Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

VAI TRÒ CỦA VIỆC XÂY DỰNG VĂN HÓA TRONG TỔ CHỨC 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (69.21 KB, 2 trang )

VAI TRÒ CỦA VIỆC XÂY DỰNG VĂN HÓA TRONG TỔ CHỨC
1. Văn hóa doanh nghiệp tạo cho mỗi thành viên hiểu được giá trị của bản thân họ đối với
công ty
Một tổ chức chỉ có thể phát triển khi tất cả mọi thành viên đều hiểu được họ đang đi đâu? Họ
đang làm gì? Và vai trò của họ đến đâu? Với những mục tiêu rất cụ thể, họ được sống trong một
môi trường tự do cống hiến, chia sẻ ý tưởng, được ghi nhận khi thành công … tất cả đều được
hiểu rằng, họ là thành phần không thể thiếu của công ty. Họ như một mắt xích trong một
chuỗi dây chuyền đang hoạt động, toàn bộ hệ thống cũng phải ngừng theo nếu bị thiếu một mắc
xích. Các nhân viên đang thi hành công việc của tổ chức, và họ đã được ghi nhận tham gia sẽ
khiến họ có cảm giác như đang được làm cho chính bản thân họ.
Một dẫn chứng hùng hồn cho nhận định này là môi trường làm việc tại hãng hàng không
Southwest Airlines. Hãng hàng không này, là hãng hàng không đầu tiên trên thế giới thực hiện
bán cổ phần cho nhân viên. Ngoài một văn hoá cởi mở, nhân viên ở đây đã làm việc một cách
hăng say, vì họ đang làm việc cho chính bản thân họ.
2. Tạo động lực làm việc
Văn hóa doanh nghiệp giúp nhân viên thấy rõ mục tiêu, định hướng và bản chất công việc
mình làm. Văn hóa doanh nghiệp còn tạo ra các mối quan hệ tốt đẹp giữa các nhân viên và một
môi trường làm việc thoải mái, lành mạnh. Văn hóa doanh nghiệp phù hợp giúp nhân viên có
cảm giác mình làm công việc có ý nghĩa hãnh diện vì là một thành viên của doanh nghiệp. Điều
này càng có ý nghĩa khi tình trạng “chảy máu chất xám” đang phổ biến. Lương và thu nhập chỉ là
một phần của động lực làm việc. Khi thu nhập đạt đến một mức nào đó, người ta sẵn sàng đánh
đổi chọn mức thu nhập thấp hơn để được làm việc ở một môi trường hoà đồng, thoải mái, được
đồng nghiệp tôn trọng.
Một sự đoàn kết, một khí thế làm việc của công ty cần thiết nhất khi công ty ấy đang ở trong thời
kỳ khó khăn, thử thách, đặc biệt là những công ty đang trên bờ vực của sự phá sản. Tất cả mọi
thành viên của công ty cần tinh thần đoàn kết và hy sinh. Công ty có cấp độ càng cao, có ảnh
hưởng lớn thì các thành viên càng cần phải hy sinh nhiều hơn. Để vượt qua những tình thế khó
khăn, công ty cần một sức mạnh tổng lực để chống đỡ và sức mạnh ấy chỉ đạt được khi nó có
một Văn hóa Doanh nghiêp – văn hóa của sự hy sinh, văn hoá của sự đoàn kết.
Một dẫn chứng tiêu biểu cho văn hoá này là Lee Iacocca và nhân viên công ty Chrysler của ông.
Năm 1978, khi ông vừa bước chân tới, công ty đang rơi vào tình cảnh phá sản, với 130.000 cán


bộ công nhân viên có nguy cơ thất nghiệp. Ông và các cộng sự của ông đã đưa cào một văn hoá
của sự hy sinh quên mình. Ai ai cũng cố gắng làm việc. Tất cả vì sự sống còn của công ty. Vì sự
bình an của mọi người. Tuy nhiên, một điều hiển nhiên rằng, trong tình cảch khó khăn, sự hy
sinh của một người sẽ không bao giờ mang lại thành công, nhưng phải cần một tập thể hy sinh.
3. Điều phối và kiểm soát


Văn hóa doanh nghiệp điều phối và kiểm soát hành vi các nhân bằng các câu truyện, truyền
thuyết; các chuẩn mực, thủ tục, quy trình, quy tắc... Khi phải ra một quyết định phức tạp, văn
hoá doanh nghiệp giúp ta thu hẹp phạm vi các lựa chọn phải xem xét, từ đó đưa ra những quyết
định đúng đắn, phù hợp với những gía trị công ty đang hướng tới.
4. Giảm xung đột
Văn hóa doanh nghiêp là keo gắn kết các thành viên của doanh nghiệp. Nó giúp các thành viên
thống nhất về cách hiểu vấn đề, đánh giá, lựa chọn và định hướng hành động trong các tình
huống. Khi ta phải đối mặt với xu hướng xung đột lẫn nhau thì văn hoá chính là yếu tố giúp mọi
người hoà nhập và thống nhất với nhau.
5. Lợi thế cạnh tranh
Tổng hợp các yếu tố gắn kết, điều phối, kiểm soát, tạo động lực... làm tăng hiệu quả hoạt động
và tạo sự khác biệt của doanh nghiệp trên thị trường. Hiệu quả và sự khác biệt sẽ giúp doanh
nghiệp cạnh tranh tốt trên thị trường.



×