Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Vấn đề can thiệp nhân đạo trong quan hệ quốc tế hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 120 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

NGUYỄN THỊ THANH HOA

VẤN ĐỀ CAN THIỆP NHÂN ĐẠO TRONG
QUAN HỆ QUỐC TẾ HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Quốc tế học

TP. Hồ Chí Minh-2014

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

NGUYỄN THỊ THANH HOA

VẤN ĐỀ CAN THIỆP NHÂN ĐẠO TRONG
QUAN HỆ QUỐC TẾ HIỆN NAY
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Quốc tế học
Mã số: 60310206
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Hoàng Khắc Nam


TP. Hồ Chí Minh-2014

2


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---***---

GIẤY XÁC NHẬN SỬA CHỮA LUẬN VĂN
Kính gửi:

PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Thủy,
Chủ tịch Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ khoa học chuyên ngành

Quan hệ Quốc tế (Mã số: 60310206).
Tên em là Nguyễn Thị Thanh Hoa, học viên cao học khóa QH -2-12-X chuyên
ngành Quan hệ Quốc tế, Khoa Quốc tế học. Em đã hoàn thành bảo vệ Luận văn thạc sĩ
khoa học chuyên ngành Quan hệ Quốc tế, mã số 60310206 ngày 06 tháng 12 năm 2014 với
đề tài VẤN ĐỀ CAN THIỆP NHÂN ĐẠO TRONG QUAN HỆ QUỐC TẾ HIỆN NAY
Theo những đánh giá, nhận xét và kết luận của Hội đồng chấm luận văn ngày 06
tháng 12 năm 2014 luận văn của em đã được sửa chữa như sau:
-

Sửa lỗi diễn đạt trang 81, 90, 100

-

Sửa chữa một số lỗi chính tả do đánh máy
Nay em làm đơn này kính đề nghị thầy/cô: PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Thủy là chủ


tịch Hội đồng xác nhận việc bổ sung nói trên của em đã tuân thủ theo đúng yêu cầu.
Em xin trân trọng cảm ơn.
Tp.Hồ Chí Minh, Ngày 10 tháng 12 năm 2014
Học viên

Xác nhận của Chủ tịch hội đồng

PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Thủy

Nguyễn Thị Thanh Hoa

3


LỜI CẢM ƠN
Với lòng biết ơn sâu sắc, em xin được gửi đến quý Thầy Cô thuộc khoa
Quốc tế học, chuyên ngành Quan hệ quốc tế trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn Hà Nội cũng như quý Thầy Cô ở khoa Quan hệ quốc tế trường Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP. Hồ Chí Minh lời cảm ơn chân thành nhất
vì đã dạy dỗ những kiến thức chuyên môn bổ ích để em hoàn thành Luận văn
này.Sự giúp đỡ, quan tâm của quý Thầy Cô chính là nguồn động lực để em vượt
qua những khó khăn trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Em cũng xin chân thành cảm ơn PGS.TS Hoàng Khắc Nam, người thầy
đã trực tiếp hướng dẫn em một cách tận tâm nhất từ những buổi đầu bước vào
hành trình nghiên cứu khoa học.
Luận văn được thực hiện trong vòng sáu tháng là công trình đầu tiên của
em nên kiến thức có phần còn hạn chế. Do vậy, những sai sót là điều không
tránh khỏi nên em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý Thầy cô
và các anh chị đồng môn để kiến thức của em được hoàn thiện hơn.

Em kính chúc quý Thầy cô thật nhiều sức khỏe.
Trân trọng
Học viên khóa QH-2012-X

Nguyễn Thị Thanh Hoa

4


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU…………………………………………………………..9
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ CAN THIỆP NHÂN ĐẠO
…………………………………………………………………..15
1.1) Chủ quyền quốc gia……………………………………........…..15
1.1.1) Các khái niệm, quan niệm khác nhau về chủ quyền quốc gia .. .. 16
1.1.2) Các nguyên tắc liên quan đến chủ quyền trong quan hệ quốc tế..17
Nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia trong Luật quốc tế hiện đại
..................................................................................................... 17
Nguyên tắc bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia ................... 18
Nguyên tắc dân tộc tự quyết ........................................................ 19
Nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác20
Nguyên tắc bất khả xâm phạm và toàn vẹn lãnh thổ ..................... 21
1.1.3) Quy chế pháp lý của chủ quyền quốc gia ..................................... 21
1.1.4) Những thay đổi về chủ quyền trong quan hệ quốc tế hiện nay...... 22
Chủ quyền quốc gia đang dần bị suy yếu do sự phát triển của các Tổ
chức phi chính phủ Quốc tế (INGO) ............................................ 22
Chủ quyền không còn mang tính tuyệt đối vì cản trở việc giải quyết
các xung đột-nguyên nhân dẫn đến các cuộc can thiệp nhân đạo . 24
1.2)


Nhân quyền .............................................................................. 27

1.2.1) Một số quan điểm khác nhau về nhân quyền............................... 27
5


1.2.2) Phân loại nhân quyền và nguyên tắc tôn trọng các quyền cơ bản của
con người ................................................................................... 30
1.2.3) Quy định pháp lý quốc tế về nhân quyền ..................................... 32
1.2.4) Vai trò quan trọng của nhân quyền trong quan hệ quốc tế hiện nay 35
1.3)

Can thiệp nhân đạo ................................................................... 36

1.3.1) Khái niệm .................................................................................... 36
1.3.2) Quy định pháp lý quốc tế về can thiệp nhân đạo ........................... 37
1.3.3) Thực trạng hành động can thiệp nhân đạo hiện nay ..................... 41
1.3.4) Các hình thức can thiệp nhân đạo ................................................ 44
Chương 2: VẤN ĐỀ CAN THIỆP NHÂN ĐẠO TRONG MỘT SỐ
TRƯỜNG HỢP ĐIỂN HÌNH ............................................................... 49
2.1) Cuộc khủng hoảng Rwanda: ...................................................... 49
2.1.1) Bối cảnh lịch sử............................................................................ 49
2.1.2) Diễn biến...................................................................................... 51
2.1.3) Những phản ứng của cộng đồng quốc tế về cuộc khủng hoảng Rwanda
.................................................................................................... 53
2.1.4) Phản ứng của Mỹ trước cuộc khủng hoảng Rwanda...................... 57
2.2) Cuộc khủng hoảng Kosovo ......................................................... 62
2.2.1) Bối cảnh lịch sử............................................................................ 62
2.2.2) Diễn biến...................................................................................... 64
6



2.2.3) Những phản ứng của cộng đồng quốc tế về cuộc khủng hoảng Kosovo
.................................................................................................... 68
2.2.4) Phản ứng của Mỹ trước cuộc khủng hoảng Kosovo ...................... 74
2.3) Những kết luận rút ra từ 2 cuộc khủng hoảng điển hình trong quan
hệ quốc tế hiện nay .................................................................... 81
Chương 3: ĐÁNH GIÁ, KHUYẾN NGHỊ ......................................... 87
3.1)

Đánh giá về xu hướng can thiệp nhân đạo.............................. 87

3.1.1) Đặc điểm của xu hướng can thiệp nhân đạo .............................. 87
3.1.2) Một số vấn đề tranh cãi trong xu hướng can thiệp nhân đạo hiện nay
..................................................................................................................... 90
3.1.2.1) Lý do nhân đạo, dân chủ, nhân quyền trong các cuộc can thiệp nhân
đạo ............................................................................................................... 90
3.1.2.2) Ranh giới chủ quyền lãnh thổ bị xóa mờ trong các cuộc can thiệp
nhân đạo: ..................................................................................................... 93
3.1.2.3) Nhận định khách quan về động cơ dẫn đến cuộc can thiệp nhân đạo
..................................................................................................................... 96
3.1.3) Tác động của can thiệp nhân đạo đối với quan hệ quốc tế ........ 98
3.2)

Khuyến nghị: .......................................................................... 101

3.2.1) Giải pháp thay thế “can thiệp nhân đạo” ................................ 101
3.2.2) Những điều cần lưu ý về vấn đề chủ quyền trong chính sách đối ngoại
của Việt Nam ............................................................................. 104
7



3.2.3) Những điều cần lưu ý về vấn đề nhân quyền trong chính sách đối
ngoại của Việt Nam ................................................................... 106
KẾT LUẬN………………………………………………………………110

8


MỞ ĐẦU
1) Lý do chọn đề tài:
Những cuộc xung đột, mâu thuẫn về sắc tộc, tôn giáo là những nguyên
nhân gây nên những bất ổn về tình hình chính trị trên thế giới. Cuộc sống của cư
dân ở những khu vực xảy ra những cuộc giao tranh luôn trong tình trạng mất an
ninh, thiếu thốn trầm trọng. Trước thực trạng này, can thiệp nhân đạo đã xuất
hiện như một cách thức chính thống mà Mỹ và các quốc gia phương Tây sử dụng
để đại diện cho lẽ phải cứu lấy những giá trị về nhân quyền bi vị phạm trầm
trọng. Tuy nhiên, biện pháp chính trị với kết quả đi kèm không mấy khả quan
này đang vấp phải những ý kiến trái chiều. Điều này khơi gợi lên những quan
ngại rằng dường như những cuộc can thiệp nhân đạo mang đến cho Mỹ và các
nước phương Tây những lợi ích cho riêng quốc gia họ chứ không thể làm tròn
trách nhiệm bảo vệ nhân quyền của những con người đang phải đối mặt với ranh
giới mỏng manh giữa sự sống và cái chết hằng ngày.
Can thiệp nhân đạo trong quan hệ quốc tế hiện nay là một vấn đề được
công chúng quan tâm bởi những mục đích tốt đẹp mà hành động này mang đến
cho những quốc gia đang rơi vào tình hình bất ổn về chính trị. Tuy nhiên, những
ý kiến trái chiều xoay những động cơ, ý định và những kết quả của động thái này
luôn được nêu lên trên những diễn đàn quốc tế. Bên ủng hộ luôn cho rằng hành
động này là một hành động mang tính tích cực được thực hiên dựa trên lòng
nhân đạo và quyết tâm bảo vệ quyền con người cho nhân loại. Bên phản đối lại

cho rằng đây là một hành động cần phải được xem xét kỹ lưỡng vì được thực
hiện dựa trên những lợi ích về chính trị và kinh tế của những quốc gia tiến hành
can thiệp mặc kệ những hậu quả để lại cho quốc gia bị can thiệp.
Cho đến nay, can thiệp nhân đạo vẫn luôn là một vấn đề khiến các học
giả, các nhà chính trị rơi vào vòng xoáy cũa những cuộc tranh cãi không có hồi
kết. Những kết quả đạt được của những cuộc can thiệp có thực sự giúp ích cho
9


những người cần được giúp đỡ hay chỉ khiến những bất ổn trong môi trường
sống của họ ngày càng leo thang . Câu hỏi rằng liệu Mỹ và những quốc gia
phương Tây có thực sư vô tư, đại diện cho nhân quyền con người đang bị chà
đạp mà thực thi hành động can thiệp nhân đạo vẫn thách thức con người tìm ra
lời giải đáp thiết thật nhất.
Cũng vì những lý do trên đề tài được thực hiện để phân tích, chứng minh
về những động cơ thật sự của hành động này trong quan hệ quốc tế hiện nay với
mong muốn đóng góp thêm những thông tin liên quan đến vấn đề này. Điều này
giúp cho chúng ta sẽ có những nhận thức khách quan về bản chất thật sự của việc
can thiệp nhân đạo trong quan hệ quốc tế ngày nay.
2) Ý nghĩa đề tài:
Ý nghĩa khoa học:
Đề tài có mục đích làm rõ thêm bản chất thật sự của việc can thiệp nhân
đạo trong quan hệ quốc tế hiện nay. Những quan điểm được phân tích kỹ lưỡng
trong luận văn sẽ góp phần nghiên cứu chuyên sâu hơn về vấn đề này theo một
khía cạnh quan trọng vốn còn tồn đọng nhiều thắc mắc. Ngoài ra đề tài cũng gợi
mở nên những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu và tìm hiểu liên quan đến vấn đề
can thiệp nhân đạo.
Ý nghĩa thực tiễn:
Với những phân tích, đánh giá, khuyến nghị xuyên suốt đề tài sẽ giúp cho
người đọc có một cái nhìn khách quan hơn về can thiệp nhân đạo trong quan hệ

quốc tế hiện nay. Điều này góp phần hình thành nên một nguồn thông tin mang
tính chất tham khảo được đầu tư nghiêm túc phục vụ cho quá trình hoạch định
những chính sách đối ngoại trước tình hình chính trị đương đại.
3) Lịch sử nghiên cứu vấn đề:
Tình hình nghiên cứu trong nước
Việc nghiên cứu trực tiếp vấn đề can thiệp nhân đạo trong nước còn ít,
điển hình có Can thiệp nhân đạo trong chính sách đối ngoại của Mỹ được viết
10


bởi tác giả Nguyễn Thái Yên Hương. Riêng việc nghiên cứu về Kosovo và
Rwanda chỉ mang tính sơ lược và nhấn mạnh vào việc phê phán các động cơ của
các quốc gia tham gia can thiệp nhân đạo vào đất nước này, điển hình như bài
viết Khủng hoảng Kosovo và tác động đối với quan hệ quốc tế của tác giả Trần
Thị Hoàng Mai đăng tải trên Website của Bộ ngoại giao Việt Nam, Can thiệp
nhân đạo và trách nhiệm bảo vệ, Hái khái niệm mới trong quan hệ quốc tế của
tác giả Trần Thăng Long, Lê Thị Minh Phương thuộc trường Đại học Luật thành
phố Hồ Chí Minh; Sự can thiệp, các thể chế, xung đột khu vực và sắc tộc, Biên
dịch bởi Khoa quan hệ quốc tế Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
TP.Hồ Chí Minh, hiệu đính Lê Hồng Hiệp cùng rất nhiều các bài viết khác được
đăng tải trên các trang báo mạng uy tín như www.nghiencuuquocte.net
www.quandoinhandan.vn ; www.nhandan.com.vn
Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Rất nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này đã được thực hiện ở rất
nhiều quốc gia, điển hình như NATO Empty Victory do Carpenter biên soạn, The
Rwanda Crisis của Gérard Punier, The Kosovo Crisis của Weymouth & Henig
hay The Limit of Humanitarian Intervention–Genocide in Rwanda của Alan
J.Kuperman, Alain Destexhe (1995), Rwanda and Genocide in the Twentieth
Century, New York University Press, New York 1995, Alan J.Kuperman (1992),
The limits of Humanitarian Intervention-Genocide in Rwanda, Brookings

Institution Press, Washington D.C và những tác phẩm được in trong phần phụ
lục tham khảo đều có chung những nội dung viết về những ý kiến trái chiều xung
quanh hành động can thiệp nhân đạo của Mỹ và NATO vào Rwanda và Kosovo
khi hai quốc gia này xảy ra khủng hoảng. Ngoài ra những công trình nghiên cứu
này còn viết them về một số viễn cảnh cho tình hình cuộc sống ở hai quốc gia
đầy biến động này. Từ sau năm 1989, những học giả ủng hộ và không ủng hộ
quan điểm can thiệp nhân đạo liên tục đưa ra những luận điểm trái chiều để
chứng minh về bản chất thật sự của hành động này. Bên cạnh đó, xu thế nghiên
11


cứu về can thiệp nhân đạo nhằm mục đích áp dụng hoạt động này một cách hiệu
quả hơn cũng xuất hiện.
4) Đối tượng nghiên cứu của đề tài:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài chính là Vấn đề can thiệp nhân đạo trong
quan hệ quốc tế hiện nay. Cách tiếp cận đề tài là dưới góc độ quan hệ quốc tế,
không phải dưới góc độ nghiên cứu chính sách.
5) Phạm vi nghiên cứu đề tài:
Phạm vi thời gian:
Đề tài tập trung nghiên cứu vấn đề can thiệp nhân đạo từ sau Chiến tranh
lạnh cho đến nay.
Phạm vi không gian:
Đề tài tập trung chủ yếu vào việc nghiên cứu vấn đề can thiệp nhân đạo
thông qua hai trường hợp điển hình mà Mỹ có những chính sách hành động hoàn
toàn trái ngược nhau: Rwanda và Kosovo. Hai trường hợp được lựa chọn để
nghiên cứu trong đề tài là hai trường hợp hoàn toàn trái ngược nhau. Cụ thể, mức
độ diệt chủng ở Rwanda cao hơn so với Kosovo nhưng sự can thiệp vào Kosovo
lại cao hơn sự can thiệp vào Rwanda. Qua đó luận văn sẽ chứng minh được
những lý do thật sự dẫn đến những khác biệt trong phản ứng của chính quyền
này với hai đối tượng quốc gia khác nhau.

6) Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài:
Dựa trên cơ sở lý luận về chủ quyền quốc gia, nhân quyền và lý thuyết về
can thiệp nhân đạo, đề tài tập trung phân tích vào một số trường hợp điển hình
liên quan đến can thiệp nhân đạo được thực hiện bởi Mỹ và các quốc gia phương
Tây để rút ra các quan điểm khác nhau của cộng đồng quốc tế trước những cuộc
khủng hoảng điển hình của thế giới. Trong đó quan điểm và những phản ứng của
chính quyền Mỹ được chú trọng nghiên cứu, phân tích dưới nhiều góc độ khác
nhau. Từ những kết quả thu thập được, đề tài tiếp tục tìm hiểu về những động lực
12


bên trong hình thức can thiệp này để đưa ra những nhận xét, đánh giá và khuyến
nghị mang tính khả thi cho chính sách đối ngoại của quốc gia trong tương lai.
7) Phương pháp nghiên cứu đề tài:
Phương pháp:
Đề tại được thực hiện dựa trên các phương pháp phân tích, hệ thống, lịch
sử, Case-study, lý trí, quan sát, xử lý thông tin, phân tích tài liệu. Bên cạnh đó
luận văn còn sử dụng các biện pháp tổng hợp, so sánh, nghiên cứu, đánh giá các
sự kiện và quan điểm
Cơ sở lý luận:
Đề tài được thực hiện dựa trên những cơ sở lý luận về chủ quyền quốc
gia, nhân quyền và học thuyết can thiệp nhân đạo. Đây là nguồn thông tin đã
được nghiên cứu sâu rộng được trích dẫn từ những nguồn tài liệu đáng tin cậy.
Lý thuyết phê phán, chủ nghĩa kiến tạo đề cao vai trò con nguời được vận
dụng để đưa ra những lập luận phân tích, đánh giá vấn đề can thiệp nhân đạo
được đề cập trong đề tài.
8) Mục đích nghiên cứu đề tài:
Đề tài được nghiên cứu nhằm mục đích nâng cao nhận thức về vấn đề can
thiệp nhân đạo để nêu rõ những nguy cơ Việt Nam phải đối diện, điển hình là về
tôn giáo, nhân quyền. Từ đó đóng góp thêm những khuyến nghị để Việt Nam có

những động thái thích hợp để giữ được vị thế trong quan hệ quốc tế.
9) Cấu trúc của luận văn:
Mở đầu
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ CAN THIỆP NHÂN
ĐẠO
Nội dung của chương đề cập đến những khái niệm, quy chế pháp lý về
chủ quyền, nhân quyền. Riêng về vấn đề can thiệp nhân đạo, ngoài khái niệm và
quy chế pháp lý, đề tài còn trình bày thêm về các hình thức cũng như thực trạng
chung của tình hình can thiệp nhân đạo hiện nay trong quan hệ quốc tế. Những
13


thay đổi về vấn đề chủ quyền, nhân quyền trong thế giới đương đại cũng được
phân tích chi tiết để nhấn mạnh về vai trò của chủ quyền, nhân quyền trong các
lập luận, đánh giá về vấn đề can thiệp nhân đạo.
Chương 2: VẤN ĐỀ CAN THIỆP NHÂN ĐẠO TRONG MỘT SỐ
TRƯỜNG HỢP ĐIỂN HÌNH
Việc tập trung phân tích hai cuộc khủng hoảng Rwanda và Kosovo, những
trường hợp can thiệp nhân đạo điển hình trong quan hệ quốc tế nhằm mục đích
nêu bật lên sự khác biệt trong phản ứng của Mỹ, NATO và các nước phương Tây
trước tình hình biến động chính trị của thế giới. Những tính toán về lợi ích quốc
gia và lợi ích cá nhân của các chính trị gia luôn đóng vai trò hàng đầu chi phối
những hành động của các quốc gia lớn trước những quốc gia được coi là “đang
vi phạm nghiêm trọng nhân quyền của con người”. Qua những phân tích, đánh
giá khách quan của cộng đồng thế giới nói chung và của bản thân nói riêng, bản
chất thực sự của các hành động can thiệp nhân đạo đã được rút ra rõ ràng với
những dẫn chứng và lập luận xác thực.
Chương 3: ĐÁNH GIÁ, KHUYẾN NGHỊ
Sau những phân tích lập luận xung quanh vấn đề can thiệp nhân đạo,
chương 3 đúc kết lại những đặc điểm về các xu hướng can thiệp nhân đạo và

những vấn đề còn gây nhiều tranh cãi trong hành động này trong quan hệ quốc
tế. Từ đó, các khuyến nghị được nêu ra như giải pháp “trách nhiệm bảo vệ” thay
thế cho “can thiệp nhân đạo” trong tương lai cùng những vấn đề cần lưu ý về chủ
quyền và nhân quyền trong chính sách đối ngoại của đất nước.
Kết luận
Danh mục tài liệu tham khảo

14


Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ CAN THIỆP NHÂN ĐẠO
Can thiệp nhân đạo là hành động của các quốc gia lớn can thiệp vào một
quốc gia được đánh giá đang rơi vào tình trạng “khủng hoảng về nhân đạo” để
cứu lấy những giá trị quyền con người ở đó. Khi hành động này xảy ra, khái
niệm về chủ quyền quốc gia của nước sở tại cũng không giữ được tính nguyên
vẹn vốn có. Chính vì vậy, vấn đề nhân quyền, chủ quyền đã trở thành những cơ
sở lý luận liên quan trực tiếp đến can thiệp nhân đạo. Đây là hai phạm trù có vai
trò tương đương nhau, liên quan trực tiếp đến nhau.
1.1)

Chủ quyền quốc gia

1.1.1) Các khái niệm, quan niệm khác nhau về chủ quyền quốc gia
Khái niệm về chủ quyền quốc gia được khởi xướng đầu tiên bởi Jean
Bodin, một học giả, một triết gia người Pháp. Ông cho rằng chủ quyền là quyền
thường xuyên, quyền tuyệt đối của Nhà nước, quyền cai trị thần dân, thứ quyền
lực vĩnh hằng, không bao giờ thay đổi, không quyền lực nào có thể thay thế..
Học thuyết này được thừa nhận rộng rãi và là cơ sở để hình thành nên nguyên tắc
chủ quyền ở các phương diện khác nhau theo quan điểm tư sản. Năm 1576, cùng
với sự phát triển của Chủ nghĩa Tư bản, ông là người đầu tiên đã đưa ra lý thuyết

về chủ quyền quốc gia trong Sáu cuốn sách về nhà nước (Six books of the
Commonwealth) với khái niệm cùng những phân tích về chủ quyền. Tuy nhiên
đến năm 1648 cho đến khi Hiệp ước Westphalia được ký kết để kết thúc Cuộc
chiến tranh 30 năm của các quốc gia châu Âu thì vấn đề chủ quyền quốc gia mới
được xác nhận về mặt pháp lý quốc tế và đặt ra như một khái niệm nền tảngchi
phối mối quan hệ giữa các nước có liên quan.
Thời bấy giờ, một quan niệm khác về chủ quyền cũng rất thịnh hành khi
cho rằng chủ quyền là quyền lực tối cao của Nhà nước. Chúng ta có thể thấy rõ
tính chất về học thuyết về chủ quyền của các học thuyết tư sản như sau: chủ
quyền chỉ có thể ở các Nhà nước văn minh, còn các nước khác chỉ có quyền trở
thành Nhà nước bị trị, phụ thuộc và thuộc địa.
15


Đặc biệt vào thời kỳ khủng hoảng của Chủ nghĩa Tư bản thì tư tưởng
thịnh hành ở phương Tây lại theo xu hướng hạn chế hay phủ nhận chủ quyền
quốc gia: chỉ có một số nước mạnh mới có chủ quyền, có quyền thôn tính các
nước nhỏ, yếu, có quyền can thiệp vào công việc nội bộ của các nước này.
Còn theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lenin, chủ quyền quốc gia của
Nhà nước xã hội chủ nghĩa là quyền lực của nhân dân lao động, là nền dân chủ
của quần chúng nhân dân lao động, nền dân chủ đối với đa số. Trong hệ thống
pháp luật quốc tế, sự độc lập của quốc gia trong quan hệ quốc tế rất quan trọng
được hiểu như là quốc gia đó không phụ thuộc vào bất cứ quốc gia nào khác.
Sự độc lập này thể hiện ở việc tự do hành động của mỗi quốc gia trong khuôn
khổ pháp luật quốc tế, là sự tự do thể hiện ý chí của quốc gia trong các cuộc
đấu tranh và quá trình xây dựng các nguyên tắc và quy phạm pháp luật quốc tế.
Cũng có quan niệm khác cho rằng quốc gia là một thực thể cấu thành bởi
3 yếu tố: dân cư, lãnh thổ và chính quyền có chủ quyền. Không có chủ quyền thì
không thể tồn tại quốc gia theo đúng nghĩa của nó. Nói đến quốc gia là nói đến
chủ quyền quốc gia. Đây cũng là thuộc tính chính trị-pháp lý không thể tách rời

của quốc gia.
Chủ quyền quốc gia gồm có hai nội dung: quyền tối cao của quốc gia
trong phạm vi lãnh thổ của mình và quyền độc lập của quốc gia trong quan hệ
quốc tế.
Trong phạm vi lãnh thổ của mình quốc gia có quyền tối cao về lập pháp,
hành pháp và tư pháp. Mọi vấn đề về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của quốc
gia phải do các quốc gia quyết định, các quốc gia khác cũng như các tổ chức
quốc tế không có quyền can thiệp vào. Mọi tổ chức, cá nhân cư trú trên lãnh thổ
của quốc gia phải tuân thủ pháp luật của quốc gia, nếu điều ước quốc tế mà quốc
gia ký kết hoặc tham gia không có quy định khác.
Trong quan hệ quốc tế, quyền độc lập quốc gia thể hiện ở chỗ quốc gia có
quyền tự quyết định mọi vấn đề đối nội và đối ngoại của mình, các quốc gia khác
16


không có quyền can thiệp vào công việc hoặc áp đặt; không có một thế lực nào,
cơ quan nào đứng trên quốc gia, có quyền đặt ra pháp luật và bắt quốc gia phải
thực hiện. Quốc gia chỉ có nghĩa vụ tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của Luật
quốc tế hiện đại, các quy định của điều ước quốc tế mà quốc gia ký kết hoặc
tham gia, đồng thời tôn trọng các tập quán quốc tế cũng như các điều ước quốc
tế do các quốc gia khác ký kết phù hợp với những nguyên tắc cơ bản của Luật
quốc tế hiện đại.
Hai nội dung này của chủ quyền quốc gia gắn bó chặt chẽ, tác động qua
lại đối với nhau. Không có quyền lực tối cao trong phạm vi lãnh thổ của mình,
thì quốc gia không thể độc lập trong quan hệ quốc tế và ngược lại.
Trong điều kiện quá trình quốc tế hóa mọi mặt đời sống xã hội phát triển
rất nhanh chóng, sự tùy thuộc giữa các quốc gia về các mặt ngày càng tăng, nội
dung chủ quyền quốc gia không mất đi. Các quốc gia vẫn là những thực thể độc
lập, có chủ quyền, là những chủ thể của quá trình đó. Quốc gia vẫn thực hiện
quyền lực tối cao trong phạm vi lãnh thổ của mình và độc lập với các quốc gia

khác trên cơ sở bình đẳng trong mối quan hệ tùy thuộc lẫn nhau.
1.1.2) Các nguyên tắc liên quan đến chủ quyền trong quan hệ quốc tế
Nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia trong Luật quốc tế hiện đại
Tôn trọng chủ quyền quốc gia trước hết là tôn trọng quyền lực tối cao của
quốc gia trong phạm vi lãnh thổ quốc gia và độc lập của quốc gia trong quan hệ
quốc tế. Tôn trọng chủ quyền của các quốc gia khác là nghĩa vụ bắt buộc và vô
điều kiện. Điều đó có nghĩa là việc tôn trọng chủ quyền quốc gia của nhau không
tùy thuộc vào sự công nhận lẫn nhau hay tồn tại quan hệ bình thường giữa các
quốc gia với nhau, bởi vì chủ quyền là thuộc tính chính trị-pháp lý của quốc gia,
quốc gia ra đời đương nhiên là chủ thể bình đẳng của Luật quốc tế.
Việc tôn trọng chủ quyền quốc gia cũng có nghĩa là tôn trọng quyền của
mỗi quốc gia tự do lựa chọn cho mình chế độ chính trị, kinh tế - xã hội. Các
quốc gia khác không có quyền phản đối hay bác bỏ sự lựa chọn đó. Việc gây sức
17


ép hay can thiệp nhằm bắt quốc gia từ bỏ chế độ chính trị, kinh tế - xã hội mà
quốc gia đó đã lựa chọn là việc làm phi pháp.
Tôn trọng chủ quyền quốc gia còn có nghĩa là tôn trọng sự thống nhất và
toàn vẹn lãnh thổ quốc gia được ghi nhận và khẳng định trong Hiến chương Liên
hiệp quốc (Điều 2) và nhiều văn kiện quan trọng của Đại hội đồng Liên Hiệp
Quốc, trong đó có tuyên bố của Đại hồi đồng Liên hiệp quốc ngày 24-10-1970
về những nguyên tắc của Luật quốc tế điều chỉnh quan hệ hữu nghị và hợp tác
giữa các quốc gia phù hợp với Hiến chương Liên Hiệp Quốc.
Nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia được ghi nhận trong nhiều văn
bản pháp luật quốc tế khác như: Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị Á Phi năm
1955, Định ước cuối cùng của Hội nghị Helsinky năm 1975 về an ninh và hợp
tác châu Âu, các văn kiện của Phong trào không liên kết, Hiệp định Gevneva
năm 1954 về Việt Nam, Hiệp định Paris năm 1973 về chấm dứt chiến tranh, lập
lại hòa bình ở Việt Nam .v..v..

Nội dung nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia cũng được ghi nhận và
khẳng định ngay trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật khác của nhiều quốc
gia. Điều 14 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992
quy định rằng Việt Nam phát triển hữu nghị và hợp tác với tất cả các nước trên
cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đằng, cùng có lợi ..v..v..
Tôn trọng chủ quyền quốc gia từ chỗ buổi đầu tồn tại dưới dạng tập quán
quốc tế, ngày nay đã trở thành nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế hiện đại, là
luật của luật, không chỉ đơn thuần được thừa nhận rộng rãi và còn được ghi
nhận, khẳng định trong rất nhiều văn bản pháp luật quốc tế đa phương cũng như
song phương, toàn cầu cũng như khu vực, và cả trong các văn bản pháp luật của
các quốc gia.
Nguyên tắc bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia
Tôn trọng bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia là tôn trọng chủ quyền
và các quyền cơ bản của các quốc gia, tôn trọng việc thực hiện các quyền phát
18


sinh từ chủ quyền của mổi quốc gia, đồng thời nghiêm chỉnh thực hiện nghĩa vụ
pháp lý quốc tế của mình. Mọi hành vi ngăn cản quốc gia thực hiện quyền cơ
bản hoặc tước đoạt quyền cơ bản của quốc gia cũng như hành vi vi phạm chủ
quyền của quốc gia đều là hành vi trái pháp luật, phải bị lên án và xử lý theo
pháp luật và tập quán quốc tế.
Bình đằng chủ quyền giữa các quốc gia đồng nghĩa với việc quốc gia đó
có quyền và nghĩa vụ pháp lý quốc tế cơ bản ngang tầm với các quốc gia khác,
được hưởng đầy đủ mọi quyền phát sinh từ chủ quyền của quốc gia mình.
Quyền cơ bản của quốc gia trong quan hệ quốc tế bao gồm:
-Được tôn trọng về quốc thể, về sự thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và chế
độ chính trị, kinh tế-xã hội và văn hóa.
-Được tham gia giải quyết các những vấn đề liên quan đến lợi ích của
mình.

-Được tham gia các tổ chức quốc tế, hội nghị quốc tế và các Điều ước
quốc tế có liên quan, lá phiếu của quốc gia có giá trị ngang nhau;
-Được tham gia xây dựng pháp luật quốc tế, hợp tác quốc tế bình đẳng với
các quốc gia khác;
-Được hưởng các quyền ưu đãi, miễn trừ ngang các quốc gia khác trong
quan hệ quốc tế.
Nguyên tắc bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia được ghi nhận trong
nhiều văn kiện pháp lý quốc tế như Hiến chương Liên Hiệp Quốc (Điều 2),
Tuyên ngôn của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc năm 1970 về nguyên tắc của Luật
quốc tế điều chỉnh quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia phù hợp với
Hiến chương Liên Hợp Quốc, Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị Á-Phi tại
Bangdung năm 1955, Định ước Helsinky năm 1975...
Nguyên tắc dân tộc tự quyết
Nguyên tắc này đảm bảo các quốc gia khác phải tôn trọng quyền của dân
tộc của một quốc gia, và cả chế độ chính trị- kinh tế- xã hội. Mỗi một quốc gia
19


có quyền tự giải quyết các vấn đề nội bộ mà không có sự can thiệp từ bên ngoài.
Quyền dân tộc tự quyết đồng nghĩa với việc xóa bỏ mọi hình thức áp bức, bóc lột
của dân tộc này đối với các dân tộc khác.
Nguyên tắc này được ghi nhận trong nhiều văn kiện pháp lý quốc tế khác
như: Văn kiện của Hội quốc liên và Liên hiệp quốc, Tuyên bố cuối cùng của Hội
nghị các nước Á-Phi tại Bang Dung năm 1955, các văn kiện của Phong trào
không liên kết, Hiệp định Paris năm 1973 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa
bình ở Việt Nam.v.v..
Nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác:
Đây là hệ quả của nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia. Vì vậy nội
dung của nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia chính là
tôn trọng quyền lực tối cao của quốc gia trong phạm vi lãnh thổ quốc gia trong

quan hệ quốc tế.
Những nội dung chính của nguyên tắc này theo tuyên bố của Đại hội đồng
Liên Hiệp Quốc năm 1970 về những nguyên tắc của Luật quốc tế điều chỉnh
quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia phù hợp với Hiến chương Liên
Hiệp Quốc:
-

Cấm can thiệp vũ trang và hình thức can thiệp hoặc đe dọa can thiệp nhằm

chống lại chủ quyền, nền tảng chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội của quốc gia
khác
-

Cấm dùng các biện pháp kinh tế, chính trị .v.v..để bắt các quốc gia khác

phụ thuộc vào mình
-

Cấm tổ chức, khuyến khích , giúp đỡ các phần tử phá hoại hoặc khủng bố

nhằm lật đổ quốc gia khác
-

Tôn trọng quyền của mỗi quốc gia tự lựa chọn cho mình chế độ chính trị,

kinh tế-xã hội và văn hóa phù hợp với nguyện vọng của dân tộc mình.

20



Nguyên tắc bất khả xâm phạm và toàn vẹn lãnh thổ
Nguyên tắc bất khả xâm phạm và toàn vẹn lãnh thổ là một nguyên tắc quan
trọng. Nội dung của nguyên tắc này xoay quanh những vấn đề: Nghiêm cấm xâm
chiếm lãnh thổ bằng cách đe dọa hay sử dụng vũ lực; biên giới quốc gia là ổn
định và bất khả xâm phạm; không được sử dụng lãnh thổ quốc gia khi không có
sự đồng ý của quốc gia chủ nhà cũng như không được sử dụng lãnh thổ của mình
hoặc cho quốc gia khác sử dụng để gây thiệt hại cho quốc gia khác.
Các quốc gia có nghĩa vụ phải tôn trọng nguyên tắc này, không được xâm
phạm, thôn tính, chia cắt hoặc chuyển dịch lãnh thổ, kể cả biên giới của bất kỳ
quốc gia nào cũng như chống lại quy chế pháp lý của lãnh thổ quốc gia.1
1.1.3) Quy chế pháp lý của chủ quyền quốc gia
Quốc gia là người chủ duy nhất hoàn toàn độc lập với các quốc gia khác
quyết định những vấn đề liên quan trực tiếp đến quốc gia mình dựa trên chính sự
lựa chọn tự do của mình. Quốc gia thực hiện chủ quyền thông qua hệ thống các
cơ quan nhà nước, đặc biệt là cơ quan quyền lực cao nhất của quốc gia bằng các
hoạt động lập pháp, hành pháp và tư pháp. Toàn bộ các hoạt động trên đều dựa
vào các văn bản pháp luật do cơ quan nhà nước ban hành. Quy chế pháp lý về
chủ quyền cho quốc gia thường được thể hiện ở những mặt cơ bản sau đây:
Thứ nhất, quốc gia có quyền hoàn toàn tự do lựa chọn cho mình một chế
độ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội phù hợp với cộng đồng dân cư sống trên đó
mà không có sự can thiệp, áp đặt dưới bất kỳ hình thức nào từ bên ngoài
Thứ hai, quốc gia thực hiện quyền tự do hoàn toàn lựa chọn phương
hướng phát triển đất nước, thực hiện những cải cách kinh tế-xã hội phù hợp với
các đặc điểm của quốc gia. Các quốc gia khác phải có nghĩa vụ tôn trọng sự lựa
chọn đó.

1

PTS Đoàn Năng (Chủ biên), Giáo trình Luật quốc tế, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 1997, Tr. 33-39, Tr. 148149


21


Thứ ba, quốc gia tự quy định chế độ pháp lý cho từng vùng lãnh thổ quốc
gia
Thứ tư, quốc gia có quyền sở hữu hoàn toàn đối với tất cả tài nguyên thiên
nhiên và các tư liệu sản xuất, trong đó bao gồm các quyền về khai thác, bảo
quản, sử dụng và xuất khẩu các tài nguyên thiên nhiên đó một cách độc lập.
Thứ năm, quốc gia thực hiện quyền tài phán đối với mọi công dân, tổ chức
(kể cả người nước ngoài và tổ chức quốc tế) hiện đang ở trong phạm vi lãnh thổ
quốc gia. Những thực thể này phải tuyệt đối phục tùng quyền lực của quốc gia
(trừ những trường hợp do điều ước mà quốc gia đó ký kết hoặc tham gia có quy
định khác)
Thứ sáu, quốc gia có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế thích
hợp.Trường hợp quốc gia cho phép đầu tư nước ngoài hoặc sự hoạt động của các
công ty xuyên quốc gia, hoặc sở hữu của người nước ngoài thì quốc gia có quyền
điều chỉnh, kiểm soát đầu tư cũng như sự hoạt động của các hình thức tương tự
theo pháp luật và phù hợp với mục đích của quốc gia, kể cả quốc hữu hóa, tịch
thu tài sản của người.
Như vậy, quyền tối cao của một quốc gia thuộc về nhân dân. Chỉ có nhân
dân mới là người chủ thực sự có toàn quyền cũng như những quyền định đoạt
hợp pháp đối với quốc gia của mình.2
1.1.4) Những thay đổi về chủ quyền trong quan hệ quốc tế hiện nay
Chủ quyền quốc gia đang dần bị suy yếu của các chủ thể phi quốc gia
Sự phát triển của các chủ thể phi quốc gia gồm các tổ chức quốc tế, các
công ty xuyên quốc gia, các phong trào xã hội... đã ảnh hưởng đến chủ quyền
của các quốc gia và ảnh hưởng đến sự ra quyết định của quốc gia đối với bất kỳ
vấn đề gì. Sự đi lên của công nghệ thông tin với tốc độ nhanh với mức chi phí rẻ
đã tạo những điều kiện dễ dàng cho các tổ chức này trong quá trình kết cấu lại và
gây nên ảnh hưởng của các chính sách công và Luật quốc tế. Và để đạt được

2

PTS Đoàn Năng (Chủ biên), Sđd, Tr.146-147

22


những lợi ích và những cam kết đã ký với các tổ chức cũng như các công ty
xuyên quốc gia, chính quyền các nước đã phải nhượng bộ một số điều khoản
nhất định được quy định trong những quy tắc về chủ quyền của một quốc gia.3
Có thể nói rằng toàn cầu hóa trong thế kỷ XX đã nâng tầm quan trọng của
các chủ thể phi quốc gia, khi nhiều vấn đề không thể được giải quyết trong phạm
vi một quốc gia đã được đưa ra các diễn đàn quốc tế và tham khảo thêm quy định
của các tổ chức này. Bước sang thế kỷ XXI các chủ thể phi quốc gia không chỉ
tiếp tục hỗ trợ nhân đạo, hỗ trợ cho các dự án phát triển tổng hợp chú trọng về
tăng trưởng mà còn nhằm hỗ trợ những dự án chú trọng phát triển nhân lực, phát
triển xã hội và bảo vệ môi trường.
Bên cạnh đó, trong bối cảnh phát triển, các chủ thể phi quốc gia đã hoạt
động mạnh mẽ để tạo ra ảnh hưởng tới các chính sách và tập quán cùa các chính
phủ, tới các thể chế phát triển như Liên Hợp quốc, WB, WTO có một ảnh hưởng
rất lớn đến cộng đồng quốc tế. Tiếng nói của các chủ thể này đối với các vấn đề
thuộc mối quan tâm chung của cộng đồng quốc tế ngày càng được các nước và
các tổ chức quốc tế lớn như Liên hợp quốc, các tổ chức ngân hàng, tài chính thế
giới như World Bank (WB) và Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF), Hội đồng Kinh tế-Xã
hội (ECOSOC) của Liên Hợp Quốc quan tâm.4
Sự xuất hiện của của các chủ thể phi quốc gia vô hình chung đã làm cho
chủ quyền quốc gia có phần bị ảnh hưởng trong việc điều chỉnh, kiểm soát đầu
tư cũng như sự hoạt động của các hình thức tương tự theo pháp luật và phù hợp
với mục đích của quốc gia. Nguyên nhân là do sự khác biệt khá lớn trong các
điều khoản quy định của các tổ chức này với Luật pháp và tập quán sinh sống

của mỗi quốc gia.
Bên cạnh đó, các chủ thể phi quốc gia còn có ảnh hưởng rất lớn đến các
nước nhỏ, có nền kinh tế kém và đang phát triển vì chưa thích ứng với những
3

Stephen D.Krasner (2001), Think again: Sovereignty (Foreign Policy No 122)
/>an=47&ItemID=1668

4

23


điều khoản mang tính quốc tế dựa trên sự phát triển của các nước lớn. Tuy nhiên
không phải vì thế mà chủ quyền của các quốc gia lớn không bị ảnh hưởng. Điển
hình như tính mở của hệ thống chính trị Mỹ đã trao cho các chủ thể phi quốc gia
và các quốc gia khác có một vai trò nhất định đối với các quyết định chính trị
của nước này. Ví dụ điển hình là trong việc ký kết Hiệp định thương mại tự do
Bắc Mỹ bao gồm có sự hợp tác giữa Mỹ, Canada và Mexico, Mexico là quốc gia
phát triển kém nhất trong ba nước. Vì vậy họ đã hô hào và vận động mạnh mẽ để
thông qua Hiệp định này nhằm giành lấy quyền lợi lớn cho quốc gia mình. Và
như một điều tất yếu, tính cởi mở trong hệ thống chính trị Mỹ đã biến Mỹ thành
một đối tác ít gây đe dọa. Một số quốc gia giờ đây mạnh dạn ký kết vào những
Thỏa thuận quốc tế do Mỹ bảo trợ vì họ tin rằng điều này sẽ đem lại cho họ một
vai trò nhất định nào đó trong quá trình hoạch định chính sách của Mỹ.
Chủ quyền không còn mang tính tuyệt đối vì cản trở việc giải quyết các
xung đột-nguyên nhân dẫn đến các cuộc can thiệp nhân đạo
Các nhà lãnh đạo của các quốc gia có những quan điểm khá rõ ràng về
quan niệm của chủ quyền là sự kiểm soát độc quyền một vùng lãnh thổ nào đó.
Tuy nhiên, các quan điểm chủ quyền truyền thống hiện nay đang gây khó khăn

cho việc giải quyết một số vấn đề. Ví dụ điển hình là vấn đề của Israel và
Palestine. Cho đến nay, các nhà lãnh đạo thế giới và của các hai quốc gia đều
không tìm ra một cách giải quyết nào mang tính truyền thống cho vùng lãnh thổ
Jerusalem. Tuy nhiên vẫn có thể có những giải pháp thay thế như: phân chia
thành phố thành hai phần trên và dưới lấy mốc từ Núi Đền (Temple Mount theo
chiều thẳng đứng). Lúc này, người Palestine sẽ cai quản phần trên, người Israel
sẽ cai quản phần dưới; hoặc có thể phân chia quyền kiểm soát trên những vấn đề
khác giữa các chính quyền khác nhau..v..v..Bất kỳ một sự lựa chọn nào kể trên
trong thời kỳ này xem ra đều là một giải pháp tích cực cho cả hai phía so với sự
bế tắc và xung đột dai dẳng hiện nay. Tuy nhiên lãnh đạo của hai phía đều gặp
khó khăn trong việc đưa ra biện pháp giải quyết bởi vì họ đứng trước nguy cơ bị
24


tấn công bởi các nhóm đối lập, những người vẫn đang giương cao lá cờ chủ
quyền.
Những nguyên tắc chủ quyền truyền thống cũng gây ra nhiều vấn đề cho
các trường hợp của Tây Tạng. Các nhà lãnh đạo thế giới dự đoán nếu như Tây
Tạng có thể giành được quyền tự trị mà nó đã có thời còn là một quốc gia triều
cống của đế chế Trung Hoa truyền thống thì sẽ tốt hơn cho cả Trung Quốc và
Tây Tạng. Trung Quốc luôn cản trở mong muốn ly khai của Tây Tạng và xem
thủ tướng lưu vong Dalai Lama của vùng đất này là một người kích động tinh
thần ly khai của người dân. Trong khi đó nhiều người dân Tây Tạng vẫn luôn
mong mỏi có ngày giành được độc lập, điển hình thể hiện qua những hành động
phản đối tiêu cực như các vụ tự thiêu. Năm ngoái, tại một cuộc họp báo ở Tokyo,
Đức Đạt Lai Lạt Ma đã cáo buộc Bắc Kinh “diệt chủng văn hóa” ở Tây Tạng và
cho rằng làn sóng tự thiêu chưa từng có là do sự đàn áp ngày càng khắc nghiệt
về văn hóa và tôn giáo Tây Tạng của chính phủ.5 Chính quan niệm về chủ quyền
với những lợi ích quốc gia quan trọng khiến Trung Quốc không bao giờ công
nhận Tây Tạng là một vùng độc lập với đầy đủ các quyền tự trị đi kèm theo.

Chính vì thế mà xung đột ngày càng leo thang mà chưa có một biện pháp giải
quyết nào thích đáng.
Tuy nhiên nếu các nhà lãnh đạo có thể đạt được sự đồng thuận, thuyết
phục các cử tri thì nguyên tắc của chủ quyền quốc gia đôi khi có thể được xâm
phạm một cách sáng tạo nhằm giữ vững lợi ích cho quốc gia đó. Điển hình là
Trung Quốc đã biến Hongkong thành một đặc khu hành chính sau khi nhận
chuyển giao từ Anh, cho phép thẩm phán nước ngoài tham gia Tòa phúc thẩm tối
cao, thuyết phục các nước lớn cho phép Hongkong tham gia vào một số tổ chức
quốc tế cũng như chấp nhận về một loại hộ chiếu cũng như các thỏa thuận thị
thực dành riêng cho Hongkong. Tất cả những điều này đều vi phạm các nguyên

5

/>
25


×