Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Giao an 12 ki i (CB)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.1 MB, 101 trang )

Giáo viên: Nguyễn Văn Đàm Giáo án Hóa học 12 – Ban cơ bản
Tiết số 01

BÀI. ÔN TẬP ĐẦU NĂM
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Ôn tập lại:
- Cách viết công thức cấu tạo và tên gọi của các hợp chất hữu cơ.
- So sánh cấu tạo và tính chất hóa học đặc trưng của các hợp chất hữu cơ: ankan, anken,
ankin, ankađien, ancol, anđehit, axit cacboxylic…
2. Về kĩ năng
Rèn cho học sinh các kĩ năng:
- Viết công thức cấu tạo và gọi tên các chất hữu cơ.
- Viết phương trình phản ứng hóa học chuyển hóa giữa các loại chất hữu cơ.
- Phát triển năng lực tự học, biết lập bảng tổng kết kiến thức, biết cách tóm tắt nội dung chính
của từng bài và từng chương.
3. Về thái độ
Học sinh có các thái độ tích cực:
- Hứng thú học tập bộ môn Hóa học.
- Phát hiện và giải quyết vấn đề một cách khách quan, trung thực trên cơ sở phân tích khoa
học.
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án.
- Bài tập.
2. Chuẩn bị của học sinh
Ôn tập các kiến thức hữu cơ trọng tâm trong chương trình hóa học lớp 11.
III. TRỌNG TÂM
- Cấu tạo các loại hợp chất hữu cơ.
- Tên gọi các hợp chất hữu cơ.
- Mối quan hệ chuyển hóa giữa các hợp chất hữu cơ.


IV. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHÍNH
- Hoạt động nhóm nhỏ.
- Dùng bài tập để củng cố các kiến thức lí thuyết.
V. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1. Viết công thức cấu tạo các hợp chất hữu cơ
- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm HS: viết I. CẤU TẠO CÁC HỢP CHẤT HỮU CƠ
công thức cấu tạo của các chất hữu cơ (bài 1
1. Ankan
trong phiếu bài tập):
- CTTQ: CnH2n+2 (n ≥ 1).
- HS các nhóm chuẩn bị bài tập viết công - Đặc điểm: mạch hở, chỉ chứa liên kết đơn.
thức cấu tạo của các hợp chất hữu cơ.
2. Anken
- GV tổ chức cho HS lên bảng viết công thức - CTTQ: CnH2n (n ≥ 2).
cấu tạo.
- Đặc điểm: mạch hở, 1 liên kết đôi C = C.
- GV chữa bài.
3. Ankađien
1


Giáo viên: Nguyễn Văn Đàm Giáo án Hóa học 12 – Ban cơ bản
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
- Từ công thức cấu tạo của các chất, GV yêu - CTTQ: CnH2n-2 (n ≥ 3).
cầu HS nêu công thức tổng quát và đặc điểm - Đặc điểm: mạch hở, 2 liên kết đôi C = C.
cấu tạo của từng loại chất hữu cơ.
4. Ankin

- HS trả lời.
- CTTQ: CnH2n-2 (n ≥ 2).
- Đặc điểm: mạch hở, 1 liên kết ba C  C.
5. Aren
- CTTQ: CnH2n+2 (n ≥ 6).
- Đặc điểm: chứa vòng benzen.
6. Ancol
- CTTQ của ankanol: CnH2n+2O (n ≥ 1).
- Đặc điểm: -OH liên kết với nguyên tử C no.
7. Anđehit
- CTTQ của ankanal: CnH2nO (n ≥ 1).
- Đặc điểm: chứa nhóm -CHO.
8. Axit cacboxylic
- CTTQ của axit cacboxylic no, đơn chức,
mạch hở: CnH2nO2(n ≥ 1).
- Đặc điểm: chứa nhóm -COOH.
Hoạt động 2. Gọi tên các hợp chất hữu cơ
- GV tổ chức cho HS gọi tên các hợp chất II. TÊN GỌI HỢP CHẤT HỮU CƠ
hữu cơ.
- HS gọi tên các chất.
Hoạt động 3. Mối quan hệ giữa các hợp chất hữu cơ
- GV dùng kĩ thuật khăn trải bàn tổ chức cho III. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC HỢP
HS chuẩn bị bài tập viết phương trình phản CHẤT HỮU CƠ
ứng thực hiện sơ đồ biến hóa (bài 2 trong
phiếu bài tập).
- HS làm việc theo nhóm hoàn thành dãy biến
hóa.
- GV tổ chức cho HS chữa bài.
- GV tổng kết.
Hoạt động 4. Dặn dò và giao bài về nhà

- GV nhắc HS:
+ Ôn tập về các hợp chất hữu cơ lớp 11.
+ Chuẩn bị bài este.
- HS ghi bài về nhà.

2


Giáo viên: Nguyễn Văn Đàm Giáo án Hóa học 12 – Ban cơ bản

PHIẾU BÀI TẬP SỐ 01
Bài 1. Viết công thức cấu tạo và gọi tên các chất:
1. Ankan C5H12
2. Anken C4H8
3. Ankin C5H8
4. Ankađien liên hơpn C5H8
5. Hiđrocacbon thơm C8H10
6. Ancol C4H10O
7. Anđehit C5H10O
8. Axit cacboxylic C5H10O2
Bài 2. Viết phương trình phản ứng thực hiện sơ đồ biến hoá:
1. Al4C3 → CH4 → C2H2 → C2H4 → C2H6 → C2H5Cl → C2H5OH → C2H4


CH4  CH3COONa  CH3COOH
2. CaC2 → C2H2 → C4H4 → C4H6 → C4H10 → C3H6 → C3H7OH → C3H6O


Cao su Buna
Bài 3. Bằng phương pháp hoá học phân biệt các chất riêng biệt sau:

1. CH4, C2H4, C2H2
2. C2H5OH, CH3CHO, CH3COOH
3. C3H7OH, C3H5(OH)3, CH2 = CH – COOH, C3H7COOH.
Bài 4. Giải các bài toán sau:
1. Đốt cháy m gam một hiđrocacbon A thu được 13,2 gam CO2 và 7,2 gam H2O.
- Xác định dãy đồng đẳng của A.
- Tìm công thức phân tử của A.
- Tính m.
2. Dẫn 2,24 lit (đktc) hỗn hợp 2 anken là đồng đẳng kế tiếp qua dung dịch Br2 dư thấy
khối lượng bình đựng Br2 tăng 3 gam. Tìm 2 anken?
3. Cho 10,6 gam hỗn hợp C2H5OH và CH3COOH tác dụng với lượng dư Na thu được
0,1mol H2.
- Viết phương trình phản ứng.
- Tính % khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp.
4. Cho 10 gam hỗn hợp HCHO và HCOOH tác dụng với lượng dư dung dịch
AgNO3/NH3 thu được 108 gam Ag. Tính khối lượng từng chất trong hỗn hợp.

3


Giáo viên: Nguyễn Văn Đàm Giáo án Hóa học 12 – Ban cơ bản

CHƯƠNG 1. ESTE – LIPIT
Tiết số 02

BÀI 1. ESTE
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
a. Học sinh biết:
- Khái niệm este.

- Công thức chung của este no, đơn chức, mạch hở.
- Cách viết đồng phân este.
- Tên gọi của este.
- Tính chất vật lí của este.
- Tính chất hóa học chung của este.
- Phản ứng điều chế một số este thường gặp.
b. Học sinh hiểu:
- Mối liên hệ giữa cấu tạo của este và sản phẩm của phản ứng thủy phân este.
- Nguyên nhân gây ra các phản ứng ở gốc hiđrocacbon.
- Nguyên nhân khiến este có nhiệt độ sôi thấp hơn so với axit và ancol tương ứng.
2. Về kĩ năng
- Từ công thức cấu tạo biết cách gọi tên và ngược lại từ tên gọi viết được công thức cấu tạo
của một số este đơn giản.
- Viết phương trình hóa học minh họa tính chất của este.
- Giải thành thạo các bài toán về este.
3. Về thái độ
Học sinh có các thái độ tích cực:
- Hứng thú học tập bộ môn Hóa học.
- Phát hiện và giải quyết vấn đề một cách khách quan, trung thực trên cơ sở phân tích khoa
học.
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án.
- Dầu chuối.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Ôn tập về phản ứng este hóa giữa axit và ancol.
- Đọc trước nội dung bài este ở nhà.
III. TRỌNG TÂM
- Viết cấu tạo và gọi tên este.
- Viết phản ứng minh họa tính chất hóa học của este.

IV. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHÍNH
- Thuyết trình.
- Đàm thoại, gợi mở.
V. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY
Hoạt động của thầy và trò
Hoạt động 1. Tìm hiểu khái niệm este

Nội dung ghi bảng

4


Giáo viên: Nguyễn Văn Đàm Giáo án Hóa học 12 – Ban cơ bản
Hoạt động của thầy và trò
- GV yêu cầu HS so sánh 2 công thức:
R – COOH (1) và R – COO – R’ (2)
- HS so sánh 2 công thức:
+ Giống nhau: Đều có nhóm R – COO.
+ Khác nhau: Chất (1) có nhóm OH và thuộc
loại axit, chất (2) có nhóm OR’.
- GV thông báo: chất (1) thuộc loại axit, chất
(2) thuộc loại este. Vậy este là gì?
- HS nêu khái niệm este.
- GV bổ sung.
- GV giới thiệu sơ lược cách phân loại este.
- HS nắm được một số cơ sở phân loại este
thường gặp.
- GV thông báo với HS: thiết lập công thức
tổng quát của este cũng tương tự cách thiết
lập công thức tổng quát của axit cacboxylic.

Lập công thức tổng quát của este no, đơn
chức, mạch hở?
- HS lập công thức tổng quát.
- GV lưu ý điều kiện tồn tại công thức.
Hoạt động 2. Viết đồng phân của este
- GV hướng dẫn HS cách viết đồng phân của
este no, đơn chức, mạch hở.
- HS nắm được cách viết đồng phân của este.
- GV hướng dẫn HS viết đồng phân của este
C2H4O2 và C3H6O2.
- HS theo dõi ví dụ.
- GV tổ chức cho HS viết đồng phân của este
C4H8O2.
- HS vận dụng.
Hoạt động 3. Tìm hiểu cách gọi tên este
- GV nêu cấu trúc tên gọi của este và lấy ví
dụ gọi tên các este C2H4O2, C3H6O2.
- HS nắm được cấu trúc tên gọi của este và
tìm hiểu các ví dụ.
- GV tổ chức cho HS gọi tên các đồng phân
este C4H8O2.
- HS vận dụng.
- GV gọi HS viết công thức cấu tạo của các
este có tên gọi:
(1) Vinyl axetat
(2) Phenyl fomiat
(3) Metyl benzoat
- HS vận dụng gọi tên.

Nội dung ghi bảng

I. KHÁI NIỆM, ĐỒNG PHÂN, DANH
PHÁP
1. Khái niệm
- Este là hợp chất hữu cơ thu được khi thay
thế nhóm –OH trong nhóm cacboxyl -COOH
bằng nhóm OR’.
- Công thức tổng quát của este no, đơn chức,
mạch hở: CnH2nO2 (n ≥ 2).

2. Đồng phân của este no, đơn chức,
mạch hở RCOOR’
- Cách viết:
+ Cho R là H, tìm R’ và tạo mạch với R’.
+ Tăng dần số C trong R và làm tương tự.
- Este no, đơn chức, mạch hở chỉ có đồng
phân mạch cacbon.

3. Tên gọi của este RCOOR’
Tên este = tên R’ + tên axit (ic  at)
Chú ý: nếu là este của axit fomic thì có thể
chuyển thành fomat hoặc fomiat.

5


Giáo viên: Nguyễn Văn Đàm Giáo án Hóa học 12 – Ban cơ bản
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
- GV chữa bài và tổng kết.
Hoạt động 4. Tìm hiểu các tính chất vật lí của este

II. TÍNH CHẤT VẬT LÍ
- GV giới thiệu mẫu dầu chuối.
- Este thường là chất lỏng nhẹ hơn nước và ít
- HS quan sát mẫu este.
tan trong nước.
- GV thực hiện thí nghiệm hòa tan dầu chuối - Có khả năng hòa tan nhiều chất hữu cơ
vào nước.
khác.
- HS quan sát thí nghiệm.
- Este có mùi thơm đặc trưng của trái cây.
- Nêu hiện tượng quan sát được?
- Este có nhiệt độ sôi thấp hơn so với các axit
- HS trả lời.
và rượu có khối lượng phân tử tương đương.
- GV: từ hiện tượng thí nghiệm nêu tính chất
vật lí của este?
- HS trả lời.
- GV bổ sung.
- GV: vì sao este có nhiệt độ sôi thấp hơn so
với axit và ancol có khối lượng tương ứng?
- HS: trả lời.
- GV khẳng định: este có nhiệt độ sôi thấp vì
các phân tử este không tạo được liên kết
hiđro với nhau.
Hoạt động 5. Tìm hiểu các tính chất hoá học của este
- GV hướng dẫn HS viết phương trình tổng III. TÍNH CHẤT HÓA HỌC
quát của phản ứng thủy phân và phản ứng xà
1. Phản ứng thủy phân
H2 SO4 ,t0
phòng hóa.

RCOOR’ + H2O ⇔
RCOOH + R’OH
- HS nắm được các phản ứng tổng quát.
(axit)
(ancol)
- GV tổ chức cho HS viết các phản ứng cụ
 Phản ứng thủy phân este trong môi trường
thể:
axit là phản ứng thuận nghịch.
(1) CH3COOC2H5 + H2O 
2. Phản ứng xà phòng hóa
(2) HCOOC3H7 + H2O 
t0
RCOOR’
+
NaOH

RCOONa + R’OH
(3) ? + H2O  C2H5COOH + CH3OH
 Phản ứng xà phòng hóa là phản ứng thủy
(4) HCOOC2H5 + NaOH 
phân este trong môi trường kiềm. Đây là phản
(5) CH3COOC3H7 + KOH 
ứng một chiều.
(6) ? + ? CH3COOK + C2H5OH
3. Phản ứng đốt cháy
- GV: so sánh đặc điểm của phản ứng thủy
t0
3n−2
phân và phản ứng xà phòng hóa?

CnH2nO2 + 2 O2 → nCO2 + nH2O
- HS so sánh đặc điểm.
Đốt cháy este no, đơn chức, mạch hở
- GV gọi HS viết phản ứng đốt cháy este C H O ↔ n
n 2n 2
CO2 = nH2 O .
C2H4O2 và este no, đơn chức, mạch hở
4. Phản ứng ở gốc hiđrocacbon
CnH2nO2.
- Este của axit fomic HCOOR’ có phản ứng
- HS viết phương trình phản ứng.
tráng bạc như ở anđehit.
- GV: em có nhận xét gì về đặc điểm của
- Este không no có tính chất của hiđrocacbon
phản ứng đốt cháy?
không no: phản ứng cộng, phản ứng trùng
- HS nêu đặc điểm.
hợp…
- GV nhấn mạnh: đốt cháy este no, đơn chức,
6


Giáo viên: Nguyễn Văn Đàm Giáo án Hóa học 12 – Ban cơ bản
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
mạch hở luôn thu được H2O và CO2 với số
mol bằng nhau và ngược lại.
- GV thông báo: ngoài 2 phản ứng trên, tùy
thuộc vào cấu tạo este còn có thể có các phản
ứng khác.

- HS nắm được các phản ứng khác cuả một số
este.
Hoạt động 6. Tìm hiểu phương pháp điều chế este
- GV thông báo để điều chế este thông IV. ĐIỀU CHẾ ESTE
thường sử dụng phản ứng este hóa giữa axit
Sử dụng phản ứng este hóa:
H2 SO4 đ ,t0
và ancol.
RCOOH + R’OH ⇔
RCOOR’ + H2O
- HS nắm được phương pháp điều chế este.
- Em hãy viết phản ứng tổng quát điều chế
este từ axit và ancol đơn chức?
- HS viết phản ứng.
- GV gọi HS viết các phản ứng cụ thể:
CH3COOH + C2H5OH 
? + ?  HCOOCH3 + H2O
- HS vận dụng viết phản ứng cụ thể.
- Làm thế nào để tăng hiệu suất của phản ứng
tổng hợp este?
- HS trả lời.
- GV tổng kết.
Hoạt động 7. Tìm hiểu các ứng dụng của este
- GV cho HS đọc SGK nêu ứng dụng của V. ỨNG DỤNG
este.
- Dùng làm dung môi.
- HS đọc SGK trả lời.
- Làm thủy tinh hữu cơ, chất dẻo, keo dán,
- GV bổ sung.
chất hóa dẻo, dược phẩm.

- Dùng trong công nghiệp thực phẩm và mĩ
phẩm.
Hoạt động 8. Củng cố, luyện tập và giao bài về nhà
- GV nhắc lại các kiến thức trọng tâm của
bài.
- HS nắm được các kiến thức trọng tâm.
- GV tổ chức cho HS làm bài tập 1 và 6
(SGK).
- HS làm bài tập củng cố kiến thức.
- GV nhắc HS:
+ Ôn tập các kiến thức về este.
+ Giải bài tập trong SGK.
+ Chuẩn bị nội dung bài lipit.
- HS ghi bài về nhà.

7


Giáo viên: Nguyễn Văn Đàm Giáo án Hóa học 12 – Ban cơ bản
Tiết số 03

BÀI 2. LIPIT
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
a. Học sinh biết:
- Khái niệm về lipit, cách phân loại lipit và chất béo.
- Cách viết đồng phân và gọi tên một số chất béo đơn giản.
- Tính chất và các ứng dụng của chất béo.
b. Học sinh hiểu:
- Bản chất của chất béo là este ba chức nên chất béo cũng có các tính chất tương tự este.

- Tuỳ thuộc vào axit béo tạo nên chất béo mà chất béo có thể tồn tại ở trạng thái lỏng hoặc
trạng thái rắn.
- Phản ứng chuyển hoá chất béo lỏng thành chất béo rắn.
2. Về kĩ năng
- Biết quan sát thí nghiệm và mô hình phân tử để rút ra nhận xét về cấu tạo của chất béo.
- Vận dụng mối quan hệ giữa cấu tạo và tính chất để suy luận các tính chất của chất béo.
- Rèn luyện kĩ năng viết phương trình phản ứng.
3. Về thái độ
Học sinh có các thái độ tích cực:
- Hứng thú học tập bộ môn Hóa học.
- Phát hiện và giải quyết vấn đề một cách khách quan, trung thực trên cơ sở phân tích khoa
học.
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án.
- Các mẫu: mỡ lợn, dầu ăn, sáp ong, dung dịch NaOH và nước cất.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Ôn tập bài este.
- Đọc trước nội dung bài lipit.
III. TRỌNG TÂM
- Tính chất của chất béo.
- Phân biệt chất béo với este nói chung.
IV. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHÍNH
- Đàm thoại, gợi mở.
- Nghiên cứu tài liệu, sách giáo khoa.
V. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY
Hoạt động của thầy và trò
Hoạt động 1. Kiểm tra bài cũ
- GV gọi 3 HS lên bảng kiểm tra bài cũ:
+ HS1: viết các phương trình phản ứng

sau:
(1) C6H5COOCH3 + H2O
(2) CH2 = CHCOOCH3 + NaOH
(3) C4H8O2 + O2

Nội dung ghi bảng

8


Giáo viên: Nguyễn Văn Đàm Giáo án Hóa học 12 – Ban cơ bản
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
+ HS2: Đốt cháy 3,7 gam este A thu được
3,36 lit CO2 (đktc) và 2,7 gam H2O. Tìm
công thức phân tử của este.
+ HS3: Tìm công thức cấu tạo đúng của
este C4H8O2 biết khi cho 8,8 gam este này tác
dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thì thu
được 8,2 gam muối.
- HS lên bảng.
- GV tổ chức chữa bài.
- HS nhận xét.
- GV tổng kết và cho điểm.
Hoạt động 2. Tìm hiểu khái niệm và cách phân loại lipit
- GV yêu cầu HS đọc SGK nêu khái niệm I. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI
lipit.
1. Khái niệm
- HS đọc SGK trả lời.
Lipit là những hợp chất hữu cơ có trong cơ

- GV thông báo: tên gọi lipit xuất phát từ thể sống không tan trong nước nhưng tan
tiếng Hi lạp lipos có nghĩa là chất béo. Lipit nhiều trong các dung môi hữu cơ.
là một thành phần của tế bào sống và được
2. Phân loại
chia thành 2 loại: lipit đơn giản và lipit phức Lipit gồm nhiều loại như: chất béo, sáp,
tạp. Lipit đơn giản gồm
steroit và photpholipit…
Hoạt động 3. Tìm hiểu khái niệm chất béo
- GV viết công thức tổng quát của chất béo, II. CHẤT BÉO
yêu cầu HS nêu bảng chất hoá học của chất
1. Khái niệm
béo, ancol tạo thành chất béo.
- Chất béo là trieste của glixerol với các axit
- HS: trả lời.
monocacboxylic có số chẵn nguyên tử C
- GV bổ sung: axit tạo nên chất béo thường là trong phân tử.
các axit béo (có mạch C thẳng và số nguyên - Công thức tổng quát:
O
tử C chẵn).
CH2 O C R1
- GV giới thiệu công thức và tên gọi của một
CH O CO R2
số axit béo thường gặp.
- HS nắm được một số axit béo thường gặp.
CH2 O C R3
- GV hướng dẫn HS 2 cách gọi tên chất béo
O
và lấy ví dụ minh hoạ.
- Một số axit béo thường gặp:
- HS nắm được cách gọi tên.

- GV viết công thức của các chất béo, yêu cầu C15H31COOH: axit panmitic.
C17H35COOH: axit stearic.
HS gọi tên theo 2 cách.
C17H33COOH: axit oleic.
- HS vận dụng gọi tên.
C17H31COOH: axit linoleic.
- Trong tự nhiên, chất béo tồn tại ở đâu?
- Cách gọi tên (nếu 3 gốc R1, R2, R3 giống
- HS: trả lời.
nhau):
+ Cách 1:
Tri + tên axit (ic → oyl) + glixerol
+ Cách 2:
Tri + tên axit (ic → in)
- Trong tự nhiên, chất béo là thành phần
9


Giáo viên: Nguyễn Văn Đàm Giáo án Hóa học 12 – Ban cơ bản
Hoạt động của thầy và trò

Nội dung ghi bảng
chính của mỡ lợn, bò, gà… của dầu lạc,
vừng, oliu…
Hoạt động 4. Tìm hiểu tính chất vật lí của chất béo
- GV giới thiệu 2 mẫu chất béo: dầu, mỡ và
2. Tính chất vật lí
tiến hành thí nghiệm thử tính tan của chất béo - Là chất lỏng hoặc rắn.
trong nước.
- Không tan trong nước nhưng tan nhiều

- HS quan sát hiện tượng.
trong các dung môi hữu cơ không phân cực.
- GV: từ hiện tượng quan sát được, nêu tính - Nhẹ hơn nước.
chất vật lí của chất béo?
- HS: trả lời.
- GV bổ sung: chất béo tồn tại ở thể lỏng hay
rắn tuỳ thuộc vào gốc hiđrocacbon không no
hoặc no. Chất béo không tan trong nước
nhưng tan nhiều trong các dung môi hữu cơ
không phân cực.
Hoạt động 5. Tìm hiểu các tính chất hoá học của este
- GV: bản chất của chất béo là este. Em có dự
3. Tính chất hoá học
đoán gì về tính chất hoá học của chất béo?
a. Phản ứng thuỷ phân
H2 SO4 ,t0
- HS: trả lời.
(C17H35COO)3C3H5 + 3H2O ⇔
- GV khẳng định: Chất béo là este nên cũng
C3H5(OH)3 + 3C17H35COOH
có các phản ứng tương tự este, trong đó phản
b. Phản ứng xà phòng hoá
ứng đặc trưng là phản ứng thuỷ phân và phản
t0
(C17H35COO)3C3H5 + 3NaOH → C3H5(OH)3
ứng xà phòng hoá.
+ 3C17H35COONa
- GV gọi HS viết phương trình phản ứng thuỷ
phân và xà phòng hoá đối với (RCOO)3C3H5. → Ancol tạo thành trong phản ứng thuỷ phân
và xà phòng hoá chất béo là glixerol

- HS viết phương trình.
- GV: em có nhận xét gì về ancol tạo thành C3H5(OH)3.
trong phản ứng thuỷ phân và xà phòng hoá c. Phản ứng chuyển hoá chất béo lỏng
thành chất béo rắn: phản ứng cộng hiđro
chất béo?
Ni,t0
- HS nhận xét.
(C17H33COO)3C3H5 + 3H2 →
- GV: Dựa vào cấu tạo của gốc hiđrocacbon
(C17H35COO)3C3H5
trong chất béo lỏng và chất béo rắn, nêu cách
chuyển hoá chất béo lỏng thành chất béo rắn?
- HS: trả lời.
- GV gọi HS viết phương trình:
(C17H33COO)3C3H5 + H2
- HS viết phương trình phản ứng.
- GV giải thích nguyên nhân khiến dầu mỡ để
lâu ngày thường có mùi hôi khó chịu: do liên
kết đôi C = C bị oxi hoá thành anđehit tạo
mùi hôi.
Hoạt động 6. Tìm hiểu các ứng dụng của chất béo
- GV tổ chức cho HS đọc SGK.
4. Ứng dụng
- HS đọc và nêu ứng dụng của chất béo.
- Làm thức ăn.
10


Giáo viên: Nguyễn Văn Đàm Giáo án Hóa học 12 – Ban cơ bản
Hoạt động của thầy và trò

Nội dung ghi bảng
- GV giới thiệu sự chuyển hoá của chất béo - Nguyên liệu tổng hợp các chất cần thiết cho
trong cơ thể: ở ruột non, chất béo thuỷ phân cơ thể.
thành glixerol và axit nhờ xúc tác enzim. Sau - Sản xuất xà phòng, glixerol trong công
đó axit, glixerol được hấp thụ vào thành ruột, nghiệp.
ở đó chúng lại kết hợp với nhau thành chất
béo rồi được máu vận chuyển đến các tế bào.
Chất béo được oxi hoá chậm thành CO2 và
H2O nhờ các phản ứng sinh hoá phức tạp để
cung cấp năng lượng cho cơ thể. Chất béo
chưa sử dụng được tích luỹ trong các mô mỡ.
Hoạt động 7. Củng cố, luyện tập và giao bài về nhà
- GV tổ chức cho HS làm các bài tập 1, 2, 3
(11 – SGK).
- HS làm bài.
- GV tổ chức cho HS chữa bài và tổng kết.
- GV giao bài về nhà:
+ Học lí thuyết.
+ Chuẩn bị nội dung bài luyện tập.

11


Giáo viên: Nguyễn Văn Đàm Giáo án Hóa học 12 – Ban cơ bản
Tiết số 04

BÀI 3. LUYỆN TẬP: ESTE – LIPIT
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Tiết học củng cố cho học sinh các kiến thức về:

- Tính chất hoá học của este, chất béo.
- Phương pháp điều chế este.
2. Về kĩ năng
- Viết các phương trình phản ứng.
- Giải các bài tập: phản ứng cháy, phản ứng xà phòng hoá, phản ứng thuỷ phân.
3. Về thái độ
Học sinh có các thái độ tích cực:
- Hứng thú học tập bộ môn Hóa học.
- Phát hiện và giải quyết vấn đề một cách khách quan, trung thực trên cơ sở phân tích khoa
học.
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án.
- Phiếu bài tập.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Ôn tập các bài: este, lipit.
- Chuẩn bị nội dung bài luyện tập và làm bài tập.
IV. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHÍNH
Dùng bài tập để củng cố kiến thức và rèn luyện kĩ năng.
V. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1. Ôn tập về phản ứng thuỷ phân và phản ứng xà phòng hoá
- GV gọi HS viết 4 phương trình:
I. PHẢN ỨNG THUỶ PHÂN VÀ PHẢN
(1) RCOOR’ + H2O
ỨNG XÀ PHÒNG HOÁ
(2) (RCOO)3C3H5 + H2O
1. Phản ứng thuỷ phân
H2 SO4 ,t0

(3) RCOOR’ + NaOH
RCOOR’ + H2O ⇔
RCOOH + R’OH
(4) (RCOO)3C3H5 + NaOH
H2 SO4 ,t0
(RCOO)3C3H5 + 3H2O ⇔
C3H5(OH)3
- HS viết các phương trình phản ứng.
+ 3RCOOH
- GV: cho biết tên gọi của các phản ứng?
Nhận xét:
- HS trả lời.
- GV: so sánh đặc điểm của phản ứng thuỷ - Phản ứng thuỷ phân là phản ứng thuận
nghịch.
phân và phản ứng xà phòng hoá?
- Phản ứng nghịch của phản ứng thuỷ phân là
- HS trả lời.
- GV: phản ứng nghịch của phản ứng thuỷ phản ứng este hoá.
2. Phản ứng xà phòng hoá
phân thuộc loại phản ứng nào?
t0
- HS trả lời.
RCOOR’ + NaOH → RCOONa + R’OH
- GV: làm thế nào để tăng hiệu suất của phản
t0
(RCOO)
C
H
+
3NaOH


C3H5(OH)3 +
3
3
5
ứng este hoá?
3RCOONa
- HS trả lời.
12


Giáo viên: Nguyễn Văn Đàm Giáo án Hóa học 12 – Ban cơ bản
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
- GV tổng kết.
Nhận xét:
- GV tổ chức cho HS làm các bài tập 2, 3, 4,
Phản ứng xà phòng hoá là phản ứng một
5, 6, 8 (18 – SGK).
chiều.
- HS làm bài tập.
- GV tổ chức chữa bài tập.
Hoạt động 2. Ôn tập về phản ứng cháy
- GV gọi HS viết phản ứng đốt cháy este no, II. PHẢN ỨNG CHÁY
đơn chức, mạch hở.
- Phản ứng đốt cháy este no, đơn chức, mạch
- HS viết phản ứng.
hở:
t0
- GV: nêu đặc điểm của phản ứng đốt cháy

3n−2
CnH2nO2 + 2 O2 → nCO2 + nH2O
este no, đơn chức, mạch hở?
- Đặc điểm của phản ứng đốt cháy este no,
- HS trả lời.
đơn chức, mạch hở:
- GV mở rộng: nếu đốt cháy một este cho:
nCO2 = nH2 O
nCO2 - nH2 O = neste
thì đó là este no, 2 chức CnH2n-2O4 hoặc este
không no, 1 liên kết đôi C = C, đơn chức,
mạch hở CnH2n-2O2.
- GV nêu các chú ý khi giải bài tập về phản
ứng đốt cháy.
- HS nắm được các chú ý.
- GV tổ chức cho HS làm và chữa bài tập 7
(18 – SGK).
- HS làm bài tập.
- GV tổng kết.
Hoạt động 3. Củng cố, luyện tập và giao bài về nhà
- GV nhắc lại các kiến thức trọng tâm.
- HS nắm lại các kiến thức trọng tâm.
- GV phát phiếu bài tập.
- HS nhận phiếu bài tập.
- GV nhắc HS:
+ Ôn tập lí thuyết.
+ Chuẩn bị bài tập trong phiếu bài tập.
- HS ghi bài về nhà.

13



Giáo viên: Nguyễn Văn Đàm Giáo án Hóa học 12 – Ban cơ bản

PHIẾU BÀI TẬP SỐ 02
Dạng 1. Bài tập về phản ứng đốt cháy
Bài 1. Đốt cháy hoàn toàn 7,4 gam một este thu được 6,72 lit CO2 (đktc) và 5,4 gam H2O.
Tìm công thức phân tử của este.
Bài 2. Đốt cháy 4,4 gam một este no, đơn chức, mạch hở thu được 4,48 lit CO2 và 3,6 gam
H2O. Tìm công thức phân tử của este.
Bài 3. Đốt cháy 3,7 gam một este no, đơn chức, mạch hở thu được 3,36 lit CO2 (đktc). Tìm
công thức phân tử của este.
Bài 4. Đốt cháy hoàn toàn một este no, đơn chức, mạch hở cần 11,2 lit O 2 (đktc) và thu được
7,2 gam H2O. Tìm công thức phân tử của este.
Dạng 2. Bài tập về phản ứng xà phòng hoá
Bài 1. Xà phòng hoá hoàn toàn 7,4 gam một este đơn chức cần vừa đủ 50ml dung dịch NaOH
2M thu được 6,8 gam muối. Tìm công thức cấu tạo của este.
Bài 2. Xà phòng hoá hoàn toàn 4 gam một este đơn chức thu được 4,1 gam muối và 2,3 gam
ancol. Cho biết kiềm tham gia phản ứng là NaOH. Tìm công thức cấu tạo của este.
Bài 3. Đun nóng 10,2 gam một este A (có tỉ khối so với H2 là 51) thu được 8,2 gam muối.
Tìm công thức phân tử phù hợp với A cho biết A thuộc loại este đơn chức.
Bài 4. Thực hiện phản ứng xà phòng hoá giữa 8,8 gam este C 4H8O2 với 200ml dung dịch
KOH 1M. Sau phản ứng, cô cạn dung dịch thu được 15,4 gam chất rắn. Tìm công thức cấu tạo
của este.
Dạng 3. Bài toán hỗn hợp este
Bài 1. Đốt cháy 4,6 gam hỗn hợp 2 este đơn chức mạch hở, no là đồng đẳng kế tiếp thu được
6,72 lit CO2 (đktc).
1. Tìm công thức của 2 este.
2. Tính % khối lượng của mỗi este trong hỗn hợp.
Bài 2. Đốt cháy 12,5 gam hỗn hợp C3H6O2 và C4H8O2 thu được 12,32 lit CO2 (đktc). Tính %

khối lượng từng chất trong hỗn hợp.
Bài 3. Cho 12,5 gam hỗn hợp HCOOC2H5 và HCOOC3H7 phản ứng vừa đủ với V lit dung
dịch NaOH 1M thu được 10,2 gam muối.
1. Tính V.
2. Tính % khối lượng mỗi este trong hỗn hợp ban đầu?
Bài 4. Cho 13,4 gam hỗn hợp 2 este đơn chức tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thu được
13,6 gam một muối và 7,8 gam hỗn hợp 2 ancol là đồng đẳng liên tiếp.
1. Tính khối lượng NaOH đã dùng.
2. Tìm công thức cấu tạo của 2 este.
3. Tính khối lượng của mỗi este trong hỗn hợp.

14


Giáo viên: Nguyễn Văn Đàm Giáo án Hóa học 12 – Ban cơ bản
Tiết số 05

BÀI 4. LUYỆN TẬP: ESTE – LIPIT (tiếp)
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Học sinh được ôn tập về:
- Phản ứng cháy.
- Phản ứng thuỷ phân và phản ứng xà phòng hoá.
2. Về kĩ năng
Rèn luyện cho học sinh các kĩ năng giải bài tập về:
- Phản ứng cháy.
- Phản ứng xà phòng hoá.
- Bài toán hỗn hợp este.
3. Về thái độ
Học sinh có các thái độ tích cực:

- Hứng thú học tập bộ môn Hóa học.
- Phát hiện và giải quyết vấn đề một cách khách quan, trung thực trên cơ sở phân tích khoa
học.
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án.
- Phiếu bài tập.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Ôn tập lí thuyết este – lipit.
- Chuẩn bị trước bài tập trong phiếu bài tập.
III. TRỌNG TÂM
Kĩ năng giải bài tập về phản ứng cháy, phản ứng xà phòng hoá và bài toán hỗn hợp
este.
IV. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHÍNH
Dùng bài tập để củng cố lí thuyết
V. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1. Làm bài tập về phản ứng cháy
- GV nhắc lại các chú ý khi giải bài tập về I. BÀI TẬP VỀ PHẢN ỨNG CHÁY
phản ứng đốt cháy este no, đơn chức, mạch
hở.
- HS nắm lại các đặc điểm của phản ứng đốt
cháy.
- GV tổ chức cho HS các nhóm thảo luận về
các bài tập trong phiếu bài tập.
- HS thảo luận theo nhóm.
- GV tổ chức cho HS các nhóm lên bảng chữa
bài tập.
- HS lên bảng chữa bài.

15


Giáo viên: Nguyễn Văn Đàm Giáo án Hóa học 12 – Ban cơ bản
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
- GV tổng kết.
Hoạt động 2. Làm bài tập về phản ứng xà phòng hoá
- GV hướng dẫn HS phương pháp giải bài tập II. BÀI TẬP VỀ PHẢN ỨNG XÀ PHÒNG
về phản ứng xà phòng hoá este đơn chức:
HOÁ
+ Đặt công thức este: RCOOR’
+ Viết phương trình phản ứng.
+ Tính theo phương trình.
Chú ý:
+ neste = nNaOH = nmuối = nancol
+ mchất rắn = mmuối + mNaOH dư
- HS nắm được cách giải.
- GV tổ chức cho HS lên bảng chữa bài tập
trong phiếu bài tập.
- HS lên bảng.
- GV chữa bài và tổng kết.
Hoạt động 3. Củng cố, luyện tập và giao bài về nhà
- GV nhắc lại các kiến thức trọng tâm.
- HS nắm lại các kiến thức trọng tâm.
- GV giao bài về nhà:
+ Hoàn thành bài tập trong phiếu bài tập.
+ Chuẩn bị bài glucozơ.
- HS ghi bài về nhà.


16


Giáo viên: Nguyễn Văn Đàm Giáo án Hóa học 12 – Ban cơ bản

CHƯƠNG 2. CACBOHIĐRAT
Tiết số 06

BÀI 5. GLUCOZƠ
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
a. Học sinh biết:
- Khái niệm, phân loại cacbohiđrat.
- Công thức cấu tạo dạng mạch hở và mạch vòng, tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên và ứng
dụng của glucozơ.
b. Học sinh hiểu:
- Glucozơ có tính chất hoá học của anđehit và ancol đa chức có các nhóm OH liền kề.
- Glucozơ không phải loại đường vẫn được sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày.
- Cấu tạo của hợp chất hữu cơ quyết định tính chất hoá học của nó.
2. Về kĩ năng
Rèn luyện cho học sinh các kĩ năng:
- Viết công thức cấu tạo dạng mạch hở của glucozơ.
- Viết phương trình, sơ đồ phản ứng minh hoạ tính chất hoá học của glucozơ.
- Phân biệt glucozơ với anđehit và ancol đa chức.
- Giải bài tập về phản ứng tráng gương và phản ứng lên men.
3. Về thái độ
Học sinh có các thái độ tích cực:
- Hứng thú học tập bộ môn Hóa học.
- Phát hiện và giải quyết vấn đề một cách khách quan, trung thực trên cơ sở phân tích khoa
học.

II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án.
- Mẫu glucozơ.
- Hoá chất và dụng cụ tiến hành các thí nghiệm hoặc video nghiên cứu tính chất hoá học của
glucozơ.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Ôn tập tính chất của anđehit và ancol đa chức.
- Đọc trước nội dung của bài ở nhà.
III. TRỌNG TÂM
- Cấu tạo dạng mạch hở của glucozơ.
- Tính chất hoá học của glucozơ.
IV. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHÍNH
- Nêu vấn đề.
- Đàm thoại, gợi mở.
- Trực quan sinh động.
V. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY
Hoạt động của thầy và trò

Nội dung ghi bảng
17


Giáo viên: Nguyễn Văn Đàm Giáo án Hóa học 12 – Ban cơ bản
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1.
- GV hướng dẫn HS đọc SGK nêu khái niệm - Khái niệm: cacbohiđrat (còn gọi là gluxit
cacbohiđrat.
hay saccarit) là những hợp chất hữu cơ tạp

- HS đọc SGK nêu khái niệm.
chức trong phân tử đồng thời chứa nhóm
- GV phân tích khái niệm trên các khía cạnh: hiđroxyl (-OH) và nhóm cacbonyl (-CHO
+ Tạp chức: chứa các nhóm chức khác hoặc -CO-) có dạng Cn(H2O)m.
loại.
- Phân loại: 3 loại:
glucozơ
+ Buộc phải chứa nhóm –OH, nhóm còn
+ Monosaccarit: C6H12O6 {
fructozơ
lại có thể là –CHO hoặc –CO–.
saccarozơ
+ Đisaccarit: C12H22O11 {
+ Được viết dưới dạng Cn(H2O)m nên gọi
mantozơ
là cacbohiđrat.
tinh bột
+ Polisaccarit: (C6H10O5)n {
- HS hiểu rõ về khái niệm.
xenlulozơ
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu cách phân loại Chú ý: Tinh bột và xenlulozơ không phải là
đồng phân của nhau.
cacbohiđrat.
- HS nắm được các loại cacbohiđrat.
- GV: tại sao tinh bột và xenlulozơ không
phải là đồng phân của nhau?
- HS: trả lời.
- GV giới thiệu các tên gọi khác của
cacbohiđrat như gluxit, saccarit.
- HS biết được một số tên gọi khác của

cacbohiđrat.
Hoạt động 2. Tìm hiểu tính chất vật lí và trạng thái tự nhiên của glucozơ
- GV giới thiệu mẫu glucozơ. GV gọi HS A. GLUCOZƠ
quan sát và nêu tính chất vật lí.
I. Tính chất vật lí và trạng thái tự nhiên
- HS quan sát mẫu glucozơ và trả lời.
- Glucozơ là chất rắn, không màu, vị ngọt, dễ
- GV tổ chức cho HS làm thí nghiệm hoà tan tan trong nước.
glucozơ trong nước, nếm vị của glucozơ.
- Glucozơ có mặt trong hầu hết các bộ phận
- HS làm thí nghiệm, nêu đặc điểm tính tan của cây (nhất là trong quả chín). Hàm lượng
và vị của glucozơ.
glucozơ trong máu người là 0,1%.
- GV gọi HS đọc SGK nêu trạng thái tự nhiên
của glucozơ.
- HS đọc SGK.
- GV bổ sung: glucozơ có nhiều trong quả
nho chín nên được gọi là đường nho. Trên thị
trường nó còn có tên gọi khác là đường đơn.
- GV từ hàm lượng glucozơ trong máu người
liên hệ với bệnh tiểu đường và những bệnh
nhân suy nhược phải tiếp đường.
Hoạt động 3. Tìm hiểu về cấu tạo phân tử glucozơ
- GV viết công thức cấu tạo dạng mạch hở
II. Cấu tạo phân tử
của glucozơ.
- CTPT: C6H12O6.
- HS nắm được cấu tạo mạch hở.
- CTCT:
- GV: nêu các cơ sở thực nghiệm để tìm ra

+ Mạch hở:
18


Giáo viên: Nguyễn Văn Đàm Giáo án Hóa học 12 – Ban cơ bản
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
cấu tạo trên?
CH2OH[CHOH]4CHO
- HS trả lời.
+ Mạch vòng:
6
6
- GV lưu ý HS thí nghiệm chứng minh
6
CH 2OH
CH 2OH
CH2OH
5
H
H
glucozơ có nhiều nhóm OH và 5 nhóm OH là
OH
H 5
O
H 5
H H 1
H
4
H

H
C
1
khác nhau.
4
OH
H
4
OH
OH
1
HO
2 OH
H
HO
2
3
HO
- GV gọi HS viết cấu tạo mạch hở của
2
3
3
H OH
H OH
H OH
glucozơ dạng thu gọn.
 - glucozơ
glucozơ
 - glucozơ
- HS viết cấu tạo thu gọn của glucozơ.

- GV thông báo: trong dung dịch, glucozơ - Dữ liệu thực nghiệm tìm công thức cấu tạo
chủ yếu tồn tại ở dạng mạch vòng (chiếm dạng mạch hở:
+ Khử hoàn toàn glucozơ cho hexan. Vậy 6
99,1%). Mạch vòng của glucozơ có thể có 2
nguyên tử C của phân tử glucozơ tạo thành 1
dạng là dạng  và dạng .
mạch dài.
+ Phân tử glucozơ cho phản ứng tráng bạc,
vậy trong phân tử có nhóm -CH=O.
+ Phân tử glucozơ tác dụng với Cu(OH)2
cho dung dịch màu xanh lam, vậy trong phân
tử có nhiều nhóm -OH ở vị trí kề nhau.
+ Glucozơ tạo este chứa 5 gốc axit
CH3COO- khi phản ứng với anhiđrit axetic,
vậy trong phân tử có 5 nhóm -OH.
Hoạt động 4. Tìm hiểu các tính chất hoá học của glucozơ
- GV: dựa vào cấu tạo của glucozơ ở dạng
III. Tính chất hoá học
mạch hở, em hãy dự đoán tính chất hóa học 1. Tính chất của anđehit
của glucozơ?
a. Phản ứng tráng bạc
- HS trả lời.
RCHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O  2Ag +
- GV khẳng định: Glucozơ có cả tính chất của
2NH4NO3 + RCOONH4
rượu đa chức và tính chất của anđehit. Em
b. Phản ứng với dung dịch Br2
hãy nêu các phản ứng chứng minh?
RCHO + Br2 + H2O  RCOOH + 2HBr
- HS liệt kê các phản ứng.

c. Phản ứng với Cu(OH)2 đun nóng tạo kết
- GV gọi HS viết phản ứng tráng bạc, phản tủa đỏ gạch Cu2O.
ứng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường và đun
d. Phản ứng với H2
Ni, t0
nóng, phản ứng với dung dịch Br2, phản ứng
CH2OH[CHOH]4CHO + H2 →
với H2.
CH2OH[CHOH]4CH2OH
- HS viết phương trình phản ứng.
(sobitol)
- GV giới thiệu với HS các video thí nghiệm
2. Tính chất của ancol đa chức
(hoặc làm thí nghiệm trực tiếp).
a. Tác dụng với Cu(OH)2
- HS quan sát thí nghiệm.
2C6H11O6H + Cu(OH)2  (C6H11O6)2Cu +
- GV: nêu các thuốc thử nhận biết glucozơ?
2H2O
- HS: trả lời.
b. Phản ứng tạo este
- GV tổ chức cho HS các nhóm thảo luận tìm
H2 SO4đ ,t0
biện pháp tối ưu để phân biệt các dung dịch
R(OH)5 + 5CH3COOH ⇔
riêng biệt không màu: CH3CHO, C3H5(OH)3
R(OOCCH3)5 + 5H2O
và glucozơ.
3. Phản ứng lên men
19



Giáo viên: Nguyễn Văn Đàm Giáo án Hóa học 12 – Ban cơ bản
Hoạt động của thầy và trò
- HS thảo luận nhóm.
- GV tổ chức cho HS chữa bài và nhận xét.
- HS chữa bài.
- GV tổng kết.
- GV giới thiệu: ngoài các phản ứng trên,
glucozơ còn có phản ứng lên men.
- HS nắm được phản ứng lên men của
glucozơ.
- GV bổ sung: quá trình lên men phải được
thực hiện với sự có mặt của một loại vi khuẩn
đặc biệt có tên là saccharomyces cerevisae.
Thực chất của quá trình lên men là một chuỗi
nhiều phản ứng phức tạp nối tiếp nhau nhờ
tác dụng của men zimaza có trong cơ thể con
men. Ngoài phản ứng lên men tạo ancol
etylic, glucozơ còn có phản ứng lên men tạo
axit lactic:

Nội dung ghi bảng
enzim, 30−350 c

C6H12O6 →

2C2H5OH + 2CO2

men lactic


C6H12O6 →
2CH3(CHOH)COOH
Hoạt động 5. Tìm hiểu cách điều chế và ứng dụng của glucozơ
- GV: nêu phương pháp điều chế glucozơ?
IV. Điều chế và ứng dụng
- HS trả lời.
1. Điều chế
- GV giới thiệu phản ứng thuỷ phân, lưu ý
Trong công nghiệp, glucozơ được điều chế
điều kiện để phản ứng xảy ra.
bằng cách thủy phân tinh bột nhờ xúc tác HCl
- HS nắm được các phản ứng.
hoặc enzim; hoặc thủy phân xenlulozơ.
HCl 40%
- GV: nêu các ứng dụng của glucozơ?
(C6H10O5)n + nH2O →
nC6H12O6
- HS đọc SGK trả lời.
2. Ứng dụng
- GV bổ sung.
- Là chất dinh dưỡng có giá trị của con người,
nhất là với người già và trẻ em.
- Trong y học, glucozơ được dùng làm chất
tăng lực.
- Trong công nghiệp, dùng glucozơ để tráng
gương, tráng ruột phích và sản xuất rượu
etylic.
Hoạt động 6. Củng cố, luyện tập và giao bài về nhà
- GV nhắc lại các kiến thức trọng tâm về

glucozơ, nhấn mạnh các tính chất hoá học
của glucozơ được quyết định bởi cấu tạo hoá
học.
- GV tổ chức cho HS làm và chữa bài tập 5
(25 – SGK).
- HS làm bài tập.
- GV giao bài về nhà: Làm bài tập 3, 6;
Chuẩn bị nội dung phần Fructozơ.
20


Giáo viên: Nguyễn Văn Đàm Giáo án Hóa học 12 – Ban cơ bản
Tiết số 07

BÀI 5. GLUCOZƠ (tiếp)
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
a. Học sinh biết:
- Cấu tạo dạng mạch hở, tính chất vật lí và ứng dụng của fructozơ.
- Tính chất hoá học của fructozơ.
b. Học sinh hiểu:
- Trong môi trường kiềm, nhóm xeton của fructozơ chuyển hoá thành nhóm anđehit nên
fructozơ cũng có phản ứng tráng bạc, phản ứng với Cu(OH)2 khi đun nóng.
- Fructozơ có thể chuyển hoá thành glucozơ.
2. Về kĩ năng
Học sinh được rèn luyện các kĩ năng:
- Viết phương trình hoặc sơ đồ phản ứng.
- Nhận biết, phân biệt các chất.
- Giải một số bài tập cơ bản.
3. Về thái độ

Học sinh có các thái độ tích cực:
- Hứng thú học tập bộ môn Hóa học.
- Phát hiện và giải quyết vấn đề một cách khách quan, trung thực trên cơ sở phân tích khoa
học.
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án.
- Bài tập.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Ôn tập tính chất của glucozơ.
- Đọc và chuẩn bị trước nội dung phần bài học ở nhà.
III. TRỌNG TÂM
- Cấu tạo dạng mạch hở của fructozơ.
- So sánh cấu tạo và tính chất hoá học của fructozơ với glucozơ.
IV. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHÍNH
- Đàm thoại, gợi mở.
- Nêu và giải quyết vấn đề.
V. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY
Hoạt động của thầy và trò
Hoạt động 1. Kiểm tra bài cũ
- GV gọi 2 HS lên bảng:
+ HS1: bài tập 6 (25 – SGK).
+ HS2: viết phương trình phản ứng thực
hiện sơ đồ chuyển hoá:
(C6H10O5)n → C6H12O6 → C2H5OH →
CH3COOH → CH3COONa → CH4 → C2H2
- HS lên bảng.

Nội dung ghi bảng


21


Giáo viên: Nguyễn Văn Đàm Giáo án Hóa học 12 – Ban cơ bản
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
- GV tổ chức chữa bài.
- HS nhận xét.
- GV tổng kết và cho điểm.
Hoạt động 2. Tìm hiểu về cấu tạo, trạng thái tự nhiên và tính chất của fructozơ
- GV giới thiệu công thức phân tử và công B. FRUCTOZƠ
thức cấu tạo của fructozơ.
- CTPT: C6H12O6.
- HS nắm được các công thức của fructozơ.
- CTCT dạng mạch hở:
- GV: so sánh cấu tạo của glucozơ và
CH2OH[CHOH]3COCH2OH
fructozơ?
- Tính chất vật lí và trạng thái tự nhiên: là
- HS so sánh.
chất rắn kết tinh dễ tan trong nước, có vị ngọt
- GV: nêu tính chất vật lí và trạng thái tự hơn đường mía. Fructozơ có nhiều trong quả
nhiên của glucozơ?
ngọt, đặc biệt trong mật ong có khoảng 40%
- HS trả lời.
là fructozơ.
- GV bổ sung.
- Sự chuyển hoá của glucozơ và fructozơ:
OH−
- GV: dựa vào cấu tạo, dự đoán tính chất hoá

Glucozơ ⇔ Fructozơ
học của fructozơ?
- Tính chất hoá học: Fructozơ có các phản
- HS dự đoán tính chất.
ứng hoá học tương tự glucozơ trừ phản ứng
- GV thông báo: trong môi trường kiềm, lên men và phản ứng với dung dịch Br .
2
fructozơ chuyển hoá thành glucozơ vì vậy mà
dù cấu tạo của fructozơ không có nhóm chức
CHO nhưng fructozơ vẫn có phản ứng tráng
bạc và phản ứng với Cu(OH)2 đun nóng.
- HS nắm được sự chuyển hoá của fructozơ
trong môi trường kiềm.
- GV: nêu các phản ứng minh hoạ tính chất
của fructozơ và hiện tượng đi kèm?
- HS trả lời.
- GV: nêu cách phân biệt glucozơ và
fructozơ?
- HS trả lời.
Hoạt động 3. Củng cố, luyện tập và giao bài về nhà
- GV tổ chức cho HS làm bài tập 1, 5b (25 –
SGK) và một số bài trong phiếu bài tập.
- HS làm bài tập.
- GV hướng dẫn HS cách giải bài tập có liên
quan đến yếu tố hiệu suất.
- HS nắm được cách giải của dạng bài tập có
gắn với yếu tố hiệu suất.
- GV gọi HS lên bảng chữa bài tập.
- GV giao bài về nhà:
+ Học lí thuyết glucozơ và fructozơ.

+ Làm bài tập trong phiếu bài tập.

22


Giáo viên: Nguyễn Văn Đàm Giáo án Hóa học 12 – Ban cơ bản

PHIẾU BÀI TẬP SỐ 03
Bài 1. Hoà tan 36 gam fructozơ vào nước thành 100ml dung dịch. Tính nồng độ mol/lit của
dung dịch thu được?
Bài 2. Cho 27 gam glucozơ tham gia phản ứng tráng bạc với hiệu suất 100%. Tính khối lượng
Ag thu được sau phản ứng?
Bài 3. Cho m gam glucozơ tráng bạc với hiệu suất 80% thu được 10,8 gam Ag sau phản ứng.
Tính m?
Bài 4. Lên men 54 gam glucozơ với hiệu suất phản ứng đạt 75%. Tính khối lượng ancol thu
được sau phản ứng?
Bài 5. Tính khối lượng glucozơ cần dùng để khi lên men với hiệu suất 80% thì thu được 9,2
gam ancol etylic?
Bài 6. Lên men glucozơ với hiệu suất 80% rồi cho toàn bộ khí sinh ra đi qua dung dịch nước
vôi trong dư thu được 40 gam kết tủa. TÍnh khối lượng glucozơ đã dùng?
Bài 7. Tính khối lượng sobitol thu được khi cho 24 gam glucozơ tham gia phản ứng với lượng
dư khí H2? Cho biết hiệu suất của phản ứng hiđro hoá đạt 75%?
Bài 8. Lên men 48 gam glucozơ rồi cho toàn bộ khí sinh ra đi qua dung dịch nước vôi trong
thu được 30 gam kết tủa và khối lượng dung dịch giảm 12,4 gam. Tính hiệu suất của phản
ứng lên men?
Bài 9. Cho m gam hỗn hợp glucozơ và fructozơ tham gia phản ứng tráng bạc thu được 43,2
gam Ag. Tính m? Biết phản ứng tráng bạc xảy ra hoàn toàn.
Bài 10. Lên men glucozơ với hiệu suất 80% thu được 4 lit cồn 900. Khối lượng riêng của
C2H5OH nguyên chất là 0,8gam/ml. Tính khối lượng glucozơ đã tham gia phản ứng?


23


Giáo viên: Nguyễn Văn Đàm Giáo án Hóa học 12 – Ban cơ bản
Tiết số 08

BÀI 6. SACCAROZƠ, XENLULOZƠ, TINH BỘT
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
a. Học sinh biết:
- Cấu trúc phân tử của saccarozơ, xenlulozơ, tinh bột và các tính chất điển hình của nó.
- Tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên và ứng dụng của saccarozơ, xenlulozơ, tinh bột.
b. Học sinh hiểu:
- Tinh bột và xenlulozơ không phải là đồng phân của nhau.
- Tính chất hoá học của chất phụ thuộc vào cấu tạo của chất đó.
2. Về kĩ năng
Rèn cho học sinh các kĩ năng:
- Viết phương trình phản ứng.
- Giải bài tập nhận biết, bài tập về phản ứng thuỷ phân.
3. Về thái độ
Học sinh có các thái độ tích cực:
- Hứng thú học tập bộ môn Hóa học.
- Phát hiện và giải quyết vấn đề một cách khách quan, trung thực trên cơ sở phân tích khoa
học.
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án.
- Tranh vẽ cấu tạo các chất.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Ôn tập về glucozơ và fructozơ.

- Chuẩn bị nội dung bài học ở nhà.
III. TRỌNG TÂM
- Tính chất hoá học của các chất.
- Phản ứng đặc trưng nhận biết các chất.
IV. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHÍNH
- Hoạt động nhóm nhỏ.
- Đàm thoại, gợi mở.
V. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY
Hoạt động của thầy và trò
Hoạt động 1. Hoạt động nhóm
- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm HS sử
dụng kĩ thuật khăn trải bàn tìm hiểu về cấu
tạo, tính chất vật lí, tính chất hoá học và trạng
thái tự nhiên của các chất saccarozơ, tinh bột
và xenlulozơ (mỗi nhóm HS nghiên cứu về 1
chất).
- Các nhóm HS nhận nhiệm vụ học tập.
- GV tổ chức cho các nhóm HS thảo luận
theo nhóm.

Nội dung ghi bảng
I. SACCAROZƠ
- CTPT: C12H22O11.
- M = 342.
- Cấu tạo: gồm 1 gốc glucozơ và 1 gốc
fructozơ liên kết với nhau qua nguyên tử O.

24



Giáo viên: Nguyễn Văn Đàm Giáo án Hóa học 12 – Ban cơ bản
Hoạt động của thầy và trò
- HS thảo luận nhóm.
- GV tổ chức cho đại diện các nhóm HS trình
bày.
- Đại diện các nhóm HS trình bày nội dung
được phân công.
- GV tổ chức thảo luận trong toàn lớp một số
câu hỏi:
+ Tại sao hồ tinh bột tạo được dung dịch
xanh tím khi tác dụng với iot nhưng khi đun
nóng thì màu xanh tím lại biến mất và khi để
nguội thì màu xanh tím lại xuất hiện trở lại?
+ Nêu sự chuyển hoá của tinh bột trong cơ
thể?
+ Tại sao phải trồng và bảo vệ cây xanh?
- HS cả lớp thảo luận.
- GV giới thiệu tranh vẽ mô tả cấu tạo phân
tử của các chất.
- GV bổ sung:
- GV bổ sung:
+ Phải dùng dung dịch H2SO4 70% mà
không dùng dung dịch loãng cho phản ứng
thuỷ phân xenlulozơ vì chỉ dung dịch này mới
hòa tan được xenlulozơ. Trong tự nhiên, phản
ứng thủy phân cũng xảy ra ở động vật ăn cỏ,
cũng như động vật nhỏ hơn là mối ăn gỗ nhờ
enzim xenluloza.
+ Xenlulozơ tác dụng với CS2 tạo thành
một dung dịch rất nhớt gọi là visco. Khi bơm

dung dịch nhớt này qua những lỗ rất nhỏ
ngâm trong dung dịch H2SO4 loãng,
xenlulozơ được giải phóng ra dưới những
dạng dài và mảnh, óng mượt như tơ gọi là tơ
visco. Xenlulozơ không phản ứng với
Cu(OH)2.

Nội dung ghi bảng
6

CH 2OH

H
4

HO

5

H
H

H
OH
3

H

2


OH

1

1

HOCH2

O

2

H
3

OH
OH 5
4

OH H

CH2 OH

6

→ Trong phân tử saccarozơ có các nhóm OH
liền kề.
- Tính chất vật lí: chất rắn, không màu, vị
ngọt, dễ tan trong nước.
- Tính chất hoá học:

+ Phản ứng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ
thường:
2C12H22O11+ Cu(OH)2  Cu(C12H21O11)2 +
2H2O
+ Phản ứng thuỷ phân:
C12H22O11+ H2O  C6H12O6 + C6H12O6
(glucozơ) (fructozơ)
- Trạng thái tự nhiên: có nhiều trong mía, củ
cải đường, cây thốt nốt.
- Ứng dụng: được dùng nhiều trong công
nghiệp thực phẩm để sản xuất bánh, kẹo,
nước giải khát… trong công nghiệp dược
phẩm để pha chế thuốc; là nguyên liệu trong
công nghiệp tráng gương và sản xuất ruột
phích.
II. TINH BỘT
- CTPT: (C6H10O5)n.
- Cấu tạo: Tinh bột do nhiều mắt xích glucozơ hợp lại và có công thức (C6H10O5)n
(n từ 1200 đến 6000). G ồm 2 loại:
+ Amilozơ có mạch xoắn lò xo, không
phân nhánh, phân tử khối khoảng 200.000
đvC. Trong phân tử amolozơ, các mắt xích glucozơ liên kết với nhau giữa nguyên tử C1
ở mắt xích này và nguyên tử C4 ở mắt xích
kia qua cầu oxi, gọi là các liên kết [1-4]
glicozit.
+ Amilopectin có mạch xoắn lò xo, phân
nhánh, phân tử khối lớn hơn amilozơ, khoảng
1000.000 đvC. Phân tử amolipectin được cấu
tạo bởi một số mạch amilozơ, các mạch này
nối với nhau giữa nguyên tử C1 ở mắt xích

đầu của mạch này với nguyên tử C6 ở mắt
xích giữa của mạch kia, qua nguyên tử oxi,
gọi là liên kết [1-6] glicozit.
25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×