ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
HÀ THANH HƢƠNG
QUẢN LÝ ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN NGHỆ THUẬT TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC
THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC THỰC HIỆN TRONG BỐI CẢNH
ĐỔI MỚI GIÁO DỤC VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
HÀ NỘI - 2016
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
HÀ THANH HƢƠNG
QUẢN LÝ ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN NGHỆ THUẬT
TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC THỰC HIỆN
TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số: 62 14 01 14
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Nguyễn Công Giáp
2. GS.TSKH. Phạm Lê Hòa
HÀ NỘI - 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết
quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa được ai công bố trong
bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Tác giả luận án
Hà Thanh Hƣơng
i
LỜI CẢM ƠN
Với những tình cảm chân thành và sự biết ơn sâu sắc, tôi xin trân trọng
cảm ơn:
PGS.TS. Nguyễn Công Giáp và GS.TSKH. Phạm Lê Hòa, người Thầy,
người hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình
học tập, công tác và thực hiện luận án;
Trường Đại học Giáo dục, ĐHQG Hà Nội; quý thầy giáo, cô giáo đã
giảng dạy, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu;
Ban Giám hiệu, cùng toàn thể các đồng nghiệp của Trường Đại học Sư
phạm Nghệ thuật Trung ương đã luôn động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận
lợi, hỗ trợ tôi trong quá trình triển khai khảo sát số liệu cho nghiên cứu của
luận án.
Tôi xin tri ân sự khích lệ và giúp đỡ của gia đình, người thân đã dành
cho tôi trong suốt quá trình công tác, học tập và nghiên cứu khoa học.
Hà Nội, ngày
tháng 6 năm 2016
Tác giả luận án
Hà Thanh Hƣơng
ii
MỤC LỤC
Lời cam đoan .......................................................................................................... i
Lời cảm ơn ............................................................................................................ ii
Mục lục ................................................................................................................. iii
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt .............................................................. viii
Danh mục các bảng ...............................................................................................ix
Danh mục các hình ................................................................................................xi
Danh mục các biểu đồ ......................................................................................... xii
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN
NGHỆ THUẬT TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC
THỰC HIỆN.......................................................................................................... 8
1.1. Tổng quan về nghiên cứu vấn đề ................................................................. 8
1.1.1. Quản lý đào tạo giáo viên ở một số nước trên thế giới ................................ 8
1.1.2. Quản lý đào tạo giáo viên ở Việt Nam .......................................................14
1.1.3. Các công trình nghiên cứu về quản lý đào tạo giáo viên ở trong nước .....16
1.2. Các khái niệm công cụ của đề tài...............................................................21
1.2.1. Quản lý .......................................................................................................21
1.2.2. Quản lý giáo dục ........................................................................................22
1.2.3. Quản lý nhà trường.....................................................................................23
1.2.4. Quản lý đào tạo ..........................................................................................24
1.2.5. Quản lý đào tạo giáo viên nghệ thuật .........................................................27
1.3. Đào tạo giáo viên nghệ thuật trình độ đại học theo tiếp cận
năng lực thực hiện ..............................................................................................27
1.3.1. Đào tạo giáo viên trình độ đại học ............................................................27
1.3.2. Các hình thức của quá trình đào tạo giáo viên nghệ thuật .........................28
1.3.3. Các yếu tố của quá trình đào tạo giáo viên nghệ thuật ..............................29
1.3.4. Đào tạo theo tiếp cận năng lực thực hiện ...................................................31
1.4. Khung năng lực thực hiện trong đào tạo giáo viên nghệ thuật
trình độ đại học...................................................................................................34
1.4.1. Cơ sở để xây dựng khung năng lực trong bối cảnh đổi mới giáo dục .......34
1.4.2. Mục đích đề xuất khung năng lực thực hiện của giáo viên nghệ thuật ......38
iii
1.4.3. Hướng đề xuất khung năng lực thực hiện trong đào tạo giáo viên nghệ
thuật ......................................................................................................................39
1.5. Yêu cầu đổi mới của giáo dục đào tạo đối với đào tạo giáo viên
nghệ thuật............................................................................................................39
1.5.1. Yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông .........................................................39
1.5.2. Yêu cầu đổi mới đào tạo giáo viên nghệ thuật ...........................................41
1.5.3. Định hướng đào tạo giáo viên nghệ thuật ..................................................44
1.6. Nội dung quản lý đào tạo giáo viên nghệ thuật trình độ đại học theo
tiếp cận năng lực thực hiện................................................................................45
1.6.1. Quản lý công tác tuyển sinh .......................................................................45
1.6.2. Quản lý chương trình đào tạo giáo viên nghệ thuật ..................................47
1.6.3. Quản lý hoạt động dạy học.........................................................................49
1.6.4. Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá trong quá trình đào tạo....................57
1.6.5. Quản lý các điều kiện phục vụ đào tạo giáo viên nghệ thuật .....................59
1.6.6. Quản lý kết quả đầu ra của quá trình đào tạo giáo viên nghệ thuật ..........61
1.7. Yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý đào tạo giáo viên nghệ thuật trình độ đại
học theo năng lực thực hiện...............................................................................63
1.7.1. Nhận thức và năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo ......................63
1.7.2. Chính sách trong quản lý của nhà nước và của ngành giáo dục ............64
1.7.3. Nội dung đào tạo ........................................................................................65
1.7.4. Hình thức, phương pháp đào tạo giáo viên ................................................66
1.7.5. Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo ............................68
1.7.6. Nguồn tuyển sinh .......................................................................................68
1.8. Tiểu kết chƣơng 1 ........................................................................................69
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN
NGHỆ THUẬT TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC TRONG CÁC CƠ SỞ
GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM HIỆN NAY................................................71
2.1. Tình hình đào tạo giáo viên nghệ thuật trong các cơ sở giáo dục hiện nay ....71
2.1.1. Khái quát về các cơ sở đào tạo giáo viên nghệ thuật .................................71
2.1.2. Các ngành đào tạo giáo viên nghệ thuật ....................................................72
2.1.3. Quy mô đào tạo giáo viên nghệ thuật ........................................................72
2.1.4. Đội ngũ giảng viên tham gia đào tạo giáo viên nghệ thuật ........................73
iv
2.2. Tổ chức khảo sát đánh giá thực trạng quản lý đào tạo giáo viên
nghệ thuật trình độ đại học trong các cơ sở giáo dục đại học ........................75
2.2.1. Mục đích khảo sát ......................................................................................75
2.2.2. Phạm vi và đối tượng khảo sát ...................................................................75
2.2.3. Nội dung khảo sát.......................................................................................76
2.2.4. Thiết kế mẫu phiếu khảo sát.......................................................................76
2.2.5. Tổ chức thực hiện và xử lý số liệu .............................................................77
2.2.6. Thời gian khảo sát ......................................................................................77
2.3. Thực trạng công tác đào tạo giáo viên nghệ thuật trình độ đại học
trong các cơ sở giáo dục đại học hiện nay ..........................................................77
2.3.1. Thực trạng công tác tuyển sinh ..................................................................77
2.3.2. Thực trạng về chương trình đào tạo giáo viên nghệ thuật .........................78
2.3.3. Thực trạng về đội ngũ giảng viên tham gia đào tạo giáo viên
nghệ thuật .............................................................................................................80
2.3.4. Thực trạng về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo .....................82
2.4. Thực trạng quản lý đào tạo giáo viên nghệ thuật trình độ đại học ở
Việt Nam..............................................................................................................83
2.4.1. Thực trạng quản lý công tác tuyển sinh trong đào tạo giáo viên
nghệ thuật .............................................................................................................83
2.4.2. Thực trạng quản lý thực hiện chương trình đào tạo giáo viên nghệ thuật
trong các cơ sở giáo dục đại học hiện nay ...........................................................84
2.4.3. Thực trạng quản lý tổ chức đào tạo ............................................................88
2.4.4. Thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập ..............96
2.4.5. Thực trạng quản lý các điều kiện phục vụ đào tạo giáo viên
nghệ thuật .............................................................................................................99
2.5. Đánh giá chung về thực trạng quản lý đào tạo giáo viên nghệ thuật
trình độ đại học theo năng lực thực hiện trong các cơ sở đào tạo hiện nay....106
2.5.1. Điểm mạnh ...............................................................................................106
2.5.2. Hạn chế, tồn tại ........................................................................................107
2.5.3. Nguyên nhân của hạn chế ........................................................................108
2.6. Tiểu kết chƣơng 2 ......................................................................................108
v
Chƣơng 3: GIẢI PHÁP QUẢN LÝ ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN NGHỆ THUẬT
TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC THỰC HIỆN ĐÁP
ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC VIỆT NAM HIỆN NAY ..............110
3.1. Định hƣớng đào tạo giáo viên nghệ thuật trình độ đại học
trong giai đoạn tới ............................................................................................110
3.2. Nguyên tắc đề xuất giải pháp ...................................................................111
3.2.1. Đảm bảo tính đồng bộ ..............................................................................111
3.2.2. Đảm bảo tính thực tiễn .............................................................................111
3.2.3. Đảm bảo tính khả thi ................................................................................112
3.3. Đề xuất giải pháp quản lý đào tạo giáo viên nghệ thuật trình độ
đại học theo tiếp cận năng lực thực hiện ..........................................................112
3.3.1. Giải pháp 1: Tổ chức cụ thể hóa khung năng lực thực hiện làm
cơ sở triển khai đào tạo giáo viên nghệ thuật trình độ đại học trong
các cơ sở giáo dục đại học..................................................................................112
3.3.2. Giải pháp 2: Tổ chức tư vấn hướng nghiệp và tuyển sinh trong
đào tạo giáo viên nghệ thuật trình độ đại học theo năng lực thực hiện .............123
3.3.3. Giải pháp 3: Tổ chức định kỳ điều chỉnh, bổ sung chương trình
đào tạo giáo viên nghệ thuật trình độ đại học theo tiếp cận năng lực
thực hiện để phù hợp nhu cầu thực của người học và xã hội .............................128
3.3.4. Giải pháp 4: Tổ chức quá triǹ h dạy học trong đào tạo giáo viên
nghệ thuật trình độ đại học theo năng lực thực hiện ..........................................135
3.3.5. Giải pháp 5: Quản lý công tác đánh giá kết quả đầu ra và cấp văn bằng
trong đào tạo giáo viên nghệ thuật theo tiếp cận năng lực thực hiện .................140
3.3.6. Giải pháp 6: Quản lý các điều kiện bảo đảm chất lượng phục vụ
yêu cầu đào tạo giáo viên nghệ thuật theo tiếp cận năng lực thực hiện ............145
3.3.7. Giải pháp 7: Quản lý thông tin đầu ra trong đào tạo giáo viên
nghệ thuật trình độ đại học theo năng lực thực hiện ..........................................151
3.4. Khảo nghiệm mức độ cần thiết và tính khả thi của các giải pháp
đề xuất trong luận án .......................................................................................155
3.4.1. Giới thiệu tổ chức khảo nghiệm ...............................................................155
3.4.2. Kết quả khảo nghiệm ...............................................................................155
3.5. Tổ chức thử nghiệm một số giải pháp đã đề xuất ..................................159
vi
3.6. Tiểu kết chƣơng 3 ......................................................................................172
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHI ..................................................................
174
̣
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ .....................................178
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................179
PHỤ LỤC ..........................................................................................................188
vii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
Chữ viết đầy đủ
CL
Chất lượng
CTĐT
Chương trình đào tạo
CTMH
Chương trình môn học
CHLB
Cộng hòa liên bang
CĐ
Cao đẳng
ĐH
Đại học
ĐHSP
Đại học sư phạm
ĐKDT
Đăng ký dự thi
GDĐH
Giáo dục đại học
GV
Giảng viên
GVNT
Giáo viên nghệ thuật
GD
Giáo dục
GD&ĐT
Giáo dục và Đào tạo
KT-XH
Kinh tế xã hội
KHCN
Khoa học công nghệ
NL
Năng lực
NLTH
Năng lực thực hiện
QLĐT
Quản lý đào tạo
SV
Sinh viên
THPT
Trung học phổ thông
THCS
Trung học cơ sở
TH
Tiểu học
TCCN
Trung cấp chuyên nghiệp
VHNT
Văn hóa nghệ thuật
viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Tuyển sinh các trường đại học, học viện đào tạo giáo viên nghệ
thuật trình độ đại học năm 2014...................................................................... 73
Bảng 2.2. Số lượng các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông và cao đẳng,
đại học 2001 - 2012 ......................................................................................... 74
Bảng 2.3. Đánh giá thực trạng xây dựng nội dung, chương trình đào tạo giáo
viên nghệ thuật ................................................................................................ 79
Bảng 2.4. Cơ sở để tiến hành điều chỉnh chương trình đào tạo
giáo viên nghệ thuật hiện nay ở trường đại học .............................................. 85
Bảng 2.5. Đánh giá về tỉ trọng lý thuyết và thực hành trong chương trình
đào tạo giáo viên nghệ thuật hiện hành tại các cơ sở giáo dục đại học .......... 86
Bảng 2.6. Mức độ phù hợp của mục tiêu, nội dung chương trình
đào tạo giáo viên nghệ thuật trình độ đại học so với yêu cầu xã hội .............. 87
Bảng 2.7. Phương pháp dạy học thường dùng trong đào tạo giáo viên
nghệ thuật theo năng lực thực hiện ................................................................. 89
Bảng 2.8. Một số hạn chế của giảng viên trong dạy học phát triển năng lực
thực hiện .......................................................................................................... 90
Bảng 2.9. Đánh giá mức độ cần thiết của các hoạt động nâng cao
chất lượng đội ngũ giảng viên nghệ thuật của cán bộ quản lí giáo dục
(thấp nhất là 1 và mức tối đa là 4). .................................................................. 91
Bảng 2.10. Đánh giá của các cán bộ quản lý về chất lượng các hoạt động quản
lý học tập và quản lý sinh viên ........................................................................ 93
Bảng 2.11. Sinh viên tự đánh giá về năng lực tự học của bản thân ................ 93
Bảng 2.12. Yếu tố ảnh hưởng đến năng lực tự học của sinh viên ................. 95
Bảng 2.13. Năng lực của sinh viên sau khi học xong một môn học
của ngành SP Âm nhạc/SP Mỹ thuật .............................................................. 95
Bảng 2.14. Quản lý công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên
trong đào tạo giáo viên nghệ thuật .................................................................. 97
Bảng 2.15. Đánh giá khả năng đáp ứng cơ sở vật chất, trang thiết
bị phục vụ dạy học trong đào tạo giáo viên nghệ thuật .................................. 99
Bảng 2.16. Kết quả đánh giá về cơ sở vật chất, trang
thiết bị dạy học trong các cơ sở đào tạo giáo viên nghệ thuật ...................... 100
Bảng 2.17. Đánh giá về mức độ hạn chế của đội ngũ cán bộ quản lý
và quản lý đào tạo trong các cơ sở đào tạo giáo viên nghệ thuật.................. 102
ix
Bảng 2.18. Mức độ phối hợp giữa nhà trường và cơ sở tuyển dụng trong
tổ chức và quản lý đào tạo giáo viên nghệ thuật ........................................... 103
Bảng 2.19. Những khó khăn trong việc thiết lập và phát triển mối quan hệ
giữa nhà trường với các cơ sở tuyển dụng trong quản lý đào tạo giáo viên
nghệ thuật ...................................................................................................... 104
Bảng 2.20. Nguyên nhân chưa đáp ứng các yêu cầu của nhà tuyển dụng .... 105
Bảng 2.21. Đánh giá chủ quan của giảng viên về chất lượng đào tạo
giáo viên nghệ thuật trình độ đại học so với nhu cầu sử dụng ...................... 106
Bảng 3.1. Khung năng lực của giáo viên nghệ thuật theo tiếp cận
năng lực thực hiện ......................................................................................... 114
Bảng 3.2. Phân nhiệm quản lý điều chỉnh nội dung chương trình đào tạo giáo
viên nghệ thuật trình độ đại học theo tiếp cận năng lực thực hiện ............... 130
Bảng 3.3. Tổ chức quá trình dạy học trong đào tạo giáo viên nghệ thuật trình
độ đại học theo tiếp cận năng lực thực hiện .................................................. 138
Bảng 3.4. Ý kiến đánh giá về tính cần thiết của các giải pháp ..................... 156
Bảng 3.5. Ý kiến đánh giá về tính khả thi của các giải pháp ........................ 157
Bảng 3.6. Tổng hợp ý kiến đánh giá về thử nghiệm giải pháp “Tổ chức
tư vấn hướng nghiệp và tuyển sinh đào tạo giáo viên nghệ thuật” ............... 163
Bảng 3.7. Tổng hợp ý kiến đánh giá về thử nghiệm giải pháp ..................... 169
x
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1. Quản lý triển khai điều chỉnh chương trình đào tạo giáo viên nghệ
thuật trình độ đại học theo tiếp cận năng lực thực hiện ................................ 129
Hình 3.2. Quản lý công tác đánh giá kết quả đầu ra trong đào tạo giáo viên
nghệ thuật ...................................................................................................... 143
Hình 3.3. Quản lý phát triển đội ngũ giảng viên nghệ thuật ......................... 146
Hình 3.4. Quản lý trang thiết bị dạy học phục vụ đào tạo giáo viên
nghệ thuật .................................................................................................... 147
Hình 3.5. Tổ chức tư vấn và hướng nghiệp trong công tác tuyển sinh tại
Trường THPT Thực nghiệm ......................................................................... 160
Hình 3.6. Hoạt động tư vấn và hướng nghiệp trong công tác tuyển sinh giáo
viên nghệ thuật tại Trường THPT Tây Hồ .................................................... 161
xi
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Cơ sở tiến hành điều chỉnh chương trình đào tạo
giáo viên nghệ thuật hiện nay ở trường đại học .............................................. 85
Biểu đồ 2.2. Mức độ phù hợp của mục tiêu, nội dung chương trình
đào tạo giáo viên nghệ thuật trình độ đại học so với yêu cầu xã hội .............. 87
Biểu đồ 2.3. Sinh viên tự đánh giá về năng lực tự học của bản thân .............. 94
Biểu đồ 3.1. Sự tương quan giữa tính cần thiết và khả thi của các
giải pháp ........................................................................................................ 158
Biểu đồ 3.2. Kết quả trước thử nghiệm và sau thử nghiệm giải pháp .......... 164
Biểu đồ 3.3. Kết quả thử nghiệm giải pháp .................................................. 170
xii
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước
và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước
trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội. Trong thời kỳ đổi mới
đất nước, giáo dục đã cung cấp nguồn nhân lực cần thiết cho sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc, đóng góp rất quan trọng vào thành tựu của đất nước, vượt
qua khủng hoảng kinh tế, thoát khỏi tình trạng nước nghèo, chủ động hội nhập
quốc tế ngày càng hiệu quả. Trong những năm qua, nói đến giáo dục là nói đến
những thành quả, sự phát triển đáng kể của giáo dục và đào tạo.
Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp
hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp
ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đã đánh giá những thành tựu và
hạn chế của giáo dục và đào tạo trong những năm vừa qua. Những thành tựu
được kể đến đó là hệ thống trường lớp và quy mô giáo dục phát triển nhanh, thực
hiện nền giáo dục toàn dân, đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng tăng của nhân
dân và nâng cao được trình độ đào tạo, trình độ và kỹ năng nghề của người lao
động. Giáo dục đã mang đến sự tiếp cận công bằng trong xã hội, nhất là đối với
dân tộc thiểu số, lao động nông thôn, đối tượng chính sách và người có hoàn
cảnh khó khăn, bình đẳng giới được bảo đảm. Trong thời gian qua, chất lượng
giáo dục và đào tạo được nâng lên, góp phần đáp ứng yêu cầu nhân lực phục vụ
cho phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Công tác quản lý
giáo dục có những chuyển biến tích cực, nhiều chính sách, cơ chế phát triển giáo
dục và đào tạo được ban hành; đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tăng
nhanh về số lượng, trình độ đào tạo, từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển giáo
dục. Cơ sở vật chất - kỹ thuật của hệ thống giáo dục và đào tạo được tăng thêm
và từng bước hiện đại hóa; xã hội hóa giáo dục và hợp tác quốc tế được đẩy
mạnh, đạt nhiều kết quả quan trọng.
Bên cạnh những thành tựu, giáo dục Việt Nam vẫn còn những hạn chế, yếu
kém như chất lượng giáo dục và đào tạo còn thấp so với yêu cầu phát triển kinh
tế - xã hội của đất nước. Chương trình giáo dục còn coi nhẹ thực hành, vận dụng
kiến thức; phương pháp giáo dục, kiểm tra, thi và đánh giá lạc hậu, nhiều bất
1
cập, thiếu gắn kết giữa đào tạo với nghiên cứu khoa học, điều kiện thực tiễn. Hệ
thống giáo dục còn cứng nhắc, thiếu tính liên thông giữa các trình độ đào tạo và
các phương thức giáo dục, chưa phù hợp với yêu cầu phát triển đất nước và hội
nhập quốc tế. Chưa gắn đào tạo với sử dụng và nhu cầu của thị trường lao động;
quản lý giáo dục và đào tạo còn nhiều yếu kém, là nguyên nhân của nhiều yếu
kém khác, nhiều hiện tượng tiêu cực kéo dài trong giáo dục và gây bức xúc xã hội.
Quản lý hệ thống giáo dục còn phân tán, chồng chéo, phân công, phân cấp chưa
hợp lý, chưa coi trọng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm và tính sáng tạo của các cơ
sở giáo dục. Chưa coi trọng đúng mức đánh giá hiệu quả quản lý và hiệu quả đầu
tư cho giáo dục; đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục còn nhiều bất cập;
Nhiều chính sách, cơ chế tài chính và cơ sở vật chất giáo dục còn lạc hậu.
Chủ trương đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam đang đặt ra
cho các trường đại học sư phạm những nhiệm vụ khó khăn là đào tạo đội ngũ
giáo viên đủ năng lực giảng dạy chương trình mới theo các phương pháp hiện
đại. Bồi dưỡng và đào tạo lại giáo viên nói chung và giáo viên nghệ thuật nói
riêng là yếu tố quan trọng để đáp ứng yêu cầu đổi mới. Vì lý do ấy, khi triển khai
vấn đề đổi mới mô hình đào tạo và bồi dưỡng giáo viên trên cả nước đã được Bộ
Giáo dục và Đào tạo đặt ra rất quyết liệt và khẳng định rằng: “việc đổi mới căn
bản, toàn diện nền giáo dục phải bắt đầu ngay từ việc đổi mới chính các trường
sư phạm”.
Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa
Việt Nam khóa XIII kỳ họp thứ 8 ngày 28/11/2014 về đổi mới chương trình sách
giáo khoa giáo dục phổ thông đã yêu cầu rõ những đổi mới về mục tiêu, nội
dung chương trình giáo dục phổ thông, định hướng phù hợp với phẩm chất và
năng lực người học. Căn cứ chương trình giáo dục phổ thông tổng thể năm 2015
do Bộ GD và ĐT chủ trì biên soạn, trong đó thể hiện rõ sự phân hóa, tích hợp
các môn học ở các cấp học cao hơn, đặc biệt là cấp THPT, bổ sung môn học Âm
nhạc, Mỹ thuật là môn học tự chọn nhằm định hướng nghề nghiệp và giáo dục
toàn diện cho học sinh phổ thông. Với những yêu cầu trên, nhiệm vụ đặt ra cho
các trường sư phạm là đào tạo ra những đội ngũ giáo viên phù hợp với tình hình
mới. Để thực hiện được nhiệm vụ này trong nhà trường phải có những cải cách
trong quản lý đào tạo giáo viên nghệ thuật. Sản phẩm của nghề trong giáo dục là
con người, một nhân cách với những thuộc tính tâm lí phức tạp. Đào tạo giáo
viên nghệ thuật là một nghề mang tính đặc thù cao. Ngoài việc tuân thủ qui trình
2
đào tạo như đào tạo giáo viên của các ngành khác, đào tạo giáo viên nghệ thuật
còn có những đặc điểm riêng, có tính thực hành cao, yêu cầu người học bên cạnh
việc tích lũy đầy đủ kiến thức ngành, sinh viên phải có năng lực thực hiện nghệ
thuật, cảm thụ nghệ thuật tốt, năng lực thẩm mỹ vượt trội và được đánh giá tuyển
chọn theo năng lực ngay từ khi bắt đầu tuyển sinh vào ngành để có thể thực hành
nghề tốt sau khi tốt nghiệp đại học.
Để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo trong thời gian tới, các cơ sở
giáo dục đại học đào tạo giáo viên nghệ thuật cần quan tâm đến quy mô, chất
lượng tuyển sinh, rà soát lại chương trình, đào tạo, bồi dưỡng đào tạo lại giáo
viên nghệ thuật, chuẩn hóa đội ngũ giảng viên tại các trường đại học, xem xét
các quy trình, hình thức phương thức đào tạo giáo viên nghệ thuật để phù hợp
với tình hình mới.
Với những lý do trên, tác giả chọn đề tài “Quản lý đào tạo giáo viên nghệ
thuật trình độ đại học theo tiếp cận năng lực thực hiện trong bối cảnh đổi mới
giáo dục Việt Nam hiện nay” làm vấn đề nghiên cứu trong khuôn khổ luận án
tiến sĩ với mong muốn tìm ra giải pháp quản lý đào tạo đáp ứng yêu cầu thực
tiễn, vừa khả thi để nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo giáo viên nghệ
thuật, đồng thời căn cứ kết quả nghiên cứu đề xuất những năng lực chuẩn của
giáo viên nghệ thuật góp phần phục vụ cho công cuộc đổi mới căn bản toàn diện
giáo dục và đào tạo Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về đào tạo, quản lý đào tạo trong cơ sở giáo
dục đại học theo tiếp cận năng lực thực hiện; đánh giá thực trạng quản lý đào tạo
giáo viên nghệ thuật trình độ đại học trong các cơ sở giáo dục đại học ở Việt
Nam, luận án đề xuất một số giải pháp quản lý đào tạo giáo viên nghệ thuật theo
tiếp cận năng lực thực hiện nhằm góp phần đào tạo đội ngũ giáo viên nghệ thuật
đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục Việt Nam hiện nay.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: Hoạt động đào tạo giáo viên nghệ thuật trong các cơ sở
giáo dục đại học.
- Đối tượng nghiên cứu: Quản lý đào tạo giáo viên nghệ thuật trình độ đại học
trong các cơ sở giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay.
3
4. Câu hỏi nghiên cứu
1) Cơ sở khoa học và thực tiễn của việc quản lý đào tạo giáo viên trong bối cảnh
đổi mới giáo dục Việt Nam cần được lý giải và xác định như thế nào.
2) Đào tạo giáo viên nghệ thuật theo năng lực thực hiện trong bối cảnh đổi mới
giáo dục Việt Nam đang đặt ra những vấn đề gì cho các nhà quản lý giáo dục nói
chung và các cấp lãnh đạo trong các cơ sở GDĐH nói riêng.
3) Cần tìm ra những giải pháp nào để giải quyết các vấn đề trong quản lý đào tạo
giáo viên nghệ thuật để phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về đào tạo, quản lý đào tạo giáo viên nghệ
thuật trình độ đại học theo tiếp cận năng lực thực hiện.
- Tổ chức đánh giá thực trạng công tác đào tạo giáo viên nghệ thuật và quản lý đào
tạo giáo viên nghệ thuật ở một số cơ sở giáo dục đại học Việt Nam hiện nay.
- Đề xuất các giải pháp quản lý đào tạo giáo viên nghệ thuật trình độ đại học
theo tiếp cận năng lực thực hiện.
- Tổ chức khảo nghiệm mức độ cần thiết và tính khả thi của các giải pháp.
- Thử nghiệm một số nội dung giải pháp đề xuất trong luận án.
6. Giả thuyết khoa học
Trong thực tiễn, việc quản lý đào tạo giáo viên nghệ thuật trình độ đại học ở các
cơ sở giáo dục đại học Việt Nam hiện nay đã có nhiều kinh nghiệm và theo xu
hướng đáp ứng nhu cầu xã hội, thể hiện qua số lượng, chất lượng của sinh viên ra
trường, đã đóng góp đáng kể nguồn nhân lực cho xã hội. Tuy nhiên, hiện nay với
chủ trương thực hiện đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, cùng với việc
khảo sát thực trạng quản lý đào tạo ở một số cơ sở giáo dục đại học đào tạo giáo
viên nghệ thuật sẽ chỉ ra những mặt mạnh, yếu, những bất cập so với tình hình mới
của công tác quản lý đào tạo giáo viên nghệ thuật. Việc đề xuất những giải pháp
quản lý đào tạo giáo viên nghệ thuật trình độ đại học trong các cơ sở giáo dục đại
học trên cơ sở khoa học, sát thực tiễn nhiệm vụ đổi mới giáo dục phổ thông hiện
nay là vấn đề có tính cấp thiết, sẽ góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên
nghệ thuật nói riêng, chất lượng giáo dục phổ thông toàn diện nói chung.
7. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu của đề tài
Trong khuôn khổ luận án nghiên cứu vấn đề quản lý đào tạo giáo viên nghệ
thuật theo tiếp cận năng lực thực hiện, tác giả luận án sẽ giới hạn nghiên cứu vấn
đề sau đây:
4
- Công tác đào tạo và quản lý đào tạo giáo viên nghệ thuật của các ngành Sư
phạm Âm nhạc, Sư phạm Mỹ thuật trình độ đại học hệ chính quy trong các cơ sở
giáo dục đại học Việt Nam hiện nay. Tổ chức đánh giá thực trạng và thực trạng
quản lý đào tạo của hai ngành này trong một số cơ sở GD đại học.
- Giới hạn về đối tượng khảo sát: Cán bộ lãnh đạo, quản lý các phòng chức năng,
giảng viên tham gia đào tạo các ngành Sư phạm Nghệ thuật và sinh viên trong
các cơ sở giáo dục đại học đào tạo giáo viên nghệ thuật ở trình độ đại học; Lãnh
đạo và giáo viên nghệ thuật đang công tác tại các cơ sở GD phổ thông, khu vực
miền Bắc.
- Sử dụng số liệu thống kê trong 5 năm trở lại đây.
8. Những luận điểm bảo vệ
- Giáo viên nghệ thuật là một loại hình giáo viên có tính đặc thù, các hoạt động
nghề nghiệp chủ yếu là dựa trên năng lực thực hành nghệ thuật của giáo viên nên
việc quản lý đào tạo theo tiếp cận năng lực thực hiện là yêu cầu cấp thiết và có
những đặc điểm riêng trong công tác quản lý đối với các cơ sở giáo dục đại học
đào tạo giáo viên nghệ thuật.
- Những vấn đề cần đổi mới trong giáo dục và đào tạo, đặc biệt là trong giáo dục
phổ thông đã ảnh hưởng trực tiếp đến quản lý đào tạo giáo viên nghệ thuật từ
khâu việc tuyển chọn đầu vào, quản lý thực thi chương trình đào tạo và kết quả
đánh giá người học để đáp ứng cho đào tạo giáo viên nghệ thuật theo tiếp cận
năng lực thực hiện.
- Hình thức tổ chức đào tạo giáo viên nghệ thuật theo tiếp cận năng lực cần đổi
mới theo hướng tăng tỷ trọng thực hành nhằm hình thành năng lực thực hiện.
- Quản lý đào tạo giáo viên nghệ thuật trình độ đại học đáp ứng yêu cầu đổi mới
căn bản, toàn diện giáo dục Việt Nam cần dựa vào chuẩn năng lực.
9. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài, tác giả kết hợp sử dụng các
nhóm phương pháp nghiên cứu sau đây:
9.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
- Nghiên cứu Luật giáo dục, Nghị Quyết của Đảng, các văn bản pháp qui của Nhà
nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo qui định về giáo dục và đào tạo, vận dụng nội dung,
quan điểm chỉ đạo làm cơ sở cho việc đổi mới công tác quản lý đào tạo giáo viên,
chương trình, nội dung và mục tiêu phát triển giáo dục và đào tạo.
5
- Nghiên cứu các sách, tài liệu, công trình nghiên cứu của các nhà khoa học giáo
dục trong nước và nước ngoài có liên quan đến vấn đề nghiên cứu của luận án.
- Hệ thống hóa vấn đề lý luận về quản lý đào tạo giáo viên theo năng lực thực
hiện, quan điểm đổi mới giáo dục, phân tích và khái quát hóa các vấn đề lý luận
về quản lý đào tạo giáo viên của các nhà khoa học trước để thừa kế và tìm được
những điểm khác biệt áp dụng cho vấn đề nghiên cứu trong luận án.
9.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp nghiên cứu, điều tra khảo sát, nghiên cứu về công tác đào tạo
giáo viên nghệ thuật trình độ đại học trong các cơ sở giáo dục đại học, nhằm tìm
hiểu được thực trạng quản lý đào tạo giáo viên nghệ thuật ở Việt Nam hiện nay.
- Phương pháp chuyên gia, qua việc trao đổi phỏng vấn và khảo sát bằng phiếu
hỏi với đối tượng là chuyên gia về quản lý đào tạo, cán bộ lãnh đạo, quản lý của
các cơ sở giáo dục đại học đào tạo giáo viên nghệ thuật, giảng viên tham gia
giảng dạy các ngành sư phạm nghệ thuật và sinh viên về thực trạng công tác
quản lý đào tạo giáo viên nghệ thuật.
- Phương pháp khảo sát, thống kê xử lý số liệu với hỗ trợ của phần mềm, phân tích
các dữ liệu đã xử lý, trên cơ sở đó đưa ra những nhận xét, bàn luận của tác giả.
10. Những đóng góp mới của luận án
10.1. Về lý luận
- Hệ thống hóa và làm phong phú vấn đề lý luận về quản lý đào tạo giáo viên
nghệ thuật theo tiếp cận năng lực thực hiện.
- Đề xuất khung năng lực giáo viên nghệ thuật THPT phù hợp yêu cầu của đổi
mới giáo dục Việt Nam.
- Đề xuất các nội dung quản lý đào tạo giáo viên nghệ thuật trình độ đại học theo
tiếp cận năng lực thực hiện có thể áp dụng cho các cơ sở giáo dục đại học đào
tạo giáo viên nghệ thuật ở Việt Nam.
10.2. Về thực tiễn
- Làm nổi bật bức tranh về đào tạo giáo viên nghệ thuật và về quản lý đào tạo
giáo viên nghệ thuật theo tiếp cận năng lực thực hiện ở các cơ sở giáo dục đại
học Việt Nam hiện nay.
- Xây dựng các giải pháp quản lý đào tạo giáo viên nghệ thuật theo tiếp cận năng
lực thực hiện có thể áp dụng cho các cơ sở giáo dục đại học đào tạo giáo viên
nghệ thuật ở Việt Nam.
6
11. Cấu trúc luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo
và các phụ lục, luận án được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý đào tạo giáo viên nghệ thuật trình độ
đại học theo tiếp cận năng lực thực hiện
Chương 2: Thực trạng quản lý đào tạo giáo viên nghệ thuật trình độ đại
học trong các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam hiện nay
Chương 3: Giải pháp quản lý đào tạo giáo viên nghệ thuật trình độ đại học
theo tiếp cận năng lực thực hiện đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục Việt Nam
hiện nay
7
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN NGHỆ THUẬT
TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC THỰC HIỆN
1.1. Tổng quan về nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Quản lý đào tạo giáo viên ở một số nước trên thế giới
1.1.1.1. Quản lý đào tạo giáo viên ở Mỹ
Tại Mỹ, có rất nhiều công trình nghiên cứu về đào tạo giáo viên qua các thời
thời kỳ và giai đoạn khác nhau, tổng hợp nội dung từ một số công trình nghiên
cứu của tác giả Christopher J. Lucas với cuốn sách “Đào tạo giáo viên ở Mỹ:
chương trình đổi mới cho thế kỷ 21” (Teacher Education in America: Reform
Agendas for the Twenty-First Century) [82, tr. 17- 40], nhóm tác giả Karen
Symms Gallagher, Jerry D. Bailey với công trình: “Những chính sách trong đổi
mới đào tạo giáo viên: Hội đồng Quốc gia về giảng dạy và tương lai của nước
Mỹ” (The Politics of Teacher Education Reform: The National Commission on
Teaching and America's Future) đã nghiên cứu và quan tâm đến các yếu tố ảnh
hưởng quan trọng đến quá trình đào tạo giáo viên [86]. Chương trình đào tạo
giáo viên ở Mỹ rất phong phú, đa cấu trúc, có nhiều quan điểm khác nhau về tỷ
lệ nội dung của các chương trình đào tạo và vị trí của các cơ sở đào tạo giáo
viên. Có hai loại chương trình đào tạo giáo viên: Chương trình đào tạo 4 năm
và 5 năm tùy theo qui định của từng bang. Giữa thập niên 1980, những kết quả
nghiên cứu quan trọng trong báo cáo của nhóm Holmes - tên Trưởng khoa Sư
phạm thuộc Đại học Harvard trong những thập niên 1920 và 1940 là các
chương trình đào tạo giáo viên có chất lượng cần phải có: 1) Bằng cử nhân của
các ngành học có liên quan, tiếp theo là một năm học sư phạm và thực hành
dạy học học sinh và 2) Các giáo viên không nên được bảo đảm vị trí giáo viên
thường xuyên nếu không thể hiện được một sự hiểu biết thấu đáo về chuyên
môn của mình.
Có những khác biệt rất lớn khi các chương trình đào tạo giáo viên 4 năm và 5 năm,
chẳng hạn, so sánh chương trình đào tạo GV của ĐH bang Lowa với ĐH California Davis, sinh viên thực hành dạy học trong tổng khối lượng thời gian 13 tuần trong một
trường phổ thông, tương đương với một học kỳ. Sinh viên tại ĐH California - Davis
thực hành dạy học trong cả một năm, gấp đôi so với tại ĐH bang Iowa. Các giáo sinh
ĐH California - Davis bắt đầu công việc với người giáo viên phối hợp với họ trước khi
bắt đầu năm học, học cách tổ chức một lớp học, chuẩn bị kế hoạch bài học, giáo án,
8
gặp gỡ học sinh vào ngày đầu tiên của lớp học, có được kinh nghiệm đầu tay với
những hoạt động bổ túc tại trường và họ làm việc cùng nhau cho tới khi kết thúc năm
học. Nói cách khác, các sinh viên của ĐH California - Davis có một kinh nghiệm rất
khác so với các sinh viên của ĐH bang Iowa.
Cary J. Trexler (2011) khi nghiên cứu đào tạo giáo viên tại Mỹ cũng nhấn mạnh
đến việc cấp giấy phép hành nghề cho giáo viên thông qua các tổ chức (ví dụ NCATE)
hay các Ủy ban kiểm định chất lượng giáo viên (ví dụ CCTC tại bang California) với
các công cụ là các bộ chuẩn chung bao gồm các chuẩn về Lãnh đạo giáo dục; Nhận xét
và đánh giá học phần và chương trình đào tạo; Nguồn lực; Đội ngũ cán bộ giảng dạy;
Kinh nghiệm và thực hành thực tế;
Ngoài ra, trong đào tạo giáo viên tại Mỹ các chương trình hướng dẫn chuyên môn
sau đào tạo cũng được đặc biệt chú trọng thông qua các chương trình hỗ trợ và đánh
giá giáo viên tập sự với các bộ chuẩn chương trình hỗ trợ giáo viên tập sự.
1.1.1.2. Đào tạo giáo viên ở Cộng hòa Liên bang Đức
- Đào tạo giáo viên ở CHLB Đức trước năm 2000
Tổng hợp một số công trình nghiên cứu trong đó công trình nhiên cứu về Chuyên
nghiệp hóa và sự đa dạng trong đào tạo giáo viên của tác giả Jörn
Schützenmeister đã khái quát rất rõ công tác đào tạo giáo viên trong giai đoạn
thứ nhất ở CHLB Đức trước năm 2000 [85]. Cũng như tại Mỹ, đào tạo giáo viên ở
Đức thuộc trách nhiệm của các bang vì vậy cũng có sự khác nhau. Tuy nhiên, Hội nghị
thường xuyên của các Bộ trưởng giáo dục và văn hoá đã giúp cho có một sự thống
nhất khá cao để đảm bảo việc công nhận bằng cấp lẫn nhau trong đào tạo giáo viên ở
tất cả các bang.
Đào tạo giáo viên ở CHLB Đức trước năm 1980 được đào tạo trong các trường đại
học sư phạm. Từ năm 1980, các trường ĐH được tích hợp vào các trường ĐH tổng
hợp đa ngành. Từ đó đến nay, giáo viên được đào tạo trong các trường ĐH đa ngành.
Ngoại lệ, còn một số ít bang (như Baden - Wüttemberg) đến nay vẫn tồn tại các trường
sư phạm độc lập nhưng chỉ đào tạo các loại hình giáo viên cho các trường tiểu học và
trung học cơ sở.
Giáo viên được đào tạo theo cấp học và theo loại hình trường. Có hình thức
đào tạo giáo viên cho 2 cấp hoặc cho nhiều loại hình trường ở bậc THCS. Giáo
viên bậc THCS và trung học phổ thông được đào tạo cho hai môn học chuyên
ngành, trong đó có phân biệt môn thứ nhất và môn thứ hai với tỷ trọng thời gian
đào tạo khác nhau. Đào tạo giáo viên theo mô hình tích hợp giữa khoa học giáo
9
dục và khoa học chuyên ngành. Ngay từ những năm đầu của các khóa đào tạo
giáo viên, bên cạnh các môn học chuyên ngành, sinh viên được học về các môn
khoa học giáo dục và thực tiễn trường học.
Thời gian cho việc đào tạo giáo viên tiểu học là 7 học kỳ, giáo viên bậc THCS
từ 7 đến 9 học kỳ, giáo viên THPT là 9 học kỳ. Thời gian cho việc đào tạo giáo
viên các môn chuyên ngành của hệ thống giáo dục nghề cũng như các trường
trung học chuyên nghiệp là 9 học kỳ. Ngoài ra có quy định một hoạt động thực
hành chuyên môn với thời gian tối thiểu 12 tháng liên quan đến chuyên ngành và
phải hoàn thành cho đến trước kỳ thi quốc gia (kỳ thi tốt nghiệp).
Kỳ thi tốt nghiệp đại học đối với các ngành đào tạo giáo viên được gọi là kỳ
thi quốc gia thứ nhất, có sự kiểm soát của chính quyền bang về nội dung quy chế
thi tốt nghiệp. Quá trình đào tạo giáo viên trong trường đại học được gọi là giai
đoạn 1 của đào tạo giáo viên. Sau khi tốt nghiệp các khóa đào tạo giáo viên với
kỳ thi quốc gia thứ nhất, các giáo viên mới ra trường này cần được tham gia vào
giai đoạn đào tạo giáo viên tập sự của các bang.
- Đào tạo giáo viên tại Đức từ năm 2000
Tác giả Anett Grießer trong công trình nghiên cứu Các mô hình của đào tạo
giáo viên giai đoạn hai của Đức: Các vị trí của các hiệp hội giáo viên trường
dạy nghề, Công đoàn Giáo dục, Khoa học và Giáo dục, Dạy nghề và Đào tạo
(Das Modell der deutschen zweiphasigen Lehrerausbildung: Kritik und
Reformansätze: Die Positionen der Berufsschullehrerverbände, der
Gewerkschaft Erziehung und Wissenschaft und der Sektion Berufs - und
Wirtschaftspädagogik) đã nêu rõ sự thay đổi cơ bản về mô hình đào tạo giáo viên
trong cuộc cải cách từ năm 2000 nhằm thực hiện quá trình Bologna là thực hiện
đào tạo giáo viên theo hai bậc nối tiếp Bachelor và Master [79]. Quy định cơ bản
của quá trình Bologna về thời gian đào tạo đại học và tín chỉ theo hệ thống
ECTS (European Credits Transfer System), có nghĩa là hệ thống chuyển đổi tín
chỉ Châu Âu của hai bậc này là: Bậc cử nhân (Bachelor), thời gian đào tạo từ 6-8
học kỳ, tương ứng 180-240 tín chỉ (mỗi học kỳ tương ứng 30 tín chỉ). Bậc thạc sĩ
(Master): từ 2-4 học kỳ, tương đương 60-120 tín chỉ. Tổng thời gian đào tạo cả
hai bậc để đạt trình độ thạc sĩ là 10 học kỳ, tương ứng 300 tín chỉ.
Dựa trên quy định cơ bản này hầu hết các bang ở Đức đã chuyển đổi hệ thống đào
tạo giáo viên sang hệ thống phân bậc hai giai đoạn. Tuy nhiên, đối với chương trình
đào tạo giáo viên tiểu học và THCS thì có khác nhau giữa các bang, trong đó bậc
10
Bachelor là 6 học kỳ nhưng ở bậc thạc sĩ thì từ 2 - 4 học kỳ. Theo mô hình đào tạo mới
này, giáo viên cần có trình độ thạc sĩ thì mới được đăng ký vào giai đoạn đào tạo giáo
viên tập sự. Vì vậy tốt nghiệp bậc cử nhân trong chương trình đào tạo giáo viên chưa
được phép trở thành giáo viên. Chương trình đào tạo cử nhân là tính đa giá trị của bằng
cử nhân, có nghĩa là người tốt nghiệp không bị ràng buộc duy nhất vào hướng học lên
bậc thạc sĩ theo chương trình đào tạo giáo viên mà có thể tìm việc làm ở thị trường lao
động theo các hướng khoa học chuyên ngành mà họ đã học.
Tại Đức có các loại hình giáo viên sau đây: 1) Giáo viên trường tiểu học cũng
như bậc tiểu học; 2) Giáo viên tiểu học và tất cả hay từng loại trường riêng của
bậc trung học cơ sở; 3) Giáo viên đối với tất cả hay từng loại trường riêng của bậc
trung học cơ sở; 4) Giáo viên của bậc trung học phổ thông (các môn phổ thông)
hay đối với trường Gymnasium; 5) Giáo viên của bậc trung học phổ thông (các
môn nghề) hay đối với trường Gymnasium; và 6) Giáo viên sư phạm đặc biệt.
Các giai đoạn trong đào tạo giáo viên: 1) Thực tập sư phạm; 2) Đào tạo giáo viên
tập sự. Cũng như tại Mỹ, đào tạo giáo viên tại Đức nhấn mạnh sự kiểm định các
cơ sở đào tạo giáo viên thông qua công cụ là các bộ chuẩn.
1.1.1.3. Quản lý đào tạo giáo viên tại Úc
Nhóm tác giả David E. Lynch, Tony Yeigh đã công bố công trình: “Đào tạo
giáo viên ở Úc: Đầu tư chương trình, thực tập và quan hệ đối tác” (Teacher
Education in Australia: Investigations into Programming, Practicum and
Partnership) [83, tr. 27 - 30]. Tác giả đã nêu các mô hình đào tạo giáo viên trung
học như sau:
+ Chương trình đào tạo giáo viên đồng thời (Concurrent Programs)
Chương trình đào tạo giáo viên đồng thời là chương trình mà trong đó nội dung của
các môn học được giảng dạy và lý thuyết cũng như thực hành giảng dạy các môn đó
được học đồng thời với nhau, hay còn gọi học cùng lúc.
+ Đào tạo Cử nhân Giáo dục (dạy trung học) lồng ghép
Chương trình đào tạo Cử nhân Giáo dục đòi hỏi phải hoàn thành một chuyên ngành
chính (thường chiếm là ¼ khối lượng của một chương trình trong đại học ba năm)
trong một lĩnh vực giảng dạy và ít nhất một chuyên ngành phụ (1/6 khối lượng của
chương trình trong đại học ba năm) trong một lĩnh vực giảng dạy thứ hai. Những nội
dung và môn học này được kết hợp với một môn học chuyên ngành chính về lý thuyết
và thực hành giáo dục. Cả hai thành phần này thường được thực hiện trong tất cả bốn
năm của chương trình. Thành phần thứ ba, hoạt động thực tập tại trường học hay thực
11