Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm SKKN cách thức dạy tác phẩm tự sự ở trường THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.74 KB, 21 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐỀ TÀI:
"CÁCH THỨC DẠY TÁC PHẨM TỰ SỰ Ở TRƯỜNG THPT"

1


A. ĐẶT VẤN ĐÊ
1. Lí do chọn đề tài:
Như chúng ta đã biết, tác phẩm tự sự chiếm một số lượng lớn trong chương trình Ngư
văn ở trường phổ thông. Việc khai thác, tìm hiểu, khám phá và hiểu tác phẩm tự sự một
cách có hiệu quả cao vẫn đang là một thử thách lớn với giáo viên và học sinh.
Trong nhưng năm gần đây, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học được đặt ra như
một yêu cầu cấp thiết được toàn Đảng, toàn dân đặc biệt quan tâm. Nghị quyết TW2 khoá
VIII và kết luận của hội nghị TW6 khoá IX nêu rõ : “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp
giáo dục - đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thói quen nề nếp, tư duy
sáng tạo của người học”.
Từ yêu cầu đó, trong nhưng năm qua Bộ GD –ĐT đã từng bước có nhưng cải tiến
tích cực như việc cải cách chương trình, thay sách giáo khoa, tổ chức các lớp bồi dưỡng
đổi mới phương pháp giảng dạy cho giáo viên, đổi mới cách thức ra đề thi…Đặc biệt, gần
đây nhất là tập huấn về cách thức dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng và cách ra đề
theo ma trận. Nhờ đó, trong công tác giảng dạy, kiểm tra đánh giá nói riêng và giáo dục
nói chung đã đạt được nhưng kết quả nhất định.
Tuy nhiên, nhận thức về đổi mới phương pháp dạy học trong phần lớn giáo viên
còn chuyển biến chậm do thói quen vận dụng các phương pháp dạy học truyền thống, do
ngại thay đổi, do chưa thực sự tâm huyết với nghề hoặc nên chưa có sự vận dụng, đổi
mới phương pháp dạy học. Bên cạnh đó, còn có sự chi phối của yếu tố khách quan là:
ngành Giáo dục - Đào tạo chưa thực sự có nhiều lớp bồi dưỡng đổi mới phương pháp dạy
học thật căn bản, cụ thể cho giáo viên, cho nên nhiều giáo viên còn gặp nhiều khó khăn,
lúng túng trong phương pháp giảng dạy. Vì thế, ở đề tài này người viết xin đề cập đến


một vài kinh nghiệm về cách thức dạy học tác phẩm tự sự trong trường THPT.
2. Mục đích nghiên cứu:
Tôi chọn đề tài này với mục đích có điều kiện nghiên cứu kĩ lưỡng,sâu sắc hơn về
cách thức dạy tác phẩm tự sự ở trường THPT.Đồng thời mong muốn được trao đổi kinh
nghiệm để trong quá trình dạy học phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh,tạo
thêm hứng thú và niềm say mê,yêu thích các tác phẩm tự sự trong chương trình Ngư văn
ở trường THPT.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

2


Trong phạm vi đề tài này tôi tập trung nghiên cứu cách thức dạy tác phẩm tự sự ở
trường THPT.Và tôi đã chọn một số tác phẩm tiêu biểu đó là: Truyền thuyêt An Dương
Vương và Mị Châu - Trọng Thủy. Tác phẩm Chí Phèo, Đời thừa của Nam Cao. Tiểu
thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng.Truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân và
tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Dựa trên cơ sở đọc, tìm hiểu các tài liệu tin cậy, thực dạy, kiểm tra đánh giá học sinh và
dự giờ đồng nghiệp.
5. Cấu trúc của đề tài:
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận của vấn đề
Chương 2: Cơ sở thực tiễn của vấn đề
Chương 3: Các biện pháp giải quyết vấn đề
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐÊ
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐÊ
Để có được phương pháp giảng dạy học tốt tác phẩm tự sự ở trường THPT phổ
thông ta cần làm rõ một số vấn đề về cơ sở lý luận xoay quanh thể loại tự sự.
1.1. Khái quát chung về tự sự.

Theo Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi trong: “Từ điển thuật ngữ văn
học" (NXB Đại học Quốc gia Hà Nội-1997) thì tự sự được hiểu là: “Phương thức tái
hiện đời sống bên cạnh hai phương diện khác là trữ tình và kịch, được dùng làm cơ sở để
phân loại tác phẩm văn học”.
Theo “Từ điển tiếng Việt” do Hoàng Phê chủ biên (NXB Đà Nẵng-2007): “Tự sự
là thể loại văn học phản ánh hiện thực bằng cách kể lại sự việc, miêu tả tính cách thông
qua cốt truyện, tương đối hoàn chỉnh”.
Trong lý luận văn học thì: “Tác phẩm tự sự là loại tác phẩm phản ánh đời sống
trong quá trình khách quan của nó, qua con người, hành vi, sự kiện được kể lại bởi một
người kể chuyện nào đó”.
Theo Giáo sư Nguyễn Văn Hạnh, Tiến sĩ Huỳnh Như Phương: "Tự sự là kể
chuyện, trình bày sự việc, sự vật một cách cụ thể, chi tiết, có đầu có đuôi, tự sự tập trung
chủ yếu vào việc miêu tả thế giới bên ngoài".

3


Từ nhưng cơ sở trên, chúng ta có thể hiểu một cách chung nhất về thể loại tự sự
như sau: “Tự sự là thể loại văn học phản ánh cụ thể hiện thực đời sống một cách khách
quan bằng cách kể lại sự việc, sự kiện, miêu tả tính cách nhân vật, chi tiết ... có đầu có
đuôi thông qua cốt truyện tương đối hoàn chỉnh và được kể lại bởi một người kể chuyện
nào đó”.
1.2. Đặc điểm của tác phẩm tự sự
1.2.1. Tác phẩm tự sự phản ánh đời sống trong tính khách quan của nó thông qua
các sự kiện, hệ thống sự kiện
Các nhà lí luận từ Aristot đến Lessing, Bêlinxki đều cho rằng tác phẩm tự sự đưa ra
một bức tranh khách quan về thế giới. Trong Nghệ thuật thơ ca, Aristot cho rằng thế giới
của tác phẩm tự sự là thế giới tồn tại bên ngoài người trần thuật, không phụ thuộc vào ý
muốn và tình cảm của họ. Ở đây, nhà văn dường như đứng bên ngoài để kể lại. Tất cả
nhưng sự việc của đời sống được nhà văn kể lại như một đối tượng khách quan ở bên

ngoài
mình.
Ðể có cái nhìn khách quan, tác phẩm tự sự tập trung phản ánh đời sống qua các sự
kiện, hệ thống sự kiện. Vì vậy, nhiều nhà lí luận khẳng định tính sự kiện có một ý nghĩa
đặc biệt quan trọng và là đặc điểm hàng đầu của tác phẩm tự sự. Các biến cố, sự kiện này
có thể là nhưng biến cố, sự kiện bên ngoài, tức là phần tồn tại vật chất với các việc làm,
hành động cụ thể có thể thấy được, cũng có thể là nhưng biến cố, sự kiện bên trong bao
gồm tâm trạng, cảm xúc, ý nghĩ... nhưng nhưng biến cố, sự kiện này không được biểu
hiện trực tiếp mà được xem như một đối tượng để đem ra phân tích, nhận biết.
Như vậy, tác phẩm tự sự tái hiện toàn bộ thế giới bao gồm nhưng sự kiện bên ngoài
và bên trong của con người nhưng đều xem chúng như là nhưng sự kiện khác nhau về đời
sống con người, xã hội.
1.2.2. Tác phẩm tự sự có khả năng phản ánh hiện thực một cách rộng lớn, bao quát
Tác phẩm tự sự miêu tả cuộc sống qua các sự kiện, hệ thống sự kiện mà sự kiện là
sản phẩm của mối quan hệ giưa con người với con người, con người và môi trường xung
quanh. Do đó, tác phẩm tự sự mở ra một phạm vi hết sức rộng lớn trong việc miêu tả hiện
thực khách quan, được thể hiện trong nhiều mối
quanhệ.
Trong tác phẩm tự sự, không gian và thời gian không bị hạn chế. Nhà văn có thể
thể hiện nhưng vùng đất khác nhau, có thể lùi về dĩ vãng hay đắm mình trong hiện tại, có
thể lướt qua hoặc tập trung miêu tả một mặt nào đó mà mình cho là quan trọng. Nó có thể
kể về một khoảnh khắc hoặc một sự kiện dài 10 năm hay 20 năm trong một không gian
nhất định hoặc ở nhiều vùng đất khác nhau.

4


Từ nhưng đặc điểm trên, nhân vật tự sự cũng được khắc họa đầy đặn, nhiều mặt
nhất; có thể được triển khai sâu rộng trong nhiều mối quan hệ đa dạng và phong phú.
Nhân vật thường có số phận, con đường đi và quá trình phát triển qua nhiều giai đoạn

khác nhau. so với các loại nhân vật khác, nhân vật trong tác phẩm tự sự được khắc họa tỉ
mỉ từ ngoại hình đến nội tâm, cả quá khứ, hiện tại và trong xu thế phát triển...Tóm lại,
nhân vật tự sự được miêu tả nhiều mặt, toàn diện và sinh động, nhiều màu sắc thẩm mĩ.
Do tính chất phản ánh rộng lớn và bao quát, hệ thống chi tiết trong tác phẩm tự sự
cũng phong phú và đa dạng, mang chất "văn xuôi". Ở đây, có thể bắt gặp nhưng chi tiết
về chân dung, ngoại hình, tâm sinh lí, phong tục, tập quán, đồ vật, đời sống lao động sản
xuất, tôn giáo, chính trị...bao gồm nhưng chi tiết có thực, tưởng tượng, hoang đường...
hơn tất cả mọi loại tác phẩm khác.
1.2.3. Tác phẩm tự sự luôn luôn có hình tượng người trần thuật.
Hình tượng người trần thuật có thể là tác giả nhưng không nên đồng nhất người
trần thuật với tác giả. Người trần thuật có thể xuất hiện dưới nhiều hình thức: khi thì tác
giả ẩn mình sau nhưng nhân vật tưởng tượng, khi thì nhân danh chính bản thân mình mà
kể chuyện với ngôi thứ nhất. Nhưng dù dưới hình thức nào, người trần thuật cũng làm
nhiệm vụ tường thuật, kể chuyện để phân tích, nghiên cứu, khêu gợi, bình luận, cắt nghĩa
nhưng quan hệ phức tạp giưa nhân vật và nhân vật, giưa nhân vật và hoàn cảnh...Trong
tác phẩm tự sự, hình tượng người trần thuật giư một vai trò hết sức quan trọng và luôn
luôn muốn hướng dẫn, gợi ý cho người đọc nên hiểu nhân vật, hoàn cảnh...thế này hoặc
thế khác.
1.2.4. Lời văn trong tác phẩm tự sự
Lời văn trong tác phẩm tự sự chủ yếu là lời văn kể chuyện, miêu tả. Nó có thể được
viết bằng văn vần hoặc văn xuôi nhưng bao giờ cũng hướng người đọc đến đối tượng mà
nó miêu tả.
Lời nói của nhân vật trong tác phẩm tự sự là một bộ phận của văn tự sự, do đó nó
thường được giải thích, cắt nghĩa trước khi nhân vật phát biểu. Ðiều này khác với tác
phẩm kịch và tác phẩm trư tình.
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN( THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐÊ)
Việc phân tích tác phẩm tự sự đóng vai trò rất quan trọng trong nội dung chương
trình của bộ môn văn học cấp phổ thông trung học. Nhưng tác phẩm tự sự được đem vào
giảng dạy là nhưng kiệt tác văn chương thế giới và nhưng tác phẩm đặc sắc trong nền văn
học nước nhà. Trong văn chương cái hay nó thường đi liền với cái sâu sắc thâm thúy, đa

nghĩa. Vì vậy, việc cảm thụ một tác phẩm tự sự đặc sắc đối với học sinh là một vấn đề
khá khó khăn. Muốn làm được điều này đòi hỏi học sinh phải có lòng yêu thích văn học,
5


phải có tâm thế đọc tác phẩm, chuẩn bị bài trước khi đến lớp. Nhưng trên thực tế, qua quá
trình giảng dạy môn văn ở nhà trường THPT tôi nhận thấy, học sinh ở trường THPT Bá
Thước nói riêng và các trường THPT khác nói chung ngày càng ít say mê và yêu thích
văn học mặc dù đó vẫn được coi là một môn học chính. Vì thế một bộ phận không nhỏ
học sinh không chịu đọc tác phẩm ở nhà. Việc soạn bài, chuẩn bị bài trước khi đến lớp
mang tính đối phó. Tuy không đọc tác phẩm nhưng các em cũng vẫn soạn được bài vì
nhiều lí do: thứ nhất học sinh chép tài liệu tham khảo mà không đầu tư suy nghĩ. Các em
mượn vở ghi giảng văn của học sinh các khóa trước trước hoặc cùng khóa nhưng đã học
trước hoặc các em chép vở soạn của nhau. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến việc tiếp
thu bài học ở lớp của các em.
Bên cạnh đó, việc giảng dạy tác phẩm tự sự ở giáo viên chưa thực sự có nhiều cải
tiến, đổi mới, trong phương pháp giảng dạy vẫn chủ yếu giảng theo phương pháp truyền
thống, chỉ tập trung nhiều vào việc khai thác nội dung tác phẩm theo phương pháp lịch sử
mà chưa chú ý đến cấu trúc, hình thức tác phẩm. Vì thế đã gây ra sự nhàm chán cho học
sinh, làm giảm sức thu hút của tác phẩm văn chương đối với học sinh. Việc đổi mới
phương pháp dạy học ở các giờ giảng văn thuộc thể loại tác phẩm tự sự diễn ra chậm là
do nhiều nguyên nhân:
Thứ nhất, thường một truyện ngắn hay một đoạn trích tác phẩm tự sự được đưa vào
dạy ở nhà trường phổ thông là tác phẩm đặc sắc, mà trong khi đó thời gian cho phép
thông thường chỉ từ 1 đến 2 tiết cho nên giáo viên còn gặp nhưng khó khăn nhất định
trong việc truyền tải kiến thức, học sinh cũng gặp khó khăn trong việc tiếp nhận đầy đủ,
sâu sắc nội dung bài học vì thời gian eo hẹp.
Thứ hai, giáo viên còn gặp nhiều lúng túng trong việc đổi mới phương pháp trong
giờ giảng văn tác phẩm tự sự.
Thứ ba, học sinh không đầu tư thời gian cho việc đọc tác phẩm trước ở nhà.

Trước tình hình đó, bản thân tôi mạnh dạn nêu lên một số giải pháp, một số kinh
nghiệm mà bản thân đã áp dụng trong thời gian qua để cùng với đồng nghiệp trao đổi với
mong muốn mang lại hiệu quả hơn trong nhưng giờ giảng văn thuộc thể loại tác phẩm tự
sự.
CHƯƠNG 3: CÁC BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐÊ
3.1. Biện pháp giải quyết
Trước thực trạng trên, qua quá trình giảng dạy môn văn ở trường THPT Bá
Thước ,bản thân tôi đã áp dụng một số biện pháp như sau:

6


Bằng mọi cách buộc học sinh phải đọc trước tác phẩm hoặc đoạn trích, tóm tắt
được nhưng nội dung cơ bản của tác phẩm hoặc đoạn trích ở nhà và soạn bài theo nhưng
định hướng của giáo viên và phần hướng dẫn học bài.
Cải tiến, đổi mới phương pháp trong việc giảng dạy nhưng tác phẩm tự sự, thu hút
học sinh vào bài giảng.
Đổi mới cách thức kiểm tra bao gồm cả kiểm tra vấn đáp; kiểm tra 15’ và bài viết
Đổi mới cách đánh giá, phân loại năng lực cảm thụ tác phẩm tự sự của học sinh
3.2. Nội dung và phương pháp thực hiện
3.2.1. Khâu chuẩn bị bài ở nhà
Giáo viên cần dành thời gian của tiết học trước (sau phần củng cố, luyện tập) để
hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài mới, đặt ra nhưng yêu cầu cụ thể và bắt buộc học sinh
phải hoàn thành. Đặc biệt, bằng mọi cách phải cho học sinh đọc kĩ và tóm tắt được nội
dung tác phẩm hoặc đoạn trích ở nhà. Giáo viên kiểm tra việc đọc và tóm tắt nội dung tác
phẩm hoặc đoạn trích của học sinh trong quá trình học bài mới hoặc kiểm tra thường
xuyên vào đầu tiết học. Việc làm này sẽ giúp học sinh có ý thức tự học và tự giác hoàn
thành yêu cầu của giáo viên.
Ngoài việc bắt buộc phải đọc tác phẩm, chuẩn bị bài theo một số câu hỏi trong sách
giáo khoa, giáo viên cần đưa ra nhưng câu hỏi nhỏ hơn, cụ thể hơn. Tuỳ theo trình độ,

năng lực, tư duy của học sinh ở từng lớp mà giáo viên có thể có nhưng loại câu hỏi thêm
khác nhau với mục đích giúp học sinh phát hiện nhưng vấn đề trọng tâm, cốt lõi của tác
phẩm hoặc đoạn trích.
3.2.2. Khâu giảng trên lớp
3.2.2.1. Phần kiểm tra bài cũ
Ở phần này giáo viên nên kết hợp giưa việc kiểm tra kiến thức của bài học trước
với kiểm tra việc đọc tác phẩm và chuẩn bị bài mới của học sinh. Vì thế, một học sinh
được gọi lên kiểm tra bài cũ tôi thường cho hai câu hỏi:
Câu hỏi thứ nhất, nhằm kiểm tra nhưng kiến thức cơ bản, trọng tâm của tiết học
trước.
Câu hỏi thứ hai, nhằm kiểm tra việc đọc và hiểu tác phẩm của tiết học mới.
Cần lưu ý, nhưng câu hỏi kiểm tra việc chuẩn bị bài mới chưa đòi hỏi tư duy nhiều,
chủ yếu là nhằm kiểm tra xem thực chất học sinh có học bài cũ và đọc tác phẩm hay
không. Bởi trên thực tế nhiều học sinh chỉ đọc sách tham khảo hay vở ghi của học sinh
khác để soạn bài.
7


3.2.2.2. Phần bài mới
* Giới thiệu tác giả
Phần này học sinh đã đọc phần tiểu dẫn ở nhà trước khi soạn bài vì vậy ở phần này
tôi thường nêu ra một số câu hỏi để học sinh trả lời, sau đó bổ sung và chốt lại vấn đề.
Các câu hỏi tôi thường đặt ra cho học sinh đối với một tác giả là:
Dựa vào tiểu dẫn và nhưng hiểu biết của em, hãy nêu nhưng nét chính về tiểu sử
của tác giả?
Nêu vài nét cơ bản về sự nghiệp sáng tác của tác giả?
Hãy đánh giá khái quát về tác giả?
* Hoàn cảnh sáng tác
Phần này chủ yếu là giáo viên thuyết giảng nhằm làm sống lại đôi nét lịch sử mà
tác phẩm ra đời để học sinh nhận thức được mối quan hệ giưa tác phẩm và cuộc sống.

Chẳng hạn, Khi giới thiệu về hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm Chí Phèo (Nam
Cao) chúng ta không thể không đề cập đến hai vấn đề:
Dựa vào nhưng cảnh thật, việc thật, người thật mà Nam Cao chứng kiến và nghe kể
về làng quê mình, bức xúc trước hiện thực tàn khốc, xót xa cho số phận nhưng người
nông dân nghèo, căm tức giới địa chủ đè nén người dân nghèo mà Nam Cao viết thành
truyện vào năm 1941.
Bá Kiến thật ngoài đời không chết giống như trong tác phẩm, mà vẫn sống đến đầu
cách mạng. Sau khi tác phẩm ra đời hắn rất căm tức nhưng không làm gì được.
* Tóm tắt tác phẩm
Ở phần này, giáo viên nên tận dụng tối đa nhưng dụng cụ trực quan hoặc trình
chiếu tranh ảnh, sơ đồ (trong giờ dạy bằng giáo án điện tử) và kiểm tra mức độ tóm tắt tác
phẩm hoặc đoạn trích của học sinh ở nhà… nhằm giúp các em dễ nắm bắt nội dung và
nhớ lâu cốt truyện hơn.
Trong quá trình tóm tắt tác phẩm cần chú trọng đến nhưng nét chủ yếu về cuộc đời
và số phận của nhân vật chính. Tái hiện cho học sinh nắm được nhưng dẫn chứng, chi tiết
quan trọng. Đồng thời, qua các dụng cụ trực quan tôi thường gọi một học sinh lên tóm tắt
tác phẩm hoặc đoạn trích. Cho một vài học sinh bổ sung và cuối cùng giáo viên đúc kết
lại nhưng nội dung trọng tâm.
Để hiểu được nội dung phản ánh, để phân tích được các giá trị về mặt tư tưởng lẫn nghệ
thuật của một tác phẩm tự sự, cần tóm tắt chính xác cốt truyện của nó. Cách tóm tắt cốt
8


truyện thể hiện mức độ thâm nhập tác phẩm, năng lực bao quát và khả năng diễn đạt cô
đúc, gãy gọn của người tóm tắt.
Điều quan trọng là phải hiểu được cốt truyện chính là hệ thống sự kiện cụ thể được
tổ chức theo yêu cầu tư tưởng và nghệ thuật nhất định của nhà văn. Nhờ cốt truyện, nhà
văn thể hiện sự hình thành, đặc điểm của mỗi tính cách cũng như sự tác động qua lại giưa
các tính cách. Cũng nhờ cốt truyện, nhà văn tái hiện các xung đột xã hội, chứng tỏ năng
lực, cách thức chiếm lĩnh thực tại khách quan của mình. Dù đa dạng, mọi cốt truyện đều

trải qua một tiến trình vận động có hình thành, phát triển và kết thúc. Mỗi cốt truyện
thường bao gồm các phần sau:
Trình bày: Giới thiệu thời kì lịch sử, khung cảnh cụ thể của sự việc.
Khai đoạn: Nêu tình huống, vấn đề nảy sinh để người đọc chú ý theo dõi.
Phát triển: Diễn tả sự tiến triển của hành động, của tính cách, của mâu thuẫn, xung đột.
Đỉnh điểm (hoặc cao trào): Hành động, tính cách, mâu thuẫn được phát triển đến độ cao
nhất, căng thẳng nhất.
Kết thúc (hoặc mở nút): Giải quyết, kết thúc một quá trình phát triển của mâu thuẫn.
Đó là kể một cách đầy đủ, theo trình tự thông thường. Tuy nhiên, không phải bất cứ cốt
truyện nào cũng bao hàm đầy đủ các phần như vậy, trình tự các phần ấy cũng biến hóa
sinh động như cuộc sống muôn màu và tùy theo ý đồ nghệ thuật của nhà văn. Điều quan
trọng học sinh phải chiếm lĩnh, cảm thụ, tái hiện được nhưng diễn biến trọng tâm, nhưng
tình tiết liên quan đến tính cách và kết cục của nhân vật.
Từ khái niệm xác định như trên, muốn tóm tắt được cốt truyện một tác phẩm tự sự, trước
tiên cần đọc kĩ tác phẩm và trả lời được nhưng câu hỏi sau:
Hoàn cảnh xã hội, thời kì lịch sử mà tác phẩm phản ánh, tái hiện là gì?
Chủ đề của tác phẩm ra sao?
Nhân vật chính của tác phẩm và các bước phát triển của tính cách, của số phận nhân vật
ấy như thế nào? Các chi tiết, sự kiện quan trọng trong tác phẩm tác động tới cuộc đời
nhân vật ra sao?
Cách tổ chức cốt truyện của nhà văn bao giờ cũng gắn với sự thể hiện có hiệu quả chủ đề,
tư tưởng của tác phẩm. Vì thế, hiểu chủ đề, ý đồ tư tưởng của nhà văn thì chúng ta mới
định hướng đúng sự phát triển của cốt truyện cũng như nội dung cụ thể, trực tiếp của tác
phẩm.
Trên cơ sở đọc kĩ tác phẩm, nắm vưng kiến thức cơ bản theo yêu cầu trên mới có thể đi
đến xây dựng văn bản tóm tắt. Tóm tắt cốt truyện thông thường tóm tắt các bước phát
9


triển của dòng cốt truyện, dựa vào nhưng sự kiện nổi bật, nhưng chặng đường diễn biến

của tính cách, số phận các nhân vật chủ yếu.
Khi tóm tắt cốt truyện, cần chú ý vị trí của các nhân vật và mối quan hệ tương tác giưa
chúng. Nhân vật chính thường xuất hiện nhiều lần trong tác phẩm, có vai trò chi phối đối
với các nhân vật khác và góp phần chủ yếu thể hiện nội dung, bộc lộ chủ đề của tác
phẩm. Bởi thế, cần quan tâm đến nhưng bước ngoặt trên đường đời nhân vật chính.
Chẳng hạn, cốt truyện của truyện ngắn Chí Phèo (Nam Cao) xoay quanh trục hai nhân
vật điển hình Chí Phèo – Bá Kiến và diễn biến mối quan hệ giưa hai nhân vật này. Tóm
tắt cốt truyện của Chí Phèo, phải dựa vào lai lịch, thân phận của Chí từ một đứa bé bị bỏ
rơi đến đi ở, làm thuê rồi vô cớ bị cụ Bá đẩy đi ở tù, dựa vào nhưng lần Chí Phèo đến nhà
Bá Kiến sau khi ở tù về để thấy được quá trình tha hóa tất yếu của Chí khi gặp phải kẻ
thống trị xảo quyệt, gian ngoan như Bá Kiến, thấy được số phận bi thảm của kẻ trượt quá
xa khỏi xã hội loài người. Mặt khác, khi tóm tắt truyện ngắn này, cần đặc biệt chú ý đến
thời điểm Chí Phèo tình cờ gặp Thị Nở, được người đàn bà ấy thương yêu, chăm sóc.
Người cố nông lương thiện với nhưng ước muốn bình dị bấy lâu nay bị vùi lấp trong con
qủy dư Chí Phèo sống dậỵ, Chí được làm người… nhưng rồi, Thị Nở đột ngột cự tuyệt
chung sống. Sự kiện này khiến Chí Phèo vỡ lẽ, tự ý thức ra tấn bi kịch bị cự tuyệt quyền
làm người của mình, để từ đó đi đến hành động trả thù quyết liệt cuối tác phẩm.
* Chủ đề tác phẩm
Như chúng ta đều biết, chủ đề của tác phẩm tự sự chính là nội dung cuộc sống được phản
ánh trong tác phẩm. Vì vậy, để tìm hiểu chủ đề của tác phẩm hay đoạn trích giáo viên cần
nêu ra nhiều câu hỏi nhỏ mang tính chất gợi mở để học sinh trả lời. Chẳng hạn có thể nêu
một số câu hỏi như:
Tác phẩm (hoặc đoạn trích) kể về ai ? Về việc gì ?
Thông qua câu chuyện đó tác giả nhằm đề cập đến vấn đề gì?
Thái độ, tình cảm của tác giả đối với con người và cuộc sống ra sao?
Sau đó, thông qua việc trả lời được nhưng câu hỏi trên, giáo viên gọi một đến
hai học sinh khái quát thành chủ đề của tác phẩm (hoặc đoạn trích) và giáo viên nhận xét,
bổ sung, chốt kiến thức.
* Phân tích tác phẩm
Ở phần này, giáo viên nên sử dụng phối hợp nhiều phương pháp nhằm giúp học

sinh hiểu bản chất của tác phẩm (hoặc đoạn trích). Giáo viên gợi mở cho học sinh thấy
được nhưng tình huống có vấn đề để học sinh tìm hiểu, thảo luận sau đó giáo viên bổ

10


sung, làm sáng tỏ và hệ thống vấn đề một cách hoàn chỉnh. Về cơ bản, trong phần phân
tích, giáo viên cần phải làm rõ nhưng vấn đề trọng tâm sau:
- Làm cho học sinh nắm vững được sự phát triển của tình tiết trong
tác phẩm (hoặc đoạn trích) tức là học sinh nắm được cốt truyện.
Học một bài thơ trư tình phải nắm được diễn biến tình cảm, cảm xúc của nhân vật trư
tình; học một bài văn nghị luận phải nắm được trình tự lập luận của tác giả; còn học một
thiên truyện, trước hết phải nắm được diễn biến của câu chuyện.
Trong rất nhiều trường hợp, do không nắm được quá trình diễn biến của tình tiết tác
phẩm mà giáo viên không phân tích được tác phẩm, học sinh hiểu vấn đề chưa thấu đáo,
thậm chí còn hiểu một cách sai lệch nội dung tác phẩm (hoặc đoạn trích). Chính vì vậy,
điều quan trọng là phải nắm được tình tiết, biến cố, sự kiện của câu chuyện đó.
Khi phân tích cần quan tâm nhiều đến tình huống của truyện. Nó có vai trò đặc biệt
quan trọng đối với việc thể hiện tính cách và số phận nhân vật. Tình huống truyện chính
là trạng thái xã hội, là hoàn cảnh bất bình thường đang thử thách con người. Nó gồm
nhưng diễn biến, sự kiện đòi hỏi con người trong đó cần phải xoay xở, cần phải bộc lộ
một cách chính xác năng lực và bản thân của mình. Như vậy, tình huống gắn chặt cùng
cốt truyện và tác động trực tiếp tới nhân vật, tạo dựng tình huống trở thành nhiệm vụ và
hứng thú, trở thành nơi thử thách tài nghệ của nhà văn.
Một số truyện trong Ngư văn lớp 10 có cốt truyện đơn giản. Do đó, cần hướng dẫn
học sinh nhận ra được tình huống truyện và tập trung phân tích các tâm trạng, hành động
của các nhân vật ở trong tình huống đó. Chẳng hạn: Truyền thuyết An Dương Vương và
Mị Châu Trọng Thủy, cốt truyện xoay quanh tình huống An Dương Vương xây thành,
chế nỏ và do mất cảnh giác nên bị mất nước. Vì thế, khi phân tích giáo viên nên cho học
sinh thấy được hai giai đoạn: giai đoạn đầu xây thành, chế nỏ, đánh thắng được Triệu Đà

và giai đoạn hai là phân tích sâu tình huống cơ đồ đắm biển sâu, bài học về tinh thần mất
cảnh giác của An Dương Vương. Tuy vậy, khi phân tích truyền thuyết này giáo viên cũng
cần làm rõ hình tượng Mị Châu, vì nhân vật này quyết định tới kết cục cuối cùng của An
Dương Vương.
Còn trong chương trình Ngư văn lớp 11, 12 cốt truyện phức tạp hơn, nhân vật có
nhiều mối quan hệ hơn, nhiều mâu thuẫn xung đột hơn, nhiều cung bậc tình cảm hơn. Vì
vậy, giáo viên cần hướng dẫn học sinh nhận ra được nội tâm của nhân vật, tính cách của
nhân vật. Từ đó, giúp học sinh thấy được cần phải tư duy, cần phải liên tưởng, cần phải
xâu chuỗi nhiều tình tiết để rút ra nhận xét cuối cùng về toàn bộ câu chuyện.

11


Trước khi đi sâu vào phân tích chi tiết, một sự phân tích đại cương như vậy về các chi tiết
của bài văn sẽ củng cố ấn tượng hoàn chỉnh đầu tiên của học sinh đối với hình tượng tự
sự của tác phẩm.
- Làm cho học sinh cảm thụ sâu sắc, đánh giá được đúng đắn nhân
vật trong tác phẩm
Trong tác phẩm tự sự, nhà văn thể hiện tư tưởng, tình cảm, phát biểu quan điểm
thông qua nhân vật. Nhân vật trong tác phẩm hoặc đoạn trích chứa đựng nội dung phản
ánh, tư tưởng, chủ đề của tác phẩm, là nơi ký thác quan niệm về con người, về nhân sinh
của nhà văn. Do đó, phân tích nhân vật trở thành con đường quan trọng nhất để đi đến giá
trị hiện thực, giá trị nhân đạo của tác phẩm để nhận ra lí tưởng thẩm mĩ của nhà văn. Một
nhân vật văn học lớn bao giờ cũng thể hiện một số phận, một quan niệm nhân sinh độc
đáo và thường điển hình cho một tầng lớp xã hội, một giai cấp, thậm chí một thời đại nào
đó.
Nhân vật trong tác phẩm tự sự rất đa dạng, phong phú. Dựa trên phương diện kết
cấu và ý thức hệ có thể chia nhân vật ra thành các loại sau: Nhân vật chính, nhân vật phụ,
nhân vật trung tâm, nhân vật chính diện, nhân vật phản diện...các nhân vật sẽ góp phần
thể hiện tư tưởng chủ đề và nội dung của tác phẩm.

Tuy nhiên, trong giờ học ở trường phổ thông chúng ta không có đủ thời gian để
hướng dẫn học sinh phân tích hết các nhân vật được nên chúng ta phải lựa chọn các nhân
vật để phân tích.
Chẳng hạn, trong tác phẩm Chí Phèo có nhiều nhân vật như Chí Phèo, Bá Kiến, Thị Nở,
Bà cô Thị Nở, Lý Cường, Binh Chức, Năm Thọ, Đội Tảo…nhưng chỉ có nhân vật Chí
Phèo, Bá Kiến thể hiện rõ tư tưởng của nhà văn, cho nên khi phân tích tác phẩm này cần
chú ý khai thác kĩ hai nhân vật này, đặc biệt là nhân vật Chí Phèo.
Hoặc trong tác phẩm Vợ chồng A phủ của Tô Hoài cũng xuất hiện nhiều nhân vật
nhưng nhân vật Mị mới là hình tượng điển hình cần phân tích.
Nội tâm nhân vật được thể hiện trong nhiều thời điểm, có thể trong quá khứ, hiện
tại hoặc trong nhiều hoàn cảnh khác nhau.
Trong tác phẩm Đời thừa nhân vật Hộ bộc lộ nội tâm trong nhưng hoàn cảnh đời thường
của cuộc sống mưu sinh, trong mối quan hệ với bạn văn chương, gia đình.
Trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ nội tâm của Mị được bộc lộ khá rõ qua hai thời điểm
đó là trong đêm tình mùa xuân và đêm đông cởi trói cứu A Phủ.

12


Như vậy, qua nhưng tác phẩm trên chúng ta sẽ tập trung khai thác nội tâm các nhân
vật Chí Phèo, Hộ và Mị để tìm hiểu toàn diện về nhân vật.
Khi phân tích nhân vật cần chú trọng nhưng khía cạnh sau:
Một nhân vật văn học thành công bao giờ cũng mang một tính cách, số phận riêng, một
cách trung nhất, muốn phân tích nhân vật tức là phân tích đặc điểm tính cách của nhân
vật chúng ta cần căn cứ vào nhưng chi tiết có liên quan đến nhân vật trong tác phẩm để
đó từ mà tìm hiểu suy luận, tìm ra đặc điểm, tính cách của nhân vật. Ở tác phẩm tự sự,
nhưng chi tiết có giá trị góp phần thể hiện đặc điểm tính cách nhân vật, lai lịch, ngoại
hình, ngôn ngư, nội dung, hành vi cử chỉ, hành động của nhân vật
Vì thế, khi phân tích cần lưu ý đến các chi tiết miêu tả, tự sự, nhận xét về nhân vật trong
tác phẩm. Nhưng chi tiết này có lúc được bộc lộ rõ ràng nhưng thường rất tế nhị, kín đáo

ẩn trong lời văn đọc qua thường ít gây chú ý.
Phát hiện và lựa chọn các chi tiết tiêu biểu, sắp xếp phân loại chúng theo trình tự
hợp lí nhằm làm sáng tỏ tính cách của nhân vật.
Thông thường khi phân tích hình tượng nhân vật thường chú ý các phương diện
sau:
+ Lai lịch:
Đây là phương tiện đầu tiên góp phần chi phối đặc điểm tính cách cũng như cuộc đời
nhân vật. Lai lịch có quan hệ khá trực tiếp và quan trong với đường đờì của một người,
một số phận nào dó trong văn học.
Chẳng hạn, trong tiểu thuyết Số đỏ hoàn cảnh mồ côi từ nhỏ, hành vi vô giáo dục khi ở
với người bác họ (để rồi bị đuổi ra khỏi nhà) bằng nhưng thành tích bất hảo của Xuân
Tóc đỏ trong cuộc sống lang thang hè đường, xó chợ đã góp phần tạo nên tính cách lưu
manh, láu lỉnh của y sau này.
Hoặc Chí phèo trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao, ngay từ khi được sinh ra đã bị
ném khỏi cuộc sống, đã là đứa trẻ hoang không biết bố mẹ, chẳng có cửa nhà. Hoàn cảnh
xuất thân ấy tạo nên sự cô độc, thê thảm của Chí Phèo.
Tính cách, số phận được lí giải một phần bởi thành phần xuất thân, hoàn cảnh gia đình và
điều kiện sinh hoạt trước đó.
+ Ngoại hình:
Tục ngư Việt Nam có câu: “Xem mặt mà bắt hình rong” trong văn học, miêu tả ngoại
hình chính là một biện pháp của nhà văn nhằm hé mở tính cách nhân vật. Một nhà văn có
tài thường chỉ qua một số nét phác hoạ chấm phá có thể giúp người đọc hình dung ra diện
13


mạo, tư thế cùng bản chất của nhân vật nào đó. Trong truyện ngắn Chí Phèo nhưng vết
sẹo ngang dọc trên khuôn mặt của Chí cùng với nhưng nét chạm trỗ ở ngực tự có đã nói
lên rất nhiều…Phải chăng cái ngoại hình biến dạng, kỳ dị gớm ghiếc kia như đã muốn
trưng ra quá khứ dư dằn, và nội tâm tha hoá biến chất của Chí Phèo.
Hay trong truyện ngắn Vi hành, mượn lời người con trai (đôi nam nư thanh niên người

Pháp đi trên toa xe điện ngầm) tác giả Nguyễn Ái Quốc đã phác hoạ chân dung Khải
Định: “Chẳng phải vẫn cái mũi tẹt ấy vẫn đôi mắt xếch ấy, vẫn cái mặt bủng như vỏ
chanh đấy à?” Các chi tiết này ám chỉ thật sâu cay một tính cách hèn kém, chẳng có mấy
thiên lương, cùng lối sống xa hoa, truỵ lạc của ông vua bù nhìn An Nam.
Trong khi phân tích nhân vật, cần qua các chi tiết, ngoại hình mà đi sâu vào nội tâm, vào
bản chất của nhân vật.
+ Ngôn ngữ
Qua lời ăn tiếng nói của một người, chúng ta có thể nhận ra trình độ văn hoá, nhận ra tính
cách của người ấy. Ngôn ngư của nhân vật trong tác phẩm văn học được cụ thể hoá cao
độ, nghĩa là mang đậm dấu ấn của một cá nhân.
Chẳng hạn, nhân vật cố Hồng trong tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng hễ cứ mở
miệng ra là gắt: “Biết rồi, khổ lắm, nói mãi” mặc dầu ông ta chẳng biết cho tường tận
việc gì cả.
Còn nhân vật Xuân Tóc Đỏ, cho đến khi trở thành “Nhà cải cách thẩm mĩ”, “Đốc tờ
Xuân”, “ Giáo sư quần vợt”, “Cố vấn báo gõ mõ”…. đựơc cả xã hội thượng lưu thành thị
trọng vọng nhưng mấy câu cửa miệng của hắn vẫn là: “Mẹ kiếp”, “nước mẹ gì” điều ấy
chứng tỏ cái tính cách lưu manh, vô học của y không sao gột rửa nổi.
Thông thường, mỗi con người thường theo tính khí mà có khẩu khí. Con người làm sao
thì lời ăn tiếng nói sẽ như vậy. Vì thế, khi phân tích nhân vật ta cần đặc biệt chú ý phân
tích ngôn ngư, lời ăn tiếng nói nhân vật.
+ Nội tâm
Là thế giới bên trong của nhân vật gồm cảm giác, cảm xúc, tình cảm, tâm lí, suy nghĩ…
của con người. Thế giới nội tâm của con người rất sâu kín, phong phú, phức tạp. Ngòi bút
của nhà văn có khả năng miêu tả được nhưng ngõ ngách sâu kín của nội tâm con người từ
nhưng điều thuộc phạm vi ý thức đến nhưng điều trong tiềm thức lẫn vô thức. Qua đó ta
có thể xét đoán được tính cách nhân vật.
Chẳng hạn, đoạn miêu tả nội tâm của Chí Phèo sau cơn ốm cho thấy được sau nhưng lần
quen rạch mặt, ăn vạ, là con quỷ dư của làng Vũ Đại, thì đây là lần hắn thực sự tỉnh:
“Tỉnh dậy hắn thấy hắn già mà hắn vẫn còn cô độc. Buồn thay cho đời! có lí nào như thế
14



được? Hắn đã già rồi hay sao? Ngoài bốn mươi tuổi đầu… Dẫu sao đó không phải là tuổi
mà người ta mới bắt đầu sửa soạn. Hắn đã tới cái dốc bên kia của đời. Ở nhưng người
như hắn chịu đựng biết bao nhiêu là chất độc, đầy đoạ cực nhọc, mà chưa bao giờ ốm,
một trận ốm có thể là dấu hiệu báo rằng cơ thể hắn đã hư hỏng nhiều. Nó là một cơn mưa
gió cuối thu cho biết trời trở rét nay mùa đông đã đến. Chí Phèo hình như đã trông thấy
trước tuổi già của hắn, đói rét và ốm đau, và cô độc, cái này còn sợ hơn đói rét và ốm
đau. Cũng may Thị Nở vào nếu không vào cứ để hắn vẩn vơ nghĩ mãi thì đến khóc được
mất”. Qua suy nghĩ của Chí Phèo ta có thể nhận ra một Chí Phèo thứ hai – “Chí không
còn là một con Quỷ dư của làng Vũ Đại nưa mà là một con người bình thường như bao
con người khác: Buồn lo trước tuổi già ập đến, cảm thấy cô đơn và sợ cô đơn.
+ Cử chỉ, hành động
Đây là chi tiết quan trong nhất trong việc tìm hiểu phân tích tính cách nhân vật. Con
người trong cuộc đời cũng như nhân vật trong tác phẩm, trước hết là con người hoạt
động, hành động. Trong môi trường tự nhiên và xã hội, trong quan hệ với người khác, với
công việc, con người phải hành động. Hành động của con người được thể hiện qua việc
làm, hành vi. Nhân vật trong tác phẩm cũng vậy, con người thế nào sẽ có hành vi thế ấy.
Chẳng hạn, qua hành động “rỗ gông” bất chấp lời doạ nạt của bọn lính, người đọc nhận ra
ở Huấn Cao trong Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân) có một khí phách hiên ngang, coi
thường cường quyền, bạo lực…
Hay qua hành động Chí Phèo định vác dao đến nhà Thị Nở nhưng lại đi thẳng đến nhà Bá
Kiến, người đọc nhận ra rằng người cự tuyệt Chí không phải Thị Nở, không phải Bà cô
Thị Nở mà chính là Bá Kiến. Vì thế, vác dao đến nhà Bá Kiến, giết Bá Kiến và kết liễu
đời mình là điều tất yếu đối với Chí.
Tóm lại, muốn phân tích nhân vật, ta phải chú ý đến nhưng chi tiết có liên quan đến nhân
vật từ lai lịch, ngoại hình, nội tâm đến ngôn ngư hành vi của nhân vật. Tuy nhiên, không
phải bất cứ nhân vật nào cũng được nhà văn thể hiện đầy đủ các phương diện này. Có chỗ
nhiều, có chỗ it, có chỗ đậm, chỗ nhạt, thậm chí có nhân vật còn không rõ đặc điểm ngoại
hình, lai lịch... Vì thế, không nhất thiết phải máy móc tìm đủ, phân tích đủ mà nên tập

trung, xoáy sâu vào phương diện thành công trong tác phẩm để khái quát nội dung toàn
bộ tác phẩm hoặc đoạn trích.
- Làm cho học sinh cảm và hiểu được cái ý vị trong lời kể của tác giả(hay của
người kể chuyện).
Lời kể chính là ngôn ngư nghệ thuật của truyện. Phân tích lời kể của tác giả chính là thực
chất, là nội dung chính của việc phân tích ngôn ngư khi giảng truyện.

15


Ngôn ngư nghệ thuật bao giờ cũng nhằm khêu gợi được sự sống và truyền đạt được
cảm xúc. Đặc điểm đó của ngôn ngư nghệ thuật thể hiện rất rõ trong lời kể của truyện.
Cái hay của lời kể trong truyện thường là ở chỗ tự nhiên, nhuần nhị, sinh động và truyền
cảm. Một câu chuyện tự nó sống qua lời kể, tuy có người kể nhưng xem ra dường như
truyện tự kể về mình. Muốn vậy, lời kể thường xen với lời tả, tả cảnh, tả người, tả vật, tả
tình.
Khi phân tích lời kể trong truyện cần chú trọng chỉ ra được sức mạnh gợi tả của
ngôn ngư, chỉ rõ các từ ngư, câu văn, cách viết, lối kể của tác giả đã làm hiển hiện được
cảnh, vật, việc, người như thế nào, đồng thời gây xúc cảm cho người đọc ra sao.
Để làm cho nhân vật biểu hiện lên như đang sống thật, nghệ thuật tiểu thuyết hiện
đại đã tìm ra một phương pháp thần tình là miêu tả từ bên trong ra. Trong tiểu thuyết thời
cổ, thường người ta chỉ kể lại việc làm, lời nói của nhân vật. Tiểu thuyết ngày nay, chỉ
lấy cách miêu tả nhân vật từ trong làm chính. Nhà văn như nhập vào nhân vật mà nhìn,
nghe, xúc cảm, suy nghĩ, nói bằng lời nói của nhân vật.
Chẳng hạn, khi miêu tả một quang cảnh của đời sống, nếu nhà văn chỉ đứng ngoài
mà ghi lại như một buổi chụp ảnh, thì dù ngòi bút miêu tả thật giỏi, cảnh ấy vẫn chỉ là
một bức tranh chết. Trong cảnh phải có tình thì cảnh mới sống lên, vì vậy nhà văn phải
miêu tả nhưng quang cảnh qua tâm trạng của chính người viết.
Thường khi phân tích ngôn ngư đòi hỏi người giáo viên phải có kiến thức cơ bản
về tu từ học. Nhưng cái hay của ngôn ngư trong văn học có muôn màu muôn vẻ, tuỳ

thuộc vào sự đa dạng, biến hóa của nội dung. Ngôn ngư lời văn được coi là hay khi nó
diễn đạt được tốt nhất nội dung cuộc sống và nội dung tư tưởng, tình cảm của tác phẩm.
Cái hay của ngôn ngư nghệ thuật là ở chỗ sinh động và rung cảm, chất chứa, chất liệu đời
sống và tình ý con người. Văn chương hay thật sự không phải ở chỗ màu mè, hoa mĩ: Cái
hay của truyện lại càng thường ngưng đọng ở sự trong sáng, giản dị mà sinh động, rung
cảm. Vì vậy, giảng dạy tác phẩm hay đoạn trích thuộc thể loại tự sự thì phải phân tích lời
kể của truyện, phân tích phong cách ngôn ngư nghệ thuật của tác phẩm. Lời kể chuyện là
sợi tơ dệt nên tình tiết và nhân vật, dệt nên toàn bộ hình tượng trong tác phẩm.
- Thuyết trình và giảng bình.
Nói chung, bình giảng xoáy vào ấn tượng chủ quan và không nhất thiết phải xem xét toàn
diện đối tượng. Người viết chỉ cần lắng nghe mình, chắt lọc các cảm nhận của mình xem
yếu tố nào tạo ấn tượng đậm nhất, lay động mình sâu xa nhất, nắm lấy nó rồi viết ra. Ấn
tượng càng sâu đậm, ám ảnh bao nhiêu thì càng dễ truyền cảm bấy nhiêu. Nói chung,
ngọn nguồn của lời bình bao giờ cũng phải là sự đồng cảm. Tiếng nói của lời bình là
tiếng nói tri âm, dù lời bình rất cần đến sự hoa mĩ của ngôn từ. Còn giảng là giảng giải, là
16


cắt nghĩa, lí giải. Nếu bình nghiêng về cảm thì giảng nghiêng về hiểu. Bình nghiêng về
nhưng rung động tâm hồn thì giảng nghiêng về nhận thức trí tuệ. Bình là sự thăng hoa, sự
cất cánh còn giảng là sự đào sâu làm cơ sở, làm điểm tựa, làm đòn bẩy cho việc cất cánh.
Ví dụ : Về mối tình Chí Phèo – Thị Nở trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam
Cao, giáo viên có thể bình giảng để học sinh cảm nhận đươc đây là mối tình đẹp nhất trần
gian. Nó được ví như một chiếc cầu vồng lung linh sau cơn mưa, như một chiếc bản lề
khẽ xoay cánh cửa cuộc đời Chí Phèo sang một trang mới , từ cuộc đời của một con quỷ
dư sang cuộc đời khát khao sự hoàn lương , được trở về để làm hòa với xã hội của loài
người bằng phẳng và thân thiện.
Lâu nay, trong một số giờ dạy của giáo viên mải chạy theo phương pháp phát vấn mà
không chú ý đến bình văn thơ nên giờ đọc hiểu văn bản trở thành giờ trò chuyện, trả lời
vụn vặt các câu hỏi giưa thầy và trò, chỉ biết hướng dẫn học sinh chia nhóm, thực hành,

thảo luận mà hầu như quên đi việc đưa thêm nhưng lời bình giảng, phân tích đầy chất “
văn chương” vào giờ dạy. Và như vậy, người thầy chưa truyền tới học sinh cái hay, cái
đẹp của lời thơ, càng làm cho hình tượng văn học nằm im trên trang giấy và cuối cùng
không truyền được ngọn lửa của tình yêu văn chương tới tâm hồn các em.
Vấn đề là ở chỗ biết thuyết trình và giảng bình đúng mức, đúng lúc góp phần nâng
cao hiệu quả của việc tiếp nhận văn bản từ đó bồi dưỡng học sinh giỏi. Quan trọng hơn là
tổ chức cho học sinh cũng tham gia bình giảng nhằm tạo nên một sự “cộng hưởng” trong
tiếp nhận, cảm thụ văn chương. Khi gặp nhưng dạng kiến thức văn học trìu tượng, khó
hiểu như hình tượng nghệ thuật có tính đa nghĩa, nhưng vấn đề về thi pháp văn học trung
đại, nhưng vấn đề có tính khái quát tổng hợp thì sự giảng giải, bình giá của giáo viên là
vô cùng quan trọng.
- Xây dựng hệ thống câu hỏi
Khi phân tích tác phẩm tôi đặc biệt chú trọng đến hệ thống câu hỏi để luôn đặt học sinh
vào vị trí phải hoạt động, cùng đồng hành tư duy với người dạy.
Câu hỏi trong bài dạy phải đạt được nhưng yêu cầu sau :
Hệ thống câu hỏi phải logic, chặt chẽ nhằm dẫn dắt một cách liên tục sự suy nghĩ của học
sinh từ quan sát đến phân tích hiện tượng, từ nhưng kết luận mang tính chất bộ phận đến
nhưng kết luận khái quát hơn.
Câu hỏi phải ngắn gọn, rõ ràng, vừa sức ( có gợi ý khi cần thiết).
Câu hỏi phải có tác dụng kích thích sự chú ý, sự tìm tòi suy nghĩ của học sinh.
Câu hỏi phải tạo cho học sinh sự liên tưởng, mở rộng và suy luận.

17


Chẳng hạn, giáo viên có thể nêu lên hệ thống câu hỏi khi giảng dạy tác phẩm Chư người
tử tù (Nguyễn Tuân) trong chương trình Ngư Văn 11 như sau:
Sau khi nhận phiến trát trao đổi với thầy thơ lại, biết được Huấn Cao là người có tài thì
viên quản ngục đã nảy sinh ý định gì?
Qua cuộc trao đổi giửa viên quản ngục và thầy thơ lại, Huấn Cao hiện lên là con người

như thế nào?
Thái độ của Huấn Cao xuất hiện tại trại giam ra sao? Khi nhận rượu thịt mà lính ngục
mang vào Huấn Cao có thái độ thế nào? Thái độ khi trả lời viên quản ngục? Từ đó rút ra
nhân cách của Huấn Cao?
Thái độ của viên quản ngục trong lần nhận sáu tử tù?
Tại sao viên quản ngục lại quyết định “biệt đãi” Huấn Cao, theo em, điều đó có ý nghĩa
gì?
Việc viên quản ngục gặp Huấn Cao trong nhà ngục có ý nghĩa như thế nào ?
Theo em, vì sao Nguyễn Tuân lại gọi cảnh cho chư là “cảnh tượng xưa nay chưa từng có”
?
Em hãy nhận xét về thời gian, không gian diễn ra cảnh cho chư ?
Tư thế, thái độ của người cho chư và kẻ nhận chư như thế nào ?
Nguyễn Tuân đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để miêu tả cảnh cho chư ?
Qua cảnh cho chư Nguyễn Tuân muốn khẳng định điều gì ?
Có thể nói với hệ thống câu hỏi này giáo viên sẽ từng bước dẫn dắt học sinh đi tìm hiểu
nội dung của tác phẩm, từ phân tích hình tượng các nhân vật cho đến rút ra được nội
dung tư tưởng nhà văn muốn gửi tới.
3.3. Đánh giá kết quả và rút ra bài học kinh nghiệm
3.3.1. Kết quả kiểm nghiệm
3.3.1.1. Kết quả khảo sát trong quá trình giảng dạy

18


Lớp 11A6
Trường THPT Bá Thước

Số
học Số học sinh
sinh được đọc tác phẩm

và soạn bài
khảo sát đạt yêu cầu

Học kỳ I năm học 20112012
40
Học kỳ II năm học 2011- 40
2012

Số bài viết
phân tích tác 3.1.2.
phẩm tự sự Phạm vi,
đạt TB trở lên tác dụng
của sáng
kiến:

28 = 70 %

30 = 75 %

34 = 85 %

35 = 87,5 %

Phương
pháp này
có thể áp
dụng cho
cả
học
sinh lớp

10, 11, 12.

Với
phương pháp này, giáo viên luôn đặt học sinh trong tình thế động, buộc các em phải làm
việc một cách nghiêm túc với tác phẩm và tiếp thu bài học một cách chủ động tích cực.
3.3.2. Nguyên nhân thành công và tồn tại:
3.3.2.1. Nguyên nhân thành công:
Có sự đầu tư lớn trong việc thiết kế bài dạy để phù hợp với đối tượng học sinh ở
từng lớp.
Với phương pháp này, người giáo viên đã phát huy có hiệu quả nhất nhưng giáo cụ trực
quan.
Với phương pháp này, giáo viên đã kích thích, khơi dậy được phần nào tấm lòng yêu
thích và say mê đối với văn học của học sinh.
3.3.2.2. Tồn tại:
Vẫn còn một số em chưa đọc tác phẩm hoặc đoạn trích ở nhà hoặc soạn bài đối phó.
Một số em làm bài văn vẫn sa vào dạng kể tác phẩm.
Một số học sinh chưa có sự cảm thụ tốt hoặc chưa đam mê với tác phẩm văn học, đặc biệt
là nhưng tác phẩm tự sự
3.3.3. Bài học kinh nghiệm:
- Đối với bản thân:
+ Phải có sự đầu tư trong công tác soạn giảng.
19


+ Tìm mọi biện pháp để thực hiện được phương pháp dạy học “lấy học sinh làm trung
tâm”.
- Đối với tổ chuyên môn:
Trong tổ chuyên môn phải thường xuyên trao đổi, học hỏi lẫn nhau để nâng cao tay nghề,
kinh nghiệm giảng dạy. Đặc biệt là về phương pháp dạy học mới, hưu ích.
C. KẾT LUẬN VÀ ĐÊ XUẤT

1. Kết luận:
Thông qua đề tài này, bản thân đã vận dụng nhưng phương pháp trong quá trình giảng
dạy và nhận thấy rằng học sinh hứng thú với bài giảng, thích tìm hiểu, thích đọc tác phẩm
tự sự, chất lượng học tập của học sinh khi học thể loại tự sự dần dần được cải thiện.
Thực tế giảng đặt ra cho người giáo viên nhiều thách thức: trong quá trình giảng dạy
nhiều vấn đề vừa có ý nghĩa phương pháp, vừa là nội dung mà người giáo viên phải luôn
suy nghĩ nghiêm túc trong suốt quá trình chuẩn bị và thiết kế bài dạy. Cần phải bắt đầu
bài giảng như thế nào để thu hút sự chú ý của học sinh ? nên sử dụng nhưng phương pháp
nào cho thích hợp với khả năng trình độ của từng lớp mà mình giảng dạy và với nội dung
của từng bài giảng ? Có thể dùng nhưng biện pháp nào để làm nổi bật, nhấn mạnh trọng
tâm, trọng điểm bài học ? Cần đặt ra nhưng câu hỏi như thế nào để kích thích sự chú ý, sự
suy nghĩ, tìm tòi, phát hiện, sáng tạo của học sinh ? Sử dụng tài liệu trực quan nào và sử
dụng như thế nào cho có hiệu quả ? Làm thế nào để vừa hình thành tri thức, vừa rèn
luyện củng cố kỉ năng?…Đó là nhưng câu hỏi mà người giáo viên Ngư văn nói riêng và
các thầy cô giáo nói chung phải giải quyết trong lúc thiết kế một bài giảng.
Muốn giải quyết được triệt để nhưng yêu cầu, thách thức được đặt ra, người giáo viên
phải có nhưng đổi mới thường xuyên về phương pháp, cách thức truyền thụ kiến thức cho
học sinh nhằm mang lại cho học sinh cách tiếp cận với bài học một cách dễ dàng nhất,
thuận tiện nhất, học sinh yêu thích và hứng thú với bài học hơn.
Bản lĩnh của người giáo viên ở chỗ người giáo viên chọn được nhưng phương pháp hưu
ích khi truyền thụ cho học sinh một cách hiệu quả nhất.
Với vai trò là một giáo viên dạy môn Ngư văn ở trường THPT tôi đã thực sự trăn
trở suy nghĩ rất nhiều để tìm ra được phương pháp, cách thức dạy tác phẩm tự sự một
cách có hiệu quả nhất. Mong sẽ nhận dược sự góp ý,trao đổi từ đồng nghiệp để thực sự
góp thêm một phần kinh nghiệm vào việc nâng cao chất lượng dạy học môn văn ở nhà
trường THPT Bá Thước nói riêng và các trường THPT khác nói chung.

20



2. Đề xuất:
Thông qua đề tài này tôi cũng xin có môt số đề xuất cụ thể như sau:
Đối với sách giáo khoa: Hằng năm trong quá trình tái bản sách người biên soạn nên
bổ sung thêm một số câu hỏi cụ thể hơn nưa trong phần hướng dẫn học bài để học sinh dễ
dàng hơn trong việc soạn bài và chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
Đối với giáo viên: Mỗi giáo viên phải không ngừng tự học hỏi nâng cao trình độ
chuyên môn, cần luôn suy nghĩ tìm tòi các cách thức dạy học mới và linh hoạt áp dụng
cho phù hợp với đối tượng học sinh mình trực tiêp giang dạy để có được kết quả học tập
tốt nhất.

21



×