Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

GIÁO ÁN TÍCH HỢP LIÊN MÔN LỊCH SỬ-NGỮ VĂN-ĐỊA LÍ-GDCD

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (191.6 KB, 14 trang )

GIÁO ÁN TÍCH HỢP LIÊN MÔN LỊCH SỬ-NGỮ VĂN-ĐỊA LÍ-GDCD
Bài 19: NHÂN DÂN VIỆT NAM KHÁNG CHIẾN
CHỐNG PHÁP XÂM LƯỢC (TỪ 1858 ĐẾN TRƯỚC 1873)
(Tiết 1)
I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài học sinh (HS) cần:
1. Về kiến thức
1.1 Môn Lịch sử
- Nêu được những nét chung về tình hình thế giới và Việt Nam giữa thế kỉ XIX
- Trình bày được thái độ của quan quân triều đình Nhà Nguyễn trong chiến sự ở Đà Nẵng
(1858) và Gia Định (1859-1860)
- Trình bày được phong trào kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta ở Đà Nẵng
và Gia Định
- Đánh giá về các chính sách của nhà Nguyễn.
1.2 Môn Địa lí
- Nhận xét về vị trí địa lí của Đà Nẵng và Gia Định trong kế hoạch tấn công của Đà Nẵng và
Gia Định của thực dân Pháp
1.3 Môn Ngữ Văn
- Thái độ chống Pháp của triều đình nhà Nguyễn và phong trào kháng chiến chống Pháp của
nhân dân ta qua một số tác phẩm văn học.
+ Bài thơ “Quân lệnh” của vua Tự Đức
+ Bài thơ “Chạy giặc”, “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” của Nguyễn Đình Chiểu
1.4 Môn GDCD
- Rút ra các bài học đạo đức từ các nhân vật lịch sử như Nguyễn Tri Phương, Nguyễn Đình
Chiểu
2. Về kĩ năng
2.1 Môn Lịch sử
- Kĩ năng quan sát tranh ảnh
- Kỹ năng đánh giá, tư duy, so sánh, phân tích, liên hệ, khái quát hoá kiến thức lịch sử
- Lập được bảng so sánh tinh thần kháng chiến chống Pháp của quan quân triều đình nhà
Nguyễn và nhân dân ta trong chiến sự ở Đà Nẵng và Gia Định.
2.2 Môn Địa lí


- Quan sát biểu đồ “sự phát triển kinh tế của các nước tư bản cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX”
để nhận xét về sự thay đổi vị trí của các nước tư bản.
- Sử dụng lược đồ Việt Nam và “lược đồ hành chính thời Nguyễn” để nhận xét về vị trí của
Đà Nẵng và Gia Định
2.3 Môn Ngữ văn
- Phân tích và cảm nhận thơ văn để thấy được thái độ chống Pháp của triều đình Nguyễn
cũng như phong trào chống Pháp của nhân dân ta.


2.4 Môn GDCD
- Rút ra bài học về tinh thần chiến đấu kiên cường, lòng gan dạ, dũng cảm
3. Về thái độ
- Lên án bản chất xâm lược của bọn đế quốc, thực dân Pháp
- Tự hào về truyền thống đánh giặc ngoại xâm giữ nước của ông cha ta.
- Ngợi ca công lao của các vị anh hùng trong cuộc đấu tranh chống Pháp xâm lược, bảo vệ
nền độc lập dân tộc như: Nguyễn Tri Phương, Trương Định….
II. Chuẩn bị
• Giáo viên
- Giáo án, SGK Lịch sử 11, tr 106 - 115
- Đại cương Lịch sử Việt Nam, tập 2, NXB Giáo dục
- Tranh ảnh lịch sử về triều đình nhà Nguyễn, vũ khí và quân đội thời Nguyễn, quá trình
Pháp xâm lược Việt Nam.
- Lược đồ quá trình Pháp xâm lược Việt Nam (1858 – 1873) và cuộc kháng chiến chống
Pháp của nhân dân Việt Nam
- Biểu đồ về sự phát triển kinh tế của các nước tư bản cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
- Lược đồ hành chính thời Nguyễn
- Máy chiếu, máy tình, bài giảng điện tử.
• Học sinh
- Vở ghi, SGK Lịch sử 11, tranh ảnh, tài liệu có liên quan đến bài học.
III.Tổ chức hoạt động dạy học

1. Ổn định lớp
2. Dẫn dắt vào bài mới
Sau một thời gian dò đường và chuẩn bị, chiều ngày 31/8/1858 liên quân Pháp-Tây Ban
Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng. Sáng sớm ngày 1/9/1858, chúng nổ súng đổ bộ lên
bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng), chính thức xâm lược nước ta theo kế hoạch “đánh nhanh thắng
nhanh”. Tuy nhiên sau 5 tháng Pháp chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà sau đó phải chuyển
hướng tấn công vào Gia Định theo kế hoạch “chinh phục từng gói nhỏ”. Lần này với ưu thế
về quân sự và lợi dụng sự bạc nhược của triều đình Huế Pháp đã chiếm được 6 tỉnh Nam kì,
rồi chuẩn bị tiến quân ra Bắc, kết thúc hai giai đoạn đầu tiên của quá trình Pháp xâm lược
Việt Nam (1858-1873).
Nhiệm vụ của cả lớp là sau khi học xong bài hãy trả lời cho cô 2 câu hỏi sau:
1) Nguyên nhân thực dân Pháp xâm lược Việt Nam là gì?
2) So sánh thái độ của triều đình và nhân dân trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp
xâm lược?


3) Tổ chức hoạt động dạy học trên lớp
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
Hoạt động 1: Tìm hiểu hoàn cảnh của Việt
Nam và thế giới trước khi thực dân Pháp xâm
lược nước ta.
- HS (liên hệ kiến thức lịch sử thế giới) trả lời
câu hỏi: Hãy kể tên các cuộc cách mạng tư sản
trên thế giới và cho biết những nét nổi bật của
tình hình thế giới giữa thế kỉ XIX?
- GV tổng kết: Sau thắng lợi của hàng loạt các
cuộc cách mạng tư sản khác nhau trên thế giới
như: Cách mạng tư sản Anh, Cách mạng tư sản
Pháp, chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa
anh ở Bắc Mĩ, rồi thì các cuộc cách mạng tư sản

năm 1848-1849 Ở châu Âu… đã tạo điều kiện và
mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh
mẽ. Đến giữa thế kỉ XIX, các nước tư bản
chuyển sang giai đoạn đế quốc. Chính bởi vậy
mà nhu cầu về thị trường và thuộc địa trở nên
quan trọng hơn bao giờ hết.
- HS (liên hệ kiến thức Lịch sử thế giới) trả lời
câu hỏi: Vậy trước sự phát triển mạnh mẽ của
chủ nghĩa tư bản như vậy, thì các nước châu Á,
Châu Phi, Châu Mĩ Latinh sẽ ra sao?
- GV nhận xét, bổ sung: Trước nhu cầu về thị
trường và thuộc địa của các nước tư bản đang
trong quá trình chuyển sang giai đoạn đế quốc
chủ nghĩa như vậy, các nước châu Á, Châu Phi,
Châu Mĩ latinh, đứng trước nguy cơ bị xâm lược
và trở thành thuộc địa của các nước đế quốc.
- HS đọc SGK trả lời câu hỏi: Trong bối cảnh
của thế giới như vậy, tình hình Việt Nam lúc này
như thế nào?( Là một nước phong kiến độc lập,
Chế độ phong kiến lâm vào khủng hoảng).
- GV dẫn dắt và đặt câu hỏi: Trong khi thế giới
các nước tư bản đang chuyển sang giai đoạn phát
triển cao nhất là chủ nghĩa đế quốc, thì Việt Nam
lúc này vẫn là một nước theo chế độ phong kiến
lạc hậu. Vậy yêu cầu đặt ra đối với nhà Nguyễn

KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
I. Hoàn cảnh
1. Tình hình thế giới giữa thế kỉ XIX
- CNTB chuyển sang giai đoạn đế

quốc chủ nghĩa => Nhu cầu về thị
trường và thuộc địa trở nên cấp thiết.

- Các nước châu Á, châu Phi, Châu Mĩ
Latinh đứng trước nguy cơ bị xâm
lược.

2. Tình hình Việt Nam
- Trước năm 1858 Việt Nam là một
quốc gia độc lập, có chủ quyền nhưng
chế độ phong kiến đang lâm vào tình
trạng khủng hoảng, suy yếu. Biểu
hiện:
+ Chính trị: Triều đình chuyên chế,
lạc hậu, bảo thủ


lúc này là gì? Đó chính là cải cách duy tân đất
nước, nhưng nhà Nguyễn có đáp ứng được
những yêu cầu trên hay không?
- HS (liên hệ kiến thức lịch sử thế giới): trả lời
câu hỏi: Em hãy lấy ví dụ về một số nước ở châu
Á đã tiến hành cải cách thành công, đưa đất
nước thoát khỏi số phận của một nước thuộc
địa? Qua đây em có nhận xét gì về những chính
sách mà nhà Nguyễn thi hành trong thời gian
này?
- Gợi ý câu trả lời của HS
+ Nhật Bản với cuộc “Duy Tân Minh trị” năm
1868 nên vẫn giữ được độc lập và phát triển

nhanh chóng về kinh tế, trở thành một nước đế
quốc hùng mạnh.
+ Xiêm cũng đã tiến hành mở cửa, cải cách đất
nước, bởi vậy mà thoát khỏi số phận của một
nước thuộc địa.
- GV nhận xét bổ sung: Nhật Bản và Xiêm là hai
tấm gương tiêu biểu đã tiến hành cải cách đất
nước để thoát khỏi thân phận của các nước thuộc
địa. Còn nhà Nguyễn lúc này lại chủ trương thi
hành các chính sách bảo thủ lạc hậu như: “bế
quan tỏa cảng”, “cấm đạo”, “giết đạo”, đóng cửa
không giao lưu với các nước bên ngoài.
- HS quan sát hình ảnh về vũ khí và quân đội nhà
Nguyễn kết hợp với (sử dụng kiến thức văn
học) trong bài thơ “Quân lệnh” của Vua Tự
Đức, để đưa ra các nhận xét, đánh giá về vũ khí
và quân đội của nhà Nguyễn. Từ đó hãy rút ra
kết luận về tình hình Việt Nam giữa thế thế kỉ
XIX?
“… bắn thì phát vẹo phát xiên
Không hề một phát trúng thuyền tàu ô
Hở ra để nó chạy vô
Bắt đi hai chiếc ai mô chẳng tường…”
- GV bổ sung và kết luận: So sánh giữa một bên
thế giới là sự phát triển hùng mạnh của CNTB và
một bên là sự bảo thủ, lạc hậu và ngày càng lún

+ Kinh tế:
*Nông Nghiệp: sa sút, mất mùa, đói
kém thường xuyên xảy ra

*Công thương nghiệp: đình đốn lạc
hậu do chính sách “bế quan toả cảng”
của nhà nước.
*Quân sự: lạc hậu, chính sách đối
ngọai sai lầm: “cấm đạo”, xua đuổi
giáo sĩ
* Xã hội: các cuộc khởi nghĩa chống
lại triều đình nổ ra khắp nơi

=>Việt Nam ngày càng lâm vào
khủng hoảng trầm trọng. Đứng trước
nguy cơ bị thực dân Pháp xâm lược.
Thực dân Pháp ráo riết chuẩn bị xâm


sâu vào khủng hoảng của vương triều Nguyễn. lược Việt Nam.
Bởi vậy nên Việt Nam ngày càng lạc hậu và
đứng trước nguy cơ bị xâm lược của thực dân
Pháp.
- HS quan sát: “biểu đồ về sự phát triển kinh tế
của các nước tư bản cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ
XX” và nhận xét về sự phát triển kinh tế và sự
thay đổi vị trí của các nước tư bản?
- GV (liên hệ kiến thức lịch sử thế giới) bổ
sung, kết luận: Vị trí kinh tế của các nước Tư
Bản thế kỉ XIX là Anh, Pháp, Mĩ, Đức. Anh và
Pháp là những nước tư bản vì tiến hành cách
mạng công nghiệp trước và hoàn thành cách
mạng tư sản sớm nên là hai nước có nên Kinh tế
phát triển nhất. Sự phát triển của kinh tế kéo theo

đó là nhu cầu về thị trường và thuộc địa của hai
nước này cần thiết hơn bao giờ hết. Bởi vậy mà
các nước châu Á, châu Phi và Châu Mĩ Latinh
trở thành mục tiêu hướng đến của các nước Anh,
Pháp.
- HS (liên hệ kiến thức phần Lịch sử Việt Nam
lớp 10) trả lời câu hỏi: Tại sao lại là thực dân
Pháp xâm lược Việt Nam mà không phải là một
nước khác?
- GV nhận xét, bổ sung: Ngoài những nguồn lợi
về kinh tế và thuộc địa mà Pháp muốn có được ở
Việt Nam. Sở dĩ thực dân Pháp ráo riết xâm lược
Việt Nam là vì giữa triều Nguyễn và thực dân
Pháp đã có mối quan hệ được thiết lập từ trước
đó. Cuối thế kỉ XVIII, khi phong trào nông dân
Tây Sơn nổ ra, Nguyễn Ánh cầu cứu các thế lực
nước ngoài để khôi phục lại quyền lực. Giám
mục Bá Đa Lộc đã nắm bắt cơ hội đó, tạo điều
kiện cho Tư Bản Pháp xâm lược vào Việt Nam.
Và lúc này trên thế giới Anh là một nước có nền
Kinh tế phát triển và hệ thống thuộc địa rộng lớn
“Mặt trời không bao giờ lặn trên đất nước Anh”,
thực dân Anh cũng đã chiếm mất Ấn Độ bởi vậy
mà Thực dân Pháp ráo riết tiến hành xâm lược


Việt Nam.
Hoạt động 2: Tìm hiểu chiến sự ở Đà Nẵng
năm (1858) và Gia Định năm (1859-1860).
- GV chia HS thành 2 nhóm hoàn thành phiếu

học tập về chiến sự ở Đà Nẵng và Gia Định (theo
mẫu)
+ Nhóm 1: Hoàn thành về chiến sự ở Đà Nẵng
năm 1858
+ Nhóm 2: Hoàn thành về chiến sự Gia Định
1859. (Xem phần phụ lục)
Mặt
Cuộc xâm Cuộc
Kết quả
trận
lược của
kháng
ý nghĩa
Pháp
chiến của
nhân dân
Đà
Nẵng
(1858)
Gia
Định
(1859)
Chiến sự ở Đà Nẵng (1858)
-HS quan sát lược đồ kết hợp với sử dụng kiến
thức môn Địa lí: Nhận xét về vị trí của Đà Nẵng
và trả lời câu hỏi: Tại sao Pháp chọn Đà Nẵng
làm mục tiêu tấn công đầu tiên?
- GV tích hợp kiến thức Địa lí: Giới thiệu về vị
trí địa lí của Đà Nẵng và lí giải tại sao Pháp lại
chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công đầu tiên.

Đà Nẵng là một hải cảng sâu và rộng, nằm trên
đường thiên lí Bắc – Nam, tàu chiến có thể ra
vào dễ dàng. Hậu phương của Đà Nẵng là vùng
đồng bằng Nam – Ngãi có thể lợi dụng để thực
hiện âm mưu “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”.
Đà Nẵng chỉ cách Huế khoảng 100km, qua Đèo
Hải Vân. Tại đây có nhiều người theo đạo Thiên
chúa.
- HS đọc SGK trả lời câu hỏi: Em có nhận xét gì
về thái độ và hành động của triều đình nhà
Nguyễn?

II. Chiến sự ở Đà Nẵng năm 1858
và Gia Định năm 1859-1860

1. Chiến sự ở Đà Nẵng 1858
-Ngày 31/8/1858, liên quân Pháp –
Tây Ban Nha dàn trận tại cửa biển Đà
Nẵng
=>Âm mưu chiếm Đà Nẵng làm căn
cứ rồi tấn công ra Huế buộc triều
Nguyễn đầu hàng.
- Ngày 1/9/1858, Pháp nổ sung tấn
công bán đảo Sơn Trà.
- Với chiến thuật “vườn không nhà
trống”, nhân dân chiến đấu kìm chân
địch.
 Tháng 2/1859, Pháp buộc phải rút
quân.
=>Bước đầu làm thất bại âm mưu

“đánh nhanh, thắng nhanh” của Pháp.


- HS đọc bài thơ “Chạy giặc” và tác phẩm “Văn
tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” của Nguyễn Đình Chiểu
để trả lời câu hỏi: Qua bài thơ Em có nhận xét gì
về phong trào chống Pháp của nhân dân ta?
- GV tích hợp kiến thức văn học để làm rõ sự
khổ cực và tinh thần chống Pháp của nhân dân ta:
Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ lớn của đất nước
ta trong thế kỷ XIX. Mắt bị mù loà giữa thời trai
trẻ, con đường công danh sự nghiệp dở dang,
nhưng ông đã không khoanh tay trước những bất
hạnh cay đắng. Bài thơ “Chạy giặc” là một bài
ca yêu nước chống xâm lăng. Năm 1859, thực
dân Pháp nổ súng tấn công thành Gia Định, đất
nước rơi vào thảm hoạ - Nguyễn Đình Chiểu viết
bài thơ “Chạy giặc”. Tiếng súng Tây bất ngờ nổ
rền trời đã làm cho nhịp sống ấy bị đảo lộn. Cảnh
chiến tranh đã bắt đầu. “Một bàn cờ thế” là hình
ảnh ẩn dụ nói về thời cuộc, về cuộc chiến giằng
co, ác liệt. “Một bàn cờ thế phút sa tay” nói lên
sự thất thủ của quân Triều đình tại thành Gia
Định diễn ra quá nhanh chóng. Hai câu thơ đầu
như một thông báo về sự kiện lịch sử bi thảm
diễn ra vào năm 1859. Đằng sau câu thơ là nỗi lo
lắng và kinh hoàng của nhà thơ trước thảm hoạ
quê hương đất nước thân yêu của mình bị giặc
Pháp chiếm đóng và giày xéo.
“Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy,

Mất ổ bầy chim dáo dác bay”.
Cặp từ láy “lơ xơ” và “dáo dác” gợi tả sự hoảng
loạn và kinh hoàng đến cực độ. Cảnh trẻ con lạc
đàn, chim vỡ tổ là hai thi liệu chọn lọc điển hình
theo cách nói của dân gian tả cảnh chạy giặc vô
cùng thảm thương.
Tác giả lên án tội ác của giặc Pháp càn quét, đốt
nhà, giết người, cướp của tàn phá quê hương.
“Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng,
Nỡ để dân đen mắc nạn này?”
Nhà thơ vừa trách móc quan quân Triều đình
hèn yếu, thất trận để giặc chiếm đóng quê hương,


vừa mong đợi người anh hùng tài giỏi ra tay đánh
giặc để cứu nước, cứu dân thoát khỏi cảnh lầm
than.
Bất chấp thái độ của triều đình, nhân dân ta vẫn
anh dũng chiến đấu làm thất bại kế hoạch đánh
nhanh thắng nhanh của Pháp buộc chúng phải
chuyển sang kế hoạch chinh phục từng gói nhỏ.
• Chiến sự ở Gia Định
- HS quan sát lược đồ:“Hành chính thời
Nguyễn” nhận xét về vị trí địa lí của Gia Định
và trả lời câu hỏi: Tại sao Pháp lại đánh Gia
Định chứ không đánh gia Bắc kì?
- GV tích hợp kiến thức Địa lí:
+ Gia Định xa Trung Quốc sẽ tránh được sự can
thiệp của nhà Thanh.
+ Xa kinh đô Huế sẽ tranh được sự tiếp viện của

triều đình Huế.
+ Chiếm được Gia Định coi như là chiếm được
kho lúa gạo của triều đình Huế, gây khó khăn
cho triều đình.
+ Đánh xong Gia Định sẽ theo đường sông Cửu
Long, đánh ngược lên Campuchia (Cao Miên)
làm chủ lưu vực sông Mê Kông.
-HS trả lời câu hỏi: Ai là người đã lãnh đạo và tổ
chức nhân dân ta chống Pháp ở Gia Định? Trình
bày hiểu biết của em về nhân vật này?
-GV nhận xét, bổ sung và tạo biểu tượng về nhân
vật Lịch sử Nguyễn Tri Phương (Phụ lục)
- HS (liên hệ kiến thức môn GDCD) rút ra bài
học về đạo đức bằng cách trả lời câu hỏi: Em có
suy nghĩ như thế nào về tinh thần chiến đấu của
nhân dân và một số tấm gương chiến đấu dũng
cảm của triều đình như: Nguyễn Tri Phương?Và
em rút ra được bài học gì trong cuộc sống?
- GV tích hợp kiến thức GDCD: Nguyễn Tri
Phương và nhân dân ta đã anh dũng chiến đấu,
chống thực dân Pháp, với tinh thần sẵn sàng
không sợ hi sinh. Đây là những tấm gương về
tinh thần hi sinh vì cuộc sống của nhân dân và sự

3.Chiến sự ở Gia Định (1859-1860)
- Âm mưu của Pháp: chiếm Gia Định
để mở rộng chiếm Nam Kì, bao vây
kinh tế của triều đình Nguyễn và lập
cơ sở mở rộng chiến tranh.


- Cuộc kháng chiến của nhân dân
- Tháng 2/1859 Pháp đánh vào Gia
Định, đến ngày 17/2/1859, Pháp đánh
chiếm thành Gia Định.
- Năm 1860 Pháp gặp nhiều khó khăn
 dừng các cuộc tấn công, lực lượng
địch ở Gia Định rất mỏng
- Nhân dân chủ động kháng chiến
ngay từ đầu: chặn đánh, quấy rối và
tiêu diệt địch.
- Triều đình không tranh thủ tấn công
mà cử Nguyễn Tri Phương vào Gia
Định xây dựng phòng tuyến Chí Hoà
để chặn giặc


độc lập cho đất nước. Mà mỗi HS chúng ta cần
phải trân trọng và ghi nhớ. Mỗi khi các em đi học
hay đi đâu qua các tuyến đường mang tên các
anh hùng như Nguyễn Tri Phương thì hãy nhớ về
tinh thần chiến đấu dũng cảm của ông và nhân - Kết quả:
dân, để không ngừng học tập và rèn luyện.
- Làm thất bại kế hoạch đánh nhanh
- HS đọc SGK trả lời câu hỏi: Em có nhận xét gì thắng nhanh của thực dân Pháp buộc
về kết quả cuộc kháng chiến của nhân dân ta ở chúng phải chuyển sang chinh phục
Đà Nẵng và Gia Định?
từng gói nhỏ.
- GV nhận xét bổ sung: ngay từ khi Pháp xâm - Pháp không mở rộng đánh chiếm
lược, nhân dân ta cùng quan quân triều đình nhà được Gia Định, ở vào thế “tiến thoái
Nguyễn đã anh dũng đứng lên đánh giặc, làm lưỡng nan”

thất bại kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của
thực dân Pháp buộc chúng phải thực hiện kế
hoạch “chinh phục từng gói nhỏ”. Tuy nhiên
trong quá trình kháng chiến chống Pháp, triều
đình nặng về phòng thủ, bỏ lỡ nhiều cơ hội đánh
Pháp. Trái lại nhân dân kháng chiến với tinh thần
tích cực, chủ động rất cao, tự nguyện đứng lên
kháng chiến.
4. Củng cố
- GV hướng dẫn HS trả lời 2 câu hỏi định hướng nêu ở đầu bài:
Câu 1: Nguyên nhân thực dân Pháp xâm lược Việt Nam là gì?
Câu 2: So sánh thái độ của triều đình và nhân dân trong cuộc đấu tranh chống thực dân
Pháp xâm lược?
5. Dặn dò
- HS học bài cũ, xem trước bài mới. Tìm hiểu về tiểu sử, sự nghiệp của Nguyễn Tri Phương,
Hoàng Diệu.
TƯ LIỆU THAM KHẢO
Nguyễn Tri Phương
Chân dung Nguyễn Tri Phương trong SGK trong tư thế ngồi, với trang phục quan lại
triều Nguyễn. Ông có khuôn mặt vuông chữ điền, toát lên vẻ cương nghị chính trực. Ông tên
thật là Nguyễn Văn Chương, sinh ngày 21/7/1800, tại làng Đường Long, huyện Phong Điền,
tỉnh Thừa Thiên Huế, trong một gia đình làm ruộng và nghề mộc. Ngay từ khi còn trẻ tuổi
ông đã luôn tỏ rõ ý chí tự lập, phấn đấu vì nghiệp lớn. Là người trung trực và tận tụy với
công việc, ông được vua Minh Mạng tin tưởng giao nhiều trọng trách trong triều đình.
Tháng 5/1847, ông được triệu về kinh, thăng hàm chánh Hiệp biện đại học sĩ, lãnh
Thượng thư bộ Công. Năm 1850, vua Tự Đức cải tên ông thành Nguyễn Tri Phương. Trong


thời gian này ông vận động nhân dân khai khẩn đất hoang, lập nhiều đồn điền, ổn định cuộc
sống. Sau khi vua Thiệu Trị mất ông được đình thần tôn làm Phụ chính Đại thần.

Khi thực dân Pháp tấn công vào cửa biển Đà Nẵng, mở đầu quá trình xâm lược nước
ta, Nguyễn Tri Phương được triều đình cử làm Tổng chỉ huy mặt trận Quảng Nam, ông đã
lãnh đạo quân dân Đà Nẵng chiến đấu dũng cảm, với chiến thuật hợp lí, làm thất bại âm mưu
“đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân Pháp.
Năm 1872 ông được điều về giữ chức Tuyên sát đổng sức đại thần, thay mặt triều đình xem
xét việc quân sự ở Bắc Kì.
Đêm ngày 19 rạng sáng ngày 20/11/1873, Gác-ni-ê đánh úp thành Hà Nội. Quân
Pháp bất ngờ đánh chiếm vòng phòng thủ bên ngoài của hai cửa phía nam. Đồng thời pháo
từ các thuyền chiến cũng bắn lên dữ dội. Tổng đốc Nguyễn Tri Phương thân chinh chỉ huy
quân sĩ chiến đấu ở cửa Nam thành. Cuộc chiến diễn ra quyết liệt, con trai ông là Nguyễn
Lâm bị trúng đạn chết, còn ông bị trọng thương, bị Pháp bắt. Ông từ chối sự chữa chạy của
Pháp cho rằng: “Bây giờ nếu ta chỉ gắng mà sống, sao bằng thung dung chết cho việc
nghĩa”, rồi tuyệt thực gần một tháng đến lúc chết (20/12/1873) thọ 73 tuổi.
Tấm gương quên mình vì nước của ông được nhân dân khâm phục, kính trọng ông
được thờ trong đền Trung Liệt cùng với Hoàng Diệu trên gò Đống Đa với câu đối:
“Thử thành quách, thử giang sơn, bách chiến phong thần dư xích địa
Vi nhật tinh, vi hà nhạc, thập niên tâm sự vọng thanh niên
Dịch: Kia thành quách, kia non sông, trăm trận phong trần còn thước đất
Là trời sao, là sông núi, mười năm tâm sự với trời xanh”
(Nguồn: Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa Lịch sử lớp 11 THPT, Nhà
xuất bản Đại học Sư phạm)


PHIẾU HỌC TẬP: CHIẾN SỰ Ở ĐÀ NẴNG VÀ GIA ĐỊNH
HS thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu học tập sau:
Mặt trận

Đà Nẵng
1859


Gia Định
1859 -1860

Cuộc xâm lược của thực
dân Pháp

Cuộc kháng chiến của
nhân dân Việt Nam

Kết quả, ý nghĩa


BẢNG PHỤ LỤC: CHIẾN SỰ Ở ĐÀ NẴNG VÀ GIA ĐỊNH
Mặt
trận

Cuộc xâm lược của
thực dân Pháp

- Ngày 31/8/1858,
liên quân Pháp - Tây
Ban Nha dàn trận
Đà
trước cửa biển Đà
Nẵng Nẵng.
1859 - Ngày 1/9/1858 Pháp
tấn công bán đảo Sơn
Trà, mở đầu cuộc
xâm lược Việt Nam
- Tháng 2/1859 Pháp

đánh vào Gia Định,
đến ngày 17/2/1859,
Gia
Pháp đánh chiếm
Định thành Gia Định.
1859 - Năm 1860 Pháp gặp
-186 nhiều khó khăn 
dừng các cuộc tấn
0
công, lực lượng địch
ở Gia Định rất mỏng

Cuộc kháng chiến của nhân
dân Việt Nam

Kết quả, ý nghĩa

- Triều đình cử Nguyễn Tri
Phương chỉ huy kháng chiến
- Quân dân ta anh dũng chống
trả quân xâm lược đẩy lùi các
đợt tấn công của địch, thực
hiện kế hoạch “vườn không
nhà trống” gây cho địch nhiều
khó khăn.
- Khí thế kháng chiến sôi sục
trong cả nước
- Nhân dân chủ động kháng
chiến ngay từ đầu: chặn
đánh, quấy rối và tiêu diệt

địch.
- Triều đình không tranh thủ
tấn công mà cử Nguyễn Tri
Phương vào Gia Định xây
dựng phòng tuyến Chí Hoà
để chặn giặc.
- Nhân dân tiếp tục tấn công
địch ở đồn Chợ Rẫy tháng
7/1860, trong khi triều đình
xuất hiện tư tưởng chủ hoà

- Pháp bị cầm chân
tại Đà Nẵng từ
tháng 8/1858 đến
tháng 2/1859, kế
hoạch đánh nhanh
thắng nhanh bước
đầu bị thất bại.

- Làm thất bại kế
hoạch đánh nhanh
thắng nhanh của
thực dân Pháp
buộc chúng phải
chuyển sang
chinh phục từng
gói nhỏ.
- Pháp không mở
rộng đánh chiếm
được Gia Định, ở

vào thế “tiến thoái
lưỡng nan”





×