Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

NCKHSPUD TIN 8 :SỬ DỤNG TRÒ CHƠI ĐẦU TIẾT HỌC NHẰM NÂNG CAO KẾT QUẢ HỌC BÀI 6 CÂU LỆNH ĐIỀU KIỆN CHO NHÓM HỌC SINH LỚP 8A3 TRƯỜNG THCS A, HUYỆN B .

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 37 trang )

ĐỀ TÀI : Sử dụng trò chơi đầu tiết học nhằm nâng cao kết quả học bài 6 câu lệnh điều kiện cho nhóm học sinh lớp
8A3 trường THCS An Bình, huyện Phú Giáo.

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÚ GIÁO
TRƯỜNG THCS AN BÌNH
TỔ TIN HỌC

TÊN ĐỀ TÀI

DAÏY
TOÁT

HOÏC
TOÁT

Người nghiên cứu: Nguyễn Văn Lương

Trường THCS An Bình

1


ĐỀ TÀI : Sử dụng trò chơi đầu tiết học nhằm nâng cao kết quả học bài 6 câu lệnh điều kiện cho nhóm học sinh lớp
8A3 trường THCS An Bình, huyện Phú Giáo.

Người thực hiện : Nguyễn Văn Lương
ĐT: 0943556920
Năm học : 2014 - 2015

MỤC LỤC


I. TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Như chúng ta đã biết nội dung của môn tin học lớp 8 là môn khó nhất trong
4 khối lớp chương trinh tin học trung học cơ sở nhưng rất phong phú và đa dạng,
nhiều bài có nội dung khô khan. Đặc biệt là bài 6 câu lệnh điều kiện, khi dạy giáo
viên đã chuyển tải được các nội dung kiến thức của môn tin học đến với học sinh
nhưng còn cứng nhắc, chưa kích thích được sự ham mê trong học tập của học sinh.
Để học sinh nắm được bài, giáo viên bộ môn tin học trường Trung học cơ sở An
Bình cũng như các trường khác, đã biết vận dụng nhiều phương pháp dạy học.
Chẳng hạn người giáo viên phải biết cách theo dõi từng học sinh trong quá trình
giải bài tập, để kịp thời giúp đỡ học sinh yếu, giao thêm bài tập cho học sinh giỏi,
phải biết chia lớp thành các nhóm nhỏ để tổ chức làm bài tập, phải biết cách làm
mẫu khi hướng dẫn học sinh học tập. Qua việc dự giờ thăm lớp, tôi thấy trong giờ
học giáo viên đã đưa ra những câu hỏi gợi mở dẫn dắt vấn đề, học sinh suy nghĩ trả
lời và làm bài, hết tiết học sinh cảm thấy mình hoàn thành bài học. Hầu hết giáo
viên chưa tổ chức trò chơi gì cho học sinh.
Qua quá trình giảng dạy tôi đã rút ra được một số nguyên nhân :
Người nghiên cứu: Nguyễn Văn Lương

Trường THCS An Bình

2


ĐỀ TÀI : Sử dụng trò chơi đầu tiết học nhằm nâng cao kết quả học bài 6 câu lệnh điều kiện cho nhóm học sinh lớp
8A3 trường THCS An Bình, huyện Phú Giáo.

- Học sinh về nhà không học bài cũ.
- Phụ huynh học sinh chua quan tâm đến việc học của các em .
- Học sinh chưa chuyển được câu lệnh IF<điều kiện> Then <câu lệnh> hoặc
IF<điều kiện> Then <câu lệnh 1> ELSE<câu lệnh 2> sang câu lệnh điều kiện bằng

lời văn thông thường.
- Việc độc lập suy nghĩ của học sinh chưa cao.
- Còn một số bộ phận học sinh cho rằng môn tin học là mộn phụ nên các em
chưa quan tâm đến chất lượng học tập nên chất lượng bộ môn giữa học chưa cao.
Giải pháp của tôi là Sử dụng trò chơi đầu tiết học nhằm nâng cao kết quả
học bài 6 câu lệnh kiều kiện cho nhóm học sinh lớp 8A3 trường THCS An Bình,
huyện Phú Giáo, để các em có tâm lý thoải mái trước khi lĩnh hội những kiến thức
mới, thay bằng những câu hỏi cứng nhắc, khô khan.
Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm đối tượng là hai lớp 8A3 và 8A4
trường trung học cơ sở An Bình. Lớp 8A3 là lớp thực nghiệm, lớp 8A4 là lớp đối
chứng.
Nhóm học sinh của Lớp thực nghiệm đã tiến hành tổ chức chơi trò chơi đầu
tiết học: Cụ thể trong đề tài nghiên cứu này tôi trình bày bài 6: câu lệnh điều kiện.
Kết quả cho thấy tác động đã có ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả học tập của
học sinh, các em nắm bắt kiến thức rất nhanh và áp dụng để làm bài tập, vì vậy lớp
thực nghiệm có kết quả cao hơn lớp đối chứng. Điểm trung bình bài kiểm tra sau
tác động của nhóm thực nghiệm là 8.1 Điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động
của nhóm đối chứng là 7.1 kết quả kiểm chứng T-test cho thấy p=0.00891<0,05 có
nghĩa là có sự khác biệt lớn giưa điểm trung bình của lớp thực nghiệm và lớp đối
chứng. Điều đó chứng minh rằng : Sử dụng phương pháp trò chơi đầu tiết trong
dạy học môn tin có nâng cao kết quả học tập của học sinh.

Người nghiên cứu: Nguyễn Văn Lương

Trường THCS An Bình

3


ĐỀ TÀI : Sử dụng trò chơi đầu tiết học nhằm nâng cao kết quả học bài 6 câu lệnh điều kiện cho nhóm học sinh lớp

8A3 trường THCS An Bình, huyện Phú Giáo.

II. GIỚI THIỆU
Thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy của ngành giáo dục theo hướng
tích cực thầy và trò trường trung học cơ sở An Bình cũng đã thực hiện và đạt được
những thành tích nhất định. Bên cạnh những điều kiện thuận lợi phòng học đã gắn
máy chiếu, máy tính, phòng máy đủ cho học sinh mỗi em một máy tuy nhiên học
sinh tự học tự tìm hiểu những thông tin liên quan đến bài học còn hạn chế.
Sử dụng phương pháp trò chơi trong dạy học là làm cho học sinh có ý thức
về ý nghĩa của những hoạt động và của đối tượng hoạt động. Nhằm làm cho những
mục tiêu sư phạm biến thành những mục tiêu cá nhân học sinh chứ không phải là
sự vào bài, đặt vấn đề một cách hình thức.
Thông qua hoạt động bằng trò chơi, được các em tham gia hết sức tự giác và
chủ động, làm thay đổi hình thức học tập của học sinh giúp các em tiếp thu bài học
một cách tự giác, tích cực, rèn luyện ý chí, sự nhanh nhẹn hoạt bát, đồng thời vốn
kinh nghiệm được tích luỹ qua hoạt động chơi. Sử dụng trò chơi trong dạy học trở
thành một hoạt động vui và hấp dẫn hơn, cơ hội học tập đa dạng hơn.
1. Hiện trạng

Qua nhiều năm giảng dạy tôi thấy môn tin học lớp 8 là một môn học khó đặc
biệt bài 6 câu lệnh điều kiện là bài đầu tiên viết câu lệnh các em chưa nắm rõ mục
đích cần đạt đến của bài học hoặc chỉ nắm bắt một cách mơ hồ không có căn cứ,
dẫn đến các em vận dụng kiến thức để lập trình hạn chế lâu dần trở nên thụ động
do đó kết quả học tập hay làm bài kiểm tra còn thấp chưa cao vì.
- Bước đầu các em học lập trình nên chưa nắm được cách viết cầu lệnh.
- Học sinh về nhà không học bài cũ.
- Một số em về nhà có học bài nhưng không biết viết câu lệnh bắt đầu từ
đâu.
- Phụ huynh học sinh chua quan tâm đến việc học các em .


Người nghiên cứu: Nguyễn Văn Lương

Trường THCS An Bình

4


ĐỀ TÀI : Sử dụng trò chơi đầu tiết học nhằm nâng cao kết quả học bài 6 câu lệnh điều kiện cho nhóm học sinh lớp
8A3 trường THCS An Bình, huyện Phú Giáo.

- Học sinh chưa chuyển được câu lệnh IF<điều kiện> Then <câu lệnh> hoặc
IF<điều kiện> Then <câu lệnh 1> ELSE<câu lệnh 2> sang câu lệnh điều kiện bằng
lời văn thông thường.
- Việc độc lập suy nghĩ của học sinh chưa cao.
- Tôi nhận thấy khi dạy bài mới hay làm bài tập giáo viên thường sử dụng
gợi ý của sách giáo khoa để hướng dẫn các em giải quyết, điều này đã dẫn đến sự
nhàm chán khó hiểu. ngoài ra học sinh cho rằng môn tin học là mộn phụ nên các
em chưa quan tâm đến chất lượng học tập do đó chất lượng bộ môn giữa học chưa
cao. Do đó, tôi đã chọn nguyên nhân này để tác động nhằm làm nâng cao kết quả
học tập cho học sinh.
2. Giải pháp thay thế.
Để khắc phục tình trạng nêu trên, bản thân tôi đã thực hiện giải pháp thay
thế là : Sử dụng trò chơi đầu tiết học nhằm nâng cao kết quả học tập cho học sinh,
giúp học sinh củng cố kiến thức đã học và tạo không khí học tập sôi nổi để các em
lĩnh hội kiến thức bài mới tốt hơn.
Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học môn tin học bậc trung học cơ sở trong
đó có sử dụng trò chơi như một hình thức học tập đã có nhiều bài viết được trình
bày.
- Tôi muốn có một nghiên cứu cụ thể hơn và đánh giá được hiệu quả của
việc đổi mới phương pháp thông qua việc sử dụng phương pháp trò chơi trong dạy

học bài 6: Câu lệnh điều kiện.
Trò chơi này có thể coi như là một hoạt động dạy học. Cơ sở tâm lí và sinh lí
khẳng định việc dạy và học dưới dạng trò chơi rất phù hợp với lứa tuổi các em
trung học cơ sở. Thực tế cũng cho thấy hình thức tổ chức trò chơi dễ được học sinh
hưởng ứng và tích cực tham gia, từ đó truyền cho các em lòng say mê học tin học,
góp phần đáng kể vào việc nâng cao chất lượng môn học.

Người nghiên cứu: Nguyễn Văn Lương

Trường THCS An Bình

5


ĐỀ TÀI : Sử dụng trò chơi đầu tiết học nhằm nâng cao kết quả học bài 6 câu lệnh điều kiện cho nhóm học sinh lớp
8A3 trường THCS An Bình, huyện Phú Giáo.

2.1. Vấn đề nghiên cứu.
Việc sử dụng trò chơi đầu tiết học có nâng cao kết quả học bài 6 câu lệnh
điều kiện cho nhóm học sinh lớp 8A3 trường THCS An Bình, huyện Phú Giáo
không?
2.2. Giả thuyết nghiên cứu:
Có. Sử dụng trò chơi đầu tiết học sẽ nâng cao kết quả học bài 6 câu lệnh
điều kiện cho nhóm học sinh lớp 8A3 trường THCS An Bình, huyện Phú Giáo.
III. PHƯƠNG PHÁP.
1. Khách thể nghiên cứu.
Khách thể được tôi chọn để nghiên cứu là 15 học sinh lớp 8A3 và 15 học
sinh lớp 8A4 trường Trung học cơ sở An Bình, vì số học sinh này có nhiều điều
kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng.
a. Giáo viên.

Bản thân giáo viên bộ môn tin học, thuộc tổ tin học trường trung học cơ sở
An Bình, có lòng nhiệt tình và trách nhiệm cao trong công tác giảng dạy và giáo
dục học sinh.
b. Học sinh:
Tôi được phân công trực tiếp giảng dạy môn tin học khối 8 và tôi chọn ra hai
nhóm 30 học sinh của lớp 8A3, lớp 8A4 có điểm tương đồng và kết quả làm bài
kiểm tra 15 phút chương 1 bài1, 2, 3 trước tác động
Bảng 1: So sánh điểm xếp loại điểm kiểm tra trước tác động

Lớp

Tổng số

Xếp loại điểm kiểm tra trước tác động
Yếu

Tb

Khá

Giỏi

Nhóm 8A3

15

0

6


8

1

Nhóm 8A4

15

0

6

9

0

Tất cả học sinh trong hai nhóm lớp là học sinh thuộc địa bàn.
Người nghiên cứu: Nguyễn Văn Lương

Trường THCS An Bình

6


ĐỀ TÀI : Sử dụng trò chơi đầu tiết học nhằm nâng cao kết quả học bài 6 câu lệnh điều kiện cho nhóm học sinh lớp
8A3 trường THCS An Bình, huyện Phú Giáo.

Về ý thức học tập: Tất cả học sinh hai lớp đều tích cực, chủ động.
2. Thiết kế:
Chọn nhóm 15 học sinh lớp 8A3 là lớp thực nghiệm, nhóm 15 học sinh lớp

8A4 là nhóm đối chứng. Tôi dùng bài kiểm tra 15 phút làm bài kiểm tra trước, và
sau tác động. Kết quả cho thấy số điểm trung bình của hai lớp có sự khác biệt, do
đó tôi dùng phép kiểm chứng T-test để kiểm chứng sự chênh lệch điểm số trung
bình của hai lớp trước tác động.
*Kết quả:
Bảng 2: Kiểm chứng để xác định các nhóm tương đương.

Đối chứng
TBC

Thực nghiệm

6.6

P

7.0
0.263

Giá trị p của trong phép kiểm chứng T-test độc lập P=0.263>0,05. Điều đó
chứng tỏ điểm số của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng trước tác động là không
có ý nghĩa. Như vậy, chênh lệch giá trị điểm trung bình của kết quả trước tác động
có khả năng xảy ra ngẫu nhiên, hai nhóm từng tương đương được coi là 2 nhóm
phân chia ngẫu nhiên.
Tôi sử dụng thiết kế 3: Trước và sau tác động đối với nhóm được phân chia ngẫu
nhiên. (Bảng 2).
Bảng 3: Thiết kế nghiên cứu.
Nhóm

Kiểm tra trước tác


Tác động

động
Thực nghiệm

01

Đối chứng

02

Người nghiên cứu: Nguyễn Văn Lương

Kiểm tra sau
tác động

Dạy học có sử
dụng PP trò chơi
Dạy học không sử
Trường THCS An Bình

03
04
7


ĐỀ TÀI : Sử dụng trò chơi đầu tiết học nhằm nâng cao kết quả học bài 6 câu lệnh điều kiện cho nhóm học sinh lớp
8A3 trường THCS An Bình, huyện Phú Giáo.


dụng PP trò chơi
Ở thiết kế này tôi dùng phép kiểm chứng T-Test độc lập.
3. Quy trình nghiên cứu.
3.1. Chuẩn bị bài của giáo viên:
Lớp 8A4 đối chứng: Tôi Thiết kế, kế hoạch bài giảng không sử dụng
phương pháp trò chơi, quy trình chuẩn bị như bài bình thường.
Lớp 8A3 thực nghiệm: Tôi thiết kế bài học có sử dụng phương pháp trò chơi
đầu tiết học thay cho 15 phút kiểm tra bài cũ.
Tôi luôn phải chú ý xác định rõ mục đích học tập của trò chơi, công bố luật
chơi, giải thích cách chơi, Chơi thế nào? Không nên giải thích dài dòng khiến học
sinh mất hứng thú khi chưa tham gia vào trò chơi.
3.2. Chuẩn bị bài của giáo viên:
Nhóm thực nghiệm thực hiện nhiệm vụ của từng thành viên, sau đó tập hợp
câu trả lời và cử đại diện lên bảng trình bày.
*Tiến hành dạy thực nghiệm.
Thời gian dạy thực nghiệm vẫn tuân theo kế hoạch giảng dạy của nhà trường
theo thời khoá biểu để đảm bảo tính khác quan. Cụ thể:
Thứ, ngày, tháng, năm
Thứ Bảy, 22/11/2014

Môn

Tiết theo PPCT

Tin học

27,28

Tên bài dạy
Câu lênh điều kiện

(Tiết 1,2)

* Các bước tiến hành dạy học
Bước 1: Câu hỏi trò chơi đầu tiết học
Giáo viên tìm hiểu và lựa chọn các trò chơi theo bài học tôi chọn chủ đề cho
15 học sinh nhóm thực nghiệm.
Đối với môn tin học 8 bài 6 câu lệnh điều kiện để sử dụng phương pháp trò
chơi thì đây là bài học khó trong học kỳ I. Nếu giáo viên áp dụng biện pháp và
Người nghiên cứu: Nguyễn Văn Lương

Trường THCS An Bình

8


ĐỀ TÀI : Sử dụng trò chơi đầu tiết học nhằm nâng cao kết quả học bài 6 câu lệnh điều kiện cho nhóm học sinh lớp
8A3 trường THCS An Bình, huyện Phú Giáo.

phương pháp đơn thuần thì việc các em nắm được bài học sẽ rất khó vì vậy tôi đã
lựa chọn chủ đề trò chơi đầu tiết học thay cho kiểm tra 15 phút đầu bài là chủ đề
như sau:
Chủ đề: Nêu những hoạt động phụ thuộc vào điều kiện trong cuộc sống hàng ngày?
Thời gian chơi 15 phút đầu tiết học trong đó thời gian cho học sinh chuẩn bị
câu trả lời là 5 phút, thời gian cho cả 2 nhóm trả lời bằng cách viết lên bảng là 10
phút.
Bước 2: Phổ biến luật chơi
Chuẩn bị còi làm hiệu lệnh.
Giáo viên cử ra một học sinh để làm trọng tài.
Giáo viên công bố thể lệ trò chơi như sau:
Sau tiếng còi của trọng tài là trò chơi bắt đầu, học sinh của hai đội phải khẩn

trương suy nghĩ câu trả lời chuẩn bị trong 5 phút, sau khi hết thời gian chuẩn bị cử
đội trưởng lên bảng ghi ra câu trả lời của đội mình.
Thời gian ghi kết quả chính xác là 10 phút.
Đội nào ghi ra nhiều câu trả lời đúng hơn thì hội đó thắng cuộc
Bước 3: Thu thập thông tin.
Học sinh bắt đầu tìm câu trả lời qua các nguồn tài liệu như sách tin học,
những việc làm ở nhà hoặc trên đường đi học..
Bước 4: Trình bày kết quả là câu trả lời trên bảng
Đây là bước học sinh trình bày câu trả lời của nhóm mình cũng là giai đoạn
quan trọng của trò chơi. Học sinh sẽ là trung tâm của tiết học, giáo viên cùng trọng
tài và các thành viên khác quan sát.
Một số hình ảnh minh họa quá trình chơi của học sinh

Người nghiên cứu: Nguyễn Văn Lương

Trường THCS An Bình

9


ĐỀ TÀI : Sử dụng trò chơi đầu tiết học nhằm nâng cao kết quả học bài 6 câu lệnh điều kiện cho nhóm học sinh lớp
8A3 trường THCS An Bình, huyện Phú Giáo.

Hai nhóm thảo luận chuẩn bị câu trả lời

Người nghiên cứu: Nguyễn Văn Lương

Trường THCS An Bình

10



ĐỀ TÀI : Sử dụng trò chơi đầu tiết học nhằm nâng cao kết quả học bài 6 câu lệnh điều kiện cho nhóm học sinh lớp
8A3 trường THCS An Bình, huyện Phú Giáo.

Hai nhóm cử đại diện trả lời trên bảng
Bước 6: Đánh giá kết quả trò chơi.
Kết thúc trò chơi giáo viên đánh giá cả hai đội chơi và có lời khen đến đội
thắng cuộc.
Giáo viên chuẩn bị câu hỏi để hỏi cả hai đội chơi.(phần phụ lục)

Người nghiên cứu: Nguyễn Văn Lương

Trường THCS An Bình

11


ĐỀ TÀI : Sử dụng trò chơi đầu tiết học nhằm nâng cao kết quả học bài 6 câu lệnh điều kiện cho nhóm học sinh lớp
8A3 trường THCS An Bình, huyện Phú Giáo.

4. Đo lường.
Bài kiểm tra trước tác động là bài kiểm 15 phút của chương gồm 6 câu trắc
nghiệm và 2 câu tự luận(2 đề) cho 2 nhóm. Bài kiểm tra sau tác động là bài kiểm
15 phút được thực hiện ngay sau khi học xong bài 6 cho cả nhóm thực nghiệm và
đối chứng gồm 6 câu trắc nghiệm và 2 câu tự luận(2 đề) cho 2 nhóm
*Tiến hành kiểm tra chấm bài:
- Ra đề kiểm tra: Giáo viên ra 4 đề kiểm tra 15 phút trước tác động và sau
tác động gồm 2 phần trắc nghiệm và tự luận (6 câu trắc nghiệm và 2 câu tự luận
theo thang điểm 10), sau đó tham khảo ý kiến theo tổ chuyên môn để bổ sung

chỉnh sửa cho hợp lý.
- Tổ chức kiểm tra hai nhóm cùng một thời điểm và chấm bài theo hướng
dẫn đã xây dựng.
IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ
Bảng 5: So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động:
Đối chứng

Thực nghiệm

ĐTB

7.1

8.1

Độ lệch chuẩn

1.13

0.9

Giá trị P của T-Test

0.00891

Chênh lệch giá trị TB chuẩn (SMD)
Kiểm chứng độ tin cậy của dữ

0.83
0.717716


liệu(rSB)
Mức độ ảnh hưởng

Lớn

Như trên đã chứng minh rằng kết quả hai nhóm trước tác động là tương
đương. Sau tác động kiểm chứng chênh lệch ĐTB bằng T-Test cho kết quả
P=0.00891<0.05, cho thấy: Sự chênh lệch giữa điểm trung bình giữa nhóm thực
nghiệm và nhóm đối chứng rất có ý nghĩa, tức là chênh lệch kết quả ĐTB nhóm
Người nghiên cứu: Nguyễn Văn Lương

Trường THCS An Bình

12


ĐỀ TÀI : Sử dụng trò chơi đầu tiết học nhằm nâng cao kết quả học bài 6 câu lệnh điều kiện cho nhóm học sinh lớp
8A3 trường THCS An Bình, huyện Phú Giáo.

thực nghiệm cao hơn ĐTB nhóm đối chứng là không ngẫu nhiên, mà do kết quả
tác động. Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD=0.83. Điều đó cho thấy mức
độ ảnh hưởng của dạy học có tổ chức trò trơi đến học tập của nhóm thực nghiệm là
rất lớn. Giả thiết được kiểm chứng: “Việc sử dụng trò chơi đầu tiết học sẽ nâng cao
kết quả học bài 6 câu lệnh điều kiện cho nhóm học sinh lớp 8A3 trường THCS An
Bình, huyện Phú Giáo”.

Biểu đồ so sánh ĐTB trước tác động và sau tác động của nhóm thực
nghiệm và nhóm đối chứng
Bảng 1: so sánh điểm xếp loại điểm kiểm tra sau tác động


Lớp

Tổng số

Xếp loại điểm kiểm tra sau tác động
Yếu

Tb

Khá

Giỏi

Nhóm 8A3

15

0

1

9

5

Nhóm 8A4

15


0

4

11

0

Biểu đồ so sánh ĐTB sau tác động của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng
V. BÀN LUẬN
Kết quả của bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm là TBC=8.1;
kết quả kiểm tra của bài kiểm tra tương ứng của nhóm đối chứng là TBC=7.0. Độ
lệch điểm số giữa hai nhóm là 0.83. Điều đó cho thấy điểm TBC của hai nhóm đối
chứng và thực nghiệm đã có sự khác biệt rõ rệt, lớp được tác động có điểm cao hơn
lớp đối chứng.
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của hai bài kiểm tra là SMD=0.83, điều
này có nghĩa là mức độ ảnh hưởng của tác động là rất lớn.
Kiểm chứng độ tin cậy của dữ liệu (Rsb)=0.717716 ≥ 0.7 dữ liệu đáng tin
cậy
Người nghiên cứu: Nguyễn Văn Lương

Trường THCS An Bình

13


ĐỀ TÀI : Sử dụng trò chơi đầu tiết học nhằm nâng cao kết quả học bài 6 câu lệnh điều kiện cho nhóm học sinh lớp
8A3 trường THCS An Bình, huyện Phú Giáo.

Phép kiểm chứng T-Test ĐTB sau tác động của hai lớp là 0.00891. Kết quả

này khẳng định sự chênh lệch ĐTB của hai nhóm không phải là do ngẫu nhiên mà
do tác động mang lại.
*Hạn chế: Nghiên cứu này sử dụng trò trơi trong dạy học tin học ở bậc
trung học cơ sở là một giải pháp rất tốt, nhưng để tổ chức trò chơi thành công và có
hiệu quả người giáo viên cần chuẩn bị bài kỹ càng, giải thích luật chơi, cách chơi
một cách rành mạch, rõ ràng. Không nên giải thích dài dòng khiến học sinh mất
hứng thú ngay từ khi chưa tham gia trò chơi. Trò chơi phải phù hợp với bài học.
VI. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận.
Việc sử dụng trò chơi đầu tiết học đã làm tăng kết quả học bài 6 cho nhóm
học sinh lớp 8A3 trường THCS An Bình, huyện Phú Giáo
Qua việc sử dụng trò chơi đầu tiết học giúp các em phát huy tính tự lực sáng
tạo, phát triển kỹ năng phân tích, khả năng làm việc với nhóm và tự tin trước tập
thể.
2. Khuyến nghị
Việc sử dụng trò chơi đầu tiết học sẽ làm tăng kết quả học tập do đó học
sinh có động cơ học tập tích cực hơn.
Ngoài ra khi thực hiện trò chơi đầu tiết học thay cho kiểm tra bài cũ của môn
tin học thì có thể áp dụng cho tất cả các môn học.
Với kết quả của đề tài này, tôi mong rằng các bạn đồng nghiệp quan tâm,
chia sẻ và đặc biệt là đối với giáo viên dạy bộ môn tin học trung học cơ sở, có thể
ứng dụng đề tài này vào việc dạy học môn tin học để nâng cao kết quả học tập của
học sinh.
VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tổ chức trò chơi học tập để dạy môn tin học của tác giả: Đậu Quang Tuấn
-Trường ĐHSP thành phố Hồ Chí Minh.
Người nghiên cứu: Nguyễn Văn Lương

Trường THCS An Bình


14


ĐỀ TÀI : Sử dụng trò chơi đầu tiết học nhằm nâng cao kết quả học bài 6 câu lệnh điều kiện cho nhóm học sinh lớp
8A3 trường THCS An Bình, huyện Phú Giáo.

3. Một số trang kiến thức trên mạng Internet: Violet, ..
4. Sách giáo khoa, bài tập tin học 8- Bộ GDĐT
5. Cơ sở lập trình phổ thông tác giả Nguyễn Quang Tuấn (nhà xuất bản Giáo Dục)
5. Tài liệu tập huấn NCKHSPUD

An Bình, ngày 3 tháng 2 năm 2015
Người viết

Nguyễn Văn Lương

Người nghiên cứu: Nguyễn Văn Lương

Trường THCS An Bình

15


ĐỀ TÀI : Sử dụng trò chơi đầu tiết học nhằm nâng cao kết quả học bài 6 câu lệnh điều kiện cho nhóm học sinh lớp
8A3 trường THCS An Bình, huyện Phú Giáo.

PHỤ LỤC ĐỀ TÀI
PHỤ LỤC 1: XÁC ĐỊNH ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

1. Tìm và chọn nguyên nhân


2. Tìm giải pháp tác động

Người nghiên cứu: Nguyễn Văn Lương

Trường THCS An Bình

16


ĐỀ TÀI : Sử dụng trò chơi đầu tiết học nhằm nâng cao kết quả học bài 6 câu lệnh điều kiện cho nhóm học sinh lớp
8A3 trường THCS An Bình, huyện Phú Giáo.

PHỤ LỤC 2: KẾ HOẠCH NCKHSPUD

TÊN ĐỀ TÀI: SỬ DỤNG TRÒ CHƠI ĐẦU TIẾT HỌC NHẰM NÂNG CAO
KẾT QUẢ HỌC BÀI 6 CÂU LỆNH ĐIỀU KIỆN CHO NHÓM HỌC SINH LỚP
8A3 TRƯỜNG THCS AN BÌNH, HUYỆN PHÚ GIÁO
Các bước

Hoạt động

1. Hiện trạng

Học sinh lớp 8A3 chất lượng bộ môn chưa cao

2. Giải pháp thay
thế

Việc : Sử dụng trò chơi đầu tiết học nhằm nâng cao kết

quả học bài 6 câu lệnh điều kiện cho nhóm học sinh lớp 8A3
trường THCS An Bình, huyện Phú Giáo không?

3. Vấn đề nghiên
cứu

Có : Sử dụng trò chơi đầu tiết học sẽ nâng cao kết quả
học bài 6 câu lệnh điều kiện cho nhóm học sinh lớp 8A3
trường THCS An Bình, huyện Phú Giáo.

4. Thiết kế

Thiết kế 3: Kiểm tra trước và sau tác động đối với nhóm
trương đương
- Nhóm thực nghiệm 8A3(N1)
- Nhóm đối chứng 8A4(N2)
Nhóm

Kiểm tra trước tác

Tác động

Kiểm tra s

động

5. Đo lường

01


X

02

----

- Bài kiểm tra của học sinh
- Kiểm chứng độ tin cậy của bài kiểm tra
- Kiểm chứng độ giá trị của bài kiểm tra

6. Phân tích

Sử dụng phép kiểm chứng chứng T-text độc lập và mức độ
ảnh hưởng

7. Kết quả

Kết quả đối với vấn đề nghiên cứu có ý nghĩa không?

Người nghiên cứu: Nguyễn Văn Lương

Trường THCS An Bình

17


ĐỀ TÀI : Sử dụng trò chơi đầu tiết học nhằm nâng cao kết quả học bài 6 câu lệnh điều kiện cho nhóm học sinh lớp
8A3 trường THCS An Bình, huyện Phú Giáo.

Nếu có ý nghĩa, mức độ ảnh hưởng như thế nào?

PHỤ LỤC 3: KẾ HOẠCH DẠY HỌC.

Bài 6 : CÂU LỆNH ĐIỀU KIỆN
Tiết PPCT: 27
Ngày dạy, lớp............................................................................................................
...................................................................................................................................
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Giúp HS
- Biết sự cần thiết của câu trúc rẽ nhánh trong lập trình .
- Biết cấu trúc rẽ nhánh được sử dụng để chỉ dẫn cho máy tính thực hiện các
thao tác phụ thuộc vào điều kiện.
- Hiểu cấu trúc rẽ nhánh có hai dạng : dạng thiếu và dạng đủ
+ Dạng thiếu :
If <điều kiện> then <câu lệnh> ;
+ Dạng đủ :
If <điều kiện> then <câu lệnh 1> else <câu lệnh 2> ;
2. Kỷ năng
- Viết đúng được câu lệnh điều kiện đơn giản theo cú pháp của một ngôn ngữ
lập trình cụ thể.
3. Thái độ
- Học tập nghiêm túc, yêu thích môn học
- Hăng say lập trình
B. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên : Chuẩn bị trò chơi, giáo án...
2. Học sinh : Chuẩn bị bài cũ thật tốt, xem trước bài mới.
C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Người nghiên cứu: Nguyễn Văn Lương

Trường THCS An Bình


18


ĐỀ TÀI : Sử dụng trò chơi đầu tiết học nhằm nâng cao kết quả học bài 6 câu lệnh điều kiện cho nhóm học sinh lớp
8A3 trường THCS An Bình, huyện Phú Giáo.

1. Kiểm tra kiến thức cũ : trò chơi
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
GV: - Câu hỏi nêu những hoạt động

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HS: -Chia làm hai đội chơi, mỗi đội 7

phụ thuộc vào điều kiện trong cuộc em.
sống hàng ngày?

-Các em cử ra đội trưởng của đội

- Chuẩn bị còi làm hiệu lệnh.

mình.

-Chuẩn bị một số phần thưởng như bút,
vở cho độ giành chiến thắng.
GV: -Cử ra một học sinh để làm trọng
tài.
GV: Công bố thể lệ cuộc thi như sau:

-Quan sát thấy đội thứ nhất học sinh
ghi các câu trả lời


+Sau tiếng còi của trọng tài là cuộc thi - Một sáng thức dạy, tập thể dục buổi
bắt đầu, học sinh của hai đội phải khẩn sáng
trương câu trả lời chuẩn bị trong 5
phút, sau cử đội trưởng lên bảng ghi ra
câu trả lời của đội mình.
+Thời gian ghi kết quả chính xác là 10
phút.
+ Đội nào ghi ra nhiều câu trả lời hơn
thì hội đó thắng cuộc

- Nếu em bị ốm, em sẽ không tập thể
dục buổi sáng.
- Nếu trời không mưa vào ngày chủ
nhất
Long đi đá bóng
- Quan sát thấy đội thứ hai học sinh ghi

* Qua quan sát tôi thấy đội 2 ghi được - Một sáng thức dạy, làm vệ sinh cá
nhiều câu trả lời hơn nên đội 2 là đội nhân.
thắng cuộc.

- Nếu xe em bị hư em sẽ đi học muộn

*Sau khi trò trò chơi kết thúc, giáo - Nếu gặp đèn đỏ em sẽ dừng lại.
viên sẽ hỏi cả hai đội chơi

- Nếu em không thuộc bài em sẽ bị

Các em có nhận xét gì về trò chơi này? điểm kém

Người nghiên cứu: Nguyễn Văn Lương

Trường THCS An Bình

19


ĐỀ TÀI : Sử dụng trò chơi đầu tiết học nhằm nâng cao kết quả học bài 6 câu lệnh điều kiện cho nhóm học sinh lớp
8A3 trường THCS An Bình, huyện Phú Giáo.

Gv: Qua các câu trả lời của các em .
Hoạt động nào sẽ được thực hiện, nếu - Cả hai đội đưa ra câu trả lời của đội
điều kiện quy tắc nào được thỏa mãn? mình . Theo luật chơi đội nào hết ít
Hoạt động nào sẽ được thực hiện, nếu thời gian, ghi ra nhiều câu hơn đội đó
điều kiện của quy tắc đó không thỏa sẽ thắng cuộc.
mãn?
GV: Đối với những câu như các em trả
lời trên gọi là câu lệnh phụ thuộc vào
điều hiên.

Đội thứ nhất cử đại diện lên trả lời:
Đội thứ hai cử đại diện lên trả lời:

Gv: khái niệm hoạt động vào điều
kiện.
2. Giảng kiến thức mới :
Hoạt động của thầy và trò

Nội dung ghi bảng


Hoạt động 1: Hoạt động phụ thuộc vào 1. Hoạt động phụ thuộc vào điều
điều kiện (10 phút)
kiện
- Cho ví dụ về một hoạt động phụ thuộc
điều kiện ?
Nếu chiều nay trời không mưa, em sẽ đi
chơi bóng.
Nếu em bị ốm, em sẽ nghỉ học .

- Có những hoạt động chỉ được thực
hiện khi một điều kiện cụ thể được
xảy ra. Điều kiện thường là một sự
kiện được mô tả sau từ nếu.

- Từ “nếu” trong các câu trên được dùng
để chỉ một “điều kiện” và các hoạt động
tiếp theo sau sẽ phụ thuộc vào điều kiện
đó .
- Nêu các điều kiện và các hoạt động phụ
thuộc điều kiện trong các ví dụ trên .
Các điều kiện : chiều nay trời không mưa,
em bị ốm.
Các hoạt động phụ thuộc điều kiện : em sẽ
đi chơi bóng, em sẽ nghỉ học.
Người nghiên cứu: Nguyễn Văn Lương

Trường THCS An Bình

20



ĐỀ TÀI : Sử dụng trò chơi đầu tiết học nhằm nâng cao kết quả học bài 6 câu lệnh điều kiện cho nhóm học sinh lớp
8A3 trường THCS An Bình, huyện Phú Giáo.

Hoạt động 2. Tìm hiểu tính đúng sai
của các điều kiện (12 phút)
- Mỗi điều kiện nói trên được mô tả dưới
dạng một phát biểu . Hoạt động tiếp theo
phụ thuộc vào kết quả kiểm tra phát biểu
đó đúng hay sai . Vậy kiết quả kiểm tra
có thể là gì ?

2.Tính đúng sai của các điều kiện
- Khi đưa ra câu điều kiện , kết quả
kiểm tra là đúng, ta nói điều kiện
được thoả mãn, còn khi kết quả
kiểm tra là sai, ta nói diều kiện
không thoả mãn.
- Ví dụ :
- Nếu nháy nút “x” ở góc trên, bên
phải cửa sổ, (thì) cửa sổ sẽ được
đóng lại.

Điều
kiện

Kiểm tra

Kết
quả


Hoạt động
tiếp theo

Trời
khôn
g
mưa
?

Buổi chiều
nhìn ra
ngoài trời
và thấy trời
không mưa

Đún
g

Đi chơi
bóng

- Nếu X>5, (thì hãy) in giá trị X ra
màn hình.
- Nếu nhấn phím Pause/Break, (thì)
chương trình (sẽ bị) ngưng.

Ở nhà
Sai


Em bị Cảm thấy
ốm ? mình khoẻ
mạnh.

Sai

Ở nhà

Đún
g

Đi học

3. Điều kiện và phép so sánh (8 phút)

3. Điều kiện và phép so sánh

- Các phép so sánh có vai trò rất quan
trọng trong việc mô tả thuật toán và lập
trình. Chúng thường được sử dụng để
biểu diễn các điều kiện . Phép so sánh
cho kết quả đúng có nghĩa điều kiện
được thoả mãn ; ngược lại điều kiện
không thoả mãn.

- Các phép so sánh thường được sử
dụng để biểu diễn các điều kiện.
- Các phép so sánh cho kết quả đúng
hoặc sai.


3. Cũng cố bài giảng : 2 phút
- Học sinh cần nhắc lại kiến thức đó học trong bài
- Giáo viên chốt lại những kiến thức quan trọng
Người nghiên cứu: Nguyễn Văn Lương

Trường THCS An Bình

21


ĐỀ TÀI : Sử dụng trò chơi đầu tiết học nhằm nâng cao kết quả học bài 6 câu lệnh điều kiện cho nhóm học sinh lớp
8A3 trường THCS An Bình, huyện Phú Giáo.

4. Hướng dẫn học tập ở nhà 2 phút
- Lấy ví dụ về tính đúng sai của các điều kiện
- Tìm hiểu điều kiện và phép so sánh
- Xem bài câu lệnh điều kiện tiếp theo
D. RÚT KINH NGHIỆM.
...................................................................
.................................................................

Bài 6 : CÂU LỆNH ĐIỀU KIỆN (tt)
Tiết PPCT: 28
Ngày dạy, lớp:.............................................................................................................
.....................................................................................................................................
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Giúp HS
Người nghiên cứu: Nguyễn Văn Lương

Trường THCS An Bình


22


ĐỀ TÀI : Sử dụng trò chơi đầu tiết học nhằm nâng cao kết quả học bài 6 câu lệnh điều kiện cho nhóm học sinh lớp
8A3 trường THCS An Bình, huyện Phú Giáo.

- Biết sự cần thiết của câu trúc rẽ nhánh trong lập trình .
- Biết cấu trúc rẽ nhánh được sử dụng để chỉ dẫn cho máy tính thực hiện các
thao tác phụ thuộc vào điều kiện.
- Hiểu cấu trúc rẽ nhánh có hai dạng : dạng thiếu và dạng đủ
+ Dạng thiếu :
If <điều kiện> then <câu lệnh> ;
+ Dạng đủ :
If <điều kiện> then <câu lệnh 1> else <câu lệnh 2> ;
2. Kỷ năng
- Viết đúng được câu lệnh điều kiện đơn giản theo cú pháp của một ngôn ngữ
lập trình cụ thể.
3. Thái độ
- Học tập nghiêm túc, yêu thích môn học
- Hăng say lập trình
B. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên : Giáo án đồ dùng dạy học.
2. Học sinh : Chuẩn bị bài cũ thật tốt, xem trước bài mới.
C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra kiến thức cũ :
2. Giảng kiến thức mới :

Hoạt động của thầy và trò
Hoạt động 4.Tìm hiểu cấu trúc re

nhánh (15 phút)

Nội dung
4.Cấu trúc re nhánh

GV: Ta đã biết rằng, khi thực hiện một
chương trình, máy tính sẽ thực hiện
tuần tự các câu lệnh, từ câu lệnh đầu
tiên đến câu lệnh cuối cùng. Trong
nhiều trường hợp, chúng ta muốn máy
tính thực hiện một câu lệnh nào đó, nếu
một điều kiện cụ thể được thoả mãn;
Người nghiên cứu: Nguyễn Văn Lương

Trường THCS An Bình

23


ĐỀ TÀI : Sử dụng trò chơi đầu tiết học nhằm nâng cao kết quả học bài 6 câu lệnh điều kiện cho nhóm học sinh lớp
8A3 trường THCS An Bình, huyện Phú Giáo.

ngược lại, nếu điều kiện không được
thoả mãn thì bỏ qua câu lệnh hoặc thực
hiện một câu lệnh khác.
GV: Yêu cầu học sinh xác định Input
Ví dụ 2. Một hiệu sách thực hiện đợt
và output
khuyến mãi lớn với nội dung sau: Nếu
HS: Lên bảng

mua sách với tổng số tiền ít nhất là 100
GV: Mô tả thuật toán
nghìn đồng, khách hàng sẽ được giảm
30% tổng số tiền phải thanh toán. Hãy
GV: Gọi HS trả lời
mô tả hoạt động tính tiền cho khách.
GV: Chốt kiến thức lên bảng
Ta có thể mô tả hoạt động tính tiền cho
khách hàng bằng các bước dưới đây:
Bước 1. Tính tổng số tiền T khách hàng
đã mua sách.
Bước 2. Nếu T ≥ 100000, số tiền phải
thanh toán = 70% × T.
Bước 3. In hoá đơn. Tính tiền cho khách
GV: Cách thể hiện hoạt động phụ hàng tiếp theo.
thuộc vào điều kiện như trên được gọi
Cách thể hiện hoạt động phụ thuộc vào
là cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu.
điều kiện như trên được gọi là cấu trúc
rẽ nhánh dạng thiếu.
Hoạt động 5.Tìm hiểu câu lệnh điều
kiện (19 phút)

5. câu lệnh điều kiện
- Lệnh If …. Then …..Else

Đưa ra lệnh : if ….then….else có hai
Dạng 1
dạng và lưu ý
If < Điều kiện > then

a. Với dạng 1 nếu điều kiện đúng
Lệnh;
thì lệnh sẽ được thực hiện.
b. Với dạng 2 nếu điều kiện đúng
Dạng 2
thì lệnh 1 được thực hiện và ngược
lại sẽ thực hiện lệnh 2.
If < Điều kiện > then
Đưa ra lưu đồ cho 2 dạng
Lệnh 1
Dạng 2
Else
Điều kiện
Lệnh 2 ;
Đúng
Sai
Trước else không có dấu chấm phẩy.
Lệnh 1
Người nghiên cứu: Nguyễn Văn Lương

Lệnh 2

Trong Expl là một biểu thức logic .
Trường THCS An Bình

24


sai
ĐỀ TÀI : Sử dụng trò chơi đầu tiết học nhằm nâng cao kết quả học bài 6 câu lệnh điều kiện cho nhóm học sinh lớp

8A3 trường THCS An Bình, huyện Phú Giáo.

Cách thi hành lệnh này như sau:
đúng

Dạng 1
- Với dạng 1 nếu điều kiện đúng thì Ví dụ :Hãy viết chương trình tìm giá trị
lệnh sẽ được thực hiện.
lớn nhất của hai số nguyên .
Giải :
Dạng 1

Program

GTLN;

Uses

crt;

Var

a, b, Max : Integer;

Begin
Clrscr;
Write (‘a=’) ; Readln(a);
Write (‘b=’) ; Readln(b);

Điều kiện


Max: =a;
- Với dạng 2 nếu điều kiện đúng thì
lệnh 1 được thực hiện và ngược lại sẽ
thực hiện lệnh 2.

If a < b then
Max : = b;

Writeln (‘ gia tri lon nhat cua hai so a, b
la :’, Max) ;
Lệnh
GV: Hãy viết chương trình tìm giá trị
Readln;
lớn nhất của hai số nguyên .
End.
GV: Yêu cầu HS nêu thuật toán
Cách khác :
GV: Hãy viết lại bài tập trên sử dụng
Program GTLN;
câu lệnh dạng if ….then……else .
Uses
Var

crt;
a, b, Max : Integer;

Begin
Clrscr;


Người nghiên cứu: Nguyễn Văn Lương

Trường THCS An Bình

25


×