Tải bản đầy đủ (.pdf) (136 trang)

đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện gò công đông tỉnh tiền giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (17.57 MB, 136 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
LÊ QUANG DŨNG

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN
TẠI HUYỆN GÒ CÔNG ĐÔNG TỈNH TIỀN GIANG

NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC - 601401

S KC 0 0 4 1 0 8

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
LÊ QUANG DŨNG

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN
TẠI HUYỆN GÒ CÔNG ĐÔNG TỈNH TIỀN GIANG

NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC – 601401


Tp. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
LÊ QUANG DŨNG

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN
TẠI HUYỆN GÒ CÔNG ĐÔNG TỈNH TIỀN GIANG

NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC - 601401

Hướng dẫn khoa học: PGS. TS: VÕ VĂN LỘC

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2013


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Võ Văn Lộc

Cán bộ chấm nhận xét 1: TS. Đỗ Mạnh Cường

Cán bộ chấm nhận xét 2: PGS.TS Võ Thị Xuân


Luận văn thạc sĩ được bảo vệ trước
HỘI ĐỒNG CHẤM BẢO VỆ LUẬN VĂN THẠC SĨ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT,
Ngày02 tháng 10 năm 2013


LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC
Họ và tên: LÊ QUANG DŨNG

Giới tính: Nam

Ngày, tháng, năm sinh: 22/02/1978

Nơi sinh: Tiền Giang

Quê quán: Xã Bình Nghị

Dân tộc: Kinh

Địa chỉ liên lạc: 36 Khu phố 2, Phường 5, Thị xã Gò Công, Tỉnh Tiền Giang
Điện thoại cơ quan: 073 3846454

Điện thoại nhà riêng: 073 3842071

E-mail:
II. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO
1. Đại học
Hệ đào tạo: Tại chức


Thời gian đào tạo: từ 2006 đến 2007

Nơi học: Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh
Ngành học: Điện khí hoá và cung cấp điện
Thi tốt nghiệp
2. Sau đại học
Hệ đào tạo: Chính quy

Thời gian đào tạo: 2011 đến 2013

Nơi học: Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh
Ngành học: Giáo dục học
III. QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN KỂ TỪ KHI TỐT NGHIỆP
ĐẠI HỌC
Thời gian

Nơi công tác

Công việc đảm nhiệm

Từ năm 2007

Trung tâm Giáo dục Thường xuyên -

Giáo viên giảng dạy môn

đến nay

Hướng nghiệp huyện Gò Công Đông.


điệndân dụng

Ngày 07 tháng 10 năm 2013
Người khai

Lê Quang Dũng

i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 07 tháng 10 năm 2013

Lê Quang Dũng

ii


LỜI CẢM ƠN
Xin chân thành gởi lời cảm ơn đến:
 Thầy PGS.TS Võ Văn Lộc - Trưởng phòng khoa học công nghệ - Trường Đại
học Sài Gòn, Tp.Hồ Chí Minh, Thầy đã tận tình giúp đỡ và định hướng cho tôi
trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành đề tài.
 Ban giám hiệu, phòng đào tạo sau đại học và khoa Sư phạm trường Đại học Sư
phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong
quá trình học tập và thực hiện đề tài.

 Quý Thầy, Cô giảng viên tham gia giảng dạy lớp Cao học Giáo dục học khóa
2011- 2013 (B), Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh,
đã tận tình giảng dạy, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
 Ban Giám đốc, quý Thầy, Cô tại Trung tâm Giáo dục Thường xuyên - Hướng
nghiệp huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang, đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi
trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
 Các bạn học viên lớp Giáo dục học khóa 19B và gia đình đã động viên, giúp đỡ
người nghiên cứu trong quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Trân trọng cảm ơn!
Tiền Giang, ngày 07 tháng 10 năm 2013
Người nghiên cứu

Lê Quang Dũng

iii


TÓM TẮT
Những năm gần đây, cùng với cả nước thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg
của Thủ tướng Chính phủ về “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm
2020”. Nhằm cung cấp nguồn nhân lực năng động cho xã hội, huyện Gò Công
Đông tỉnh Tiền Giang cũng đã và đang thực hiện công tác này.
Nhìn nhận từ thực tế việc giảng dạy nghề nông thôn cho lao động nông thôn,
người nghiên cứu nhận thấy công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn chưa đạt
hiệu quả.
Chính vì những lý do trên, việc thực hiện đề tài “Đề xuất giải pháp nâng cao
hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện Gò Công Đông tỉnh
Tiền Giang” đã được người nghiên cứu thực hiện và hoàn thành với các nội dung
sau:
Nội dung của đề tài được triển khai và thể hiện ở ba phần được cấu trúc

như sau:
Phần mở đầu: Người nghiên cứu trình bày những vấn đề chung của đề tài
nghiên cứu như: lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, khách thể và đối tượng
nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, giới hạn và đóng góp
của đề tài.
Phần nội dung: Gồm 3 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn giúp của đề tài.
Chương 2: Thực trạng đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện Gò
Công Đông.
Chương 3: Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho lao
động nông thôn tại huyện Gò Công Đông tỉnh Tiền Giang.
Phần kết luận và kiến nghị: Kết luận của đề tài, nêu lên những đóng góp,
hướng phát triển của đề tài và những kiến nghị.

iv


ABSTRACT
Recent years, Go Cong Dong district, Tien Giang province has carried out the
resolution 1956/QĐ-TTg of Prime Minister about “Training occupation for
agricultural labors until 2020” to provide human resource fo social.
However, the result is not very good, trained agricultural labors could not find
suitable jobs because of inadequate training.
From above reasons, we chose and carried out the subject “Suggest solutions
to enhance the effect of occpational training for agricultural labors it Go Cong
Dong District, Tien Giang Province”
The contents of the subject are organized and and presents into three
parts as follows:
Introduction: The rationale background information such as why the topic
was chosen, research contents, objects and subjects of the study, hypotheses,

research methods, limitations and implication of the research.
Results and discussion
Chapter 1: Basic of theory and practice of subject
Chapter 2: Real sistuation of occupation training for agricultural labors in Go
Cong Dong District.
Chapter 3: Suggestion solutions to enhance effects of occupational training
for agricultural labors in Go Cong Dong District, Tien Giang province
Conclusions and suggestions: Conclution, contribution, development trend
and suggestions.

v


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 3
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................... 3
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu ................................................................. 3
5. Giả thuyết nghiên cứu ..................................................................................... 3
6. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 4
7. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 4
8. Đóng góp của đề tài ......................................................................................... 5
PHẦN NỘI DUNG………………………………………………………………..6
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ........................ 6
1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu .................................................................. 6
1.2. Một số khái niệm cơ bản............................................................................... 7
1.3. Định hướng đào tạo LĐKT gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động ............... 19
1.4. Một số mô hình đào tạo nghề cho lao động nông thôn ............................... 20
1.5. Các mô hình và kỹ thuật đánh giá hiệu quả đào tạo .................................... 28

1.6. Các điều kiện đảm bảo quy mô và hiệu quả đào tạo .................................... 31
Kết luận chương 1 ........................................................................................... 33
Chương 2. THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG
THÔN HUYỆN GÒ CÔNG ĐÔNG ................................................................. 34
2.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Gò Công Đông .... 34
2.2. Hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại trung tâm dạy nghề..... 41
2.3. Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực trên địa bàn huyện Gò Công Đông . 43
2.4. Đánh giá thực trạng đào tạo nghề LĐNT tại huyện Gò Công Đông ............ 59
Kết luận chương 2 ............................................................................................. 64
Chương 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐÀO TẠO
NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN HUYỆN GÒ CÔNG ĐÔNG ........ 65
3.1. Căn cứ đề xuất giải pháp ............................................................................ 65

vi


3.2. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho LĐNT tại huyện
Gò Công Đông tỉnh Tiền Giang ......................................................................... 68
3.3. Đánh giá ban đầu về các nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho
LĐNT tại huyện Gò Công Đông tỉnh Tiền Giang .............................................. 84
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................... 91
1. Tóm tắt công trình nghiên cứu ....................................................................... 91
2. Tự nhận xét đánh giá mức độ đóng góp đề tài................................................ 91
3. Hướng phát triển ........................................................................................... 92
4. Kết luận ......................................................................................................... 92
5. Kiến nghị....................................................................................................... 92
Tài liệu tham khảo............................................................................................. 94
PHỤ LỤC

vii



DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TT

CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ

CHỮ VIẾT TẮT

1

Ban chỉ đạo

BCĐ

2

Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa

CNH-HĐH

3

Công nhân kỹ thuật

CNKT

4

Chương trình đào tạo


CTĐT

5

Cơ cấu đào tạo

CCĐT

6

Cơ cấu lao động

CCLĐ

7

Cơ sở dạy nghề

CSDN

8

Cơ cấu kinh tế

CCKT

9

Cơ sở vật chất


CSVC

10

Đồng bằng sông cửu long

ĐBSCL

11

Đào tạo nghề nông thôn

ĐTNNT

12

Giáo viên, học viên

GV, HV

13

Giáo dục và đào tạo

GD & ĐT

14

Lao động nông thôn


LĐNT

15

Lao động Thương binh và Xã hội

LĐTB & XH

16

Lao động kỹ thuật

LĐKT

17

Tổng sản phẩm quốc nội

GDP(Gross Dometic Product)

18

Ủy ban nhân dân

UBND

19 Trung tâm Giáo Dục thường xuyên-Hướng nghiệp

TTGDTX-HN


20

Lý thuyết - Thực hành

LT - TH

21

Tốt nghiệp

TN

22

Cơ sở sản xuất

CSSX

23

Nông thôn

NT

24

Khuyến nông – Khuyến ngư

KN – KN


25

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

NN & PTNT

viii


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Trình độ học vấn của LĐN ................................................................ 49
Biểu đồ 2.2: Ý kiến của HV về những khó khăn khi tham gia học nghề................. 50
Biểu đồ 2.3: Tình hình việc làm sau khi tham gia học nghề ................................... 51
Biểu đồ 2.4: Nhận xét của CBQLDN về liên kết đào tạo ....................................... 52
Biểu đồ 2.5: Ý kiến của GV và HV về mức độ phù hợp chương trình đào tạo ....... 53
Biểu đồ 2.6: Nhận xét của CBQLDN về mức độ phù hợp chương trình đào tạo ..... 54
Biểu đồ 2.7: Nhận xét về phương pháp sử dụng ..................................................... 55
Biểu đồ 2.8: HV xác nhận về phương pháp GV sử dụng ........................................ 55
Biểu đồ 2.9: Ý kiến của GCBQL -GV-HV về giờ LT, TH .................................... 56
Biểu đồ 2.10: Ý kiến của GV và HV về CSVC, nguyên liệu thực hành, tài liệu ..... 57
Biểu đồ 2.11: Nhận xét của HV về trình độ chuyên môn - nghiệp vụ sư phạm của
GV trực tiếp dạy nghề cho LĐNT .......................................................................... 58
Biểu đồ 2.12: Nhận xét GV và CBQL dạy nghề về hiệu quả công tác kiểm tra, đánh
giá xếp loại kết quả học nghề của LĐNT ……………………………………………….59
Biểu đồ 3.1: Giải pháp về người tham gia học nghề ............................................... 86
Biểu đồ 3.2: Giải pháp định hướng học nghề ......................................................... 87
Biểu đồ 3.3: Thay đổi hình thức đào tạo ................................................................ 87
Biểu đồ 3.4: Giải pháp phát triển ngành nghề ........................................................ 87
Biểu đồ 3.5: Tăng cường CSVC ............................................................................ 88

Biểu đồ 3.6: Giải pháp nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên ……………………..88
Biểu đồ 3.7:Giải pháp xây dựng chương trình đào tạo………………………..........88
Biểu đồ 3.8: Giải pháp phối hợp giải quyết việc làm .............................................. 89
Biểu đồ 3.9: Giải pháp đẩy mạnh mô hình ĐTN lưu động NT ............................... 89
Biểu đồ 3.10:Giải pháp phát triển mô hình nông dân truyền nghề cho nông dân…89

ix


DANH SÁCH HÌNH ẢNH - SƠ ĐỒ - BIỂU THỨC
Hình 1.1: Quan hệ giữa mục tiêu và chất lượng đào tạo. ......................................... 9
Hình 1.2: Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo ........................................ 10
Hình 1.3: Mô hình tổng thể về quá trình đào tạo nghề. .......................................... 21
Hình 1.4: Mức độ đào tạo thành công trong tổ chức của Donald Kikpatrick .......... 29
Hình 2.1: Bản đồ hành chính huyện Gò Công Đông tỉnh Tiền Giang.................... 34
Hình 2.2: Trung tâm dạy nghề huyện Gò Công Đông ............................................ 41
Sơ đồ 3.1: Nhiệm vụ của phòng LĐTB & XH huyện ............................................. 71
Sơ đồ 3.2: Mô hình đào tạo song hành. .................................................................. 73
Sơ đồ 3.3: Mô hình đào tạo luân phiên .................................................................. 73
Sơ đồ 3.4: Mô hình đào tạo tuần tự ........................................................................ 74
Sơ đồ 3.5: Mô hình tổng quát vế đào tạo nghề lưu động ........................................ 83
Biểu thức 1.1: Biểu thức tính hiệu quả trong.......................................................... 11
Biểu thức 1.2: Biểu thức tính tỷ lệ tuyển sinh so với kế hoạch ............................... 12
Biểu thức 1.3: Biểu thức tính tỷ lệ học viên tốt nghiệp………………….....................12
Biểu thức 1.4: Biểu thức tính HV trên GV ............................................................ 12
Biểu thức 1.5: Biểu thức tính chi phí đào tạo…………………………………………...12
Biểu thức 1.6: Biểu thức tính hiệu quả ngoài ........................................................ 13
Biểu thức 1.7: Biểu thức tính tỷ lệ việc làm .......................................................... 13
Biểu thức 1.8: Biểu thức tính tỷ lệ việc làm đúng nghề ......................................... 14
Biểu thức 1.9: Biểu thức tính tỷ lệ HV được đào tạo lại ........................................ 14

Biểu thức 1.10: Biểu thức tính tỷ lệ HV thoát nghèo ............................................. 15

x


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Số lượng giáo viên và học sinh phổ thông. ............................................ 43
Bảng 2.2: Cơ cấu nguồn nhân lực theo trình độ chuyên môn - kỹ thuật ................. 44
Bảng 2.3: Trình độ học vấn của LĐNT tham gia khảo sát ..................................... 49
Bảng 2.4: Ý kiến của học viên về những khó khăn khi học nghề ........................... 50
Bảng 2.5: Tình hình việc làm sau khi tham gia học nghề ....................................... 51
Bảng 2.6: Nhận xét của CBQLDN về liên kết đàotạo ............................................ 52
Bảng 2.7: Ý kiến của GV và HV về mức độ phù hợp chương trình đào tạo ........... 53
Bảng 2.8: Nhận xét của CBQL và DN về mức độ phù hợp chương trình đào tạo ... 53
Bảng 2.9: Nhận xét về phương pháp mà GV sử dụng ............................................ 54
Bảng 2.10: Ý kiến của CBQL-GV và HV về mức độ phù hợp của giờ LT, TH ...... 56
Bảng 2.11: Ý kiến của GV và HV về CSVC, nguyên liệu thực hành, tài liệu ......... 56
Bảng 2.12: Ý kiến của HV về trình độ chuyên môn - nghiệp vụ sư phạm của GV trực
tiếp dạy nghề cho LĐNT……………………………………………………............57
Bảng 2.13: Nhận xét GV và CBQL dạy nghề về hiệu quả công tác kiểm tra, đánh
giá xếp loại kết quả học nghề của LĐNT . ............................................................ 58
Bảng 3.1: Danh sách chuyên gia đóng góp ý kiến .................................................. 76
Bảng 3.2: Thống kê số lượng ý kiến chuyên gia về các nhóm giải pháp. ............... 85
Bảng 3.3: Áp dụng mô hình vào các nghề ............................................................. 86

xi


PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Những năm gần đây, do tác động của quá trình đô thị hóa nên một số vùng
của đất nước xảy ra tình trạng mất cân đối về cung và cầu giữa lao động nông thôn
với thành thị. Một trong những tình trạng đó là các doanh nghiệp mới thành lập
không tuyển đủ số lao động cần thiết (lao động có tay nghề, chuyên môn nghiệp vụ)
trong khi đó ở nông thôn, lao động phổ thông không kiếm được việc làm khá nhiều.
Để tránh tình trạng này, và để đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa nông nghiệp và
công nghiệp hóa đất nước, vì sự phát triển tiến lên giàu có của nông dân, chúng ta
nhất định phải tiến hành đào tạo chuyển nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) và
đào tạo nâng cao trình độ cho nông dân tiếp tục làm nông nghiệp. Vì vậy, có thể
khẳng định đào tạo nghề và tạo việc làm là điều cần phải làm trong quá trình phát
triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia để hướng tới sự phát triển bền vững.
Nông nghiệp, nông thôn, nông dân có vị trí đặc biệt quan trọng trong sự
nghiệp cách mạng và công cuộc đổi mới nền kinh tế - xã hội của đất nước. Chính vì
vậy, Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển nguồn nhân lực đến năm 2020,
phát triển nguồn nhân lực Việt Nam với chỉ số ước đạt 55% lao động có tay nghề
cao nhằm đáp ứng được thách thức của nền kinh tế thị trường trong hiện tại và
tương lai. Hiện nay, Việt Nam vẫn là một nước nông nghiệp có tới 60,9 triệu người
sống ở nông thôn chiếm 69,4% dân số cả nước, LĐNT từ 15 tuổi trở lên chiếm
48,0% lực lượng lao động toàn xã hội (Báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã hội
Việt Nam năm 2011- Tổng cục thống kê). Nhằm cụ thể hóa chương trình hành động
trên, ngày 27 tháng 11 năm 2009 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án “Đào tạo
nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” (gọi tắt là Đề án 1956) [11]
Đề án nêu rõ quan điểm:
a) Đào tạo nghề cho LĐNT là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, của các cấp,
các ngành và xã hội nhằm nâng cao chất lượng lao động nông thôn, đáp ứng nhu
cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Nhà nước tăng cường
đầu tư để phát triển đào tạo nghề cho LĐNT, có chính sách bảo đảm thực hiện công

1



bằng xã hội về cơ hội học nghề đối với mọi lao động nông thôn, khuyến khích, huy
động và tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia đào tạo nghề cho LĐNT;
b) Học nghề là quyền lợi và nghĩa vụ của LĐNT nhằm tạo việc làm, chuyển
nghề, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống;
c) Chuyển mạnh đào tạo nghề cho LĐNT từ đào tạo theo năng lực sẳn có của
cơ sở đào tạo sang đào tạo theo nhu cầu học nghề của LĐNT và yêu cầu của thị
trường lao động; gắn đào tạo nghề với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển
kinh tế- xã hội của cả nước, từng vùng, từng ngành, từng địa phương;
d) Đổi mới và phát triển đào tạo nghề cho LĐNT theo hướng nâng cao chất
lượng, hiệu quả đào tạo và tạo điều kiện thuận lợi để LĐNT tham gia học nghề phù
hợp với trình độ học vấn, điều kiện kinh tế và nhu cầu học nghề của mình;
e) Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng các bộ, công chức, tạo sự chuyển
biến sâu sắc về mặt chất lượng, hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng; nhằm xây dựng đội
ngũ cán bộ, công chức xã đủ tiêu chuẩn, chức danh cán bộ, công chức, đủ trình độ,
bản lĩnh lãnh đạo, quản lý và thành thạo chuyên môn, nghiệp vụ trên các lĩnh vực
kinh tế - xã hội ở xã phục vụ cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông
thôn.
Đại hội Đảng toàn quốc lần XI về mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã
hội giai đoạn 2011-2020 là: “Nông nghiệp có bước phát triển theo hướng hiện đại,
hiệu quả, bền vững, nhiều sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Chuyển dịch cơ cấu
kinh tế gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động; tỉ lệ lao động nông nghiệp khoảng 30
- 35% lao động xã hội” [24]
Đại hội đại biểu Đảng bộ Tỉnh Tiền Giang lần thứ IX [25] đã xác định mục
tiêu tổng quát giai đoạn 2010 - 2015 là: “Phát triển kinh tế với tốc độ nhanh, hợp lý
và bền vững; chuyển dịch mạnh mẽ, đồng bộ cơ cấu kinh tế nông - công nghiệp và
thương mại dịch vụ, phát triển nông nghiệp công nghiệp trên cơ sở công nghiệp
hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đi đôi với phát triển mạnh công nghiệp
và thương mại dịch vụ. Tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 45% năm 2015, trong
đó tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề là 36%, giảm tỷ lệ lao động thất nghiệp khu vực

thành thị còn dưới 4% vào năm 2015”.
2


Đại hội đại biểu Đảng bộ Huyện Gò Công Đông lần thứ X, nhiệm kỳ 2010 2015 đề ra chỉ tiêu đến năm 2015 “Về nông - lâm - thủy sản chiếm 46,3%; công
nghiệp - xây dựng 21%; thương mại- dịch vụ 32,7%; mỗi năm tạo việc làm cho
khoảng 3000 lao động”. [33]
Từ những vấn đề cấp thiết, ý nghĩa nêu trên, trong nông nghiệp mỗi địa
phương lại có đặc thù riêng, nên việc có một mô hình đào tạo nghề cho lao động
nông thôn là vô cùng cần thiết. Do đó người nghiên cứu đã chọn đề tài “Đề xuất
giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện Gò
Công Đông tỉnh Tiền Giang” để làm đề tài nghiên cứu.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Đề xuất các giải pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả hoạt động đào tạo nghề
cho LĐNT trên địa bàn huyện Gò Công Đông tỉnh Tiền Giang.
3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
3.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến đề tài.
3.2. Khảo sát thực trạng đào tạo nghề, nhu cầu học nghề, tình hình việc làm và
những đóng góp cho xã hội sau khi được đào tạo của LĐNT.
3.3. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho LĐNT.
3.4. Lấy ý kiến chuyên gia nhằm đánh giá tính khả thi của các nhóm giải pháp.
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đào tạo nghề trình độ sơ cấp và dạy
nghề thường xuyên cho LĐNT huyện Gò Công Đông.
4.2. Khách thể nghiên cứu
Lao động nông thôn đã qua đào tạo nghề, các tổ chức, quản lý, hoạt động đào
tạo nghề tại huyện Gò Công Đông.
5. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
Công tác đào tạo nghề cho LĐNT tại huyện Gò Công Đông còn nhiều hạn

chế. Nếu nghiên cứu tìm ra được những giải pháp khả thi thì sẽ góp phần nâng cao
hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Gò Công Đông,
tỉnh Tiền Giang
3


6. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Chủ yếu ở phạm vi phục vụ công tác dạy nghề cho nông dân trên địa bàn
huyện, áp dụng cho công tác định hướng dạy nghề theo chuyển dịch cơ cấu lao
động, tạo điều kiện học nghề và chính sách việc làm cho nông dân của huyện Gò
Công Đông giai đoạn 2012-2015.
7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
7.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
- Mục đích:
Thu thập tài liệu nhằm xây dựng cơ sở lí luận cho đề tài nghiên cứu.
- Cách tiến hành:
+ Tham khảo, tiến hành phân tích các tài liệu như các văn bản, chỉ thị của
Bộ, Sở Lao Động-Thương Binh và Xã Hội.
+ Các tạp chí giáo dục, các trang web về giáo dục, tin báo chí..... Từ đó định
hướng các giải pháp của đề tài.
7.2. Phương pháp điều tra bằng phiếu:
- Mục đích:
Nhằm làm rõ thực trạng hoạt động đào tạo nghề cho LĐNT trên địa bàn
huyện Gò Công Đông.
- Cách tiến hành:
Sử dụng các phiếu điều tra, phiếu thăm dò ý kiến của giáo viên, học viên, cán
bộ quản lý về một số vấn đề liên quan đến hoạt động đào tạo nghề.
7.3. Phương pháp phỏng vấn:
- Mục đích:
Điều tra quan điểm, thái độ của các đối tượng được phỏng vấn về một số vấn

đề liên quan đến hoạt động đào tạo nghề.
- Cách tiến hành:
Trao đổi trực tiếp đến một số đối tượng khảo sát để thu thập thông tin.
7.4. Phương pháp thống kê, xử lý số liệu:
- Mục đích:
Chứng minh bằng số liệu các giả thuyết của đề tài đã đưa ra.
4


- Cách tiến hành:
Thu thập các phiếu khảo sát, các số liệu, lượng hóa các dữ liệu trong các
phiếu điều tra, phiếu thăm dò....thành các số liệu có giá trị cho việc nghiên cứu.
7.5. Phương pháp chuyên gia:
- Mục đích:
Nhằm đánh giá tính khả thi của các giải pháp.
- Cách tiến hành:
Dùng các mẫu phiếu xin ý kiến của các chuyên gia để đánh giá.
8. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
- Về mặt lý luận:
Vận dụng các mô hình và kỹ thuật đánh giá chất lượng, hiệu quả đào tạo để
xác định nội dung cần thiết cho việc điều tra khảo sát thực tiễn làm cơ sở đề xuất
các giải pháp của đề tài.
- Về mặt thực tiễn:
+ Góp phần đưa ra các hướng giải quyết cụ thể về đào tạo nghề cho LĐNT của
huyện Gò Công Đông.
+ Các nhóm giải pháp người nghiên cứu mang tính chất cụ thể cho tình hình
thực tiễn của huyện hiện nay, có thể áp dụng vào hoạt động đào tạo nghề cho LĐNT
(tuyển sinh, chương trình đào tạo, giải quyết việc làm…. ) hoặc làm cơ sở bổ sung
thông tin cho huyện tổ chức xây dựng đề án, kế hoạch đào tạo cho LĐNT giai đoạn
2012-2015 và đến năm 2020 theo chủ trương đào tạo nghề của Đề án 1956.


5


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Căn cứ Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính
phủ [13], Công văn số 664/LĐTBXH-TCDN ngày 09/3/2010 của Bộ Lao động
Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch triển Đề án Đào tạo
nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 và Kế hoạch số 68/KH-UBND ngày
10/6/2010 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc triển khai thực hiện Quyết định
1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ, Uỷ ban nhân dân huyện
Gò Công Đông xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg
ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn huyện Gò Công Đông.
Trong 02 năm, từ năm 2010 đến năm 2012 phòng Lao động Thương binh và
Xã hội huyện đã tiến hành ký hợp đồng đào tạo giữa Trung tâm Day nghề với Trung
tâm Kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp, Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư huyện,
ký liên tịch với Ban chấp hành Hội nông dân huyện về việc phối hợp tổ chức dạy
nghề cho lao động nông thôn, sau đó hợp bàn kế hoạch mở lớp và triển khai cho các
xã, thị trấn về các danh mục ngành nghề đào tạo, thời gian khai giảng, số lượng học
viên, thủ tục đăng ký tham gia học và chế độ thực hiện kinh phí theo quy định tại
công văn số 928/LN-SLĐTBXH-STC ngày 27/5/2010 của sở Lao động Thương
binh và Xã hội với sở Tài chính để các xã, thị trấn tiến hành triển khai tuyên truyền,
vận động người lao động tham gia học nghề.
Trong giai đoạn 2010-2012, huyện Gò Công Đông đã tổ chức được 52 lớp dạy
nghề cho 1524 lao động nông thôn, trong đó có 791 lao động thuộc hộ nghèo.
Ngành nghề đào tạo các nghề phi nông nghiệp như: may công nghiệp, điện dân
dụng, khảm ốc xà cừ, sửa chữa máy nổ, đan lát (lục bình, cói),…các nghề thuộc lĩnh
vực nông nghiệp gồm có trồng rau an toàn và nấm các loại, kỹ thuật nuôi trồng thuỷ

hải sản, kỹ thuật chăn nuôi và phòng trị bệnh cho heo, bò, dê, nuôi trùn quế, kỹ
thuật trồng lúa nhân giống lúa cao sản… chuyển đổi mạnh mẽ công tác đào tạo

6


nghề cho lao động nông thôn từ đào tạo theo năng lực sang đào tạo theo nhu cầu,
gắn đào tạo nghề với quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội của từng địa bàn, khu vực,
ngành nghề và quy mô cụ thể. Đào tạo nghề phải theo hướng nâng cao chất lượng
và hiệu quả nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn góp phần
chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế. Nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo
của huyện đạt 32% năm 2010, 43% vào năm 2015 và 52% vào năm 2020.
Liên quan đến vấn đề đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Đề án 1956
thì có các đề tài nghiên cứu sau: luận văn thạc sỹ của tác giả Vũ Thị Minh Hoà với
đề tài: “Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông
thôn tỉnh Đồng Nai”, tác giả đã nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn liên quan đến
đề tài, khảo sát thực trạng đào tạo nghề, khảo sát nhu cầu học nghề, tình hình việc
làm và những đóng góp cho xã hội sau khi được đào tạo từ đó đề xuất giải pháp
nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn và lấy ý kiến chuyên gia
nhằm đánh giá tính khả thi của đề tài. Đề tài nghiên cứu của tác giả Phạm Minh
Trung về “Nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho lao
động nông thôn tại huyện Cờ Đỏ thành phố Cần Thơ”, tác giả đã nghiên cứu các
khái niệm và cơ sở lí luận về đào tạo nghề cho lao động nông thôn, mô hình dạy
nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn từ đó khảo sát và phân tích thực
trạng về hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện Cờ Đỏ để từ đó
đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại
huyện Cờ Đỏ.
Tuy nhiên, hiện nay tại huyện Gò Công Đông vẫn chưa có đề tài nghiên cứu
về vấn đề nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn cũng như vận
dụng vào thực tiễn hiện nay.

1.2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.2.1. Chất lượng và chất lượng đào tạo
● Chất lượng
Theo tác giả Nguyễn Thị Hồng Thuỷ [30], “chất lượng là sự phù hợp với mục
đích”, theo Ball (1985) và INQAAHE (Internationl Netwok for Quanlity Assurance
Agencies)
7


“Chất lượng gắn liền với giá trị gia tăng” theo Mc Clain (1989)
Trong sản xuất, chất lượng của một sản phẩm được đánh giá qua các mức độ
đạt các tiêu chuẩn chất lượng đề ra của sản phẩm. Trong đào tạo, chất lượng đào tạo
được đánh giá qua các mức độ đạt được mục tiêu đào tạo đã đề ra đối với một
chương trình đào tạo. [30]
Chất lượng được định nghĩa như mức độ mà sản phẩm hoặc dịch vụ của nhà
trường, tổ chức đáp ứng mong đợi của khách hàng. Ý tưởng chính của khái nệm
chất lượng không coi sự thành công của nhà trường chỉ thông qua các chỉ số đầu ra
mà nó còn quan tâm đến các chỉ số đầu vào và các chỉ số về quá trình.
Theo tác giả Nguyễn Đức Chính, chất lượng là một khái niệm mang tính tương
đối, động, đa chiều và với những người ở cương vị khác nhau có thể có những ưu
tiên khác nhau khi xem xét nó. Ví dụ, đối với cán bộ giảng dạy và sinh viên thì ưu
tiên của khái niệm chất lượng phải là quá trình đào tạo, là cơ sở vật chất kỹ thuật
phục vụ cho quá trình giảng dạy học tập. Còn đối với những người sử dụng lao
động, ưu tiên về chất lượng của họ lại là đầu ra, tức là trình độ - năng lực - kiến
thức của sinh viên khi ra trường. [4]
● Chất lượng đào tạo
Trong kỷ yếu hội thảo Kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp Việt Nam,
theo hai tác giả Lê Đức Ngọc và Lâm Quang Thiệp - Đại học quốc gia Hà Nội thì
“Chất lượng đào tạo được đánh giá qua mức độ đạt được mục tiêu đào tạo đã đề ra
đối với một chương trình đào tạo” [11], [28]

Theo tác giả Trần Khánh Đức - Viện nghiên cứu phát triển giáo dục cho rằng
“Chất lượng đào tạo là kết quả của quá trình đào tạo được phản ánh ở các đặc
trưng về phẩm chất, giá trị nhân cách và giá trị sức lao động hay năng lực hành
nghề của người tốt nghiệp tương ứng với mục tiêu, chương trình đào tạo theo các
ngành nghề cụ thể” [7]
Trong lĩnh vực đào tạo nghề nghiệp, chất lượng đào tạo với đặc trưng sản
phẩm là “con người lao động” cụ thể hiểu là kết quả hay còn gọi là đầu ra của quá
trình đào tạo và được thể hiện ở các phẩm chất, giá trị nhân cách và giá trị sức lao

8


động hay năng lực hành nghề của người tốt nghiệp tương ứng với mục tiêu đào tạo
của từng ngành đào tạo trong hệ thống đào tạo.
Chất lượng đào tạo trước hết phải là kết quả của quá trình đào tạo và được thể
hiện trong hoạt động nghề nghiệp của người tốt nghiệp. Quá trình thích ứng với thị
trường lao động không chỉ phụ thuộc vào chất lượng đào tạo mà còn phụ thuộc vào
các yếu tố khác của thị trường như quan hệ cung - cầu, giá cả sức lao động, chính
sách sử dụng và bố trí công việc của nhà nước và người sử dụng lao động. Do đó
khả năng thích ứng cũng phản ảnh cả về hiệu quả đào tạo ngoài xã hội và thị trường
lao động được thể hiện qua mối quan hệ giữa mục tiêu và chất lượng đào tạo như
hình 1.1:
Quá trình đào tạo
Mục tiêu đào tạo

Chất lượng đào tạo


Đặc trưng,giá trị nhân cách,
xã hội, nghề nghiệp




Giá trị sức lao động



Năng lực hành nghề



Trình độ chuyên môn nghề
nghiệp (kiến thức kỹ năng)



Năng lực thích ứng với xã
hội và thị trường lao động



Năng lực phát triển cá
nhân, nghề nghiệp

Kiến thức


NGƯỜI TỐT NGHIỆP
Kỹ năng


Thái độ

(Theo chương trình đào tạo)

Hình 1.1: Quan hệ giữa mục tiêu và chất lượng đào tạo [6]
Chất lượng đào tạo là sự đáp ứng nhu cầu của thị trường, của khách hàng,
được đảm bảo bằng chất lượng quá trình từ đầu vào, đến quá trình dạy học và đầu ra
– sản phẩm đào tạo.

9


MÔI TRƯỜNG
(Nhà trường, xã hội, kinh doanh,
sản xuất, chính sách nhà nước...)

ĐẦU VÀO

QUÁ TRÌNH

(Học viên học nghề)

(Chương trình đào tạo)

ĐẦU RA
(Học viên tốt nghiệp)

Phản hồi
(Sự thỏa mãn nghề nghiệp, năng lực đạt được, đóng góp cho xã hội)


Hình 1.2: Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo [3]
1.2.2. Hiệu quả và hiệu quả đào tạo
● Hiệu quả
Hiệu quả thường được định nghĩa như mức độ đạt được các mục tiêu đặt ra.
Nói đến mục tiêu thường ta luôn đề cập các chỉ số cụ thể về số lượng, thời gian và
nguồn lực. Các chỉ số về hiệu quả có 2 đặc trưng cơ bản:
-

Tính toán dựa trên cơ sở các chỉ số về số lượng.

-

Thiên về các chỉ số đầu ra.
“Hiệu quả là kết quả mong muốn mà chúng ta chờ đợi và hướng tới. Hiệu quả

giáo dục là kết quả mà giáo dục mang lại đáp ứng những yêu cầu về chất lượng, số
lượng, cơ cấu đào tạo mà xã hội, nền kinh tế và sự phát triển đất nước đòi hỏi” [1]
Như vây, hiệu quả được hiểu là mối quan hệ giữa chi phí đầu vào với kết quả
đầu ra của hàng hoá, dịch vụ. Hiệu quả là sự so sánh kết quả thu được với những chi
phí phải bỏ ra.
Hiệu quả kinh tế là hiệu số giữa tổng chi phí đầu vào (nhân lực, tài chính,
nguyên vật liệu, khấu hao phương tiện, cơ sở vật chất…) với tổng giá trị thu được ở
đầu ra.
Hiệu quả kinh tế = Tổng giá trị kinh tế thu được – Tổng chi phí đầu vào
Hiệu quả xã hội có thể đánh giá qua so sánh tổng chi phí đầu tư cho giải quyết
những vấn đề xã hội cụ thể với mức độ đóng góp và phạm vi tác động vào quá trình
giải quyết các vấn đề xã hội khác nhau và đạt được lợi ích xã hội khác nhau.
10



×