Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

GIẢNG DẠY KIẾN THỨC THÔNG TIN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ NỘI - THỰC TIỄN TRIỂN KHAI VÀ NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (707.41 KB, 12 trang )

GIẢNG DẠY KIẾN THỨC THÔNG TIN
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ NỘI - THỰC TIỄN TRIỂN KHAI
VÀ NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM
ThS Nguyễn Văn Kép, ThS Phùng Thị Mai, ThS Nguyễn Thị Ngà, ThS Nguyễn Thị Thủy
Nhóm Kiến thức thông tin – Thư viện Đại học Hà Nội

Tóm tắt: Bài viết giới thiệu khái quát, nêu một số kết quả minh họa và chia sẻ những bài học
kinh nghiệm về hoạt động đào tạo kiến thức thông tin đang được triển khai tại Thư viện
trường Đại học Hà Nội.
Đào tạo Kiến thức thông tin luôn là hoạt động rất quan trọng với thư viện các trường đại
học, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay khi mà sự phát triển của khoa học công nghệ, sự bùng
nổ thông tin đang diễn ra mạnh mẽ từng ngày, từng giờ kéo theo những yêu cầu ngày càng
cao cho người dùng tin về tính chính xác, tính cập nhật, tính chuyên sâu của thông tin mà họ
sử dụng. Điều đó đòi hỏi người dùng tin rất cần được đào tạo, trang bị những kỹ năng để có
thể tìm kiếm, truy cập, đánh giá, lựa chọn, sử dụng thông tin một cách hiệu quả cho nhu cầu
của mình và được hỗ trợ kịp thời từ thư viện khi gặp khó khăn một cách nhanh nhất. Với
nhận định như vậy nên công tác đào tạo Kiến thức thông tin tại Thư viện Đại học Hà Nội đã
được chú trọng triển khai ngay trong những ngày đầu chuyển sang mô hình phục vụ kho mở
từ năm 2003 ở hình thức đơn giản, cơ bản nhất cho đến những mô hình triển khai ngày càng
hoàn thiện hơn như hiện nay.
1. Tổng quan về Kiến thức thông tin
1.1. Khái niệm
Kiến thức thông tin (KTTT) là khái niệm khá mới với nhiều người làm công tác thư
viện ở Việt Nam. Tuy nhiên một số hoạt động có liên quan đến công tác phát triển KTTT đã
được các thư viện ở Việt Nam triển khai khá sớm, bao gồm hoạt động hướng dẫn thư viện và
hướng dẫn thư mục.
Hiện nay có khá nhiều định nghĩa khác nhau về KTTT, mỗi định nghĩa phản ánh một
cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau. Jesus Lau (2006) cho rằng việc hiểu các định nghĩa
khác nhau liên quan đến KTTT là rất quan trọng nhằm định hướng rõ ràng cho xây dựng
chương trình KTTT (3). Theo Hiệp hội Truyền thông và Công nghệ giáo dục Hoa Kì “KTTT
là khả năng tìm và sử dụng thông tin - nhân tố quyết định để hình thành khả năng học tập


suốt đời”. Trong khi đó Hiệp hội Cán bộ Thư viện Trường học Hoa Kì mở rộng định nghĩa
này và đề cập đến cả khả năng đánh giá thông tin.


Tại Hội nghị về KTTT và kỹ năng học tập suốt đời (Information Literacy and Lifelong
learning) diễn ra vào ngày 6 - 9 tháng 11 năm 2005 tại Alexandria, Ai Cập: KTTT được định
nghĩa “là khả năng tìm kiếm, đánh giá, sử dụng và tái tạo thông tin một cách hiệu quả phục
vụ mục đích cá nhân, xã hội, công việc và học tập”.
Trong thời đại công nghệ số, con người có hiểu biết, kiến thức về các công nghệ, kỹ
thuật thôi chưa đủ, mà cần phải học cách tìm kiếm, truy cập, tổ chức, phân tích và đánh giá
thông tin nhằm sử dụng vào việc ra quyết định và giải quyết vấn đề một cách hiệu quả nhất.
Viện Kiến thức thông tin Úc và New Zealand cho rằng, một người có kiến thức thông
tin là người có khả năng:
- Nhận dạng được nhu cầu tin của bản thân;
- Xác định được phạm vi của thông tin mà mình cần;
- Thẩm định thông tin và nguồn của chúng một cách tích cực và hiệu quả;
- Phân loại, lưu trữ, vận dụng và tái tạo nguồn thông tin được thu thập hay tạo ra;
- Biến nguồn thông tin được lựa chọn thành cơ sở tri thức;
- Sử dụng thông tin vào việc học tập, tạo tri thức mới, giải quyết vấn đề, và ra quyết
định một cách có hiệu quả;
- Nắm bắt được các khía cạnh kinh tế, pháp luật, chính trị và văn hóa trong việc sử dụng
thông tin;
- Truy cập và sử dụng các nguồn thông tin hợp pháp và hợp đạo đức;
- Sử dụng thông tin và tri thức để thực hiện các quyền công dân và trách nhiệm xã hội;
- Trải nghiệm kiến thức thông tin như một phần của học tập độc lập cũng như tự học
suốt đời [3].
1.2. Vai trò của Kiến thức thông tin
Với những đặc điểm và tính chất như trên, kiến thức thông tin đóng vai trò như thế nào
trong bối cảnh kinh tế, xã hội hiện nay? Đâu là vai trò của ngành thông tin thư viện trong
việc phát triển kiến thức thông tin? Sự bùng nổ thông tin toàn cầu, nhu cầu học tập độc lập và

học tập suốt đời chính là những nhân tố quan trọng giúp khẳng định tầm quan trọng đặc biệt
của kiến thức thông tin.
Sự bùng nổ thông tin
Trước hết, cần phải thấy rõ tác động to lớn của sự bùng nổ thông tin trong thời đại mà ai
cũng có thể phổ biến thông tin qua nhiều kênh khác nhau, đặc biệt là Internet. Dễ dàng nhận
thấy ngày nay việc xuất bản hoặc công bố một tài liệu dưới dạng in ấn hay điện tử đã trở nên
dễ dàng và thuận tiện hơn bao giờ. Các nguồn thông tin nở rộ, đặc biệt là Internet, và thế giới


thông tin trở nên hết sức phức tạp. Các nguồn thông tin đa phương tiện, các tài liệu dưới dạng
giấy vẫn hàng ngày tăng theo cấp số nhân. Điều này tất yếu dẫn đến tính phức tạp và diện
phong phú của nguồn tin. Vấn đề đặt ra là: làm sao kiểm soát được lượng thông tin khổng lồ
đang ngày càng gia tăng một cách chóng mặt? làm sao kiểm soát được chính chính xác và độ
chân thực của thông tin? Kiến thức thông tin đặc biệt hữu ích cho con người trong việc tự
điều chỉnh bản thân và năng lực tư duy sao cho phù hợp với hoàn cảnh mới, giúp con người
tự mình cập nhật và tiếp nhận tri thức mới một cách dễ dàng và chủ động.
Nhu cầu học tập độc lập và tự học suốt đời
Học tập suốt đời - một nhu cầu của cá nhân và xã hội. Trong quá trình phát triển của xã
hội loài người, của nền văn minh nhân loại, học tập, làm việc, cống hiến và hưởng thụ của
mỗi cá nhân, tập thể... được xem như một nhu cầu tất yếu, một sự thật hiển nhiên mà không
cần bàn cãi.
Học tập suốt đời, hiểu theo nghĩa rộng, có thể tạo lập một cơ sở để các cá nhân có thể
quản lý tốt hơn những rủi ro về nghề nghiệp; giúp chính phủ và tổ chức, doanh nghiệp hỗ trợ
cá nhân đảm bảo nghề nghiệp của mình. Một chiến lược học tập toàn diện cho phép tối đa
hóa các cơ hội học tập có thể được chứng thực thông qua những lợi ích mà nó đem lại cho
nên kinh tế, các tổ chức doanh nghiệp, và cho chính mỗi cá nhân [2].
Hơn thế nữa, có một thực tế không thể phủ nhận là: ngày nay, các hoạt động học tập
đang diễn ra không chỉ tại các cơ sở đào tạo, mà còn có thể được tổ chức tại nhà riêng, cộng
đồng, các địa điểm giải trí, nơi làm việc, thông qua các phương tiện truyền thông, bạn bè và
các mối quan hệ khác. Đó chính là cơ sở cho sự ra đời của “xã hội học tập” – nơi mà người

học có toàn quyền tự do lựa chọn trang bị cho mình phương thức học tập của riêng mình trên
cơ sở vô số cơ hội học tập mà họ có thể có được (nhu cầu tự định hướng). Và một trong
những nhân tổ chủ chốt cấu thành nên khả năng tự định hướng đó chính là kiến thức thông
tin. Có thể nói, kiến thức thông tin chính là chìa khóa xây dựng nên một “xã hội học tập”.
2. Thực tiễn triển khai hoạt động đào tạo Kiến thức thông tin tại Thư viện Đại học
Hà Nội.
Hiện tại, Thư viện Đại học Hà Nội đang triển khai đào tạoKiến thức thông tin với 12 lớp
học có nội dung khác nhau chia thành 02 mảng như sau:
2.1. Các lớp học ĐIỀU KIỆN
Đây là các lớp học sinh viên bắt buộc phải tham gia theo yêu cầu của bộ môn, của
trường hoặc để có quyền sử dụng Thư viện, bao gồm 03 lớp:
 Lớp Giới thiệu tổng quan về Thư viện: được tổ chức trong tuần sinh hoạt chính trị
vào đầu năm học mới, dành cho đối tượng là tân sinh viên, thường diễn ra tại hội trường lớn,
chia thành 03 ca, mỗi ca 30 phút. Mục đích nhằm giới thiệu những tiện ích thư viện mang lại


cho sinh viên và hình thức đăng ký sử dụng.
 Lớp hướng dẫn sử dụng Thư viện: sinh viên tham gia lớp học phải đạt yêu cầu trong
bài kiểm tra (trên máy) và thực hành mới được cấp quyền sử dụng Thư viện. Các lớp sẽ tự
đăng ký ngày, giờ phù hợp để tham gia tập huấn. Thông thường mỗi lớp có khoảng 15-25
sinh viên. Mục đích nhằm giúp người dùng nắm được các quy định cơ bản nhất trong việc ra,
vào Thư viện, sử dụng kho mở, cách tìm kiếm tài liệu trên máy và trong kho (tìm kiếm cơ
bản), đăng ký mượn, trả gia hạn tài liệu…
 Lớp kỹ năng thông tin: do Bộ môn Tin học cơ sở của trường đề xuất đưa vào chương
trình giảng dạy chính thức với thời lượng 05 tiết với 02 nội dung là sử dụng mô hình The Big
six trong việc giải quyết nhu cầu tin và trích dẫn tài liệu tham khảo tự động bằng phần mềm
Endnote. Mỗi phần đều kết hợp lý thuyết và thực hành. Lịch học và các lớp học do Bộ môn
Tin học cơ sở sắp xếp.
2.2. Các lớp học KỸ NĂNG
Đây là các lớp học được tổ chức dựa trên kết quả khảo sát nhu cầu thực tế của sinh viên

và do sinh viên tự nguyện đăng ký tham gia bao gồm 09 lớp như sau:
 Lớp hướng dẫn tra cứu OPAC: hướng dẫn chi tiết về các thao tác tìm kiếm tài liệu
trong phân hệ OPAC của phần mềm LIBOL, cách thu hẹp hoặc mở rộng phạm vi tìm kiếm,
cách xây dựng từ khóa, cách xử lý các lỗi thường gặp trong tìm kiếm, cách sử dụng các kênh
hỗ trợ khi gặp khó khăn trong tìm kiếm tài liệu…
 Kỹ năng tìm tin trên Internet: hướng dẫn các thủ thuật tìm kiếm thông tin trên
internet, cách đánh giá, chọn lọc thông tin, cách thức lưu trữ thông tin phục vụ mục đích học
tập suốt đời…
 Kỹ năng trích dẫn và tạo danh mục tài liệu tham khảo tự động với phần mềm
Endnote: cung cấp tài liệu về trích dẫn TLTK, hướng dẫn sử dụng phần mềm Endnote để tạo
danh mục danh mục tài liệu tham khảo theo các chuẩn quy định…
 Kỹ năng sử dụng Micorsoft Word (nâng cao)
 Kỹ năng sử dụng Microsoft Powerpoint (nâng cao)
 Kỹ năng sử dụng phần mềm SPSS
 Kỹ năng sử dụng phần mềm Prezi (cơ bản)
 Hướng dẫn tạo email sinh viên (s.hanu.edu.vn) và tài khoản Dreamspark
 Kỹ năng sử dụng phần mềm NVIVO
Có thể tham khảo thêm thông tin về các lớp học trong mô tả chi tiết dưới đây.


STT

Tên lớp học

Nội dung

Phương pháp tổ chức, trình bày

1.


Giới thiệu tổng quan Thư viện

2.

Hướng dẫn sử dụng Thư viện

3.

Tra cứu với OPAC

4.

Kỹ năng thông tin

5.

Kỹ năng tìm tin trên Internet

6.

Kỹ năng trích dẫn và tạo danh mục
tài liệu tham khảo tự động bằng
Endnote

7.

Kỹ năng sử dụng WORD (trình bày
tiểu luận, khóa luận, luận văn, luận
án-nâng cao)


8.

Kỹ năng sử dụng POWERPOINT

Những tiện ích mà thư viện mang lại Tuần sinh hoạt chính trị đầu năm.
cho sinh viên.
Trình bày PPT kèm video, tặng quà
Lịch tập huấn, hình thức đăng ký
khi có câu hỏi hay
Tổ chức các tour nhỏ (15-20 sinh
viên) tham quan Thư viện ngay sau
buổi giới thiệu.
Nội quy, giới thiệu tài nguyên, nguyên Tổ chức tập huấn theo lớp
tắc tổ chức sắp xếp tài liệu, cách tìm Kết hợp lý thuyết, kiểm tra và làm
kiếm tài liệu (cơ bản), giới thiệu các thực hành theo nhóm
lớp kỹ năng, cách đăng ký phòng học
nhóm, cách sử dụng phòng máy, đăng
nhập wifi…
Thủ thuật tìm kiếm tài liệu trong Thư Trình bày PPT
viện trên máy và trong các kho.
Lý thuyết kết hợp thực hành
Sử dụng mô hình Big Six trong giải Trình bày PPT
quyết nhu cầu tin
Lý thuyết kết hợp thực hành
Kỹ năng trích dẫn tài liệu với Endnote
Đặc điểm thông tin trên Internet
Trình bày PPT, kết hợp lý thuyết và
Đánh giá thông tin trên Internet
thực hành.
Thủ thuật tìm kiếm trên Internet với

Google
Lưu trữ trực tuyến
Lý thuyết trích dẫn tài liệu
Trình bày PPT và trực tiếp trên
Nhập tài liệu tham khảo vào Endnote
phần mềm
Chèn tài liệu tham khảo từ Endnote Giới thiệu lý thuyết và cài đặt phần
vào file Word
mềm thực hành trên máy người
Tạo danh mục TLTK tự động theo dùng
chuẩn
Cách thiết lập mặc định trang word
Trình bày PPT và trực tiếp trên máy
Cách tạo mục lục tự động
Giới thiệu lý thuyết và kết hợp thực
Cách đánh số trang theo section
hành
Cách xoay trang, đặt header, footer
Cách thiết lập tab
Nguyên tắc trình bày PPT
Trình bày lý thuyết và minh họa

Hình
thức
Bắt buộc

Thời
gian
30
phút


Đối tượng
SV năm 1

Bắt buộc 120
nếu muốn phút
sử dụng
Thư viện

SV năm 1

Đăng ký
tự nguyện
Theo lớp
Tin học
cơ sở
Đăng ký
tự nguyện

30
phút
5 tiết

Tất cả

45
phút

Tất cả


Đăng ký 45
tự nguyện phút

Tất cả

Đăng ký 45
tự nguyện phút

Tất cả

Đăng ký 45

Tất cả

SV
quy

chính


(nâng cao)

9.

10.

11.
12.

Kỹ năng đặc biệt trong PPT

Chèn hình ảnh, âm thanh, hyperlink…
Chèn bảng biểu, đồ thị
Kỹ năng sử dụng PREZI (cơ bản)
Cách đăng ký tài khoản và cài đặt
Prezi Desktop
Các thao tác cơ bản về Prezi
Những lưu ý khi sử dụng Prezi
Kỹ năng sử dụng SPSS (cơ bản)
Giới thiệu SPSS, cách download, cài
đặt
Những tính năng chính của SPSS
Những khái niệm, thuật ngữ cơ bản
trong SPSS
Nhập liệu và tính toán thống kê với
SPSS
Kỹ năng sử dụng NVIVO (cơ bản)
Đang chuẩn bị bài giảng
Hướng dẫn sử dụng tài khoản Cách
tạo
tài
khoản
email
Dreamspark để download Window (@s.hanu.edu.vn)
8.1 và phần mềm bản quyền miễn Cách tạo tài khoản Dreamspark
phí
Cách sử dụng tài khoản Dreamsprak để
download hệ điều hành Window 8.1 và
phần mềm Office 365 bản quyền

trực tiếp trong PPT

Sửa bài của người dùng

tự nguyện

phút

Trình bày trực tiếp trên máy
Đăng ký 45
Thực hành tạo một bài Prezi đơn tự nguyện phút
giản

Tất cả

Trình bày PPT
Thực hành trực tiếp trên phần mềm
Bài tập

Tất cả

Đăng ký 45
tự nguyện phút

Trình bày PPT
Đăng ký 45
Hướng dẫn từng bước trên máy
tự nguyên phút
Hỗ trợ sau lớp học qua email, điện
thoại và facebook

Bảng 1. Mô tả chi tiết về các lớp học Kiến thức thông tin đang được triển khai tại Thư viện Đại hoc Hà Nội.


SV
ĐHHHN


2.3. Hoạt động HỖ TRỢ sau lớp học (ONLINE GOING SUPPORT)
Hiện nay, Thư viện triển khai hoạt động hỗ trợ người dùng theo 05 kênh như sau:
Hỗ trợ trực tiếp – Quầy Giải đáp thông tin: đây là nội dung được Thư viện giao cho Tổ
Tập huấn và giải đáp thông tin đảm nhiệm. Bộ phận này được bố trí tại tầng 1 với 01 cán bộ
trực thường xuyên, có trách nhiệm hỗ trợ, hướng dẫn và giải đáp trực tiếp mọi thắc mắc của
bạn đọc trong tất cả các vấn đề liên quan đến sử dụng Thư viện như tra cứu tài liệu, đăng ký
lớp học, phòng học nhóm, tư vấn thông tin…
Hỗ trợ trực tuyến – Zopim, Facebook, Teamviewer: người dùng ở xa có thể sử dụng
trình chat Zopim (một tiện ích miễn phí đính kèm trên website) để được hỗ trợ trực tuyến từ
cán bộ Thư viện. Điểm ưu việt của tiện ích này là nó cho phép người dùng có thể trò chuyện
ngay sau khi click chuột vào biểu tượng hỗ trợ trực tuyến mà không cần thực hiện bất cứ
một thao tác đăng nhập nào. Ngoài ra họ cũng có thể sử dụng tài khoản trên mạng xã hội
facebook hoặc phần mềm điều khiển từ xa Teamviewerđể nhận sự giúp đỡ từ Thư viện.

Hình 1: Giao diện của trình chat Zopim – Hỗ trợ trực tuyến
Hỗ trợ offline – email: trong trường hợp các kênh trực tuyến không hoạt động người
dùng có thể gửi email tới địa chỉ và sẽ được trả lời trong thời gian tối đa 48
tiếng.
Hỗ trợ qua điện thoại – Điện thoại bàn/Hotline: người dùng sử dụng các số điện thoại
bàn nội bộ Thư viện đặt sẵn trong các phòng để hỏi tư vấn về tìm kiếm tài liệu hoặc trợ giúp
các khó khăn khác. Thư viện cũng cấp số điện thoại di động để giải quyết các vấn đề nóng.
Hỗ trợ qua Website: người dùng có thể tra cứu tài liệu thông qua cổng kết nối tắt tới
phần mềm tích hợp trên website. Họ cũng có thể đọc các bài hướng dẫn tìm kiếm, đăng ký
mượn, trả, gia hạn tài liệu hoặc đặt câu hỏi, yêu cầu tài liệu trên giao diện website, theo dõi
lịch lớp học. Đặc biệt, người dùng có thể tự đăng ký vào các lớp học đang mở do Thư viện

tổ chức thông qua tính năng Đăng ký tập huấn.
2.4. Một số kết quả đánh giá hoạt động đào tạo Kiến thức thông tin.
Trong 13 năm qua, hoạt động đào tạo Kiến thức thông tin tại Thư viện Đại học Hà Nội
từ những hình thức cơ bản, đơn giản đến những hoạt động bài bản và ngày càng hoàn thiện


hơn như hiện nay đã thu được những kết quả rất đáng khích lệ, đặc biệt trong khoảng thời
gian 3-4 năm gần đây. Có thể điểm qua một số thống kê trong những lần khảo sát đánh giá
mới nhất như sau:
Bảng tổng hợp kết quả khảo sát về chất lượng lớp Kỹ năng thông tin 2012-2013 với 05
tiêu chí đánh giá về các kỹ năng mà sinh viên có được sau lớp học và 01 tiêu chí đánh giá
tổng quát về giáo viên.
Tiêu chí

Khái niệm Vận dụng
Chèn
Nhập liệu
Kỹ
năng Kỹ
năng
Endnote
Endnote
thông tin
thông tin
vào word

Tạo danh
mục TLTK Giáo viên
theo mẫu


Tốt

37

52

91

97

93

140

Khá

137

93

92

84

80

67

Trung bình


40

65

31

32

40

8

Yếu

1

4

1

2

2

0

Kém

0


1

0

0

0

0

Tổng

215

215

215

215

215

215

Mức độ

Bảng 2: Đánh giá về khả năng hiểu và vận dụng kỹ năng thông tin của sinh viên sau lớp học
Bảng tổng hợp cho thấy lớp học đạt hầu hết những mục tiêu đề ra, mức đánh giá khá và
tốt với kiến thức mà người dùng lĩnh hội và áp dụng sau lớp học chiếm tỷ lệ cao.
100


93

Tot

80

80

Kha

60

Trung
bình
Yếu

40

40
20

2

0

Kém

0


Tạo danh mục TLTK theo mẫu

Biểu đồ 1: Khảo sát khả năng tạo danh mục TLTK tự động bằng phần mềm Endnote sau lớp
học (đơn vị tính:%)
Kết quả khảo sát về chất lượng lớp Tập huấn sử dụng Thư viện
40
30

38,7

Tot

32,73

Kha

21,13
Trung
bình
Yếu

20
10

3,18

Kém

0
Tập huấn sử dụng Thư viện


Biểu đồ 2: Kết quả khảo sát chất lượng lớp Tập huấn sử dụng Thư viện (Đơn vị
tính: %)


Kết quả thống kê về số lượng các lớp đào tạo kỹ năng đã tổ chức từ 2013 đến nay:
Lớp Giới thiệu tổng quan về Thư viện: 9 lớp (3 lớp/năm, mỗi lớp gồm sinh viên của
nhiều khoa).
Lớp Hướng dẫn sử dụng Thư viện: 240 lớp (trung bình 80 lớp/ năm, mỗi lớp 25 sinh
viên)
Lớp Kỹ năng thông tin: 150 lớp (trung bình 50 lớp/năm, mỗi năm 3 đợt, mỗi lớp 25
sinh viên)
Lớp Kỹ năng tìm tin trên Internet: 12 lớp (mỗi năm 1 đợt 3 tháng và các lớp lẻ, số
lượng 15-20 sinh viên/lớp). Lớp học bắt đầu triển khai từ tháng 3/2014.
Lớp Kỹ năng trích dẫn và tạo danh mục tài liệu tham khảo bằng phần mềm Endnote: 48
lớp (mỗi năm 1 đợt cố định 6 lớp và các lớp lẻ khác, số lượng 20-25 sinh viên/lớp). Ngoài ra
còn tổ chức các lớp dành cho cán bộ, giảng viên theo yêu cầu đặt hàng của các khoa trong
trường.
Lớp Kỹ năng sử dụng Word (nâng cao): 16 lớp (mỗi năm 1 đợt 3 tháng và các lớp lẻ
khác, số lượng 15-20 sinh viên/lớp)
Lớp Kỹ năng sử dụng Powerpoint (nâng cao): 25 lớp (mỗi năm 1 đợt 3 tháng và các lớp
lẻ khác, số lượng 15-20 sinh viên/lớp). Ngoài ra còn tổ chức các lớp dành cho cán bộ, giảng
viên theo yêu cầu đặt hàng của các khoa trong trường.
Lớp Kỹ năng sử dụng phần mềm SPSS trong xử lý dữ liệu thống kê: 25 lớp (mỗi năm 1
đợt 3 tháng và các lớp lẻ khác, số lượng 15-20 sinh viên/lớp). Ngoài ra còn tổ chức các lớp
dành cho cán bộ, giảng viên theo yêu cầu đặt hàng của các khoa trong trường.
Lớp Windows 8.1 và Office 365: 15 lớp (thử nghiệm 5 lớp và triển khai diện rộng 10
lớp, số lượng 20-25 sinh viên/lớp). Bắt đầu triển khai từ tháng 4/2015.
Kết quả hoạt động hỗ trợ trực tuyến: theo con số thống kê từ cuối năm 2013 đến cuối
năm 2014 đã có tổng cộng 521 lần trả lời, trong đó có 315 trường hợp trực tuyến và 206

trường hợp trả lời offline qua email, điều này cho thấy tính hiệu quả của Zopim so với trước
đây khi kênh hỗ trợ phải đăng nhập bằng Yahoo Messenger từ 2011-2012 chỉ có 36 trường
hợp.
Ngoài ra, mô hình Đào tạo Kiến thức thông tin cũng được sự quan tâm, chia sẻ và tham
quan học hỏi của nhiều Thư viện các trường đại học khác trong khu vực Hà Nội.
Tuy nhiên, hoạt động đào tạo Kiến thức thông tin tại Thư viện Đại học Hà Nội trong
những năm qua cũng còn rất nhiều điểm hạn chế và đối mặt với những khó khăn mới. Có thể
điểm qua một số nét như sau:
Với lớp Kỹ năng thông tin
Thời lượng dành cho Kỹ năng thông tin trong nội dung Tin học cơ sở quá ít, chỉ gồm
05 tiết. Với khoảng thời gian này thì khó có thể dành nhiều thời gian cho sinh viên thực hành


các kỹ năng để họ có những trải nghiệm tốt hơn về tìm kiếm, truy cập, chọn lọc, tổ chức,
đánh giá thông tin. Hơn thế nữa với chỉ 05 tiết ngắn gọn trong một buổi học khiến nội dung
này thiếu tính gắn kết và tương tác cao giữa giảng viên và sinh viên.
Tính phát triển bền vững: hiện tại, lớp Kỹ năng thông tin vẫn chỉ là một nội dung được
lồng ghép trong môn học Tin học cơ sở nên về lâu dài, nếu mãi đóng vai trò là một nội dung
đính kèm của một môn học khác thì tính chủ động và phát triển bền vững là rất khó khăn bởi
nó phụ thuộc nhiều vào khả năng phối hợp công việc, mối quan hệ và tính hành chính của
môn học, đặc biệt là xu thế chuyển đổi sang mô hình đào tạo tín chỉ rất phổ biến như hiện
nay.
Với các lớp Kỹ năng khác:
Hoạt động Marketing chưa thực sự đạt hiệu quả cao: mặc dù đã có một bộ phận chuyên
trách về Marketing, tuy nhiên đến nay hoạt động này vẫn chưa phát huy hết vai trò như
mong muốn, tính chủ động, sáng tạo chưa cao. Vẫn còn rất rất nhiều cán bộ, giảng viên và
sinh viên chưa biết đến những nội dung, những lớp học mà Thư viện đã và đang triển khai
để hỗ trợ họ. Khảo sát cho thấy, đa phần sinh viên tham gia lớp học là do được những người
đã từng tham gia trước đó giới thiệu.
Thiếu hụt đội ngũ cán bộ hướng dẫn, giảng dạy: Với 12 nội dung đang triển khai như

hiện nay và một số mảng sắp được thực hiện thì 04 giáo viên là con số rất khiêm tốn, chưa
kể ở một số nội dung chỉ có 01 cán bộ có thể hướng dẫn được. Điều này gây rất nhiều khó
khăn trong việc triển khai nhiều lớp ở nhiều thời điểm khác nhau trong năm.
Vấn đề kinh phí hỗ trợ hoạt động: hoạt động đào tạo Kiến thức thông tin (gồm cả hai
hình thức bắt buộc và tự nguyện) đều đã triển khai miễn phí trong nhiều năm. Để phát triển
bền vững, rất cần nguồn kinh phí hỗ trợ cho đội ngũ cán bộ, giảng viên thực hiện để họ có
thể tái đầu tư trở lại vào việc nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng giảng dạy, tham gia
học hỏi, bồi dưỡng những nội dung mới và hỗ trợ cho Thư viện để tái đầu tư trang thiết bị,
công nghệ…
3. Một số kinh nghiệm trong hoạt động đào tạo Kiến thức thông tin tại Thư viện
Đại học Hà Nội
Sau chặng đường triển khai đào tạo Kiến thức thông tin với thời gian dài, Thư viện Đại
học Hà Nội cũng đã có cho mình những bài học kinh nghiệm vô cùng quý báu, có thể tóm
lược ngắn gọn trong một số nét chính như sau:
Nguyên tắc CUNG - CẦU: Những hoạt động đào tạo Kiến thức thông tin phải dựa trên
cơ sở Cung – Cầu, nghĩa là Thư viện phải khảo sát mong muốn, nguyện vọng của người học
và tổ chức các lớp học dựa trên kết quả đó. Thực tế triển khai các lớp học kỹ năng tại Thư
viện Đại học Hà Nội từ năm 2003 tới nay cho thấy tất cả những nội dung không đáp ứng tiêu
chí này đều không thể thực hiện hoặc sớm thất bại. Chẳng hạn các lớp kỹ năng về
Photoshop, dàn dựng Video, sử dụng Microsoft Access…Các lớp học hiện nay đang duy trì
tốt, được sinh viên, giảng viên hưởng ứng tham gia và có chất lượng tốt bởi vì đã có sự quan
sát, khảo sát và thử nghiệm kỹ lưỡng trước khi triển khai trên diện rộng.


Sự KIÊN TRÌ: Để có nội dung giảng dạy Kỹ năng thông tin trong chương trình chính
khóa như hiện nay, Thư viện Đại học Hà Nội đã trải qua chặng đường 04 năm với nhiều khó
khăn, thử thách. Từ dự án nóng vộiđầu tiên do nhóm Kỹ năng thông tin đề xuất năm 2006
với kinh phí 12 triệu đồng để giảng dạy cho toàn bộ sinh viên chính quy đã sớm không được
BGH duyệt bởi sự nghèo nàn về nội dung, sự sơ sài trong bản kế hoạch cho tới việc chuyển
nội dung này thành đề tài NCKH cấp cơ sở, rồi 02 năm giảng dạy miễn phí và liên tục cho

các lớp cao học…cuối cùng nhóm cũng đã chứng tỏ được hiệu quả của nội dung này, để nó
trở thành một phần nhỏ trong môn Tin học cơ sở và triển khai từ năm 2010 đến nay. Đó thực
sự là một quá trình đòi hỏi những người thực hiện phải rất rất kiên trì, bền bỉ, luôn luôn giữ
lửa nhiệt huyết và tận tâm với nghề mới có thể thực hiện được.
Sự CHUYÊN NGHIỆP: Thư viện cần xây dựng bộ phận chuyên trách về hoạt động đào
tạo Kiến thức thông tin, trên cơ sở đó mới có thể đề ra những chiến lược dài hạn để đầu tư
về đào tạo nhân sự, phát triển bền vững. Từ năm 2003 Thư viện Đại học Hà Nội đã thực
hiện hoạt động đào tạo người dùng, tuy nhiên chưa có bộ phận chuyên trách kết quả là tới
năm 2009 vẫn không có sự thay đổi, chuyển biến đáng kể. Chỉ đến năm 2010, khi bộ phận
Tập huấn và giải đáp thông tin được hình thành thì hoạt động đào tạo và hỗ trợ người dùng
mới khởi sắc và phát triển như hiện nay.
Hoạt động MARKETING: trong bối cảnh thông tin đa dạng như hiện nay và nhịp độ rất
nhanh của cuộc sống hiện đại, người sử dụng Thư viện chịu sự thu hút bởi rất nhiều loại
thông tin và từ nhiều kênh khác nhau đặc biệt là giải trí và các vấn đề xã hội. Vì vậy, để
quảng bá tốt cho các lớp học và lôi cuốn được họ tham gia là một vấn đề lớn, đòi hỏi hoạt
động Marketing phải rất chuyên nghiệp, sáng tạo. Marketing phải luôn đóng vai trò tiên
phong là xuyên suốt trong hoạt động đào tạo Kiến thức thông tin, phải đa dạng hóa các hoạt
động, các kênh cũng như các chiến lược Marketing. Bài học thực tế cho thấy, với những lớp
học được Marketing tốt số lượng học viên tham gia nhiều hơn, chất lượng hơn và ngược lại.
Ứng dụng CÔNG NGHỆ: Một điều vô cùng rõ ràng là sự hỗ trợ của công nghệ cho
hoạt động giảng dạy ngày càng mạnh mẽ và tối ưu hơn qua từng ngày, từng giờ. Do vậy,
hoạt động đào tạo Kiến thức thông tin cũng cần chú ý để tận dụng tối đa sức mạnh công
nghệ trong nhiều mảng khác nhau, không chỉ trong soạn bài giảng mà còn trong hoạt động
hỗ trợ, tổ chức lớp học. Thực tế cho thấy sự thành công trong đào tạo Kiến thức thông tin
của Thư viện Đại học Hà Nội một phần quan trọng chính là việc đã không ngừng áp dụng
công nghệ trong hoạt động đào tạo Kiến thức thông tin của mình. Từ ứng dụng trình chat
Zopim trên website cho Hỗ trợ trực tuyến đến Đăng ký lớp học tự động, từ việc sử dụng
những
phần
mềm

hỗ
trợ
học
tập
nghiên
cứu
(SPSS,
NVIVO,
TEAMVIEWER,ENDNOTE…) đến Group Facebook, Fanpage Facebook để tạo sự liên kết
và quảng bá thông tin tốt hơn tới bạn đọc…tất cả tạo nên một nguồn sức mạnh tổng hợp cho
hoạt động đào tạo Kiến thức thông tin đạt kết quả tốt nhất.
Yếu tố phát triển BỀN VỮNG: Cần chú trọng và không ngừng đổi mới, cải tiến và bổ
sung thêm nội dung, hình thức, phương pháp giảng dạy cho các lớp học. Thực tế tại Thư
viện Đại học Hà Nội từ năm 2003 -2008 chỉ có một lớp với nội dung Tập huấn sử dụng Thư
viện, từ 2008-2010 tăng thêm 02 và đến nay đã là 12 nội dung. Ngoài ra, cần có sự quan


tâm, ủng hộ của lãnh đạo cả hai cấp đơn vị và nhà trường. Với lãnh đạo Thư viện có thể đưa
ra những chính sách khen thưởng, động viên khích lệ, với cấp trường là những chính sách
tầm lớn hơn như kinh phí hỗ trợ giảng dạy, chi phí đầu tư cho cán bộ chuyên trách đi học,
bồi dưỡng trong và ngoài nước…
2. Kết luận
Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, sự gia tăng nhanh chóng lượng
thông tin như hiện nay thì hoạt động đào tạo Kiến thức thông tin ngày càng đóng vai trò
quan trọng trong các thư viện. Do đó, các thư viện cần xác định rõ đặc điểm nguồn lực của
mình để xây dựng chiến lược phát triển phù hợp cho bộ phận phụ trách hoạt động này, đặc
biệt là yếu tố con người. Nhóm viết bài mong rằng với một vài dòng chia sẻ trên đây có thể
sẽ đóng góp một phần nhỏ mang tính gợi mở trong kế hoạch phát triển của các Thư viện bạn.
Tài liệu tham khảo:
1. Bruce, C. (1997). The Seven Faces of Information Literacy. Seven Faces of Information

Literacy: AULSIB Press, Adelaide Auslib Press.
2. Curtain, R. (2001). Lifelong learning: what does it mean? CEDA Bulletin(July 2001), 50.
3. Huy, N. X. (2010). Vai trò của kiến thức thông tin đối với cán bộ nghiên cứu khoa học.
Tạp chí Thư viện Việt Nam, 3(23), 13-17.
4. Lau, J. (2006). Guidelines on information literacy for lifelong learning. IFLA, Veracruz.



×