Tải bản đầy đủ (.pdf) (217 trang)

dạy học theo chương trình hóa môn công nghệ 11 tại trường thpt chuyên hùng vương tỉnh bình dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.02 MB, 217 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGUYỄN MINH VƯƠNG

DẠY HỌC THEO CHƯƠNG TRÌNH HÓA MÔN CÔNG NGHỆ 11
TẠI TRƯỜNG THPT CHUYÊN HÙNG VƯƠNG
TỈNH BÌNH DƯƠNG

NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC – 601410

S K C0 0 4 3 2 5

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 10/2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGUYỄN MINH VƯƠNG

DẠY HỌC THEO CHƯƠNG TRÌNH HÓA MÔN
CÔNG NGHỆ 11 TẠI TRƯỜNG THPT CHUYÊN
HÙNG VƯƠNG - TỈNH BÌNH DƯƠNG

NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC – 601410


Tp. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2014


Luận văn Thạc sĩ

i

LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC
Họ và tên: Nguyễn Minh Vương

Giới tính: Nam

Ngày, tháng, năm sinh: 19/04/1986

Nơi sinh: Bình Dương

Quê quán: An Sơn – Bình Dương

Dân tộc: Kinh

Chức vụ, đơn vị công tác trước khi học tập, nghiên cứu: Giáo viên phụ trách thiết bị
trường THPT chuyên Hùng Vương – TP. Thủ Dầu Một – Tỉnh Bình Dương.
Chỗ ở riêng hoặc địa chỉ liên lạc: số nhà 1262, đường Nguyễn Chí Thanh, tổ 2, khu
1, phường Hiệp An, TP. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
Điện thoại cơ quan: 06503827790
Điện thoại nhà riêng: 06503560554
Email:
II. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO
1/ Đại học:

Hệ đào tạo: Chính quy

Thời gian đào tạo từ 09/2004 đến 03/2009

Nơi học: Trường Đại học sư phạm kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh.
Ngành học: Kỹ thuật công nghiệp.
Tên đồ án, luận án hoặc môn thi tốt nghiệp: Mô phỏng hoạt động tăng áp động cơ
bằng phần mềm Flash.
Ngày và nơi bảo vệ đồ án, luận án hoặc thi tốt nghiệp: 02/2009 tại khoa cơ khí chế
tạo máy, trường Đại học sư phạm kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh.
Người hướng dẫn: ThS. Nguyễn Tấn Quốc
2/ Thạc sĩ:
Hệ đào tạo: Chính quy

Thời gian đào tạo từ 10/2012 đến 10/2014

Nơi học: Trường Đại học sư phạm kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh.
Ngành học: Lý luận và phương pháp dạy học.
Tên luận văn: Dạy học theo chương trình hóa môn Công nghệ 11 tại trường THPT
chuyên Hùng Vương, tỉnh Bình Dương.

HVTH: NGUYỄN MINH VƯƠNG


Luận văn Thạc sĩ

ii

Ngày và nơi bảo vệ luận văn: 10/2014 tại trường Đại học sư phạm kỹ thuật TP. Hồ
Chí Minh.

Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Toàn.
III. QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN KỂ TỪ KHI TỐT NGHIỆP
ĐẠI HỌC.
Thời gian
Từ 09/2009 đến nay

Nơi công tác
Trường

THPT

Công việc đảm nhiệm

chuyên Giáo viên phụ trách thiết

Hùng Vương, TP. Thủ bị, kiêm nhiệm giáo viên
Dầu

Một,

Dương.

tỉnh

Bình dạy môn Công nghệ 11,
12

IV. CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ:

Ngày 19 tháng 08 năm 2014

Người khai ký tên

HVTH: NGUYỄN MINH VƯƠNG


Luận văn Thạc sĩ

iii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 08 năm 2014
(Ký và ghi rõ họ tên)

Nguyễn Minh Vương

HVTH: NGUYỄN MINH VƯƠNG


Luận văn Thạc sĩ

iv

LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Toàn đã tận tình
giúp đỡ và hướng dẫn tác giả từ khi hình thành ý tưởng đề tài đến suốt quá trình thực
hiện và hoàn chỉnh luận văn.
Tác giả xin chân thành cảm ơn Quý Thầy Cô Ban giám hiệu, phòng Đào tạo sau đại

học, Viện Sư phạm kỹ thuật, và toàn thể Quý Thầy Cô trực tiếp giảng dạy lớp cao
học ngành Lý luận và phương pháp dạy học khóa 20 năm học 2012 - 2014 của trường
Đại học sư phạm kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tác
giả hoàn thành khóa học tại trường.
Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn đến tập thể Quý Thầy Cô Ban giám hiệu, tổ bộ môn
Lý – Công nghệ và các em học sinh khối 11, 12 năm học 2013 – 2014 của trường
THPT chuyên Hùng Vương, tỉnh Bình Dương đã nhiệt tình ủng hộ, tham gia cuộc
khảo sát và tạo điều kiện thuận lợi để tác giả có thể hoàn thành luận văn đúng tiến độ.
Cuối cùng, tác giả xin cảm ơn sự quan tâm, động viên từ những người thân trong
gia đình, bạn bè và đồng nghiệp trong suốt thời gian vừa qua.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 08 năm 2014
Người thực hiện

Nguyễn Minh Vương

HVTH: NGUYỄN MINH VƯƠNG


Luận văn Thạc sĩ

v

TÓM TẮT LUẬN VĂN
Hiện nay tình trạng chung của các trường phổ thông là chạy đua theo thành tích, nên
giáo viên và học sinh thường chỉ chú trọng những môn thi tốt nghiệp hay đại học là
chính. Do đó, các môn học khác được coi là môn phụ và thường bị xem nhẹ, vì vậy
mà chất lượng các môn phụ này thường thấp. Suy nghĩ trên hết sức sai lầm vì nội
dung mỗi môn học đều góp phần vào việc tạo ra những con người phát triển toàn
diện. Môn Công nghệ 11 có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng
nguồn lao động. Nhưng đa số giáo viên giảng dạy môn này rất sơ sài, không chú trọng

đến việc đổi mới phương pháp và học sinh cũng chỉ học qua loa để đối phó. Trước
tình hình đó tác giả đã chọn đề tài nghiên cứu “Dạy học theo chương trình hóa môn
Công nghệ 11 tại trường THPT chuyên Hùng Vương, tỉnh Bình Dương” với mong
muốn nâng cao chất lượng môn học nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung. Nội
dung đề tài gồm ba chương chính:
- Chương 1: Cơ sở lý luận của dạy học theo chương trình hóa môn Công nghệ 11
Tác giả đã trình bày khái quát về lịch sử vấn đề nghiên cứu, một số khái niệm liên
quan, hoạt động tự học, phương tiện dạy học và phân tích để làm rõ phương pháp dạy
học theo chương trình hóa.
- Chương 2: Thực trạng dạy học môn Công nghệ 11 tại trường THPT chuyên Hùng
Vương.
Tác giả đã tìm hiểu về mục tiêu, đặc điểm nội dung môn Công nghệ 11. Sau đó tác
giả đã tiến hành gửi các bảng câu hỏi khảo sát đến giáo viên và học sinh để tìm hiểu
thực trạng về phương pháp, phương tiện sử dụng, mức độ hứng thú của học sinh…đối
với môn Công nghệ 11 tại trường.
- Chương 3: Dạy học theo chương trình hóa môn Công nghệ 11 tại trường THPT
chuyên Hùng Vương, tỉnh Bình Dương
Tác giả đã tiến hành xây dựng qui trình mẫu cho ba bài giảng trong chương V, VI
phần động cơ đốt trong, sau đó biên soạn giáo án và thiết kế phiếu học tập để giảng
dạy. Tiếp theo, tác giả đã tiến hành tổ chức dạy thực nghiệm sư phạm, tổng hợp kết
quả thu được cho thấy chất lượng môn học tăng lên khá rõ.

HVTH: NGUYỄN MINH VƯƠNG


Luận văn Thạc sĩ

vi

ABSTRACT

Nowadays, the general situation of high schools is running after the achievement,
so teachers and students often focus on core subjects, which are compulsory in the
National Examination or in University Entrance Examination, and other subjects are
considered as minor subjects, which are often disregarded. Therefore, the results of
these minor subjects are a little low. In fact, these viewpoints are completely wrong
because each subject contributes to training well-developed students. Technology in
the eleventh grade plays a very important role in improving the quality of the labor
force, but most technology teachers did not spend much time on preparing the lesson
as well as taught it without care. In addition, they did not focus on innovating the
method, and student were not interested in this subject and learnt it perfunctorily. Due
to the situation above, the researcher has selected the topic of the study “Teaching
technology of the eleventh grade at Hung Vuong high school in Binh Duong province
according to the programmed instruction” to improve the quality of technology in
particular and the quality of education in general. The study comprises three main
chapters in sequence as follows:
- Chapter 1: Theoretical information about programmed instruction
The researcher made generalizations about the problem of the study, some concepts
relevant to self-taught activities as well as means of teaching and learning and
analyzed theory to clarify the programmed instruction.
- Chapter 2: Current teaching on technology in the eleventh grade at Hung Vuong
High School.
The researcher investigated for the objectives, the specific content of technology in
the eleventh grade. Then, the researcher sent sets of questionnaires for teachers and
for students to gain information about teaching and learning methods, teaching and
learning aids, and the students’ attitude towards the technology in the eleventh grade
at Hung Vuong High School.
- Chapter 3: Programmed instruction in technology in the eleventh grade at Hung
Vuong High School.
The researcher conducted a sample for three lessons in part V, part VI - combustion
engine, then compiled a lesson plan and designed handouts for teaching. Next, an

experiment was carried out, and the researcher analyzed the data. The result of the
study showed that the quality of this subject increased significantly.

HVTH: NGUYỄN MINH VƯƠNG


Luận văn Thạc sĩ

vii

MỤC LỤC
TRANG
LÝ LỊCH KHOA HỌC ............................................................................................. i
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................... iii
LỜI CẢM ƠN ...........................................................................................................iv
TÓM TẮT LUẬN VĂN ............................................................................................ v
MỤC LỤC ................................................................................................................vii
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................xi
DANH SÁCH CÁC BẢNG ....................................................................................xii
DANH SÁCH CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ ..................................................................... xiii
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI .......................................................................................1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ................................................................................2
3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ...............................................................................2
4. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ..............................................3
a. Khách thể nghiên cứu. ......................................................................................3
b. Đối tượng nghiên cứu. ......................................................................................3
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................................3
6. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU ...........................................................................3
7. PHẠM VI NGHIÊN CỨU...................................................................................4

8. CẤU TRÚC LUẬN VĂN ...................................................................................4
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA DẠY HỌC THEO CHƯƠNG TRÌNH
HÓA MÔN CÔNG NGHỆ 11 ..................................................................................5
1.1 LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU..................................................................5
1.1.1 Trên thế giới. ...............................................................................................5
1.1.2 Ở Việt Nam .................................................................................................8
1.2 MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN .............................................................10
1.2.1 Chương trình .............................................................................................10
1.2.2 Phương pháp dạy học ................................................................................12

HVTH: NGUYỄN MINH VƯƠNG


Luận văn Thạc sĩ

viii

1.3 CƠ SỞ PHÁP LÝ ............................................................................................13
1.4 HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC ..................................................................................15
1.4.1 Một số khái niệm về tự học .......................................................................15
1.4.2 Đặc điểm hoạt động tự học........................................................................17
1.4.3 Tổ chức hoạt động tự học cho học sinh.....................................................19
1.5 PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC ...........................................................................21
1.5.1 Định nghĩa. ................................................................................................21
1.5.2 Phân loại PTDH.........................................................................................22
1.5.3 Tính chất PTDH. .......................................................................................25
1.5.4 Nguyên tắc sử dụng phương tiện dạy học .................................................26
1.5.5 Cơ sở chung để lựa chọn phương tiện dạy học .........................................27
1.6 DẠY HỌC THEO CHƯƠNG TRÌNH HÓA ..................................................27
1.6.1 Đại cương về phương pháp dạy học theo chương trình hóa. ....................27

1.6.2 Đặc điểm của dạy học theo chương trình hóa. ..........................................28
1.6.3 Cấu trúc của chương trình dạy ..................................................................29
1.6.4 Các kiểu chương trình dạy ........................................................................30
1.6.5 Qui trình xây dựng bài dạy theo dạy học chương trình hóa. .....................33
1.6.6 Phương tiện dạy học theo chương trình hóa. ............................................35
1.6.7 Ưu điểm và hạn chế của dạy học theo chương trình hóa. .........................36
Kết luận chương 1 ................................................................................................... 38
Chương 2: THỰC TRẠNG DẠY HỌC MÔN CÔNG NGHỆ 11 TẠI TRƯỜNG
THPT CHUYÊN HÙNG VƯƠNG, TỈNH BÌNH DƯƠNG ................................ 39
2.1 TỔNG QUAN VỀ TRƯỜNG THPT CHUYÊN HÙNG VƯƠNG ................39
2.1.1 Lịch sử hình thành. ....................................................................................39
2.1.2 Cơ cấu tổ chức. ..........................................................................................40
2.1.3 Thành tích đạt được. ..................................................................................40
2.2 MÔN CÔNG NGHỆ 11...................................................................................42
2.2.1 Vị trí môn Công nghệ 11 ...........................................................................42
2.2.2 Đặc điểm nội dung môn Công nghệ 11 .....................................................42

HVTH: NGUYỄN MINH VƯƠNG


Luận văn Thạc sĩ

ix

2.2.3 Mục tiêu chương trình môn Công nghệ 11 ...............................................44
2.2.4 Chương trình môn Công nghệ 11 ..............................................................45
2.3 THỰC TRẠNG TỔ CHỨC DẠY HỌC MÔN CÔNG NGHỆ 11 TẠI
TRƯỜNG THPT CHUYÊN HÙNG VƯƠNG. ....................................................46
2.3.1 Mục đích khảo sát......................................................................................46
2.3.2 Nội dung khảo sát ......................................................................................46

2.3.3 Đối tượng khảo sát ....................................................................................46
2.3.4 Kỹ thuật khảo sát .......................................................................................47
2.3.5 Tiêu chí đánh giá .......................................................................................47
2.3.6 Phân tích thực trạng tổ chức dạy học môn Công nghệ 11 tại trường THPT
chuyên Hùng Vương ..........................................................................................48
Kết luận chương 2 ................................................................................................... 61
Chương 3: DẠY HỌC THEO CHƯƠNG TRÌNH HÓA MÔN CÔNG NGHỆ
11 TẠI TRƯỜNG THPT CHUYÊN HÙNG VƯƠNG, TỈNH BÌNH DƯƠNG 62
3.1 NỘI DUNG CHƯƠNG “ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG”.....................................62
3.1.1 Mục tiêu của chương .................................................................................62
3.1.2 Cấu trúc nội dung các bài dạy trong chương.............................................63
3.2 QUI TRÌNH XÂY DỰNG BÀI GIẢNG MÔN CÔNG NGHỆ 11 THEO DẠY
HỌC CHƯƠNG TRÌNH HÓA. .............................................................................64
3.2.1 Bài “Nguyên lý làm việc của động cơ đốt trong” .....................................64
3.2.2 Bài “Thân máy và nắp máy” .....................................................................67
3.2.3 Bài “Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền” ......................................................69
3.3 TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO CHƯƠNG TRÌNH HÓA MÔN CÔNG NGHỆ
11. ..........................................................................................................................71
3.4 KIỂM NGHIỆM, ĐÁNH GIÁ: .......................................................................84
3.4.1 Mục đích thực nghiệm ...............................................................................84
3.4.2 Đối tượng thực nghiệm .............................................................................84
3.4.3 Thời gian, địa điểm thực nghiệm ..............................................................84
3.4.4 Cách tiến hành thực nghiệm ......................................................................84

HVTH: NGUYỄN MINH VƯƠNG


Luận văn Thạc sĩ

x


3.4.5 Tiêu chí và thang đo thực nghiệm .............................................................85
3.4.6 Kết quả ......................................................................................................85
Kết luận chương 3 ................................................................................................... 97
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 101
PHẦN PHỤ LỤC .................................................................................................. 104

HVTH: NGUYỄN MINH VƯƠNG


Luận văn Thạc sĩ

xi

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu

Ý nghĩa

ĐC

Đối chứng

ĐCD

Điểm chết dưới

ĐCĐT


Động cơ đốt trong

ĐCT

Điểm chết trên

GV

Giáo viên

HS

Học sinh

PPDH

Phương pháp dạy học

PTDH

Phương tiện dạy học

SGK

Sách giáo khoa

SL

Số lượng


THPT

Trung học phổ thông

TN

Thực nghiệm

TL

Tỉ lệ

UBND

Ủy ban nhân dân

HVTH: NGUYỄN MINH VƯƠNG


Luận văn Thạc sĩ

xii

DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG

TRANG

Bảng 1.1: Phân loại PTDH dựa vào nhận thức trực quan ........................................24
Bảng 2.1: Thành tích trường THPT chuyên Hùng Vương qua các năm ..................41

Bảng 2.2: Danh sách các lớp được chọn khảo sát ....................................................46
Bảng 2.3: Danh sách giáo viên tham gia khảo sát ....................................................47
Bảng 2.4: Mức độ yêu thích môn Công nghệ 11......................................................48
Bảng 2.5: Mức độ vận dụng kiến thức, kỹ năng môn Công nghệ 11 .......................49
Bảng 2.6: Khả năng lĩnh hội kiến thức của học sinh ................................................50
Bảng 2.7: Nhận xét của học sinh về cách tổ chức dạy học của GV Công nghệ ......52
Bảng 2.8: Đánh giá về phương tiện đồ dùng dạy học môn Công nghệ....................53
Bảng 2.9: Phương pháp giáo viên sử dụng dạy môn Công nghệ 11 ........................54
Bảng 2.10: Phương tiện sử dụng trong giảng dạy môn Công nghệ .........................56
Bảng 2.11: Sự quan tâm của Ban giám hiệu đối với môn Công nghệ .....................57
Bảng 3.1: Mức độ hiểu bài tại lớp ............................................................................86
Bảng 3.2: Mức độ ôn bài cũ .....................................................................................87
Bảng 3.3: Mức độ hứng thú đối với môn Công nghệ 11 ..........................................88
Bảng 3.4: Mức độ chuẩn bị bài mới .........................................................................89
Bảng 3.5: Điểm đánh giá tiết dạy của các giáo viên dự giờ .....................................90
Bảng 3.6: Kết quả điểm số của học sinh ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng ........91
Bảng 3.7: Thống kê tần số xuất hiện điểm theo các mức .........................................92
Bảng 3.8: Phân phối tần số xuất hiện điểm của học sinh .........................................93
Bảng 3.9: Tổng hợp các tham số đặc trưng nhóm thực nghiệm...............................93
Bảng 3.10: Tổng hợp các tham số đặc trưng nhóm đối chứng.................................94
Bảng 3.11: Phần trăm tần suất điểm số học sinh của lớp TN và lớp ĐC .................96

HVTH: NGUYỄN MINH VƯƠNG


Luận văn Thạc sĩ

xiii

DANH SÁCH CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ

TRANG
Sơ đồ 1.1: Các liều kiến thức của chương trình .......................................................30
Sơ đồ 1.2: Chương trình kiểu đường thẳng ..............................................................30
Sơ đồ 1.3: Chương trình kiểu phân nhánh ................................................................32
Sơ đồ 1.4: Qui trình xây dựng bài dạy theo chương trình hóa .................................35
Hình 2.1: Trường THPT chuyên Hùng Vương tỉnh Bình Dương ............................39
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức trường THPT chuyên Hùng Vương ...............................40
Biểu đồ 2.1: Mức độ yêu thích môn Công nghệ 11 .................................................48
Biểu đồ 2.2: Mức độ vận dụng kiến thức, kỹ năng môn Công nghệ 11 ...................49
Biểu đồ 2.3: Khả năng lĩnh hội kiến thức của học sinh............................................51
Biểu đồ 2.4: Nhận xét của học sinh về cách tổ chức giảng dạy của GV ..................52
Biểu đồ 2.5: Đánh giá về phương tiện đồ dùng dạy học môn Công nghệ ...............54
Biểu đồ 2.6: Phương pháp giáo viên sử dụng dạy môn Công nghệ 11 ....................55
Biểu đồ 2.7: Phương tiện sử dụng trong giảng dạy môn Công nghệ .......................56
Biểu đồ 2.8: Sự quan tâm của Ban giám hiệu đối với môn Công nghệ ...................58
Biểu đồ 3.1: Mức độ hiểu bài tại lớp ........................................................................86
Biểu đồ 3.2: Mức độ ôn bài cũ .................................................................................87
Biểu đồ 3.3: Mức độ hứng thú đối với môn Công nghệ 11......................................88
Biểu đồ 3.4: Mức độ chuẩn bị bài mới .....................................................................89
Biểu đồ 3.5: Tần số xuất hiện điểm số theo các mức độ giỏi, khá, trung bình ........92
Biểu đồ 3.6: Đường tần suất hội tụ của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.............96

HVTH: NGUYỄN MINH VƯƠNG


Luận văn Thạc sĩ

1

MỞ ĐẦU

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ngày nay, trước sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật và công nghệ
thông tin, liên minh kinh tế giữa các khu vực trên thế giới cũng phát triển vô cùng
mạnh mẽ. Sự ra đời ngày càng nhiều và tốc độ tăng trưởng nhanh chóng của các công
ty xuyên quốc gia đã chỉ ra xu hướng phát triển chung của nền kinh tế thế giới hiện
nay đó là quốc tế hóa nền kinh tế toàn cầu. Không một quốc gia nào, dù lớn hay nhỏ,
dù thuộc hệ thống kinh tế xã hội nào, có thể tồn tại mà không chịu tác động của xu
hướng ấy.
Trước tình hình đó Việt Nam cũng không ngoại lệ, hiện là một nước đang phát triển
Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại đại hóa nền kinh tế, từng
bước hội nhập nền kinh tế toàn cầu, mở rộng quan hệ giao lưu, hợp tác với các nước
trên thế giới, đặt ra cho mình những định hướng phát triển phù hợp với xu hướng
mới. Đại hội lần thứ X và Đại hội lần thứ XI , Đảng Cộng sản Việt Nam đã thông qua
mục tiêu đến năm 2020 sẽ đưa Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp hóa
theo hướng hiện đại, đây là một mục tiêu chiến lược nhằm thúc đẩy nền kinh tế Việt
Nam tăng trưởng nhanh chóng. Và một trong những yếu tố quan trọng, giúp chúng ta
có thể đạt được mục tiêu đề ra là vai trò của nguồn nhân lực. Một nước cho dù có tài
nguyên thiên nhiên phong phú, máy móc kỹ thuật hiện đại nhưng không có những
con người đủ trình độ, đủ khả năng khai thác các nguồn lực đó thì cũng không thể
phát triển được. Như vậy, làm sao để tạo ra nguồn nhân lực chất lượng đảm bảo cho
sự phát triển bền vững của đất nước, đó chính là nhiệm vụ lâu dài của nền giáo dục
và đào tạo.
Trong hệ thống giáo dục của các nước trên thế giới nói chung và của Việt Nam nói
riêng, thì giáo dục phổ thông có một vị trí hết sức quan trọng, là chiếc cầu nối cơ bản,
là cấp học mang tính nền tảng của cả hệ thống giáo dục. Chất lượng của giáo dục phổ
thông không những có ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng giáo dục dạy nghề và đại học,
mà còn góp phần quan trọng quyết định đến chất lượng của nguồn lao động từng
nước. Chính vì vậy mà trong Quyết định 126-CP của Chính Phủ đã đặt ra yêu cầu cấp

HVTH: NGUYỄN MINH VƯƠNG



Luận văn Thạc sĩ

2

thiết đối với các trường phổ thông là phải tích cực tiến hành công tác hướng nghiệp
một cách thường xuyên, nhằm giúp học sinh chuẩn bị mọi mặt, sẵn sàng tham gia vào
hoạt động lao động sản xuất sau khi ra trường. Qua đó cho thấy, các môn học ở phổ
thông cũng không kém phần quan trọng điển hình là môn Công nghệ, một môn học
cung cấp cho học sinh nhiều kiến thức bổ ích, liên quan đến rất nhiều ngành nghề
khác nhau trong đời sống xã hội. Tuy nhiên, điều đáng buồn là từ trước đến giờ môn
Công nghệ chỉ được coi như là một môn phụ, ít được nhà trường quan tâm và đầu tư
đổi mới phương pháp.
Tại trường THPT chuyên Hùng Vương cũng vậy, tuy là trường chuyên nhưng việc
dạy và học môn Công nghệ cũng không được giáo viên và học sinh quan tâm nhiều.
Trong những năm học qua, giáo viên trường thường chỉ giảng dạy theo phương pháp
truyền thống Thầy đọc – trò chép mà chưa thực sự quan tâm đến những lợi ích mà
môn học này mang lại cho các em học sinh sau này. Chính vì những bất cập tồn tại
nói trên, yêu cầu phải đổi mới phương pháp nhằm nâng cao chất lượng môn học này
là điều vô cùng cần thiết.
Xuất phát từ những cơ sở lý luận và thực tiễn trên, tác giả chọn đề tài “Dạy học theo
chương trình hóa môn Công nghệ 11 tại trường THPT chuyên Hùng Vương, tỉnh
Bình Dương” để nghiên cứu đề xuất dạy học theo chương trình hóa trong nhà trường,
nhằm nâng cao chất lượng môn Công nghệ 11 nói riêng và chất lượng giáo dục nói
chung.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Dạy học theo chương trình hóa môn Công nghệ 11 tại trường THPT chuyên Hùng
Vương, tỉnh Bình Dương nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.
3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

- Nghiên cứu lý luận về dạy học theo chương trình hóa và dạy học môn Công nghệ
11.
- Khảo sát thực tiễn về hoạt động dạy học môn Công nghệ 11 tại trường THPT chuyên
Hùng Vương, tỉnh Bình Dương.

HVTH: NGUYỄN MINH VƯƠNG


Luận văn Thạc sĩ

3

- Dạy học theo chương trình hóa môn Công nghệ 11 tại trường THPT chuyên Hùng
Vương, tỉnh Bình Dương.
- Kiểm nghiệm, đánh giá tính khả thi của đề xuất.
4. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
a. Khách thể nghiên cứu.
Hoạt động dạy học của giáo viên và học sinh đối với môn Công nghệ 11 tại trường
THPT chuyên Hùng Vương, tỉnh Bình Dương.
b. Đối tượng nghiên cứu.
Dạy học theo chương trình hóa môn Công nghệ 11.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp nghiên cứu lý luận: sử dụng các phương pháp đọc tài liệu, nghiên cứu
các văn bản quy phạm pháp luật, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa các
tài liệu lý luận liên quan đến dạy học theo chương trình hóa.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
+ Phương pháp điều tra: tiến hành điều tra bằng phiếu câu hỏi khảo sát với giáo viên
và học sinh trong trường. Qua đó, tìm hiểu về thực trạng việc dạy học môn Công nghệ
11 tại trường.
+ Phương pháp quan sát: tham gia dự giờ một số tiết dạy của giáo viên môn Công

nghệ 11, phát phiếu đánh giá tiết dạy cho các giáo viên dự giờ đánh giá và thu lại
phiếu để tổng hợp, phân tích số liệu từ đó tìm hiểu về thực trạng dạy học môn Công
nghệ 11 ở trường THPT chuyên Hùng Vương, tỉnh Bình Dương.
+ Phương pháp thực nghiệm sư phạm có đối chứng: được tiến hành theo một qui trình
xác định trên hai nhóm thực nghiệm và đối chứng, nhằm so sánh hiệu quả giữa
phương pháp dạy học truyền thống và phương pháp dạy học theo chương trình hóa.
- Phương pháp thống kê toán học.
6. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
Hiện nay, môn Công nghệ 11 hầu như được đưa vào giảng dạy chính qui đại trà ở
các trường phổ thông, tuy nhiên hiệu quả từ môn học này vẫn chưa được như mong
muốn. Nếu dạy học theo chương trình hóa môn Công nghệ 11 thì sẽ phát huy tính

HVTH: NGUYỄN MINH VƯƠNG


Luận văn Thạc sĩ

4

tích cực, tự giác học tập của học sinh và hình thành năng lực tự học, góp phần nâng
cao chất lượng giảng dạy.
7. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Vì lý do thời gian và năng lực có hạn nên tác giả chỉ tập trung nghiên cứu đề xuất
dạy học theo chương trình hóa chương V, VI phần “Động cơ đốt trong” môn Công
nghệ lớp 11.
8. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của dạy học theo chương trình hóa môn Công nghệ 11.
Chương 2: Thực trạng dạy học môn Công nghệ 11 tại trường THPT chuyên Hùng
Vương, tỉnh Bình Dương.

Chương 3: Dạy học theo chương trình hóa môn Công nghệ 11 tại trường THPT
chuyên Hùng Vương, tỉnh Bình Dương.

HVTH: NGUYỄN MINH VƯƠNG


Luận văn Thạc sĩ

5

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA DẠY HỌC THEO CHƯƠNG
TRÌNH HÓA MÔN CÔNG NGHỆ 11
1.1 LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1 Trên thế giới.
Trong lịch sử phát triển của nhân loại, dù ở bất kì hình thái xã hội nào thì vai trò của
giáo dục cũng luôn được con người quan tâm hàng đầu. Ý thức được tầm quan trọng
của giáo dục đối với sự phát triển của xã hội, các nhà giáo dục trên thế giới luôn
nghiên cứu để tìm ra phương pháp dạy học hiệu quả nhằm giúp người học chủ động
chiếm lĩnh tri thức, phát huy tối đa năng lực cá nhân của người học. Trong bối cảnh
đó, dạy học theo chương trình hóa đã ra đời và nó đã nâng hoạt động giảng dạy lên
một tầm cao mới.
Cách đây khoảng 90 năm phương pháp dạy học theo chương trình hóa đã ra đời,
nhưng từ khi khoa học điều khiển và tin học phát triển thì các nhà giáo dục mới ấn
tượng thực sự về hiệu quả của phương pháp này mang lại. Dạy học theo chương trình
hóa lấy tên gọi từ khái niệm “chương trình” của máy tính, vận dụng vào dạy học để
chỉ sự xây dựng chương trình học cho người học một cách đặc biệt. Đó là hình thức
học nhằm điều khiển tối ưu việc học của cá nhân học sinh thông qua việc tích cực,
chủ động học tập theo chương trình mà giáo viên đã thiết kế.

Một trong những người nghiên cứu đầu tiên về dạy học theo chương trình hóa là
nhà tâm lý học người Ba Lan Stanistaw – Trebixky vào những năm 20. Đến năm
1924, vận dụng lý thuyết dạy học theo chương trình L. Pressey đã sáng chế ra máy
dạy học đầu tiên dựa trên hệ thống câu hỏi trắc nghiệm. Chiếc máy này sẽ cho học
sinh biết kết quả lựa chọn của mình là đúng hay sai thông qua các câu hỏi trắc nghiệm,
nếu trả lời đúng máy sẽ tự động chuyển sang câu hỏi tiếp theo, nếu sai thì vẫn giữ
nguyên màn hình câu hỏi cũ. Khi học tập với máy, học sinh không đơn thuần chỉ là
nghe, nhìn hay đọc chép một cách thụ động, mà còn phải chủ động suy nghĩ để tìm

HVTH: NGUYỄN MINH VƯƠNG


Luận văn Thạc sĩ

6

ra đáp án của câu hỏi bằng những kiến thức vừa học. Những câu trả lời của học sinh
dù đúng hay sai đều được lưu lại để làm cơ sở cho việc cải tiến, điều chỉnh các câu
hỏi trắc nghiệm phù hợp với khả năng nhận thức của người học. Qua đó, L. Pressey
đã chỉ rõ việc dạy học tự động sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc củng cố ngay kiến
thức mà học sinh vừa học, giúp mỗi học sinh có thể học tập theo nhịp độ riêng của cá
nhân, rèn luyện tính tích cực, chủ động trong hoạt động học tập.
Năm 1950 B.F Skinner một trong những bậc thầy về thuyết hành vi đã đưa ra khái
niệm về dạy học theo chương trình hóa thu hút được sự chú ý của hầu hết các nhà
khoa học thời bấy giờ. Lý thuyết của Skinner so với các nhà nghiên cứu trước có hai
điểm nổi bật: Thứ nhất Ông đã đưa ra chương trình kiểu đường thẳng gồm một chuỗi
liên tiếp các bước học tập cần phải hoàn thành để đạt được mục tiêu mong muốn,
nghĩa là tài liệu dạy học phải được thiết kế cẩn thận, theo trật tự logic, kiến thức bài
trước là nền tảng cho việc học kiến thức bài tiếp theo. Thứ hai, Ông muốn học sinh
tự đưa ra câu trả lời riêng của bản thân chứ không nên thừa nhận những câu trả lời

mà giáo viên soạn trước, người học phải nhớ lại kiến thức và diễn đạt theo ngôn ngữ
của bản thân chứ không đơn thuần chỉ là học thuộc lòng. Từ đó, Ông đã vận dụng
quan điểm mới của mình vào chiếc máy dạy học với chương trình được thiết kế gồm
chuỗi liên tiếp các bước nhỏ và hệ thống câu hỏi mà đáp án phải do học sinh tự điền
vào chỗ trống để hoàn chỉnh nội dung.
Năm 1959, trong quá trình nghiên cứu về dạy học theo chương trình hóa A. Crowder
đã nhận ra rằng: sai lầm trong học tập của học sinh cần phải được hướng dẫn để họ
tự khắc phục, tạo điều kiện cho việc sắp xếp, liên kết kiến thức đã học để giải quyết
nhiệm vụ học tập. Theo Crowder, khi thiết kế chương trình, nếu lượng thông tin trong
mỗi bước quá lớn thì sẽ rất khó cho giáo viên trong việc xây dựng chương trình kiểu
đường thẳng. Vì vậy, phương án mà Ông đưa ra là khi thiết kế chương trình dạy học,
ngoài việc biên soạn câu trả lời giáo viên sẽ cung cấp thêm các thông tin kiến thức bổ
sung, để sau khi trả lời nếu đúng học sinh sẽ biết được vì sao mình chọn đúng, và nếu
trả lời sai thì họ sẽ nhận được những kiến thức bổ sung giải thích nguyên nhân sai

HVTH: NGUYỄN MINH VƯƠNG


Luận văn Thạc sĩ

7

lầm nhằm khắc phục trong lần chọn tiếp theo. Crowder gọi chương trình dạy học như
trên là dạy học theo chương trình hóa kiểu phân nhánh.
Và đến năm 1970, khi mà các trường học phần lớn được trang bị hệ thống máy vi
tính là thời kì đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của dạy học theo chương trình. Các
chương trình được thiết kế để học sinh có thể học tập trên máy vi tính bằng các phần
mềm hỗ trợ giáo dục với những tính năng vượt trội về màu sắc, âm thanh, đa phương
tiện...
Ngoài ra cũng có khá nhiều đề tài nghiên cứu sinh liên quan đến dạy học theo

chương trình hóa như:
Năm 1971, Joseph Lee Humphrey đã nghiên cứu về dạy học theo chương trình hóa
với tên đề tài “An inquiry into programmed instruction as a pedagogical technique in
accounting education”. Tác giả đã làm rõ mức độ có thể ứng dụng dạy học theo
chương trình hóa vào giảng dạy kế toán, cũng như giải thích nguyên nhân tại sao cần
phải sử dụng dạy học theo chương trình hóa trong lĩnh vực kế toán. Qua đó, tác giả
đã rút ra được ưu nhược điểm của phương pháp để làm cơ sở cho việc sử dụng dạy
học theo chương trình hóa như là một công cụ sư phạm dùng trong dạy học chuyên
ngành kế toán. Có thể nói đề tài đã có những đóng góp quan trọng, là tiền đề cho việc
nghiên cứu ứng dụng dạy học theo chương trình hóa cho nhiều lĩnh vực khác về sau.
Năm 2003, Stephen C. Scherer đã nghiên cứu về dạy học theo chương trình hóa với
đề tài “Reinforcement and punishment during programmed instruction”. Tác giả đã
nghiên cứu đến các yếu tố làm tăng cường động cơ học tập của học sinh khi học tập
với chương trình hóa, cũng như đưa ra các hình phạt nhằm răng đe việc học sinh trả
lời cẩu thả các câu hỏi mang tính đối phó trong khi học. Kết quả cho thấy, việc áp
dụng các hình phạt khi dạy học theo chương trình hóa đã làm cho học sinh học tập
nghiêm túc và hiệu quả hơn. Tuy nhiên, đề tài cũng còn hạn chế khi chưa xét đến việc
đưa ra các hình phạt quá nhiều sẽ làm cho học sinh có cảm giác nản lòng khi học.
Năm 2005, Reinaldo L.Canton trường đại học miền nam Florida đã có đề tài nghiên
cứu về dạy học theo chương trình hóa “Effects of constructed response contingencies
in web-based programmed instruction on graphing compared to cued-text

HVTH: NGUYỄN MINH VƯƠNG


Luận văn Thạc sĩ

8

presentation of the same information”. Trong đề tài này, tác giả đã xây dựng tài liệu

dạy học theo chương trình hóa trên website và sau đó tiến hành thực nghiệm để khảo
sát kết quả học tập của hai nhóm sinh viên. Một nhóm học với tài liệu in trên giấy,
nhóm còn lại học trên web với các bước học tập được lập trình theo trình tự logic.
Kết quả nghiên cứu cho thấy sinh viên đã thể hiện được tính tích cực, chủ động thông
qua việc học với chương trình dạy trên web rất nhiều so với những sinh viên học với
tài liệu trên giấy. Tuy nhiên, đề tài này chỉ thích hợp khi mà các trường học được
trang bị đầy đủ các máy vi tính có kết nối mạng internet do đó khó áp dụng đại trà.
1.1.2 Ở Việt Nam
Ở Việt Nam, dạy học theo chương trình hóa được đề cập đến vào đầu những năm
90. Tuy nhiên, việc vận dụng phương pháp này cũng chưa được phổ biến rộng rãi.
Từ đó, các nhà giáo dục trong nước đã tham gia nghiên cứu nhằm triển khai phương
pháp dạy học này trong nhà trường nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác giảng
dạy.
- Theo quan điểm của tác giả Nguyễn Kỳ trong giáo trình “Phương pháp giáo dục
tích cực lấy người học làm trung tâm”[18] tác giả cho rằng phương pháp dạy học
không phải chỉ là việc giáo viên giảng bài và học sinh lắng nghe ghi chép, mà phải
có một sự tổ chức khoa học và bao gồm hệ thống các cách thức hoạt động học tập của
học sinh để chiếm lĩnh tri thức dưới sự định hướng, giám sát của giáo viên nhằm rèn
luyện cho học sinh khả năng giải quyết vấn đề, phát triển tư duy từ đó hình thành
nhân cách. Đồng thời, giáo viên cần chú ý tới việc tạo ra môi trường thuận lợi để kích
thích sự tò mò khoa học, gây được hứng thú học tập ở người học. Tuy nói về phương
pháp dạy học nói chung, nhưng ở đây tác giả Nguyễn Kỳ đã đề cập đến các điểm mới
của phương pháp dạy học tích cực mà dạy học theo chương trình hóa là một trong
những phương pháp thỏa mãn được những yêu cầu trên. Từ đó cho thấy các nhà giáo
dục Việt Nam cũng rất quan tâm về các lý thuyết dạy học hiện đại để vận dụng vào
thực tế.
- Tác giả Nguyễn Văn Bính với giáo trình “Phương pháp dạy học kỹ thuật công
nghiệp – Tập 1 Phần đại cương”[4] xem dạy học theo chương trình hóa như là một

HVTH: NGUYỄN MINH VƯƠNG



Luận văn Thạc sĩ

9

trong những phương pháp dạy học tích cực. Trong đó giáo viên sẽ là người thiết kế
chương trình, chia nội dung dạy học ra nhiều bước học tập nhỏ và hướng dẫn học
sinh học theo chương trình trên giấy hoặc trên máy tính. Theo tác giả vai trò của giáo
viên chỉ là người hướng dẫn, hỗ trợ cho học sinh tự mình chiếm lĩnh tri thức học tập.
- Cũng với giáo trình cùng tên nhưng được xuất bản vào năm 2007, tác giả Dương
Phúc Tý[30] đã kế thừa những quan điểm về dạy học theo chương trình hóa của các
nhà giáo dục trước đó. Đồng thời trong tài liệu của mình, tác giả đã vận dụng lý thuyết
để đưa ra những ví dụ cụ thể về xây dựng các liều kiến thức của gia công chi tiết trên
máy tiện, theo kiểu chương trình phân nhánh trên các phiếu học tập. Điều đó cho thấy
dạy học theo chương trình hóa có thể áp dụng cho nhiều môn học khác nhau.
- Còn tác giả Bùi Thị Mùi với giáo trình “Lý luận dạy học”[20] đã chia các thành
phần của bước trong chương trình học ra làm bốn phần nhỏ nhằm làm rõ ràng hơn về
thành phần trong bước. Theo đó mỗi bước sẽ gồm: phần thông báo kiến thức, phần
câu hỏi kiểm tra, phần đánh giá việc trả lời để quyết định việc học tiếp theo và cuối
cùng là phần học sinh biết được tính đúng sai câu trả lời của mình. Như vậy, so với
việc chia bước gồm ba thành phần của các tác giả trước cũng không có gì khác biệt,
ở đây tác giả đã kế thừa hai thành phần đầu tiên và mở rộng thành phần thứ ba của
bước thành hai thành phần nhỏ nữa để dễ hiểu hơn.
Ngoài ra, nước ta cũng có rất nhiều đề tài khoa học tham gia nghiên cứu về phương
pháp dạy học theo chương trình hóa để hướng tới việc áp dụng thay thế cho phương
pháp dạy học truyền thống, nhằm đáp ứng những yêu cầu của giáo dục trong thời kì
mới. Điều này chứng tỏ sự quan tâm ngày càng nhiều của các tác giả Việt Nam đối
với quan điểm dạy học tích cực lấy người học làm trung tâm.
- Năm 2001, sinh viên Trần Thị Thu Hà đã nghiên cứu về dạy học theo chương trình

hóa với tên đề tài “Bước đầu nghiên cứu việc sử dụng phương pháp dạy học chương
trình hóa với sự hỗ trợ của phần mềm dạy học Sketchpad trong dạy học Toán ở Tiểu
học”. Tuy chỉ là bước đầu xây dựng chương trình dạy học để giúp tự động hóa hoạt
động học tập của học sinh đối với bộ môn Toán, nhưng ở đây tác giả đã khai thác
được sức mạnh của công cụ là phần mềm vẽ hình học trên máy tính Sketchpad, kết

HVTH: NGUYỄN MINH VƯƠNG


Luận văn Thạc sĩ

10

hợp với một chương trình dạy logic đã tạo ra những giờ học Toán thật sự rất lôi cuốn
học sinh. Nhưng bởi vì đặc thù lứa tuổi thiếu niên nên việc tự giác học tập cũng như
khả năng tự học của các em cũng còn nhiều hạn chế.
- Năm 2002, sinh viên Nguyễn Huyền Trang cũng có công trình nghiên cứu về việc
sử dụng phương pháp dạy học theo chương trình hóa qua đề tài “Nghiên cứu việc sử
dụng phương pháp dạy học chương trình hóa với sự hỗ trợ của phần mềm Power
Point thông qua môn Tiếng Việt ở Tiểu học”. Tương tự đề tài trước về quan điểm tiếp
cận dạy học theo chương trình hóa, nhưng ở đây tác giả đã căn cứ vào những đặc thù
riêng của môn học mình giảng dạy là Tiếng Việt, nên đã kết hợp phần mềm hỗ trợ
trình chiếu Power Point để thiết kế ra những bài dạy Tiếng Việt cho học sinh học trên
máy tính. Từ kết quả thu được, tác giả đã mạnh dạn đề xuất áp dụng rộng rãi vào hoạt
động giảng dạy trong các trường học. Qua đó, một lần nữa ta thấy được mức độ tương
thích rất tốt của dạy học theo chương trình hóa với nhiều bộ môn khác nhau. Tuy
nhiên, cả hai đề tài trên đòi hỏi về trang thiết bị phải được đầu tư đầy đủ mới có thể
áp dụng được một cách đại trà.
- Năm 2006, TS. Phó Đức Hòa đã kế thừa và mở rộng phạm vi ứng dụng của dạy
học theo chương trình hóa cho tất cả các môn học ở tiểu học với đề tài “Nghiên cứu

PPDH Chương trình hóa có sử dụng phần mềm Power Point trong quá trình dạy học
tiểu học” đã được công nhận là đề tài trọng điểm cấp Bộ. Tác giả đã cho thấy việc
ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học không chỉ là chiếu và chép như mọi
người vẫn thường nghĩ, mà ở đây sự kết hợp giữa một chương trình dạy được thiết kế
một cách khoa học cùng với sự hỗ trợ của phần mềm Power point sử dụng trên máy
tính, sẽ giúp phát huy tối đa năng lực học tập của cá nhân và tăng cường tính tích cực,
chủ động trong hoạt động học tập.
1.2 MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN
1.2.1 Chương trình
Khoa học máy tính nghiên cứu cơ sở lý thuyết về thông tin, tính toán và vận dụng
chúng vào hệ thống máy tính. Mỗi máy tính được tạo thành từ hai thành phần cơ bản

HVTH: NGUYỄN MINH VƯƠNG


×