Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Phát triển cộng đồng đối với người dân tộc thiểu số trong giảm nghèo bền vững từ thực tiễn huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1004.99 KB, 92 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THU THỦY

PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG ĐỐI VỚI NGƯỜI
DÂN TỘC THIỂU SỐ TRONG GIẢM NGHÈO
BỀN VỮNG TỪ THỰC TIỄN HUYỆN BÌNH LIÊU,
TỈNH QUẢNG NINH

Chuyên ngành : Công tác xã hội
Mã số

: 60.90.01.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. PHẠM TIẾN NAM

HÀ NỘI - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn với đề tài “Phát triển cộng đồng đối với người
dân tộc thiểu số trong giảm nghèo bền vững từ thực tiễn huyện Bình Liêu, tỉnh
Quảng Ninh” (Nghiên cứu thực hiện tại địa bàn tỉnh Quảng Ninh) là đề tài nghiên
cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu và số liệu trong luận văn này là trung
thực và không trùng lặp với các đề tài khác.
Tác giả đề tài


Học viên

Nguyễn Thu Thủy


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
Chương 1 ...................................................................................................................15
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG ĐỐI VỚI
NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ TRONG GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG ................15
1.1. Khái niệm về người dân tộc thiểu số..................................................................15
1.2. Lý luận về giảm nghèo bền vững .......................................................................20
1.3. Lý luận về phát triển cộng đồng đối với người dân tộc thiểu số trong giảm
nghèo bền vững .........................................................................................................23
Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG ĐỐI VỚI NGƯỜI DÂN
TỘC THIỂU SỐ TRONG GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TỪ THỰC TIỄN HUYỆN
BÌNH LIÊU, TỈNH QUẢNG NINH .........................................................................42
2.1. Tổng quan địa bàn và khách thể nghiên cứu ......................................................42
2.2. Thực trạng hoạt động phát triển cộng đồng đối với người dân tộc thiểu số trong
giảm nghèo bền vững tại huyện Bình liêu, tỉnh Quảng Ninh. ..................................47
2.3. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động phát triển cộng đồng đối với
người dân tộc thiểu số trong giảm nghèo bền vững tại huyện Bình liêu, tỉnh Quảng
Ninh. ..........................................................................................................................62
Chương 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG
ĐỐI VỚI NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ TRONG GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG
TỪ THỰC TIỄN HUYỆN BÌNH LIÊU, TỈNH QUẢNG NINH .............................69
3.1. Đối với Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội ...................................................69
3.2. Đối với chính quyền địa phương ........................................................................70
3.3. Đối với chính quyền địa phương xã Đồng Tâm, huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng
Ninh ...........................................................................................................................73

KẾT LUẬN ...............................................................................................................75


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CTXH

: Công tác xã hội

DTTS

: Dân tộc thiểu số

KT-XH

: Kinh tế-Xã hội

NXB

: Nhà xuất bản

UBMT

: Ủy Ban mặt trận

LĐTBXH

: Lao động Thương binh Xã hội

PTCĐ


: Phát triển cộng đồng

BHYT

: Bảo hiểm y tế


DANH MỤC BIỂU
Biểu 2.1. Giới tính....................................................................................................46
Biểu 2.2. Trình độ học vấn........................................................................................46
Biểu 2.3. Nghề nghiệp..............................................................................................47
Biểu 2.4. Thu nhập bình quân hàng tháng .............................................................. 48
Biểu 2.5. Gia đình thuộc nhóm đối tượng.................................................................48
Biểu 2.6. Hoạt động đoàn thể ...................................................................................49
Biểu 2.8. Nội dung của hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức ………...….51
Biểu 2.9. Các gia đình có tham gia trực tiếp vào các hoạt động tuyên truyền, nâng
cao nhận thức tại địa bàn nghiên cứu ……………..………………………….……52
Biểu 2.10. Đánh giá hiệu quả hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức…...

53

Biểu 2.12. Đánh giá hiệu quả hoạt động hỗ trợ sinh kế tại địa bàn nghiên cứu …...57
Biểu 2.15. Đánh giá chất lượng nhà ở tại địa bàn nghiên cứu …………...……..…60
Biểu 2.16. Tình hình sử dụng nước sạch và nhà vệ sinh đúng tiêu chuẩn tại địa bàn
nghiên cứu…………………………………………….............................................61
Biểu 2.18. Sự tham gia trực tiếp của các hộ gia đình vào các hoạt động cung cấp
dịch vụ xã hội cơ bản tại địa bàn nghiên cứu ………………………...…...……….63
Biểu đồ 2.19. Đánh giá hiệu quả của các hoạt động cung cấp dịch vụ cơ bản…….64



DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.7. Các hình thức của hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức………..50
Bảng 2.11. Những hoạt động hỗ trợ sinh kế tại địa bàn nghiên cứu …………...….54
Bảng 2.13 là bảng thứ mười ba trong chương 2: Tiếp cận dịch vụ y tế và bảo hiểm y
tế tại xã địa bàn nghiên cứu…………………………...............................................58
Bảng 2.14 .Tiếp cận giáo dục tại địa bàn nghiên cứu…………………….............. 59
Bảng 2.17 . Tiếp cận các kênh thông tin tại địa bàn nghiên cứu……………..........62


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nghèo đói là một trong những vấn đề xã hội mang tính toàn cầu đối với mọi
quốc gia. Thế giới hiện nay có 7 tỷ người và ước tính vào năm 2050 sẽ có 9 tỷ người
sinh sống trên trái đất. Một phần tư dân số ở các nước đang phát triển vẫn đang sống
với mức thu nhập dưới 1,25 USD một ngày. Một tỷ người thiếu nước sạch; 1,6 tỷ
người chưa có điện và khoảng 3 tỷ người chưa được hưởng điều kiện vệ sinh phù
hợp. Một phần tư trẻ em ở các nước đang phát triển bị suy dinh dưỡng (Ngân hàng
thế giới, 2010). Như vậy, giảm nghèo và phát triển bền vững vẫn là ưu tiên hàng đầu
của các quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển và kém phát triển.
Ở Việt Nam, đói nghèo là vấn đề được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan
tâm, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 58% năm 1993 xuống còn 20,7% trong năm 2010
(VLSS, 1992 và VLSS, 2010). Tuy nhiên, tốc độ giảm nghèo của các dân tộc thiểu
số đã đạt được thấp hơn nhiều so với mức trung bình toàn quốc. Trong khi tỷ lệ
nghèo của nhóm dân tộc kinh chỉ ở mưc 7,5%, tỷ lệ nghèo của đồng bào dân tộc
thiểu số là gần 48% vào năm 2010. Mặc dù chỉ chiếm chưa đến 15% tổng dân số
nhưng đồng bào dân tộc thiểu số chiếm đến gần 53% số người nghèo của Việt Nam
(Ngân hàng thế giới, 2012). Chính vì vậy hậu quả của đói nghèo có tác động không
nhỏ đến đời sổng của người dân tộc thiểu số, là hậu quả của suy thoái kinh tế hoặc

ngược lại gây suy thoái kinh tế, làm gia tăng tội phạm, tăng dịch bệnh, tăng tệ nạn
xã hội, lạc hậu, thiếu thốn đời sống vật chất và đời sống tinh thần, giảm tuổi thọ của
bản thân họ... và chính những điều này lại tác động làm tăng nguy cơ nghèo đói, đặc
biệt với đồng bào dân tộc thiểu số là những người có trình độ dân trí thấp, đang
sống ở những nơi có điều kiện hết sức khó khăn. Những tác động này như những
vòng xoáy ốc, khiến cho người nghèo đã nghèo càng nghèo thêm.
Ở Việt Nam ta, thời gian qua chuẩn nghèo, tỷ lệ nghèo và xác định đối tượng
nghèo hoàn toàn dựa vào các tiêu chí thu nhập, trong đó chuẩn nghèo được xác
định theo phương pháp “ chi phí cho các nhu cầu cơ bản”. Nhu cầu cơ bản là chi
cho nhu cầu tối thiểu về lương thực và chi cho phi lương thực thiết yếu (giáo dục, y
tế, nhà ở…). Như vậy mặc dù một số hộ nghèo không đứng trong danh sách hộ

1


nghèo nhưng nhiều gia đình ở vùng sâu, vùng xa lại đang thiếu thốn các dịch vụ y
tế, nước sạch, trẻ em phải học trong những ngôi trường bốn bề gió lùa. Với cách
tiếp cận theo thu nhập như trên, hiện nay việc đo lường nghèo của nước ta không
còn phù hợp với xu thế mới. Một là, một số nhu cầu cơ bản của con người không
thể quy ra tiền (như tham gia xã hội, an ninh, vị thế xã hội…) hoặc không thể mua
được bằng tiền (tiếp cận giao thông, thị trường, đường xá và các loại cơ sở hạ tầng
khác, an ninh, môi trường, một số dịch vụ y tế/ giáo dục công…); Hai là, có một số
hộ có thu nhập trên chuẩn nghèo thì trong một số trường hợp thu nhập đó sẽ không
chi tiêu cho những nhu cầu tối thiểu như thay vì chi tiêu cho y tế, giáo dục thì lại chi
cho thuốc lá, rượu bia và các mục đích khác. Đặc biệt, khi nước ta đã trở thành
nước có thu nhập trung bình thấp vào năm 2010 với tốc độ đô thị hóa, công nghiệp
hóa và di cư rất nhanh, phương pháp tiếp cận nghèo này càng bộc lộ nhiều hạn chế.
Vì vậy, Chính phủ đã giao Bộ Lao động Thương binh và Xã hội phối hợp, nghiên
cứu xây dựng Đề án tổng thể về đổi mới phương pháp tiếp cận nghèo đói ở Việt
Nam từ đơn chiều sang đa chiều (Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015)

theo các tiêu chí về thu nhập và thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản. Như vậy,
nghèo đa chiều là cách tiếp cận mới nhằm hạn chế việc bỏ sót những đối tượng tuy
không nghèo về thu nhập nhưng lại nghèo về các chiều cạnh khác. Thay vì xem xét
nghèo thu nhập, những ai không được khám chữa bệnh, không được đến trường,
không được tiếp cận thông tin cũng được xác định là nghèo. Cái nghèo gắn liền với
sự thiếu thốn thu nhập/chi tiêu mà còn là việc không được thỏa mãn các nhu cầu cơ
bản khác.
Các dân tộc thiểu số ở Quảng Ninh phân bố cư trú trên địa bàn 14/14 huyện,
thị xã, thành phố của tỉnh. Địa phương có tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số cao là
Bình Liêu (chiếm 95,8% dân số toàn huyện), Ba Chẽ (79,8%), Tiên Yên (47,2%),
tiếp đến là Hoành Bồ, Đầm Hà, Hải Hà, Cẩm Phả, Vân Đồn.
Trong giai đoạn phát triển và hội nhập hiện nay, việc giải quyết hài hoà mối
quan hệ bình đẳng giữa các dân tộc trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, xã
hội là một yêu cầu cấp thiết của công tác dân tộc cả nước nói chung và công tác dân
tộc của tỉnh Quảng Ninh nói riêng. Việc ban hành các chính sách dân tộc phải

2


hướng đến mục tiêu giải quyết hài hoà các vấn đề kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội,
an ninh quốc phòng ở vùng đồng bào dân tộc và miền núi; giải quyết đúng đắn mối
quan hệ lợi ích của từng dân tộc và lợi ích chung của cộng đồng trong việc hoạch
định và triển khai thực hiện các chính sách dân tộc.
Một trong những thách thức lớn trong quá trình phát triển đi lên của tỉnh
Quảng Ninh là sự chênh lệch khoảng cách quá lớn về trình độ phát triển và mức
sống của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi với vùng đồng bằng, đô thị
của tỉnh.Theo kết quả Tổng điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo giai đoạn 2011-2015,
toàn tỉnh còn 23.050 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 7,68%; trong khi đó, chỉ tính riêng 54 xã
vùng khó khăn còn 12.669 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 32,51%; 24 xã đặc biệt khó khăn
còn 8.451 hộ, chiếm tỷ lệ 63,39%.

Về tỷ lệ hộ cận nghèo, toàn tỉnh còn 11.280 hộ, chiếm tỷ lệ 3,76%; riêng 54 xã
vùng khó khăn còn 4.360 hộ, chiếm tỷ lệ 11,15%; 24 xã đặc biệt khó khăn còn
2.216 hộ, chiếm tỷ lệ 16,62%. ( Báo cáo kết quả thực hiện Đề án giảm nghèo bền
vững 5 năm 2011-2015 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh và phương hướng nhiệm vụ
năm 2016).
Những số liệu trên cho thấy, tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo và khoảng cách
chệnh lệch về thu nhập và mức sống giữa vùng khó khăn, vùng đặc biệt khó khăn so
với vùng đồng bằng, đô thị của tỉnh ngày càng xa (tỷ lệ chênh lệch từ 5 đến 10 lần).
Đây là thực một thực tế đáng báo động trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của
tỉnh Quảng Ninh.
Nghèo ở một số huyện miền núi của Quảng Ninh là thách thức rất lớn trong
thực hiện mục tiêu “kép”: “ Xây dựng tỉnh Quảng Ninh thành tỉnh công nghiệp theo
hướng hiện đại, tỉnh cơ bản đạt tiêu chí nông thôn mới vào năm 2014”, trong đó xác
định rất rõ một trong những mục tiêu cụ thể là “thu hẹp khoảng cách giàu, nghèo
giữa các địa phương, vùng miền trong tỉnh” (Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh lần
thứ XIII, nhiệm kỳ 2010-2015 ).
Trong bối cảnh đó, nghiên cứu giải pháp giảm nghèo bền vững ở huyện Bình
Liêu, tỉnh Quảng Ninh là một vấn đề cấp thiết hơn bao giờ hết. Hiện nay, toàn tỉnh
có 6 huyện có tỷ lệ hộ nghèo từ 22% trở lên, nhưng huyện Bình Liêu là địa bàn mà

3


tác giả muốn dành tâm huyết nghiên cứu cao nhất vì đây là địa phương có tỷ lệ
đồng bào dân tộc thiểu số cao nhất (chiếm 95,8% dân số toàn huyện). Chính vì vậy
việc triển khai thực hiện các chính sách của Nhà nước, Tỉnh, Huyện gặp rât nhiều
khó khăn khi huyện triển khai thực hiện các chính sách giảm nghèo nhiều khi
không lấy ý kiến từ cơ sở, nhu cầu của thôn, bản và người dân do đó người dân
không tiếp cận được với các dịch vụ cơ bản hỗ trợ phát triển kinh tế. Một phần cũng
do người dân tộc có những đặc thù sinh hoạt, trình độ nhận thức khác như: chưa chủ

động huy động nguồn lực tại chỗ hoặc huy động chưa tương xứng với tiềm năng,
còn trông chờ vào sự giúp đỡ của Nhà nước và cộng đồng, phong tục tập quán lạc
hậu.
Từ những lý do thực tiễn trên, tác giả chọn đề tài: “ Phát triển cộng đồng đối
với người dân tộc thiểu số trong giảm nghèo bền vững từ thực tiễn huyện Bình Liêu,
tỉnh Quảng Ninh”, làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình. Nghiên cứu sẽ góp
phần làm sáng tỏ các hoạt động phát triển cộng đồng đối với người dân tộc thiểu
số trong giảm nghèo bền vững tại xã Đồng Tâm, huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng
Ninh và các yếu tố tác động đến hoạt động này. Trên cơ sở đó để đưa ra một số giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động phát triển cộng động theo hướng chuyên
nghiệp tại huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh và góp phần khảng định vai trò quan
trọng của Nghề công tác xã hội - một ngành khoa học mới tại Việt Nam hiện nay
trong giảm nghèo bền vững.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Hafiz A. Pasha và T.Palanivel (2004) trong ấn phẩm “Chính sách và tăng
trưởng vì người nghèo - kinh nghiệm châu Á” cho rằng: Việc theo đuổi tăng trưởng
phải đi kèm với nỗ lực đạt được tăng trưởng vì người nghèo thông qua việc tái phân
bổ tài sản, thu nhập trong nền kinh tế , điều này đem lại ý nghĩa lớn trong xác định
bản chất chiến lược chống đói nghèo. Thực tế một số quốc gia có tốc độ giảm nghèo
hạn chế trong khi thành tích tăng trưởng kinh tế đầy ấn tượng, còn số khác lại đạt
tốc độ giảm nghèo cao đi cùng tăng trưởng kinh tế lại tương đối thấp [27].

4


Tác giả Khan. Mahmood Hasan (2001) có cuốn “Rural poverty in developing
countries: Implication for pulic policy” (Tình trạng nghèo đói ở nông thôn tại các
nước đang phát triển: Những gợi ý cho chính sách công) đi sâu phân tích về sự
nghèo đói ở vùng nông thôn các quốc gia đang phát triển, về các dạng người nghèo,

tài sản của người nghèo, nguyên nhân của sự nghèo đói, các chính sách XĐGN và
các yếu tố cần thiết trong chính sách XĐGN [28].
World Bank (WB) (2006) đã thực hiện nghiên cứu và xuất bản cuốn sách:
“Beyond the number: Understanding the institution for monitoring poverty
reduction strategies” (Đằng sau những con số: điều tra phân tích để giám sát chiến
lược xóa đói giảm nghèo), (Washington, DC) bởi tập thể tác giả: Tara Bedi, Aline
Coundouel, Marcus Cox, Markus Goldstein, Nigel Thornton . Cuốn sách đã chỉ ra
nền tảng của mối quan hệ trong việc tăng cường hệ thống hướng dẫn chi tiết chiến
lược giảm nghèo, qua đó xây dựng chính sách và đánh giá tác động của chính sách
đối với các nước nghèo. Phân tích thực tiễn chính sách và kết quả thu được ở một số
nước Anbani, Bolivia, Guyana, Honduras [29].
Các tác giả Do Hoai Nam, Gre Mills, Dianna Games (2007) với
cuốn“Vietnam and Africa: Comparaive lessons and mutual opportunities” (Việt
Nam và Châu Phi: So sánh các bài học kinh nghiệm và cơ hội) đã nghiên cứu về cơ
hội và kinh nghiệm trong phát triển nông nghiệp và an ninh lương thực ở Việt Nam
và Châu Phi, vai trò của tăng trưởng kinh tế trong XĐGN cũng như phân tích về
nguồn vốn viện trợ phát triển và sự tận dụng hiệu quả nguồn vốn viện trợ (ODA)
đối với các quốc gia này [26].
Christensen, Hanne (1990) với nghiên cứu “The Reconstruction of
Afghanistan: A chance for Rural Afghan Women” (Geneva: United Nations Institute
for Social Development, 1990) .(Sự cải cách của Afghanistan: Cơ hội cho những
phụ nữ Afghanistan ở nông thôn

đã nghiên cứu công cuộc cải tổ đất nước

Apganixtan và đời sống những người tị nan Apghan ở Pakistan, vai trò người phụ
nữ trong gia đình và xã hội sau đó đưa ra bài học và khuyến nghị cho quyền lợi của
phụ nữ nông thôn trong công cuộc xây dựng lại nông thôn [25].

5



Cơ quan hợp tác phát triển quốc tế Thụy Điển (SIDA) (1995), có đề cập
trong cuốn “Vấn đề nghèo ở Việt Nam” một định nghĩa rất rộng về cái nghèo, đã đi
sâu phân tích tình hình nghèo của các nhóm nghèo ở Việt Nam, đánh giá những tác
động của công cuộc đổi mới đến người nghèo gắn liền với các vấn đề y tế, giáo dục,
tín dụng… đưa ra một số vấn đề có ý nghĩa chiến lược cần xem xét để nâng cao
hiệu quả giảm nghèo ở Việt Nam.
Nghiên cứu “Khảo sát ở vùng nông thôn SahelianR” của tác giả R.Billaz và
Y. Diawara (1981) đã nghiên cứu về vấn đề phát triển nông thôn. Nghiên cứu đã
nêu một phương pháp tiếp cận mới thông qua nhiều môn học về xã hội nông thôn.
Phương pháp này nhấn mạnh vào việc sử dụng các công cụ thống kê, xã hội học,
nhân chủng học, kinh tế như thế nào để nghiên cứu xã hội nông thôn đạt hiệu quả.
Nói về các thí điểm thực hiện ở phía Tây vùng Sahel ở Châu Phi.
2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Vấn đề nghèo đói và xoá đói, giảm nghèo trên phạm vi cả nước đã được
nghiên cứu từ lâu và là chủ đề thu hút sự quan tâm của các cấp, các ngành cũng như
nhiều cơ quan khoa học, tổ chức phi chính phủ và các chuyên gia kinh tế, xã hội
học, nông nghiệp. Đây là vấn đề mang tính toàn cầu, vì vậy nó ảnh hưởng đến
nhiều mặt của đời sống xã hội như: ô nhiễm môi trường, bệnh tật, khủng hoảng kinh
tế…Do đó vấn đề giảm nghèo không chỉ thu hút được sự quan tâm của nhiều quốc
gia trên thế giới, mà còn giành được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học, nhà
nghiên cứu, các tổ chức xã hội…nhằm tìm ra nguyên nhân của đói nghèo và cách
giải quyết vấn đề này đối với từng quốc gia.
Ở Việt Nam trong những năm qua cũng có rất nhiều công trình và đề tài
khoa học nghiên cứu về vấn đề đói nghèo và giảm nghèo như:
Viện Dân tộc (2009) xuất bản cuốn “ Cơ hội thách thức đối với vùng dân tộc
thiểu số hiện nay” trên cơ sở tập hợp các tham luận trong Hội thảo khoa học “ Cơ
hội và thách thức đối với vùng dân tộc thiểu số khi Việt Nam gia nhập WTO” Cuốn
sách đã nêu được tổng quan về tình hình dân số, kinh tế, xã hội vùng DTTS ở Việt

Nam; dự báo cơ hội và thách thức đối với một số ngành nghề ở vùng DTTS khi Việt
Nam gia nhập WTO đồng thời cũng đưa ra một số yêu cầu mới hoàn thiện hệ thống

6


chính sách dân tộc. Nhằm đổi mới phương thức thực hiện chính sách dân tộc bên
cạnh các chính sách phát triển khoa học và công nghệ, nâng cao năng lực cho đồng
bào DTTS để họ thoát nghèo. Các tham luận đã góp phần cung cấp thêm thông tin,
luận cứ khoa học cho các nghiên cứu tới vùng DTTS và sự phát triển của đồng bào
DTTS trong tiến trình phát triển chung của đất nước.
Phạm Thái Hưng (2010) và các tác giải tiếp tục có nghiên cứu về “ Nghèo
của đồng bào dân tộc thiểu số ở Việt Nam, thực trạng và thách thức tại các xã đặc
biệt khó khăn thuộc chương trình 135” đã nhằm tới các khía cạnh quan trọng về
mức sống của đồng bào các DTTS. Nghiên cứu mô tả một cách toàn diện về tình
trạng nghèo và vấn đề mức sống của nhóm dân tộc ở các xã đặc biệt khó khăn. Mô
tả này tập trung ở khía cạnh nghèo về thu nhập và các khía cạnh khác của vấn đề
mức sống kinh tế (như: tiếp cận giáo dục, dịch vụ y tế và phát huy tính chủ động).
Đổng thời nghiên cứu về các yếu tố quyết định chênh lệch thu nhập: một là khác
biệt về các đặc điểm và nguồn lực giữa các nhóm dân tộc, hai là sự khác biệt về thu
nhập từ các đặc điểm và nguồn lực, ba là đã tìm hiểu đồng bào cac DTTS nghèo
được hỗ trợ từ những chính sách và chương trình hiện tại như thế nào. Sau những
phân tích đó tác giả có những kiến nghị cho các chính sách và chương trình trong
tương lai nhằm đưa ra những hỗ trợ hiệu quả hơn cho việc nâng cao mức sống cho
các DTTS. Nghiên cứu cúng chỉ ra chỉ có 62% hộ gia đình thuộc nhóm “nghèo” là
thực sự nghèo. Có nghĩa là có một tỷ lệ tương đương 38% hộ nghèo được nhận hỗ
trợ từ các chương trình giảm nghèo không thuộc đối tượng thụ hưởng và có 28% hộ
trong nhóm “không nghèo” thực sự là hộ nghèo, nhưng không được bình xét là
những hộ thuộc diện được hưởng chính sách. Tỷ lệ chênh lệch này đặt ra câu hỏi
nghiêm trọng về hiệu quả xác định đối tượng mà các chính sách và chương trình

giảm nghèo cho các xã nghèo nhất hướng tới.
Nguyễn Thị Nhung (2012) với luận án tiến sĩ: “Giải pháp xóa đói giảm
nghèo nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở các tỉnh Tây Bắc – Việt Nam” đã phân tích
thực tiễn về XĐGN tại Việt Nam trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội; khái
quát những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân tác động XĐGN ở Việt Nam. Xác định
vai trò của XĐGN đối với việc phát triển KT – XH và đề xuất tạo sự liên kết chặt

7


chẽ giữa giảm nghèo với tiếp cận thị trường; chútrọng, phát huy vai trò của XĐGN
thông qua cơ chế khuyến khích, ưu đãi để người nghèo chủ động tham gia và thị
trường .
Tập thể tác giả: “Nghèo đói và xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam”, Nxb. Nông
nghiệp, Hà Nội - 2001; Bối cảnh nghiên cứu Bước sang thế kỷ XXI, đói nghèo vẫn
là vấn đề có tính toàn cầu. Một bức tranh tổng thể là thế giới với gần một nửa số
dân sống dưới 2USD*/ngày và cứ 8 trong số 100 trẻ em không sống được đến 5
tuổi. Vì vậy một phong trào sôi nổi và rộng khắp trên thế giới là phải làm như thế
nào để đẩy lùi nghèo đói. Còn Việt Nam thì sao? Vấn đề đặt ra là phải làm sao đẩy
lùi được tình trạng đói nghèo xuống. Nhưng muốn có những chính sách, biện pháp
xoá đói giảm nghèo hiệu quả thì nhất thiết phải hiểu được những nguyên nhân nào
dẫn tới tình trạng nghèo đói của Việt Nam. Nhận thức được yêu cầu bức thiết đó,
nghiên cứu này sẽ tập trung đi sâu vào thực trạng nghèo đói ở Việt Nam, các
nguyên nhân làm cho một số người rơi vào cảnh nghèo đói, các mối quan hệ giữa
nghèo đói với công bằng xã hội, sự phân hoá giàu nghèo giữa các vùng khác nhau.
Nghiên cứu này còn giúp ta hiểu thêm mức độ, tầm ảnh hưởng của nghèo đói ở Việt
Nam cũng như nhiều nước trên thế giới. Nó ảnh hưởng như thế nào, tác động ra sao
đến chất lượng cuộc sống của người dân, cũng như sự cải thiện vị thế của quốc gia.
Cuối cùng, nghiên cứu sẽ đưa ra một số giải pháp mang tính định hướng để giúp
xoá đói giảm nghèo hiệu quả hơn.

Nguyễn Thị Hằng (1997): “Vấn đề xoá đói giảm nghèo ở nông thôn nước ta
hiện nay”, Nxb. Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Đói nghèo thường gây ra xung
đột chính trị, xung đột giai cấp, dẫn đến bất ổn về xã hội, bất ổn về chính trị . Mọi
dân tộc tuy có thể khác nhau về khuynh hướng chính trị nhưng đều có một mục tiêu
là làm thế nào để quốc gia mình, dân tộc mình giàu có.Tuy nhiên nền kinh tế có
phát triển mạnh, tốc độ tăng trưởng hàng năm khá là cao, nhưng đồng thời cũng
phải đương đầu với vấn đề phân hóa giàu nghèo hố ngăn cách giữa bộ phận dân cư
giàu nghèo đang có chiều hướng mở rộng nhất là giữa các vùng có điều kiện thuận
lợi so với những vùng khó khăn, trình độ dân trí thấp như nông thôn, vùng sâu vùng
xa. Vấn đề đói nghèo đã được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm. Để người nghèo

8


thoát nghèo là mục tiêu, nhiệm vụ chính trị xã hội, Đảng và Nhà nước đã có nhiều
chính sách và biện pháp giải quyết vấn đề đói nghèo. Nhưng việc triển khai thực
hiện còn một số hạn chế do sự thiếu thông tin cũng như nhận thức chưa đầy đủ về
tình trạng nghèo đói hiện nay. Vì thế việc nghiên cứu về thực trạng đói nghèo ở khu
vực nông thôn một cách hệ thống, có khoa học để từ đó làm cơ sở đưa ra các chính
sách xóa nghèo giảm cho từng đối tượng ở từng địa phương một cách hợp lí là vấn
đề mang tính cấp thiết để từng bước đưa nông thôn Việt Nam cũng như đất nước
Việt Nam thoát khỏi tình trạng đói nghèo, trở thành một nước phát triển [6].
Bùi Minh Đạo (2003), “Một số vấn đề giảm nghèo ở các dân tộc thiểu số ở
Việt Nam”, Nxb Khoa học xã hội. Không gian văn hóa – xã hội truyền thống của
các cộng đồng DTTS tại Việt Nam đã bị thu hẹp hoặc biến dạng đáng kể. Trong bối
cảnh đó, một bộ phận đồng bào DTTS đã vươn lên thoát nghèo. Đã và đang có sự
dịch chuyển giá trị, từ chỗ lấy cộng đồng làm trung tâm sang chỗ lấy các hộ gia
đình cá thể làm trung tâm. Các bằng chứng thu thập được trong nghiên cứu ủng hộ
mạnh mẽ cho giả thuyết “chiến lược sinh kế của hộ gia đình dựa trên phát huy các
thế mạnh nội sinh cũng như tận dụng các cơ hội được đưa đến từ bên ngoài, trong

đó có vai trò quan trọng của các yếu tố xã hội ở cấp cộng đồng, đã tạo nên các “mô
hình giảm nghèo” (“điểm sáng”) ở vùng DTTS” Đồng bào DTTS đã ở một trình độ
phát triển cao hơn so với trước, do đó nhu cầu của họ đã mở rộng hơn và hướng đến
chất lượng cuộc sống tốt hơn. Thấu hiểu nhận thức đa chiều của người dân về giảm
nghèo - không chỉ là tăng thu nhập nhằm đáp ứng các nhu cầu cơ bản, mà còn là cải
thiện các mặt văn hóa, xã hội, tâm linh và tiếp cận thị trường – trở thành điểm xuất
phát quan trọng cho công cuộc giảm nghèo ở vùng DTTS [2]
Andrew Wells-Dang (2012), ”Phát triển dân tộc thiểu số ở Việt Nam: Điều
gì làm nên thành công?”; và Oxfam và AAV (2013), “Mô hình giảm nghèo tại một
số cộng đồng dân tộc thiểu số điển hình tại Việt Nam – Nghiên cứu trường hợp tại
Hà Giang, Nghệ An và Đăk Nông”. Cải cách quản trị cấp cơ sở đóng vai trò rất
quan trọng đối với công cuộc giảm nghèo. Các thiết chế thôn bản là nền tảng của
quản trị cấp cơ sở. Làm thế nào phát huy vai trò tích cực của các thiết chế thôn bản
trong giảm nghèo nhanh và bền vững của đồng bào DTTS đang là một vấn đề chính

9


sách quan trọng và bức thiết. Tại các cộng đồng DTTS, các thiết chế truyền thống,
phi chính thức và thiết chế mới, chính thức luôn cùng song hành. Dù đã suy yếu và
biến đổi nhiều trong bối cảnh mới, các thiết chế truyền thống, phi chính thức vẫn
đóng vai trò tích cực quan trọng đối với cải thiện đời sống và giảm nghèo trong các
cộng đồng DTTS ở Việt Nam. Thiết chế thôn bản mạnh tại các cộng đồng DTTS
đóng vai trò thúc đẩy tiên phong và lan tỏa: trong đó thúc đẩy liên kết và hợp tác;
tiếng nói và trách nhiệm giải trình; tham gia và trao quyền; gìn giữ và phát huy bản
sắc, văn hóa dân tộc; thúc đẩy an sinh dựa vào cộng đồng. Các thiết chế thôn bản
mạnh, bao gồm thiết chế chính thức và phi chính thức, thiết chế mới và truyền
thống, có thể giúp phát huy nội lực cộng đồng và tăng hiệu quả các hỗ trợ từ bên
ngoài, từ đó đóng góp cải thiện đời sống và giảm nghèo.
Cho đến nay, đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về vấn đề xóa đói,

giảm nghèo, tuy nhiên các công trình đó đều nghiên cứu hoặc một phạm vi rất rộng
hoặc đi vào nghiên cứu một lĩnh vực rất cụ thể của đói nghèo hay nghiên cứu đưa ra
giải pháp mang tính đặc thù ở một vùng kinh tế hoặc tại một địa phương. Tuy nhiên,
chưa có nhiều công trình nghiên cứu một cách toàn diện và đồng bộ về giảm nghèo
bền vững dưới góc độ công tác xã hội với cộng đồng. Trên cơ sở đó đề xuất những
giải pháp công tác xã hội mang tính bền vững cao và phục vụ cho những định
hướng xuyên suốt, lâu dài phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội đất nước
từ nay đến năm 2020. Đặc biệt, quan niệm về nội dung của thuật ngữ “giảm nghèo
bền vững” cho đến nay vẫn là một khoảng trống trong nghiên cứu khoa học, mặc dù
nó đã được sử dụng khá phổ biến và rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại
chúng và tại nhiều cuộc hội thảo, hội nghị và các nghiên cứu khoa học bàn về vấn
đề giảm nghèo. Đề tài “ Phát triển cộng đồng đối với người dân tộc thiểu số trong
giảm nghèo bền vững từ thực tiễn huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh” góp phần
giảm nghèo bền vững cho bà con dân tộc thiểu số huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng
Ninh dựa trên các hoạt động phát triển cộng đồng theo hướng chuyên nghiệp của
Nghề công tác xã hội. Qua đó, góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng
cuộc sống và đảm bảo quyền con người cho nhóm dân tộc thiểu số.

10


3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận, thực trạng phát triển cộng đồng đối với người dân tộc
thiểu số trong giảm nghèo bền vững tại huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh và
nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động này . Từ đó đưa ra một số giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động phát triển cộng đồng theo hướng công tác
xã hội chuyên nghiệp và góp phần trong giảm nghèo bền vững tại huyện Bình Liêu,
tỉnh Quảng Ninh.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài thông qua các văn bản pháp luật, các tài liệu
liên quan đến phát triển cộng đồng đối với người dân tộc thiểu số trong giảm nghèo bền
vững.
Phân tích thực trạng hoạt động phát triển cộng đồng đối với người dân tộc thiểu số
trong giảm nghèo bền vững tại huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh.
Phân tích các yếu tố tác động đến hoạt động phát triển cộng đồng trong giảm nghèo
bền vững từ thực tiễn. Đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt phát
triển cộng đồng đối với người dân tộc thiểu số trong giảm nghèo bèn vững tại huyện
Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Phát triển cộng đồng đối với người dân tộc thiểu số trong giảm nghèo bền
vững từ thực tiễn huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nội dung: Nghiên cứu thực trạng phát triển cộng đồng đối với người
dân tộc thiểu số trong giảm nghèo bền vững, cụ thể đó là: hoạt động tuyên truyên,
nâng cao nhận thức; hoạt động hỗ trợ sinh kế; hoạt động cung cấp dịch vụ xã hội cơ
bản
Khách thể nghiên cứu:
+ Khách thể chính: 100 hộ gia đình nghèo tại xã Đồng Tâm, huyện Bình
Liêu, tỉnh Quảng Ninh là người dân tộc thiểu số.

11


+ Khách thể phụ: đại diện chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể có
liên quan (Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện: 01người; Phó phòng Lao động
TBXH: 01 người; Chủ tịch Hội nông dân xã: 01 người; Chủ tịch Hội phụ nữ xã: 01
người; Bí thư Đoàn thanh niên xã: 01 người, Chủ tịch UBMT xã: 01 người).
- Phạm vi không gian: huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh

- Phạm vi thời gian: từ tháng 12 năm 2015 đến tháng 6 năm 2016
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
5.1. Phương pháp luận
Luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử,
trong đó:
Phương pháp luận duy vật biện chứng: Đề tài xem xét hoạt động phát triển
cộng đồng đối với người dân tộc thiểu số trong giảm nghèo bền vững trong mối
quan hệ với các yếu tố môi trường và hệ thống xung quanh, đặt vấn đề trong một
tổng thể.
Phương pháp luận duy vật lịch sử: Đối tượng đòi hỏi khi nghiên cứu vấn đề
nghèo, phải đặt chúng trong những bối cảnh lịch sử cụ thể và trên những địa bàn,
vùng lãnh thổ cụ thể. Nghèo chỉ được xem xét một cách toàn diện, đầy đủ khi chúng
được đặt trong một hoàn cảnh lịch sử cụ thể với những địa phương nhất định. Qua
đó, các vấn đề và yếu tố liên quan trong đề tài nghiên cứu có sự so sánh, đối chiếu
theo các thời kỳ lịch sử, đảm bảo tính xác thực và toàn vẹn trong trình bày kết quả
nghiên cứu.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp nghiên cứu phân tích tài liệu
Là phương pháp thu thập thông tin từ các công trình nghiên cứu và các tài
liệu có sẵn của các tác giả trong và ngoài nước. Phương pháp này được áp dụng
phân tích các tài liệu như: Báo cáo về tình hình văn hóa, kinh tế, xã hội của huyện
Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh, mẫu thu thập thông tin có sẵn của huyện, các báo cáo
chuyên ngành của Sở Lao động TBXH tỉnh Quảng Ninh, phòng Lao động TBXH
huyện Bình Liêu và các văn bản quy định về các tiêu chí giảm nghèo…
* Phương pháp quan sát

12


Phương pháp quan sát, chụp ảnh trong quá trình thu thập thông tin nhằm

đánh giá mức độ tin cậy của thông tin đã thu thập bằng việc quan sát hành vi, cử
chỉ, thái độ của người được phỏng vấn, cơ sở vật chất nhà văn hóa, trung tâm học
tập cộng đồng phục vụ đời sống văn hóa, tinh thần....
*Phương pháp phỏng vấn theo bảng hỏi
Là phương pháp điều tra xã hội học nhằm thu thập thông tin bằng cách lập
một bảng hỏi cho nhóm đối tượng trong một khu vực nhất định ở một không gian,
thời gian nhất định.
Trong đề tài có xây dựng một bảng hỏi là tổ hợp các câu hỏi khảo sát người
dân tộc thiểu số về các hoạt động phát triển cộng đồng trong giảm nghèo bền vững.
. Đối tượng là những hộ gia đình người dân tộc thiểu số thuộc diện nghèo tại huyện
Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh. Thông tin thu được từ bảng hỏi sẽ là những thông tin
hữu ích nhằm hỗ trợ tốt hơn cho các hộ dân tộc thiểu số nghèo tại huyện Bình Liêu,
tỉnh Quảng Ninh.
* Phương pháp phỏng vấn sâu
Phỏng vấn sâu là những cuộc đối thoại được lặp đi lặp lại giữa nhà nghiên
cứu và người cung cấp thông tin nhằm tìm hiểu cuộc sống, kinh nghiệm và nhận
thức của người cung cấp thông tin thông qua chính ngôn ngữ của người ấy.
Tác giả sử dụng phương pháp này nhằm mục đích hiểu sâu sắc hơn về
những thuận lợi và khó khăn khi triển khai các hoạt động phát triển cộng đồng từ
thực tiễn cũng như các yếu tố tác động đến hoạt động này.
Tác giả đã tiến hành 6 cuộc phỏng vấn trực tiếp đối với:
-

Cán bộ lãnh đạo cấp huyện:

01

-

Cán bộ lãnh đạo phòng TBXH huyện:


01

-

Cán bộ Hội nông dân xã Đồng Tâm:

01

-

Cán bộ Hội phụ nữ xã Đồng Tâm:

01

-

Cán bộ đoàn thanh niên xã Đồng Tâm:

01

-

Cán bộ UBMT xã Đồng Tâm:

01

13



6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Nghiên cứu của đề tài sẽ làm phong phú thêm hệ thống lý luận phát triển
cộng đồng đối với người dân tộc thiểu số trong giảm nghèo bền vững tại Việt Nam.
Là nguồn tư liệu tham khảo cho các nghiên cứu về sau trong lĩnh vực phát
triển cộng đồng trong giảm nghèo bền vững đối với người DTTS. Đề tài vận dụng
kiến thức chuyên ngành về CTXH khi tiếp cận làm việc về nghèo góp phần làm rõ
vai trò của phát triển cộng đồng trong việc trợ giúp người nghèo.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đánh giá những hoạt động phát triển cộng đồng đối với người dân tộc thiểu
số trong giảm nghèo bền vững, phân tích những khó khăn và hạn chế trong quá
trình hoạt động thực tiễn.
Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động phát triển cộng
đối với người dân tộc thiểu số trong giảm nghèo bền vững tại huyện Bình Liêu, tỉnh
Quảng Ninh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, đảm bảo sự công bằng và
tiến bộ xã hội.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, nội dung của luận văn được chia thành 3
chương sau:
Chương 1. Những vấn đề lý luận về phát triển cộng đồng đối với người dân
tộc thiểu số trong giảm nghèo bền vững.
Chương 2. Thực trạng phát triển cộng đồng đối với người dân tộc thiểu số
trong giảm nghèo bền vững tại huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh.
Chương 3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phát triển cộng đồng
đối với người dân tộc thiểu số trong giảm nghèo bền vững từ thực tiễn huyện Bình
Liêu, tỉnh Quảng Ninh.

14



Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG ĐỐI VỚI
NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ TRONG GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG
1.1. Khái niệm về người dân tộc thiểu số
1.1.1. Khái niệm người dân tộc thiểu số
“Dân tộc thiểu số” là một khái niệm khoa học được sử dụng phổ biến trên thế
giới hiện nay. Các học giả phương Tây quan niệm rằng, đây là một thuật ngữ
chuyên ngành dân tộc học (minority ethnic) dùng để chỉ những dân tộc có dân số ít.
Trên thực tế, khái niệm “dân tộc thiểu số” chỉ có ý nghĩa biểu thị tương quan về dân
số trong một quốc gia đa dân tộc.
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và xuất
phát từ nguyên tắc bình đẳng dân tộc, thì khái niệm “dân tộc thiểu số” không mang
ý nghĩa phân biệt địa vị, trình độ phát triển của các dân tộc. Địa vị, trình độ phát
triển của các dân tộc không phụ thuộc ở số dân nhiều hay ít, mà nó được chi phối
bởi những điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội và lịch sử của mỗi dân tộc.
Vận dụng quan điểm trên vào điều kiện cụ thể của cách mạng nước ta, Đảng
Cộng sản Việt Nam luôn khẳng định quan niệm nhất quán của mình: Việt Nam là
một quốc gia thống nhất gồm 54 dân tộc thành viên, với khoảng trên 80 triệu người.
Trong tổng số các dân tộc nói trên thì dân tộc Việt (Kinh) chiếm 86,2% dân số,
được quan niệm là “dân tộc đa số”, 53 dân tộc còn lại, chiếm 13,8% dân số được
quan niệm là “dân tộc thiểu số” trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Khái niệm
“dân tộc thiểu số”, có lúc, có nơi, nhất là trong những năm trước đây còn được gọi
là “dân tộc ít người”. Mặc dù hiện nay đã có qui định thống nhất gọi là “dân tộc
thiểu số”, nhưng cách gọi “dân tộc ít người” vẫn không bị hiểu khác đi về nội dung.
Như vậy, khái niệm “Dân tộc thiểu số” là những dân tộc có số dân ít hơn so
với dân tộc đa số trên phạm vi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
(Điều 4, Nghị định số: 05/2011/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2011của Thủ tướng
chính phủ).

15



1.1.2. Đặc điểm của người dân tộc thiểu số.
Nước ta có 54 dân tộc anh em cùng chung sống, ngoại trừ Kinh là dân tộc đa
số chiếm 85% dân số cả nước, còn lại là dân tộc thiểu số (dân tộc thiểu số là
10.527.455 người chiếm tỷ lệ 13,8% dân số của cả nước - theo số liệu điều tra dân
số năm 1999). Mặc dù mỗi dân tộc có đặc điểm và bản sắc riêng nhưng đồng bào
các dân tộc thiểu số có điểm chung là thường sinh sống ở các vùng núi rừng xa xôi
cũng là những vùng khó khăn về kinh tế và trọng điểm dịch bệnh. Các dân tộc ở
nước ta cư trú xen kẽ nhau, không có dân tộc nào ở vùng lãnh thổ riêng. Tính chất
cư trú đó đã tạo điều kiện thuận lợi để các dân tộc tăng cường hiểu biết lẫn nhau,
đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau cùng phát triển.
Các dân tộc sinh sống trên đất nước ta từ lâu đời, đã sớm có ý thức đoàn kết,
gắn bó với nhau trong chinh phục thiên nhiên, chống giặc ngoại xâm, xây dựng đất
nước. Sự đoàn kết giữa các cộng đồng dân tộc đã tạo lên một quốc gia dân tộc bền
vững, thống nhất.
Hầu hết các dân tộc thiểu số cư trú trên địa bàn rộng lớn, có vị trí chiến lược
đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, quốc phòng và môi trường sinh thái. Các
dân tộc thiểu số sinh sống chủ yếu ở miền núi, với địa bàn rộng lớn chiếm 3/4 diện
tích cả nước, bao gồm 19 tỉnh miền núi, vùng cao, 23 tỉnh có miền núi. Đây là khu
vực biên giới, cửa ngõ thông thương với các nước láng giềng, có vị trí quan trọng
về an ninh quốc phòng của đất nước (Cộng đồng các dân tộc Việt Nam -2010)
Phần lớn các dân tộc thiểu số có mức sống thấp, tỷ lệ đói nghèo cao, chậm
phát triển hơn so với dân tộc đa số. Một số dân tộc vẫn còn trong tình trạng tự cung
tự cấp, du canh du cư. Đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số ở vùng cao, vùng
sâu, vùng xa gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình phát triển. Năng lực tổ chức sản
xuất của các dân tộc thiểu số cho thấy đại đa số các gia đình sống bằng nghề nông
(trồng trọt và chăn nuôi) còn hạn chế, họ chưa biết cách làm ăn. Điều đáng nói là
tính chất của sản xuất ở các dân tộc thiểu số chưa chuyển nhiều thành sản xuất hàng
hoá. Có thể nói sản xuất để đáp ứng nhu cầu mưu sinh hàng ngày và để tồn tại vẫn

là mục tiêu hàng đầu của các dân tộc, về cơ bản vẫn là nền sản xuất tự cung, tự cấp.
Đồng bào vẫn chưa thoát ra được cách thức sản xuất truyền thống đã tồn tại nhiều

16


đời nay. Điểm nổi bật nhất trong suy nghĩ và hành động của bà con là coi trọng lối
sống tách biệt, coi trọng nếp làm ăn truyền thống (trồng trọt, chăn nuôi theo phương
pháp truyền thống …..) chính vì vậy, nó cản trở đồng bào dân tộc thiểu số tiếp thu
học hỏi các cách thức làm ăn, hay áp dụng kiến thức khoa học ký thuật để phát triển
kinh tế gia đình.
Mỗi dân tộc, mặc dù có sự khác nhau về quy mô dân số, về trình độ phát
triển kinh tế - xã hội, nhưng đều có văn hoá truyền thống riêng (ngôn ngữ, phong
tục, tập quán, trang phục …), tạo nên bản sắc văn hoá của từng dân tộc, góp phần
làm phong phú, đa dạng nền văn hoá Việt Nam thống nhất Bản sắc văn hoá của các
dân tộc đều được chú trọng bảo tồn và phát triển trong quá trình giao lưu, hội nhập
chung của cả nước. Phạm vi và mức độ giao tiếp của các dân tộc thiểu số là khá hạn
chế. Các dân tộc biết rất ít về các dân tộc khác, nếu họ không sống cùng làng bản
với mình. Các dân tộc chủ yếu giao tiếp với những người của dân tộc mình. Không
gian và phạm vi giao tiếp của các dân tộc chủ yếu trong phạm vi làng bản. Những
người có hình thức giao tiếp ở mức độ cao hơn như nói chuyện chia sẻ về tình cảm
và kinh nghiệm sản xuất, đến nhà nhau chơi, cùng nhau uống rượu chiếm tỷ lệ
không cao. Các dân tộc thiểu số có xu hướng sống co cụm với nhau theo dòng họ và
theo dân tộc của mình là khá rõ. Một nền kinh tế mang nhiều tính tự cung, tự cấp và
một cuộc sống còn nhiều khó khăn, thì sự co cụm này của các dân tộc là một điều
có tính tất yếu.
1.1.3. Nhu cầu của người dân tộc thiểu số
Thứ nhất, Các gia đình muốn được vay vốn để phát triển sản xuất với lãi
suất thấp. Đây là mong muốn của hầu hết các gia đình. Khi lý giải về mức sống còn
khó khăn của gia đình mình, nhiều người đã cho rằng, họ không có vốn để sản xuất,

nhất là khi chăn nuôi bị dịch bệnh. Một số người lại cho rằng, vay được ít tiền quá,
nên không biết làm ăn như thế nào cho có hiệu quả. Để thực hiện việc cho vay vốn
được tốt, người dân đề nghị phải xác định rõ tiêu chí thế nào là nghèo. Mặt khác,
cần tăng thời gian cho vay vốn. Hiện nay thời gian vay vốn cao nhất là 3 năm. Thời
gian này nếu trồng các cây công nghiệp thì chưa thể thu hoạch kịp để hoàn vốn.

17


Người dân cũng mong muốn số tiền được vay lớn hơn hiện mỗi hộ được vay từ 5 –
7 triệu là quá ít (Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam -2013).
Thứ hai, Mong muốn được hướng dẫn về kỹ thuật nuôi trồng. Họ cho rằng,
trong thời gian qua sản xuất của họ chưa hiệu quả là do chưa được hướng dẫn cụ thể
về kỹ thuật canh tác. Do vậy, khi chuyển đổi cơ cấu cây trồng (áp dụng giống mới,
loại cây mới), vật nuôi (nuôi con mới) các dân tộc gặp nhiều khó khăn. Nhất là khi
gặp sâu bệnh, dịch bệnh. Nhiều người cho rằng, trong thời gian qua cán bộ cơ sở
chưa quan tâm, chưa chỉ bảo, hướng dẫn sát sao, nên họ không biết cách trồng trọt,
chăn nuôi. Người dân đề nghị mở các lớp tập huấn, hướng dẫn cho đồng bào về
cách thức chăn nuôi, trồng trọt. Cách hướng dẫn phải cụ thể, đơn giản, nên hướng
dẫn theo mô hình đã thành công trong thực tế. Điều này sẽ có hiệu quả cao hơn,
nhiều gia đình muốn thay đổi giống vật nuôi, cây trồng để có hiệu quả kinh tế cao
hơn (Viện Tâm lý học-2008,2009).
Thứ ba, Mong muốn chính quyền địa phương bán giống cây và phân bón với
giá rẻ hơn, nhiều gia đình cho rằng giá cây giống, con giống hiện nay còn quá cao
so với khả năng của họ. Đặc biệt giá phân bón và giống cây này lại bị các tư nhân
lũng đoạn, khống chế, tự ý tăng giá để kiếm lời. Họ mong muốn có sự điều chỉnh và
hỗ trợ của Nhà nước để giúp các gia đình nghèo. Nhiều người dân đề nghị Nhà
nước điều chỉnh giá phân bón để các gia đình nghèo có thể mua được.
Thứ tư, Được chia cấp thêm ruộng để sản xuất đây cũng là mong muốn và
nhu cầu của nhiều gia đình các dân tộc thiểu số. Nhiều gia đình cho rằng, họ nghèo

đói thiếu ăn là do thiếu đất sản xuất. Họ đủ sức lao động và sự cần cù, nhưng lại
thiếu đất sản xuất, nhất là đối với các gia đình trẻ mới tách ra ở riêng, những hộ mới
di cư đến. Trong số các gia đình đề nghị cấp thêm đất có những ý kiến đề nghị phân
chia đất của lâm trường cho người dân. Trong khi người dân thiếu đất sản xuất, thì
đất của lâm trường lại quá nhiều, sử dụng không hiệu quả.
Thứ năm, Chính quyền giúp đỡ người dân làm đường, đưa điện đến bản
làng, cơ sở hạ tầng, đường xá đi lại ở nhiều xã, bản rất khó khăn. Có xã ô tô không
đi vào được do có cầu treo nhỏ ngăn cách. Đặc biệt sau mỗi mùa lũ, giao thông lại

18


bị xuống cấp nghiêm trọng. Giao thông đi lại khó khăn làm cho việc tiêu thụ nông
sản, vật nuôi cây trồng của đồng bào gặp nhiều trở ngại.
Thứ sáu, Mở thêm trường dạy nghề ở địa phương để đào tạo nghề cho con
em các dân tộc được đi học văn hóa và học nghề. Nhiều gia đình cho rằng, con em
họ không được học nghề là một nguyên nhân dẫn đến con đường nghiện hút ma tuý,
tệ nạn xã hội khác. Dạy nghề để con cái họ có nghề kiếm sống là một giải pháp
quan trọng để không bị sa vào các tệ nạn xã hội, đặc biệt là ma tuý. Mặt khác, đây
cũng là giải pháp để phát triển các nghề phụ ở địa phương, thoát khỏi cuộc sống
thuần nông, tự cung, tự cấp như hiện nay của các dân tộc thiểu số. Mở thêm trường
học phổ thông để con em họ không phải đi học xa.
Thứ bẩy, Các gia đình còn có nhu cầu là nhà nước đưa nước sạch đến cho
từng người dân. Tại một số xã, các gia đình vẫn không có nước sạch dùng, hàng
ngày họ vẫn phải dùng nước suối. Điều đáng nói ở đây là nguồn nước dùng của các
dân tộc đang bị ô nhiễm nặng. Do rừng bị tàn phá, các thảm thực vật bị đốt để làm
nương, nên đất đá, chất ô nhiễm, rác thải trôi xuống suối làm ô nhiễm nguồn nước.
Có thể nói mất rừng và xói mòn đất là nguy cơ lớn của các địa phương của khu vực
Tây Bắc nói riêng và phía Bắc nói chung. Song do tập tục du canh, du cư, đốt rừng
làm rẫy, đồng bào không hề ý thức được vấn đề này. Sự ô nhiễm nguồn nước và

môi trường là hệ quả tất yếu của thực trạng trên (Viện Tâm lý học-2008,2009).
Thứ tám, Xây dựng nhà văn hoá ở các thôn bản, tại các thôn bản cần xây
dựng nhà văn hoá để họ được thoả mãn các nhu cầu tinh thần, như: Đọc sách báo,
sinh hoạt văn nghệ. Trừ các khu vực thị xã, thị trấn, còn các xã không có cơ sở sinh
hoạt văn hoá. Sóng truyền hình chưa phủ đến nhiều xã. Sách báo chủ yếu đến với
cán bộ xã, các gia đình không có sách báo đọc. Đời sống văn hoá thấp kém là
nguyên nhân nẩy sinh các hiện tượng mê tín, dị đoan và các tệ nạn xã hội, đặc biệt
là việc nghiện hút ma tuý. Đây cũng là nguyên nhân của việc duy trì một số tập tục
lạc hậu đã trở thành hủ tục, lãng phí tốn kém ở các dân tộc thiểu số.
Thứ chín, Nhà nước quan tâm hơn nữa đến việc chăm sóc sức khoẻ cho
người dân. Tuy việc chăm sóc sức khoẻ cho các dân tộc miền núi của chúng ta trong
những năm qua đã có nhiều tiến bộ, song, đây cũng là một vấn đề khá bức xúc hiện

19


×