Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

SKKN sáng kiến kinh ngiệm một số giải pháp giáo dục đạo đức hiệu quả cho học sinh thông qua tiết chào cờ đầu tuần ở trường THPT triệu sơn 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (227.82 KB, 23 trang )

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Từ xa xưa, ông cha ta đã rất coi trọng vấn đề đạo đức, coi trọng các qui định
chuẩn mực trong ứng xử giữa con người với con người. Bất cứ việc gì cũng có
trên, có dưới, có tôn ti trật tự. Trong giáo dục, đạo đức luôn được đặt lên vị trí
hàng đầu -“Tiên học lễ, hậu học văn”. Đạo đức là phẩm chất quan trọng nhất
của nhân cách,là nền tảng để xây dựng thế giới tâm hồn mỗi con người. Cho
nên, ở bất cứ quốc gia nào, thời đại nào, việc giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ
cũng là trung tâm chú ý của các nhà lãnh đạo và tất cả các thành viên trong xã
hội. Đối với các trường học và các nhà giáo dục, việc chăm lo giáo dục đạo đức
cho học sinh lại càng quan trọng.
II. Như chúng ta đã biết, nhiệm vụ của mỗi nhà trường là giáo dục cho học sinh
ở hai mặt chính: Đức dục và Trí dục. Hai phương diện giáo dục này phải được
tiến hành song song và đồng bộ. Trong đó, giáo dục đạo đức phải là yếu tố được
chú ý hàng đầu. Giáo dục đạo đức là việc giáo dục cho học sinh nhân cách sống:
Biết yêu quê hương, đất nước, con người; biết cách cư xử lễ phép, đúng mực với
những người xung quanh và trong quan hệ giao tiếp nói chung; biết sống và làm
việc theo pháp luật; hiểu và tôn trọng những tập tục truyền thống đúng đắn của
ông cha; biết học theo điều hay lẽ phải, tránh xa những thói hư tật xấu; biết kính
trên nhường dưới, có hiếu có tình; biết yêu thương chia sẻ, giúp đỡ những người
kém may mắn hơn mình; biết sống có ước mơ, có lí tưởng đúng đắn, tích cực;
biết nhận ra những giá trị sống trong cuộc đời...
Tuy nhiên, trên thực tế việc giáo dục đạo đức cho học sinh ở mỗi trường
học, cấp học, địa phương... không giống nhau và chưa có sự thống nhất về nội
dung, phương pháp, thời gian...; một số trường còn chưa quan tâm đúng mức tới
việc giáo dục đạo đức cho học sinh mà chủ yếu chỉ chú ý dạy kiến thức, một số
trường khác thì còn lúng túng, chưa tìm ra những giải pháp phù hợp...từ đó hiệu
quả giáo dục cũng có sự chênh lệch và khác biệt nhất định.
III. Ngày nay, theo đà phát triển xã hội, đạo đức của học sinh cũng có nhiều
thay đổi. Theo nhận định chung thì đạo đức của thanh thiếu niên, đặc biệt là học
sinh sa sút rất nhiều. Theo dõi trên các phương tiện thông tin đại chúng và ở các
môi trường giáo dục, chúng ta nhận thấy ngày càng nhiều những hiện tượng


thanh thiếu niên, học sinh có những hành động không đẹp, lời nói không hay.
Hiện tượng học sinh nói tục, chửi thề, hỗn láo với cha mẹ, vô lễ với thầy cô giáo
ngày càng nhiều. Có những học sinh thấy thầy cô giáo không chào hỏi vì nghĩ
rằng thầy cô đó không dạy lớp mình. Nhiều học sinh trốn học, bỏ học đua đòi ăn
chơi, ý thức học tập tu dưỡng còn kém, nhiều học sinh trộm cắp, thậm chí là giết
người (kể cả người thân trong gia đình) để thực hiện được mục đích của
mình...Đặc biệt là hiện tượng bạo lực học đường ngày càng gia tăng ở nhiều cấp
độ, gây nên những hậu quả nghiêm trọng. Nhiều người lo lắng trước sự xuống
dốc của đạo đức xã hội, trong đó có sự băng hoại về giá trị đạo đức của giới trẻ.
Thực trạng trên thật đáng lo ngại! Nó làm nhói đau bao trái tim của những
người luôn trăn trở và quan tâm đến vấn đề đạo đức con người. Nó đặt ra những
câu hỏi lớn : Làm thế nào để những hiện tượng vi phạm đạo đức này giảm đi?
1


Làm thế nào để có một thế hệ trẻ mạnh về thể chất, khỏe về tinh thần, sáng
trong lí trí và lành mạnh về tâm hồn?
Giáo dục đạo đức đang đứng trước nhiều khó khăn thử thách. Phải công
nhận rằng, sự xuống cấp đạo đức của thế hệ trẻ có nhiều nguyên nhân, trách
nhiệm thuộc về nhiều ngành, về cả gia đình, nhà trường và xã hội. Sau gia đình,
trách nhiệm lớn lao ấy thuộc về nhà trường - nơi giáo dục đạo đức con người từ
khi mới cắp sách đi học đến lúc bước chân vào đời.
Nhận thức rõ được điều đó, các nhà trường rất quan tâm tới việc giáo dục
đạo đức cho học sinh. Nhưng hiệu quả của công tác này chưa cao, hoặc chưa có
sự đồng đều. Vì thế một nhiệm vụ đặt ra cho các nhà trường là, song song với
việc giáo dục kiến thức cho học sinh, cần tìm hiểu thực tế đối tượng để tìm ra
những giải pháp tốt nhất, những kinh nghiệm giáo dục hiệu quả nhất, từ đó phổ
biến rộng rãi, chia sẻ kinh nghiệm giáo dục ấy đến các trường học và môi trường
giáo dục khác để cùng nhau giáo dục lớp trẻ trở thành những người tốt, có nhận
thức đúng đắn, hành động tích cực, trở thành những người công dân có ích cho

xã hội.
IV. Trường THPT Triệu Sơn 2, huyện Triệu Sơn, Thanh Hóa cũng vậy. Qua
thực tế hoạt động, nhà trường đã đúc kết ra những giải pháp hữu hiệu để nâng
cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. Và một trong số những biện
pháp mang lại hiệu quả thiết thực nhất là giáo dục đạo đức thông qua tiết chào
cờ đầu tuần. Sinh hoạt dưới cờ chính là một diễn đàn để nhà trường thực hiện
nhiệm vụ cao cả ấy và giúp các em trưởng thành nhanh chóng so với các hình
thức giáo dục khác.
Trách nhiệm giáo dục đạo đức học sinh thuộc về tất cả các cán bộ giáo
viên trong nhà trường. Tùy vào vị trí công tác và nhiệm vụ chính trị của mình,
mỗi người sẽ có nội dung và phương pháp giáo dục phù hợp với từng đối tượng.
Là một cán bộ Đoàn nhiều năm, lại là một giáo viên giảng dạy môn Ngữ văn
nên bản thân tôi thường xuyên được Ban giám hiệu nhà trường và đồng chí Bí
thư Đoàn trường giao nhiệm vụ chuẩn bị nội dung và trực tiếp giáo dục đạo đức,
truyền thống, kĩ năng sống... cho học sinh nhân các ngày lễ lớn, ngày kỉ niệm
trọng đại và trong tiết chào cờ đầu tuần. Tôi nhận thấy việc làm này rất có hiệu
quả. Học sinh say sưa chú ý lắng nghe, nhiệt tình hưởng ứng tham gia, có những
phản hồi tích cực và chuyển biến trong rất nhiều trong nhận thức, hành động,
nhân cách...
Chính vì thế, tôi muốn ghi lại tất cả những giải pháp giáo dục đạo đức học
sinh cụ thể tôi đã làm ở trường THPT Triệu Sơn 2 để chia sẻ với đồng nghiệp ở
những trường khác. Hi vọng rằng, những kinh nghiệm của mình có thể góp một
phần vào công việc chung của ngành, giúp cho học sinh thân yêu của chúng ta
trở thành những đứa con ngoan trong mỗi gia đình, những học trò giỏi nơi mỗi
ngôi trường và những người công dân tích cực trong xã hội.
Với những lí do ấy, tôi mạnh dạn lựa chọ đề tài: Một số giải pháp giáo
dục đạo đức hiệu quả cho học sinh thông qua tiết chào cờ đầu tuần ở trường
THPT Triệu Sơn 2.
2



B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1. Sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh rất chú trọng đến việc bồi dưỡng và xây
dựng những con người xã hội chủ nghĩa. Trong nhiều bài viết, bài nói chuyện
của mình người đều nhấn mạnh: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội phải có con
người xã hội chủ nghĩa”. “Dạy cũng như học phải chú trọng cả tài lẫn đức.
Đức là đạo đức cách mạng, là cái gốc quan trọng, nếu không có đạo đức cách
mạng thì tài cũng vô dụng”. Trước lúc đi xa Bác Hồ có để lại cho toàn Đảng,
toàn dân ta một bản di chúc vô cùng quí báu. Trong đó Bác ân cần dạy bảo và
quan tâm đến thế hệ trẻ. Bác dạy rằng: "Đoàn viên thanh niên ta nói chung là
tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong, không ngại khó khăn, có chí tiến thủ,
Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo cho họ
thành những con người kế thừa xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa hồng vừa
chuyên... bồi dưỡng đạo đức cách mạng cho thế hệ sau là một việc quan trọng
và rất cần thiết”. Và chính Bác Hồ kính yêu cũng đã trở thành một tấm gương
đạo đức - nhân cách sáng ngời mà mọi người không ngừng phấn đấu để “ Học
tập và rèn luyện theo tấm gương của Bác Hồ vĩ đại”.
2. Trong nghị quyết của Bộ chính trị về cải cách giáo dục cũng viết: “Mục tiêu
của ngành giáo dục chúng ta là phải đào tạo thế hệ trẻ thành những con người
có tư tưởng đúng đắn và tình cảm cao đẹp, có kiến thức, kĩ năng và thể lực cần
thiết để làm chủ xã hội, làm chủ thiên nhiên, làm chủ bản thân. Đó là những con
người lao động có nhiệt tình cách mạng, trung thực, khiêm tốn, cùng nhau đoàn
kết và giúp đỡ nhau tiến bộ, quí trọng và bảo vệ của công...đó là những con
người có lòng yêu tổ quốc xã hội chủ nghĩa nồng nàn, có cuộc sống tập thể
phong phú, cuộc sống gia đình hòa thuận và cuộc sống cá nhân lành mạnh...”.
3. Thực hiện lời dạy của Bác và phấn đấu để đạt được mục tiêu giáo dục, các
nhà trường rất quan tâm tới việc giáo dục đạo đức cho học sinh, nhất là trong
thời gian gần đây, khi mà vấn đề sa sút đạo đức của học sinh đã trở thành một
vấn đề đáng báo động cho toàn xã hội. Nhiều nhà trường đã tiến hành những

biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh và đã thu được những kết quả nhất
định. Có một số trường nhận thấy tiết chào cờ cũng là một tiết học có khả năng
giáo dục học sinh rất hiệu quả.
Tiết chào cờ đầu tuần (còn gọi là sinh hoạt dưới cờ) là thời điểm mở đầu
của một tuần học mới, một tháng mới, một chủ điểm mới. Nó có tính chất định
hướng hoạt động cho học sinh. Tiết học này là một dịp để học sinh sinh hoạt tư
trưởng, tham gia các hoạt động do nhà trường tổ chức, đồng thời cũng là dịp để
các tập thể lớp thấy được kết quả phấn đấu, rèn luyện sau một tuần thực hiện
nhiệm vụ của người học sinh.
Có thể nói, tiết chào cờ đầu tuần như là điểm xuất phát mà tại đó học sinh
tự xác định cho mình phương hướng phấn đấu mới. Điểm ban đầu ấy có ý nghĩa
tích cực đối với việc định hướng nhận thức, thái độ, hành động của học sinh.

3


4. Trong quá trình tìm tòi, nghiên cứu, sưu tầm tài liệu phục vụ cho đề tài, tôi đã
bắt gặp một số tài liệu có đề cập tới vấn đề giáo dục đạo đức học sinh thông qua
tiết chào cờ đầu tuần.
Trên báo Dân Trí có đăng bài viết của cô Hồng Phương - Hiệu trưởng
trường THCS xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum. Trong bài có đoạn viết:
“ Tổ chức lễ chào cờ đầu tuần là nội dung giáo dục quan trọng, qua đó giáo
dục kĩ năng sống, giá trị sống cho học sinh. Đồng thời hình thành tư tưởng đạo
đức, tình yêu quê hương đất nước...Năm học 2011- 2012 trường THCS Bờ Y đã
xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh tại Lễ chào cờ đầu
tuần. Các hoạt động được lồng ghép rất phong phú với 40 nội dung khác nhau.
Mục đích nhằm phát huy được tính tích cực, chủ động và sáng tạo trong việc
nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện cho học sinh...”.
Đề tài “ Đổi mới nội dung và hình thức để nâng cao hiệu quả giờ chào
cờ đầu tuần ở trường THPT Triệu Sơn 2” của đồng chí Lê Đình Thắng - Bí

thư Đoàn trường THPT Triệu Sơn 2, Thanh Hóa có viết: “Giờ chào cờ có vai
trò quan trọng bởi nó là dịp để đánh giá, tổng kết hoạt động thi đua của tuần
trước và vạch ra kế hoạch, nhiệm vụ, phương hướng, chủ đề hoạt động của tuần
mới. Đây cũng là dịp để giáo dục ý thức đạo đức, tính kỉ luật, kĩ năng cho học
sinh.”
Theo báo Đất Việt số ra ngày 15 tháng 4 năm 2015, đồng chí phó bí thư
đoàn TNCS Hồ Chí Minh trường THPT Nguyễn Thái Bình, quận Tân Bình ,
Thành phố Hồ Chí Minh cho biết: “ Hoạt động chào cờ sáng thứ hai đầu tuần
là để bắt đầu một ngày mới, một tuần mới. Do đó nhà trường và Đoàn, Hội nên
lồng ghép các giờ sinh hoạt theo chủ điểm gắn với những vấn đề gần gũi với
học tập, giáo dục đạo đức cho học sinh”...
Ngoài ra cũng còn có một số bài viết và đề tài khác đề cập đến việc giáo
dục đạo đức trong giờ chào cờ, nhưng nhìn chung các bài viết và những đề tài
trên chỉ đề cập một cách chung chung tới vấn đề giáo dục đạo đức học sinh,
hoặc đi sâu vào việc đổi mới nội dung và hình thức giáo dục trên những nét khái
quát chứ chưa đi sâu vào phân tích và miêu tả những giải pháp cụ thể. Chính vì
thế tôi lựa chọn đề tài nghiên của mình nhằm chia sẻ với đồng nghiệp những giải
pháp hiệu quả và rất cụ thể, có tính khả thi khi áp dụng vào tiết sinh hoạt của
mỗi trường học.
II. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH TRONG TIẾT
CHÀO CỜ Ở TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 2 TRƯỚC KHI THỰC HIỆN
CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI
1. Những thuận lợi, khó khăn khi thực hiện đề tài
1.1. Thuận lợi
- Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi luôn nhận được sự chỉ đạo, quan tâm, tạo
điều kiện của Chi bộ, ban giám hiệu nhà trường; Đoàn trường; các đồng nghiệp
và các em học sinh.
- Có sự hỗ trợ của cơ sở vật chất trong nhà trường.
4



- Bản thân là người nhiệt tình, tâm huyết, ham học hỏi.
- Học sinh chủ yếu là của vùng nông thôn, đa số ngoan và thuần tính.
1.2. Khó khăn
- Chưa có nhiều công trình, tài liệu, giáo án có sẵn về vấn đề giáo dục đạo đức
trong giờ chào cờ cho học sinh nên việc thực hiện sáng kiến này là một quá trình
tìm tòi, khám phá công phu và vất vả.
2. Thực trạng giáo dục đạo đức học sinh trong tiết chào cờ ở trường THPT
Triệu Sơn 2 trước khi thực hiện các giải pháp của đề tài
2.1. Thực trạng giáo dục đạo đức nói chung trong tiết chào cờ ở các trường học
Trong các nhà trường hiện nay, cách thức tổ chức lễ chào cờ, tiết chào cờ
ở mỗi trường học không đồng nhất trong định hướng, trong cấu trúc. Rất nhiều
trường học trong tiết chào cờ nặng về đánh giá, kiểm điểm, phê bình, chỉ trích,
kỉ luật học sinh. Vì thế nhiều học sinh cảm thấy nặng nề và khó chịu, miễn
cưỡng khi tham gia chào cờ. Ở nhiều trường việc tổ chức thiếu sự chuẩn bị chu
đáo, nội dung chào cờ lặp đi lặp lại, qua loa, thiếu sự phân công cụ thể người
triển khai.
Trong khi diễn ra tiết chào cờ, những hoạt động khác vẫn diễn ra làm ảnh
hưởng đến chất lượng của tiết học đặc biệt này: học sinh đi lại tự do, chạy từ
hàng này sang hàng khác; giáo viên người ở ngoài người ở trong phòng, một số
khác còn nói chuyện riêng...Những điều ấy không phải là hiện tượng hiếm thấy
trong các trường học nói chung.
Rõ ràng, điều ấy chứng tỏ tiết chào cờ chưa được nhận thức và xác định
đúng đắn vị trí và tầm quan trọng của nó. Nó cũng chứng tỏ rằng phương pháp
tổ chức chưa khoa học và chưa có tính giáo dục cao, nhất là giáo dục đạo đức
cho học sinh.
2.2. Thực trạng giáo dục đạo đức học sinh trong tiết chào cờ ở trường THPT
Triệu Sơn 2 trước khi thực hiện các giải pháp của đề tài
Tiết chào cờ là một tiết học chính khóa được tổ chức vào sáng thứ hai
hàng tuần. Tiết học này do BGH nhà trường chỉ đạo, Đoàn thanh niên phối hợp

với giáo viên chủ nhiệm phụ trách. Giờ chào cờ có sự tham gia bắt buộc của tất
cả các học sinh và giáo viên trong nhà trường.
Nhìn một cách tổng quát, tất cả các giờ chào cờ từ trước đến nay đã thực
hiện sinh hoạt theo yêu cầu, tiến hành đúng thời gian qui định. Tiến trình giờ
chào cờ thường diễn ra với những nội dung sau: Tập trung toàn trường, chào cờ
và hát quốc ca - Ban nề nếp nhận xét, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ học tập,
rèn luyện của các lớp tuần qua ( thiên về phê phán nhược điểm, những vi phạm,
gọi những em vi phạm lên đứng trước cờ, trước mặt học sinh toàn trường) - Đọc
thứ tự xếp loại của các lớp. Sau đó đại diện Ban giám hiệu nhà trường nhận xét,
đại diện các đoàn thể (Đoàn trường, Công đoàn) phát biểu nếu có nội dung cần
phát động, triển khai. Phần phát thưởng sẽ diễn ra nếu có một kì thi nào đó trong
nhà trường vừa kết thúc (trao giải học sinh điểm cao, đọc tên những học sinh
điểm thấp). Nếu có trường hợp học sinh vi phạm nặng như học sinh đánh nhau
trong và ngoài nhà trường gây hậu quả nghiêm trọng, thì còn thêm phần đọc
5


quyết định kỉ luật học sinh và yêu cầu bảo vệ đưa học sinh bị kỉ luật ra khỏi
trường.
Tiến trình ấy cứ lặp đi lặp lại hết tuần này đến tuần khác, hết năm học này
qua năm học khác như một điệp khúc quen thuộc. Điều đó thực sự gây ra sự
nhàm chán, đôi khi ức chế cho cả giáo viên và học sinh. Giờ chào cờ trở nên
nặng về thông tin, nhẹ về tính giáo dục.
Kết quả là, có nhiều học sinh không hứng thú, quay sang nói chuyện với
bạn, nghịch ngợm gây mất trật tự trong giờ chào cờ, mất cả sự nghiêm túc,
thiêng liêng của tiết học. Nhiều học sinh trốn chào cờ hoặc tham gia chiếu lệ,
thậm chí là cả một số giáo viên cũng làm việc riêng, không chú ý.
Vì thế, việc giáo dục đạo đức, nhân cách học sinh trong giờ chào cờ
không được dành thời gian hợp lí, không đạt được tính hiệu quả. Bên cạnh nhiều
học sinh gương mẫu vẫn còn đó những học sinh vi phạm nội qui nhà trường

như: không đeo phù hiệu, đi học muộn, bỏ giờ, không nghiêm túc trong giờ học,
trang phục đầu tóc không đúng qui định. Vẫn còn đó những em học sinh ý thức
kỉ luật, tu dưỡng rèn luyện chưa cao. Tình trạng nói tục, đánh nhau, thiếu lễ độ
với thầy cô, thiếu tế nhị trong ứng xử với bạn bè, trộm cắp…vẫn tồn tại. Nhiều
học sinh chưa có lí tưởng sống đúng đắn, tích cực, chưa biết mở rộng trái tim
của mình sẻ chia yêu thương tới người khác, chưa thực sự có sự cố gắng nỗ lực
vươn lên trong học tập…Thực trạng ấy khiến cho mỗi cán bộ giáo viên trong
nhà trường đều lo lắng và trăn trở để tìm ra những giải pháp giáo dục đạo đức
cho học sinh hiệu quả nhất.
III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨCHIỆU QUẢ CHO HỌC
SINH THÔNG QUA TIẾT CHÀO CỜ ĐẦU TUẦN Ở TRƯỜNG THPT
TRIỆU SƠN 2
Xuất phát từ thực tế giáo dục, với cương vị là một cán bộ Đoàn, tôi đã đề
xuất với đồng chí Bí thư Đoàn trường, Ban chấp hành đoàn trường và báo cáo
lên Ban giám hiệu nhà trường về việc đổi mới nội dung giờ chào cờ để có thể
lồng ghép giáo dục đạo đức và kĩ năng sống, giá trị sống cho học sinh. BGH nhà
trường đã xem xét và đồng ý. Dưới sự chỉ đạo của BGH và Đoàn trường, qua hai
năm học 2013 - 2014, 2014 - 2015, với thời lượng lồng ghép dao động khoảng
từ 10 đến 20 phút, hình thức giáo dục tương đối đa dạng, bản thân tôi là người
trực tiếp thực hiện khá nhiều nội dung và đã thu được những kết quả rất đáng kể.
Tôi đã rút ra được những kinh nghiệm giáo dục đạo đức học sinh trong giờ chào
cờ, hiệu quả nhất phải kể đến những giải pháp sau đây:
- Giáo viên kể một câu chuyện cảm động trong sách báo hoặc sưu tầm trong
thực tế có nội dung liên quan đến các vấn đề đạo đức từ đó liên hệ giáo dục học
sinh.
- Giáo viên trình bày một chủ đề đã chuẩn bị sẵn có nội dung giáo dục đạo đức,
kĩ năng sống cho học sinh.

6



- Nêu lên một hiện tượng mang tính thời sự nổi bật trong tuần (tích cực hoặc tiêu
cực) của học sinh trong nhà trường hoặc được đăng tải trên các phương tiện
thông tin đại chúng từ đó nêu gương hoặc uốn nắn chỉnh sửa cho phù hợp.
- Cho học sinh nghe một bài hát, một bài thơ nổi tiếng có nội dung liên quan
nhân dịp kỉ niệm các ngày lễ lớn như : 8/3, 30/4, 19/5, 20/10, 22/12...
- Sinh hoạt theo chủ đề, chủ điểm tháng, ngày lễ…
Dưới đây là sự cụ thể hóa của những giải pháp giáo dục đạo đức học sinh
trong giờ chào cờ đầu tuần:
1. Giáo viên kể một câu chuyện cảm động trong sách báo hoặc sưu tầm
trong thực tế có nội dung liên quan đến các vấn đề đạo đức từ đó liên hệ
giáo dục học sinh
Ở trường THPT Triệu Sơn 2, mô hình một giờ chào cờ trước đó đã được
cụ thể hoá ở phần thực trạng. Từ khi áp dụng sáng kiến này, mô hình đó đã có
sự thay đổi: Tập trung, chào cờ, hát quốc ca - Nhận xét hoạt động tuần qua, đề ra
phương hướng tuần mới - Giáo dục đạo đức, kĩ năng sống cho học sinh - Nhận
xét của Ban giám hiệu - Kết thúc.
Mô hình tiết chào cờ về cơ bản như trên, chỉ linh hoạt thay đổi phần nội
dung và hình thức giáo dục đạo đức cho học sinh. Bản thân tôi được phân công
chuẩn bị nội dung và thực hiện giáo dục đạo đức cho các em học sinh trong rất
nhiều buổi chào cờ. Vì thế, giải pháp đầu tiên mà tôi chọn là sưu tầm và kể một
câu chuyện có ý nghĩa, mang tính giáo dục cao.
Qua thực tế hoạt động trong hai năm học qua, tôi đã tìm và lựa chọn được
những câu chuyện hay, cảm động, hấp dẫn, bổ ích, lắng đọng và có sức cảm hoá
mạnh mẽ. Đó là những mẩu chuyện kể về Bác Hồ - lãnh tụ cách mạng thiên tài
của dân tộc ta, tấm gương sáng ngời về đạo đức, nhân cách và những cống hiến
lớn lao cho đất nước, dân tộc, nhân dân. Đó là những tấm gương anh hùng trong
kháng chiến ác liệt, đối mặt với cái chết mà vẫn hiên ngang và chiến đấu đến hơi
thở cuối cùng. Đó còn là những câu chuyện trong tuyển tập“Hạt giống tâm
hồn” với nội dung vô cùng phong phú, vừa bất ngờ, vừa cảm động mà lại vô

cùng gần gũi...Thông qua hình thức này, học sinh sẽ được giáo dục về lòng yêu
nước, về những phẩm chất, đức tính tốt đẹp, về niềm tự hào dân tộc, về lòng biết
ơn, về truyền thống uống nước nhớ nguồn, về lí tưởng sống đúng đắn cao đẹp,
về tình yêu gia đình, đồng bào, về tình bạn, về giá trị sống...
Dưới đây là những câu chuyện cụ thể mà tôi đã lựa chọn để giáo dục học
sinh trong tiết chào cờ đầu tuần và cách thức, mục đích giáo dục:
1.1. Lựa chọn câu chuyện "Thời gian quý báu lắm kể" về Chủ tịch Hồ Chí Minh
để giáo dục các em học sinh lòng biết ơn Bác Hồ, biết quí trọng thời gian, biết đi
học đúng giờ…
* Kể chuyện:
Sinh thời, Bác Hồ của chúng ta yêu cái gì nhất, ghét cái gì nhất? Kể cũng
hơi khó trả lời cho thật chính xác, bởi ở ta không có thói quen “tự bạch” và kín
đáo, ý nhị vốn là một đặc điểm của lối ứng xử phương Đông.

7


Tuy nhiên, theo dõi qua tác phẩm, hoạt động và sinh hoạt đời thường, điều
ta có thể thấy rõ cái mà Người ghét nhất, “ghét cay, ghét đắng, ghét vào tận
tâm” là các thói quan liêu, tham nhũng, xa hoa, lãng phí tiền bạc và thời gian
của nhân dân.
Ở một mức độ khác, thấp hơn, những người có điều kiện tiếp xúc và làm
việc với Bác Hồ, điều thấy rõ nhất là Bác rất khó chịu khi thấy cán bộ làm việc
không đúng giờ.
Năm 1945, mở đầu bài nói chuyện tại lễ tốt nghiệp khoá V Trường huấn
luyện cán bộ Việt Nam, Người thẳng thắn góp ý: “Trong giấy mời tới đây nói 8
giờ bắt đầu, bây giờ 8 giờ 10 phút rồi mà nhiều người chưa đến. Tôi khuyên anh
em phải làm việc cho đúng giờ, vì thời gian quý báu lắm”.
Trong kháng chiến chống Pháp, một đồng chí cấp tướng đến làm việc với
Bác sai hẹn mất 15 phút, tất nhiên là có lý do: mưa to, suối lũ, ngựa không qua

được. Bác bảo:
- Chú làm tướng mà chậm đi mất 15 phút thì bộ đội của chú sẽ hiệp đồng
sai đi bao nhiêu?. Hôm nay chú đã chủ quan, không chuẩn bị đầy đủ các
phương án, nên chú đã không giành được chủ động.
Một lần khác, Bác và đồng bào phải đợi một đồng chí cán bộ đến để bắt
đầu cuộc họp. Bác hỏi:
- Chú đến chậm mấy phút?
- Thưa Bác, chậm mất 10 phút ạ!
- Chú tính thế không đúng,10 phút của chú phải nhân với 500 người đợi ở
đây.
Bác quý thời gian của mình bao nhiêu thì cũng quý thời gian của người
khác bấy nhiêu, vì vậy thường không bao giờ để bất cứ ai phải đợi mình.
Năm 1953, Bác quyết định đến thăm lớp chỉnh huấn của anh chị em trí
thức, lúc đó đang bước vào cuộc đấu tranh tư tưởng gay go. Tin vui đến làm
náo nức cả lớp học, mọi người hồi hộp chờ đợi.
Bỗng chuyển trời đột ngột, mây đen ùn ùn kéo tới, rồi một cơn mưa dồn
dập, xối xả, tối đất, tối trời, hai ba tiếng đồng hồ không dứt. Ai cũng xuýt xoa,
tiếc rẻ: mưa thế này, Bác đến sao được nữa, trời hại quá.
Giữa lúc trời đang trút nước, lòng người đang thất vọng, thì từ ngoài hiên
lớp học có tiếng rì rào, rồi bật lên thành tiếng reo át cả tiếng mưa ngàn, suối lũ:
- Bác đến rồi, anh em ơi! Bác đến rồi!
Trong chiếc áo mưa ướt sũng nước, quần sắn đến quá đầu gối, đầu đội
nón, Bác hiện ra giữa niềm ngạc nhiên, hân hoan và sung sướng của tất cả mọi
người.
Về sau, anh em được biết: giữa lúc Bác chuẩn bị đến thăm lớp thì trời đổ
mưa to. Các đồng chí làm việc bên cạnh Bác đề nghị Bác cho báo hoãn đến một
buổi khác. Có đồng chí đề nghị tập trung lớp học ở một địa điểm gần nơi ở của
Bác...

8



Nhưng Bác không đồng ý: “Đã hẹn thì phải đến, đến cho đúng giờ, đợi trời
tạnh thì biết đến khi nào? Thà chỉ một mình Bác và một vài chú nữa chịu ướt
còn hơn để cho cả lớp học phải chờ uổng công!”.
Ba năm sau, giữa thủ đô Hà Nội đang vào xuân, câu chuyện có thêm một
đoạn mới. Vào dịp tết cổ truyền của dân tộc, hàng trăm đại biểu các tầng lớp
nhân dân thủ đô tập trung tại Uỷ ban Hành chính thành phố để lên chúc tết Bác
Hồ. Sắp đến giờ lên đường, trời bỗng đổ mưa như trút. Giữa lúc mọi người còn
đang lúng túng thu xếp phương tiện cho đoàn đi để Bác khỏi phải chờ lâu thì
bỗng xịch, một chiếc xe đậu trước cửa. Bác Hồ từ trên xe bước xuống, cầm ô đi
vào, lần lượt bắt tay, chúc tết mỗi người, trong nỗi bất ngờ rưng rưng cảm động
của các đại biểu.
Thì ra, thấy trời mưa to, thông cảm với khó khăn của ban tổ chức và không
muốn các đại biểu vì mình mà vất vả, Bác chủ động, tự thân đến tại chỗ chúc tết
các đại biểu trước. Thật đúng là mối hằng tâm của một lãnh tụ suốt đời quên
mình, chỉ nghĩ đến nhân dân, cho đến tận phút lâm chung, vẫn không quên dặn
lại: “Sau khi tôi đã qua đời, chớ nên tổ chức điếu phúng linh đình, để khỏi lãng
phí thời giờ và tiền bạc của nhân dân”.
* Sau khi kể xong câu chuyện trên, tôi đã chỉ cho học sinh thấy những phẩm
chất cao quí, tấm lòng yêu thương bao la của Bác dành cho đồng bào, cho đất
nước. Trên cơ sở đó giáo dục cho các em học sinh lòng biết ơn, những phẩm
chất tốt đẹp, biết quí trọng thời gian và sử dụng vốn thời gian quí báu của mình
vào những việc có ích ...
1.2. Lựa chọn câu chuyện “ Hoa hồng tặng mẹ” để giáo dục học sinh về tình
mẫu tử, sự quan tâm, biết quí trọng những gì mình đang có...
* Kể chuyện:
Anh dừng lại tiệm bán hoa để gửi hoa tặng mẹ qua đường bưu điện. Mẹ
anh sống cách chỗ anh khoảng 300km. Khi bước ra khỏi xe, anh thấy một bé gái
đang đứng khóc bên vỉa hè. Anh đến và hỏi nó sao lại khóc.

- Cháu muốn mua một hoa hồng để tặng mẹ cháu - nó nức nở - nhưng cháu chỉ
có 75 xu trong khi giá một hoa hồng đến 2 đôla.
Anh mỉm cười và nói với nó:
- Đến đây, chú sẽ mua cho cháu.
Anh liền mua hoa cho cô bé và đặt một bó hồng để gửi cho mẹ anh. Xong xuôi,
anh hỏi cô bé có cần đi nhờ xe về nhà không. Nó vui mừng nhìn anh và trả lời:
- Dạ, chú cho cháu đi nhờ đến nhà mẹ cháu.
Rồi nó chỉ đường cho anh đến một nghĩa trang, nơi có một phần mộ vừa mới
đắp. Nó chỉ ngôi mộ và nói:
- Đây là nhà của mẹ cháu.
Nói xong, nó ân cần đặt nhánh hoa hồng lên mộ.
Tức thì, anh quay lại tiệm bán hoa, hủy bỏ dịch vụ gửi hoa vừa rồi và mua một
bó hồng thật đẹp. Suốt đêm đó, anh đã lái một mạch 300km về nhà mẹ anh để
trao tận tay bà bó hoa.
* Để lắng một chút( khoảng 5 giây)
9


* Nói tiếp: Câu chuyện xúc động trên gợi cho chúng ta thật nhiều suy nghĩ và
nhiều bài học quí trong cuộc sống.
+ Trước hết, đó là bài học về tình mẫu tử, bài học về lòng hiếu thảo của mỗi
con người đối với người mẹ yêu quí của mình.
+ Thứ hai, đó là bài học về sự quan tâm, giúp đỡ người khác trong lúc khó
khăn.
+ Thứ ba, đó còn là bài học sâu sắc và thấm thía về giá trị sống của mỗi con
người trong cuộc đời này: Hãy biết quí trọng, nâng niu những gì mình đang có!
Đừng để đến lúc mọi thứ đã quá muộn rồi mới ân hận thì cũng không còn kịp
nữa. Bởi vì những điều giản dị nhất, bình thường nhất nhưng cũng hạnh phúc
nhất lại là cái thân quen nhất mà không phải ai cũng dễ dàng nhận ra giá trị
của nó.

Hãy trân trọng những tháng ngày được sống trong vòng tay yêu thương
của mẹ các em nhé! Cảm ơn nhánh hồng của cô bé mồ côi! Cảm ơn bó hồng
của chàng thanh niên lặn lội hơn 300km để trao tận tay người mẹ dù đường xa
cách trở - bởi họ đã giúp chúng ta ngộ ra một điều vô cùng quí giá: có mẹ trên
đời, còn mẹ trên đời là món quà tuyệt vời của mỗi con người trên thế giới này!
Cảm ơn các em đã chú ý lắng nghe!
1.3. Lựa chọn câu chuyện "Hai biển hồ" để giáo dục học sinh biết yêu thương,
chia sẻ trong cuộc sống (nhân dịp thực hiện chương trình “Vòng tay thân ái” chương trình mang tính truyền thống của trường THPT Triệu sơn 2):
* Kể chuyện
Người ta bảo ở bên Palestine có hai biển hồ. Biển hồ thứ nhất gọi là Biển
Chết. Đúng như tên gọi, không có sự sống nào bên trong cũng như xung quanh
biển hồ này. Nước trong hồ không có một loại cá nào có thể sống nổi mà người
uống phải cũng bị bệnh. Ai ai cũng đều không muốn sống gần đó.
Biển hồ thứ hai là Galilê. Đây là biển hồ thu hút nhiều khách du lịch nhất. Nước
ở hồ lúc nào cũng trong xanh mát dịu, con người có thể uống được. Nhà cửa
được xây cất rất nhiều ở nơi đây. Vườn cây xung quanh tốt tươi nhờ nguồn
nước
này
.
.
.
Nhưng điều kỳ lạ là cả hai biển hồ này đều được đón nhận nguồn nước từ
sông Jordan . Nước sông Jordan chảy vào Biển Chết. Biển Chết đón nhận và
giữ lại riêng cho mình mà không chia sẻ nên nước trong biển Chết trở nên mặn
chát. Biển hồ Galilê cũng đón nhận nguồn nước từ sông Jordan rồi từ đó tràn
qua các hồ nhỏ và sông lạch, nhờ vậy nước trong biển hồ này luôn sạch và
mang lại sự sống cho cây cối, muôn thú và con người ”.
* GV tiếp tục: Các em thân mến! câu chuyện trên đây cũng là một định lý trong
cuộc sống - có cho đi mới được nhận lại : "Một ánh lửa chia sẻ là một ánh lửa
lan tỏa. Một đồng tiền kinh doanh là một đồng tiền sinh lợi. Đôi môi có hé mở

mới thu nhận được nụ cười . Bàn tay có mở rộng trao ban, tâm hồn mới tràn
ngập vui sướng".

10


Người xưa đã từng nói “xởi lởi trời cho, bo bo trời giữ”. Người có tâm
hồn quảng đại trao ban mới có cơ hội đón nhận niềm vui và hạnh phúc của
cuộc sống. Người có tâm hồn thanh cao, thoát khỏi những tham sân si của dòng
đời mới tự do tự tại. Vì vậy, thật bất hạnh cho những ai cả cuộc đời chỉ biết giữ
riêng cho mình. “Sự sống” trong họ rồi cũng sẽ chết dần chết mòn như nước
trong lòng Biển chết.
Và thật hạnh phúc cho những ai biết cho đi. Tình yêu thương của họ sẽ mãi mãi
lan tỏa và dồi dào sức sống như biển hồ Galilê.
Xung quanh chúng ta còn biết bao nhiêu con người gặp cảnh ngộ kém
may mắn hơn các em. Có biết bao những bạn cùng trang lứa không được đến
trường mà đang phải bươn bả ngoài đời kiếm sống. Và ngay trong trường ta
thôi, có rất nhiều bạn gặp phải những hoàn cảnh khó khăn, ngặt nghèo :có bạn
mồ côi cha, bạn thì mất mẹ, bạn thì gia cảnh quá nghèo, bạn thì ốm đau bệnh
tật...và rất rất nhiều những trường hợp éo le khác. Tất cả đều có nguy cơ phải
nghỉ học giữa chừng.
Vì vậy, hãy nắm lấy tay các bạn mình, hãy san sẻ một chút yêu thương,
hãy động viên để các bạn có thể bước tiếp và thực hiện trọn vẹn giấc mơ học
tập của mình các em nhé!Cô tin là các em sẽ làm được!
1.4. Lựa chọn câu chuyện “Bài học từ hươu cao cổ” để giáo dục học sinh về sức
mạnh tiềm ẩn trong mỗi con người, về ý chí kiên cường không gục ngã trước
khó khăn, thử thách.
* Kể chuyện:
Khi sinh con, hươu mẹ không nằm mà lại đứng và như vậy hươu con chào
đời bằng một cú rơi hơn 3m xuống đất và nằm ngay đơ. Rồi hươu mẹ làm một

việc kỳ lạ: đá hươu con cho đến khi nào chú ta chịu đứng dậy mới thôi. Khi
hươu con mỏi chân và nằm, hươu mẹ lại thúc chú đứng lên. Đến lúc hươu con
đã thực sự đứng được, hươu mẹ lại đẩy chú ngã xuống để chú phải nỗ lực tự
mình đứng dậy lần nữa.
* Liên hệ giáo dục:
Điều này nghe có vẻ lạ với chúng ta, nhưng lại thực sự cần thiết cho hươu con
bởi vì hươu con cần phải tự đứng được để có thể tồn tại với bầy đàn, nếu không
hươu con sẽ trơ trọi với cuộc đời và trở thành miếng mồi ngon cho thú dữ.
Chúng ta cũng thế, thật dễ nản chí khi mọi việc đều trở nên tồi tệ. Nhưng cho dù
đang phải đối mặt với nhiều gian khổ thì ta vẫn phải giữ vững niềm tin. Hãy ghi
nhớ rằng mỗi khi ta phải đối mặt với nghịch cảnh, trong ta luôn có một sức
mạnh tiềm ẩn.
Đừng bao giờ để thất bại quật ngã mà hãy để nó trở thành thầy dạy của chúng
ta. Đây chính là bí quyết để thành công. Người ta không thua khi bị đánh bại
mà chỉ thua khi đầu hàng. Thomas Edison đã nói: “Tôi không bao giờ nản chí
vì đối với tôi mỗi một nỗ lực không thành công là một bước tiến bộ”.

11


1.5. Lựa chọn câu chuyện "Lòng biết ơn và niềm mơ ước" để động viên học sinh
cố gắng, nỗ lực học tập tu dưỡng, biến ước mơ thành hiện thực, bởi ước mơ là
quyền của tất cả mọi người.
2. Giáo viên trình bày một chủ đề đã chuẩn bị sẵn có nội dung giáo dục đạo
đức, kĩ năng sống cho học sinh.
Ngoài việc kể những câu chuyện có ý nghĩa trong giờ chào cờ, tôi còn
chuẩn bị những chủ đề giáo dục đạo đức cho học sinh. Sau khi được sự đồng ý
và phân công của Ban giám hiệu, tôi sẽ trình bày trước học sinh. Trong quá trình
thuyết trình, tôi sẽ kết hợp nêu câu hỏi vấn đáp học sinh để tăng hiệu quả giáo
dục. Ở trường THPT Triệu Sơn 2, tôi đã lựa chọn những chủ đề sau để giáo dục

các em:
2.1. Lựa chọn chủ đề "Lịch sử phát triển của nhà trường" để giáo dục tình yêu
và niềm tự hào về mái trường cho học sinh vào tiết chào cờ đầu năm học mới .
2.2. Lựa chọn chủ đề “Chuẩn bị hành trang vào đời” để giáo dục học sinh ý
thức học tập nâng cao tri thức, tu dưỡng nhân cách và rèn luyện sức khoẻ.
2.3. Lựa chọn chủ đề “Lời nói của học sinh thanh lịch” để giáo dục và rèn luyện
lời ăn tiếng nói cho học sinh...
2.4. Đọc bức thư của tổng thống Mĩ Lin - côn gửi thầy hiệu trưởng của con trai
mình để giáo dục học sinh về những giá trị sống, về những đức tính tốt đẹp của
con người như: trung thực, tự tin...
2.5. Chuẩn bị bài viết về tấm gương giáo sư Ngô Bảo Châu, từ đó khuyến khích
học sinh học tập, nỗ lực không biết mệt mỏi để mang lại niềm tự hào lớn lao cho
mái trường, thầy cô, quê hương, đất nước, nối dài thêm “Bảng vàng thành tích
”của nhà trường.
2.6. Chuẩn bị bài viết về tấm gương liệt sĩ Đặng Thuỳ Trâm, Nguyễn Văn
Thạc...để giáo dục lí tưởng sống cao đẹp, lòng yêu tố quốc cho học sinh.
3. Nêu lên một hiện tượng mang tính thời sự nổi bật (tích cực hoặc tiêu cực)
của học sinh trong nhà trường hoặc được đăng tải trên các phương tiện
thông tin đại chúng, từ đó nêu gương người tốt việc tốt hoặc uốn nắn chỉnh
sửa những hành động chưa tốt.
Những hiện tượng mang tính thời sự trong đời sống cũng có tác dụng giáo
dục rất tốt đối với học sinh. Nó có khả năng lan toả rất nhanh và đạt những hiệu
quả ngoài mong đợi.
3.1. Nêu hiện tượng học sinh Nguyễn Văn Nam ở trường THPT Đô Lương 1
tỉnh Nghệ An đã dũng cảm cứu 5 em nhỏ thoát chết đuối còn mình thì bị nước
cuốn trôi vào 30/4/2013.
* Nêu hiện tượng:
Chiều 30/4, 8 học sinh ở xã Trung Sơn (Đô Lương, Nghệ An) rủ nhau ra
sông Lam tắm. Trong lúc vui đùa, 5 em bị nước cuốn trôi. Đi ngang qua, thấy
nhóm học sinh chới với giữa dòng nước, Nguyễn Văn Nam, học sinh lớp 12T7

12


trường THPT Đô Lương 1, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An lao xuống cứu. Sau
khi đưa 4 em vào bờ an toàn, thấy còn Nguyễn Hữu Đô đang chấp chới, Nam
dùng hết sức đẩy em vào bờ, còn mình bị kiệt sức và nước cuốn trôi. Một lúc
sau, người dân chạy đến tìm cách cứu Nam nhưng quá muộn. Đến cuối buổi
chiều, thi thể em được tìm thấy cách nơi xảy ra sự việc khoảng 100 m.
* Liên hệ giáo dục: Qua tấm gương hi sinh cứu người của học sinh Nam, giáo
dục cho học sinh phẩm chất tốt đẹp trong cuộc sống: dũng cảm, vị tha. Và cũng
nhắc nhở các em học sinh rèn luyện kĩ năng sống - trước mắt là kĩ năng bơi lội
để ứng phó với những hoàn cảnh nguy cấp. Ngoài ra, thông qua câu chuyện đau
lòng trên (Em Nam hi sinh), giáo viên nhắc nhở các em học sinh phải cẩn thận ,
không nên la cà bởi có thể sẽ ảnh hưởng đến tính mạng. Đây cũng là bài học lớn
cho các bậc phụ huynh trong việc quản lí, quan tâm đến con em mình.
3.2. Nêu hiện tượng học sinh đánh tập thể em Nguyễn Thị Hồng Phượng rồi
quay clip tung lên mạng ở Trà Vinh vào 8/3/2015 để giáo dục học sinh tránh xa
bạo lực học đường.
* Nêu hiện tượng:
Em Nguyễn Thị Hồng Phượng, học sinh lớp 7 bị bạn đánh hội đồng tại
trường THCS Lý Tự Trọng (TP Trà Vinh) gây xôn xao dư luận trong nhiều ngày
qua. Em Phượng bị các bạn đánh cả chồng ghế vào đầu, vào người. Sau đó các
bạn còn quay clip tung lên mạng. Hành động đó đã gây nên những phản ứng
gay gắt của dư luận, và những lo ngại cho ngành giáo dục.
Hội đồng kỷ luật trường THCS Lý Tự Trọng đã đưa ra hình thức kỉ luật
đối với những em học sinh đánh em Phượng: chính thức đuổi học một tuần,
cảnh cáo và khiển trách.
* Từ sự kiện trên, giáo dục các em học sinh trong nhà trường về vấn đề bạo lực
học đường và những hậu quả của nó mang lại để giúp các em học sinh có nhận
thức và hành động đúng đắn khi đang còn là học sinh.

3.3. Nêu hiện tượng một số học sinh nhìn thấy thầy, cô giáo ở sân trường, ở cầu
thang...nhưng không chào hỏi. Từ đó giáo dục học sinh có ý thức, lễ phép với
thầy cô...
4. Chọn cho học sinh nghe một bài hát, một bài thơ nổi tiếng nhân dịp kỉ
niệm các ngày lễ lớn như : 8/3, 30/4, 19/5, 20/10, 20/11, 22/12,…
Đôi khi trong cuộc sống, những khoảng lặng lại nói được nhiều nhất điều
ta muốn nói. Vì thế, tôi đã lựa chọn một số bài hát, bài thơ hay, có nội dung phù
hợp trong các ngày lễ lớn để các em học sinh lắng nghe và cảm nhận, từ đó hiểu
được thông điệp giáo dục của nhà trường. Đưa âm nhạc vào tiết chào cờ cũng có
những tác dụng giáo dục bất ngờ, hiệu quả.
4.1. Chọn bài hát “Nhật kí của mẹ” của tác giả Nguyễn Văn Chung cho học sinh
nghe nhân kỉ niệm ngày quốc tế phụ nữ 8/3.

13


4.2. Chọn bài hát "Đất nước trọn niềm vui" của nhạc sĩ Hoàng Hà để cho học
sinh cảm nhận được không khí chiến thắng ngày 30/4, từ đó biết ơn sự hi sinh
của thế hệ đi trước, cố gắng học tập tu dưỡng để góp phần giữ vững thành quả
của ông cha, xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh.
4.3. Chọn bài hát “Bác Hồ một tình yêu bao la” của nhạc sĩ Thuận Yến (Hoặc
bài thơ "Bác ơi" của Tố Hữu) cho học sinh nghe nhân dịp kỉ niệm ngày 19/5 để
các em cảm nhận được tấm lòng yêu thương vô bờ của Bác dành cho non sông
đất nước, cho dân tộc, cho nhân dân ta.
4.4. Chọn bài hát "Người thầy" của nhạc sĩ Nguyễn Nhất Huy cho học sinh nghe
vào tuần đầu tiên của tháng 11 để các em ý thức được việc phấn đấu học tập
chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Đồng thời giáo dục học sinh truyền
thống “Tôn sư trọng đạo”,“Uống nước nhớ nguồn”.
Khi thực hiện giải pháp này, hiệu quả giáo dục có thể kiểm chứng ngay
lập tức bằng những tràng pháo tay giòn giã, hoặc sự im lặng đến tuyệt đối của

học sinh toàn trường...
5. Sinh hoạt theo chủ đề, chủ điểm tháng, ngày lễ.
Đây cũng là một giải pháp mà Đoàn trường THPT Triệu Sơn 2 rất chú ý.
Bởi vì các tháng trong năm học thường có những ngày lễ, những ngày kỉ niệm
lớn nên đồng chí Bí thư đoàn trường đã lập kế hoạch sinh hoạt theo chủ đề, chủ
điểm rất cụ thể và phân công những giáo viên có khả năng thuyết trình tốt thực
hiện.
Những tháng sinh hoạt theo chủ đề điển hình:
5.1. Sinh hoạt tháng 3 với chủ đề Tháng Thanh Niên nhằm mục đích giáo dục
học sinh tinh thần xung kích, gương mẫu..., đi đầu trong mọi hoạt động.
5.2. Sinh hoạt tháng 12 với chủ đề: Phòng chống HIV/AIDS.
* Ổn định tổ chức
* Giới thiệu thành phần tham dự.
* Nội dung truyền thông.
- Khái niệm HIV/ AIDS
- Tác nhân gây bệnh
- Biểu hiện lâm sàng của AIDS
- Các con đường lây truyền HIV
+ Lây nhiễm qua đường tình dục
+ Lây truyền qua đường máu
+ Lây truyền từ mẹ sang con
- Các con đường không lây truyền
- Người nào có nguy cơ bị nhiễm HIV?
- Các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm HIV.
* Liên hệ giáo dục học sinh.

14


IV. KIỂM NGHIỆM

Sáng kiến kinh nghiệm “Một số giải pháp giáo dục đạo đức hiệu quả
cho học sinh thông qua tiết chào cờ đầu tuần ở trường THPT Triệu Sơn 2” đã
được tôi áp dụng trong nhiều giờ chào cờ ở trường THPT Triệu Sơn 2 cho toàn
thể học sinh của nhà trường.
Công tác giáo dục đạo đức thực chất là việc “Dạy người”. Đây là một
việc làm khó khăn, và hiệu quả giáo dục đạo đức thu được không thể rõ ràng
như việc giáo dục tri thức - việc “Dạy chữ”. Bởi vì đây là lĩnh vực giáo dục đặc
thù, các em học sinh sẽ có những chuyển biến theo kiểu “Mưa dầm thấm lâu”.
Tác dụng của giáo dục đạo đức là tác dụng lâu dài. Một khi các em đã có những
nhận thức đúng đắn thì sẽ có tác dụng định hướng cho những hành động tốt đẹp
sau này.
Tuy nhiên, sau hai năm vận dụng các giải pháp trên vào công tác giáo dục
đạo đức học sinh thông qua tiết chào cờ đầu tuần ở trường THPT Triệu Sơn 2,
tôi nhận thấy công tác giáo dục đạo đức học sinh đã thu được những hiệu quả
vô cùng khả quan.
1. Về phía học sinh
Về ý thức của học sinh trước và trong tiết chào cờ: Mỗi khi đến giờ chào
cờ, học sinh toàn trường tập hợp rất nhanh và hào hứng chờ đợi để nghe phổ
biến các nội dung của tuần mới, đặc biệt là nghe những câu chuyện kể ý nghĩa.
Việc chờ đợi để lắng những chủ đề giáo dục đạo đức đã trở thành “một thói
quen có ý thức” của học sinh. Trong khi diễn ra tiết chào cờ, học sinh chú ý lắng
nghe thầy cô truyền đạt, không còn tình trạng nói chuyện riêng, chạy lộn xộn...
như trước nữa.
Về việc thực hiện nội qui học sinh: Việc vi phạm nội qui nhà trường, nội
qui lớp học đã giảm đáng kể vì các em đã có ý thức chấp hành nội qui của người
học sinh một cách đầy đủ: Đi học đầy đủ, đúng giờ, không bỏ tiết đi chơi, thực
hiện mặc trang phục đúng qui định, rất ít học sinh vi phạm qui chế thi, ít xảy ra
hiện tượng ăn trộm của bạn bè trong lớp...
Về việc ứng xử với thầy cô, bạn bè: Các em học sinh có nhiều chuyển
biến tích cực trong lời ăn tiếng nói, trong việc ứng xử với bạn bè, thầy cô giáo

và người lớn: lễ phép hơn với thầy cô, với người lớn tuổi; thân ái với bạn bè;
giảm hẳn tình trạng nói tục, chửi thề, đánh nhau; có tinh thần tương thân tương
ái bằng những hành động thiết thực và cụ thể như:
- Hàng năm đều ủng hộ sách vở, dụng cụ học tập...cho các bạn học sinh khóa
sau.
- Ủng hộ các bạn học sinh nghèo vượt khó trong nhà trường bằng sách, vở, tiền
mặt nhân dịp nhà trường tổ chức chương trình “Vòng tay thân ái” vào mỗi dịp
Tết đến xuân về để những bạn học sinh nghèo có một cái tết ấm cúng hơn. Năm
học 2013 - 2014 toàn trường ủng hộ được 12 triệu đồng; năm học 2014 - 2015
số tiền ủng hộ đã tăng lên gần 17 triệu đồng. Ngoài số tiền ủng hộ chung, có học
sinh còn ủng hộ riêng những bạn gặp hoàn cảnh khó khăn hơn để động viên và
khuyến khích bạn học tập. Điều đó chứng tỏ việc giúp đỡ người có hoàn cảnh
15


kém may mắn hơn mình đã trở thành một việc làm rất tự nhiên và được các em
học sinh ý thức rất rõ ý nghĩa việc mình đã làm.
- Ủng hộ những người khuyết tật mỗi khi có những đoàn lưu diễn về trường nói
chuyện, giao lưu, và biểu diễn văn nghệ .
- Ủng hộ người nghèo theo lời kêu gọi của chủ tịch huyện Triệu Sơn vào đầu
năm 2015.
- Thực hiện “Chia khó với vùng cao”- chia khó cho học sinh huyện Lang Chánh,
một huyện miền núi cao của tỉnh Thanh Hóa.
Về công tác lao động, vệ sinh môi trường: Học sinh đã có ý thức giữ gìn
vệ sinh chung, không xả rác, giấy bừa bãi ra sân trường, lớp học. Các em đã góp
phần lớn vào việc bảo vệ cảnh quan môi tường xanh, sạch, đẹp; tham gia lao
động công ích; tham gia và làm tốt các công trình thanh niên: xây và chăm sóc
bồn hoa, cây cảnh...
Về việc thực hiện nhiệm vụ học tập: Học sinh toàn trường ra sức học tập,
phấn đấu, rèn luyện để đạt được thành quả học tập cao nhất, làm rạng danh cho

bản thân các em, cho gia đình, cho nhà trường. Tiêu biểu nhất là em Phạm Thế
Anh, học sinh lớp 12B3 đạt giải Ba Casiô môn Vật lí cấp quốc gia năm học
2014 – 2015 .
Về tình cảm, thái độ của học sinh đối với tiết chào cờ: Có rất nhiều phản
hồi tích cực từ phía học sinh sau khi dự tiết chào cờ đầu tuần: tiêu biểu là em
Phạm Thu Hương lớp 10A1. Em viết trong thư rằng: “Thưa cô, thật may mắn
cho em khi được học ở ngôi trường này. Em rất thích giờ chào cờ của trường ta,
và thích nhất là những câu chuyện, những bài viết mà cô nói trước chúng em.
Nó giúp chúng em nhận ra nhiều điều tốt đẹp trong cuộc sống. Nó cho chúng
em những bài học làm người sâu sắc mà trước đó một cô bé như em chưa ý thức
đầy đủ được. Cô ơi! Cô có sức cảm hóa tuyệt vời! em cảm ơn cô rất nhiều!
Mong trường ta còn có nhiều giờ chào cờ bổ ích như thế nữa.”
Về kết quả học tập và rèn luyện đạo đức cụ thể: Qua hai năm thực hiện
sáng kiến kinh nghiệm, kết quả học tập và rèn luyện của học sinh đã có những
tiến bộ đáng kể, năm sau cao hơn năm trước. Ở đây tôi chỉ xin đưa ra kết quả về
rèn luyện đạo đức:
BẢNG SO SÁNH KẾT QUẢ RÈN LUYỆN ĐẠO ĐỨC
CỦA HỌC SINH KHỐI 10 SAU HAI NĂM HỌC ÁP DỤNG SKKN
Bảng 1: Kết quả đánh giá xếp loại hạnh kiểm khối 10 năm học 2012 - 2013
Lớp

Sĩ số
hs

Loại tốt

Loại khá

Loại trung bình


Loại yếu

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

10B1

42

34

81

6

14.3


2

4.7

0

0

10B2

47

33

70.2

14

29.8

0

0

0

0

10B3


49

39

79.6

10

20.4

0

0

0

0

16


10B4

48

34

70.1

7


14.6

6

12.5

1

2.8

10B5

46

25

54.3

15

32.6

5

10.9

1

2.2


10B6

48

37

77.1

6

12.5

5

10.4

0

0

10B7

41

24

58.5

12


29.2

5

12.3

0

0

10B8

49

45

91.8

1

2

2

4

1

2


Tổng

370

271

73.2

71

19.2

25

6.8

3

0.8

Bảng 2. Kết đánh giá xếp loại hạnh kiểm khối 12 năm học 2014 – 2015
(Học sinh khối 10 năm học 2012 - 2013 trở thành h/s khối 12 năm học 2014 2015)
Lớp

Sĩ số
hs

Loại tốt


Loại khá

Loại trung bình

Loại yếu

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

12B1

35

35

100


0

0.00

0

0.00

0

0.00

12B2

39

36

92.31

3

7.69

0

0.00

0


0.00

12B3

43

37

86.05

6

13.95

0

0.00

0

0.00

12B4

48

45

93.75


3

6.25

0

0.00

0

0.00

12B5

47

35

74.47

12

25.53

0

0.00

0


0.00

12B6

41

38

92.68

3

7.32

0

0.00

0

0.00

12B7

48

37

77.08


11

22.92

0

0.00

0

0.00

12B8

45

36

80.00

9

20.00

0

0.00

0


0.00

Tổng

346

299

86.42

47

13.58

0

0.00

0

0.00

BẢNG SO SÁNH KẾT QUẢ RÈN LUYỆN CỦA HỌC SINH TOÀN
TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 2 SAU HAI NĂM HỌC ÁP DỤNG SKKN
Bảng 1. Kết quả xếp loại hạnh kiểm toàn trường năm học 2012 - 2013:
Khối

Sĩ số
hs


Loại tốt

Loại khá

Loại trung bình

Loại yếu

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

10

370

271


73.2

71

19.2

25

6.8

3

0.8

11

406

265

65.2

119

29.1

19

4.5


5

1.2

12

394

338

85.8

46

11.7

10

2.5

0

0

Tổng

1170

874


74.7

236

20.1

54

4.6

8

0.6

17


Bảng 2: Kết quả xếp loại về hạnh kiểm toàn trường năm học 2014 - 2015
Khối

Sĩ số
hs

Loại tốt

Loại khá

Loại trung bình

Loại yếu


SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

10

275

213

77.45

56

20.36

06


2.18

0

0.00

11

302

241

79.80

44

14.57

14

4.64

03

0.99

12

346


299

86.42

47

13.58

0

0.00

0

0.00

Tổng

923

753

81.58

147

15.93

20


2.17

03

0.33

Qua hai bảng so sánh trên, ta thấy được hiệu quả rõ rệt của sáng kiến kinh
nghiệm sau hai năm áp dụng.
2. Về phía giáo viên
Qua một thời gian thực hiện các giải pháp giáo dục đạo đức trong tiết sinh
hoạt dưới cờ tại trường, tôi nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của ban lãnh đạo, các
tổ chức, các đồng chí tổ trưởng chuyên môn, tập thể cán bộ giáo viên trong hội
đồng sư phạm nhà trường. Đặc biệt là tình cảm yêu mến của các em học sinh.
100% cán bộ giáo viên trong nhà trường công nhận rằng tiết chào cờ đã không
còn“Khô cứng” như trước nữa mà thực sự trở thành một tiết học vô cùng hữu
ích, nhất là trong công tác giáo dục đạo đức, uốn nắn và hoàn thiện nhân cách
cho các em học sinh .
Trong quá trình thực hiện tôi nhận được sự cố vấn nhiệt tình và tận tâm
của Ban giám hiệu, Bí thư đoàn trường, giáo viên chủ nhiệm, các giáo viên có
nhiều kinh nghiệm và cả các giáo viên trẻ, năng động. Ngoài ra, sự phản hồi tích
cực của các em học sinh cũng giúp tôi rất nhiều trong việc lựa chọn nội dung và
hình thức giáo dục.
Cá nhân tôi cũng có cơ hội được nhìn lại chính mình để thấy mình sống
nhân văn hơn, trưởng thành hơn. Tôi cũng chủ động và mạnh dạn hơn trong việc
đề xuất ý kiến tham mưu cho BGH nhà trường, cho Đoàn trường trong công tác
giáo dục toàn diện học sinh. Từ đó góp phần giáo dục nâng cao ý thức xã hội,
tầm hiểu biết, kĩ năng sống và định hướng đúng đắn cho học sinh trong việc
hoàn thiện nhân cách, trở thành những công dân có ích cho xã hội sau này.


18


C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
I. KẾT LUẬN
- Đề tài “Một số giải pháp giáo dục đạo đức hiệu quả cho học sinh thông qua
tiết chào cờ đầu tuần ở trường THPT Triệu Sơn 2” mang một ý nghĩa rất quan
trọng và là việc làm cần thiết. Bởi lẽ việc áp dụng các giải pháp của đề tài đã
mang lại những kết quả tốt đẹp, khả quan trong việc giáo dục toàn diện học sinh;
từ đó uốn nắn, định hướng nhận thức, hành động cho học sinh, góp phần hoàn
thiện nhân cách cho các em.
- Đóng góp của đề tài này là ở chỗ người viết đã nghiên cứu, tìm tòi và ứng
dụng có hiệu quả các giải pháp giáo dục đạo đức trong giờ chào cờ ở Trường
THPT Triệu Sơn 2, từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà
trường. Các giải pháp trong đề tài đều rất hiệu quả. Có những giải pháp cụ thể
về cả nội dung và biện pháp tiến hành; trong đó giải pháp trọng tâm phải kể đến
là việc kể những câu chuyện có ý nghĩa và chuẩn bị chủ đề có liên quan đến giáo
dục đạo đức học sinh.
- Đây là đề tài mang tính đổi mới, tính khoa học, tính thiết thực, tính hiệu quả
cao và rất khả thi bởi nó thực sự tạo nên sự thay đổi về chất cho các giờ chào cờ
lâu nay vẫn được xem là máy móc, đơn điệu, cứng nhắc. Nó hoàn toàn có thể áp
dụng trong giờ chào cờ của tất cả các trường học hay cơ sở giáo dục nào mà vẫn
mang lại những hiệu quả thiết thực.
- Với những nội dung đã đạt được hi vọng đề tài này sẽ là tài liệu tham khảo hữu
ích cho các đồng nghiệp làm công tác Đoàn trong nhà trường phổ thông nói
riêng, trong công tác giáo dục nói chung.
II. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Trong quá trình thực hiện và áp dụng sáng kiến kinh nghiệm, tôi đã rút ra
được những bài học quí giá để bổ sung cho kinh nghiệm thực hiện nhiệm vụ
giáo dục của mình như sau:

- Thực hiện đúng chỉ đạo của Ban giám hiệu, bám sát chủ đề, kế hoạch thực
hiện. Khi thực hiện đề tài cần phải thực hiện nghiêm túc, xuyên suốt và có chiều
sâu.
- Chủ động trong công việc được phân công, luôn tạo sự đổi mới, sáng tạo trong
công việc để tăng sự thu hút từ phía học sinh.
- Vận dụng một cách linh hoạt các giải pháp giáo dục và các nội dung trong từng
giải pháp để phù hợp với thực tiễn của mỗi năm học.
- Phối hợp nhịp nhàng với các đoàn thể trong nhà trường, giáo viên chủ nhiệm
lớp, ban đại diện cha mẹ học sinh...
- Lắng nghe ý kiến và chú ý thái độ, phản ứng của học sinh trong và sau mỗi giờ
chào cờ để từ đó có sự lựa chọn phù hợp và hiệu quả nhất.
- Mỗi thầy cô giáo phải luôn là một tấm gương sáng về đạo đức, lối sống cho
học sinh noi theo.
19


- Muốn công tác giáo dục đạo đức học sinh có hiệu quả thì không chỉ chú ý đến
việc giáo dục trong tiết chào cờ, mà mỗi cán bộ giáo viên tuỳ vào vị trí, nhiệm
vụ và chuyên môn của mình đều phải đóng vai trò là một nhà giáo dục đạo đức
bất cứ khi nào có thể. Ngoài ra còn phải phối hợp chặt chẽ với gia đình và các
lực lượng ngoài nhà trường để việc giáo dục đạo đức cho học sinh đạt hiệu quả
cao nhất.
III. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT
1. Đối với nhà trường
- Ban giám hiệu nhà trường cần nâng cao ý thức cho cán bộ giáo viên, học sinh
về tầm quan trọng của tiết chào cờ đầu tuần.
- Hỗ trợ kinh phí hoạt động hàng năm phục vụ cho việc tổ chức các giờ chào cờ,
đặc biệt là các hoạt động vào các ngày lễ lớn trong năm học. Tăng cường các
đầu sách, truyện đọc trong thư viện để học sinh có điều kiện học tập, giải trí.
2. Đối với sở GD và ĐT Thanh Hóa

- Tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ Đoàn về công tác tổ chức các giờ chào cờ
đầu tuần cũng như một số hoạt động trong các ngày lễ lớn trong năm.
- Kiểm tra thường xuyên hoặc đột xuất việc tổ chức các giờ chào cờ đầu tuần ở
các trường THPT trong tỉnh. Nhân rộng các giải pháp giáo dục đạo đức học sinh
có hiệu quả.
Trên đây là một số ý kiến của tôi về việc giáo dục đạo đức học sinh thông
qua tiết chào cờ đầu tuần. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của Hội đồng xét
duyệt SKKN cùng các đồng nghiệp để tôi có những kinh nghiệm quí báu hơn
nữa trong công tác gíáo dục học sinh.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 25 tháng 5 năm 2015
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác.
Người viết SKKN

Hoàng Thị Chiên

20


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nguồn Internet.

21


MỤC LỤC
A. ĐẶT VẤN ĐỀ

B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
II. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH
TRONG TIẾT CHÀO CỜ TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC
GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI
1. Những thuận lợi, khó khăn đối với giáo viên khi thực hiện đề
tài
2. Thực trạng giáo dục đạo đức học sinh trong tiết chào cờ ở
trường THPT Triệu Sơn 2 trước khi thực hiện các giải pháp của
đề tài
III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HIỆU
QUẢ CHO HỌC SINH THÔNG QUA TIẾT CHÀO CỜ ĐẦU
TUẦN
1. Giáo viên kể một câu chuyện cảm động trong sách báo hoặc
sưu tầm trong thực tế có nội dung liên quan đến các vấn đề đạo
đức từ đó liên hệ giáo dục học sinh
2. Giáo viên trình bày một chủ đề đã chuẩn bị sẵn có nội dung
giáo dục đạo đức, kĩ năng sống cho học sinh
3. Nêu lên một hiện tượng mang tính thời sự nổi bật (tích cực
hoặc tiêu cực) của học sinh trong nhà trường hoặc được đăng tải
trên các phương tiện thông tin đại chúng, từ đó nêu gương người
tốt việc tốt hoặc uốn nắn chỉnh sửa những hành động chưa tốt
4. Giáo viên cho học sinh nghe một bài hát, một bài thơ nổi tiếng
có nội dung liên quan nhân dịp kỉ niệm các ngày lễ lớn
5. Sinh hoạt theo chủ đề, chủ điểm tháng, ngày lễ
IV. KIỂM NGHIỆM
1. Về phía học sinh
2. Về phía giáo viên
C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
I. KẾT LUẬN

II. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
III. KIẾN NGHỊ, ĐÈ XUẤT
TÀI LIỆU THAM KHẢO

TRANG
1
3
3
4
4
5
6
7
12
12
13
14
15
15
18
19
19
19
20
21

22


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 2

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HIỆU QUẢ
CHO HỌC SINH THÔNG QUA TIẾT CHÀO CỜ ĐẦU TUẦN
Ở TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 2

Người thực hiện: Hoàng Thị Chiên
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực : Công tác Đoàn

THANH HOÁ NĂM 2015

23



×