Tải bản đầy đủ (.pdf) (150 trang)

Đánh giá năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng chi nhánh huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (27.11 MB, 150 trang )

Khóa luận tốt nghiệp đại học

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG - CHI NHÁNH
HUẾ

Sinh Viên thực hiện:
Thân Trọng Bảo Ngọc
Lớp: K42QTKD Tổng Hợp
Niên khóa: 2008-2012

Giáo Viên Hướng Dẫn:
Tiến sỹ: Nguyễn Thị Minh Hòa

Huế, 2012
Thân Trọng Bảo Ngọc

i


Khóa luận tốt nghiệp đại học

Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


……………..

ĐÁNH GIÁ CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
Qua thời gian thực tập từ ngày 01/02/2012 đến ngày 31/03/2012, ngân
hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) chi nhánh Huế có nhận xét về thực tập
của sinh viên Thân Trọng Bảo Ngọc như sau:
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Huế, ngày

Thân Trọng Bảo Ngọc

tháng

năm

ii



Khóa luận tốt nghiệp đại học

Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, trước hết tôi
xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy, cô giáo Trường Đại Học
Kinh Tế - Đại Học Huế đã tận tình dạy dỗ, cung cấp cho tôi
những kiến thức quý báu trong những năm học vừa qua.
Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành, và sâu sắc đến
cô giáo: Tiến Sỹ- Nguyễn Thị Minh Hòa đã rất tận tình
hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu
và thực hiện tốt đề tài khóa luận tốt nghiệp này.
Trong thời gian thực tập tại Ngân hàng thương mại cổ
phần Việt Nam Thịnh Vượng-chi nhánh Huế, tôi đã được
các anh chị trong phòng giao dịch VPBank Phú Hội chỉ bảo
tận tình, tạo mọi điều kiện thuận lợi, truyền đạt những kiến
thức thực tế và cung cấp những thông tin cần thiết phục vụ
cho việc hoàn thành tốt đề tài nghiên cứu của mình. Tôi xin
trân trọng gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đ ạo Ngân hàng
thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng-chi nhánh Huế,
Thân Trọng Bảo Ngọc

iii


Khóa luận tốt nghiệp đại học

cùng các anh chị trong phòng Kinh Doanh, phòng Hành
Chính và một số phòng, ban khác tại chi nhánh đã giúp đỡ
tôi trong suốt thời gian thực tập vừa qua.
Cuối cùng, tôi xin được cảm ơn những người thân

trong gia đình và b ạn bè đã hết lòng ủng hộ, giúp đỡ tôi rất
nhiều trong thời gian vừa qua.
Xin chân thành cảm ơn !
Huế, ngày 7 tháng 5 năm
2012.
Sinh viên thực hiện.
Thân Trọng Bảo Ngọc.

Thân Trọng Bảo Ngọc

iv


Khóa luận tốt nghiệp đại học

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU
ACB:

Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu

DongA:

Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á

HĐQT:

Hội đồng quản trị

NHNN:


Ngân hàng nhà nước.

PGD:

Phòng giao dịch

Sacombank:

Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín

Techcombank:

Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam

Vietcombank:

Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam

Vietinbank:

Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam

VPBank:

Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng

WTO:

Tổ chức thương mại thế giới


Thân Trọng Bảo Ngọc

Formatted: Space Before: 3 pt, After:
3 pt

v


Khóa luận tốt nghiệp đại học

MỤC LỤC
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ..............................................................................................11
1.1. Sự cần thiết của đề tài .........................................................................................11
1.2. Mục tiêu của đề tài..............................................................................................22

Formatted

... [1]

Formatted: Justified, Right: 0,5 cm,
Line spacing: Multiple 1,34 li, Tab
stops: 16 cm, Right,Leader: … + Not at
15,99 cm

1.2.1. Mục tiêu chung.............................................................................................22

Formatted

... [2]


1.2.2. Mục tiêu cụ thể.............................................................................................22

Formatted

... [3]

Formatted

... [4]

Formatted

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài ..................................................................22

... [5]

Formatted

... [6]

1.3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài .....................................................................22

Formatted

... [7]

Formatted

... [8]


Formatted

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................44

... [9]

Formatted

... [10]

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH, CHIẾN LƯỢC

Formatted

... [11]

1.1. Những vấn đề lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh..............................44

Formatted

... [12]

1.1.1. Khái niệm cạnh tranh ...................................................................................44

Formatted

... [13]

1.1.2. Khái niệm năng lực cạnh tranh ....................................................................44


Formatted

... [14]

1.1.3. Các quan điểm về các cấp cấp độ cạnh tranh...............................................55

Formatted

... [15]

1.1.4. Khái niệm về chiến lược cạnh tranh ............................................................55

Formatted

... [16]

1.2. Những vấn đề cơ bản về năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại .........55

Formatted

... [17]

1.2.1. Khái niệm ngân hàng thương mại ................................................................55

Formatted

... [18]

1.2.2. Cạnh tranh trong hoạt động của các ngân hàng thương mại........................66


Formatted

... [19]

1.2.3. Năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại..........................................77

Formatted

... [20]

Formatted

... [21]

2.1. Đặc điềm chung của đối tượng nghiên cứu ....................................................1212

Formatted

... [22]

2.1.1. Tổng quan về ngân hàng VPBank............................................................1212

Formatted

... [23]

2.1.2. Các hoạt động chủ yếu của ngân hàng VPBank ......................................1515

Formatted


... [24]

2.1.3. Đặc điểm về nhân sự ................................................................................1515

Formatted

... [25]

2.1.4. Kết quả kinh doanh của ngân hàng VPBank............................................1818

Formatted

... [26]

2.2. Phương pháp nghiên cứu đề tài ......................................................................2020

Formatted

... [27]

2.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu, điều tra phỏng vấn ..................................2020

Formatted

... [28]

2.2.2. Các phương pháp tổng hợp, xử lý và phân tích số liệu............................2222

Formatted


... [29]

1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................22

1.4. Kết cấu cấu của đề tài .........................................................................................33

CẠNH TRANH VÀ TĂNG CƯỜNG CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG ........44

Chương 2: ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................................................1212

Thân Trọng Bảo Ngọc

vi


Khóa luận tốt nghiệp đại học

Chương 3: ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG .....2323

Formatted

... [30]

3.1. Quan điểm của ngân hàng VPBank về năng lực cạnh tranh...........................2323

Formatted

... [31]


3.2. Thực trạng năng lực cạnh tranh của ngân hàng theo các chỉ tiêu định lượng 2424

Formatted

... [32]

3.2.1. Vốn chủ sỡ hữu, huy động vốn và các chỉ tiêu sinh lời ...........................2424

Formatted

... [33]

3.2.2. Chất lượng tài sản có và năng lực tín dụng..............................................2929

Formatted

... [34]

3.2.3. Thị phần ...................................................................................................3232

Formatted

... [35]

3.2.4. Năng suất lao động của nhân viên ...........................................................3434

Formatted

... [36]


3.3. Thực trạng năng lực cạnh tranh theo các chỉ tiêu định tính............................3535

Formatted

... [37]

3.3.1. Năng lực công nghệ .................................................................................3535

Formatted

... [38]

3.3.2. Nguồn nhân lực và đào tạo.......................................................................3636

Formatted

... [39]

3.3.3. Nguồn lực quản lý và cơ cấu tổ chức.......................................................3838

Formatted

... [40]

3.3.4 Hệ thống mạng lưới phân phối và mức độ đa dạng hóa dịch vụ cung cấp4040

Formatted

... [41]


3.4. Đánh giá năng lực cạnh tranh .........................................................................4646

Formatted

... [42]

3.4.1. Chấm điểm và đánh giá năng lực.............................................................4646

Formatted

... [43]

3.4.2. Đánh giá năng lực cạnh tranh thông qua cảm nhận khách hàng..............4747

Formatted

... [44]

Formatted

... [45]

4.1. Định hướng của ngân hàng thương mại cổ phần VBBank.............................6969

Formatted

... [46]

4.2. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của chi nhánh ngân hàng VPBank .7171


Formatted

... [47]

4.2.1. Nhóm giải pháp tăng cường nguồn lực tài chính .....................................7171

Formatted

... [48]

4.2.2. Nhóm giải pháp nâng cao năng lực cung cấp sản phẩm, dịch vụ ............7272

Formatted

... [49]

4.2.3. Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, quản trị và điều hành 7474

Formatted

... [50]

4.2.4. Nhóm giải pháp tăng khả năng tiếp cận với khách hàng .........................7575

Formatted

... [51]

4.2.5. Nhóm giải pháp đẩy mạnh hoạt động Marketing.....................................7575


Formatted

... [52]

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................7676

Formatted

... [53]

1. Kết luận..............................................................................................................7676

Formatted

... [54]

2. Kiến nghị............................................................................................................7777

Formatted

... [55]

2.1. Kiến nghị với chi nhánh ngân hàng VPBank..............................................7777

Formatted

... [56]

2.2. Kiến nghị với ngân hàng nhà nước .............................................................7777


Formatted

... [57]

3. Hạn chế của đề tài ..............................................................................................7878

Formatted

... [58]

Chương 4: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH
TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VPBANK CHI
NHÁNH HUẾ...........................................................................................................6969

TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................7979
PHỤ LỤC

Formatted: Font: 13 pt, Bold, English
(U.S.)
Formatted
Formatted: Font: Bold

Thân Trọng Bảo Ngọc

vii

... [59]


Khóa luận tốt nghiệp đại học


PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
1.1 Sự cần thiết của đề tài................................................................................................1
1.2. Mục tiêu của đề tài ...................................................................................................2
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................................2
1.4 Kết cấu cấu của đề tài ................................................................................................3
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................5
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH, CHIẾN LƯỢC
CẠNH TRANH VÀ TĂNG CƯỜNG CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG...............5
1.1 Những vấn đề lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh ....................................5
1.1.1 Khái niệm cạnh tranh..............................................................................................5
1.1.2 Khái niệm năng lực cạnh tranh...............................................................................5
1.1.3 Các quan điểm về các cấp cấp độ cạnh tranh .........................................................6
1.1.4 Khái niệm về chiến lược cạnh tranh .......................................................................6
1.2 Những vấn đề cơ bản về năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại................6
1.2.1 Khái niệm ngân hàng thương mại ..........................................................................6
1.2.2 Cạnh tranh trong hoạt động của các ngân hàng thương mại ..................................7
1.2.2.1 Đặc trưng của cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại .................................7
1.2.2.2 Những công cụ cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại ...............................7
1.2.2.3 Lợi ích cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại ............................................8
1.2.3 Năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại ....................................................8
1.2.3.1 Định nghĩa năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại ...............................8
1.2.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại. ..............8
CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ..............................................................................................................14
2.1 Đặc điềm chung của đối tượng nghiên cứu .............................................................14
2.1.1 Tổng quan về ngân hàng VPBank ........................................................................14
2.1.2 Các hoạt động chủ yếu của ngân hàng VPBank...................................................17
2.1.3 Đặc điểm về nhân sự ............................................................................................17
2.1.3.1 Sơ đồ tổ chức ngân hàng VPBank chi nhánh Huế ............................................17

2.1.3.2 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban ...........................................................18
Thân Trọng Bảo Ngọc

viii

Formatted: Right: 0,5 cm, Line
spacing: Multiple 1,34 li, Tab stops: 16
cm, Right,Leader: … + Not at 15,99 cm


Khóa luận tốt nghiệp đại học

2.1.4 Kết quả kinh doanh của ngân hàng VPBank ........................................................20
2.2 Phương pháp nghiên cứu đề tài ...............................................................................22
2.2.1 Phương pháp thu thập tài liệu, điều tra phỏng vấn...............................................22
2.2.1.1 Sơ cấp ................................................................................................................22
2.2.1.2 Thứ cấp ..............................................................................................................23
2.2.2 Các phương pháp tổng hợp, xử lý và phân tích số liệu ........................................24
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG .........26
3.1 Quan điểm của ngân hàng VPBank về năng lực cạnh tranh ...................................26
3.2 Thực trạng năng lực cạnh tranh của ngân hàng theo các chỉ tiêu định lượng .........27
3.2.1 Vốn chủ sỡ hữu, huy động vốn và các chỉ tiêu sinh lời .......................................27
3.2.2 Chất lượng tài sản có và năng lực tín dụng ..........................................................32
3.2.3 Thị phần................................................................................................................35
3.2.4 Năng suất lao động của nhân viên........................................................................38
3.3 Thực trạng năng lực cạnh tranh theo các chỉ tiêu định tính ....................................39
3.3.1 Năng lực công nghệ..............................................................................................39
3.3.2 Nguồn nhân lực và đào tạo ...................................................................................40
3.3.3 Nguồn lực quản lý và cơ cấu tổ chức ...................................................................42
3.3.4 Hệ thống mạng lưới phân phối và mức độ đa dạng hóa dịch vụ cung cấp ..........44

3.4 Đánh giá năng lực cạnh tranh ..................................................................................50
3.4.1 Chấm điểm và đánh giá năng lực .........................................................................50
3.4.2 Đánh giá năng lực cạnh tranh thông qua cảm nhận của khách hàng....................51
CHƯƠNG 4: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH
TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VPBANK CHI NHÁNH
HUẾ ...............................................................................................................................75
4.1. Định hướng của ngân hàng thương mại cổ phần VBBank.....................................75
4.2 Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của chi nhánh ngân hàng VPBank ..........77
4.2.1 Nhóm giải pháp tăng cường nguồn lực tài chính .................................................77
4.2.2 Nhóm giải pháp nâng cao năng lực cung cấp sản phẩm, dịch vụ.........................78
4.2.3 Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, quản trị và điều hành .....80
4.2.4 Nhóm giải pháp tăng khả năng tiếp cận với khách hàng......................................81
Thân Trọng Bảo Ngọc

ix


Khóa luận tốt nghiệp đại học

4.2.5 Nhóm giải pháp đẩy mạnh hoạt động Marketing .................................................81
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.....................................................................83
1. Kết luận......................................................................................................................83
2. Kiến nghị ...................................................................................................................84
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................86
PHỤ LỤC

Formatted: Left

Thân Trọng Bảo Ngọc


x


Khóa luận tốt nghiệp đại học

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1 : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ngân hàng TMCP VPBank Huế181820
Bảng 2: Số mẫu theo tỷ lệ các phường ..................................................................222224

Formatted: Justified, Space Before:
12 pt
Formatted: Justified

Bảng 3: Chức năng, nhiệm vụ, mục tiêu của ngân hàng VPBank ........................242427
Bảng 4: Dư nợ cho vay của chi nhánh ngân hàng VPBank-Huế qua các năm .....313134
Bảng 5: Tình hình lao động của VPBank chi nhánh Huế qua 3 năm 2009 – 2011363640
Bảng 6: Số tỉnh thành có mặt và số lượng các chi nhánh cấp 1 của các ngân hàng404044
Bảng 7: Các sản phẩm đối với khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng VPBank424246
Bảng 8: Các sản phẩm dành cho khách hàng cá nhân của ngân hàng VPBank ............48
Bảng 9: Các dịch vụ ngân hàng điện tử của ngân hàng VPBank ..........................454550
Bảng 10: Xếp hạng năng lực cạnh tranh của các chi nhánh ngân hàng thương

Formatted: Expanded by 0,3 pt

mại ở Huế ..............................................................................................464650
Bảng 11: Thống kê số người sử dụng dịch vụ của các ngân hàng ........................494954
Bảng 12: Thống kê các dịch vụ của ngân hàng được sử dụng ..............................505054
Bảng 13: Phối hợp hai biến “ dịch vụ được sử dụng” và “ ngân hàng” ................515156
Bảng 14: Tầm quan trọng của các yếu tố khi lựa chọn ngân hàng........................535358
Bảng 15: Cronbach's Alpha của ngân hàng VPBank ....................................................59

Bảng 16: Kiểm định số lượng mẫu thích hợp................................................................61
Bảng 17: Kiểm định số lượng mẫu thích hợp................................................................61
Bảng 18: Kiểm định số lượng mẫu thích hợp................................................................62
Bảng 19: Kiểm định số lượng mẫu thích hợp................................................................62
Bảng 20: Kiểm định số lượng mẫu thích hợp................................................................63
Bảng 21: Kiểm định số lượng mẫu thích hợp................................................................63
Bảng 22: Kiểm định số lượng mẫu thích hợp................................................................64
Bảng 23: Kết quả phân tích nhân tố khám phá của ngân hàng VPBank.......................65
Bảng 24: Tên các biến ...................................................................................................68
Bảng 25 : Nhân số của các nhân tố................................................................................69

Thân Trọng Bảo Ngọc

xi


Khóa luận tốt nghiệp đại học

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1 : Vốn điều lệ của ngân hàng VPBank qua các năm..............................131315
Biểu đồ 2: Vốn chủ sỡ hữu của chi nhánh ngân hàng VPBank-Huế ....................242428
Biểu đồ 3: Vốn chủ sỡ hữu các chi nhánh ngân hàng thương mại Huế năm 2011252528
Biểu đồ 4: Hệ số an toàn vốn của chi nhánh ngân hàng VPBank-Huế qua các năm262629
Biểu đồ 5: Tổng nguồn huy động của chi nhánh ngân hàng VPBank-Huế qua các năm272730
Biểu đồ 6: Lợi nhuận ròng của chi nhánh ngân hàng VPBank-Huế qua các năm 272730
Biểu đồ 7: ROA của chi nhánh ngân hàng VPBank-Huế qua các năm ................282831
Biểu đồ 8: ROE của chi nhánh ngân hàng VPBank-Huế qua các năm ................292932
Biểu đồ 9: Tài sản của chi nhánh ngân hàng VPBank-Huế qua các năm.............292933
Biểu đồ 10: Doanh số cho vay, doanh số thu nợ của chi nhánh ngân hàng VPBank
qua các năm ................................................................................................303033

Biểu đồ 11 :Thị phần của việc huy động vốn năm 2011 ......................................323235
Biểu đồ 12:Thị phần của hoạt động tín dụng năm 2011 .......................................333336
Biểu đồ 13 :Thị phần dịch vụ thẻ thanh toán năm 2011 .......................................333337
Biểu đồ 14: Năng suất lao động của nhân viên chi nhánh ngân hàng VPBank-Huế
năm 2011 ....................................................................................................343438
Biểu đồ 15: Năng suất lao động của nhân viên các chi nhánh ngân hàng ở Huế
năm 2011 ....................................................................................................353539
Biểu đồ 16: Mức lương trung bình của nhân viên ở các chi nhánh ngân hàng thương
mại Huế năm 2011 .....................................................................................383842
Biểu đồ 17: Trình độ của ban giám đốc ngân hàng VPBank năm 2011...............393943
Biểu đồ 18: Số lượng các phòng giao dịch của các ngân hàng ở Huế năm 2011 .414145
Biểu đồ 19: Số quầy ATM của các chi nhánh ngân hàng thương mại ở Huế năm 2011424246
Biểu đồ 20: Tỷ lệ nam nữ trong mẫu điều tra .......................................................474751
Biểu đồ 21: Tỷ lệ độ tuổi của mẫu ........................................................................474752
Biểu đồ 22: Tỷ lệ các ngành nghề của mẫu ..........................................................484852
Biểu đồ 23: Tỷ lệ sử dụng các dịch vụ của ngân hàng .........................................484853
Biểu đồ 24: Biểu đồ Radar của các chi nhánh ngân hàng ở Huế..................................71
Thân Trọng Bảo Ngọc

xii

Formatted: Justified, Right: 0,5 cm,
Tab stops: 16 cm, Right,Leader: … +
Not at 15,99 cm


Khóa luận tốt nghiệp đại học

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức chi nhánh ngân hàng VPBank-Huế................................151517


Thân Trọng Bảo Ngọc

xiii


PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Sự cần thiết của đề tài
Từ khi gia nhập WTO nền kinh tế Việt Nam phát triển rất mạnh mẽ với tốc độ tăng
trưởng bình quân hơn 8% một năm. Để tương thích với sự phát triển kinh tế thì hệ thống
ngân hàng cũng mở rộng và phát triển theo. Số lượng các ngân hàng thương mại tăng lên
đáng kể, tổng mức tín dụng của toàn bộ hệ thống ngân hàng Việt Nam đã lên tới 125135% GDP, ngoài ra nhiều dịch vụ và tiện ích mới ra đời để phục vụ tốt hơn nhu cầu của
người dân và doanh nghiệp. Tuy nhiên trong hệ thống ngân hàng Việt Nam còn tồn tại
nhiều bất cập như: Hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện có khoảng 80 ngân hàng lớn, nhỏ,
mặc dù trong số đó có khoảng 30 ngân hàng quốc doanh nhưng các ngân hàng nhỏ cũng
rất nhiều. Tuy số ngân hàng nhiều như vậy, nhưng các chỉ tiêu về phát triển ngân hàng lại
chưa cao. Cụ thể là hệ số sử dụng tiền mặt trong nền kinh tế cũng còn rất cao, tỷ lệ người
dân có tài khoản ngân hàng cũng còn thấp, hệ số giao dịch qua ngân hàng chưa cao. Các
ngân hàng Việt Nam hiện đang không có đủ vốn để cho vay, trong khi đó tỉ lệ nợ xấu và
mức độ rủi ro tăng, ảnh hưởng đến nền kinh tế. Ngoài ra do số lượng các ngân hàng quá
nhiều và tình trạng huy động vốn của các ngân hàng nhỏ gặp khó khăn nên dẫn đến cuộc
chạy đua lãi suất huy động, tại một vài thời điểm lãi suất huy động lên đến 19 % một năm,
người dân đổ xô gửi tiền vào ngân hàng. Sự lựa chọn ngân hàng lúc này phụ thuộc vào lãi
suất huy động, ngân hàng nào có lãi suất huy động cao thì ngư ời dân sẽ gửi tiền nhiều vào
đó. Để khắc phục tình trạng này thì cuối năm 2011 NHNN đã đ ề ra các biện pháp nhằm
giữ vững trần huy động lãi suất là 14 % một năm như xử lý giám đốc chi nhánh vi phạm,
không cấp phép mở thêm chi nhánh cho ngân hàng vi phạm trong một năm… Chính các
biện pháp này đã làm thị trường ngân hàng tạm thời ổn định. Khi mức lãi suất huy động
trong toàn bộ hệ thống bằng nhau thì ngư ời dân không còn dựa vào lãi suất để quyết định
ngân hàng gửi nữa, họ dựa vào uy tín của ngân hàng, chất lượng phục vụ, sự tiện lợi …

Các ngân hàng lại bước vào cuộc chạy đua nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng.
Ngân hàng VP bank-chi nhánh Huế cũng đang đ ứng trước tình trang cạnh tranh gay gắt,
buộc ngân hàng phải xác định và đánh giá lại những điểm mạnh, điểm yếu, thách thức cơ
hội cũng như th ị phần và vị trí của ngân hàng trong tâm trí khách hàng tiềm năng. Từ đó
đưa ra những biện pháp để nâng cao nâng lực cạnh tranh của ngân hàng.

Thân Trọng Bảo Ngọc

1


Chính vì những lý do trên mà tôi quyết định thực hiện đề tài “ Đánh giá năng
lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng-chi
nhánh Huế”
1.2. Mục tiêu của đề tài
Đề tài nghiên cứu muốn hướng đến các mục tiêu
1.2.1. Mục tiêu chung
 Khái quát được các vấn đề chung về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh và biện
pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng.
 Đánh giá năng lực cạnh tranh của ngân hàng VPBank-chi nhánh Huế.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
 Đánh giá năng lực cạnh tranh của ngân hàng VPBank-chi nhánh Huế thông
qua các chỉ tiêu định tính và định lượng.
 Đánh giá năng lực cạnh tranh của ngân hàng VPBank-chi nhánh Huế thông
qua nghiên cứu khách hàng, từ đó phân tích lợi thế khác biệt của thương hiệu VPBank
so với các ngân hàng thương mại cổ phần khác trong tâm trí của khách hàng.
 Từ việc phân tích năng lực cạnh tranh để đưa ra xếp hạng năng lực cạnh tranh
của ngân hàng VPBank-chi nhánh Huế.
 Đưa ra các giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng VPBankchi nhánh Huế.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Đánh giá năng lực cạnh tranh của ngân hàng VPBank-chi nhánh Huế và các
ngân hàng Vietcombank-chi nhánh Huế, ngân hàng Vietinbank-chi nhánh Huế, ngân
hàng ACB-chi nhánh Huế, ngân hàng DongA-chi nhánh Huế, ngân hàng Sacombankchi nhánh Huế, ngân hàng Techcombank-chi nhánh Huế. Từ đó đưa ra các biện pháp
để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
1.3.2.1 Phạm vi không gian
Đề tài được thực hiện nghiên cứu tại ngân hàng VPBank chi nhánh Huế và chi
nhánh của các ngân hàng Vietcombank, Vietinbank, ACB, DongA, Techcombank,
Sacombank.
Thân Trọng Bảo Ngọc

2


1.3.2.2. Phạm vi thời gian
 Số liệu thứ cấp: thu thập các số liệu, tài liệu trong giai đoạn từ năm 20092011 từ các phòng ban có liên quan, đặc biệt là phòng kinh doanh, từ báo chí, internet...
 Số liệu sơ cấp: được thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp các nhà quản lý
cấp cao, các phòng ban khác trong ngân hàng và các khách hàng từ tháng 2 đến tháng
4 năm 2012.
1.3.2.3 Giới hạn nghiên cứu
Vì giới hạn về thời gian và nguồn lực nên trong phạm vi nghiên cứu của đề tài
chỉ khảo sát các khách hàng về năng lực trong hoạt động huy động vốn và cung cấp dịch
vụ tài chính trung gian của 7 chi nhánh ngân hàng thương mại tại Huế.
1.4. Kết cấu cấu của đề tài
Đề tài gồm ba phần
 Phần I: Đặt vấn đề
 Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu
+ Chương 1: trong phần này chúng tôi sẽ đề cập đến những vấn đề lý luận về
cạnh tranh, năng lực cạnh tranh và các yếu tố cấu thành nên năng lực cạnh tranh của

ngân hàng. Ngoài ra trong chương này sẽ trình bày một cách sơ lược và cơ bản về
ngân hàng thương mại, các hoạt động của ngân hàng thương mại.
+ Chương 2: trong chương này chúng tôi sẽ giới thiệu tổng quan về ngân hàng
VPBank, tình hình nhân sự, các hoạt động chính cũng như kết quả kinh doanh của
ngân hàng. Ngoài ra trong chương này còn nói rõ về phương pháp nghiên cứu đề tài
như phương pháp thu thập số liệu cũng như phương pháp phân tích x ử lý số liệu.
+ Chương 3: trong chương này sẽ tiến hành phân tích và đánh giá năng lực
cạnh tranh của ngân hàng bằng các chỉ tiêu định lượng, định tính cũng như phân tích
hình ảnh của thương hiệu VPBank trong tâm trí khách hàng tiềm năng. Từ đó đưa ra
bảng đánh giá năng lực cạnh tranh giữa các ngân hàng và đề ra các giải pháp để nâng
cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng VPBank-chi nhánh Huế.
Phần III: Kết luận và kiến nghị

Thân Trọng Bảo Ngọc

3


PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH, CHIẾN LƯỢC CẠNH
TRANH VÀ TĂNG CƯỜNG CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG
1.1. Những vấn đề lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh
1.1.1. Khái niệm cạnh tranh
Theo Michael Porter (1980) thì: “Cạnh tranh là giành lấy thị phần. Bản chất của
cạnh tranh là tìm kiếm lợi nhuận, là khoản lợi nhuận cao hơn mức lợi nhuận trung bình
mà doanh nghiệp đang có. Kết quả quá trình cạnh tranh là sự bình quân hóa lợi nhuận
trong ngành theo chiều hướng cải thiện sâu dẫn đến hệ quả giá cả có thể giảm đi.”
Như vậy, cạnh tranh là một công cụ mạnh mẽ và là một yêu cầu tất yếu cho sự
phát triển kinh tế của mỗi doanh nghiệp và mỗi quốc gia.

1.1.2. Khái niệm năng lực cạnh tranh
Theo Fafchamps, sức cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng doanh nghiệp đó
có thể sản xuất sản phẩm với chi phí biến đổi trung bình thấp hơn giá của nó trên thị
trường, có nghĩa là doanh nghi ệp nào có khả năng sản xuất ra những sản phẩm có chất
lượng tương tự như sản phẩm của doanh nghiệp khác nhưng có chi phí thấp hơn thì
được coi là có năng lực cạnh tranh.
Một quan niệm khác cho rằng: “Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được
hiểu là tích hợp các khả năng và nguồn nội lực để duy trì và phát triển thị phần, lợi
nhuận và định vị những ưu thế cạnh tranh của doanh nghiệp đó trong mối quan hệ với
đối thủ cạnh tranh trực tiếp và tiềm tàng trên một thị trường mục tiêu xác định”.
Theo PGS, TS Nguyễn Thị Quy, “năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp là
khả năng doanh nghiệp đó tạo ra, duy trì và phát triển những lợi thế nhằm duy trì và
mở rộng thị phần; đạt được mức lợi nhuận cao hơn mức trung bình của ngành và liên
tục tăng đồng thời đảm bảo sẹ hoạt động an toàn và lành mạnh, có khả năng chống đỡ
và vượt qua những biến động bất lợi của môi trường kinh doanh.”
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thể hiện qua hiệu quả kinh doanh của
doanh nghiệp, được đo thông qua lợi nhuận, thị phần của doanh nghiệp, thể hiện qua
Thân Trọng Bảo Ngọc

4


chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp cũng thể hiện qua năng lực cạnh tranh của các sản phẩm và dịch vụ mà doanh
nghiệp kinh doanh.
1.1.3. Các quan điểm về các cấp cấp độ cạnh tranh
 Năng lực cạnh tranh quốc gia: Là năng lực của một nền kinh tế đạt được tăng
trưởng bền vững, thu hút được đầu tư, bảo đảm ổn định kinh tế, xã hội, nâng cao đời
sống người dân.
 Năng lực cạnh tranh doanh nghiệp: Được đo bằng khả năng duy trì và m ở

rộng thị phần, thu lợi nhuận của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh trong và
ngoài nước. Một doanh nghiệp có thể kinh doanh một hay nhiều sản phẩm dịch vụ, vì
vậy, người ta còn phân biệt năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp với năng lực cạnh
tranh của sản phẩm dịch vụ.
 Năng lực cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ: Năng lực cạnh tranh của sản
phẩm dịch vụ được đo bằng thị phần của sản phẩm hay dịch vụ trên thị trường.
Ba cấp độ năng lực cạnh tranh có mối quan hệ qua lại mật thiết với nhau, tạo
điều kiện cho nhau, chế định và phụ thuộc lẫn nhau.
1.1.4. Khái niệm về chiến lược cạnh tranh
Năm 1962, chiến lược được Chandler định nghĩa như là: “V iệc xác định các
mục tiêu, mục đích cơ bản dài hạn của doanh nghiệp và việc áp dụng một chuỗi các
hành động cũng như s ự phân bổ các nguồn lực cần thiết để thực hiện mục tiêu này”.
Chiến lược cạnh tranh được chia làm 3 loại: chiến lược cấp đơn vị kinh doanh,
chiến lược cấp công ty và chiến lược cấp chức năng.
1.2. Những vấn đề cơ bản về năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại
1.2.1. Khái niệm ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại giữ một vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế của
mỗi quốc gia. Ngân hàng thương mại được xem là một doanh nghiệp hoạt động trên
lĩnh vực tiền tệ, với chức năng là trung gian tín dụng. Các ngân hàng thương mại vừa
là chủ thể đi vay vừa là người cho vay. Từ đó nghiệp vụ hoạt động chủ yếu của ngân
hàng thương mại là nghiệp vụ huy động vốn và nghiệp vụ sử dụng vốn.

Thân Trọng Bảo Ngọc

5


1.2.2. Cạnh tranh trong hoạt động của các ngân hàng thương mại
1.2.2.1. Đặc trưng của cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại
Môi trường hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại có sự cạnh

tranh ngày càng gay gắt. Do xuất phát từ những đặc thù của hoạt động kinh doanh
ngân hàng và những ảnh hưởng của hoạt động ngân hàng đối với nền kinh tế, cạnh
tranh của ngân hàng thương mại có những đặc trưng riêng. Đó là:
 Các ngân hàng thương mại vừa cạnh tranh gay gắt vừa hợp tác với nhau.
 Cạnh tranh ngân hàng luôn phải hướng tới một thị trường lành mạnh, tránh
khả năng xảy ra rủi ro hệ thống.
 Cạnh tranh ngân hàng luôn phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài như môi
trường kinh doanh, doanh nghiệp, dân cư.
1.2.2.2. Những công cụ cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại thực chất là một doanh nghiệp, cạnh tranh giữa các ngân
hàng thương mại là một tất yếu. Cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại thể hiện ở
những khía cạnh như sau:
 Gia tăng các sản phẩm dịch vụ mới tiện ích: Các sản phẩm dịch vụ, nhất là
dịch vụ ngân hàng bán lẻ, ngày càng đa dạng và phong phú hơn. Sự cạnh tranh giữa
các ngân hàng ngày một quyết liệt hơn đóng vai trò tích c ực hơn trong nền kinh tế.
Cạnh tranh mạnh mẽ và sôi động nhất là phát triển thị trường dịch vụ ngân hàng bán lẻ
hiện đại trong dân cư và cung cấp cho các doanh nghiệp.
 Cải tiến hiện đại hóa công nghệ ngân hàng: Thị trường công nghệ ngân hàng
đang hứa hẹn rộng mở và phát triển mạnh trong thời gian tới khi các ngân hàng trong
nước đẩy mạnh phát triển các dịch vụ trên nền tảng đổi mới công nghệ, nhằm tăng
cường cạnh tranh, chuẩn bị cho hội nhập.
 Nâng cao năng lực tài chính: Năng lực tài chính của ngân hàng thương mại
được thể hiện rõ và quan trọng nhất ở quy mô vốn chủ sở hữu hay còn được gọi là vốn
tự có. Vốn tự có là yếu tố quyết định sức mạnh tài chính của một ngân hàng thương
mại. Các ngân hàng thương mại đang chạy đua và tìm m ọi cách để tăng vốn tự có
nhằm phát triển các nguồn vốn huy động khác và bảo vệ các ngân hàng thương mại
trước những rủi ro.
Thân Trọng Bảo Ngọc

6



1.2.2.3. Lợi ích cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại
Cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại sẽ làm thu hẹp chênh lệch lãi suất
cho huy động và cho vay; đa dạng hoá dịch vụ; tạo sức ép áp dụng công nghệ ngân
hàng hiện đại… Từ đó tạo ra các sản phẩm dịch vụ tiện ích với các chi phí đáp ứng với
đòi hỏi của người tiêu dùng.
1.2.3. Năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại
1.2.3.1. Định nghĩa năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại
Theo Michael Porter, “Để có thể cạnh tranh thành công, các doanh nghiệp phải
có được lợi thế cạnh tranh dưới hình thức hoặc là có được chi phí sản xuất thấp hơn,
hoặc là có khả năng khác biệt hoá sản phẩm để đạt được những mức giá cao hơn trung
bình. Để duy trì lợi thế cạnh tranh, các doanh nghiệp cần ngày càng đạt được những
lợi thế cạnh tranh tinh vi hơn, qua đó có thể cung cấp những hàng hoá hay dịch vụ có
chất lượng cao hơn hoặc sản xuất có hiệu suất cao hơn”.
Ngân hàng thương mại cũng là một doanh nghiệp và là doanh nghiệp đặc biệt vì
kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ. Cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh ngân hàng là
cạnh tranh trong nội bộ ngành. Từ những quan điểm trên, áp dụng đối với các ngân
hàng thương mại thì các nhà nghiên cứu cho rằng: “Năng lực cạnh tranh của một ngân
hàng là khả năng ngân hàng đó tạo ra, duy trì và phát triển những lợi thế nhằm duy trì
và mở rộng thị phần, đạt được mức lợi nhuận cao hơn mức trung bình của ngành và
liên tục tăng đồng thời đảm bảo sự hoạt động an toàn và lành mạnh, có khả năng
chống đỡ và vượt qua những biến động bất lợi của môi trường kinh doanh”.
1.2.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại.
1.2.3.2.1. Các chỉ tiêu định tính
a. Uy tín và thương hiệu của ngân hàng thương mại .
Uy tín và thương hiệu của ngân hàng là những dấu hiệu (hữu hình và vô hình)
đặc biệt để nhận biết một sản phẩm dịch vụ nào đó được cung cấp bởi một ngân hàng
thương mại. Thương hiệu là một loại tài sản của ngân hàng thương mại, thường được
cấu thành từ một cái tên, hay các chữ, các cụm từ, một logo, một biểu tượng, một hình

ảnh hay sự kết hợp của các yếu tố trên. Uy tín và thương hiệu được thể hiện số năm
hoạt động và chất lượng dịch vụ mà một ngân hàng thương mại cung cấp cho khách
hàng. Một ngân hàng thương mại được gọi là có thương hiệu khi được nhiều khách
hàng thừa nhận và đánh giá cao về chất lượng dịch vụ.
Thân Trọng Bảo Ngọc

7


b. Năng lực công nghệ
Trong lĩnh vực ngân hàng, công nghệ đang ngày càng đóng vai trò như là một
trong những nguồn lực tạo ra lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất của mỗi ngân hàng.
Công nghệ ngân hàng không chỉ bao gồm những công nghệ mang tính tác nghiệp như
hệ thống thanh toán điện tử, hệ thống ngân hàng bán lẻ, máy rút tiền tự động ATM…
Công nghệ trong lĩnh vực ngân hàng còn bao gồm hệ thống thông tin quản lý MIS, hệ
thống báo cáo rủi ro… trong nội bộ ngân hàng. Khả năng nâng cấp và đổi mới công
nghệ của các ngân hàng thương mại cũng là chỉ tiêu phản ánh năng lực công nghệ của
một ngân hàng. Năng lực công nghệ không chỉ thể hiện ở số lượng, chất lượng công
nghệ hiện tại mà còn bao gồm cả khả năng mở (nghĩa là khả năng đổi mới) của các
công nghệ hiện tại về mặt kỹ thuật cũng như kinh t ế.
c. Nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực là nguồn lực không thể thiếu của bất kỳ doanh nghiệp cũng
như ngân hàng nào. Năng lực cạnh của nguồn nhân lực của một doanh nghiệp nói
chung thể hiện ở những yếu tố như: trình đ ộ đào tạo, trình độ thành thạo nghiệp vụ,
động cơ phấn đấu, mức độ cam kết gắn bó với doanh nghiệp. Nhân sự của một ngân
hàng là yếu tố mang tính kết nối các nguồn lực của ngân hàng, đồng thời cũng là cái
gốc của mọi cải tiến hay đổi mới. Trình độ, hay kỹ năng của người lao động là những
chỉ tiêu quan trọng thể hiện chất lượng của nguồn nhân lực. Động cơ phấn đấu và mức
độ cam kết gắn bó cũng là những chỉ tiêu quan trọng phản ánh một ngân hàng có lợi
thế cạnh tranh từ nguồn nhân lực của mình hay không.

d. Năng lực quản lý và cơ cấu tổ chức
Năng lực quản lý phản ánh năng lực điều hành của HĐQT cũng như Ban giám
đốc của một ngân hàng. Năng lực quản lý quyết định hiệu quả sử dụng các nguồn lực
của ngân hàng. Một HĐQT hay một Ban giám đốc yếu kém, không có khả năng đưa ra
những chính sách, chiến lược hợp lý, thích ứng với những thay đổi của thị trường… sẽ
làm lãng phí các nguồn lực và làm yếu đi năng lực cạnh tranh của ngân hàng đó.
Năng lực quản lý của HĐQT cũng như Ban giám đ ốc bị chi phối bởi cơ cấu tổ
chức của ngân hàng thương mại. Cơ cấu tổ chức là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh
cơ chế phân bổ các nguồn lực của một ngân hàng có phù hợp với quy mô trình đ ộ quản
lý của ngân hàng; phù hợp với đặc trưng cạnh tranh của ngành và yêu cầu của thị
trường hay không.
Thân Trọng Bảo Ngọc

8


e. Hệ thống kênh phân phối và mức độ đa dạng hóa các dịch vụ cung cấp
Hệ thống kênh phân phối luôn là một yếu tố quan trọng trong hoạt động của các
ngân hàng thương mại. Hệ thống kênh phân phối của ngân hàng thương mại được thể
hiện ở số lượng các chi nhánh và các đơn vị trực thuộc khác (như sở giao dịch) và sự
phân bổ các chi nhánh theo địa lý lãnh thổ. Hiệu quả của mạng lưới chi nhánh rộng cũng
là một chỉ tiêu quan trọng, thể hiện thông qua tính hợp lý trong phân bố chi nhánh ở các
vùng, miền cũng như v ấn đề quản lý, giám sát hoạt động của các chi nhánh.
Mức độ đa dạng hoá các dịch vụ cung cấp cũng là m ột chỉ tiêu phản ánh năng
lực cạnh tranh của một ngân hàng. Một ngân hàng có nhiều loại hình dịch vụ cung cấp
phù hợp với nhu cầu thị trường và năng lực quản lý của ngân hàng sẽ là một ngân hàng
có lợi thế cạnh tranh. Tất nhiên, sự đa dạng hoá các dịch vụ cần phải được thực hiện
trong tương quan so với các nguồn lực hiện có của ngân hàng. Nếu không, việc triển
khai quá nhiều dịch vụ có thể khiến ngân hàng kinh doanh không hiệu quả do dàn trải
quá mức các nguồn lực.

1.2.3.2.2. Các chỉ tiêu định lượng
Đánh giá năng lực cạnh tranh của một ngân hàng thương mại, vấn đề đầu tiên
thường được quan tâm là tiềm lực tài chính của ngân hàng đó. Tiềm lực tài chính được
thể hiện qua nhiều chỉ tiêu khác nhau, ở đây chỉ đưa ra một số chỉ tiêu cơ bản nhất, đó
là: Quy mô nguồn vốn, mức độ an toàn vốn và khả năng huy động vốn, chất lượng tài
sản, mức sinh lợi…
a. Quy mô nguồn vốn.
Quy mô nguồn vốn của một ngân hàng thương mại thể hiện trước hết ở quy mô
vốn chủ sở hữu, quy mô vốn chủ sở hữu như là tấm đệm đảm bảo cho mỗi ngân hàng
có khả năng chống đỡ trước những rủi ro trong hoạt động ngân hàng cũng như nh ững
rủi ro của môi trường kinh doanh. Vốn chủ sở hữu của các ngân hàng càng lớn thì
ngân hàng càng có khả năng chống đỡ cao trước những biến động của nền kinh tế.
Vốn chủ sở hữu còn ảnh hưởng tới khả năng đầu tư vào công nghệ ngân hàng vì ngân
hàng chỉ có thể sử dụng vốn chủ sở hữu đầu tư vào công nghệ. Vì vậy, quy mô vốn
chủ sở hữu nhỏ sẽ là một bất lợi. Đây là một trong những nguồn lực quan trọng nhất
quyết định khả năng cạnh tranh của ngân hàng.
Thân Trọng Bảo Ngọc

9


Theo quy định của ngân hàng nhà nước, một tổ chức tài chính được gọi là đủ
vốn khi hệ số đủ vốn (Capital Adequacy Ratio – CAR) đạt tối thiểu 9% giữa vốn tự có
so với tổng tài sản “Có” rủi ro.
CAR =

Vốn chủ sở hữu
Tổng tài sản điều chỉnh"Có" rủi ro

b. Chất lượng tài sản có và mức sinh lời.

Chất lượng tài sản: phản ánh “sức khoẻ” của một ngân hàng. Chất lượng tài sản
được thể hiện thông qua các chỉ tiêu như: tỷ lệ nợ xấu trên tổng tài sản, mức độ lập dự
phòng và khả năng thu hồi các khoản nợ xấu, mức độ tập trung và đa dạng hoá của
danh mục tín dụng, rủi ro tín dụng tiềm ẩn.
Mức sinh lợi: là chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động của ngân hàng, đồng thời
cũng ph ản ánh một phần kết quả cạnh tranh của ngân hàng. Chỉ tiêu mức sinh lợi có
thể được phân tích thông qua những chỉ tiêu cụ thể như: giá trị tuyệt đối của lợi nhuận
sau thuế, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận, cơ cấu của lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận trên
tổng tài sản có (ROA), tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), các chỉ tiêu về
mức sinh lợi trong mối tương quan với chi phí. Trong số các chỉ tiêu này, hai chỉ tiêu
thường được quan tâm để đo lường kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng là
ROA, ROE.
Về chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA):
ROA =

Lợi nhuận ròng
Tổng tài sản

* 100%

Chỉ tiêu ROA cho thấy khả năng bao quát của hoạt động ngân hàng thương mại
trong việc tạo thu nhập từ tài sản. Do vậy nếu ROA lớn chứng tỏ hiệu quả kinh doanh
của ngân hàng thương mại tốt, cơ cấu tài sản hợp lý. Tuy nhiên nếu ROA quá lớn làm
cho các nhà quản trị lo lắng vì rủi ro nhìn chung luôn đi song hành với lợi nhuận.
Về chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE):
ROE =

Thân Trọng Bảo Ngọc

Lợi nhuận ròng

VCSH

* 100%

10


ROE là chỉ tiêu được các ngân hàng quan tâm đến nhiều nhất, cho thấy khả
năng sinh lời từ một đồng vốn của chủ, số lợi nhuận ròng mà một cổ đông có được. Do
vậy, các ngân hàng luôn cố gắng tăng chỉ tiêu ROE để tăng tính hấp dẫn đối với các cổ
đông. Tuy nhiên, việc tăng ROE quá cao so với ROA chứng tỏ nguồn vốn tự có của
ngân hàng chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn và do vậy ảnh hưởng đến mức độ
lành mạnh trong hoạt động của ngân hàng thương mại.
Khả năng thanh khoản là khả năng của ngân hàng trong việc đáp ứng nhu cầu
thanh toán tiền của khách hàng, được tạo lập bởi tính thanh khoản của tài sản và tính
thanh khoản của nguồn vốn. Khả năng thanh khoản của ngân hàng được thể hiện thông
qua các chỉ tiêu như tỷ lệ khả năng chi trả, khả năng thanh toán tức thì, khả năng thanh
toán nhanh, đánh giá định tính về năng lực quản lý thanh khoản của các ngân hàng
thương mại, đặc biệt là khả năng quản lý rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương
mại. Để xây dựng được một chiến lược quản lý rủi ro thanh khoản hiệu quả, đòi h ỏi
các ngân hàng phải có được hệ thống thông tin đầy đủ để đo lường, giám sát và kiểm
soát và báo cáo rủi ro thanh khoản. Bên cạnh đó, phải có một đội ngũ chuyên viên có
trình độ cao, giàu kinh nghiệm, có khả năng xây dựng được chiến lược và các quy
trình quản lý thanh khoản, có khả năng giám sát và phản ứng linh hoạt trước những
biến động bất thường trong cơ cấu tài sản nợ/có.
c. Thị phần
Thị phần phán ánh quy mô hoạt động của ngân hàng thương mại trên thị trường
và cũng là yếu tố thể hiện năng lực cạnh tranh của một ngân hàng. Thị phần của mỗi
ngân hàng thương mại trên thị trường được phán ánh qua số lượng khách hàng, số
lượng dư nợ, số lượng nghành nghề mà ngân hàng đó phục vụ.

d. Năng suất lao động của cán bộ nhân viên
Năng suất lao động của cán bộ nhân viên phán ảnh hiệu quả sử dụng lao động
của mỗi ngân hàng thương mại và cũng là một yếu tố thể hiện năng lực cạnh tranh của
ngân hàng thương mại. Năng suất lao động được thể hiện qua các chỉ tiêu như tổng tài
sản bình quân/ngư ời, dư nợ bình quân/ngư ời, lợi nhuận bình quân/ngư ời…

Thân Trọng Bảo Ngọc

11


Chương 2
ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đặc điềm chung của đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Tổng quan về ngân hàng VPBank
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng được thành lập
theo Giấy phép hoạt động số 0042/NH-GP của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam cấp ngày 12 tháng 8 năm 1993 với thời gian hoạt động 99 năm. Ngân
hàng bắt đầu hoạt động từ ngày 04 tháng 9 năm 1993 theo Giấy phép thành lập số
1535/QĐ-UB ngày 04 tháng 09 năm 1993.
Các chức năng hoạt động chủ yếu của VPBank bao gồm: Huy động vốn ngắn
hạn, trung hạn và dài hạn, từ các tổ chức kinh tế và dân cư. Cho vay vốn ngắn hạn,
trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức kinh tế và dân cư từ khả năng nguồn vốn
của ngân hàng. Kinh doanh ngoại hối, chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các
chứng từ có giá khác. Cung cấp các dịch vụ giao dịch giữa các khách hàng và các
dịch vụ ngân hàng khác theo quy định của NHNN Việt Nam.
Vốn điều lệ ban đầu khi mới thành lập là 20 tỷ VND. Sau đó do nhu cầu phát
triển, theo thời gian VPBank nhiều lần tăng vốn điều lệ. Đến tháng 8/2006, vốn
điều lệ của VPBank đạt 500 tỷ đồng. Tháng 9/2006, VPBank nhận được chấp thuận

của NHNN cho phép bán 10% vốn cổ phần cho cổ đông chiến lược nước ngoài là
Ngân hàng OCBC - một Ngân hàng lớn nhất Singapore, theo đó vốn điều lệ sẽ được
nâng lên trên 750 tỷ đồng. Tiếp theo, đến cuối năm 2006 vốn điều lệ của VPBank
tăng lên trên 1.000 tỷ đồng và đến tháng 7/2007 vốn điều lệ của VPBank là 1.500 tỷ
đồng. Vào 31/12/2011 ngân hàng VPBank được ngân hàng nhà nước chấp thuận
tăng vốn điều lệ lên 5.050 tỷ đồng.

Thân Trọng Bảo Ngọc

12


×