Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Hỗ trợ việc làm đối với người cai nghiện từ thực tiễn Trung tâm Giáo dục – Lao động – Tạo việc làm, tỉnh Bình Dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (846 KB, 91 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN PHÚC ÁNH

HỖ TRỢ VIỆC LÀM ĐỐI VỚI NGƢỜI CAI NGHIỆN TỪ THỰC TIỄN
TRUNG TÂM GIÁO DỤC – LAO ĐỘNG –TẠO VIỆC LÀM
TỈNH BÌNH DƢƠNG
Chuyên ngành: Công tác xã hội
Mã số: 60. 90. 01. 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN NGỌC TOẢN

HÀ NỘI - 2016


LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập và nghiên cứu đề tài Luận văn thạc sĩ “Hỗ trợ việc
làm đối với người cai nghiện từ thực tiễn Trung tâm Giáo dục – Lao động –
Tạo việc làm, tỉnh Bình Dương” tôi đã nhận được giảng dạy và hướng dẫn
của các thầy cô, sự hỗ trợ của các đồng nghiệp, bạn bè và gia đình. Với sự
kính trọng và biết ơn tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới các thầy giáo, cô
Khoa Công tác xã hội – Học viện Khoa học xã hội, nhất là TS. Nguyễn Ngọc
Toản, hướng dẫn khoa học luận văn. Đồng thời cảm ơn Cục Phòng chống tệ
nạn xã hội, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Sở Lao động – Thương
binh và Xã hội, Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội tỉnh Bình Dương, Trung


tâm Giáo dục –Lao động – Tạo việc làm tỉnh Bình Dương và đồng nghiệp đã
tạo điều kiện thuận lợi, cung cấp số liệu, tài liệu và động viên tinh thần để tôi
hoàn thành Luận văn này.
Bản thân tôi đã rất cố gắng, song chắc chắn Luận văn sẽ còn có thiếu sót
hạn chế, kính mong nhận được sự tham gia góp ý kiến của các Thầy giáo, Cô
giáo, các đồng chí và các bạn bè đồng nghiệp.


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU............................................................................................................ 1
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ VIỆC
LÀM CHO HỌC VIÊN CAI NGHIỆN MA TÚY TẠI TRUNG TÂM GIÁO
DỤC - LAO ĐỘNG – TẠO VIỆC LÀM ............................................................... 13
1.1. Cơ sở lý luận về cai nghiện ma túy tại trung tâm .............................................. 13
1.2. Cơ sở lý luận về công tác xã hội trong hỗ trợ việc làm cho học viên cai nghiện
trong trung tâm .......................................................................................................... 18
1.3. Nhân tố ảnh hưởng đến công tác xã hội trong hỗ trợ việc làm đối với học viên
cai nghiện tại trung tâm ............................................................................................. 32
1.4. Cơ sở pháp lý về giải quyết việc làm cho học viên cai nghiện .......................... 35
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG HỖ TRỢ VIỆC LÀM CHO HỌC VIÊN CAI
NGHIỆN MA TÚY TẠI TRUNG TÂM GIÁO DỤC- LAO ĐỘNG – TẠO
VIỆC LÀM, TỈNH BÌNH DƢƠNG ....................................................................... 39
2.1. Khái quát địa bàn nghiên cứu............................................................................. 39
2.2. Thực trạng học viên cai nghiện tại trung tâm .................................................... 42
2.3. Thực trạng hoạt động công tác xã hội hỗ trợ việc làm học viên cai nghiện tại
trung tâm ................................................................................................................... 48
2.4. Đánh giá những nhân tố tác động đến công tác hỗ trợ việc làm cho học viên cai
nghiện tại Trung tâm ................................................................................................. 57
Chƣơng 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG
CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ VIỆC LÀM ĐỐI VỚI HỌC VIÊN

CAI NGHIỆN TẠI TRUNG TÂM GIÁO DỤC- LAO ĐỘNG – TẠO VIỆC
LÀM TỈNH BÌNH DƢƠNG ................................................................................... 63
3.1. Bối cảnh và nhu cầu việc làm của học viên cai nghiện...................................... 63
3.2. Giải pháp phát triển hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ việc làm đối với học
viên cai nghiện ở trung tâm ....................................................................................... 67
3.3. Giải pháp bảo đảm các điều kiện hoạt động công tác xã hội ............................. 73
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 77
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 79
PHỤ LỤC .................................................................................................................................... 81


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CTXH

Công tác xã hội

HVCN

Học viên cai nghiện

LĐTBXH

Lao động thương binh và xã hội

NSDMT

Người sử dụng ma túy

NVXH


Nhân viên xã hội

SDMT

Sử dụng ma túy


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Hình 1.1. Các giai đoạn của nghiện ma tuý ..................................................... 14
Hình1.2. Bậc thang nhu cầu của Maslow ........................................................ 25
Biểu đồ 2.1. Tổng số người nghiện phát hiện và quản lý của Bình Dương..... 41
Biểu đồ 2.2. Tuổi của của học viên cai nghiện tại trung tâm ......................... 43
Biểu đồ 2.3. Tình trạng hôn nhân của học viên cai nghiện tại trung tâm ........ 45
Biểu đồ 2.4. Thu nhập hàng tháng của học viên cai nghiện trước khi vào trung
tâm ................................................................................................................... 47
Biểu đồ 2.5. Việc làm hiện tại của học viên cai nghiện tại thời điểm khảo sát 54


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Con người đã phát hiện và sử dụng các chất ma túy tự nhiên cách đây 6000
năm. Ở một vài nơi trên thế giới, việc trồng và sử dụng các cây có chứa hoạt
chất ma túy trong tự nhiên đã trở thành thói quen và tập tục của nhiều dân tộc
ở nhiều vùng đất khác nhau. Kể từ khi phát hiện ra tác dụng kích thích của
các loại ma túy, số lượng người sử dụng và nghiện ma túy ngày càng tăng.
Qua đó cho thấy việc sử dụng ma túy nó gắn bó chặt chẽ tới cảm giác của con
người, ảnh hưởng đến tâm lý, đến cuộc sống của họ. Đứng về góc độ xã hội,
ma túy đã gây ra những tác hại vô cùng to lớn. Chính vì thế cuộc chiến chống
tệ nạn ma túy đã có từ lâu đời và ngày càng khốc liệt. Ở góc độ tâm lý học các

nhà nghiên cứu cũng đề cập đến vấn đề này trên cơ sở các lý thuyết khác nhau
của tâm lý học như phân tâm học, tâm lý học xã hội, nhận thức và hành vi.
Theo số liệu báo cáo hàng năm Việt Nam đã tổ chức cai nghiện cho khoảng
50.000 người. Trong đó, khoảng 30.000 người đang bị quản lý trong các nhà
tù, trại giam do vi phạm pháp luật và do nhiều nguyên nhân khác nhau. Cũng
theo số liệu báo cáo khoảng 70%- 80% số người sau cai nghiện khi trở về với
gia đình, cộng đồng từ các trung tâm cai nghiện đã sử dụng lại ma túy trong
vòng một năm sau [16].
Những người cai nghiện ma túy trên con đường trị liệu và hướng thiện vẫn
mang trong mình những mặc cảm tội lỗi và không tránh khỏi sự cám dỗ của
ma túy. Đặc biệt, người sử dụng ma túy thường bị lệ thuộc, trói buộc bởi tình
trạng tâm lý, khát khao, thèm muốn, đam mê sử dụng ma túy, đặc biệt là mắc
phải nhiều thứ bệnh. Họ thường hay mặc cảm, tự ti, rất dễ bị tổn thương, thiếu
bản lĩnh, suy nghĩ lưng chừng, nhanh chán nản, dễ từ bỏ khi gặp khó khăn, kỷ
luật lao động chưa cao, nhiều người chưa có thói quen lao động và yêu thích
lao động. Việc dạy nghề, tổ chức lao động sản xuất, tạo việc làm, tạo ra thu
1


nhập ổn định cho người nghiện ma túy sau cai là một trong các nội dung quan
trọng của quy trình cai nghiện, đây là một trong những yêu cầu thiết yếu,
nhằm tạo điều kiện để cho ngưởi cai nghiện phục hồi tái hòa nhập cộng đồng,
ổn định cuộc sống và phòng, chống tái nghiện. Qua khảo sát, đánh giá về
“Các giải pháp tạo việc làm tái cộng đồng cho người nghiện ma túy, người
mại dâm sau khi được chữa trị phục hồi” của Cục Phòng chống tệ nạn xã hội Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) cho thấy những đối tượng
có việc làm ổn định thì tỷ lệ tái nghiện là 25%, đối tượng có việc làm không
ổn định tỷ lệ tái nghiện là 28,5% và không có việc làm là 38,9%.
Vấn đề về hỗ trợ giải quyết việc làm cho người cai nghiện, người sau cai
nghiện ma túy, tạo điều kiện cho họ cai nghiện thành công ổn định cuộc sống
luôn là mối quan tâm hàng đầu cùa Nhà nước, của xã hội, nó ý nghĩa rất lớn

về mặt kinh tế và góp phần đảm bảo an sinh xã hội, giữ gìn an ninh trật tự đất
nước. Thực tế, người cai nghiện, sau cai nghiện ma túy có nhận sự giúp đỡ,
hỗ trợ của nhà nước, một vài tổ chức phi chính phủ về việc làm, tuy nhiên số
người này chưa nhiều và điều quan trọng hơn là chất lượng việc làm chưa
cao, không bảo đảm được cuộc sống dẫn đến tình trạng đối tượng nhanh chán,
bỏ việc và hậu quả là rất dễ tái nghiện. Việc học nghề, tạo việc làm cho người
cai nghiện chưa thực sự đáp ứng, phù hợp với nguyện vọng, sở thích và ưu
điểm của người cai nghiện.
Trong thời gian qua trên thế giới và trong nước đã có nhiều nghiên cứu về
công tác xã hội (CTXH), nghiên cứu về thực trạng nghiện ma túy, cai nghiện
ma túy và giải quyết việc làm cho người cai nghiện ma túy. Hệ thống các
nghiên cứu đã cho thấy được vai trò của CTXH trong việc hỗ trợ người
nghiện có việc làm, tái hòa nhập cộng đồng, hạn chế tái nghiện. Tuy nhiên,
tổng quan nghiên cứu cho thấy chưa có nghiên cứu tiếp cận theo hướng sử
dụng các biện pháp, công cụ CTXH để thực hiện hỗ trợ việc làm cho người
2


cai nghiện tập trung trong hệ thống Trung tâm giáo dục, lao động xã hội
(trung tâm cai nghiện) tại Việt Nam. Điều này, cho thấy cần có nghiên cứu về
CTXH trong hỗ trợ việc làm cho người cai nghiện ma túy tại trung tâm.
Xuất phát từ những lí do trên tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Hỗ trợ việc
làm cho người cai nghiện từ thực tiễn Trung tâm Giáo dục – Lao động – Tạo
việc làm, tỉnh Bình Dương”,để đề xuất giải pháp giúp cho những người cai
nghiện có việc làm tái hoà nhập cộng đồng sau cai.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
2.1. Nghiên cứu trên thế giới
Nghiện ma túy dẫn đến hậu quả về mặt xã hội rất lớn, nghiên cứu về ma
túy, tác hại của ma túy, các giải pháp biện pháp hỗ trợ cai nghiện là những nội
dung được các chuyên gia và các tổ chức quan tâm thực hiện trong thời gian

vừa qua. Với các mối quan điểm và cách tiếp cận khác khau các tác giả đã có
những hướng nghiên cứu khác nhau về vấn đề này. Cụ thể như:
O.F.Kernberg ( 1975 ), dựa vào quan điểm tiếp cận phân tâm học, tác giả
đã chỉ cho thấy việc dùng ma túy có liên quan tới các xung đột và các rối
nhiễu trong quá trình phát triển. Khi xung đột Edipe còn tồn tại ở tuổi thanh
thiếu niên, thì những người ở lứa tuổi này sẽ tìm kiếm sự giải thoát tội lỗi và
các ức chế khác ở việc dùng ma túy [8, tr. 4]. Điều này lý giải người nghiện
ma túy phản ánh thể thức phòng vệ chống lại sự lệ thuộc vào khách thể (ở đây
là bà mẹ) của chủ thể và đe dọa ái kỷ mà nó quy định. Ma túy sẽ là khách thể
giả thay thế, tượng trưng cho bà mẹ thuộc tuổi ấu thơ. Ma túy đã được khách
thể hóa và lúc này thanh thiếu niên khép mình trong mối quan hệ với ma túy.
Cũng cùng với quan điểm tiếp cận này, A.Bandura (1997) cho rằng cảm giác
về “ cái tôi hiệu quả ” là chìa khóa trả lời cho sự tái nghiện của những bệnh
nhân nghiện rượu và ma túy. Những chương trình trị liệu làm nhằm tăng tính
hiệu quả của cái tôi của ông đã giúp bệnh nhân vượt qua được nỗi sợ hãi của
3


đau đớn và bất lực cũng như ứng phó một cách hợp lý hơn với hoàn cảnh.
Nhờ đó mà quá trình cai nghiện diễn ra có hiệu quả hơn [8, tr. 5].
Khác với quan điểm tiếp cận phân tâm học, Callahan R.J (1997) trong
“Addition – anxiety conection” [ 8, tr. 5], đã nghiên cứu vấn đề nghiện và tác
nhân nghiện bằng quan điểm tiếp cận tâm lý trị liệu nhận thức. Với quan điểm
này, Ông cho rằng nguyên nhân của nghiện ngập và thôi thúc một số người sử
dụng các chất gây nghiện chính là những cảm xúc tiêu cực mà họ phải trải
nghiệm. Đồng thời đã phát hiện ra mối liên hệ giữa nghiện và sự sợ hãi. Với
phát hiện này đã giúp tìm ra phương pháp chữa trị cho hầu hết các nguyên
nhân gây nghiện. Phương pháp trị liệu này là tìm cách vượt qua được sự lo
hãi và gọi đó là “liệu pháp trường tư duy”.
Cùng với quan điểm trị liệu thông qua tâm lý, Richardson, Myers, Bing

(2002 ) [ 8, tr. 5], cho rằng sự rối loạn tâm trạng, cảm giác lo âu dự báo khả
năng nghiện ma túy nặng. Nếu như sự nhận thức về cái tôi hiệu quả là chìa
khóa của các nghiên cứu ở trên thì quan điểm của thuyết hiện tượng là đại
diện thì cái tôi phải có thêm tác nhân khác đi kèm nữa mới dẫn đến nghiện.
Tác nhân đó có thể là những đau đớn về sự thất bại của cá nhân. Trong quá
trình nghiên cứu ở nhiều đối tượng khác nhau đã thấy có một mối liên hệ chặt
chẽ giữa nghiện, tự nhận thức cao và sự trải nghiệm các thất bại cá nhân.
Theo sự giải thích của cách tiếp cận này thì nhiều cá nhân đã dùng chất gây
nghiện để làm giảm bớt mức độ nhận thức về nỗi đau cũng như những trải
nghiệm âm tính trong cuộc sống của mình. Việc phát hiện ra mối liên hệ giữa
nghiện với tự nhận thức và tần suất của các thất bại cá nhân mở đường cho
việc trị liệu người nghiện ở chính “cái tôi” của họ để họ có khả năng ứng phó
với những khó khăn thất bại xảy ra trong cuộc sống.
Cách tiếp cận hành vi, Silvis và Perry (1987) áp dụng cơ chế phản xạ tạo
tác của B.F.Skinner giải thích rằng hành vi nghiện ma túy được củng cố âm
4


tính bằng cách tránh các tình cảm âm tính và củng cố dương tính bằng cảm
giác dễ chịu mà nó tìm được. Theo quan điểm này, các kích thích thường liên
kết với việc dùng ma túy (sự tổn thương, sự ức chế…), có thể trở thành có
điều kiện và khi tiếp xúc với những kích thích này thì sẽ gây cảm giác thiếu
thuốc. Quá trình trị liệu cũng chú ý vào chính điểm này. Sự học tập xã hội
bằng cách tiếp xúc thường xuyên với các giá trị tích cực, sự nghỉ ngơi và trải
nghiệm các cảm xúc dương tính sẽ củng cố các phản xạ có điều kiện mới cho
người nghiện.
Với quan điểm tiếp cận gia đình, C.Madanes (1981) [ 8, tr. 7] đã xác nhận
rằng trong gia đình người nghiện herôin thì sự đảo lộn trật tự thứ bậc là một
đặc trưng. Một số tác giả theo lối này cũng phát hiện trong gia đình người
nghiện ma túy nổi bật lên các hành vi vi phạm công khai hoặc tiềm ẩn và

những lời phê phán về các nguyên tắc và điều cấm của xã hội.
Tổng quan một số nghiên cứu quốc tế cho thấy có các quan điểm khác
nhau thảo luận về vấn đề nghiện ma túy, tác nhân gây nghiện và các phương
thứ giải quyết. Tùy vào mỗi quan diểm mà có các biện pháp trị liệu khác
nhau. Tuy nhiên, các nghiên cứu có tính chất cơ sở khoa học, mang nặng tính
lý thuyết, thường gắn với cá nhân, mang tính chủ quan của một vài tác nhân
gây nghiện. Mục đích trị liệu quan tâm đến yếu tố cá nhân, ít quan tâm đến
các yếu tố xã hội. Trong khi đó con người chịu ảnh hưởng không nhỏ bởi các
yếu tố xã hội, đòi hỏi các nhà nghiên cứu phải quan tâm nghiên cứu loại đối
tượng này theo quan điểm hệ thống.
2.2. Nghiên cứu trong nước
Thời gian qua, ở Việt Nam, đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan
tới vấn đề về việc làm cho người cai nghiện ma túy, dưới nhiều góc độ khác
nhau, có thể nêu một số đề tài sau:

5


Nguyễn Văn Minh (2001) làm chủ nhiệm đề tài cấp Bộ về “Các giải pháp
tạo việc làm cho người nghiện ma túy, người mại dâm sau khi được chữa trị
phục hồi”. Đề tài nghiên cứu chỉ ra nhiều khả năng tái nghiện của người cai
nghiện ma túy sau cai do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó không có
việc làm là một trong những lý do dẫn đến tái nghiện của người sau cai
nghiện. Số liệu chứng minh mặc dù nghị lực của đối tượng là yếu tố quyết
định, sự quan tâm của gia đình là yếu tố hàng đầu giúp đối tượng từ bỏ tệ nạn
xã hội. Do vậy, tác giả kiến nghị cần hoàn thiện hệ thống các giải pháp tạo
việc làm cho đối tượng nhằm giúp họ ổn định cuộc sống, giảm tỷ lệ tái phạm,
tái nghiện [12].
Viện nghiên cứu xã hội thành phố Hồ Chí Minh (2004-2005) đã thực hiện
đề tài nghiên cứu về“Những giải pháp chủ yếu quản lý, dạy nghề cho người

sau cai nghiện ma túy trong chương trình ba năm ở các trường, trung tâm tại
Thành phố Hồ Chí Minh”. Đây là nghiên cứu thuộc Đề án “Tổ chức quản lý,
dạy nghề và giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện ma túy”. Nghiên
cứu đã giải quyết vấn đề giúp những người nghiện sau kết thúc 2 năm cắt cơn,
chữa bệnh, cai nghiện và phục hồi sức khỏe, người cai nghiện được phân loại
chuyển sang giai đoạn “Hậu cai” đó là được học văn hóa, học nghề và từng
bước đưa những người sau cai nghiện ma túy có đủ điều kiện tối thiểu vào
làm việc tại các khu công nghiệp đặc biệt do thành phố xây dựng. Đồng thời
nghiên cứu đã được triển khai, áp dụng trong thực tiễn, giúp hàng ngàn người
từng bước tái hòa nhập cộng đồng một cách bền vững. Để đạt được thành
công trên, một trong những giải pháp tác giả nêu ra trong quá trình tái hòa
nhập cộng đồng cho người sau cai nghiện ma túy là cần phải có sự tham gia
quản lý của công an khu vực, chính quyền xã phường, thị trấn và các đoàn
thể, ban điều hành khu phố. Trong đó, khẳng định vai trò của gia đình và cộng
đồng không thể thiếu trong quá trình phòng, chống ma túy, phải tạo ra môi
6


trường sống hòa thuận, đoàn kết, dân chủ, quan tâm tới nhau giữa các thành
viên trong gia đình, cơ quan, xí nghiệp, trường học, khu phố, xóm ấp [17].
Lê Hồng Minh (2010), với đề tài “Tổ chức tư vấn hướng nghiệp cho thanh
niên sau cai nghiện ở thành phố Hồ Chí Minh”, đã đề cập khá cụ thể các loại
hình tổ chức, quản lý giáo dục người nghiện ma túy và sau cai nghiện trên địa
bàn thành phố Hồ Chí Minh; các nội dung, phương pháp để hoàn thiện tổ
chức tư vấn hướng nghiệp cho thanh niên sau cai nghiện tại cộng đồng. Về
thực tiễn, luận án đã hệ thống hóa được các loại hình tổ chức, quản lý giáo
dục người nghiện ma túy và sau cai nghiện trên địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh; đánh giá được thực trạng và cách tổ chức các hoạt động quản lý giáo
dục thanh niện sau cai nghiện ở thành phố Hồ Chí Minh và chỉ ra được những
mặt hạn chế để tìm giải pháp khắc phục, hoàn thiện tổ chức tư vấn hướng

nghiệp cho thanh niên sau cai nghiện tại cộng đồng. Đã đề xuất được cơ cấu
tổ chức và cơ chế hoạt động của Văn phòng tư vấn hướng nghiệp cho thanh
niên sau cai nghiện làm cơ quan đầu mối cho hoạt động tư vấn hướng nghiệp
cho thanh niên sau cai nghiện ở cộng đồng; đề xuất đổi mới mô hình tổ chức
và phương thức hoạt động của Đội tình nguyện; xây dựng nội dung chương
trình giáo dục chuyển biến nhận thức và hành vi thanh niên sau cai nghiện ở
cộng đồng [11].
Phan Xuân Biên và Hồ Bá Thâm (2004) đồng chủ biên “Tâm lý học giáo
dục nhân cách người cai nghiện ma túy từ thực tế thành phố Hồ Chí Minh”.
Các tác giả nghiên cứu lý giải về nguyên nhân, đặc điểm tâm lý, công tác giáo
dục nhân cách, đạo đức xã hội dành cho những người liên quan đến nghiện
ma túy. Các tác giả cho rằng, người nghiện là người rối loạn về tâm lý, không
làm chủ được hành vi của mình, từ không làm chủ được bản thân, họ hành
động chủ yếu theo ham muốn bản năng, dẫn tới lệch chuẩn xã hội, khủng
hoảng nhân cách, tha hóa - rối loạn nhân cách và việc cai nghiện, phục hồi
7


nhân cách, sửa đổi và phát triển nhân cách người cai nghiện thành công hay
không phụ thuộc vào thái độ, tình thương, trách nhiệm của cộng đồng, gia
đình, xã hội và bản thân người nghiện. Do vậy, công tác điều chỉnh tâm lý,
giáo dục, phục hồi nhân cách cho người cai nghiện và những giải pháp giúp
người sau cai nghiện ma túy trở về với gia đình, cộng đồng được thực hiện
bằng biện pháp tâm lý [1].
Phan Thị Mai Hương (2005) với nghiên cứu “Thanh niên nghiện ma túy
nhân cách và hoàn cảnh xã hội” là một cách tiếp cận mới về thanh niên
nghiện ma túy – từ góc độ của tâm lý học. Tác giả đã phân tích, hệ thống hóa
những lý luận về đặc điểm nhân cách, hoàn cảnh xã hội và sự ảnh hưởng của
chúng trong việc nghiên cứu hành vi của người nghiện ma túy, cũng như quan
điểm về việc giải quyết chúng trong thực tiễn. Kết quả nghiên cứu chỉ ra một

số đặc điểm nhân cách và hoàn cảnh xã hội nổi trội của thanh niên nghiện ma
túy, mối quan hệ giữa đặc điểm với hành vi nghiện. Trong đó, vai trò gia đình
được tác giả tìm hiểu ở khía cạnh môi trường gia đình gắn với vị thế kinh tế xã hội có ảnh hưởng đến đặc điểm nhân cách và mức độ nghiện của thanh
niên nghiện ma túy, cách quản lý của cha mẹ với con. Trên cơ sở đó việc ngăn
ngừa hành vi nghiện ma túy và việc cai nghiện ma túy ở thanh niên cần kết
hợp giữa tri thức và biện pháp của tâm lý học. Kết quả nghiên cứu đã định
hướng về giáo dục và ứng xử thích hợp với người nghiện ma túy cũng như
góp phần ngăn ngừa việc lạm dụng ma túy ở thanh thiếu niên [9].
Nguyễn Thanh Hiệp và cộng sự với đề tài “Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng
dẫn đến nghiện ma túy lần đầu ở người sau cai nghiện ma túy (tại trung tâm
giáo dục dạy nghề và giải quyết việc làm Bình Đức và Đức Hạnh)” đã phân
tích đặc điểm, hoàn cảnh xã hội của người nghiện ma tuý lần đầu. Theo kết
quả nghiên cứu, các yếu tố ảnh hưởng đến lý do nghiện ma túy lần đầu bao
gồm có yếu tố bản thân, gia đình và bạn bè. Trong đó, tác động của bạn bè có
8


ảnh hưởng quan trọng đến hành vi sử dụng ma túy của người nghiện. Nếu có
thêm các yếu tố nguy cơ về gia đình và bản thân, người nghiện càng dễ dàng
chịu sự tác động của bạn bè hơn và thúc đẩy họ sử dụng ma túy sớm hơn [7].
Hệ thống tài liệu nghiện cứu đề cập rất ít tới vấn đề việc làm và giải quyết
việc làm cho người cai nghiện ma túy. Việc tìm hiểu nhu cầu việc làm của
người cai nghiện ma túy một cách có hệ thống từ cơ sở lý luận đến thực tiễn
chưa chưa mang tính khoa học cao. Nghiên cứu "Hỗ trợ việc làm cho người
cai nghiện từ thực tiễn Trung tâm Giáo dục – lao động – Tạo việc làm, tỉnh
Bình Dương" hy vọng sẽ là sự đóng góp nhỏ của tác giả vào nỗ lực phòng
chống tệ nạn ma túy chung của toàn xã hội.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực trạng công tác hỗ trợ

tạo việc làm cho học viên cai nghiện tại trung tâm trên địa bàn tỉnh Bình
Dương, đề tài đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác hỗ
trợ việc làm cho học viên cai nghiện tại trung tâm giáo dục – lao động – Tạo
việc làm dưới góc độ công tác xã hội.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống cơ sở lý luận về CTXH trong hỗ trợ việc làm cho HVCN ma
túy.
- Đánh giá thực trạng giải quyết việc làm và hoạt động CTXH hỗ trợ tạo
việc làm đối với HVCN của trung tâm trong thời gian qua.
- Đề xuất giải pháp, phương pháp thực hiện CTXH trong tạo việc làm đối
với HVCN.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu

9


Công tác hỗ trợ việc làm cho HVCN ma túy tại Trung tâm giáo dục - lao
động – tạo việc làm tỉnh Bình Dương.
* Khách thể nghiên cứu
- HVCN tại trung tâm ( chọn ngẫu nhiên 200 học viên).
- Cán bộ, nhân viên đang công tác làm việc tại trung tâm (chọn phỏng vấn
02 lãnh đạo và 03 cán bộ trực tiếp phụ trách công tác dạy nghề, hướng nghiệp
cho HVCN ).
- Cơ quan, tổ chức và cá nhân đã và đang phối hợp thực hiện công tác dạy
nghề, tạo việc làm đối với HVCN tại trung tâm( phỏng vấn 02 cán bộ ở cơ sở
dạy nghề, 02 doanh nghiệp đang là đối tác cung cấp hang gia công cho
HVCN).
* Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành tại Trung tâm Giáo dục - Lao động - Tạo việc

làm, tỉnh Bình Dương trong thời gian từ năm 2012 đến tháng 3 năm 2016.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
* Cơ sở phương pháp luận
Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản
Việt Nam kết hợp với học thuyết nhu cầu của A.Maslow và Thuyết hệ thống
của T. Parsonr làm cơ sở để xác định về công tác hỗ trợ việc làm đối với
HVCN tại trung tâm.
* Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích tổng hợp: Sử dụng phương pháp phân tích để
tổng hợp, phân tích tài liệu, số liệu thống kê, báo cáo, nghiên cứu thứ cấp liên
quan đến nội dung của đề tài.
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Nhằm thu thập thông tin định lượng
liên quan đến nội dung khảo sát. Tiến hành phỏng vấn trực tiếp đối với
10


HVCN và cán bộ, nhân viên chăm sóc tại trung tâm, được thiết kế theo hình
thức câu hỏi đóng và mở, thông qua việc thu thập xử lý thông tin định lượng,
cũng như các dữ liệu thống kê có sẵn trong các tài liệu, đề tài sẽ mô tả thực
trạng việc thực hiện CTXH tại trung tâm để tìm ra những phương pháp thực
hiện đạt kết quả cao và những vấn đề cần khắc phục. Từ đó có cái nhìn khái
quát về vấn đề nghiên cứu, dự báo xu hướng có thể thay đổi trong tương lai.
- Phương pháp phỏng vấn sâu: Thực hiện phỏng vấn sâu về thực trạng việc
làm, khó khăn, mong muốn, nguyện vọng 16 HVCN ma túy, 2 lãnh đạo trung
tâm, 2 cán bộ dạy nghề, 2 đại điện cho cơ sở liên kết đào tạo nghề và 2 cán bộ
lãnh đạo chính quyền địa phương và doanh nghiệp đang hỗ trợ việc làm cho
HVCN tại trung tâm.
- Phương pháp quan sát: Quan sát thể trạng và các biểu hiện trong giao
tiếp, ứng xử giữa học viên với học viên, giữa học viên với cán bộ, nhân viên
và với khách đến Trung tâm để biết các học viên có gặp vấn đề về sức khỏe,

tâm lý, giao tiếp hay không? cơ sở vật chất, các trang thiết bị, dụng cụ dùng
để học tập làm việc để biết cách thức tổ chức, bố trí, sắp xếp việc làm cho
HVCN của trung tâm.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
* Ý nghĩa lý luận
Nghiên cứu chỉ cho thấy được vai trò của CTXH trong việc đánh giá nhu
cầu về việc làm của HVCN. Với việc kết hợp vận dụng các lý thuyết học
thuyết nhu cầu, cấu trúc chức năng và phương pháp, kỹ thuật nghiệp vụ của
CTXH có thể hỗ trợ tốt hơn cho công tác giải quyết việc làm đối với HVCN
tại Trung tâm Giáo dục - Lao động - Xã hội. Ngoài ra còn có ý nghĩa tham
khảo cho những người đang nghiên cứu, quan tâm về lĩnh vực này.
* Ý nghĩa thực tiễn

11


Kết quả nghiên cứu tổng hợp thực trạng về việc làm của HVCN tại Trung
tâm Giáo dục – Lao động – Tạo việc làm, tỉnh Bình Dương. Đồng thời đánh
giá kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân nhìn trên góc độ
CTXH. Đề xuất các giải pháp thực hiện hỗ trợ việc làm dựa trên quan điểm
tiếp cận CTXH đối với HVCN tại các Trung tâm Giáo dục – Lao động – Xã
hội.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, Luận văn
được kết cấu 3 chương như sau:
Chương 1: Cở sở lý luận về công tác xã hội trong hỗ trợ việc làm cho học
viên cai nghiện ma túy tại Trung tâm Giáo dục – lao động – Tạo việc làm.
Chương 2: Thực trạng hỗ trợ việc làm cho học viên cai nghiện ma túy tại
Trung tâm Giáo dục – lao động – Tạo việc làm, tỉnh Bình Dương.
Chương 3: Giải pháp góp phần hoàn thiện và phát triển hoạt động công

tác xã hội trong hỗ trợ việc làm đối với học viên cai nghiện ma túy tại Trung
tâm Giáo dục – Lao động – Tạo việc làm, tỉnh Bình Dương.

12


Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ VIỆC LÀM
CHO HỌC VIÊN CAI NGHIỆN MA TÚY TẠI TRUNG TÂM GIÁO
DỤC - LAO ĐỘNG –TẠO VIỆC LÀM
1.1. Cơ sở lý luận về cai nghiện ma túy tại trung tâm
1.1.1. Một số khái niệm
- Khái niệm ma túy
Hiện nay có rất nhiều định nghĩa khác nhau về ma túy, cụ thể như Tổ chức
Y tế thế giới (WHO) cho rằng ma túy là thực thể hóa học hoặc thực thể hỗn
hợp, khác với tất cả những cái được đòi hỏi duy trì tình trạng bình thường của
cơ thể người, việc sử dụng những chất đó sẽ làm thay đổi chức năng sinh học
của con người. Theo chương trình kiểm soát ma túy Quốc tế Liên hợp quốc
(UNDBP) thì ma túy là chất có nguồn gốc tự nhiên hay tổng hợp khi thâm
nhập vào cơ thể con người, gây tác dụng làm thay đổi trạng thái, ý thức, trí
tuệ, tâm trạng của người đó. Nếu dùng lặp lại nhiều lần sẽ làm cho người đó
bị lệ thuộc vào nó, lúc đó gây tổn thương, nguy hại cho cá nhân và cộng đồng.
Theo từ điển tiếng Việt năm 1996 của nhà xuất bản Đà Nẵng, thì ma túy là tên
gọi chung các chất có tác dụng gây trạng thái ngây ngất, đờ đẫn, dùng quen
thành nghiện.
Theo quy định tại Bộ Luật hình thì ma túy bao gồm nhựa thuốc phiện,
nhựa cần sa, cao cô ca, lá hoa, quả cây cần sa, lá cô ca, quả thuốc phiện khô,
quả thuốc phiện tươi, hêrôin, côcain, các chất ma túy khác ở thể lỏng, các chất
ma túy khác ở thể rắn. Trong đó, Điều 2 Luật Phòng, chống ma túy quy định
chất ma túy là các chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong các

danh mục do Chính phủ ban hành [5, tr. 87]
- Khái niệm nghiện ma túy
Hiện nay các cơ quan, tổ chức quốc tế như Hiệp hội tâm thần Mỹ, tổ chức
13


Y tế thế giới, Tổ chức áp dụng phương pháp cai nghiện phục hồi theo nguyên
lý cộng đồng trị liệu, Tổ chức sức khỏe gia đình quốc tế… với các cách tiếp
cận trị liệu can thiệp khác nhau đã đưa ra các khái niệm khác nhau về nghiện
ma túy. Tuy nhiên, hầu hết trên các quốc gia trên thế giới và Việt Nam đều
thống nhất sử dụng khái niệm do Tổ chức Y tế thế giới đưa ra là: Nghiện ma
túy là tình trạng lệ thuộc về mặt thể chất hoặc tinh thần hoặc cả hai. Có nghĩa
là, khi một người dùng lặp lại nhiều lần hoặc kéo dài một hay nhiều thứ thuốc
sẽ bị lệ thuộc vào nó, tạo sự thèm muốn không cưỡng lại được, nếu không đáp
ứng kịp thời sẽ bị vật vã, đau đớn. Trong đó, lệ thuộc về thể chất được hiểu là
khi đã mắc nghiện mà không cung cấp đủ chất ma túy như nhu cầu thì sẽ gây
ra những phản ứng về thể chất mà người ta thường gọi là thuốc hành. Sự lệ
thuộc về mặt tinh thần là trạng thái người nghiện bị thôi thúc tự đi tìm chất
ma túy để thỏa mãn cơn nghiện, nếu không có thì có thể đi ăn cắp, thậm chí
gây tội ác cướp của giết người để có tiền mua ma túy sử dụng với mục đích
thỏa mãn được cơn nghiện của mình [3]. Sự lệ thuộc của người nghiện theo 6
giai đoạn từ khởi đầu, bắt đầu, trải nghiệm, hình thành thói quen, lệ thuộc
thuốc và ám ảnh - bắt buộc dùng thuốc.
Hình 1.1. Các giai đoạn của nghiện ma tuý

Các
giai
đoạn

Sự hài lòng, thích thú


Sự duy trì

1. Khởi đầu

4. Hình thành thói quen





2. Bắt đầu

5. Lệ thuộc thuốc




6. Ám ảnh - buộc dùng

3. Trải nghiệm

thuốc
[Nguồn: Cục phòng, chống tệ nạn xã hội,(2000), Lạm dụng ma túy trong
thanh thiếu niên Nguy cơ và sự phòng ngừa]
14


- Khái niệm cai nghiện ma túy
Cai nghiện ma túy là tổng hợp các biện pháp từ cắt cơn, giải độc, phục hồi

sức khỏe, điều trị các bệnh cơ hội đến các biện pháp điều trị tổng hợp trị liệu
như giáo dục, tâm lý, vật lý, lao động trị liệu, giải trí đối với người nghiện.
Việc tiến hành các biện pháp trên, cùng với hoạt động tư vấn, hướng nghiệp,
dạy nghề, tổ chức lao động sản xuất, học tập, các hoạt động văn hóa, thể
thao... nằm trong một quy trình thống nhất của công tác cai nghiện, phục hồi.
Hoạt động cai nghiện, phục hồi có hiệu quả khi làm thay đổi nhận thức và
chuyển đổi hành vi của người nghiện, giúp họ từ bỏ được ma túy.
- Khái niệm học viên cai nghiện ma túy
HVCN ma túy là những người bị nghiện ma túy đang thực hiện các biện
pháp chữa trị và cai nghiện tác các trung tâm cai nghiện. Trong đó có loại
hình trung tâm giáo dục, lao động, tạo việc làm.
1.1.2. Phương pháp cai nghiện ma túy
* Phương pháp cai nghiện bằng các thuốc đối kháng với ma túy:
Trong y tế hiện nay người ta sử dụng rộng rãi các thuốc như Nalocphin,
Naloxon để gây ra các tác dụng dược lý đối kháng với tác dụng của ma túy
như làm giảm hoặc mất hẳn tác dụng của các chất tác động hệ thần kinh gây
nghiện, làm mất các triệu chứng giảm đau, sảng khoái, suy giảm hô hấp, táo
bón, co thắt đường mật, co thắt đường tiết niệu, giảm huyết áp. Tuy nhiên,
hiện nay giá thành các loại thuốc này rất cao.
* Phương pháp “lấy độc trị độc”:
Là phương pháp dùng các loại thuốc như methadone, lacetyl methadone và
propoxyphen là các chất gây nghiện cùng nhóm nhưng có tác dụng dài hơn và
độc tính thấp hơn. Phương pháp này cho những người nghiện dùng liều nhỏ
dần cho đến khi cắt cơn nghiện. Thời gian bán hủy của Methadone từ 24-36
tiếng (heroin là 3-7 tiếng). Do vậy khi sử dụng Methadone, người nghiện chỉ
15


cần dùng một liều duy nhất phù hợp cho từng người trong ngày là đủ để
không xuất hiện hội chứng cai. Để cai nghiện, chỉ cần cho một người nghiện

dùng methadone với liều 10- 12mg/ngày, sau đó tùy theo thể trạng của từng
bệnh nhân mà giảm liều dùng cho đến khi ngưng hẳn. Việc dùng methadone
để điều trị thường trong vòng 21 ngày. Với những người nghiện không thể
uống methadone thì có thể dùng methadone tiêm dưới da hay tiêm bắp theo
hướng dẫn của bác sỹ cai nghiện. Phương pháp này thay thế sử dụng ma túy
bằng một chất khác không gây nghiện hoặc thay thế bằng chất ma túy nhẹ
hơn, ít độc hơn. Tuy vậy, chương trình kiểm soát ma túy của Liên Hợp quốc
lo ngại và không tin tưởng đối với một số nước sử dụng phương pháp này khi
chủ trương điều trị cai nghiện bằng việc cung cấp chất ma túy có kiểm soát và
trực tiếp cho các con nghiện.
* Phương pháp dùng các chất không gây nghiện để cai nghiện:
Dùng các loại thuốc để điều trị các phản ứng của người nghiện khi không
sử dụng ma túy như thuốc an thần, thuốc trị các phản ứng ở đường tiêu hóa.
* Phương pháp cai khan:
Một số nước châu Á như Indonesia, Malaysia, Bruney đã sử dụng thành
công phương pháp cai khan. Người nghiện ma túy được đưa vào các trung
tâm cai nghiện và bắt buộc lao động nặng. Kỷ luật sắt của quân đội, cảnh sát,
lao động nặng và học sẽ giúp người nghiện trở về trạng thái cơ thể bình
thường, tái hòa nhập cộng đồng. Đây là phương pháp cai nghiện ma túy đạt
hiệu quả cao hiện nay trên thế giới.
* Phương pháp trị liệu cộng đoàn:
Sau khi người nghiện đã được dùng thuốc giải nghiện và giải độc họ sẽ
được giáo dục trong một cộng đoàn nhỏ như gia đình, lớp học, tổ, đội . . . Bản
chất của phương pháp này là tổ chức những người nghiện ma túy thành các
gia đình nhỏ, có người phụ trách và quản lý, kiểm tra chặt chẽ.
16


* Chương trình tẩy thanh là các biện pháp giải độc phạm vi rộng:
Ở người nghiện ma túy có hai yếu tố chống đối nhau rất cân bằng: một là,

chất cặn độc hiện diện thật sự trong cơ thể; hai là, những hình ảnh ấn tượng
trong tâm trí do hồi tưởng quá khứ dùng thuốc bị tái kích thích. Nếu chương
trình thanh tẩy giải quyết được một mặt của vấn đề, tức là tẩy sạch được chất
cặn độc của ma túy thì sẽ điều chỉnh được cho người bệnh, khiến cho mặt kia,
những hình ảnh ấn tượng trong tâm trí không còn bị kích thích thêm nữa...
chương trình thanh tẩy là một chế độ tự điều trị được áp dụng chuẩn xác.
Việt Nam đã và đang sử dụng kết hợp nhiều phương pháp cai nghiện khác
nhau như phương pháp giải độc, cai nghiện bằng luyện tập, thư giãn và tự ám
thị kết hợp châm cứu, cai nghiện cổ truyền dân tộc, cai khan và đang thí điểm
và nhân rộng mô hình cai nghiện mới có điều trị bằng thuốc thay thế
Methadone. Đồng thời, cũng đa dạng các hình thức cai nghiện cai nghiện ma
túy tự nguyện và cai nghiện ma túy bắt buộc, cai nghiện ma túy tại gia đình,
cai nghiện ma túy tại cộng đồng và cai nghiện ma túy tại cơ sở cai nghiện.
Trong đó cai nghiện ma túy tại cơ sở cai nghiện là hình thức người nghiện ma
túy được đưa vào cơ sở cai nghiện ma túy bắt buộc khi người nghiện ma túy
từ đủ 18 tuổi trở lên đã được cai nghiện tại gia đình, cộng đồng hoặc đã được
giáo dục nhiều lần tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện hoặc không có
nơi cư trú nhất định. Thời hạn cai nghiện tại cơ sở cai nghiện ma túy bắt buộc
từ một đến hai năm.
1.1.3. Quản lý sau cai nghiện
Đây là các hoạt động nhằm hỗ trợ đối tượng trong việc duy trì, củng cố
những kết quả đã đạt được sau khi kết thúc quá trình cai nghiện tại các trung
tâm nhằm để giúp họ có được những điều kiện cần thiết để tiếp tục làm việc,
phấn đấu nhằm phòng, chống tái nghiện. Người sau cai nghiện sẽ được theo
dõi, quản lý, định kỳ đánh giá quá trình chấp hành biện pháp quản lý sau cai
17


nghiện, được tổ chức lao động, làm việc trong các điều kiện phù hợp để vừa
tạo thu nhập và vừa ràng buộc họ tránh xa môi trường ma túy. Bên cạnh đó họ

tiếp tục học văn hóa, học nghề nhằm củng cố và rèn luyện những kết quả đã
đạt trong quá trình cai nghiện tập trung.
1.1.4. Trung tâm Giáo dục – Lao động – Việc làm
Trung tâm giáo dục – lao động – việc làm là một loại hình của cơ sở cai
nghiện được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật với mục đích
quản lý, chăm sóc, tổ chức cai nghiện cho những học viên nghiện ma túy.
Trung tâm bao gồm loại hình cơ sở công lập và cơ sở ngoài công lập. Cơ sở
công lập do cơ quan nhà nước quản lý, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, bảo
đảm kinh phí cho các nhiệm vụ chi thường xuyên. Cơ sở ngoài công lập do
các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và
bảo đảm kinh phí cho các nhiệm vụ chi thường xuyên của cơ sở bảo trợ xã
hội.
1.2. Cơ sở lý luận về công tác xã hội trong hỗ trợ việc làm cho học viên
cai nghiện trong trung tâm
1.2.1. Một số khái niệm
1.2.1.1. Khái niệm công tác xã hội
Theo Hiệp hội quốc gia nhân viên CTXH Mỹ (NASW – 1970): “CTXH là
một chuyên ngành để giúp đỡ cá nhân, nhóm, hoặc cộng đồng tăng cường hay
khôi phục việc thực hiện các chức năng xã hội của họ và tạo những điều kiện
thích hợp nhằm đạt được các mục tiêu của họ” [4].
Theo Hiệp hội nhân viên CTXH Quốc tế tháng 7/2014 định nghĩa về nghề
CTXH: “CTXH là một ngành khoa học và là một nghề thực hành thúc đẩy
nâng cao nâng lực sự tự do, liên kết xã hội, thay đổi xã hội và phát triển.
Nguyên tắc chủ đạo của CTXH là tôn trọng sự đa dạng, trách nhiệm tập thể,

18


quyền con người và công bằng xã hội. Trên nền tảng lý thuyết CTXH khoa
học xã hội, kiến thức bản địa và nhân văn, CTXH kết nối nhân dân và tổ chức

để bày tỏ những thách thức trong cuộc sống và nâng cao chất lượng cuộc
sống” [6].
Nguyễn Thị Oanh cho rằng (trích tài liệu hội thảo 2004): cho rằng CTXH
nhằm giúp cá nhân và cộng đồng tự giúp. Nó không phải là một hành động
ban bố của từ thiện mà nhằm phát huy sứ mệnh của hệ thống thân chủ (cá
nhân, nhóm và cộng đồng) để họ tự giải quyết vấn đề của mình.
Bùi Thị Xuân Mai nêu khái niệm “CTXH là một nghề, một hoạt động
chuyên nghiệp nhằm trợ giúp các cá nhân, gia đình và cộng đồng nâng cao
năng lực đáp ứng nhu cầu và tăng cường chức năng xã hội, đồng thời thúc đẩy
môi trường xã hội về chính sách, nguồn lực và dịch vụ nhằm trợ giúp cá nhân,
gia đình và cộng đồng giải quyết và phòng ngừa các vấn đề xã hội góp phần
bảo đảm an sinh xã hội”[4, tr. 3]
Theo thuật ngữ Lao động – Xã hội thì “CTXH là một chuyên môn có mục
tiêu giúp cá nhân, cộng đồng thực hiện các chức năng xã hội của họ và tạo
điều kiện thích hợp nhằm đạt được các mục tiêu đó. CTXH hướng đến cải
thiện các điều kiện xã hội của cộng đồng, tăng cường nguồn lực của các cá
nhân và cải thiện mối quan hệ giữa cá nhân và môi trường xã hội. Nhân quyền
và công bằng xã hội là các nguyên tắc căn bản của nghề CTXH. Công tác xã
hội thúc đẩy cá nhân, cộng đồng và xã hội tham gia cải thiện các điều kiện xã
hội của cộng đồng, cải thiện nguồn lực và khả năng của cá nhân, cải thiện mối
quan hệ giữa cá nhân và môi trường xã hội. CTXH trú trọng đến nhu cầu của
những nhóm thiệt thòi và bị cô lập về mặt xã hội” [2].
Như vậy, có nhiều các khái niệm, định nghĩa khác nhau về CTXH, nhưng
nhìn chung các quan niệm đều thống nhất:

19


Thứ nhất, CTXH là một nghề, một khoa học ứng dụng, một dịch vụ xã hội
cung ứng cho các cá nhân, gia đình, nhóm người, cộng đồng khoa học gặp

khó khăn mà bản thân họ chưa tìm được hướng giải quyết.
Thứ hai, CTXH với quan điểm và trọng tâm là làm giảm bớt các vấn đề
khó khăn trong quan hệ giữa con người với nhau, làm phong phú thêm cho
cuộc sống của họ thông qua mối quan hệ tương tác tích cực, giúp các cá nhân
thực hiện các chức năng của bản thân, chức năng xã hội và giúp cá nhân,
nhóm, cộng đồng có vấn đề có thể tự đứng vững được trên chính đôi chân của
họ.
Thứ ba, Nhân viên CTXH là những người được đào tạo chuyên nghiệp, có
đầy đủ kiến thức, kỹ năng, thái độ, kinh nghiệm để trợ giúp cho các cá nhân,
nhóm người, cộng đồng. Họ trợ giúp các đối tượng khó khăn luôn tuân theo
những nguyên tắc nghề nghiệp và vận dụng các phương pháp, kỹ năng cơ bản
của CTXH một cách linh hoạt trong hoạt động hỗ trợ đối tượng tự giải quyết
vấn đề của chính họ.
Thứ tư, CTXH là một dịch vụ cung ứng các kiến thức, thông tin, kỹ năng,
hỗ trợ về tinh thần cho các cá nhân, nhóm, cộng đồng thông qua sự quan tâm
giữa người với người và giúp họ tăng thêm khả năng cải thiện điều kiện, hoàn
cảnh để tự vươn lên cải thiện cuộc sống của mình.
1.2.1.2. Khái niệm nhân viên Công tác xã hội/nhân viên xã hội
NVXH dịch từ tiếng Anh (Social Worker) được hiểu là những người làm
công việc xã hội và có trình độ được đào tạo từ cử nhân trở lên. Theo thuật
ngữ Lao động – Xã hội thì NVXH là những người được đào tạo chuyên môn
về CTXH hội để hỗ trợ cá nhân và cộng đồng tiếp cận các chính sách và dịch
vụ xã hội. Nhiệm vụ của NVXH là tư vấn cá nhân, làm việc nhóm, làm việc
với cộng đồng, nghiên cứu xã hội, thiết kế chính sách xã hội. NVXH còn đảm

20


×