Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm SKKN đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên trong trường THPT nguyễn trung trực, kiên giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (206.62 KB, 28 trang )

1

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐỀ TÀI:
"ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN ĐẢNG VIÊN TRONG
TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRUNG TRỰC, KIÊN GIANG"


2

I. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Bối cảnh của đề tài
Tổ chức Đảng trong trường trung học phổ thông (THPT) là hạt nhân chính trị, tập
hợp đông đảo các lực lượng quần chúng nhằm thực hiên đường lối, chủ trương, chính
sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Kết quả đạt được của nhà trường gắn với sự
lãnh đạo của tổ chức Đảng. Vì vậy, công tác xây dựng, củng cố và phát triển tổ chức
Đảng là khâu then chốt đảm bảo cho nhà trường hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của
mình. Trong công tác xây dựng Đảng, việc chăm lo, bồi dưỡng và phát triển đảng viên
trong nhà trường là nhiệm vụ rất quan trọng, nhằm tăng cường vai trò lãnh đạo và sức
chiến đấu của tổ chức Đảng.
1.2. Lý do chọn đề tài
Trước tình hình đó, nhiệm vụ đặt ra cho tổ chức Đảng của trường THPT là phải
quán triệt sâu sắc công tác xây dựng Đảng. Trong đó, việc chăm lo, bồi dưỡng và phát
triển đảng viên là nhiệm vụ hết sức quan trọng theo hướng: “Kết nạp đảng viên là một
nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên trong công tác xây dựng Đảng nhằm tăng thêm sức
chiến đấu và bảo đảm tính kế thừa, phát triển liên tục của Đảng”. Chính vì tầm quan
trọng của việc phát triển đảng viên trong trường THPT mà chúng tôi cần phải tập trung
nghiên cứu và áp dụng trong quá trình xây dựng nhà trường phát triển đi lên và xây dựng
tổ chức Đảng “trong sạch, vững mạnh”. Đây chính là lí do mà chúng tôi chọn đề tài:
“Đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên trong trường trung học phổ thông Nguyễn


Trung Trực”.
1.3. Phạm vi và đối tượng của đề tài


3

Việc nghiên cứu và áp dụng trong quá trình xây dựng tổ chức Đảng, gắn với công
tác chăm lo, bồi dưỡng và phát triển đảng viên với đề tài: “Đẩy mạnh công tác phát triển
đảng viên trong trường trung học phổ thông Nguyễn Trung Trực” được chúng tôi thực
hiện trong năm 2010, năm 2011 và nửa đầu năm 2012 tại tổ chức Đảng trường THPT
Nguyễn Trung Trực, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang. Đối tượng nghiên cứu: Công
tác phát triển đảng viên trong trường THPT Nguyễn Trung Trực. Cụ thể: Các Chỉ thị,
Nghị quyết, Công văn về công tác xây dựng tổ chức Đảng, công tác phát triển đảng viên
và công tác phát triển đảng viên trong trường học; chức năng và nhiệm vụ của tổ chức
Đảng trong trường học; hoạt động của các tổ chức chính trị trong trường học; phong trào
hoạt động của quần chúng (đoàn viên công đoàn, đoàn viên thanh niên giáo viên và đoàn
viên thanh niên học sinh); tác động trực tiếp của tổ chức Đảng trong quá trình đẩy mạnh
công tác phát triển đảng viên trong trường THPT.
1.4. Mục đích của đề tài
Trong công tác xây dựng tổ chức Đảng của trường THPT, chúng tôi thực hiện việc
đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên trong đội ngũ giáo viên, nhân viên và học sinh
nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức Đảng và bảo đảm tính kế
thừa, phát triển của Đảng, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của trường
THPT. Đồng thời, xác định kết quả thực hiện mục tiêu của việc đẩy mạnh công tác phát
triển đảng viên trong trường THPT.
1.5. Những điểm mới cơ bản nhất trong kết quả nghiên cứu
Những điểm mới cơ bản nhất trong thực hiện đề tài “Đẩy mạnh công tác phát triển
đảng viên trong trường trung học phổ thông Nguyễn Trung Trực”: Làm cho cán bộ, đảng
viên nhận thức đúng việc phát triển đảng viên là một nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên,
có tính qui luật trong công tác xây dựng Đảng nhằm tăng thêm sức chiến đấu và bảo đảm



4

sự kế thừa, phát triển của Đảng; chú trọng việc phát triển đảng viên trong tầng lớp trẻ,
đặc biệt là việc phát triển đảng viên trong học sinh, đây được coi là bước đột phá của tổ
chức Đảng nhà trường, được Đảng ủy cấp trên khuyến khích và hỗ trợ. Bước đột phá này
góp phần rất tích cực động viên phong trào thanh niên trong nhà trường phấn đấu rèn
luyện, học tập để được đứng vào hàng ngũ cảm tình của Đảng và trở thành đảng viên; bố
trí, sắp xếp thích hợp với thời gian, nhiệm vụ chuyên môn của giáo viên và học sinh để
họ tham dự học lớp nhận thức về Đảng và lớp đảng viên mới; phân công nhiệm vụ phù
hợp cho các đối tượng Đảng và đảng viên dự bị nhằm rèn luyện, thử thách họ.
1.6. Tính sáng tạo về khoa học và thực tiễn
Thực hiện tốt việc đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên trong trường THPT tất
yếu phải thực hiện tốt công tác xây dựng Đảng, ngược lại thực hiện tốt công tác xây dựng
Đảng sẽ thúc đẩy tích cực công tác phát triển đảng viên nhiều về số lượng và đảm bảo tốt
về chất lượng. Đây chính là tính sáng tạo biện chứng về khoa học và thực tiễn của việc
đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên trong trường học và trường THPT Nguyễn Trung
Trực.
II. PHẦN NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận
Đảng Cộng sản Việt Nam là một tổ chức chặt chẽ, thống nhất, tập trung, lấy chủ
nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi
hành động của Đảng và cách mạng Việt Nam, là tài sản vô cùng to lớn và quí giá của
Đảng và dân tộc ta, đã dẫn dắt chúng ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, là ngọn cờ
tập hợp đoàn kết của dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thân yêu của
chúng ta, hôm nay và mai sau. Đảng ta lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc cơ bản trong
xây dựng tổ chức, sinh hoạt và hoạt động của Đảng. Đảng bao gồm những người ưu tú,



5

tiên tiến nhất của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Đảng ra đời là do đòi hỏi tất
yếu của cuộc đấu tranh giai cấp cần có sự lãnh đạo thống nhất mọi hoạt động của giai
cấp, nhằm mục đích lật đổ nhà nước thống trị của giai cấp đối lập để xây dựng chế độ xã
hội chủ nghĩa và cuối cùng là chủ nghĩa cộng sản.
Để hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình, Đảng phải luôn chăm lo xây dựng Đảng
cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức, không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo và sức
chiến đấu cho ngang tầm yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong từng thời kỳ, đó là một yêu
cầu tất yếu khách quan và là nhiệm vụ thường xuyên của Đảng. Trong công tác xây dựng
Đảng thì công tác phát triển đảng viên là một nhiệm vụ quan rất trọng của Đảng. Trong
quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng muốn tăng cường vai trò lãnh đạo, nâng cao năng
lực lãnh đạo, sức chiến đấu và mở rộng ảnh hưởng của mình đối với xã hội, phải thường
xuyên chăm lo, coi trọng công tác phát triển đảng viên. Vai trò lãnh đạo và sức chiến đấu
của Đảng phụ thuộc rất lớn vào đội ngũ đảng viên và công tác phát triển đảng viên. Chất
lượng của từng đảng viên và của cả đội ngũ đảng viên phụ thuộc vào công tác xây dựng
đội ngũ đảng viên và công tác phát triển đảng viên.
Từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta luôn coi trọng công tác xây dựng Đảng, chăm
lo phát triển đảng viên, coi đó là nhiệm vụ cơ bản, thường xuyên trong công tác xây dựng
Đảng, nhằm bảo đảm cho Đảng không ngừng phát triển, xứng đáng là đội tiền phong
chiến đấu của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc. Trong quá trình
lãnh đạo cách mạng cũng như trong công cuộc đổi mới đất nước đã chứng minh rằng: vai
trò và năng lực lãnh đạo của Đảng không chỉ phụ thuộc vào chất lượng của đội ngũ đảng
viên mà còn phụ thuộc rất lớn vào số lượng đảng viên. Có số lượng đảng viên hùng hậu
là cơ sở để xây dựng Đảng, củng cố hệ thống tổ chức của Đảng, góp phần nâng cao năng
lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức Đảng. Từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần


6


thứ IX cho đến nay, công tác xây dựng đội ngũ đảng viên và phát triển đảng viên đã có
nhiều đổi mới, đã đạt được những kết quả nhất định. Trong công tác phát triển đảng viên,
Trung ương Đảng đã có nhiều Nghị quyết, Chỉ thị, Qui định về nâng cao chất lượng công
tác phát triển đảng viên, khắc phục tình trạng một số cơ sở, địa bàn chưa có đảng viên,
chưa có tổ chức Đảng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng của Đảng trong từng giai
đoạn. Tuy nhiên, cho đến nay, cả về lý luận và thực tiễn công tác phát triển đảng viên vẫn
còn nhiều nội dung cần được nghiên cứu nghiêm túc để có những lời giải đáp thiết thực
góp phần vào việc xây dựng các văn bản, qui định về công tác phát triển đảng viên cho
phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn cách mạng mới, góp phần nâng cao chất
lượng đội ngũ đảng viên. Đây là một vấn đề rất quan trọng và cần thiết trong cuộc vận
động đổi mới, chỉnh đốn Đảng hiện nay.
Phát triển đội ngũ đảng viên là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng, có tính qui luật
trong công tác xây dựng Đảng cũng như trong quá trình phát triển và hoạt động của
Đảng. Chỉ thị số 52-CT/TW ngày 21 tháng 01 năm 2002 của Bộ Chính trị khẳng định:
Kết nạp đảng viên là một nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, có tính qui luật trong công
tác xây dựng Đảng nhằm tăng thêm sức chiến đấu và bảo đảm sự kế thừa, phát triển của
Đảng. Đảng là một cơ thể chính trị - xã hội sống, có quá trình hình thành, phát triển và đào
thải riêng. Vì vậy, sự phát triển của Đảng là đòi hỏi tự nhiên, là qui luật tất yếu, nhằm để
bù đắp số lượng giảm đi và tạo thêm sinh lực cho Đảng, trẻ hóa Đảng, bảo đảm sự kế
thừa, tạo thêm nhân tố mới trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên.
Kế hoạch số: 10-KH/TU ngày 15 tháng 4 năm 2010 của thành ủy Rạch Giá về việc
kết nạp đảng viên nhiệm kỳ X (2010 - 2015) đã chỉ rõ: mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ và biện
pháp về công tác kết nạp đảng viên. Làm chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa trong cấp ủy và
đảng viên, xem công tác kết nạp đảng viên là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của cấp


7

ủy và trách nhiệm mỗi đảng viên; nhằm xây dựng tổ chức Đảng vững mạnh, đảm bảo sự kế
thừa và phát triển của tổ chức Đảng, đội ngũ đảng viên. Công tác kết nạp đảng viên phải gắn

với yêu cầu nâng lên chất lượng, chú trọng và nâng cao trình độ các mặt, lấy đạo đức, lối
sống, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ làm thước đo chủ yếu để bồi dưỡng quần chúng kết nạp
vào Đảng. Thông qua hoạt động thực tiễn, các phong trào hoạt động cách mạng tại cơ sở,
kịp thời phát hiện, tạo nguồn, bồi dưỡng quần chúng ưu tú kết nạp vào Đảng, nhằm thúc đẩy
các phong trào hoạt động cách mạng ngày một tốt hơn và cần coi trọng nhận thức chính trị
của quần chúng khi phấn đấu vào Đảng. Công tác kết nạp đảng viên phải đảm bảo thực hiện
đúng phương châm, phương hướng, tiêu chuẩn và đúng nguyên tắc, thủ tục kết nạp đảng
viên phải theo qui định của Bộ Chính trị và hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương. Kết
nạp đảng viên phải gắn chặt với củng cố tổ chức Đảng, làm trong sạch đội ngũ đảng viên,
nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức Đảng.
Kết hợp công tác phát triển đảng viên với xây dựng tổ chức Đảng trong sạch, vững
mạnh, nhà trường vững mạnh toàn diện, tạo môi trường tích cực cho quá trình quần
chúng phấn đấu vào Đảng. Chú trọng kết hợp công tác kết nạp đảng với xây dựng cấp ủy,
tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh. Công tác phát triển đảng viên là một nội dung
quan trọng cấu thành toàn bộ công tác xây dựng Đảng. Cấp ủy, tổ chức cơ sở Đảng là nơi
trực tiếp lãnh đạo, tổ chức quần chúng thực hiện nhiệm vụ, là chủ thể của quá trình tuyển
chọn, bồi dưỡng, kết nạp quần chúng vào Đảng. Năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ
chức cơ sở Đảng, chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên có ý nghĩa trực tiếp quyết định
đến quá trình phấn đấu, trưởng thành của quần chúng. Tổ chức Đảng trong sạch, vững
mạnh, đội ngũ cán bộ, đảng viên có chất lượng cao vừa là nhân tố bảo đảm cho tính hiệu
quả của công tác phát triển đảng viên, vừa có tác dụng nêu gương, tạo môi trường tích
cực để giáo dục động cơ, xây dựng niềm tin, thúc đẩy quần chúng nổ lực phấn đấu trở
thành đảng viên, Do đó, công tác phát triển đảng viên không thể tách rời việc xây dựng,


8

nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của cấp ủy, tổ chức cơ sở Đảng và chất lượng
đội ngũ cán bộ, đảng viên. Phát triển đảng viên phải đi đôi với quản lý, giáo dục, rèn
luyện đảng viên và củng cố, kiện toàn tổ chức Đảng trong sạch, vững mạnh. Chăm lo xây

dựng các cấp ủy, tổ chức Đảng trong sạch, vững mạnh và thường xuyên cải tiến, nâng
cao chất lượng sinh hoạt, hoạt động lãnh đạo của Đảng bộ, Chi bộ; thông qua hoạt động
lãnh đạo của tổ chức Đảng và phong trào quần chúng, lựa chọn, bồi dưỡng, kết nạp quần
chúng ưu tú của Đảng.
Gắn công tác phát triển đảng viên với xây dựng các tổ chức quần chúng và nhà
trường vững mạnh toàn diện, tạo môi trường thuận lợi cho quần chúng phấn đấu vào
Đảng. Quan hệ giữa quần chúng có nguyện vọng vào Đảng với các tổ chức quần chúng
và nhà trường là mối quan hệ phức hợp, là quan hệ giữa con người với tổ chức, giữa bộ
phận với toàn bộ. Trong mối quan hệ đó, các tổ chức quần chúng và nhà trường là môi
trường công tác, nơi trực tiếp quản lý, giáo dục, rèn luyện, phân công, kiểm tra công tác
và đánh giá kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ của họ. Các tổ chức quần chúng và
nhà trường vững mạnh toàn diện là môi trường tốt, là điều kiện thuận lợi để quần chúng
có nguyện vọng vào Đảng tu dưỡng, rèn luyện theo tiêu chí đảng viên, hoàn thành tốt
chức trách, nhiệm vụ được giao.
Công tác phát triển đảng viên phải xuất phát từ yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính
trị để xác định phương hướng, nội dung, biện pháp bồi dưỡng, kết nạp đảng viên; đồng
thời thông qua quá trình thực hiện nhiệm vụ chính trị của nhà trường mà lựa chọn, giáo
dục, rèn luyện, kết nạp quần chúng vào Đảng. Đưa đối tượng kết nạp Đảng vào các hoạt
động thực tiễn của nhà trường, thông qua việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao
trong các tổ chức và phong trào của quần chúng để họ tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu trở
thành đảng viên.


9

Trong công tác phát triển đảng viên, tổ chức Đảng cần đặc biệt quan tâm nhiều đến
lực lượng thanh niên, vì thanh niên là lực lượng “rường cột của nước nhà” và Đoàn thanh
niên cộng sản Hồ Chí Minh là đội hậu bị tin cậy của Đảng, là đội quân xung kích cách
mạng, là trường học xã hội chủ nghĩa của thanh niên. Ngày nay, trong công cuộc đổi mới
và hội nhập, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thanh niên càng có vị trí,

vai trò quan trọng đối với sự phát triển đi lên của đất nước. Nghị quyết Hội nghị lần thứ
tư Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII đã chỉ rõ: “Sự nghiệp đổi mới có thành
công hay không, đất nước bước vào thế kỷ XXI có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế
giới hay không, cách mạng Việt Nam có vững bước theo con đường xã hội chủ nghĩa hay
không, phần lớn tùy thuộc vào lực lượng thanh niên, vào việc bồi dưỡng, rèn luyện thế hệ
thanh niên”.
Việc kết nạp quần chúng ưu tú vào tổ chức Đảng phải coi trọng tiêu chuẩn, đặc biệt
là tiêu chuẩn giác ngộ chính trị, đạo đức, lối sống và năng lực công tác, chống khuynh
hướng coi nhẹ chất lượng, chạy theo số lượng đơn thuần; phát triển đội ngũ đảng viên
luôn đi đôi với củng cố tổ chức Đảng. Trong việc kết nạp đảng viên phải coi trọng chất
lượng hơn số lượng, khắc phục chủ nghĩa thành phần; kết nạp vào Đảng những người đã
được rèn luyện trong thực tiễn phong trào cách mạng, đã chứng tỏ là người ưu tú nhất
trong quần chúng, giác ngộ lý tưởng chủ nghĩa cộng sản, có động cơ vào Đảng đúng đắn,
trung thành với chủ nghĩa xã hội, với tổ quốc và nhân dân, phát huy vai trò tiền phong
gương mẫu trong công tác và học tập, luôn giữ mối liên hệ mật thiết với quần chúng và
được quần chúng tín nhiệm. Yêu cầu phải đáp ứng đúng điều kiện để trở thành đảng viên
và những nguyên tắc kết nạp người vào Đảng là những vấn đề then chốt của công tác xây
dựng đội ngũ đảng viên mà tổ chức Đảng cần phải đặc biệt quan tâm.


10

2.2. Thực trạng công tác phát triển đảng viên trong trường THPT Nguyễn Trung
Trực từ năm 2007 đến năm 2009
2.2.1. Kết qủa công tác phát triển đảng viên từ năm 2007 đến năm 2009
Về mặt số lượng, công tác phát triển đảng viên thể hiện qua số lượng quần chúng
ưu tú học lớp nhận thức về Đảng và số lượng đảng viên mới được kết nạp. Hai bảng
thống kê: số lượng quần chúng ưu tú học lớp nhận thức về Đảng và số lượng quần chúng
ưu tú được kết nạp Đảng trong ba năm, từ năm 2007 đến năm 2009 của tổ chức Đảng
trường THPT Nguyễn Trung Trực.

Bảng thống kê số lượng quần chúng ưu tú học lớp nhận thức về Đảng:
Quần chúng ưu tú học lớp nhận thức về Đảng

Năm

Số lượng

Đoàn viên

Đoàn viên

Đoàn viên

công đoàn

Giáo viên

Học sinh

2007

4

3

1

0

2008


3

2

1

0

2009

4

2

2

0

Bảng thống kê số lượng đảng viên mới được kết nạp:
Năm Tổng
số ĐV

2007 24

Đảng viên mới kết nạp

Tỷ lệ %

Số lượng


Đoàn viên

Đoàn viên

kết nạp

Công đoàn Giáo viên

2

1

1

Đoàn
viên học
sinh
0

20,16


11

2008 26

2

1


1

0

22,03

2009 28

2

1

1

0

23,72

Qua hai bảng thống kê thấy rằng: số lượng quần chúng ưu tú học lớp nhận thức về
Đảng và số lượng đảng viên được kết nạp từ năm 2007 đến năm 2009 của tổ chức Đảng
trường THPT Nguyễn Trung Trực quá khiêm tốn, không tương xứng với số lượng 119
viên chức và trên 2200 học sinh. Trong đó, lực lượng đoàn viên thanh niên của trường rất
đông mà số lượng học lớp nhận thức về Đảng và kết nạp vào Đảng quá ít, không đáp ứng
với việc bồi dưỡng thế hệ trẻ trở thành lớp người “vừa hồng, vừa chuyên” trong trường
THPT lớn nhất tỉnh nhà. Kết quả này bắt nguồn từ những khó khăn, hạn chế và của
những nguyên nhân cần được làm rõ để từ đó đẩy nhanh tiến độ phát triển đảng viên của
tổ chức Đảng nhà trường.
2.2.2. Những khó khăn, hạn chế và nguyên nhân trong công tác phát triển đảng viên
Trước hết phải thừa nhận công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng tổ chức

Đảng của nhà trường có quan tâm nhưng chất lượng chưa cao, chưa làm cho cán bộ,
đảng viên nhận thức đầy đủ và sâu sắc ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác phát triển
đảng viên. Công tác tuyên truyền mới tập trung khơi dậy và phát huy những ưu điểm,
nhưng chưa mạnh dạn nêu những hạn chế và nhược điểm của đội ngũ cán bộ, đảng viên,
chưa làm cho cán bộ, đảng viên nhận thức đúng đắn những nguy cơ trước mắt và lâu dài
đối với sự tồn tại và phát triển của tổ chức Đảng. Việc quán triệt Điều lệ Đảng, Chỉ thị,
Nghị quyết của Đảng về công tác phát triển đảng viên còn chưa được thường xuyên và
kịp thời. Từ năm 2007 đến năm 2009 tổ chức Đảng của nhà trường có nghị quyết về công
tác phát triển đảng viên, nhưng thực hiện chưa tốt nên không đảm bảo chỉ tiêu; cấp ủy chỉ


12

mới tập trung tuyên truyền, quán triệt các chủ trương, đường lối, Chỉ thị, Nghị quyết của
Đảng mà chưa chú trọng tuyên truyền vận động quần chúng phấn đấu vào Đảng. Trong
công tác tạo nguồn, cấp ủy chưa chú trọng việc phân công và giao nhiệm vụ cho đảng viên
giúp đỡ quần chúng phấn đấu vào Đảng. Bên cạnh đó, các tổ chức đoàn thể chưa chủ
động giới thiệu những quần chúng ưu tú cho tổ chức Đảng nhà trường xem xét, kết nạp
mà chỉ dựa vào việc gợi ý hay yêu cầu tổ chức Đảng nhà trường. Nguyên nhân của hạn
chế này là: cấp ủy chưa quan tâm đúng mực tới công tác phát triển đảng viên, chưa xác
định được công tác phát triển đảng viên là công tác quan trọng trong công tác xây dựng
tổ chức Đảng, chưa biết phát huy sức mạnh tổng hợp của mọi tổ chức, mọi lực lượng
trong công tác phát triển đội đảng viên.
Mặt khác, mặc dù phong trào phấn đấu của đoàn viên thanh niên vào Đảng trong
những năm trước đây được duy trì và được sự hưởng ứng của tuổi trẻ nhưng chưa nhiều,
đặc biệt lực lượng đoàn viên thanh niên học sinh không có, chưa thực hiện được Chỉ thị
34/CT-TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh công tác phát triển Đảng viên trong trường học
mà đối tượng đoàn viên thanh niên học sinh là rường cột tương lai của đất nước cần chăm
lo và phát triển Đảng cho họ. Điều này cho thấy công tác phát triển Đảng trong nhà
trường vẫn còn khó khăn, hạn chế đặc biệt là đối với đoàn viên là học sinh. Nguyên nhân

của của hạn chế này là: một số đảng viên trong tổ chức Đảng nhà trường nhận thức chưa
thấu đáo và cho rằng đoàn viên thanh niên giáo viên còn trẻ chưa có đóng góp nhiều công
sức cho nhà trường, nhận thức về Đảng chưa toàn diện; đặc biệt đoàn viên thanh niên học
sinh, với độ tuổi, tầm hiểu biết của họ chưa thể nhận thức đầy đủ về Đảng và chưa có
cống hiến gì cho nhà trường, tổ chức Đảng bỏ công bồi dưỡng, thẩm tra xác minh, kết
luận về lịch sử chính trị của họ mất nhiều thời gian, khi họ được chuẩn y kết nạp Đảng thì
họ chỉ sinh hoạt trong tổ chức Đảng nhà trường được vài tháng rồi đến hè năm học lớp 12


13

họ chuyển đi, công lao bỏ ra không được gì. Chính nhận thức sai lầm này mà cả thời gian
dài trước đây không phát triển được quần chúng ưu tú là đoàn viên học sinh.
Bên cạnh đó, trong những năm qua việc bố trí cho quần chúng ưu tú là giáo viên và
học sinh tham gia học lớp nhận thức về Đảng 09 ngày và lớp đảng viên mới 05 ngày do
Trung tâm Bồi dưỡng chính trị Thành phố Rạch Giá tổ chức gặp khá nhiều khó khăn.
Nguyên nhân khó khăn này là: đối với trường học nhiệm vụ chính của giáo viên là giảng
dạy và họ đều có tiết dạy của mình trong các buổi của tuần, nhiệm vụ của học sinh là học
và họ cũng phải lên lớp học các buổi trong tuần. Nếu cử họ đi học các lớp này trong thời
gian như vậy hẳn rằng ảnh hưởng nhiều đến hoạt động dạy và học của nhà trường. Đây là
vấn đề cần phải quan tâm giải quyết nhằm tạo điều kiện cho họ tham gia học tập nâng
cao lý luận chính trị và nhận thức về Đảng, nhưng vẫn đảm bảo để họ hoàn thành nhiệm
vụ chuyên môn của mình và vẫn giữ ổn định mọi hoạt động của nhà trường.
Đồng thời, quá trình hoàn thiện hồ sơ phát triển đảng viên phải làm lại nhiều lần,
gây chậm trễ về thời gian, thời hạn quy định. Nguyên nhân là: cấp ủy chưa nắm vững
nguyên tắc, thủ tục quy định và qui trình về kết nạp đảng viên. Mặt khác, một số ít Đảng
viên mới được kết nạp chưa thực sự phát huy được vai trò tiền phong gương mẫu trong
công tác và trong cuộc sống hàng ngày, chưa thể hiện được người đảng viên giáo viên là
tấm gương sáng để học sinh noi theo. Nguyên nhân của hạn chế này là: đảng viên mới
kết nạp không tự mình tu dưỡng, tiếp tục phấn đấu, rèn luyện một cách toàn diện về

phẩm chất chính trị, đạo đức và năng lực công tác, thực hiện tốt nhiệm vụ đảng viên trên
cương vị, chức trách được giao; đảng viên chính thức được phân công giúp đỡ đảng viên
dự bị chưa làm tròn trọng trách của mình và phó mặc cho họ; một bộ phận đảng viên
chưa thật gương mẫu, chưa thật phát huy được vai trò trong quần chúng, ý thức trách
nhiệm về công tác chăm lo bồi dưỡng, phát triển đảng viên mới chưa cao.


14

2.3. Các giải pháp khắc phục khó khăn và hạn chế
Từ lý luận và thực tiễn, từ những khó khăn, hạn chế và nguyên nhân của công tác
phát triển đảng viên trong trường THPT Nguyễn Trung Trực từ những năm qua, có thể
rút ra một số giải pháp chủ yếu sau đây nhằm đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên:
2.3.1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng, phát huy sức
mạnh tổng hợp của mọi tổ chức trong công tác phát triển đảng viên
Trước hết, tổ chức Đảng nhà trường đã tập trung quán triệt và thường xuyên làm tốt
công tác giáo dục chính trị tư tưởng, phẩm chất đạo đức, lối sống cho toàn thể cán bộ,
giáo viên và học sinh trong trường thông qua nhiều hình thức phù hợp với đặc điểm của
trường học như thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn gắn với thực hiện Cuộc vận động:
“Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Đã cụ thể hóa trọng tâm của
việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là rèn luyện tư cách, phẩm
chất nhà giáo, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng, chấp hành pháp
luật, không vi phạm đạo đức nhà giáo, thường xuyên tự học, nâng cao trình độ; thực hiện
phong trào thi đua: “Dạy tốt, học tốt”, “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích
cực”, “Mỗi thấy cô giáo là tấm gương sáng về đạo đức, tự học và sáng tạo”... Đồng thời,
các tổ chức đoàn thể đã phối hợp với bộ phận chuyên môn nhà trường thường xuyên dự
giờ thăm lớp, hội giảng vào các hoạt động chủ điểm nhằm nâng cao chất lượng giảng
dạy, đẩy mạnh công tác kiểm tra, thanh tra và hoạt động sư phạm của giáo viên; tham gia
tổ chức rút kinh nghiệm các giờ thao giảng và dạy tốt nhằm giúp đội ngũ giáo viên trẻ
ngày càng vững vàng về chuyên môn nghiệp vụ... Tổ chức Đảng trường THPT Nguyễn

Trung Trực luôn luôn quan tâm, chú trọng làm tốt công tác phát triển đảng viên để phát
huy hết khả năng vai trò, trách nhiệm của từng đảng viên đóng góp vào việc nâng cao
chất lượng dạy và học của nhà trường trong giai đoạn hiện nay; tổ chức cho quần chúng


15

học tập nghiên cứu chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước;
bồi dưỡng cho quần chúng nâng cao nhận thức về Đảng; xác định rõ trách nhiệm của cấp
ủy và tổ chức Đảng nhà trường trong công tác phát triển đảng viên; lãnh đạo các tổ chức
đoàn thể phát động các phong trào thi đua yêu nước, qua đó giới thiệu những quần chúng
ưu tú cho Đảng tạo nguồn kết nạp đảng viên; hàng tháng và quý đã xây dựng kế hoạch
kết nạp Đảng; giao nhiệm vụ cho quần chúng ưu tú để thử thách, phân công Đảng viên
chính thức theo dõi giúp đỡ.
Mỗi Đảng viên trong tổ chức Đảng nhà trường đã ý thức được trách nhiệm, tự giác
rèn luyện, phấn đấu, gương mẫu thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng,
pháp luật của Nhà nước, thể hiện tấm gương sáng đề quần chúng học tập, noi theo và nêu
họ đã cao tinh thần trách nhiệm trong công tác vận động, giáo dục quần chúng tự nguyện
phấn đấu vào Đảng.
Tổ chức Đảng nhà trường đã xác định rõ: phong trào cách mạng của quần chúng là
nơi nuôi dưỡng người tốt việc tốt, sản sinh những nhân tố tích cực, do đó cần phát huy
vai trò nòng cốt của các đoàn thể, qua phong trào cách mạng của quần chúng để lựa chọn
những người ưu tú bổ sung cho Đảng và rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên; phong trào
cách mạng đòi hỏi cán bộ, đảng viên phải gần gủi quần chúng, đi sát cơ sở, sát thực tiễn,
thấu hiểu nguyện vọng quần chúng, đồng cam cộng khổ để lãnh đạo quần chúng, thông
qua đó mà học hỏi quần chúng, để rèn luyện bản thân, hoàn thiện nhân cách người cộng
sản và thực hiện tốt chức trách nhiệm vụ đảng viên.
Có thể khẳng định rằng: việc tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn, tổ
chức thực hiện của cấp ủy, cán bộ chủ trì, tổ chức đoàn thể, cán bộ, đảng viên; phát huy
vai trò các đoàn thể quần chúng, thông qua phong trào cách mạng quần chúng và phát



16

huy vai trò của cấp ủy là những yếu tố quan trọng tạo nên kết quả của công tác phát triển
đội ngũ đảng viên trong trường THPT.
2.3.2. Tăng cường bồi dưỡng và phát triển đảng viên trẻ thông qua hoạt động của
Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh
Việc bồi dưỡng và phát triển đảng viên trẻ phải thông qua hoạt động của Đoàn
thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, coi đó là môi trường rèn luyện thử thách và giáo dục
có hiệu quả nhất đối với thanh niên, lấy đó làm động lực thúc đẩy đoàn viên thanh niên
phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện, bồi dưỡng nhận thức về Đảng, hiểu lý tưởng của Đảng,
nắm vững lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Ngay từ đầu các
năm học, cấp ủy nhà trường đã tập trung chỉ đạo, củng cố Chi đoàn giáo viên và các Chi
đoàn học sinh, phát động các phong trào thi đua dạy tốt, học tốt, học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh. Thông qua tổ chức Đoàn để trao nhiệm vụ, thông qua hoạt
động của tổ chức Đoàn để phát hiện năng lực, bồi dưỡng phẩm chất và chí hướng phấn
đấu cho thanh niên. Tổ chức Đoàn luôn xác định tham gia xây dựng Đảng là nhiệm vụ
trọng tâm nên thường xuyên chú trọng, bồi dưỡng đoàn viên ưu tú giới thiệu cho Đảng
xem xét, kết nạp. Đồng thời tuyên truyền, vận động đoàn viên thanh niên trong nhà
trường tích cực phấn đấu, học tập và làm việc tốt để được đứng trong hàng ngũ của Đảng.
Đoàn trường đã triển khai có hiệu quả cuộc vận động “Đoàn viên thanh niên phấn đấu trở
thành đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam”, Ban chấp hành Đoàn trường đã quan tâm chỉ
đạo công tác tuyên truyền, giáo dục lý tưởng cách mạng, thông qua sinh hoạt Đoàn; động
viên khen thưởng kịp thời những đoàn viên phấn đấu tốt, bồi dưỡng, giới thiệu đoàn viên
ưu tú cho Đảng. Các cuộc vận động “Tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm theo lời Bác”,
phong trào “Bốn đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp”…đã tạo môi trường rèn


17


luyện cho đoàn viên thanh niên. Qua đó đã xuất hiện nhiều đoàn viên ưu tú, các hạt nhân
phong trào, là nguồn để bồi dưỡng, kết nạp Đảng.
Bên cạnh đó, sự tự thân phấn đấu của mỗi đoàn viên giữ vai trò quyết định trong
quá trình phấn đấu trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Chính vì vậy, ngay từ
đầu năm học, cấp ủy đã chỉ đạo cho Đoàn trường không ngừng mở rộng những mô hình
thi đua, rèn luyện mới có hiệu quả, tạo điều kiện cho đoàn viên trưởng thành thông qua
các hoạt động của công tác đoàn và phong trào thanh niên trong trường học để giới thiệu
những đoàn viên ưu tú cử đi học lớp nhận thức về Đảng và nâng chất lượng đảng viên
phát triển từ đoàn viên thanh niên.
Thông qua tổ chức các hoạt động thi đua học tập, công tác Đoàn và phong trào
thanh niên, Đoàn trường đã tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho thanh
niên, đồng thời phát hiện những cá nhân tiêu biểu gắn liền kết quả thi đua học tập, rèn
luyện tại đơn vị để bồi dưỡng phát triển trở thành đoàn viên.
Trong những năm qua, nhiều biện pháp mà cấp ủy duy trì và thực hiện đã góp phần
quan trọng trong việc nâng cao nhận thức về Đảng và truyền thống cách mạng của dân
tộc ta đối với lực lượng đoàn viên thanh niên thông qua các việc làm: thi tìm hiểu về
Đảng Cộng sản Việt Nam nhân kỷ niệm ngày thành lập Đảng 3/2; kể chuyện tấm gương
đạo đức của Hồ Chí Minh; phân công đảng viên trực tiếp về các lớp giao lưu đối thoại
trực tiếp với đoàn viên thanh niên trong tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp với chủ
đề tháng 3 của lớp 12 “Thanh niên với Đảng Cộng sản Việt Nam”; thăm hỏi và tặng quà
cho các bà mẹ Việt Nam anh hùng trên địa bàn thành phố Rạch Giá nhân ngày thương
binh liệt sỹ 27/7 và ngày Tết cổ truyền của dân tộc; lao động vệ sinh nghĩa trang liệt sỹ
của tỉnh nhân ngày thương binh liệt sỹ 27/7 và ngày Tết cổ truyền của dân tộc; nhận
chăm sóc và làm vệ sinh khuôn viên Đình thờ anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực mà


18

trường được vinh dự được mang tên Người; các công tác xã hội khác mà đoàn thanh niên

là lực lượng xung kích đi đầu. Những việc làm đó tuy nhỏ, nhưng đã hun đúc cho lực
lượng đoàn thanh niên của nhà trường về nhận thức, tình cảm trong sáng đối với Đảng
quang vinh và truyền thống vẽ vang của dân tộc ta, từ đó bồi đáp thêm lý tưởng cách
mạng cho thanh niên và bồi dưỡng họ tự nguyện phấn đấu vào Đảng.
Tóm lại, việc đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên trong lực lượng đoàn thanh
niên, mà đặc biệt là đoàn thanh niên học sinh là bước đột phá trong công tác xây dựng
Đảng của tổ chức Đảng trường THPT Nguyễn Trung Trực; đã phát huy tốt vai trò đầu
tàu, gương mẫu của người đảng viên, tổ chức Đảng trong nhà trường đã không ngừng lớn
mạnh, lãnh đạo nhà trường hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ “trồng người”, góp phần tích
cực cùng địa phương thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững
mạnh nhiều năm liền.
2.3.3. Bố trí công việc và định thời gian hợp lý để quần chúng ưu tú dự học đầy đủ
lớp nhận thức về Đảng và đảng viên dự bị học lớp đảng viên mới
Những năm qua việc bố trí cho quần chúng ưu tú là giáo viên, học sinh tham gia
học lớp nhận thức về Đảng và đảng viên dự bị học lớp đảng viên mới gặp khá nhiều khó
khăn. Cấp ủy đã xác định đây là vấn đề cần phải quan tâm giải quyết nhằm tạo điều kiện
cho họ tham gia học tập nâng cao lý luận chính trị và nhận thức về Đảng, nhưng vẫn đảm
bảo để họ hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn của mình và vẫn giữ ổn định mọi hoạt động
của nhà trường. Để giải quyết khó khăn này, cấp ủy đã trực tiếp làm việc với Ban Tổ
chức Thành ủy Rạch Giá và Trung tâm bồi dưỡng Chính trị thành phố Rạch Giá vấn đề
này, họ đã cho phép tổ chức Đảng của nhà trường chọn thời gian thích hợp cho quần
chúng ưu tú là giáo viên, học sinh tham gia học lớp nhận thức về Đảng và lớp đảng viên
mới. Xác định thời gian thích hợp cho quần chúng ưu tú của trường học tham dự lớp học


19

nhận thức về Đảng là thời gian hè nên lớp học nhận thức về Đảng của quần chúng ưu tú
được thực hiện trong thời gian hè, lớp đảng viên mới dành cho đảng viên dự bị được thực
hiện trong hè (đối với dảng viên được kết nạp từ tháng 01 đến tháng 7 hàng năm) và

đảng viên được kết nạp các tháng còn lại được thực hiện qúi IV trong năm.
2.3.4. Tổ chức kết nạp người vào Đảng đúng nguyên tắc, thủ tục và giáo dục, bồi
dưỡng đảng viên dự bị để trở thành đảng viên chính thức đúng kỳ hạn
Trên cơ sở lựa chọn, bồi dưỡng nguồn, tổ chức Đảng nhà trường đã thực hiện tốt
các bước, các nội dung trong quy trình xem xét, kết nạp người vào Đảng theo quy định
của Điều lệ Đảng. Trước khi chi bộ xét và ra quyết nghị báo cáo cấp ủy có thẩm quyền
chuẩn y kết nạp, chi ủy đã kiểm tra lại điều kiện của người vào Đảng, lấy ý kiến nhận xét
của tổ chức quần chúng nơi người đó sinh hoạt và lấy nhận xét của cấp ủy Đảng nơi quần
chúng cư trú. Khâu thẩm định vấn đề lịch sử chính trị và chính trị hiện thời của người vào
Đảng đã được thực hiện theo đúng quy định của Ban Chấp hành Trung ương. Việc tổ
chức buổi lễ kết nạp đảng viên đã được Chi bộ chuẩn bị chu đáo, tiến hành đúng nguyên
tắc, thủ tục, bảo đảm sự trang trọng, có tác dụng giáo dục và đã tạo ấn tượng sâu sắc đối
với người vào Đảng cùng với mọi người tham dự. Trong buổi lễ kết nạp đảng viên là
đoàn viên học sinh của Chi bộ, Đảng ủy đã chỉ đạo cho Đoàn trường chọn lựa những
đoàn viên ưu tú học sinh là khách mời tham dự, việc làm này có tác dụng rất tích cực đối
với thế hệ trẻ của nhà trường, đã thôi thúc lực lượng đoàn viên học sinh rèn luyện và
phấn đấu nhiều hơn nữa để vinh dự đứng vào hàng ngũ Đảng Cộng sản Việt Nam. Đặc
biệt, Chi bộ đã làm cho người được kết nạp vào Đảng nhận rõ niềm vinh dự, tự hào và
trách nhiệm lớn lao khi được đứng trong hàng ngũ của Đảng Công sản Việt Nam, phấn
đấu cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng.


20

Theo quy định của Điều lệ Đảng, người được kết nạp vào Đảng phải trải qua thời
kỳ dự bị. Đây là thời kỳ quan trọng để người được kết nạp vào Đảng tiếp tục phấn đấu,
rèn luyện một cách toàn diện về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và năng lực công
tác, thực hiện tốt nhiệm vụ đảng viên trên cương vị, chức trách được giao. Trong thời kỳ
dự bị, chi ủy đã tiếp tục phân công đảng viên chính thức giúp đỡ đảng viên mới phấn đấu
tiến bộ; tổ chức cho đảng viên dự bị học tập theo chương trình quy định của Ban Tuyên

giáo Trung ương nhằm nâng cao nhận thức về Đảng, về nhiệm vụ, tư cách đảng viên; tiếp
tục bồi dưỡng, rèn luyện bản lĩnh chính trị, đạo đức, lối sống, năng lực công tác, tạo điều
kiện để đảng viên mới hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đủ điều kiện, tiêu chuẩn để
chuyển thành đảng viên chính thức đúng kỳ hạn.
2.4. Kết quả đạt được
Khắc phục những khó khăn và hạn chế về công tác phát triển đảng viên nhằm đẩy
mạnh công tác phát triển đảng viên được chúng tôi thực trong năm 2010, năm 2011 và
nửa đầu năm 2012 tại tổ chức Đảng trường THPT Nguyễn Trung Trực. Tổ chức Đảng
nhà trường đã quán triệt, thực hiện Điều lệ Đảng, các Qui định và Hướng dẫn của Trung
ương, đã có nhiều chủ trương, giải pháp thích hợp khắc phục những khó khăn và hạn chế
trong công tác phát triển đảng viên, đã tranh thủ được sự quan tâm giúp đỡ của Thành ủy
Rạch Giá, đã nâng cao số lượng và tỷ lệ đảng viên trong nhà trường.
Chính từ các giải pháp khắc phục khó khăn và hạn chế trong công tác phát triển
đảng viên của tổ chức Đảng trường THPT Nguyễn Trung Trực mà hè năm 2011, tổ chức
Đảng nhà trường đã cử 22 quần chúng ưu tú học lớp nhận thức về Đảng, trong đó có 13
đoàn viên thanh niên học sinh lớp 11. Số đối tượng Đảng này đã phát huy tốt vai trò tiên
phong gương mẫu của mình và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, trong số 22 quần
chúng ưu tú đó đến nay đã kết nạp được 7 người. Với kết quả này, trong phiên họp lệ Ban


21

chấp hành Đảng ủy của nhà trường tháng 4 năm 2012 đã thống nhất, hè năm 2012 này cử
khoảng 50 quần chúng ưu tú của trường học lớp nhận thức về Đảng, trong đó có trên 40
đoàn viên thanh niên học sinh. Việc chọn lựa đoàn viên thanh niên học sinh tham dự học
lớp nhận thức về Đảng giao cho Ban Thường vụ Đoàn trường kết hợp với giáo viên chủ
nhiệm của các lớp thực hiện vào nửa cuối tháng 5 khi đã có kết quả của năm học, nhưng
phải đảm bảo đúng quy trình và có nghị quyết của Đảng ủy. Đối tượng này là đoàn viên
thanh niên học sinh lớp 10 và lớp 11, phải đảm bảo các tiêu chí: học lực giỏi (đối với cán
bộ đoàn và cán bộ lớp chỉ yêu cầu học học lực khá), hạnh kiểm tốt, tham gia tích cực các

phong trào của Đoàn trường và của nhà trường, luôn thể hiện vai trò gương mẫu trong
mọi lĩnh vực và có nguyện vọng đứng vào hàng ngũ Đảng Cộng sản Việt Nam. Kết qủa
này thể hiện qua hai bảng thống kê số lượng quần chúng ưu tú học lớp nhận thức về Đảng
và số lượng quần chúng ưu tú được kết nạp Đảng trong từ năm 2010 đến nay.
Thống kê số lượng quần chúng ưu tú học lớp nhận thức về Đảng:
Năm

Quần chúng ưu tú học lớp nhận thức về Đảng
Số lượng

Đoàn viên

Đoàn viên

Đoàn viên

công đoàn

Giáo viên

Học sinh

2010

9

4

5


0

2011

21

2

7

12

2012

49

1

6

42

Thống kê số lượng quần chúng ưu tú được kết nạp Đảng:
Năm Tổng

Đảng viên mới kết nạp

số ĐV Số lượng

Đoàn viên


Tỷ lệ %
Đoàn viên Đoàn
viên học


22

kết nạp

Công đoàn Giáo viên

sinh

2010 34

6

2

4

0

29,06

2011 40

6


1

5

0

34,78

2012 43

Đã kết nạp: 0

1

2

36,75

5

2

41,38

3
48

Đăng ký: 8 1

Bảng tổng hợp số lượng phát triển đảng viên của tổ chức Đảng trường THPT

Nguyễn Trung Trực từ năm 2010 lại nay cho thấy: cấp ủy và tổ chức Đảng của nhà
trường rất quan tâm công tác phát triển đảng viên, coi đó là nhiệm vụ trọng tâm trong
việc xây dựng tổ chức Đảng trong sạch vững mạnh. Số lượng đảng viên hằng năm tăng
nhanh, nhưng vẫn đảm bảo tốt về chất lượng, trong đó đảng viên mới kết nạp chiếm đa số
là đoàn viên thanh niên. Quan trọng hơn, trong mấy tháng đầu năm 2012 kết nạp được 02
đoàn viên thanh niên học sinh, đây là bước đột phá và cũng là điểm nhấn của công tác
phát triển đảng viên tổ chức Đảng của nhà trường. Bước đột phá này góp phần rất tích
cực động viên phong trào thanh niên trong nhà trường phấn đấu rèn luyện, cộng tác và
học tập để được đứng vào hàng ngũ cảm tình của Đảng và trở thành đảng viên Đảng
Cộng sản Việt Nam. Điều đáng quan tâm hơn, hầu hết đảng viên mới kết nạp đảm bảo
tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định và đã góp phần làm giảm độ tuổi bình quân trong
Đảng, đã phát huy tốt vai trò tiền phong gương mẫu, hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ,
là tấm gương sáng để quần chúng noi theo, góp phần xây dựng đội ngũ đảng viên trong
sạch, vững mạnh, nâng cao tỷ lệ lãnh đạo trong các tổ chức đoàn thể và tổ chuyên môn,
năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức Đảng từng bước nâng lên, lãnh đạo xây
dựng nhà trường vững mạnh toàn diện và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Chỉ


23

tiếc rằng một số đối tượng Đảng là học sinh lớp 12 rất xứng đáng đứng vào hàng ngũ
Đảng Cộng sản Việt Nam, nhưng học xong lớp 12 mà tuổi đời chưa tròn 18 nên theo
Điều lệ Đảng chưa kết nạp được.
Với định hướng đúng đắn này và với kết quả đáng khích lệ này, chúng tôi đảm bảo
chắc chắn rằng: đến năm 2015 Đảng bộ trường THPT Nguyễn Trung Trực sẽ thực hiện
thành công Kế hoạch số: 10-KH/TU ngày 15 tháng 4 năm 2010 của thành ủy Rạch Giá về
việc kết nạp đảng viên nhiệm kỳ X (2010 - 2015) với tỷ lệ đảng viên của trường là 50%
mà vẫn đảm bảo tốt về chất lượng đảng viên, phát huy được tính tiền phong gương mẫu
của người đảng viên, góp phần xây dựng Đảng bộ trường THPT Nguyễn Trung Trực
“trong sạch, vững mạnh” tiêu biểu.

Những kết quả nêu trên cho phép khẳng định một cách đúng đắn sự cần thiết và
tính hiệu quả của việc đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên trong trường THPT
Nguyễn Trung Trực mà chúng tôi đã thực hiện từ những năm qua, đồng thời minh chứng
cho việc nghiên cứu và thực hiện của chúng tôi là có kết quả và chấp nhận được.
III. PHẦN KẾT LUẬN
3.1. Những bài học kinh nghiệm
Đối chiếu với nhiệm vụ đặt ra trong quá trình thực hiện việc “Đẩy mạnh công tác
phát triển đảng viên trong trường THPT Nguyễn Trung Trực”, chúng tôi đã thực hiện
được và rút ra những bài học kinh nghiệm như sau:
- Góp phần làm rõ thêm cơ sở lý luận về công tác phát triển Đảng, công tác phát
triển Đảng trong trường học và công tác phát triển Đảng trong trường THPT.
- Đề xuất được giải pháp khắc phục khó khăn và hạn chế trong tình hình thực tế của
trường THPT hiện nay, đó là: đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tư


24

tưởng, phát huy sức mạnh tổng hợp của mọi tổ chức trong công tác phát triển đảng viên;
tăng cường bồi dưỡng và phát triển đảng viên trẻ thông qua hoạt động của Đoàn thanh
niên cộng sản Hồ Chí Minh; bố trí công việc và định thời gian hợp lý để quần chúng ưu
tú dự học đầy đủ lớp nhận thức về Đảng và đảng viên dự bị học lớp đảng viên mới; tổ
chức kết nạp người vào Đảng đúng nguyên tắc, thủ tục và giáo dục, bồi dưỡng đảng viên
dự bị để trở thành đảng viên chính thức đúng kỳ hạn.
- Kết quả thực hiện công tác phát triển đảng viên trong trường THPT Nguyễn Trung
Trực mà chúng tôi thực hiện cho thấy đã phát huy công tác giáo dục nâng cao nhận thức
cho mỗi đảng viên, từ đó họ phát huy tác dụng của mình trong việc bồi dưỡng giúp đỡ
quần chúng vào Đảng, tạo ra một phong trào phấn đấu rộng rãi trong thanh niên học sinh
cũng như giáo viên trẻ của nhà trường. Phong trào phấn đấu vào Đảng được khơi dậy là
động lực tích cực góp phần thúc đẩy các hoạt động của nhà trường hoàn thành xuất sắc
nhiệm vụ hàng năm. Có thể nói, nhờ sự chăm lo bồi dưỡng công tác phát triển đảng viên

trong nhà trưòng mà Đảng bộ trường THPT Nguyễn Trung Trực không ngừng lớn mạnh
toàn diện, lãnh đạo nhà trường phát triển ổn định, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị
được giao và đã đạt được nhiều thành tích đáng trân trọng.
- Những kết quả trên đã khẳng định tính hiệu quả của việc đẩy mạnh công tác phát
triển đảng viên trong trường THPT Nguyễn Trung Trực. Từ những điều trên đây, chúng
tôi khẳng định tính đúng đắn và sự cần thiết khi thực hiện việc đẩy mạnh công tác phát
triển đảng viên trong trường THPT.
3.2. Ý nghĩa của của kinh nghiệm
Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của việc “Đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên
trong trường trung học phổ thông Nguyễn Trung Trực” có thể sử dụng làm tài liệu tham


25

khảo trong nghiên cứu và chỉ đạo thực tiễn công tác phát triển đảng viên của tổ chức
Đảng trường học, nhất là tổ chức Đảng trường THPT.
3.3. Khả năng ứng dụng
Khả năng ứng dụng của việc “Đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên trong trường
THPT Nguyễn Trung Trực” có thể áp dụng cho công tác phát triển đảng viên của các tổ
chức Đảng trường THPT trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Với kết quả này, việc “Đẩy mạnh
công tác phát triển đảng viên trong trường THPT Nguyễn Trung Trực” mở ra hướng phát
triển cho đề tài: “Xây dựng tổ chức Đảng “trong sạch, vững mạnh” tiêu biểu trong trường
THPT Nguyễn Trung Trực”, vì nội dung của việc “Xây dựng tổ chức Đảng “trong sạch,
vững mạnh” tiêu biểu trong trường THPT Nguyễn Trung Trực” bao hàm cả nội dung
“Đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên trong trường THPT Nguyễn Trung Trực”.
3.4. Những kiến nghị, đề xuất
Những kiến nghị đối với Thành ủy Rạch Giá và Đảng ủy trường THPT Nguyễn
Trung Trực:
- Đối với Thành ủy Rạch Giá: Quan tâm chỉ đạo và tạo điều kiện nhiều hơn nữa đến
công tác xây dựng tổ chức Đảng của trường THPT Nguyễn Trung Trực về mọi mặt, nhất

là công tác phát triển đảng viên; cho phép Đảng ủy nhà trường lưu lại và phân công
nhiệm vụ phù hợp một số đối tượng Đảng là học sinh lớp 12 (sinh từ tháng 6 đến tháng 8)
rất xứng đáng đứng vào hàng ngũ Đảng, tiếp tục rèn luyện và thử thách nhằm kết nạp
Đảng cho họ trong thời gian hè.
- Đối với Đảng ủy trường THPT Nguyễn Trung Trực cần tập trung các mặt:
Một là: phải coi việc chăm lo bồi dưỡng, phát triển đảng viên có ý nghĩa nhiều mặt,
không chỉ nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng mà còn chăm lo cho thế hệ trẻ, tạo điều


×