Tải bản đầy đủ (.pdf) (137 trang)

áp dụng phương pháp dạy học định hướng hoạt động (action learning) cho môn thực hành bệnh viện chuyên ngành gây mê hồi sức tại đại học y dược thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.11 MB, 137 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGUYỄN HƯNG HÒA

ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG (ACTION LEARNING)
CHO MÔN THỰC HÀNH BỆNH VIỆN
CHUYÊN NGÀNH GÂY MÊ HỒI SỨC
TẠI ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC – 601401

S K C0 0 3 5 8 4

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 10/2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGUYỄN HƯNG HÒA

ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG (ACTION LEARNING)
CHO MÔN THỰC HÀNH BỆNH VIỆN
CHUYÊN NGÀNH GÂY MÊ HỒI SỨC


TẠI ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC – 601401

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 10/2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGUYỄN HƯNG HÒA

ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG (ACTION LEARNING)
CHO MÔN THỰC HÀNH BỆNH VIỆN
CHUYÊN NGÀNH GÂY MÊ HỒI SỨC
TẠI ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC – 601401
Hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN VĂN CHINH

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 10/2012


LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. LÝ LỊCH SƠ LƢỢC:
Họ & tên: Nguyễn Hƣng Hòa


Giới tính: Nam

Ngày, tháng, năm sinh: 12/06/1986

Nơi sinh:thành phố Hồ Chí Minh

Quê quán: Bến Tre

Dân tộc: Kinh

Địa chỉ liên lạc: 2.42 lô A chung cƣ Lạc Long Quân, phƣơng 5, Quận 11, thành phố
Hồ Chí Minh.
Điện thoại cơ quan:

Điện thoại riêng: 0919 901 710

E-mail:
II. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO:
1. Trung học chuyên nghiệp:
2. Đại học:
Hệ đào tạo: Chính quy

Thời gian đào tạo từ 09/2004 đến 09/2008

Nơi học: Đại học Y Dƣợc TP.HCM
Ngành học: Cử nhân Điều dƣỡng chuyên ngành gây mê hồi sức
Môn thi tốt nghiệp: Lý thuyết và chuyên ngành Gây mê hồi sức
Nơi thi tốt nghiệp: Đại học Y Dƣợc TP.HCM
III. QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN KỂ TỪ KHI TỐT NGHIỆP ĐẠI
HỌC:

Thời gian
Từ 10/2008
đến nay

Nơi công tác

Công việc đảm nhiệm

Bộ môn Gây mê hồi sức
Khoa Điều dƣỡng kỹ thuật y học

Giảng viên

Đại học Y Dƣợc TP HCM

XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN CỬ ĐI HỌC
( Ký tên, đóng dấu)

Ngày

tháng

năm 2012

Ngƣời khai ký tên

i


LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 09 năm 2012
(Ký tên và ghi rõ họ tên)

Nguyễn Hƣng Hòa

ii


LỜI CẢM ƠN
Xin chân thành cảm ơn Khoa Sư Phạm Kỹ Thuật, phòng Đào tạo –
Bộ phận sau đại học và trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí
Minh đã cho tôi một môi trường lý tưởng để học tập và trưởng thành, đặc
biệt quý Thầy Cô giảng dạy lớp Cao học khóa 18B đã đưa tôi vào thế giới
tri thức và niềm tin trong cuộc sống.
Xin chân thành cám ơn Thầy TS. Nguyễn Văn Chinh – giảng viên
hướng dẫn - đã tận tình chỉ bảo, động viên, khuyến khích tôi trong suốt quá
trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành đề tài này.
Xin chân thành cảm ơn Thầy TS. Nguyễn Văn Tuấn và Cô TS. Võ
Thị Xuân đã chỉ bảo, hỗ trợ và giúp đỡ tôi rất nhiều để hoàn thành đề tài
này.
Xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô Bộ môn Gây mê hồi sức –
khoa ĐDKTYH – ĐHYD TPHCM đã có những ý kiến đóng góp quý báu,
đồng thời đã giúp đỡ cho tôi những thông tin, quý giá để hoàn chỉnh đề tài.
Xin chân thành cảm ơn toàn thể học sinh lớp TH GMHS 2010 và
lớp TH GMHS 2011 thuộc Bộ môn Gây mê hồi sức – khoa ĐDKTYH –
ĐHYD TPHCM đã giúp thực nghiệm kết quả đề tài.
Cảm ơn tất cả những thành viên trong lớp cao học Giáo dục học

khóa 18B đã đem đến cho tôi những một tình cảm tuyệt vời để học tập và
chia sẻ.
Trân trọng và cảm ơn.
Nguyễn Hưng Hòa

iii


TÓM TẮT
Từ 1997, UNESCO đã đề ra 4 trụ cột cho giáo dục thế kỉ XXI. Theo đó, ngƣời
học học tập để đạt đƣợc những trụ cột kiến thức sau: học để biết, học để làm, học để cùng
chung sống và học để làm ngƣời. Với xu hƣớng nhƣ thế nên hàng loạt các phƣơng pháp
dạy học đƣợc đƣa ra để thúc đẩy tính tự giác của ngƣời học trong việc giành lấy kiến
thức. Một trong những phƣơng pháp đƣợc dùng phổ khá phổ biến trên thế giối là phƣơng
pháp dạy học định hƣớng hoạt động (action learning).
Gần đây, phƣơng pháp dạy học định hƣớng hoạt động (action learning) đang
từng bƣớc du nhập vào Việt Nam. Một cách tổng quát, phƣơng pháp dạy học định hƣớng
hoạt động (action learning) đƣợc hiểu là phƣơng pháp dạy học cho học sinh bằng cách để
cho học sinh tiến hành thực hành trên thực tế và sau đó học sinh sẽ học đƣợc từ những
điều mình đã làm.
Tại Đại học Y Dƣợc thành phố Hồ Chí Minh, do đặc thù của trƣờng là học sinh,
sinh viên học tập phải gắn liền với thực hành nên với phƣơng pháp dạy học định hƣớng
hoạt động là rất phù hợp, nhƣng hầu hết các giáo viên, giảng viên trong trong trƣờng
không đƣợc hiểu rõ về phƣơng pháp này nên không thể áp dụng hay đã áp dụng mà
không đúng nên không mang lại kết quả vốn có của phƣơng pháp này. Chính vì vậy,
ngƣời nghiên cứu đã chọn đề tài “Áp dụng phƣơng pháp dạy học định hƣớng hoạt động
(action learning) cho môn Thực hành bệnh viện chuyên ngành Gây mê hồi sức tại Đại
học Y Dƣợc thành phố Hồ Chí Minh” với các nội dung chính gồm bốn chƣơng nhƣ sau:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận dạy học định hƣớng hoạt động (action learning)
Chƣơng 2: Cơ sở thực tiễn dạy học môn thực hành bệnh viện chuyên ngành

GMHS tại Đại học Y Dƣợc thành phố Hồ Chí Minh.
Chƣơng 3: Áp dụng phƣơng pháp dạy học định hƣớng hoạt động (action learning)
cho môn thực hành bệnh viện chuyên ngành GMHS tại Đại học Y Dƣợc thành phố
Hồ Chí Minh.
Cuối cùng là kết luận và các kiến nghị.

iv


ABSTRACT
Since 1997, UNESCO suggested four pillows – learning to know, learning to do,
learning to live and learning to be - for education in 21st century. Followed these pillows,
a lot of methods are being used to motivate the students to study and gain the knowledge.
One of these methods is action learning.
Action learning was known in Viet Nam about few years ago. In brief, action
learning is the method that makes the student can learn from the real things and they will
gain the knowledge from everything they do.
In the University of Medicine and Pharmacy at Ho Chi Minh City, students must
study and practice in the same day. It means students must go to hospital in the morning
and get class in the afternoon so action learning is suitable to use. However, most of
teachers or lecturers do not understand it clearly or they can understand but they can not
apply it correctly. As a result, the students cannot improve skills which learners can get
after learning by action learning. This is the reason for author to choose: “Applying
action learning for anesthesiology practice in hospital at the University of Medicine
and Pharmacy at Ho Chi Minh City”.
This thesis consists of three followed chapters:
Chapter 1: The rationale of action learning
Chapter 2: Practical teaching for anesthesiology practice in hospital at the
University of Medicine and Pharmacy at Ho Chi Minh City
Chapter 3: Applying action learning for anesthesiology practice in hospital

at the University of Medicine and Pharmacy at Ho Chi Minh City
Finally, conclusions and recommendations

v


MỤC LỤC
Trang tựa
Quyết định giao đề tài
Lý lịch khoa học
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Tóm tắt

TRANG
i
ii
iii
iv

Mục lục
Danh sách các từ viết tắt
Danh sách các hình
Danh sách các bảng
Danh sách các phụ lục
Phần A. TỔNG QUAN
1. Lý do chọn đề tài
2. Tổng quan nghiên cứu
3. Mục tiêu nghiên cứu
4. Nhiệm vụ nghiên cứu

5. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
6. Giới hạn đề tài
7. Giả thuyết nghiên cứu
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
9. Phân tích dề tài có liên quan

vi
ix
x
xii
xiii
1
2
4
4
4
4
5
5
6

Phần B: NỘI DUNG
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận dạy học định hƣớng hoạt động
1.1. Một số khái niệm đƣợc dùng trong dạy học định hƣớng hoạt động
1.1.1. Học tập
1.1.2. Hoạt động và hành động
1.1.3. Phƣơng pháp
1.1.4. Phƣơng pháp dạy học
1.1.5. Học Tập Định Hƣớng Hoạt Động
1.1.6. Phƣơng pháp dạy học định hƣớng hoạt động

1.2. Cơ sở lý luận về phƣơng pháp dạy học
1.2.1. Tổng quan về phƣơng pháp dạy học
1.2.2. Các thành phân của phƣơng pháp dạy học
1.2.3. Phân loại phƣơng pháp dạy học

vi

7
7
7
7
9
10
11
11
12
12
13
13


1.3.

1.4.
1.5.

1.2.4. Những căn cứ lý luận và thực tiễn lựa chọn phƣơng pháp dạy học
15
Cơ sở lý luận dạy học định hƣớng hoạt động (Action Learning)
19

1.3.1. Nguồn gốc của dạy học định hƣớng hoạt động
19
1.3.2. Những quan điểm khác về dạy học định hƣớng hoạt động
20
Quá trình dạy học định hƣớng hoạt động
24
Sự khác biệt của dạy học định hƣớng hoạt động (Action Learning), với các phƣơng
pháp dạy học khác
27

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

30

Chƣơng 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN DẠY HỌC MÔN THỰC HÀNH BỆNH VIỆN
CHUYÊN NGÀNH GÂY MÊ HỒI SỨC TẠI ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH

31

2.1. Sơ lƣợc về đại học Y Dƣợc thành phố Hồ Chí Minh

31

2.2. Giới thiệu chƣơng trình trung học gây mê hồi sức

34

2.2.1. Tổng quan chƣơng trình của trung học gây mê hồi sức


34

2.2.2. Chƣơng trình của môn thực hành bệnh viện

34

2.2.3. Những yêu cầu đặc thù khi thực hiện môn thực hành bệnh viện

35

2.3. Thực trạng dạy môn thực hành bệnh viện tại bộ môn GMHS
2.3.1. Nhiệm vụ khảo sát

35
35

2.3.1.1. Khảo sát học sinh đang học gây mê hồi sức tại bộ môn GMHS35
2.3.1.2. Khảo sát giáo viên đang hƣớng dẫn học sinh thực tập tại bệnh viện
36
2.3.2. Phƣơng pháp khảo sát

36

2.3.3. Tổng hợp, phân tích, đánh giá kết quả khảo sát

37

2.3.3.1. Đối với học sinh đang học gây mê hồi sức

37


2.3.3.2. Đối với giáo viên tham gia giảng dạy môn học THBV

43

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

47

Chƣơng 3: ÁP DỤNG PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC ĐỊNH HƢỚNG HOẠT ĐỘNG
CHO MÔN THỰC HÀNH BỆNH VIỆN CHUYÊN NGÀNH GÂY MÊ HỒI SỨC
TẠI ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

vii

48


3.1. Các cơ sở cho việc áp dụng PP DHĐHHĐ

48

3.2. DHĐHHĐ cho môn thực hành bệnh viện chuyên ngành GMHS

51

3.2.1. Mục tiêu môn học THBV theo DHĐHHĐ

51


3.2.2. Nội dung môn học THBV theo DHĐHHĐ

53

3.2.3. Kế hoạch dạy học môn THBV theo DHĐHHĐ

53

3.3. Thực nghiệm sƣ phạm

60

3.2.1. Mục đích thực nghiệm sƣ phạm

60

3.2.2. Nội dung thực nghiệm sƣ phạm

60

3.2.3. Đối tƣợng thực nghiệm

62

3.2.4. Cách đánh giá kết quả thực nghiệm

62

3.4. Kết quả thực nghiệm


63

3.3.1. Kết quả từ sự đánh giá của GVHDLS

63

3.3.2. Kết quả từ phiếu khảo sát học sinh

72

3.5. Nhận xét kết quả thực nghiệm

85

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

87

PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

88

TÀI LIỆU THAM KHẢO

92

PHỤ LỤC

viii



DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu

Ý nghĩa

GV

: Giáo viên

HS

: Học sinh

GVHDLS

: Giáo viên hƣớng dẫn lâm sàng

NV

: Nhân viên

NVBV

: Nhân viên bệnh viện

BN

: Bệnh nhân


ĐC

: Đối chứng

TN

: Thực nghiệm

GMHS

: Gây mê hồi sức

THBV

: Thực hành bệnh viện

TH GMHS

: Trung học gây mê hồi sức

ĐHHĐ

: Định hƣớng hoạt động

DHĐHHĐ

: Dạy học định hƣớng hoạt động

HTĐHHĐ


: Học tập định hƣớng hoạt động

PPDH

: Phƣơng pháp dạy học

LT

: Lý thuyết

TH

: Thực hành

CNTT

: Công nghệ thông tin

ix


DANH SÁCH CÁC HÌNH
HÌNH

TRANG

Hình 1.1: Tỉ lệ lƣu giữ thông tin trong trí nhớ học sinh

17


Hình 1.2: Vòng đơn của Kobl

23

Hình 1.3: Vòng kép của Hawkins

23

Hình 1.4: Sơ đồ học tập truyền thống

24

Hình 1.5: Quá trình học tập của Bloom

25

Hình 1.6: Quá trình học tập hoạt động

26

Hình 2.1: Đại học Y Dƣợc thành phố Hồ Chí Minh

31

Hình 2.2: Biểu đồ thể hiện trình độ chuyên môn và thâm niên công tác của giáo viên43
Hình 2.3: Biểu đồ thể hiện các PPDH đang đƣợc sử dụng trong dạy học môn THBV
43
Hình 2.4: Biểu đồ đánh giá của GV về HS khi học môn THBV

44


Hình 2.5: Biểu đồ thể hiện sự hiểu biết của GV về PPDH định hƣớng hoạt động

45

Hình 2.6: Biểu đồ thể hiện điều kiện để áp dụng PPDH định hƣớng hoạt động (action
learning) vào môn THBV

45

Hình 2.7: Biểu hiện những đề xuất khi áp dụng PPDH định hƣớng hoạt động (action
learning) vào môn THBV

46

Hình 3.1: Thao tác thế thở và giúp thở

54

Hình 3.2: Thao tác đặt nội khí quản

57

Hình 3.3: HS trong giờ kiểm tra môn THBV tại bệnh viện

63

Hình 3.4: Biểu đồ so sánh nội dung HS đƣợc học khi đi THBV

71


Hình 3.5: Biểu đồ so sánh thái độ HS khi đi THBV của nhóm ĐC và nhóm TN

74

Hình 3.6: Biểu đồ so sánh mức độ trao đổi với bạn bè khi có vấn đề trong thực tập của
nhóm ĐC và nhóm TN

76

x


Hình 3.7: Biểu đồ so sánh đối tƣợng mà HS sẽ trao đổi khi có vấn đề thắc mắc của nhóm
ĐC và nhóm TN

79

Hình 3.8: Biểu đồ so sánh mức độ khái quát hóa kiến thức khi đi THBV của nhóm ĐC
và nhóm TN

81

Hình 3.9: Biểu đồ so sánh sự hình thành kiến thức của nhóm ĐC và nhóm TN

83

xi



DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG

TRANG

Bảng 1.1: Kết quả nghiên cứu của Bloom về hiệu quả các PPDH trên HS

16

Bảng 1.2: Kiến thức bề mặt và kiến thức sâu trong các dạng học tập

20

Bảng 1.3: Kiến thức bề mặt và kiến thức sâu trong các phƣơng pháp học tập

21

Bảng 1.4: Phân biệt học tập dịnh hƣớng hoạt dộng với các phƣơng pháp khác

27

Bảng 2.1: Kết quả khảo sát nội dung học tập của HS khi đi THBV

37

Bảng 2.2: Kết quả khảo sát thái độ của HS với môn THBV

38

Bảng 2.3: Kết quả khảo sát mức độ thảo luận với bạn bè của HS


39

Bảng 2.4: Kết quả khảo sát đối tƣợng HS sẽ trao đổi khi gặp vấn đề trong THBV

40

Bảng2.5: Kết quả khảo sát khả năng khái quát hóa khi đi THBV

41

Bảng 2.6: Kết quả khảo sát mức độ khái quát hóa kiến thức của HS

42

Bảng 3.1: Các bƣớc HS thực hiện trong quá trình phản hồi

49

Bảng 3.2: Áp dụng DHĐHHĐ cho các kỹ năng trong môn THBV chuyên ngành GMHS
53
Bảng 3.3: Giáo án dạy học định hƣớng hoạt động cho bài kỹ thuật thế thở và giúp thở
54
Bảng 3.4: Mô hình 5 bƣớc khi HS trao đổi khi phản hồi bài KT TTGT

55

Bảng 3.5: Giáo án dạy học định hƣớng hoạt động cho bài kỹ thuật đặt nội khí quản 57
Bảng 3.6: Mô hình 5 bƣớc khi HS trao đổi khi phản hồi bài KT đặt NKQ


58

Bảng 3.7: Giáo án TN đối với 2 bài KT TH và GT và bài KT đặt NKQ

61

Bảng3.8: Kế t quả kiể m tra cho các lớp đố i chƣ́ng và thƣ̣c nghiê ̣m

64

Bảng 3.9: So sánh giƣ̃a nhóm thƣ̣c nghiê ̣m và nhóm đố i chƣ́ng

67

xii


DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
Tên phụ lục

Trang

Phụ lục 1: Phiếu thăm dò ý kiến học sinh (để khảo sát thực trạng)

1

Phụ lục 2: Phiếu thăm dò ý kiến (dành HS TN và HS ĐC)

5


Phụ lục 3: Phiếu trƣng cầu ý kiến (dành cho GV)

9

Phụ lục 4: Chƣơng trình các môn học của TH GMHS

12

Phụ lục 5: Chỉ tiêu các vòng thực tập bệnh viện

14

Phụ lục 6: Mục tiêu hai vòng bệnh viện

19

Phụ lục 7: Các bảng trong quá trình xử lý số liệu

20

Phụ lục 8: Danh sách học sinh

26

xiii


1. Lý do chọn đề tài
Đất nước chúng ta đang ở giai đoạn phát triển mạnh mẽ về sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước, sự thách thức của quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu đòi

hỏi phải có nguồn nhân lực, người lao động có đủ phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu
cầu của xã hội trong giai đoạn mới. Người lao động phải có khả năng thích ứng, thu
nhận và vận dụng linh hoạt, sáng tạo trí thức của nhân loại vào hoàn cảnh thực tại để
giải quyết được những tình huống thực tế một cách hiệu quả nhất tạo ra những sản
phẩm đáp ứng nhu cầu xã hội.
Để có nguồn lực trên, Nhà nước đã đặt ra yêu cầu là phải đổi mới giáo dục, trong
đó là đổi mới mục tiêu giáo dục, nội dung giáo dục, phương pháp dạy và học. Những
điều này đã được cụ thể hóa trong những văn bản như: Định hướng đổi mới phương
pháp dạy và học đã được xác định trong nghị quyết Trung ương 4 khóa VII ( 1-1993),
nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII( 12-1996) và được thể chế hóa trong luật giáo dục
sửa đổi ban hành ngày 27/6/2005, điều 2.4 đã ghi : “Phương pháp giáo dục phải phát
huy tính tích cực , tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng năng
lực tự học , khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”.
Với quan điểm học tập suốt đời thì học tập không chỉ đòi hỏi những kiến thức kỹ
năng từ sách vở hay lắng nghe mà học là làm gì đó để tạo được sự khác biệt, tạo một
sự thay đổi, ứng dụng và dùng những kỹ năng hay kiến thức mới hay suy nghĩ khác
tạo nên giá trị mới và niềm tin mới cho cuộc sống. Và chỉ khi chúng ta có thể chuyển
tải kiến thức của chúng ta, kỹ năng thái độ hay niềm tin vào những điều gì thực tiễn
và điều này cung cấp minh chứng rằng chúng ta có thể ứng dụng chuyển tải điều
chúng ta học vào cuộc sống thực sự, đó chính là nguồn lực quý giá mà đất nước chúng
ta đang cần.
Với ước muốn xây dựng thành công và nhân bản những nguồn lực quý giá đó, biết
bao thế hệ đã và đang mỗi ngày nỗ lực tìm kiếm giải pháp để thay đổi, để hoàn thiện
hơn, xây dựng nên một giá trị thật sự hoàn hảo góp phần làm cho con người ngày
càng lớn hơn với thiên nhiên và sống hạnh phúc và bình yên hơn với cuộc sống hiện
tại dẫu rằng họ là ai, họ ở bất cứ nơi đâu.
-1-


Hòa với khí thế đổi mới đó, dạy học định hướng hoạt động cũng đã góp phần

không nhỏ vào quá trình hoàn thiện sản phẩm của giáo dục, một trong những định
hướng mục tiêu mà mọi người đang mong đợi: học suốt đời, học để có trách nhiệm
với cộng đồng , với bản thân và với chính công việc để biết chia xẽ biết yêu thương và
biết cùng nhau phát triển để hướng đến một thế giới tốt đẹp hòa bình và hạnh phúc….
đó có phải chính là sản phẩm mà thế giới nói chung và người Việt Nam nói riêng
mong đợi.
Do đó, người nghiên cứu chọn đề tài “Áp dụng phương pháp dạy học định hướng
hoạt động (action learning) cho môn Thực hành bệnh viện Chuyên ngành Gây mê hồi sức
tại Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh”.
2. Tổng quan nghiên cứu
Hầu hết tất cả các nước trên thế giới đều ứng dụng dạy học định hướng hoạt động
để dạy cho học sinh, sinh viên ở bậc trung học chuyên nghiệp, trung học nghề, đại học
và sau đại học. Mục đích của việc dạy học này là trang bị cho sinh viên những kỹ
năng quan trọng như tư duy phê phán, phân tích, viết lách rành mạch và nâng cao
năng lực trí tuệ và kỹ năng nghề nghiệp, cũng như phát huy khả năng làm việc nhóm
của mỗi cá nhân. Sinh viên còn có cơ hội thực tập những kiến thức học được trên lớp.
Phương châm của các trường là liên kết với các công trình, các doanh nghiệp tạo điều
kiện cho sinh viên tiếp cận thực tế. Các khóa học được thiết kế theo hướng học tập
định hướng hoạt động giúp phát triển tính chuyên nghiệp cho sinh viên.
Chẳng hạn ở Đại học Revans, sinh viên ngành kinh tế tham gia làm thực tập cho
một doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến hàng đầu, hoặc một sinh viên ngành dân
chủng học đi khảo sát tại công trình khảo cổ học vào mùa hè. Đại học Ashridge (Anh)
[25], sinh viên được tham gia học tập theo phương pháp học tập định hướng hoạt
động (Action Learning)
Ngoài ra học tập định hướng hoạt động còn được ứng dụng rộng rãi trong các
phân xưởng, công trường và công ty. Khi các cá nhân gặp phải những vấn đề khuất
mắt họ cùng nhau lập nhóm để từng bước giải quyết vấn đề.

-2-



Thực tế ở nước ta chưa áp dụng việc dạy học theo phương pháp học tập định
hướng hoạt động rộng rãi. Chỉ có Trường đại học FPT – Hà Nội, và một số trường
đào tạo về chuyên ngành quản lý nhà hàng, khách sạn.
Trường đại học FPT thành lập ngày 08/09/2006, Sứ mệnh của trường Đại học FPT
là xây dựng mô hình của một trường Đại học thế hệ mới, có triết lý giáo dục hiện đại,
gắn liền đào tạo với thực tiễn cuộc sống và nhu cầu nhân lực của đất nước, góp phần
đưa ngành CNTT Việt nam lên ngang tầm các nước tiên tiến trên thế giới. Mục tiêu
trước mắt của Trường Đại học FPT là đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng
cao chuyên ngành CNTT và các nhóm ngành khác có liên quan cho tập đoàn FPT
cũng như cho các tập đoàn CNTT toàn cầu tại khắp nơi trên thế giới và các doanh
nghiệp CNTT Việt Nam.
Trường Quản lý khách sạn Việt - Úc (VAAC) thực hiện chiến lược “học đi đôi với
hành” để góp phần hỗ trợ và nâng cao chất lượng dạy và học của trường. Tạo điều
kiện cho học viên được thực hành thực tế trong môi trường hoạt động kinh doanh
khách sạn, Resort chuyên nghiệp. Đây quả thật là một điều kiện rất thuận lợi cho học
viên theo học tại Trường Quản lý khách sạn Việt – Úc (VAAC).
Ngoài ra, tất cả các trường khác đều cho sinh viên đi hoạt động thực tế, để viết
tiểu luận nhưng việc đi thực tập chỉ mang tính hình thức.
Bên cạnh đó cũng có 2 đề tài có liên quan đến quan điểm của dạy học định hướng
hoạt động đó là:
 Luận văn thạc sĩ Nguyễn Ngọc Quỳnh, Dạy học định hướng hoạt động cho mô
đun thực hành hàn điện cơ bản tại trường cao đẳng nghề miền đông nam bộ, 2011
 Luận văn thạc sĩ Trương Thị Hồng Liên, Triển khai dạy học định hướng hoạt động
trong mô đun gia công trên máy tiện CNC tại trường cao đẳng nghề Việt Nam –
Singapore, 2011

-3-



3. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài có mục tiêu nghiên cứu là : “Áp dụng phương pháp dạy học định hướng
hoạt động (action learning) cho môn Thực hành bệnh viện Chuyên ngành Gây mê
hồi sức tại Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh” nhằm để nâng cao chất
lượng dạy học môn thực hành bệnh viện của học sinh gây mê hồi sức và đáp ứng
nhu cầu của các bệnh viện.
4. Nhiệm vụ đề tài
-

Nghiên cứu cơ sở lý luận về quan điểm dạy học định hướng hoạt động

-

Nghiên cứu thực trạng dạy học môn thực hành bệnh viện (THBV) chuyên
ngành Gây mê hồi sức (GMHS) tại Đại học Y dược

-

Tiến hành dạy học môn THBV chuyên ngành GMHS theo dạy học định hướng
hoạt động để đánh giá và tính kết quả khả thi

5. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
5.1.
-

Đối tƣợng:

Phương pháp dạy học định hướng hoạt động môn THBV chuyên ngành GMHS
hệ trung cấp GMHS tại Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh.


5.2.

Khách thể:

-

Hoạt động dạy học của giáo viên trong môn THBV chuyên ngành GMHS

-

Hoạt động học tập của học sinh GMHS trong môn THBV chuyên ngành
GMHS

-

Chương trình môn THBV chuyên ngành GMHS cho đối tượng trung học Gây
mê hồi sức 2011(năm nhất)

-

Mục tiêu đào tạo môn THBV.

6. Giới hạn đề tài
-

Trong đề tài này, tác giả chỉ chú trọng đến hoạt động giảng dạy của thầy và
hoạt động học tập của trò.

-


Do thời gian có hạn nên đề tài chỉ xây dựng và dạy thử nghiệm một số bài
trong môn THBV cho đối tượng trung học GMHS 2011 năm học 2011-2012.

-4-


7. Giả thuyết nghiên cứu
Nếu áp dụng dạy học môn THBV chuyên ngành GMHS cho học sinh
GMHS theo dạy học định hướng hoạt động thì sẽ nâng cao được kiến thức, kỹ
năng và thái độ của HS khi học môn THBV chuyên ngành GMHS.
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, người nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp như sau:
8.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Nghiên cứu và phân tích các tài liệu có liên quan để đưa ra cơ sở lý luận và cơ sở
thực tiễn của dạy học định hướng hoạt động.
8.2. Phương pháp quan sát, điều tra, bút vấn
- Dùng để khảo sát, đánh giá học sinh trước và sau khi thực nghiệm.
-

Thống kê số liệu từ thực trạng, kết quả của môn học THBV chuyên ngành

GMHS cho học sinh GMHS qua các khóa học.
8.3. Phương pháp chuyên gia, phỏng vấn
Dùng để bổ sung kết quả thực trạng của một số phương pháp giảng dạy môn
THBV cho học sinh GMHS tại Đại học Y Dược
8.4. Phương pháp thực nghiệm
Sử dụng phương pháp này nhằm mục đích kiểm chứng tác động của dạy học
định hướng hoạt động đối với quá trình học tập của HS trên cơ sở lý luận đã tìm
hiểu. Từ đó rút ra kết luận có nên triển khai phương pháp này tại Đại học Y dược
không?

8.5. Phương pháp toán thống kê, phân tích, tổng hợp
Sử dụng phương pháp thống kê mô tả, thống kê phân tích và thông kê kiểm
định để trình bày kết quả thực nghiệm sư phạm kiểm định giả thuyết thống kê về sự
khác biệt trong kết quả học tập của hai nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm.

-5-


9. Phân tích đề tài liên quan
Đề tài “Dạy học định hướng hoạt động cho mô đun thực hành hàn điện cơ
bản tại trường Cao đẳng nghề miền Đông Nam bộ”
Trong đề tài này, tác giả tiến hành chỉ ra những cơ sở lý luận của
DHĐHHĐ và từ đó tác giả tiến hành xây dựng mô hình 4 bước và 6 bước cho dạy
học định hướng hoạt động. Nhưng khi tiến hành thực nghiệm tác giả chỉ tập trung
đánh giá về thay đổi về điểm số của HS và những nhận xét của GV về HS, chưa tiến
hành phân tích được được thái độ và những điều HS thu lại được khi HS được dạy
học bằng PP DHĐHHĐ.

-6-


Chƣơng 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN DẠY HỌC
ĐỊNH HƢỚNG HOẠT ĐỘNG
1.1. Một số khái niệm đƣợc dùng trong dạy học định hƣớng hoạt động (action
learning)
1.1.1. Học tập (learning)
-


Theo McGeoch và Iron, học tập là sự thay đổi hành vi nhờ điều kiện hoạt động,
thực tập và trải nghiệm [3].

-

Robert E. Slavin, học tập là sự thay đổi của cá nhân do có sự trải nghiệm của
cá nhân đó vào thực tế [3].

-

Morris L. Bigge và Maurice P. Hunt, học tập là quá trình thay đổi và phát triển
sự hiểu biết bên trong của một cá nhân [3].

1.1.2. Hoạt động và hành động
1.1.2.1. Hoạt động (action):
-

Hoạt động là một chuỗi các công việc được thực hiện để giải quyết một tình
huống nào đó [23]

-

Theo quan điểm của Tâm lý học: hoạt động là quá trình tác động qua lại giữa
con người với thế giới xung quanh. Trong đó, con người là chủ thể làm biến
đổi thế giới, tạo ra sản phẩm có chứa đựng tâm lý – ý thức – tính cách của
mình. Đồng thời thế giới tác động trở lại làm cho con người có nhận thức mới,
năng lực mới.

-


Theo quan điểm triết học: hoạt động là quá trình diễn ra giữa con người với
giới tự nhiên, một quá trình trong đó bằng hoạt động của mình con người làm
trung gian điều tiết kiểm tra sự trao đổi chất giữa họ và tự nhiên.

-

Theo quan điểm của N. V. Cudomina: coi ho ̣c tâ ̣p là nhâ ̣n th ức cơ bản của h ọc
sinh đươ ̣c thực hiê ̣n dưới sự hướng dẫn của cán bô ̣ giảng da ̣y . Trong quá trình
đó, viê ̣c nắ m vững nô ̣i dung cơ bản các thông tin mà thiế u nó thì không thể tiế n
hành được hoạt động nghề nghiệp tương lai.
-7-


-

Theo quan điểm của I.B.Intenxon: xác định học tập là loại hoạt động đặc biệt
của con người có mục đích nắm vững những tri thức

, kĩ năng , kĩ xảo và các

hình thức nhất định của hành vi . Nó bao gồm cả ý nghĩa nhận thức và th

ực

tiễn.
-

Theo A. N. Leonchiev: Hoạt động là phương thức tồn tại của cuộc sống chủ thể.
Cuộc sống là “tổ hợp, hay nói một cách chính xác hơn là hệ thống các hoạt
động thay thế nhau” [4]

Hoạt động – đó là tính tích cực bên trong (tâm lý) và bên ngoài (thể lực)

của người, được điều chỉnh bởi mục tiêu tự giác (có ý thức), hoạt động gắn liền
chặt chẽ với nhận thức và ý chí, dựa hẳn vào chúng và không thể xảy ra được nếu
thiếu chúng.
Hoạt động sinh ra từ nhu cầu nhưng lại được điều chỉnh bởi mục tiêu mà
chủ thể nhận thức được.
-

Theo từ điển giáo dục học: Hoạt động [8] là hình thức biểu hiện quan trọng
nhất của mối quan hệ tích cực, chủ động của con người đối với thực tiễn xung
quanh.

Hoạt động của con người luôn luôn xuất phát từ những động cơ nhất định do có sự
thôi thúc của nhu cầu, hứng thú, tình cảm, ý thức trách nhiệm…Cả động cơ và mục đích
cùng thúc đẩy con người tích cực và kiên trì khắc phục mọi khó khăn để đạt được kết quả
mong muốn. Tuy nhiên, với cùng một mục đích hoạt động như nhau có thể có những
động cơ rất khác nhau (thí dụ: hai người cùng hoạt động nhằm hoàn thành một nhiệm vụ
nào đó, nhưng người này xuất phát từ động cơ tự giác nhận thấy ý nghĩa quan trọng và lợi
ích của công việc mà hăng hái thực hiện, còn người kia lại xuất phát từ động cơ sợ hãi bị
trừng phạt nếu không thực hiện nghiêm chỉnh). Ngoài các yếu tố mục đích và động cơ
nêu trên, hoạt động còn có đặc trưng là phải biết sử dụng các phương tiện nhất định mới
thực hiện được như: công vụ và cách sử dụng công cụ, phương tiện ngôn ngữ và các tri
thức chứa đựng trong ngôn ngữ, cách thức làm việc bằng trí óc và chân tay, nghĩa là hoạt
động đòi hỏi phải có các kĩ năng và kĩ xảo sử dụng các phương tiện.

-8-


1.1.2.2. Hành động:

Hành động là một đơn vị cơ bản của hoạt động. Mỗi một hoạt động bao gồm
nhiều hành động khác nhau. Hành động luôn luôn được thực hiện để đạt được mục đích
nhất định (tính mục đích của hành động) và thực hiện trong các môi trường, điều kiện,
phương tiện lao động cụ thể. Ví dụ, khi thực hiện hoạt động đặt nội khí quản trong gây
mê, người gây mê phải thực hiện một loạt các hành động như: hành động chuẩn bị dụng
cụ, chuẩn bị bệnh nhân, chuẩn bị thuốc. Trong thực tế, lao động nghề nghiệp có rất nhiều
loại hành động khác nhau. Có thể phân thành hai loại hành động chính: Hành động chủ
định và hành động không chủ định.
- Hành động chủ định là loại hành động có mục đích, có ý thức và được
thực hiện theo ý đồ hoặc quy trình đã chuẩn bị hay dự kiến. Quá trình thực hiện hành
động luôn luôn được điều chỉnh, kiểm soát của ý thức người thực hiện.
- Hành động không chủ định là những hành động không có mục đích, quy
trình rõ ràng, thường bị chi phối, tác động của các điều kiện bên ngoài (phản ứng trước
các tác động bất ngờ, chưa lường trước). Chúng được thực hiện do thói quen, phản ứng
bản năng và ít được kiểm soát của ý thức [2]
1.1.3. Phƣơng pháp
Theo từ điển tiếng Việt thì “phương pháp là trình tự cần theo trong những
bước có quan hệ với nhau, khi tiến hành một việc có mục đích nhất định. Là toàn
thể những bước đi mà tư duy tiến hành theo một trình tự hợp lý, tìm ra chân lý
khoa học”.
Phương pháp có nguồn gốc từ tiếng Hy lạp “Methodos” có nghĩa là “con
đường dõi theo sau một đối tượng”. Hay nói một cách khác; phương pháp là hệ
thống các nguyên tắc, những yêu cầu mà con người phải thực hiện trong khi vươn
tới mục đích của mình, phương pháp có nghĩa là con đường, là cách thức để đạt
được những mục tiêu nhất định.

-9-



×