Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

ĐỀ CƯƠNG PHÁP LUẬT TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.43 KB, 22 trang )

1

PHÁP LUẬT TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Câu 1:
Các biện pháp bảo vệ tài nguyên và môi trường :
-

Biện pháp chính trị
Biện pháp tuyên truyền – giáo dục
Biện pháp kinh tế
Biện pháp khoa học – công nghệ
Biện pháp pháp lí

Sự cần thiết phải bảo vệ môi trường bằng pháp luật tài nguyên và môi trường:
-

-

1

Pháp luật quy định các quy tắc xử sự mà con người phải thực hiện khi khai thác và
sử dụng các yếu tố môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
Quy định các chế tài hình sự, kinh tế, hành chính để buộc các cá nhân, tổ chức
phải thực hiện đầy đủ các đòi hỏi mà pháp luật trong việc khai thác và sử dụng các
yếu tố của môi trường và tài nguyên thiên
Pháp luật quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức bảo vệ môi
trường và tài nguyên thiên nhiên
Ban hành các tiêu chuẩn môi trường, quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
Giải quyết các tranh chấp liên quan đến việc bảo vệ môi trường và tài nguyên
thiên nhiên.
Biện pháp pháp lý là biện pháp bảo đảm thực hiện các biện pháp bảo vệ tài nguyên


môi trường khác.
• Biện pháp chính trị: chủ trương đường lối của Đảng đi vào đời sống bằng
việc thể chế hóa thành các quy phạm của pháp luật
• Biện pháp tuyên truyền – giáo dục : muốn có hiệu quả tốt phải đi đôi với sự
cưỡng chế của nhà nước thông qua các quy phạm pháp luật.
• Biện pháp kinh tế được cụ thể hóa bằng việc ban hành các sắc thuế, khen
thưởng, xử phạt theo quy định của pháp luật.
• Biện pháp khoa học – công nghệ : các doanh nghiệp muốn hoạt động và tồn
tại phải áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật để làm trong sạch môi trường
sản xuất, không đượ gây ô nhiễm cho môi trương, đạt các yêu cầu về tiêu
chuẩn môi trường do pháp luật quy định.

1


2
Câu 2:
Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật tài nguyên và môi trường
1. Nguyên tắc nhà nước ghi nhận và bảo vệ quyền con người được sống trong một
môi trường trong lành
Khái niệm về quyền được sống trong môi trường trong lành
Quyền được sống trong môi trường trong lành là quyền được sống trong một môi
trường không bị ô nhiễm (theo TC môi trường chứa không phải môi trường trong
lành lí tưởng), đảm bảo cuộc sống được hài hòa với tự nhiên (nguyên tác thứ nhất
của tuyên bố Stockholm và tuyên bố Rio De Janeiro về môi trường và phát triển)
Cơ sở xác lập nguyên tắc:
- Cơ sở thứ 1, tầm quan trọng của quyền được sống trong môi trường trong lành:
đây là quyền quyết định các vấn đề sức khỏe, tuổi thọ và chất lượng cuộc cống nói
chung .
- Cơ sở thứ 2, thực trạng môi trường hiện nay đang bị suy thoái nên quyền tự nhiên

này đang bị xâm phạm. biểu hiện :
• Biến đổi khí hậu
• Suy thoái đa dạng sinh học
• Suy thoái tầng Ozon
• Suy thoái nguồn nước ngọt
• Hoang hóa và suy thoái đất
• Phá và sử dụng rừng không bền vững
• Suy thoái môi trường và tài nguyên biển
• Ô nhiễm bởi các chất hữu cơ khó phân hủy
- Cơ sở thứ 3, xuất phát từ những cam kết quốc tế và xu hướng chung trên thế giới
là thể chế quyền này trong pháp luật quốc gia. (không ràng buộc các quốc gia về
mặt pháp lý, nhưng ràng buộc về mặt chính trị, đạo lý buộc chúng ta phải thực
hiện). đó là tuyên bố Stockholm và tuyên bố Rio De Janeiro.
Hệ quả pháp lý
- Hệ quả thứ 1 : nhà nước phải có trách nhiệm thực hiện những biện pháp cần thiết
để bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường nhằm đảm bảo cho người dân được
sống trong môi trường trong lành. Xét ở khía cạnh này thì đây không chỉ là một
nguyên tắc mà còn là mục đích của luật môi trường.
- Hệ quả thứ 2 : tạo cơ sở pháp lý để người dân bảo vệ quyền được sống trong môi
trường trong lành của mình thông qua những quyền và nghĩa vụ cơ bản của công
dân như quyền khiếu nại, tố cáo, quyền tự do cư trú, quyền được bồi thường thiệt
hại và quyền tiếp cận thông tin…
Đòi hỏi của nguyên tắc : mọi quy phạm pháp luật về môi trường, mọi chính sách
pháp luật về môi trường phải lấy việc đảm bảo điều kiện sống của con người,
trong đó điều kiện về môi trường ưu tiên số một.
2

2



3
*thể hiện nguyên tắc trong pháp luật Việt Nam.
- xem hiến pháp, luật BVMT và các văn bản quy phạm pháp luật khác => đưa ra các quy
định có liên quan như điều 43, 63 Hiến pháp 2013…
2. Nguyên tắc phát triển bền vững
Khái niệm :
Khái niệm tổng quát: là sự phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không
làm tổn thương khả năng của thế hệ tương lai trong thõa mãn nhu cầu của chính họ
Theo khoản 4 điều 3 luật bảo vệ tài nguyên và môi trường : PTBV là phát triển để đáp
ứng nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó
của thế hệ tương lai trên cở sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, đảm
bảo tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường.
Cơ sở xác lập nguyên tắc:
-

Cơ sở thứ 1: tầm quan trọng của môi trường và phát triển. cả môi trường và phát
triển đều ảnh hưởng tới sự phát triển của con người
- Cơ sở thứ 2 : môi quan hệ tương tác giữ môi trường và phát triển: muốn phát triển
kinh tế thì phải bảo vệ môi trường và ngược lại
Tránh các xu hướng cực đoan sau đây: muốn bảo vệ môi trường phải dừng việc
phát triển, quá coi trọng về môi trường mà xem nhẹ lợi ích kinh tế hoặc phát triển
bằng mọi giá, xem nhẹ lợi ích về môi trường.
Yêu cầu của nguyên tắc:
- Yêu cầu thứ 1: kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, đảm bảo tiến bộ xã hội và
bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
- Yêu cầu thứ 2: hoạt động trong sức chịu đựng của trái đất, cụ thể ở 2 lĩnh vực khai
thác tài nguyên thiên nhiên và xã thải phải trong giới hạn, trong khả năng tự làm
sạch của môi trường.
Tiêu chí để đánh giá sự kết hợp giữa 2 mục tiêu trên: phải hoạt động trong sức
chịu đựng của trái đất được hiểu dưới 2 góc độ :

1- Trong khai thác tài nguyên : đối với tài nguyên vĩnh viễn vô tận thì khai thác
triệt để ( như sức gió, mặt trời,..) đối với tài nguyên không thể phục hồi thì khai
thác trong chừng mực sẽ tự phục hồi; đối với tài nguyên không thể phục hồi thì
phải khai thác sử dụng tiết kiệm và tìm ra nguồn vật liệu mới để thay thế
2- Trong lĩnh vực xả thải : phải xả thải trong khả năng tự làm sạch của trái đất
(khả năng tự phân hủy các chất thải vào môi trường )
Đòi hỏi của nguyên tắc :
3

3


4
- Các biện pháp bảo vệ môi trường phải được coi là một yếu tố cấu thành trong các
chiến lược hoặc các chính sách phát triển kinh tế của đất nước, của địa phương,
vùng và của tổ chức.
- Phải tạo ra bộ máy và cơ chế quản lý có hiệu quả để có thể tránh được tham
nhũng, lãng phí các nguồn lực, nhất là các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
- Phải hoàn thiện quá trình quyết định chính sách và tăng cường tính công khai của
các quá trình đó để đảm bảo để cho các quyết định chính sách ban hành nhằm vào sự phát
triển bền vững.
- Phải coi đánh giá tác động môi trường như là một bộ phận cấu thành của dự án
đầu tư.
1.4.3 Nguyên tắc phòng ngừa
Môi trường khác với các hiện tượng XH khác ở chỗ khả năng phục hồi hiện trạng
hoặc là không thể thực hiện được hoặc rất khó khăn, tốn kém và mất nhiều thời gian.
Chính vì vậy, ngăn ngừa những hành vi gây hại cần được chú trọng hơn so với việc áp
dụng các hình phạt hoặc chế tài khác.
Phòng ngừa là việc chủ động ngăn chặn rủi ro đối với môi trường khi chưa xảy ra.
Mục đích của nguyên tắc là ngăn ngừa những rủi ro mà con người và thiên nhiên có

thể gây ra cho môi trường. Tuy nhiên người ta ít quan tâm đến nguyên tắc này? Vì 2 lý
do là: Do chủ quan và do không lường trước được.
+ Cơ sở xác lập nguyên tắc
- Cơ sở thứ 1, Chi phí phòng ngừa bao giờ cũng nhỏ hơn chi phí khắc phục.
- Cơ sở thứ 2, Có những tổn hại gây ra cho môi trường là không thể khắc phục được
mà chỉ có thể phòng ngừa (tuyệt chủng)
+ Yêu cầu của nguyên tắc
4

4


5
- Yêu cầu thứ 1, Lường trước những rủi ro mà con người và thiên nhiên có thể gây
ra cho môi trường của các chiến lược, dự án phát triển...
- Yêu cầu thứ 2, Đưa ra những phương án, giải pháp để giảm thiểu rủi ro, loại trừ rủi
ro.
* Thể hiện nguyên tắc trong pháp luật Việt nam
Sv xem điều 4, 58, và chương III, chương IX Luật BVMT, Nghị định 29 về đánh
giá môi trường,….
1.4.4 Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền
+ Cơ sở xác lập
Coi môi trường là một loại hàng hóa đặc biệt, tức là người gây hậu quả, tác động
xấu đến môi trường thì phải trả tiền (mua quyền khai thác, sử dụng môi trường)
Người phải trả tiền theo nguyên tắc này là người gây ô nhiễm hiểu theo nghĩa rộng
bao gồm: người khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên; người có hành vi xả thải vào
môi trường; người có những hành vi khác gây tác động xấu tới môi trường theo quy định
của pháp luật
+ Mục đích của nguyên tắc
Mục đích thứ 1: Định hướng hành vi tác động của các chủ thể vào môi trường theo

hướng khuyến khính những hành vi tác động có lợi cho môi trường thông qua việc tác
động vào chính lợi ích kinh tế của họ.
Ví dụ: giảm thuế cho ngư dân đánh bắt thủy sản xa bờ.
Mục đích thứ 2: Bảo đảm sự công bằng trong hưởng dụng và bảo vệ môi trường.
(điều này cũng có nghĩa là ai gây ô nhiễm nhiều trả tiền nhiều, ai gây ô nhiễm ít trả tiền
ít, ai không gây ô nhiễm thì không trả tiền)

5

5


6
Mục đích thứ 3: Tạo nguồn kinh phí cho hoạt động bảo vệ môi trường (thu ngân
sách).
+ Yêu cầu của nguyên tắc
Yêu cầu thứ 1, Tiền phải trả cho hành vi gây ô nhiễm phải tương xứng với tính chất
và mức độ gây tác động xấu tới môi trường (ngang giá)
Yêu cầu thứ 2, Tiền phải trả cho hành vi gây ô nhiễm phải đủ sức tác động đến lợi
ích và hành vi của các chủ thể có liên quan.(vì nếu không thì không có tác dụng gì để có
thể hạn chế, răn đe hành vi gây ô nhiễm môi trường tiếp tục xảy ra).
Các hình thức trả tiền theo nguyên tắc
Hình thức thứ 1, Thuế tài nguyên (Pháp lệnh Thuế tài nguyên): tiền phải trả cho
việc khai thác TNTN như: nước, rừng, khoáng sản, thủy sản, …hoặc một công ty mua
quyền độc quyền khai thác một loại thủy sản nào đó.
Hình thức thứ 2, Thuế môi trường (Điều 112 LBVMT): tiền phải trả cho hành vi
gây tác động xấu đến môi trường
Hình thức thứ 3, Phí bảo vệ môi trường (Điều 113 LBVMT). Ví dụ: Nộp phí bảo vệ
môi trường đối với chất thải rắn 174/2007/NĐ-CP, Nộp phí BVMT đối với khai thác
khoáng sản theo Nghị định số 74/2011/NĐ-CP, Nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước

thải theo Nghị định 25/2013/NĐ-CP,…
Hình thức thứ 4 , Tiền phải trả cho việc sử dụng dịch vụ (dịch vụ thu gom rác, dịch
vụ quản lý chất thải nguy hại…)
Hình thức thứ 5, Tiền phải trả cho việc sử dụng cơ sở hạ tầng (tiền thuê kết cấu hạ
tầng trong khu công nghiệp bao gồm cả tiền thuê hệ thống xử lý chất thải tập trung…)
Hình thức thứ 6, Chi phí phục hồi môi trường trong khai thác tài nguyên (Điều 114,
LBVMT)
6

6


7
1.4.5 Nguyên tắc môi trường là một thể thống nhất
Sự thống nhất của môi trường được thể hiện ở 2 khía cạnh:
Khía cạnh thứ 1, Sự thống nhất về không gian: môi trường không bị chia cắt bởi
biên giới quốc gia, địa giới hành chính. Bởi vì, thiệt hại về môi trường không chỉ giới hạn
trong một quốc gia.
Khía cạnh thứ 2, Sự thống nhất nội tại giữa các yếu tố cấu thành môi trường: Giữa
các yếu tố cấu thành môi trường luôn có quan hệ tương tác với nhau, yếu tố này thay đổi
dẫn đến sự thay đổi của yếu tố khác.
Ví dụ: cháy rừng ở Mỹ làm tăng lượng khí CO 2 trên toàn cầu => nhiệt độ trái đất
tăng => băng ở Nam cực tan ra, nước biển dâng lên, nhấn chìm đất liền, ….
Yêu cầu của nguyên tắc
Yêu cầu thứ 1, Việc BVMT không bị chia cắt bởi biên giới quốc gia, địa giới hành
chính. Điều này có nghĩa là trên phạm vi toàn cầu các quốc gia cần phải có sự hợp tác để
bảo vệ môi trường chung. Trong phạm vi quốc gia, việc khai thác, BVMT phải đặt dưới
sự quản lý thống nhất của TW theo hướng hình thành cơ chế mang tính liên vùng, bảo
đảm sự hợp tác chặt chẽ giữa các địa phương.
Yêu cầu thứ 2, Cần phải bảo đảm có mối quan hệ tương tác giữa các ngành, các văn

bản quy phạm pháp luật trong việc quản lý, điều chỉnh các hoạt động khai thác và BVMT
phù hợp với bản chất của đối tượng khai thác, bảo vệ. Cụ thể:
Các văn bản quy phạm pháp luật về môi trường như Luật bảo vệ môi trường, Luật
bảo vệ và phát triển rừng, Luật tài nguyên nước… phải đặt trong một chỉnh thể thống
nhất
Trong phân công trách nhiệm quản lý nhà nước giữa các ngành, lĩnh vực phải đảm
bảo phù hợp với tính thống nhất của môi trường theo hướng quy hoạt động quản lý về
môi trường về một đầu mối dưới sự quản lý thống nhất của Chính phủ.
7

7


8
Câu 3: So sánh giữa tiêu chuẩn môi trường và quy chuẩn kỹ thuật môi trường
*giống nhau:
-Công bố, ban hành dưới dạng văn bản
-đều đề cập đến nội dung về đặc tính kĩ thuật và yêu cầu quản lí
*khác nhau:
Tiêu chuẩn môi trường
-quy định về đặc tính kĩ thuật và
yêu cầu quản lý
- mục đích : làm chuẩn để phân
loại, đánh giá sản phẩm, hàng hoá,
dịch vụ, quá trình, môi trường và
các đối tượng khác trong hoạt động
kinh tế - xã hội nhằm nâng cao chất
lượng và hiệu quả của các đối
tượng này


-Do tổ chức công bố
-tự nguyện áp dụng

Quy chuẩn kỹ thuật môi trường
- quy định mức giới hạn của đặc
tính kĩ thuật và yêu cầu quản lý
-định mức giới hạn mà sản phẩm,
hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi
trường và các đối tượng khác trong
hoạt động kinh tế - xã hội phải tuân
thủ để bảo đảm an toàn, vệ sinh,
sức khoẻ con người; bảo vệ động
vật, thực vật, môi trường; bảo vệ lợi
ích và an ninh quốc gia, quyền lợi
của người tiêu dùng và các yêu cầu
thiết yếu khác
-Do cơ quan nhà nước có thẩm
quyền ban hành
-Bắt buộc áp dụng

Câu 4:
Đánh giá môi trường chiến lược
Khái niệm: Lập báo cáo đánh giá MT chiến
lược tức là việc lường trước những rủi ro
bằng những chiến lược phát triển, thể hiện
rõ trong nội dung báo cáo. Từ đó, đưa ra
những kiến nghị, giải pháp để loại trừ rủi ro
Đối tượng phải lập:

Đánh giá tác động môi trường

Thực hiện báo cáo đánh giá MT chiến lược
chính là thực hiện các biện pháp, giải pháp
loại trừ, giảm thiểu rủi ro

1) Dự án công trình quan trọng quốc

1). Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch gia;
phát triển kinh tế - xã hội cấp quốc gia.
2) Dự án có sử dụng một phần diện
2). Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch tích đất hoặc có ảnh hưởng xấu đến khu
phát triển ngành, lĩnh vực trên quy mô cả bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, các khu
nước.

di tích lịch sử - văn hoá, di sản tự nhiên,
danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng;

3). Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch
8

8


9

phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, thành

3) Dự án có nguy cơ ảnh hưởng xấu

phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi đến nguồn nước lưu vực sông, vùng ven
chung là cấp tỉnh), vùng.


biển, vùng có hệ sinh thái được bảo vệ;

4). Quy hoạch sử dụng đất; bảo vệ và

4) Dự án xây dựng kết cấu hạ tầng

phát triển rừng; khai thác và sử dụng các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu công
nguồn tài nguyên thiên nhiên khác trên nghệ cao, khu chế xuất, cụm làng nghề;
phạm vi liên tỉnh, liên vùng.

5) Dự án xây dựng mới đô thị, khu

5). Quy hoạch phát triển vùng kinh tế dân cư tập trung;
trọng điểm.

6) Dự án khai thác, sử dụng nước

6). Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông quy
mô liên tỉnh

dưới đất, tài nguyên thiên nhiên quy mô
lớn;
7) Dự án khác có tiềm ẩn nguy cơ lớn
gây tác động xấu đối với môi trường.

Chủ thể có trách nhiệm lập:

1. Chủ dự án quy định tại Điều 18 của


Trách nhiệm lập báo cáo: Cơ quan Luật BVMT có trách nhiệm lập báo cáo
được giao nhiệm vụ lập dự án quy định tại đánh giá tác động môi trường trình cơ quan
Điều 14 của Luật BVMT có trách nhiệm nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
lập báo cáo đánh giá môi trường chiến
2. Báo cáo đánh giá tác động môi
lược.
trường phải được lập đồng thời với báo cáo
Ví dụ: Bộ Công thương được Chính nghiên cứu khả thi của dự án.
phủ giao xây dựng dự án phát triển ngành
3. Chủ dự án tự mình hoặc thuê tổ
công nghiệp, Bộ Nông nghiệp và phát triển
nông thôn xây dựng dự án phát triển ngành chức dịch vụ tư vấn lập báo cáo đánh giá
9

9


10

thủy sản.

tác động môi trường và chịu trách nhiệm về

 Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp
& phát triển NN có trách nhiệm lập báo cáo

các số liệu, kết quả nêu trong báo cáo đánh
giá tác động môi trường.

đối với các dự án phát triển trên theo sự

phân công của Chính phủ.

4. Trường hợp có thay đổi về quy mô,
nội dung, thời gian triển khai, thực hiện,
hoàn thành dự án thì chủ dự án có trách
nhiệm giải trình với cơ quan phê duyệt;
trường hợp cần thiết phải lập báo cáo đánh
giá tác động môi trường bổ sung.
5. Tổ chức dịch vụ tư vấn lập báo cáo
đánh giá tác động môi trường phải có đủ
điều kiện về cán bộ chuyên môn, cơ sở vật
chất - kỹ thuật cần thiết.

Cơ quan có thẩm quyền thẩm định:

a) Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ

- Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức hội đồng thẩm định hoặc tuyển chọn
chức hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tổ chức dịch vụ thẩm định báo cáo đánh giá
môi trường chiến lược đối với các dự án do tác động môi trường đối với các dự án do
Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt;

quyết định, phê duyệt; dự án liên ngành,

- Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan

liên tỉnh;

thuộc Chính phủ tổ chức hội đồng thẩm


b) Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan

định báo cáo đánh giá môi trường chiến thuộc Chính phủ tổ chức hội đồng thẩm
lược đối với dự án thuộc thẩm quyền phê định hoặc tuyển chọn tổ chức dịch vụ thẩm
duyệt của mình;
10

định báo cáo đánh giá tác động môi trường
10


11

- Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức đối với các dự án thuộc thẩm quyền quyết
hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá môi định, phê duyệt của mình, trừ dự án liên
trường chiến lược đối với dự án thuộc thẩm ngành, liên tỉnh;
quyền quyết định của mình và của Hội
đồng nhân dân cùng cấp.

c) Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức
hội đồng thẩm định hoặc tuyển chọn tổ
chức dịch vụ thẩm định báo cáo đánh giá
tác động môi trường đối với dự án trên địa
bàn quản lý thuộc thẩm quyền quyết định,
phê duyệt của mình và của Hội đồng nhân
dân cùng cấp.

Cơ quan có quyền phê duyệt:
Do đặc thù về đối tượng phải ĐMC là


Cơ quan thành lập hội đồng thẩm

các dự án xây dựng chiến lược, quy hoạch, định hoặc quyết định sử dụng tổ chức dịch
kế hoạch đều thuộc thẩm quyền phê duyệt vụ thẩm định báo cáo đánh giá tác động
của các cơ quan quản lý nhà nước nên pháp môi trường có trách nhiệm:
luật hiện hành không quy định rõ ràng trách
nhiệm phê duyệt báo cáo ĐMC của cơ
quan có trách nhiệm tổ chức thẩm định.

- Xem xét khiếu nại, kiến nghị của
chủ dự án, cộng đồng dân cư, tổ chức, cá
nhân liên quan trước khi phê duyệt.
- Xem xét, quyết định việc phê duyệt
báo cáo ĐTM sau khi đã được thẩm định.
Trong thời hạn mười lăm ngày làm việc, kể
từ ngày nhận được báo cáo ĐTM đã được
chỉnh sửa đạt yêu cầu theo kết luận của hội
đồng thẩm định, tổ chức dịch vụ thẩm định,
thủ trưởng cơ quan được phân cấp tổ chức
thẩm định phải xem xét, quyết định phê

11

11


12

duyệt báo cáo ĐTM; nếu không phê duyệt

thì phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do
cho chủ dự án biết.

12

12


13
Câu 5:
Các giai đoạn của quá trình đánh giá môi trường:
1- Giai đoạn sàng lọc: Thực hiện việc xác định đối tượng phải tiến hành đánh giá
môi trường.
ĐMC: Tiêu chí là Điều 14 LBVMT và Phụ lục 1 NĐ 29.
ĐTM: Các tiêu chí để lựa chọn được quy định tại Khoản 1 Điều 18 LBVMT và Phụ
lục II&III NĐ 29.
Những tiêu chí của ĐMC và ĐTM sẽ xem xét ở phần sau



2- Giai đoạn xác định phạm vi: Là quá trình xác định các vấn đề chính cần xem xét,
phân tích, đánh giá trong quá trình ĐMC hoặc ĐTM. Công việc này có thể ảnh hưởng lớn
đến toàn bộ quá trình đánh giá và ảnh hưởng lớn đến việc ra quyết định của người có
thẩm quyền. Trong nhiều trường hợp giúp ngăn chặn được sự lãng phí về thời gian và các
nguồn lực.
3- Giai đoạn lập báo cáo: Là việc phân tích khoa học về quy mô, tầm quan trọng và
ý nghĩa của các tác động được xác định. Đây là khâu then chốt, cơ bản của quá trình đánh
giá môi trường. Giai đoạn này cần phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản theo quy định của
pháp luật.
4- Giai đoạn thẩm định báo cáo:

ĐMC: Cơ quan nhà nước có trách nhiệm tổ chức thẩm định báo cáo ĐMC phải tổ
chức hội đồng thẩm định và có văn bản chính thức về kết quả thẩm định gửi cơ quan có
thẩm quyền phê duyệt bản chiến lược, quy hoạch, kế hoạch.
ĐTM: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ lựa chọn một trong 2 hình thức: Hội
đồng thẩm định hoặc tổ chức dịch vụ thẩm định. Hai cơ quan này chỉ đóng vai trò tư vấn,
còn cơ quan có thẩm quyền sẽ dựa trên kết quả thẩm định, xem xét và phê duyệt báo cáo
13

13


14
ĐTM. Sau đó mới ban hành quyết định phê duyệt đối với báo cáo ĐTM hoặc trả lời bằng
văn bản cho chủ dự án rằng không phê duyệt, trong đó nêu rõ lý do không phê duyệt.
Quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM là điều kiện bắt buộc phải có để được cấp giấy phép
đầu tư và đưa dự án vào hoạt động trên thực tế.
5- Giai đoạn sau thẩm định:
ĐMC: Luật không quy định giai đoạn sau thẩm định.
ĐTM: Giai đoạn này được thực hiện bởi chủ dự án, cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ
môi trường ở các cấp khác nhau, và các cơ quan, tổ chức liên quan nhằm bảo đảm thực
hiện những nội dung, biện pháp bảo vệ môi trường trong báo cáo ĐTM. Giai đoạn này
ngày càng có ý nghĩa quan trọng trên thực tế.
Câu 6:
Hạn mức giao đất nông nghiệp:
- Đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối:
Không quá 03 ha/hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất cho mỗi loại đất đối với
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc khu vực Đông Nam Bộ và khu vực đồng
bằng sông Cửu Long;
Không quá 02 ha/hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất cho mỗi loại đất đối với
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác.

Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao nhiều loại đất bao gồm đất trồng cây
hàng năm, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối thì tổng hạn mức giao đất không quá 05
ha.
- Đất trồng cây lâu năm:
Không quá 10 ha/hộ gia đình, cá nhân ở các xã, phường, thị trấn ở đồng bằng và
không quá 30 ha đối với các xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi.
Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao thêm đất trồng cây lâu năm thì hạn mức
14

14


15
đất trồng cây lâu năm là không quá 05 ha đối với các xã, phường, thị trấn ở đồng bằng;
không quá 25 đối với các xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi.
-

Đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất
Không quá 30 ha/hộ gia đình, cá nhân
Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao thêm đất rừng sản xuất thì tổng hạn mức
giao đất rừng sản xuất là không quá 25 ha.
- Hạn mức giao đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước thuộc nhóm đất chưa sử
dụng cho hộ gia đình, cá nhân đưa vào sử dụng theo quy hoạch để sản xuất nông nghiệp,
lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối không quá hạn mức giao đất theo các loại đất
trên và không tính vào hạn mức giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân.
+ Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp:
Điều 126 Luật đất đai năm 2013 quy định thời hạn sử dụng nhóm đất nông nghiệp
như sau:
- Thời hạn giao đất đối với hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất là 50 năm.
- Thời hạn cho thuê đất: đối với hộ gia đình, cá nhân không quá 50 năm.

- Thời hạn giao đất, cho thuê đất đối với tổ chức để sử dụng vào mục đích sản xuất
nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối không quá 50 năm. Đối với dự
án có vốn đầu tư lớn nhưng thu hồi vốn chậm, dự án đầu tư vào địa bàn có điều kiện kinh
tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn mà cần thời
hạn dài hơn thì thời hạn giao đất, cho thuê đất không quá 70 năm.
Thời hạn cho thuê đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích
của xã, phường, thị trấn là không quá 05 năm.
Thời hạn giao đất, cho thuê đất quy định tại Điều này được tính từ ngày có quyết
định giao đất, cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
15

15


16
Câu 7:
Công ước RAMSA,1971
Mục đích : ngăn chặn quá trình xâm lấn ngày càng gia tăng vào các vùng đất ngập nước
cũng như sự mất đi của chúng ở thời điểm hiện nay cũng như trong tương lai, công nhận
các chức năng sinh thái học nền tảng của các vùng đất ngập nước và các giá trị giải trí,
khoa học, văn hóa và kinh tế của chúng
Thời gian tham gia: 20/9/1989
Nghĩa vụ:
- Chỉ định những vùng đất ngập nước thích hợp trong phạm vi lãnh thổ của mình để
đưa vào Danh mục các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế.
- Các bên tham gia phải xây dựng và thực hiện các kế hoạch để tăng cường bảo tồn
các vùng đất ngập nước thuộc danh mục và trong khả năng có thể sử dụng một cách khôn
khéo vùng đất ngập nước trong lãnh thổ của mình.
- Các Bên tham gia, thông qua việc quản lý sẽ cố gắng làm tăng trưởng số lượng
chim nước ở các vùng đất ngập nước thích hợp.

- Các bên tham gia phải thông báo trong thời gian sớm nhất có thể nếu đặc tính sinh
thái hoặc bất kỳ vùng đất ngập nước trong lãnh thổ của mình nằm trong danh mục có sự
thay đổi, đang thay đổi hoặc có chiều hướng thay đổi do sự phát triển công nghệ, ô nhiễm
hoặc tác động con người.
- Các bên tham gia sẽ nỗ lực phối hợp và ủng hộ các chính sách hiện tại và tường lai
và các quy chế liên quan đến việc bảo tồn các vùng đất ngập nước và hệ động, thực vật
của chúng.
- Các bên cử những người có trách nhiệm bảo vệ các khu bảo tồn thiên nhiên.
- Các bên hợp tác và tư vấn lẫn nhau trong thực hiện các Công ước, đặc biệt với các
vùng đất ngập nước chung, các hệ thống nước chung và các loài động vật chung
CÔNG ƯỚC CITES, 1973

16

16


17
Mục đích: là đảm bảo rằng các loài động, thực vật hoang dã được buôn bán quốc tế
không bị khai thác quá mức. Việc buôn bán những loài CITES, được quản lý theo một hệ
thống cấp phép; yêu cầu về giấy phép tùy thuộc vào loại đó nằm trong phụ lục nào.
Ngày tham gia: 15/1/1994
Nghĩa vụ:
Công ước thiết lập một khung luật pháp quốc tế và cơ chế thủ tục chung cho việc
ngăn chặn việc buôn bán quốc tế vì mục đích thương mại các loài nguy cấp, kiểm soát
hiệu quả buôn bán quốc tế các loài khác. Các nước thành viên tiến hành những biện pháp
thích hợp để thi hành có hiệu lực các điều khoản của công ước là:
- Phạt việc buôn bán hoặc lưu giữ các mẫu vật trái pháp luật.
- Tịch thu hoặc trả lại nước xuất khẩu các mẫu vật bị thu giữ.
- Bảo đảm hoàn tất các thủ tục xuất nhập khẩu một cách nhanh chóng cho các loài

động thực vật hoang dã được phép xuất khẩu.
- Bảo đảm cho mọi mẫu vật sống phải được chăm sóc thích hợp nhằm hạn chế tối
đa các tổn thương về sức khoẻ hay cách đối xử thô bạo trong quá trình vận chuyển.
CÔNG ƯỚC BASEL
Mục đích: giảm khối lượng, độ độc hại của các chất thải được sản sinh, khuyến khích huỷ
bỏ chất thải càng gần nơi sản sinh càng tốt, bảo đảm cho chất thải được quản lý một cách
tốt nhất để bảo vệ môi trường
Thời gian tham gia: 13/3/1995
Nghĩa vụ:
- Thông báo cho các bên khác về việc cấm nhập khẩu các CTNH hoặc những chất
thải khác (nếucó);
- Cấm xuất khẩu các CTNH và chất thải khác vào các Bên cấm nhập những chất
thải đó;

17

17


18
- Cấm xuất khẩu các CTNH và chất thải khác nếu quốc gia nhập khẩu từ chối bằng
văn bản (trường hợp quốc gia nhập khẩu chưa cấm nhập các loại chất thải này);
- Không cho phép xuất khẩu, nhập khẩu CTNH hoặc những chất thải khác sang
hoặc từ một quốc gia không phải là Bên tham gia Công ước.
Câu 8:
Quy chế pháp lí đối với các vùng biển Việt Nam:
-

Nội thủy


Điều 10 Luật biển Việt Nam quy định: Nhà nước thực hiện chủ quyền hoàn toàn,
tuyệt đối và đầy đủ đối với nội thủy như trên lãnh thổ đất liền.
Như vậy, vùng nước nội thủy về mặt pháp lý đã nhất thể hóa với lãnh thổ đất liền
nên có chế độ pháp lý đất liền, nghĩa là đặt dưới chủ quyền toàn vẹn, đầy đủ và tuyệt đối
của quốc gia ven biển. Tàu thuyền nước ngoài muốn vào ra nội thủy phải xin phép nước
ven biển và phải tuân theo luật lệ của nước đó. Nước ven biển có quyền không cho phép.
Những năm gần đây, nhiều nước ven biển có khuynh hướng mở rộng nội thủy bằng
cách xác định đường cơ sở của nước mình, để từ đó mở rộng nội thủy và lãnh hải. Theo
Tuyên bố ngày 12-5-1977 của Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì đường
cơ sở của Việt Nam là những đường thẳng gãy khúc nối liền 11 điểm, từ điểm A1 (hòn
Nhạn thuộc quần đảo Thổ Chu, Kiên Giang) đến điểm A11 (đảo Cồn Cỏ, Quảng Trị).
Trên đường cơ sở này, có điểm là mỏm đất liền nhô ra biển như điểm A8 (mũi Đại Lãnh,
Phú Yên) cách xa bờ 74 hải lý; có điểm cách xa bờ hơn 80 hải lý... Trong khi đó Tuyên
bố ngày 15-5-1996 của Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa thì đường cơ sở
tiếp giáp với quần đảo Hoàng Sa (mà Trung Quốc gọi là Nam Sa) gồm 28 điểm nối liền
các điểm nhô ra nhất là các đảo, đá, bãi cạn thuộc quần đảo. Tuyên bố “đường yêu sách
lưỡi bò” đã gây lo ngại sâu sắc cho các nước trong khu vực biển Đông, trực tiếp xâm
phạm chủ quyền của Việt Nam. Vì Hoàng Sa vốn là một bộ phận của lãnh thổ Việt Nam
và Trung Quốc vạch đường cơ sở như vậy đương nhiên coi vùng nước bên trong các đảo
18

18


19
nhỏ thuộc quần đảo Hoàng Sa là nội thủy của Trung Quốc, không quốc gia nào có quyền
qua lại.
-

Lãnh hải


Quốc gia ven biển cũng có chủ quyền hoàn toàn, đầy đủ trong vùng lãnh hải, song
không tuyệt đối như nội thủy. Nghĩa là quyền của quốc gia ven biển được công nhận như
ở lãnh thổ của mình (về lập pháp, hành pháp và tư pháp), trên các lĩnh vực phòng thủ
quốc gia, cảnh sát, thuế quan, đánh cá, khai thác tài nguyên, đấu tranh chống ô nhiễm,
nghiên cứu khoa học... Tuy nhiên các tàu thuyền nước ngoài có “quyền đi qua không gây
hại (right of innocent passage)”, cụ thể là nước khác có quyền đi qua vùng lãnh hải của
nước ven biển mà không phải xin phép trước nếu họ không tiến hành bất kỳ hoạt động
gây hại nào như sau đây:
- Đe dọa hoặc dùng vũ lực chống lại chủ quyền, độc lập, toàn vẹn lãnh thổ của quốc
gia ven biển.
- Luyện tập, diễn tập với bất kỳ loại vũ khí nào.
- Thu thập tin tức tình báo gây thiệt hại cho nước ven biển.
- Tuyên truyền nhằm làm hại đến nước ven biển.
- Phóng đi, tiếp nhận hay xếp lên tàu các phương tiện bay, phương tiện quân sự.
- Xếp dỡ hàng hóa, tiền bạc, đưa người lên xuống tàu trái quy định của nước ven
biển.
- Cố ý gây ô nhiễm nghiêm trọng.
- Đánh bắt hải sản.
- Nghiên cứu, đo đạc.
- Làm rối loạn hoạt động giao thông liên lạc.
19

19


20
- Mọi hoạt động khác không trực tiếp liên quan đến việc đi qua.
(theo Điều 19 Công ước về Luật biển 1982).
-


Vùng tiếp giáp lãnh hải:

Vùng tiếp giáp lãnh hải cùng với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa là 3 vùng
biển quốc gia ven biển có chủ quyền và quyền tài phán.
Vì vùng này đã nằm ngoài vùng biển thuộc chủ quyền của quốc gia ven biển, nên
quốc gia ven biển chỉ được thực hiện thẩm quyền hạn chế trong một số lĩnh vực
nhất định đối với các tàu thuyền nước ngoài mà thôi. Công ước của Liên Hiệp Quốc
về Luật biển năm 1982 (Điều 33) quy định trong vùng tiếp giáp, quốc gia ven biển
có thể tiến hành các hoạt động kiểm soát cần thiết nhằm để ngăn ngừa những vi
phạm đối với luật lệ về hải quan, thuế khóa, y tế hay nhập cư; đồng thời trừng phạt
những vi phạm đã xảy ra trên lãnh thổ hoặc trong lãnh hải của mình. Riêng đối với
các hiện vật có tính lịch sử và khảo cổ, Điều 303 Công ước về Luật biển 1982 quy
định mọi sự trục vớt các hiện vật này từ đáy biển thuộc vùng tiếp giáp lãnh hải mà
không được phép của quốc gia ven biển thì đều bị coi là vi phạm xảy ra trên lãnh
thổ hoặc trong lãnh hải của quốc gia đó và quốc gia đó có quyền trừng trị.
Điều 14 Luật biển xác định chế độ pháp lý của vùng tiếp giáp lãnh hải được thực
hiện như vùng đặc quyền kinh tế, có nghĩa là: Nhà nước thực hiện quyền chủ quyền,
quyền tài phán quốc gia và các quyền khác trong vùng tiếp giáp lãnh hải như vùng
đặc quyền kinh tế. Nhà nước thực hiện kiểm soát trong vùng tiếp giáp lãnh hải
nhằm ngăn ngừa và trừng trị hành vi vi phạm pháp luật về hải quan, thuế, y tế, xuất
nhập cảnh xảy ra trên lãnh thổ hoặc trong lãnh hải Việt Nam
-

Vùng đặc quyền kinh tế:

Vùng đặc quyền kinh tế có chế độ pháp lý riêng do Công ước về Luật biển 1982
quy định về các quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển cũng như
quyền tự do của các quốc gia khác. Cụ thể như sau:
(+) Đối với các quốc gia ven biển:

20

20


21
- Quốc gia ven biển có các quyền chủ quyền về việc thăm dò, bảo tồn và quản lý các
tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên sinh vật hoặc không sinh vật của vùng nước đáy
biển, của đáy biển và vùng đất dưới đáy biển cũng như những hoạt động khác nhằm
thăm dò, khai thác vùng này vì mục đích kinh tế.
Đối với các tài nguyên không sinh vật, quốc gia ven biển tự khai thác hoặc cho phép
quốc gia khác khai thác cho mình và đặt dưới quyền kiểm soát của mình. Đối với
các tài nguyên sinh vật, quốc gia ven biển tự định tổng khối lượng có thể đánh bắt,
khả năng thực tế của mình và số dư có thể cho phép các quốc gia khác đánh bắt.
- Quốc gia ven biển có quyền tài phán về việc lắp đặt và sử dụng các đảo nhân tạo,
các thiết bị và công trình nghiên cứu khoa học về biển, bảo vệ và giữ gìn môi
trường biển (quyền tài phán quốc gia là quyền của các cơ quan hành chính và tư
pháp của quốc gia thực hiện và giải quyết các vụ việc theo thẩm quyền của họ).
Quốc gia ven biển có quyền thi hành mọi biện pháp cần thiết, kể cả việc khám xét,
kiểm tra, bắt giữ và khởi tố tư pháp để bảo đảm việc tôn trọng các luật pháp của
mình.
- Các quốc gia ven biển có nghĩa vụ thi hành các biện pháp thích hợp để bảo tồn và
quản lý nhằm làm cho việc duy trì các nguồn lợi sinh vật trong vùng đặc quyền kinh
tế của mình khỏi bị khai thác quá mức.
(+)Đối với các quốc gia khác:
- Được hưởng quyền tự do hàng hải, hàng không.
- Được tự do đặt dây cáp và ống dẫn ngầm. Khi đặt đường ống phải thông báo và
thỏa thuận với quốc gia ven biển.
- Được tự do sử dụng biển vào các mục đích khác hợp pháp về mặt quốc tế.
- thềm lục địa


21

21


22
- Quốc gia ven biển thực hiện các quyền chủ quyền đối với thềm lục địa về
mặt thăm dò và khai thác tài nguyên thiên nhiên (khoáng sản, tài nguyên không sinh vật
như dầu khí, các tài nguyên sinh vật như cá, tôm...) của mình. Vì đây là đặc quyền của
quốc gia ven biển nên không ai có quyền tiến hành các hoạt động như vậy nếu không có
sự thỏa thuận của quốc gia đó. Nghĩa là chỉ quốc gia ven biển mới có quyền cho phép và
quy định việc khoan ở thềm lục địa bất kỳ vào mục đích gì. Tuy nhiên, quốc gia ven biển
khi thực hiện quyền đối với thềm lục địa không được đụng chạm đến chế độ pháp lý của
vùng nước phía trên, không được gây thiệt hại đến hàng hải hay các quyền tự do của các
quốc gia khác.
Khi tiến hành khai thác thềm lục địa ngoài 200 hải lý kể từ đường cơ sở, quốc gia
ven biển phải nộp một khoản đóng góp tiền hay hiện vật theo quy định của công ước.
- Quốc gia ven biển có quyền tài phán về nghiên cứu khoa học. Mọi nghiên cứu
khoa học biển trên thềm lục địa phải có sự đồng ý của quốc gia ven biển.
- Tất cả các quốc gia khác đều có quyền lắp đặt các dây cáp và ống dẫn ngầm ở
thềm lục địa. Quốc gia đặt cáp hoặc ống dẫn ngầm phải thỏa thuận với quốc gia ven biển
về tuyến đường đi của ống dẫn hoặc đường cáp đó.

22

22




×