Tải bản đầy đủ (.doc) (129 trang)

Quản lý tiến độ thi công các công trình xây dựng cơ bản của Chính quyền huyện Ea Kar, Tỉnh Đắk Lắk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (686.86 KB, 129 trang )

TrƯờng Đại học KINH Tế QuốC DÂN
------------

NGUYễN TấN LựC

QUảN Lý TIếN Độ THI CÔNG CáC CÔNG TRìNH XÂY DựNG
CƠ BảN CủA CHíNH QUYềN HUYệN EA KAR TỉNH ĐắK LắK

Chuyên ngành: QUảN Lý KINH Tế Và CHíNH SáCH

Ngời hớng dẫn khoa học:

pgs.ts. ĐOàN THị THU Hà


Hµ néi – 2015




0 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BQLDA
UBND
HĐND
XD
GPMB
ATGT
NSNN
HSMT
HSDT
TVGS



: Ban quản lý dự án
: Ủy ban nhân dân
: Hội đồng nhân dân
: Xây dựng
: Giải phóng mặt bằng
: An toàn giao thông
: Ngân sách NSNN
: Hồ sơ mời thầu
: Hồ sơ dự thầu
: Tư vấn giám sát


1 LỜI

MỞ ĐẦU
2

3 1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua, đầu tư xây dựng cơ bản đã góp phần không nhỏ đối với
tăng trưởng và phát triển nền kinh tế của nước ta. Cùng với sự phát triển đi lên của
đất nước, đầu tư vào công tác xây dựng cơ bản là một nhiệm vụ quan trọng và cần
thiết trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh Đắk Lắk nói chung và
huyện Ea Kar nói riêng. Huyện đã chú trọng áp dụng nhiều biện pháp để nâng cao
chất lượng hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản và đã có những thành quả nhất định.
Với định hướng là động lực phát triển trọng tâm của tiểu vùng phía đông của
tỉnh (bao gồm các huyện Ea Kar, M’Đrăk, Krông Bông), Huyện Ea Kar có hệ thống
giao thông phát triển, cơ sở hạ tầng được đầu tư đồng bộ nhằm đáp ứng yêu cầu
phát triển công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ không những trên địa bàn huyện mà
còn góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của toàn vùng. Trong những năm gần đây,

tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện đạt được khá cao so với mức bình quân chung
của cả tỉnh. Huyện Ea Kar luôn tranh thủ nguồn vốn đầu tư của Trung ương và của
tỉnh thông qua các dự án cấp quốc gia; đồng thời thực hiện chương trình mục tiêu
quốc gia xây dựng nông thôn mới; chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền
vững. Hàng năm cân đối, bố trí nguồn ngân sách của huyện, xã, thị trấn và huy
động nguồn lực trong các thành phần kinh tế và nhân dân để thực hiện việc thanh
toán nợ và tổ chức thi công xây dựng công trình. So với các huyện trọng điểm khác
của tỉnh, con số này cho thấy tầm quan trọng của hoạt động xây dựng cơ bản của
địa bàn huyện đối với định hướng phát triển của tỉnh.
Tuy nhiên, trong vài năm gần đây, công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản trên
địa bàn huyện gặp không ít khó khăn và thách thức, trong đó công tác quản lý tiến độ
thi công xây dựng công trình chưa mang lại hiệu quả cao, làm cho nhiều công trình đầu
tư sử dụng vốn Ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện bị chậm tiến độ.
Việc chậm trễ về mặt tiến độ trong quá trình thi công trên địa bàn huyện ảnh
hưởng rất lớn đến chi phí đầu tư. Phần lớn các dự án bị chậm tiến độ đều làm tăng


chi phí, mức tăng đến 20%-30% tổng giá trị. Chậm bàn giao nhằm đưa công trình đi
vào vận hành còn làm ứ đọng vốn đầu tư, quay vòng vốn chậm gây thiệt hại cho nhà
thầu, chủ đầu tư, Nhà nước và xã hội. Trong chừng mực nhất định, không đảm bảo
đúng tiến độ còn có nghĩa là chất lượng của một số phần việc trong toàn dự án
không đảm bảo.
Nguyên nhân chủ yếu là do tốc độ tăng trưởng kinh tế ở nước ta còn chậm;
thể chế chính sách chưa đồng bộ; các yếu tố tác động của nền kinh tế thế giới; khối
lượng vốn đầu tư được huy động còn hạn hẹp so với nhu cầu đầu tư; năng lực tư
vấn trong nước còn một số hạn chế; công tác đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây lắp
không đáp ứng tiến độ; các khó khăn, vướng mắc về công tác đền bù, giải phóng
mặt bằng do người dân và chính quyền địa phương có những yêu cầu về tiêu chuẩn
bồi thường, chính sách hỗ trợ cao hơn tiêu chuẩn đã được cấp có thẩm quyền phê
duyệt; năng lực của Nhà thầu thi công xây lắp chưa cao; năng lực, trình độ quản lý

Nhà nước đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn Ngân sách
nhà nước hiện nay trên địa bàn huyện còn nhiều vấn đề bất cập.
Ngoài ra, các nguyên nhân khác như thời tiết khắc nghiệt, bão lũ thất
thường, không theo qui luật tự nhiên cũng phần nào gây khó khăn cho quá trình
triển khai thi công xây lắp. Đây cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến tiến
độ thực hiện dự án.
Vì vậy, việc nghiên cứu quản lý tiến độ thi công, thực trạng cũng như tìm ra
các phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý tiến độ thi công các công
trình xây dựng cơ bản của Huyện Ea Kar đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ bản
bằng nguồn vốn Ngân sách nhà nước tại huyện là hết sức cần thiết và mang tính áp
dụng thực tiễn cao trong giai đoạn hiện nay. Một mặt, việc nghiên cứu quản lý tiến độ
thi công giúp hệ thống hoá và đưa ra bức tranh toàn cảnh của hoạt động xây dựng cơ
bản của Huyện, mặt khác, tìm ra phương hướng cũng như các giải pháp nhằm hoàn
thiện quản lý tiến độ thi công giúp khắc phục và hoàn thiện hơn nữa quá trình xây
dựng cơ bản, tạo tiền đề cho sự phát triển kinh tế, xã hội. Giúp cho các cơ quan quản
lý, các nhà thầu và chủ đầu tư tạo ra khung mẫu cho hoạt động xây dựng cơ bản.


Với những phân tích nêu trên, tôi đã lựa chọn đề tài “Quản lý tiến độ thi
công các công trình xây dựng cơ bản của Chính quyền huyện Ea Kar, Tỉnh Đắk
Lắk ” làm đề tài luận văn.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Một số công trình có liên quan đến đề tài nghiên cứu được sử dụng để tham khảo:
- Cấn Quang Tuấn trong luận án tiến sỹ bảo vệ tại Học viện tài chính, năm
2009 với chủ đề “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư
xây dựng cơ bản tập trung từ Ngân sách nhà nước do thành phố Hà Nội quản lý”
đã đề cập một số vấn đề lý thuyết chung về vốn đầu tưPT và vốn đầu tư xây dựng
cơ bản tập trung từ Ngân sách nhà nước, trong đó việc nghiên cứu vốn đầu tưPT
được tiến hành dưới góc độ có liên quan đến vốn đầu tư xây dựng cơ bản tập trung
từ Ngân sách nhà nước. Góp phần hệ thống hóa và phân tích sâu một số nội dung lý

luận về quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản nói chung, vốn đầu tư xây dựng cơ bản
thuộc Ngân sách nhà nước nói riêng;
- Tạ Văn Khoái (2009) trong luận án “Quản lý Nhà nước đối với công trình
đầu tư xây dựng từ Ngân sách nhà nước ở Việt Nam” được bảo vệ tại Học viện
chính trị – Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, đã trình bày các nội dung của quản lý
Nhà nước đối với công trình đầu tư xây dựng cơ bản từ NSTW theo các giai đoạn
của chu trình công trình, bao gồm năm nội dung: Hoạch định, xây dựng khung pháp
luật, ban hành và thực hiện cơ chế, tổ chức bộ máy, kiểm tra, kiểm soát;
- Huỳnh Thị Hồng Vân (2010) được bảo vệ tại trường Đại học Đà Nẵng
trong luận văn thạc sỹ về chủ đề “Hoàn thiện công tác quản lý tiến độ thực hiện
dự án thuỷ điện Sông Bung 4”. Đề tài này đã đưa ra các giải pháp một cách tổng
quát về công tác triển khai thực hiện dự án và cụ thể hoá đề xuất hoàn thiện công
tác quản lý tiến độ dự án thuỷ điện Sông Bung 4 và từ đó sẽ rút ra được những kinh
nghiệm thiết thực từ dự án này để áp dụng cho các dự án khác đang và sẽ triển
khai thực hiện. Được cấu trúc như sau: Chương 1- Cơ sở lý luận về quản lý tiến
độ dự án đầu tư xây dựng công trình; Chương 2- Thực trạng công tác quản lý
tiến độ thực hiện dự án thủy điện Sông Bung 4; Chương 3- Một số giải pháp hoàn


thiện công tác quản lý tiến độ thực hiện dự án thủy điện Sông Bung 4 (Xin ý kiến
của Cô).
- Nguyễn Thị Bình (2012) trong luận án “Hoàn thiện quản lý Nhà nước đối
với đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách trong ngành giao thông vận tải Việt
Nam” bảo vệ tại trường Đại học kinh tế quốc dân đã nghiên cứu quy trình đầu tư
xây dựng cơ bản vốn Ngân sách nhà nước trong ngành giao thông vận tải bao gồm 5
khâu: (1) Quy hoạch, kế hoạch; (2) Lập, thẩm và phê duyệt công trình đầu tư xây
dựng cơ bản; (3) Triển khai, đấu thầu các công trình đầu tư xây dựng cơ bản ; (4)
Nghiệm thu và quản lý chất lượng công trình; (5) Thanh toán, quyết toán vốn đầu tư
xây dựng cơ bản;
- Nguyễn Huy Du (2014) trong luận văn “Quản lý tiến độ thi công các công

trình đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn ngân sách thành phố Hải Dương” bảo vệ
tại trường Đại học kinh tế quốc dân đã nghiên cứu quy trình quản lý tiến độ thi công
các công trình xây dựng.
3 Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định khung nghiên cứu về quản lý tiến độ thi công các công trình xây
dựng cơ bản của Chính quyền huyện;
- Ứng dụng khung nghiên cứu lý thuyết để phân tích thực trạng quản lý tiến
độ thi công các công trình xây dựng cơ bản của Chính quyền huyện Ea Kar, tỉnh
Đắk Lắk giai đoạn từ năm 2011 – 2014;
- Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện quản lý tiến độ thi
công các công trình xây dựng cơ bản của Chính quyền huyện Ea Kar đến 2020.
4 Câu hỏi nghiên cứu
- Quản lý tiến độ thi công các công trình xây dựng cơ bản của Chính quyền
cấp huyện có những nội dung gì? Mục tiêu và tiêu chí đánh giá là gì?
- Thực trạng quản lý tiến độ thi công các công trình xây dựng cơ bản của
Chính quyền huyện Ea Kar như thế nào?
- Điểm mạnh, điểm yếu cơ bản và nguyên nhân những điểm yếu đó trong
quản lý tiến độ thi công các công trình xây dựng cơ bản của Chính quyền huyện
Ea Kar là gì?


- Chính quyền huyện Ea Kar cần có những giải pháp nào nhằm đảm bảo thực
hiện đúng tiến độ thi công các công trình xây dựng cơ bản?
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Quản lý tiến độ thi công các công trình xây dựng cơ bản của Chính quyền
huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk.
* Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Chỉ nghiên cứu quản lý tiến độ thi công các công trình xây dựng
cơ bản sử dụng vốn Ngân sách nhà nước của Chính quyền huyện Ea Kar.

Về không gian: Trên địa bàn huyện Ea Kar.
Về thời gian: Số liệu giai đoạn từ năm 2011 - 2014 và giải pháp đề xuất đến
2020.
6 Phương pháp nghiên cứu
6.1 Khung nghiên cứu
Các yếu tố ảnh
hưởng đến quản lý
tiến độ thi công
- Các yếu tố thuộc
chính quyền huyện.

- Các yếu tố bên
ngoài.

Nội dung quản lý
tiến độ thi công
- Xác định bộ máy quản
lý tiến độ thi công của
Chính quyền huyện.
- Lập kế hoạch tiến độ
thi công.
- Chỉ đạo thực hiện tiến
độ thi công.
- Kiểm soát tiến độ thi
công.

Mục tiêu quản lý
tiên độ thi công

Đảm bảo tiến độ thi

công theo kế hoạch.

6.2 Quy trình nghiên cứu
Tác giả thực hiện nghiên cứu này với các bước sau:
Bước 1: Thu thập các tài liệu để xác định khung nghiên cứu về quản lý tiến độ
thi công các công trình xây dựng cơ bản của chính quyền cấp huyện.


Bước 2: Phân tích số liệu thực tế, xác định điểm mạnh, điểm yếu, nguyên nhân
của quản lý tiến độ thực hiện công trình đầu tư xây dựng cơ bản của Chính quyền
huyện Ea Kar.
Bước 3: Nghiên cứu các giải pháp hoàn thiện quản lý tiến độ thi công các công
trình đầu tư xây dựng cơ bản của Chính quyền huyện Ea Kar.
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3
chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý tiến độ thi công các công trình xây
dựng cơ bản của Chính quyền cấp huyện.
- Chương 2: Phân tích thực trạng quản lý tiến độ thi công các công trình xây
dựng cơ bản của Chính quyền huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk.
- Chương 3: Phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý tiến độ thi
công các công trình xây dựng cơ bản của Chính quyền huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk
đến năm 2020.


4 CHƯƠNG

1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ THI CÔNG CÁC

CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG CƠ BẢN CỦA CHÍNH QUYỀN CẤP
HUYỆN
1.1 Công trình xây dựng cơ bản và tiến độ thi công các công trình xây dựng cơ
bản
4.2.1 Công trình xây dựng cơ bản
4.2.1.1 Khái niệm và phân loại các công trình xây dựng cơ bản
Công trình xây dựng là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con
người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với
đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và
phần trên mặt nước, được xây dựng theo thiết kế. Công trình xây dựng bao gồm
công trình dân dụng, công trình công nghiệp, giao thông, nông nghiệp và phát triển
nông thôn, công trình hạ tầng kỹ thuật và công trình khác.
Phân loại công trình xây dựng:
Công trình xây dựng cơ bản sử dụng Ngân sách nhà nước bao gồm:
(1) Công trình công cộng gồm: Công trình văn hóa; công trình giáo dục; công
trình y tế; công trình thương nghiệp, dịch vụ; nhà làm việc; khách sạn, nhà khách;
nhà phục vụ giao thông; nhà phục vụ thông tin liên lạc, tháp thu phát sóng phát
thanh, phát sóng truyền hình; nhà ga, bến xe; công trình thể thao các loại.
(2) Công trình công nghiệp gồm: công trình khai thác than, khai thác quặng;
công trình khai thác dầu, khí; công trình hoá chất, hóa dầu; công trình kho xăng,
dầu, khí hoá lỏng và tuyến ống phân phối khí, dầu; công trình luyện kim; công trình
cơ khí, chế tạo; công trình công nghiệp điện tử - tin học; công trình năng lượng;
công trình công nghiệp nhẹ; công trình công nghiệp thực phẩm; công trình công
nghiệp vật liệu xây dựng; công trình sản xuất và kho chứa vật liệu nổ công nghiệp.
(3) Công trình giao thông gồm: công trình đường bộ; công trình đường sắt;


công trình đường thủy; cầu; hầm; sân bay.
(4) Công trình thủy lợi gồm: hồ chứa nước; đập; cống; trạm bơm; giếng;
đường ống dẫn nước; kênh; công trình trên kênh và bờ bao các loại.

(5) Công trình hạ tầng kỹ thuật gồm: Công trình cấp nước, thoát nước; nhà
máy xử lý nước thải; công trình xử lý chất thải: bãi chứa, bãi chôn lấp rác; nhà máy
xử lý rác thải; công trình chiếu sáng đô thị.
4.2.1.2 Đặc điểm các công trình xây dựng cơ bản
* Đặc điểm và quá trình thực hiện công trình xây dựng cơ bản
- Công trình xây dựng cơ bản là những tài sản cố định, có chức năng tạo ra các
sản phẩm và dịch vụ khác cho xã hội, thường có vốn đầu tư lớn, do nhiều người,
thậm chí do nhiều cơ quan đơn vị khác nhau cùng tham gia thực hiện. Để thực hiện
một dự án đầu tư xây dựng cơ bản thường có nhiều hạng mục, nhiều giai đoạn. Trên
một công trường xây dựng có thể có nhiều đơn vị tham gia, các đơn vị này cùng
hoạt động trên một không gian, thời gian, trong tổ chức thi công cần có sự phối hợp
chặt chẽ với nhau.
- Công trình xây dựng cơ bản mang tính đặc biệt và tổng hợp, sản xuất
không theo một dây chuyền sản xuất hàng loạt, mà có tính cá biệt. Mỗi công trình
đều có điểm riêng có nhất định. Ngay trong một công trình, thiết kế, kiểu cách, kết
cấu các cấu phần cũng không hoàn toàn giống nhau.
- Công trình xây dựng cơ bản không chỉ mang ý nghĩa kinh tế kỹ thuật mà
còn mang tính nghệ thuật, chịu nhiều ảnh hưởng của nhân tố thượng tầng kiến trúc,
truyền thống dân tộc, thói quen, tập quán sinh hoạt,...Công trình xây dựng cơ bản
phản ánh trình độ kinh tế, trình độ khoa học kỹ thuật và trình độ văn hoá nghệ thuật
của từng giai đoạn lịch sử nhất định của một đất nước.
- Quá trình thực hiện công trình xây dựng cơ bản luôn bị biến động, thể hiện
trên các mặt sau: Rất nhiều trường hợp thiết kế phải thay đổi trong quá trình thực
hiện do yêu cầu của chủ đầu tư; do địa điểm xây dựng các công trình luôn luôn thay
đổi nên phương pháp tổ chức thi công và biện pháp kỹ thuật cũng luôn phải thay đổi
cho phù hợp với mỗi nơi. Trong xây dựng cơ bản, sản phẩm luôn đứng im gắn liền


với đất, con người, máy móc luôn di chuyển làm cho máy móc chóng hỏng, sản
xuất dễ bị gián đoạn, làm tăng chi phí do phải xây dựng nhiều công trình tạm.

Những đặc điểm như vậy đòi hỏi đơn vị thi công xây lắp phải có phương pháp, cách
thức cung ứng vật tư thiết bị hợp lý đảm bảo tiến độ thi công. Nơi làm việc, lực
lượng lao động, điều kiện làm việc không ổn định. Do vậy nếu bố trí thiếu hợp lý có
thể dẫn đến tình trạng ngừng việc, chờ đợi, năng suất lao động thấp.
- Quá trình thực hiện công trình xây dựng cơ bản bị tác động nhiều bởi yếu
tố tự nhiên. Nhiều yếu tố tự nhiên có thể ảnh hưởng mà không lường trước được
như tình hình địa chất thuỷ văn, ảnh hưởng của khí hậu thời tiết, mưa bão, động đất,
...
* Đặc điểm công trình xây dựng cơ bản của Nhà nước
Công trình xây dựng cơ bản của Nhà nước được đầu tư từ nguồn vốn Ngân
sách nhà nước, là những công trình được xây dựng do chính quyền theo phân cấp
của Nhà nước quyết định phê duyệt đầu tư. Chính vì vậy, ngoài những đặc điểm
chung của công trình xây dựng cơ bản còn có những đặc điểm riêng sau:
Một là, về nguồn lực bảo đảm cho dự án đầu tư xây dựng. Để dự án đầu tư xây
dựng nói chung, các công trình xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn Ngân sách nhà
nước nói riêng triển khai đạt được các mục tiêu đầu tư cần phải bố trí nguồn lực
(nhân lực, vật lực, tài lực) cho dự án ngay từ giai đoạn đầu tiên đến giai đoạn cuối
cùng của chu trình dự án đầu tư xây dựng. Vì vậy, quá trình lập, thẩm định, phê
duyệt dự án, vấn đề xác định nguồn lực và tính khả thi của nó rất quan trọng, quyết
định đến chất lượng và tiến độ thực hiện dự án.
Hai là, các công trình xây dựng bằng nguồn vốn Ngân sách nhà nước nói riêng
có mục đích là nhằm giải quyết nhu cầu cấp thiết mang lại lợi ích cho xã hội. Bất kỳ
một dự án đầu tư xây dựng công trình bằng Ngân sách nhà nước phải quản lý thẩm
định, phê duyệt theo một quy trình chặt chẽ: chủ trương đầu tư; chuẩn bị dự án đầu
tư; thực hiện dự án đầu tư; bàn giao đưa vào sử dụng; kết thúc đầu tư. Khác với hoạt
động đầu tư xây dựng thông thường (không hình thành dự án), dự án đầu tư xây
dựng các công trình xây dựng từ Ngân sách nhà nước được thẩm tra, thẩm định và


phê duyệt theo quy trình, quy định của Pháp luật. Điều này nhằm đảm bảo tính

thống nhất, khoa học, sự chắc chắn, tính hiệu quả của đầu tư xây dựng từ Ngân sách
nhà nước.
Ba là, về chủ thể tham gia. Bất kỳ một dự án đầu tư xây dựng nào đều có sự tham
gia của các chủ thể bao gồm: chủ đầu tư, các nhà thầu (xây lắp, tư vấn, cung cấp hàng
hóa, dịch vụ, quản lý dự án, tư vấn giám sát), tổ chức tài trợ vốn và cơ quan quản lý
Nhà nước.
4.2.2 Tiến độ thi công các công trình xây dựng cơ bản
4.2.2.1 Khái niệm tiến độ thi công
Trong Ngành Xây dựng, kế hoạch thời gian chính là “Tiến độ xây dựng”.
Mục đích của việc lập kế hoạch thời gian và những kế hoạch phụ trợ là nhằm hoàn
thành những mục tiêu của sản xuất xây dựng, quen gọi là tiến độ thi công.
Tiến độ thi công là nhịp độ, trình tự tiến hành công việc theo một bản kế
hoạch thi công đã được lập nên trước khi công trình đi vào xây dựng. Trong đó chỉ
ra mối quan hệ về thời gian giữa các hạng mục công trình, các công việc cùng với
những nhu cầu cần đáp ứng theo thời gian về: mặt bằng xây dựng, vật tư, lao động,
xe máy, thiết bị và tiền vốn.
Dự án đầu tư xây dựng trải qua 3 giai đoạn chủ yếu, nghiên cứu lập, thẩm định
dự án và quyết định đầu tư; thực hiện dự án và khai thác dự án. Giai đoạn thực hiện
dự án bao gồm chuẩn bị thi công, thi công và giai đoạn nghiệm thu đưa công trình
vào khai thác sử dụng.
Tiến độ thi công của dự án bao gồm tiến độ thi công của tổng thể dự án và tiến
độ thi công của từng hạng mục dự án, tiến độ thi công của từng hạng mục không
được vượt quá tiến độ thi công của tổng thể dự án.
Tiến độ thi công của từng hạng mục và tổng thể dự án được biểu hiện dưới
dạng sơ đồ ngang hoặc dạng bảng, trong đó ghi rõ ngày bắt đầu, ngày kết thúc của
từng hạng mục trong dự án.
Tiến độ cung cấp các điều kiện để tiến hành thi công cũng được xác định và biểu
hiện dưới dạng sơ đồ theo thời gian của tiến độ thi công đã được xác định.



4.2.2.2 Sự cần thiết phải đảm bảo tiến độ thi công các công trình xây dựng cơ
bản
Các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn Ngân sách nhà nước, đại diện cho
lợi ích kinh tế - xã hội, các dự án được thực hiện thi công đúng tiến độ đảm bảo đưa
công trình vào khai thác sử dụng, phát huy hiêu quả đồng vốn của Nhà nước nói
chung và của từng địa phương nói riêng.
Tiến độ thi công các công trình xây dựng cơ bản sử dụng vốn Ngân sách nhà
nước đảm bảo đúng kế hoạch tiến độ có ý nghĩa rất lớn cả về mặt kỹ thuật, kinh tế,
chính trị, xã hội và nghệ thuật:
- Về mặt kỹ thuật các công trình được xây dựng lên hoàn thành đúng tiến độ
thể hiện đường lối, định hướng phát triển khoa học kỹ thuật của Nhà nước trong
từng giai đoạn, thể hiện sự tiếp nối và tiến đến trình độ khoa học kỹ thuật phát triển
trong giai đoạn tiếp theo;
- Về mặt kinh tế thể hiện sự phát triển của nền kinh tế quốc dân góp phần tăng cơ
sở vật chất kỹ thuật cho đất nước, đẩy nhanh nhịp độ phát triển của từng địa phương;
- Về mặt chính trị xã hội các công trình được xây dựng lên đúng tiến độ góp
phần mổ rộng các vùng đặc thù công nghiệp, khu đô thị, trụ sở, nhà máy...
- Về mặt văn hóa nghệ thuật các công trình được xây dựng lên ngoài việc góp
phần mở mang đời sống cho nhân dân, đồng thời còn làm phong phú thêm cho cảnh
quan của địa phương, và góp phần tăng cường kết hợp vấn đề an ninh quốc phòng.
Tiến độ thi công đảm bảo đúng kế hoạch tiến độ còn cho thấy năng lực và
trình độ của các nhà thầu tham gia thi công các công trình xây dựng cơ bản các
công trình xây dựng cơ bản sử dụng vốn Ngân sách nhà nước, việc lập kế hoạch,
quản lý và tiến hành thi công các công trình xây dựng cơ bản, giảm chi phí, giảm
giá thành xây dưng công trình, tăng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, tăng uy
tín nhà thầu là cơ sở để phát triển doanh nghiệp bền vững, góp phần xây dựng tăng
thêm cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật kinh tế - xã hội cho người dân.
4.2.2.3 Lợi ích của việc đẩy nhanh tiến độ thi công công trình
a) Đối với chủ đầu tư



Việc đẩy nhanh tiến độ thi công công trình đem lại cho chủ đầu tư các lợi ích
sau đây:
- Sớm đưa công trình vào khai thác, phát huy được hiệu quả của đồng vốn đầu
tư; rút ngắn được thời gian theo dõi dự án của các đơn vị liên quan, nâng cao hiệu
quả công việc của chủ đầu tư;...
- Hạn chế được tối đa các ảnh hưởng bất lợi có thể có theo thời gian. Theo thời
gian xây dựng có thể xuất hiện các yếu tố bất lợi cho quá trình đầu tư như:
+ Việc thay đổi các chính sách kinh tế - xã hội của Nhà nước: Tăng lương tối
thiểu cho người lao động; thay đổi đơn giá ca máy; sự tăng giá của nguyên vật
liệu, nhiên liệu, năng lượng; xuất hiện các chính sách thuế mới;… Điều này có thể
làm tăng giá trị đầu tư công trình và chủ đầu tư sẽ phải bù đắp cho Nhà thầu nếu
hợp đồng là loại “Hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh”.
+ Ảnh hưởng của yếu tố thời tiết như mưa, gió, bão,… có thể làm hư hại các
bộ phận, hạng mục công trình đã thi công. Những yếu tố này là yếu tố bất khả
kháng, nên sẽ làm cho thời gian thi công bị kéo dài.
b) Đối với Nhà thầu xây dựng
Việc đẩy nhanh tiến độ thi công công trình đem lại cho Nhà thầu xây dựng
các lợi ích sau đây:
- Giảm được chi phí bất biến: Trong quá trình thi công công trình, có những
chi phí được tính theo thời gian (không phụ thuộc vào giá trị thi công xây lắp) như
chi phí cho bộ máy gián tiếp, bảo vệ,… nên việc giảm bớt thời gian thi công cũng sẽ
góp phần giảm bớt được các chi phí này.
- Hạn chế tối đa ảnh hưởng bất lợi của điều kiện tự nhiên: Các yếu tố tự nhiên
như mưa, gió, bão, dòng chảy, sự thay đổi mực nước,… có thể làm gián đoạn quá
trình thi công hoặc làm hư hại các bộ phận, hạng mục công trình đã thi công. Điều
này làm cho nhà thầu phải tốn thêm các chi phí như trả lương công nhân chờ việc,
chi phí gián tiếp, chi phí các công việc khắc phục sự cố, các công trình bảo vệ tạm
thời,… Cho nên việc rút ngắn thời gian thi công sẽ góp phần hạn chế tối đa các ảnh
hưởng bất lợi của điều kiện tự nhiên.



- Hạn chế ảnh hưởng của các yếu tố bất lợi do trượt giá, do thay đổi chế độ
chính sách,…
Nói chung theo quy định, khi có trượt giá hoặc thay đổi chế độ chính sách,
Nhà thầu sẽ được xem xét bù đắp. Tuy vậy, do độ trễ của chính sách và sự phức
tạp trong việc xác định các tổn thất nên Nhà thầu thường bị thiệt hại khi điều này
xảy ra, đặc biệt là với các Hợp đồng theo đơn giá cố định và Hợp đồng trọn gói.
Cho nên việc đẩy nhanh tiến độ thi công công trình sẽ góp phần hạn chế tối đa ảnh
hưởng của điều này.
- Làm tăng uy tín của nhà thầu xây dựng đối với các chủ đầu tư, điều này
giúp nhà thầu tăng được khả năng cạnh tranh trong khi đấu thầu các công trình tiếp
theo.
4.3 Quản lý tiến độ thi công các công trình xây dựng cơ bản của chính quyền
cấp huyện
4.3.1 Khái niệm quản lý tiến độ thi công các công trình xây dựng cơ bản của chính
quyền cấp huyện
Quản lý tiến độ thi công các công trình xây dựng cơ bản của chính quyền cấp
huyện là quá trình thực hiện các chức năng quản lý của chính quyền bao gồm các
nội dung: Xây dựng bộ máy quản lý tiến độ; Lập kế hoạch quản lý tiến độ thi công;
Chỉ đạo thực hiện và kiểm soát việc thực hiện nhằm đảm bảo tiến độ thi công công
trình theo kế hoạch để đưa công trình vào khai thác sử dụng theo quyết định đầu tư
đã được phê duyệt.
Chủ thể quản lý tiến độ thi công các công trình xây dựng là chính quyền cấp
huyện với các cơ quan quản lý chức năng của huyện.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thời gian, tiến độ thực hiện
khi phê duyệt dự án. Đối với công trình thuộc dự án sử dụng vốn Ngân sách nhà
nước thì tiến độ thi công xây dựng không được vượt quá thời gian thi công xây
dựng công trình đã được người quyết định đầu tư phê duyệt.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập Ban quản lý dự án

và ủy quyền cho BQLDA làm chủ đầu tư các dự án đầu tư xây dựng sử dụng Ngân


sách nhà nước trên địa bàn huyện, trong đó có công tác quản lý tiến độ thi công
công trình. Trường hợp không có Ban quản lý dự án thì người quyết định đầu tư lựa
chọn cơ quan, tổ chức có đủ điều kiện để làm chủ đầu tư (Luật XD
số:50/2014/QH13).
Nhà thầu thi công xây dựng phải lập tiến độ, biện pháp thi công xây dựng và
quản lý thực hiện dự án theo tiến độ thi công xây dựng được duyệt.
Chủ đầu tư có trách nhiệm tạm ứng, thanh toán khối lượng hoàn thành theo
tiến độ thực hiện hợp đồng xây dựng.
Khuyến khích nhà thầu xây dựng đề xuất và áp dụng các giải pháp kỹ thuật,
công nghệ và tổ chức quản lý hợp lý để rút ngắn thời gian xây dựng công trình.
Đối tượng thực hiện tiến độ thi công các các công trình sử dụng vốn Ngân
sách nhà nước là các đơn vị thi công và các đơn vị có liên quan đến các chủ thầu
thực hiện các công việc của dự án xây dựng (Chủ thầu tư vấn, chủ thầu xây lắp và
chủ thầu mua sắm,...). Ban quản lý dự án và các cơ quan chức năng của huyện là
những đơn vị được Chủ tịch UBND huyện ủy quyền quản lý tiến độ thi công các
công trình trên địa bàn.
Trong luận văn này tập trung nghiên cứu quản lý tiến độ thi công các công
trình sử dụng nguồn vốn Ngân sách nhà nước do UBND huyện làm chủ đầu tư hoặc
giao cho BQLDA của huyện làm chủ đầu tư, không nghiên cứu quản lý tiến độ các
công trình do các cơ quan, tổ chức khác làm chủ đầu tư.
4.3.2 Mục tiêu và tiêu chí đánh giá quản lý tiến độ thi công các công trình xây dựng
cơ bản của chính quyền cấp huyện
4.3.2.1 Mục tiêu quản lý tiến độ thi công
Mục tiêu quản lý tiến độ thi công các công trình xây dựng bản sử dụng vốn
Ngân sách nhà nước của chính quyền cấp huyện nhằm đảm bảo thời gian thực hiện
công trình theo đúng kế hoạch tiến độ thi công đã được phê duyệt, từ đó đưa công
trình vào khai thác sử dụng theo kế hoạch chung phát triển kinh tế xã hội trên địa

bàn huyện.
4.3.2.2 Tiêu chí đánh giá quản lý tiến độ thi công


Tiêu chí đánh giá tiến độ gồm 2 tiêu chí sau:
* Tiêu chí 1: Đối với những dự án đang thực hiện

TC1 =

GTT
× 100%
GTH

Trong đó:
GTT: Giá trị được thanh toán
GTH: Giá trị khối lượng đã thực hiện
Nếu TC1 ≤ 0,7 thì dự án chậm tiến độ.
Nếu TC1 > 0.7 thì dự án đảm bảo tiến độ.
* Tiêu chí 2: Đối với những dự án đã hoàn thành

TC 2 =

GQT
G HĐ

Trong đó:
GQT: Giá trị quyết toán;
GHĐ: Giá trị hợp đồng.
Nếu TC2 ≤ 1,1 thì dự án đảm bảo tiến độ.
Nếu TC2 > 1,1 thì dự án chậm tiến độ.

4.3.3 Nội dung quản lý tiến độ thi công các công trình xây dựng cơ bản của chính
quyền cấp huyện
4.3.3.1 Xây dựng bộ máy quản lý tiến độ thi công của chính quyền cấp huyện
Bộ máy quản lý tiến độ thi công các công trình xây dựng cơ bản của chính
quyền cấp huyện gồm có các phòng, ban chuyên môn như: tài chính kế hoạch; kinh
tế hạ tầng; tài nguyên môi trường, trung tâm phát triển quỹ đất; ban quản lý dự án
đầu tư xây dựng cơ bản chuyên trách cấp huyện;... Các phòng, ban chuyên môn này
cần phải phối hợp chặt chẽ với nhau theo đúng quy định của pháp luật nhằm đảm
bảo thực hiện một phần kế hoạch tiến độ đã đề ra.
Chính quyền cấp huyện có thể là chủ đầu tư nhưng cũng có thẩm quyền quyết
định lựa chọn chủ đầu tư cho các công trình dự án thuộc thẩm quyền của mình theo
phân cấp. Tổ chức, đơn vị được chính quyền cấp huyện lựa chọn, được giao làm


chủ đầu tư quản lý và sử dụng vốn để trực tiếp thực hiện việc lựa chọn nhà thầu, chỉ
đạo, kiểm soát tiến độ thi công dự án đầu tư. Căn cứ quan trọng để lựa chọn chủ đầu
tư là năng lực quản lý toàn diện và phù hợp với tích chất quy mô của các công trình
đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn Ngân sách nhà nước.
Cơ cấu bộ máy quản lý tiến độ thi công của chính quyền cấp huyện bao gồm:
- HĐND cấp huyện quyết định kế hoạch vốn đầu tư hàng năm, danh mục các
dự án đầu tư và phê chuẩn quyết toán vốn đầu tư theo niên độ ngân sách, có chức
năng giám sát UBND cấp huyện, đơn vị chủ đầu tư các công trình đầu tư xây dựng
cơ bản từ nguồn vốn Ngân sách nhà nước thực hiện kế hoạch tiến độ thi công công
trình.
- UBND cấp huyện với vai trò là người quyết định đầu tư (đối với dự án sử
dụng ngân sách huyện), tổ chức chỉ đạo, điều hành kế hoạch đã được Hội đồng nhân
dân quyết định (phê duyệt dự án đầu tư, chỉ đạo đôn đốc giải ngân, phê duyệt quyết
toán dự án hoàn thành,...) và lập báo cáo quyết toán vốn đầu tư theo niên độ ngân
sách, UBND cấp huyện có thể trực tiếp hoặc ủy quyền cho các đơn vị như các
phòng: tài chính - kế hoạch; kinh tế - hạ tầng; tài nguyên - môi trường; trung tâm

phát triển quỹ đất với ban quản lý dự án huyện;... làm chủ đầu tư hoặc đại diện chủ
đầu tư có nhiệm vụ quản lý sử dụng vốn và trức tiếp chỉ đạo, kiểm soát kế hoạch thi
công của các nhà thầu. Ở mỗi cấp chính quyền căn cứ và cấp công trình đều có sự
phối hợp của các đơn vị phòng ban chức năng trong việc thẩm định, phê duyệt, cấp
phép, GPMB,... là những phần việc không thể tách rời trong tổng tiến độ dự án nói
chung và tiến độ thi công công trình nói riêng.
- UBND cấp huyện ra quyết định thành lập BQLDA đầu tư xây dựng cơ bản
chuyên trách. Đồng thời UBND cấp huyện ủy quyền cho BQLDA làm chủ đầu tư
hoặc đại diện chủ đầu tư (gọi chung là chủ đầu tư) nhằm quản lý các dự án đầu tư
bằng nguồn vốn Ngân sách nhà nước trên địa bàn cấp huyện.
Chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và trách nhiệm cũng như các mối quan hệ của
các cấp, bộ phận trong bộ máy quản lý của chính quyền đối với các dự án sử dụng
Ngân sách nhà nước được quy chuẩn hóa theo Luật đầu tư.


Hội đồng nhân dân
huyện

Uỷ ban nhân dân
huyện

Các phòng, ban
chuyên môn của
huyện

Ban quản lý dự án
(chủ đầu tư )

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ cơ cấu bộ máy quản lý tiến độ thi công của chính quyền
cấp huyện

4.3.3.2 Lập kế hoạch quản lý tiến độ thi công từng công trình
a) Khái niệm kế hoạch quản lý tiến độ thi công và lập kế hoạch tiến độ thi
công:
Kế hoạch quản lý tiến độ thi công công trình xây dựng là một loại “sơ đồ” quy
định rõ trình tự bắt đầu và kết thúc thực hiện từng hạng mục công việc của một dự
án hay công trình xây dựng.
Trong giai đoạn chuẩn bị kế hoạch, sau khi tất cả các công việc và mối liên hệ
lô gíc giữa chúng được xác định rõ ràng. Thông thường thì tiến độ thi công được
chuẩn bị bởi chủ đầu tư trong giai đoạn tiền đấu thầu và bởi nhà thầu trong giai
đoạn xây dựng. Mục đích của lập kế hoạch quản lý tiến độ thi công là chỉ ra những
điều dự định sẽ thực hiện trong dự án nhằm đáp ứng yêu cầu của hợp đồng và hoàn
thành công trình trong khoảng thời gian cho phép.
Kế hoạch quản lý tiến độ thi công là công cụ để thể hiện thời gian thực hiện dự
án tới toàn bộ các đối tác tham gia, để kiểm soát quá trình thi công và để cung cấp


thông tin phục vụ cho quá trình đưa ra quyết định và giải quyết khó khăn. Điều này
có nghĩa tiến độ thi công là một công cụ ngắn gọn để giúp cho kỹ sư chuẩn bị kế
hoạch trong việc tổ chức công việc, viết ra những biện pháp và giả định của họ cũng
như thông báo những điều này tới những đối tác và nhóm thực hiện dự án có trách
nhiệm thực hiện kế hoạch dự định. Do vậy, kế hoạch tiến độ chỉ có thể được áp
dụng thành công nếu như kỹ sư kế hoạch có đầy đủ thông tin và kinh nghiệm từ các
công trình trước và những dự định của họ được truyền tải tới những người khác có
liên quan.
Kế hoạch quản lý tiến độ làm rõ lịch trình thực hiện dự án, là căn cứ để
BQLDA quản lý điều hành, cho phép xác định dễ dàng các công việc then chốt, xác
định ngày bắt đầu, ngày kết thúc, thời gian thực hiện từng công việc, xác định các
mốc thời gian quan trọng,... Kế hoạch tiến độ phải được lập gắn chặt chẽ với nhau,
đồng thời cũng là cơ sở để lập các bộ phận kế hoạch khác. Một số nội dung chính
cần được làm rõ như: Xác định trình tự các công việc; so sánh đánh giá sự phù hợp

của tiến độ thời gian với chi phí, nguồn lực phân phối cho chúng; kiểm tra đánh giá,
phê duyệt chính thức tiến độ chung; xây dựng, phân tích các phương án đẩy nhanh
tiến độ, điều kiện thực hiện và tính khả thi của chúng;...
Với vai trò là người quyết định đầu tư, trên cơ sở kết quả thẩm định, ý kiến
tham mưu của các phòng ban đơn vị chức năng. UBND huyện sẽ quyết định quy
mô, giải pháp thiết kế, thời gian thực hiện và tiến độ tổng thể của dự án đảm bảo
các chủ trương của UBND huyện trong kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản hàng năm
đã được HĐND thông qua.
b) Vai trò lập kế hoạch tiến độ thi công
Vai trò của kế hoạch tiến độ thi công là rất lớn, nó đã góp phần lớn thực hiện
các mục tiêu của dự án: “Chất lượng – Thời gian – An toàn – Hiệu quả”. Thể hiện:
- Việc chậm trễ trong quá trình thực hiện tiến độ sẽ ảnh hướng rất lớn đến chi
phí và hiệu quả đầu tư;
- Kế hoạch tiến độ là chỗ dựa trong công tác kiểm tra, giám sát và điều hành
sản xuất, là cơ sở để quản lý công trình xây dựng;


- Kế hoạch tiến độ là định hướng, là cãn cứ cho hoạt động quản lý và chỉ đạo
các chủ thể tham gia thực hiện dự án;
- Chủ đầu tư cần tiến độ để cân đối tổng thể kế hoạch của mình, chuẩn bị tiền
vốn để đáp ứng nhu cầu của nhà thầu. Nhờ có kế hoạch tiến độ mà chủ đầu tư lựa
chọn phương án bỏ vốn một cách hiệu quả hơn và có kế hoạch giám sát, giao nhận
và thanh quyết toán kịp thời cho nhà thầu;
- Nhà thầu có kế hoạch tiến độ để chỉ đạo và điều hành thi công đáp ứng được
các yêu cầu đặt ra trong hợp đồng, đồng thời là cơ sở để nhà thầu lên kế hoạch huy
động vốn và đưa ra các biện pháp nhằm giảm chi phí, rút ngắn thời hạn, đảm bảo
chất lượng, đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh môi trường và nhằm mục tiêu có lãi;
- Với cơ quan quản lý Nhà nước, kế hoạch tiến độ là cơ sở khoa học để các cơ
quan có thẩm quyền luận chứng, đánh giá, thẩm định và xét duyệt phương án thiết
kế công trình và chuẩn bị thi công công trình.

c) Trình tự lập tiến độ thi công
CĐT hoặc tổ chức có đủ chức năng căn cứ vào Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công Dự toán đã được phê duyệt, từ đó CĐT tiến hành lập HSMT. Trong HSMT có rất
nhiều tiêu chí, trong đó có yêu cầu về tổng tiến độ thi công của dự án. Sau khi có
quyết định phê duyệt HSMT thì tiến hành lập thủ tục lựa chọn nhà thầu thi công xây
lắp.
Các nhà thầu tham gia đấu thầu dựa vào HSMT để lập HSDT để đấu thầu
(Trong đó có tiêu chí tổng tiến độ thi công của dự án). Trên cơ sở HSDT của các
nhà thầu, tổ chuyên gia chấm và xét thầu gồm đại diện các phòng ban chuyên môn
do UBND huyện quyết định thành lập, lựa chọn một nhà thầu đáp ứng đầy đủ các
tiêu chí nêu trong HSMT và trình cơ quan chuyên môn của huyện thẩm định, làm
căn cứ cho CĐT ra quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu. Sau đó CĐT
thương thảo, ký kết hợp đồng với đơn vị trúng thầu và tiến hành bàn giao mặt bằng
cho đơn vị thi công. Đơn vị thi công sẽ lập tổng tiến độ, tiến độ thi công chi tiết các
hạng mục trình CĐT phê duyệt để tiến hành triển khai thi công xây lắp.
Thời gian thực hiện kế hoạch tiến độ thi công xây lắp được tính từ lúc ký kết


hợp đồng giữa BQLDA huyện với Nhà thầu.
Việc lập tiến độ thi công chi tiết được Nhà thầu thi công xây lắp thực hiện qua
các bước sau:
- Bước 1: Định hướng lập tiến độ thi công:
+ Nghiên cứu nắm vững đối tượng cần lập tiến độ, phạm vi công việc hoặc
công trình liên quan đến tiến độ cần lập;
+ Nắm vững các yêu cầu và điều kiện thi công công trình (yêu cầu và điều
kiện khách quan do Chủ đầu tư đặt ra; điều kiện của địa điểm thi công; điều kiện
chủ quan của Nhà thầu);
+ Làm rõ định hướng thi công tổng thể nhằm đáp ứng yêu cầu về chất lượng
công trình, yêu cầu về bàn giao hạng mục công trình theo các mốc thời gian trọng
yếu vơi chi phí thi công thấp nhất.
- Bước 2: Lập danh mục đầu việc cần đưa lên tiến độ

Những vấn đề cần xem xét để thực hiện bước này:
+ Số lượng đầu việc và phạm vi công việc của đầu việc (mức độ chi tiết hay
tổng hợp) phụ thuộc vào mục đích lập tiến độ và cấp độ quản lý tiến độ.
+ Phân loại công việc trong thiết kế tiến độ, chia ra:
Công tác chuẩn bị (chuẩn bị chung cho toàn công trường; chuẩn bị riêng cho
từng hạng mục, từng giai đoạn thi công);
Các công việc thực hiện theo các quy trình xây lắp (tuân theo trình tự kỹ
thuật, chi phối mặt bằng thi công,...);
Các công việc thuộc sản xuất phụ trợ (không chiếm lĩnh mặt bằng thi công,
nhiều công việc có thể điều chỉnh thời gian thực hiện trước thời điểm phải cung
cấp) và các công việc khác.
+ Thứ tự trước sau của các tổ hợp công nghệ hay các công việc phải tuân theo
trình tự kỹ thuật thi công, điều kiện sử dụng mặt bằng và sử dụng các nguồn lực có
hiệu quả; không được bỏ sót công việc, không được liệt kê trùng lặp.
+ Các công việc có khối lượng nhỏ, có thể thực hiện song song xen kẽ với các
quá trình xây lắp chính thường được gộp lại, gọi là "các công việc khác" và đặt vào


×