Tải bản đầy đủ (.doc) (88 trang)

Luận văn nghiên cứu ảnh hưởng của công nghiệp hóa và đô thị hóa đến sự biến động đất nông nghiệp huyện đông anh, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.27 MB, 88 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------

Phan Đức Tuấn

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG NGHIỆP HÓA VÀ ĐÔ THỊ
HÓA ĐẾN SỰ BIẾN ĐỘNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP HUYỆN ĐÔNG
ANH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chuyên ngành: Khoa học Môi trường
Mã số: 608502
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TSKH Nguyễn Xuân Hải

Hà Nội


Lời cảm ơn
Để hoàn thành được luận văn này, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, tôi
đã nhận được sự giúp đỡ tận tình và những lời chỉ bảo chân tình từ rất nhiều đơn
vị và cá nhân trong và ngoài trường. Tôi xin ghi nhận và bày tỏ lòng biết ơn tới
những tập thể, cá nhân đã dành cho tôi sự giúp đỡ quý báu đó. Đầu tiên, tôi xin
cảm ơn thầy giáo PGS.TSKH Nguyễn Xuân Hải là người trực tiếp hướng dẫn và
giúp đỡ tôi về mọi mặt để tôi hoàn thành đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy, cô
trong Bộ môn Khoa học đất- Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự
nhiên- ĐHQGHN.
Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ của Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng
Kinh tế, Phòng Thống kê huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội và Ủy ban nhân


dân các xã đã tạo điều kiện về thời gian và cung cấp số liệu cho đề tài này.
Cảm ơn sự động viên và giúp đỡ của gia đình, người thân, bạn bè trong quá
trình học tập và thực hiện luận văn này.
Tác giả luận văn

Phan Đức Tuấn


.......................................................................................................................................... 2
DANH MỤC BẢNG............................................................................................................. 3
LỜI MỞ ĐẦU...................................................................................................................... 1
Chương 1- TỔNG QUAN TÀI LIỆU...................................................................................2

1.1 Một số khái niệm ..............................................................................................2
1.2 Nghiên cứu ngoài nước......................................................................................3
1.3 Nghiên cứu trong nước....................................................................................10
Chương 2- ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....................29

2.1 Đối tượng nghiên cứu......................................................................................29
2.2 Nội dung nghiên cứu........................................................................................29
2.3 Phương pháp nghiên cứu................................................................................30
Chương 3- KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...............................................................................31

3.1 Điều kiện tự nhiên huyện Đông Anh..............................................................31
3.2 Điều kiện kinh tế- xã hội.................................................................................38
3.3 Ảnh hưởng của công nghiệp hóa, đô thị hóa đến diện tích đất nông nghiệp
khu vực nghiên cứu...............................................................................................40
3.3.1 Tình hình phát triển công nghiệp......................................................................40
3.3.2 Tình hình phát triển đô thị.................................................................................43
3.3.3 Ảnh hưởng của công nghiệp hóa, đô thị hóa đến diện tích đất nông nghiệp....45


3.4 Ảnh hưởng của công nghiệp hóa, đô thị hóa đến chất lượng đất nông
nghiệp khu vực nghiên cứu...................................................................................53
3.5 Nguyên nhân làm suy giảm chất lượng đất nông nghiệp do quá trình công
nghiệp hóa, đô thị hóa...........................................................................................61
3.6 Đề xuất các biện pháp trong quản lý và sử dụng hiệu quả quỹ đất nông
nghiệp..................................................................................................................... 63
3.6.2 Giải pháp giáo dục môi trường.........................................................................65
3.6.3 Giải pháp quan trắc môi trường........................................................................66
3.6.4 Giải pháp công nghệ xử lý chất thải.................................................................66
3.6.5 Giải pháp về khoa học công nghệ....................................................................67
KẾT LUẬN........................................................................................................................ 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................................69
PHỤ LỤC.......................................................................................................................... 72



DANH MỤC BẢNG

Nội dung

tr.

Bảng 1.1 Danh sách các KCN đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
tính đến tháng 10 năm 2009 ở các tỉnh trong vùng KTTĐPB

18

Bảng 1.2. Dân số và tỷ lệ đô thị hóa các tỉnh vùng KTTĐPB


21

Bảng 1.3. Diễn biến diện tích năng suất sản lượng một số cây trồng chính

23

của 4 tỉnh thành phố: Hà Nội, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hải Dương
Bảng 1.4. Giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá cố định 1994

28

Bảng 1.5. Giá trị sản xuất bình quân/ha đất canh tác (giá trị thực tế)

28

Bảng 3.1. Phân bố sử dụng đất đai trong toàn huyện Đông Anh

35

Bảng 3.2. Dân số huyện Đông Anh tính từ năm 2005 đến năm 2011

40

Bảng 3.3. Cơ cấu dân số huyện Đông Anh chia theo giới tính

40

Bảng 3.4. Tỷ suất sinh tính từ năm 2005 đến năm 2011

40


Bảng 3.5. Danh sách các công ty trong khu công nghiệp, chế xuất huyện

43

Đông Anh
Bảng 3.6. Dân số và tỷ lệ đô thị hóa huyện Đông Anh

45

Bảng 3.7. Biến động sử dụng đất nông nghiệp từ năm 2000 đến năm 2005

47

Bảng 3.8. Biến động đất lâm nghiệp giai đoạn 2000- 2005

48

Bảng 3.9. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Đông Anh năm 2006

49

Bảng 3.10. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm từ năm 2008- 2011

51

Bảng 3.11. Biến động sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2006- 2011

53


Bảng 3.12. Cơ cấu sử dụng đất phần nông thôn đến năm 2020 huyện Đông Anh

54

Bảng 3.13. Thành phần dinh dưỡng trong bùn cát sông Hồng và sông Đuống

56

Bảng 3.14. Kết quả phân tích nước thải

63

Bảng 3.15. Hàm lượng kim loại nặng trong một số loại phân bón hóa học

65

(mg/kg)
Bảng 3.16. Hàm lượng kim loại nặng trong một số loại phân hữu cơ

DANH MỤC HÌNH

65


Nội dung

tr.

Hình 1.1. Các nguyên nhân làm suy thoái đất tại châu Á- Thái Bình Dương


9

Hình 3.1. Giá trị trung bình của As trong nước khu vực nghiên cứu

57

Hình 3.2. Giá trị trung bình của Hg trong nước khu vực nghiên cứu

57

Hình 3.3. Giá trị trung bình của Cd trong nước khu vực nghiên cứu

58

Hình 3.4. Giá trị trung bình của Pb trong nước khu vực nghiên cứu

59

Hình 3.5. Giá trị trung bình của Pb trong đất khu vực nghiên cứu

60

Hình 3.6. Giá trị trung bình của Cd trong đất khu vực nghiên cứu

61

Hình 3.7. Giá trị trung bình của Hg trong đất khu vực nghiên cứu

61


Hình 3.8. Giá trị trung bình của As trong đất khu vực nghiên cứu

62


BẢNG KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BH

Bắc Hồng

BVMT

Bảo vệ môi trường

CL

Cổ Loa

CNH

Công nghiệp hóa

ĐTH

Đô thị hóa

ĐBSH

Đồng bằng sông Hồng


GDP

Tổng sản phẩm nội địa

KC

Kim Chung

KCN

Khu công nghiệp

KN

Kim Nỗ

KTTĐPB

Kinh tế trọng điểm phía Bắc

KTXH

Kinh tế xã hội

NH

Nam Hồng

QCVN


Quy chuẩn Việt Nam

QH&TKNN

Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp

TD

Tiên Dương

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

UBND

Ủy ban nhân dân

VN

Vân Nội


LỜI MỞ ĐẦU

Sau khi mở rộng, diện tích đất nông nghiệp Hà Nội mới có khoảng 192 nghìn

ha (chiếm 54,7% diện tích tự nhiên), trong đó đất sản xuất nông nghiệp trên 160
nghìn ha. Diện tích đất này được quy hoạch đến năm 2020 nhằm:
Phát triển nông nghiệp sinh thái, ven đô hình thành các vùng sản xuất hàng
hóa quanh các đô thị, các vành đai rau an toàn, hoa, cây ăn quả sạch, phát triển rừng
và cây xanh phục vụ cho các đô thị, khu công nghiệp, đảm bảo môi trường sinh thái
của Thủ đô.
Từng bước ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, trước mặt tập
trung vào khâu chọn giống, công nghệ canh tác tiên tiến và các sản phẩm mũi nhọn,
xây dựng các trung tâm công nghệ cao.
Sản xuất nông nghiệp Hà Nội sẽ tập trung chủ yếu vào các sản phẩm có thế
mạnh của Thủ đô.
Quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa ở Thành phố Hà Nội, bên cạnh những
mặt tích cực là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xã hội nhanh để cải thiện chất lượng
cuộc sống của con người, tất yếu sẽ phát sinh hàng loạt các vấn đề quan tâm: sự gia
tăng mật độ dân số và phương tiện giao thông, đất đai bị suy giảm về số lượng và
chất lượng, tài nguyên thiên nhiên được khai thác triệt để hơn, các chất thải ngày
càng gia tăng về chủng loại lẫn số lượng, ô nhiễm môi trường từ đó cũng tăng nếu
không có các biện pháp phòng ngừa, quản lý và xử lý tốt các chất thải.
Trong những năm gần đây, đã có nhiều nghiên cứu có liên quan đến công
nghiệp hóa, đô thị hóa phục vụ cho phát triển bền vững của vùng. Tuy nhiên, các
nghiên cứu này hầu hết tập trung vào 12 vấn đề bảo vệ môi trường nói chung cho
các khu công nghiệp, đô thị. Các nghiên cứu ảnh hưởng đến diện tích đất chỉ mang
tính thông kê, ảnh hưởng đến chất lượng thì hầu như chưa có, ảnh hưởng đến môi
trường đất chỉ mang tính chất cục bộ ở xung quanh một số khu công nghiệp cũ, làng
nghề và một số vùng thâm canh cao. Nhiều mô hình nông nghiệp công nghệ cao đã

1


được xây dựng đem lại hiệu quả kinh tế cao, nhưng vốn đầu tư lớn, khó áp dụng

trên diện rộng đặc biệt là đối với những hộ nông dân có nhiều đất nông nghiệp bị
thu hồi. Những nghiên cứu về hệ thống các giải pháp để bố trí cơ cấu cây trồng, vật
nuôi thích hợp với điều kiện khí hậu, đất đai của từng vùng trong quá trình công
nghiệp hóa, đô thị hóa nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên một
đơn vị diện tích, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, đáp ứng ngày càng tốt nhu
cầu cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu vẫn khá ít và thiếu tính liên ngành.
Kinh nghiệm của các nước tiên tiến cho thấy, cùng với quá trình công nghiệp
hóa, đô thị hóa, vấn đề bảo vệ và sử dụng hợp lý đất nông nghiệp là rất quan trọng,
đặc biệt vùng đất chuyên canh cho năng suất cao. Vùng ven đô với sản xuất nông
nghiệp, nông thôn ổn định, hiệu quả không chỉ hỗ trợ vùng nội đô mà còn tạo ra sự
phát triển toàn diện, đồng bộ bền vững của cả vùng góp phần xây dựng Thành phố
Hà Nội trở thành trung tâm lớn về chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học công nghệ,
đầu mối giao lưu quốc tế trong xu hướng phát triển bền vững của cả nước. Vì vậy,
cần thiết thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của công nghiệp hóa và đô thị
hóa đến sự biến động đất nông nghiệp huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội”.

Chương 1- TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Một số khái niệm

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn là quá trình chuyển

2


khu vực nông thôn từ nông nghiệp cổ truyền thành khu vực có nền kinh tế thị
trường phát triển với hệ thống phân công lao động đạt trình độ cao, dựa trên nền
tảng kỹ thuật- công nghệ hiện đại và hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu trong khuôn
khổ quá trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa toàn bộ nền kinh tế. Đây cũng là quá
trình đô thị hóa, cải biến xã hội nông thôn lên trình độ văn minh cao hơn, bảo đảm
cho mọi người dân có đời sống vật chất và tinh thần ngày càng được nâng cao.

Đô thị hóa là hiện tượng kinh tế- xã hội liên quan đến các dịch chuyển về
mặt kinh tế- xã hội, văn hóa, không gian, môi trường sâu sắc gắn liền với những
tiến bộ khoa học kỹ thuật, tạo đà thúc đẩy sự phân công lao động, chuyển đổi nghề
nghiệp, hình thành các nghề nghiệp mới; thúc đẩy sự dịch cư vào trung tâm các đô
thị và thúc đẩy phát triển kinh tế làm thay đổi đời sồng xã hội và văn hóa, nâng cao
mức sống người dân và làm thay đổi cả lối sống và hình thức giao tiếp xã hội…
Nông nghiệp hóa đô thị là một ngành sản xuất, chế biến và buôn bán thực
phẩm, chất đốt (thể hiện tính cơ giới cao) dựa trên các vùng đất và mặt nước nằm
xen kẽ, rải rác trong các đô thị và vùng ngoại ô. Theo cách hiểu truyền thống thì
“nông nghiệp đô thị” là nông nghiệp trong các vùng cận thành phố hoặc đang trong
quá trình đô thị hóa. Người ta còn hay gọi với tên gọi khác là nông nghiệp tiền ven
đô thị hay nông nghiệp ven đô [9].
1.2 Nghiên cứu ngoài nước

1.2.1 Nghiên cứu về mối quan hệ tương tác giữa phát triển công nghiệp và đô
thị đến phát triển nông nghiệp và nông thôn
Hiện nay, trên thế giới có nhiều quan điểm về vấn đề này. Trong đó, có thể
kể tới 3 quan điểm tiếp cận là:
Quan điểm về tích lũy nông nghiệp trong quá trình chuẩn bị cho công nghiệp
hóa. Theo quan điểm này, B.Johnson, J.Mellor cho rằng phát triển một nền nông
nghiệp vững mạnh và năng động là tiền đề thúc đẩy công nghiệp hóa và tăng trưởng
kinh tế. Quan điểm này thực chất nhấn mạnh vào việc khai thác càng nhiều càng
càng tốt các nguồn lực của nông nghiệp và nông thôn để phục vụ cho công nghiệp

3


hóa- đô thị hóa, coi nông nghiệp là nguồn tích lũy để phát triển công nghiệp.
Lý thuyết phát triển công nghiệp hóa tập trung mà đại diện là Geoffrey,
Hainsworth, Richard Bergeron… coi việc phát triển kinh tế trên cơ sở thúc đẩy

nhanh phát triển công nghiệp và dịch vụ, bỏ qua phát triển nông nghiệp. Lý thuyết
này hầu như không chú ý tới các vấn đề phát triển nông nghiệp và nông thôn, coi
nông thôn là địa bàn cấp đất cho đô thị hóa và là thị trường cung cấp lao động cho
công nghiệp.
Lý thuyết phát triển cân bằng mà đại diện là E.F.Schumachor, David
C.Colander, Ray Cohn, Mark Morlork, cho rằng: trong kinh tế, khái niệm trung tâm
của sự khôn ngoan là tính bền vững. Lý thuyết này coi trọng đầu tư cho nông
nghiệp trên cơ sở tích lũy từ nông nghiệp và thương mại quốc tế, đề cao vai trò chủ
động của con người là trọng tâm phát triển nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả và
lợi nhuận trong sản xuất.
Các nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới về phát triển đô thị và sản xuất nông
nghiệp cũng đã chỉ ra rằng: việc mở rộng đô thị trước hết lấy vào đất nông nghiệp
và các khu vực cư trú của các sinh vật khác như vùng đật ngập nước, rừng… để mở
mang đường xá, nhà cửa, các khu công nghiệp, thương mại du lịch, phát triển cơ sở
hạ tầng và tập trung dân cư nên các hệ sinh thái trong đô thị có thể bị phá hoại hoặc
được quản lý chặt chẽ. Nhiều sức ép về môi trường cũng làm thay đổi các yếu tố tự
nhiên của các hệ sinh thái đô thị. Thảm thực vật bị ô nhiễm ở mức độ cao, các sông
ngòi tự nhiên bị bồi lắng và lấp dần bởi rác và các chất ô nhiễm khác, bề mặt che
phủ bị bê tông hóa làm ngăn cản nguồn nước mưa bổ sung cho nước dưới đất…[1].
1.2.2 Nghiên cứu ảnh hưởng của công nghiệp hóa, đô thị hóa đến số lượng
đất nông nghiệp
Kinh nghiệm của các nước châu Á vốn lấy cây lúa nước là cây lương thực
chính cho thấy qua mấy chục năm tiến hành công nghiệp hóa, đô thị hóa thì tỷ lệ
mất đất canh tác từ 0,2- 2%/năm. Tỷ lệ mất đất canh tác trong thập niên 1980- 1990
của Trung Quốc là 0,5%/năm, Hàn Quốc 1,4%/năm, Đài Loan 2%/năm, Nhật Bản

4


1,6%/năm. Diện tích đất canh tác bị mất chủ yếu là đất lúa đã đe dọa an ninh lương

thực. Để tăng sản lượng, nhiều nước đã tăng năng suất bằng cách sử dụng phân bón
hóa học với liều lượng cao và kết quả là làm cho môi trường đất bị ô nhiễm.
Trung Quốc: trong những năm 1990, thời kỳ đầu của quá trình cải cách, mở
cửa, tốc độ đô thị hóa của Trung Quốc diễn ra rất nhanh chóng. Diện tích đất canh
tác ngày càng bị thu hẹp, ước tính diện tích đất canh tác bị mất hàng năm trên 1
triệu ha, trong khi dân số Trung Quốc vẫn tiếp tục tăng. Để giải quyết vấn đề này
chính phủ Trung Quốc đã xây dựng các mô hình xí nghiệp hương trấn (tên gọi
chung của các xí nghiệp hoạt động ở nông thôn) hoạt động như các doanh nghiệp
ngoài quốc doanh nhằm chuyển giao các thành tựu của công nghệ sinh học (lai tạo
giống lúa, cây trồng và vật nuôi), thủy lợi hóa, cơ giới hóa và hóa học hóa nông
nghiệp tại các vùng nông nghiệp ven đô để tạo ra sản phẩm hàng hóa có giá trị kinh
tế cao phục vụ cho cư dân đô thị và xuất khẩu.
Nhật Bản: quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa tại Nhật Bản diễn ra trong
thời gian trước khi trở thành một cường quốc về công nghiệp. Tài nguyên đất đai
của Nhật Bản hạn hẹp với diện tích đất canh tác nông nghiệp chưa đầy 14% diện
tích lãnh thổ và chỉ có khoảng 0,8 ha đất nông nghiệp trên một gia đình. Vào giai
đoạn 1979- 1999, diện tích đất nông nghiệp giảm bình quân 1%/năm (tương đương
với 48,7 nghìn ha/năm), diện tích này chuyển sang mục đích phát triển đô thị và
hình thành các khu công nghiệp. Theo số liệu thống kê, diện tích đất nông nghiệp
giảm từ 5,4 triệu ha xuống còn 4,9 triệu ha, và tỷ trọng nông nghiệp của Nhật Bản
chiếm chưa đầy 1% tổng giá trị sản xuất hàng năm (số liệu năm 2007).
Trình trạng thiếu lao động trầm trọng vào cuối thập niên 50, xu hướng này
kéo dài cho tới tận ngày nay là một thách thức lớn đối với quá trình phát triển kinh
tế. Sau khi bắt đầu tăng trưởng kinh tế nhanh chóng ở những năm 50 của thế kỷ 20,
nhu cầu lớn về lao động tại các trung tâm công nghiệp đô thị khiến cho càng nhiều
người rời bỏ nông thôn. Một phần lớn trong lực lượng làm nghề nông khi đó là
những người trên 45 tuổi. Bên cạnh đó, rất nhiều người chỉ làm nghề này theo thời

5



vụ và hơn một nửa lực lượng lao động là phụ nữ. Nếu năm 1960, 26,8% lực lượng
lao động là nông dân thì đến năm 1995 chỉ còn 5,1%, và đến năm 2005 số cư dân
trong khu vực nông thôn chỉ còn khoảng 21% so với tổng dân số toàn quốc.
Để đảm bảo an ninh lương thực, tăng thu nhập cho người lao động ở khu vực
nông thôn và những người bị mất đất canh tác, Chính phủ Nhật Bản đã xây dựng
một đường lối phát triển trong nông nghiệp để củng có và xây dựng một hệ thống
nông nghiệp bền vững hướng tới xuất khẩu các mặt hàng đặc biệt với giá trị kinh tế
cao ra nước ngoài. Việc phát triển sản xuất tập trung vào các mặt hàng nông sản
thực phẩm có giá trị kinh tế cao, sử dụng ít công lao động, không chiếm nhiều diện
tích, đưa các quy trình tiến bộ về công nghệ sinh học vào sản xuất (sản xuất trong
nhà kính, nhà lưới, nuôi trồng thủy canh…). Hình thành các trang trại canh tác lúa
quy mô lớn, áp dụng biện pháp canh tác tiên tiến nhằm làm giảm giá thành và tăng
năng suất cây trồng, các mạng lưới thu mua sản phẩm tiếp cận trực tiếp với người
sản xuất.
Hàn Quốc: cách đây 30 năm tổng sản phẩm quốc nội của Hà Quốc chỉ đứng
ngang với các nước nghèo châu Phi và châu Á thì hiện nay, tổng sản phẩm quốc nội
của Hàn Quốc xếp hạng 10 trên thế giới. Hàn Quốc cũng là một nước phát triển có
sự tăng trưởng kinh tế nhanh nhất, với tốc độ tăng trương GDP bình quân là 5% mỗi
năm- một phân tích gần đây nhất bởi Goldman Sachs năm 2007 đã chỉ ra GDP bình
quân đầu người của đất nước này nhảy vọt từ 100 USD vào năm 1963 lên mức kỷ
lục 10.000 USD vào năm 1995 và 25.000 USD vào năm 2007.
Trong những năm 1970 đến 1980, kinh tế Hàn Quốc tập trung vào ngành
công nghiệp nặng và sản xuất ô tô. Với sự hỗ trợ của chính phủ, các cơ sở công
nghiệp hình thành nhanh chóng như POSCO, Hyundai Heavy Industries và
Samsung Heavy Industries, Hyundai Kia Automotive Group, đưa Hàn Quốc đứng
vào các nước có nền công nghiệp hóa, đô thị hóa phát triển trên thế giới.
Tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp của Hàn Quốc là 2,1 triệu ha (chiếm
17% diện tích bán đảo Triều Tiên), quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa đã làm


6


diện tích đất nông nghiệp của Hàn Quốc mất hàng năm khoảng 1,4%/năm (28,8
nghìn ha/năm) cho phát triển công nghiệp, du lịch và các hoạt động ngoài nông
nghiệp. Việc hình thành các khu công nghiệp, đô thị đã lấy đi những vùng đất mầu
mỡ của Hàn Quốc và gây xói mòn đất đai, ô nhiễm do rác thải sinh hoạt và sản xuất,
sức khỏe của con người bị đe dọa. Để sản xuất nông nghiệp trong điều kiện đất canh
tác vùng ven đô ít, giá công lao động cao, từ đầu những năm 1990 nông nghiệp Hàn
Quốc chuyển sang nông nghiệp công nghệ cao nhờ ứng dụng thành tựu của công
nghệ sinh học, hóa học và điện tử vào nông nghiệp.
Đài Loan: diện tích đất canh tác của Đài Loan rất nhỏ chỉ khoảng 851,5
nghìn ha và có tới 72% hộ nông dân có dưới 1 ha đất canh tác. Do ảnh hưởng của
quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa, diện tích đất canh tác nông nghiệp hàng
năm bị mất khoảng 17,03 nghìn ha, trong đó hình thành 128 cụm điểm dân cư thành
thị với 5,97 nghìn ha. Do diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp và dân số
lao động nông nghiệp ngày càng giảm nên nông nghiệp chủ yếu áp dụng ở quy mô
sản xuất nhỏ có tính chất gia đình với các biện pháp thâm canh và thực hiện cơ giới
hóa. Diện tích đất trồng lúa giảm để chuyển sang trồng rau, quả phục vụ cho nhu
cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Dân số và lao động nông nghiệp ngày càng
giảm và chuyển lên các khu công nghiệp, đô thị tập trung. Theo số liệu thống kê tại
Đài Loan nào năm 1994, tổng số đất canh tác nông nghiệp đã chuyển sang sử dụng
cho các khu đô thị và công nghiệp không dưới 370 nghìn ha, 55% lực lượng lao
động được tuyển dụng trong ngành dịch vụ. Ngoài ra, một số lớn nhân viên được
thu dụng vào các cơ quan xã hội, phục vụ cá nhân cũng như cộng đồng, những công
ty tài chính, bảo hiểm và bất động sản [13].
1.2.3 Nghiên cứu ảnh hưởng của công nghiệp hóa, đô thị hóa đến chất lượng
đất nông nghiệp
Theo kết quả nghiên cứu của Bộ Nông nghiệp Mỹ, trong những năm 19701980, do ảnh hưởng của công nghiệp hóa, những vùng đất mầu mỡ thích hợp cho
canh tác nông nghiệp bị lấy đi, sản xuất lương thực chuyển lên các vùng đất cao,


7


chặt phá rừng và canh tác trên đất dốc không có các biện pháp bảo vệ đất đã làm
cho đất tại các khu vực canh tác bị xói mòn nghiêm trọng. Hàng năm tại các vùng
đất canh tác nông nghiệp của Mỹ mất khoảng 3 tỷ tấn đất mặt. Để khắc phục tình
trạng này, Chính phủ và Bộ Nông nghiệp Mỹ đã phải tiêu tốn khoảng 2 tỷ USD để
phục hồi 16 triệu ha đất canh tác chuyển sang phương thức trồng cỏ và trồng rừng.
Kết quả là đến giai đoạn 1991- 1995, diện tích được phục hồi. Để khắc phục hậu
quả các chất độc hại tồn dư trong đất và làm sạch nguồn nước, Chính phủ Mỹ đã
phải chi rất nhiều tiền vào công tác này, lợi nhuận của nông nghiệp Mỹ mất đi
khoảng 1,2 tỷ USD/năm.
Các nguyên nhân làm cho đất bị ô nhiễm gồm:
Đất đai bị thoái hóa.
Chặt phá rừng đầu nguồn.
Suy giảm lượng nước dự trữ trong đất về số lượng và chất lượng, suy giảm
lượng nước ngầm.
Suy giảm nguồn tài nguyên biển và bờ biển, mất hệ sinh thái hoặc suy giảm
hệ sinh thái, sinh vật.
Đất đai bị nhiễm mặn.
Rác thải, chất thải công nghiệp và đô thị ngấm vào đất.
Sử dụng các chất độc hại, tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật.
Đất đai bị xói mòn, sa mạc hóa và hoang mạc hóa.
Quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa đã nảy sinh ra vấn đề ô nhiễm chất
thải ảnh hưởng đến môi trường đất. Trung quốc là nước có tốc độ công nghiệp hóa
và đô thị hóa cao nhất tại châu Á hiện tại, hàng năm lượng chất thải công nghiệp và
đô thị tạo ra rất lớn. Năm 1990, cứ tạo ra được 1 USD sản phẩm thì Trung Quốc
cũng tạo ra 2 kg chất thải công nghiệp (EASCAP,1995). Tuy nhiên, lượng rác thải
này giảm đi chút ít vào năm 1995 thế kỷ 20 và môi trường cũng giảm bớt đi sự ô

nhiễm (NEPA, 1993).

8


Nông nghiệp tại các nước châu Á- Thái Bình Dương là ngành sản xuất chủ
yếu từ hàng thế kỷ qua. Nhưng gần đây, đất đai dùng cho sản xuất nông nghiệp bị
thu hẹp, để tạo ra năng suất cao người lao động đã sử dụng phân hóa học, thuốc trừ
sâu, chất kích thích sinh trưởng với một số lượng lớn, nồng độ cao và do đó gây ô
nhiễm đất, xói mòn đất đai và gây hại cho con người.
Hình 1.1. Các nguyên nhân làm suy thoái đất tại châu Á- Thái Bình Dương

(Nguồn: [1])
Thống kê của FADINAP năm 1993 cho thấy: Sản xuất nông nghiệp tại các
nước thuộc châu Á- Thái Bình Dương đã sử dụng một số lượng lớn phân bón hóa
học, nếu trong những năm 1968-1970 lượng phân bón sử dụng khoảng 11 triệu tấn
thì đến những năm 1988- 1990 lượng phân bón này là 52 triệu tấn. Sản xuất nông
nghiệp tại các nước Bắc Hàn, Nam Hàn, Trung Quốc, Malaysia bình quân sử dụng
125 kg phân bón hóa học/ha (EASCAP, 1995).
Tại khu vự châu Á- Thái Bình Dương hiện có khoảng 25% trong tổng số
diện tích đất dành cho sản xuất nông nghiệp bị xói mòn và nghèo dinh dưỡng như
tại: Bangladesh, Brunei Darussalam, Fiji, Ấn Độ, Indonesia, Lào, Malaysia,
Myanmar, Nepal, Papua New Guinea, Philippines, Quần đảo Solomon Island, Sri
Lanka, Thái Lan và Việt Nam (Dent và ctv, 1992).

9


Đô thị hóa và công nghiệp hóa cũng còn là một nguyên nhân gây nên tình
trạng suy thoái đất, rừng và các hệ động thực vật. Tại Trung Quốc, diện tích đất

nông nghiệp chỉ còn 16,6% so với tỷ lệ trên thế giới là 27%, đất đai bị xói mòn,
mặn hóa, kiềm hóa, ngập úng và khô hạn xảy ra phổ biến; diện tích đất bị xâm thực
chiếm tới 38% tổng diện tích đất đai, diện tích hoang mạc và sa mạc hóa ngày càng
gia tăng, trung bình khoảng 2.460 km 2/năm (WCMC, 1995). Tại các nước châu Âu,
theo ước đoán có từ 1- 3 triệu ha đất bị nhiễm mặn, và các nước vùng Địa Trung
Hải bị ảnh hưởng nhiều nhất. Sự biến đổi khí hậu toàn cầu càng làm cho tình hình
ngày càng tồi tệ hơn (Van- Camp và ctv, 2004).
Đất đai bị axit hóa hay còn gọi là lắng đọng axit trong đất. Nguyên nhân này
thường liên quan đến các vùng có mức độ công nghiệp hóa cao hoặc sự tập trung
khá nhiều các nhà máy công nghiệp. Đất bị axit hóa là kết quả của các khí phát thải
của các nhà máy công nghiệp (có chứa SO2, CO2 hoặc NO3), hoặc trong quá trình
vẫn chuyển băng cơ giới, chôn lấp rác thải. Sau một khoảng thời gian, các chất độc
lắng đọng và kết hợp với nước hoặc các chất có trong đất hình thành nên các axit có
nồng độ cao và gây độc cho cây trồng. Hơn nữa, lượng axit này sẽ phá hủy kết cấu
đất và giải phóng các kim loại nặng khác như nhôm (Al) và mangan (Mn), 2 hợp
chất này gây hại cho cây trồng và làm chua đất ở nồng độ cao. Theo ước tính, tại
Nga có khoảng 5 triệu ha đất canh tác có nồng độ axit cao (UNEP, 2000) và cũng
có khoảng 25% diện tích đất canh tác của Ba Lan có hàm lượng axit đất cao với pH
< 4,5 (Korytkowsky và Wojewódzki, 1993). Một số nghiên cứu về tài nguyên đất
và bảo vệ tài nguyên đất của UNEP đối với châu Âu cho thấy hàng năm các nước
thuộc khu vực này mất khoảng 30 tỷ USD do đất bị lắng đọng axit.
1.3 Nghiên cứu trong nước

1.3.1 Nghiên cứu mối quan hệ tương tác giữa phát triển công nghiệp và đô
thị đến phát triển công nghiệp và nông thôn
Ở Việt Nam, quá trình công nghiệp hóa được thực hiện từ những năm 1960, kể từ
sau đổi mới, nền kinh tế càng phát triển thì quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa diễn ra
càng nhanh. Đến nay số dân cư đô thị đã chiếm tới 28% tổng dân cư toàn quốc với

10



khoảng 700 trung tâm đô thị lớn nhỏ. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đến hết tháng 7 năm
2007 cả nước đã có 150 khu công nghiệp được thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên
32,3 ngàn ha. Việc xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, xây dựng kết cấu hạ tầng
kinh tế- xã hội có vai trò quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa và có tác động rõ
đến phát triển nông nghiệp và nông thôn như: tạo ra thị trường tiêu thụ nông sản, thúc
đẩy nhanh sự chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp, tạo cơ hội cho việc ứng dụng các thành
tựu trong chọn tạo giống, kỹ thuật canh tác,... hình thành các khu nông nghiệp công nghệ
cao để tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hóa đáng kể góp phần thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế. Đồng thời, góp phần chuyển đổi nền nông nghiệp truyền thống, thúc đẩy phát
triển nông nghiệp nông thôn theo hướng nông nghiệp hàng hóa mạnh, có sức cạnh tranh
cao trên thị trường nội địa và xuất khẩu.

1.3.2 Nghiên cứu ảnh hưởng của công nghiệp hóa, đô thị hóa đến số lượng,
chất lượng và sản xuất nông nghiệp
Chỉ tính riêng trong vòng 5 năm từ năm 2001 - 2005 diện tích đất nông nghiệp bị
thu hồi để phục vụ cho xây dựng các khu công nghiệp và mở mang đô thị đã tới 336.440
ha, chiếm gần 4% diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Con số này trong vài năm gần đây
tuy chưa có số liệu khảo sát chính thức nhưng chắc chắn còn lớn hơn. Việc thu hồi đất
chỉ trong 5 năm đó theo khảo sát của Bộ NN&PTNT đã tác động đến đời sống của
627.495 hộ nông dân, 950.000 lao động, trung bình cứ thu hồi 1 ha đất nông nghiệp là
khiến cho 10 lao động nông thôn mất việc làm. Sau khi bị thu hồi, 60% số hộ vẫn chủ yếu
dựa vào sản xuất nông nghiệp, 9% số hộ làm dịch vụ, 6% số hộ sinh kế bằng công
nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, còn lại là các ngành nghề khác. Đáng chú ý là chỉ có 13%
số hộ có thu nhập tăng hơn trước, trong khi có tới 53% số hộ thu nhập giảm so với
trước .

Trong 3 năm từ 2003 - 2005, Viện QH&TKNN đã tiến hành điều tra chỉnh lý
xây dựng bản đồ đất 64 tỉnh/thành thuộc phạm vi cả nước theo một quy trình và

khuôn dạng thống nhất về hệ thống phân loại, về độ dốc và địa hình tương đối.
Riêng các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc đã được thực hiện trong năm
2004. Tất cả các bản đồ này đều đã được số hóa, biên tập và quản lý dưới dạng c ơ
sở dữ liệu. Kết quả tổng hợp được cho thấy toàn vùng có 11 nhóm đất v ới 37 lo ại đất
chính. Mặc dù chất lượng bản đồ đất đã được cập nhật và cải thiện đáng kể, nhưng

trong điều kiện điều tra bổ sung theo tuyến chưa thể chỉnh lý chi tiết được về mức

11


độ và độ sâu xuất hiện kết von, đá lẫn, mức độ glây, sự biến động về loại đất và tính
chất lý hóa học của đất do ảnh hưởng của công nghiệp hóa, đô thị hóa. Vì thế, hạn
chế độ chính xác trong việc đề xuất bố trí sử dụng đất cho từng cây trồng ở quy mô
cấp huyện cũng như vùng chuyên canh .
Nghiên cứu cơ sở khoa học và các giải pháp kinh tế kỹ thuật nhằm phát triển nông
nghiệp, nông thôn ven đô thành phố Hà Nội , Lê Quốc Doanh cho rằng quá trình đô thị

hoá vừa tạo ra những ảnh hưởng tích cực cho nông nghiệp vừa có những ảnh hưởng
tiêu cực. Tích cực là vì nó tạo ra thị trường tiêu thụ sản phẩm, thu hút lao động dư
thừa từ nông nghiệp... Tiêu cực là gia tăng ô nhiễm, ngập úng, mất đất nông nghiệp,
không gian nông thôn bị phá vỡ. Lợi thế của nông nghiệp đô thị so với những vùng
nông nghiệp khác không chỉ là điều kiện tự nhiên, đất đai, khí hậu mà là khoảng
cách với thị trường. Khai thác lợi thế này, nông nghiệp Hà Nội đang hướng đến việc
sản xuất các sản phẩm tươi sống và có khối lượng lớn. Nông nghiệp đô thị Hà Nội
đang phát triển hình thành các vành đai nông nghiệp khác nhau, được phân biệt bởi
các mức độ đa dạng, khả năng thâm canh, khả năng thích ứng với những điều kiện
mới của quá trình đô thị hoá ở mỗi vùng .
Theo Phạm Ngọc Đăng, việc mở rộng không gian đô thị và các khu công
nghiệp sẽ dẫn đến chiếm dụng đất nông nghiệp, ảnh hưởng đến vấn đề an toàn

lương thực quốc gia nói chung và ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân ngoại
thành nói riêng như: mất đất, mất kế sinh nhai, các ảnh hưởng này có tính lâu dài và
phức tạp. Đô thị hóa dẫn đến tài nguyên đất bị khai thác triệt để, tỷ lệ diện tích cây
xanh và mặt nước trong đô thị bị giảm, gây nên ngập úng cục bộ ở nội thành cũng
như ngoại thành. Sản xuất công nghiệp tăng trưởng, phát sinh nhiều chất thải gây ô
nhiễm môi trường nước, đất, không khí và chất thải rắn ngày càng tăng thêm. Đô thị
hóa cũng làm tăng dòng người di dân từ nông thôn ra thành thị làm tăng sức ép về
nhà ở và vệ sinh môi trường đô thị...[4].
Tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, do ảnh hưởng của chính sách thu hút
đầu tư và mở cửa nền kinh tế, vấn đề đô thị hóa và công nghiệp hóa phát triển mạnh

12


mẽ từ những năm đầu thập kỷ 90, khi mà lần đầu tiên có sự đầu tư của nước ngoài
vào lĩnh vực công nghiệp với quy mô lớn tại TPHCM, đó là sự ra đời của khu chế
xuất Tân Thuận (1991) và khu chế xuất Linh Trung (1993), sau đó bắt đầu tăng tốc
khoảng năm 1996 với sự hình thành hàng loạt các KCN ở TPHCM và mở rộng ra
các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương và Bà Rịa Vũng Tàu. Đến năm 2000 vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam đã có 33 khu công nghiệp và khu chế xuất được cấp phép
thành lập với tổng diện tích 7.106 ha, trong đó diện tích đất công nghiệp gần 4.800
ha. Ngoài ra, còn hàng trăm cơ sở sản xuất được cấp phép đầu tư mới, nằm phân bố
rải rác trong vùng. Điều này đã làm trầm trọng thêm những vấn đề hết sức nan giải
trước đó về tình trạng đông dân, ô nhiễm nước và không khí, chất thải rắn, ùn tắc
giao thông và nhiều vấn đề xã hội khác. Đất đai bị thu hẹp, tài nguyên bị khai thác
triệt để hơn và không tránh khỏi nguy cơ bị cạn kiệt .
Để bảo vệ môi trường trong quá trình công nghiệp hóa, đô th ị hóa t ại TPHCM
và vùng phụ cận, Lâm Minh Triết đã đề xuất nhóm các giải pháp tổng thể, trong đó
tập trung vào 7 vấn đề lớn là: (1) Quy hoạch và bố trí hợp lý các KCN, k ết h ợp di d ời
các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm; (2) Tiến hành đánh giá tác động môi tr ường cho các

dự án phát triển kinh tế - xã hội; (3) Thành lập ủy ban quản lý nguồn nước sông Sài
Gòn, Đồng Nai; (4) Xây dựng tiêu chuẩn nước thải riêng cho vùng KTTĐPN (5); Xây
dựng quy chế bảo vệ môi trường cho các khu công nghiệp, khu chế xu ất; (6) Xây d ựng
quy chế bảo vệ môi trường cho các khu dân c ư đô thị, nông thôn v à (7) Xây d ựng h ệ
thống thông tin môi trường trong toàn vùng [24].
Nghiên cứu về hiện trạng môi trường các làng nghề Việt Nam, Đặng Kim Chi
cho rằng 100% làng nghề chế biến nông sản thực phẩm bị ô nhiễm nặng, các làng
nghề gia công kim loại có kim loại nặng vượt tiêu chuẩn cho phép từ 2,5 - 9 lần, các
làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ gây ô nhiễm không khí n ặng. Nguyên
nhân là do các làng nghề có quy mô nhỏ hộ gia đình, công nghệ lạc hậu, th ủ công,
thiếu đồng bộ do hạn chế về vốn đầu tư và trình độ kỹ thuật.
Các kết quả nghiên cứu của Lê Đức, Lê Văn Khoa cho thấy: trong 21 mẫu đất
phân tích ở khoảng cách dưới 30m của làng nghề tái chế chì xã Ch ỉ Đạo huy ện V ăn
Lâm tỉnh Hưng Yên đều có hàm lượng chì lớn hơn 100 ppm, vượt quá tiêu chu ẩn cho
phép từ 3 - 48 lần. Hàm lượng đồng 24 mẫu phân tích ở khoảng cách dưới 300m c ủa

13


làng nghề tái chế đồng xã Đại Đồng huyện Văn Lâm tỉnh Hưng Yên đều vượt quá
tiêu chuẩn từ 1,6 - 6,2 lần... Môi trường đất, nước, không khí b ị ô nhi ễm đã ảnh
hưởng đến sức khỏe cộng đồng dân cư, tác động xấu đến cây trồng vật nuôi, l àm
tăng sự tích lũy các kim loại nặng trong sản phẩm, ảnh hưởng đến sức khỏe ng ười
tiêu dùng.
Các nghiên cứu của Phạm Bình Quyền, Nguyễn Xuân Thành và b ộ môn Th ổ
nhưỡng trường Đại học Khoa học Tự nhiên cũng cho thấy đất đai xung quanh các khu
công nghiệp Văn Điển, Hanel- Sài Đồng, hóa chất Đức Giang... bị ô nhiễm kim lo ại
nặng vượt quá tiêu chuẩn cho phép do ảnh hưởng của các chất thải công nghiệp, đô
thị. Việc ô nhiễm môi trường đất gây ra do sử dụng thuốc bảo vệ thực vật quá mức t ại
các vùng nông nghiệp thâm canh cao cũng đã trở thành vấn đề được quan tâm [22].

Trong quá trình nghiên cứu biến động môi trường do thực hiện quy ho ạch phát
triển kinh tế xã hội, các biện pháp kiểm soát bảo đảm phát triển bền vững vùng ĐBSH,
Phan Huy Chi cho rằng trong thời gian qua ở vùng ĐBSH ô nhi ễm kim lo ại n ặng trong
đất chỉ diễn ra cục bộ ở xung quanh các khu công nghiệp cũ, các làng nghề tái chế kim
loại, ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật xảy ra ở các vùng trồng rau thâm canh cao ngoại
thành Hà Nội. Dự báo đến năm 2010, ô nhiễm NO 3 chỉ xuất hiện cục bộ ở vùng thâm
canh, chuyên canh nông nghiệp, không đến mức đe dọa cả vùng, ô nhiễm hóa chất b ảo
vệ thực vật có xu hướng giảm, ô nhiễm kim loại nặng phụ thuộc nhiều vào mức độ
đầu tư đổi mới công nghệ, khắc phục ô nhiễm của các cơ sở sản xuất...
Mặc dù những nghiên cứu về ô nhiễm kim loại nặng và hóa chất bảo v ệ th ực
vật trong môi trường đất chưa thật đầy đủ và tiêu biểu đối v ới vùng ĐBSH nói chung,
vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc nói riêng. Tuy nhiên, t ừ những nghiên c ứu trên cho
thấy rõ ràng sự tồn tại, hoạt động và xả nước thải, chất thải có chứa kim lo ại nặng t ừ
các khu công nghiệp đã làm gia tăng đáng kể hàm lượng của các nguyên t ố này trong
môi trường đất khu vực lân cận, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và sức khỏe
của người dân trong vùng.
1.3.3 Nghiên cứu về các mô hình nông nghiệp ven đô thị

Với quyết tâm phát triển ngành nông nghiệp theo hướng hiện đại hóa, Chính
phủ, Bộ NN&PTNT đã khuyến khích thành lập một số khu nông nghiệp công nghệ
cao và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước xây dựng các mô

14


hình nông nghiệp công nghệ cao phù hợp với điều kiện kinh tế và điều kiện nhân lực
ở Việt Nam, bước đầu thu được một số kết quả:
Điển hình là công ty TNHH Đà Lạt Hasfarm tổ chức mô hình ứng dụng công
nghệ cao trong sản xuất hoa cao cấp quy mô 24 ha trong đó có 15 ha nhà kính, đạt
năng suất 1,8 triệu cành/ha/năm, xuất khẩu 55% (trong đó 90% sang Nhật Bản).

Nông nghiệp công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh: Trồng rau an toàn
1.663 ha, sản lượng 30.000 tấn/năm, rau trong nhà lưới đạt 120- 150 triệu đồng/ha,
sản xuất cây giống, sinh vật cảnh, nuôi bò sữa, nuôi tôm công nghiệp... cho thu
nhập cao gấp nhiều lần sản xuất truyền thống. Hiện nay, TPHCM đang xây dựng
khu nông nghiệp công nghệ cao hơn 100 ha tại huyện Củ Chi.
Khu công nghệ cao Cầu Diễn- Hà Nội: tại huyện Từ Liêm, đầu tư khoảng 23
tỷ đồng có hệ thống nhà lưới Israel với hệ thống tưới tự động. Cuối năm 2004, trồng
hoa ly nhập từ Hà Lan và trồng bắp cải giống lai F1 của Nhật Bản và cà chua F1
của Mỹ lãi 40- 50 triệu đồng/ ha/vụ.
Khu công nghệ cao tại Hải Phòng: xây dựng mô hình tại xã Mỹ Đức- diện
tích 7,42 ha, đầu tư trên 22,8 tỷ đồng. Hiện đang xây dựng cơ sở hạ tầng và lắp ráp
thiết bị công nghệ nhà lưới, tưới, hệ thống cung cấp dinh dưỡng tự động thông qua
điều khiển bằng máy tính của Israel. Cuối năm 2005 trồng dưa chuột của Israel cho
năng suất 250 tấn/ha/năm, doanh thu đạt trên 1,5 tỷ đồng/ha. Hiện đang trồng thử
nghiệm hoa ly, nhập từ Hà Lan mật độ 250 ngàn cành/ha.
Mô hình công nghệ cao giống cây trồng, vật nuôi của các công ty như: Công
ty giống cây trồng miền Nam, Công ty Đông- Tây, Tổng công ty rau quả, Công ty
TNHH Lâm Đài, Công ty Sơn Thái của Đài Loan, Công ty Thương mại xanh, Công
ty hoa lan Lâm Thăng....
Theo đánh giá của Bộ NN&PTNT, các mô hình nông nghiệp ứng dụng công
nghệ cao mới xuất hiện quy mô sản xuất còn chưa lớn, công nghệ ứng dụng thiếu
đồng bộ,... nên hiệu quả chưa thật cao, cần tổng kết những mô hình đã có, tiếp tục
thử nghiệm và nhân ra sản xuất đại trà. Theo báo cáo ngày 21/11/2003, Bộ

15


NN&PTNT dự kiến xây dựng 19 mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại
19 tỉnh thành phố với mục đích trình diễn làm thay đổi nhận thức của người dân và
là cơ sở để nhân rộng. Các mô hình sẽ được xây dựng gồm: lúa chất lượng cao ở An

Giang, Cần Thơ và Hải Dương; ngô ở Đồng Nai; rau, cà chua và hoa ở Hà Nội, Hải
Phòng, Lâm Đồng và TPHCM; lạc ở Nghệ An và Tây Ninh; dứa Cayen ở Ninh
Bình và Đồng Nai; mía ở Thanh Hóa và Bình Dương; cà phê ở ĐăkLăk; chè ở Sơn
La và Lâm Đồng; cao su ở Bình Thuận; điều ở Bình Phước; nông lâm nghiệp khép
kín ở Thái Nguyên và Gia Lai . Ngoài ra, thành phố Hà Nội đã phối hợp với Viện
Thổ nhưỡng Nông hoá nghiên cứu đưa vào sử dụng phế thải hữu cơ (chủ yếu là rác
thải thành phố) cho sản xuất nông nghiệp đô thị và thử nghiệm cho lúa, bắp cải, cam
Canh và thuốc lá để tăng hiệu quả sử dụng đất, đồng thời sử dụng nguồn rác thải
của thành phố góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Các kết quả nghiên cứu ở trong và ngoài nước cho thấy quá trình công
nghiệp hóa, đô thị hóa là xu hướng tất yếu trong phát triển kinh tế xã hội của mỗi
quốc gia. Bên cạnh những tác động tích cực do quá trình này mang lại, các nghiên
cứu cũng đã xác định được những tác động tiêu cực nảy sinh như: vấn giải quyết
việc làm cho những người dân bị mất đất sản xuất nói chung và đất sản xuất nông
nghiệp nói riêng, vấn đề suy thoái, xói mòn, ngập úng và ô nhiễm môi trường đất
xung quanh các khu công nghiệp, khu đô thị và các làng nghề, vấn đề sử dụng có
hiệu quả đất nông nghiệp ven các đô thị,... đang là những vấn đề bức xúc cần phải
giải quyết.
1.4 Nghiên cứu ảnh hưởng của công nghiệp hóa, đô thị hóa đến sự biến
động đất nông nghiệp vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc
1.4.1 Tình hình phát triển các khu công nghiệp

Tính đến tháng 10 năm 2009, các tỉnh thành phố là Hà Nội, Hải Dương, Bắc
Ninh và Vĩnh Phúc trong vùng KTTĐPB đã có 35 KCN được thành lập theo quyết
định của Thủ tướng Chính phủ với tổng diện tích theo quy hoạch là 8.594,16 ha,
trong đó diện tích sử dụng 5.969,18 ha, diện tích đã cho thuê 2.413,22 ha, đạt tỷ lệ

16



lấp đầy trung bình 40,43%. Việc hình thành các KCN đã tạo động lực lớn cho phát
triển công nghiệp, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở các địa phương, tạo công
ăn việc làm cho người lao động. KCN góp phần thúc đẩy sự hình thành khu đô thị
mới, các ngành công nghiệp phụ trợ và dịch vụ. Tính bình quân 1 ha KCN thu hút
khoảng 70 lao động trực tiếp (trong khi 1 ha đất nông nghiệp chỉ thu hút 10 - 12 lao
động). Thống kê cho thấy phần lớn lao động làm việc trong các khu công nghiệp là
lao động trẻ, có khả năng tiếp thu nhanh chóng kỹ thuật, công nghệ mới, hiện đại,
phương thức quản lý sản xuất tiên tiến. Đồng hành cùng phát triển các khu công
nghiệp, cơ sở hạ tầng kỹ thuật như hệ thống đường, điện nước, thông tin liên lạc,...
tại các khu vực này cũng phát triển rất nhanh. Thêm vào đó, sự phát triển các KCN
cũng đã hình thành được một đội ngũ công nhân có tác phong công nghiệp và ý
thức kỷ luật lao động cao. Qua làm việc tại các doanh nghiệp nước ngoài, đội ngũ
lao động đã được cải thiện rất nhiều về kỷ luật, tác phong công nghiệp, cũng như kỹ
năng làm việc và trình độ quản lý. Như vậy, các KCN với vai trò, tiềm năng, sức
hút đầu tư... thực sự đã có những đóng góp không nhỏ trong phát triển KTXH.
Bảng 1.1. Danh sách các khu công nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
tính đến tháng 10 năm 2009 ở các tỉnh trong vùng KTTĐPB

Tên tỉnh/TP
TT
và các KCN

Năm
cấp
phép

Bắc Ninh

Diện
tích QH

(ha)

Diện
tích sử
dụng
(ha)

Diện
tích đã
cho thuê
(ha)

Tỷ lệ
lấp
đầy
(%)

3295

2263

778,92

34,42

Công suất
CT xử lý
nước thải
(m3/ngày
đêm)


1

Tiên Sơn (GĐ1 và
mở rộng)

1998
2004

410

281

259

91,91

6.500

2

Quế Võ (GĐ1 và
mở rộng)

2002
2007

755

504


257

50,9

10.000

3

Quế Võ II

2008

273

184

4

VSIP

2007

441

388

32

8,36


5

Thuận Thành II

2008

250

150

17


Diện
tích sử
dụng
(ha)

Diện
tích đã
cho thuê
(ha)

Tỷ lệ
lấp
đầy
(%)

Tên tỉnh/TP

TT
và các KCN

Năm
cấp
phép

Diện
tích QH
(ha)

6

Yên Phong I

2006

351

221

104

47,25

7

Nam Sơn - Hạp
Lĩnh


2008

403

241

1,92

1,92

2007

140

105

5

4,76

2005

272

189

120

63,21


2.000,16 1.523,18

732,18

48,07

76

100

8
9

Thuận Thành III
Đại Đồng - Hoàn
Sơn
Hà Nội

10

Nội Bài

1994
2008

114

11

Thăng Long (GĐ

1,2,3)

1997
2002
2006

274,8

12

Thạch Thất Quốc Oai

2007

150,78

150,78

150,78

100

13

Bắc Thường Tín

2009

388


388

38

10

2000

30,38

18

18

100

2007

266,3

266,3

72

27

76

15
16


Quang Minh

2004

344

266

212,8

80

17

Sài Đồng B

1996

47

30

30

100

18

Phú Nghĩa


2007

170,1

170,1

102,6

60

19

Phụng Hiệp

2008

174,8

118

20

Hà Nội - Đài Tư

1995

40

40


32

80

1.904

1267

476,12

37,58

Hải Dương

18

4.600

5.000

Nam Thăng Long
(GĐ 1)
Quang Minh II

14

Công suất
CT xử lý
nước thải

(m3/ngày
đêm)

3.600


×