Tải bản đầy đủ (.pdf) (176 trang)

Nghiên cứu đa dạng cảnh quan phục vụ tổ chức lãnh thổ sản xuất tỉnh Đắk Lắk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.99 MB, 176 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
-----------------

PHAN VĂN PHÚ

NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG CẢNH QUAN PHỤC VỤ
TỔ CHỨC LÃNH THỔ SẢN XUẤT TỈNH ĐĂK LĂK

LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÍ

Hà Nội - 2016


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
-----------------

PHAN VĂN PHÚ

NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG CẢNH QUAN PHỤC VỤ
TỔ CHỨC LÃNH THỔ SẢN XUẤT TỈNH ĐĂK LĂK
Chuyên ngành : Địa lí Tự nhiên
Mã số

: 62 44 02 17

LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÍ


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học :
1.

GS.TSKH. Phạm Hoàng Hải

2.

TS. Đặng Xuân Phong

Hà Nội - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các nội dung
nghiên cứu và kết quả trong luận án này là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất cứ công trình nghiên cứu nào trước đây. Tài liệu và số liệu tham khảo đã
được trích dẫn rõ ràng trong luận án.
Tác giả

Phan Văn Phú


LỜI CẢM ƠN
Luận án được hoàn thành tại Viện Địa lí, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ
Việt Nam, dưới sự hướng dẫn khoa học nghiêm túc, chu đáo và tận tình của
GS.TSKH. Phạm Hoàng Hải và TS. Đặng Xuân Phong. Tác giả bày tỏ lòng biết ơn sâu
sắc đến quý thầy - những người đã thường xuyên hướng dẫn, động viên, khuyến khích
để tác giả hoàn thiện luận án.
Tác giả cảm ơn các lãnh đạo Viện Địa lí, Học viện Khoa học và Công nghệ Việt
Nam - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, trường Đại học Sư phạm

Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi cả về vật chất và tinh thần để tác
giả hoàn thiện chương trình học tập. Tác giả xin cảm ơn quý thầy cô trong và ngoài cơ
sở đào tạo đã đóng góp ý kiến trong quá trình tác giả thực hiện luận án.
Tác giả cũng chân thành cảm ơn đối với cán bộ lãnh đạo, phòng ban địa phương
đã tạo điều kiện và tận tình giúp đỡ tác giả trong quá trình thực hiện nghiên cứu tại địa
phương. Cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã quan tâm giúp đỡ và chia sẻ với
tác giả trong suốt thời gian thực hiện luận án.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả

Phan Văn Phú


i

MỤC LỤC
MỤC LỤC .......................................................................................................... i
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................... iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU ................................................................................. v
DANH MỤC HÌNH ............................................................................................ vi
MỞ ĐẦU

......................................................................................................... 1

1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1

2. Mục tiêu và nhiệm vụ .................................................................................... 2
2.1. Mục tiêu.................................................................................................. 2
2.2. Nhiệm vụ ................................................................................................ 2
3. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 3
4. Các luận điểm bảo vệ .................................................................................... 3
5. Những điểm mới của đề tài ........................................................................... 3
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn....................................................................... 4
6.1. Ý nghĩa khoa học ................................................................................... 4
6.2. Ý nghĩa thực tiễn .................................................................................... 4
7. Cấu trúc của luận án ...................................................................................... 4
Chƣơng 1.
1.1.

CƠ SỞ LÍ LUẬN NGHIÊN CỨU CẢNH QUAN VÀ TỔ
CHỨC LÃNH THỔ SẢN XUẤT ................................................ 5

Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan............................... 5

1.1.1.

Công trình nghiên cứu lí luận cảnh quan ........................................ 5

1.1.2.

Công trình nghiên cứu về đa dạng cảnh quan ................................. 9

1.1.3.

Tổng quan các công trình nghiên cứu cảnh quan phục vụ quy hoạch
- tổ chức lãnh thổ .......................................................................... 14


1.1.4.

Các công trình nghiên cứu có liên quan ở Đắk Lắk...................... 15

1.2.

Cơ sở lí luận và phương pháp luận nghiên cứu đa dạng cảnh quan .... 18

1.2.1.

Khái niệm cảnh quan..................................................................... 18

1.2.2.

Nghiên cứu đa dạng cảnh quan ..................................................... 20

1.2.3.

Phân vùng cảnh quan .................................................................... 32

1.2.4.

Đánh giá cảnh quan ....................................................................... 41


ii

1.3.


Cơ sở lí luận về tổ chức lãnh thổ sản xuất........................................... 43

1.3.1.

Quan niệm về tổ chức lãnh thổ sản xuất ....................................... 43

1.3.2.

Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức lãnh thổ sản xuất ................... 45

1.3.3.

Mối quan hệ giữa đánh giá cảnh quan và quy hoạch - tổ chức lãnh
thổ.................................................................................................. 49

1.3.4.

Hướng phát triển bền vững ........................................................... 50

1.4.

Quan điểm và phương pháp nghiên cứu.............................................. 52

1.4.1.

Quan điểm nghiên cứu .................................................................. 52

1.4.2.

Phương pháp nghiên cứu............................................................... 53


1.5.

Các bước tiến hành nghiên cứu ........................................................... 55

Tiểu kết chƣơng 1 .............................................................................................. 57
Chƣơng 2.
2.1.

ĐẶC ĐIỂM PHÂN HOÁ ĐA DẠNG CỦA CẢNH QUAN
TỈNH ĐẮK LẮK ......................................................................... 59

Đặc điểm tự nhiên, tài nguyên, kinh tế xã hội - các nhân tố thành tạo
và biến đổi cảnh quan tỉnh Đắk Lắk ................................................... 59

2.1.1.

Đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên ................................... 59

2.1.2.

Đặc điểm kinh tế - xã hội .............................................................. 75

2.2.

Đặc điểm đa dạng cảnh quan tỉnh Đắk Lắk ........................................ 80

2.2.1.

Hệ thống phân loại cảnh quan tỉnh Đắk Lắk................................. 80


2.2.2.

Tính đa dạng của cảnh quan Đắk Lắk ........................................... 84

2.3.

Phân vùng cảnh quan Đắk Lắk .......................................................... 100

2.3.1.

Hệ thống phân vùng cảnh quan Đắk Lắk .................................... 100

2.3.2.

Đặc điểm các vùng cảnh quan Đắk Lắk...................................... 103

2.3.3.

Chỉ số đa dạng về cảnh quan Đắk Lắk ........................................ 106

Tiểu kết chƣơng 2 ............................................................................................ 114
Chƣơng 3.

3.1.

ĐỊNH HƢỚNG TỔ CHỨC LÃNH THỔ SẢN XUẤT TỈNH
ĐẮK LẮK TRÊN CƠ SỞ PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ CẢNH
QUAN ......................................................................................... 115


Đánh giá cảnh quan tỉnh Đắk Lắk phục vụ mục đích phát triển nông lâm nghiệp và du lịch ........................................................................ 115


iii

3.1.1.

Nguyên tắc, đối tượng và mục tiêu đánh giá cảnh quan tỉnh Đắk
Lắk .............................................................................................. 115

3.1.2.

Hệ thống tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá......................................... 115

3.1.3.

Kết quả đánh giá cảnh quan cho phát triển các ngành sản xuất.. 121

3.1.4.

Cảnh quan đa chức năng ............................................................. 126

3.2.

Tổ chức lãnh thổ sản xuất đến năm 2020 .......................................... 127

3.2.1.

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk đến
2020............................................................................................. 127


3.2.2.

Định hướng tổ chức không gian bố trí các ngành sản xuất của tỉnh
Đắk Lắk đến 2020 trên cơ sở nghiên cứu đa dạng cảnh quan .... 136

3.2.3.

Giải pháp phát triển bền vững lãnh thổ nghiên cứu .................... 144

Tiểu kết chƣơng 3 ............................................................................................ 147
KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ ............................................................................. 148
1. Kết luận ..................................................................................................... 148
2. Kiến nghị ................................................................................................... 149
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 151


iv

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Cảnh quan

CQ

Cảnh quan học

CQH

Diện tích tự nhiên


DTTN

Đa dạng

ĐD

Đơn vị

ĐV

Địa lí tự nhiên

ĐLTN

Điều kiện tự nhiên

ĐKTN

Kinh tế - xã hội

KT - XH

Hệ sinh thái

HST

Môi trường

MT


Phân vùng

PV

Phương pháp

PP

Sản xuất

SX

Sinh thái

ST

Sinh thái học

STH

Tài nguyên thiên nhiên

TNTN

Thành phố

TP

Tổ chức lãnh thổ


TCLT

Tổ chức lãnh thổ sản xuất

TCLTSX


v

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Hệ thống phân loại cảnh quan áp dụng cho bản đồ cảnh quan Việt Nam tỉ lệ
1: 1.000.000 ..................................................................................................................34
Bảng 1.2. Hệ thống phân vùng cảnh quan Việt Nam ...................................................41
Bảng 2.1. Mối quan hệ giữa đá mẹ (mẫu chất) và đất ...................................................59
Bảng 2.2. Chú giải bản đồ sinh khí hậu Đắk Lắk ..........................................................66
Bảng 2.3. Trữ lượng khai thác tiềm năng nước ngầm trong tỉnh Đắk Lắk ...................68
Bảng 2.4. Hệ thống phân loại CQ áp dụng cho bản đồ CQ Đắk Lắk tỉ lệ 1: 100.000 ..80
Bảng 2.5. Bảng chú giải bản đồ cảnh quan Đắk Lắk ....................................................83
Bảng 2.6. Loại và nhóm loại cảnh quan Đắk Lắk (Bản đồ tỉ lệ 1: 100.000) .................88
Bảng 2.7. Hệ thống các chỉ tiêu PVCQ áp dụng cho bản đồ PVCQ Đắk Lắk tỉ lệ
1:100.000 .....................................................................................................................100
Bảng 2.8. Chú giải bản đồ phân vùng cảnh quan Đắk Lắk .........................................101
Bảng 2.9. Các đơn vị cảnh quan thuộc các vùng và tiểu vùng ....................................105
Bảng 2.10. Kết quả tính chỉ số đa dạng về cấu trúc cảnh quan Đắk Lắk ....................106
Bảng 2.11. Kết quả tính chỉ số đa dạng về chức năng cảnh quan Đắk Lắk ................109
Bảng 2.12. So sánh giữa ShI1 và ShI2..........................................................................110
Bảng 3.1. Hệ thống tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá cảnh quan .......................................116
Bảng 3.2. Bảng điểm phân cấp đánh giá CQ ...............................................................120
Bảng 3.3. Tổng hợp kết quả đánh giá riêng cho từng mục đích sử dụng ....................121

Bảng 3.4. Tỉ lệ cảnh quan đa chức năng......................................................................126
Bảng 3.5. Diện tích gieo trồng một số loại cây chủ yếu của Đắk Lắk ........................130
Bảng 3.6. Dự kiến một số chỉ tiêu phát triển lâm nghiệp ...........................................131
Bảng 3.7. So sánh giữa quy hoạch của tỉnh và hiện trạng 2010 ..................................133
Bảng 3.8. Định hướng không gian sản xuất theo các đơn vị cảnh quan .....................141


vi

DANH MỤC HÌNH
Sơ đồ 1. Hệ thống phân vị của Vũ Tự Lập (1974) ........................................................40
Sơ đồ 2. Sơ đồ tuyến - điểm khảo sát tỉnh Đắk Lắk ......................................................54
Sơ đồ 3. Các bước tiến hành nghiên cứu .......................................................................56

Hình 1.1. Chỉ số PD ......................................................................................................10
Hình 1.2. Chỉ số ED ......................................................................................................11
Hình 1.3. Ảnh hưởng của tỉ lệ diện tích các loại CQ đến chỉ số Shannon ....................12
Hình 1.4. Ảnh hưởng của số loại CQ đến chỉ số Shannon ............................................12
Hình 1.5. Hai ví dụ về sự phân hoá không gian của 3 loại CQ .....................................13
Hình 1.6. Quy trình đánh giá cảnh quan ........................................................................42
Hình 1.7. Sơ đồ thể hiện quan hệ giữa đánh giá và quy hoạch .....................................49
Hình 1.8. Mô hình phát triển bền vững của Ngân hàng Thế giới (WB) .......................51
Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Đắk Lắk ...................................................................58
Hình 2.2. Bản đồ phân tầng địa hình tỉnh Đắk Lắk .......................................................62
Hình 2.3. Bản đồ sinh khí hậu tỉnh Đắk Lắk .................................................................65
Hình 2.4. Bản đồ đất tỉnh Đắk Lắk ................................................................................71
Hình 2.5. Bản đồ lớp phủ thực vật tỉnh Đắk Lắk ..........................................................74
Hình 2.6. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Đắk Lắk giai đoạn 2000 - 2010 ........................76
Hình 2.7. Cơ cấu sử dụng đất Đắk Lắk năm 2010 ........................................................78
Hình 2.8. Bản đồ cảnh quan Đắk Lắk ...........................................................................82

Hình 2.9. Bản đồ phân vùng cảnh quan Đắk Lắk........................................................102
Hình 2.10. Bản đồ đa dạng cảnh quan Đắk Lắk ..........................................................113
Hình 3.1. Bản đồ định hướng phát triển nông - lâm nghiệp tỉnh Đắk Lắk đến 2020 ..138
Hình 3.2. Bản đồ định hướng phát triển du lịch Đắk Lắk đến 2020 ...........................143


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Với mục tiêu phát triển bền vững thì vấn đề sử dụng hợp lí lãnh thổ, khai thác tài
nguyên có hiệu quả đã, đang và sẽ tiếp tục được đặt lên hàng đầu, đòi hỏi phải có sự
liên kết chặt chẽ giữa nghiên cứu lí luận và ứng dụng thực tiễn. Trong các nghiên cứu
cơ bản về tự nhiên, các công trình của Địa lí học luôn giữ vai trò, vị trí quan trọng và
được đánh giá rất cao vì khả năng ứng dụng thực tiễn của chúng là điều không thể phủ
nhận được, đặc biệt là các nghiên cứu theo hướng địa lí tổng hợp, trong đó có hướng
nghiên cứu cảnh quan, nghiên cứu sự phân hoá đa dạng về cấu trúc, chức năng và
động lực của cảnh quan [20]. Cảnh quan với thuộc tính phân hoá đa dạng trong không
gian và biến đổi theo thời gian, dưới góc nhìn của các nhà Địa lí tự nhiên sẽ giúp
chúng ta nắm vững thực tiễn, phác hoạ được bức tranh phân hoá tổng thể về tiềm năng
tự nhiên và tài nguyên của lãnh thổ, để qua đó tìm ra các giải pháp tổ chức lãnh thổ sản
xuất vừa phù hợp với điều kiện tự nhiên, vừa đem lại hiệu quả kinh tế cao. Một phần
nhiệm vụ quan trọng ấy thuộc về các nhà khoa học, nhà địa lí nói chung và các nhà
nghiên cứu cảnh quan nói riêng.
Trong năm tỉnh của Tây Nguyên thì Đắk Lắk là tỉnh có vị trí chiến lược: vừa là
trung tâm của vùng, vừa nằm trong tam giác phát triển biên giới 3 nước Việt Nam Lào - Campuchia, do đó sự phát triển của Đắk Lắk có vai trò quan trọng, tạo sự ảnh
hưởng, sức lan tỏa lớn trong khu vực Tây Nguyên, đồng thời đóng góp đáng kể vào
tình hình kinh tế - chính trị - xã hội - môi trường sinh thái của khu vực tam giác phát
triển Việt Nam - Lào - Campuchia. Đắk Lắk cũng là tỉnh có tiềm năng lớn cho phát
triển kinh tế - xã hội so với các tỉnh khác của Tây Nguyên, luôn dẫn đầu cả vùng về

giá trị GDP và xuất khẩu (năm 2010, chiếm ½ giá trị xuất khẩu và 1/3 tổng GDP của
Tây Nguyên) [67]. Ngoài ra, Đắk Lắk còn có cơ sở hạ tầng kĩ thuật và xã hội tương
đối phát triển hơn so với các tỉnh khác trong vùng, có trường đại học, các trung tâm,
viện nghiên cứu,… đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của vùng Tây Nguyên.
Bên cạnh đó, với TP. Buôn Ma Thuột là thủ phủ, Đắk Lắk cũng đã trở thành đầu mối
thông thương của Tây Nguyên với các vùng phát triển năng động ở Duyên hải miền
Trung, Đông Nam Bộ, nhất là với TP. Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh. Do đó, nếu được
quan tâm đầu tư và phát triển thì Đắk Lắk sẽ tạo động lực rất đáng kể thúc đẩy nền
kinh tế cả vùng phát triển theo [74].
Tuy nhiên, xét về mặt lí luận thì cho đến nay, các nghiên cứu về địa lí tổng hợp
thực hiện trên địa bàn tỉnh là chưa nhiều, còn các nghiên cứu theo hướng cảnh quan
học về Đắk Lắk thì lại càng ít, chưa thực sự được quan tâm đúng mức. Bên cạnh đó,
xét về thực tiễn thì mặc dù Đắk Lắk đang phát triển mạnh nhưng chủ yếu vẫn theo
chiều rộng, còn thiên về nông nghiệp và giá trị gia tăng thấp (đến 2010, GDP/người
của Đắk Lắk chỉ mới đạt khoảng 85% so với Tây Nguyên và trong giai đoạn từ 2000 -


2
2012, tốc độ tăng trưởng GDP trung bình của Đắk Lắk là thấp nhất trong 5 tỉnh Tây
Nguyên), nhiều chỉ tiêu kinh tế - xã hội khác của tỉnh cũng còn ở mức thấp so với bình
quân chung toàn vùng [67]; động lực tăng trưởng của tỉnh vẫn là khai thác tài nguyên,
nguồn nhân công giá rẻ và còn phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn đầu tư của nhà nước,…
Do đó, phía sau tăng trưởng kinh tế nhanh chóng là những hậu quả ảnh hưởng nghiêm
trọng tới sự phát triển bền vững như suy kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường (do nhiều
dự án bất hợp lí như mở rộng cà phê, phá rừng trồng cao su, xây dựng các đập thuỷ
điện,…), và chênh lệch mức sống gia tăng giữa các nhóm người trong xã hội. Từ đó đã
đặt ra cho tỉnh nhiều vấn đề cần đặc biệt quan tâm như: vấn đề sử dụng hợp lí tài
nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, giảm thiểu thiên tai, vấn đề giải quyết mối
quan hệ giữa lí luận và thực tiễn, giữa sản xuất và thị trường tiêu thụ, giữa thực tiễn
với mục tiêu phát triển bền vững,… Từ đó đặt ra nhiệm vụ có tính thời sự cấp thiết đối

với Đắk Lắk hiện nay là tìm ra được những phương án phát triển phù hợp nhằm khai
thác, sử dụng hợp lí các nguồn lực tự nhiên nhưng đồng thời vẫn đảm bảo sự phát triển
kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường của lãnh thổ.
Với những lí do nêu trên, có thể thấy rằng, để góp phần giúp cho tỉnh Đắk Lắk
phát triển một cách bền vững thì cần phải có những nghiên cứu cơ bản nhằm đưa ra
những phương án phát triển phù hợp nhất, và với hướng tiếp cận cảnh quan học, có
khả năng tìm ra được bản chất của cảnh quan và thông qua việc đánh giá chúng để đưa
ra được định hướng sử dụng lãnh thổ - là hướng nghiên cứu vừa mang tính cơ bản, vừa
có tính ứng dụng - có giá trị lâu dài, sẽ giúp giải quyết được những mục tiêu và nhiệm
vụ quan trọng đặt ra. Đây cũng chính là cơ sở để NCS lựa chọn nghiên cứu và hoàn
thành luận án: “Nghiên cứu đa dạng cảnh quan phục vụ tổ chức lãnh thổ sản xuất
tỉnh Đắk Lắk”.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ
2.1. Mục tiêu
- Nghiên cứu làm sáng tỏ đặc điểm phong phú, phức tạp của tự nhiên qua phân
tích, đánh giá quy luật phân hoá, tính đa dạng CQ lãnh thổ tỉnh Đắk Lắk.
- Đề xuất được định hướng không gian và các giải pháp cho tổ chức lãnh thổ sản
xuất của tỉnh Đắk Lắk trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá cảnh quan.
2.2. Nhiệm vụ
Để đạt được những mục tiêu trên, luận án tập trung thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Tổng quan tài liệu và xác lập những vấn đề lí luận nghiên cứu, đánh giá cảnh
quan, lí luận về tổ chức lãnh thổ sản xuất và phát triển bền vững.
- Xây dựng hệ thống phân loại CQ, bản đồ CQ tỉnh Đắk Lắk tỉ lệ 1: 100.000; Phân
tích quy luật phân hoá tự nhiên của tỉnh qua đặc điểm cấu trúc CQ khu vực nghiên
cứu.


3
- Phân tích tính đa dạng CQ lãnh thổ, xây dựng bản đồ phân vùng CQ Đắk Lắk tỉ
lệ 1: 100.000.

- Đánh giá tổng hợp tiềm năng tự nhiên và KT - XH phục vụ định hướng không
gian và đề xuất các giải pháp tổ chức lãnh thổ sản xuất của tỉnh Đắk Lắk.
- Đề xuất các định hướng và giải pháp tổ chức không gian lãnh thổ của một số
ngành SX chủ yếu trên lãnh thổ nghiên cứu.
3. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Được giới hạn trong lãnh thổ tỉnh Đắk Lắk
- Phạm vi khoa học:
Luận án tập trung nghiên cứu phát hiện ra đặc trưng của từng đơn vị cảnh quan
và quy luật phân hoá CQ trên lãnh thổ thông qua bản đồ CQ Đắk Lắk (tỉ lệ 1:
100.000), từ đó tiến hành đánh giá tổng hợp phục vụ cho tổ chức lãnh thổ sản xuất trên
địa bàn tỉnh.
Các định hướng và giải pháp TCLTSX nông - lâm nghiệp và du lịch theo mục
tiêu phát triển bền vững được đề xuất dựa trên cơ sở đánh giá mức độ phù hợp của
từng ĐVCQ cho mỗi nhu cầu phát triển kinh tế và so sánh với hiện trạng sử dụng của
khu vực nghiên cứu.
4. Các luận điểm bảo vệ
- Luận điểm 1: Dưới tác động tổng hợp của các yếu tố tự nhiên và điều kiện kinh
tế xã hội, hệ thống cảnh quan Đắk Lắk có sự phân hoá đa dạng nhưng có quy luật, thể
hiện sự phong phú về tự nhiên của lãnh thổ.
- Luận điểm 2: Đề xuất tổ chức lãnh thổ, định hướng không gian bố trí các ngành
SX tỉnh Đắk Lắk trên cơ sở đánh giá CQ theo các vùng và tiểu vùng CQ là hướng tiếp
cận hiệu quả, phù hợp để từ đó đưa ra các giải pháp sử dụng hợp lí tài nguyên và bảo
vệ MT, phát triển bền vững cho lãnh thổ nghiên cứu.
5. Những điểm mới của đề tài
- Áp dụng các chỉ số định lượng trong nghiên cứu cảnh quan, phân tích tính đa
dạng CQ tỉnh Đắk Lắk nhằm làm sáng tỏ đặc điểm phân hoá đa dạng, phức tạp của tự
nhiên lãnh thổ nghiên cứu.
- Đã thực hiện việc đánh giá xác định được mức độ thích nghi của các ĐVCQ theo
nhóm chỉ tiêu đặc trưng cho phát triển một số ngành kinh tế chủ yếu, tạo cơ sở khoa
học nhằm đề xuất sử dụng hợp lí lãnh thổ.

- Đã lựa chọn và đề xuất các khu vực phát triển kinh tế quan trọng của tỉnh, xác
định được sự phù hợp của một số mô hình phát triển bền vững trên cơ sở các kết quả
phân tích và đánh giá CQ.


4
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
6.1. Ý nghĩa khoa học
Luận án giúp làm sáng tỏ tiềm năng và quy luật phân hoá lãnh thổ nghiên cứu.
Luận án cũng góp phần hoàn thiện PP luận và PP nghiên cứu, đánh giá CQ cho mục
đích sử dụng cụ thể.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận án góp phần định hướng sử dụng hợp lí tài nguyên, bố trí hợp lí không gian
SX các ngành trên các ĐVCQ. Qua đó xác lập chiến lược phát triển bền vững kinh tế
của Đắk Lắk. Ngoài ra, luận án cũng có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong
nghiên cứu và giảng dạy.
7. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án gồm 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lí luận nghiên cứu cảnh quan và tổ chức lãnh thổ sản xuất
- Chương 2: Đặc điểm phân hoá đa dạng của cảnh quan tỉnh Đắk Lắk
- Chương 3: Định hướng tổ chức lãnh thổ sản xuất tỉnh Đắk Lắk trên cơ sở phân
tích, đánh giá cảnh quan


5

Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN NGHIÊN CỨU CẢNH QUAN
VÀ TỔ CHỨC LÃNH THỔ SẢN XUẤT
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan
1.1.1. Công trình nghiên cứu lí luận cảnh quan

1.1.1.1. Nghiên cứu lí thuyết cảnh quan học
a) Về đối tượng nghiên cứu - các đơn vị lãnh thổ
Đối với lĩnh vực nghiên cứu về lí luận CQ và đặt nền móng cho sự hình thành
của CQH thì các nhà Địa lí Liên bang Nga và Đông Âu là những người đi tiên phong
với nhiều công trình tiêu biểu.
Khởi đầu của Học thuyết về CQ tương ứng với giai đoạn Địa lí học phát triển và
phân tách thành các ngành ĐLTN - Địa lí bộ phận (Khí hậu học, Địa mạo học, Địa lí
thổ nhưỡng, Địa lí sinh vật,…). Trong đó Địa lí sinh vật và Địa lí thổ nhưỡng được
xem là có ý nghĩa đặc biệt lớn lao với vai trò làm tiền đề cho CQH sau này: Do đặc thù
của đối tượng nghiên cứu, các nhà Địa lí sinh vật và các nhà Địa lí thổ nhưỡng là
những người đầu tiên nhận biết được và quan tâm nghiên cứu mối quan hệ tương tác
giữa thế giới hữu sinh và giới vô sinh, để rồi tiếp cận với quan điểm địa lí tổng hợp
sớm hơn so với nhiều nhà khoa học khác [21].
Dựa trên quan điểm địa lí tổng hợp, các nhà khoa học đã xem xét các ĐV lãnh
thổ trên bề mặt Trái Đất là các tổng hợp thể tự nhiên - được tạo nên từ nhiều yếu tố tự
nhiên khác nhau như: địa chất, địa hình, khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng, sinh vật,…
Các tổng hợp thể tự nhiên này qua các thời kì và dưới góc nhìn của các nhà khoa học
khác nhau nên được gọi tên bằng nhiều thuật ngữ không giống nhau như: địa tổng thể
(V.V. Dokutsaev 1892); thể tổng hợp địa lí (A.N. Kraxnov 1895); địa phương - châu
tự nhiên (G.I. Vưsotxki 1904); cảnh quan (L.S. Berg 1913, L.G Ramenxki 1938), lớp
vỏ địa lí (A.A Grigoryev 1940), tổng thể cộng sinh (F.N. Milkov 1967), địa hệ (D.L.
Armand 1975)… [3, 33, 54]. Ở Việt Nam, các nhà Địa lí học có kế thừa các công trình
nghiên cứu lí luận của LB Nga và Đông Âu, đồng thời vận dụng vào thực tiễn nước ta
như: Vũ Tự Lập, Nguyễn Đức Chính (1963), Phạm Hoàng Hải (1991, 1997, 2012),
Nguyễn Cao Huần (1992, 2007), Lê Văn Thăng (1995), Hà Văn Hành (2002). Mặc dù
khác nhau về mặt hình thức nhưng các thuật ngữ này đều giống nhau về mặt bản chất cùng chỉ về các tổng hợp thể tự nhiên được cấu thành từ nhiều hợp phần và bộ phận có
mối quan hệ chặt chẽ với nhau và có sự phân hoá trong không gian lãnh thổ và theo
thời gian.
Đối với trường phái CQH phương Tây, đối tượng nghiên cứu của họ cũng có
mang dáng dấp các tổng hợp thể tự nhiên nhưng có nhiều khác biệt về nghĩa, cách tiếp

cận và nội dung biểu đạt như: tiểu khu phức hợp tự nhiên (R. Burn 1931 - người Anh);
cảnh quan (I. Passarge 1913 - người Đức); phong cảnh (G. Bertran 1968 - Pháp).


6
Bên cạnh quan điểm địa lí tổng hợp, các ĐV lãnh thổ dưới góc nhìn của các nhà
ST và nhà thổ nhưỡng cũng đã được nghiên cứu từ lâu với nhiều công trình khác nhau.
Các nhà ST gọi các ĐV lãnh thổ là các hệ sinh thái. Một HST bất kì được tạo nên cũng
từ nhiều yếu tố, giữa các yếu tố cũng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, nhưng STH
khác với CQH ở chỗ nhấn mạnh hơn đến mối quan hệ giữa sinh vật với MT (E.
Haeckel 1869; X.X. Chvartch 1975; E.P. Odum 1983; Dương Hữu Thời 1962,…). Còn
trong khoa học nông nghiệp thì các ĐV đất đai là đối tượng nghiên cứu chính (FAO
1976, Trần An Phong 1993).
Như vậy có thể thấy cách gọi tên khác nhau là CQ hay HST, ĐV đất đai,… đều
được dùng để chỉ đến các ĐV lãnh thổ có tính hệ thống trong tự nhiên, sự khác biệt
đến từ quan điểm, góc nhìn và cách tiếp cận trong nghiên cứu. Tuy nhiên nếu cần đến
tính hệ thống, tính tổng hợp toàn diện, trình độ thứ bậc khi phân chia và khả năng ứng
dụng cho quy hoạch - TCLT thì các ĐVCQ có nhiều ưu điểm hơn.
b) Về phương pháp nghiên cứu cảnh quan
Qua hơn 1 thế kỉ hình thành và phát triển, CQH cũng đã xây dựng được một hệ
thống các PP nghiên cứu CQ tương đối đầy đủ, hiện đại, đáp ứng được các yêu cầu
nghiên cứu trên nhiều phương diện khác nhau. Có thể gộp các PP ấy vào 02 nhóm: PP
nghiên cứu trong phòng và PP nghiên cứu ngoài thực địa, tương ứng với 02 luận điểm
nghiên cứu CQ theo 02 hướng từ trên xuống và từ dưới lên [15].
Phương pháp khảo sát các ĐVCQ trên thực địa đã được các nhà địa lí LB Nga và
Đông Âu xây dựng từ nửa sau thế kỉ XX (A. Condratsky1957; A.E. Fedina và N.A
Soltsev, 1962; A.G. Ixatsenko, 1961; K.V. Paskang, 1969,…), sau đó có thể tham khảo
thêm PP lập địa sử dụng ở nước Cộng hòa Dân chủ Đức (W. Sehwanecke, 1971) và
PPcấu trúc thổ bì (Fridland, 1972). Theo đó, 1 chuyến thực địa phải bao gồm 05 giai
đoạn chính là: 1) Giai đoạn chuẩn bị; 2) Sơ thám; 3) Khảo sát theo lộ trình; 4) Nghiên

cứu tại các điểm chìa khoá; 5) Giai đoạn chỉnh lí trong phòng và tổng kết.
Song song với việc thu thập tư liệu ngoài thực địa, các nhà CQ có thể thu thập tư
liệu trong phòng với lợi thế nguồn tài liệu sẵn có từ các công trình đi trước. Tài liệu có
giá trị cần kể đến đầu tiên chính là các bản đồ, các ảnh máy bay, ảnh vệ tinh, tài liệu
thống kê,… rồi từ đó, nhà nghiên cứu sẽ thực hiện mô hình hoá bằng cách xây dựng
các bản đồ, lát cắt, sơ đồ, biểu đồ,… Việc thành lập các bản đồ để nghiên cứu CQ đã
được bắt đầu từ sớm (trước 1920, I.V. Larin nghiên cứu vùng Caspi hay R.I. Abolin
thành lập bản đồ CQ phần phía nam Kazakstan) với mục đích ban đầu là phát hiện ra
mối quan hệ chặt chẽ giữa các yếu tố CQ. Sau đó, các bản đồ CQ được thành lập với
những cơ sở lí luận chặt chẽ và khoa học hơn (Ixatsenko 1961, 1974) và ngày càng
nhanh chóng - chính xác hơn với sự trợ giúp đắc lực và hiệu quả của máy vi tính và
công nghệ thông tin như: Hệ thống thông tin địa lí (GIS), Viễn thám (K.I. Irovich


7
2004; A. Andray 2008; Phạm Hoàng Hải 1990; Nguyễn Văn Vinh và Nguyễn Cẩm
Vân 1992, Nguyễn Ngọc Khánh 2012,…).
Cảnh quan học là ngành khoa học thuộc ĐLTN hiện đại, là một trong những
ngành khoa học cơ bản của nhóm ngành khoa học về lớp vỏ CQ Trái Đất, cho nên
khoa học về CQ tất yếu có quan hệ chặt chẽ với các ngành khoa học về Trái Đất.
Thêm nữa, do nhu cầu sử dụng, cải tạo, kiến thiết CQ theo mục tiêu phát triển bền
vững, các nhà CQ bắt buộc phải tiếp cận về lí luận và PP của toán học, kinh tế học,
khoa học về MT, PP địa hoá, địa vật lí, PP ST, hệ thống thông tin địa lí (GIS),… dẫn
đến sự xuất hiện của các hướng nghiên cứu mới như: Địa hoá học cảnh quan (B.B
Polưnov - 1940s; A.I Peremal 1974; Nguyễn Văn Vinh 1983; Nguyễn Việt và Vũ
Ngọc Quang 2010); Địa vật lí cảnh quan (I.P Geraximov, D.L Armand, L Rauner, L.M
Ananeva, N.I Rudnev,… 1978); Sinh thái cảnh quan (Pháp, Slovakia 1967 - 1973;
Gunter Haase và Raft Schmidt 1973; Hiệp hội CQST thế giới - IALE 2006; Nguyễn
Văn Vinh 1992, 1994; Phạm Quang Anh 1996; Nguyễn Cao Huần 2005; Nguyễn An
Thịnh 2007, Lại Vĩnh Cẩm 2008; Phạm Hoàng Hải 2010, …).

Bên cạnh đó, nhằm nâng cao tính chính xác và độ tin cậy của kết quả nghiên cứu,
các nhà CQ đang ngày càng chú ý sử dụng các PP thống kê - toán học, thiết lập mô
hình toán, cho phép dự báo và mở rộng kết quả nghiên cứu ra nhiều nơi chưa khảo sát,
phát hiện ra mối liên hệ hữu cơ giữa các yếu tố, thành phần. Các mô hình toán còn cho
phép sử dụng máy tính điện tử để xử lí thông tin và thực hiện một khối lượng công
việc rất lớn mà các PP khác khó tiến hành được (ví dụ: hệ số tương quan thứ hạng của
Spearman, Kendall; chỉ số liên hợp đa phương của K. Pirson và A.A. Tsuprov để xác
định mối liên hệ theo chiều thẳng đứng; chỉ số đặc trưng entropi của I.G. Ximonov để
đánh giá độ đồng nhất của cấu trúc ngang; chỉ số thuần nhất của A.I. Ivanutski và V.A.
Nicolaev; hay công thức tính độ lục địa; công thức tính chỉ số khô hạn A.A. Grigoriev
và M.I. Budưko; công thức tính hệ số thuỷ nhiệt của G.T. Xelianhinov;…) [16, 54].
1.1.1.2. Nghiên cứu về phân vùng cảnh quan
Phân vùng cảnh quan là một nhiệm vụ rất quan trọng của việc nghiên cứu ĐLTN,
có thể xem là khâu kết thúc của việc nghiên cứu lí luận và khởi đầu của giai đoạn
nghiên cứu ứng dụng thực tiễn, là cầu nối giữa khoa học CQ và công tác đánh giá –
quy hoạch lãnh thổ. Đa số các nhà địa lí LB Nga và Đông Âu thống nhất rằng trong
PVCQ cần phải vạch ra và nghiên cứu vô số những địa tổng thể, chúng tồn tại một
cách khách quan trong thiên nhiên và tạo nên MT địa lí hoàn chỉnh (N.A. Gvozexki
1964, F.N. Minkov 1964, A.G. Ixatsenko 1965, V.I. Prokaev 1967,…) [15].
Theo V.I. Prokaev và một số các nhà địa lí khác, khi tiến hành PV cần dựa trên
những nguyên tắc cơ bản như: nguyên tắc khách quan, nguyên tắc phát sinh, nguyên
tắc tổng hợp, nguyên tắc đồng nhất tương đối và nguyên tắc cùng chung lãnh thổ. Tuy
vậy, trên thực tế việc PV và xây dựng các hệ thống phân vị chưa đạt đến sự thống nhất


8
giữa các nhà CQ, dẫn tới sự tồn tại của nhiều hệ thống phân vị với số lượng cấp bậc và
chỉ tiêu phân chia khác nhau. Có thể phân tích thấy những vấn đề tồn tại trong PVCQ
của các tác giả từ trước tới nay như:
- Đa số các nhà địa lí đều thừa nhận PV có 2 cách: PV theo kiểu (còn gọi là phân

loại) và PV cá thể (còn gọi là phân vùng). Về cơ bản đều có nhiệm vụ phân chia ra các
ĐV lãnh thổ nhỏ hơn nằm trong 1 địa tổng thể bất kì, và mỗi ĐV lãnh thổ được phân
chia phải có những nét đặc trưng riêng phân biệt với các ĐV lân cận, và được nhận
biết theo những dấu hiệu nhất định. Nhưng 2 cách PV này khác nhau ở chỗ: trong phân
loại, các ĐV phân chia được phép lặp lại trong không gian, và các ĐV này sẽ thuộc
cùng 1 kiểu loại; còn trong phân vùng, các ĐV phân chia không được phép lặp lại
trong không gian, và mỗi ĐV sẽ hoàn toàn độc lập với nhau. Như vậy, PV theo kiểu
nhấn mạnh đến sự tương đồng về chất, còn PV cá thể tính đến tương quan phân bố của
các ĐV và mối quan hệ lãnh thổ của chúng. Cả 2 cách này nên kết hợp với nhau,
nhưng có tác giả cho rằng phân vùng phải thực hiện trước phân loại (V.M. Sukachev,
Vũ Tự Lập), nhưng có quan điểm khác là phân loại thực hiện trước phân vùng (A.G.
Ixatsenko, A.I. Peremal, V.I. Prokaev,…).
- Khi PV thường phải sử dụng nhiều PP khác nhau. Trong đó PPPV theo dấu hiệu
chủ đạo hay được sử dụng (ví như N.A. Soltsev đã từng sử dụng nhân tố địa chất - địa
mạo để phân chia các thể tổng hợp ở vùng đồng bằng Nga; F.N. Minkov phân chia các
đới theo lớp phủ thực vật - thổ nhưỡng và khí hậu; V.I. Prokaev đề nghị chọn nhân tố
chủ đạo đối với những ĐV mang tính địa đới là tương quan nhiệt - ẩm, còn đối với
những ĐV phi địa đới là những đặc điểm thạch học và địa mạo,…) và cũng dễ bị lạm
dụng nhất. Bởi vì, nếu sử dụng PP này không linh hoạt sẽ rất dễ dẫn đến vi phạm
nguyên tắc tổng hợp, và kết quả PV sẽ mang tính chủ quan, không còn là PV tổng hợp
nữa mà trở thành PV bộ phận [15].
- Trong hệ thống phân loại của các tác giả nước ngoài (nhất là LB Nga và Đông
Âu) có thể kể đến ba hệ thống phân loại CQ được các nhà địa lí chấp nhận rộng rãi
nhất, đó là hệ thống phân loại của A.G. Ixatsenko, N.A. Gvozdetsky và V.A. Nikolaev.
Các hệ thống phân loại CQ này được xây dựng cho những lãnh thổ rộng lớn với số
lượng các bậc phân loại vừa phải, có tính thống nhất khá cao (có các ĐV phân loại
chung như lớp, kiểu, nhóm, loại; và cũng có nhiều dấu hiệu được dùng chung cho một
số cấp) nhưng bên cạnh đó vẫn có các dấu hiệu riêng theo quan niệm của từng tác giả.
Ngoài 03 hệ thống phân loại trên thì cũng có tác giả phân chia rất nhiều cấp bậc (D.L.
Armand chia 29 cấp), trong đó có những bậc phân loại hầu như trùng với hệ thống

phân loại sinh vật. Ở Việt Nam có thể kể đến hệ thống phân loại của Vũ Tự Lập và
Phạm Hoàng Hải - Nguyễn Thượng Hùng - Nguyễn Ngọc Khánh. Hệ thống phân loại
của các tác giả này không có các cấp bậc ở trên nên thích hợp cho lãnh thổ nhỏ như
Việt Nam [20].


9
- Hệ thống PVCQ trên thế giới cũng rất nhiều, theo Vũ Tự lập có thể gộp vào
thành 03 nhóm căn cứ theo vai trò của các nhân tố địa đới và phi địa đới khi xây dựng
chỉ tiêu cho các cấp phân vị:
+ Nhóm 1: coi nhân tố phi địa đới, cụ thể là nhân tố địa chất - địa mạo, luôn
chiếm vai trò chủ đạo trong sự phân hoá ra các địa tổng thể ở tất cả các cấp. Mọi nhân
tố địa đới đều chỉ được xét trong mối liên quan trực tiếp với cơ sở địa chất - địa mạo
(N.A.Soltsev 1958, 1960). Ưu điểm của hệ thống này là dễ dàng vạch được ranh giới
các địa tổng thể và sự phụ thuộc trên dưới khá rõ ràng; nhưng hạn chế lớn nhất là coi
nhẹ tác động của quy luật địa đới, bỏ qua một số cấp phân vị lớn, do quá thiên về một
mặt mà các địa tổng thể phân ra chưa đồng nhất cao về tất cả các thành phần.
+ Nhóm 2: coi hai nhân tố địa đới và phi địa đới có giá trị ngang nhau trong sự
hình thành hệ thống phân vị (F.N. Minkov, I.P.Parmuzin, Grigoriev, V.B.Xosava, M.I.
Mikhailov, N.A.Gvozdetsky,…). Các hệ thống này coi quy luật địa đới là quy luật cơ
bản và bắt đầu của hệ thống phân vị, nhưng một số tác giả đã sắp xếp luân phiên hai
ĐV địa đới và phi địa đới dễ dẫn đến tính chủ quan, phi tự nhiên. Bởi vì hai quy luật
địa đới và phi địa đới có nguồn gốc phát sinh khác nhau, độc lập với nhau nên không
thể có sự phụ thuộc trọn vẹn giữa các ĐV. Không thể có cấp phân vị thấp địa đới nằm
gọn trong cấp phân vị phi địa đới cao hơn hoặc ngược lại.
+ Nhóm 3: cho rằng không thể có sự phụ thuộc trực tiếp giữa hai nhân tố địa đới
và phi địa đới vì chúng có nguồn gốc phát sinh khác nhau. Do vậy, các tác giả chia các
ĐV thành hai dãy rạch ròi. Đến một lúc nào đó (thường ở ĐV cấp thấp), hai nhân tố
địa đới và phi địa đới mới tác động đồng thời và hệ thống hai dãy mới nhập thành một.
Theo D.L. Armand, điểm nút (nơi hai dãy nhập lại) là cấp khối; theo A.G. Ixatsenko là

cấp cảnh (tương đương với vùng); theo V.I. Prokaev là khối CQ [15].
1.1.2. Công trình nghiên cứu về đa dạng cảnh quan
Nếu nhắc đến vấn đề phạm trù - thuật ngữ thì từ “đa dạng” chúng ta đã được
nghe và biết nhiều trong vấn đề “đa dạng sinh học”. ĐD sinh học là sự phong phú về
nguồn gen, về giống loài sinh vật và HST tự nhiên. Chính sự ĐD sinh học cùng với
những hoạt động phong phú của nó đã làm cho lớp vỏ CQ Trái Đất thường xuyên bị
biến đổi và ngược lại, sự ĐD sinh học cũng bị thay đổi do những tác động của các
nhân tố khác trong lớp vỏ CQ Trái Đất.
Như vậy, có thể hiểu ĐD sinh học là ĐD về các yếu tố trong sinh quyển. Mà sinh
quyển là một trong những quyển hợp phần cấu tạo nên lớp vỏ CQ Trái Đất. Do đó,
phạm trù “đa dạng sinh học” là chỉ một phần sự ĐD của lớp vỏ CQ Trái Đất. Tuy
nhiên, xét theo yếu tố thời gian thì việc nghiên cứu ĐD sinh học đã được tiến hành từ
lâu, bằng nhiều PP định tính và định lượng (ví dụ như chỉ số Shannon, chỉ số ĐD loài,
chỉ số Simpson,…), do đó đã đặt được nền móng ban đầu cho các công tác nghiên cứu
tiếp theo về vấn đề ĐD sinh học, và ở một khía cạnh nào đó cũng tạo tiền đề cho việc


10
nghiên cứu ĐDCQ. Bởi vì, giữa vấn đề ĐD sinh học và vấn đề ĐDCQ luôn tồn tại mối
quan hệ hữu cơ với nhau, mà nói như Rob Jongman (Hội nghị về CQ đa chức năng ở
Đan Mạch năm 2000) là Mối quan hệ chặt giữa ĐD sinh học và ĐDCQ [93].
Nghiên cứu ĐDCQ mặc dù đã được manh nha từ lâu, nhưng các nghiên cứu
mang tính định lượng chỉ mới thực sự bắt đầu từ thế kỉ XXI, ngoài những đề tài về CQ
đa chức năng được thảo luận ở Hội nghị tại Đan Mạch (2000) còn có những công trình
nghiên cứu về cấu trúc CQ của Gerd Eiden, Maxime Kayadjanian, Claude Vidal [91].
Các tác giả đã đưa ra những công thức dùng để tính chỉ số ĐD CQ như:
 Số lớp (number of classes - NC)
Cách đơn giản nhất để đo lường mức độ ĐD của CQ chính là xác định số lượng
các hạng / loại CQ khác nhau trên 1 ĐV diện tích. Và như vậy, mức độ ĐD của cấu
trúc ngang sẽ tỉ lệ thuận với số lượng các hạng / loại CQ khác nhau mà lãnh thổ có.

 Mật độ khoanh vi (Patch Density - PD)
Một khoanh vi đại điện cho một khu vực, vậy thì một lãnh thổ nghiên cứu sẽ
được cấu tạo nên bởi một bức khảm của nhiều khoanh vi thuộc nhiều loại CQ khác
nhau. Mật độ khoanh vi (PD) nhấn mạnh đến số lượng khoanh vi trên 1 ĐV diện tích
nghiên cứu (thường là 100 ha). Công thức tính cụ thể là:
(1)
PD: mật độ khoanh vi (trên 100 ha)
n: số khoanh vi
a: diện tích khu vực
Theo công thức, ta thấy PD sẽ càng tăng khi số lượng khoanh vi tăng. Chỉ số này
ưu việt hơn chỉ số NC ở chỗ: chỉ số PD có thể phản ánh tốt sự phân mảnh của CQ nên
có thể làm cơ sở cho việc đánh giá cấu trúc ngang của CQ, cho phép so sánh giữa các
ĐV bộ phận với kích thước khác nhau. Ở hình 1.1, a và b đều thể hiện 3 loại CQ với
diện tích như nhau, nhưng chỉ số PD ở hình a chỉ có 3/ha, nhưng ở hình b - nơi CQ bị
phân mảnh - thì chỉ số PD đạt đến 25/ha.

Hình 1.1. Chỉ số PD [91]


11
 Mật độ ranh giới (Edge Density - ED)
Mật độ ranh giới được tính bằng tỉ lệ giữa chiều dài tất cả ranh giới giữa các loại
CQ với tổng diện tích của lãnh thổ nghiên cứu. Cụ thể:
(2)
ED: mật độ ranh giới (m/ha)
e: tổng chiều dài ranh của các loại CQ (m)
a: diện tích khu vực (ha)
Không giống với mật độ khoanh vi (PD), mật độ ranh giới còn thể hiện được
hình dạng và độ phức tạp của các khoanh vi, bên cạnh tính không đồng nhất trong
không gian của các bức khảm CQ. Trong hình 1.2, mặc dù số khoanh vi ở hình a và b

đều như nhau, nhưng hình dạng các khoanh vi ở b phức tạp hơn nhiều, cho nên chỉ số
ED ở b cao hơn (xem xét cả 2 ĐV lãnh thổ đều có diện tích là 1 ha).

Hình 1.2. Chỉ số ED [91]
 Chỉ số đa dạng cảnh quan (Shannon Index - ShI)
Năm 1948, Claude Elwood Shannon (Hoa Kì) đã đưa ra công thức tính chỉ số
ĐD loài để đánh giá mức độ ĐD sinh học, dựa trên cơ sở sự ĐD trong tự nhiên, giả
định các loài thể hiện trong mẫu, không phụ thuộc các loài khác. Và sau đó, chỉ số
Shannon cũng được dùng để tính sự ĐD của CQ. Công thức tính cụ thể như sau:


(3)

ShI: chỉ số Shannon
Pi: tỉ lệ diện tích của CQ thứ i so với tổng diện tích
m: số loại CQ
Theo công thức thì chỉ số Shannon tỉ lệ thuận với số loại CQ hoặc khi tỉ lệ diện
tích giữa các loại CQ trở nên cân bằng hơn. Đối với các lãnh thổ có cùng số loại CQ,


12
thì chỉ số Shannon đạt cực đại khi tất cả các loại có diện tích bằng nhau (hình 1.3).
Trong trường hợp này, cả 2 hình đều có 4 loại CQ, nhưng tỉ lệ diện tích giữa các loại
trong hình 2 cân bằng hơn, nên ShI của nó cao hơn so với hình đầu.

Hình 1.3. Ảnh hưởng của tỉ lệ diện tích các loại CQ đến chỉ số Shannon [91]
Trường hợp thứ 2: khi tỉ lệ diện tích giữa các loại CQ là 1 hằng số, nhưng số loại
CQ tăng lên thì chỉ số Shannon cũng tăng lên (hình 1.4). Trong trường hợp này, lãnh
thổ có 2 loại CQ thì ShI chỉ có 1; nhưng lãnh thổ tăng lên 3 - 4 loại CQ thì ShI cũng
lần lượt tăng lên 1,585 và 2.


Hình 1.4. Ảnh hưởng của số loại CQ đến chỉ số Shannon [91]
Tuy nhiên, hạn chế cơ bản của chỉ số Shannon chính là khả năng phản ánh sự
phân hoá không gian của các ĐV CQ. Điều này được thể hiện rất rõ thông qua 2 lãnh
thổ khác nhau trong hình 1.5: cả lãnh thổ a và b đều có 3 loại CQ theo tỉ lệ diện tích là
36: 34: 30, do đó cả 2 lãnh thổ đều được xác định có cùng ShI = 1,58. Nhưng bằng mắt
thường chúng ta cũng có thể thấy rõ mức độ ĐD của b cao hơn a. Điều đó cho thấy chỉ
số Shannon phản ánh chưa đúng thực tế. Một chỉ số ĐD CQ không chỉ thể hiện số
khoanh vi và diện tích, mà còn cần thể hiện được sự phân hoá không gian của các ĐV
cá thể. Do đó, ShI chưa đáp ứng được yêu cầu này.


13

a

b

Loại A
Loại B
Loại C
Hình 1.5. Hai ví dụ về sự phân hoá không gian của 3 loại CQ [89]
Tuy vậy, đến năm 2005, Christophe Claramunt (Viện Nghiên cứu Hải quân
Pháp) đã thể hiện thành công sự phân hoá không gian trong chỉ số Shannon, bằng cách
thêm vào ShI tỉ số khoảng cách trung bình giữa các khoanh vi của cùng một loại CQ
với khoảng cách trung bình giữa các khoanh vi thuộc các loại CQ khác nhau. Cụ thể
như sau:


(4)


diint: khoảng cách trung bình giữa các khoanh vi của cùng 1 loại CQ
diext: khoảng cách trung bình giữa khoanh vi thuộc các loại CQ khác nhau
(khoảng cách được đo tính từ tâm của các khoanh vi)
Việc bổ sung thêm phân số giữa diint và diext đã thể hiện được các khoanh vi của
các loại CQ phân bố tập trung hay phân tán trong không gian lãnh thổ. Và khi áp dụng
chỉ số này cho ví dụ trong hình 1.5, ta có kết quả như sau: ở hình a, ShI2 = 0,9836; còn
ở hình b thì ShI2 = 1,5597  tính ĐD ở lãnh thổ b cao hơn so với lãnh thổ a, đây là kết
quả phù hợp với thực tế.
Đồng thời, để so sánh được giá trị của ShI2, ta cần một chỉ số đối chiếu, đó là chỉ
số ĐD tối đa (Maximum Diversity), được tính bằng: ShImax = log2 m
(5)
Trong trường hợp hình 1.5, ShImax = 1,5849. So sánh ta thấy: ShI2 ở lãnh thổ b
đạt 98,4% so với ShImax, còn ở hình a chỉ đạt 62,1% [89].


14
Cũng trong năm 2000, các nhà khoa học E. Willems, C. Vandevoort, A.
Willekens, B. Buffaria (EU) đã nghiên cứu về tính ĐD CQ của các quốc gia EU theo
hệ thống cơ sở dữ liệu CORINE (Co-ordination of Information on the Environment)
nhằm phục vụ cho việc quản lí - bảo vệ MT của khu vực [101].
Ở Việt Nam, đi tiên phong cho hướng nghiên cứu ĐDCQ chính là Phạm Hoàng
Hải. Năm 2008, ông và nnk công bố Những kết quả ban đầu phát triển cơ sở lí luận và
ứng dụng nghiên cứu đa dạng cảnh quan ở Việt Nam. Công trình đã đưa ra ý tưởng
phát triển áp dụng kết quả nghiên cứu lí luận về ĐDCQ, đưa ra quy trình, các bước
tiến hành và một số kết quả nghiên cứu bước đầu. Những kết quả này chính là cơ sở,
tiền đề để tiến hành các nghiên cứu sâu hơn, cụ thể hơn, nhằm đáp ứng tốt hơn nữa các
yêu cầu của thực tiễn phát triển đất nước trong thời gian tới [24].
1.1.3. Tổng quan các công trình nghiên cứu cảnh quan phục vụ quy hoạch - tổ
chức lãnh thổ

Hướng nghiên cứu CQ ứng dụng cho những mục đích KT - XH cụ thể đã bắt đầu
được định hình từ giữa thế kỉ XX, nhưng thực sự được hình thành và đẩy mạnh kể từ
năm 1976 khi Ixatsenko cho xuất bản cuốn Cảnh quan học ứng dụng - công trình thể
hiện tầm nhìn và khả năng nắm bắt thực tiễn rất nhạy bén của tác giả khi đưa quan
điểm ứng dụng vào CQH. Trong công trình ông đã nêu lên mối quan hệ tác động qua
lại giữa tự nhiên và con người: từ chỗ làm rõ ảnh hưởng của tự nhiên đến con người
sang chỗ nghiên cứu tác động của con người vào tự nhiên, thêm nữa là vấn đề về sự
tác động ngược lại của tự nhiên bị thay đổi đến con người đã và đang nổi lên ngày
càng rõ rệt. Đồng thời, ông cũng phân tích để tìm ra con đường nhằm tối ưu hoá mối
quan hệ đó và hình thành nên các Cảnh quan văn hoá. Ixatsenko cho rằng việc tối ưu
hoá sự tác động của xã hội vào thiên nhiên là một lĩnh vực nghiên cứu liên ngành đặc
biệt, đòi hỏi phải: 1) sử dụng hợp lí và tái SX tài nguyên thiên nhiên; 2) cải tạo (cải
thiện) MT tự nhiên; 3) bảo vệ thực sự MT tự nhiên. Ông cũng đồng tình với L. Bauer
và Kh. Vainitke (công trình Chăm sóc cảnh quan và bảo vệ thiên nhiên) rằng Cảnh
quan văn hoá là mục đích của sự phát triển, và cơ sở của nó là việc con người sử dụng
hợp lí các tiềm lực có trong thiên nhiên, chứ không phải là sự phá hỏng hay áp bức
thiên nhiên. Ixatsenko cũng đã có nhận định hết sức đúng đắn về vai trò của các nhà
CQH không chỉ trong thời điểm đó mà là cho đến tận ngày nay: chức năng của nhà
cảnh quan không phải là ở chỗ bao trùm mọi vấn đề và thay thế mọi nhà chuyên môn,
mà là ở chỗ liên hợp họ trên cơ sở quan điểm tổng hợp [33].
Những năm sau, một loạt các công trình về CQ ứng dụng tiếp tục được hoàn
thành và công bố như: Nghiên cứu đánh giá cảnh quan cho các sơ đồ quy hoạch vùng
(E.M Rakovskaia, I.R Dorphman - 1980); Phương pháp đánh giá cảnh quan sinh thái
nhằm mục đích phát triển tối ưu lãnh thổ (M. Ruzichka, M. Miklas - 1980); Phân tích


15
và đánh giá cảnh quan phục vụ nông nghiệp vùng Starobol bằng Hệ thông tin địa lí
(K.I. Irovich - 2004) [21].
Ở Việt Nam, hướng nghiên cứu đánh giá CQ phục vụ mục đích phát triển bền

vững lãnh thổ đã - đang và sẽ tiếp tục được tiến hành một cách mạnh mẽ, mà tiêu biểu
là các công trình của Phạm Hoàng Hải. Năm 1988, ông hoàn thành công trình Vấn đề
lí luận và phương pháp đánh giá tổng hợp tự nhiên cho mục đích sử dụng lãnh thổ - ví
dụ vùng Đông Nam Bộ. Kế đến vào năm 1990, trong Chương trình 48B, ông cùng
Nguyễn Trọng Tiến và nnk đã tiến hành Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên và tài
nguyên thiên nhiên dải ven biển Việt Nam cho phát triển sản xuất nông - lâm. Năm
1993, ông cùng Nguyễn Thượng Hùng thực hiện Đánh giá tổng hợp cho mục đích sử
dụng và khai thác hợp lí tài nguyên Tây Nguyên. Vào 1997, Nhà xuất bản Giáo dục đã
công bố công trình Cơ sở cảnh quan học của việc sử dụng hợp lí tài nguyên thiên
nhiên, bảo vệ môi trường lãnh thổ Việt Nam của ông cùng Nguyễn Thượng Hùng và
Nguyễn Ngọc Khánh - công trình được đánh giá cao bởi những miêu tả chi tiết các quy
luật và đặc trưng của các CQ nhiệt đới gió mùa Việt Nam trên cơ sở một hệ thống
phân loại tương đối thống nhất cho toàn lãnh thổ và theo các miền, các vùng CQ riêng
biệt; đồng thời công trình cũng đề cập một cách khá đầy đủ, sâu sắc những biến đổi
của tự nhiên nói chung và CQ nói riêng dưới tác động của con người, từ đó đưa ra giải
pháp, các hướng tiếp cận khoa học tin cậy nhằm sử dụng hợp lí tài nguyên, bảo vệ MT.
Ngoài ra còn có thể kể đến một số công trình khác được thực hiện ở các vùng,
miền khác nhau của đất nước và có những đóng góp nhất định vào sự phát triển chung
của CQH, như: Đoàn Ngọc Nam với công trình Các thể tổng hợp địa lí tự nhiên trong
cấu trúc cảnh quan ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh và hướng cải tạo chúng, phục
vụ phát triển nông nghiệp (1991); Nguyễn Thế Thôn với Tổng luận phân tích nghiên
cứu và đánh giá cảnh quan cho việc quy hoạch và phát triển kinh tế (1993) và Tổng
luận phân tích những vấn đề cảnh quan sinh thái ứng dụng trong quy hoạch và quản lí
môi trường (1995).
Giai đoạn đầu của thế kỉ mới, các đề tài về CQH ứng dụng tiếp tục được đẩy
mạnh nghiên cứu. Vào năm 2008, Nguyễn Cao Huần và nnk đã Nghiên cứu quy hoạch
sử dụng hợp lí cảnh quan và xác lập mô hình hệ kinh tế sinh thái nông hộ trên dải cát
ven biển tỉnh Quảng Trị - kết quả của công trình được xem là cơ sở định hướng không
gian sử dụng CQ và đề xuất những mô hình vừa đem lại hiệu quả kinh tế, vừa đảm bảo
cân bằng ST và ổn định xã hội cho những lãnh thổ nghiên cứu có điều kiện tương tự

như dải cát ven biển tỉnh Quảng Trị.
1.1.4. Các công trình nghiên cứu có liên quan ở Đắk Lắk
Quá trình nghiên cứu địa lí tổng hợp của Đắk Lắk chủ yếu được bắt đầu từ thập
niên 90 của thế kỉ XX đến nay. Trước hết có thể kể đến các công trình Khoa học và
Công nghệ trọng điểm phục vụ phát triển KT - XH vùng Tây Nguyên do Viện Địa lí -


×