Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

Quản lí đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại trường trung cấp nghề thủ công mỹ nghệ kiến xương, tỉnh thái bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 131 trang )

Bộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐAI HOC sư PHAM HÀ NÔI 2

NGÔ DUY Bộ

QUẢN LÍ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG
NÔNG THÔN TẠI TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHÈ THỦ
CÔNG MỸ NGHỆ KIẾN XƯƠNG, TỈNH THÁI BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC

HÀ NÔI - NĂM 2016


Bộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC sư PHẠM HÀ NỘI 2

NGÔ DUY Bộ

QUẢN LÍ ĐÀO TẠO NGHÈ CHO LAO ĐỘNG
NÔNG THÔN TẠI TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHÈ THỦ
CÔNG MỸ NGHỆ KIẾN XƯƠNG, TỈNH THÁI BÌNH

Chuyên ngành: QUẢN LÍ GIÁO DỤC
Mã số: 60.14.01.14

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS BÙI MINH HIỀN

HÀ NỘI-NĂM 2016




LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Nhà trường và các khoa Quản lí
giáo dục, Tâm lí giáo dục, phòng Sau Đại học trường Đại học Sư phạm Hà Nội
2; Quí thày cô giáo đã giúp đỡ và trực tiếp giảng dạy lớp Cao học Quản lí giáo
dục KI 8 trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2; Tập thể cán bộ, giáo viên tham gia
đào tạo nghề cho LĐNT ở trường Trưng cấp nghề thủ công mỹ nghệ Kiến
Xương; tập thể lớp Cao học Quản lí giáo dục KI8 trường Đại học Sư phạm Hà
Nội 2; các bạn đồng nghiệp và gia đình đã giúp đỡ tôi ừong suốt quá trình học
tập và thực hiện đề tài nghiên cứu này.
Đặc biệt, xin chân thành cảm ơn PGS.TS Bùi Minh Hiền - người đã tận
tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành
Luận văn khóa học này.
Dù đã có nhiều cố gắng, song chắc chắn rằng Luận văn của tôi khó tránh
khỏi những thiếu sót, hạn chế. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của
Quí thày cô và các bạn đồng nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 7 năm 2016
Tác giả

Ngô Duy Bộ


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu ừong luận văn này
là trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác. Tôi cũng xin cam đoan
rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm orn và các
thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày tháng 07 năm 2016

Tác giả

Ngô Duy Bộ


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU .........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài................................................................ 3
3........................................................................................................... Khách
thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu ........................................................ 3
4........................................................................................................... Giới
hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài ................................................................. 3
5. Giả thuyết khoa học.................................................................................. 3
6. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................... 4
7. Phương pháp nghiên cứu............................................................................4
Chương 1. Cơ SỞ LÍ LUẬN VÈ QUẢN LÍ ĐÀO TẠO NGHÈ CHO LAO
ĐỘNG NÔNG THÔN TẠI TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ ...................7
1.1. ....................................................................................................... T ổng
quan vấn đề nghiên cứu.................................................................................. 7
1.1.1. Trên thế giới..........................................................................................7
1.1.2. Ở Việt Nam.....................................................................................8
1.2. Một số khái niệm cơ bản........................................................................ 11
1.2.1. Quản lí ..........................................................................................11
1.2.2. Quản lí nhà trường........................................................................13
1.2.3. Đào tạo nghề.................................................................................13
1.2.4. Quản lí đào tạo nghề.....................................................................14
1.2.5. Lao động nông thôn......................................................................14



1.3. Đặc điểm và vai trò ý nghĩa của đào tạo nghề cho lao động nông thôn 14
1.3.1. Đặc điểm lao động nông thôn Việt Nam...................................... 14
1.3.2................................................................................................ Vai
trò, ý nghĩa của đào tạo nghề cho lao động nông thôn ............................ 15
1.4. Đào tạo nghề trong trường Trung cấp nghề........................................... 16
1.4.1. Trường Trung cấp nghề trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp .... 16
1.4.2. Các thành tố của đào tạo nghề trong trường Trung cấp nghề ...... 18
1.5. Nội dung quản lí đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại trường Trung
cấp nghề.......................................................................................................... 21
1.5.1. Quản lí thực hiện mục tiêu đào tạo............................................... 21
1.5.2............................................................................................... Quản lí
công tác tuyển sinh................................................................................... 22
1.5.3. Quản lí nội dung chuông trình, kế hoạch đào tạo......................... 24
1.5.4. Quản lí phương pháp hình thức tổ chức đào tạo .......................... 25
1.5.5. Quản lí hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học
sinh ................................................................................................................. 26
1.5.6. Quản lí điều kiện, cơ sở vật chất đào tạo nghề............................. 28
1.5.7............................................................................................... Quản lí
kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo nghề................................................... 29
1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí đào tạo nghề cho lao động nông thôn
tại trường trung cấp nghề ............................................................................... 30
1.7. ...................................................................................................... Kinh
nghiệm quốc tế ừong đào tạo nghề cho lao động nông thôn.......................... 31
Tiểu kết chương 1........................................................................................... 36


Chương 2. THựC TRẠNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGHÈ CHO LAO ĐỘNG
NỒNG THÔN TẠI TRƯƠNG TRUNG CẤP NGHỀ THỦ CỒNG
MỸ NGHỆ KIẾN XƯƠNG, TỈNH THÁI BÌNH ...................................... 37

2.1. Khái quát về trường Trung cấp nghề thủ công mỹ nghệ Kiến Xương, tính
Thái Bình........................................................................................................ 37
2.1.1. Quá trình thành lập và phát triển nhà trường ............................... 37
2.1.2. Chức năng nhiệm vụ của nhà trường ........................................... 38
2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của nhà trường ....................................... 40
2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng .................................................................. 42
2.2.1. Mục tiêu, quy mô khảo sát........................................................... 42
2.2.2. Nội dung khảo sát ........................................................................ 42
2.2.3. Phương pháp và kỹ thuật khảo sát ............................................... 43
2.3. Thực trạng đào tạo nghề cho LĐNT tại trường Trung cấp nghề thủ công
mỹ nghệ Kiến Xương, tỉnh Thái Bình............................................................ 43
2.3.1. Quy mô tuyển sinh, ngành nghề đào tạo...................................... 43
2.3.2. Các loại hình đào tạo của nhà trường .......................................... 45
2.3.3. Đội ngũ giáo viên......................................................................... 46
2.3.4. Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy nghề .................................... 47
2.3.5. Kế quả đào tạo ............................................................................. 47
2.4. Thực ừạng quản lí đào tạo nghề cho LĐNT tại trường Trung cấp nghề
thủ công mỹ nghệ Kiến Xương, tỉnh Thái Bình............................................. 48
2.4.1. Thực trạng quản lí thực hiện mục tiêu đào tạo ............................ 48
2.4.2. Thực trạng quản lí công tác tuyển sinh........................................ 49
2.4.3. Thực trạng quản lí nội dung chương trình, kế hoạch đào tạo...... 51


2.4.4. Thực trạng quản lí phương pháp, hình thức tổ chức đào tạo....... 54
2.4.5. Thực trạng quản lí hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học
nghề của học viên ........................................................................................... 57
2.4.6. Thực trạng quản lí csvc, trang thiết bị, vật tư phục vụ hoạt động
đào tạo nghề cho LĐNT ................................................................................. 63
2.4.7. Thực trạng kiểm tra, đánh giá đào tạo nghề cho LĐNT.............. 66
2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đào tạo nghề cho lao động

r

>

r

nông thôn tại trường Trung câp nghê thủ công mỹ nghệ Kiên Xương, tỉnh
Thái Bình........................................................................................................ 68
2.6. Đánh giá chung về thực trạng................................................................ 71
2.6.1. Những thành tựu........................................................................... 71
2.6.2. Nhưng tồn tại, hạn chế ................................................................. 72
Tiểu kết chương 2........................................................................................... 73
CHƯƠNG 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÍ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG
NÔNG TẠI TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHÈ THỦ CÔNG MỸ NGHỆ KIẾN
XƯƠNG, TỈNH THÁI BÌNH ...................................................................... 75
3.1. Định hướng phát triển trường Trung cấp nghề thủ công mỹ nghệ Kiến
Xương............................................................................................................. 75
3.1.1. Nhiệm vụ ...................................................................................... 75
3.1.2. Giải pháp thực hiện ...................................................................... 76
3.2. ...................................................................................................... Các
nguyên tắc đề xuất biện pháp ......................................................................... 77
3.2.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích.............................................. 77
3.2.2...............................................................................................


Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và phát triển........................................ 77
3.2.3...............................................................................................
Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống và đồng bộ........................................ 78
3.2.4. Nguyên tăc đảm bảo tính thực tiên và khả thi.............................. 78
3.3. Biện pháp quản lí đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại trường Trung cấp

nghề thủ công mỹ nghệ Kiến Xương, tỉnh Thái Bình.................................... 79
3.3.1. Xây dựng kế hoạch tuyển sinh phù hợp với nghề đào tạo ........... 79
3.3.2. Xây dựng nội dung, phát triển chương trình đào tạo nghề cho lao
động nông thôn theo hướng đáp ứng sản xuất ............................................... 81
>

r

3.3.3. Quản đâu tư csvc, trang thiêt bị, vật tư thực hành phục vụ đào tạo
nghề cho LĐNT............................................................................................. 83
3.3.4. Quản lí hoạt động dạy nghề theo hướng kết hợp giáo viên cơ hữu, giáo
viên thỉnh giảng và nghệ nhân có tay nghề cao ............................................ 85
3.3.5. Tổ chức đào tạo nghề gắn với doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất
tại địa phương................................................................................................ 87
3.3.6. Tư vấn giới thiệu việc làm cho các đối tượng học nghề sau đào
tạo ................................................................................................................... 89
3.4. Mối quan hệ giữa các biện pháp............................................................ 91
3.5. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề
xuất ................................................................................................................. 92
3.5.1. Đánh giá mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp
quản lý được đề xuất ...................................................................................... 92
3.5.2. Sự phù hợp giữa mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện
pháp quản lý được đề xuất ............................................................................. 96


Tiểu kết chương 3........................................................................................... 99
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .............................................................. 101
1. Kết luận ............................................................................................ 101
2. Khuyến nghị..................................................................................... 102
DANH MUC TÀI LIÊU THAM KHẢO • •

PHỤ LỤC
Sơ đồ 2.1

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ VÀ sơ ĐỒ
Cơ cấu tổ chức bộ máy của trường Trung cấp nghề thủ công

41

mỹ nghệ Kiến Xương.
Bảng 2.1
Bảng 2.2

Đối tượng và quy mô khảo sát.
Quy mô tuyển sinh đào tạo nghề hàng năm.

42
43

Bảng 2.3

Các nghề đào tạo tại trường Trung cấp nghề thủ công mỹ

44

nghệ Kiến Xương.
Bảng 2.4

Cơ cấu trinh độ độ ngũ giáo viên dạy nghề của trường Trung

46


cấp nghề thủ công mỹ nghệ Kiến Xương.
Bảng 2.5

Cơ sở vật chất.

47

Bảng 2.6

Kết quả học viên tốt nghiệp hàng năm.

48

Bảng 2.7

Kết quả đánh giá thực trạng quản lí mục tiêu đào tạo.

49

Bảng 2.8

Kết quả đánh giá thực trạng tuyển sinh.

50

Bảng 2.9

Kết quả đánh giá thực trạng quản lí xây dựng chương trình, kế 54


Bảng 2.10

hoạch đào tạo nghề cho LĐNT.
Kết quả xếp loại giờ giảng của giáo viên.

55

Bảng 2.11

Kết quả khảo sát thực trạng quản lí pp và hình thức tổ chức

56

đào tạo.
Bảng 2.12

Kết quả đánh giá thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy của

59


giáo viên tham gia đào tạo nghề LĐNT.
Bảng 2.13

Kết quả đánh giá thực trạng quản lý hoạt động học tập của
người học theo chương trình đào tạo nghề cho LĐNT.

61



Bảng 2.14

Bảng 2.15

Kết quả đánh giá thực trạng quản lý

csvc, trang thiết bị phục

64 vụ đào tạo nghề cho LĐNT.
Kết quả đánh giá về thực trạng quản lý công tác kiểm ưa,

66

đánh giá hoạt động đào tạo nghề cho LĐNT.
Bảng 2.16
Bảng 3.1

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí đào tạo nghề cho LĐNT. 69
Tổng họp kết quả khảo sát mức cần thiết của các biện pháp 92 quản
lí đào tạo nghề cho LĐNT tại trường Trung cấp nghề thủ công mỹ
nghệ Kiến Xưomg.

Bảng 3.2

Tổng họp kết quả khảo sát mức khả thi của các biện pháp 93 quản lí
đào tạo nghề cho LĐNT tại trường Trung cấp nghề thủ công mỹ
nghệ Kiến Xương.

Bảng 3.3


Tổng họp kết quả khảo sát mức cần thiết của các biện pháp 96 quản
lí đào tạo nghề cho LĐNT tại trường Trung cấp nghề thủ công mỹ
nghệ Kiến Xương.

Biểu đồ 3.1

Sự tương quan giữa tính càn thiết và tính khả thi của các biện 98
pháp quản lí đào tạo nghề cho LĐNT tịa trường Trung cấp nghề thủ
công mỹ nghệ Kiến Xương.


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
DÙNG TRONG LUẠN VĂN
BGH

Ban giám hiệu

CB

Cán bộ

CBGV

Cán bộ giáo viên

CBQL
CNH - HĐH

Cán bộ quản lí
Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa


csvc

Cơ sở vật chất

GD-ĐT
KHĐT

Giáo dục và Đào tạo
Kế hoạch đào tạo

CTĐT
KT-XH

Chương trình đào tạo
Kinh tế - Xã hội

LĐNT
LĐ -TB & XH

Lao động nông thôn
Lao động - Thương binh và Xã hội

GV

Giáo viên

pp

Phương pháp


PPDH

Phương pháp dạy học

UBND

ủy ban nhân dân


1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Vấn đề lao động và việc làm là một vấn đề cấp thiết trong bối cảnh hiện
nay, đặc biệt là trong khi đất nước ta đang tiến hành công nghiệp hoá và hiện
đại hoá thì lao động và việc làm là cơ sở, là tiền đề để phát triển xã hội.
Theo tính toán của Bộ NN&PTNT, hiện nay cả nước có khoảng hơn 25
triệu lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, chiếm 55,7% tổng lao
động của cả nước, và mỗi năm có thêm khoảng 1 triệu người đến tuổi lao
động. Như vậy, mỗi năm sẽ có khoảng 2 triệu lao động nông thôn cần được
đào tạo nghề để chuyển đổi sang các ngành nghề phi nông nghiệp, hướng tới
mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020 nước ta cơ bản sẽ thành nước
công nghiệp theo hướng hiện đại. Cùng với quá trình CNH- HĐH nền kinh tế,
cơ cấu lao động nước ta có sự dịch chuyển theo hướng tích cực, lao động ừong
lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ là chủ yếu. Để đạt được mục tiêu này, một số
lượng lớn lao động phải được đào tạo nghề để chuyển dịch cơ cấu lao động và
việc làm do đó nhu cầu cần được đào tạo nghề nói chung là rất lớn.
Để giải quyết thực trạng đào tạo nghề cho lao động nông thôn nước ta,
ngày 27-11-2009, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1956/QĐTTg phê duyệt Đe án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”.
Trong Quyết định này đã thể hiện rõ quan điểm của Đảng và Nhà nước ta là:

“Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, của
các cấp, các ngành và xã hội nhằm nâng cao chất lượng lao động nông thôn,
đáp ứng yêu càu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Nhà
nước tăng cường đàu tư để phát triển đào tạo nghề cho lao động nông thôn, có
chính sách bảo đảm thực hiện công bằng xã hội về cơ hội học nghề đối với
mọi lao động nông thôn, khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để toàn xã
hội tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn”


2
Để quản lí quá trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn đạt hiệu quả
và chất lượng đáp ứng nhu càu nguồn nhân lực, cần hiểu rõ nhu cầu của người
lao động và thực tế nhu cầu của xã hội để có phương hướng, biện pháp và cách
làm cụ thể phù hợp với địa phương và từng vùng miền.
Kiến Xương là huyện nằm ở phía nam của tỉnh Thái Bình, ở vị trí tiếp
giáp với các huyện Tiền Hải, Thái Thụy, Vũ Thư và huyện Giao Thủy, Xuân
Trường của tỉnh Nam Định. Đây là nơi có rất nhiều làng nghề truyền thống và
các khu công nghiệp mới được hình thành. Riêng huyện Kiến Xương có 38
làng nghề ừên/ 32 xã. Là huyện sản xuất nông nghiệp là chính nên giá trị sản
xuất nông nghiệp còn chiếm tỉ trọng lớn. Theo số liệu điều tra năm 2014 tổng
giá trị sản xuất trong nông nghiệp chiếm khoảng 60,35 %, công nghiệp, tiểu
thủ công nghiệp chiểm khoảng 17%, thương mại dịch vụ chiếm 22,65%. Kiến
Xương là huyện đông dân, dân số 245.000 người, lực lao động từ 16 tuổi trở
lên là 152.437 chiếm 62,22% dân số. Hàng năm được bổ xung thêm khoản
5.000 thanh niên bước vào độ tuổi lao động. Đồng thời có khoảng 1.000 lao
động/năm là bộ đội xuất ngũ trở về địa phương càn được đào tạo tay nghề để
ổn định cuộc sống.
Trong những năm qua công tác đào tạo nghề trên địa bàn huyện Kiến
Xương, tỉnh Thái Bình đã đạt được những kết quả khả quan, và đã có đóng
góp đáng kể vào đào tạo nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại

hoá, xoá đói giảm nghèo, chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế trên địa
bàn huyện. Tuy nhiên công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn còn nhiều
hạn chế như: Tỉ lệ lao động qua đào tạo có tay nghề còn thấp, chất lượng đào
tạo chưa đáp ứng được thị trường lao động, đội ngũ giáo viên dạy nghề còn
thiếu về số lượng, trình độ chuyên môn và kỹ năng thực hành còn hạn chế,
ừang thiết bị máy móc dạy nghề còn thiếu và chưa đồng bộ.


3
Do yêu cầu của CNH- HĐH nông nghiệp nông thôn cùng với sự hình
thành các khu công nghiệp của tỉnh, của vùng miền, sự khôi phục phát triển
các làng nghề truyền thống, các chưomg trình hợp tác với các nước trong khu
vực và trên thế giới, và nhu cầu xã hội đòi hỏi lực lượng lao động cần được
đào tạo ở trình độ Trung cấp nghề, sơ cấp nghề và đào tạo nghề ngắn hạn là rất
lớn.
Xuất phát từ yêu càu về lí luận cũng như thực tiễn, tôi chọn nghiên cứu
đề tài “Quản lí đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại Trường Trung cấp
nghề thủ công mỹ nghệ Kiến Xương, tỉnh Thái Bình”.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và phân tích đánh giá thực trạng quản lí
đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại trường Trung cấp nghề thủ công mỹ
nghệ Kiến Xương, tỉnh Thái Bình, đề xuất một số biện pháp quản lí đào tạo
nghề cho lao động nông thôn nhằm tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn ở địa phương.
3. Khách thể và đối tượng nghiền cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại trường Trung cấp nghề.
3.2. Đổi tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lí đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại trường Trung
cấp nghề thủ công mỹ nghệ Kiến Xương, tỉnh Thái Bình.

4. Giả thuyết khoa học
Nếu đề xuất và áp dụng các biện pháp quản lí theo tiếp cận quản lí các
thành tố của quá tŕnh đào tạo nghề đảm bảo tính khoa học, phù hợp với lao
động nông thôn và thực tiễn địa phương sẽ nâng cao được chất lượng đào tạo
nghề cho lao động nông tại trường Trung cấp nghề thủ công mỹ nghệ Kiến
Xương, tỉnh Thái Bình.


4
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Hệ thống hóa cơ sở lí luận về quản lí đào tạo nghề cho lao động nông
thôn tại trường Trung cấp nghề.
5.2. Khảo sát và đánh giá thực hạng quản lí đào tạo nghề cho lao động nông
thôn tại Trường Trung cấp nghề thủ công mỹ nghệ Kiến Xương, tỉnh Thái
Bình.
5.3. Đe xuất các biện pháp quản lí đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại
trường Trung cấp nghề thủ công mỹ nghệ Kiến Xương, tỉnh Thái Bình.
6. Giói hạn phạm vỉ nghiên cứu
6.1. Giới hạn về nội dung:
Nghiên cứu biện pháp quản lí đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại
trường Trung cấp nghề thủ công mỹ nghệ Kiến Xương, tỉnh Thái Bình.
6.2. Giới hạn khách thể điều tra:
Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, các trưởng phó phòng, khoa, tổ chuyên
môn, một số cán bộ giáo viên và học viên của nhà trường.
6.3. Chủ thể thực hiện biện pháp quản lí:
Hiệu trưởng trường Trung cấp nghề thủ công mỹ nghệ Kiến Xương,
tỉnh Thái Bình.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận
-


Tổng quan các tài liệu lí luận, các văn bản thể hiện chủ trương chính

sách, đường lối của Đảng và Nhà nước về dạy nghề.
-

Phân tích khái quát hóa lí luận về quản lí, quản lí giáo dục, quản lí

trường học, quản lí dạy học, đào tạo nghề và các vấn đề liên quan đến đề tài để
xây dựng cơ sở lí luận cho đề tài.
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Nhằm đánh giá thực trạng “Quản lí đào tạo nghề cho lao động nông


5
thôn tại trường Trung cấp nghề thủ công mỹ nghệ Kiến Xương, tỉnh Thái
Bình.
-

Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động: Nghiên cứu, phân tích

hồ sơ quản lí tại trường Trung cấp nghề thủ công mỹ nghệ Kiến Xương, tỉnh
Thái Bình.
-

Phương pháp quan sát:

+ Dự giờ lên lớp của một số lớp thực hành nghề.
+ Tìm hiểu thực tiễn tại một số cơ sở sản xuất có dạy nghề.
-


Phương pháp Điều tra bằng phiếu hỏi: thăm dò ý kiến của cán bộ

quản lí, giáo viên và học viên về thực trạng đào tạo nghề ở trường Trung cấp
nghề thủ công mỹ nghệ Kiến Xương, tỉnh Thái Bình.
-

Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Quản lí hoạt động đào tạo nghề

qua các báo cáo thực hiện nhiệm vụ dạy nghề của trường, sở Lao động Thương
binh & Xã hội, ngành giáo dục đào tạo tỉnh Thái Bình.
7.3. Phương pháp nghiên cứu khác
8. Cấu trúc luân văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ
lục, nội dung chính của luận văn được trình bày thành 3 chương.
Chương 1: Cơ sở lý luận của quản lí đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại
trường Trung cấp nghề
Chương 2: Thực trạng quản lí đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại trường
Trung cấp nghề thủ công mỹ nghệ Kiến Xương, tỉnh Thái Bình Chương 3: Biện
pháp quản lí đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại trường Trung cấp nghề thủ
công mỹ nghệ Kiến Xương, tỉnh Thái Bình
CHƯƠNG 1
Cơ SỞ LÍ LUẬN CỦA QUẢN LÍ ĐÀO TẠO NGHỀ
CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TẠI TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ


6
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Trên thế giới:
Ở nước ngoài đã có các công trình nghiên cứu như “Managing Training

Stragies for Developing Countries” của John E., Kerigan and Jeff
S.Lukem[31], “Managing TVET to Meet Labour Market Demand” của
R.Noonan [32], những công trình này đều đề cập đến quản lí đào tạo trong cơ
chế thị trường và quản lí đào tạo theo phương pháp tiếp cận hiện đại gắn nhà
trường với doanh nghiệp. Quản lí đào tạo dựa ừên nhu càu việc làm và nhu càu
người học trong cộng đồng.
Công trình “Managing vocational training systems” của Vladimir [33]
đã đưa ra một hệ thống khoa học và nghệ thuật về quản lí và tổ chức ở những
cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, đồng thời đưa ra biện pháp phát triển
năng lực quản lí, quản trị viên cao cấp tiến tới mức độ chuyên nghiệp cao.
- Mobile Vocational Training Units, (SIDA, 1993) [30]. Công trình này
đã nghiên cứu và đưa ra mô hình đào tạo nghề lưu động.Hình thức đào tạo này
phù hợp với những cộng đồng, người dân có nhu cầu học nào đó nhưng không
có điều kiện học nghề tại các cơ sở đào tạo.
Các công trình của các tác giả nêu ừên đã đề xuất được những lí thuyết
cơ bản đến đào tạo nghề và quản lí đào tạo nghề trong cơ chế thị trường và nhu
càu việc làm ừong cộng đồng.Trong nghiên cứu này sẽ vận dụng những kết
quả nghiên cứu kể trên cho phù họp với môi trường thực tiễn ở Việt Nam
trong lĩnh vực đào tạo và quản lí đào tạo nghề.
1.1.2. Ở Việt Nam
Ở Việt Nam, hoạt động đào tạo nghề, quản lí đào tạo nghề được hình
thành từ những năm 50 của thế kỉ XX. Cho đến nghị quyết Trung ưomg 2 khóa VIII vấn đề đào tạo nghề mới thực sự được quan tâm trở lại “ Tăng quy


7
mô học nghề bằng mọi hình thức để đạt 22% - 25% đội ngũ ỉao động được
qua đào tạo vào năm 2000. Ke hoạch đào tạo nghề phải theo sát chương trình
lãnh tể — xã hội của từng vùng, phục vụ cho sự chuyển đổi lao động, cho
CNH - HĐH nông thôn và nông nghiệp. Tăng cường đầu tư, củng cổ và phát
triển các trường dạy nghề, xây dựng các trường trọng điểm. Đào tạo đủ công

nhân lành nghề cho các khu công nghiệp, khu chế xuất, có tỉnh đến nhu cầu
xuất khẩu lao động”.
Vấn đề đào tạo nghề cho LĐNT thực sự được quan tâm và thể hiện rõ
trong nghị quyết Trung ương 7 - khóa X “Tập trung đào tạo nguồn nhân lực ở
nông thôn, chuyển một bộ phận lao động nông nghiệp sang công nghiệp và
dịch vụ, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập của dân cư nông thôn tăng
trên 2,5 lần so với hiện nay” và được cụ thể hóa bằng quyết định 1956/QĐTTg của Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt đề án “Đào tạo nghề cho lao động
nông thôn đến năm 2020”.
Chiến lược phát triển dạy nghề thời kì 2011 - 2020 cũng đã xác định
những mục tiêu cụ thể: [6]
+ Giai đoạn 2011 - 2015: đào tạo mới trình độ cao đẳng, trung cấp nghề
khoảng 2,1 triệu người, sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng khoảng 7,5 triệu
người, trong đó 4,7 triệu người được hỗ trợ đảo tạo nghề theo đề án 1956.
+ Giai đoạn 2016 - 2020: đào tạo mới trình độ cao đẳng, trung cấp nghề
khoảng 2,9 triệu người (ừong đó 10% đạt cấp độ quốc gia khu vực ASEAN và
quốc tế), sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng khoảng 10 triệu người, ừong
đó 5,5 triệu người được hỗ ừợ đào tạo nghề theo đề án 1956.
Từ khi đề án 1956 của Thủ tướng Chính phủ được triển khai trên phạm
vi cả nước, hoạt động đào tạo nghề cho LĐNT đã có những bước chuyển biến
mạnh mẽ và đạt được những kết quả nhất định, song so với yêu cầu của đề án
thì hoạt động đào tạo nghề cho LĐNT ở nước ta vẫn còn nhiều hạn chế.


8
Trong những năm gàn đây nền kinh tế Việt Nam có những bước phát
triển vượt bậc, việc thay đổi cơ cấu ngành nghề, cơ cấu lao động có sự dịch
chuyển, làm nảy sinh nhu càu của người lao động. Thực trạng về lao động ,
việc làm, chất lượng nguồn nhân lực đã đặt ra những yêu cầu mới về đào tạo
nghề. Đã có một số các công trình nghiên cứu ở trình độ thạc sỹ và tiến sỹ
nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề.

-

Đề tài “Quản lỉ đào tạo ở trường cao đẳng nghề Yên Bái đáp ứng nhu

cầu thị trường lao động hiện nay ”, Luận văn thạc sỹ của tác giả Nguyễn Thị
Thanh Xuân (2013).
-

Đồ tài “Biện pháp quản lí đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở

Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng”,
Luận văn thạc sỹ của tác giả Nguyễn Thanh Quang (2012).
-

Đe tài “Quản li đào tạo của các trường Cao đẳng Du lịch đáp ứng

nhu cầu nhân lực cho các doanh nghiệp khu vực đồng bằng Bắc Bộ ”, Luận án
tiến sỹcủa tác giả Tràn Văn Long (2015).
-

Đe tài “Quản lí liên kết đào tạo giữa trường Cao đẳng nghề với

doanh nghiệp ở tỉnh Vĩnh Phúc đáp ứng yêu cầu phát triển nhân lực ”, Luận
án tiến sỹ của tác giả Nguyễn Tuyết Lan (2015).
-

Trong cuốn “Mô hình đào tạo nghề cho lao động nông ” của Tổng

cục dạy nghề (2014), NXB Chính trị Quốc gia- Sự Thật, đã đưa các mô hình
tổng quát về đào tạo nghề như sau:

+ Mô hình 1: Mô hình đào tạo nghề, tổ chức việc làm cho LĐNT để xây
dựng làng nghề mới. Đối tượng là lao động nông thôn trong cùng địa phương
chưa có việc làm hoặc ít việc làm có nhu cầu học nghề mới để sinh sống. Đào
tạo tập trung tại cơ sở sản xuất của doanh nghiệp, học theo từng mô hình.
+ Mô hình 2: Mô hình đào tạo nghề tổ chức việc làm cho LĐNT kết hợp
với xây dựng vùng nguyên liệu và bao tiêu sản phẩm. Chọn nghề đào tạo gắn


9
liền với vùng nguyên liệu. Doanh nghiệp có khả năng tổ chức, bao tiêu xây
dựng vùng nguyên liệu, tổ chức đào tạo nghề sử dụng nguyên liệu đó và bao
tiêu toàn bộ sản phẩm.
+ Mô hình 3: Mô hình đào tạo nghề tổ chức việc làm cho LĐNT, duy trì
và phát triển các làng nghề truyền thống. Mô hình này hướng tới đối tượng là
lao động nông thôn chưa có nghề, không có việc làm có nguyện vọng học nghề
để tìm việc làm mới. Đào tạo tại địa phương theo nhu cầu và số lượng học viên
từng vùng.
+ Mô hình 4: Nhà nước, chính quyền địa phương, doanh nghiệp và
người lao động đào tạo nghề cho lao động vùng chuyên canh. Nhà nước là cơ
quan quản lí nhà nước về dạy nghề ở trung ương (Tổng cục Dạy nghề) và địa
phương (Sở Lao động- Thương binh và Xã hội) là người đặt đào tạo nghề, với
yêu càu đảm bảo ít nhất trên 90% số người học sau khi tốt nghiệp ừong vòng 3
tháng phải có được việc làm phù họp với ngành nghề được đào tạo hoặc tự tạo
việc làm có thu nhập khá ổn định. Nhà nước hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề để
đảm bảo chất lượng và hiệu quả đào tạo.
Ngoài ra còn nhiều luận văn đề cập nghiên cứu các khía cạnh của quản
lí đào tạo trong các trường dạy nghề.
Các đề tài, công trình nghiên cứu trên đã đánh giá thực trạng một số nội
dung quản lí đào tạo của lãnh đạo các nhà trường ở từng địa phương và đề ra
các biện pháp quản lí họp lí nhằm giải quyết những vấn đề còn tồn tại ở từng

cơ sở đào tạo cụ thể. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào về quản lí đào tạo
nghề cho LĐNT tại trường Trung cấp nghề thủ công mỹ nghệ Kiến Xương.
Chính vì thế mà tác giả chọn đề tài này để nghiên cứu, để góp phần vào quản
lí đào tạo nghề cho LĐNT ở địa phương phát triển, phát huy được tiềm năng,
làm tốt vai trò, chức năng của nhà trường Trung cấp nghề thủ công mỹ nghệ


10
Kiến Xương trong thực hiện nhiệm vụ chung của giáo dục - đào tạo, góp
phần tích cực vào sự nghiệp CNH - HĐH đất nước trong giai đoạn hiện nay
cũng như lâu dài về sau.
1.2. Môt sổ khái niêm cơ bản • •
1.2.1. Quản lí
Xã hội loài người hình thành và biến đổi qua nhiều giai đoạn. Trước
nhu cầu sinh tồn và phát triển con người đã có sự hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau, có
sự phân công một cách hợp lý nhằm làm cho lao động đạt năng suất cao hơn,
hiệu quả hơn. Từ đó hình thành hoạt động đặc biệt, đó là sự chỉ huy, tổ chức,
điều hành, kiểm tra, chỉnh lí của người đứng đầu, để tập họp mọi sự nỗ lực của
các thành viên trong nhóm, một tổ chức nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Hoạt
động đặc biệt đó chính là hoạt động quản lý. Có thể nói: hoạt động quản lý là
một trong những hình thức lao động quan trọng nhất, đặc thù nhất, nó điều
khiển các hoạt động lao động khác. Chính vì vậy, việc nghiên cứu về quản lý
là vô cùng càn thiết, nó sẽ giúp cho con người có được những kiến thức cơ bản
nhất, chung nhất về hoạt động quản lý.
Khái niệm “quản lí” cũng đã được các nhà nghiên cứu, các nhà khoa
học tùy theo các phương pháp tiếp cận đã có những định nghĩa khác nhau.
- Trong tập Các Mác - Ăngghen toàn tập chỉ ra: “Quản lí xã hội một
cách khoa học là sự tác động có ỷ thức của chủ thể quản lí đối với toàn bộ hay
những hệ thống khác nhau của hệ thống xã hội trên cơ sở nhận thức và vận
dụng đủng đắn những quy luật khách quan vốn có của nó nhằm đảm bảo cho

nó hoạt động và phát triển tối ưu theo mục đích đặt ra ”. [2]
-

Harol Koontz: "Quản lỉ là một nghệ thuật nhằm đạt được mục tiêu đã

đề ra thông qua việc điều khiển, chỉ huy, phối hợp, hướng dẫn hoạt động của
những người khác". [29]
-

Nguyễn Minh Đạo: "Quản lỉ là sự tác động chỉ huy, điều khiển,


11
hướng dẫn các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người nhằm đạt
tới mục tiêu đã đề ra ". [3]
-

"Quản lí là việc đạt tới mục đích của tổ chức một cách có kết quả và

hiệu quả thông qua quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra các
nguồn lực của tổ chức".[14]
-

Đặng Thành Hưng: “Quản lí là một dạng lao động đặc biệt nhằm gây

ảnh hưởng, điều khiển, phổi hợp lao động của nhiều người khác hoặc của
nhiều người khác trong cùng tổ chức hoặc cùng công việc nhằm thay đổi hành
vi và ỷ thức của họ, định hướng và tăng hiệu quả lao động của họ, để đạt được
mục tiêu của tổ chức hoặc lợi ích của công việc cùng sự thỏa mẫn của những
người tham gia [12, tr 4]

- Bùi Minh Hiền: “Quản lí là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của
chủ thể quản lỉ tới đối tượng quản lỉ nhằm đạt được mục tiêu đề ra”. [10]
Từ những quan niệm này cho thấy, quản lý là một hoạt động liên tục và
càn thiết khi con người kết hợp với nhau ừong tổ chức. Đó là quá trình tạo nên
sức mạnh gắn liền các hoạt động của các cá nhân với nhau trong một tổ chức
nhằm đạt được mục tiêu chung.
-

Theo quan điểm của tác giả đề tài: Quản lí là sự tác động có ỷ thức

của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lí nhằm gây ảnh hưởng, điều khiển,
phổi hợp hướng dẫn hoạt động của những người tham gia, để đạt được mục
tiêu đề ra.
1.2.2. Quản lí nhà trường
Có một số quan điểm về quản lí nhà trường:
- Quản lí trường học là quản lí giáo dục tại cấp cở sở trong đỏ chủ thể
quản lỉ là các cấp chỉnh quyền và chuyên môn trên trường, các nhà quản lý
trong trong trường do hiệu trưởng đứng đầu, đối tượng quản lỉ chính là nhà
trường như một tổ chức chuyên môn- nghiệp vụ, nguồn lực quản lỉ là con


12
người, cơ sở vật chất- kỹ thuật, tài chỉnh, đầu tư, khoa học- công nghệ và
thông tin bên trong trường và huy động từ bên ngoài trường dựa vào luật
chính sách, cơ chế và chuẩn hiện có.[10, ưang 31]
Cũng có thể hiểu quản lí nhà trường như sau: “Quản lí nhà trường là
quá trình tác động có mục đích, có định hướng, có tỉnh kể hoạch của các chủ
thể quản lí đứng đầu là hiệu trưởng nhà trường đến các đối tượng quản lí
(gỉáovỉên, cán bộ nhân viên, người học...) và huy động, sử dụng đúng mục
đích,có hiệu quả các nguồn lực nhằm thực hiện sứ mệnh của nhà trường đối

với hệ thống giáo dục và đào tạo, với cộng đồng và xã hội nhằm thực hiện mục
tiêu giáo dục đã xác định trong môi trường luôn luôn biến động. [10]
1.2.3. Đào tạo nghề
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: “Đào tạo là quá trình tác động đến
một con người nhằm làm cho người đó lĩnh hội và nắm vững tri thức, kỹ năng,
kỹ xảo một cách có hệ thống nhằm chuẩn bị cho người đó thích nghi với cuộc
sống và khả năng nhận một sự phân công nhất định, góp phần của mình vào sự
phát triển của xã hội, duy trì và phát triển nền văn minh của loài người, về cơ
bản, đào tạo là giảng dạy và học tập trong nhà trường gắn với giáo dục nhân
cách”. [26]
Theo tác giả Nguyễn Minh Đường: Đào tạo là quá trình hoạt động có
mục đích, có tổ chức nhằm hình thành và phát triển có hệ thống các tri thức,
kỹ năng, kỹ xảo, thái độ... để hoàn thiện nhân cách cho mỗi cá nhân, tạo tiền
đề cho họ có thể vào đời hành nghề một cách có năng suất và có hiệu quả. [3]
-

Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) đưa ra khái niệm: “£>ào tạo nghề là

nhằm cung cấp cho người học những kĩ năng cần thiết để thực hiện tất cả
nhiệm vụ liên quan đến công việc, nghề nghiệp được giao ”
-

Theo quan điểm của tác giả đề tài: " Đào tạo nghề là quá trình tác

động có chủ đích, có tổ chức nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo và thái


×