm
hiểu nhu cầu về phát triển mạng lƣới nhân viên CTXH tại một số bệnh viện thuộc
địa bàn nghiên cứu, phân tích khả năng đáp ứng của các bệnh viện so với nhu cầu
phát triển nghề CTXH trong bệnh viện. Từ đó, đề xuất các giải pháp và lộ trình cụ
thể để phát triển mạng lƣới CTXH trong bệnh viện.
Năm 2015, nghiên cứu “Đánh giá vai trò của hoạt động CTXH trong bệnh
viện đố với việc gia tăng mức độ hài lòng của bệnh nhân và gia đình người bệnh tại
một số cơ sở khám chữa bệnh công lập” đƣợc Bộ Y tế tiếp tục giao cho Viện Chiến
lƣợc và Chính sách Y tế thực hiện để làm rõ, chứng minh vai trò, ý nghĩa của nghề
CTXH đối với hoạt động chăm sóc ngƣời bệnh toàn diện, nâng cao chất lƣợng của
công tác khám, chữa bệnh [23].
Từ những nghiên cứu thực tế trên thế giới đến các nghiên cứu CTXH trong
nƣớc đã khẳng định vai trò của CTXH trong bệnh viện, một lĩnh vực CTXH còn
tƣơng đối mới mẻ ở nƣớc ta hiện nay. Tuy nhiên, các đề tài chƣa đi sâu vào phân
tích CTXH tại một đơn vị y tế cụ thể để nhìn nhận những tác động của CTXH mang
tính thực tiễn hỗ trợ công tác điều trị cho ngƣời bệnh. Chính vì vậy, vấn đề nghiên
cứu của luận văn này hy vọng sẽ tạo thêm một luận cứ về vai trò của CTXH trong
hỗ trợ điều trị, nâng cao chất lƣợng dịch vụ y tế, tạo sự hài lòng cho ngƣời bệnh từ
thực tiễn Viện Huyết học – Truyền máu Trung ƣơng.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận và thực trạng CTXH đối với bệnh nhân bệnh máu từ thực
tiễn Viện Huyết học – Truyền máu Trung ƣơng. Từ đó đề xuất một số định hƣớng

5


và giải pháp đảm bảo CTXH đối với bệnh nhân bệnh máu tại Viện Huyết học –
Truyền máu Trung ƣơng.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Thực hiện mục đích nghiên cứu, luận văn tập trung vào giải quyết các nhiệm
vụ sau:
- Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về công tác xã hội đối với bệnh nhân
bệnh máu;
- Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động công tác xã hội đối với bệnh nhân
bệnh máu từ thực tiễn Viện Huyết học – Truyền máu Trung ƣơng;
- Đƣa ra định hƣớng và đề xuất một số giải pháp nhằm đảm bảo hoạt động
công tác xã hội đối với bệnh nhân bệnh máu đang điều trị tại Viện Huyết học –
Truyền máu Trung ƣơng.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận và thực tiễn CTXH
đối với bệnh nhân bệnh máu tại Viện Huyết học – Truyền máu Trung ƣơng.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu vấn đề lý luận và thực trạng CTXH đối
với bệnh nhân bệnh máu, cụ thể thông qua hoạt động kết nối, vận động nguồn lực;
hoạt động hỗ trợ tâm lý; hoạt động giao tiếp; hoạt động cung cấp thông tin, tƣ vấn
về bệnh; hoạt động cung cấp, trang bị cơ sở vật chất.
- Phạm vi về khách thể: Khảo sát 120 bệnh nhân bệnh máu (gồm: 60 bệnh nhân
bệnh tan máu bẩm sinh và 60 bệnh nhân bệnh ung thƣ máu).
- Phạm vi về địa điểm: Tại Viện Huyết học – Truyền máu Trung ƣơng.
- Phạm vi về thời gian: Từ tháng 3/2016 đến tháng 7/2016.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Nghiên cứu CTXH đối với bệnh nhân bệnh máu trên cơ sở duy vật biện
chứng: Từ các đánh giá về thực trạng CTXH đối với bệnh nhân bệnh máu tại Viện

6



Huyết học – Truyền máu Trung ƣơng để đƣa ra kết luận và đề xuất đảm bảo CTXH
đối với bệnh nhân bệnh máu hiệu quả hơn.
Nghiên cứu hệ thống lý thuyết liên quan đến CTXH đối với ngƣời bệnh, các
hoạt động CTXH đối với ngƣời bệnh, các chính sách cho ngƣời bệnh nói chung và
bệnh nhân bệnh máu đang điều trị tại Viện Huyết học – Truyền máu Trung ƣơng
nói riêng.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
*Phương pháp phân tích tài liệu: Đây là một phƣơng pháp tìm hiểu về
CTXH đối với bệnh nhân bệnh máu thông qua việc thu thập tài liệu, thông tin, số
liệu từ các nguồn khác nhau. Nguồn tài liệu sử dụng trong đề tài này bao gồm có:
các văn bản pháp lý, các báo cáo tổng kết hằng năm về tình hình triển khai, thực
hiện CTXH trong ngành, trong Viện, các báo cáo ngiên cứu khoa học, các luận văn,
… Bên cạnh đó, tôi thu thập bài báo, sách, tạp chí… có liên quan đến vấn đề nghiên
cứu đƣợc đăng tải trên các kênh thông tin đại chúng… Mục đích nhằm:
- Tìm hiểu các giáo trình, tài liệu liên quan đến công tác xã hội, công tác xã
hội trong lĩnh vực y tế nhƣ: Nhập môn công tác xã hội, Lý thuyết công tác xã hội và
tiếp cận dạy công tác xã hội cho y tế, nguyên tắc làm việc trong công tác xã hội đối
với đối tƣợng đặc thù là ngƣời bệnh, tâm lý học lâm sàng đối với bệnh nhân.
- Hệ thống hóa và phân tích các nghiên cứu liên quan đến công tác xã hội
trong bệnh viện. Phân tích các tài liệu về quyết định thành lập, báo cáo tổng kết hoạt
động năm 2015 của Viện Huyết học – Truyền máu Trung ƣơng.
- Tìm hiểu các chính sách liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của ngƣời bệnh
và các hoạt động hỗ trợ cho ngƣời bệnh tại Viện Huyết học – Truyền máu Trung
ƣơng nhƣ trong phần tổng quan đề tài nghiên cứu.
*Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng
nhằm thu thập thông tin định lƣợng thông qua việc sử dụng bảng hỏi gồm bộ câu
hỏi đƣợc soạn sẵn. Bảng hỏi đƣợc phát cho 120 bệnh nhân hoặc ngƣời nhà ngƣời
bệnh đang điều trị bệnh máu tại Viện Huyết học – Truyền máu Trung ƣơng. Họ tự
trả lời các câu hỏi trong bảng hỏi, điều tra viên sẽ thu thập lại và xử lý các thông số
trong bảng hỏi.


7


*Phương pháp phỏng vấn sâu: Đƣợc thực hiện nhằm mục đích thu thập các
thông tin định tính, thông qua câu hỏi mở với 10 - 12 ngƣời bệnh để họ tự nói ra cảm
nhận, đánh giá về chất lƣợng dịch vụ tại bệnh viện, nhu cầu của họ, các đề xuất trong
quá trình điều trị. Phỏng vấn sâu 05 cán bộ, nhân viên y tế nhằm đánh giá vai trò của
CTXH, hiệu quả của hoạt động CTXH tại Viện, đặc điểm của bệnh nhân bệnh máu.
*Phương pháp quan sát: Sử dụng với các hình thức nhƣ: quan sát có tham
dự, quan sát công khai, quan sát có sự chuẩn bị tại buổi tƣ vấn cho bệnh nhân hoặc
tại phòng bệnh; tham dự các chƣơng trình trao quà từ thiện, các hoạt động sinh hoạt
của bệnh nhân tại Viện… nhằm: thu thập các hình ảnh thực tế, sinh động về hoạt động
dành cho bệnh nhân tại bệnh viện, trang thiết bị, cơ sở vật chất, hành vi giao tiếp của
bệnh nhân với nhau, của cán bộ nhân viên y tế với bệnh nhân, để phục vụ cho luận văn
thêm chứng cứ khoa học thuyết phục.
*Xử lý số liệu: Bằng phần mềm SPSS 16.0 để phân tích dữ liệu thu thập đƣợc
từ bảng hỏi. Qua đó, thống kê về tỷ lệ phần trăm và những tƣơng quan giữa các yếu
tố của vấn đề nghiên cứu.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Thông qua nghiên cứu vấn đề, đề tài góp phần vào việc vận dụng lý luận để
đánh giá thực trạng hoạt động công tác xã hội đối với bệnh nhân bệnh máu từ thực
tiễn Viện Huyết học – Truyền máu Trung ƣơng. Luận văn có thể là tài liệu tham
khảo cho những ngƣời quan tâm đến lĩnh vực công tác xã hội đối với bệnh nhân.
Đề tài vận dụng các lý thuyết nghiên cứu trong lĩnh vực công tác xã hội và
xã hội học liên quan nhƣ: lý thuyết nhu cầu, lý thuyết vai trò và lý thuyết quyền con
ngƣời làm cơ sở lý luận khi nghiên cứu vấn đề này.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Đối với ngƣời bệnh: Đề tài sẽ góp phần hoàn thiện, nâng cao hoạt động

công tác xã hội tại Viện, hỗ trợ ngƣời bệnh trong quá trình khám, điều trị bệnh tại
bệnh viện. Giúp họ đƣợc thụ hƣởng những dịch vụ y tế thân thiện, văn minh và hỗ
trợ hiệu quả trong quá trình điều trị bệnh máu.

8


- Đối với các cán bộ, nhân viên y tế: Đề tài hƣớng đến kết nối các hoạt động
khám, chữa bệnh giữa y bác sĩ với ngƣời bệnh nhằm tạo ra hiệu quả tích cực trong
quá trình khám, điều trị cho bệnh nhân.
- Đối với cán bộ quản lý bệnh viện: Đề tài sẽ là cơ sở thực tiễn để tham mƣu,
tƣ vấn và xây dựng chính sách phù hợp, đem lại lợi ích cho bệnh viện, bệnh nhân.
- Đối với các đơn vị liên quan: Đề tài hƣớng đến hoàn thiện hoạt động
CTXH. Tạo sự gắn kết cộng đồng và tăng cƣờng trách nhiệm xã hội, lợi ích xã hội
thiết thực cho đơn vị, tổ chức và cá nhân.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phần nội dung
của luận văn gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Những vấn đề lý luận về công tác xã hội đối với bệnh nhân bệnh
máu.
Chƣơng 2: Thực trạng bệnh nhân bệnh máu và thực trạng công tác xã hội đối
với bệnh nhân bệnh máu từ thực tiễn Viện Huyết học – Truyền máu Trung ƣơng.
Chƣơng 3: Định hƣớng và giải pháp tăng cƣờng công tác xã hội đối với bệnh
nhân bệnh máu từ thực tiễn Viện Huyết học – Truyền máu Trung ƣơng.

9


Chƣơng 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI

BỆNH NHÂN BỆNH MÁU
1.1.

Bệnh nhân bệnh máu: Khái niệm, đặc điểm và nhu cầu
Theo Luật khám, chữa bệnh (2009), ngƣời bệnh là ngƣời sử dụng dịch vụ

khám bệnh, chữa bệnh (Điều 2). Ngƣời bệnh khi đến khám bệnh sẽ đƣợc bác sĩ hỏi
bệnh, khai thác tiền sử bệnh, thăm khám thực thể, khi cần thiết thì chỉ định làm xét
nghiệm cận lâm sàng, thăm dò chức năng để chẩn đoán và chỉ định phƣơng pháp
điều trị phù hợp đã đƣợc công nhận. Ngƣời bệnh điều trị tại bệnh viện để chữa
bệnh, sẽ đƣợc can thiệp, sử dụng phƣơng pháp chuyên môn kỹ thuật đã đƣợc công
nhận và thuốc đã đƣợc phép lƣu hành để cấp cứu, điều trị, chăm sóc, phục hồi chức
năng cho ngƣời bệnh [8].
Qua tìm hiểu, nghiên cứu một số tài liệu, tôi xin đƣa ra quan niệm về bệnh
nhân nhƣ sau: Bệnh nhân là người mắc phải những căn bệnh gây ra sự giảm sút
trầm trọng về sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần (tâm lý) và sức khỏe xã hội (các
mối quan hệ xã hội). Họ thuộc nhóm đối tượng yếu thế, phải phụ thuộc vào bệnh
viện và các nhân viên y tế, cũng như cần sự trợ giúp của nhân viên CTXH.
Căn cứ quy định về chức năng, nhiệm vụ của Viện Huyết học – Truyền máu
Trung ƣơng đƣợc thành lập theo Quyết định số 31/2004/QĐ-TTg của Thủ tƣớng
Chính phủ [15] và Quyết định số 1261/QĐ-BYT, trong chức năng khám, cấp cứu,
điều trị các bệnh máu và cơ quan tạo máu mà Viện đang thực hiện đã đề cập phần
nào tới khái niệm bệnh máu [16]. Theo đó, bệnh máu được hiểu là những bệnh lý
gây suy giảm, mất chức năng của các tế bào máu (như hồng cầu, tiểu cầu, bạch
cầu) và các cơ quan tạo máu (như tủy xương…) gây ra tình trạng suy giảm nghiêm
trọng sức khỏe thể chất của con người. Có nhiều nhóm bệnh máu khác nhau, tuy
nhiên nhằm tập trung vào phạm vi của vấn đề nghiên cứu này, tôi khái quát thành 2
nhóm bệnh máu là: Nhóm bệnh máu di truyền, đề cập cụ thể đến bệnh tan máu bẩm
sinh (còn gọi là bệnh Thalassemia) và nhóm bệnh máu ác tính, đề cập cụ thể đến
bệnh ung thƣ máu (còn gọi là Lơ-xê-mi).


10


1.1.1. Khái niệm bệnh nhân bệnh tan máu bẩm sinh – Thalassemia
Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là một loại bệnh máu di truyền phổ
biến trên thế giới. Bệnh có đặc điểm chung là gây tan máu thƣờng xuyên, dẫn đến
thiếu máu mãn tính. Bệnh gặp ở cả nam và nữ. Hiện nay, có khoảng 7% dân số
toàn cầu mang gen bệnh. Tại Việt Nam, ƣớc tính hiện có khoảng 10 triệu ngƣời
mang gen, khoảng 20.000 ngƣời cần điều trị. Mỗi năm có khoảng 2.000 trẻ em
sinh ra bị bệnh [29].
Bệnh nhân bệnh tan máu bẩm sinh là những ngƣời bị bệnh máu di truyền,
bệnh nhân tuân thủ đầy đủ điều trị sẽ có cuộc sống khỏe mạnh nhƣ ngƣời bình
thƣờng, có thể tham gia lao động, học tập, kết hôn và sinh con. Tuy nhiên, họ cần
phải điều trị suốt đời tại các cơ sở y tế bằng các biện pháp điều trị chính nhƣ: (1)
Điều trị thiếu máu bằng phƣơng pháp truyền hồng cầu khi bệnh nhân có thiếu máu
(lƣợng huyết sắc tố dƣới 80g/l). (2) Điều trị ứ sắt cần phải thải sắt bằng cách
tiêm/truyền thuốc hoặc uống. Có thể bắt đầu thải sắt từ khi trẻ đƣợc 2 tuổi trở lên
(nếu có tình trạng thừa sắt, ứ sắt trong cơ thể), và sau khi đã đƣợc truyền hơn 20
đơn vị máu trở lên. (3) Bệnh nhân đƣợc chỉ định cắt lách khi việc truyền máu đem
lại ít hiệu quả, hoặc lách quá to gây đau, ảnh hƣởng đến sinh hoạt của ngƣời bệnh.
(4) Điều trị bằng phƣơng pháp ghép Tế bào gốc, biện pháp này đƣợc áp dụng đối
với bệnh nhân bị bệnh mức độ nặng. Đây là phƣơng pháp điều trị tiên tiến nhất
hiện nay có thể chữa khỏi bệnh.
1.1.2. Khái niệm bệnh nhân bệnh ung thư máu – Lơ-xê-mi
Bệnh ung thƣ máu có tên khoa học là Lơ-xê-mi, còn gọi là ung thƣ bạch cầu
(bệnh máu trắng), là một bệnh máu ác tính thuộc hệ thống tạo máu. Bệnh nhân bệnh
ung thƣ máu là ngƣời bị bệnh máu ác tính thuộc hệ thống tạo máu. Căn bệnh này là
hiện tƣợng bạch cầu trong cơ thể ngƣời bệnh tăng đột biến. Bạch cầu là một loại tế
bào máu làm nhiệm vụ bảo vệ cơ thể. Khi bạch cầu ung thƣ phát triển nhanh trong

tủy xƣơng sẽ làm đau nhức, làm giảm sự phát triển của tế bào máu bình thƣờng
khác [2].
Điều trị bệnh bằng phƣơng pháp đa hóa trị liệu, tức là phối hợp nhiều loại
thuốc hóa chất có cơ chế tác động khác nhau nhằm đạt hiệu quả diệt tế bào ung

11


thƣ máu tối đa. Thuốc, hóa chất có thể sử dụng bằng cách uống, tiêm truyền vào
đƣờng tĩnh mạch hoặc tiêm thẳng vào tủy sống để tiêu diệt tế bào ung thƣ máu
thâm nhiễm vào hệ thần kinh trung ƣơng. Hóa trị liệu thƣờng đƣợc thực hiện
thành nhiều đợt theo lộ trình, gọi là phác đồ. Các phác đồ thƣờng bao gồm giai
đoạn điều trị tấn công, củng cố và duy trì [27].
1.1.3. Một số đặc điểm tâm lý và nhu cầu của bệnh nhân bệnh máu
*Một số đặc điểm tâm lý của bệnh nhân bệnh máu
Hầu hết bệnh nhân bệnh máu đều phải trải qua những giai đoạn tâm lý hết
sức khó khăn, đặc biệt là giai đoạn đầu tiên phát hiện và biết bị mắc bệnh. Thêm
vào đó, đặc điểm về bệnh lý cũng gây ra khó khăn. Bệnh tan máu bẩm sinh phải
điều trị suốt đời hay bệnh nhân bệnh ung thƣ máu thƣờng phải trải qua giai đoạn
hóa trị liệu nhiều đợt, nằm nội trú dài ngày tại bệnh viện… là những nguyên nhân
gây áp lực tâm lý.
Theo Kubler-Ross (1970), mô hình diễn biến tâm lý của bệnh nhân ung thƣ
có 5 giai đoạn, viết tắt là mô hình DABDA (Denial – từ chối/phủ nhận) – Anger
(giận dữ/phẫn nộ) – Bargaining (thƣơng lƣợng/mặc cả) – Depression (trầm cảm) –
Acceptance (chấp nhận). Mô hình này tuy còn nhiều tranh cãi nhƣng rất nổi tiếng và
thƣờng đƣợc trích dẫn trong các khóa học về giao tiếp y khoa. Ngƣời bệnh trải qua
giai đoạn 1, với tâm lý phủ nhận thông tin, chối bỏ, sốc và không tin vào chẩn đoán;
giai đoạn 2, ngƣời bệnh chuyển từ tâm lý phủ nhận sang tâm lý dễ bị kích động, khó
tính, hay đòi hỏi, họ có thể nổi cơn giận, làm cho việc giao tiếp với mọi ngƣời xung
quanh trở nên khó khăn; giai đoạn 3 ngƣời bệnh mong muốn thƣơng lƣợng, mặc cả,

họ mong đƣợc kéo dài sự sống, trì hoãn cái chết. Giai đoạn 4, bệnh nhân rơi vào
tâm lý trầm cảm. Giai đoạn 5 – tâm lý chấp nhận [1].
Theo Nguyễn Sinh Phúc (2007), tâm lý lo âu và trần cảm là những phản ứng
thƣờng gặp ở bệnh nhân điều trị nội trú do việc cách xa với cuộc sống đời thƣờng,
phải đối mặt với các vấn đề về sức khỏe, tài chính và các phản ứng phụ không mong
muốn khác, nhất là với nhóm bệnh tan máu bẩm sinh và bệnh máu ác tính phải tuân
thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị bệnh. Do vậy, bệnh nhân bệnh máu luôn cần có sự
trợ giúp kịp thời về mặt tâm [19].

12


*Nhu cầu của bệnh nhân bệnh máu
Với đặc điểm của nhóm bệnh máu di truyền, cuộc sống gắn liền với bệnh
viện và bệnh máu ác tính có thời gian điều trị kéo dài, trải qua nhiều đợt hóa trị liệu,
cùng với những áp lực về mặt tâm lý trong điều trị, nên ngƣời bệnh có những nhu
cầu cơ bản về hỗ trợ tâm lý, hỗ trợ thông tin y tế, hỗ trợ nguồn lực …
Theo Bùi Ngọc Dũng và cộng sự (2011), nhu cầu của bệnh nhân ung thƣ
máu đƣợc khái quát ở 5 nhóm nhu cầu: (1) Nhu cầu hỗ trợ tâm lý (để giảm bớt nỗi
lo chống chọi với bệnh tật, để giảm bớt lo sợ về sự suy giảm sức khỏe, để giảm bớt
hậu quả xấu xảy ra (cái chết), để giảm bớt nỗi lo về gánh nặng tài chính,…). (2)
Nhu cầu về thông tin y tế (cần biết lợi ích, nguy cơ của mỗi phương pháp điều trị,
thông tin về mục đích xét nghiệm, can thiệp, cần thông báo về mức độ thuyên giảm
của bệnh hay những thông tin về sự cải thiện tình trạng sức khỏe hoặc nguy cơ,
mức độ đe dọa của bệnh). (3) Nhu cầu về dịch vụ chăm sóc của ngƣời bệnh (cần sự
động viên, khích lệ của bác sĩ; chăm sóc của điều dưỡng, của người thân, được tôn
trọng bí mật thông tin từ nhân viên y tế…). (4) Nhu cầu hỗ trợ thể chất, sinh hoạt
hằng ngày (hỗ trợ vận động, đi lại, hỗ trợ hướng dẫn để tự chăm sóc, những hoạt
động tinh thần khác…). (5) Nhu cầu giao tiếp, duy trì quan hệ xã hội (cần được tôn
trọng, cư xử như một người bình thường trước khi bị bệnh, cần hỗ trợ để tự tin hơn

trong giao tiếp, có niềm tin trong điều trị bệnh [5].
Bên cạnh đó, nhóm bệnh nhân bệnh máu di truyền khi phát hiện bệnh và điều
trị bệnh ngay từ lúc còn rất nhỏ, họ gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận với cơ
hội học tập, tìm kiếm việc làm, nhóm bệnh nhân này có nhu cầu cao đƣợc học tập,
đào tạo nghề và tìm kiếm việc làm để chủ động về mặt tài chính, theo đuổi điều trị
bệnh lâu dài, nhu cầu đƣợc truyền máu, nhu cầu đƣợc hỗ trợ về tinh thần, về nguồn
lực tài chính...
1.2.

Lý luận về công tác xã hội đối với bệnh nhân bệnh máu

1.2.1. Khái niệm và nguyên tắc của công tác xã hội đối với bệnh nhân bệnh máu
1.2.1.1. Khái niệm công tác xã hội đối với bệnh nhân bệnh máu
Hiện nay, có nhiều khái niệm, nhiều cách hiểu khác nhau về CTXH, ở mỗi
quốc gia, mỗi giai đoạn khác nhau, CTXH đƣợc định nghĩa khác nhau.

13


Theo Hiệp hội nhân viên CTXH quốc tế (năm 2000) tại Montreal, Canada
(IFSW), CTXH đƣợc định nghĩa nhƣ sau: “CTXH thúc đẩy sự thay đổi xã hội, giải
quyết vấn đề trong mối quan hệ của con người, tăng năng lực và giải phóng cho
người dân nhằm giúp cho cuộc sống của họ ngày càng thoải mái, dễ chịu. Vận dụng
các lý thuyết về hành vi con người và hệ thống xã hội, CTXH tương tác vào những
điểm giữa con người với môi trường của họ. Nhân quyền và công bằng xã hội là
các nguyên tắc cơ bản của nghề” [23].
Hiệp hội CTXH quốc tế và các trƣờng Đào tạo CTXH quốc tế (2011) nhận
định: “CTXH là nghề nghiệp tham gia vào giải quyết các vấn đề liên quan tới mối
quan hệ của con người và thúc đẩy sự thay đổi xã hội, tăng cường sự trao quyền và
giải phóng quyền lực nhằm nâng cao chất lượng sống của con người. CTXH sử

dụng các học thuyết về hành vi con người và lý luận về hệ thống xã hội vào can
thiệp sự tương tác của con người với môi trường sống”.
Theo tác giả Bùi Thị Xuân Mai (2012), CTXH đƣợc định nghĩa: “Là một
nghề, một hoạt động chuyên nghiệp nhằm trợ giúp các cá nhân, gia đình và cộng
đồng nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu và tăng cường chức năng xã hội, đồng
thời thúc đẩy môi trường xã hội về chính sách, nguồn lực và dịch vụ nhằm giúp
cá nhân, gia đình và cộng đồng giải quyết và phòng ngừa các vấn đề xã hội, góp
phần đảm bảo an sinh xã hội” [12].
Theo Đề án phát triển nghề CTXH giai đoạn 2010 – 2020 đƣợc Thủ tƣớng
Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 32/2010/QĐ-TTg, CTXH đƣợc định nghĩa
nhƣ sau: “CTXH là hoạt động mang tính chuyên môn, được thực hiện theo các
nguyên tắc và phương pháp riêng nhằm hỗ trợ các cá nhân, gia đình, nhóm xã hội
và cộng đồng dân cư trong việc giải quyết các vấn đề của họ. Qua đó, CTXH theo
đuổi mục tiêu vì hạnh phúc cho con người và tiến bộ xã hội” [17].
Từ một số định nghĩa về CTXH trên đây, có thể hiểu CTXH là một hoạt
động mang tính chuyên môn, là một nghề nghiệp có các nguyên tắc và phƣơng pháp
thực hành nhằm trợ giúp các cá nhân, nhóm, cộng đồng phát huy năng lực, tăng
cƣờng trao quyền để thân chủ tự giải quyết vấn đề đang gặp phải. Ở khía cạnh khác,
CTXH góp phần thúc đẩy môi trƣờng xã hội về mặt chính sách, nguồn lực, cung

14


cấp các dịch vụ xã hội nhằm giúp thân chủ/ngƣời yếu thế giải quyết và phòng ngừa
các vấn đề xã hội, góp phần đảm bảo an sinh xã hội.
*Khái niệm công tác xã hội đối với bệnh nhân bệnh máu
CTXH trong bệnh viện có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tạo dựng
mối quan hệ hài hòa giữa tinh thần và thể chất của ngƣời bệnh, giữa ngƣời bệnh với
ngƣời thân, giữa ngƣời bệnh với những ngƣời xung quanh và với nhân viên y tế.
CTXH trong bệnh viện sử dụng nguyên lý, phƣơng pháp và kỹ năng của

CTXH vào việc trị liệu xã hội cho ngƣời bệnh nhằm gia tăng sự hài lòng của họ khi
sử dụng dịch vụ y tế, góp phần nâng cao chất lƣợng Chăm sóc sức khỏe nhân dân
(CSSKND). Nhân viên CTXH có thể làm việc trực tiếp với bệnh nhân hoặc gián
tiếp thông qua việc lập kế hoạch, tiến hành nghiên cứu, xây dựng chính sách... Làm
việc trực tiếp với bệnh nhân có thể bao gồm các hoạt động nhƣ: đánh giá nhu cầu,
lập kế hoạch cho việc chăm sóc sau khi điều trị, tƣ vấn để giúp các bệnh nhân/ngƣời
nhà giải quyết với các vấn đề liên quan đến tình trạng bệnh của họ... Ngoài ra, nhân
viên CTXH cũng có thể là thành viên của nhóm điều trị, cung cấp thông tin, tƣ vấn
giúp nhóm điều trị hiểu đƣợc các vấn đề của bệnh nhân [24].
Theo Nguyễn Đức Nam (2015), công tác xã hội trong bệnh viện là các hoạt
động hỗ trợ ngƣời bệnh, ngƣời nhà ngƣời bệnh và các nhân viên y tế trong bệnh
viện nhằm giải quyết các vấn đề xã hội và tâm lý liên quan đến bệnh tật và quá trình
khám chữa bệnh. Mục đích là hỗ trợ các nhóm đối tƣợng khắc phục những khó
khăn về xã hội để đạt đƣợc hiệu quả chăm sóc sức khỏe tốt nhất. Nhân viên CTXH
trong bệnh viện là cầu nối để giải quyết các mâu thuẫn giữa bệnh nhân và nhân viên
y tế, giữa bệnh nhân và bệnh nhân, bệnh nhân và ngƣời nhà bệnh nhân…[13].
Công tác xã hội trong bệnh viện có nhiệm vụ bảo vệ quyền đƣợc chăm sóc
sức khỏe của bệnh nhân thông qua việc tƣ vấn các vấn đề xã hội có liên quan cho
bệnh nhân và gia đình của họ trong quá trình điều trị; tìm kiếm các dịch vụ hỗ trợ
trên cơ sở tìm hiểu và phân tích các yếu tố xã hội có ảnh hƣởng đến sức khỏe của
bệnh nhân; kết nối các dịch vụ hỗ trợ cho từng bệnh nhân; nghiên cứu cung cấp
bằng chứng từ thực tế hoạt động để đề xuất chính sách; hỗ trợ giải tỏa tâm lý cho
bệnh nhân, ngƣời nhà và nhân viên y tế…

15


Ngoài ra, CTXH trong bệnh viện còn có nhiệm vụ giúp đỡ và tìm nguồn tài
trợ cho các bệnh nhân nghèo, công tác truyền thông và quan hệ công chúng trong
bệnh viện, tham gia công tác đào tạo tại bệnh viện…

Cho đến nay chƣa có tài liệu chính thức nào đƣa ra khái niệm CTXH đối với
bệnh nhân bệnh máu, qua việc tìm hiểu các nguồn tài liệu, các khái niệm có liên
quan đến CTXH trong bệnh viện, tôi xin đƣa ra quan điểm về CTXH đối với bệnh
nhân bệnh máu nhƣ sau: CTXH đối với bệnh nhân bệnh máu cũng là một trong
những lĩnh vực của CTXH, vận dụng các lý thuyết, kỹ năng, phương pháp và giá trị
nghề nghiệp của CTXH vào quá trình tham vấn, tư vấn, hỗ trợ bệnh nhân bệnh máu
đang gặp khủng hoảng về tâm lý, thiếu khả năng thích ứng với xã hội do bệnh tật
gây ra, không có đủ nguồn lực đối phó với tình thế phát sinh … Thông qua việc huy
động, vận động chính sách, nguồn lực và cung cấp các dịch vụ CTXH trong bệnh
viện, nhân viên CTXH tham gia vào quá trình hỗ trợ, giúp đỡ cho bệnh nhân bệnh
máu nâng cao năng lực và các chức năng xã hội, tạo điều kiện cho họ tiếp cận được
các dịch vụ, đáp ứng nhu cầu, cũng như thực hiện đầy đủ các quyền lợi được chăm
sóc, điều trị bệnh, góp phần giải quyết các vấn đề đang gặp phải, giúp họ tích cực
theo đuổi mục tiêu điều trị bệnh một cách hiệu quả.
CTXH đối với bệnh nhân bệnh máu vận dụng linh hoạt các kiến thức, kỹ
năng và phƣơng pháp của CTXH nói chung, bởi vậy có thể coi đây là một hoạt
động chuyên nghiệp, đòi hỏi nhân viên CTXH phải đƣợc đào tạo và trang bị kiến
thức về tâm lý, nhu cầu của ngƣời bệnh, chính sách pháp luật liên quan, các kỹ năng
tƣ vấn, tham vấn, thiết lập mối quan hệ với bệnh nhân,…
Theo Ida Cannon – một trong những nhà CTXH đầu tiên của nƣớc Mỹ (đầu
thế kỷ XX), “Nhân viên CTXH không xem người bệnh/bệnh nhân như một cá thể
đơn độc, kém may mắn nằm trên giường bệnh, mà là thành viên của một gia đình
hay cộng đồng cuộc sống bị xáo trộn do bệnh tật. Nhân viên CTXH tìm cách xóa bỏ
những rào cản vật chất cũng như tinh thần đối với trị liệu. từ đó, trợ giúp người
bệnh để họ tích cực tham gia vào quá trình điều trị, hồi phục” [28]. Điều này cho
thấy, vai trò của nhân viên CTXH không chỉ giúp đỡ bệnh nhân, mà còn hỗ trợ bác

16



sĩ, nhân viên y tế có thể tập trung thời gian, kiến thức, kỹ năng vào công việc
chuyên môn.
Hoạt động CTXH đối với bệnh nhân, cụ thể là bệnh nhân bệnh máu quan tâm
đến việc điều trị, chăm sóc sức khỏe gồm: Sức khỏe tinh thần, sức khỏe thể chất và
xã hội (các mối quan hệ xã hội). Bên cạnh đó, hoạt động CTXH đối với bệnh nhân
bệnh máu cần đảm bảo bệnh nhân đƣợc thực hiện các quyền trong quá trình
khám, điều trị bệnh theo Luật khám, chữa bệnh đã đƣợc Quốc hội ban hành.
Theo Trần Đình Tuấn, các dịch vụ CTXH cần cung cấp cho nhóm bệnh nhân
bệnh máu cần đảm bảo yêu cầu chung của dịch vụ CTXH trong bệnh viện nhƣ:
lƣợng giá các nhu cầu vật chất, tâm lý, xã hội của bệnh nhân và gia đình họ. Lƣợng
giá các yếu tố cộng đồng và xã hội ảnh hƣởng đến sức khỏe và trị liệu; cung cấp các
dịch vụ can thiệp, hỗ trợ tâm lý để giúp bệnh nhân và gia đình thích ứng, đạt đƣợc
trạng thái an sinh tốt nhất có thể; hỗ trợ trao đổi/đối thoại giữa bệnh nhân, gia đình
và nhóm trị liệu (bác sĩ, điều dƣỡng, y tá) trong trƣờng hợp đặc biệt; vận động các
dịch vụ cần thiết (nhƣ Bảo hiểm y tế) và thực hiện các thủ tục để bệnh nhân đƣợc
hƣởng các dịch vụ đó; can thiệp khủng hoảng, hòa giải mâu thuẫn; xác định và trợ
giúp bệnh nhân tiếp cận đƣợc các nguồn lực về vật chất, tinh thần; giáo dục bệnh
nhân và gia đình về cách huy động, vận động các nguồn lực của cộng đồng (vận
động từ thiện); xây dựng và thực thi kế hoạch điều trị cũng nhƣ xuất viện…[28].
Trong quá trình cung cấp dịch vụ CTXH cho bệnh nhân, nhân viên CTXH có
vai trò là ngƣời hỗ trợ, giúp đỡ bệnh nhân giải quyết các vấn đề, giáo dục, tƣ vấn
tâm lý, pháp luật, là cầu nối kết nối các nguồn lực thông qua việc thực hiện các
chính sách, chƣơng trình cụ thể trợ giúp ngƣời bệnh.
1.2.1.2. Các nguyên tắc của công tác xã hội đối với bệnh nhân bệnh máu
CTXH đối với bệnh nhân bệnh máu cần tuân theo các nguyên tắc chung của
CTXH. Trên cơ sở đó, tôi xin trình bày một số nguyên tắc trong CTXH đối với
bệnh nhân bệnh máu nhƣ sau:
Thứ nhất, nguyên tắc chấp nhận bệnh nhân, cho dù bệnh nhân bệnh máu
thuộc hoàn cảnh nào, bị bất cứ loại bệnh máu nào (bệnh máu di truyền hay bệnh
ung thƣ máu) hay có điều kiện sống, hành vi ra sao thì nhân viên CTXH cần chấp


17


nhận, vì họ đều có quyền đƣợc tôn trọng, bình đẳng. Do đó, khi tham gia trợ giúp
họ, nhân viên CTXH cần có thái độ tôn trọng và chấp nhận bệnh nhân.
Thứ hai, nguyên tắc bệnh nhân cùng tham gia giải quyết vấn đề, đây là một
nguyên tắc cơ bản của CTXH. Nhân viên CTXH cần khơi dậy, giúp đỡ thân chủ
phát huy nội lực của họ để cùng tham gia giải quyết vấn đề khó khăn họ gặp phải.
Bởi vì, hơn bất cứ ai, bệnh nhân là ngƣời hiểu họ có nhu cầu gì, đang gặp phải vấn
đề gì, hoàn cảnh và khả năng giải quyết vấn đề ra sao. Họ cần tham gia từ khâu
đánh gía vấn đề, lựa chọn và thực hiện giải pháp đến đánh giá kết quả.
Thứ ba, nguyên tắc tôn trọng quyền tự quyết của người bệnh, nguyên tắc này
yêu cầu nhân viên CTXH không áp đặt ý kiến chủ quan, không quyết định thay
bệnh nhân, mà chỉ đóng vai trò là ngƣời xúc tác, giúp đỡ bệnh nhân đƣa ra quyết
định đúng đắn, phù hợp với hoàn cảnh của họ. Tôn trọng quyền tự quyết của ngƣời
bệnh giúp họ tự đƣa ra quyết định, có trách nhiệm với lựa chọn của mình, giúp họ
tự tin trong quá trình điều trị tại bệnh viện.
Thứ tƣ, nguyên tắc đảm bảo sự khác biệt (cá biệt hóa), mỗi ngƣời bệnh là
một cá nhân riêng biệt, có nhu cầu, hoàn cảnh, tính cách, đặc điểm tâm lý, văn hóa,
trình độ khác nhau. Khi tuân thủ nguyên tắc này, nhân viên CTXH sẽ đảm bảo đƣợc
lợi ích thiết thực của bệnh nhân, đáng ứng đúng nhu cầu của họ, có khả năng ứng
phó linh hoạt trong giải quyết vấn đề, khắc phục tính bảo thủ, cứng nhắc trong quá
trình trợ giúp bệnh nhân.
Thứ năm, nguyên tắc giữ bí mật, nguyên tắc này thể hiện sự tôn trọng của
nhân viên CTXH đối với vấn đề riêng tƣ của bệnh nhân, tạo điều kiện để bệnh nhân
chân thành, cởi mở bộc lộ cảm xúc, tâm trạng và vấn đề họ đang gặp phải. Nhân
viên CTXH chỉ chia sẻ thông tin khi bệnh nhân đồng ý. Việc bảo mật thông tin của
bệnh nhân sẽ giúp họ tin tƣởng, sẵn sàng chia sẻ và hợp tác với nhân viên CTXH.
Đây cũng là một yêu cầu mang tính nhân văn, là tiêu chuẩn đạo đức của ngƣời làm

CTXH [12].
1.2.2. Nội dung của công tác xã hội đối với bệnh nhân bệnh máu
Nội dung CTXH đối với bệnh nhân bệnh máu tại Viện Huyết học – Truyền
máu Trung ƣơng đƣợc thể hiện qua nhiều hoạt động, cụ thể:

18


×