Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

TIỂU LUẬN tư TƯỞNG của lê NIN về vấn đê tôn GIÁO TRONG tác PHẨM về THÁI độ của ĐẢNG CÔNG NHÂN đối với tôn GIÁO, ý NGHĨA TRONG GIẢI QUYẾT vấn đề tôn GIÁO ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.24 KB, 13 trang )

1

MỘT SỐ TƯ TƯỞNG CƠ BẢN CỦA LÊNIN VỀ VẤN ĐỀ TÔN GIÁO
TRONG TÁC PHẨM “VỀ THÁI ĐỘ CỦA ĐẢNG CÔNG NHÂN ĐỐI VỚI
TÔN GIÁO”. Ý NGHĨA CỦA NÓ VỚI VIỆC GIẢI QUYẾT
VẤN ĐỀ TÔN GIÁO Ở NƯỚC TA HIỆN NAY.
Tác phẩm “Về thái độ của Đảng công nhân đối với tôn giáo” được Lê nin
viết và đăng trên báo “Người vô sản” ngày 13 (26) tháng Năm 1909. Đó là thời
kỳ mà sau khi chính phủ Nga hoàng đàn áp đẫm máu cuộc cách mạng 1905 –
1907 đã thiết lập ở Nga một chế độ khủng bố tàn bạo. Các thế lực cơ hội phản
động đã ngự trị trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Nhận định về xã hội
Nga thời kì này, Lê nin viết: “Có tình trạng thoái trí, mất tinh thần, phân liệt, chạy
dài, từ bỏ lập trường, nói chuyện dâm bôn chứ không phải chính trị nữa. Xu
hướng ngày càng ngả về triết học duy tâm; chủ nghĩa thần bí dùng để che đậy tinh
thần phản cách mạng”1. Sự biện hộ về phương diện tư tưởng cho thế lực phản
cách mạng, sự phục hồi tư tưởng thần bí tôn giáo đều đã in dấu trong khoa học,
văn học, nghệ thuật. Chiếm địa vị thống trị trong triết học là những hình thức chủ
nghĩa duy tâm phản động. Trong giới tư sản, đặc biệt là trong thế giới trí thức lan
chuyền rộng rãi “ thuyết tìm thần”. Đó là một trào lưu triết học tôn giáo phản
động. Những đại biểu của trào lưu ấy cho rằng: nhân dân Nga “đã mất chúa” và
nhiệm vụ là phải “tìm lại” chúa.
Bên cạnh trào lưu “tìm thần” là trào lưu “tạo thần”. Những người theo
trào lưu “tạo thần” đứng đầu là Lunatsácxki đã mưu toan biến chủ nghĩa xã hội
thành một tôn giáo mới. Họ cho rằng, nếu mang hình thức tôn giáo thì chủ nghĩa
xã hội sẽ “Gần gũi và dễ hiểu hơn” đối với nhân dân Nga. Như vậy, lúc này tôn
giáo trở thành một vấn đề lớn ở nước Nga, ảnh hưởng trực tiếp đến phong trào
công nhân và việc tập hợp lực lượng chuẩn bị cho cách mạng. Lê nin nhận xét:
“Một điều không thể nghi ngờ được là hiện nay, sự quan tâm đối với mọi cái có
liên quan đến tôn giáo đã lan tới những giới rộng rãi trong “xã hội” và đã ăn sâu
1


V.I.Lênin. Toàn tập. Tập 41. NXB Tiến bộ. Matxcơva. 1979. Tr.11-12.


2

vào các giới trí thức gần gũi với phong trào công nhân, cũng như vào một vài bộ
phận trong công nhân”2 .
Tình hình cách mạng Nga lúc đó đòi hỏi phải được giải quyết về một lý
luật những vấn đề hết sức cấp bách liên quan đến tôn giáo, như: nguồn gốc, bản
chất xã hội của tôn giáo; thái độ của Đảng Bôn-Sê-Vích với tôn giáo, con đường
khắc phục những ảnh hưởng của tôn giáo ra khỏi đời sống xã hội... Đáp ứng yêu
cầu đó của cách mạng, Lênin đã viết nhiều tác phẩm, đề cập đến những khía cạnh
khác nhau của vấn đề tôn giáo, trong đó có tác phẩm “Về thái độ của Đảng công
nhân đối với tôn giáo”. Đây là tác phẩm ngắn, viết dưới dạng một bài báo nhưng
hàm chứa những nội dung lý luận khoa học hết sức sâu sắc xung quanh vấn đề tôn
giáo. Nó không chỉ có ý nghĩa thiết thực đối với cách mạng Nga lúc đó mà còn là
những chỉ dẫn hết sức khoa học đối với các đảng cộng sản, các nhà nước xã hội
chủ nghĩa trong việc giải quyết các vấn đề tôn giáo hiện nay.
Trong tác phẩm, Lê nin đã tập trung làm sáng tỏ những nội dung cơ bản
sau:
Một là: Về nguồn gốc xã hội của tôn giáo.
Trước Mác, người có công lớn nhất trong việc vạch ra nguồn gốc, bản
chất của tôn giáo là Phoiơbắc, với luận điểm nổi tiếng: con người sáng tạo ra tôn
giáo, chứ tôn giáo không sáng tạo ra con người: Con người sáng tạo ra thượng đế
theo hình ảnh của mình; “Tư tưởng và dụng ý của con người như thế nào thì chúa
của con người như thế”; “Thánh thần của con người có trong tinh thần và trái tim
của anh ta”... Tóm lại, tôn giáo là bản chất của con người đã bị tha hoá. Những
quan niệm đó của Phoiơbắc đã vạch ra được nguồn gốc tâm lý của con người đối
với tôn giáo. Tuy nhiên những quan niệm ấy chưa đề cập đến những cơ sở kinh tế
– xã hội của vấn đề.

Vượt lên trên bậc tiền bối của mình, Mác và Ăngghen đã nhìn thấy nguồn
gốc xã hội của tôn giáo và coi đây là nguồn gốc chủ yếu làm nảy sinh và tồn tại
của tôn giáo. Theo Mác và Ăngghen, nguồn gốc chủ yếu làm nảy sinh và tồn tại
2

V.I.Lênin. Toàn tập. Tập 17. NXB Tiến bộ. Matxcơva. 1979. Tr.510.


3

của tôn giáo là sự bế tắc, sự túng quẫn, cùng cực của những người lao động bị áp
bức, bóc lột trong xã hội có giai cấp. Mác viết: “Sự nghèo nàn của tôn giáo vừa là
biểu hiện của sự nghèo nàn hiện thực ấy. Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh
bị áp bức, là trái tim của thế giới không có trái tim”3.
Kế thừa và vận dụng sáng tạo tư tưởng của Mác và Ăngghen, Lê nin đã
vạch ra một cách hết sức sâu sắc nguồn gốc kinh tế – xã hội của tôn giáo trong
thời đại tư bản chủ nghĩa.
Trước hết, Lê nin phê phán quan điểm của những người tiên tiến trong
giai cấp tư sản, những người cấp tiến và những người duy vật trong giai cấp tư
sản cho rằng nguồn gốc của tôn giáo là do tình trạng ngu dốt của nhân dân. Lê nin
cho rằng quan điểm đó không đúng, không triệt để. Ông khẳng định: “Đó là quan
điểm văn hoá chủ nghĩa nông cạn, chật hẹp kiểu tư sản. Một quan điểm như thế
không giải thích được khá sâu sắc nguồn gốc của tôn giáo, không giải thích theo
quan điểm duy vật mà là theo quan điểm duy tâm” 4. Với luận điểm đó, ta thấy Lê
nin không phủ nhận nguồn gốc nhận thức của tôn giáo, tức là sự ngu dốt của nhân
dân. Nhưng theo ông, nếu tuyệt đối hoá nguồn gốc nhận thức và cho đó là nguyên
nhân duy nhất cho sự nảy sinh và tồn tại của tôn giáo thì đó là quan điểm nông
cạn, duy tâm và không thể vạch ra được nguồn gốc chủ yếu, đích thực của tôn
giáo. Và theo Lê nin, cách giải thích đó là cách giải thích của giai cấp tư sản, cách
giải thích đó chỉ vì lợi ích của giai cấp tư sản. Ông khẳng định: “Trong các nước

tư bản chủ nghĩa hiện nay, những nguồn gốc ấy của tôn giáo chủ yếu là những
nguồn gốc xã hội”5. Lê nin cho rằng chính sự áp bức bóc lột hết sức tàn bạo, dã
man, vô liêm sỉ của giai cấp tư sản đã đẩy giai cấp công nhân và nhân dân lao
động đến chỗ bần cùng, túng quẫn, đau thương và bế tắc. Chính điều đó đã dẫn
quần chúng đến với tôn giáo. Tôn giáo trong xã hội tư bản chủ nghĩa thực sự là
“tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức”. Ông viết: ‘”Sự áp bức đối với quần
chúng lao động về mặt xã hội, tình trạng có vẻ hoàn toàn bất lực của họ trước các
C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập. NXB CTQG. Hà Nội. 1995. Tr. 570.
V.I.Lênin. Sđd. Tr. 515.
5 V.I.Lênin. Sđd. Tr. 515.
3
4


4

thế lực mù quáng tư bản đang hàng ngày hàng giờ gây ra cho những người lao
động bình thường, những nỗi thống khổ cực kỳ ghê gớm, những sự đau thương
thật là khủng khiếp, nhiều gấp nghìn lần so với những biến cố phi thường như
chiến tranh, động đất... - đó là những nguồn gốc sâu xa nhất hiện nay của tôn
giáo”6. Ông còn chỉ rõ: “Sự sợ hãi đã tạo ra thần linh” sợ hãi trước thế lực mù
quáng của tư bản... – là thế lực bất cứ lúc nào trong đời sống của người vô sản và
người tiểu chủ, cũng đe doạ đem lại cho họ và đang đem lại cho họ sự phá sản
“đột ngột”, “bất ngờ”, “ngẫu nhiên”, làm cho họ phải diệt vong, biến họ thành
một người ăn xin, một kẻ bần cùng, một gái điếm, và dồn họ vào cảnh chết đói,
đó chính là nguồn gốc sâu xa của tôn giáo hiện đại”7. Lê nin cho rằng chính sự bất
lực, bế tắc, cùng quẫn của giai cấp bị áp bức bóc lột tất đẻ ra lòng tin vào cuộc đời
tốt đẹp ở thế giới bên kia. Vì thế tôn giáo được ví như thuốc phiện, là thứ “rượu
tinh thần” xoa dịu nỗi đau khổ và bù đắp niềm tin nơi trần thế cho quần chúng bị
áp bức bóc lột. Tôn giáo là hạnh phúc ảo tưởng, là những bông hoa giả trang điểm

cho những xiềng xích trên cổ người lao động.
Như vậy, trên cơ sở kế thừa những tư tưởng của Mác và Ăngghen, và trên
cơ sở phân tích sự bần cùng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động dưới
ách áp bức bóc lột tư bản, Lê nin đã một lần nữa khẳng định nguồn gốc kinh tế –
xã hội của tôn giáo. Lê nin không coi đó là nguồn gốc duy nhất, nhưng ông khẳng
định đó là cội rễ “chủ yếu” và “sâu xa” của tôn giáo trong xã hội tư bản hiện đại.
Sự phân tích và khẳng định đó của Lê nin có ý nghĩa to lớn trong việc bảo vệ,
phát triển quan điểm của Mác và Ăngghen, đấu tranh chống các quan điểm sai trái
xung quanh vấn đề tôn giáo, đồng thời có tác dụng giác ngộ, tập hợp quần chúng
vào cuộc đấu tranh chống lại giai cấp tư sản.
Hai là: Về thái độ của đảng công nhân đối với tôn giáo.
Trong tác phẩm, Lê nin đã khẳng định rõ thái độ của Đảng công nhân là
đối địch với tôn giáo; là chủ trương đấu tranh tiến tới loại trừ và xoá bỏ ảnh
hưởng của tôn giáo trong đời sống xã hội. Thái độ ấy được Lê nin lý giải trên hai
6
7

V.I.Lênin. Sđd. Tr. 515 – 516.
V.I.Lênin. Sđd. Tr. 515 – 516.


5

cơ sở: Thứ nhất, Lê nin chỉ ra rằng luận điểm của Mác “tôn giáo là thuốc phiện
đối với nhân dân” là hòn đá tảng của toàn bộ thế giới quan Mác-xít về vấn đề tôn
giáo. Do đó, việc giải phóng giai cấp, giải phóng nhân loại tất yếu phải giải phóng
họ khỏi thứ “thuốc phiện” độc hại đó, phải loại trừ tôn giáo khỏi đời sống tinh
thần của con người. Thứ hai, Lê nin chỉ ra rằng “Đảng dân chủ – xã hội xây dựng
toàn bộ quan điểm của mình trên cơ sở chủ nghĩa xã hội khoa học, nghĩa là trên
cơ sở chủ nghĩa Mác... cơ sở triết học của chủ nghĩa Mác là chủ nghĩa duy vật

biện chứng... tức là chủ nghĩa duy vật tuyệt đối vô thần, kiên quyết thù địch với
mọi tôn giáo”8. Luận điểm này của Lê nin đã làm nổi bật thái độ của đảng công
nhân đối với tôn giáo. Theo đó, đảng công nhân không chỉ đối lập với tôn giáo về
mặt thế giới thế giới quan mà đối lập cả về thái độ quan điểm chính trị. Đảng
công nhân chủ trương giải phóng giai cấp, giải phóng nhân loại đem hạnh phúc
thực sự đến cho con người, còn tôn giáo chủ trương ru ngủ quần chúng trong thứ
“thuốc phiện” độc hại, trong hạnh phúc ảo tưởng, đem đến cho loài người những
“bông hoa giả”, “trang điểm” trên xiềng xích của họ. Vì vậy, Lê nin đã khẳng
định lại quan điểm của chủ nghĩa Mác là “bao giờ cũng coi tôn giáo và các giáo
hội, tất cả các tổ chức tôn giáo hiện có, đều là những cơ quan của thế lực phản
động tư sản, dùng để bảo vệ chế độ bóc lột và đầu độc giai cấp công nhân”9.
Vì vậy, Lê nin kịch liệt phê phán thái độ nửa vời, cải lương trong đấu
tranh chống tôn giáo. Ông nhấn mạnh rằng Ăngghen đã “công kích nhà duy vật
và vô thần Đuyrinh là đã thiếu cương quyết giữ vững lập trường tư tưởng chủ
nghĩa duy vật của mình, đã để lại kẽ hở cho tôn giáo và triết học tôn giáo” 10. Đồng
thời Lê nin cũng đấu tranh quyết liệt với “thuyết tạo thần” theo kiểu Phoiơbắc hay
theo kiểu của Lunatsácxki. Ở đây, Lê nin cũng nhấn mạnh rằng Ăngghen đã trách
cứ Phoiơbắc “là đã đấu tranh với tôn giáo không phải nhằm mục đích tiêu diệt nó,
mà là nhằm nhào nặn nó lại, chế tạo ra một thứ tôn giáo mới, “cao thượng”. 11 Lê
V.I.Lênin. Sđd. Tr. 510–511.
V.I.Lênin. Sđd. Tr. 510–511.
10 V.I.Lênin. Sđd. Tr. 510–511.
11 V.I.Lênin. Sđd. Tr. 510–511.
8
9


6

nin cũng coi khẳng định của Lunatsácxki “Chủ nghĩa xã hội là một tôn giáo” là

một hình thức quá độ từ chủ nghĩa xã hội sang tôn giáo; và là sự tuyên truyền cho
“Chủ nghĩa tạo thần”.
Tóm lại, theo Lê nin: “Người Mác-xít phải là người duy vật, nghĩa là kẻ
thù của tôn giáo”. Nhiệm vụ của đảng công nhân là giáo dục, tổ chức quần chúng
đấu tranh chống lại mọi tôn giáo, giải phóng họ khỏi những thiên kiến tôn giáo
độc hại.
Là kẻ thù của tôn giáo, nhưng theo Lê nin những người Mác-xít không
được “tuyên chiến” với tôn giáo. Đây là bài học được Mác - Ăngghen và Lê nin
rút ra từ cuộc đấu tranh chống tôn giáo trong phong trào xã hội chủ nghĩa. Lê nin
phê phán những kẻ ba hoa, “tả khuynh”, “cách mạng hơn” muốn thay thế việc
tuyên truyền, giáo dục chủ nghĩa vô thần, chống tôn giáo một cách có hệ thống
bằng những biện pháp hành chính nhằm chống lại nhà thờ và các tín đồ. Lê nin đã
nhắc lại lời của Ăngghen “coi lời tuyên chiến ầm ĩ của họ với tôn giáo là dại
dột”12 và rằng: “tuyên chiến như thế là một phương pháp tốt nhất làm kích động
thêm sự quan tâm của người ta đối với tôn giáo, và làm cho tôn giáo đi đến chỗ
tiêu vong thực sự một cách khó khăn hơn”13.
Mặt khác, Lê nin cũng công kích kịch liệt những sự xuyên tạc của bọn cơ
hội đối với các nguyên tắc của học thuyết vô thần của giai cấp vô sản, khi bọn
chúng đem thay thế luận điểm của Mác cho rằng: “Tôn giáo là một việc tư nhân”
đối với nhà nước (theo nghĩa nhà nước không được dính đến tôn giáo, các đoàn
thể tôn giáo không được dính đến nhà nước, bất kỳ ai cũng được hoàn toàn tự do
theo tôn giáo mình thích...) bằng những lời lẽ xét lại nói rằng tôn giáo là công
việc riêng đối với từng đảng viên cũng như với toàn đảng nói chung. Một lập
trường như vậy sẽ dẫn tới chỗ điều hoà với tôn giáo và nhà thờ, điều này hoàn
toàn mâu thuẫn với thế giới quan Mác-xít. Và ông khẳng định lại quan điểm của
đảng công nhân đối với tôn giáo bằng việc dẫn lại lời của Ăngghen rằng: Đảng
dân chủ – xã hội coi tôn giáo là việc của tư nhân đối với nhà nước, chứ không
12
13


V.I.Lênin. Sđd. Tr. 510–511.
V.I.Lênin. Sđd. Tr 511-520.


7

phải đối với bản thân đảng dân chủ – xã hội, không phải đối với chủ nghĩa Mác,
đối với Đảng công nhân. Điều đó hoàn toàn hợp logic vì đảng công nhân có mục
tiêu cao cả là giải phóng loài người một cách triệt để, trả lại giá trị chân chính cho
con người, tất nhiên đảng ấy phải xua tan “đám mây mù” tôn giáo, giải thoát con
người không chỉ khỏi ách áp bức vật chất mà cả vòng nô lệ tinh thần.
Vấn đề thái độ của Đảng công nhân đối với tôn giáo còn được Lê nin thể
hiện trong vấn đề kết nạp đảng viên của Đảng. Theo Lê nin thì Đảng “không
những phải sẵn sàng kết nạp, mà còn cố gắng để thu hút vào trong đảng dân chủ –
xã hội tất cả những công nhân nào còn tin ở thượng đế; chúng ta nhất định phản
đối bất cứ một sự xúc phạm nhỏ nào đến những tín ngưỡng tôn giáo của họ”14.
Theo ý kiến của Lê nin, thậm chí Đảng công nhân có thể kết nạp cả các
linh mục vào trong Đảng nếu những linh mục đó đi cùng đường với Đảng, tận
tâm làm tròn nhiệm vụ của mình trong Đảng và không chống lại cương lĩnh của
Đảng. Nhưng Lê nin cũng dạy rằng “Chúng ta thu hút họ để giáo dục họ theo tinh
thần cương lĩnh của chúng ta, chứ không phải để họ tích cực chống lại cương lĩnh
ấy”15. Phải đưa ra khỏi đảng những phần tử chống lại cương lĩnh của đảng và
tuyên truyền cho tôn giáo. Ông viết “Chúng ta không bắt buộc cứ phải nắm tay
cùng đi với những kẻ tuyên truyền tích cực cho những quan điểm mà đa số trong
Đảng đã bác bỏ”16.
Tóm lại, theo quan điểm của Lê nin thì đảng của giai cấp công nhân là
“đối địch”, là “kẻ thù” của tôn giáo, vì đảng ấy là đảng theo chủ nghĩa vô thần
triệt để, đảng ấy chủ trương giải phóng loài người khỏi vòng nô lệ về cuộc sống
vật chất và sự đầu độc trong đời sống tinh thần. Tuy nhiên, thái độ ấy phải được
thực hiện bằng những chiến lược, sách lược, bằng con đường đúng đắn. Mọi biểu

hiện “tả khuynh” hay “hữu khuynh” đều không thể xoá bỏ được tôn giáo mà còn
làm cho tôn giáo khó đi đến chỗ tiêu vong hơn. Đây là một thái độ hết sức đúng
đắn được rút ra từ thực tiễn đấu tranh chống tôn giáo trong lịch sử và từ việc vận
V.I.Lênin. Sđd. Tr 511-520.
V.I.Lênin. Sđd. Tr.520.
16 V.I.Lênin. Sđd. Tr.520.
14

15


8

dụng sáng tạo thế giới quan duy vật biện chứng vào xem xét đời sống tôn giáo,
chỉ ra nguồn gốc thực sự của tôn giáo và phương pháp đấu tranh để loại trừ nguồn
gốc ấy.
Ba là, Lênin nêu lên sách lược của Đảng công nhân trong cuộc đấu
tranh chống tôn giáo.
Trên cơ sở phân tích một cách hết sức khoa học nguồn gốc của tôn giáo,
Lê nin cho rằng không thể xoá bỏ tôn giáo bằng những lời lẽ tuyên chiến ầm ĩ,
bằng những biện pháp cấm đoán, hay bằng những biện pháp đàn áp tôn giáo. Làm
như vậy là chỉ làm lợi cho tôn giáo, đưa tôn giáo đến chỗ khó tiêu vong hơn. Lê
nin cũng chỉ ra rằng không thể bằng tuyên truyền giáo dục một cách thuần tuý chủ
nghĩa vô thần mà giải thoát được cho quần chúng khỏi những thiên kiến tôn giáo
độc hại. Ông viết “Không một quyển sách tuyên truyền nào sẽ tẩy trừ được tôn
giáo trong đám quần chúng bị nhà tù tư bản làm cho đần đồn, bị lệ thuộc vào
những thế lực mù quáng tư bản, chừng nào đám quần chúng ấy vẫn còn chưa học
tập, đấu tranh một cách đoàn kết, nhất trí, có tổ chức, có kế hoạch và có ý thức
chống các nguồn gốc ấy của tôn giáo, chống sự thống trị của tư bản dưới tất cả
mọi hình thức của nó”17.Điều ấy có nghĩa là cuộc đấu tranh chống tôn giáo cũng

như mọi hoạt động nhằm giáo dục chủ nghĩa vô thần chỉ có giá trị thật sự khi nó
gắn với cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản nhằm xoá bỏ xã hội hiện tồn –
xã hội đã làm cho con người bị tha hoá và đẩy họ đến với tôn giáo; xây dựng một
xã hội mới tốt đẹp, đem lại hạnh phúc thật sự trong cuộc sống trần tục cho quần
chúng lao động.
Không phủ nhận vai trò của việc tuyên truyền giáo dục chủ nghĩa vô thần,
chống tôn giáo nhưng Lê nin cho rằng chỉ có lôi kéo quần chúng vào cuộc đấu
tranh giai cấp thì cuộc đấu tranh chống tôn giáo mới thực sự có hiệu quả. Ông viết
“Cuộc đấu tranh giai cấp ấy sẽ đưa những công nhân theo đạo thiên chúa đến với
Đảng dân chủ - xã hội và với chủ nghĩa vô thần, dẫn đến một cách trăm lần có
hiệu quả hơn là chỉ tuyên truyền về chủ nghĩa vô thần” 18. Như vậy, điều quan
17
18

V.I.Lênin. Sđd. Tr.516.
V.I.Lênin. Sđd. Tr.517-518.


9

trọng nhất trong đấu tranh chống tôn giáo không phải là tuyên truyền chống lại nó
mà là vấn đề đoàn kết, tập hợp quần chúng công nhân trong cuộc đấu tranh giai
cấp chống ách tư bản. Theo Lê nin, công tác tuyên truyền của Đảng dân chủ - xã
hội về chủ nghĩa vô thần phải phục vụ việc phát triển cuộc đấu tranh giai cấp của
quần chúng bị bóc lột chống lại bọn bóc lột. Như vậy, đấu tranh chống tôn giáo
gắn liền với đấu tranh cho chủ nghĩa xã hội, vì thắng lợi của chủ nghĩa xã hội. Và
chỉ có thắng lợi của chủ nghĩa xã hội thì cuộc đấu tranh chống tôn giáo mới đạt
được hiệu qủa trên thực tế.
Lê nin cũng yêu cầu những người Mác-xít phải phân biệt rõ cuộc đấu
tranh chống tôn giáo ở các nước phương Tây “như Đức, Pháp” của giai cấp tư sản

với cuộc đấu tranh chống tôn giáo của Đảng dân chủ - xã hội. Theo Lê nin, cuộc
đấu tranh của giai cấp tư sản chống chủ nghĩa tăng lữ là một thủ đoạn để đánh lạc
hướng quần chúng công nhân làm cho họ khỏi chủ ý đến chủ nghĩa xã hội. Còn
cuộc đấu tranh của Đảng dân chủ xã hội chống tôn giáo là phục vụ cho cuộc đấu
tranh đảm bảo sự thắng lợi của chủ nghĩa xã hội.
Theo Lê nin, để có thái độ và sách lược đấu tranh chống tôn giáo đúng
đắn, cần giải quyết một số vấn đề về nhận thức: Một là, nhận rõ tính chất độc hại,
phản tiến bộ, phản văn hoá của tôn giáo “tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân”;
Hai là, vạch rõ vai trò giai cấp của giáo hội và tăng lữ với chính phủ, qua đó vạch
trần tính chất phản động của giáo hội; Ba là, cần phải giải thích rõ ràng luận điểm
“tuyên bố tôn giáo là một việc của tư nhân” nhằm chống lại sự xuyên tạc của bọn
cơ hội và tránh sự hiểu lầm trong đảng viên của Đảng dân chủ - xã hội.
Về phương pháp luận chung nhất trong cuộc đấu tranh chống tôn giáo, Lê
nin yêu cầu những người Mác-xít phải đứng trên lập trường duy vật biện chứng,
phải có quan điểm lịch sử cụ thể, phải có hình thức và phương pháp đấu tranh
sáng tạo. Ông viết “Người Mác-xít phải là người duy vật, nghĩa là kẻ thù của tôn
giáo, nhưng phải là người duy vật biện chứng, nghĩa là đặt vấn đề đấu tranh
chống tôn giáo không phải một cách trừu tượng... lúc nào cũng giống lúc nào, mà
phải đặt vấn đề một cách cụ thể, căn cứ vào thực tế cuộc đấu tranh giai cấp đang


10

diễn ra và có tác dụng giáo dục quần chúng nhiều hơn hết và có hiệu quả hơn
hết”19.
Như vậy, đấu tranh chống tôn giáo theo Lê nin là tất yếu đối với những
người mác-xít. Song cuộc đấu tranh chống tôn giáo đòi hỏi phải có phương pháp
đúng đắn. Phải tập hợp quần chúng vào cuộc đấu tranh xoá bỏ nguồn gốc tôn
giáo, cuộc đấu tranh giai cấp chống chủ nghĩa tư bản và đấu tranh cho chủ nghĩa
xã hội. Thông qua cuộc đấu tranh ấy mà giáo dục chủ nghĩa vô thần cho quần

chúng, khắc phục, tẩy trừ những nọc độc của tôn giáo.
Bốn là, Lênin chỉ rõ vai trò của thế giơi quan khoa học trong cuộc
đáu tranh chống tôn giáo.
Theo Lê nin, toàn bộ những quan điểm, đường lối của đảng dân chủ - xã
hội đối với vấn đề tôn giáo là được rút ra một cách tất yếu từ chủ nghĩa duy vật
biện chứng. Chỉ có đứng trên cơ sở thế giơi quan duy vật biện chứng chúng ta
mới có thể hiểu đúng đắn quan điểm, thái độ và sách lược đấu tranh chống tôn
giáo của đảng dân chủ - xã hội. Mặt khác, Lê nin cũng yêu cầu người Mác-xít
phải là người theo chủ nghĩa duy vật biện chứng, từ đó mới có thể xác định được
chiến lược, sách lược và những biện pháp đấu tranh chống tôn giáo có hiệu quả.
Tóm lại, với tác phẩm “Về thái độ của đảng công nhân đối với tôn giáo”,
Lê nin đã đề cập và giải quyết một cách sâu sắc những vấn đề lý luận về tôn giáo.
Trong đó, ông làm nổi bật vấn đề nguồn gốc xã hội ở tôn giáo; thái độ của những
người Mác-xít đối với tôn giáo và sách lược đấu tranh chống tôn giáo của Đảng
Mác-xít.
Cùng với những tác phẩm khác viết về vấn đề tôn giáo, tác phẩm “về thái
độ của Đảng công nhân đối với tôn giáo góp phần quan trọng trong cuộc đấu
tranh cống lại bọn cơ hội, xét lại, bọn vô chính phủ... ở Nga trong việc giải quyết
vấn đề tôn giáo, chống lại thuyết “tìm thần”, “tạo thần” trong giới trí thức Nga.
Đồng thời tác phẩm là cơ sở lý luận quan trọng để đảng dân chủ - xã hội Nga đề
ra đường lối đấu tranh chống tôn giáo; là cơ sở lý luận để tập hợp giai cấp công
19

V.I.Lênin. Sđd. Tr.518.


11

nhân và nhân dân lao động Nga trong cuộc đấu tranh giai cấp chống các thế lực tư
bản. Đồng thời, nó cũng là cơ sở lý luận quan trọng để thống nhất nhận thức và

hành động của những người cộng sản Nga lúc đó xung quanh vấn đề tôn giáo.
Tác phẩm ra đời cách đây gần 100 năm nhưng giá trị khoa học của nó vẫn
còn nguyên vẹn. Nó vẫn là cơ sở để xem xét và giải quyết vấn đề tôn giáo trong
xã hội hiện đại. Đặc biệt, những phức tạp của tình hình tôn giáo trên thế giới
những năm qua càng cho thấy giá trị khoa học của các quan điểm của Lê nin về
vấn đề tôn giáo.
Nước ta là một quốc gia đa tôn giáo. Vấn đề tín ngưỡng tôn giáo luôn là
vấn đề nhạy cảm, ảnh hưởng trực tiếp đến sự ổn định chính trị, xã hội, an ninh,
quốc phòng, sự phát triển kinh tế, văn hoá ở nước ta. Đặc biệt, trong tình hình
hiện nay, kẻ địch trong và ngoài nước đã và đang triệt để lợi dụng tín ngưỡng tôn
giáo như một thứ vũ khí lợi hại để thực hiện âm mưu “diễn biến hoà bình” nhằm
xoá bỏ thành quả của cách mạng nước ta. Điều đó đòi hỏi Đảng và nhà nước ta
phải nghiên cứu, nắm vững và vận dụng sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác Lê nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và những kinh nghiệm có được trong việc giải
quyết vấn đề tôn giáo, đề ra được đường lối, chính sách tôn giáo đúng đắn nhằm
vừa khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo, vừa chống lại âm mưu lợi
dụng tôn giáo, “đội lốt” để chống phá cách mạng. Trong đó, những chỉ dẫn của Lê
nin về thái độ, sách lược đối với tôn giáo của những người Mác-xít về con đường
đấu tranh loại bỏ tôn giáo ra khỏi đời sống xã hội là vấn đề có ý nghĩa lý luận,
thực tiễn cực kỳ sâu sắc và đặc biệt có giá trị.
Trên cơ sở quan điểm lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh và những bài học trong việc giải quyết những vấn đề về tôn giáo; trên
cơ sở tình hình tôn giáo ở nước ta hiện nay, Đảng và nhà nước ta cần có đường lối
chính sách toàn diện đồng bộ và triệt để, giải quyết vấn đề tôn giáo một cách khoa
học. Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, với một nền kinh tế còn phát triển
thấp, đời sống của nhân dân tuy đã được cải thiện nhưng vẫn còn rất khó khăn,
trình độ văn hoá, dân trí còn hạn chế, cộng với những tác động của mặt trái của cơ


12


chế thị trường; tình trạng bất công, mất dân chủ... vẫn còn tương đối phổ biến
trong xã hội thì tôn giáo vẫn còn tồn tại một cách khách quan. Chúng ta không thể
nóng vội tả khuynh, máy móc, siêu hình trong giải quyết vấn đề tôn giáo, càng
không thể tuyên chiến với tôn giáo, vì như thế theo Lê nin càng làm cho tôn giáo
nảy sinh và khó loại bỏ nó. Đồng thời, chúng ta cũng cần phải khắc phục những
thái độ “bàng quan”, “buông xuôi”, “hữu khuynh” trong việc giải quyết vấn đề
tôn giáo. Tôn giáo “là thuốc phiện của nhân dân”, là “thứ ruợu tinh thần” độc hại
cần phải loại bỏ nó ra khỏi đời sống tinh thần nhân dân. Nó là một nọi dung cơ
bản trong cuộc đấu tranh chính trị tư tưởng, đấu tranh giai cấp ở nước ta. Giải
phóng nhân dân khỏi vòng hạnh phúc ảo tưởng, khỏi vòng nô lệ của tôn giáo gắn
liền với cuộc đấu tranh giai cấp, gắn liền với cuộc đấu tranh cho chủ nghĩa xã hội.
Đó là quan điểm nhất quán của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và
cũng là của Đảng ta.
Nhưng giải quyết vấn đề tôn giáo là vấn đề cực kỳ phức tạp và nhạy cảm.
Vì nó không chỉ có nguồn gốc nhận thức, nguồn gốc tâm lý, nguồn gốc xã hội mà
đây còn là vấn đề chính trị. Đòi hỏi chúng ta phải có sách lược, có lộ trình,
phương pháp đúng đắn trên cơ sở nắm chắc tình hình tôn giáo, có quan điểm lịch
sử, cụ thể, tránh tuỳ tiện chủ quan cũng như tránh dập khuôn máy móc.
Trước hết, cần tập trung thực hiện tốt những quan điểm, đường lối và
chính sách tôn giáo đã được Đảng và Nhà nước xác định. Thực hiện nhất quán và
triệt để quan điểm tôn trọng tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của nhân dân.
Nghiêm cấm mọi hành vi vi phạm đến tự do tín ngưỡng của nhân dân. Quyền tự
do tín ngưỡng hoặc không tín ngưỡng được đảm bảo bằng pháp luật. Nâng cao
hiệu quả quản lý của nhà nước đối với các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo. Nhà
nước không can thiệp vào nội bộ của tôn giáo nhưng nhà nước phải quản lý tôn
giáo bằng pháp luật the nguyên tắc đoàn kết, tự do, không khuyến khích, không
tài trợ song cũng không ngăn cấm các hoạt động tôn giáo mà pháp luật cho phép.
Đồng thời các cấp chính quyền, đoàn thể cần tăng cường giáo dục cho toàn dân
nói chung, đồng bào tôn giáo nói riêng nhận thức đầy đủ và tự giác tuân theo pháp



13

luật của nhà nước, xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo để
chống lại chính sách của Đảng và nhà nước, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc.
Mặt khác, cần chú trọng xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh nhất là ở
các vùng có đông đồng bào tôn giáo. Khai thác những tương đồng giữa các tôn
giáo, giữa đồng bào có tôn giáo với đồng bào không có tôn giáo, xây dựng khối
đại đoàn kết dân tộc. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác vận động các chức
sắc, tín đồ tôn giáo, tạo ra sự đồng thuận trong xã hội, phấn đấu vì mục tiêu dân
giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Kịp thời giải quyết những
phức tạp xã hội nảy sinh, nhất là ở các vùng có đạo.
Chăm lo, phát triển kinh tế, văn hoá xã hội, nâng cao mức sống, dân trí
cho nhân dân. Chú trọng xoá đói giảm nghèo, xoá nạn tái mù chữ ở các vùng sâu
vùng xa. Kịp thời phát hiện và ngăn chặn những hành động truyền đạo trái phép ở
các địa bàn xung yếu như: Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ.



×