Tải bản đầy đủ (.docx) (228 trang)

Nghiên cứu đa dạng hệ thực vật, thảm thực vật tỉnh hà giang nhằm góp phần quy hoạch phát triển bền vững của địa phương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.4 MB, 228 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Tự NHIÊN

VŨ Anh Tài

NGHIÊN CỨU ĐA DANG HÊ THƯC VÂT, THẢM THƯC VÂT TỈNH HÀ GIANG NHẰM GÓP
PHẦN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA ĐIA PHƯOỈNG

HÀ NỘI2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Tự NHIÊN

LUẬN ÁN TIẾN sĩ SINH HỌC
Vũ Anh Tài

NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG HỆ THựC VẬT, THẢM THựC VẬT
TỈNH HÀ GIANG NHẰM GÓP PHẦN QUY HOẠCH
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA ĐIA PHƯƠNG
Chuyên ngành: Thực vật học Mã số: 62420111

LUẬN ÁN TIẾN sĩ SINH HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

GS.TSKH. Nguyễn Nghĩa Thìn
Tôi xỉn cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn của GS. TSKH. Nguyễn Nghĩa Thìn. Các
sổ liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bổ trong bất kỳ công trình nào. Các hình và ảnh

HÀ NỘI2015




ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Tự NHIÊN

sử dụng trong công trình là của tác giả.
Tác giả luận án

HÀ NỘI2015


Luận án được hoàn thành là kết quả của sự nỗ lực học tập của bản thân, cùng
với sự giúp đỡ vô cùng to lớn, hiệu quả của Quý thầy cô giáo tại bộ môn Thực vật,
Bảo tàng thực vật, Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc
gia Hà Nội, đặc biệt là GS. TSKH. NGƯT Nguyễn Nghĩa Thìn, người hướng dẫn
khoa học cho tôi trong quá trình thực hiện luận án. Qua đây, xin được gửi tới thầy lời
ứi ân và lòng biết om sâu sắc nhất. Xin trân trọng cám ơn sự tận tình và chu đáo của
Quý thầy cô ở Bộ môn Thực vật và Khoa Sinh học.
Tôi xin trân trọng cám ơn lãnh đạo Phòng Địa lý sinh vật, Ban lãnh đạo Viện
Địa lý, Chi ủy Viện Địa lý, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã tạo
điều kiện tốt nhất để tôi có thể hoàn thành chương trình đào tạo tiến sĩ này.
Xin trân trọng cảm ơn sự hỗ trợ, giúp đỡ của cán bộ Chi cục Kiểm lâm tinh Hà
Giang, cán bộ các khu bảo tồn thiên nhiên Bát Đại Sơn, Du Già, Bắc Mê, Tây Côn
Lĩnh, Phong Quang và Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Vọc mũi hếch Khau Ca đã hỗ
trợ, cung cấp tư liệu trong quá trình thực địa và xây dựng cơ sở dữ liệu của luận án.
Xin trân trọng cảm ơn tổ chức Fauna and Flora International trong chương trình
bảo tồn Voọc mũi hếch Khau Ca đã tài trợ cho chứng tôi các nghiên cứu thực địa tại
Khau Ca, Hà Giang.
Xin được cảm ơn các chuyên gia về thực vật, về sinh thái học thực vật, sinh khí
hậu, thổ nhưỡng, địa mạo ở Viện Địa lý, Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Bảo

tàng thiên nhiên Việt Nam thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
những người đã luôn chia sẻ, giúp đỡ tôi ừong chuyên môn.
Xin trân trọng cảm ơn các đồng nghiệp tại Đại học Manitoba, Bảo tàng tự nhiên
Ottawa, Canada đã hỗ trợ chứng tôi trong các khảo sát thực địa tại các địa phương
thuộc tỉnh Hà Giang trong chương trình Evolutionary hotspot for a hyperdiversity
flowering plant clade, dự án do National Geographic Society Research and
Exploration tài trợ.
Cuối cùng, tôi xin được gửi lời cảm ơn tới những người thân trong gia đình, đã
động viên, chia sẻ, giúp đỡ tôi cả về tinh thần và vật chất để tôi yên tâm hoàn thành
luận án.
Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn tất cả những sự giúp đỡ quý báu đó.
Hà Nội, ngày 15 tháng 9 năm 2015
Tác giả luận án



CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU TRONG LUẬN ÁN
CITES Convention of International Trade of Endangered species (Công ước về buôn
bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp)
CR
Loài rất nguy cấp (Critical Endangered species)
cs
cộng sự
DD
Loài thiếu dẫn liệu (Data deficient)
ĐDSH đa dạng sinh học ĐHQGHN Đại học Quốc
gia Hà Nội ENLoài nguy cấp (Endangered species)
EW Loài bị tuyệt chửng ngoài thiên nhiên (Extinction in the wild)
HTV hệ thực vật
IA. Loài bị cấm khai thác, buôn bán theo nghị định 32/2006/NĐ-CP IIA. Loài bị hạn

chế khai thác, buôn bán theo nghị định 32/2006/NĐ-CP IUCN Hiệp hội bảo tồn thiên
nhiên thế giới (International Union for the Conservation of Nature and Nature
Resources)
KBTTN Khu bảo tồn thiên nhiên
KTC
Khai thác chọn
KTK
Khai thác kiẹt
LC
Loài ít quan tâm (Last concern)
LR
Loài ít nguy cap (Low Risk species)
M&KTC Manh và khai thác chọn M&SNR-CT Mạnh
và Sau nưcmg rẫy-chăn thả NĐ
Nghị định
NN-PTNT Nông nghiệp& Phát triển Nông thôn NT
Loài gần nguy cap (Near Threatened)
Nxb
Nhà xuất bản
SĐVN Sách đỏ Việt Nam
SL
số lượng
SNR Sau nưong rẫy
Tp.
Thành phố
TTĐT Thông tin điện tử
TTV Thảm thực vật
VQG Vườn Quốc gia
VU
Loài sẽ nguy cấp (Vulnerable species)

Tên bảng

Trang


MỞ ĐẦU
Hà Giang nằm ở cực Bắc của Việt Nam, trên địa hình khá phức tạp, có thể chia
làm 3 vùng. Vùng cao núi đá phía bắc nằm sát chí tuyến bắc, có độ dốc khá lớn, thung
lũng và sông suối bị chia cắt nhiều, có đỉnh Tây Côn Lĩnh (2.419m) và đỉnh Kiều Liêu
Ti (2.402m) là cao nhất. Vùng cao núi đất phía tây thuộc khối núi thượng nguồn sông
Chảy, sườn núi dốc, đèo cao, thung lũng và lòng suối hẹp. Vùng thấp trong tinh gồm
vùng đồi núi, thung lũng sông Lô và thành phố Hà Giang. Khí hậu mang nhiều sắc thái
ôn đới, chia làm 2 mùa, mùa mưa và mùa khô, có nhiều khu rừng nguyên sinh,
356.926 ha rừng tự nhiên là ngôi nhà cho các động vật quý cùng nhiều loại cây gồ, cây
dược liệu quý (Cục kiểm lâm, 2014)[199]. Ngoài ra, Hà Giang còn có 28 loại khoáng
sản khác nhau, nhiều mỏ có trữ lượng lớn với hàm lượng khoáng chất cao (Cổng
TTĐT Hà Giang, 2012)[196].

về

mặt kinh tế-xã hội, tăng trưởng GDP đạt tốc độ cao, giai đoạn 2006-2010

mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng nền kinh tế tỉnh Hà Giang đã phát triển ổn định với
tốc độ tăng trưởng cao hom trước, thu hẹp dần khoảng cách so với trung bình của cả
nước. Tuy nhiên với diện tích 7.884,3 km 2, mật độ dân số của Hà Giang chỉ là 95
người/km2, Hà Giang vẫn là một tỉnh nghèo của Việt Nam, hiện đang có nhiều chủ
trưomg, chính sách của Quốc gia và địa phưomg nhằm thúc đẩy, phát triển kinh tế xã
hội, nâng cao đời sống (Cổng TTĐT Hà Giang, 2012)[196].
Song song với nhiệm vụ phát triển kinh tế trong giai đoạn hiện nay, cần phải đặc
biệt quan tâm đến vấn đề môi trường, cần xây dựng cơ cấu, chiến lược phát triển kinh

tế xã hội gắn kết với an toàn môi trường, phát triển bền vững. Để thực hiện được
nhiệm vụ chiến lược đó, vấn đề đặt ra là phải xây dựng được mối quan hệ tổng hòa
giữa thiên nhiên và môi trường trên phạm vi toàn khu vực. Trên cơ sở là những tiềm
lực tự nhiên và xã hội của địa phương, các nhà quản lý, xây dựng chính sách mới có
được cái nhìn tổng quan và hoạch định được chính sách đứng đắn, phù họp nhất.
Trong nghiên cứu về thực vật, nghiên cứu về hệ thực vật giúp chúng ta cơ sở lý
luận thực tiễn về tài nguyên thực vật của địa phương còn nghiên cứu tính đa dạng và
sự phân bố của các đơn vị cấu trúc thảm thực vật sẽ giúp chúng ta có được cái nhìn


tổng quát trong công tác quy hoạch, định hướng phát triển tài nguyên. Đó là cở


sở khoa học xác đáng để các nhả quản lý, hoạch định kinh tế, chính sách sẽ tìm ra
được những giải pháp quản lý tài nguyên bền vững và hiệu quả nhất, thông qua đó là
giải pháp phát triển kinh tế bền vững.
Hà Giang với sự phức tạp, đa dạng về các yếu tố tự nhiên hứa hẹn là một khu
vực mang tính đa dạng sinh học cao. Thêm vào đó khu vực có nét đặc sắc trong văn
hóa và kiến thức bản địa nhưng hiện tại mức độ phát triển kinh tế, xã hội chưa cao,
chưa tận dụng hết cơ hội phát ưiển các nguồn tài nguyên tái tạo, bền vững. Do vậy,
việc phân tích, đánh giá tài nguyên thực vật, thảm thực vật của một khu vực sẽ xác
định được bản chất, tính chất và qua đó dự báo được xu hướng biến đổi của chứng
trong tương lai gần, làm cơ sở khoa học cho việc sử dụng họp lý, hiệu quả tài nguyên
ngăn ngừa những nguy cơ, tai biến tự nhiên, góp phần phát triển kinh tế, ổn định đời
sống nhân dân, chứng tôi chọn đề tài “Nghiên cứu đa dạng hệ thực vật, thảm thực vật
tỉnh Hà Giang nhằm góp phần quy hoạch phát triển bền vững của địa phương”. Kết
quả của luận án có ý nghĩa khoa học và thực tiễn như sau:
Góp phần khám phá đa dạng thực vật của địa phương.
Bổ sung cơ sở khoa học về tài nguyên đa dạng thực vật của Việt Nam nói chung
và Hà Giang nói riêng.

Góp phần đánh giá sự phân bố của các quần xã, quần hệ thảm thực vật ở địa
phương.
Lập cơ sở khoa học cho việc xây dựng, hoạch định các chính sách, kế hoạch
phát triển kinh tế-xã hội bền vững cho tinh Hà Giang.
Bên cạnh đó, những điểm mới của luận án gồm:
Luận án xây dựng được danh lục các loài thực vật có mạch cho tỉnh Hà Giang
gồm 2.890 loài, trong đó 280 loài được thu mẫu và 744 loài được quan sát, bổ sung
vùng phân bố là tỉnh Hà Giang cho 331 loài so với Danh lục thực vật Việt Nam
(2005).
Bổ sung vùng phân bố Hà Giang cho 88 loài thực vật trong Sách Đỏ Việt Nam
(2007).
Đánh giá và mô tả các quần xã thực vật trong sinh khí hậu ấm-ướt và mát-ướt
(Kiểu rừng kín thường xanh mưa ướt nhiệt đới cây lá rộng; Kiểu phụ rừng thứ sinh
thường xanh mưa ướt nhiệt đới cây lá rộng; Kiểu phụ rừng thứ sinh thường xanh mưa


ướt nhiệt đới cây lá rộng hỗn giao tre nứa; Kiểu phụ rừng thứ sinh mưa ướt nhiệt đới
tre nứa; Kiểu phụ trảng cây bụi, trảng cỏ thứ sinh mưa ướt nhiệt đới).
Luận án thành lập bản đồ thảm thực vật ưên quan điểm sinh thái phát sinh (tỉ lệ
1:100.000) có thể ứng dụng thực tiễn trong công tác quản lý, quy hoạch và bảo tồn tài
nguyên thực vật, phát triển kinh tế nông lâm nghiệp của địa phưomg.
Trên cơ sở nghiên cứu khoa học là tính đa dạng và các đặc trưng của hệ thực
vật, thảm thực vật tại địa phương và sự phù hợp với điều kiện tự nhiên, hoàn cảnh xã
hội của tỉnh, đưa ra những đề xuất góp phần phát triển bền vững của Hà Giang.


Chương 1. TỔNG QUAN

1.1.


Sơ LƯỢC NHỮNG NGHIÊN cứu VỀ THựC VẬT TRÊN THỂ GIỚI

1.1.1.

Nghiên cứu hệ thực vật trên thế giói

l.l.l.l.

Các nghiên cứu về phân loai và hê thống hoc thưc vât

Việc nghiên cứu thực vật học có từ lâu, ngay từ khi con người biết sử dụng cây cỏ
trong cuộc sống. Tuy nhiên chỉ khi tri thức phát triển thì những nghiên cứu mới được ghi
chép, hệ thống hóa,... Aristotle là người đầu tiên đưa ra hệ thống phân loại sinh giới, ông đã
phân chia sinh vật ra thành thực vật và động vật. Trong hệ thống của Linnaeus, chúng trở
thành các giới Vegetabilia (sau này là Plantae) và Animalia. Việc phân chia các nhóm thực
vật thành các lớp, ngành, liên ngành cũng khác nhau và tiến bộ theo thời gian. Theophrastus
(372-287 trước Công nguyên) là người đầu tiên công bố một công trình về phân loại học
thực vật với hom 500 loài trong Historia Plantarum, trong đó đề cập đến giá trị sử dụng làm
thuốc của các loài cây (History of Plant Systematic, 2014)[200]. Thế kỷ 16 Otto Brunfels,
Hieronymus Bock và Leonhart Fuch đã giúp cho việc mô tả các loài tăng lên nhanh chóng
bằng việc khám phá và ghi chép về những loài mới của họ mặc dù họ tập trung nhiều vào
việc mô tả tác dụng làm thuốc của cây cỏ (History of Plant Systematic, 2014)[200]. Sau này,
Caspar Bauhin và Andrea Cesalpino là những người phát ừiển tiếp, cụ thể, Bauhin đã mô tả
được hơn 6000 loài thực vật ghi trong 12 cuốn sách với 72 phần dựa trên các đặc điểm sắp
xếp một cách tự nhiên, phố biến của thực vật (History of Plant Systematic, 2014)[200]. Thế
kỷ 17, John Ray đã lập được danh sách 18.000 loài thực vật đồng thời họ đã phân chia thực
vật thành Một lá mầm, Hai lá mầm và một số nhóm khác. Joseph Pitton de Toumefort đã
xây dựng được hệ thống một cách chủ quan dựa theo sự phân chia một cách lô-dích (History
of Plant Systematic, 2014) [200]. Hệ thống này được sử dụng cho tới khi có sự ra đời hệ
thống Species Plantarum (1753) của Linnaeus, một hệ thống rất khoa học và hoàn chỉnh cho

đến lúc bấy giờ, đơn vị phân loại cao nhất vẫn được dừng cho đến tận ngày nay đó là Chi
(Genus) và các đặc điểm của bộ phận sinh sản (đực/cái), bộ phận dinh dưỡng được quan
tâm, sử dụng (History of Plant Systematic, 2014)[200]. Sau Linnaeus, có một số đóng góp
đáng kể của các nhà khoa học bằng việc đưa ra những quan điểm, bằng chứng để làm rõ và
hoàn thiện hệ thống như Adanson, Michel (1763) trong “Familles des plantes” hay de
Jussieu, Antoine Laurent (1789) trong “Genera Plantarum, secundum ordines naturales
disposita juxta methodum in Horto Regio Parisiensi exaratam” hoặc de Candolle và cs


(1824-1873) trong “The Vegetable Kingdom ” (History of Plant Systematic, 2014) [200].
Đối với ngành, tiến hóa cao nhất là thực vật có hoa, đã có rất nhiều các công trình
nghiên cứu, các hệ thống phân loại được đưa ra để áp dụng và dần hoàn thiện hom. Có thể
kể đến các công trình ban đầu như hệ thống của Cronquist với công trình cuối cùng là “Ẩn
integrated system of classification of flowering plants” (Cronquist, 1981)[143], của A.
Takhtajan với xuất bản cuối cùng là “Diversity and classification of flowering plants”
(Takhtajan, 1997)[169], hay Thome với công bố "The classification and geography of the
flowering plants: dicotyledons of the class Angiospermae" (Thome, 2000)[172] và gần đây
nhất là những công bố của APG về dựa trên các kết quả nghiên cứu về di truyền học phân tử
và phân tích cấu trúc DNA của các nhóm phân loại (APG 1998-2009) [125-127].
Hiện nay, bên cạnh các công trình xuất bản bằng sách, đã có các trang thông tin điện
tử xuất bản và cung cấp thông tin một cách chính thức và có độ tin cậy cao như các tạp chí
có mã số và các website của các tổ chức uy tín khác. The International Plant Index (ipni.org,
2014)[202] và The Plant List (theplantlist.org, 2014) [203] là những website cung cấp tên
khoa học cập nhật và chính xác nhất cũng như lịch sử công bố của các loài dựa trên các bộ
mẫu chuẩn, các công bố đã được cộng đồng quốc tế và các tạp chí khoa học xác nhận. The
Plant List cũng kết nối thường xuyên và cập nhật tới website của Vườn thực vật Hoàng gia
Kew (kew.org, 2014)[205] hay Website của Vườn thực vật Missouri (mobot.org, 2014)
[193]. Hệ thống này cung cấp tên khoa học đã được chấp nhận cho các loài thực vật và cho
phép liên kết với các đồng danh khác của tất cả các loài đã biết.


1.1.1.2.

Các nghiên cứu về đa dạng thực vật

Các nước phưomg Tây đã thực hiện việc nghiên cứu thực vật ở các vùng miền từ rất
sớm. Trong các thế kỷ trước, các nhà thực vật học châu Âu đã có những nghiên cứu tiến
hành ở các châu lục, vùng miền trên thế giới, đó là cơ sở quan trọng cho các nghiên cứu đã
trình bày ở trên và hiện nay đối với các quốc gia thuộc châu Ầu, châu Mỹ, việc nghiên cứu
hệ thực vật ưên toàn lãnh thổ của họ đã được thực hiện. Hầu hết các vật mẫu đã được thu
thập và lưu trữ tại các phòng mẫu khô (herbarium) nổi tiếng thế giới như Kew (Anh quốc),
Bảo tàng lịch sử tự nhiên Paris (Pháp), New York (Hoa Kỳ), Xanh Pê-téc-bua (Nga),... Đây
là một thuận lợi khi xây dựng danh sách loài và đánh giá tính đa dạng thực vật các địa
phương.
Đối với các nước khu vực Đông Nam Á, có nhiều công trình của các nhà thực vật
người Pháp thực hiện ở Căm-pu-chia, Lào, Việt Nam hoặc các công trình của các nhà thực
vật châu Âu khác tiến hành ở Malaysia, Indonesia, Thái Lan... Trong những năm gần đây,


một số nước được sự hỗ trợ, họp tác, giúp đỡ bởi các nước phương tây nên đã xuất bản được
các bộ Thực vật chí khá hoàn chỉnh như Trung Hoa, Thái Lan, Indonesia, Malaysia...

Ll.1.3. Các nghiên cứu về địa lỷ thực vật
Địa lý thực vật là một phần của địa lý sinh vật, chuyên sâu về mặt phân bố của các loài
thực vật theo các sinh cảnh và không gian. Cha đẻ của địa lý thực vật là Alexander von
Humboldt, một nhà tự nhiên học người Phổ, ông là tác giả của công trình “Essay on the
Geography of Plants ” xuất bản năm 1807, tái bản năm 2009 bởi Chicago Press, là người
đặt nền móng cho khoa học địa lý thực vật dựa trên cở sở của việc thu thập các bằng chứng
mẫu thực vật. Những nghiên cứu về địa lý thực vật được thực hiện nhằm giải thích sự thích
ứng của loài với môi trường sinh thái đồng thời cũng phác họa sự phân bố địa lý của loài
trong các mối quan hệ với môi trường sống (Alexander von Humboldt & Aimé Bonpland,

2009) [124].
Hiện nay, địa lý thực vật bao gồm hai lĩnh vực nghiên cứu, đó là sinh thái và lịch sử.

về mặt sinh thái học, đó là sự phân bố của các loài hiện thời trong khi đó, về mặt lịch sử,
nó liên quan đến nguồn gốc phát sinh của các loài. Đối với một khu hệ, việc nghiên cứu địa
lý thực vật là tập trung vào lãnh thổ phân bố của các nhóm loài (Mark và cs, 2006)[159].

Ll.1.4. Các nghiên cứu về dạng sống của thực vật
Thuật ngữ dạng sống thực vật được lần đầu tiên đề cập đến trong Plantesamfund (tiếng
Đan Mạch, năm 1895) bởi Eugen Warming và được dịch thành tiếng Anh năm 1909 với tựa
đề Oecology of Plants: An Introduction to the Study of Plant Communities do Warming và
Martin Vahl (1909) biên soạn. Ban đầu các tác giả phân loại thực vật dựa vào diện mạo
nhưng không đề cập đến chức năng của các diện mạo đó. Với sự phản đối mạnh mẽ của A.p.
de Candolle, ông đã xây dựng được hệ thống phân loại dạng sống thực vật dựa vào chiều
cao của chồi hóa gỗ và tuổi thọ của cây. Warming còn xây dựng phổ dạng sống cho giới
thực vật, ông phân biệt thực vật dị dưỡng và tự dưỡng đồng thời phân biệt được các dạng
nấm, địa y, dây leo và các dạng sống trên đất khác bao gồm một lần ra quả hoặc nhiều lần ra
quả (Warming và Martin Vahl, 1909)[177].
Tiếp nối công trình của Warming, Oscar Drude đã phân chia phổ dạng sống thực vật
theo diện mạo và chức năng, ví dụ như cây một lá mầm và hai lá mầm trong công trình “Die
Systematische und Geographische Anordnung der Phanerogamen" (1887) (wikipedia.org)
[195]. Hệ thống phân loại dạng sống của Christen Raunkiaer (1904) dựa trên dạng sống cơ
bản của thực vật đáp ứng lại các điều kiện bất lợi của môi trường sống. Sau này, hệ thống
của Raunkiaer còn được một số tác giả thay đổi đi như G.E. Du Rietz (1931) nhưng bản cuối


cùng do Raunkiaer biên tập năm 1934 được sử dụng phổ biến, rộng rãi cho đến ngày nay
(Raunkiaer, 1934)[163].
Raunkiaer cũng đã tính toán cho hơn 1000 loài cây ở các vừng khác nhau trên thế giới
và tìm được tỉ lệ phần trăm bình cách (vai trò ngang nhau) cho từng loài, gộp lại thành phổ

dạng sống tiêu chuẩn SN-Phổ dạng sống điển hình {Natural Spectrum) và công thức phổ
dạng sống là SN = 46 Ph + 9 Ch + 26 Hm + 6 Cr + 13 Th. Đây là cơ sở để so sánh các phổ
dạng sống của các vừng khác nhau trên trái đất. Thường ở vùng nhiệt đới ẩm, nhóm cây chồi
trên (Ph) chiếm khoảng 80%, nhóm cây chồi sát đất (Ch) khoảng 20%, những nhóm khác
hầu như không có. Trái lại, ở các vùng khô hạn thì nhóm cây một năm (Th) và nhóm cây
chồi ẩn (Cr) lại có tỉ lệ khá cao còn nhóm cây chồi trên (Ph) thi giảm xuống (Raunkiaer,
1934)[163].

Ll.1.5. Các nghiên cứu về giá trì sử dung của hê thưc vât
Những nghiên cứu về giá trị sử dụng của thực vật đã có từ lâu đời, song song với
những nghiên cứu về tính đa dạng của thực vật như đã trình bày ở trên. Trong đó, hầu hết
các nghiên cứu tập trung vào những loài cây có giá trị làm thuốc. Càng về sau, các giá trị sử
dụng khác càng được đề cập đến nhiều hơn. Hầu hết mỗi vùng miền, mỗi quốc gia trên thế
giới đều có những công trình nghiên cứu về giá trị sử dụng của thực vật, bên cạnh đó, cũng
có những tập công trình chú trọng riêng về giá trị sử dụng của thực vật ở quy mô khu vực.
Trên quy mô thế giới, tập “The book of useful plants” xuất bản tại New York năm 1913 mô
tả về những thực vật hữu dụng và phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới (Julia E.R., 1913)[156].
Ở quy mô khu vực có tập “Edible and Useful Wild Plants of the United States and Canada”
xuất bản năm 1920 mô tả về các loài thực vật có giá trị sử dụng ở Hoa Kỳ và Canada bao
gồm làm xà phòng, làm thuốc, thuốc lá, chất dính, sáp nến và chất độc (Charles F.s.,1934)
[140]. Tại Đông Nam Á, tập Tài nguyên thực vật Đông Nam Á-PROSEA (Plants Resources
of South East Asia) có thể nói là bộ sách ghi chép, mô tả đầy đủ nhất về các giá trị sử dụng
của thực vật quy mô khu vực với 20 tập (tính đến thời điểm 2005), trong đó giá trị sử dụng
của thực vật được phân theo nhóm gồm làm thuốc PROSEA 12(1,2,3); cung cấp gỗ:
PROSEA 5(1,2,3); ăn được: PROSEA 1, 2, 8, 9, 10, 13, 14; làm cảnh: PROSEA 20; Thực
vật có chất kích thích: PROSEA 16, có chất chiết: PROSEA 18, có tinh dầu: PROSEA 19;
cung cấp sợi: PROSEA 17, tre nứa: PROSEA 7, mây: PROSEA 6; có chất nhuộm, tannin:
PROSEA 3; chăn nuôi gia súc: PROSEA 4 (proseanet.org, 2014)[201]. Bên cạnh các công
trình công bố bằng sách, tạp chí, hiện nay có nhiều công bố trên các website điện tử cũng có
giá trị tương đương như sách và tạp chí.



1.1.1.6.

Cấc nghiên cứu về giá trị bảo tồn của hệ thực vật Bên cạnh giá trị sử

dụng, các giá trị bảo tồn của thực vật cũng được thế giới quan tâm. Theo đó, Công
ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (1973) chính
thức ra đời năm 1975 (cites.org) [197] đã hạn chế được việc khai thác và xuất khẩu ồ
ạt các loài quý hiếm ra nước ngoài, đảm bảo các loài phải được tồn tại trong môi
trường sống bản địa hoặc thích nghi lâu đời của chứng. Hiện nay, IUCN Red list of
Threatened Species được coi là công bố chuẩn và chung trên toàn thế giới về tình
trạng bảo tồn của các loài (iucnredlist.org, 2014)[203].
1.1.2.

Nghiên cứu thảm thực vật trên thế giới

I.I.2.I.

Các nghiên cứu phân loại thảm thực vật trên thế giới Theo

Schmitthusen (1959), ở châu Âu có 2 hệ thống phân loại thảm thực vật chủ yếu, đó là
hệ thống phân loại các quần xã thực vật của Braun-Blanquet (1928), được thực hiện
chủ yếu bởi các nhà thực vật học theo trường phái của Pháp và hệ thống phân loại
các quần thể thực vật được thực hiện bởi những nhà địa thực vật của Đức (ghi theo
Thái Văn Trừng, 1978)[112].
Ở Phần Lan, Caiande A.K. chủ trương phân loại rừng dựa vào thực vật thảm tươi. Ông cho
rằng, trong lâm phần thành thục, tổ thành thảm tươi không chỉ phụ
thuộc vào hoàn cảnh sinh thái môi trường mà còn phụ thuộc vào cả tổ thành loài cây gỗ của
lâm phần. Theo đó, thảm tươi là chỉ tiêu tốt nhất để xem xét tính đồng nhất sinh học của môi

trường, kể cả tính đồng nhất về hiệu quả của thực vật rừng. Tuy thế, điều này đã không hoàn
toàn đúng vì thực tế thảm tươi có khả năng chỉ thị nhưng không có khả năng chỉ thị cho tất
cả các điều kiện lập địa. Ngoài ra các yếu tố bên ngoài như lửa rừng, khai thác cũng ảnh
hưởng lên thảm tươi (ghi theo Thái Văn Trừng, 1978)[112].
Ở Hoa Kỳ, phân loại rừng chủ yếu theo học thuyết cực đỉnh (Climax) của Colleman.
Phân loại theo Climax tạo cho quần xã thực vật ổn định trong quá trình phát triển lâu dài
trên những vùng lãnh thổ rộng lớn với đất đai đã được hình thành từ lâu. Khí hậu là nhân tố
để xác định Climax. Ngoài khái niệm Climax, các nhà lâm học Hoa Kỳ còn đưa ra khái niệm
tiền đỉnh cực (á đỉnh cực), đơn đỉnh cực, đa đỉnh cực (ghi theo Thái Văn Trừng, 1978)[112],
Ở vùng nhiệt đới, có lẽ Schimper (1903) là người đầu tiên đưa ra hệ thống phân loại
thảm thực vật rừng nhiệt. Trong hệ thống này, Schimper đã phân chia thảm thực vật thành
quần hệ khí hậu, quần hệ thổ nhưỡng và quần hệ vùng núi. Trong quần hệ khí hậu lại được
phân chia thành 4 kiểu: Rừng thưa, rừng gió mùa, rừng trảng, rừng gai, ngoài ra còn có thêm


2 kiểu là thảo nguyên nhiệt đới và hoang mạc nhiệt đới (ghi theo Thái Văn Trừng, 1978)
[112]. Sau Schimper là các hệ thống của Rubel (1935), Aubréville (1956),... trong đó đáng
chú ý nhất là hệ thống của Aubréville. Trong hệ thống này, ông đã căn cứ vào độ tán che
trên mặt đất của tầng ưu thế sinh thái để phân biệt các kiểu quần thể thưa thành: Rừng thưa
và trảng truông (Thái Văn Trừng, 1978)[112].
Champion (1936) đã phân biệt 4 đai thảm thực vật lớn theo nhiệt độ: Nhiệt đới, á nhiệt
đới, ôn đới và núi cao. Bear (1944) đưa ra hệ thống 3 cấp đó là: Quần họp, quần hệ và loạt
quần hệ. Fosberg (1958) đề xuất hệ thống phân loại chung cho thảm thực vật rừng nhiệt đới
dựa trên hình thái ngoại mạo cấu trúc quần thể là: Lớp quần hệ, quần hệ và quần hệ phụ (ghi
theo Thái Văn Trừng, 1978)[112].
Theo Schmithusen (1959), thảm thực vật trái đất được phân thành 9 lớp quần hệ là:
Lớp quần hệ rừng, lớp quần hệ cây bụi, lớp quần hệ sa-van và đồng cỏ, lớp quần hệ đồng cỏ,
lóp quần hệ cây bụi nhỏ và nửa cây bụi, lớp quần hệ thực vật sống một năm, lớp quần hệ
hoang mạc, lóp quần hệ thực vật hồ nước nội địa và lớp quần hệ thực vật biển (Thái Văn
Trừng, 1978) [112].

Gần đây các nhà sinh thái và địa thực vật Đức đã phân chia thảm thực vật ở cạn thành
16 kiểu quần hệ: Rừng mưa nhiệt đới, rừng mưa á nhiệt đới, rừng mưa lạnh ôn đới, rừng
xanh mưa mùa, rừng lá rộng xanh mùa hè, rừng lá kim rộng ôn đới, kiểu quần hệ cây gỗ có
gai, kiểu cây gỗ có lá rộng, kiểu thảo nguyên rừng, kiểu trảng cỏ nhiệt đới, kiểu thảo nguyên
ôn đới, kiểu đầm lầy, kiểu hoang mạc nóng và kiểu hoang mạc khô lạnh (Thái Văn Trừng,
1978) [112].
UNESCO đã công bố một khung phân loại thảm thực vật thế giới dựa trên nguyên tắc
ngoại mạo cấu trúc. Khung này là cơ bản để thống nhất các đơn vị thảm thực vật ừên quy
mô toàn cầu và được thể hiện trên bản đồ 1:1.000.000 và nhỏ hơn (phần lớn được trình bày
và biên tập cho bản đồ tỉ lệ 1:5.000.000). Trong khung phân loại này, các mối quan hệ sinh
thái và sinh thái-xã hội học không được thể hiện (UNESCO, 1973)[175].

I.I.2.2.

Các nghiên cứu về vai trò của thảm thực vật

Thảm thực vật có vai trò hết sức quan trọng trong sự sống còn của trái đất. Trong
“’Natural Conservation: the role of remnants of native vegetatỉon” (Denis

s.,

1993)[146],

vai ừò của các thảm thực vật bản địa là rất quan trọng trong việc duy trì trạng thái cân bằng
khí quyển có lợi cho sức khỏe con người, điều hòa không khí, cân bằng C0 2/02, điều hòa
nhiệt độ khí quyển, ngăn chặn và hạn chế tác hại của bão lũ, thiên tai. Thảm thực vật còn có


vai trò rất quan trọng trong điều phối cân bằng nước, hạn chế tối đa tác hại của nước mưa
đến xói mòn, rửa trôi, vừa giúp duy trì lượng nước tưới tiêu, sinh hoạt, vừa hạn chế tối đa

tác nguyên nhân phát sinh lũ lụt, hạn hán (Nathan, 1990)[161].
Gần đây, có nhiều nghiên cứu về tích tụ carbon ở các khu rừng, các quần xã thực vật.
Mỗi một quần xã thực vật, đơn vị thảm thực vật khác nhau có vai trò và khả năng tích trữ
carbon khác nhau. Đây là những dẫn liệu giúp chúng ta định lượng hóa được vai trò của
thảm thực vật trong việc duy trì cân bằng sinh thái từ quy mô địa phương, khu vực đến quy
mô toàn cầu.
1.2.

Sơ LƯỢC CÁC NGHIÊN cứu THựC VẬT Ở VIỆT NAM

I. 2.1. Nghiên cứu hê thưc vât ờ Viêt Nam

1.1.2.1.

Đa dans hê thưc vât
ĩoI

«



Ở Việt Nam, ngoài các công trình mang tính chất cơ bản và cổ điển nhằm thống kê các
loài thực vật như các công trình của các nhà thực vật người Pháp (Loureiro, 1793)[184],
(Pierre, 1880)[185], (Lecomte và cs, 1907-1952)[183]. Đây là những công trình được đánh
giá là nền tảng cơ sở cho các nghiên cứu hệ thực vật Việt Nam. Bên cạnh đó còn có các bộ
sách khác như: “Flore du Cambodge, du Laos et du Vietnam” do các tác giả thuộc Hội thực
vật nhiệt đới biên soạn (Association de Botanique Tropicale, 1960-2004)[181], đã công bố
32 tập, sau đó bộ sách này được bổ sung thêm 3 tập do Royal Botanic Gardens Endinburg ấn
hành gồm tập 35: Solanaceae (Sovanmoly Hul & Pauline Dy Phon, 2014)[187] và 2 tập
bằng tiếng Anh: 33: Apocynaceae (David J Middleton, 2014)[144] và tập 34-Polygalaceae

(Colin A Pendry, 2014)[142], các tập là những mô tả của các họ, nhóm họ có quan hệ gần
gũi; bộ Cây cỏ thường thấy ở Việt Nam gồm 6 tập (Lê Khả Kế và cs, 1969- 1976)[49], bộ
Cây gỗ rừng Việt Nam gồm 7 tập (Viện điều tra quy hoạch rừng, 1971-1988)[120]. Trong
các tác phẩm này, các tác giả đã giới thiệu và mô tả khá chi tiết các loài cùng với hình vẽ
minh hoạ.
Trong số các tài liệu về thực vật học được sử dụng phổ biến tại Việt Nam, đáng chú ý
nhất là Cây cỏ Việt Nam của Phạm Hoàng Hộ xuất bản tại Montréan (1991-1993) và được
tái bản, có bổ sung bởi Nxb Trẻ Thành phố Hồ Chí Minh (Phạm Hoàng Hộ, 1999-2000)[43].
Đây là bộ sách được đánh giá là đầy đủ nhất, dễ sử dụng nhất và góp phần quan họng trong
việc nghiên cứu thực vật ở Việt Nam. Trong bộ sách này, tác giả đã thống kê có mô tả và
kèm theo hình vẽ của hơn
II. 600 loài thực vật Việt Nam.


Thập niên 90 của thế kỷ trước, các nhà thực vật Việt Nam và Liên bang Nga đã họp
tác nghiên cứu và hệ thống lại hệ thực vật Việt Nam. Các công trì nh khoa học này được
đăng trong “Kỷ yểu cây có mạch của thực vật Việt Nam” tập 1-2 (1996) và Tạp chỉ Sinh học
sổ 16+17 (chuyên đề) 1994 và 1995 (ghi theo Nguyễn Nghĩa Thìn, 2004c)[92].
Gần đây, tập thể các Nhà thực vật học của Việt Nam đã cùng nhau biên soạn cuốn
Danh lục các loài thực vật Việt Nam gồm 3 tập (Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi
trường, 2001)[111], (Nguyễn Tiến Bân (chủ biên), 2003-2005)[4]. Tuy không có phần mô tả
và hình vẽ nhưng đây thực sự là một công trình có giá trị khoa học cao thể hiện tính đa dạng,
phong phú của hệ thực vật Việt Nam với 11.603 loài.
Việc ghi nhận sự đa dạng về thành phần loài cho hệ thực vật Việt Nam: Pócs T. khi
nghiên cứu về hệ thực vật ở Miền Bắc Việt Nam đã thống kê được ở miền Bắc có 5.196 loài
(Pócs T., 1965)[189]; Phan Kế Lộc và cộng sự đã thống kê lại và có bổ sung nâng số loài ở
miền Bắc lên 5.609 loài, 1.660 chi và 140 họ xếp theo hệ thống của Engler (Phan Ke Lộc,
1970)[58]; Thái Văn Trừng đã phân tích và cho rằng hệ thực vật Việt Nam, gồm 7.004 loài,
1850 chi, 289 họ trong đó, ngành thực vật hạt kín chiếm ưu thế với 6.366 loài, 1.727 chi và
239 họ (Thái Văn Trừng, 1978)[112]. Năm 1997, Nguyễn Nghĩa Thìn đã tổng hợp, chỉnh lý

tên các loài thực vật theo hệ thống Brummitt (1992) và đã chỉ ra hệ thực vật Việt Nam hiện
biết 11.178 loài, 2.582 chi, 395 họ thực vật bậc cao (Nguyễn Nghĩa Thìn, 1997)[88]; tiếp
theo, năm 1998, Phan Ke Lộc đã tổng kết hệ thực vật Việt Nam có 9.628 loài cây hoang dại
có mạch, 2.010 chi, 291 họ, 733 loài cây trồng và nâng tổng số loài của Việt Nam lên 10.361
loài, 2.256 chi, 305 họ (Phan Ke Lộc, 1998)[61]. Năm 1999, hệ thực vật Việt Nam đã ghi
nhận 10.192 loài của 2.298 chi, 285 họ của 6 ngành thực vật (Lê Trần Chấn và cs, 1999)
[20].
Bên cạnh đó, hệ thực vật Việt Nam còn được ghi nhận theo khía cạnh giá trị sử dụng
bằng những công trình như: 1900 loài cây có ích ở Việt Nam (Trần Đình Lý và cộng sự,
1993)[67], Từ điển cây thuốc Việt Nam (Võ Văn Chi, 1997)[23], Cây cỏ có ích ở Việt Nam
(Võ Văn Chi và Trần Họp, 1999-2002)[24], Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam (Đỗ Tất
Lợi, 1995)[66] và các tài liệu do cán bộ của Viện dược liệu biên soạn như Cây thuốc và
động vật làm thuốc ở Việt Nam (Đỗ Huy Bích và cs, 2004)[4]... Đây thực sự là những công
trình nghiên cứu có ý nghĩa về hệ thực vật Việt Nam và quan tâm đến giá trị kinh tế của
chúng mà đặc biệt là tác dụng làm thuốc.

về

việc xây dựng thực vật chí, từng họ đã lần lượt được công bố như họ Lan-

Orchidaceae Việt Nam (Averyanov, 1994)[128], họ Na-Annonaceae (Nguyễn Tiến Bân,


2000)[3], họ Bạc hà-Lamiaceae (Vũ Xuân Phương, 2000)[77], họ Đơn nem- Myrsinaceae
(Trần Thị Kim Liên, 2002)[56], họ Cói-Cyperaceae (Nguyễn Khắc
Khôi, 2002)[51], họ Đơn nem Myrsinaceae (Trần Thị Kim Liên, 2002)[56], Họ Trúc đàoApocynaceae (Trần Đình Lý, 2007)[68], Họ cỏ roi ngựa-Verbenaceae (Vũ Xuân Phương,
2007)[78], Họ Cúc-Asteraceae (Lê Kim Biên, 2007)[7], Bộ Hoa loa kèn-Liliales (Nguyễn
Thị Đỏ, 2008)[36], Họ Lan-Orchidaceae, Chi Hoàng thảo- Dendrobỉum (Dương Đức Huyến,
2007) [47] hay họ Thầu dầu-Euphorbiaceae (Nguyên Nghĩa Thin, 2006)[171],... Tuy chỉ đề
cập đến một họ nhất định nhưng đây là các công trình nghiên cứu chuyên sâu, trình bày đầy

đủ các thông tin cần thiết về các loài trong họ. Là những tài liệu quan trọng làm cơ sở cho
việc đánh giá về đa dạng phân loại của các họ thực vật Việt Nam.
Trong những năm gần đây có một số công trình nghiên cứu chuyên sâu về hệ thực vật
bậc cao có mạch (đa dạng và phân loại) ở các vùng khác nhau của Việt Nam, có thể kể đến
như: hệ thực vật ở Cúc Phương đã xác định có 1.817 loài, 838 chi, 188 họ (Phùng Ngọc Lan
và cs, 1996)[53], hệ thực vật ở Pù Mát có 202 họ, 931 chi và 2.494 loài (Nguyễn Nghĩa Thìn
và Nguyễn Thanh Nhàn, 2004)[97], hệ thực vật Ben En có 1.389 loài của 65 chi, 173 họ
(Hoang Van Sam và cs, 2008)[151]. Ngoài ra, còn một số công trình nghiên cứu cụ thể ở các
địa phương khác, như hệ thực vật Hoàng Liên Sơn (Trần Đình Lý và cs, 1996)[68]; hệ thực
vật núi cao Sa Pa-Phan Si Phăng (Nguyễn Nghĩa Thìn và Nguyễn Thị Thời, 1998)[103]; hệ
thực vật Kon Ka Kinh (Trần Quang Ngọc, 1999)[71]; hệ thực vật ven biển Nam Trung Bộ
(Nguyễn Nghĩa Thìn và Vũ Văn cần, 1999)[95]; hệ thực vật Bạch Mã (Thừa Thiên-Huế)
(Nguyễn Nghĩa Thìn và cs, 2003)[97]; hệ thực vật Phong Nha-Kẻ Bàng (Quảng Bình)
(Nguyễn Nghĩa Thìn và Nguyễn Văn Thái, 2003)[100]; hệ thực vật Chư Mom Ray (Kon
Tum) (Hồ Mạnh Tường và cs, 2006)[118]; hệ thực vật Xuân Sơn (Phú Thọ) (Trần Minh Hợi
và Vũ Xuân Phương, 2008)[45]; hệ thực vật Hoàng Liên (Lào Cai) (Nguyễn Nghĩa Thìn và
cs, 2008)[95];... các nghiên cứu này tập trung xây dựng danh sách các loài thực vật cho một
khu phân bố cụ thể là các khu rừng đặc dụng, đơn vị hành chính cụ thể được tiến hành khá
rộng rãi, phổ biến ở hầu hết các nơi còn rừng tự nhiên trên cả nước.

Ll.2.2. Đa dang các yếu tố đìa lỷ thưc vât

về các yếu tố địa lý thực vật, Gagnepain là người đầu tiên nghiên cứu, phân tích và
đánh giá các yếu tố địa lý thực vật của hệ thực vật Việt Nam, theo tác giả hệ thực vật Đông
Dương bao gồm năm yếu tố được trình bày trong hai công trình là:
Góp phần nghiên cứu hệ thực vật Đông Dương (1926) và Giới thiệu về hệ thực vật Đông
Dương (1944): yếu tố Trung Quốc chiếm 33,8% tổng số loài của hệ thực vật; yếu tố Xích


Kim-Himalaya chiếm 18,5%; yếu tố Malaysia và nhiệt đới khác chiếm 15,0%; yếu tố đặc

hữu chiếm 11,9%; yếu tố nhập nội và phân bố rộng chiếm 20,8% (Thái Văn Trừng, 1978)
[112].
Pócs Támas đã phân tích và sắp xếp các loài thực vật ở Bắc Việt Nam thành nhóm các
yếu tố trên cơ sở khu phân bố hiện tại mà không phân tích đến nguồn gốc phát sinh của
chúng. Theo ông, hệ thực vật Bắc Việt Nam bao gồm: yếu tố bản địa đặc hữu 39,90 %, trong
đó: của Việt Nam-32,55 % và của Đông Dương-7,35 %; yếu tố di cư từ các vùng nhiệt đới:
55,27 %, trong đó, từ Trung Quốc-12,89 %; từ Ấn Độ và Himalaya-9,33 %; từ Malaysia và
Indonesia-25,69 %; từ các vùng nhiệt đới khác-7,36 %; yếu tố khác 4,83 % (gồm nhập nội,
trồng trọt-3,08 %); nhóm ôn đới 3,27 %; nhóm toàn thế giới 1,56 % (Pócs T., 1965)[189].
Thái Văn Trừng (1978) đã căn cứ vào bảng thống kê các loài của hệ thực vật Bắc Việt
Nam đã cho rằng ở Việt Nam có 3 % số chi và 27,5% số loài đặc hữu. Tuy nhiên, sau đó căn
cứ vào khu phân bố hiện tại cũng như nguồn gốc phát sinh của các loài. Tác giả đã gộp các
nhân tố từ Nam Trung Quốc vào nhân tố đặc hữu bản địa Việt Nam nâng tỉ lệ các loài đặc
hữu bản địa lên 50%, còn yếu tố di cư chiếm tỉ lệ 39%, các nhân tố khác chỉ chiếm 11% (7%
nhiệt đới, 3% ố ôn đới và 1% toàn thế giới), nhân tố nhập nội vẫn là 3,08% (Thái Văn
Trừng, 1978)[112].
Lê Trần Chấn cũng đã khái quát vùng phân bố cho các yếu tố địa lý của hệ thực vật
Việt Nam với 20 yếu tố, trong đó riêng đặc hữu được các tác giả xếp thảnh 4 yếu tố (đặc hữu
Bắc Bộ, đặc hữu Trung Bộ, đặc hữu Nam Bộ và đặc hữu Việt Nam. Các tác giả cũng phân
tách nhóm loài phân bố ở Việt Nam, Hải Nam, Đài Loan và Phillipine thành một yếu tố
ừong khi toàn châu Á cũng là một yếu tố (Lê Trần Chấn và cs, 1999a)[20].
Như vậy, có sự không thống nhất giữa các tác giả về phân chia các yếu tố cụ thể. Quan
điểm phân chia các yếu tố, đặt tên các yếu tố không rõ ràng, chưa thống nhất. Trên sự phân
chia của các tác giả Pócs Tamás (1965), Ngô Chinh Dật (1993) đối với HTV Việt Nam,
Đông Dương và Nam Trung Hoa, Nguyễn Nghĩa Thìn đã đề xuất các yếu tố địa lý của HTV
Việt Nam như sau (Nguyễn Nghĩa Thìn, 2004a)[89]:
Yếu tố thế giới: gồm các taxon phân bố khắp noi trên thế giới
Liên nhiệt đới: gồm các taxon phân bố ở vùng nhiệt đới châu Á, châu úc, châu Phi và
châu Mỹ. Một số có thể mở rộng tới vùng ôn đới.
Nhiệt đới châu Á, châu úc và châu Mỹ

Nhiệt đới châu Á, châu Phi và châu Mỹ
Nhiệt đới châu Á và Mỹ: gồm các taxon phân bố ở vùng nhiệt đới châu Á đến vùng


nhiệt đới châu Mỹ, một số có thể mở rộng tới Đông Bắc châu úc và các đảo Tây Nam Thái
Bình Dương.
Cổ nhiệt đới: gồm các taxon phân bố ở vùng nhiệt đới châu Á, châu úc, châu Phi và
các đảo lân cận.
Nhiệt đới châu Á và châu úc: gồm các taxon phân bố mà ở vùng nhiệt đới châu Á tới
châu úc và các đảo lân cận. Nó nằm cánh đông của cổ nhiệt đới và mở rộng đến các đảo Ấn
Độ nhưng không bao giờ tới lục địa châu Phi.
Nhiệt đới châu Á và châu Phi: gồm các taxon ở vùng nhiệt đới châu Á, châu Phi và các
đảo lân cận. Đây là cánh Tây của vừng cổ nhiệt đới và có thể mở rộng tới Fiji và các đảo
nam Thái Bình Dương nhưng không tới châu úc.
Nhiệt đới châu Á (Indo-Malesia): gồm các taxon phân bố ở vùng nhiệt đới châu Á từ
Ấn Độ, Sri Lanka, Myanma, Thái Lan, Đông Dương và Tây Nam và Nam Trung Hoa (Lục
địa châu Á), Indonesia, Malaysia, Philippines đến New Guinea và mở rộng tới Fiji và các
đảo Nam Thái Bình Dương (vùng Malesia) nhưng không tới châu úc.
Đông Dương-Malesia: gồm các taxon phân bố ở vùng nhiệt đới châu Á từ lục địa
Đông Nam Á (Myanma, Thái Lan, Đông Dương và Tây Nam-Nam Trung Hoa), đến
Malaysia, Indonesia, Philippines, New Guinea và mở rộng tới Fiji và các đảo nam Thái Bình
Dương nhưng không tới châu úc ở phía Nam hay Ấn Độ ở phía Tây.
Đông Dương-Ấn Độ hay Lục địa châu Á nhiệt đới: gồm các taxon phân bố ở vùng
nhiệt đới châu Á từ ấn Độ, Sri Lanka, Myanma, Thái Lan, Đông Dương và Nam Trung Hoa
không tới vùng Malesia.
Đông Dương-Himalaya hay Lục địa Đông Nam Á (trừ Malesia, Ấn Độ): gồm các
taxon phân bố ở vùng nhiệt đới châu Á từ chân Himalaya, Myanma, Thái Lan,
Đông Dương và Tây Nam Trung Hoa, một số có thể mở rộng đến bán đảo Mã Lai ở phía
Nam. Đây là nhóm thực vật phân bố chủ yếu trên núi cao.
Đông Dương-Nam Trung Hoa: gồm các taxon phân bố ở Đông Dương và Nam Trung

Hoa đặc biệt xung quanh biên giới Trung Hoa (chỉ có ở Nam Vân Nam, Quảng Tây, Quảng
Đông, Đài Loan, Hải Nam) và Đông Dương.
Đông Dương: Các taxon phân bố giới hạn trong phạm vi 3 nước Đông Dương và đôi
khi có thể gặp ở Thái Lan.
Ôn đới Bắc: gồm các taxon phân bố trong vùng ôn đới châu Á, châu Âu, châu Mỹ và
có thể mở rộng tới vùng núi nhiệt đới, tới vùng ôn đới Nam bán cầu.
Đông Á-Bắc Mỹ: gồm các taxon phân bố trong vùng ôn đới châu Á và Bắc Mỹ có thể


mở rộng tới vùng núi nhiệt đới.
Ôn đới cổ thế giới: gồm các taxon phân bố ở ôn đới châu Âu, châu Á và có thể mở
rộng tới mà ở vùng núi nhiệt đới châu Phi và châu úc.
Vùng ôn đới Địa Trung Hải-châu Âu-châu Á: gồm các taxon phân bố trong vùng ôn
đới quanh Địa Trung Hải, châu Âu và châu Á.
Đông Á: gồm các taxon phân bố trong vùng ôn đới từ Himalaya đến Đông Trung Hoa
tới Triều Tiên, Nhật Bản, có thể mở rộng tới vùng núi nhiệt đới.
Đặc hữu Việt Nam: gồm các taxon phân bố trong giới hạn của Việt Nam.
Gần đặc hữu: gồm các taxon phân bố chủ yếu trong giới hạn của Việt Nam và có thể
tìm thấy ở một vài điểm của các nước lân cận dọc theo biên giới.
Đặc hữu hẹp: loài chỉ mới phát hiện ở phạm vi hẹp. Trong nghiên cứu này, tác giả áp
dụng phạm vi đặc hữu hẹp là tỉnh Hà Giang và các vùng phụ cận trong ranh giới Đông Bắc
Việt Nam.
Bên cạnh đó, trong những năm gần đây có một số công trình khi nghiên cứu đa dạng
HTV của một khu vực cụ thể, cũng đã nghiên cứu yếu tố địa lý của khu hệ đó như: hệ thực
vật ở Cúc Phương đã xác định 16 yếu tố địa lý thực, trong đó: yếu tố Đông Dương cao nhất
chiếm 19,75%, tiếp đến là yếu tố Nam Himalaya 13,68%, yếu tố châu á nhiệt đới 11,88%,
yếu tố đặc hữu chiếm 17,49% (Phùng Ngọc Lan và cs, 1996)[53]; hệ thực vật VQG Pù Mát
có nhóm các yếu tố nhiệt đới chiếm tỉ lệ cao nhất là 58,30% trong khi yếu tố ôn đới chiếm
4,49%, yếu tố đặc hữu chiếm 16,60% (Nguyễn Nghĩa Thìn và Nguyễn Thanh Nhàn, 2004)
[97].

Theo quan điểm cá nhân, giới hạn và hệ thống hóa các yếu tố địa lý thực vật của
Nguyễn Nghĩa Thìn (2004a)[89] như ừên là hợp lý, theo đó, Châu Á vốn có nằm trên 2 miền
địa lý sinh vật thì không thể là một yếu tố như quan điểm của Lê Trần Chấn (1999) và việc
tồn tại ở hai miền địa lý như vậy chắc chắn phải thuộc nhóm liên nhiệt đới hoặc cổ nhiệt đới,
hoặc phân bố rộng.

1.1.23. Nghiên cứu phổ dạng sống của hệ thực vật
Các công trình nghiên cứu về phổ dạng sống của hệ thực vật ở Việt Nam nói chung và
các khu hệ thực vật của các địa phương nói riêng áp dụng theo hệ thống phân chia dạng sống
thực vật của Raunkiær (1934)[163] (xem Phụ lục 4). Đối với HTV Bắc Việt Nam, Pócs T.
đã phân tích một số thành phần phổ dạng sống của hệ thực vật và đưa ra phổ dạng sống
chuẩn (Spectrum of Biology-Ký hiệu SB) như sau: SB = 52,21 Ph + 40,68 (Ch, Hm, Cr) +
7,11 Th (Pócs T., 1965)[189].


Áp dụng hệ thống phân chia này, chi tiết hơn trong nghiên cứu của mình, Thái Văn
Trừng còn áp dụng các ký hiệu khác cho chồi và lá theo các trạng mùa, ký hiệu về hình dạng
tán, chất liệu dây leo (Thái Văn Trừng, 1978)[112]. Một số phổ dạng sống của hệ thực vật
Việt Nam và một số khu vực khác đã được xây dựng, như VQG Cúc Phương với 57,78%
nhóm Ph (Phùng Ngọc Lan và cs, 1997)[53], số loài Ph của Việt Nam là 54,68% (Lê Trần
Chấn và cs, 1999a)[20], hệ thực vật VQG Pù Mát có 78,88% thuộc nhóm Ph (Nguyễn Nghĩa
Thìn, Nguyễn Thanh Nhàn, 2004)[97], VQG Bến En (Hoang Van Sam và cs, 2008)[151] có
75,88% cây thuộc nhóm Ph,... các phổ dạng sống này đều cho thấy tính chất nhiệt đới khá
điển hình với tỉ lệ cao của nhóm Ph.

I.I.2.4. Nghiên cứu giá tri sử dung của hê thưc vât
Nghiên cứu giá trị sử dụng của thực vật ở Việt Nam được đặt nền móng từ những khảo
sát, thu thập mẫu vật trên khắp mọi miền cả nước của các nhà khoa học người Pháp từ cuối
thế kỷ XIX đến nửa đầu thế kỷ XX. Theo đó, mẫu vật được lưu trữ ở các bảo tàng thực vật
của Việt Nam và các nước trên thế giới, chủ yếu ở Bảo tàng lịch sử tự nhiên Paris. Trong đó,

các tác giả đã ghi nhận những giá trị sử dụng của thực vật như: Thực vật Nam Bộ (Loureiro,
1793)[184], Thực vật rừng Nam Bộ (Pierre, 1880)[185], Thực vật chí Đông Dương
(Lecomte, 1907-1952)[183], Cây cỏ thường thấy (Lê Khả Kế và cs, 6 tập, 1969-1976) [49],
Cây gỗ rừng Việt Nam (Viện điều tra quy hoạch rừng, 1971-1988)[120], 1900 loài cây có
ích ở Việt Nam (Trần
Đình Lý, 1993)[67], Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam (Đỗ Tất Lọi, 1995)[66], Từ
điển cây thuốc Việt Nam (Võ Văn Chi, 1997)[23], Cây cỏ Việt Nam (Phạm Hoàng Hộ,
1999-2000)[43], Cây cỏ có ích ở Việt Nam (Võ Văn Chi, Trần Hợp, 1999-2002)[24], Tài
nguyên cây gỗ Việt Nam (Trần Hợp, 2002)[46], Cây thuốc và Động vật làm thuốc ở Việt
Nam (Đỗ Huy Bích và cs, 2004)[4],.... Trong các công trình này, Võ Văn Chi (1997) [46] đã
mô tả, giới thiệu 3107 loài; Trần Hợp (2002)[46], đã giới thiệu 433 loài cây gỗ có giá trị sử
dụng; Đỗ Huy Bích và cs (2004)[4] cho biết ở Việt Nam có 3.948 loài thực vật bậc cao, bậc
thấp và nấm lớn được dùng làm thuốc, trong đó nhóm thực vật bậc cao có mạch có 3.870
loài.
Bên cạnh đó, trong những năm gần đây, các công trình nghiên cứu ở các khu hệ thực
vật địa phương khác nhau đều căn cứ trên các tài liệu khác nhau để đánh giá giá trị tài
nguyên thực vật. Trong đó, thường sử dụng các nhóm như: cây cho gỗ, cây lấy thuốc, cây ăn
được (làm thức ăn, lương thực, nuôi gia súc,...), cây làm cảnh, cây cho dầu béo, cây cho sợi,
tinh dầu, tannin, cây có độc,... Đây là một trong những kết quả nghiên cứu được các nhà


nghiên cứu quan tâm khi nhiên cứu hệ thực vật.

Ll.2.5. Nghiên cứu giá trị bảo tồn của hệ thực vật
Ở Việt Nam, với việc Sách Đỏ Việt Nam ra đời năm 1996 thì các nghiên cứu về đa
dạng thực vật cũng bắt đầu quan tâm đến giá trị bảo tồn của các loài cây cỏ từ thời gian này
trở đi. Có ít báo cáo hoặc các công trình độc lập về giá trị bảo tồn của hệ thực vật mà chúng
thường được lồng ghép trong các báo cáo đa dạng chung của hệ thực vật ở các Vườn Quốc
gia, Khu bảo tồn hoặc địa phương cụ thể như đã trình bày ở trên. Năm 2007, Sách Đỏ Việt
Nam phần thực vật xuất bản lần thứ 2 đã bổ sung, hệ thống hóa các thứ hạng phân loại đồng

nhất với thế giới (IUCN). Hiện nay, Việt Nam có 448 loài thực vật được ghi nhận theo Sách
Đỏ này, trong đó, thực vật bậc cao có mạch có 429 loài (Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện
Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 2007) [10].
Năm 2008 trở thành năm đặc biệt đối với công tác đánh giá và bảo tồn đa dạng sinh
học khi Luật Đa dạng sinh học ra đời (Quốc hội, 2008)[79]. Trong đó đề cập đến các khái
niệm về đa dạng sinh học mà chưa có một công bố chính thức nào trước đó đề cập đến. Đây
cũng là kết quả nghiên cứu, tham vấn giữa các nhà khoa học, chuyên gia bảo tồn và các nhà
quản lý địa phưcmg, quản lý nhà nước để Quốc hội có cơ sở ban hành luật này.
Sau khi trở thành thành viên của CITES, Việt Nam đã có văn phòng CITES trực thuộc
Tổng cục lâm nghiệp, Cục kiểm lâm. Các tài liệu công bố của CITES được ban hành nhằm
giới thiệu về CITES và danh mục các loài thuộc CITES. Theo Thông tư số 59/2010/TTBNNPTNT năm 2010, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục các loài
động vật, thực vật hoang dã thuộc quản lý của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động
vật, thực vật hoang dã nguy cấp. Theo đó, Việt Nam hiện có 104 loài và nhóm loài (các loài
thuộc một chi) thuộc phụ lục I, 81 loài và nhóm loài thuộc phụ lục II và 9 loài thuộc phụ lục
III. Đây là căn cứ để các tác giả khi đánh giá về tính đa dạng sinh học của một khu hệ thực
vật. Tuy nhiên, không có nhiều các công trình đánh giá đầy đủ, toàn diện và cập nhật về giá
trị bảo tồn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2010)[13].
Năm 2013, Chính phủ ban hành Nghị định 160/2013/NĐ-CP về tiêu chí xác định loài
và chế độ quản lý loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ. Kèm
theo đó là danh mục các loài, các giống, các thứ động thực vật được ưu tiên bảo vệ, các biểu
mẫu để các nhà khoa học, nhà quản lý đề xuất loại trừ hoặc bổ sung các loài, các giống /
thứ / dưới loài vào danh mục này (Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam,
2013b)[30].


1.2.2.

Nghiên cứu thảm thực vật

Các công trình nghiên cứu về TTV ở Việt Nam nói riêng và các nước trên bán đảo

Đông Dương nói chung ban đầu được thực hiện bởi các tác giả người nước ngoài. Chevalier
(1918) là người đầu tiên phân loại thảm thực vật Bắc Bộ thành 10 kiểu, Maurand (19431953) đã chia Đông Dương thành 3 vùng với 8 kiểu quần thể trong các vùng và lập bảng
phân loại mới về các quần thể thực vật; Dương Hàm Nghi (1958) đã tổng kết các nghiên cứu
của Rollet, Lý Văn Hội và Neang sam Oil và lập bảng xếp loại rừng miền Bắc; Loschau
(1960) đưa ra một khung phân loại rừng theo trạng thái ở Quảng Ninh, bảng phân loại này
đã phân thành 4 trạng thái như: rừng loại I: gồm những đất đai hoang trọc, trảng cỏ và cây
bụi; rừng loại II: gồm những rừng non mới mọc; rừng loại III: gồm tất cả các rừng đã bị khai
thác ừở nên nghèo kiệt, tuy còn có thể khai thác lấy gỗ trụ mỏ; rừng loại IV: rừng nguyên
sinh chưa bị khai phá. Hệ thống của Loschau (1960) đã được áp dụng khá rộng rãi ở nước ta
trong việc điều tra tái sinh rừng cũng như điều tra tài nguyên rừng theo khối trạng thái. Viện
Điều tra Quy hoạch rừng đã áp dụng hệ thống này vào việc phân loại trạng thái rừng phục vụ
công tác quy hoạch, thiết kế kinh doanh rừng. Mặc dù hiện nay, ngành lâm nghiệp đang sử
dụng cách phân loại này rất phổ biến tuy nhiên vẫn có hạn chế bởi chỉ tập trung vào đối
tượng chính là rừng (độ che phủ và trữ lượng gỗ) sau (ghi theo Thái Văn Trừng, 1978)[112].
Trần Ngũ Phương đã xây dựng bảng phân loại rừng miền Bắc, trong đó chú ý đến
nghiên cứu qui luật diễn thế thứ sinh, diễn biến độ phì, tính chất lý hoá và dinh dưỡng đất
qua các giai đoạn phát triển của rừng. Bảng phân loại gồm: Đai rừng nhiệt đới mưa mùa
gồm các kiểu rừng nhiệt đới lá rộng thường xanh ngập mặn, bao gồm các kiểu phụ thổ
nhưỡng rừng mặn, Đước, Vẹt và các kiểu phụ thứ sinh; kiểu rừng nhiệt đới mưa mùa lá rộng
thường xanh; kiểu rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh; kiểu rừng nhiệt đới ẩm lá rộng
thung lững; kiểu phụ rừng nhiệt đới lá rộng thường xanh núi đá vôi. Đai rừng á nhiệt đới
mưa mùa gồm kiểu rừng á nhiệt đới lá rộng thường xanh; kiểu rừng á nhiệt đới lá kim trên
núi đá vôi và đai rừng á nhiệt đới mưa mùa núi cao (Trần Ngũ Phương, (1970)[73].
Trong công trình “Végestation du Vietnam Le massif Sud-Annamitique et Les Région
Limitrophes”, Schmid đã dựa trên các nhân tố sinh thái và tiến hành mô tả các đơn vị TTV
Việt Nam theo các sinh khí hậu khác nhau gồm: Sinh khí hậu nửa khô nóng với các TTV
ven biển, TTV trên cát đỏ độ cao trên 100m ở các bậc thềm khác, TTV trên đồng bằng phù
sa, TTV trên đồi núi ven biển; sinh khí hậu nửa ẩm và nóng gồm các TTV trên đất bazan,
TTV trên đất không phải bazan, TTV trên đồng bằng phù sa và TTV ven suối; sinh khí hậu
ẩm gần núi: thường ở độ cao 600- 1200m, mùa khô tương đối dài gồm rừng kín thường xanh



×