BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
---------------***---------------
PHẠM QUANG HUY
PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TỈNH PHÚ THỌ
Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TS Nguyễn Ái Đoàn
Hà Nội - Năm 2012
Luận văn Cao học QTKD
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi chân thành cảm ơn các giảng viên Khoa Kinh tế và Quản lý
nay là Viện Khoa Kinh tế và Quản lý, Viện đào tạo sau đại học thuộc trường Đại
học Bách Khoa Hà Nội, đặc biệt là thầy PGS. TS Nguyễn Ái Đoàn đã tận tình
hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này.
Những năm gần đây cùng với sự phát triển và hội nhập của cả nước, đặc biệt
là với sự gia nhập WTO nước ta đứng trước những cơ hội và thách thức lớn. Cạnh
tranh để phát triển là một vấn đề sống còn của các doanh nghiệp Việt Nam. Đối với
mỗi địa phương công tác thu hút đầu tư, đẩy mạnh đầu tư là điểm quan trọng nhất
để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
Trong những năm gần đây, năng lực cạnh tranh của tỉnh Phú Thọ giảm sút
theo kết quả nghiên cứu hợp tác giữa Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
(VCCI) và Dự án sáng kiến Việt Nam (USAID/VNCI) do cơ quan phát triển quốc tế
Hoa Kỳ tài trợ. Cùng với đó thu hút đầu tư vào tỉnh Phú Thọ rất hạn chế so với tiềm
năng của tỉnh và các tỉnh, thành phố khác trong cả nước. Tỉnh Phú Thọ rất quan tâm
đến cải thiện, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh, tuy nhiên kết quả đạt được
chưa cao.
Trong phạm vi đề tài này, hướng nghiên cứu chính là phân tích những yếu tố
ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao
năng lực cạnh tranh của tỉnh Phú Thọ. Do thời gian và khả năng có hạn nên những
kết quả nghiên cứu còn nhiều hạn chế, tôi rất mong được sự quan tâm giúp đỡ của
các thầy, cô để luận văn được hoàn thiện hơn, có thể áp dụng trong thực tế đạt hiệu
quả cao nhất.
Học viên: Phạm Quang Huy
Phạm Quang Huy (Khoá 2009-2011)
1
Khoa Kinh tế và Quản lý
Luận văn Cao học QTKD
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................1
MỤC LỤC...................................................................................................................2
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT...................................................................................5
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ ......................................................................6
PHẦN MỞ ĐẦU.........................................................................................................7
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH, CẠNH
TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA VÙNG. ......................................10
1.1 Môi trường kinh doanh....................................................................................10
1.1.1 Kinh doanh và môi trường kinh doanh.....................................................10
1.1.2 Môi trường kinh doanh của vùng .............................................................11
1.2 Năng lực cạnh tranh.........................................................................................16
1.2.1 Cạnh tranh.................................................................................................16
1.2.2 Năng lực cạnh tranh và các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh...........22
1.2.3 Năng lực cạnh tranh Quốc gia ..................................................................28
1.3 Năng lực cạnh tranh của tỉnh...........................................................................30
1.3.1 Các chỉ tiêu xác định năng lực cạnh tranh của tỉnh .................................31
1.3.2 Phương pháp điều tra và đánh giá năng lực cạnh tranh............................35
1.3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của tỉnh..........................37
1.4 Nội dung phân tích năng lực cạnh tranh của tỉnh............................................46
1.4.1 Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh của tỉnh......................................46
1.4.2 Phân tích năng lực cạnh tranh của tỉnh theo các yếu tố ảnh hưởng..........46
TÓM TẮT CHƯƠNG 1............................................................................................57
Phạm Quang Huy (Khoá 2009-2011)
2
Khoa Kinh tế và Quản lý
Luận văn Cao học QTKD
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
TỈNH PHÚ THỌ .......................................................................................................58
2.1 Giới thiệu sơ bộ về tỉnh Phú Thọ ....................................................................58
2.1.1 Vị trí địa lý................................................................................................58
2.1.2 Điều kiện tự nhiên.....................................................................................59
2.1.3 Điều kiện kinh tế - xã hội .........................................................................60
2.2 Phân tích năng lực cạnh tranh của tỉnh Phú Thọ.............................................61
2.2.1 Phân tích phương pháp xây dựng chỉ số NLCT cấp tỉnh - PCI ................61
2.2.2 Tình hình thu hút vốn đầu tư và xếp hạng năng lực cạnh tranh của tỉnh
Phú Thọ trong những năm gần đây (2007-2010)...............................................63
2.2.2 Phân tích NLCT của tỉnh Phú Thọ theo các yếu tố ảnh hưởng ................75
TÓM TẮT CHƯƠNG 2............................................................................................89
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC
CẠNH TRANH CỦA TỈNH PHÚ THỌ. .................................................................91
3.1 Định hướng phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Phú Thọ đến năm 2020 ............91
3.1.1 Đơn vị hành chính.....................................................................................91
3.1.2 Mục tiêu phát triển() ..................................................................................91
3.1.3 Chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu đến năm 2020 ......................................91
3.1.4 Định hướng phát triển trọng điểm, phát triển ngành và lĩnh vực .............93
3.2 Đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện năng lực cạnh tranh của tỉnh Phú
Thọ.......................................................................................................................100
3.2.1 Mục tiêu ..................................................................................................101
3.2.2 Những giải pháp nhằm cải thiện NLCT của tỉnh Phú Thọ.........................101
TÓM TẮT CHƯƠNG 3..........................................................................................118
Phạm Quang Huy (Khoá 2009-2011)
3
Khoa Kinh tế và Quản lý
Luận văn Cao học QTKD
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ ....................................................................................120
1. Những điểm mới được nghiên cứu trong đề tài ..............................................120
2. Kiến nghị áp dụng vào thực tiễn của đề tài .....................................................120
3. Kết luận ...........................................................................................................121
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................123
CÁC PHỤ LỤC......................................................................................................123
Phạm Quang Huy (Khoá 2009-2011)
4
Khoa Kinh tế và Quản lý
Luận văn Cao học QTKD
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
Định nghĩa
ASEAN
AFTA
APEC
CCHCC
DN
GCI
GDP
HĐND
KCN
LĐ
NĐT
NLCT
ODA
PCI
SXKD
TNHH
UBND
USAID
USAID/VNCI
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
Khu vực thương mại tự do Asean
Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương
Cải cách hành chính công
Doanh nghiệp
GCI (Global Competitiveness Index) - Chỉ số cạnh tranh toàn cầu
Gross Domestic Product (Tổng sản phẩm nội địa)
Hội đồng nhân dân
Khu công nghiệp
Lao động
Nhà đầu tư
Năng lực cạnh tranh
Official Development Assistance - Hỗ trợ phát triển chính thức
Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
Sản xuất kinh doanh
Trách nhiệm hữu hạn
Uỷ ban nhân dân
Cơ quan phát triển quốc tế Hoa kỳ
Dự án sáng kiến cạnh tranh Việt Nam
USD
Đô la Mỹ
VCCI
VND
WEF
WTO
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
Việt Nam Đồng
Diễn đàn Kinh tế thế giới
World Trade Organization (Tổ chức thương mại thế giới)
Phạm Quang Huy (Khoá 2009-2011)
5
Khoa Kinh tế và Quản lý
Luận văn Cao học QTKD
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
Stt
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
Trang
Tên bảng biểu, Hình vẽ
37
Hình 1.1 Mô hình kim cương của Michael Porter
39
Hình 1.2 Mô hình của WEF về năng lực cạnh tranh Quốc gia
40
Hình 1.3 Mô hình của WEF đối với năng lực cạnh tranh của tỉnh
58
Bảng 2.1 Điều kiện tự nhiên của Phú Thọ
Bảng 2.2 Tăng trưởng kinh tế Phú Thọ giai đoạn 2006-2011
59
59
Bảng 2.3 Cơ cấu kinh tế Phú Thọ năm 2010-2011
61
Bảng 2.4 Thành phần doanh nghiệp tham gia điều tra PCI năm 2010
65
Bảng 2.5 Tổng hợp chỉ số PCI tỉnh Phú Thọ năm 2006-2010
Biểu đồ 2.1: Sự thay đổi điểm số thành phần tỉnh Phú Thọ năm 200665
2010
Biểu đồ 2.2 Điểm đánh giá tổng hợp PCI tỉnh Phú Thọ năm 200666
2010
Bảng 2.6 Xếp hạng chỉ số PCI và các chỉ tiêu thành phần tỉnh Phú
67
Thọ
Biểu đồ 2.3: Sự thay đổi thứ tự xếp hạng các chỉ tiêu thành phần tỉnh
67
Phú Thọ
Bảng 2.7: So sánh chỉ số PCI tỉnh Phú Thọ với một số tỉnh, Thành
68
phố
Biểu đồ 2.4: So sánh vị trí xếp hạng PCI tỉnh Phú Thọ với một số
69
tỉnh, TP
Biểu đồ 2.5: So sánh điểm đánh giá PCI tỉnh Phú Thọ với một số
70
tỉnh, TP
70
Bảng 2.8 So sánh điểm đánh giá các chỉ tiêu năm 2010
73
Bảng 2.9 So sánh thời gian thực hiện thủ tục chuẩn bị đầu tư
73
Bảng 2.10 Thời gian thực hiện các thủ tục hành chính
Bảng 2.11 Chất lượng cán bộ tỉnh
73
74
Bảng 2.12 Đánh giá thiết chế pháp lý tỉnh Phú Thọ
Bảng 2.13 So sánh chỉ tiêu thành thiết chế pháp lý tỉnh Phú Thọ
75
2009-2010
79
Bảng 2.14 Đánh giá cơ sở hạ tầng tỉnh Phú Thọ
80
Bảng 2.15 Chất lượng nguồn lao động tỉnh Phú Thọ
84
Bảng 2.16 Tốc độ tăng trưởng GDP Phú Thọ
Bảng 3.1 Các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ năm
90
2010-2020
123
Các Phụ lục
Phạm Quang Huy (Khoá 2009-2011)
6
Khoa Kinh tế và Quản lý
Luận văn Cao học QTKD
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
PHẦN MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay trong bối cảnh xu thế toàn cầu hóa quốc tế hóa với sự nghiệp đổi
mới của Đảng, Chính phủ, thêm vào đó năm 1997 Việt Nam gia nhập ASEAN, năm
1998 gia nhập APEC, năm 2006 gia nhập AFTA và WTO.
Đối với các doanh nghiệp Việt Nam đây là những cơ hội và điều kiện quan
trọng để phát triển, đồng thời cũng đặt ra những thách thức to lớn để giải quyết các
vấn đề tồn tại và phát triển. Điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải có chính sách
phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh sao cho phù hợp với xu thế phát triển của
xã hội bằng cách các doanh nghiệp phải tận dụng những nguồn lực sẵn có, đồng
thời phải biết tiếp thu, chọn lọc những tiến bộ khoa học kỹ thuật để tạo uy tín và khả
năng cạnh tranh cho doanh nghiệp. Đặc biệt là phải đổi mới về mặt quản lý nhân lực
làm sao cho phù hợp với thời đại sao cho đạt được hiệu quả hoạt động cao và bền
lâu của doanh nghiệp.
Đối với các địa phương, công tác thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội trong thời
kỳ đổi mới là hết sức quan trọng. Với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế,
trong nền kinh tế thị trường nhiều cơ hội cũng như nhiều thách thức. Việc lựa chọn
địa điểm kinh doanh của các doanh nghiệp là chiến lược hết sức quan trọng, nó
quyết định phần lớn những thành công của doanh nghiệp.
Đứng trước thời cơ và thách thức mới, việc đẩy mạnh phát triển của các địa
phương có nhiều cạnh tranh không khác gì việc cạnh tranh của các doanh nghiệp.
Phú Thọ là một tỉnh miền núi phía tây Bắc Việt Nam, vị trí địa lý trng tâm
của vùng, là cửa ngõ phía Tây Bắc của thủ đô Hà Nội, cầu nối vùng Tây Bắc với
thủ đô Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, có truyền thống về phát triển tiểu thủ
Phạm Quang Huy (Khoá 2009-2011)
7
Khoa Kinh tế và Quản lý
Luận văn Cao học QTKD
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
công nghiệp và chế biến nông sản thực phẩm. Với mục tiêu xây dựng tỉnh Phú Thọ
trở thành tỉnh công nghiệp đến năm 2020, trong những năm vừa qua Tỉnh uỷ,
HĐND, UBND và các sở, ban ngành đã có nhiều cố gắng trong công tác chỉ đạo,
quản lý, và cải cách hành chính. Mặc dù đạt được kết quả bước đầu khả quan với
mức tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2006-2010 là 11,5%-12%, tuy nhiên,
theo đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh thì năng lực cạnh tranh của tỉnh
Phú Thọ nằm ở nhóm các tỉnh đánh giá thấp nhất, cụ thể trong năm 2009 và 2010
tỉnh Phú thọ xếp thứ 53/64 tỉnh, thành phố.
Việc năng lực cạnh tranh bị đánh giá thấp đã ảnh hưởng không nhỏ đến hình
ảnh, môi trường đầu tư và kinh doanh của Phú Thọ trong mắt Nhà đầu tư. Lãnh đạo
tỉnh Phú Thọ đã rất quan tâm đến vấn đề này và đã thực hiện chỉ đạo các ngành
chức năng tìm giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh.
Xuất phát từ thực tế, và cá nhân là một cán bộ đang làm việc trong cơ quan
nhà nước tại tỉnh Phú Thọ, tác giả đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài: ”Phân tích và đề
xuất một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh Phú Thọ” cho luận văn
thạc sỹ quản trị kinh doanh của mình. Hy vọng sẽ tìm hiểu, nghiên cứu đưa ra một
số giải pháp có thể áp dụng cho tỉnh Phú Thọ.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của tỉnh Phú Thọ.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao NLCT của tỉnh Phú Thọ.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Năng lực cạnh tranh của tỉnh Phú Thọ.
- Phạm vi nghiên cứu: Phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của
tỉnh Phú Thọ từ năm 2006 đến năm 2010, đồng thời dựa vào định hướng phát triển
Phạm Quang Huy (Khoá 2009-2011)
8
Khoa Kinh tế và Quản lý
Luận văn Cao học QTKD
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
kinh tế xã hội của tỉnh Phú Thọ đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực
cạnh tranh của tỉnh Phú Thọ.
4. Những đóng góp của đề tài
- Hệ thống hóa lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp, của tỉnh trong điều kiện kinh tế thị trường.
- Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của tỉnh Phú Thọ.
- Phân tích và đề xuất một số giải pháp nâng cao NLCT của tỉnh Phú Thọ.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, luận văn sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp
khác nhau. Đó là các phương pháp nghiên cứu tài liệu, hệ thống hoá, phương pháp
thống kê, phương pháp phân tích và phân tích những tư liệu thực tế để đánh giá thực
trạng và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh Phú Thọ.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn gồm 3 chương:
Chương I: Cơ sở lý thuyết về môi trường kinh doanh, cạnh tranh và
năng lực cạnh tranh của vùng.
Chương II: Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của tỉnh Phú Thọ
Chương III: Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh
tranh của tỉnh Phú Thọ.
Phạm Quang Huy (Khoá 2009-2011)
9
Khoa Kinh tế và Quản lý
Luận văn Cao học QTKD
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH,
CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA VÙNG.
1.1 Môi trường kinh doanh
1.1.1 Kinh doanh và môi trường kinh doanh
Môi trường kinh doanh là tổng thể các tác nhân, các điều kiện, các định chế
và các yếu tố có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động kinh doanh. Hoạt
động kinh doanh ở đây ta nói đến là hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.
Môi trường kinh doanh bao gồm môi trường vĩ mô và môi trường vi mô.
- Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô gồm:
+ Môi trường dân số.
+ Môi trường kinh tế.
+ Môi trường văn hóa - xã hội.
+ Môi trường chính trị - pháp luật.
+ Môi trường khoa học và công nghệ.
+ Môi trường tự nhiên
- Các yếu tố thuộc môi trường vi mô gồm:
+ Khách hàng.
+ Đối thủ cạnh tranh hiện có và tiềm ẩn.
+ Nhà cung cấp.
Phạm Quang Huy (Khoá 2009-2011)
10
Khoa Kinh tế và Quản lý
Luận văn Cao học QTKD
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
+ Các yếu tố nội bộ của doanh nghiệp.
1.1.2 Môi trường kinh doanh của vùng
Môi trường kinh doanh của vùng được xác định, nghiên cứu một cách tổng
thể là môi trường vĩ mô, các yếu tố thuộc môi trường kinh doanh của vùng như sau:
1.1.2.1 Môi trường dân số
Môi trường dân số thể hiện ở quy mô dân số, tốc độ tăng dân số, tỉ lệ lao
động, tỷ lệ lao động được đào tạo, cơ cấu lao động, trình độ nhận thức của lao động
và nhân dân.
1.1.2.2 Môi trường kinh tế
Ảnh hưởng của các yếu tố thuộc môi trường kinh tế đến hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp là rất lớn. Các yếu tố thuộc môi trường này quy định cách
thức doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế trong việc sử dụng tiềm năng của mình và
qua đó cũng tạo ra những điều kiện thuận lợi, bất lợi và cơ hội kinh doanh cho từng
doanh nghiệp.
Các yếu tố của môi trường kinh tế:
- Tiềm năng phát triển của nền kinh tế:
Phản ánh các nguồn lực có thể được huy động và chất lượng của nó: tài
nguyên, con người, vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên…
Là tiền đề xác định các định hướng và tính bền vững của cơ hội chiến lược
của doanh nghiệp.
- Các thay đổi về cấu trúc, cơ cấu kinh tế của nền kinh tế: Tác động đến sự
thay đổi vị trí, vai trò và xu hướng phát triển của các ngành kinh tế trong nền kinh
tế, kéo theo sự thay đổi chiều hướng phát triển của doanh nghiệp.
Phạm Quang Huy (Khoá 2009-2011)
11
Khoa Kinh tế và Quản lý
Luận văn Cao học QTKD
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế: Ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến sự phát
triển của doanh nghiệp, nó liên quan kỳ vọng đầu tư, thay đổi quy mô hoạt động và
mục tiêu phát triển của doanh nghiệp. Xu hướng phát triển chung của nền kinh tế
hoặc từng ngành liên quan đến mức độ quan tâm của các Nhà đầu tư trên các lĩnh
vực khác nhau.
- Lạm phát và khả năng điều khiển lạm phát.
- Hoạt động ngoại thương, xu hướng mở/đóng cửa nền kinh tế.
- Tỉ giá hối đoái là khả năng chuyển đổi của đồng tiền quốc gia.
- Hệ thống thuế, mức độ hoàn thiện và thực thi.
- Tỷ lệ thất nghiệp.
- Lãi suất và xu hướng của lãi suất.
1.1.2.3 Môi trường văn hóa và xã hội
Yếu tố văn hóa - xã hội luôn bao quanh doanh nghiệp và khách hàng và có
ảnh hưởng lớn đến sự hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Có thể nghiên cứu
các yếu tố này từ những góc độ khác nhau tùy theo mục tiêu nghiên cứu.
Tiêu thức thường được nghiên cứu khi phân tích môi trường văn hóa - xã hội
là dân số (Quy mô củanhu cầu và tính đa dạng của nhu cầu) bao gồm số người hiện
hữu trên thị trường. Tiêu thức này ảnh hưởng đến dung lượng thị trường có thể đạt
đến thông thường, dân số càng lớn thì quy mô thị trường càng lớn, nhu cầu về một
nhóm sản phẩm (sản phẩm) càng lớn, khách khối lượng tiêu thụ mộc sản phẩm nào
đó càng lớn, khả năng đảm bảo hiệu quả kinh doanh càng cao, cơ hội thương mại
lớn. Quy mô càng lớn thì khả năng tuyển dụng lao động đáp ứng với yêu cầu của
doanh nghiệp càng cao, khả năng phát triển của doanh nghiệp lớn.
Phạm Quang Huy (Khoá 2009-2011)
12
Khoa Kinh tế và Quản lý
Luận văn Cao học QTKD
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Tỷ lệ sinh/tử, độ tuổi trung bình và các lớp người già trẻ. Tiêu thức này ảnh
hưởng chủ yếu đến nhu cầu và việc hình thành các dòng sản phẩm thỏa mãn nó trên
thị trường, các yêu cầu về cách thức đáp ứng của doanh nghiệp như lựa chon sản
phẩm đáp ứng, hoạt động xúc tiến…
Độ lớn của một gia đình (bao gồm số lượng người trong gia đình). Có ảnh
hưởng đến số lượng, quy cách sản phẩm cụ thể…khi sản phẩm đó đáp ứng chô nhu
cầu chung của cả gia đình. Đặc biệt có ý nghĩa khi phân tích trong mối liên hệ với
thu nhập của người tiêu thụ.
Sự hình thành hay suy giảm mức độ tập trung dân cư (người tiêu thụ) ở một
khu vực địa lý hẹp. Có ảnh hưởng lớn đến sự xuất hiện cơ hội mới hoặc suy tàn cơ
hội hiện tại của doanh nghiệp.
Lượng tiền mà người tiêu thụ có thể sử dụng để thỏa mãn nhu cầu cá nhân
của họ. Trong điều kiện nguồn lực có hạn, số lượng tiền (thu nhập) sẽ được trang
trải cho các nhu cầu theo những tỉ lệ khác nhau và mức độ ưu tiên khác nhau. Điều
này ảnh hưởng đến sự lựa chọn loại sản phẩm và chất lượng cần đáp ứng của sản
phẩm, hình thành nên khái niệm về chất lượng sản phẩm theo các đánh giá của
người tiêu thụ: sản phẩm vừa đủ. Doanh nghiệp có nhiều cơ hội để lựa chon sản
phẩm thỏa mãn khách hàng theo mức độ yêu cầu khác nhau về chất lượng, chủng
loại và dịch vụ.
Vị trí của người tiêu thụ trong xã hội. Có ảnh hướng lớn đến quan điểm và
cách thức ứng xử trên thị trường. Các yêu cầu về sản phẩm và phục vụ tương ứng
với quan điểm thỏa mãn nhu cầu được hình thành theo nhóm.
Bản sắc, đặc điểm văn hóa - xã hội của từng nhóm khách hàng phản ánh
quan điểm và cách thức sử dụng sản phẩm. Vừa yêu cầu đáp ứng tính riêng biệt về
nhu cầu vừa tạo cơ hội đa dạng hóa khả năng đáp ứng của doanh nghiệp cho nhu
Phạm Quang Huy (Khoá 2009-2011)
13
Khoa Kinh tế và Quản lý
Luận văn Cao học QTKD
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
cầu. Đòi hỏi phân đoạn thị trường và có chiến lược marketing tương thích để nâng
cao khả năng cạnh tranh.
Đối với các khách hàng là tổ chức (doanh nghiệp, chính phủ…) các tiêu thức
trên cũng có thể được ứng dụng để nghiên cứu:
- Số lượng các tổ chức sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường
và xu hướng phát triển của nó.
- Quy mô của các tố chức và xu hướng vận động.
- Sự hình thành các khu công nghiệp tập trung và xu hướng vận động.
- Mức độ tăng trưởng và khả năng tái đầu tư (tích tụ tư bản) hoặc kết hợp đầu
tư (tập trung tư bản) của các tổ chức cùng xu hướng vận động.
- Lĩnh vực hoạt động và phạm vi hoạt động của các tổ chức.
- Đặc điểm quốc hiệu của một tổ chức (nước nào? khu vực nào? đa quốc gia)
1.1.2.4 Môi trường chính trị luật pháp
Các yếu tố thuộc lĩnh vực chính trị và luật pháp chi phối mạnh mẽ sự hình
thành cơ hội đầu tư, thương mại và khả năng thực hiện mục tiêu của bất kỳ doanh
nghiệp nào.
Các yếu tố cơ bản thuộc môi trường thành phần này thì được lưu ý là:
- Quan điểm, mục tiêu định hướng phát triển xã hội và nền kinh tế của Đảng
cầm quyền.
- Chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện các quan điểm, mục tiêu của
chính phủ và khả năng điều hành của chính phủ, địa phương.
Phạm Quang Huy (Khoá 2009-2011)
14
Khoa Kinh tế và Quản lý
Luận văn Cao học QTKD
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
- Mức độ ổn định chính trị - xã hội.
- Thái độ và phản ứng của các tổ chức xã hội, của các nhà phê bình xã hội.
- Thái độ và phản ứng của người tiêu thụ.
- Hệ thống luật pháp với mức độ hoàn thiện của nó và hiệu lực thực hiện luật
pháp trong đời sống kinh tế xã hội.
1.1.2.5 Môi trường công nghệ
- Trình độ trang thiết bị kỹ thuật công nghệ của ngành/nền kinh tế.
Liên quan đến mức độ tiên tiến/trung bình/lạc hậu của công nghệ và trang
thiế bị đang được sử dụng trong nền/ngành kinh tế. Ảnh hưởng trực tiếp đến yêu
cầu đổi mới công nghệ, trang thiết bị, khả năng sản xuất sản phẩm với các cấp chất
lượng, năng suất lao động, khả năng cạnh tranh, lựa chọn và cung cấp công nghệ,
thiết bị…
- Khả năng nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nền/ngành
kinh tế.
- Phản ảnh tiềm năng phát triển và đổi mới công nghệ sản xuất, công nghệ
quản lý…liên quan đến đổi mới sản phẩm, chu kỳ sống của sản phẩm, khả năng
cạnh tranh có tính tiên phong.
1.1.2.6 Môi trường địa lý
- Vị trí địa lý: địa điểm kinh doanh có ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh trong
hoạt động thương mại của doanh nghiệp. Khu vực với nhiều trung tâm công nghiệp,
dịch vụ, du lịch... có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của doanh nghiệp. Tại những
khu vực có điều kiện giao thông thuận lợi, tập trung nhiều các khu công nghiệp, khu
kinh tế, trung tâm dịch vụ sẽ có nhiều lợi thế để phát triển doanh nghiệp.
Phạm Quang Huy (Khoá 2009-2011)
15
Khoa Kinh tế và Quản lý
Luận văn Cao học QTKD
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
- Điều kiện tự nhiên: Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng rất lớn đến một số
ngành nghề kinh doanh nhất định. Như các điều kiện về tài nguyên thiên nhiên,
khoáng sản, khí hậu, nhiệt độ, độ ẩm.... có tính quyết định đến nguồn nguyên, nhiên
liệu đầu vào và tính năng các sản phẩm đầu ra. Ảnh hưởng quyết định đến tình hình
kinh doanh của doanh nghiệp.
1.2 Năng lực cạnh tranh
1.2.1 Cạnh tranh
Thuật ngữ “Cạnh tranh” được sử dụng rất phổ biến hiện nay trong nhiều lĩnh
vực như kinh tế, thương mại, luật, chính trị, quân sự, sinh thái, thể thao; thường
xuyên được nhắc tới trong sách báo chuyên môn, diễn đàn kinh tế cũng như các
phương tiện thông tin đại chúng và được sự quan tâm của nhiều đối tượng, từ nhiều
góc độ khác nhau, dẫn đến có rất nhiều khái niệm khác nhau về “cạnh tranh”, cụ thể
như sau:
Theo từ điển tiếng Việt(1) “Cạnh tranh” được giải thích là sự cố gắng giành
phần hơn, phần thắng về mình giữa những người, những tổ chức hoạt động nhằm
những lợi ích như nhau. Trong kinh tế chính trị học thì cạnh tranh là sự ganh đua về
kinh tế giữa những chủ thể trong nền sản xuất hàng hóa nhằm giành giật những điều
kiện thuận lợi trong sản xuất, tiêu thụ hoặc tiêu dùng hàng hóa để từ đó thu được
nhiều lợi ích nhất cho mình. Cạnh tranh có thể xảy ra giữa những người sản xuất
với người tiêu dùng (người sản xuất muốn bán đắt, người tiêu dùng muốn mua rẻ);
giữa người tiêu dùng với nhau để mua được hàngrẻ hơn; giữa những người sản xuất
để có những điều kiện tốt hơn trong sản xuất và tiêu thụ. Có nhiều biện pháp cạnh
tranh: cạnh tranh giá cả (giảm giá,…) hoặc cạnh tranh phi giá cả (quảng cáo,…) hay
cạnh tranh của một doanh nghiệp, một ngành, một quốc gia là mức độ mà ở đó,
dưới các điều kiện về thị trường tự do và công bằng có thể sản xuất ra các sản phẩm
1
Từ điển tiếng Việt, Viện ngôn ngữ học, NXB Đà Nẵng, 1998.
Phạm Quang Huy (Khoá 2009-2011)
16
Khoa Kinh tế và Quản lý
Luận văn Cao học QTKD
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
hàng hóa và dịch vụ đáp ứng được đòi hỏi của thị trường, đồng thời tạo ra việc làm
và nâng cao được thu nhập thực tế.
Trong tác phẩm “Quốc phú luận” của Adam Smith, tác giả cho rằng cạnh
tranh có thể phối hợp kinh tế một cách nhịp nhàng, có lợi cho xã hội. Vì sự cạnh
tranh trong quá trình của cải quốc dân tăng lên chủ yếu diễn ra thông qua thị trường
và giá cả, do đó, cạnh tranh có quan hệ chặt chẽ với cơ chế thị trường. Theo Smith,
“Nếu tự do cạnh tranh, các cá nhân chèn ép nhau, thì cạnh tranh buộc mỗi cá nhân
phải cố gắng làm công việc của mình một cách chính xác”, “Cạnh tranh và thi đua
thường tạo ra sự cố gắng lớn nhất. Ngược lại, chỉ có mục đích lớn lao nhưng lại
không có động cơ thúc đẩy thực hiện mục đích ấy thì rất ít có khả năng tạo ra được
bất kỳ sự cố gắng lớn nào”.
Trong tác phẩm “Về nguồn gốc của các loài”, Charles Robert Darwin đã đề
ra tư tưởng “vật cánh thiên trạch, thích giả sinh tồn”, đó là sự mô tả hay nhất về sự
cạnh tranh trong giới sinh vật. Quả vậy, không có cạnh tranh thì không có sự tiến bộ
của sinh vật, toàn bộ giới sinh vật, trong đó gồm cả loài người sẽ vì thiếu sức sống
mà suy vong.
Trong lý luận cạnh tranh của mình, trọng điểm nghiên cứu của Các Mác là
cạnh tranh giữa những người sản xuất và liên quan tới sự cạnh tranh này là cạnh
tranh giữa người sản xuất và người tiêu dùng. Những cuộc cạnh tranh này diễn ra
dưới ba góc độ: cạnh tranh giá thành thông qua nâng cao năng suất lao động giữa
các nhà tư bản nhằm thu được giá trị thặng dư siêu ngạch; cạnh tranh chất lượng
thông qua nâng cao giá trị sử dụng hàng hoá, hoàn thiện chất lượng hàng hoá để
thực hiện được giá trị hàng hoá; cạnh tranh giữa các ngành thông qua việc gia tăng
tính lưu động của tư bản nhằm chia nhau giá trị thặng dư.
Phạm Quang Huy (Khoá 2009-2011)
17
Khoa Kinh tế và Quản lý
Luận văn Cao học QTKD
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Ba góc độ cạnh tranh cơ bản này diễn ra xoay quanh sự quyết định giá trị, sự
thực hiện giá trị và sự phân phối giá trị thặng dư, chúng tạo nên nội dung cơ bản
trong lý luận cạnh tranh của Các Mác.
Đến nửa cuối thế kỷ XIX, các nhà kinh tế học thuộc trường phái cổ điển mới
xây dựng lý luận cạnh tranh trên cơ sở tổng kết sự phát triển lý luận kinh tế ở nửa
đầu thế kỷ ấy nhằm vạch ra nguyên lý cơ bản về sự vận động của chế độ tư bản chủ
nghĩa để chỉ đạo cạnh tranh, kết quả là họ đã cho đời tư tưởng về thể chế kinh tế
cạnh tranh hoàn hảo, lấy thị trường tự do hoặc chế độ trao đổi làm cốt lõi. Cạnh
tranh hoàn hảo là một trong những giả thiết cơ bản của lý luận kinh tế này.
Ngược với tư tưởng xem cạnh tranh là một quá trình tĩnh của các nhà kinh tế
học thuộc trường phái cổ điển của thế kỷ XIX, các nhà kinh tế học của trường phái
Áo cho rằng: “Một chỉ tiêu quan trọng về sự ra đời của lý luận cạnh tranh hiện đại
là vứt bỏ việc lấy cạnh tranh hoàn hảo làm giáo điều của lý luận cạnh tranh hiện
thực và lý tưởng, cạnh tranh được xem xét ở góc độ là một quá trình động, phát
triển chứ không phải là quá trình tĩnh”.
Theo Michael Porter thì: Cạnh tranh là giành lấy thị phần. Bản chất của cạnh
tranh là tìm kiếm lợi nhuận, là khoản lợi nhuận cao hơn mức lợi nhuận trung bình
mà doanh nghiệp đang có. Kết quả quá trình cạnh tranh là sự bình quân hóa lợi
nhuận trong ngành theo chiều hướng cải thiện sâu dẫn đến hệ quả giá cả có thể giảm
đi (1980). Ở góc độ thương mại, cạnh tranh là một trận chiến giữa các doanh nghiệp
và các ngành kinh doanh nhằm chiếm được sự chấp nhận và lòng trung thành của
khách hàng. Hệ thống doanh nghiệp tự do đảm bảo cho các ngành có thể tự mình
đưa ra các quyết định về mặt hàng cần sản xuất, phương thức sản xuất, và tự định
giá cho sản phẩm hay dịch vụ.
Phạm Quang Huy (Khoá 2009-2011)
18
Khoa Kinh tế và Quản lý
Luận văn Cao học QTKD
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Như vậy, cạnh tranh là một công cụ mạnh mẽ và là một yêu cầu tất yếu cho
sự phát triển kinh tế của mỗi doanh nghiệp và mỗi quốc gia. Cạnh tranh của một
doanh nghiệp là chiến lược của một DN với các đối thủ trong cùng một ngành.
Cạnh tranh giúp khai thác một cách hiệu quả nguồn lực thiên nhiên và tạo ra
các phương tiện mới để thoả mãn nhu cầu cá nhân ở mức giá thấp hơn và chất
lượng cao hơn. Từ đó, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của con người. Nhờ
cạnh tranh đã thúc đẩy đổi mới công nghệ và gia tăng năng suất, tạo ra những thành
tựu mới trên nhiều lĩnh vực.
Do sự phát triển của thương mại và chủ nghĩa tư bản công nghiệp cùng với
ảnh hưởng của tư tưởng kinh tế, cạnh tranh ngày càng được xem như là cuộc đấu
tranh giữa các đối thủ. Trong thực tế đời sống kinh tế, cạnh tranh ngày càng được
xem là một cuộc đấu tranh giữa các đối thủ với mục đích đánh bại đối thủ. Đặc biệt,
trước xu thế hội nhập như hiện nay, cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt và phức
tạp hơn, trở thành một vấn đề sống còn của doanh nghiệp, doanh nghiệp nào không
thể cạnh tranh được với đối thủ sẽ nhanh chóng bị đào thải ra thương trường.
* Các hình thức cạnh tranh chủ yếu:
+ Theo tính chất cạnh tranh
- Cạnh tranh lành mạnh (cạnh tranh mà có “sân chơi” bình đẳng).
- Cạnh tranh không lành mạnh (cạnh tranh có “sân chơi” không bình đẳng).
+ Theo mức độ cạnh tranh
- Cạnh tranh hoàn hảo (cạnh tranh thuần túy).
- Cạnh tranh không hoàn hảo: Gồm Độc quyền nhóm và cạnh tranh mang
tính độc quyền.
Phạm Quang Huy (Khoá 2009-2011)
19
Khoa Kinh tế và Quản lý
Luận văn Cao học QTKD
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
+ Độc quyền nhóm: Tồn tại trong các ngành sản xuất mà ở đó chỉ có một ít
người sản xuất, mỗi người đều nhận thức được rằng giá cả các sản phẩm của mình
không chỉ phụ thuộc vào hoạt động của mình mà còn phụ thuộc vào hoạt động của
những kẻ cạnh tranh quan trọng trong ngành đó.
+ Cạnh tranh mang tính độc quyền: Là hình thức cạnh tranh mà trong đó các
doanh nghiệp cạnh tranh với nhau bằng việc bán các sản phẩm phân biệt (đã được
làm cho khác sản phẩm của các doanh nghiệp khác), các sản phẩm này có thể thay
thế cho nhau ở mức độ cao nhưng không phải là thay thế hoàn hảo. Người bán có
thể thu hút khách hàng bằng các cách hữu hiệu như quảng cáo, khuyến mại, dịch vụ
hậu mãi... Loại hình cạnh tranh này rất phổ biến hiện nay.
+ Căn cứ vào chủ thể tham gia thị trường
- Cạnh tranh giữa người bán và người mua.
- Cạnh tranh giữa những người mua với nhau.
- Cạnh tranh giữa những người bán với nhau.
+ Cạnh tranh giữa người bán với người mua: Là cuộc cạnh tranh diễn ra
theo “luật” mua rẻ - bán đắt. Người mua luôn muốn mua được rẻ, ngược lại, người
bán luôn có tham vọng bán đắt. Sự cạnh tranh này được thực hiện trong quá trình
“mặc cả” và cuối cùng giá cả được hình thành và những hành động bán, mua được
thực hiện.
+ Cạnh tranh giữa những người mua với nhau: Là cuộc cạnh tranh trên cơ
sở quy luật cung cầu. Khi một loại hàng hoá, dịch vụ nào đó mà mức cung cấp nhỏ
hơn nhu cầu tiêu dùng thì cuộc cạnh tranh càng trở nên quyết liệt và giá hàng hoá,
dịch vụ đó sẽ càng tăng. Kết quả cuối cùng là người bán thu được lợi nhuận cao,
còn người mua thì phải mất thêm một số tiền. Đây là cuộc cạnh tranh mà những
người mua tự làm hại chính mình.
Phạm Quang Huy (Khoá 2009-2011)
20
Khoa Kinh tế và Quản lý
Luận văn Cao học QTKD
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
+ Cạnh tranh giữa những người bán với nhau: Là cuộc cạnh tranh chính
trên vũ đài thị trường, đồng thời cũng là cuộc cạnh tranh khốc liệt nhất, có ý nghĩa
sống còn đối với các doanh nghiệp. Tất cả các Doanh nghiệp đều muốn giành giật
lấy lợi thế cạnh tranh, chiếm lĩnh thị phần của đối thủ. Kết quả để đánh giá doanh
nghiệp nào chiến thắng trong cuộc cạnh tranh này là việc tăng doanh số tiêu thụ,
tăng tỉ lệ thị phần. Cùng với nó là tăng lợi nhuận, tăng đầu tư chiều sâu, mở rộng
sản xuất. Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là hiện tượng tự nhiên, bởi thế, đã
bước vào kinh doanh thì bắt buộc phải chấp nhận.
Thực tế cho thấy, khi sản xuất hàng hoá càng phát triển, số người bán càng
tăng lên thì cạnh tranh càng quyết liệt. Trong quá trình ấy, một mặt sản xuất hàng
hoá với qui luật cạnh tranh sẽ lần lượt gạt ra khỏi thị trường những doanh nghiệp
không có chiến lược cạnh tranh thích hợp. Nhưng mặt khác, nó lại mở đường cho
những doanh nghiệp nắm chắc “ vũ khí” cạnh tranh thị trường và dám chấp nhận
“luật chơi” phát triển.
+ Căn cứ theo phạm vi lãnh thổ
- Cạnh tranh trong nước.
- Cạnh tranh quốc tế.
Trong bối cảnh hội nhập ngày nay thì cạnh tranh quốc tế ngày càng trở nên
gay gắt, cạnh tranh quốc tế đòi hỏi các chủ thể phải tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế,
thông lệ quốc tế.
+ Căn cứ theo phạm vi ngành kinh tế
+ Cạnh tranh trong nội bộ ngành: Là sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp
cùng sản xuất và tiêu thụ một loại hàng hoá hoặc dịch vụ nào đó. Trong cuộc cạnh
tranh này, các doanh nghiệp thôn tính nhau. Những doanh nghiệp chiến thắng sẽ mở
rộng phạm vi hoạt động của mình trên thị trường; những doanh nghiệp thua cuộc sẽ
Phạm Quang Huy (Khoá 2009-2011)
21
Khoa Kinh tế và Quản lý
Luận văn Cao học QTKD
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
phải thu hẹp kinh doanh, thậm chí bị phá sản.
+ Cạnh tranh giữa các ngành: Là sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, hay
đồng minh các doanh nghiệp trong ngành kinh tế khác nhau, nhằm giành lấy lợi
nhuận lớn nhất. Trong quá trình cạnh tranh này, các doanh nghiệp luôn say mê với
những ngành đầu tư có lợi nhuận nên đã chuyển vốn từ ngành ít lợi nhuận sang
ngành nhiều lợi nhuận. Sự điều chuyển tự nhiên theo tiếng gọi của lợi nhuận này
sau một thời gian nhất định, vô hình chung hình thành nên sự phân phối vốn hợp lý
giữa các ngành sản xuất, để rồi kết quả cuối cùng là, các doanh nghiệp đầu tư ở các
ngành khác nhau với số vốn bằng nhau chỉ thu được lợi nhuận như nhau, tức là hình
thành tỷ suất lợi nhuận bình quân cho tất cả các ngành.
1.2.2 Năng lực cạnh tranh và các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh
Trong phạm vi luận văn này, năng lực cạnh tranh được nghiên cứu là năng
lực cạnh tranh trong lĩnh vực kinh tế, không xem xét ở những khía cạnh khác như
văn hoá, xã hội, quốc phòng...
Hiện nay, có nhiều quan điểm khác nhau về năng lực cạnh tranh trên các cấp
độ: quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm. Và hiện chưa có một lý thuyết nào hoàn
toàn có tính thuyết phục về vấn đề này, do đó không có lý thuyết “chuẩn” về năng
lực cạnh tranh. Tuy nhiên, hai hệ thống lý thuyết với hai phương pháp đánh giá
được các quốc gia và các thiết chế kinh tế quốc tế sử dụng nhiều nhất: Phương pháp
thứ nhất do Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) thiết lập trong bản Báo cáo cạnh tranh
toàn cầu; Phương pháp thứ hai do Viện Quốc tế về quản lý và phát triển (IMD) đề
xuất trong cuốn niên giám cạnh tranh thế giới. Cả hai phương pháp này đều do một
số Giáo sư đại học Harvard như Michael Porter, Jeffrey Shach và một số chuyên gia
của WEF như Cornelius, Mache Levison tham gia xây dựng.
Phạm Quang Huy (Khoá 2009-2011)
22
Khoa Kinh tế và Quản lý
Luận văn Cao học QTKD
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Theo kinh tế học năng lực cạnh tranh được phân theo các cấp độ khác nhau
bao gồm: Năng lực cạnh tranh quốc gia, năng lực cạnh tranh doanh nghiệp, năng
lực cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ.
Năng lực cạnh tranh quốc gia: Là năng lực của một nền kinh tế đạt được tăng
trưởng bền vững, thu hút được đầu tư, bảo đảm ổn định kinh tế, xã hội, nâng cao
đời sống người dân.
Năng lực cạnh tranh doanh nghiệp: Được đo bằng khả năng duy trì và mở
rộng thị phần, thu lợi nhuận của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh trong và
ngoài nước. Một doanh nghiệp có thể kinh doanh một hay nhiều sản phẩm dịch vụ,
vì vậy, người ta còn phân biệt năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp với năng lực
cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ.
Theo Fafchamps, sức cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng doanh nghiệp
đó có thể sản xuất sản phẩm với chi phí biến đổi trung bình thấp hơn giá của nó trên
thị trường, có nghĩa là doanh nghiệp nào có khả năng sản xuất ra những sản phẩm
có chất lượng tương tự như sản phẩm của doanh nghiệp khác nhưng có chi phí thấp
hơn thì được coi là có năng lực cạnh tranh cao hơn. Một quan niệm khác cho
rằng(2): “Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được hiểu là tích hợp các khả năng
và nguồn nội lực để duy trì và phát triển thị phần, lợi nhuận và định vị những ưu thế
cạnh tranh của doanh nghiệp đó trong mối quan hệ với đối thủ cạnh tranh trực tiếp
và tiềm tàng trên một thị trường mục tiêu xác định”.
Theo PGS. TS Nguyễn Thị Quy, “Năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp
là khả năng doanh nghiệp đó tạo ra, duy trì và phát triển những lợi thế nhằm duy trì
và mở rộng thị phần; đạt được mức lợi nhuận cao hơn mức trung bình của ngành và
2
Nguyễn Bách Khoa, (2004) Phương pháp luận xác định năng lực cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế
của doanh nghiệp , Tạp chí Khoa học thương mại số 4 + 5 , Hà Nội
Phạm Quang Huy (Khoá 2009-2011)
23
Khoa Kinh tế và Quản lý
Luận văn Cao học QTKD
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
liên tục tăng đồng thời đảm bảo sẹ hoạt động an toàn và lành mạnh, có khả năng
chống đỡ và vượt qua những biến động bất lợi của môi trường kinh doanh”.
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thể hiện qua hiệu quả kinh doanh của
doanh nghiệp, được đo thông qua lợi nhuận, thị phần của doanh nghiệp, thể hiện
qua chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp cũng thể hiện qua năng lực cạnh tranh của các sản phẩm và dịch vụ
mà doanh nghiệp kinh doanh.
Năng lực cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ: được đo bằng thị phần của sản
phẩm hay dịch vụ trên thị trường.
Ba cấp độ năng lực cạnh tranh có mối quan hệ qua lại mật thiết với nhau, tạo
điều kiện cho nhau, chế định và phụ thuộc lẫn nhau. Mỗi nền kinh tế có năng lực
cạnh tranh quốc gia phải có nhiều doanh nghiệp có cạnh tranh, ngược lại, để tạo
điều kiện cho doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh, môi trường kinh doanh cho nền
kinh tế phải thuận lợi, các chính sách kinh tế vĩ mô phải rõ ràng, có thể sự bao được,
nền kinh tế phải ổn định, bộ máy nhà nước phải trong sạch, hoạt động có hiệu quả,
có tính chuyên nghiệp.
Trong môi trường cạnh tranh, sức mạnh của các tổ chức kinh tế không chỉ
được đo bằng chính năng lực nội tại của từng chủ thể, mà điều quan trọng hơn là
trong sự so sánh tương quan giữa các chủ thể với nhau. Do đó, đạt được vị thế cạnh
tranh mạnh trên thị trường là yêu cầu sống còn của doanh nghiệp.
Ngày nay, các doanh nghiệp phải nhanh chóng thay đổi một cách cơ bản
những suy nghĩ của mình về công việc kinh doanh. Hầu hết doanh nghiệp trên toàn
thế giới đều thừa nhận cạnh tranh và coi cạnh tranh không những là môi trường và
động lực của sự phát triển mà còn là yếu tố quan trọng làm lành mạnh hoá các quan
hệ xã hội. Cạnh tranh buộc các doanh nghiệp phải sản xuất và cung cấp những sản
phẩm mà thị trường cần để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng và phong phú của
Phạm Quang Huy (Khoá 2009-2011)
24
Khoa Kinh tế và Quản lý