Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Phân tích và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư lưới điện tại ban quản lý dự án các công trình điện miền bắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (729.61 KB, 86 trang )

LÊ NAM LONG

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
---------------------------------------

LÊ NAM LONG

PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
QUẢN TRỊ KINH DOANH

HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ LƯỚI ĐIỆN TẠI BAN QUẢN LÝ
DỰ ÁN CÁC CÔNG TRÌNH ĐIỆN MIỀN BẮC

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
QUẢN TRỊ KINH DOANH

KHÓA 2011A

Hà Nội – Năm 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
---------------------------------------

LÊ NAM LONG

PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ LƯỚI ĐIỆN TẠI BAN QUẢN LÝ
DỰ ÁN CÁC CÔNG TRÌNH ĐIỆN MIỀN BẮC



LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. PHẠM CẢNH HUY

Hà Nội – Năm 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả neu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và chưa
từng được ai công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào.
Tác giả

Lê Nam Long


Phân tích và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng lưới điện

CẢM ƠN

Tác giả xin trân trọng cảm ơn!
Các Thầy giáo, Cô giáo Viện Kinh tế và Quản lý – Trường Đại học Bách
Khoa Hà Nội đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và rèn
luyện tại trường.
Tác giả xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến Tiến sĩ - Phạm Cảnh Huy,
người đã tận tâm hướng dẫn và chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện và
hoàn thành luận văn.

Mặc dù đã có sự cố gắng, nhưng với thời gian và trình độ còn hạn chế,
nên bản luận văn chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất
mong nhận được sự góp ý chân thành của các Thầy, Cô và các bạn đồng nghiệp
để bổ sung, hoàn thiện trong quá trình nghiên cứu tiếp vấn đề này.
Xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, tháng 04 năm 2014
Tác giả

Lê Nam Long

Lê Nam Long

1

QTKD 2011A - PTTT


Phân tích và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng lưới điện

MỤC LỤC
Trang

7

Phần mở đầu
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ PHÂN TÍCH KINH TẾTÀI CHÍNH CÁC CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ

10

1.1. Các khái niệm cơ bản.


10

1.1.1. Khái niệm về đầu tư và dự án đầu tư.

10

1.1.2. Các đặc trưng cơ bản của hoạt động đầu tư.

12

1.1.3. Chi phí và kết quả đầu tư.

12

1.2. Phân loại dự án đầu tư.

13

1.2.1. Phân loại dự án đầu tư theo quy mô và tính chất.

13

1.2.2. Phân loại dự án đầu tư theo lĩnh vực đầu tư.

15

1.3. Chu trình dự án đầu tư.

17


1.3.1. Chuẩn bị đầu tư.

17

1.3.2. Thực hiện đầu tư – xây dựng.

19

1.3.3. Hoàn thành kết thúc đầu tư.

20

1.4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả dự án đầu tư.

21

1.4.1. Chỉ tiêu đánh giá tiềm lực tài chính.

21

1.4.2. Các tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án đầu tư.

21

1.5. Các đặc điểm của dự án đầu tư các công trình lưới điện

25

1.5.1. Những đặc điểm của ngành điện và dự án điện.


25

1.5.2 Yêu cầu đối với quá trình quản lý dự án điện.

25

1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của dự án đầu tư lưới
điện

27

1.6.1. Yếu tố bên ngoài.

27

1.6.2. Yếu tố bên trong.

30
Kết luận chương 1

32

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY
DỰNG LƯỚI ĐIỆN, XÉT TRƯỜNG HỢP ĐIỂN HÌNH LÀ DỰ
ÁN ĐƯỜNG DÂY 500KV SƠN LA – HIỆP HÒA

33

2.1. Khái quát về Ban quản lý dự án các công trình điện Miền Bắc


33

2.2. Giới thiệu về dự án đầu tư Đường dây 500kV Sơn La - Hiệp

37

Lê Nam Long

2

QTKD 2011A - PTTT


Phõn tớch v xut mt s gii phỏp nõng cao hiu qu u t xõy dng li in

Hũa
2.2.1. C s phỏp lý ca d ỏn

37

2.2.2. c im c bn ca ng dõy 500kV Sn La - Hip Hũa

37

2.2.3. Cỏc thụng s kinh t k thut c bn

41

2.3. Phõn tớch hiu qu kinh t ti chớnh d ỏn u t ng

dõy500kV Sn La - Hip Hũa

41

2.3.1 Cỏc iu kin tớnh toỏn

42

2.3.2 Phõn tớch ti chớnh d ỏn

46

2.4 Phõn tớch nhy hiu qu d ỏn u t ng dõy 500kV
Sn La - Hip Hũa khi cỏc yu t u vo thay i

47

2.4.1 Phõn tớch nh hng ca quy mụ u t ti hiu qu ca d ỏn

48

2.4.2 Phõn tớch nh hng ca giỏ mua in ti hiu qu ca d ỏn

48

2.4.3 Phõn tớch nh hng ca giỏ bỏn in ti hiu qu ca d ỏn

48

2.4.4 Phõn tớch nh hng ca chi phớ O&M ti hiu qu ca d ỏn


49

2.4.5 Phõn tớch nh hng ca thi gian s dng cụng sut trang b ti
hiu qu ca d ỏn

49

2.4.6 Phõn tớch nh hng ca c cu huy ng vn ti hiu qu ca
d ỏn

50

2.4.7 Phõn tớch nh hng ca lói sut vay vn ti hiu qu ca d ỏn

50

2.5.ỏnh giỏ cỏc nguyờn nhõn gõy tht thoỏt lóng phớ trong u t
xõy dng c bn trong ngnh in

50

2.5.1 Tht thoỏt, lóng phớ trong khõu xỏc nh ch trng u t

50

2.5.2 Tht thoỏt, lóng phớ do cht lng quy hoch thp

52


2.5.3 Thất thoát, lãng phí trong khâu thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ
thuật, tổng dự toán

53

2.5.4 Thất thoát, lãng phí vốn đầu t trong khâu kế hoạch hoá đầu t

56

2.5.5. Thất thoát, lãng phí vốn đầu t trong đấu thầu xây dựng

58

2.5.6. Thất thoát, lãng phí vốn đầu t trong công tác đền bù, giải
phóng mặt bằng

59

2.5.7. Thất thoát, lãng phí vốn đầu t trong khâu tổ chức thực hiện

60

2.5.8. Thất thoát, lãng phí vốn đầu t trong khâu thanh toán, quyết
toán dự án

61

Kt lun ca chng 2

63


CHNG 3: Mt s gii phỏp m bo hiu qu d ỏn
Lờ Nam Long

3

64
QTKD 2011A - PTTT


Phân tích và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng lưới điện

3.1 Đặt vấn đề

64

3.2 Phương hướng phát triển trong thời gian tới của Ban Quản lý
dự án nhằm nâng cao hiệu quả dự án đầu tư lưới điện

64

3.2.1. Tập trung vào kết quả.

64

3.2.2. Phân cấp kế hoạch và lập kế hoạch một cách sáng tạo.

64

3.2.3. Đổi mới tổ chức dự án.


65

3.2.4. Điều phối dự án bằng công cụ sơ đồ ngang và sơ đồ mạng.

65

3.2.5. Kiểm soát dự án bằng báo cáo.

65

3.3 Các biện pháp nâng cao hiệu quả đầu tư dự án

66

3.3.1 Các biện pháp liên quan đến chính sách, quy hoạch:

66

3.3.2. Các biện pháp liên quan đến nghiên cứu, dự báo nhu cầu

67

3.3.3 Các biện pháp liên quan đến việc quản lý, báo cáo tiến độ của dự
án
3.3.4 Các biện pháp liên quan đến công tác đấu thầu các gói thầu mua
sắm hàng hóa, xây lắp
3.3.5 Các biện pháp nhằm thực hiện tốt công tác quyết toán, nghiệm
thu công trình.
3.3.6. Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công trình XDCB


72

3.3.7. Các giải pháp đẩy nhanh tiến độ các dự án

73

3.3.8. Các giải pháp đối với công tác quản lý chi phí đầu tư XDCB

75

3.3.9 Các biện pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực

77

3.3.10. Các giải pháp khác

78

Kết luận

80

Tài liệu tham khảo

82

Phụ lục

83


Lê Nam Long

4

68
69
71

QTKD 2011A - PTTT


Phân tích và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng lưới điện

BẢNG DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
TT

Chữ viết tắt

Nghĩa của cụm từ viết tắt

1

BOT

Phương thức xây dựng – vận hành – chuyển giao

2

ĐDK


Đường dây không

3

HSMT

Hồ sơ mời thầu

4

ĐTXD

Đầu tư xây dựng

5



Giai đoạn

6

EVN

Tập đoàn điện lực Việt Nam

7

NĐ- CP


Nghị định của Chính phủ

8

NCTKT

Nghiên cứu tiền khả thi

9

NCKT

Nghiên cứu khả thi

10

ISO

Tiêu chuẩn quản lý chất lượng Quốc tế

11

ODA

Vốn đầu tư nước ngoài gián tiếp

12

QĐ-BXD


Quyết định Bộ Xây dựng

13

QĐ-BCN

Quyết định Bộ Công nghiệp

14

QHĐTPT

Quy hoạch đầu tư phát triển

15

TCCN

Trung cấp chuyên nghiệp

16

TKKT

Thiết kế kỹ thuật

17

TKKTTC


Thiết kế kỹ thuật thi công

18

TT-BTC

Thông tư của Bộ Tài chính

19

TT-BXD

Thông tư Bộ Xây dựng

20

TW

Trung ương

22

XDCB

Xây dựng cơ bản

Lê Nam Long

5


QTKD 2011A - PTTT


Phân tích và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng lưới điện

Danh mục các bảng biểu
TT

Chữ viết tắt

Trang

1

Bảng 1.1: Phân loại dự án đầu tư xây dựng công trình

16

2

Hình 1.1 Các giai đoạn của chu trình dự án đầu tư

19

Bảng 1.2 Các giai đoạn của chu kỳ dự án đầu tư

20

Hình 2.1 Bộ máy tổ chức Ban quản lý dự án các công trình


41

4
5

7
8

điện Miền Bắc
Bảng 2.1 Thống kê chiều dài tuyến đi qua các địa phận hành

57

chính Đường dây500kV Sơn La - Hiệp Hòa
Bảng 2.2 Tổng hợp kết quả tính toán hiệu quả tài chính.

63

Bảng 2.3 Hiệu quả của phương án cơ sở (100% vay)

63

Bảng 2.4 Ảnh hưởng của quy tổng mức đầu tư tới hiệu quả

64

dự án

9


Bảng 2.5 Ảnh hưởng của giá mua điện tới hiệu quả dự án

65

10

Bảng 2.6 Ảnh hưởng của giá bán điện tới hiệu quả dự án

66

11

Bảng 2.7 Ảnh hưởng của chi phí O&M tới hiệu quả dự án

66

12

Bảng 2.8 Ảnh hưởng của Tmax tới hiệu quả dự án

67

Bảng 2.9: Ảnh hưởng của cơ cấu huy động vốn tới hiệu quả

68

13
14
15


dự án
Bảng 2.10: Ảnh hưởng của lãi suất huy động vốn tới hiệu

68

quả dự án
Bảng 2.11: Ảnh hưởng của lãi suất vay huy động vốn tới

69

hiệu quả dự án

Lê Nam Long

6

QTKD 2011A - PTTT


Phân tích và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng lưới điện

PHẦN MỞ ĐẦU
1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI.
Điện lực là một trong những ngành có vai trò rất quan trọng trong nền
kinh tế quốc dân và đời sống xã hội, với mục tiêu đi trước một bước đáp ứng
nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước ở mức tăng GDP khoảng (7-8%)
mỗi năm (giai đoạn 2006–2010) đòi hỏi nhu cầu điện nước ta cần phải tăng ở
mức 17%-20% mỗi năm. Nhằm đáp ứng nhu cầu phụ tải phục vụ phát triển kinh
tế - xã hội, hàng năm Tập đoàn Điện lực Việt Nam đều có kế hoạch đầu tư xây

dựng các nhà máy điện và lưới điện đồng bộ.
Ban quản lý dự án các công trình điện Miền Bắc là một đơn vị thuộc
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), là đầu mối quản lý, tổ chức thực hiện,
kiểm tra giám sát các dự án lưới điện từ 220kV đến 500 kV trên địa bàn các tỉnh
phía Bắc. Hàng năm Ban quản lý phải quản lý đầu tư xây dựng khối lượng rất
lớn các công trình Đường dâycao thế, trạm biến áp trung gian, trạm phân phối.
Công tác đầu tư xây dựng mới lưới điện để đáp ứng nhu cầu phát triển
phụ tải, đồng thời giảm tổn thất điện năng cũng nhằm nâng cao hiệu quả kinh
doanh.
Với đặc thù của các công trình điện thường yêu cầu vốn đầu tư lớn, thời
gian xây dựng kéo dài, do đó việc phân tích–đánh giá hiệu quả đầu tư xây dựng
các công trình điện là cần thiết giúp chủ đầu tư khi đưa ra quyết định đầu tư.
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, đề tài “Phân tích và đề xuất một số giải
pháp nâng cao hiệu quả đầu tư lưới điện tại Ban quản lý dự án các công
trình điện Miền Bắc” được chọn làm luận văn tốt nghiệp cao học Quản trị kinh
doanh.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở đánh giá thực trạng và phân tích dự án đầu tư xây dựng lưới
điện tại Ban quản lý dự án các công trình điện Miền Bắc trong thời gian qua, tập
trung phân tích hiệu quả dự án một dự án điển hình, luận văn tìm ra những mặt
mạnh, mặt yếu, những lợi thế, những khó khăn–tồn tại trong công tác đầu tư xây
Lê Nam Long

7

QTKD 2011A - PTTT


Phân tích và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng lưới điện


dựng, từ đó, dựa trên cơ sở khoa học đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả đầu tư xây dựng lưới điện. Trong bài viết có xem xét đánh giá hiệu quả một
dự án cụ thể, nhưng dự án này chỉ có tính minh họa, mục tiêu cuối cùng của bài
viết không phải là hiệu quả của một dự án mà hiệu quả chung của công tác quản
lý thực hiện các dự án điện nói chung.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI CỦA LUẬN VĂN
Đối tượng nghiên cứu: Đề tài chủ yếu nghiên cứu các yếu tố liên quan và tác
động đến hiệu quả đầu tư xây dựng các công trình lưới điện :
- Kế hoạch thực hiện đầu tư của EVN theo Quy hoạch phát triển điện
quốc gia, Quy hoạch phát triển điện của từng địa phương;
- Nguồn vốn đầu tư;
- Nhà thầu Tư vấn, Nhà thầu cung cấp vật tư – thiết bị, Nhà thầu thi công;
- Chính sách hỗ trợ của Nhà nước, của địa phương;
- Năng lực quản lý dự án của Chủ đầu tư và Ban quản lý.
Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung đi vào đánh giá hiệu quả kinh tế, tài
chính cũng như các yếu tố ảnh hưởng của một dự án cụ thể là dự án Đường dây
500kV Sơn La - Hiệp Hòa, để từ đó cố gắng đưa ra những đề xuất kiến nghị với
các nhà quản lý nhằm góp phần nâng cao hiệu quả các dự án đầu tư này cũng
như các dự án đầu tư lưới điện nói chung.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Dựa trên cơ sở những lý thuyết chung về công tác quản lý đầu tư xây
dựng và sử dụng phương pháp mô tả, phân tích thống kê, phân tích tổng hợp, đối
chiếu so sánh, các phương pháp đánh giá hiệu quả dự án đầu tư xây dựng.
5. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI.
- Luận văn hệ thống hóa những vấn đề cơ sở lý luận về phân tích và quản
lý các dự án đầu tư, đồng thời phát triển một số vấn đề lý luận về công tác đầu tư
xây dựng mang tính đặc thù của ngành điện.
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng lưới điện.

Lê Nam Long


8

QTKD 2011A - PTTT


Phân tích và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng lưới điện

6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
Tên đề tài “Phân tích và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả
đầu tư lưới điện tại Ban quản lý dự án các công trình điện Miền Bắc”.
Bố cục: Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương.
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về phân tích kinh tế- tài chính các dự án đầu
tư.
Chương 2: Phân tích hiệu quả dự án đầu tư xây dựng lưới điện, xét
trường hợp điển hình là dự án Đường dây 500kV Sơn La - Hiệp Hòa
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư các dự án
đầu tư lưới điện.

Lê Nam Long

9

QTKD 2011A - PTTT


Phân tích và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng lưới điện

CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ PHÂN TÍCH KINH TẾ- TÀI CHÍNH CÁC DỰ

ÁN ĐẦU TƯ
1.1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN.
1.1.1. Khái niệm về đầu tư và dự án đầu tư.
1.1.1.1. Khái niệm về đầu tư.
Đầu tư là hoạt động sử dụng các tài nguyên trong một thời gian tương đối
dài nhằm thu lợi nhuận và lợi ích kinh tế xã hội. Đầu tư là sự hy sinh các nguồn
lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nhằm thu được các kết quả, thực hiện
được những mục tiêu nhất định trong tương lai.
Các nguồn lực sử dụng có thể là tiền, là tài nguyên thiên nhiên, là sức lao
động và trí tuệ. Những kết quả đạt được có thể là sự gia tăng tài sản vật chất, tài
sản tài chính hoặc tài sản trí tuệ và các nguồn nhân lực có đủ điều kiện để làm
việc với năng suất cao hơn cho nền kinh tế và cho toàn xã hội.
Trong thực tế, có rất nhiều hình thái biểu hiện cụ thể của đầu tư. Một
trong những tiêu thức thường được sử dụng đó là tiêu thức quan hệ quản lý của
đầu tư. Theo tiêu thức này, đầu tư được chia thành đầu tư gián tiếp và đầu tư
trực tiếp.
* Đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư trong đó người bỏ vốn không trực
tiếp tham gia quản lý, điều hành quá trình thực hiện và vận hành kết quả đầu tư.
* Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư trong đó người bỏ vốn trực tiếp
tham gia quản lý, điều hành quá trình thực hiện và vận hành kết quả đầu tư. Đầu
tư trực tiếp lại bao gồm đầu tư dịch chuyển và đầu tư phát triển.
- Đầu tư dịch chuyển là một hình thức đầu tư trực tiếp trong đó việc bỏ
vốn là nhằm dịch chuyển quyền sở hữu giá trị của tài sản. Thực chất trong đầu
tư dịch chuyển không có sự gia tăng giá trị tài sản (ví dụ mua lại 1 nhà máy).
- Đầu tư phát triển là một phương thức của đầu tư trực tiếp. Hoạt động đầu
tư này nhằm duy trì và tạo ra năng lực mới trong sản xuất kinh doanh dịch vụ và
sinh hoạt đời sống xã hội. Đây là hình thức đầu tư trực tiếp tạo ra tài sản mới cho
Lê Nam Long

10


QTKD 2011A - PTTT


Phân tích và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng lưới điện

nền kinh tế, đơn vị sản xuất và cung ứng dịch vụ. Hình thức đầu tư này đóng vai
trò rất quan trọng đối với tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế tại mỗi quốc
gia (ví dụ xây dựng nhà máy mới).
Trong các hình thức đầu tư trên, đầu tư phát triển là tiền đề, là cơ sở cho
các hoạt động đầu tư khác. Các hình thức đầu tư gián tiếp, dịch chuyển không
thể tồn tại và vận động nếu không có đầu tư phát triển.
1.1.1.2. Dự án đầu tư
Dự án: Có nhiều cách định nghĩa dự án. Tuỳ theo mục đích mà nhấn
mạnh một khía cạnh nào đó:
- Theo Ngân hàng Thế giới (World Bank): “Dự án là tổng thể những
chính sách, hoạt động về chi phí có liên quan với nhau được thiết kế nhằm đạt
được những mục tiêu nhất định trong một thời gian nhất định”
Theo nghĩa chung nhất, dự án là một lĩnh vực hoạt động đặc thù, một
nhiệm vụ cần phải thực hiện với phương pháp riêng và theo một kế hoạch tiến
độ nhằm tạo ra một thực thể mới.
Dự án đầu tư: Đầu tư phát triển có vai trò quan trọng đối với sự phát
triển của một quốc gia, là một lĩnh vực hoạt động nhằm tạo ra và duy trì hoạt
động của các cơ sở vật chất, kỹ thuật của nền kinh tế.
Có nhiều khái niệm về dự án đầu tư đã được đưa ra trong quá trình nghiên
cứu, xin được trích dẫn một số khái niệm thường được sử dụng:
- Dự án đầu tư là tổng thể các biện pháp nhằm sử dụng các nguồn lực tài
nguyên hữu hạn vốn có để đem lại lợi ích thực cho xã hội càng nhiều càng tốt.
Theo giải thích trong Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm
theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 8 tháng 7 năm 1999 của Chính phủ, tại

Điều 5 “ Dự án đầu tư là một tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn
để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm đạt được
sự tăng trưởng về mặt số lượng hoặc duy trì, cải tiến nâng cao chất lượng của
sản phẩm hoặc dịch vụ trong khoảng thời gian xác định (Chỉ bao gồm hoạt động
đầu tư trực tiếp)”
Lê Nam Long

11

QTKD 2011A - PTTT


Phân tích và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng lưới điện

1.1.2. Các đặc trưng cơ bản của hoạt động đầu tư.
Hoạt động đầu tư là hoạt động bỏ vốn nhằm thu lợi trong tương lai.
Không phân biệt hình thức thực hiện, nguồn gốc của vốn… mọi hoạt động
có các đặc trưng nêu trên đều được coi là hoạt động đầu tư
- Hoạt động đầu tư là hoạt động bỏ vốn nên quyết định đầu tư thường là
và trước hết là quyết định sử dụng các nguồn lực mà biểu hiện cụ thể dưới các
hình thái khác nhau như tiền, đất đai , tài sản, vật tư thiết bị, giá trị trí tuệ…
- Hoạt động đầu tư là hoạt động có tính chất lâu dài: xác suất biến đổi
nhất định do nhiều nhân tố. Chính điều này là một trong những vấn đề hệ trọng
phải tính đến trong mọi nội dung phân tích, đánh giá của quá trình thẩm định dự
án.
- Hoạt động đầu tư là hoạt động luôn cần sự cân nhắc giữa lợi ích trước
mắt và lợi ích trong tương lai: Đầu tư về một phương diện nào đó là một sự hy
sinh hiện tại để đổi lấy lợi ích trong tương lai.
- Hoạt động đầu tư là hoạt động luôn chứa đựng yếu tố rủi ro: Các đặc
trưng nói trên đã cho thấy hoạt động đầu tư là một hoạt động chứa đựng nhiều rủi

ro. (rủi ro do không chắc chắn về kết quả đạt được).
1.1.3. Chi phí và kết quả đầu tư.
1.1.3.1. Chi phí đầu tư.
Theo tính chất của các loại chi phí có thể chia ra hai loại chính:
* Chi phí đầu tư cố định: Đất đai, nhà xưởng, máy móc, thiết bị, các cơ
sở phụ trợ, tiện ích khác và các chi phí trước vận hành.
Phần chi phí trước vận hành tuy không trực tiếp tạo ra tài sản, phương tiện
phục vụ cho hoạt động đầu tư nhưng là các chi phí gián tiếp hoặc liên quan đến
việc tạo ra và vận hành khai thác các tài sản đó để đạt được mục tiêu đầu tư.
Thông thường chi phí này phụ thuộc vào công suất lắp đặt của công trình.
* Vốn lưu động ban đầu: Là các chi phí để tạo ra các tài sản lưu động
ban đầu, các điều kiện để dự án có thể đi vào hoạt động bình thường theo các

Lê Nam Long

12

QTKD 2011A - PTTT


Phân tích và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng lưới điện

điều kiện kinh tế kỹ thuật dự tính. Thông thường chi phí này phụ thuộc vào quy
mô vận hành công trình.
1.1.3.2. Kết quả đầu tư.
Kết quả đầu tư là những biểu hiện của mục tiêu đầu tư dưới dạng các lợi
ích cụ thể. Kết quả đầu tư có thể biểu hiện ở các dạng: Kết quả tài chính; Kết
quả kinh tế - xã hội.
1.2. PHÂN LOẠI DỰ ÁN ĐẦU TƯ
Có nhiều cách phân loại dự án đầu tư, tuỳ theo mục đích và phạm vi xem

xét. Ở đây tác giả chỉ nêu ra hai cách phân loại sau:
1.2.1. Phân loại dự án đầu tư theo quy mô và tính chất.
Theo Nghị định của Chính phủ số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 về
quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình thì các dự án đầu tư xây dựng được
phân loại như sau:
Dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội thông qua và cho phép đầu tư, các
dự án còn lại được phân thành 3 nhóm A, B, C.
Bảng 1.1: PHÂN LOẠI DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

LOẠI DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

TỔNG
MỨC ĐẦU


Dự án quan trọng Quốc gia

Theo Nghị
quyết của
Quốc hội

I
II Nhóm A

Các DA đầu tư xây dựng công trình: thuộc lĩnh vực bảo vệ an
1 ninh, quốc phòng có tính chất bảo mật quốc gia, có ý nghĩa
chính trị - xã hội quan trọng.
2

Các DA đầu tư xây dựng công trình: sản xuất chất độc hại,

chất nổ; hạ tầng khu công nghiệp.

Các DA đầu tư xây dựng công trình: công nghiệp điện, khai
3 thác dầu khí, hoá chất, phân bón, chế tạo máy, xi măng, luyện
kim, khai thác chế biến khoáng sản, các dự án giao thông (cầu,
Lê Nam Long

13

Không
kể mức vốn
Không
kể mức vốn
Trên 600 tỷ
đồng

QTKD 2011A - PTTT


Phân tích và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng lưới điện

cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ), xây
dựng khu nhà ở.
Các DA đầu tư xây dựng công trình: thuỷ lợi, giao thông (khác
ở điểm II-3), cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ thuật, kỹ
4 thuật điện, sản xuất thiết bị thông tin, điện tử, tin học, hoá
dược, thiết bị y tế, công trình cơ khí khác, sản xuất vật liệu,
bưu chính, viễn thông.
Các dự án đầu tư xây dựng công trình: công nghiệp nhẹ, sành
sứ, thuỷ tinh, in, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, sản

5
xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, chế biến nông, lâm
sản.
Các DA đầu tư xây dựng công trình: y tế, văn hoá, giáo dục, phát
thanh, truyền hình, xây dựng dân dụng khác (trừ xây dựng khu
6
nhà ở), kho tàng, du lịch, thể dục thể thao, nghiên cứu khoa học và
các DA khác.

Trên 400 tỷ
đồng

Trên 300 tỷ
đồng
Trên 200 tỷ
đồng

III Nhóm B
Các DA đầu tư xây dựng công trình: công nghiệp điện, khai
thác dầu khí, hoá chất, phân bón, chế tạo máy, xi măng, luyện Từ 30 đến
1 kim, khai thác chế biến khoáng sản, các dự án giao thông (cầu,
cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ), xây 600 tỷ đồng
dựng khu nhà ở.
- Các dự án đầu tư xây dựng công trình: thuỷ lợi, giao thông (khác
ở điểm II-3), cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ thuật, kỹ
2 thuật điện, sản xuất thiết bị thông tin, điện tử, tin học, hoá dược,
thiết bị y tế, công trình cơ khí khác, sản xuất vật liệu, bưu chính,
viễn thông,
Các DA đầu tư xây dựng công trình: hạ tầng kỹ thuật khu đô thị
mới, công nghiệp nhẹ, sành sứ, thuỷ tinh, in, vườn quốc gia, khu

3
bảo tồn thiên nhiên, sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ
sản, chế biến nông, lâm sản.

Từ 20 đến
400 tỷ đồng

Từ 15 đến
300 tỷ đồng

Các DA đầu tư xây dựng công trình: y tế, văn hoá, giáo dục, phát
thanh, truyền hình, xây dựng dân dụng khác (trừ xây dựng khu Từ 7 đến 200
4
nhà ở), kho tàng, du lịch, thể dục thể thao, nghiên cứu khoa học và
tỷ đồng
các DA khác.
IV Nhóm C
Các DA đầu tư xây dựng công trình: công nghiệp điện, khai
thác dầu khí, hoá chất, phân bón, chế tạo máy, xi măng, luyện
1
kim, khai thác chế biến khoáng sản, các dự án giao thông (cầu,
cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ). Các
Lê Nam Long

14

Dưới 30 tỷ
đồng

QTKD 2011A - PTTT



Phân tích và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng lưới điện

trường phổ thông nằm trong quy hoạch (không kể mức vốn),
xây dựng khu nhà ở.
Các DA đầu tư xây dựng công trình: thuỷ lợi, giao thông (khác
ở điểm II-3), cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ thuật, kỹ
2 thuật điện, sản xuất thiết bị thông tin, điện tử, tin học, hoá
dược, thiết bị y tế, công trình cơ khí khác, sản xuất vật liệu,
bưu chính, viễn thông.
Các DA đầu tư xây dựng công trình: công nghiệp nhẹ, sành sứ,
3 thuỷ tinh, in, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, sản xuất
nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, chế biến nông, lâm sản.
4

Các DA đầu tư xây dựng công trình: y tế, văn hoá, giáo dục, phát
thanh, truyền hình, xây dựng dân dụng khác (trừ xây dựng khu
nhà ở), kho tàng, du lịch, thể dục thể thao, nghiên cứu khoa học
và các DA khác.

Dưới 20 tỷ
đồng
Dưới 15 tỷ
đồng
Dưới 7 tỷ
đồng

(Ban hành kèm theo Nghị định số 16/2005/NĐ-CP
ngày 07 tháng 02 năm 2005 của Chính phủ)


1.2.2. Phân loại dự án đầu tư theo lĩnh vực đầu tư.
(đến đây cần đồng nhất khái niệm dự án đầu tư với “đầu tư phát triển” đã đề cập
trong phân loại ở trên)

Theo cách phân loại này, dự án đầu tư có thể phân chia thành:
- Dự án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh,
- Dự án đầu tư phát triển khoa học kỹ thuật,
- Dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng (kỹ thuật và xã hội)…,
Hoạt động của các dự án đầu tư này có quan hệ tương hỗ với nhau. Chẳng
hạn các dự án đầu tư phát triển khoa học kỹ thuật và cơ sở hạ tầng tạo điều kiện
cho các dự án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao, còn các dự
án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh đến lượt mình lại tạo điều kiện cho các
dự án đầu tư phát triển khoa học kỹ thuật, cơ sở hạ tầng và các dự án đầu tư
khác.
Dự án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh lại có thể phân thành dự án
đầu tư thương mại và dự án sản xuất :

Lê Nam Long

15

QTKD 2011A - PTTT


Phân tích và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng lưới điện

- Dự án đầu tư thương mại là dự án đầu tư có thời gian thực hiện đầu tư và
hoạt động của các kết quả đầu tư để thu hồi vốn đầu tư ngắn, tính chất bất định
không cao lại dễ dự đoán và dự đoán dễ đạt độ chính xác cao.

- Dự án đầu tư sản xuất là loại dự án đầu tư có thời hạn hoạt động dài (5,
10, 20 năm hoặc lâu hơn), vốn đầu tư lớn thu hồi chậm, thời gian thực hiện đầu
tư lâu, độ mạo hiểm cao, tính chất kỹ thuật phức tạp, chịu tác động của nhiều
yếu tố bất động trong tương lai, không thể dự đoán hết và dự đoán chính xác
được (về nhu cầu, giá cả đầu vào và đầu ra, cơ chế chính sách, tốc độ phát triển
khoa học kỹ thuật, thiên tai, sự bất ổn về chính trị…).
1.3. CHU TRÌNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ.
Các giai đoạn kế tiếp nhau trong quá trình hình thành và vận hành dự án.
Các giai đoạn trong chu trình dự án có thể mô tả theo (sơ đồ 1.1):
H ình 1.1 – Các giai đoạn của chu trình dự án đầu tư

VẬN HÀNH DỰ ÁN

CHUẨN BỊ ĐẦU TƯ
THỰC
Nghiên
cứu cơ
hội
(Nhận
dạng
dự án)

Lê Nam Long

HIỆN

Nghiên
cứu

Nghiên


tiền

cứu

khả thi

khả thi

DỰ
ÁN

Vận

Đánh

Kết

hành,

giá

thúc

khai

sau

dự án


thác

dự án

Thiết

Xây

kế

dựng

16

QTKD 2011A - PTTT


Phân tích và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng lưới điện

(Nguồn: Thẩm định và giám sát đầu tư – TS Cao Văn Bản 2003)
giữa giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi và nghiên cứu khả thi là giai đoạn lập dự án (giả
định và mô hình). Sau khi giám sát và kết thúc dự án cần có khâu tiếp theo là bài học
rút ra và duy trì liên tục, (chuyển giao công trình, bảo trì bảo dưỡng, …) để đảm bảo
kết quả dự án là vĩnh viễn.

1.3.1. Chuẩn bị đầu tư.
1.3.1.1. Nghiên cứu cơ hội đầu tư (nhận dạng dự án, xác định dự án).
Đây là những ý tưởng ban đầu được hình thành trên cơ sở cảm tính trực
quan của nhà đầu tư trên cơ sở quy hoạch định hướng của vùng, của khu vực
hay của quốc gia, quy hoạch tổng thể phát triển ngành. Thường giai đoạn này

kết thúc bằng một kế hoạch mang tính chất chỉ đạo về hướng đầu tư và hình
thành tổ chức nghiên cứu.
Bảng 1.2 - Các giai đoạn của chu kỳ dự án đầu tư
Vận hành kết quả
Chuẩn bị đầu tư

Thực hiện đầu tư

đầu tư (SX, KD,
DV)

Nghiên

Nghiên

Nghiên

Đánh

Hoàn

Thiết

Thi

Chạy

Sử

Sử


Công

cứu

cứu

cứu

giá và

tất các

kế và

công

thử và

dụng

dụng

suất

phát

tiền

khả thi


quyết

thủ tục

lập dự

xây

nghiệm

chưa

công

giảm

hiện

khả thi

(lập dự

định

để triển toán thi

lắp

thu sử


hết

suất ở

dần

các cơ

sơ bộ

án –

(thẩm

khai

công

công

dụng

công

mức

và kết

hội đầu


lựa

BCKT

định

thực

xây lắp

trình

suất

cao

thúc



chọn

KT)

dự án)

hiện

công


nhất

dự án

đầu tư

trình

dự án

(Nguồn: Giáo trình lập dự án đầu tư - ĐH Kinh tế Quốc dân 2005)

1.3.1.2. Nghiên cứu tiền khả thi (NCTKH).
Đây là giai đoạn nghiên cứu sơ bộ về các yếu tố cơ bản của dự án. Trong
giai đoạn này, người ta cũng xác định các chỉ tiêu cơ bản đánh giá hiệu quả dự
án để làm cơ sở cho việc xem xét, lựa chọn dự án.
Nghiên cứu tiền khả thi bao gồm những nội dung chủ yếu sau:
Lê Nam Long

17

QTKD 2011A - PTTT


Phân tích và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng lưới điện

- Nghiên cứu về sự cần thiết phải đầu tư, các điều kiện thuận lợi và khó
khăn. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, lao động, thị trường tiêu thụ,
chính sách đầu tư của vùng lãnh thổ, ngành kinh doanh.

- Dự kiến quy mô và lựa chọn hình thức đầu tư.
- Chọn khu vực, địa điểm và nghiên cứu nhu cầu, diện tích sử dụng, giảm
đến mức tối đa những ảnh hưởng về môi trường, xã hội và tái định cư.
- Phân tích sơ bộ công nghệ, kỹ thuật và xây dựng, các điều kiện cung cấp
vật tư, thiết bị, nguyên liệu, năng lượng, dịch vụ hạ tầng.
- Phân tích tài chính nhằm xác định sơ bộ tổng mức đầu tư và các nguồn
vốn, phương án huy động và khả năng hoàn vốn, trả nợ, trả lãi.
- Tính toán sơ bộ hiệu quả đầu tư trên quan điểm của chủ đầu tư, của xã
hội và của nhà nước.
- Nghiên cứu lợi ích kinh tế xã hội của dự án: dự tính khối lượng đóng
góp vào GDP, nộp ngân sách nhà nước thông qua thuế thu nhập doanh nghiệp,
số lượng ngoại tệ thu được từ dự án, tạo công ăn việc làm cho người lao động
địa phương nơi đặt dự án.
1.3.1.3. Nghiên cứu khả thi (NCKT).
Nghiên cứu khả thi là bước nghiên cứu một cách toàn diện và chi tiết các
yếu tố của dự án. NCKT được thực hiện trên cơ sở các thông tin chi tiết và có độ
chính xác cao hơn giai đoạn NCTKT. Đây là cơ sở để quyết định đầu tư và là
căn cứ để triển khai thực hiện dự án thực tế.
Nghiên cứu khả thi bao gồm những nội dung chủ yếu sau:
- Những căn cứ xác định sự cần thiết phải đầu tư.
- Lựa chọn hình thức đầu tư.
- Lập chương trình sản xuất và chương trình đáp ứng nhu cầu.
- Các phương án địa điểm cụ thể (Trong đó có đề xuất giải pháp hạn chế
tới mức tối thiểu ảnh hưởng đến môi trường và xã hội)
- Phương án giải phóng mặt bằng.
`- Phân tích lựa chọn kỹ thuật, công nghệ.
Lê Nam Long

18


QTKD 2011A - PTTT


Phân tích và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng lưới điện

- Các phương án thiết kế và giải pháp xây dựng, thiết kế sơ bộ của các
phương án đề nghị lựa chọn, giải pháp quản lý bảo vệ môi trường.
- Xác định rõ nguồn vốn, khả năng tài chính, tổng mức đầu tư và nhu cầu
vốn theo tiến độ. Phương án hoàn trả vốn đầu tư (đối với dự án yêu cầu thu hồi
vốn đầu tư).
- Phương án quản lý khai thác dự án, sử dụng lao động.
- Phân tích hiệu quả đầu tư.
- Các mốc thời gian chính thực hiện dự án: Mốc thời gian đấu thầu, thời
gian khởi công, thời hạn hoàn thành đưa công trình vào khai thác sử dụng.
- Kiến nghị hình thức quản lý thực hiện dự án.
- Xác định chủ đầu tư.
- Mối quan hệ của các cơ quan liên quan đến dự án.
1.3.2. Thực hiện đầu tư – xây dựng.
Thực hiện dự án là giai đoạn biến các dự định đầu tư thành hiện thực
nhằm đưa dự án vào hoạt động thực tế của đời sống kinh tế xã hội. Giai đoạn
này bao gồm một loạt các quá trình kế tiếp hoặc xen kẽ nhau từ khi thiết kế đến
khi đưa dự án vào vận hành khai thác.
Thực hiện dự án là giai đoạn hết sức quan trọng, có liên quan chặt chẽ với
việc đảm bảo chất lượng và tiến độ thực hiện dự án và sau đó là hiệu quả đầu tư.
1.3.2.1. Công tác của chủ đầu tư.
- Xin giao đất hoặc thuê đất theo quy định của nhà nước.
- Xin giấy phép xây dựng hoặc giấy phép khai thác tài nguyên.
- Chuẩn bị mặt bằng xây dựng.
- Mua sắm thiết bị và công nghệ.
- Tổ chức tuyển chọn tư vấn, khảo sát thiết kế, giám định kỹ thuật và chất

lượng công trình.
- Thẩm định và phê duyệt thiết kế kỹ thuật (TKKT) tổng dự toán.
- Tổ chức đấu thầu thi công xây lắp, mua sắm thiết bị công trình.
Lê Nam Long

19

QTKD 2011A - PTTT


Phân tích và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng lưới điện

1.3.2.2. Công tác của tổ chức xây lắp.
Chuẩn bị các điều kiện cho thi công xây lắp: San lấp mặt bằng xây dựng
điện nước, công xưởng, kho tàng, bến cảng đường xá, lán trại và công trình tạm
phục vụ thi công, chuẩn bị vật liệu xây dựng…
Chuẩn bị xây dựng các công trình vật liệu liên quan trực tiếp.
1.3.2.3. Các công tác tiếp theo.
Tiến hành thi công xây lắp công trình theo đúng thiết kế, dự án và tổng
tiến độ được duyệt. Trong bước công việc này các cơ quan, các bên đối tác có
liên quan đến việc xây lắp công trình phải thực hiện đầy đủ trách nhiệm của
mình cụ thể là:
- Chủ đầu tư có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các hợp đồng.
- Các nhà tư vấn có trách nhiệm giám định kỹ thuật và chất lượng công
trình theo đúng chức năng và hợp đồng kinh tế đã ký kết.
- Các nhà thầu phải thực hiện đúng tiến độ và chất lượng xây dựng công
trình như đã ký kết trong hợp đồng.
Yêu cầu quan trọng nhất đối với công tác thi công xây lắp là đưa công
trình vào khai thác, sử dụng đồng bộ, hoàn chỉnh, đúng thời hạn quy định theo
tổng tiến độ, đảm bảo chất lượng và hạ giá thành xây lắp.

1.3.3 . Hoàn thành kết thúc đầu tư.
1.3.3.1. Vận hành (sử dụng khai thác …) dự án.
Giai đoạn này được xác định từ khi chính thức đưa dự án vào vận hành
khai thác cho đến khi kết thúc dự án. Đây là giai đoạn thực hiện các hoạt động
theo chức năng của dự án và quản lý các hoạt động đó theo các kế hoạch đã dự
tính.
1.3.3.2. Đánh giá sau khi thực hiện dự án (thường gọi là đánh giá sau dự án)
Thực chất đây là việc phân tích, đánh giá các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật
của dự án trong giai đoạn vận hành khai thác. Phân tích, đánh giá dự án trong
giai đoạn này nhằm:

Lê Nam Long

20

QTKD 2011A - PTTT


Phân tích và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng lưới điện

- Hiệu chỉnh các thông số kinh tế – kỹ thuật để đảm bảo mức đã được dự
kiến trong nghiên cứu khả thi.
- Tìm kiếm cơ hội phát triển, mở rộng dự án hoặc điều chỉnh các yếu tố của
dự án cho phù hợp với tình hình thực tế để đảm bảo hiệu quả dự án. Dựa vào các
kết quả phân tích, đánh giá quá trình vận hành, khai thác dự án để có quyết định
đúng đắn về sự cần thiết kéo dài hoặc chấm dứt thời hạn hoạt động của dự án.
1.3.3.3. Kết thúc dự án.
Tiến hành các công việc cần thiết để chấm dứt hoạt động của dự án (thanh
toán công nợ, thanh lý tài sản và hoàn thành các thủ tục pháp lý khác).
1.4 . CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ DỰ ÁN ĐẦU TƯ.

1.4.1. Chỉ tiêu đánh giá tiềm lực tài chính.
- Hệ số vốn tự có so với vốn đi vay: Hệ số này phải lớn hơn hoặc bằng 1.
Đối với dự án có triển vọng, hiệu quả thu được là rõ ràng thì hệ số này có thể
nhỏ hơn 1, vào khoảng 2/3 thì dự án thuận lợi. Hệ số này phản ánh mức độ tự
chủ của chủ đầu tư trong việc huy động vốn.
- Tỷ trọng vốn tự có trong tổng vốn đầu tư phải lớn hơn hoặc bằng 50%.
Đối với các dự án có triển vọng, hiệu quả rõ ràng tỷ trọng này có thể là 40%, thì
dự án thuận lợi.
Như vậy, hai chỉ tiêu trên nói lên tiềm lực tài chính đảm bảo cho dự án
thực hiện được thuận lợi.
1.4.2. Các tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án đầu tư
1.4.2.1. Chỉ tiêu giá trị hiện tại thuần (NPV – Net Present Value).
Để đánh giá đầy đủ quy mô lãi của cả đời dự án trong phân tích tài chính
thường sử dụng tiêu chuẩn giá trị hiện tại thuần.
Giá trị hiện tại thuần NPV của một dự án là tổng lãi các năm của dự án
quy đổi về hiện tại (tại năm 0)
Chỉ tiêu này xác định giá trị tuyệt đối của lãi dự án đã quy về hiện tại.
Công thức:
n

NPV = ∑(Bt − Ct ) × (1 + i ) + SV × (1 + i ) − C0
Lê Nam Long

t =1

−t

21

−t


(1.1)
QTKD 2011A - PTTT


Phân tích và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng lưới điện

Trong đó:

NPV là giá trị hiện tại thuần của dự án.

Bt: Doanh thu tại năm thứ t.

SV: Giá trị còn lại.

Ct: Chi phí khai thác tại năm thứ t.

n : Tuổi thọ của dự án.

C0: Chi phí đầu tư ban đầu

i

: Lãi suất.

Chỉ tiêu giá trị hiện tại của thu nhập thuần được xem là tiêu chuẩn quan
trọng để đánh giá dự án đầu tư.
Điều kiện của NPV:
- Dự án được chấp nhận (đáng giá) khi NPV≥ 0. Khi đó tổng các khoản
thu của dự án ≥ tổng các khoản chi phí sau khi đã đưa về mặt bằng hiện tại.

- Ngược lại, dự án không được chấp thuận khi NPV ≤ 0. Khi đó tổng thu
của dự án không đủ bù đắp được chi phí bỏ ra.
NPV ⇒ max dự án tối ưu, chấp nhận dự án.
1.4.2.2. Chỉ tiêu tỷ suất thu hồi nội tại (IRR – Internal Rate of Return)
Chỉ tiêu này còn được gọi là tỷ suất hoàn vốn nội bộ, tỷ suất nội hoàn,
suất thu hồi nội bộ.
Tỷ suất thu hồi nội tại IRR là mức lãi suất mà tại đó NPV = 0 tức là:
n

NPV = ∑ (Bt − Ct ) × (1 + IRR ) = 0
−t

(1.2)

t =0

Hoặc: Tỷ suất hoàn vốn nội bộ là mức lãi suất nếu dùng nó làm tỷ suất chiết

khấu để tính chuyển các khoản thu, chi của dự án về cùng mặt bằng thời gian
hiện tại thì tổng thu sẽ cân bằng với tổng chi, tức là:
n



t=0

Bt

1
(1 + IRR


)

t

=

n

1

∑ C (1 + IRR )
t=0

t

t

(1.3)

IRR là một chỉ tiêu quan trọng trong phân tích tài chính dự án.
Lê Nam Long

22

QTKD 2011A - PTTT


×