Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Giáo dục đạo đức cho học viên các trường Công an nhân dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (715.18 KB, 14 trang )

Giáo dục đạo đức cho học viên các trường
Công an nhân dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh
Phạm Minh Văn
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội
Luận văn ThS. Khoa học chính trị: 60 31 02 04
Người hướng dẫn : TS. Lưu Minh Văn
Năm bảo vệ: 2013
106tr .
Abstract. Luận văn góp phần hệ thống hóa và làm rõ những nội dung lý luận về đạo
đức cách mạng và giáo dục đạo đức người CAND trong tư tưởng Hồ Chí Minh.Phân
tích, làm rõ thực trạng và đề xuất một số khuyến nghị về giáo dục đạo đức học viên
trong các trường Công an nhân dân.
Keywords.Tư tưởng Hồ Chí Minh; Hồ Chí Minh học; Giáo dục đạo đức; Công an
nhân dân

Content.
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện Đảng ta, người
cha kính yêu của các lực lượng vũ trang nhân dân. Người đã dâng trọn đời mình cho sự
nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc và của nhân dân Việt Nam. Con người, cuộc
đời và sự nghiệp cách mạng của Người đều là tấm gương đạo đức cho toàn Đảng, toàn
dân ta học tập suốt đời.
Trong cuộc đời hoạt động của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thường xuyên
quan tâm, chỉ bảo lực lượng Công an nhân dân; Bác luôn ân cần chỉ bảo cho lực lượng
Công an về phương pháp đánh giá tình hình, các biện pháp công tác Công an, xây
dựng mối quan hệ máu thịt giữa Công an với nhân dân và xây dựng LL CAND trong
sạch, vững mạnh. Sinh thời Người đã dặn người Công an cách mạng phải luôn luôn
rèn luyện giữ gìn tư cách đạo đức cho đúng là CAND, vì nhân dân mà phục vụ và dựa


vào dân mà làm việc. Các thế hệ trong LL CAND đời sau tiếp nối đời trước luôn lấy


lời dạy của Bác làm phương hướng, mục tiêu phấn đấu, rèn luyện, tu dưỡng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành sự quan tâm đặc biệt, chăm lo xây dựng LL
CAND tuyệt đối trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng, vì nhân dân phục vụ,
là lực lượng nòng cốt trong sự nghiệp bảo vệ an ninh trật tự. Người đã để lại cho LL
CAND nhiều di huấn quý báu, trong đó có sáu điều Bác dạy chỉ rõ những phẩm chất
đạo đức, tư cách mà mỗi người chiến sĩ CAND cần phải có. Sáu điều Bác Hồ dạy
người Công an cách mệnh đã trở thành đạo lý, là nguyên tắc, phương châm, là thái độ
đối nhân xử thế, là chuẩn mực về nhân cách mà mỗi CBCS CA dù ở bất kỳ cương vị
nào, hoàn cảnh công tác nào trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình cũng
đều phải rèn luyện, phấn đấu. Sáu điều Bác Hồ dạy là di sản quý báu thể hiện tư tưởng
của Bác về xây dựng phẩm chất đạo đức, tư cách của người CAND suốt đời vì nước, vì
dân.
Cùng với quá trình mở cửa, đổi mới đất nước, LL CAND đã có nhiều đóng góp
quan trọng trong sự nghiệp xây dựng đất nước, bảo vệ tổ quốc. Nhiều tấm gương sáng
tiêu biểu hy sinh quên mình đấu tranh phòng chống tội phạm, bảo vệ nhân dân nêu cao
đạo đức của người chiến sĩ cách mạng. Tuy nhiên, trong thời kỳ đổi mới, đất nước ta
đứng trước thời cơ và vận hội mới, nhưng cũng phải đối mặt với những nguy cơ và
thách thức không nhỏ. Một mặt, quá trình đổi mới, hội nhập, toàn cầu hóa, quốc tế hóa
đã mang lại nhiều lợi ích to lớn về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội cho phát triển đất
nước; mặt khác, những tác động của quá trình đó, đặc biệt là tác động của nền kinh tế
thị trường, nguy cơ về "diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, sự du nhập các
loại hình văn hóa, lối sống thực dụng,... mặt trái của những yếu tố đó đang từng ngày,
từng giờ len lỏi vào đời sống xã hội, tác động và làm băng hoại những chuẩn mực giá
trị đạo đức trong xã hội nói chung và làm suy thoái tư cách, phẩm chất đạo đức một bộ
phận không nhỏ cán bộ, chiến sĩ CAND nói riêng. Những biểu hiện nổi lên như: vi
phạm phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; tham ô, tham nhũng, nhận hối lộ; thái độ
cửa quyền, hách dịch, sách nhiễu, gây phiền hà nhân dân; thiếu ý thức tổ chức kỷ luật,


vi phạm pháp luật còn xảy ra ở nhiều nơi, đặc biệt có những vi phạm nghiêm trọng

phải truy tố trước pháp luật.
Những vi phạm về phẩm chất đạo đức của một phận cán bộ chiến sĩ CAND nói
trên, tuy không phải là phổ biến nhưng nó đã làm mất lòng tin đối với nhân dân, gây
ảnh hưởng đến uy tín của lực lượng Công an. Vì vậy, vấn đề đặt ra là cần phải giáo du ̣c
tư cách đạo đức của người chiế n si ̃ CAND theo tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh để
hoàn thiện nhân cách đô ̣i ngũ CBCS CAND trong giai đoạn cách mạng mới.
Đối với các trường Công an nhân dân là nơi đạo tạo nguồn nhân lực chủ yếu
cho LL CAND. Trong những năm qua, các trường CAND đã đào tạo hàng vạn cán bộ,
chiến sĩ có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có năng lực chuyên môn nghiệp vụ, đảm
bảo thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ Đảng, Nhà nước và chính quyền nhân dân, giữ gìn
sự bình yên của Tổ quốc. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác giáo
dục nói chung, giáo dục đạo đức nói riêng vẫn còn tồn tại nhiều mặt hạn chế cả trong
việc rèn luyện của học viên và cả trong công tác giáo dục của nhà trường. Tình hình đó
đòi hỏi cần phải nghiên cứu nghiêm túc, đánh giá đúng thực trạng nhằm đề xuất các
khuyến nghị góp phần khắc phục những tồn tại, hạn chế, tạo ra những chuyển biến mới
trong công tác giáo dục đạo đức cho học viên các trường CAND, qua đó góp phần xây
dựng LL CAND trong sạch, vững mạnh, từng bước chính quy, hiện đại.
Với những ý nghĩa nêu trên, tác giả chọn đề tài “Giáo dục đạo đức cho học
viên các trường Công an nhân dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh” làm luận văn tốt
nghiệp thạc sĩ chuyên ngành Hồ Chí Minh học.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức nói chung, đạo đức của người Công an cách
mệnh nói riêng đã trở thành đối tượng nghiên cứu của rất nhiều nhà khoa học trong và
ngoài nước, cũng như trong và ngoài LL CAND. Đến nay, đã có rất nhiều công trình
nghiên cứu của các nhà khoa học có liên quan đến đề tài đã được công bố, trong đó nổi
bật là những công trình, tài liệu sau:


Thứ nhất, các Văn kiện, văn bản chỉ đạo của Đảng ta về nghiên cứu, tuyên
truyền, giáo dục tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh, như:

- Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, XI của Đảng [24],[26];
- Ban Tuyên giáo Trung ương : Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng tấ m
gương đạo đức Hồ Chí Minh. [1];
- Ban Tuyên giáo Trung ương
: Tư tưởng tấ m gương đạo đức Hồ Chí Minh về nâng cao
ý thức trách nhi
ệm, hế t lòng, hế t sức phụng sự Tổ quố, phục
c
vụ nhân dân
. [3]
Các Văn kiện, Chỉ thị của Đảng nói trên đã đề cập đến vị trí, vai trò, nội dung,
phương pháp tuyên truyền, giáo dục việc triển khai học tập, làm theo tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh nhằm làm cho toàn Đảng, toàn dân nhận thức sâu sắc về những nội
dung cơ bản và những giá trị to lớn của tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, sâu rộng về nâng cao đạo đức cách mạng trong mọi tầng
lớp nhân dân, đặc biệt là đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức …
Thứ hai, các công trình, bài viết, đề tài nghiên cứu khoa học của các nhà khoa
học, các nhà nghiên cứu về tư tưởng đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngoài lực
lượng Công an:
- Thành Duy (1996): Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức.[16]
- TS. Phạm Văn Khánh (2008):Thấm nhuần tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh. [58]
- PGS.TS Nguyễn Thế Kiệt (2011): Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh với việc nâng cao
đạo đức cách mạng cho cán bộ lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam hiện nay. [60]
- Thang Văn Phúc (1998): Đạo đức, phong cách, lề lối làm việc của cán bộ,
công chức theo tư tưởng Hồ Chí Minh. [77]
- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ của PGS.TS Đoàn Minh Duệ (1997): Tình
hình tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống của sinh viên các trường đại học, cao đẳng
các tỉnh phía Bắc miền Trung hiện nay. [15]



- Bùi Minh Hiển (1996): Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục
đạo đức cho sinh viên Đại học quốc gia Hà Nội. [38]
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng và việc giáo dục đạo đức cách
mạng trong lực lượng vũ trang hiện nay, luận văn thạc sĩ triết học của tác giả Nguyễn
Quế Diệu(2011) [19]; và rất nhiều các công trình nghiên cứu khác.
Các công trình, bài viết, đề tài nghiên cứu khoa học này đã chuyển tải những
nội dung cơ bản, nêu bật những giá trị tư tưởng, giá trị thời đại và ý nghĩa lịch sử của
tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh. Đồng thời, phân tích vị trí, tầm quan trọng của từng
vấn đề trong tư tưởng Hồ Chí Minh và những gì Người đã làm, đã thực hiện để hiện
thực hoá tư tưởng đó, liên hệ với thực thực tiễn và việc vận dụng tư tưởng đạo đức Hồ
Chí Minh trong đời sống của nhân dân, trong hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và
Nhà nước.
Thứ ba, các công trình nghiên cứu, bài viết về lực lượng Công an nhân dân học
tập và thực hiện theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
- Đại tướng Lê Hồng Anh: Sáu điều Bác dạy – Di sản tinh thần vô giá để xây
dựng lực lượng Công an nhân dân trong sạch, vững mạnh. [74, tr.5]
- Trung tướng, PGS.TS. Trần Đại Quang: Tiếp tục đẩy mạnh phong trào Công
an nhân dân học tập và thực hiện sáu điều Bác Hồ dạy. [74, tr.31]
- Trung tướng, TS. Lê Quý Vương: 60 năm lực lượng Công an nhân dân học
tập và thực hiện sáu điều Bác Hồ dạy. [74, tr.37]
- Đại tá Trần Văn Nhuận: Một số vấn đề về phẩm chất đạo đức cán bộ, chiến sĩ
Công an nhân dân trong tình hình hiện nay. [74, tr.85]
- TS. Nguyễn Văn Giang: Đạo đức cách mạng và yêu cầu giáo dục, rèn luyện
đạo đức của “người công an cách mệnh”[74, tr.115]…
Những bài viết trên đã phân tích về tư cách, đạo đức của người Công an cách
mạng theo sáu điều Bác Hồ dạy CAND. Đây là chuẩn mực về đạo đức, phương châm


hành động và thái độ ứng xử mà mỗi CBCS CA dù ở bất cứ cương vị, hoàn cảnh nào,
trong suốt cuộc đời hoạt động của mình cũng đều phải rèn luyện, phấn đấu thực hiện.

Đồng thời làm rõ giá trị tư tưởng và việc vận dụng sáu điều Bác Hồ dạy trong công tác
công an của LL CAND trong giai đoạn hiện nay.
Ngoài ra, còn có các Chỉ thị, các cuộc vận động của Bộ Công an; và rất nhiều các
công trình, các bài viết khác được đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành của LL CAND
về thực hiện và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Mặc dù có nhiều đề tài nghiên cứu về đạo đức, đạo đức cách mạng, nhiều bài
viết có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu của đề tài, song mỗi đề tài, bài viết tiếp cận ở
những góc độ khác nhau, nhưng chưa có đề tài nào nghiên cứu về GDĐĐ cho HV các
trường CAND theo tư tưởng Hồ Chí Minh một cách khoa học, có tính hệ thống. Chính
vì vậy, tác giả chọn đề tài này để làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành Hồ Chí Minh học.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu:
Luận văn trình bày và đánh giá đúng thực trạng công tác giáo dục đạo đức học
viên các trường Công an nhân dân trong những năm qua. Trên cơ sở đó đưa ra một số
khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục đạo đức cho học viên các
trường CAND theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để đạt được mục đích trên, luận văn tập trung giải quyết những nhiệm vụ chủ
yếu sau:
+ Tổng hợp, khái quát quan điểm Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức và giáo dục
đạo đức cho lực lượng Công an nhân dân.
+ Phân tích, làm rõ thực trạng giáo dục đạo đức học viên trong các trường Công
an nhân dân.


+ Đề xuất một số khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng công tác giáo dục đạo
đức cho học viên trong các trường CAND theo tư tưởng Hồ Chí Minh, đáp ứng yêu
cầu xây dựng LL CAND dân trong sạch, vững mạnh.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:

Công tác giáo dục đạo đức cho HV các trường CAND thuộc Bộ Công an và vận
dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong công tác này.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: Đề tài nghiên cứu thực trạng giáo dục đạo đức học viên của
các Học viện, các trường Đại học và Trung cấp Công an nhân dân, Bộ Công an. (Đề tài
không nghiên cứu ở các trường Văn hoá CAND và các Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp
vụ CAND).
+ Về thời gian: Đề tài khảo sát, nghiên cứu thực trạng giáo dục đạo đức học
viên của các trường CAND từ năm 2005 đến nay.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận:
+ Đề tài được thực hiện chủ yếu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa
Mác - Lênin, các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và của Chủ tịch Hồ Chí
Minh về đạo đức, về giáo dục đạo đức và những luận điểm của Hồ Chí Minh về công
tác giáo dục đạo đức trong LL CAND.
+ Kế thừa kết quả các công trình nghiên cứu khoa học về đạo đức, đạo đức
người Công an cách mạng theo tư tương Hồ Chí Minh đã được công bố; tổng hợp, khái
quát kết quả nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức trong LL CAND
thông qua phong trào CAND thực hiện sáu điều Bác Hồ dạy.
- Phương pháp nghiên cứu:


Luận văn sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau: Điều tra, khảo sát, phân tích
và tổng hợp; lôgíc và lịch sử, khai thác và xử lý số liệu, tổng kết thực tiễn…
6. Đóng góp của luận văn
Cung cấp thêm những luận cứ khoa học và thực tiễn góp phần làm tốt công tác
giáo dục đạo đức người chiến sĩ CAND; làm cơ sở cho việc bổ sung vào chương trình
giảng dạy nội dung giáo dục đạo đức theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường
Công an nhân dân.
7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo, phần
nội dung luận văn được kết cấu thành 02 chương, 05 tiết.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Tư tưởng văn hóa Trung ương

(2007), Đẩy mạnh học tập và làm theo

tấ m gương đạo đức Hồ Chí Minh, Nxb. Chính trị Quố c gia, Hà Nội.
2. Ban Tư tưởng văn hóa T rung ương (2007), Một số lời dạy và mẩu chuyê ̣n về
tấ m gương đạo đức của Chủ ti ̣ch Hồ Chí Minh, Nxb. Chính trị Quố c gia, Hà Nội.
3. Ban Tuyên giáo Trung ương (2009), Tư tưởng tấ m gương đạo đức Hồ Chí
Minh về nâng cao ý thức trách nhiê ̣m, hế t lòng , hế t sức phụng sự Tổ quố c , phục vụ
nhân dân (Tài liệu tham khảo phục vụ cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh” chủ đề năm 2009), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
4. Ban Tuyên giáo Trung ương (2011), Học tập và làm theo tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh suốt đời phấn đấu cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, làm người công
bộc tận tuỵ, trung thành của nhân dân, đời tư trong sáng, cuộc sống riêng giản dị,
Nxb. Chính trị Quố c gia – Sự thật, Hà Nội.
5. Trần Thái Bình (2005), Hồ Chí Minh – Sự hình thành một nhân cách lớn,
Nxb. Trẻ.


6. Bộ Công an – Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân (2003), Công
an nhân dân thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội.
7. Bộ Công an – Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân (2007), Chủ
tịch Hồ Chí Minh với Công an nhân dân, Nxb. Công an nhân dân.
8. Bộ Công an – Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân (2008),
Thanh niên Công an làm theo lời Bác, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội.
9. Bộ Công an – Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân (2008), 60

năm Công an nhân dân làm theo lời Bác, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội.
10. Bộ Công an – Tổng cục Xây dựng lực lượng CAND: Giáo dục đại học
trong CAND, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội.
11. Bộ Công an – Tổng cục Xây dựng lực lượng CAND: Báo cáo tổng kết công
tác giáo dục, đào tạo trong CAND các năm học từ: 2005 đến 2012
12. Bộ Công an – Tổng cục Xây dựng lực lượng CAND: Báo cáo tổng kết công
tác quản lý, giáo dục học viên các Học viên, trường CAND 2 năm( 2004-2006; 20062008; 2008-2010; 2010-2012).
13. Bộ Công an (2005) Từ điển bách khoa CANDVN, Nxb. Công an nhân dân,
Hà Nội.
14. Bộ Công an (2000) Các văn bản pháp quy về học tập, rèn luyện, quản lý và
giáo dục học viên các trường CAND, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội.
15. Đoàn Minh Duệ (1997), Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: “Tình hình tư
tưởng chính trị, đạo đức lối sống của sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng các tỉnh
phía Bắc miền Trung hiện nay”.
16. Thành Duy, (1996), Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức, Nxb. Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.


17. Thành Duy - Lê Quý Đức (2007), Học tập tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh xây
dựng nền văn hoá đạo đức ở nước ta hiện nay, Nxb. Lý luận Chính trị, Hà Nội.
18. PGS.TS Nguyễn Bá Dương (2011), Học Thuyết Mác-Lênin Tư tưởng Hồ
Chí Minh những giá trị vĩnh hằng, Nxb. Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội.
19. Nguyễn Quế Diệu(2011), “Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng và
việc giáo dục đạo đức cách mạng trong lực lượng vũ trang hiện nay”
20. Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Chỉ thị số 23-CT/TW của Ban Bí thư về
đẩy mạnh nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn
mới.
21. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Chỉ thị số 06 – CT/TW của Bộ Chính tri ̣
về tổ chức Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấ m gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
22. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần

thứ VII, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
23. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần
thứ VIII, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
24. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần
thứ IX, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
25. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần
thứ X, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
26. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần
thứ XI, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
27. Phạm Văn Đồng (2009), Học Chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng ta học gì, Nxb.
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.


28. Phạm Văn Đồng (1990), Hồ Chí Minh – một con người, một dân tộc, một
thời đại, một sự nghiệp, Nxb. Sự Thật, Hà Nội.
29. Phạm Văn Đồng (1998), Những nhận thức cơ bản về tư tưởng Hồ Chí
Minh, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
30. Đào Đức – Sơn Liên (2007), Kể chuyện đạo đức Bác Hồ, Nxb. Thanh niên.
31. Võ Nguyên Giáp (2007), Nghiên cứu, học tập và làm theo tư tưởng, Hồ Chí
Minh, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội.
32. Võ Nguyên Giáp (1975), Hồ Chủ tịch – nhà chiến lược thiên tài, người cha
thân yêu của Lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam, Nxb. Sự Thật, Hà Nội.
33. Võ Nguyên Giáp (2000), Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng
Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
34. Mạnh Hà (2007), Học tập tấm gương đạo đức Bác Hồ, Nxb. Từ điển Bách
khoa, Hà Nội.
35. Học tập đạo đức cách mạng Hồ Chí Minh
(2007), Nxb. Thông Tấ n, Hà Nội
36. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh(2006), Giáo trình Tư tưởng Hồ
Chí Minh, Nxb. Lý luận Chính trị, Hà Nội.

37. Hồ Chí Minh (2002) Anh hùng giải phóng dân tộc và danh nhân văn hóa
thế giới, Nxb. Văn nghệ, TP. Hồ Chí Minh.
38. Bùi Minh Hiển (1996), “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục
đạo đức cho sinh viên Đại học quốc gia Hà Nội”
39. Phạm Hùng (2010), Chủ tịch Hồ Chí Minh & Đại tướng Võ Nguyên Giáp
hai con người làm nên huyền thoại, Tập 1, Nxb. Đồng Nai.
40. Phạm Hùng (2010), Chủ tịch Hồ Chí Minh & Đại tướng Võ Nguyên Giáp
hai con người làm nên huyền thoại, Tập 2, Nxb. Đồng Nai.


41. Trần Đình Huỳnh và nhiều tác giả khác (2002), Hồ Chí Minh – Anh hùng giải
phóng dân tộc và danh nhân văn hóa thế giới, Nxb. Văn nghệ Tp. Hồ Chí Minh.
42. Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn
khoa học Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh (2003), Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí
Minh, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
43. Hồ Chí Minh toàn tập (2011), Tập 1, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
44. Hồ Chí Minh toàn tập (2011), Tập 2, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
45. Hồ Chí Minh toàn tập (2011), Tập 3, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
46. Hồ Chí Minh toàn tập (2011), Tập 4, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
47. Hồ Chí Minh toàn tập (2011), Tập 5, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
48. Hồ Chí Minh toàn tập (2011), Tập 6, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
49. Hồ Chí Minh toàn tập (2011), Tập 7, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
50. Hồ Chí Minh toàn tập (2011), Tập 8, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
51. Hồ Chí Minh toàn tập (2011), Tập 9, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
52. Hồ Chí Minh toàn tập(2011), Tập 10, Nxb.Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
53. Hồ Chí Minh toàn tập(2011), Tập 11, Nxb.Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
54. Hồ Chí Minh toàn tập(2011), Tập 12, Nxb.Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
55. Hồ Chí Minh toàn tập(2011), Tập 13, Nxb.Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
56. Hồ Chí Minh toàn tập(2011), Tập 14, Nxb.Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
57. Hồ Chí Minh toàn tập(2011), Tập 15, Nxb.Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

58. TS. Phạm Văn Khánh (2008), Thấm nhuần tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh,
Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.


59. PGS.TS Trần Hậu Kiêm (1996), Giáo trình đạo đức học, Nxb. Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
60. PGS.TS Nguyễn Thế Kiệt (2011), Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh với việc
nâng cao đạo đức cách mạng cho cán bộ lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam hiện nay, Nxb.
Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội.
61. Vũ Khiêu (1974), Đạo đức mới, Nxb. Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
62. Đặng Xuân Kỳ (1977), Phương pháp và phong cách Hồ Chí Minh, Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
63. Tương Lai (1983), Chủ động và tích cực xây dựng đạo đức mới, Nxb. Sự
thật, Hà Nội.
64. Đỗ Thị Ngọc Lan (2012), Nghiên cứu so sánh quy định về đạo đức công vụ của
một số quốc gia và Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội.
65. PGS.TS Trần Tuấn Lộ (1999), Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo
đức, Nxb. Đại học Quốc gia, Tp. Hồ Chí Minh.
66. Nguyễn Anh Liên (2010), Nguyện suốt đời phấn đấu theo lời Bác Hồ dạy,
Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội.
67. TS. Phan Ngọc Liên (2008), Hồ Chí Minh với tiến trình lịch sử dân tộc,
Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
68. Lê Ngân Mai (2009), Người là Bác Hồ của tất cả chúng ta, Nxb. Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
69. Nguyễn Khắc Nho (2008), Hồ Chí Minh đỉnh cao truyền thống Nhân-TríDũng Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
70. Trần Quan Nhiếp – Nguyễn Văn Sáu (2008), Giá trị cơ bản về tư tưởng,
đạo đức Hồ Chí Minh, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội.


71. Nhiều tác giả (2007), Vâng lời Bác dạy, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội.

72. Nhiều tác giả (2007), Khắc ghi lời Bác, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội.
73. Nhiều tác giả (2007), Những năm tháng bên Bác, Nxb. Công an nhân dân,
Hà Nội.
74. Nhiều tác giả (2008), Công an nhân dân học tập , làm theo lời dạy và di
chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội .
75. Nhiề u tác giả (1998), Chiế n si ̃ công an làm theo lời Bá c, Nxb. Công an nhân
dân, Hà Nội.
76. PGS.TS Bùi Đình Phong (2008), Hồ Chí Minh học và minh triết Hồ Chí
Minh, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội
77. Thang Văn Phúc (Chủ biên, 1998), Đạo đức, phong cách, lề lối làm việc của cán
bộ, công chức theo tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
78. Nguyễn Đăng Quang (2007), Dạy và học môn học tư tưởng Hồ Chí Minh
theo phương pháp tích cực, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội
79. Văn Tùng (2010), Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức cách mạng cho đoàn
viên thanh niên, Nxb. Thanh niên.
80. TS. Bùi Văn Thịnh – Tạ Thanh Hương (2009), Công an nhân dân học tập ,
làm theo lời dạy và di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Nô ̣i.

, Nxb. Công an nhân dân , Hà

81. Viện Ngôn ngữ học (1992), Từ điển Tiếng Việt, Nxb. Hà Nội.
81. Tài liệu tra cứu internet ở một số trang web: http//www.cpv.org.vn;

http//www.tapchicongsan.org.vn; http//www.tuyen giao.vn…



×