Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Án lệ trong bộ luật dân sự 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.49 KB, 8 trang )

ÁN LỆ, LẼ CÔNG BẰNG
Án lệ lẽ công bằng: Án lệ là những lập luận, phán quyết trong bản án, quyết định
đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án về một vụ việc cụ thể được Hội đồng Thẩm
phán Toà án nhân dân tối cao lựa chọn và được Chánh án Toà án nhân dân tối cao
công bố là án lệ để các Toà án nghiên cứu, áp dụng trong xét xử.
Cơ sở pháp lí: khoản 2 điều 6 BLDS 2015
+ Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2011, HĐTP TAND tối cao ban hành nghị quyết
03/2015 về quyết định lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ
+ Nghị quyết số 49/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm
2020.
Cơ sở thực tiễn: xuất phát từ nhu cầu không ngừng đổi mới và phát triển của xã
hội, có những trường hợp mà pháp luật không dự liệu hết được và không kipj thời
ban hành các văn baen hướng dẫn thì việc áp dựng án lệ là một trong những
phương thức có thể đáp ứng được yêu cầu này.
Ngoài ra với các án lệ đã được thừa nhận theo kinh nghiệm của quốc tế thì việc áp
dụng án lệ là phương thức hiệu quả để góp phần nâng cao năng lực của tòa án
trong việc giải quyết các tranh chấp như dân sự, thương mại. Với những nước theo
hệ thống pháp luật châu Âu lục địa (hệ thống pháp luật Dân sự - Civil Law), tiêu
biểu một số nước như Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản,… Án lệ được xem như một cách
giải thích pháp luật. Những bản án này không được xem là luật, không mang tính
ràng buộc pháp lý nhưng tòa cấp dưới phải tham khảo, nếu không nguy cơ bị tòa
cấp trên sửa án rất cao.
Cơ sở hình thành án lệ chính là những khiếm khuyết của hệ thống pháp luật. Khi
có những khiếm khuyết của hệ thống pháp luật, tòa án sẽ viện dẫn những căn cứ
pháp luật được coi là hợp lý để đưa ra một phán quyết có tính đột phá và bản án
này sẽ được tòa án tối cao công bố là án lệ để áp dụng chung cho các trường hợp
tương tự do khiếm khuyết quy phạm hoặc chưa có dẫn chiếu quy phạm rõ ràng. Ở
nước ngoài, khái niệm án lệ (Case Law) còn được gọi là tiền lệ pháp (Precedent) là
một trong những nguồn luật chính thức và quan trọng trong hệ thống pháp luật của
quốc gia và được áp dụng rộng rãi. Theo đó, những bản án, quyết định giải quyết
vụ việc trong các tập san án lệ trở thành khuôn mẫu, trở thành cơ sở để tòa đưa ra


phán quyết trong những vụ việc có tình tiết, vấn đề tương tự sau đó. Tiền lệ pháp ở
nước ngoài còn là quá trình làm luật của tòa trong việc công nhận và áp dụng các
nguyên tắc mới khi xét xử.


Ở Việt Nam dưới chế độ Sài Gòn trước năm 1975, tiền lệ pháp cũng được coi là
một nguồn trong lĩnh vực dân sự, Bộ Tư pháp đã xuất bản án lệ theo định kỳ ba
tháng. Ấn phẩm đăng tải những trích dẫn về quan điểm hay định hướng xét xử
trong các bản án của Tối cao pháp viện, Tòa hành chính, Tòa thượng thẩm...
Những bản án này là một trong những căn cứ pháp lý để xét xử cho các tranh chấp
tương tự về sau. Hệ thống luật pháp của chế độ Sài Gòn trước đây vốn chịu ảnh
hưởng của luật pháp châu Âu, nhất là luật pháp của Pháp, đặc biệt là pháp luật dân
sự, nên cũng rất quan tâm việc xây dựng án lệ. Bộ Dân luật do Tổng thống Nguyễn
Văn Thiệu ban hành theo Sắc luật số 028 TT/SLU ngày 20/12/1972, đã có qui định
liên quan đến yêu cầu áp dụng án lệ trong xét xử, cụ thể, ại Thiên mở đầu, Điều 8
có ghi: “Thẩm phán nào không chịu xét xử vì lẽ luật không định hay luật tối nghĩa,
thiếu sót, sẽ có thể bị truy tố về tội bất khẳng thụ lý”( cái này k nói cx k sao nha.
Mang tính tham khảo )
Bình luận:
Có thể nói BLDS 2015 thừa nhận hay cho phép tòa án áp dụng án lệ, đây được coi
là điểm mới và là điểm đột phá trong sửa đổi luật bởi:
+ Tiết kiệm thời gian giải quyết vụ án và chi phí được giảm bớt bởi nếu như trước
đây khi gặp một vụ việc mà có tính chất phức tạp hoặc còn tranh cãi nhiều thì phải
qua nhiều quy trình xét xử từ sơ thẩm phúc thẩm tái thẩm rồi lên giám đốc thẩm
khiến cho việc giải quyết tốn nhiều thời gian và chi phí. Hơn nữa đối với một số vụ
việc liên quan đến quyền nhân thân hoặc vấn đề bồi thường vụ việc mà giải quyết
kéo dài lâu dễ dẫn đến không bảo đảm được công bằng cho bên bị vi phạm.
+ Án lệ được quy định để làm rõ những quy định của pháp luật còn có nhiều cách
hiểu khác nhau đó là đã không có sự thống nhất về nhận thức giữa cơ quan tiến
hành tố tụng với nhau hoặc giữa các cơ quan tiến hành tố tụng với đương sự về

việc áp dụng các quy định cụ thể của pháp luật về tố tụng hoặc pháp luật về nội
dung để xét xử, giải quyết vụ việc dân sự. Vì vậy để giải quyết vấn đề này, tùy
từng trường hợp, Thẩm phán, Hội đồng xét xử sẽ lựa chọn phương pháp phù hợp
(phương pháp phân tích nghĩa của từ; phân tích khái niệm trong bối cảnh của quy
định hoặc theo mục đích ban hành văn bản...) để đưa ra lập luận, lý giải về nội
dung, phạm vi, đối tượng áp dụng của quy định còn có cách hiểu khác nhau hoặc
luận giải về lý do lựa chọn, áp dụng một hoặc một số điều luật cụ thể để đưa ra
phán quyết giải quyết vụ việc dân sự. Vì vậy, trong trường hợp bản án, quyết định
đó được lựa chọn, thông qua để phát triển án lệ, thì những lập luận, lý giải nêu trên
chính là án lệ.


+ Nó giải quyết được các vấn đề, sự kiện pháp lí làm cơ sở cho Tòa án chỉ ra
nguyên tắc, đường lối hoặc quy phạm pháp luật cần áp dụng. Án lệ này được xác
lập trong bối cảnh có những vụ việc dân sự mà vấn đề pháp lý cần được giải quyết
chưa được pháp luật quy định hoặc các bên đương sự không có thỏa thuận. Trong
trường hợp này, Tòa án sẽ áp dụng Điều 3 của Bộ luật Dân sự năm 2005 để giải
quyết, theo đó tập quán, quy định tương tự của pháp luật hoặc án lệ lẽ công bằng sẽ
được Tòa án lựa chọn, áp dụng làm cơ sở để đưa ra phán quyết trong bản án, quyết
địnhtheo quy định tại khoản 2 Điều 4 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 đã quy
định: Tòa án không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều
luật để áp dụng.
+ Nó còn giúp cho các cá nhân, các thương nhân khi đàm phán, soạn thảo kí kết
hợp đồng dân sự, thương mại biết để phòng tránh những rủi ro.
Hạn chế:
Án lệ sẽ chỉ có thể áp dụng trong một thời hạn nhất định, khi nó còn phù hợp với
quy định của pháp luật, và dược tạo ra khi mà trên thực tế có những vụ việc làm
tiền đề để. Mà trên thực tế. luôn không ngừng xuất hiện các tình tiết mới, các tranh
chấp,… mà pháp luật chưa dự trù được cũng như chưa có án lệ để áp dụng, do vậy
tuy là một công cụ hữu hiệu nhưng đó cũng chỉ là biện pháp tạm thời, bởi cốt yếu

những quy định của pháp luật mới là căn cứ vững bền nhất.
Thứ hai, đối với mỗi thời kì luật sẽ có những quy định khác nhau, do vậy mà án lệ
sẽ chỉ dùng được trong thời điểm nội dung của nó phù hợp với quy định của pháp
luật.
Đánh giá sự tác động của quy định này tới các lĩnh vực khác nhau của đời sống
Những tác động của quy định mới này đến các lĩnh vực của đời sống:
Nổi bật nhất, đó là quy định này đã nâng cao vai trò của tòa án, cơ quan thì hành
pháp luật, giúp cho tòa án phát huy tối đa chức năng của mình.
Đối với xã hội, quy định này tạo căn cứ để giải quyết những tranh chấp phát sinh,
khắc phục được những thiếu sót trong quy định của pháp luật, bảo vệ được các chủ
thể tham gia vào quan hệ dân sự nói riêng và các quan hệ xã hội nói chung.
Đối với hoạt động lập pháp: thể hiện một bước tiến dài trong kĩ thuận lập pháp, sự
thay đổi tư duy lập pháp,….
SỬA ĐỔI HỢP ĐỒNG KHI HOÀN CẢNH THAY ĐỔI


Cơ sở pháp lí: xuất phát từ nghị quyết 49/2015 về cải cách tư pháp đến năm 2020.
Cơ sở thực tiễn: nó bắt nguồn từ thương mại quốc tế: cho phép các bên gặp khó
khăn yêu cầu bên kia đàm phán lại nhưng chưa tới mức không thể thực hiện được
như trường hợp bất khả kháng. Ở quốc tế, có hai bộ nguyên tắc về hợp đồng rất nổi
tiếng và có ảnh hưởng nhiều trên thế giới. Đó là Bộ Nguyên tắc Unidroit về hợp
đồng thương mại quốc tế và Bộ Nguyên tắc châu Âu về hợp đồng. Cả hai bộ
nguyên tắc này đều có quy định cho phép điều chỉnh lại hợp đồng và việc quy định
về thay đổi hoàn cảnh tương ứng với xu hướng hiện đại đề xuất trao cho tòa án
(trọng tài) quyền điều tiết để giảm bớt những hà khắc của tự do hợp đồng và của
hiệu lực ràng buộc của hợp đồng.
Vậy thì khi cho phép các bên có quyền sửa đổi hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi
khi có đủ ddkien như: sự thay đổi hoàn cảnh do nguyên nhân khách quan xảy ra
sau khi giao kết; tại thời điểm giao kết các bên không thể lường trước được về sự
thay đổi hoàn cảnh; việc tiếp tục thực hiện hd mà k có sự thay đổi nội dung hd sẽ

gây thiệt hại nghiêm trọng cho 1 bên…
Có thể thấy điều khoản liên quan đến Điều chỉnh hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi
được xem như sự thay đổi đáng kể trong chế định hợp đồng, là bước tiến mới mẻ
trong tiến trình lập pháp nước ta. Xét từ phương diện lý luận nói chung, điều chỉnh
hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi không phải là vấn đề hoàn toàn mới, vì nội dung
này được xem là nằm trong quy định về sửa đổi hợp đồng nói chung. Tuy nhiên,
khi Bộ luật Dân sự năm 2015 lần đầu tiên đưa ra điều khoản cụ thể hóa các khía
cạnh của điều chỉnh hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản, trong đó trường hợp
áp dụng cũng như quyền và nghĩa vụ của mỗi bên được xác định rõ hơn rất nhiều
thông qua những quy định pháp luật mới. có thể thấy việc quy định điều chỉnh hợp
đồng khi hoàn cảnh thay đổi đã có sự thay đổi tích cực rất lớn bởi:
+ Việc điểu chỉnh hđ để phân chia cho các bên thiệt hại và lợi ích phát sinh từ việc
thay đổi hoàn cảnh 1 cách công bằng, bình đẳngcác bên có quyền đã đưa vào hợp
đồng của họ một điều khoản cho phép bên gặp khó khăn đặc biệt được yêu cầu bên
kia đàm phán lại hợp đồng. Điều khoản này được gọi là điều khoản đàm phán lại
hợp đồng khi có sự thay đổi do hoàn cảnh dẫn đến khó khăn đặc biệt trong việc
thực hiện hợp đồng
+ xuất phát từ thực tế thì việc điều chỉnh hợp đồng này là hợp lí và cần thiết bởi có
nhiều trường hợp trên thực tế muốn thay đổi hợp đồng khi hoàn cảnh cảnh thay đổi
nhưng lại không thể quy về trường hợp bất khả kháng. Và việc quy định này đã


cho phép bên gặp khó khăn có quyền yêu cầu điều chỉnh hợp đồng là cân bằng và
tạo điều kiện thuận lợi cho các bên trong quá trình sản xuất kinh doanh.
+ Ngoài ra điều chỉnh lại hợp đồng hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc thiện chí,
theo hướng các bên không chỉ quan tâm, chăm lo đến quyền, lợi ích hợp pháp của
mình mà còn phải tôn trọng, quan tâm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng,
quyền, lợi ích hợp pháp của người khác, giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau thực hiện
quyền, nghĩa vụ dân sự.
+ Nó còn giúp cho việc bảo đảm giao dịch dân sự, không phá vỡ hợp đồng thức

đẩy các hợp đồng được thực hiện; đẩy mạnh giao lưu dân sự.
Tuy nhiên đây là một điều luật mới và việc quy định thiếu sót là một điều không
thể tránh khỏi. Có thể thấy BLDS là luật chung quy định về các lĩnh vực hôn nhân,
thương mại, đất đai…. Vậy trong trường hợp nếu các bên có thỏa thuận về chủ thể
có thẩm quyền giải quyết vậy trong trường hợp này Trọng tài sẽ phải làm gì khi
một trong các bên có quyền yêu cầu giải quyết?
Ngoài ra để tránh trường hợp Tòa án can thiệp quá nhiều thì trước khi yêu cầu Tòa
án điều chỉnh hợp đồng thì 2 bên phải chứng minh được 2 bên đã có 1 time hợp lí
thực hiện hợp đồng nhưng k có kết quả thì mới được quyền yêu cầu tòa án can
thiệp. Qua đó vừa giúp bảo đảm được tính minh bạch vừa giúp bảm đảm được tính
tự do thỏa thuận hợp đồng của các bên.
Vận dụng quy định trong đời sống: cái này méo biết chỉ biết mỗi hạn chế xảy ra
tranh chấp thôi kiểu thế
QUYỀN HƯỞNG DỤNG/ QUYỀN BỀ MẶT
Cơ sở pháp lí: chưa tìm đc.
Cơ sở thực tiễn:
Đối với quyền hưởng dụng: nó xuất phát từ nhu cầu cần tới sản phẩm của nhau
hay cần tới vật chất của nhau do nhu cầu ngày càng tăng và k có sự phân bổ đồng
đều của cải vật chất nên do đó đã cho chủ sở hữu có quyền cho người khác 1 vài
quyền cơ bản của mình.
Hơn nữa BLDS đã có sự tách bạch giữa quan hệ thực tế của người chiếm hữu với
tài sản và quan hệ giữa chủ sở hữu với chủ thể có quyền khác đối với tài sản khi có
lợi ích trên cùng một tài sản. Do vậy chế định về quyền hưởng dụng ra đời
Bình luận


Quyền hưởng dụng theo quy định tại điều 257 là quyền của chủ thể đc khai thác
công dụng, hưởng hoa lợi lợi tức đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của chủ thể
khác trong 1 time nhất định.
Có thể lần đầu tiên BLDS thừa nhận quyền hưởng dụng là quyền khác đối với tài

sản là một điểm đôi mới trong BLDS bởi lẽ :
+ Người có quyền hưởng dụng có thể đươc thực hiện mọi hành vi trong phạm vi
quyền. Qua đó giúp cho họ có thể khai thác tối đa công dụng mà tài sản đó mang
lại, tránh trường hợp bỏ phí.
+ BLDS cũng có quy định về bảo vệ quyền hưởng dụng đối với tài sản và quy định
thời gian hưởng dụng tài sản của người hưởng udnjg qua đó giúp cho họ có được
một tâm lí an tâm hơn trong quá trình khai thác và hưởng hoa lợi lợi tức và ngoài
ra còn giúp hạn chế những tranh chấp xảy ra về quyền hưởng hoa lợi lợi tức.
+ Quyền hưởng dụng có thể được xác lập dựa trên quy định của pháp luật, thỏa
thuận của các bên hoặc di chúc. Như vậy ở đây BLDS đã góp phần tạo ra được sự
công bằng giữa các bên và giúp cho các bên có thể hưởng một số lợi ích nhất đinh.
Ví dụ như thừa kế A viết di chúc để lại tài sản cho các con, nhưng muốn vợ 2 của
mình- mẹ kế của các con hưởng tài sản trong khoảng time bà ta còn sống. Như vậy
q.dinh này hoàn toàn phù hợp với pl
Tuy nhiên việc quy định thời hạn quyền hưởng dụng dài vậy thì quyền lợi của chủ
sở hữu có được đảm bảo không trong trường hợp các bên có thỏa thuận về việc
chấm dứt quyền hưởng dụng nhưng bên hưởng udnjg lại k đồng ý. Thiết nghĩ nên
quy định chặt chẽ hơn nữa vấn đề này, nên rút ngắn lại thời gian hưởng quyền
hưởng dụng bởi lẽ nếu như ví dụ trên về thừa kế thì ng mẹ kế này trong trường hợp
này vẫn đc hưởng 2/3 suất của 1 ng thừa kế theo pl.

Quyền bề mặt:
BLDS năm 2015 quy định về quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản theo hướng
tách bạch giữa quan hệ thực tế của người chiếm hữu với tài sản và quan hệ giữa
chủ sở hữu với chủ thể có quyền khác đối với tài sản khi có lợi ích trên cùng một
tài sản
Cơ sở pháp lí: cụ thể hóa nội dung, tinh thần của Hiến Pháp về sở hữu toàn dân, sở
hữu tư nhân: tài sản hợp pháp của cá nhân, pháp nhân k bị quốc hữu hóa.



Cơ sở thực tiễn: chưa tìm đc
Bình luận: Theo quy định tại điều 267 BLDS năm 2015, Quyền bề mặt là quyền
của một chủ thể đối với mặt đất, mặt nước, khoảng không gian trên mặt đất, mặt
nước và lòng đất mà quyền sử dụng đất đó thuộc về chủ thể khác.
Việc ghi nhận quyền bề mặt trong Bộ luật dân sự năm 2015 có tác động tích cực để
các nguồn tài nguyên thiên nhiên, các loại tài sản trong xã hội không bị đóng băng
mà luôn được tham gia lưu thông kinh tế, được sử dụng một cách hiệu quả và tiết
kiệm.
Thứ hai, nó loại bỏ được rủi ro và có thể đem lại lòng tin cho bên có quyền bề mặt
bởi lẽ BLDS cũng q.diinh về quyền bề mặt cx đc bảo vệ: k ai có thể hạn chế
haowjc tước đoạt trái pl quyền bề mặt. Ví dụ, khi một doanh nghiệp muốn đầu tư
sản xuất, kinh doanh ổn định thì thì phải có đất để xây dựng mặt bằng, để có thể có
quyền sử dụng đất thì doanh nghiệp phải đầu tư nguồn vốn rất lớn; Trường hợp xác
lập hợp đồng thuê đất thì thì quan hệ giữa người thuê đất và chủ thể có quyền sử
dụng đất là quan hệ trái quyền, bên cho thuê đất có quyền đơn phương chấm dứt
hợp đồng và bồi thường cho bên thuê để lấy lại đất bất cứ thời điểm nào. Trường
hợp này bên thuê đất phải chấp nhận rủi ro, không mang tính ổn định nên bên thuê
không muốn đầu tư nhiều trên đất. Nhưng nếu doanh nghiệp và chủ thể có quyền
sử dụng đất thỏa thuận xác lập quyền bề mặt thì trong thời hạn thỏa thuận, doanh
nghiệp được toàn quyền như một chủ sở hữu xây dựng công trình trên đất, canh
tác, sử dụng và sở hữu tất cả tài sản tạo ra trên đất, được chuyển nhượng, cho thuê,
mua bán, cầm cố như một chủ sở hữu đích thực. Trường hợp này chủ thể có quyền
sử dụng đất trao toàn bộ quyền bề mặt cho doanh nghiệp và quyền này là vật
quyền, được pháp luật bảo vệ, chủ thể có quyền sử dụng đất không được tự ý đơn
phương chấm dứt quan hệ quyền trên bề mặt trước thời hạn nếu chủ thể quyền bề
mặt không đồng ý. Do đó chủ thể quyền bề mặt ổn định hơn rất nhiều, họ có thể
yên tâm đầu tư trên đất. Với chính sách đó có thể giảm thiểu chi phí rất nhiều cho
doanh nghiệp và khuyến khích đầu tư xã hội trên đất của người khác.
Thứ ba, với quy định này nó sẽ giải quyết những vấn đề phát sinh trong thực tiễn
mà hiện nay chưa có cơ sở pháp lý để giải quyết như xử lý tài sản trên đất trong

trường hợp thu hồi đất khi hết thời hạn thuê đất; tranh chấp trong quản lý, sử dụng
nhà chung cư như phải xử lí tài sản thuộc sở hữu của mình trước khi quyền bề mặt
chấm dứt....


Thứ tư, với việc không phải trả tiền và nó khác với thuê đất, mặt nước. Do đó nó
góp phần thúc đẩy sảm xuất phát triển bởi tâm lí ng Việt là muốn dùng nhưng k
muốn trả tiền, muốn k phải bỏ vốn nhưng vẫn có lợi nhuận. Do vậy q.dinh này
phần nào đc đông đảo ng dân ủng hộ và đồng tình haha cái này t chém
Việc ghi nhận quyền của người không phải là chủ sở hữu đối với tài sản là quyền
bề mặt của Bộ luật Dân sự năm 2015 có vai trò quan trọng trong hoàn thiện thể chế
kinh tế và thúc đẩy giao lưu dân sự trên cơ sở tôn trọng các quy luật thị
trường. Qua đó, bảo đảm tốt hơn cho tài sản là hàng hóa trong giao lưu dân sự
được tối đa hóa giá trị không chỉ bởi chủ sở hữu mà còn bởi cả người không phải là
chủ sở hữu; hạn chế được rủi ro pháp lý, giữ được sự ổn định của các quan hệ dân
sự và các quan hệ khác có liên quan
Hạn chế: tuy nhiên đây là lần đầu tiên được quy định do đó vẫn có trường hợp luật
chuyên ngành: đất đai, bất động sản chưa kịp thay đổi dẫn đến dễ lúng túng khi áp
dụng luật. Biết mỗi thế ae chém hộ
Tác động của quyền bề mặt lên các mặt của đời sống:



×