Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Hỗ trợ việc làm đối với người nghiện ma tuý sau cai nghiện từ thực tiễn tỉnh bình dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (688.75 KB, 101 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THANH TRƢỚC

HỖ TRỢ VIỆC LÀM ĐỐI VỚI NGƢỜI NGHIỆN MA TÚY
SAU CAI NGHIỆN TỪ THỰC TIỄN TỈNH BÌNH DƢƠNG
Chuyên ngành: Công tác xã hội
Mã số: 60. 90. 01. 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. PHẠM HỮU NGHỊ

HÀ NỘI - 2016

1


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
ghi trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chƣa
từng đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

NGUYỄN THANH TRƢỚC



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỖ TRỢ VIỆC LÀM ĐỐI VỚI
NGƢỜI NGHIỆN MA TUÝ SAU CAI NGHIỆN ...................................................12
1.1. Ngƣời nghiện ma túy sau cai nghiện: Khái niệm, đặc điểm và nhu cầu .............12
1.2. Nhu cầu, khái niệm, đặc điểm và nguyên tắc của hỗ trợ việc làm đối với
ngƣời nghiện ma tuý sau cai nghiện..........................................................................16
1.3. Nội dung của hỗ trợ việc làm đối với ngƣời nghiện ma tuý sau cai nghiện .........21
1.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến hỗ trợ việc làm đối với ngƣời nghiện ma tuý sau
cai nghiện ..................................................................................................................24
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG NGƢỜI NGHIỆN MA TÚY SAU CAI NGHIỆN VÀ
THỰC TRẠNG HỖ TRỢ VIỆC LÀM ĐỐI VỚI NGƢỜI NGHIỆN MA TUÝ SAU
CAI NGHIỆN TỪ THỰC TIỄN TỈNH BÌNH DƢƠNG ..........................................32
2.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dƣơng tác động đến hỗ trợ việc làm
đối với ngƣời nghiện ma tuý sau cai nghiện .............................................................32
2.2. Thực trạng ngƣời nghiện ma tuý sau cai nghiện và thực trạng việc làm của
ngƣời nghiện ma tuý sau cai nghiện..........................................................................33
2.3. Tình hình hỗ trợ việc làm đối với ngƣời nghiện ma tuý sau cai nghiện tại tỉnh
Bình Dƣơng ...............................................................................................................43
2.4. Đánh giá kết quả hỗ trợ việc làm đối với ngƣời nghiện ma tuý sau cai nghiện
từ thực tiễn tỉnh Bình Dƣơng ....................................................................................60
Chƣơng 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM VÀ NÂNG CAO HIỆU
QUẢ CỦA HỖ TRỢ VIỆC LÀM ĐỐI VỚI NGƢỜI NGHIỆN MA TUÝ SAU CAI
NGHIỆN TỪ TỈNH BÌNH DƢƠNG ........................................................................65
3.1. Định hƣớng và giải pháp bảo đảm nâng cao hiệu quả của hỗ trợ việc làm đối
với ngƣời nghiện ma tuý sau cai nghiện từ tỉnh Bình Dƣơng ...................................65
3.2. Các giải pháp bảo đảm và nâng cao hiệu quả của hỗ trợ việc làm đối với
ngƣời nghiện ma tuý sau cai nghiện từ tỉnh Bình Dƣơng .........................................68
KẾT LUẬN ...............................................................................................................77
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................79

PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CCPCTNXH

Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội

CPCTNXH

Cục Phòng chống tệ nạn xã hội

CTXH

Công tác xã hội

DN

Doanh nghiệp

HTVL

Hỗ trợ việc làm

HTXH

Hỗ trợ xã hội

LĐTB&XH


Lao động Thƣơng binh và Xã hội

NCVL

Nhu cầu việc làm

NNMT

Ngƣời nghiện ma túy

NNMT SCN

Ngƣời nghiện ma túy sau cai nghiện

PVS

Phỏng vấn sâu

THNCĐ

Tái hòa nhập cộng đồng

TT GDLĐ –TVL

Trung tâm Giáo dục lao động – Tạo việc làm


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Thống kê ngƣời nghiện và ngƣời nghiện ma túy sau cai nghiện

giai đoạn 2011-2015 ở địa phƣơng ................................................................. 34
Bảng 2.2: Thống kê ngƣời cai nghiện ma túy từ lần 2 trở lên tại Trung
tâm Giáo dục Lao động – Tạo việc làm tỉnh Bình Dƣơng .............................. 35
Bảng 2.3: Những yếu tố ảnh hƣởng đến việc tìm kiếm việc làm của
ngƣời nghiện ma túy sau cai nghiện................................................................ 37
Bảng 2.4: Nghề nghiệp của ngƣời nghiện ma túy sau cai nghiện .......... 37
Bảng 2.5: Lý do ngƣời nghiện ma túy sau cai nghiện khó xin đƣợc việc
làm ................................................................................................................... 39
Bảng 2.6: Lý do ngƣời ta e dè trong việc giúp đỡ ngƣời nghiện ma túy
sau cai nghiện. ................................................................................................. 40
Bảng 3.1: Công tác giáo dục cho ngƣời đang cai nghiện ma túy tại trung
tâm Giáo dục Lao động – Tạo việc làm tỉnh Bình Dƣơng từ năm 2011 đến
năm 2015 ......................................................................................................... 44
Bảng 3.2: Công tác dạy nghề cho ngƣời đang cai nghiện ma túy tại trung
tâm Giáo dục Lao động – Tạo việc làm tỉnh Bình Dƣơng từ năm 2011 đến
năm 2015 ......................................................................................................... 44
Bảng 3.3: mức độ quan tâm đến tệ nạn ma túy của ngƣời dân ............... 55
Bảng 3.4: Lựa chọn của ngƣời dân về việc giúp đỡ ngƣời nghiện ma túy
sau cai nghiện .................................................................................................. 56
Bảng 3.5: Sự khác biệt về việc giúp đỡ ngƣời nghiện ma túy sau cai
nghiện của ngƣời dân theo giới tính ................................................................ 57
Bảng 3.6: Sự khác biệt về việc giúp đỡ ngƣời nghiện ma túy sau cai
nghiện của ngƣời dân theo độ tuổi .................................................................. 57
Bảng 3.7: Ý nghĩa, tầm quan trọng của việc làm với ngƣời nghiện ma túy
sau cai nghiện .................................................................................................. 59


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ma túy đang hàng ngày hủy hoại biết bao tâm hồn, giết chết biết bao nhân

mạng, phá vỡ cuộc sống bình yên của hàng vạn gia đình và đe dọa an ninh trật tự xã
hội. Tệ nạn ma túy là nguyên nhân làm nảy sinh, gia tăng tình hình tội phạm trong
nƣớc gây ảnh hƣởng đến xã hội nhƣ trộm, cƣớp, buôn bán ma túy, buôn bán ngƣời,
khủng bố... Tệ nạn ma túy còn là nguyên nhân, điều kiện nảy sinh, phát triển các tệ
nạn xã hội khác (mại dâm, cờ bạc...). Đồng minh của ma túy là bệnh tật và
HIV/AIDS. Ma túy hủy hoại không chỉ bản thân ngƣời sử dụng mà còn làm ảnh
hƣởng đến gia đình và ngƣời thân của họ. Do đó, việc phòng chống ma túy là một
việc làm hết sức cần thiết để đảm bảo cho mọi ngƣời, mọi nhà có đƣợc cuộc sống
ổn định và xã hội phát triển.
Theo thống kê của Phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm về ma túy (PC47) Công an tỉnh Bình Dƣơng, tính đến 6 tháng đầu năm 2015 toàn tỉnh có 2072 ngƣời
nghiện có hồ sơ quản lý (nam:1991, nữ: 81), so với cuối năm 2012 tăng 148 ngƣời
(7,6%). Đa số NNMT đều trong độ tuổi từ 18-30 tuổi (1156 ngƣời: chiếm 55,8%
tổng số ngƣời nghiện); số có nghề nghiệp ổn định là 214 ngƣời, không có nghề
nghiệp ổn định là 309 ngƣời, không có việc làm là 1029 ngƣời (chiếm 49,7% tổng
số ngƣời nghiện). Với việc đa số đều nằm trong độ tuổi lao động và không có việc
làm cao nhƣ thế sẽ gây ra nhiều hậu quả cho xã hội.
Tuy nhiên, không phải ai vƣớng vào tệ nạn ma túy cũng đều là những ngƣời
xấu và đáng lên án, Vì một lỗi lầm mà khi muốn quay đầu lại thì không biết phải
tìm đến ai. Không phải ngƣời nghiện nào khi trở về cộng đồng cũng đƣợc thừa
nhận, họ rất khó khăn trong việc tái hoà nhập và việc làm là vấn đề quan trọng nhất.
Khi có việc làm, họ sẽ có đƣợc nguồn thu nhập ổn định, có rất ít thời gian nhàn rỗi
để tụ tập bạn bè nên sẽ hạn chế việc sử dụng lại ma tuý, kéo giảm đƣợc tệ nạn xã
hội. Nhƣng vấn đề là ai sẽ nhận họ vào làm việc? Với nhận thức “DN và cộng đồng
cùng dang tay giúp đỡ những ngƣời đã có một thời lầm lỡ, tạo cơ hội cho họ làm lại
cuộc đời”, một số tỉnh, thành phố đã ban hành chính sách huy động sự tham gia của
1


cộng đồng DN, cơ sở sản xuất kinh doanh tham gia CTXH, tiếp nhận, sử dụng lao
động là NNMT SCN. Qua báo cáo của các tỉnh, thành phố và khảo sát của

CPCTNXH (Bộ LĐTB&XH), năm 2012, số DN vừa và nhỏ chiếm 85% trong tổng
số 471.000 DN đăng ký tại Việt Nam. Tuy nhiên, chỉ có 0,07% số DN
(353/471.000) tiếp nhận, sử dụng NNMT SCN vào làm việc. Nhiều tỉnh, thành phố
có hàng nghìn DN nhƣng chỉ có một hoặc hai DN tiếp nhận ngƣời sau cai. Nhiều
tỉnh báo cáo không có DN nào hỗ trợ cho công tác này.
Bình Dƣơng hiện có 28 khu và 8 cụm công nghiệp với hơn 15.000 DN đang
hoạt động. Tuy nhiên, theo thống kê của CCPCTNXH tỉnh Bình Dƣơng thì đến cuối
năm 2015 chỉ có khoảng 10 DN nhận NNMT SCN vào làm việc.
Trƣớc việc một phần lớn các DN đều không tuyển dụng lao động là NNMT
SCN nhƣ hiện nay, không chỉ ở một tỉnh, thành phố cá biệt nào thì liệu rằng việc
Nhà nƣớc, các tổ chức và xã hội ra sức HTVL cho NNMT SCN có khả quan hay
không? Để tìm hiểu vấn đề này, tôi chọn đề tài nghiên cứu “Hỗ trợ việc làm đối
với ngƣời nghiện ma tuý sau cai nghiện từ thực tiễn tỉnh Bình Dƣơng” để có cái
nhìn đầy đủ và đƣa ra những giải pháp thích hợp nhằm giúp cho những NNMT
SCN tìm đƣợc việc làm phù hợp và có cuộc sống nhƣ bao ngƣời bình thƣờng khác.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
HTXH và HTVL cho NNMT SCN đƣợc nhiều nhà tâm lý học, xã hội học,
CTXH quan tâm. Việc tìm hiểu nhu cầu cũng nhƣ đáp ứng NCVL cho NNMT SCN
hiện nay không chỉ có ý nghĩa đối với ngƣời đƣợc trợ giúp mà còn có ý nghĩa quan
trọng cho sự phát triển bền vững của xã hội.
2.1. Các nghiên cứu về nhu cầu và nhu cầu việc làm của người nghiện
ma túy sau cai nghiện
Có rất nhiều nghiên cứu của các tác giả phƣơng Tây về vấn đề nhu cầu, trong
đó nổi bật lên là thuyết của Erich Fromm.
Erich Fromm nhà phân tâm học mới quan niệm rằng: “nhu cầu tạo ra cái tự
nhiên của con ngƣời. Đó là những nhu cầu: Nhu cầu quan hệ ngƣời – ngƣời; Nhu cầu

2



tồn tại “cái tâm” con ngƣời; Nhu cầu đồng nhất bản thân và xã hội với dân tộc, giai
cấp, tôn giáo; Nhu cầu về sự bền vững và hài hoà; Nhu cầu nhận thức, nghiên cứu.
Những nhu cầu này là thành phần tạo nên nhân cách”. [12, Tr.70]
- Tâm lý học nhân văn về nhu cầu
Tâm lý học nhân văn ra đời nhƣ một khuynh hƣớng đối lập với tâm lý học
hành vi và phân tâm học. Tiêu biểu cho lý thuyết về nhu cầu của trƣờng phái tâm lý
học nhân văn là “Thuyết thứ bậc nhu cầu” của A.Maslow (1908 – 1970).
Theo ông, tầm quan trọng của các nhu cầu đƣợc sắp xếp theo thứ tự từ dƣới
lên trên theo thang nhu cầu: từ mức thứ nhất đến mức thứ năm. Bốn mức nhu cầu
đầu tiên ông gọi đó là nhóm nhu cầu thiếu hụt. Còn ở mức thứ năm, ông chia nhỏ
hơn: nhu cầu thẩm mỹ, nhu cầu sáng tạo, nhu cầu hiểu biết….ông gọi là nhóm các
nhu cầu phát triển. Sự phân chia này tùy theo thang bậc nhƣng nó không phải là cố
định mà chúng linh hoạt, thay đổi tuỳ theo điều kiện cụ thể. [18, Tr. 40].
Các nhà tâm lý học Liên Xô cũng có những nghiên cứu thiết thực về vấn đề
nhu cầu con ngƣời, đời sống tâm lý con ngƣời. Họ cho rằng nhu cầu là yếu tố bên
trong quan trọng đầu tiên thúc đẩy hoạt động của con ngƣời. D.N. Uznetze là ngƣời
đầu tiên trong tâm lý học Xô viết nghiên cứu về nhu cầu. Ông khám phá ra mối
quan hệ giữa nhu cầu và hành vi. Tƣơng ứng theo mỗi kiểu hành vi là một nhu cầu.
Nhu cầu, đó là cội nguồn của tính tích cực, với ý nghĩa này thì khái niệm nhu cầu
rất rộng... Còn X.L Rubinstein khẳng định rằng con ngƣời có nhu cầu sinh vật,
nhƣng bản chất của con ngƣời là sản phẩm của xã hội vì thế phải xem xét đồng thời
các vấn đề cơ bản của con ngƣời với nhân cách. Tức là phải có mối quan hệ thống
nhất giữa hai yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan trong hoạt động thoả mãn nhu
cầu. Nhà tâm lý học P.X. Ximonov thì cho rằng: trong trƣờng hợp nhu cầu cấp bách
xuất hiện mà thiếu hụt thông tin về khả năng thoả mãn, sẽ nảy sinh những rung cảm
âm tính, tăng năng lƣợng nhu cầu. Tuy nhiên, kết quả hành vi lại không thuận lợi.
Kết quả dƣơng tính sẽ làm giảm tổng thể các hành động thoả mãn nhu cầu. Theo
ông, đặc điểm nhu cầu phụ thuộc vào việc đƣợc trang bị thông tin, công cụ và cách
thức nhằm thoả mãn nhu cầu. Trong mối quan hệ giữa đối tƣợng thoả mãn nhu cầu
3



và nhu cầu, ông cho rằng: đối tƣợng tồn tại một khách quan và không xuất hiện khi
chủ thể mới chỉ có cảm giác thiếu hụt hay đòi hỏi. Chỉ khi chủ thể thực sự hoạt
động thì đối tƣợng thoả mãn nhu cầu mới xuất hiện và lộ diện ra. Nhờ có sự lộ diện
ấy mà nhu cầu mới có tính đối tƣợng của nó. Mối liên hệ giữa hoạt động với nhu
cầu đƣợc ông mô tả bằng sơ đồ: Hoạt động – Nhu cầu – Hoạt động. Ông còn cho
rằng: nhu cầu của con ngƣời không chỉ đƣợc sản xuất ra mà còn đƣợc cải biến ngay
trong quá trình sản xuất và tiêu thụ và đó là mấu chốt để hiểu đƣợc bản chất của các
nhu cầu của con ngƣời. Khi xem xét mối quan hệ giữa nhu cầu với động cơ, ông
cho rằng: khi mà đối tƣợng của nhu cầu xuất hiện, cái mà đƣợc nhận biết có đƣợc
chức năng thúc đẩy, hƣớng dẫn hoạt động, tức là trở thành động cơ.
B.Ph. Lomov khi nghiên cứu về nhân cách, ông cũng đề cập khá nhiều đến
nhu cầu. Ông cho rằng nhu cầu nhƣ là một thuộc tính của nhân cách. “Nhu cầu cá
nhân là đòi hỏi nào đó của nó về những điều kiện và phƣơng tiện nhất định cho việc
tồn tại và phát triển. Nhu cầu đó nhất thiết bắt nguồn từ những quá trình xảy ra có
tính khách quan trong đó cá nhân tham dự vào suốt cả đời sống của mình. Dĩ nhiên,
nhu cầu là trạng thái của cá nhân, nhƣng là nhu cầu về một cái gì đó nằm ngoài cá
nhân” [18, tr .479].
Các nhà tâm lý học Nga ngày nay đã tiếp thu truyền thống và những giá trị
của nền tâm lý học Xô Viết trƣớc đây về vấn đề nhu cầu và nhu cầu việc làm. Một
trong các nhà tâm lý học nghiên cứu nổi bật là A.B.Lenavo. Theo bà, nghiên cứu
việc làm của con ngƣời trong điều kiện kinh tế thị trƣờng là một hiện tƣợng tâm lý
xã hội quan trọng. Con ngƣời không chỉ muốn tìm kiếm công việc phù hợp cho
mình, mà còn tìm kiếm các điều kiện việc làm tốt nhất để có thể phát triển nhân
cách của họ.
Ở Việt Nam hiện nay, các nhà khoa học đã và đang có những nghiên cứu về
NCVL của NNMT SCN.
Trong đề tài “Quản lý dạy nghề và giáo dục phục hồi nhân cách cho người
sau cai nghiện: vấn đề và kinh nghiệm ở Thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả

Trần Nhu, Hồ Bá Thâm (2008), đã đề cập đến các nguyên nhân của việc nghiện ma
4


tuý. Trong đó phân tích các nguyên nhân chủ quan, khách quan. Các tác giả cho
rằng việc nghiện ma tuý có thể do các xung đột, các rối nhiễu: gia đình ly hôn, gia
đình có bạo hành, bạo lực...Cách tiếp cận này tập trung vào quá trình phát triển, đặc
biệt là thời thơ ấu của con ngƣời và cho rằng những lệch lạc của sự phát triển sẽ kéo
theo những rối nhiễu hành vi đƣợc cụ thể hóa ở trƣờng hợp nghiện ma túy. Trong
quá trình trị liệu phân tâm, nếu hóa giải đƣợc những xung đột vô thức này của
ngƣời nghiện thì có thể giúp họ không còn phụ thuộc vào ma túy. Từ luận điểm này,
các tác giả đề cập đến việc sử dụng lao động trị liệu nhƣ là liệu pháp hành vi cho
quá trình phục hồi. Yếu tố chủ quan và khách quan của NNMT sẽ ảnh hƣởng rất lớn
đến quá trình cai nghiện, dạy nghề và tạo việc làm cho họ.
Đề tài “Nhu cầu việc làm của người sau cai nghiện ma túy” của tác giả
Tiêu Thị Minh Hƣờng (2015), đã phân tích và tổng hợp đƣợc các yếu tố về tâm lý
ảnh hƣởng đến nhu cầu và NCVL của NNMT SCN. Tác giả đã đi sâu nghiên cứu
nhu cầu lý giải dƣới góc độ tâm lý học, từ đó có những nghiên cứu điển hình về
NCVL của NNMT SCN, các yếu tố ảnh hƣởng tới NCVL của họ, đề xuất một số
biện pháp tâm lý - giáo dục, góp phần tăng cƣờng NCVL của NNMT SCN. Tuy
nhiên, đề tài chỉ dừng lại ở việc giúp phần làm tăng cƣờng NCVL của NNMT SCN,
chƣa đƣa ra đƣợc định hƣớng cụ thể cho các nghiên cứu về HTVL.
Nhƣ vậy, vấn đề nhu cầu và NCVL đƣợc các nhà khoa học cho rằng đó là
biểu hiện cụ thể của nhu cầu xã hội đƣợc hiện thực hóa trong hoạt động lao động
việc làm. Con ngƣời luôn ý thức đƣợc NCVL của mình. Khi có NCVL, cá nhân sẽ
hƣớng đến việc thỏa mãn nó bằng các công việc cụ thể. Tuy nhiên, khi vận dụng
vào nghiên cứu NCVL của NNMT SCN cần chú ý tới ảnh hƣởng của nhiều yếu tố
chủ quan trong đó có đặc điểm tâm lý của họ cũng nhƣ tính tích cực của mỗi cá
nhân, sự khác biệt tâm lý lứa tuổi . Đồng thời, khi nghiên cứu về NCVL của họ cần
đánh giá sự tác động của nhiều yếu tố khách quan khác nhau.

2.2. Các nghiên cứu về vấn đề việc làm và hỗ trợ việc làm cho người
nghiện ma túy sau cai nghiện

5


Vấn đề việc làm là một trong những vấn đề cơ bản nhất và cần thiết nhất đối
với NNMT SCN vì nó quyết định tới khả năng THNCĐ của họ cũng nhƣ nguy cơ
tái nghiện. Hiện nay, ở Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về vấn đề việc làm của
NNMT SCN.
Để các đối tƣợng đã cai nghiện trở về cộng đồng đƣợc đối xử công bằng về
cơ hội tiếp cận với các chính sách cũng nhƣ dịch vụ xã hội, đã có nhiều tổ chức tƣ
vấn và điểm hỗ trợ để giúp đỡ các đối tƣợng này. Tuy nhiên, tình trạng kỳ thị, phân
biệt đối xử với ngƣời nghiện vẫn là rào cản, cơ hội tìm việc và ổn định kinh tế của
họ gặp rất nhiều khó khăn. Do đó, việc tổ chức kết nối giữa các DN và NNMT SCN
là thật sự cần thiết và rất quan trọng, góp phần hỗ trợ và khắc phục khó khăn trong
việc giải quyết việc làm cho họ nói riêng và phát triển xã hội nói chung.
Trong nghiên cứu: “Phân tích thị trường lao động cho người sau cai
nghiện” của Trung tâm Nghiên cứu và phát triển chính sách - Tổ chức chăm sóc
sức khoẻ gia đình thế giới tại Việt Nam (2010), đã đề cập đến các yếu tố: khả năng
học nghề và lao động của NNMT SCN; sự sẵn sàng hỗ trợ của các DN; các trung
tâm dạy nghề; các nhà quản lý trong việc HTVL cho nhóm NNMT SCN. Các nhà
nghiên cứu đặc biệt chú ý đến tính tích cực, chủ động của NNMT SCN trong việc
tiếp cận dịch vụ dạy nghề, tạo việc làm. Có thể nhận thấy, đây là một nghiên cứu đã
đề cập đồng bộ nhiều yếu tố tác động đến HTVL cho NNMT SCN nhƣng mới dừng
lại ở việc đánh giá các yếu tố tác động đến hành vi của học nghề mà chƣa đánh giá
đƣợc nguồn lực, các hỗ trợ sẵn có và các yếu tố khách quan khác ảnh hƣởng đến
việc học nghề của NNMT SCN.
Đề tài: “Tổ chức tư vấn hướng nghiệp cho thanh niên sau cai nghiện ma
tuý tại thành phố Hồ Chí Minh” (Luận án tiến sĩ năm 2010) của tác giả Lê Hồng

Minh đã nêu lên đƣợc sự cần thiết về việc tổ chức tƣ vấn hƣớng nghiệp cho thanh
niên đã cai nghiện ma tuý. Trong đề tài này, tác giả cũng đã hệ thống hoá đƣợc các
loại hình tổ chức, quản lý giáo dục cho NNMT và NNMT SCN trên địa bàn thành
phố Hồ Chí Minh, đánh giá đƣợc thực trạng cách thức tổ chức hoạt động quản lý
giáo dục cho thanh niên đã cai nghiện và đã chỉ ra đƣợc những hạn chế để tìm giải
6


pháp khắc phục. Từ đó giúp cho NNMT SCN đƣợc tiếp cận với các hoạt động cộng
đồng và giúp họ THNCĐ đƣợc dễ dàng hơn và tránh nguy cơ tái nghiện.
Trong đề tài: “Giải pháp ổn định kinh tế cho người sau cai nghiện” - Đoàn
Mạnh Dũng đã nêu lên đƣợc việc ổn định kinh tế cho NNMT SCN là việc làm cần
thiết để giúp các đối tƣợng này có công ăn việc làm ổn định, tránh đƣợc tình trạng
tái nghiện sau khi đã đi cai nghiện về. Đồng thời qua đó, việc ổn định kinh tế cho
ngƣời NNMT SCN cũng tạo điều kiện cho xã hội đẩy mạnh phong trào phòng,
chống ma tuý và giảm tội phạm ma tuý. Bài viết cũng đã đƣa ra nhiều giải pháp
nhằm ổn định kinh tế cho NNMT SCN.
Đề tài: “Thực trạng về công tác tổ chức quản lý dạy nghề và tạo việc làm
cho người sau cai nghiện tại thành phố Hồ Chí Minh” – Đào Bạch Vừn. Cũng
tƣơng tự nhƣ đề tài “Giải pháp ổn định kinh tế cho người sau cai nghiện” của
Đoàn Mạnh Dũng, đề tài này của Đào Bạch Vừn chủ yếu phân tích các tƣ liệu sẵn
có để đƣa ra thực trạng về việc quản lý dạy nghề và tạo việc làm cho NNMT SCN và
đƣa ra một số giải pháp. Đề tài chƣa có những phân tích cũng nhƣ điều tra cụ thể về
vấn đề này do đó chỉ mang tính tham khảo về mặt số liệu chứ chƣa có căn cứ để xây
dựng đề án cũng nhƣ các chƣơng trình để hỗ trợ cho các đối tƣợng sau cai nghiện.
* Các nghiên cứu trên đã nêu bật lên đƣợc ổn định kinh tế là yếu tố quan
trọng nhất làm giảm tỷ lệ tái nghiện cho NNMT SCN trở về THNCĐ. Có công ăn,
việc làm ổn định sẽ giúp các đối tƣợng không bị chèo kéo, dụ dỗ bởi các thành phần
xấu, từ đó họ sẽ có nhiều cơ hội trở thành công dân tốt, có ích cho xã hội. Tuy
nhiên, các đề tài nghiên cứu trên chủ yếu hƣớng vào cách thức tổ chức cũng nhƣ

việc cần thiết của các tổ chức hỗ trợ, chƣa đi sâu nghiên cứu vào tâm tƣ, nguyện
vọng, mong muốn và nhu cầu của NNMT SCN cũng nhƣ hình thức hỗ trợ nhƣ thế
nào nên các giải pháp đƣa ra con mang tính chủ quan.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và
thực tiễn (thông qua nghiên cứu thực tiễn tại tỉnh Bình Dƣơng) về hỗ trợ việc làm
đối với ngƣời nghiện ma túy sau cai nghiện. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp từ
7


góc độ công tác xã hội nhằm bảo đảm và nâng cao hiệu quả của hỗ trợ việc làm đối
với ngƣời nghiện ma túy sau cai nghiện.
Để đạt đƣợc mục đích nêu trên, đề tài có các nhiệm vụ sau:
- Làm sáng tỏ các vấn đề lý luận từ góc độ CTXH về việc HTVL đối với
NNMT SCN.
- Phân tích, đánh giá thực trạng HTVL đối với NNMT SCN từ thực tiễn tỉnh
Bình Dƣơng.
- Đề xuất giải pháp từ góc độ CTXH nhằm bảo đảm và nâng cao hiệu quả
của HTVL đối với NNMT SCN.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu là HTVL đối với NNMT SCN.
- Phạm vi nghiên cứu về nội dung: Hoạt động HTVL cho NNMT SCN đƣợc
nhìn từ góc độ CTXH.
- Phạm vi về thời gian: Đề tài nghiên cứu các hoạt động HTVL cho NNMT
SCN trong thời gian 5 năm trở lại đây.
- Phạm vi về không gian: Đề tài nghiên cứu thực trạng HTVL cho NNMT
SCN tại địa bàn tỉnh Bình Dƣơng.
- Khách thể nghiên cứu:
+ NNMT SCN có nhu cầu xin việc làm trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng.
+ Nhân viên CTXHH cho NNMT SCN trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng.

5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
5.1.1. Nguyên tắc quyết định luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
Nguyên tắc này cho rằng tâm lý có nguồn gốc từ thế giới khách quan tác động
vào bộ não của con ngƣời thông qua “lăng kính chủ quan” của ngƣời đó. Tâm lý định
hƣớng, điều khiển, điều chỉnh hoạt động, hành vi của con ngƣời tác động trở lại thế
giới khách quan. Do vậy, bất kỳ một sự biểu hiện tâm lý nào của con ngƣời cũng có
nguyên nhân từ hiện thực khách quan, mà trƣớc hết là từ xã hội. Nghiên cứu HTXH
về vấn đề việc làm cho NNMT SCN phải xem xét các mức độ biểu hiện trong mối
8


quan hệ chi phối chặt chẽ của các yếu tố chủ quan và khách quan của hiện tƣợng tâm
lý đó để từ đó có những hỗ trợ phù hợp với nhu cầu của chủ thể [17, tr. 8].
5.1.2. Nguyên tắc hoạt động
HTXH đƣợc thực hiện dựa trên nhu cầu của ngƣời đƣợc hỗ trợ và nhu cầu xã
hội của con ngƣời. Vì vậy, khi nghiên cứu về các hoạt động HTXH nhằm đáp ứng
nhu cầu con ngƣời cần nghiên cứu nhu cầu của con ngƣời thông qua quá trình hoạt
động. Mối quan hệ giữa nhu cầu và hoạt động đƣợc thể hiện thông qua: hoạt động nhu cầu - hoạt động. Nó đƣợc hình thành và phát triển vô tận, không có điểm dừng.
Sự nảy sinh, hình thành và phát triển NCVL của NNMT SCN cũng nhƣ vậy. Nó
hình thành và phát triển trong quá trình NNMT SCN hoạt động lao động và tƣơng
tác với ngƣời khác. NCVL của NNMT SCN hình thành, phát triển trong quá trình
sống nói chung và hoạt động làm việc nói riêng. Do vậy, trong quá trình tƣơng tác
với ngƣời khác và tƣơng tác với xã hội thì NNMT SCN biết mình cần gì, muốn gì
và cần đƣợc hỗ trợ nhƣ thế nào [17, tr. 8].
5.1.3. Nguyên tắc phát triển
Xuất phát từ nguyên lý chung của chủ nghĩa Mác- Lênin: Mọi sự vật, hiện
tƣợng trong hiện thực khách quan đều vận động không ngừng và vận động theo xu
thế phát triển, nguyên tắc về sự phát triển tâm lý có tầm quan trọng đối với việc
nghiên cứu HTVL cho NNMT SCN. Cùng với sự phát triển của cá nhân, nhu cầu

của con ngƣời luôn hình thành và phát triển, khi một nhu cầu nào đó đƣợc thoả mãn
tƣơng đối nó sẽ làm phát triển nhu cầu đó ở mức cao hơn. Để đáp ứng cho nhu cầu
toàn diện cho một con ngƣời, nhất là ngƣời yếu thế thì cần nghiên cứu về sự phát
triển nhu cầu của họ, từ đó có những hỗ trợ thích hợp, phù hợp với từng thời điểm
cụ thể [17, tr. 9].
5.1.4. Nguyên tắc hệ thống
Xuất phát từ quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về tính thống nhất
của thế giới vật chất, phƣơng pháp tiếp cận hệ thống coi vấn đề HTVL cho NNMT
SCN là chỉnh thể thống nhất trọn vẹn bao gồm các thành tố cấu thành có mối quan
hệ biện chứng thống nhất với nhau theo một trật tự xác định, sự thay đổi của một
9


thành tố cấu thành sẽ làm thay đổi cả hệ thống cấu trúc. HTVL cho NNMT SCN
đƣợc thể hiện việc thống nhất giữa điều kiện hỗ trợ và nhu cầu của ngƣời đƣợc hỗ
trợ. Vì vậy, chúng ta cần phân tích mối quan hệ giữa các thành tố này trong một cấu
trúc hoàn chỉnh [17, tr. 9].
5.2. Phương pháp nghiên cứu
CTXH với cá nhân, nhóm (NNMT SCN; nhân viên CTXH).
Trong đề tài tác giả đã chọn ngẫu nhiên ở các địa phƣơng các mẫu để PVS
bao gồm: 10 mẫu NNMT SCN ở thị xã Thuận An và thị xã Bến Cát (nơi có điểm hỗ
trợ NNMT SCN); 04 mẫu là chủ các DN hiện đang có hợp đồng gia công với
TTGDLĐ-TVL; 04 mẫu là nhân viên CTXH đang hoạt động tại các điểm hỗ trợ
NNMT SCN; 04 mẫu là cán bộ địa phƣơng nơi có các điểm hỗ trợ NNMT SCN.
Việc lựa chọn các mẫu PVS chủ yếu là các mẫu thuận tiện nhằm tìm hiểu dễ
dàng hơn cũng nhƣ sát với thực tế hơn về công tác HTVL cho NNMT SCN.
Nghiên cứu định lƣợng (thái độ của cộng đồng đối với NNMT SCN): tác giả
đã sử dụng 200 bản câu hỏi khảo sát ngƣời dân tại các địa phƣơng có số ngƣời
nghiện cao nhất trong toàn tỉnh (trong đó, mỗi huyện, thị, thành phố tác giả chọn ra
1 xã, phƣờng, thị trấn có số ngƣời nghiện cao nhất để phỏng vấn). Hiện nay tỉnh

Bình Dƣơng có 9 huyện, thị, thành phố, mỗi nơi tác giả chọn 1 xã, phƣờng, thị trấn
có số ngƣời nghiện cao nhất để khảo sát (mỗi xã, phƣờng, thị trấn 20 bản khảo sát),
riêng huyện, thị, thành phố có số ngƣời nghiện cao nhất tỉnh sẽ khảo sát 40 bản hỏi
nhằm đánh giá đƣợc khách quan và chính xác hơn về thái độ cũng nhƣ nhận thức
của ngƣời dân với việc HTVL cho NNMT SCN.
6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Đề tài vận dụng nhiều lý thuyết CTXH vào thực tiễn, trên cơ sở những kết
quả nghiên cứu thu đƣợc, mong muốn của tác giả là có thể bổ sung cho hệ thống
những kiến thức chuyên ngành CTXH về các vấn đề đối với NNMT.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn

10


- Kết quả nghiên cứu của đề tài làm cơ sở để các nghiên cứu khác có thể
tham khảo.
- Với những giải pháp đƣa ra đề tài sẽ góp phần tích cực và là cơ sở để các
cơ quan nhà nƣớc, các tổ chức chính trị- xã hội có những văn bản chỉ đạo, chƣơng
trình, kế hoạch phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả công tác hỗ trợ NNMT SCN tại
tỉnh Bình Dƣơng có đƣợc việc làm ổn định.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục, nội dung
nghiên cứu của đề tài gồm 3 chƣơng:
- Chương 1: Những vấn đề lý luận về HTVL đối với NNMT SCN;
- Chương 2: Thực trạng HTVL đối với NNMT SCN từ thực tiễn tỉnh Bình
Dƣơng;
- Chương 3: Định hƣớng và giải pháp bảo đảm và nâng cao hiệu quả của
HTVL đối với NNMT SCN từ thực tiễn tỉnh Bình Dƣơng.


11


Chƣơng 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỖ TRỢ VIỆC LÀM
ĐỐI VỚI NGƢỜI NGHIỆN MA TUÝ SAU CAI NGHIỆN
1.1. Ngƣời nghiện ma túy sau cai nghiện: Khái niệm, đặc điểm và nhu cầu
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của người nghiện ma túy sau cai nghiện
1.1.1.1. Khái niệm người nghiện ma túy sau cai nghiện
Trong các văn bản pháp quy hiện hành, ở Việt Nam chƣa đƣa ra một khái
niệm chính thống nào về NNMT SCN. Trong phạm vi đề tài này, tác giả nghiên cứu
những NNMT đã hoàn thành 5 giai đoạn của quy trình điều trị cai nghiện theo văn
bản pháp quy hiện hành. Đây là giai đoạn ngƣời cai nghiện hoàn thành cắt cơn, giải
độc và trị liệu phục hồi ở các cơ sở điều trị nghiện nhƣ các TTGDLĐ-TVL, các hội,
các cơ sở cai nghiện tƣ nhân, cộng đồng…trở về THNCĐ hoặc chuyển sang trung
tâm quản lý sau cai nghiện.
Người sau cai nghiện ma túy là người từng bị lệ thuộc vào ma túy và đã
được áp dụng các hoạt động điều trị, tư vấn, học tập, lao động và rèn luyện nhằm
chấm dứt tình trạng lệ thuộc vào ma túy và đang tái hòa nhập xã hội, chịu sự quản
lý của cộng đồng nơi cư trú hoặc tiếp tục tham gia hoạt động trong các trung tâm
quản lý sau cau nghiện [32, tr. 63].
Nhƣ vậy, ngƣời NNMT SCN là ngƣời từng sử dụng và lệ thuộc vào ma túy,
vừa trải qua quá trình cai nghiện phục hồi. Trong quá trình đó, họ đã đƣợc hỗ trợ
bởi hàng loạt các liệu pháp về y tế, tâm lý, xã hội…làm cho chức năng tâm sinh lý
đƣợc phục hồi. Quá trình cai nghiện phục hồi giúp họ cắt cơn giải độc và trị liệu
nhận thức, hành vi. Đây là giai đoạn quan trọng để NNMT SCN dần loại bỏ sự lệ
thuộc vào ma túy.
NNMT SCN không chỉ có ngƣời nghiện đã hoàn thành giai đoạn cắt cơn,
giải độc của quá trình điều trị cai nghiện tạm thời, mà còn có những ngƣời tiếp tục
phải sử dụng các biện pháp cai nghiện lâu dài, thông qua quá trình điều dƣỡng,

thanh tẩy thể chất và tinh thần do các độc tố của ma túy còn dƣ lại trong cơ thể.
Tiếp sau đó là giai đoạn tƣ vấn hƣớng nghiệp, học nghề và tạo việc làm tại các trung
12


tâm hoặc cộng đồng. Hiện nay, theo Nghị định 94/2009/NĐ-CP ngày 26 tháng 10
năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của luật phòng, chống ma túy về quản lý sau cai nghiện ma túy thì khi nói đến
NNMT SCN là nói đến việc bao gồm cả nhóm học viên cai nghiện trong các trung
tâm quản lý sau cai nghiện và cả những NNMT SCN tại cộng đồng có thể tiếp tục
điều trị nghiện bằng hình thức dùng thuốc điều trị thay thế Methadone.[3, Điều 5,
khoản 1 điều 17].
1.1.1.2. Đặc điểm của người nghiện ma túy sau cai nghiện
Nghiện ma túy thƣờng kèm theo các rối loạn tâm thần đặc biệt là do các rối
loạn nhân cách, do đó để kiểm soát và điều trị nghiện ma túy cần phải có can thiệp
điều trị kết hợp. Kết quả nghiên cứu, những ngƣời nghiện heroin thƣờng có các rối
loạn tâm thần đi kèm, điển hình là rối loạn nhân cách chống đối xã hội và trầm cảm.
Các đặc điểm nhân cách thƣờng thấy nhất ở những ngƣời nghiện heroin là nhân
cách chống đối (25%), trầm cảm (20%), hƣng cảm nhẹ (13,75%), nghi bệnh (10%)
,nhân cách phân ly (10%), lo âu (75%), và nhân cách tâm thần phân liệt (6,25%) các
đặc điểm chống đối xã hội thƣờng gặp ở nhóm những ngƣời nghiện dƣới 30 tuổi
80%, trong khi các đặc điểm trầm cảm thƣờng gặp ở nhóm trên 30 tuổi (68,75%)
trong một số những ngƣời nghiện độc thân, nhân cách chống đối xã hội chiếm 60%
những ngƣời nghiện đã kết hôn hoặc ly hôn, ly thân thƣờng có trầm cảm lần lƣợt là
(37,5% và 50%) [20, tr. 25].
* Đặc điểm tâm sinh lý ngƣời nghiện ma túy sau cai nghiện :
- Điều dễ thấy nhất và khó khăn nhất đối với NNMT SCN khi trở về là khó
THNCĐ. Họ không thích giao tiếp, tự cô lập bản thân. Họ ngại phải tiếp xúc với
ngƣời ngoài gia đình, kể cả bà con, họ hàng.
- Họ chỉ thích chơi với những ngƣời bạn đã từng sử dụng chung ma túy. Vì

họ cho rằng chỉ có những ngƣời đó mới có thể hiểu họ, chia sẻ với họ những điều
mà họ đang gặp phải [10, tr. 58].
- Tâm lý lƣời lao động vẫn chiếm ƣu thế trong đặc điểm nhân cách NNMT
SCN do họ từng tách mình ra khỏi lao động, trở thành những kẻ ăn bám, nhiều
13


ngƣời trong số họ mất lòng tin ở chính mình, mất thăng bằng và dễ rơi vào trầm
cảm, không muốn tham gia bất cứ hoạt động nào [17, tr. 79].
- Sức khỏe NNMT SCN bị ảnh hƣởng nghiêm trọng, dễ bị mắc các bệnh
thông thƣờng do sức đề kháng cơ thể yếu, trong quá trình sử dụng ma túy thì hệ lụy
kéo theo là các bệnh liên quan đến đƣờng hô hấp, gan, các bệnh cơ hội và ảnh
hƣởng nghiêm trọng nhất là căn bệnh thế kỷ HIV.
- Do sự tác động của ma túy lên não bộ đã gây ra tổn thƣơng nhất định nên
NNMT SCN có thể gặp phải hiện tƣợng loạn thần ở mức độ khác nhau nên họ thay
đổi nhiều về cảm xúc (trầm nhƣợc, hung hãn…). Tính tình cũng dễ cáu gắt, nóng
giận vô cớ, không kiềm chế đƣợc cảm xúc của bản thân.
* Những khó khăn mà NNMT SCN đang phải đối mặt:
- NNMT và NNMT SCN bị xã hội kỳ thị, phân biệt đối xử, không đƣợc cộng
đồng chấp nhận.
- Họ thƣờng bị coi là đồ bỏ đi và là mục tiêu để xã hội trút bỏ sự giận dữ.
- Cộng đồng luôn cho rằng nghiện ma túy là vô phƣơng cứu chữa, yếu kém
về đạo đức, là những ngƣời rất nguy hiểm và cần phải tránh xa…
- Bản thân họ luôn tự kỳ thị, lo lắng cho tƣơng lai, họ tự cô lập chính bản
thân mình, tự xem mình là kẻ bỏ đi.
- NNMT SCN lo sợ bị ngƣời khác nói về quá khứ. Về những sai lầm mà họ
đã từng mắc phải.
- Những NNMT SCN có HIV thƣờng rất khó khăn trong việc đƣợc chăm sóc
khi ốm đau. Họ thƣờng không dám đến các cơ sở y tế để đƣợc khám, chữa bệnh.
- Họ không nhận đƣợc sự quan tâm của chính quyền địa phƣơng, họ bị “thả

nổi” khi trở về cộng đồng. Bị siết chặt việc xác minh lý lịch khi đi xin việc làm.
Với những đặc điểm tâm sinh lý của NNMT SCN đang còn hạn chế và
những khó khăn đang tồn tại khi THNCĐ thì việc nghiên cứu HTVL cho NNMT
SCN sẽ giúp tác giả có cách nhìn chính xác hơn để từ đó có những giải pháp thích
hợp để nâng cao hiệu quả công tác HTVL cho NNMT SCN [10, tr. 60].

14


1.1.2. Nhu cầu và nhu cầu về việc làm của người nghiện ma túy sau cai
nghiện
* Nhu cầu của ngƣời nghiện ma túy sau cai nghiện:
Nhu cầu là một phần quan trọng trong việc hình thành nên bản chất con
ngƣời. Các giá trị khác nhƣ tôn giáo, văn hóa, phong tục tập quán có thể rất khác
nhau giữa các dân tộc, quốc gia, nhƣng nhìn chung, tất cả mọi ngƣời đều có một số
nhu cầu căn bản. Theo từ điển tâm lý học: “Nhu cầu đƣợc hiểu là những đòi hỏi tất
yếu để cá nhân tồn tại và phát triển trong những điều kiện nhất định” [28, tr. 568].
Qua nhiều phân tích, tác giả Tiêu Thị Minh Hƣờng cho rằng: “Nhu cầu của
con người là những mong muốn, đòi hỏi tất yếu cần được thỏa mãn để con người
tồn tại và phát triển” [17, tr. 48].
NNMT SCN là nhóm ngƣời yếu thế, não bộ họ bị ảnh hƣởng nghiêm trọng
do ma túy gây ra, sức khỏe không đƣợc đảm bảo, mắc nhiều chứng bệnh cơ hội, họ
còn mang trong ngƣời sự mặc cảm, tự ti. Do đó, nhu cầu của NNMT SCN chủ yếu
là các nhu cầu cơ bản về ăn uống, ngủ nghỉ; và yếu tố tâm lý, chẳng hạn nhƣ tình
cảm, sự an toàn, và lòng tự trọng. Họ chỉ mong muốn có thể quay trở lại sống cuộc
sống của một con ngƣời bình thƣờng, đƣợc đối xử nhƣ một ngƣời bình thƣờng và
đƣợc đáp ứng những nhu cầu bình thƣờng của cuộc sống.
* Nhu cầu việc làm của ngƣời nghiện ma túy sau cai nghiện:
Việc làm là những hoạt động lao động của con người nhằm mục đích tạo ra
thu nhập không bị pháp luật cấm và chịu sự quy định của sự phát triển kinh tế, văn

hóa, xã hội [14, tr 61].
NCVL vừa là nhu cầu về mặt tinh thần vừa là nhu cầu về mặt xã hội của
NNMT SCN. Để có thể tự nuôi sống bản thân, có thể THNCĐ thì điều quan trọng
nhất không chỉ đối với ngƣời nghiện mà đối với tất cả mọi ngƣời đó là nhu cầu
đƣợc lao động.
Nhu cầu lao động là nhu cầu thiết yếu mà mỗi con ngƣời đều hƣớng đến.
NNMT SCN cũng có nhu cầu lao động, họ cũng muốn tham gia làm việc để có thu
nhập và quan trọng hơn hết là họ muốn tự khẳng định bản thân mình. Tuy nhiên, do
15


quá trình sử dụng ma túy và quá trình cai nghiện của NNMT kéo dài nên việc
THNCĐ của họ rất khó khăn vì suốt một khoảng thời gian họ đã bỏ quên cả thế giới
sau lƣng để chạy theo tiếng gọi của “nàng tiên khói trắng”. Khi trở về với cuộc sống
bình thƣờngNNMT SCN thƣờng có thái độ rụt rè, e dè trong giao tiếp và khép mình
vào mặc cảm tội lỗi nên họ bị hạn chế trong quá trình tìm kiếm cơ hội việc làm.
Mặc dù đã đƣợc cai nghiện nhƣng tinh thần của họ vẫn chƣa ổn định. Việc
kiểm soát xúc cảm và tình cảm của NNMT SCN là rất khó khăn. Họ thƣờng mâu
thuẫn trong cách suy nghĩ, giữa việc từ bỏ ma túy, làm lại từ đầu và sự xuất hiện của
những cơn thèm nhớ ma túy mãnh liệt mà họ đang đối mặt. Chính điều này làm cho
NNMT SCN cảm thấy không tự tin vào bản thân mình, luôn có những suy nghĩ tiêu
cực hơn tích cực. Họ dễ buông xuôi và dễ quay lại con đƣờng cũ. Tuy nhiên, trong
thâm tâm họ vẫn muốn tham gia vào quá trình lao động, họ luôn có khát khao hòa
nhập cộng đồng để có cơ hội làm lại cuộc đời.
NCVL của người sau cai nghiện ma túy là những mong muốn, đòi hỏi của
người sau cai nghiện có được việc làm, tạo ra thu nhập hợp pháp nhằm THNCĐ và
giúp họ có cơ hội phát triển bản th n. Nhu cầu này được biểu hiện quan nhận nhức;
t m trạng và hành động của họ [17, tr. 70].
Tác giả đã nhấn mạnh NCVL là động lực để thúc đẩy NNMT SCN tìm kiếm
việc làm mang lại thu nhập để đảm bảo cuộc sống của bản thân nhƣ một công dân,

đồng thời cũng giúp họ lấy lại niềm tin vào cuộc sống, khẳng định lại vị trí xã hội
của chính bản thân mình, đồng thời qua đó cũng giúp họ khôi phục lại sức khỏe cả
thể chất lẫn tinh thần và tạo dựng lại các mối quan hệ xã hội. Họ mong muốn, khát
khao đƣợc đối xử nhƣ một ngƣời bình thƣờng, do đó nếu đƣợc sự hỗ trợ kịp thời từ
phía gia đình cũng nhƣ xã hội trong việc định hƣớng vào tạo cơ hội việc làm sẽ giúp
cho NNMT SCN có đƣợc cuộc sống tốt đẹp hơn.
1.2. Nhu cầu, khái niệm, đặc điểm và nguyên tắc của hỗ trợ việc làm đối
với ngƣời nghiện ma tuý sau cai nghiện
1.2.1. Nhu cầu về hỗ trợ việc làm đối với người nghiện ma tuý sau cai
nghiện
16


Khi NNMT SCN ý thức đƣợc nhu cầu của mình thì cần có những hỗ trợ kịp
thời để đáp ứng nhằm giúp họ có đƣợc niềm tin và hứng thú với quyết định của
mình. Nhu cầu về HTVL không chỉ là nhu cầu của cá nhân NNMT SCN mà còn là
nhu cầu của gia đình và xã hội.
Việc làm là nguồn gốc tạo ra của cải vật chất, gắn với sự tồn tại và phát triển
của con ngƣời. Do đó, nhu cầu HTVL đối với NNMT SCN là nhu cầu chính yếu, họ
ý thức đƣợc lao động và họ cần đƣợc hỗ trợ để lao động. Đồng thời nhu cầu này
cũng xuất phát từ nhu cầu của xã hội, xã hội muốn phát triển thì mỗi cá nhân phải
đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng. Do đó, để tận dụng đƣợc tất cả những
nguồn lực hiện có thì đòi hỏi xã hội phải có các chƣơng trình hỗ trợ nhằm đáp ứng
nhu cầu của sự phát triển.
Khi NCVL xuất hiện thể hiện đƣợc sự quay đầu lại của NNMT SCN. Họ ý
thức đƣợc hành động của bản thân họ, họ muốn làm lại cuộc đời. Việc làm giúp
NNMT SCN phục hồi sức khỏe, từ bỏ đƣợc ma túy, giúp cho họ rút ngắn khoảng
cách với bạn bè, gia đình và cộng đồng. Với những thay đổi tích cực đó, NNMT
SCN cần đƣợc giúp đỡ, hỗ trợ kịp thời.
Việc làm đƣợc lựa chọn phụ thuộc rất nhiều vào nhận thức của NNMT SCN.

Thông thƣờng, do NNMT SCN là những ngƣời có học vấn thấp nên chủ yếu họ lựa
chọn các công việc lao động chân tay, các công việc đơn giản, dễ làm, gần nhà...phù
hợp với khả năng của bản thân họ. Đây là chỉ báo quan trọng giúp nhà nƣớc, chính
quyền địa phƣơng, các DN đƣa ra đƣợc các chƣơng trình HTVL phù hợp nhằm đáp
ứng không chỉ nhu cầu của NNMT SCN mà còn đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động
của DN và địa phƣơng.
1.2.2. Khái niệm, đặc điểm của hỗ trợ việc làm đối với người nghiện ma
tuý sau cai nghiện
* Khái niệm:
HTVL đối với NNMT SCN là công tác tổ chức cho NNMT SCN đăng ký tìm
việc làm tại các cơ sở thuộc hệ thống trung tâm dịch vụ việc làm; Cung cấp các dịch
vụ việc làm miễn phí đối với NNMT SCN chƣa có việc làm gồm: tƣ vấn lựa chọn
17


việc làm, nơi làm việc; lựa chọn nghề học; lập dự án tự tạo việc làm; giới thiệu, bố
trí việc làm; các dịch vụ việc làm khác. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng quản lý
NNMT SCN liên hệ với các DN đóng trên địa bàn để tìm công việc làm cho những
đối tƣợng đã hoàn thành tích cực các chƣơng trình quản lý sau cai nghiện. Một vấn
đề nữa không thể bỏ qua, đó là nâng cao chất lƣợng dạy nghề, học nghề, phù hợp
với sự phát triển chung của nền kinh tế, có nhƣ vậy thì công tác HTVL cho NNMT
SCN mới đạt hiệu quả cao.[16].
Công tác HTVL cho NNMT SCN đòi hỏi cán bộ CTXH phải hiểu rõ nhu cầu
cũng nhƣ những đặc điểm tâm sinh lý của NNMT SCN để có những giải pháp và
định hƣớng đúng đắn, giúp họ tìm đƣợc việc làm phù hợp với mình, góp phần giúp
họ ổn định tâm sinh lý.
* Đặc điểm của hỗ trợ việc làm đối với người nghiện ma tuý sau cai nghiện:
- HTVL phải đúng đối tượng và nhu cầu của đối tượng. “Khi nhu cầu gặp
đối tƣợng có khả năng thỏa mãn thì lúc đó nhu cầu trở thành động cơ thúc đẩy con
ngƣời hoạt động nhằm tới đối tƣợng” [17, tr. 23].

- HTVL cần kết hợp với dạy nghề và đào tạo nghề. Do yêu cầu đối với lao
động của các DN ngày càng cao, đòi hỏi trình độ, tay nghề và có chuyên môn nên
việc HTVL cho NNMT SCN hiện nay đang là một vấn đề gây nhiều khó khăn. Do
đó HTVL không chỉ kết nối dịch vụ việc làm mà còn cần kết hợp với việc dạy nghề
và đào tạo nghề cho NNMT trong thời gian cai nghiện và sau cai nghiện để họ quen
dần lại với quá trình lao động, thời gian làm việc và các kỹ năng mà lâu nay dƣờng
nhƣ đã bị lãng quên.
- Các dịch vụ của HTVL phải đa dạng và có sự kết nối với dịch vụ chăm sóc
sức khỏe cho NNMT SCN. Cần tìm hiểu và xây dựng danh sách các dịch vụ sẵn có
tại địa phƣơng liên quan đến các dịch vụ cung cấp cho ngƣời sử dụng ma tú [18].
1.2.3. Nguyên tắc của hỗ trợ việc làm đối với người nghiện ma tuý sau cai
nghiện
NNMT SCN là ngƣời có trí não hoạt động kém, sức khỏe không đƣợc đảm
bảo để thực hiện các công việc nhƣ ngƣời bình thƣờng. Họ thƣờng bị sự kì thị của
18


những ngƣời xung quanh, do đó để có thể hỗ trợ tốt cho NNMT SCN thì cần tuân
thủ một số nguyên tắc sau:
- Nguyên tắc chấp nhận th n chủ:
NNMT SCN là nhóm ngƣời yếu thế, có hoàn cảnh và nhu cầu cơ bản chƣa
đƣợc đáp ứng. Họ cũng là những con ngƣời bình thƣờng, đều có nhân phẩm, có giá
trị riêng và có quyền đƣợc tôn trọng, bình đẳng. Chính vì vậy, trong hoạt động trợ
giúp cần có cái độ tôn trọng phẩm giá của họ, chấp nhận họ.
Thực hiện nguyên tắc này giúp việc tìm hiểu nhu cầu NNMT đƣợc dễ dàng,
chấp nhận họ sẽ khiến họ cảm thấy có niềm tin vào sự lựa chọn của mình và tự tin
để quyết định.
- Nguyên tắc cá thể hóa:
Con ngƣời có những nhu cầu cơ bản giống nhau, nhƣng mỗi ngƣời do hoàn
cảnh khác nhau lại có tính cách khác nhau và mong muốn những nguyện vọng

không giống nhau. Mỗi gia đình cũng có những đặc diểm riêng với nếp sống, truyền
thống gia đình, việc cá thể hóa giúp đƣa ra đƣợc phƣơng pháp giúp đỡ thích hợp với
từng ngƣời cụ thể.
Thực hiện nguyên tắc này trong hoạt động của mình sẽ cho phép nhân viên
CTXH đảm bảo lợi ích thiết thực của thân chủ, đáp ứng đúng nhu cầu của thân chủ
và rèn luyện khả năng ứng phó linh hoạt trong giải quyết vấn đề.
- Nguyên tắc bảo mật thông tin:
Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản của ngành CTXH, điều này thể
hiện sự tôn trọng những vấn đề riêng tƣ của thân chủ và không đƣợc chia sẻ những
thông tin của thân chủ với ngƣời khác khi không có sự đồng ý của thân chủ.
Nguyên tắc bảo mật thông tin giúp cho NNMT SCN giảm đƣợc sự kỳ thị từ phía xã
hội và sự tự kỳ thị từ chính bản thân.
- Nguyên tắc dịch vụ toàn diện:
Các dịch vụ toàn diện chỉ ra rằng tất cả những phạm trù dự đoán trƣớc đƣợc
về cuộc sống của thân chủ bao gồm nhà ở, nghỉ ngơi, giải trí, việc làm, tài chính, y
tế/ thuốc mem, sức khỏe tâm thần, tinh thần…đều phải đƣợc xem xét. Dịch vụ phải
19


luôn linh hoạt, đa dạng, luôn giúp đỡ thân chủ điều trị nghiện trong bất cứ hoàn
cảnh nào.
- Nguyên tắc tôn trọng quyền tự quyết của th n chủ:
Mỗi cá nhân có quyền quyết định về các vấn đề thuộc về cuộc đời, những
quyết định của ngƣời khác hƣớng dẫn họ nhƣng không nên áp đặt họ. Nguyên tắc tự
quyết định giống nhƣ sự tự do, cũng có những giới hạn của nó, nó không mang
nghĩa tuyệt đối. Quyết định của thân chủ đƣợc đặt trong một số quy định nhƣ hậu
quả của quyết định đó không đƣợc gây hại đến ngƣời khác và hại đến chính thân
chủ. Thực hiện nguyên tắc này là cách mà nhân viên CTXH giúp cho thân chủ trở
nên tự tin, nâng cao khả năng đƣa ra quyết định đúng đắn trong cuộc sống.
- Nguyên tắc chuyên nghiệp:

Công cụ chính trong các hoạt động CTXH là mối quan hệ giữa nhân CTXH
và thân chủ. Nhân viên CTXH cần có phẩm chất đạo đức, tác phong nghề nghiệp.
Những hành vi thể hiện mối quan hệ nghề nghiệp nhƣ tôn trọng quan điểm giá trị,
nguyên tắc nghề nghiệp, không lợi dụng cƣơng vị công tác của mình để đòi hỏi sự
hàm ơn của thân chủ, không nên có quan hệ nam nữ trong khi thực hiện sự trợ giúp,
để đảm bảo tính khách quan và yêu cầu chuyên môn. Nhân viên CTXH là ngƣời cần
có các yếu tố: thiện chí, quyết tâm, kiến thức và các kỹ năng nghề nghiệp.
- Nguyên tắc liên tục của dịch vụ:
Các dịch vụ cung cấp cho thân chủ phải đảm bảo sự giúp đỡ, hỗ trợ liên tục
trong suốt thời gian chữa trị và duy trì của thân chủ.
- Nguyên tắc dịch vụ công bằng:
Các dịch vụ cần có sự phối hợp, gắn kết. Nếu không phối hợp với nhau có
thể dẫn tới kết quả một số nhu cầu đƣợc đáp ứng trùng lặp hoặc không thực sự cần
thiết, trong khi đó các nhu cầu khác bị bỏ qua. Thực tế thì việc sử dụng nhiều dịch
vụ trùng nhau đôi khi còn làm hạn chế và có tác động tiêu cực tới thân chủ.
- Nguyên tắc linh hoạt và kiên nhẫn:
Hãy hiểu thân chủ cần có thời gian để học các kỹ năng mới, do đó, nhân viên
công tác xã hội cần linh hoạt, không nên ép buộc, nên khích lệ thân chủ để hiểu rõ
20


×