Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Các quy định pháp luật về ủy ban kiểm sát

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.49 KB, 9 trang )

Mở
Kể từ khi thành lập, VKSND đã khẳng định vai trò là một thiết chế hữu hiệu
trong việc bảo vệ Hiến pháp và pháp luật, đấu tranh với các loại tội phạm, mang lại
niềm tin trong nhân dân trong việc bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người. Để đạt
được thành công đó, đóng góp của ủy ban kiểm sát là không thể không nhắc tới.
Các quy định pháp luật về ủy ban kiểm sát đã được quy định rõ trong Luật tổ chức
viện kiểm sát nhân dân 2014.


1.Tổ chức Ủy ban kiểm sát trong Viện kiểm sát nhân dân
Về mặt tổ chức, Ủy ban kiểm sát thành lập ở 3 cấp Viện kiểm sát nhân dân
là Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao và Viện kiểm
sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được quy định tại khoản 2 Điều
7 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014.
“Điều 7. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân
2. Tại Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm
sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Viện kiểm sát quân sự trung
ương, Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương thành lập Ủy ban kiểm sát
để thảo luận và quyết định theo đa số những vấn đề quan trọng, cho ý kiến về các
vụ án, vụ việc trước khi Viện trưởng quyết định theo quy định tại các Điều 43, 45,
47, 53 và 55 của Luật này.”
Có thể thấy quy định tổ chức Ủy ban kiểm sát ở 3 cấp như trên là rất hợp lý.
Vì: VKSND tối cao và VKSND cấp tỉnh là những cấp kiểm sát có hoạt động
nghiệp vụ toàn diện, có vai trò quản lý, chỉ đạo, điều hành viện kiểm sát cấp dưới
về mọi mặt, có quan hệ chặt chẽ với tổ chức Đảng và chịu trách nhiệm báo cáo trực
tiếp trước các cơ quan dân cử. VKSND cấp tỉnh bên cạnh việc thực hiện phương
hướng, nhiệm vụ, kế hoạch công tác, chỉ thị, thông tư, quyết định của VKSND tối
cao, còn phải thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, do vậy cần thành lập
Ủy ban kiểm sát để thảo luận và quyết định những vấn đề quan trọng trong tổ chức
và hoạt động của đơn vị và thảo luận, cho ý kiến các vụ án hình sự, hành chính, vụ
việc dân sự phức tạp giúp Viện trưởng có quyết định giải quyết khách quan, đúng


pháp luật.
VKSND cấp cao tuy có thẩm quyền không đầy đủ như các cấp kiểm sát khác
(chỉ có thẩm quyền thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm, giám
đốc thẩm, tái thẩm các vụ án), nhưng xét về vị trí, vai trò, VKSND cấp cao là cấp
trên của VKSND cấp tỉnh và VKSND khu vực (hoặc cấp huyện) về nghiệp vụ thực
hành quyền công tố và kiểm sát xét xử. Đây là lĩnh vực công tác rất quan trọng của
VKSND nên cần thiết phải tổ chức Ủy ban kiểm sát để quyết định chương trình, kế
hoạch, báo cáo tổng kết của VKSND cấp cao về lĩnh vực công tác này; đồng thời,
quyết định những vấn đề khác về tổ chức, cán bộ của VKSND cấp cao.


VKSND khu vực (hoặc cấp huyện) có nơi số lượng cán bộ ít, không bảo
đảm cho việc thành lập Ủy ban kiểm sát, đồng thời, về tính chất nhiệm vụ thì Viện
trưởng có thể quyết định ngay. Những khó khăn, vướng mắc trong công tác
nghiệp vụ của VKSND khu vực (hoặc cấp huyện) đã có các phòng nghiệp vụ thuộc
VKSND cấp tỉnh hướng dẫn, chỉ đạo, lại không có đơn vị cấp dưới nên không cần
thiết phải thành lập Ủy ban kiểm sát.
2.Cơ cấu, thành phần của Ủy ban kiểm sát của Viện kiểm sát nhân dân
Về cơ cấu thành phần của Ủy ban kiểm sát của Viện kiểm sát nhân dân được
quy định trong Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 tại khoản 1 Điều
43,45,47.
“Điều 43. Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân tối cao
1. Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân tối cao gồm có:
a) Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
b) Các Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
c) Một số Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Ủy ban thường vụ Quốc
hội quyết địnhtheo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.”

“Điều 45. Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân cấp cao
1. Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân cấp cao gồm có:

a) Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao;
b) Các Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao;
c) Một số Kiểm sát viên.”

“Điều 47. Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh
1. Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh gồm có:


a) Viện trưởng;
b) Các Phó Viện trưởng;
c) Một số Kiểm sát viên.”

Theo đó, Viện trưởng và các Phó Viện trưởng VKSND là thành phần đương
nhiên của Ủy ban kiểm sát. Ngoài ra, còn có một số Kiểm sát viên khác, các kiểm
sát viên này ở Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết
định theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; còn nếu ở Viện
kiểm sát nhân dân cấp cao và cấp tỉnh thì do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân
tối cao quyết định theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao và
cấp tỉnh.
3. Vai trò, nhiệm vụ, chức năng của Ủy ban kiểm sát trong Viện kiểm sát nhân dân
Giống như luật tổ chức VKSND 2002, luật tổ chức VKSND năm 2014 tiếp
tục quy định Ủy ban kiểm sát có quyền quyết định những vấn đề quan trọng về tổ
chức và hoạt động của VKSND. Riêng đối với các vụ án hình sự, vụ án hành
chính, vụ việc dân sự,… quan trọng thì Luật không giao cho Ủy ban kiểm sát
quyền quyết định như trước mà chỉ có vai trò tư vấn cho Viện trưởng khi Viện
trưởng thấy cần thiết, bảo đảm phù hợp với quy định của các luật tố tụng về tư
cách tiến hành tố tụng và nguyên tắc chịu trách nhiệm trong hoạt động tư pháp của
Viện trưởng VKSND.
Điều 43. Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân tối cao
2. Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân tối cao họp do Viện trưởng chủ trì để

thảo luận và quyết định những vấn đề quan trọng sau đây:
a) Chương trình, kế hoạch công tác của ngành Kiểm sát nhân dân;
b) Dự án luật, pháp lệnh trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội; báo cáo của
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ
Quốc hội, Chủ tịch nước;
c) Bộ máy làm việc của Viện kiểm sát nhân dân tối cao;


d) Báo cáo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao trình Ủy ban thường
vụ Quốc hội về những ý kiến của Viện trưởng không nhất trí với nghị quyết của
Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; kiến nghị của Viện kiểm sát nhân
dân tối cao về công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm gửi Thủ tướng Chính
phủ;
đ) Xét tuyển người đang công tác tại Viện kiểm sát nhân dân tối cao đủ điều kiện
dự thi vào ngạch Kiểm sát viên cao cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên sơ
cấp;
e) Đề nghị Hội đồng tuyển chọn Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao
tuyển chọn, xem xét việc miễn nhiệm, cách chức Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân
dân tối cao.
Xem xét, đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm lại, miễn
nhiệm, cách chức Kiểm sát viên cao cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên sơ
cấp đang công tác tại Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
3. Ủy ban kiểm sát ban hành nghị quyết khi thực hiện thẩm quyền tại khoản 2 Điều
này. Nghị quyết của Ủy ban kiểm sát phải được quá nửa tổng số thành viên biểu
quyết tán thành; trường hợp biểu quyết ngang nhau thì thực hiện theo phía có ý
kiến của Viện trưởng.
4. Theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Ủy ban kiểm sát
thảo luận, cho ý kiến về các vụ án hình sự, vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn
nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động phức tạp để Viện trưởng xem
xét, quyết định.


Điều 45. Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân cấp cao
3. Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân cấp cao họp do Viện trưởng chủ trì để
thảo luận và quyết định những vấn đề quan trọng sau đây:
a) Việc thực hiện chương trình, kế hoạch công tác, chỉ thị, thông tư và quyết định
của Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
b) Báo cáo tổng kết công tác của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao;


c) Xét tuyển người đang công tác tại Viện kiểm sát nhân dân cấp cao đủ điều kiện
dự thi vào ngạch Kiểm sát viên cao cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên sơ
cấp;
d) Xem xét, đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm lại, miễn
nhiệm, cách chức Kiểm sát viên cao cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên sơ
cấp đang công tác tại Viện kiểm sát nhân dân cấp cao.
4. Ủy ban kiểm sát ban hành nghị quyết khi thực hiện thẩm quyền tại khoản 3 Điều
này. Nghị quyết của Ủy ban kiểm sát phải được quá nửa tổng số thành viên biểu
quyết tán thành; trường hợp biểu quyết ngang nhau thì thực hiện theo phía có ý
kiến của Viện trưởng. Nếu Viện trưởng không nhất trí với ý kiến của đa số thành
viên Ủy ban kiểm sát thì thực hiện theo quyết định của đa số, nhưng có quyền báo
cáo Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
5. Theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Ủy ban kiểm sát
thảo luận, cho ý kiến về các vụ án hình sự, vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn
nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động phức tạp để Viện trưởng xem
xét, quyết định.
Điều 47. Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh
3. Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh họp do Viện trưởng chủ trì để
thảo luận và quyết định những vấn đề sau đây:
a) Việc thực hiện chương trình, kế hoạch công tác, chỉ thị, thông tư và quyết định
của Viện kiểm sát nhân dân tối cao; việc thực hiện chương trình, kế hoạch công

tác của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao;
b) Báo cáo tổng kết công tác với Viện kiểm sát nhân dân cấp trên, báo cáo công
tác trước Hội đồng nhân dân cùng cấp;
c) Xét tuyển người đang công tác tại Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện
đủ điều kiện dự thi vào ngạch Kiểm sát viên cao cấp, Kiểm sát viên trung cấp,
Kiểm sát viên sơ cấp;
d) Xem xét, đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm lại, miễn
nhiệm, cách chức Kiểm sát viên cao cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên sơ
cấp đang công tác tại Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện.


4. Ủy ban kiểm sát ban hành nghị quyết khi thực hiện thẩm quyền tại khoản 3 Điều
này. Nghị quyết của Ủy ban kiểm sát phải được quá nửa tổng số thành viên biểu
quyết tán thành; trường hợp biểu quyết ngang nhau thì thực hiện theo phía có ý
kiến của Viện trưởng. Nếu Viện trưởng không nhất trí với ý kiến của đa số thành
viên Ủy ban kiểm sát thì thực hiện theo quyết định của đa số, nhưng có quyền báo
cáo Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
5. Theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban kiểm sát
thảo luận, cho ý kiến về các vụ án hình sự, vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn
nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động phức tạp để Viện trưởng xem
xét, quyết định.

Có thể thấy, Ủy ban kiểm sát sẽ thảo luận và quyết định những vấn đề quan trong
như
-

Việc thực hiện chương trình, kế hoạch công tác, chỉ thị, thông tư và quyết
định của Viện kiểm sát nhân dân cấp trên;

-


Báo cáo tổng kết công tác với Viện kiểm sát nhân dân cấp trên, báo cáo công
tác trước Hội đồng nhân dân cùng cấp;

-

Xét tuyển người đủ điều kiện dự thi vào ngạch Kiểm sát viên cao cấp, Kiểm
sát viên trung cấp, Kiểm sát viên sơ cấp

-

Xem xét, đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm lại,
miễn nhiệm, cách chức Kiểm sát viên cao cấp, Kiểm sát viên trung cấp,
Kiểm sát viên sơ cấp

Ủy ban kiểm sát sẽ ban hành nghị quyết khi thực hiện các thẩm quyền trên.
Nghị quyết của Ủy ban kiểm sát phải được quá nửa tổng số thành viên biểu quyết
tán thành; trường hợp biểu quyết ngang nhau thì thực hiện theo phía có ý kiến của
Viện trưởng. Khi Viện trưởng không nhất trí với ý kiến của đa số thành viên ủy
ban kiểm sát thì vẫn thực hiện theo quyết định của đa số, nhưng có quyền báo cáo
lên cấp trên (lên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nếu là Viện trưởng Viện kiểm sát
nhân dân tối cao; lên Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao nếu là Viện
trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao và cấp tỉnh). Như vậy, quy định này vừa
bảo đảm mở rộng dân chủ, phát huy trí tuệ của tập thể, vừa đề cao trách nhiệm của
Viện trưởng, đó là sự kết hợp hài hòa giữa nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ
chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước theo quy định của Hiến pháp với


nguyên tắc tập trung thống nhất lãnh đạo trong ngành kiểm sát theo quy định tại
Điều 7. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân

Cùng với đó, Theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân, Ủy
ban kiểm sát thảo luận, cho ý kiến về các vụ án hình sự, vụ án hành chính, vụ việc
dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động phức tạp để Viện
trưởng xem xét, quyết định.
Đây là điểm mới so với trước đó. Khi Ủy ban kiểm sát không còn quyền
quyết định như Luật tổ chức Viện kiểm sát 2002 quy định mà chỉ có vai trò tư vấn
cho Viện trưởng khi Viện trưởng thấy cần thiết, bảo đảm phù hợp với quy định của
các luật tố tụng về tư cách tiến hành tố tụng và nguyên tắc chịu trách nhiệm trong
hoạt động tư pháp của Viện trưởng VKSND.


Kết
Trong tình hình đất nước đang trên đà hội nhập phát triển, hệ thống pháp luật
còn tồn tại những hạn chế, khiếm khuyết nhất định và đòi hỏi chất lượng công tác
tư pháp nói chung và chất lượng công tác kiểm sát nói riêng ngày càng phải được
nâng cao để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân, thì việc phát huy trí
tuệ tập thể trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác kiểm sát theo nguyên tắc tập trung dân
chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách là hết sức quan trọng và cần thiết. Để thực
hiện được yêu cầu đó, việc xác lập cơ chế lãnh đạo tập thể phát huy vai trò và vị trí
của Ủy ban kiểm sát thông qua những quy định pháp luật như hiện nay đã khẳng
định địa vị pháp lý của Ủy ban kiểm sát trong mô hình tổ chức của Viện kiểm sát
là hết sức cần thiết cần thiết, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn.



×