Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Đề cương ôn tập Quy hoạch và Quản lý Tài Nguyên Nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (356.86 KB, 7 trang )

Môn thi: Quy hoạch và Quản lý Tài Nguyên Nước
Thời gian thi: 90 phút

Đề cương ôn tập
Chương 1: Tổng quan
1. Hệ thống TNN
- Định nghĩa, VD phân tích
- Đặc trưng, đặc điểm hệ thống TNN, VD phân tích
- Phân loại hệ thống TNN, cho VD, phân tích
- Những thành phần hệ thống TNN, cho VD, phân tích
2. Quy hoạch Tài nguyên nước
- Tại sao phải Quy hoạch TNN, cho VD phân tích
- Khái niệm và vai trò của Quy hoạch TNN, cho VD phân tích
- Các khái niệm chính và Nội dung chủ yếu của các quy hoạch thành phần
trong Quy hoạch Lưu vực sông theo Nghị định 120/2008 CP.
Chương 2: Phân tích kinh tế
A: Lý thuyết
1. Một số khái niệm cơ bản (Kinh tế vĩ mô, kinh tế vi mô, hàng hóa kinh tế và
hàng hóa miễn phí
2. Khái niệm về chi phí và lợi ích. Phân tích chi phí và lợi ích của 1 dự án
TNN theo quan điểm tài chính và kinh tế.
B Bài tập
- Các VD trên lớp từ VD 1- VD 8
Chương 3: Mô hình hóa
1. Vai trò của mô hình toán trong quy hoạch, quản lý TNN
2. Nêu ưu và nhược của mô hình mô phỏng và mô hình tối ứu
3. Mô hình WEAP
Chương 4: Ví dụ về quy hoạch Tài nguyên nước: Tập trung vào bài tài Quy hoạch
phân bổ Tài nguyên nước.
Câu hỏi dạng tư duy, kiến thức tổng hợp, suy luận
NOTE:


1. Được phép sử dụng tài liệu viết tay, tối đa 2 Trang A4.
2. Cấu trúc đề
Câu 1, 2 Lý thuyết (3 hoặc 4 điểm/ câu)
Câu 3. Bài tập 3 điểm.

1. Hệ thống TNN


• ĐN chung : Hệ thống là tập hợp các phần tử được sắp xếp theo một
trật tự nào đó, có mối tác động tương tác lẫn nhau tạo thành một tập
hợp đầy đủ.
• ĐN TNN : Hệ thống tài nguyên nước là một hệ thống phức tạp bao
gồm nguồn nước, các công trình khai thác tài nguyên nước, các yêu
cầu về nước cùng với mối quan hệ tương tác giữa chúng cùng với sự
tác động của môi trường lên nó
• Ví
dụ
:

• Nguồn nước được đánh giá bởi các đặc trưng sau: Lượng và phân bố
của nó theo không gian và thời gian; Chất lượng nước; Động thái
của nước và chất lượng nước.


Đặc điểm hệ thống Tài nguyên nước
+ Phức tạp;
+ Bất định về hệ thống
+ Bất động về mục tiêu
+ Hiểu biết không đầy đủ của người
+ Cấu trúc yếu

• Phân loại – ví dụ
- Hệ thống đơn giản và hệ thống phức tạp
+ Hệ thống đơn giản: Có mối quan hệ trực tiếp giữa đầu vào và đầu
ra của hệ thống
+ Hệ thống phức tạp: Một sự kết hợp của của một vài hệ thống con
mà mỗi trong số chúng là môt hệ thống đơn giản. Mỗi hệ thống con
có một mối quan hệ riêng biệt giữa đầu vào và đầu ra. Ví dụ: Một
lưu vực sông với nhiều nhánh sông…
- Hệ thống thực và hệ thống trừu tượng
+ Một hồ chứa là một hệ thống thực
+ Chính sách phân bổ nước – hệ thống trừu tượng
- Hệ thống tự nhiên và hệ thống nhân tạo


+ Lưu vực – hệ thống tự nhiên
+ Hồ chứa – hệ thống nhân tạo
- Hệ thống tĩnh và động hay hệ thống thay đổi theo thời gian và bất
biến theo thời gian
+ Hệ thống bất biến theo thời gian: mối quan hệ đầu vào – đầu ra
không phụ thuộc vào thời gian ứng dụng đầu vào (đầu ra là giống
nhau cho cùng đầu vào tại tất cả thời gian)
- Hệ thống tuyến tính và hệ thống phi tuyến - Tuyến tính – đầu ra tỷ
lệ hằng số với đầu vào:
y = mx
+ Một hệ thống do sự kết hợp của các đầu vào (phép cộng có giá trị)
Nếu I1 -> Q1

I2 -> Q2
Khi đó I1 + I2-> Q1 + Q2
+ Tính tỷ lệ có giá trị

Nếu I -> Q, khi đó a * I -> a * Q
+ Phi tuyến: y = mx^a + nx^b + c
Mối quan hệ đầu vào – đầu ra mà ở đó nguyên lý cộng không có giá
trị
• Thành phần hệ thống TNN:

- Hệ thống sông tự nhiên (Natural River System – NRS) trong đó
diễn ra quá trình vật lý, hóa học và sinh học
- Hệ thống kinh tế xã hội (Socio-Economic Subsystem - SES), bao
gồm những hoạt động của con người liên quan đến sử dụng hệ thống
sông tự nhiên


- Hệ thống hành chính và thể chế (Administrative and Institutional
Subsystem - AIS) của quản lý hành chính, luật pháp và sự điều tiết,
ở đó sự quyết định và quá trình quy hoạch và quản lý được thực thi
- Những hệ thống nước mặt
+ Lưu vực sông
+ Hồ chứa
+ Hệ thống tưới
- Hệ thống nước ngầm
- Hệ thống cấp thoát nước và xử lý nước thải đô thị
+ Hệ thống phân phối nước (kênh, mạng lưới đường ống)
+ Hệ thống xử lý nước thải
+ Hệ thống thu gom nước
+ Hệ thống xử lý nước dùng
2. Quy hoạch TNN
• Tại sao phải QH-TNN:
- Quá ít nước: Mâu thuẫn trong phân bổ nước giữa các ngành
- Quá nhiều nước: Thảm họa gây ra bởi lũ lụt: trực tiếp và gián tiếp

- Ô nhiễm nước:
+ Mâu thuẫn giữa thượng lưu và hạ lưu trong tiêu chuẩn chất
lượng nước
+ Những đe dọa đối với chất lượng nước sông
+ Sự phá hủy của hệ sinh thái thủy sinh và ven sông
+ Ô nhiễm không nguồn điểm bao gồm cả bùn cát từ việc xói mòn
lưu vực
+ Ô nhiễm nước ngầm
• Khái niệm – vai trò QH-TNN
KN: _Quy hoạch: là hoạt động có cấu trúc hợp lý để phát triển chiến
lược tối ưu nhằm giải quyết vấn đề và đạt được những mục tiêu
mong muốn.
- Quy hoạch tài nguyên nước: thiết lập cấu trúc của hệ thống tài
nguyên nước nhằm thay đổi hệ thống tài nguyên nước theo thời gian
và không gian phục vụ cho các mục đích khác nhau để đạt được mục
tiêu theo các cấp khác nhau (địa phương,vùng, và quốc gia).
Vai trò:
+ Quy hoạch nhằm mục đích sử dụng tối ưu :
tối ưu nguồn sẵn có
tối ưu về kinh tế
phát triển bền vững
+ Quy hoạch tài nguyên nước giúp việc ước tính nhu cầu ngắn hạn
và dài hạn và những cách thức để đáp ứng những nhu cầu đó.
+ Quy hoạch giúp đánh giá so sánh của những giải pháp khác
nhau đối với lợi nhuận về mặt kỹ thuật, kinh tế và xã hội.


+ Quy hoạch có tầm nhìn tương lai, và trên phạm vi rộng và đa
lĩnh vực;
• Theo Nghị định (NĐ 120/2008 CP) :

+ Quy hoạch phân bổ tài nguyên nước;
+ Quy hoạch bảo vệ tài nguyên nước;
+ Quy hoạch phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước
gây ra.
- a) Quy hoạch phân bổ TNN (Điều 14_120/2008/NĐ-CP)
1. Đánh giá số lượng, chất lượng, dự báo xu thế biến động tài
nguyên nước, hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước đối với
từng nguồn nước.
2. Xác định nhu cầu nước, các vấn đề tồn tại trong việc khai
thác sử dụng tổng hợp tài nguyên nước và lập thứ tự ưu tiên giải
quyết, khả năng đáp ứng các nhu cầu nước cho sinh hoạt, nông
nghiệp, thủy điện, thủy sản, công nghiệp, giao thông, du lịch, các
hoạt động kinh tế - xã hội khác và bảo vệ môi trường đối với từng
nguồn nước.
3. Xác định thứ tự ưu tiên và tỷ lệ phân bổ tài nguyên nước
trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho cấp nước sinh hoạt,
cho các mục đích sử dụng nước khác bao gồm cả nhu cầu cho bảo vệ
môi trường trong trường hợp hạn hán, thiếu nước.
4. Xác định mục đích sử dụng nước, dòng chảy tối thiểu cần duy
trì trên các đoạn sông trong lưu vực và các biện pháp cần thực hiện
để giải quyết các vấn đề đã xác định tại khoản 2 Điều này.
5. Kiến nghị mạng giám sát tài nguyên nước, giám sát sử dụng
nước, việc điều chỉnh các thông số hoặc điều chỉnh quy trình vận
hành hiện tại của các công trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước
(nếu cần).
6. Xác định nhu cầu chuyển nước giữa các tiểu lưu vực trong
lưu vực; nhu cầu chuyển nước với lưu vực sông khác (nếu có).
7. Đề xuất biện pháp công trình phát triển tài nguyên nước nhằm
đáp ứng nhu cầu sử dụng nước để phát triển kinh tế - xã hội trong
lưu vực.

8. Giải pháp và tiến độ thực hiện Quy hoạch.
- b) Quy hoạch bảo vệ TNN
1. Xác định vị trí, phạm vi và mức độ gây ô nhiễm của các
nguồn gây ô nhiễm trong lưu vực sông; những khu vực bị ô nhiễm,
suy thoái, cạn kiệt; nguyên nhân gây ra ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt
nguồn nước.
2. Đánh giá hiện trạng và diễn biến chất lượng nước đối với
từng nguồn nước, phân vùng chất lượng nước.


3. Xác định và đánh giá tầm quan trọng của các hệ sinh thái
dưới nước.
4. Xác định mục tiêu chất lượng nước trên cơ sở mục đích sử
dụng nước đối với từng nguồn nước.
5. Xác định các giải pháp bảo vệ môi trường nước, phục hồi các
nguồn nước bị ô nhiễm hoặc suy thoái, cạn kiệt.
6. Kiến nghị mạng giám sát chất lượng nước trên lưu vực, giám
sát xả nước thải vào nguồn nước, việc điều chỉnh các thông số hoặc
điều chỉnh quy trình vận hành hiện tại của các công trình bảo vệ tài
nguyên nước trên lưu vực sông (nếu có).
7. Đề xuất biện pháp phi công trình, công trình để đáp ứng mục
tiêu chất lượng nước trong lưu vực sông.
8. Giải pháp và tiến độ thực hiện Quy hoạch.
- c) Quy hoạch phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước
gây ra
1. Đánh giá tình hình, diễn biến, xác định nguyên nhân và phân
vùng tác hại do nước gây ra trong lưu vực sông.
2. Đánh giá tổng quát hiệu quả các biện pháp công trình, phi
công trình đã được xây dựng, hệ thống trên lưu vực để phòng,
chống, giảm thiểu tác hại và khắc phục hậu quả do nước gây ra và

ảnh hưởng của các biện pháp này đối với các vùng ngập lụt, vùng
đất ngập nước, các vấn đề về bồi, xói lòng, bờ sông, vùng cửa sông,
ven biển.
3. Xác định tiêu chuẩn phòng, chống lũ, lụt, hạn hán đối với
toàn bộ lưu vực sông, từng vùng, từng tiểu lưu vực.
4. Kiến nghị việc điều chỉnh các thông số hoặc điều chỉnh quy
trình vận hành hiện tại của các công trình phòng, chống, giảm thiểu
tác hại và khắc phục hậu quả do nước gây ra (nếu có).
5. Xác định các giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt
động phòng, chống, giảm thiểu tác hại và khắc phục hậu quả do
nước gây ra, hệ thống cảnh báo, dự báo lũ, lụt, hạn hán và các thiên
tai khác.
6. Đề xuất biện pháp công trình, phi công trình để giảm thiểu tác
hại, khắc phục hậu quả do nước gây ra, bảo vệ các khu vực có nguy
cơ bị lũ, lụt, hạn hán; bảo tồn các vùng đất ngập nước, bảo đảm các
tiêu chuẩn phòng, chống lũ, lụt, hạn hán đối với toàn bộ lưu vực
sông, từng vùng, từng tiểu lưu vực.
7. Giải pháp và tiến độ thực hiện Quy hoạch.
Ví dụ : 1 lưu vực sông




×