Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Noi dung giao an dia 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198.8 KB, 18 trang )

A. KHÁI QUÁT NỀN KINH TẾ - XÃ HỘI THẾ GIỚI.
Tiết 1 – Bài 1: SỰ TƯƠNG PHẢN VỀ TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA CÁC
NHÓM NƯỚC. CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HIỆN ĐẠI.
I. Sự phân chia thành các nhóm nước.
- Hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau của thế giới được chia làm 2 nhóm nước: phát triển và
đang phát triển.
- Các nước phát triển có GDP/người cao, FDI nhiều, HDI cao.
- Các nước đang phát triển thì ngược lại.
II. Sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước.
Tiêu chí

Nhóm nước phát triển

Nhóm nước đang phát triển

Tổng GDP
GDP/người
Tỉ trọng GDP theo khu vực
kinh tế
Tuổi thọ trung bình

Lớn
Cao
KV I thấp
KV III cao
Cao

Nhỏ
Thấp
KV I còn cao
KV III thấp


Thấp

HDI
Trình độ phát triển KT - XH

Cao
Cao

Thấp
Lạc hậu

III. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại.
1. Khái niệm.
- Cuộc cách mạng làm xuất hiện & bùng nổ công nghệ cao.
- Bốn công nghệ trụ cột:
+ Công nghệ sinh học + CN vật liệu
+ CN năng lượng
+ CN thông tin.
2. Tác động.
- Làm xuất hiện nhiều ngành mới: điện tử, tin học, kế toán, bảo hiểm…
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ: giảm tỷ trọng KV I, II; tăng KV III.
- Làm xuất hiện nền kinh tế tri thức: nền kinh tế dựa trên tri thức, kỹ thuật, công nghệ cao.
- Tác động khác: thúc đẩy phân công lao động quốc tế, chuyển giao công nghệ...
 xuất hiện xu hướng toàn cầu hoá.
Tiết 2 – Bài 2: XU HƯỚNG TOÀN CẦU HÓA, KHU VỰC HÓA KINH TẾ.
I. Xu hướng toàn cầu hóa kinh tế.
1. Toàn cầu hóa kinh tế.
- Khái niệm: là quá trình liên kết các quốc gia trên thế giới về nhiều mặt (kinh tế, văn hóa, khoa học…)
- Nguyên nhân:
+ Tác động của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ.

+ Nhu cầu phát triển của từng nước.
+ Xuất hiện các vấn đề mang tính toàn cầu đòi hỏi hợp tác quốc tế giải quyết.
- Biểu hiện:
+ Thương mại TG phát triển mạnh.
+ Đầu tư nước ngoài tăng trưởng nhanh.
+ Thị trường tài chính quốc tế mở rộng.
+ Các công ti xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn.
2. Hệ quả của việc toàn cầu hóa kinh tế.
- Tích cực:
+Thúc đẩy sản xuất phát triển và tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
+ Đẩy nhanh đầu tư và khai thác triệt để khoa học công nghệ.
+ Tăng cường sự hợp tác quốc tế.
- Tiêu cực:
+ Làm gia tăng nhanh chóng khoảng cách giàu nghèo trong từng quốc gia và giữa các nước.
II. Xu hướng khu vực hóa kinh tế.
1. Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực.
a. Nguyên nhân hình thành:


- Do sự phát triển không đều và sức ép cạnh tranh trong khu vực và trên thế giới  các quốc gia có
những nét tương đồng hoặc chung mục tiêu, lợi ích phát triển đã liên kết lại với nhau.
b. Một số tổ chức liên kết kinh tế khu vực lớn trên thế giới:
NAFTA, EU, ASEAN, APEC, MERCOSUR
2. Hệ quả của khu vực hóa kinh tế.
- Tích cực:
+ Thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế.
+ Tăng cường tự do hóa thương mại, đầu tư dịch vụ.
+ Thúc đẩy quá trình mở của thị trường từng nước  tạo lập những thị trường khu vực rộng lớn  thúc
đẩy quá trình toàn cầu hóa.
- Tiêu cực:

Đặt ra nhiều vấn đề: tự chủ về kinh tế, quyền lực quốc gia…
Tiết 3 – Bài 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ MANG TÍNH TOÀN CẦU.
I. Dân số.
1. Bùng nổ dân số.
- Dân số thế giới tăng nhanh: 6 477 triệu người (2005).
- Tập trung chủ yếu ở các nước đang phát triển (chiếm 80% dân số thế giới).
- Tỷ suất gia tăng tự nhiên giảm nhanh ở các nước phát triển, giảm chậm ở các nước đang phát triển.
- Dân số tăng nhanh gây sức ép nặng nề đối với tài nguyên thiên nhiên, môi trường, phát triển kinh tế,
chất lượng cuộc sống…
2. Già hóa dân số.
- Biểu hiện: Dân số thế giới có xu hướng già đi.
+ Tỉ lệ trên 15 tuổi ngày càng thấp, tỉ lệ trên 65 tuổi ngày càng cao, tuổi thọ ngày càng tăng.
+ Nhóm nước phát triển có cơ cấu dân số già.
+ Nhóm nước đang phát triển có cơ cấu dân số trẻ.
- Hậu quả:
+ Thiếu lao động.
+ Chi phí phục lợi cho người già lớn.
II. Môi trường.
III. Một số vấn đề khác.
- Vấn đề khủng bố.
- Buôn bán vũ khí.
- Buôn bán ma tuý.
- Xung đột sắc tộc, tôn giáo...
Vấn đề môi
Hiện trạng
Nguyên nhân
Hậu quả
Giải pháp
trường
Biến đổi khí

- Trái Đất nóng - Lượng CO2 tăng
- Băng tan  Mực nước Cắt giảm lượng
hậu toàn cầu
lên
đáng kể trong khí
biển tăng ngập một số CO2, SO2, NO2,
quyển  hiệu ứng
vùng đất thấp.
CH4 trong SX và
nhà kính.
- Ảnh hưởng đến sức
sinh hoạt
- Mưa axít
- Hoạt động công
khỏe sinh hoạt và sản
nghiệp và sinh hoạt. xuất.
Suy giảm tầng - Tầng ô dôn bị Hoạt động công
Ảnh hưởng đến sức khỏe, Cắt giảm lượng
ô dôn
thủng và lỗ
nghiệp và sinh hoạt. mùa màng, sinh vật thủy CFCs trong SX và
thủng ngày
sinh
sinh hoạt
càng lớn
Ô nhiễm biển - Ô nhiễm
- Chất thải công
- Thiếu nguồn nước sạch - Tăng cường xây
và đại dương
nghiêm trọng

nghiệp, nông nghiệp  Ảnh hưởng đến sức
dựng các nhà máy
nguồn nước
và sinh hoạt
khỏe.
xử lí chất thải.
ngọt
- Sự cố đắm tàu, rửa - Anh hưởng đến sinh vật - Đảm bảo an toàn
- Ô nhiễm biển tàu, tràn dầu và đưa thủy sinh
hàng hải.
các chất thải chưa
qua xử lí vào biển.


Suy giảm đa
dạng sinh học

Nhiều loài sinh
vật bị tuyệt
chủng hoặc
đứng trước
nguy cơ tuyệt
chủng.

Khai thác thiên
nhiên quá mức

- Mất đi nhiều loài sinh
vật, nguồn thực phẩm,
nguồn thuốc chữa bệnh,

nguồn nguyên liệu…
- Mất cân bằng sinh thái

- Khai thác hợp lí
tài nguyên thiên
nhiên.
- Bảo vệ các loài
động vật hoang
dã.

Tiết 4 – Bài 4: THỰC HÀNH
TÌM HIỂU NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA TOÀN CẦU HÓA ĐỐI VỚI CÁC NƯỚC
ĐANG PHÁT TRIỂN.
- Nội dung chuẩn kiến thức:
* Tự do hóa thương mại:
+ Cơ hội: mở rộng thị trường  Sản xuất phát triển.
+ Thách thức: thị trường cho các nước phát triển.
* Cách mạng khoa học – công nghệ:
+ Cơ hội: chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ, hình thành và phát triển nền kinh tế tri thức.
+ Thách thức: nguy cơ tụt hậu xa hơn về trình độ phát triển kinh tế.
* Sự áp đặt lối sống, văn hóa của các siêu cường:
+ Cơ hội: tiếp thu các tinh hoa của văn hóa nhân loại.
+ Thách thức: giá trị đạo đức bị tụt lùi, đánh mất bản sắc dân tộc.
* Chuyển giao công nghệ vì lợi nhuận:
+ Cơ hội: tiếp nhận đầu tư, công nghệ, hiện đại hoá cơ sở vật chất, kĩ thuật.
+ Thách thức: trở thành bãi rác thải công nghệ lạc hậu cho các nước phát triển.
* Toàn cầu hoá trong công nghệ:
+ Cơ hội: đi tắt, đón đầu, từ đó có thể đuổi kịp và vượt các nước phát triển.
+ Thách thức: gia tăng nhanh chóng nợ nước ngoài, nguy cơ tụt hậu.
* Chuyển giao mọi thành tựu của nhân loại:

+ Cơ hội: thúc đẩy nền kinh tế phát triển với tốc độ nhanh hơn, hoà nhập nhanh chóng vào nền kinh tế
thế giới
+ Thách thức: sự cạnh tranh trở nên quyết liệt, nguy cơ bị hoà tan.
* Đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ quốc tế :
+ Cơ hội: tận dụng tiềm năng thế mạnh toàn cầu để phát triển kinh tế đất nước.
+ Thách thức: chảy máu chất xám, gia tăng tốc độ cạn kiệt tài nguyên.
Tiết 5 – Bài 5: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA CHÂU LỤC VÀ KHU VỰC
Tiết 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA CHÂU PHI.
I. Một số vấn đề về tự nhiên.
- Khí hậu đặc trưng: khô, nóng
- Cảnh quan chính: hoang mạc, xa van
- Tài nguyên: Bị khai thác mạnh
+ Khoáng sản: cạn kiệt
+ Rừng bị khai thác mạnh  sa mạc hóa
* Biện pháp khắc phục:
- Khai thác hợp lí tài nguyên thiên nhiên
- Tăng cường thủy lợi hóa
* Đánh giá điều kiện tự nhiên:
- Thuận lợi:
- Khó khăn:
+ Ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt và sản xuất của người dân.
+ Tài nguyên bị khai thác cạn kiệt  ảnh hưởng đến môi trường.
II. Một số vấn đề về dân cư – xã hội.
1. Dân cư.
- Dân số đông và tăng nhanh
- Tỷ lệ sinh cao
- Tuổi thọ trung bình thấp
- Trình độ dân trí thấp
2. Xã hội.
- Xung đột sắc tộc



- Tình trạng đói nghèo nặng nề
- Bệnh tật hoành hành, HIV, sốt rét…
- Chỉ số HDI thấp
* Nhiều tổ chức quốc tế giúp đỡ
* Việt Nam: hỗ trợ về giảng dạy, tư vấn kĩ thuật.
III. Một số vấn đề về kinh tế.
- Kinh tế kém phát triển:
+ Tốc độ tăng trưởng GDP thấp
+ Tỉ lệ đóng góp vào GDP toàn cầu thấp (chỉ chiếm 1,9% GDP toàn cầu – 2004)
+ GDP/người thấp
+ Cơ sở hạ tầng lạc hậu
- Nguyên nhân:
+ Bị thực dân thống trị tàn bạo lâu dài
+ Xung đột sắc tộc
+ Khả năng quản lí kém
+ Dân số tăng nhanh
Tiết 6 – Bài 5: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA CHÂU LỤC VÀ KHU VỰC (TT).
Tiết 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA MĨ LA TINH.
I. Một số vấn đề về tự nhiên, dân cư và xã hội.
1. Tự nhiên.
- Khí hậu: xích đạo, cận xích đạo, nhiệt đới, cận nhiệt đới.
- Cảnh quan chính: Rừng xích đạo và nhiệt đới ẩm.
- Đất đai màu mỡ, có nhiều đồng bằng rộng lớn: đồng bằng Amadôn, đồng bằng La Plata...
- Khoáng sản phong phú: quặng kim loại màu, kim loại quí và nhiên liệu.
* Đánh giá điều kiện tự nhiên:
- Thuận lợi:
+ Khí hậu, đất đai thuận lợi để phát triển rừng, chăn nuôi đại gia súc, trồng cây lương thực, cây công
nghiệp và cây ăn quả nhiệt đới.

+ Giàu khoáng sản  nguyên liệu phát triển công nghiệp.
- Khó khăn:
Việc khai thác các tài nguyên chưa mang lại lợi ích cho đại bộ phận dân cư Mĩ Latinh.
2. Dân cư và xã hội.
- Đa số dân cư còn nghèo đói.
- Chênh lệch mức sống trong dân cư còn lớn.
- Cải cách ruộng đất không triệt để.
- Đô thị hóa tự phát.
 Đời sống dân cư gặp nhiều khó khăn.
II. Một số vấn đề về kinh tế.
- Đặc điểm:
+ Kinh tế tăng trưởng không ổn định.
+ Đầu tư nước ngoài giảm mạnh.
+ Nợ nước ngoài cao.
+ Phụ thuộc nhiều vào tư bản nước ngoài.
- Nguyên nhân:
+ Duy trì chế độ phong kiến lâu dài.
+ Các thế lực Thiên chúa giáo cản trở.
+ Đường lối phát triển kinh tế chưa đúng đắn.
- Giải pháp:
+ Củng cố bộ máy nhà nước.
+ Phát triển giáo dục.
+ Quốc hữu hóa 1 số ngành kinh tế .
+ Tiến hành công nghiệp hóa đất nước.
+ Tăng cường và mở rộng buôn bán với nước ngoài.
Tiết 7 – Bài 5: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA CHÂU LỤC VÀ KHU VỰC (TT).
Tiết 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA KHU VỰC TÂY NAM Á VÀ KHU VỰC TRUNG Á.
I. Đặc điểm của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á.



1. Tây Nam Á.
2. Trung Á.
Các đặc điểm nổi bật
Vị trí địa lí

Khu vực Tây Nam Á
Tây Nam châu Á

Khu vực Trung Á
Nằm ở trung tâm lục địa Á – Âu,
không tiếp giáp với đại dương
2
Diện tích lãnh thổ
Khoảng 7 triệu km
5,6 triệu km2
Số quốc gia
20 quốc gia
6 quốc gia (5 quốc gia thuộc Liên
bang Xô Viết và Mông Cổ)
Dân số
Gần 323 triệu người
Hơn 80 triệu người
Ý nghĩa của vị trí địa lí
Tiếp giáp giữa 3 châu lục, án Có vị trí chiến lược quan trọng: tiếp
ngữ kênh đào Xuyê, có vị trí giáp với các cường quốc lớn: Nga,
địa lí chính trị rất quan trọng Trung Quốc, Ấn Độ và khu vực Trung
Á đầy biến động
Nét đặc trưng về điều kiện Khí hậu khô, nóng, nhiều núi, Khí hậu cận nhiệt đới và ôn đới lục
tự nhiên
cao nguyên và hoang mạc

địa, nhiều thảo nguyên và hoang mạc
Tài nguyên thiên nhiên,
Khu vực giàu dầu mỏ, chiếm Nhiều loại khoáng sản, có trữ lượng
khoáng sản
50% trữ lượng dầu mỏ của
dầu mỏ khá lớn
TG
Đặc điểm xã hội nổi bật
- Là các nôi của nền văn
- Chịu nhiều ảnh hưởng của LB Xô
minh nhân loại
viết
- Phần lớn dân cư theo đạo
- Là nơi có con đường tơ lụa đi qua
Hồi
- Phần lớn dân cư theo đạo Hồi
* Đặc điểm chung của 2 khu vực:
- Có vị trí địa lí – chính trị rất chiến lược.
- Khí hậu khô, nóng.
- Giàu có dầu mỏ và các tài nguyên khác.
- Tỷ lệ dân cư theo đạo Hồi cao.
II. Một số vấn đề của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á.
1. Vai trò cung cấp dầu mỏ.
- Trữ lượng dầu mỏ lớn, riêng Tây Nam Á chiếm 50% trữ lượng thế giới.
- Các quốc gia có trữ lượng dầu lớn: Arập Xêút, Iran, Irắc, Côoét, các tiểu vương quốc Arập Thống nhất.
 Có vai trò quan trọng trong việc cung cấp dầu mỏ cho thế giới.
2. Xung đột sắc tộc, xung đột tôn giáo và nạn khủng bố.
a. Nguyên nhân:
- Do tranh chấp quyền lợi: Đất đai, tài nguyên, môi trường sống.
- Do khác biệt về tư tưởng, định kiến về tôn giáo, dân tộc có nguồn gốc từ lịch sử.

- Do các thế lực bên ngoài can thiệp nhằm vụ lợi.
b. Hiện trạng:
- Luôn xảy ra các cuộc chiến tranh, xung đột giữa các quốc gia, giữa các dân tộc, giữa các tôn giáo, giữa
các giáo phái trong Hồi Giáo, nạn khủng bố.
- Hình thành các phong trào li khai, tệ nạn khủng bố ở nhiều quốc gia.
c. Hậu quả:
- Gây mất ổn định ở mỗi quốc gia, trong khu vực và làm ảnh hưởng tới các khu vực khác.
- Đời sống nhân dân bị đe dọa, kinh tế bị hủy hoại và chậm phát triển.
- Ảnh hưởng tới giá dầu và phát triển kinh tế của thế giới.
B. ĐỊA LÍ KHU VỰC VÀ QUỐC GIA.
Tiết 8 – Bài 6: HỢP CHÚNG QUỐC HOA KÌ.
Tiết 1: TỰ NHIÊN VÀ DÂN CƯ.
I. Lãnh thổ và vị trí địa lí.
1. Lãnh thổ.
- Gồm phần rộng lớn ở trung tâm Bắc Mĩ, bán đảo Alaxca và quần đảo Hawai.
- Phần trung tâm:
+ Rộng lớn, cân đối, rộng hơn 8 triệu km2, Đông  Tây: 4.500 km, Bắc  Nam: 2.500 km.
+ Tự nhiên thay đổi từ Bắc xuống Nam, từ ven biển vào nội địa .
2. Vị trí địa lí.
- Nằm ở bán cầu Tây.


- Giữa Đại Tây Dương và Thái Bình Dương
- Giáp Canada và khu vực Mĩ Latinh.
II. Điều kiện tự nhiên.
1. Phần lãnh thổ Hoa Kì nằm ở trung tâm Bắc Mĩ phân hóa thành 3 vùng tự nhiên.
Miền
Tây
Trung tâm
Đông

Vị trí địa lí
Phía Tây dãy Rốcki.
Nằm giữa dãy Apalat và Phía Đông dãy
dãy Rốcki.
Apalat.
Địa hình
Các dãy núi cao trên
- Phía Bắc: gò đồi thấp
- Dãy núi cổ Apalat
2000m, chạy song song,
- Phía Nam: đồng bằng
- Các đồng bằng ven
hướng Bắc Nam xen kẽ các phù sa sông Mi-xi-xi-pi
Đại Tây Dương.
bồn địa và cao nguyên.
Khí hậu
Khí hậu hoang mạc, bán
Ôn đới lục địa ở phía
Ôn đới hải dương và
hoang mạc, khí hậu núi
Bắc, cận nhiệt ở phía
cận nhiệt đới.
cao, ven biển có khí hậu
Nam.
cận nhiệt và ôn đới hải
dương.
Tài nguyên phát - Nhiều kim loại màu:
- Than đá và quặng sắt ở - Than đá, quặng
triển công nghiệp vàng, đồng, chì.
phía Bắc; dầu mỏ, khí đốt sắt.

- Tài nguyên năng lượng
ở phía Nam
- Thủy năng phong
phong phú
phú
Tài nguyên phát - Ven Thái Bình Dương có - Đồng bằng phù sa màu - Đồng bằng phù sa
triển nông nghiệp các đồng bằng ven biển
mỡ.
ven Đại Tây Dương
nhỏ, đất tốt.
diện tích khá lớn,
- Diện tích rừng tương đối
đất phì nhiêu.
lớn.
2. Alaxca và Haoai.
a. Alaxca:
- Là bán đảo rộng lớn nằm ở Tây Bắc của Bắc Mĩ, giàu tài nguyên dầu mỏ và khí tự nhiên.
b. Haoai:
- Nằm ở giữa Thái Bình Dương, có tiềm năng lớn về hải sản và du lịch.
III. Dân cư.
1. Gia tăng dân số.
- Đứng thứ 3 thế giới sau Ấn Độ và Trung Quốc.
- Tăng nhanh, chủ yếu do nhập cư  đem lại nguồn tri thức, vốn, lực lượng lao động lớn.
- Có xu hướng già hóa.
2. Thành phần dân cư.
- Phức tạp: gốc Âu - 83%, Phi - 11%, Á, Mĩ Latinh - 5%, bản địa - 1%  Sự bất bình đẳng giữa các
nhóm dân cư  khó khăn cho sự phát triển kinh tế - xã hội.
3. Phân bố dân cư.
- Phân bố không đều: đông đúc ở vùng Đông Bắc, ven biển và đại dương; thưa thớt ở vùng trung tâm và
vùng núi hiểm trở phía Tây.

- Xu hướng di chuyển từ Đông Bắc chuyển về phía Nam và ven bờ Thái Bình Dương.
- Dân thành thị chiếm 79% (2004). 91,8% dân tập trung ở các thành phố vừa và nhỏ  hạn chế những
mặt tiêu cực của đô thị hóa.
Tiết 9 – Bài 6: HỢP CHÚNG QUỐC HOA KÌ (TT).
Tiết 2: KINH TẾ.
I. Qui mô nền kinh tế.
- Giữ vị trí đứng đầu thế giới từ 1890 đến nay.
- Năm 2004:
+ Tổng GDP: 11 667,5 (chiếm 28,5% GDP thế giới)
+ GDP/người: 39 739 USD
II. Các ngành kinh tế.
1. Dịch vụ.
Năm 2004, dịch vụ chiếm 79,4% tỉ trọng GDP.
a. Ngoại thương:
- Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu năm 2004: 2 344,2 tỉ USD (chiếm 12% thế giới).


- Thường xuyên nhập siêu.
- Năm 2004, nhập siêu 707,2 tỉ USD.
b. Giao thông vận tải:
- Hiện đại nhất thế giới.
- Hàng không: nhiều sân bay nhất thế giới, 30 hãng hàng không; chiếm 1/3 tổng số hành khách trên thế
giới.
- Đường bộ: 6,43 triệu km đường ô tô, 226,6 nghìn km đường sắt.
- Vận tải biển và đường ống: phát triển.
c. Các ngành tài chính, thông tin liên lạc, du lịch.
- Tài chính:
+ Có mặt trên toàn thế giới  nguồn thu lớn, nhiều lợi thế.
+ Năm 2002 có hơn 600.000 tổ chức ngân hang, tài chính, thu hút 7 triệu lao động.
- Thông tin liên lạc:

+ Rất hiện đại, cung cấp cho nhiều nước.
+ Nhiều vệ tinh, thiết lập hệ thống định vị toàn cầu.
- Du lịch:
+ Phát triển mạnh: 1,4 tỉ lượt khách du lịch trong nước, 50 triệu khách nước ngoài (2004)
- Doanh thu năm 2004: 74,5 tỉ USD
2. Công nghiệp.
- Năm 2004, công nghiệp chiếm 19,7% tỉ trọng GDP. Gồm 3 nhóm ngành:
+ Công nghiệp chế biến.
+ Công nghiệp điện lực.
+ Công nghiệp khai khoáng.
- Cơ cấu giá trị sản lượng công nghiệp có sự thay đổi:
+ Giảm: tỉ trọng của các ngành công nghiệp truyền thống.
+ Tăng: tỉ trọng của các ngành công nghiệp hiện đại.
- Phân bố:
+ Trước đây: chủ yếu ở vùng Đông Bắc (luyện kim, chế tạo ô tô, đóng tàu, hóa chất)
+ Hiện nay: mở rộng xuống phía Nam và ven Thái Bình Dương (CN hàng không vũ trụ, cơ khí, điện tử,
viễn thông).
3. Nông nghiệp.
- Đứng đầu thế giới.
- Năm 2004: 105 tỉ USD (chiếm 0,9% GDP)
- Cơ cấu nông nghiệp có sự chuyển dịch: giảm tỉ trọng hoạt động thuần nông và tăng tỉ trọng dịch vụ
nông nghiệp.
- Hình thức tổ chức sản xuất chủ yếu là trang trại.
- Xuất khẩu nông sản lớn nhất thế giới, doanh thu 20 tỉ USD (2004).
Tiết 10 – Bài 6: HỢP CHÚNG QUỐC HOA KÌ (TT).
Tiết 3: THỰC HÀNH: TÌM HIỂU SỰ PHÂN HÓA LÃNH THỔ SẢN XUẤT CỦA HOA KÌ
Gợi ý thông tin phản hồi bảng 1:
Nông sản chính
Cây lương thực
Cây công nghiệp và

Gia súc
Khu vực
cây ăn quả
Phía Đông
Trung
Tâm
Phía Tây

Lúa mì

Đỗ tương, rau quả

Bò thịt, bò sữa

Các bang phía Bắc

Lúa mạch

Của cải đường

Bò, lợn

Các bang ở giữa

Lúa mì và ngô



Các bang phía Nam


Lúa gạo
Lúa mạch

Đỗ tương, bông, thuốc

Nông sản nhiệt đới
Lâm nghiệp, đa canh

Bò, lợn
Chăn nuôi bò, lợn


Thông tin phản hồi bảng 2:
Vùng
Các
Vùng Đông Bắc
Ngành CN chính
Các ngành công
Hóa chất, thực phẩm,
nghiệp truyền thống luệ kim đen, luyện
kim màu, đóng tàu
biển, dệt may, cơ khí.
Các ngành công
Điện tử viễn thông,
nghiệp hiện đại
sản xuất ô tô.

Vùng phía Nam
Đóng tàu biển, cơ
khí, thực phẩm, dệt

may.

Vùng phía Tây
Đóng tàu biển,
luyện kim màu,
cơ khí.

Chế tạo máy bay, chế Điện tử, viễn
tạo tên lửa vũ trụ, hóa thông, chế tạo
dầu, điện tử, viễn
máy bay, sản
thông, sản xuất ô tô.
xuất ô tô.
Tiết 11 – Bài 7: LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU).
Tiết 1: EU – LIÊN MINH KHU VỰC LỚN TRÊN THẾ GIỚI.
I. Quá trình hình thành và phát triển.
1. Sự ra đời và phát triển.
- Số lượng các thành viên tăng liên tục. Năm 1957: 6 thành viên, đến năm 2007 là 27 thành viên.
- EU được mở rộng theo các hứơng khác nhau của không gian địa lý.
- Mức độ liên kết thống nhất ngày càng cao.
2. Mục đích và thể chế.
* Mục đích: xây dựng và phát triển một khu vực tự do lưu thông hàng hóa, dịch vụ, con người, tiền vốn
giữa các nước thành viên và liên minh toàn diện.
* Thể chế:
- Nhiều vấn đề quan trọng về kinh tế, chính trị do các cơ quan đầu não của EU quyết định.
- Các cơ quan đầu não của EU:
+ Hội đồng Châu Âu.
+ Nghị viện châu Âu.
+ Ủy ban liên minh châu Âu.
+ Hội đồng bộ trưởng EU.

+ Tòa án Châu Âu.
+ Cơ quan kiểm toán Châu Âu.
II. Vị thế của EU trong nền kinh tế thế giới.
1. Trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới.
- EU là một trong 3 trung tâm kinh tế lớn nhất trên thế giới.
- Đứng đầu thế giới về GDP: 12 690,5 tỉ USD (2004)
- Chỉ chiếm 7,1% dân số thế giới nhưng chiếm 31% tổng GDP của thế giới và tiêu thụ 19% năng lượng
của thế giới (2004).
2. Tổ chức thương mại hàng đầu thế giới.
- EU đứng đầu thế giới về thương mại:
+ Chiếm 37,7% giá trị xuất khẩu của thế giới.
+ Tỷ trọng trong xuất khẩu thế giới và tỷ trọng xuất khẩu/GDP của EU đều đứng hàng đầu thế giới, vượt
xa Hoa Kỳ và Nhật Bản.
- EU là bạn hàng lớn nhất của các nước đang phát triển.
Tiết 12 – Bài 7: LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU).
Tiết 2: EU – HỢP TÁC, LIÊN KẾT ĐỂ CÙNG PHÁT TRIỂN.
I. Thị trường chung châu Âu.
1. Tự do lưu thông.
- Thị trường chung châu Âu thiết lập ngày 1/1/1993.
- Bốn mặt tự do lưu thông là:
+ Tự do di chuyển
+ Tự do lưu thông dịch vụ
+ Tự do lưu thông hàng hóa
+ Tự do lưu thông tiền vốn
- Ý nghĩa của tự do lưu thông:
+ Xóa bỏ những trở ngại trong phát triển kinh tế.
+ Thực hiện chung một số chính sách thương mại với các nước ngoài liên minh châu Âu.


+ Tăng cường sức mạnh kinh tế và khả năng cạnh tranh của EU đối với các trung tâm kinh tế lớn trên thế

giới.
2. Euro – đồng tiền chung của EU.
- Đồng tiền chung Euro được sử dụng từ năm 1999 đến nay.
- Đến 2004 có 13 nước sử dụng.
- Ý nghĩa:
+ Nâng cao sức cạnh tranh của thị trường nội địa châu Âu.
+ Thủ tiêu rủi ro khi chuyển đổi tiền tệ.
+ Tạo thuận lợi trong việc chuyển giao vốn trong EU.
+ Đơn giản hoá công tác kế toán của các doanh nghiệp đa quốc gia.
II. Hợp tác trong sản xuất và dịch vụ.
Các dự án hợp tác
1. Sản xuất máy bay
E-bớt

Nội dung (sản phẩm)

Các bên tham gia

Sản xuất máy bay Ebớt

Anh, Pháp, Đức

Tận dụng thế mạnh của mỗi
nước, tăng khả năng cạnh
tranh.

Anh, Pháp

Vận chuyển hàng hóa từ
Anh sang châu Âu và ngược

lại rất nhanh chóng, tiện lợi.

Xây dựng đường hầm
2. Đường hầm giao
nối liền Anh với châu
thông dưới biển Măng-sơ
Âu lục địa

Lợi ích

III. Liên kết vùng châu Âu.
1. Khái niệm liên kết vùng châu Âu.
- Khái niệm: là khu vực biên giới của EU mà ở đó các hoạt động hợp tác liên kết về các mặt kinh tế - xã
hội, văn hoá giữa các nước khác nhau được thực hiện và đem lại lợi ích cho các thành viên tham gia.
- Ý nghĩa:
+ Tăng cường liên kết và nhất thể hoá châu Âu.
+ Chính quyền và nhân dân vùng biên giới cùng thực hiện các dự án chung trong văn hoá và giáo dục, an
ninh nhằm tận dụng lợi thế của mỗi nước.
+ Tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị giữa nhân dân các nước ở khu vực biên giới.
2. Liên kết vùng Ma-xơ Rai-nơ.
- Vị trí: khu vực biên giới 3 nước Hà Lan, Đức, Bỉ
- Lợi ích:
+ Có khoảng 30.000 người/ngày đi sang nước láng giềng làm việc.
+ Các trường Đại học tổ chức khóa đào tạo chung.
+ Các con đường xuyên biên giới được xây dựng.
Tiết 14 – Bài 8: LIÊN BANG NGA.
Tiết 1: TỰ NHIÊN, DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI.
I. Vị trí địa lí và lãnh thổ.
- Diện tích: 17 triệu km2, lớn nhất thế giới.
- Lãnh thổ trải dài ở phần lớn Đông Âu và toàn bộ phần Bắc Á, tiếp giáp 14 quốc gia.

 Giao lưu thuận tiện với nhiều nước, thiên nhiên đa dạng, giàu tài nguyên.
II. Điều kiện tự nhiên.
* Địa hình:
Dòng sông Ênitxây chia LB Nga thành hai phần:
- Phần phía Tây:
+ Chủ yếu là đồng bằng, gồm đồng bằng Đông Âu cao, màu mỡ. Đồng bằng Tây Xibia nhiều đầm lầy,
nhiều dầu mỏ, khí đốt.
+ Dãy Uran giàu khoáng sản: than, dầu mỏ, quặng sắt, kim loại màu…
- Phần phía Đông:
Chủ yếu là núi và cao nguyên, giàu tài nguyên khoáng sản, lâm sản.
* Khoáng sản: giàu khoáng sản (than đá, dầu mỏ, vàng, kim cương, sắt, kẽm, thiếc, vônfram,…) trữ
lượng lớn nhất nhì thế giới.
* Rừng: có diện tích đứng đầu thế giới.
* Sông hồ: nhiều sông lớn, có giá trị thủy điện, hồ Baican sâu nhất thế giới.


* Khí hậu: Khí hậu ôn đới lục địa chiếm phần lớn diện tích lãnh thổ, phía Bắc khí hậu hàn đới, phần phía
Nam có khí hậu cận nhiệt.
* Đánh giá điều kiện tự nhiên:
- Thuận lợi: phát triển kinh tế đa ngành.
- Khó khăn:
+ Địa hình núi và cao nguyên chiếm ưu thế.
+ Nhiều vùng có khí hậu băng giá, khô hạn.
+ Khoáng sản phân bố ở những nơi khó khai thác và vận chuyển.
II. Dân cư và xã hội.
1. Dân cư.
- Dân số đông: 143 triệu người (2005), đứng thứ 8 thế giới.
- Dân số ngày càng giảm do tỷ suất sinh giảm, nhiều người ra nước ngoài sinh sống nên thiếu nguồn lao
động.
- Đa dân tộc, 80% dân số là người Nga.

- Dân cư phân bố không đều: tập trung chủ yếu ở phía Tây, 70% dân số sống ở thành phố.
2. Xã hội.
- Nhiều công trình kiến trúc, tác phẩm văn học nghệ thuật, nhiều công trình khoa học lớn có giá trị.
- Đội ngũ khoa học, kỹ sư, kỹ thuật viên lành nghề đông đảo, nhiều chuyên gia giỏi.
- Trình độ học vấn cao.
 Thuận lợi cho LB Nga tiếp thu thành tựu khoa học - kỹ thuật thế giới và thu hút đầu tư nước ngoài.
Bài 8: LIÊN BANG NGA
I. Quá trình phát triển kinh tế.
1. LB Nga đã từng là trụ cột của LB Xô viết.
- Đóng vai trò trụ cột trong việc tạo dựng Liên Xô thành siêu cường.
- Tỉ trọng một số sản phẩm công - nông nghiệp chủ yếu của LB Nga trong Liên Xô cao.
2. Thời kì đầy khó khăn, biến động (thập niên 90 của TK XX).
- Tốc độ tăng trưởng GDP âm, sản lượng các ngành kinh tế giảm.
- Đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.
- Vị trí, vai trò cường quốc suy giảm.
- Tình hình chính trị, xã hội bất ổn.
3. Nền kinh tế đang khôi phục lại vị trí cường quốc.
a. Chiến lược kinh tế mới:
- Đưa nền kinh tế từng bước thoát khỏi khủng hoảng.
- Tiếp tục xây dựng nền kinh tế thị trường.
- Mở rộng ngoại giao, coi trọng Châu Á.
- Nâng cao đời sống nhân dân.
- Khôi phục lại vị trí cường quốc.
b. Những thành tựu đạt được sau năm 2000:
- Sản lượng các ngành kinh tế tăng.
- Tốc độ tăng trưởng cao
- Giá trị xuất siêu ngày càng tăng.
- Thanh toán xong nợ nước ngoài.
- Đời sống nhân dân từng bước được cải thiện.
- Nằm trong 8 nước có nền công nghiệp hàng đầu thế giới (G8).

II. Các ngành kinh tế.
1. Công nghiệp.
- Vai trò: là ngành xương sống của nền kinh tế.
- Cơ cấu:
+ Các ngành CN truyền thống: khai thác dầu khí, điện, than, khai thác kim loại, luyện kim, cơ khí, đóng
tàu biển, sản xuất gỗ,… Khai thác dầu khí là ngành mũi nhọn.


+ Các ngành CN hiện đại: điện tử - tin học, hàng không… là cường quốc công nghiệp vũ trụ, nguyên tử
của thế giới.
- Phân bố: tập trung chủ yếu ở đồng bằng Đông Âu và Tây Xibia, Uran.
2. Nông nghiệp.
- Sản luợng nhiều ngành tăng, đặc biệt lương thực tăng nhanh.
- Các nông sản chính: lúa mì, khoai tây, củ cải đường, hướng dương, rau quả…
3. Dịch vụ.
- Giao thông vận tải: Cơ sở hạ tầng phát triển với đủ loại hình.
- Kinh tế đối ngoại: là ngành quan trọng, LB Nga là nước xuất siêu.
- 2 trung tâm dịch vụ lớn nhất: Matxcơva, Xanh Pêtecpua.
III. Một số vùng kinh tế quan trọng.
IV. Quan hệ Nga – Việt trong bối cảnh quốc tế mới.
- Quan hệ truyền thống ngày càng mở rộng, hợp tác toàn diện trên nhiều lĩnh vực.
- Việt Nam là đối tác chiến lược của LB Nga.
- Hiện nay, kim ngạch buôn bán 2 chiều Nga – Việt đạt 3 tỉ USD.
Tiết 21 – Bài 9: NHẬT BẢN.
Tiết 1: TỰ NHIÊN, DÂN CƯ VÀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ.
I. Điều kiện tự nhiên.
1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ.
- Là quốc đảo, nằm ở Đông Á, dài khoảng 3800 km.
- Gồm 4 đảo lớn và hàng nghìn đảo nhỏ.
* Đánh giá vị trí địa lí của Nhật Bản:

- Thuận lợi:
+ Mở rộng giao lưu với các nước trong khu vực và trên thế giới bằng đường biển
+ Tiền đề phát triển kinh tế biển
- Khó khăn: Nằm trong khu vực có nhiều thiên tai như động đất, sóng thần, núi lửa…
2. Điều kiện tự nhiên.
- Địa hình:
+ Chủ yếu là đồi núi (chiếm > 80% diện tích lãnh thổ).
+ Đồng bằng nhỏ hẹp ven biển.
+ Bờ biển bị chia cắt mạnh tạo nên nhiều vũng, vịnh kín  thuận lợi để xây dựng cảng biển.
- Khí hậu gió mùa có sự phân hóa Bắc – Nam (ôn đới – cận nhiệt đới).
- Sông ngòi: ngắn, dốc.
- Dòng biển: dòng biển nóng lạnh gặp nhau  nhiều ngư trường lớn.
- Khoáng sản: nghèo nàn, chỉ có than đá, đồng.
* Đánh giá điều kiện tự nhiên của Nhật Bản:
- Thuận lợi:
+ Sông có giá trị về thủy điện
+ Nhiều ngư trường với nhiều loại hải sản để phát triển ngành thủy sản
+ Khí hậu phân hóa tạo cơ cấu cây trồng đa dạng
+ Nhiều cảnh quan đẹp phát triển du lịch
+ Bờ biển thuận lợi để xây dựng cảng biển.
- Khó khăn:
+ Thiếu đất canh tác nông nghiệp
+ Thiếu nguyên liệu cho công nghiệp
+ Thiên tai
II. Dân cư.


- Là nước đông dân – 127,7 triệu người (2005) - đứng thứ 8 trên thế giới.
- Tốc độ tăng dân số hàng năm thấp và giảm dần (0,1%, 2005)
- Tỉ lệ người già trong dân cư ngày càng lớn  thiếu nguồn lao động, sức ép lớn đến KT-XH

- Lao động cần cù, tính kỉ luật và tinh thần trách nhiệm cao, coi trọng giáo dục.
III. Tình hình phát triển kinh tế.
1. Giai đoạn 1945 – 1950.
a. Tình hình:
Nền kinh tế bị suy sụp nghiêm trọng.
b. Nguyên nhân:
Là nước bại trận sau chiến tranh.
2. Giai đoạn 1950 – 1973.
a. Tình hình:
- Nhanh chóng khôi phục nền kinh tế và phát triển cao độ (1955 – 1973)
- Tốc độ tăng trưởng cao.
b. Nguyên nhân:
- Chú trọng đầu tư hiện đại hóa công nghiệp, tăng vốn, áp dụng kĩ thuật mới.
- Tập trung cao độ phát triển các ngành then chốt, có trọng điểm theo từng giai đoạn.
- Duy trì cơ cấu kinh tế 2 tầng.
3. Giai đoạn 1973 – 2005.
- 1973 – 1974 và 1979 – 1980 tốc độ giảm (2,6%, 1980) do khủng hoảng dầu mỏ.
- 1986 – 1980 tăng 5,3% do điều chỉnh chiến lược kinh tế.
- Từ năm 1991 tốc độ tăng trưởng chậm lại.
* Hiện nay, Nhật Bản đứng thứ hai thế giới về kinh tế, khoa học – kĩ thuật và tài chính.
Tiết 22 – Bài 9: NHẬT BẢN (TT).
Tiết 2: CÁC NGÀNH KINH TẾ VÀ CÁC VÙNG KINH TẾ.
I. Các ngành kinh tế.
1. Công nghiệp.
- Đứng thứ 2 thế giới, sau Hoa Kì.
- Các sản phẩm công nghiệp nổi tiếng: thiết bị điện tử, người máy, tàu biển, thép, ôtô, vô tuyến truyền
hình, máy ảnh, sản phẩm tơ tằm và tơ sợi tổng hợp, giấy in báo…
- Các ngành chính: Bảng 9.4 SGK.
- Mức độ tập trung công nghiệp cao, nhiều nhất là trên đảo Hônsu.
- Các trung tâm công nghiệp tập trung chủ yếu ở ven biển, đặc biệt là ven bờ Thái Bình Dương.

2. Dịch vụ.
- DV có vai trò quan trọng, chiếm 68% GDP (2004).
- Đứng thứ 4 thế giới về thương mại.
- Các bạn hàng chủ yếu: Hoa Kì, Trung Quốc, EU, các nước Đông Nam Á, Ôxtrâylia…
- Giao thông vận tải biển đứng thứ 3 thế giới với các siêu cảng: Côbê, Iôcôhama, Tôkiô, Ôxaca.
- Ngành tài chính, ngân hàng đứng hàng đầu thế giới.
3. Nông nghiệp.
- Đặc điểm:
+ Nông nghiệp có vai trò thứ yếu, chiếm 1% trong GDP, diện tích nông nghiệp ít, chiếm 14% lãnh thổ.
+ Nền nông nghiệp thâm canh, áp dụng KH – KT, công nghệ hiện đại để tăng năng suất và chất lượng
nông sản.
- Phân loại:
+ Trồng trọt: lúa gạo, chè, thuốc lá, dâu tằm.
+ Chăn nuôi: bò, lợn, gà…


+ Đánh bắt hải sản: cá ngừ, cá thu, tôm, cua…
+ Nuôi trồng thuỷ sản: tôm, sò, ốc, rau câu, trai lấy ngọc…
II. Bốn vùng kinh tế gắn với bốn đảo lớn.
Tiết 23 – Bài 9: NHẬT BẢN (TT).
Tiết 3: THỰC HÀNH: TÌM HIỂU VỀ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI CỦA NHẬT BẢN.
Hoạt động kinh tế đối ngoại
Đặc điểm khái quát
Nhập khẩu

Sản phẩm nông nghiệp, năng lượng, nguyên liệu.

Xuất khẩu

Sản phẩm công nghiệp chế biến.


Cán cân xuất nhập khẩu

Xuất siêu

Các bạn hàng chủ yếu

Hoa Kỳ, EU, các nước NIC ở Châu Á

FDI

Nhất thế giới

ODA

Nhất thế giới

Tác động đến sự phát triển kinh tế Nhật - Thúc đẩy nền kinh tế trong nước phát triển
Bản
mạnh.
- Nâng cao vị thế của Nhật Bản trên trường quốc
tế.
Tiết 24 – Bài 10: CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA (TRUNG QUỐC)
Tiết 1: TỰ NHIÊN, DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI.
* Khái quát chung:
- Diện tích: 9 572,8 nghìn km2
- Dân số: 1 303,7 triệu người.
- Thủ đô: Bắc Kinh.
I. Vị trí địa lí và lãnh thổ.
- Nằm ở phía Đông châu Á, có diện tích lớn thứ 4 thế giới.

- Lãnh thổ trải dài từ 200B – 530B, tiếp giáp với 14 nước, phía Đông giáp biển thông ra Thái Bình Dương.
- Nằm trong khu vực hoạt động kinh tế sôi động của châu Á – Thái Bình Dương.
II. Điều kiện tự nhiên.
Đặc điểm
Miền Đông
Miền Tây
Thấp, chủ yếu là đồng bằng phù sa Cao, các dãy núi lớn, cao nguyên và
châu thổ, màu mỡ: Đông Bắc, Hoa bồn địa: Thiên Sơn, Côn Luân, Nam
Địa hình
Bắc, Hoa Nam, Hoa Trung…
Sơn, Tây Tạng…
Khí hậu

Khí hậu cận nhiệt đới và ôn đới gió Khí hậu lục địa khô hạn và khí hậu
mùa, lượng mưa tương đối lớn.
núi cao.

Sông ngòi

Hạ lưu của các con sông lớn, dồi dào Nơi bắt nguồn của các con sông lớn.
nước.

Khoáng sản

Phong phú: khí đốt, dầu mỏ, than, Phong phú: than, sắt, dầu mỏ, thiếc,
sắt…
đồng…

- Thuận lợi: phát triển nông nghiệp,
đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi, phát

triển thuỷ điện, công nghiệp khai
Đánh giá
khoáng.
- Khó khăn: lũ lụt
III. Dân cư và xã hội.
1. Dân cư.

- Thuận lợi: phát triển lâm nghiệp,
công nghiệp khai khoáng.
- Khó khăn: hạn hán, thiếu nước vào
mùa khô, hình thành hoang mạc.


a. Dân số:
- Trung Quốc chiếm 1/5 dân số thế giới và ngày càng tăng nhanh.
- Có 50 dân tộc, người Hán chiếm 90% dân số cả nước.
- Tỷ suất gia tăng dân số giảm, đạt 0,6% (2005).
 Đánh giá:
- Thuận lợi: nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn.
- Khó khăn: Gánh nặng cho nền kinh tế, thất nghiệp, chất lượng cuộc sống chưa cao, ô nhiễm môi
trường…
 Biện pháp: Kế hoạch hoá gia đình, xuất khẩu lao động…
b. Phân bố dân cư: Dân cư phân bố không đồng đều:
- Dân số tập trung chủ yếu ở nông thôn, chiếm 63%, dân thành thị chiếm 37% dân số nhưng ngày càng
tăng nhanh.
- Dân cư tập trung đông đúc ở miền Đông, thưa thớt ở miền Tây.
 Miền Đông: thiếu việc làm, thiếu chỗ ở, ô nhiễm môi trường…miền Tây thiếu nhân lực.
 Giải pháp: Đầu tư phát triển kinh tế ở miền Tây.
2. Xã hội.
- Phát triển giáo dục: Tỷ lệ người lớn biết chữ từ 15 tuổi trở lên đạt 90% (2005) đội ngũ lao động chất

lượng cao.
- Một quốc gia có nền văn minh lâu đời:
+ Có nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng: cung đình, lâu đài, đền chùa…
+ 4 phát minh quan trọng: la bàn, giấy, kĩ thuật in, thuốc súng.
Thuận lợi phát triển du lịch.
Tiết 25 – Bài 10: TRUNG QUỐC (TT)
Tiết 2: KINH TẾ.
I. Khái quát.
* Giai đoạn 1949 – 1978:
- Chiến lược phát triển: đại nhảy vọt, cách mạng văn hóa, bế quan tỏa cảng.
- Kết quả: Trung Quốc vẫn là nước nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu.
* Giai đoạn 1949 – nay:
- Chiến lược phát triển: hiện đại hóa nền kinh tế (trên 4 lĩnh vực CN, NN, KHKT, quốc phòng).
- Thành tựu:
+ Tốc độ tăng trưởng GDP cao nhất thế giới (8%/năm).
+ 2004 GDP đứng thứ 7 thế giới (1.649,3 tỷ USD).
+ Đời sống nhân dân được cải thiện, thu nhập bình quân tăng lên 5 lần trong 20 năm.
II. Các ngành kinh tế.
Ngành
Công nghiệp
Nông nghiệp
Chiến lược - Thay đổi cơ chế quản lý: các nhà máy được - Giao quyền sử dụng đất cho nông dân.
phát triển
chủ động lập kế hoạch sản xuất và tìm thị - Cải thiện cơ sở hạ tầng: giao thông vận
trường tiêu thụ.
tải, hệ thống thủy lợi.
- Mở cửa, thu hút đầu tư nước ngoài
- Cải thiện giống, đưa kĩ thuật mới vào
- Hiện đại hóa trang thiết bị sản xuất, ứng sản xuất.
dụng thành tựu khoa học công nghệ.

- Miễn thuế nông nghiệp.
- Từ năm 1994, TQ thực hiện chính sách CN
mới, tập trung vào 5 ngành: chế tạo máy, điện
tử, hóa dầu, sản xuất ô tô, xây dựng.
- Phát triển CN nông thôn: CN vật liệu xây
dựng, đồ gốm, sứ, dệt may, sản xuất hàng tiêu
dùng.


Thành tựu

- Cơ cấu ngành CN đa dạng: luyện kim, hóa
chất, điện tử, hóa dầu, sản xuất ô tô.
- Sản lượng nhiều ngành CN đứng đầu thế
giới: than, xi măng, thép, điện, phân đạm.
- Các ngành CN kĩ thuật cao phát triển (đặc
biệt là CN vũ trụ).

- Năng suất cao, 1 số loại có sản lượng
đứng đầu thế giới: lương thực, bông, thịt
lợn.
- Trồng trọt chiếm ưu thế so với chăn
nuôi.
- Nông sản phong phú: lúa mì, ngô, khoai
tây, củ cải đường, lúa gạo, chè, mía…
Sự phân bố - Các trung tâm CN tập trung chủ yếu ở miền - Tập trung chủ yếu ở miền Đông, nông
Đông, nhất là vùng duyên hải.
sản phong phú, đa dạng, miền Tây chủ
- Nguyên nhân: Do ở đây có nhiều điều kiện yếu chăn nuôi cừu, ngựa.
tự nhiên và xã hội thuận lợi.

- Nguyên nhân:
+ Miền Đông: có các đồng bằng châu thổ
màu mỡ, khí hậu đa dạng.
+ Miền Tây: chủ yếu núi cao, sơn
nguyên, bồn địa, khí hậu khắc nghiệt.
III. Mối quan hệ Trung Quốc – Việt Nam.
- TQ – VN mở rộng quan hệ hợp tác trên nhiều lĩnh vực.
- Kim ngạch thương mại song phương tăng nhanh, mặt hàng trao đổi đa dạng.
Tiết 29 – Bài 11: KHU VỰC ĐÔNG NAM Á.
Tiết 1: TỰ NHIÊN, DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI.
 Khái quát chung:
• Diện tích: 4,5 triệu km2
• Dân số: 556,2 triệu người (2005)
I. Tự nhiên.
1. Vị trí địa lí và lãnh thổ.
- Nằm ở phía Đông Nam châu Á, gồm 11 quốc gia.
- Nằm trọn trong khu vực nội chí tuyến.
- Hầu hết các nước đều giáp biển.
- Là cầu nối thông thương hàng hải.
- Tiếp giáp với 2 nền văn minh lớn: Trung Quốc và Ấn Độ.
* Đánh giá vị trí địa lí của Đông Nam Á:
- Thuận lợi:
+ Cầu nối hàng hải quốc tế giữa lục địa Á – Âu và lục địa Úc.
+ Giao lưu, phát triển tổng hợp kinh tế biển.
+ Tạo nên nền văn hóa đa dạng.
+ Phát triển nông – lâm – ngư nghiệp.
- Khó khăn:
+ Các hiện tượng thiên tai thường xuyên xảy ra: bão, lũ lụt, hạn hán, động đất, sóng thần…
+ Bị các cường quốc nhòm ngó.
2. Đặc điểm tự nhiên.

Đông Nam Á lục địa
Đông Nam Á biển đảo
Yếu tố
(Nhóm 1 - 3)
(Nhóm 2 - 4)
Vị trí và phạm vi Nằm trên bán đảo Trung - Ấn, gồm Nằm trên bán đảo Mãlai, gồm Malaixia,
lãnh thổ
VN, Lào, Campuchia, Thái Lan, Inđônêxia, Philippin, Xingapo, Brunây,
Mianma.
Đông Timo.


Địa hình và sông Hướng địa hình chủ yếu là TB – ĐN Nhiều đảo với nhiều núi lửa, đảo hẹp, ít
ngòi
hoặc B – N, nhiều núi, nhiều sông lớn sông lớn nên ít đồng bằng lớn
nên nhiều đồng bằng lớn, phù sa màu
mỡ
Khí hậu
Nhiệt đới ẩm gió mùa
Xích đạo và nhiệt đới ẩm
Tài
nguyên Than đá, dầu mỏ, sắt, thiếc….
khoáng sản

Than đá, dầu mỏ, sắt, thiếc, đồng…

3. Đánh giá điều kiện tự nhiên của Đông Nam Á.
a. Thuận lợi:
- Khí hậu nóng ẩm + đất phù sa màu mỡ  phát triển nông nghiệp nhiệt đới.
- Biển  phát triển ngư nghiệp, du lịch, thương mại, hàng hải.

- Giàu khoáng sản  phát triển CN khai khoáng.
- Tài nguyên rừng phong phú  phát triển lâm nghiệp.
b. Khó khăn:
- Động đất, núi lửa, sóng thần, bão, lũ lụt, hạn hán.
- Rừng, khoáng sản phong phú nhưng hạn chế về tiềm năng khai thác.
II. Dân cư và xã hội.
1. Dân cư.
- Dân số đông.
- Dân số trẻ, số người trong độ tuổi lao động cao.
- Phân bố dân cư không đồng đều.
2. Xã hội.
- Đa dân tộc. Nhiều dân tộc phân bố ở nhiều quốc gia.
- Đa tôn giáo.
- Chịu ảnh hưởng của nhiều nền văn hóa lớn nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc.
Tiết 30 – Bài 11: KHU VỰC ĐÔNG NAM Á.
Tiết 2: KINH TẾ.
I. Cơ cấu kinh tế.
- Cơ cấu kinh tế của khu vực Đông Nam Á đang có sự chuyển dịch heo hướng:
+ GDP khu vực I giảm rõ rệt.
+ GDP khu vực II tăng mạnh.
+ GDP khu vực III tăng ở tất cả các nước.
 Thể hiện sự chuyển đổi từ nền kinh tế thuần nông sang nền kinh tế có công nghiệp và dịch vụ.
- Mỗi nước trong khu vực có tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế khác nhau.
- Việt Nam là quốc gia khá tiêu biểu về sự chuyển dịch cơ cấu GDP vì thể hiện rõ rệt nhất tốc độ chuyển
dịch ở cả ba khu vực.
II. Công nghiệp.
1. Xu hướng chung:
- Tăng cường liên doanh, liên kết với nước ngoài.
- Chuyển giao công nghệ, hiện đại hóa thiết bị, đào tạo tay nghề.
- Chú trọng sản xuất các mặt hàng xuất khẩu.

2. Các ngành được chú trọng:
- Sản xuất và lắp ráp ôtô, xe máy, điện tử (Xingapo, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Thái Lan, Việt Nam…)
- Khai thác dầu khí, than đá, khoáng sản kim loại.
- Sản xuất hàng tiêu dùng (dệt may, giày da, chế biến thực phẩm…)
III. Dịch vụ.
1. Hướng phát triển:


- Phát triển cơ sở hạ tầng cho các khu công nghiệp.
- Xây dựng đường sá, phát triển giao thông.
- Hiện đại hoá mạng lưới thông tin, dịch vụ ngân hàng, tín dụng.
- Tận dụng các ưu thế về tự nhiên, văn hoá để đẩy mạnh phát triển du lịch…
2. Mục đích:
- Phục vụ sản xuất, nhu cầu phát triển con người.
- Thu hút vốn đầu tư, công nghệ, thiết bị hiện đại.
- Phục vụ và nâng cao đời sống nhân dân.
IV. Nông nghiệp.
1. Trồng lúa nước.
- Là cây lương thực truyền thống của khu vực.
- Sản lượng ngày càng tăng  giải quyết được nhu cầu lương thực.
- Việt Nam và Thái Lan là 2 quốc gia xuất khẩu gạo đứng đầu thế giới.
- Phân bố chủ yếu ở Thái Lan, Việt Nam, In-đô-nê-xi-a...
2. Trồng cây công nghiệp.
- Cây trồng đa dạng như: cao su, hồ tiêu, cà phê, cây lấy dầu, lấy sợi...
- Cung cấp: 75% sản lượng cao su, 20% sản lượng cà phê, 46% sản lượng hồ tiêu cho thế giới.
- Phân bố: Việt Nam, Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Phi-lip-pin...
3. Chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thủy, hải sản.
- Chăn nuôi:
+ Chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng đang tăng.
+ Trâu, bò, lợn, gia cầm được nuôi nhiều.

- Đánh bắt, nuôi trồng thuỷ, hải sản: phát triển mạnh.
- Phân bố: Việt Nam, Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Phi-lip-pin...
Tiết 31 – Bài 11: KHU VỰC ĐÔNG NAM Á.
Tiết 3: HIỆP HỘI CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á (ASEAN).
I. Mục tiêu và cơ chế hợp tác của ASEAN.
* Lịch sử hình thành và phát triển:
- Ra đời năm 1967, gồm 5 nước Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippin và Singapore là thành viên sáng
lập.
- Số lượng thành viên ngày càng tăng, đến nay đã có 10 quốc gia thành viên.
1. Các mục tiêu chính của ASEAN.
- Thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục và tiến bộ xã hội của các nước thành viên.
- Xây dựng khu vực hoà bình, ổn định, có nền kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển.
- Giải quyết các mâu thuẫn, bất đồng trong nội bộ và bất đồng, khác biệt giữa nội bộ với bên ngoài.
 Đoàn kế và hợp tác vì một ASEAN hoà bình, ổn định cùng phát triển.
2. Cơ chế hợp tác của ASEAN.
- Thông qua các hội nghị, các diễn đàn, các hoạt động chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá, thể thao…
- Kí kết các hiệp ước hai bên, nhiều bên hoặc các hiệp ước chung.
- Thực hiện các dự án hoặc chương trình phát triển.
- Xây dựng khu vực thương mại tự do…
 đảm bảo thực hiện các mục tiêu của ASEAN.
II. Thành tựu của ASEAN.
1. Kinh tế:
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao.
- Năm 2004:
+ GDP đạt 799.9 tỉ USD


+ Giá trị xuất khẩu 552.5 tỉ USD
+ Giá trị nhập khẩu 492 tỉ USD
 Xuất siêu

2. Xã hội:
- Đời sống nhân dân được nâng cao.
- Hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển theo hướng hiện đại hóa.
- Nhiều đô thị đạt trình độ tiên tiến.
3. Chính trị:
Tạo dựng được môi trường hòa bình, ổn định trong khu vực.
III. Thách thức đối với ASEAN.
1. Trình độ phát triển còn chênh lệch:
- Thực trạng: tăng trưởng không đều, trình độ phát triển chênh lệch  một số nước có nguy cơ tụt hậu.
+ Cao: Xingapo
+ Thấp: Lào, Campuchia, Việt Nam…
- Giải pháp: tăng cường các dự án chương trình phát triển cho các nước có tốc độ phát triển kinh tế chậm
hơn.
2. Vẫn còn tình trạng đói nghèo:
- Thực trạng: vẫn còn 1 bộ phận dân cư có thu nhập thấp, sống dưới mức nghèo đói  lực cản cho sự
phát triển kinh tế, mất ổn định xã hội.
- Giải pháp: chính sách xóa đói, giảm nghèo.
3. Các vấn đề xã hội khác:
- Các vấn đề nan giải: tôn giáo, sự hòa hợp dân tộc, dịch bệnh, sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ
môi trường chưa hợp lí, thất nghiệp…
- Giải pháp:
+ Tăng cường hợp tác về chống bạo loạn, khủng bố.
+ Nguyên tắc hợp tác nhưng không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
+ Về cơ bản vẫn phải giải quyết tận gốc vấn đề bất bình đẳng xã hội và nâng cao đời sống nhân dân.
IV. Việt Nam trong quá trình hội nhập ASEAN.
1. Tham gia của Việt Nam.
- Về kinh tế, giao dịch thương mại của Việt Nam trong khối đạt 30 %.
- Tham gia hầu hết các hoạt động về văn hóa, giáo dục, khoa học – công nghệ, trật tự - an toàn xã hội…
- Vị trí của Việt Nam ngày càng được nâng cao.
2. Cơ hội và thách thức.

- Cơ hội: xuất khẩu được hàng hóa trên thị trường rộng lớn.
- Thách thức: phải cạnh tranh với các thương hiệu có tên tuổi, uy tín hơn, các sản phẩm có công nghệ cao
hơn.
- Giải pháp: đón đầu đầu tư và áp dụng các công nghệ tiên tiến để tăng sức cạnh tranh của sản phẩm hàng
hoá.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×