Tải bản đầy đủ (.doc) (161 trang)

Kế toán quản trị chi phí sản xuất và giá trành sản phẩm trong các DNSX thép thuộc Tổng công ty thép Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (702.85 KB, 161 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH


TRẦN THỊ QUỲNH GIANG

TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH
SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
THÉP THUỘC TỔNG CÔNG TY THÉP VIỆT NAM

HÀ NỘI - 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

TRẦN THỊ QUỲNH GIANG

TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH
SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
THÉP THUỘC TỔNG CÔNG TY THÉP VIỆT NAM

CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN
MÃ SỐ: 62.34.30.01


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS,TS NGUYỄN BÁ MINH
2. PGS,TS NGUYỄN THỊ LỜI

HÀ NỘI - 2015


MỤC LỤC
TRẦN THỊ QUỲNH GIANG....................................................................................................1
TRẦN THỊ QUỲNH GIANG....................................................................................................1


1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Sắt thép luôn là vật tư quan trọng đối với bất kỳ quốc gia nào trong việc xây
dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, trong sản xuất và xây dựng các công trình
công nghiệp cũng như dân dụng. Đặc biệt, Việt Nam là nước đang phát triển, có tốc
độ tăng trưởng kinh tế cao thì nhu cầu sử dụng các loại sắt thép nói chung, trong đó
có sắt thép xây dựng sẽ ngày càng cao. Theo số liệu thống kê của Hiệp hội thép Việt
Nam thì hiện nay nhu cầu sử dụng thép xây dựng trong nước chiếm khoảng 60%
tổng nhu cầu sắt thép các loại để phục vụ phát triển kinh tế đất nước. Nhu cầu sử
dụng thép xây dựng đã tăng mạnh trong những năm qua. Từ năm 2006 đến nay, sản
lượng thép xây dựng trong nước hàng năm tăng bình quân 10,5%/năm, từ 3.264
nghìn tấn năm 2006 lên 4.957 nghìn tấn năm 2013 và cơ cấu, chủng loại sản phẩm
thép ngày ngày càng phong phú hơn, ngoài thép cuộn, thép thanh, thép hình cỡ nhỏ,
dây gai thép, lưới thép, gang đúc,... nay đã có thêm các sản phẩm thép mới như ống
thép, thép lá mạ màu và sơn phủ, thép cán nguội, thép tấm cán nóng...) đã đáp ứng
ngày càng tốt hơn nhu cầu tiêu dùng trong nước và từng bước tham gia xuất khẩu.
Là một quốc gia có nền kinh tế đang phát triển, Việt Nam đã và đang từng
bước tiến vào hội nhập kinh tế toàn cầu. Hội nhập kinh tế quốc tế là điều kiện thuận
lợi và quan trọng cho nền kinh tế nước ta phát triển, nhưng bên cạnh đó nền kinh tế

thị trường với những quy luật khắc nghiệt của nó cũng có những ảnh hưởng rất lớn
đến sự tồn tại và phát triển của các DN Việt Nam. Các DNSX thép tại Việt Nam
cũng không nằm ngoài những thách thức đó.
Ngành thép Việt Nam đã có nhiều cố gắng tập trung đầu tư phát triển, đổi
mới thiết bị, áp dụng công nghệ tiên tiến, đầu tư xây dựng các nhà máy có quy mô
lớn... Tuy nhiên, sự phát triển của ngành cũng bộc lộ những khó khăn và hạn chế,
như: Năng lực sản xuất phôi thép quá nhỏ bé ; Quy mô sản xuất nhỏ, công nghệ ở
trình độ thấp, phần lớn lại tập trung vào khâu nhập phôi về để cán thép, chỉ có số ít
có đầu tư từ khâu thượng nguồn đến hạ nguồn để luyện và cán thép sản phẩm ; Chi
phí sản xuất lớn, năng suất lao động thấp, mức tiêu hao nguyên liệu, năng lượng
cao, chất lượng sản phẩm chưa ổn định. Điều đó dẫn đến khả năng cạnh tranh thấp,

1


khả năng xuất khẩu hạn chế, hiệu quả SXKD chưa cao, còn phải dựa vào sự bảo hộ
của Nhà nước
Một hạn chế quan trọng nữa của các DN sản xuất thép Việt Nam hiện nay đó
là hệ thống quản lý chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm thép chưa phản ánh đầy đủ,
kịp thời và chính xác để các nhà quản trị đưa ra quyết định nhanh chóng nhằm tăng
sức cạnh tranh trên thị trường. Để có thể phát triển các doanh nghiệp thép Việt Nam
cần thực hiện tốt các chức năng quản trị, các nhà quản trị cần có sự trợ giúp đắc lực
của các thông tin KTQT nói chung và thông tin KTQT chi phí sản xuất và giá thành
sản phẩm nói riêng.
Ở nước ta hiện nay, KTQT nói chung, KTQT chi phí sản xuất và giá thành
sản phẩm nói riêng chưa được các DN quan tâm đúng mực, điều đó làm ảnh hưởng
không nhỏ đến hiệu quả quản trị DN và hiệu quả SXKD của các DN thép. Để nâng
cao hiệu quả quản trị DN, giúp các DN Việt Nam có thể cạnh tranh với các DN
nước ngoài, các nhà quản trị cần phải được trang bị các kiến thức quản trị hiện đại
cũng như sự hỗ trợ của hệ thống KTQT nói chung, KTQT chi phí sản xuất và giá

thành sản phẩm nói riêng. Xuất phát từ lý do này, luận án chọn “Kế toán quản trị
chi phí sản xuất và giá trành sản phẩm trong các DNSX thép thuộc Tổng công ty
thép Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu.
2. TỔNG QUAN VỀ CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
2.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ KTQT CHI PHÍ VÀ GIÁ
THÀNH
2.1.1. Các công trình nghiên cứu về KTQT và KTQT chi phí và giá
thành trong nước
Trên thế giới việc nghiên cứu và ứng dụng KTQT đã được thực hiện từ rất
lâu. Ở Việt Nam thì khái niệm KTQT mới chỉ xuất hiện trong những năm đầu thập
kỷ 90 (thế kỷ XX) khi Việt Nam mở cửa đón nhận các nguồn đầu tư nước ngoài.
Thuật ngữ “Kế toán quản trị” mới chỉ được ghi nhận chính thức trong Luật kế toán
ban hành vào ngày 17/06/2003. Các công trình nghiên cứu tiêu biểu liên quan đến
KTQT trong thời gian từ năm 2000 trở lại đây như sau:

2


- Năm 2002, tác giả Giang Thị Xuyến nghiên cứu về đề tài “Tổ chức KTQT
và phân tích kinh doanh trong doanh nghiệp nhà nước” trong luận án tiến sĩ của
mình. Luận án tập trung phản ánh nội dung về hoàn thiện tổ chức kế toán quản trị
và phân tích hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp Nhà nước như : Kết hợp tổ
chức kế toán quản trị và kế toán tài chính theo các phần hành kế toán; Hoàn thiện hệ
thống thông tin KTQT : chứng từ, sổ sách, tài khoản, báo cáo quản trị. Đồng thời
hoàn thiện các chỉ tiêu, phương pháp sử dụng trong phân tích, quá trình phân tích…
Luận án đi sâu vào phân tích hoạt động kinh doanh nhiều hơn tổ chức KTQT. Tuy
nhiên, luận án cũng chưa đi sâu vào phân tích vấn đề quản lý tài chính trong doanh
nghiệp Nhà nước có ảnh hưởng như nào đến công tác KTQT của mình, tác giả vẫn
chưa nêu rõ được mối quan hệ giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị.
- Tác giả Lê Đức Toàn (năm 2002) với đề tài “KTQT và phân tích chi phí

sản xuất trong ngành sản xuất công nghiệp ở Việt Nam” đã nghiên cứu thực trạng
KTQT và phân tích chi phí sản xuất của các DN sản xuất công nghiệp. Từ đó, tác
giả Lê Đức Toàn đã đề xuất xây dựng mô hình KTQT và phân tích chi phí, hoàn
thiện dự toán chi phí, phân tích đánh giá tình hình tài chính theo biến động của các
yếu tố. Mặc dù luận án có đưa ra một số giải pháp hoàn thiện KTQT chi phí như
hoàn thiện phân loại chi phí, xây dựng trung tâm chi phí, trung tâm trách nhiệm,
v.v… nhưng nội dung của luận án vẫn tập trung chủ yếu vào phân tích chi phí sản
xuất. Do phạm vi nghiên cứu của luận án quá rộng nên các giải pháp đề xuất chỉ
mang tính định hướng, chưa có các giải pháp cụ thể gắn với đặc điểm kinh doanh
của từng ngành. [29]
- Luận án “Tổ chức KTQT và giá thành trong DN sản xuất ở Việt Nam” tác giả Trần Văn Dung(2002). Trong luận án này tác giả đã phân tích hệ thống kế
toán chi phí trong các DN thuộc các ngành sản xuất công nghiệp, xây dựng, nông
nghiệp và đề xuất các giải pháp hoàn thiện KTQT chi phí và giá thành trong các DN
này. Mặc dù đề xuất “xây dựng và hướng dẫn một số mô hình KTQT DN. Trước
hết là hướng dẫn chung, sau đó cụ thể cho từng ngành vì mỗi ngành đều có những
đặc thù và yêu cầu quản lý riêng” [9, tr. 112]. Nhưng do phạm vi nghiên cứu quá

3


rộng nên những đề xuất của tác giả chủ yếu tập trung vào các DN nhà nước và
mang tính hướng dẫn, chưa gắn với một ngành sản xuất cụ thể.
- Luận án “Tổ chức KTQT chi phí và kết quả kinh doanh ở các DN kinh
doanh du lịch” của tác giả Phan Thị Kim Vân (năm 2002). Trong luận án này, tác
giả đã nghiên cứu thực trạng kế toán chi phí trong các DN du lịch như Công ty
khách sạn Hoa Lư (Ninh Bình), Khách sạn Vân Long và đề xuất một số giải pháp
hoàn thiện tổ chức KTQT chi phí trong các DN này. Tuy nhiên, do không gắn với
các chức năng quản trị DN nên một số giải pháp được đề xuất chưa thực sự đáp
ứng nhu cầu của quản trị DN. Các giải pháp hoàn thiện thuộc về phân tích hoạt
động kinh doanh. Một số giải pháp được đề xuất chưa phù hợp với mục đích của

KTQT như giải pháp đề xuất về các phương pháp tính giá thành sản phẩm theo
phương pháp hệ số, phương pháp tỷ lệ [tr. 123-130]; hoàn thiện KTQT doanh thu
[tr. 132], KTQT kết quả kinh doanh [tr. 137]. v.v…[34].
- Luận án “Phương hướng xây dựng hệ thống báo cáo KTQT và tổ chức vận
dụng vào các doanh nghiệp Việt Nam” – tác giả Phạm Quang (năm 2002). Trong
luận án, tác giả đã trình bày một cách có hệ thống các cơ sở lý luận về bản chất của
KTQT. Từ đó, tác giả đi sâu vào nghiên cứu xây dựng hệ thống báo cáo KTQT như
báo cáo hàng tồn kho, báo cáo chi phí, xây dựng quy trình thu thập, xử lý dữ liệu để
lập báo cáo thu nhập, báo cáo ngân sách. Kết quả nghiên cứu cho thấy tác giả tập
trung vào xây dựng hệ thống báo cáo KTQT và việc vận dụng vào các doanh nghiệp
Việt Nam nói chung. [23]
- Luận án “Nghiên cứu hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính và KTQT trong
DN nhà nước về xây dựng” của tác giả Nguyễn Văn Bảo (2002) đã nghiên cứu thực
trạng KTQT trong các DN xây dựng thuộc sở hữu nhà nước thực hiện hạch toán
theo quyết định 1864/1998/QĐ/BTC ngày 16 tháng 12 năm 1998 của Bộ Tài chính
áp dụng cho các DN xây lắp. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đã đề xuất các giải
pháp hoàn thiện cơ chế tài chính trong các DN xây dựng thuộc sở hữu nhà nước.
Tuy nhiên, luận án của tác giả Nguyễn Văn Bảo còn một số hạn chế như: Tác giả
chỉ nghiên cứu về chế độ kế toán nhưng vẫn đưa ra được các giải pháp để hoàn

4


thiện cơ chế tài chính trong các DN xây lắp. Các giải pháp về tổ chức KTQT được
tác giả trình bày trong chương 3 chưa đầy đủ. Một số giải pháp không phải của
KTQT như giải pháp áp dụng mô hình phân tích Dupont. [1]
Như vậy, qua nghiên cứu các luận án tiến sĩ bảo vệ năm 2002 cho thấy, các
tác giả đã đi sâu vào nghiên cứu KTQT nhưng ở góc độ tổng quát cho từng ngành
sản xuất kinh doanh cũng như các doanh nghiệp nhà nước, ngành sản xuất, ngành
công nghiệp hay nội dung về báo cáo quản trị chung cho tất cả các loại hình doanh

nghiệp. Với đặc điểm của KTQT là linh hoạt và cung cấp thông tin hữu ích cho các
nhà quản trị trong việc ra quyết định, nó phụ thuộc rất nhiều vào mục tiêu của nhà
quản trị cũng như đặc điểm của từng doanh nghiệp, đặc điểm sản phẩm, quy trình
công nghệ sản xuất, mô hình tổ chức quản lý… Chính vì vậy, những năm gần đây
có nhiều tác giả đã nghiên cứu sâu vào từng lĩnh vực cụ thể để tổ chức cũng như
xây dựng mô hình KTQT chi phí cho phù hợp, nhằm đạt hiệu quả cao trong việc
cung cấp thông tin cho các nhà quản trị.
- Năm 2004 có hai tác giả tiếp cận với đề tài kế toán quản trị, tác giả Nguyễn
Thị Hằng Nga với đề tài “Hoàn thiện tổ chức KTQT trong các DN dầu khí Việt
Nam” [18]; tác giả Dương Thị Mai Hà Trâm với đề tài “Xây dựng hệ thống KTQT
trong các DN Dệt Việt Nam” [31]. Trong luận án của mình, các tác giả thông qua
việc hệ thống hóa các vấn đề lý luận về KTQT, đã làm rõ đối tượng, mục tiêu, nội
dung của KTQT và vai trò của KTQT với chức năng quản lý DN. Luận án cũng đã
nghiên cứu thực tế tổ chức KTQT trong DN thuộc ngành, đi sâu vào các DN sản
xuất từ đó đưa ra các nguyên nhân tồn tại trong vận dụng KTQT. Tuy nhiên, các
vấn đề lý luận còn nặng tính trình bày, các giải pháp đưa ra vẫn còn chung chung,
chưa có giải pháp chủ đạo cho ngành mà tác giả nghiên cứu.
- Năm 2007, luận án “ Xây dựng mô hình KTQT chi phí cho các DN sản
xuất dược Việt Nam ” của tác giả Phạm Thị Thủy. Luận án đưa ra mô hình lý thuyết
cơ bản của KTQT, nghiên cứu khả năng ứng dụng vào thực tiễn ở Việt Nam. Trên
cơ sở những đặc điểm trong tổ chức hoạt động kinh doanh của các DN sản xuất
dược Việt Nam, luận án đã xây dựng mô hình quản trị chi phí cho các DN sản xuất

5


dược Việt Nam, đó là tăng cường kiểm soát chi phí, lập dự toán chi phí, phân tích
biến động chi phí, xác định quy mô hợp lý cho từng lô sản xuất, đánh giá kết quả
hoạt động cho từng sản phẩm, từng phân xưởng sản xuất và từng chi nhánh tiêu thụ.
- Năm 2007, luận án “ Tổ chức công tác KTQT chi phí sản xuất và tính giá

thành sản phẩm trong các DN khai thác than ” của tác giả Trần Văn Hợi. Luận án đi
sâu vào nghiên cứu bản chất của KTQT trong việc cung cấp các thông tin phục vụ
quản trị chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các DN. Trên cơ sở đặc
điểm hoạt động sản xuất của các DN khai thác than thuộc Tập đoàn Than – Khoán
sản Việt Nam, luận án đã đưa ra mô hình tổ chức KTQT chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm trong các DN này. Đồng thời, luận án đã đưa ra các đánh giá, phân
tích những tồn tại về mặt tổ chức KTQT, phân loại chi phí sản xuất và giá thành, tổ
chức thu nhận, xử lý và trình bày các thông tin về chi phí sản xuất và giá thành theo
KTQT ; vận dụng các chính sách tài chính trong DN khai thác than ; vấn đề môi
trường sinh thái, môi sinh, an toàn lao động trong các DN khai thác than. Từ đó,
đưa ra các giải pháp hoàn thiện công tác KTQT chi phí và giá thành trong các DN
khai thác than.
- Năm 2008, tác giả Huỳnh Lợi nghiên cứu “ Xây dựng KTQT trong các DN
sản xuất ở Việt Nam ”. Luận án đã xây dựng mô hình và cơ chế vận hành mô hình
KTQT trong DN sản xuất nhằm xác lập nền tảng hoạt động, nền tảng quản trị, đối
tượng nghiên cứu KTQT… Luận án còn trình bày tổ chức quy trình công việc, thủ
tục lập các báo cáo KTQT, xác lập cơ chế tổ chức nhân sự thực hiện tổ chức KTQT
để tổ chức áp dụng KTQT phù hợp với những DN sản xuất có những quy mô, điều
kiện khác nhau.
Gần đây số lượng các công trình liên quan đến KTQT chi phí và giá thành
theo các lĩnh vực kinh doanh được nghiên cứu ngày càng nhiều. Một số công trình
nghiên cứu liên quan đến KTQT chi phí và giá thành bao gồm:

6


Năm
2011

Tác giả

Hoàng Văn Tưởng

Đề tài
Tổ chức KTQT với việc tăng cường hoạt động quản trị
kinh doanh trong các DN xây lắp Việt Nam

Nguyễn Quốc Thắng

Tổ chức quản trị chi phí, giá thành sản phẩm trong DN
thuộc ngành giống cây trồng Việt Nam

Trần Thế Nữ

Xây dựng mô hình KTQT chi phí trong các DN thương
mại quy mô vừa và nhỏ ở Việt Nam

2012

Nguyễn Hoản

Tổ chức quản trị chi phí trong các DN sản xuất bánh
kẹo của Việt Nam

Nguyễn Thị Ngọc Lan

Tổ chức quản trị chi phí vận tải hàng hóa trong các
công ty đường bộ Việt Nam

2013


Trần Thị Dự

Hoàn thiện kế toán chi phí với việc tăng cường quản trị
chi phí trong các DN chế biến thức ăn chăn nuôi

2014

Đinh Thị Kim Xuyến

Công tác kế toán quản trị chi phí và giá thành tại các DN
viễn thông di động Việt Nam

2.1.2. Các công trình nghiên cứu về KTQT và KTQT chi phí và giá
thành trên thế giới
Với sự phát triển của KTQT trên thế giới, có rất nhiều công trình nghiên cứu
về KTQT nói chung và KTQT chi phí và giá thành nói riêng. Qua nghiên cứu các
tài liệu được phép truy cập trên internet, tác giả trình bày một số nghiên cứu tiêu
biểu về KTQT, KTQT chi phí và giá thành trên thế giới bằng tiếng Anh sau:
- Luận án tiến sĩ nghiên cứu về KTQT chi phí được chia thành các nhóm sau:
+ Nhóm các đề tài nghiên cứu về KTQT chi phí tập trung vào các chủ đề: sự
khác biệt giữa kế toán chi phí và kiểm soát quản trị; hệ thống thông tin kế toán và
quản trị chiến lược. Trong nhóm này có một số luận án nghiên cứu về phân bổ chi
phí, phân tách chi phí, phân tích tác nhân chi phí, hạch toán chi phí theo hoạt động
(ABC), quản lý chi phí theo hoạt động (ABCM), chi phí chênh lệch và việc sử dụng
các thông tin chi phí để ra quyết định.

7


+ Nhóm thứ hai là các đề tài nghiên cứu về chi phí chiến lược gồm: thuộc

tính chi phí (attribute costing), chu kỳ chi phí, chi phí chất lượng, chi phí mục tiêu,
chi phí chuỗi theo giá trị và kế toán chi phí ngược (backflush costing).
+ Nhóm thứ ba là các đề tài liên quan đến chiến lược định giá và giá chuyển
giao được xác định dựa trên thông tin kế toán chi phí.
+ Nhóm thứ tư là các đề tài nghiên cứu về: ngân sách hoạt động, dự toán
vốn, kiểm soát, đo lường hiệu suất và đánh giá. [57]
Các luận án nghiên cứu về KTQT chi phí tiêu biểu gồm:
- Luận án Teemu Malmi (1997) “Adoption and implementation of activitybased osting: practice, problems and motives” nghiên cứu về phân bổ chi phí chung
và chi phí hoạt động. Dựa trên phiếu khảo sát thu được từ các DN luyện kim và sản
xuất công nghiệp, tác giả đã nghiên cứu và giải thích cho sự thất bại của việc áp
dụng chi phí hoạt động trong các DN này. Đây là luận án đầu tiên nghiên cứu về chi
phí hoạt động ở Phần Lan. [61]
- Luận án tiếp theo nghiên cứu về chi phí hoạt động ở Phần Lan là của
Adebayo Agbejule (2000) với tiêu đề “An administrative and institutional
perspective of activity-based costing implementation”. Trong luận án này, tác giả
dựa trên các nghiên cứu thực nghiệm thu được tại 3 DN để thấy được ảnh hưởng
của các nhân tố đến thực hiện chi phí hoạt động. [36]
- Luận án của Mostaque Hussain (2000) “management accounting systems in
services: empirical evidence with non-financial performance measures in Finnish,
Swedish and Japanese banks and other financial institutions” nghiên cứu về đo
lường hiệu suất phi tài chính và sử dụng chi phí hoạt động. Dựa trên tình hình áp
dụng chi phí hoạt động của 32 công ty dịch vụ tài chính và ngân hàng, tác giả đã chỉ
ra các hạn chế của hệ thống hạch toán truyền thống và ưu điểm của hạch toán theo
chi phí hoạt động trong các DN này. Tuy nhiên đây chỉ là một phần nội dung của
luận án. Nội dung chủ yếu của luận án tập trung vào vai trò của KTQT chi phí
trong đo lường và đánh giá hiệu quả bằng các chỉ tiêu phi tài chính trong các ngân
hàng và các tổ chức tài chính của Phần Lan, Thụy Điển và Nhật Bản. [65]

8



- Luận án tiến sĩ: "The Adoption of Activity-Based Costing In Thailand" của
tác giả Wiriya Chongruksut tại Trường ĐH Victoria (Australia) năm 2002 đã nghiên
cứu tình hình áp dụng hạch toán chi phí theo hoạt động trong các DN Thái Lan. Kết
quả nghiên cứu của luận án đã chỉ ra ảnh hưởng của các nhân tố, đặc biệt là khủng
hoảng kinh tế năm 1997, đến tình hình áp dụng chi phí hoạt động của các DN Thái
Lan. Đây là luận án nghiên cứu sâu về một vấn đề của KTQT chi phí là phân bổ chi
phí chung cho các sản phẩm, dịch vụ. Hạn chế của nghiên cứu được tác giả chỉ ra
trong luận án là số lượng các DN nghiên cứu nhỏ chỉ gồm 14 DN và tập trung vào
các DN niêm yết chứng khoán khu vực Bangkok, chưa đủ đại diện cho các DN Thái
Lan nên kết quả nghiên cứu chưa mang tính đại diện. [80]
- Luận án của Janne Järvinen (2005) “Rationale for adopting activity-based
costing in hospitals: three longitudinal case studies” phân tích động lực và lý do
việc áp dụng hạch toán chi phí theo hoạt động tại các bệnh viện. Trong luận án này,
Järvinen đã phân tích các yếu tố hợp lý, hiệu quả và thể chế ảnh hưởng đến việc áp
dụng chi phí hoạt động trong các bệnh viện của Phần Lan. [54]
- Luận án của Tom Wingren (2005) “Essays on activity-based costing
masstailorization, implementation and new applications” nghiên cứu về ABC và
ABCM. Mục tiêu chính của luận án là phát triển lý thuyết hiện có bằng cách giới
thiệu các khái niệm mới về ABC. Thông qua các cuộc phỏng vấn, quan sát và khảo
sát từ các công ty đại diện cho các lĩnh vực kinh doanh khác nhau, tác giả đã nghiên
cứu về quá trình thực hiện ABC và ABCM, đồng thời đề xuất một mô hình hoàn
thiện KTQT chi phí với mối quan hệ giữa chiến lược với các yếu tố có ảnh hưởng
quan trọng đến thành công của DN và các thước đo hiệu suất. [79]
- Luận án tiến sĩ “New dimensions of cost type information for decision
making in the wine industry” của Topor Ioan Dan bảo vệ tại trường ĐH Alba Iulia
“1 Decembrie 1918” năm 2013. Nội dung của luận án nghiên cứu các khía cạnh của
thông tin chi phí cho việc ra quyết định trong ngành công nghiệp sản xuất rượu
vang ở Bungaria. Trong luận án, tác giả đã phân tích vai trò của thông tin chi phí
trong quá trình ra quyết định, các bất cập hiện có của KTQT chi phí trong các DN


9


sản xuất rượu vang ở Bungaria và đề xuất các giải pháp hoàn thiện KTQT chi phí
trong các DN này. Các giải pháp của tác giả nhấn mạnh đến hoàn thiện KTQT chi
phí phục vụ cho các chức năng lập kế hoạch, kiểm soát và định giá. [77]
- Luận án “A Contingency Model of Strategy, Performance Measurement
Systems and Management Accounting Practices: An Empirical Investigation in
English Local Authorities” của Alexa Louise Simm (née Brown) thực hiện tại
trường ĐH Southampton (Anh) nghiên cứu về mô hình dự phòng chiến lược, hệ
thống đo lường hiệu suất và KTQT chi phí thực tế trong các tổ chức chính quyền
địa phương ở Anh. Thông qua hơn 500 phiếu khảo sát và sử dụng mô hình phương
trình cấu trúc (SEM) qua phần mềm AMOS 7.0 để phân tích dữ liệu, tác giả đánh
giá việc áp dụng mô hình chiến lược và hệ thống đánh giá cũng như các kỹ thuật
khác của KTQT chi phí của các cơ quan chính quyền địa phương ở Anh nhằm thực
hiện chiến lược khác biệt hóa và đổi mới dựa trên việc sử dụng hiệu quả các nguồn
tài trợ. [73]
- Luận án tiến sĩ “Cost information and strategic planning in the Egyptian
private sector” của Mohamed Fathy. Elshahat (2006) thực hiện tại trường ĐH
Twente (Hà Lan). Thông qua nghiên cứu KTQT chi phí trong các DN Ai Cập, tác
giả luận án đã chỉ ra các bất cập của KTQT chi phí của các DN này và đề xuất hoàn
thiện KTQT chi phí phục vụ cho thực hiện thành công chiến lược kinh doanh của
các DN Ai Cập. Tác giả cũng chỉ ra hạn chế của luận án là chưa nghiên cứu sâu về
ABC do kỹ thuật này chưa phổ biến tại Ai Cập và chưa đánh giá được chi phí và
hiệu quả của việc áp dụng ABC trong các DN. Ngoài ra, luận án chưa so sánh được
quá trình thu thập và xử lý thông tin KTQT chi phí trong các DN quốc doanh và DN
ngoài quốc doanh ở các nước đang phát triển. [47]
- Luận án tiến sĩ “Management Accounting in Saudi Arabia: A comparative
Analysis of Saudi and Western Approaches” của Majbour J. Alnamri, bảo vệ năm

1993 tại trường ĐH Newcastle. Trong luận án, tác giả so sánh KTQT chi phí trong
các DN ở các nước đang phát triển mà đại diện là Saudi Arabia với KTQT ở các
nước phát triển là Mỹ, Anh để tìm ra sự khác biệt về KTQT chi phí giữa các nước

10


này. Trên sơ sở các khác biệt được phát hiện, tác giả đề xuất các giải pháp để hoàn
thiện KTQT chi phí trong các DN tại Saudi Arabia. Do luận án được nghiên cứu
tương đối sớm nên các nội dung và phương pháp nghiên cứu của luận án tương đối
lạc hậu so với KTQT chi phí hiện nay. [39]
- Luận án tiến sĩ “Product Costing for Sawmill Business Management” của
Mats Johansson bảo vệ tại trường ĐH Växjö (Thụy Điển) năm 2007. Luận án dựa
trên mô hình tuyến tính để phân tích sự thay đổi của chi phí của các nhà máy chế
biến gỗ ở Thụy Điển và phân tích chi phí phát sinh tại điểm phân tách nhằm đáp
ứng nhu cầu thông tin cho quản trị DN chế biến gỗ. Tác giả luận án cũng nghiên
cứu và đề xuất mô hình sản xuất tối ưu cho các nhà máy chế biến gỗ trong điều kiện
hạn chế về nguồn lực đồng thời khuyến nghị thường xuyên nghiên cứu để kiểm
định mô hình này. [55]
- Luận án tiến sĩ “Development of management and cost accounting of
wood harvesting in the Republic of Karelia” của Olga Tyukina bảo vệ tại trường
ĐH Eastern (Phần Lan) năm 2010 mô tả sự thay đổi của hệ thống KTQT chi phí
trong DN khai thác gỗ thuộc nước Cộng hòa Karelia (Liên bang Nga) trong điều
kiện chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế từ kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị
trường. Luận án nghiên cứu hệ thống kế toán chi phí phù hợp với phương pháp khai
thác gỗ của các DN tại Karelia trong giai đoạn 2000-2005. [67]
Các bài báo viết về quản trị chi phí gồm:
- Bài báo “Interorganizational cost management in the exchange process” của
Agndal, H. và Nilsson, U. (2009) nghiên cứu về mối quan hệ giữa DN với nhà cung
cấp, khách hàng và hạch toán chi phí nhà cung cấp, khách hàng. [37]

- Bài báo “Different open book accounting practices for different purchasing
strategies” của Agndal, H. và Nilsson, U. (2010) nghiên cứu về các chiến lược mua
khác nhau đối với nhà cung cấp và các chi phí liên quan đến các chiến lược này. [38]
- Bài báo "Overhead cost allocation changes in a transfer pricing tax
compliant multinational enterprise" của Rossing, C. P., và Rohde, C. (2010) nghiên
cứu ảnh hưởng của thuế chuyển giá đến phân bổ chi phí chung trong các công ty đa

11


quốc gia. Kết quả nghiên cứu của các tác giả cho thấy chính sách thuế chuyển giá đã
làm thay đổi cách phân bổ chi phí chung giữa các bộ phận trong các DN này. [70]
- Bài báo "The effect of cost information on buyer-supplier negotiations in
different power settings" của Van den Abbeele, A., Roodhooft, F., và Warlop, L.
(2009). Dựa trên lý thuyết về trao đổi xã hội, các tác giả nghiên cứu ảnh hưởng của
thông tin chi phí đến việc đàm phán giữa người mua và người bán. Nghiên cứu phát
hiện ra rằng người mua có ít lợi thế hơn khi đàm phán nhưng có đầy đủ thông tin
chi phí có thể giành được quyền kiểm soát trong đàm phán. [78]
- Bài báo “Activity Based Costing Implementation Success in Australia” của
Suzanne Byrne, trường ĐH Southern Queensland, Australia nghiên cứu tình hình áp
dụng ABC trong các DN ở Australia. ABC là hệ thống hạch toán cho kết quả hạch toán
chính xác hơn so với hạch toán chi phí truyền thống. Tuy nhiên, tỷ lệ áp dụng phương
pháp này tương đối thấp trong các DN Mỹ. Dựa trên nghiên cứu tương tự về tình hình
áp dụng ABC trong các DN Mỹ, các tác giả thực hiện nghiên cứu tình hình áp dụng
ABC trong các DN Australia và cho thấy các DN áp dụng ABC đã có những thành
công hơn so với các DN không áp dụng hệ thống hạch toán chi phí này. [43]
- Bài báo “An Empirical Study of Cost Drivers in US Airline Industry” của
Rạiv D. Banker và Holly H. Johnson (1993) nghiên cứu về các tiêu thức phân bổ
chi phí sản xuất chung trong ngành hàng không và ảnh hưởng của nó đến các quyết
định quản trị. Thông qua kết quả nghiên cứu các tác giả đề xuất sử dụng mô hình

ước tính tỷ lệ phân bổ chi phí chung của ngành này. [41]
2.2. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ LĨNH VỰC THÉP
Thép được coi là vật liệu cơ bản có vai trò chiến lược của nhiều quốc gia trên
thế giới. Trong thời gian qua, cuộc cách mạng công nghệ và quá trình tự do hóa nền
kinh tế thế giới tác động mạnh mẽ đến công nghiệp thép thế giới. Vì vậy có khá
nhiều tài liệu, công trình nghiên cứu trong và ngoài nước được thực hiện về lĩnh
vực này bao gồm:
- Mark Tilton (2002), “Sự phân khúc thị trường thép Nhật Bản và Châu Âu”.
Nghiên cứu cho biết thực trạng hệ thống sản xuất và phân phối thép ở Nhật Bản, đề

12


tài cho thấy các công ty thép Nhật Bản tập trung chú trọng vào sản phẩm thép có giá
trị cao và tích cực phát triển sản phẩm mới dựa trên công nghệ hiện đại; hệ thống
tiêu thụ thép công khai. [62]
- Sung – Woo Kim (2007) tiến hành nghiên cứu về “Toàn cảnh thị trường
thép tại Hàn Quốc”. Đây là nghiên cứu về chính sách công nghiệp và sự phát triển
của ngành công nghiệp thép Hàn Quốc. Nghiên cứu cho biết thực trạng năng lực sản
xuất của ngành công nghiệp thép Hàn Quốc từ thập kỷ 60 cho đến những năm đầu
của thế kỷ XXI và chỉ ra rằng nghành công nghiệp thép phát triển lớn mạnh và hiệu
quả như ngày nay. [75]
- Laveesh Bhandari (2009) nghiên cứu về “Nền công nghiệp thép Ấn Độ”.
Công trình nghiên cứu cho biết toàn cảnh nền công nghiệp sản xuất thép của Ấn Độ và
cho thấy một ngành công nghiệp thép phát triển mạnh là yếu tố quan trọng đối với sự
nghiệp phát triển công nghiệp hóa của bất kỳ quốc gia nào, từ đó rút ra bài học kinh
nghiệm cho các quốc gia khác về nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh thép. [59]
- Nanthi Suthikarnnarunai and Kulsurat Muangthong (2009) nghiên cứu về
“Các yếu tố kinh tế ảnh hưởng tới chi phí sản xuất và vận chuyển của ngành công
nghiệp sản xuất thép tại Thái Lan”. Nghiên cứu này chỉ ra các yếu tố kinh tế ảnh

hưởng tới chi phí sản xuất và vận chuyển của ngành công nghiệp thép Thái Lan,
như: năng lực sản xuất, vấn đề tài chính, nguồn cung cấp nguyên liệu đầu vào... [66]
Ở Việt Nam trong những năm gần đây cũng có nhiều đề tài nghiên cứu và
thảo luận về lĩnh vực thép được thực hiện như:
- Nguyễn Minh Ngọc và các cộng sự (2003), đã thực hiện nghiên cứu đề tài
“Hoàn thiện hoạt động phân phối thép tại Việt Nam”. Đây là đề tài nghiên cứu giữa
trường Đại học Kinh tế Quốc dân với JICA (Nhật Bản). Đề tài này nghiên cứu về
kênh phân phối tổng thể đối với sản phẩm thép xây dựng của Việt Nam có quy mô
lớn. Đề tài đã phân tích các nội dung: tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh;
chính sách phân phối; mối quan hệ các thành viên trong kênh. Tuy nhiên đề tài chỉ
đưa ra những giải pháp mang tính vĩ mô, mà chưa làm nổi bật hệ thống phân phối
thép của các doanh nghiệp cụ thể. [19]

13


- Nguyễn Xuân Chiến (2008), đề tài cấp Bộ Công thương về “Tổ chức và
quản lý hệ thống phân phối mặt hàng thép xây dựng ở Việt Nam”. Đề tài đã đưa ra
những đánh giá khá chi tiết về thực trạng tổ chức, quản lý hệ thống phân phối thép
xây dựng trên bình diện tổng thể nền kinh tế, không nghiên cứu chi tiết đối với các
DN cụ thể. Những giải pháp đưa ra phần lớn ở tầm vĩ mô mang tính chất quản lý
nhà nước đối với sản phẩm thép xây dựng của Việt Nam. [6]
- Nguyễn Hoài Nam (2010), luận án tiến sĩ kinh tế “Quản trị kênh phân phôi
thép xây dựng của các DNSX thép tại Việt Nam”, trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
Luận án đã đưa ra thực trạng và các giải pháp về quản trị kênh phân phối thép xây
dựng của các DNSX thép trên cơ sở các nhân tố ảnh hưởng tới kênh phân phối thép và
thực trạng tổ chức, quản lý kênh phân phối thép xây dựng tại ba DN nghiên cứu điển
hình đó là TISCO, Công ty thép Việt Úc và Công ty cổ phần thép Việt – Nhật. [17]
2.3. KẾT LUẬN RÚT RA TỪ CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ NGHIÊN CỨU
Sau khi nghiên cứu các công trình đã công bố liên quan đến KTQT nói

chung, KTQT chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm nói riêng và các công trình
nghiên cứu có liên quan đến lĩnh vực sản xuất và kinh doanh thép, tác giả rút ra các
kết luận sau:
- Về các công trình nghiên cứu trong nước:
Các công trình đã nghiên cứu về KTQT ở Việt Nam đều tập trung vào nghiên
cứu, đánh giá thực trạng hệ thống KTQT, KTQT chi phí, tổ chức KTQT, KTQT chi
phí và giá thành v.v... Từ đó, các tác giả đưa ra các đề xuất giải pháp hoàn thiện hệ
thống KTQT nói chung và KTQT chi phí và giá thành nói riêng trong các DN.
- Về các công trình nghiên cứu ở nước ngoài :
Các công trình nghiên cứu về KTQT chi phí trên thế giới đều tập trung
nghiên cứu về phân bổ chi phí theo hoạt động (ABC), quản lý chi phí theo hoạt
động (ABCM), chi phí chênh lệch và việc sử dụng các thông tin chi phí để ra quyết
định v.v...
- Các công trình nghiên cứu đã công bố còn một số hạn chế sau:
+ Về nội dung nghiên cứu: một số công trình chỉ tập trung nghiên cứu thông
qua tài liệu là chế độ kế toán như công trình của tác giả Nguyễn Văn Bảo.

14


+ Về phạm vi nghiên cứu: KTQT chịu ảnh hưởng nhiều của môi trường kinh
doanh và đặc điểm quản trị của DN. Tuy nhiên, một số công trình nghiên cứu về
KTQT lại có phạm vi quá rộng như các DN sản xuất, các DN nhà nước, v.v... nên
chỉ đưa ra được các đề xuất mang tính định hướng mà khó có thể áp dụng cho các
DN cụ thể. Ngay cả những nghiên cứu về KTQT trong một ngành như các DN dầu
khí của tác giả Lưu Thị Hằng Nga cũng không phù hợp với các DN cụ thể trong
ngành này bởi vì các DN dầu khí hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau như thăm
dò, khai thác, dịch vụ dầu khí, kinh doanh du lịch, v.v... cũng có những đặc thù hoạt
động rất khác nhau.
+ Về đối tượng nghiên cứu: ngoài một số công trình nghiên cứu chế độ kế

toán, các công trình khác đều tập trung nghiên cứu hệ thống kế toán chi phí trong
các DN. Tuy nhiên, một số tác giả nhầm lẫn giữa thông tin kế toán cung cấp cho
quản trị DN với việc sử dụng thông tin để ra quyết định quản trị. Các nội dung về
phân tích CVP, phân tích chênh lệch, các tình huống sử dụng thông tin để ra quyết
định, v.v… thuộc về phạm vi sử dụng thông tin của nhà quản trị. KTQT chi phí chỉ
cung cấp thông tin phục vụ cho việc phân tích để ra các quyết định này.
+ Về phương pháp nghiên cứu: Các công trình nghiên cứu trong nước trong
giai đoạn 1995 - 2010 sử dụng phương pháp quan sát và nghiên cứu qua tài liệu
thực tế tại các DN và dựa vào suy luận là chủ yếu, chưa có các điều tra, khảo sát,
đặc biệt là khảo sát đối tượng sử dụng thông tin KTQT chi phí để ra quyết định
quản trị DN nên kết quả đánh giá về những hạn chế của KTQT chi phí đối với quản
trị DN chưa đầy đủ và đáng tin cậy. Các công trình nghiên cứu gần đây (từ 2010 –
2014) đã thực hiện khảo sát từ các DN nghiên cứu. Tuy nhiên, ngoài tác giả Trần
Thế Nữ và Trần Thị Dự có sử dụng kết quả khảo sát để trình bày và đánh giá thực
trạng KTQT chi phí trong các DN nghiên cứu. Các công trình nghiên cứu khác tuy
có khảo sát bằng phiếu điều tra nhưng kết quả khảo sát không được các tác giả sử
dụng để trình bày và đánh giá thực tế. Các kết quả nghiên cứu thực tế của các công
trình này vẫn dựa trên các quan sát và suy đoán là chủ yếu: Phạm Thị Thủy, Hoàng
Văn Tưởng, Nguyễn Hoản, Nguyễn Thị Ngọc Lan, Nguyễn Quốc Thắng.

15


+ Về lĩnh vực nghiên cứu: Đã có rất nhiều các công trình trong và ngoài
nước nghiên cứu về KTQT chi phí thuộc các lĩnh vức nghiên cứu khác nhau, phạm
vi khác nhau. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu về KTQT đã công bố chưa thấy
có công trình nào nghiên cứu về KTQT chi phí áp dụng cho các DN sản xuất thép,
trong khi ngành này đang có sự cạnh tranh mạnh mẽ từ chính các DN nước ngoài
+ Về các giải pháp đề xuất: Các công trình nghiên cứu mới đề xuất các giải
pháp hoàn thiện thông tin chi phí cho các quyết định quản trị ngắn hạn, chưa có

các đề xuất cho các quyết định quản trị dài hạn và chiến lược. Các giải pháp hoàn
thiện mới chỉ tập trung vào các thông tin tài chính, chưa đề cập đến các thông tin
phi tài chính.
Từ các nhận xét trên, tác giả cho rằng khoảng trống để tác giả nghiên cứu về
công tác KTQT chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong các DNSX thép thuộc
Tổng công ty Thép Việt Nam (VNSTEEL) là hoàn toàn phù hợp và cần thiết trong
điều kiện các DN trong nước đang gặp phải sự cạnh tranh mạnh mẽ với các DN
nước ngoài.
3. MỤC ĐÍCH VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Luận án sẽ tập trung đạt được mục đích nghiên cứu sau:
Mục đích tổng quát: Nghiên cứu hoàn thiện KTQT chi phí sản xuất và giá
thành sản phẩm tại các DN thép thuộc Tổng công ty thép Việt Nam.
Các mục đích cụ thể:
Nghiên cứu lý luận về KTQT chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm gắn với
quản trị DN trong các DNSX.
Nghiên cứu và phân tích thực trạng KTQT chi phí sản xuất và giá thành sản
phẩm đáp ứng nhu cầu quản trị DN trong các DNSX thép thuộc Tổng công ty thép
Việt Nam.
Đề xuất các giải pháp hoàn thiện KTQT chi phí sản xuất và giá thành sản
phẩm đáp ứng nhu cầu thông tin cho quản trị DN trong điều kiện toàn cầu hóa và
hội nhập của nền kinh tế Việt Nam với nền kinh tế khu vực và thế giới.

16


3.2. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Hiện nay, trong Tổng công ty thép Việt Nam có nhiều DN thành viên trải dài
khắp cả nước. Luận án đi sâu vào nghiên cứu KTQT chi phí sản xuất và giá thành
sản phẩm thép tại 02 nhóm DN điển hình vừa sản xuất, vừa kinh doanh thép thuộc

Tổng công ty thép Việt Nam đó là: 01 là nhóm DN ở khu vực phía Bắc, điển hình là
Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên và 02 là nhóm DN ở khu vực phía Nam,
điển hình là Công ty thép Miền Nam. Đây là hai công ty vừa sản xuất, vừa kinh
doanh thép chủ đạo và lớn nhất Tổng công ty thép Việt Nam, có năng lực sản xuất
thép lớn nhất và có thị phần khá lớn trong ngành thép Việt Nam. Số liệu khảo sát
thực tế tại các DN nghiên cứu các năm 2012, 2013, 2014.
Luận án chỉ nghiên cứu nhu cầu thông tin KTQT chi phí sản xuất, giá thành
sản phẩm và việc cung cấp thông tin cho quản trị trong các DN thép mà không
nghiên cứu việc sử dụng thông tin KTQT chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
liên quan đến vấn đề sử dụng thông tin phân tích chênh lệch, sử dụng thông tin để
ra quyết định...
4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Để đạt được mục đích nghiên cứu như đã trình bày ở trên, luận án sử dụng
câu hỏi nghiên cứu sau:
- KTQT chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại các DN thép thuộc
VNSTEEL đã đáp ứng được nhu cầu quản trị DN của các DN này như thế nào?
Từ câu hỏi nghiên cứu chủ đạo, luận án có các câu hỏi nghiên cứu cụ thể sau:
- KTQT chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm đã đáp ứng yêu cầu lập kế
hoạch trong các DNSX thép thuộc VNSTEEL như thế nào?
- KTQT chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm đã đáp ứng yêu cầu kiểm
soát trong các DNSX thép thuộc VNSTEEL chưa?
- KTQT chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm đã đáp ứng yêu cầu đánh giá
hiệu quả kinh doanh trong các DNSX thép thuộc VNSTEE như thế nào?
5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
17


5.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, luận án sẽ nghiên cứu các vấn đề về:
- Nhu cầu thông tin KTQT chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm theo yêu

cầu của quản trị DN
- Lý thuyết cơ bản về KTQT chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm theo
yêu cầu thông tin cho quản trị DN.
- Thực trạng kế toán chi phí nói chung và KTQT chi phí sản xuất, giá thành
sản phẩm trong các DNSX thép thuộc VNSTEEL.
- Mô hình KTQT chi phí theo yêu cầu quản trị DN của các DNSX thép thuộc
VNSTEEL.
5.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật
lịch sử, luận án phân tích, đánh giá các sự vận hiện tượng, các vấn đề trong mối
quan hệ giữa các sự vật hiện tượng và tính lịch sử cụ thể của chúng. Luận án sử
dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như : khảo sát, phân tích, so sánh để
nghiên cứu thực trạng hệ thống kế toán chi phí trong các DNSX thép thuộc Tổng
công ty Thép Việt Nam. Từ đó, tổng hợp, rút ra các kết luận cần thiết từ thực tế, đưa
ra các giải pháp hoàn thiện phù hợp có khả năng thực hiện. Bên cạnh đó, luận án sử
dụng các phương pháp tổng hợp, phân loại, hệ thống hoá để khái quát những vấn đề
lý luận về KTQT chi phí sản xuất. Tác giả tiến hành nghiên cứu tại 02 DN điển hình
vừa sản xuất, vừa kinh doanh thép thuộc Tổng công ty thép Việt Nam đó là: 01
công ty ở khu vực phía nam - Công ty thép Miền Nam và 01 công ty ở khu vức phía
bắc - Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên (TISCO).
Phương pháp thu thập dữ liệu, tài liệu
Thu thập dữ liệu sơ cấp
Dữ liệu sơ cấp sử dụng trong luận án bao gồm các số liệu khảo sát về thực
trạng công tác KTQT chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm; nhu cầu, tình hình sử
dụng thông tin KTQT chi phí sản xuất và giá thành của các nhà quản trị DN. Để
nghiên cứu thực trạng KTQT chi phí và giá thành trong các DNSX thép thuộc Tổng

18



công ty Thép Việt Nam, tác giả sử dụng các phương pháp điều tra, phỏng vấn sâu
các nhà quản trị và các nhân viên kế toán tại 2 công ty thép chiếm thị phần lớn
thuộc Tổng công ty Thép Việt Nam. Bên cạnh đó tác giả đã tiến hành gửi phiếu
điều tra tới các DN thép là các công ty con, công ty liên kết, đơn vị trực thuộc thuộc
VNSTEEL. Phiếu điều tra được tác giả thiết kế theo mẫu trình bày trong phụ lục số
2, phụ lục số 3 và được gửi đến các DN bằng thư điện tử, đường bưu điện. Số
lượng DN được gửi phiếu khảo sát là 20 phiếu (Phụ lục số 01). Đối tượng được
khảo sát là các cán bộ kế toán và các nhà quản trị. Mục đích khảo sát là tìm hiểu
thực trạng hệ thống KTQT chi phí sán xuất, nhu cầu sử dụng thông tin KTQT chi
phí sản xuất cho quản trị DN và sự hài lòng về việc cung cấp thông tin KTQT chi
phí sản xuất của hệ thống kế toán cho quản trị DN ở các DN trên. Ngoài gửi phiếu
khảo sát, tác giả còn thực hiện các buổi phỏng vấn sâu, khảo sát thực tế tại một số
DN trên địa bàn Hà Nội.
- Xử lý và trình bày kết quả khảo sát
Kết quả khảo sát sẽ được tác giả xử lý, tổng hợp, phân tích bằng bảng tính
excel. Các kết quả tính toán và trình bày dưới dạng sơ đồ, bảng biểu hoặc đoạn văn
để rút ra các kết luận về thực trạng KTQT chi phí sản xuất trong các DNSX thép
thuộc VNSTEEL.
Thu thập dữ liệu thứ cấp
Dữ liệu thứ cấp bao gồm các tài liệu liên quan đến các công trình nghiên cứu
trong nước và nước ngoài được thu thập thông qua các nguồn tài liệu tại các thư
viện, các ấn bản phẩm đã được xuất bản và tìm kiếm trên mạng và truy cập vào các
trang web. Các trang web được tác giả truy cập để đọc các bài báo, luận án gồm các
trang web của các trường đại học và các trang web chuyên cung cấp các bài báo
nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án như:
emeraldinsight.com,www.sciencedirect.com,,www
.igpublish.com, v.v… Các dữ liệu thứ cấp được sử dụng trong luận án còn bao gồm
các báo cáo KTQT chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm của các DN thép. Các dữ
liệu này do các DN cung cấp hoặc được khai thác từ các công trình nghiên cứu


19


trước đó như các luận án, các bài báo, v.v…
6. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN
- Về mặt lý luận, luận án hệ thống hoá và phát triển mô hình lý thuyết về
KTQT chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm theo các chức năng của quản trị DN.
- Về mặt nghiên cứu thực tiễn, nghiên cứu, đánh giá thực trạng KTQT chi
phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong các DNSX thép thuộc VNSTEEL.
- Đề xuất mô hình KTQT chi phí phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất
kinh doanh và quản trị trong các DNSX thép thuộc VNSTEEL.
7. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo luận án
được kết cấu thành ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về KTQT chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
trong các DNSX.
Chương 2: Thực trạng KTQT chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong
các DNSX thép thuộc Tổng công ty thép Việt Nam.
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện KTQT chi phí sản xuất và giá thành sản
phẩm tại các DNSX thép thuộc Tổng công ty thép Việt Nam.

20


Chương 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ
GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
1.1.1. Bản chất của kế toán quản trị doanh nghiệp
* Kế toán là một hệ thống thông tin quản trị

Hệ thống thông tin là một tổng thể bao gồm nhiều bộ phận khác nhau có mối
liên hệ tác động qua lại với nhau, được sắp xếp theo một trình tự nhất định nhăm tạo
thành một chỉnh thể thống nhất, có khả năng thực hiện một số chức năng hoặc mục
tiêu nhất định. [25, tr.14]
Theo quan điểm này, DN là một hệ thống, nếu xem xét theo chức năng hoạt
động nó bao gồm: hệ thống quyết định, hệ thống tác nghiệp và hệ thống thông tin.
Trong đó hệ thống thông tin thực hiện mối liên hệ giữa hệ thống quyết định và hệ
thống tác nghiệp, đảm bảo cho chúng vận hành một cách thuận tiện để đạt được
mục tiêu đã đề ra. Bên cạnh đó hệ thống thông tin của DN còn có chức năng thu
thập và trao đổi thông tin nội bộ với môi trường bên ngoài.
Các
yếu tố
đầu
vào

Hệ
thống
quyết
định

Hệ
thống
thông
tin

Hệ
thống
tác
nghiệp


Sản
phẩm,
dịch vụ

Sơ đồ 1.1. Mối quan hệThông
giữa các
hệngoài
thống thông tin trong DN
tin bên
Hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN rất đa dạng và phong phú, do vậy
hệ thống thông tin của DN cũng được phân thành các hệ thống thông tin theo từng
lĩnh vực, từng chức năng quản trị nhằm cung cấp thông tin trợ giúp cho quá trình ra
quyết định ở mỗi lĩnh vực, mỗi hoạt động. Hệ thống thông tin trong DN thường bao
gồm các hệ thống thông tin con sau:

21


- Hệ thống thông tin thị trường.
- Hệ thống thông tin sản xuất.
- Hệ thống thông tin tài chính.
- Hệ thống thông tin nhân sự.
- Hệ thống thông tin kế toán.
Các hệ thống thông tin có mối liên hệ mật thiết lẫn nhau, hỗ trợ và tác động
qua lại với nhau, chia sẻ thông tin với nhau. Các hệ thống thông tin đều phải huy
động và sử dụng các nguồn lực tài chính khác nhau trong quá trình hoạt động, trong
khi đó tài sản là đối tượng nghiên cứu của kế toán. Do vậy, để cung cấp thông tin
phục vụ hoạt động quản trị DN, hệ thống thông tin kế toán cần phải dựa vào thông
tin từ các hệ thống thông tin con khác cung cấp. Hệ thống thông tin kế toán có tầm
quan trọng đặc biệt đối với các nhà quản trị trong việc đưa ra quyết định kinh

doanh.
* Kế toán quản trị là một bộ phận cấu thành hệ thống kế toán
Kế toán ra đời từ rất lâu, nó tồn tại và phát triển qua các hình thái kinh tế xã
hội. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa, kế toán ngày càng hoàn thiện
và phát triển cả về nội dung và hình thức, thực sự trở thành công cụ không thể thiếu
được trong quản trị, kiểm tra, kiểm soát và điều hành các hoạt động kinh tế tài chính
của đơn vị.
Sự phát triển của kế toán gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế. Khi nền
kinh tế phát triển, các phương pháp kế toán cũng thay đổi và ngày càng hoàn thiện
hơn. Các nghiên cứu đã chỉ ra sự phát triển của kế toán chủ yếu là để phục vụ nhu
cầu kinh doanh và mục tiêu cuối cùng của kế toán là cung cấp thông tin phục vụ cho
hoạt động ra các quyết định. Các hoạt động của kế toán nhằm hướng tới việc cung
cấp thông tin phục vụ cho việc ra quyết định, vì vậy nếu bỏ mục đích cung cấp
thông tin của kế toán thì hoạt động kế toán hoàn toàn vô nghĩa. [21, tr.12]
Nền sản xuất hàng hóa càng phát triển thì kế toán càng có vai trò quan trọng,
nó vừa là công cụ quan trọng phục vụ cho quản trị, điều hành, kiểm soát đáng tin
cậy, vừa là một phân hệ quan trọng cấu thành nên hệ thống thông tin kế toán của

22


×