Trường Đại Học Thương Mại
Khoa Thương Mại Quốc Tế
BÀI THẢO LUẬN
MARKETING QUỐC TẾ
Đề tài: Đánh giá thời cơ Marketing quốc tế của công ty có hoạt động ở Việt
Nam/nước ngoài. Đề xuất giải pháp đối với quản lý phân phối và các thành
viên kênh nhằm thích ứng với thời cơ Marketing quốc tế của công ty này.
Giảng viên:
Lớp học phần
: 1402MAGM0211
Nhóm thực hiện: Nhóm 7
Hà Nội, tháng 4 năm 2014.
1
A. MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế hiện đại, hàng hóa thường không lưu chuyển thẳng từ nhà
sản xuất đến người tiêu dùng mà thường thông qua các tác nhân trung gian.
Có thể nói chức năng phân phối được thực hiện thông qua những trung gian
tiếp thị.
Việc lựa chọn kênh phân phối và chiến lược phân phối đúng đắn có ý nghĩa
quan trọng trong hệ thống chiến lược marketing Mix của doanh nghiệp. Giá
cả của doanh nghiệp tùy thuộc vào doanh nghiệp đó sử dụng mạng lưới bán
hàng rộng lớn hay hạn hẹp; hiện đại hay thô sơ; chất lượng phục vụ cao hay
thấp…Có thể nói chiến lược phân phối cùng với chiến lược giá cả hợp lý là
những bí quyết đưa doanh nghiệp đến thắng lợi kinh doanh.
Ngành công nghiệp oto là một ngành công nghiệp mới trong các ngành công
nghiệp ở nước ta. Tuy mới nhưng ngành công nghiệp này đã và đang đóng
vai trò quan trọng trong sự phát triển của ngành công nghiệp nước ta nói
chung và sự phát triển kinh tế của nước ta nói riêng.Toyota là một trong
những doanh nghiệp sản xuất Oto lớn nhật thế giới. Họ chỉ đứng thứ hai về
thị phần sau hãng sản xuất Oto lớn nhất thế giới Generl Moto. Và tại thị
trường đầy tiềm năng Việt Nam Toyota tiếp tực tăng trưởng và dẫn đầu thị
trường Việt Nam. Một trong những lý do dẫn đến thành công của Toyota
phải kể đến chính sách phân phối của công ty và hoạt động quản lý phân
phối và các thành viên thành viên kênh nhằm thích ứng với thời cơ
Marketing của công ty trên thị trường.
2
B. NỘI DUNG
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
A. Đánh giá thời cơ marketing và các loại hình đánh giá thời cơ
1.1. Khái niệm đánh giá thời cơ Marketing
-
Là quá trình nhận dạng, phân tích, và lựa chọn những cơ hội của công ty cũng
như các lợi thế cạnh tranh của nó; đồng thời cung cấp các thông tin cần thiết
cho việc phát triển các mục tiêu và chiến lược, hoạch định các chính sách và
sách lược, hoạch định các chính sách và sách lược marketing, thực thi và kiểm
soát các nỗ lực của công ty.
1.2.
-
-
-
Các loại hình đánh giá thời cơ
Đánh giá xâm nhập thị trường được thực hiện khi công ty quyết định chọn
một thị trường mục tiêu mới. Những đánh giá này không chỉ nhằm lượng định
mức độ hấp dẫn cũng như những rủi ro có thể gặp phải trên thị trường mới mà
nó còn nhằm chuẩn bị những thông tin cần thiết cho quá trình hoạch định
chiến lược và Marketing sau này.
Đánh giá hiện trạng thị trường chú trọng tới hai khía cạnh quan trọng cua
hoạt động kinh doanh trên thị trường nước ngoài đó là : Có nên thay đổi mức
độ thâm nhập thị trường hay không? Và có nên giới thiệu sản phẩm mới cho
một thị trường xác định nào đó hoặc thay đổi một số yếu tố của chiến lược
marketing hay không?
Đánh giá môi trường phi kinh tế có đối tượng là môi trường chính trị và xã hội
của những thị trường nước ngoài hiện công ty đang theo đuổi hoặc có kế
hoạch xâm nhập trong tương lai.
II. Vai trò của phân phối
•
•
•
Phân phối là 1 trong 4P của Marketing- Mix, nhưng có tầm quan trọng đặc
biệt đó là:
Hệ thống phân phối là mối liên kết giữa các công ty với khách hàng.
Hoạch định chiến lược phân phối đòi hỏi nhiều thời gian và đầu tư nhưng sự
biến đổi không nhanh chóng và dễ dàng như các biến số khác.
Hệ thống phân và cấu trúc của có quyết định loại đoạn thị trường mà công ty
có thể tiếp cận.
3
• Hệ thống phân phối có ảnh hưởng quan trọng đến khả năng phát triển thị
trường mới và mở rộng thị trường hiện hữu của công ty.
•
•
•
Các chiến lược phân phối trên thị trường quốc tế:
Chiến lược phân phối nước ngoài
Chiến lược phân phối quốc tế
Chiến lược phân phối toàn cầu
CHƯƠNG II. ĐÁNH GIÁ THỜI CƠ MARKETING QUỐC
TẾ.QUẢN LÝ PHÂN PHỐI VÀ CÁC THÀNH VIÊN KÊNH CỦA
TOYOTA TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM
I.
I.1.
Giới thiệu về TOYOTA
TOYOTA trên thị trường thế giới
TOYOTA là một công ty đa quốc gia có trụ sở tại Nhật Bản, và là nhà
sản xuất ô tô lớn nhất thế giới Về mặt công nhận quốc tế, hãng Toyota là nhà
sản xuất xe hơi duy nhất có mặt trong nhóm top 10 xếp hạng công nhận tên
BrandZ. Toyota là thương hiệu ôtô hàng đầu thế giới.
B.
Toyota hiện có 63 nhà máy, 12 trong số đó ở Nhật Bản, 51 nhà máy còn
lại ở 26 nước khác nhau trên toàn thế giới.Các chi nhánh và đại diện của
Toyota có mặt tại 160 nước trên toàn thế giới.
C.
Theo ước tính, tổng thu nhập hàng năm của tập đoàn đạt 212,39 tỷ
USD, sản xuất và bán ôtô đạt 4,72 triệu USD. Chỉ trong 6 tháng đầu năm
2007, lợi nhuận của Toyota đạt 15,09 tỷ USD ( xếp trên cả GM).
D.
Toyota đang làm chủ và điều hành các hãng: Toyota ,Lexus, Scion, có
cổ phần chính tại Daihatsu Motors (nhà sản xuất ôtô con), Hino Motors (hãng
chuyên sản xuất các lọai xe tải thương mại), và đồng thời nắm cổ phần nhỏ tại
Fuji Heavy Industries, Isuzu Motors và Yamaha Motors.
A.
I.2.
TOYOTA Việt Nam
Toyota Việt Nam là hãng xe ôtô hàng đầu Việt Nam, hãng là một trong
những công ty sản xuất và phân phối ôtô hoạt động có hiệu quả cũng như tích
cực tham gia các hoạt động đóng góp cho cộng đồng.
F.
Thành lập ngày 05/9/1995 chính thức đi vào hoạt động tháng 10/1996.
Toyota VN là liên doanh nước ngoài góp vốn bởi Toyota motor company
( Nhật Bản 70%), tổng công ty máy động lực và máy nông nghiệp (VN 20%),
và tập đoàn KUO (singapore 10%).
E.
4
Toyota Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ cả về quy mô và chất lượng hoạt
động. Với phương châm “Khách hàng là trên hết”, Toyota Việt Nam đã không
ngừng nỗ lực cung cấp cho khách hàng những sản phẩm chất lượng cao và
dịch vụ hoàn hảo thông qua hệ thống đại lý trên toàn quốc.
H.
Thời điểm hiện tại, Toyota Việt nam cung cấp ra thị trường 5 mẫu xe lắp
ráp và 6 mẫu xe nhập khẩu, với cùng chế độ bảo hành 3 năm (hoặc
100.000km). Toyota đã tiến một bước quan trọng trong chiến lược phát triển
lâu dài tại Việt nam nhằm nâng cao hơn nữa giá trị bán lại của các sản phẩm,
tăng chỉ số hài lòng của khách hàng và sức cạnh tranh của thương hiệu Toyota
trong tương lai.
I.
Tại Việt nam, Trung tâm xe đã qua sử dụng được xây dựng và họat động
theo bộ tiêu chuẩn của Toyota để đảm bảo chất lượng cao của dịch vụ mua bán
xe đã qua sử dụng đồng thời giúp khách hàng dễ dàng nhận biết, phân biệt với
đại lý xe mới của Toyota.
Đánh giá thời cơ marketing của TOYOTA trên thị trường Việt Nam
Đánh giá thời cơ hiện trạng thị trường
Đánh giá phương thức hiện diện thị trường
J.
- Tiềm năng, cơ hội phát triển:
K.
Hội nhập kinh tế đã giúp Việt Nam tiếp cận gần hơn với văn hóa, công
nghệ của phương Tây, thị trường mở cửa giúp cho việc xuất nhập khẩu trở nên
dễ dàng hơn, tạo điều kiện để phát triển ngành công nghệ ô tô ở Việt Nam.
L.
Hiện tại, Việt Nam dần dần bước vào thời kỳ xã hội hóa xe hơi, giai đoạn
mà ô tô không chỉ là tài sản hay phương tiện đi lại quý giá của một số ít người,
mà đã trở thành phương tiện di chuyển tiện nghi, an toàn và phổ biến. Năm
2012 là năm đặc biệt khó khăn đối với các doanh nghiệp (DN) ngành ô tô vì
liên tiếp trong nhiều tháng liền sụt giảm doanh số. Ba tháng cùng kì, thị
trường đã có tăng nhưng vẫn chưa đạt được kỳ vọng của DN. Tuy thế, theo
nhận định của các nhà kinh doanh, đây chỉ là những khó khăn tạm thời vì thị
trường ô tô Việt Nam vẫn còn rất nhiều tiềm năng lớn.
M. Mức sống của người dân Việt Nam ngày càng tăng cao, người sở hữu xe
cũng tăng theo. Đặc biệt, khi thu nhập bình quân đầu người và cơ sở hạ tầng
giao thông tại Việt Nam được cải thiện, nhu cầu xe cá nhân sẽ tăng mạnh.
N.
- Động cơ thúc đẩy
O.
+ Nội bộ: Toyota là thương hiệu ô tô hàng đầu, có đội ngũ CBCNV có
nhiều kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh, công nghệ sản xuất tiên tiến, hệ
thống nhà phân phối mạnh.
G.
II.
II.1.
II.1.1.
5
+ Thay đổi của môi trường: Mức sống của người dân Việt Nam ngày
càng tăng cao, người sở hữu xe cũng tăng theo. Đặc biệt, khi thu nhập bình
quân đầu người và cơ sở hạ tầng giao thông tại Việt Nam được cải thiện, nhu
cầu xe cá nhân sẽ tăng mạnh.
Đánh giá sản phẩm mới
Q.
Các sản phẩm xe của Toyota đa dạng, phong phú về chủng loại, mẫu mã,
màu sắc, kiểu dáng, phong cách giá cả,… vượt trội về chất lượng, tiết kiệm
nhiên liệu, bảo vệ môi trường.. Thông thường với quan điểm của khách hàng
thì những sản phẩm có giá thành thấp tức là chất lượng không cao, có nhiều
chức năng bị cắt giảm hay kiểu dáng không bắt mắt,.. Thế nhưng Toyota luôn
phát triển những mẫu xe mới, kiểu dáng luôn được cải tiến, cùng với đó là
chất lượng được nâng cao, hiệu quả hiệu suất nguyên liệu cao và giá thành
hợp lí. Do đó đáp ứng được mọi nhu cầu của các tập khách hàng khác nhau từ
những người có thu nhập trung bình đến những người có thu nhập cao, từ nhu
cầu về xe du lịch đến xe đi các loại địa hình khác nhau.
R.
Với công nghệ sản xuất vượt trội, Toyota đã luôn chú trọng giảm chi phí
sản xuất đến mức thấp nhất có thể, từ đó hạ giá thành sản phẩm, chính vì vậy
các sản phẩm của Toyota luôn có giá mềm hơn so với các sản phẩm tương tự
của các đối thủ cạnh tranh. Hơn thế nữa, những năm gần đây Toyota ngày
càng nâng cao tỷ lệ nội địa hóa của các nguyên liệu đầu vào nên càng làm
giảm đáng kể chi phí sản xuất sản phẩm, thích ứng hơn với nhiều loại khách
hàn.
Quản lý phân phối và các thành viên kênh
Phân tích chiến lược phân phối nước ngoài
S.
Với chiến lược này, các nhà quản lý Toyota đã nhận ra tầm quan trọng
của sự khác biệt giữa các thị trường quốc gia. Kết quả là các công ty con được
phép thay đổi sản phẩm và tiến hành các hoạt động quản lý trên từng quốc gia.
Các sản phẩm và dịch vụ được sản xuất dần thích nghi với nhu cầu riêng của
mỗi nước. Nhằm mục tiêu khai thác tính dị biệt, sự khác biệt để đáp ứng tối đa
nhu cầu của từng khu vực, bên cạnh những dòng xe được ưa chuộng toàn cầu,
Toyota cũng tập trung phát triển những dòng xe đáp ứng tối đa nhu cầu của
một số khi vực với khẩu hiệu “Golobal Best, Local best”. Để làm được điều
này, Toyota vẫn phải tuân thủ các quy tắc, bộ phận cơ bản, thứ tạo nên lợi thế
cạnh tranh của họ, cùng lúc này sử dụng các nhà thiết kế sản xuất địa phương,
của từng vùng để đáp ứng tốt hơn nữa các nhu cầu của từng vùng.
P.
II.1.2.
III.
3.1.
6
Toyota có mẫu xe Tundra 07 một loại xe thuộc dòng pick-up truck rất
được ưa chuộng ở Bắc Mĩ hay như dòng Scion xD đáp ứng nhu cầu khác biệt
của các thanh niên Mĩ. Ở châu Âu nơi rất coi trọng việc giảm CO2, đồng thời
cùng với đó là các chính sách về bảo vệ môi trường được đề cao, vì thế các
dòng xe của Toyota ở thị trường này là RAV4, L600s, iQ với hàm lượng khí
thải CO2 chỉ đạt 99g/km.
U.
Tại Việt Nam, Toyota nhận thấy khả năng và nhu cầu ngày càng lớn của
người tiêu dùng Việt Nam và đã cho ra dòng xe Toyota Vios 2014. Đây là
dòng xe Sedan cỡ nhỏ, với giá tiền vừa phải nằm trong khả năng tài chính của
số đông khách hàng Việt Nam. Trong đó hướng tới đối tượng khách hàng là
những người lần đầu tiên sỡ hữu xe, những người có nhu cầu đi lại đơn giản,
với quãng đường ngắn….Vios đã gây dựng trong lòng người tiêu dùng Việt
Nam về 1 hình ảnh chiếc xe thương hiệu Nhật Bản. Đó cũng là lý do hối thúc
việc Toyota Việt Nam phải cho ra mắt thế hệ tiếp theo trong dòng xe chiến
lược của mình. Toyota Vios 2014, đang được số đông người tiêu dùng Việt
Nam mong đợi.
Quá trình phân phối xuất khẩu áp dụng ở Việt Nam
Các mục tiêu và chính sách kênh phân phối xuất khẩu
Các ràng buộc đối với kênh phân phối
T.
3.2.
3.2.1.
3.2.2.
7
3.2.3
3.2.4.
3.2.5.
Hệ thống kênh phân phối của Toyota Việt Nam
3.3.
Toyota sử dụng hệ thống phân phối gián tiếp: thông qua các đại lý. Khi
thiết lập chiến lược phân phối độc lập. Công ty buộc phải bỏ ra 1 khoản chi
phí cố định để xây dựng cơ sở hạ tầng, và hầu hết các đại lý của Toyota đều
được xây dựng với tiêu chuẩn 3S ( Bán hàng, sữa chữa, cung cấp phụ tùng
chính hãng ).
3.4.
Để đạt được sự bền vững lâu dài, Toyota Việt Nam đã thiết lập mối
quan hệ mật thiết với các đại lý ( trên 30 đại lý trên toàn quốc ). Các đại lý có
mặt rộng khắp và đặc biệt là có nhiều đại lý ở các thành phố lớn như Hà Nội
hay TP Hồ Chí Minh ( nơi có số lượng dân cư đông đúc và thu nhập cao). Với
việc thiết lập hệ thống đại lý rộng khắp trên toàn quốc, công ty luôn đảm bảo
khách hàng sẽ nhận được dịch vụ tốt nhất và giới thiệu được sản phẩm trên
phạm vi rộng nhất.
3.5.
Mạng lưới của Toyota có đội ngũ kĩ thuật viên có tay nghề cao, trang
thiết bị hiện đại và xây dựng các hệ thống cung cấp phụ tùng chính hiệu.
Lựa chọn và đánh giá thành viên kênh
3.6.
- Lựa chọn: Công ty có thể lựa chọn đại lý là của Nhà nước, tư nhân
hoặc công ty TNHH, nhưng bắt buộc phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản như:
Các đại lý có hệ thống kho hàng đảm bảo, được thiết kế và có không gian
trưng bày đẹp mắt, cách phục vụ của nhân viên chuyên nghiệp. Cung cấp đầy
đủ và đa dạng các sản phẩm của Toyota.
3.7.
- Đánh giá: Việc sử dụng chiến lược độc lập của Toyota quả thực rất
hiệu quả. Nó giúp cho Toyota tiếp cận dễ dàng hơn đến người tiêu dùng nhờ
vào đội ngũ nhà đại lý và nhân viên là người Việt ( am hiểu văn hóa và thói
quen tiêu dùng của khách hàng ), thêm vào đó, công ty tiết kiệm được thời
gian nghiên cứu thị trường để thâm nhập nhanh chóng vào Việt Nam. Các
dòng chảy trong kênh phân phối như dòng vật chất, dòng thông tin, dòng xúc
tiến trong kênh phân phối …. được làm việc một cách khoa học và hiệu quả
cao. Đặc biệt là dòng thông tin, cập nhật nhanh chóng và được các nhà phân
phối tiếp nhận hiệu quả.
Quản trị các mối quan hệ kênh
3.8.
Mỗi quan hệ trong kênh là mối quan hệ hợp tác phát triển giữa công ty
với các đại lý, các đại lý với nhau, chia sẻ trách nhiệm và quyền lợi cho nhau.
3.9.
Các đại lý ngoài việc nhận chiết khấu phần trăm từ công ty còn nhận
được các chế độ khen thưởng và đãi ngộ, công ty luôn có những hoạt động
khuyến khích này để tăng cường doanh số bán.
8
Việc có nhiều đại lý phân phối trên cùng một khu vực không thể tránh
khỏi dẫn đến cạnh tranh giữa các đại lý, vấn đề này cũng khiến Toyota phải
xem xét nghiêm túc để đưa ra giải pháp.
3.11. Trong mỗi hệ thống bán đều được quản lí bởi giám đốc bán hàng, các
giám sát viên và Công ty có các hoạt động kiểm soát các kênh trung gian rất
chặt chẽ , yêu cầu các đại lý phải đảm bảo :
3.12. + Đại lý thực hiện việc bán hàng đúng như giá công ty quy định.
3.13. + Giao hàng tại kho của công ty hoặc của đại lý , vận chuyển trên
phương tiện của công ty hoặc đại lý.
3.14. + Hàng tháng phải nộp báo cáo bán hàng và báo cáo kiểm kê hàng tồn
kho cho công ty.
Quản lý phân phối Toyota Việt Nam
3.15. Để đạt được sự phát triển bền vững lâu dài, Toyota Việt Nam đã thiết
lập mối quan hệ mật thiết với các đại lý. Hiện nay, mạng lưới bán hàng và dịch
vụ của Toyota Việt Nam rộng khắp lên tới 34 đại lý/chi nhánh đại lý và trạm
dịch vụ ủy quyền được phủ khắp toàn quốc, phục vụ hơn 150000 khách hàng
đang sử dụng sản phẩm của Toyota Việt Nam. Với việc thiết lập mạng lưới đại
lý trên toàn quốc, Toyota Việt Nam mong muốn rằng khách hàng sẽ luôn nhận
được những giá trị tốt nhất.
3.16. Mạng lưới đại lý của công ty luôn mang lại dịch vụ hoàn hảo cho khách
hàng với đội ngũ kỹ thuật viên tay nghề cao, trang thiết bị xưởng dịch vụ hiện
đại và phụ tùng chính hãng. Đồng thời, để đảm bảo chất lượng dịch vụ luôn
đáp ứng được yêu cầu của khách hàng, Toyota Việt nam đã thành lập trung
tâm đào tạo tại trụ sở chính (thị trấn Phúc Yên) với chức năng đào tạo và bổ
sung kiến thức cho các kĩ thuật viên.
3.17. Không chỉ dừng lại ở đó, mạng lưới đại lý chính hãng của Toyota vẫn
đang được mở rộng để đáp ứng tối đa nhu cầu của quý khách hàng, cung cấp
sản phẩm và dịch vụ một cách nhanh nhất, thuận tiện nhất và tốt nhất cho
khách hàng.
3.18. Mạng lưới cung cấp phụ tùng toàn cầu: Với hai trung tâm phân phối
phụ tùng đặt tại khu vực miền Bắc và miền Nam, được đầu tư mới và hoàn
chỉnh theo yêu cầu toàn cầu của Toyota và kết nối với hệ thống cung cấp phụ
tùng chính hãng từ Nhật Bản và Thái Lan, công ty Toyota Việt Nam có thể
cung cấp phụ tùng thay thế cho khách hàng nhanh chóng, kịp thời với chất
lượng tin cậy nhất.
3.10.
3.3.
9
Với mạng lưới đại lý và trạm dịch vụ rộng khắp, Toyota Việt Nam
không chỉ đem lại những dịch vụ tốt nhất dành cho khách hàng mà còn là điều
kiện để Toyota Việt Nam là một thị trường lớn của Toyota toàn cầu.
Hậu cần cho marketing phân phối của TOYOTA
3.20. 3.4.1. Dịch vụ khách hàng
3.21. Một bộ phận rất quan trọng trong CSKH là bộ phận tiếp xúc trực tiếp
với khách hàng, những nhân viên trong bộ phận này giải đáp trực tiếp những
câu hỏi cho khách hàng về thông số kĩ thuật của xe,ưu nhược điểm của chiếc
xe, cách vận hành, những cách bảo dưỡng đơn giản hay những dịch vụ đi kèm
xe như bảo hiểm, bảo dưỡng định kì…Là những người dẫn dắt khách hàng
vào sản phẩm của công ty, những người có tạo được thiện cảm của khách hàng
đối với sản phẩm của mình hay không?Vì vậy cần đào tạo bộ phận này chuyên
nghiệp,phải có cả trình độ kĩ thuật lẫn trình độ giao tiếp diễn đạt và thái độ
nhiệt tình chuyên nghiệp. Như một nhân viên đại lí Toyota Quảng Châu Trung
Quốc đã tạo ra kỉ lục khi đạt doanh số 60 chiếc Camry/1 tháng.Ông đã nói
rằng “Nếu có bất cứ vấn đề gì với chiếc xe,khách hàng sẽ gọi tôi phục vụ mà
không quan tâm đến giờ giấc”. Có phải chính điều này đã mang đến cho ông
thành công. Luôn mỉm cười với khách hàng, luôn tận tình với khách hàng và
phục vụ khách hàng bất cứ khi nào họ cần.
3.19.
3.4.
3.22.
3.4.2. Quản lý hàng tồn kho :
3.23.
Sự thành công trong việc điều hành của Toyota là nhờ tập
trung vao việc cắt giảm tồn kho. Thuật ngữ mà Toyota sử
dụng cho hệ thống là “hejiunka”. Trong tiếng nhật có nghĩa là
làm cho trơn tru và bằng phẳng . Cụ thể là nó liên quan đến
việc loại bỏ trong nhu cầu đồng thời tạo ra hiệu quả trong việc
điều hành cũng như giảm thiểu chi phí trong toàn bộ chuỗi
cung ứng. Hoạt động tih giản của toyota là dựa trên ý tưởng
“buy one ,sell one”.Toyota có thể sản xuất xe đáp ứng nhu cầu
của khách hàng. Sự thích ứng với nhu cầu của khách hàng đã
mang đến cho toyota lợi thế trong việc giữ mức tồn kho tối
thiểu trong ĩnh vực xe ô tô. Việc quản lý hàng tồn kho của
Toyota tận dụng triệt đẻ công nghệ máy tính.Việc lưu kho
được điều hành bằng một hệ thống máy vi tính tinh vi. Một
hệ thống quản ý nhà kho hợp nhất giám sát toàn bộ quá trình
giao nhận hàng và lưu giữ dữ liệu.
10
3.24.
I.
I.1.
CHƯƠNG III. ĐÁNH GIÁ VÀ ĐƯA GIẢI PHÁP
Thành tựu và hạn chế của TOYOTA VIỆT NAM
Thành tựu
Đến nay doanh số bán cộng dồn của TMV đã cán mốc trên 230.000
chiếc và luôn giữ vị trí tiên phong trên thị trường ô tô Việt Nam với sản
lượng sản xuất trung bình hiện tại đạt trên 30.000xe/năm (2 ca làm
việc ). Từ 11 nhân viên trong ngày đầu thành lập, tới nay số lượng cán
bộ công nhân viên của công ty đã lên tới hơn 1.700 người và hơn 4000
nhân viên làm việc tại hệ thống các đại lý, chi nhánh đại lý và trạm dịch
vụ ủy quyền của TOYOTA trên toàn quốc.
Dịch vụ sau bán hàng hoàn hảo, trong 16 năm phát triển tại Việt Nam,
thị phần TOYOTA trong tổng thị trường chung luôn xấp xỉ 30%, doanh số bán
cộng dồn đạt trên 230.000 xe ( xấp xỉ 25.000 xe trong năm 2012 ) .TMV đứng
vị trí số 1 về chỉ số hài lòng khách hàng về dịch vụ hậu mãi sau bán.Có nhiều
đại lý, chi nhánh khắp các tỉnh thành, thuận tiện cho mọi người mua bán, trao
đổi, sủa chữa, bảo hành.
3.26. Hàng loạt các hoạt động như : Khóa hướng dẫn sử dụng và chăm sóc
xe, chương trình lái thử xe, tiệc tri ân khách hàng, giải Golf Toyota…được tổ
chức thường niên nên TMV càng chiếm được cảm tình của khách hàng.
3.27. TOYOTA còn mang đến một loạt những sản phẩm chất lượng cao, mẫu
mã đẹp, tiện nghi, phù hợp với mọi tầng lớp.
3.28. Phát triển nguồn nhân lực: Đào tạo,đầu tư phát triển đội ngũ nhân viên
của TMV đã ngày càng lớn mạnh và nguồn tài sản vô giá của công ty trong
bối cảnh toàn cầu hóa đang diễn ra nhanh chóng.
3.29.
Phát triển sản xuất : Luôn nỗ lực hoàn thiện và liên tục cải tiến các
trang thiếtbị, đầu tư, áp dụng công nghệ mới. Vì vậy, TMV luôn giữ vị trí dẫn
đầu trong thị trương ô tô Việt Nam và là doanh nghiệp sản xuất ô tô đầu tiêncó
dây truyền sản xuất xe hoàn chỉnh với 4 công đoạn Dập – Hàn – Sơn – Lắp
ráp.
3.30. Theo phương thức sản xuất của Toyota, tinh thần Kaizen – Liên tục cải
tiến được thấm nhuần trong toàn bộ các hoạt động nghiên cứu và sản xuất. Tại
TMV, hoạt động Kaizen luôn được đề cao và đã thu được nhiều thành công.
Hạn chế
3.25.
I.2.
3.31.
Với mục tiêu tăng công suất nên hay gây ra lỗi sản phẩm, ảnh
hưởng đến chất lượng sản phẩm => ảnh hưởng không tốt đến
11
danh tiếng của công ty. Hơn nữa, môi trường kinh doanh ở
Việt Nam có sự cạnh tranh gắt gao tăng cường sự khác biệt ở
chiến lược nội địa hóa ảnh hưởng đến sự phát triển dòng xe
đang thành công. Mẫu mã xe thì vẫn còn mang nhiều hơi
hướng của người phương tây, các quốc gia phát triển, chưa
phù hợp với đặc điểm và nhu cầu của người Việt Nam.
Khó khăn chung đầu tiên dễ nhận thấy là biến động về chính sách. Điều
đáng nói là chủ trương hạn chế phương tiện cá nhân, trong đó có ô tô, đang
tiếp tục được hiện thực hóa bằng các đề xuất thu phí lưu thông.
3.33. Khó khăn tiếp theo là sự trỗi dậy mạnh mẽ của xe "Hàn". Tại Việt Nam,
sự phong phú về mẫu mã, trang bị trên xe cũng như mức giá hợp lý đã giúp
cho thương hiệu xe KIA và Hyundai đã thu hút một lượng không nhỏ khách
hàng. Nói như vậy không có nghĩa là xe Toyota mất niềm tin. Chất lượng xe,
tính thanh khoản vẫn là điểm mạnh truyền thống của hãng xe Nhật và điều đó
vẫn thu hút nhiều tín đồ theo khẩu hiệu "Ô tô phải là Toyota...".
3.34. Vấn đề nội bộ doanh nghiệp cũng là một thách thức lớn. Những khó
khăn khách quan do ảnh hưởng bất ngờ của thiên tai như động đất, sóng thần
tại Nhật Bản haylũ lụt tại Thái Lan cũng như những rắc rối liên quan đến triệu
hồi xe lịch sử năm qua đã khiến liên doanh Nhật lao đao và rút ra kinh
nghiệm.
Một số giải pháp khắc phục
Củng cố logistics:
3.35. Mô hình hóa và tối ưu hóa số hàng lưu kho trên mỗi phân đoạn của
chuỗi cung ứng, vì các bộ phận cung ứng không phải hoàn toàn “bình đẳng”
với nhau. Việc mô hình hóa khả năng bị chậm trễ cung ứng sẽ giúp công ty
điều chỉnh số lưu kho an toàn tốt hơn. Một sản phẩm điển hình sẽ đòi hỏi phải
dự trữ trong kho thêm 15%, nếu độ biến thiên cung ứng tăng thêm một ngày
và thêm 175% nếu độ biến thiên tăng thêm một tuần.
Sự hợp nhất chuỗi cung ứng:
3.36.
Phải luôn tăng cường tiêu chuẩn hóa bộ phận cấu thành sản phẩm. Việc
đơn giản hóa sản phẩm sẽ rút ngắn thời gian sản xuất trong điều kiện ổn định
và giúp tăng tốc độ phản ứng khi công ty phải đối mặt với các cuộc khủng
hoảng về lượng cung
Tạo ra một hệ thống quản lý dữ liệu sản phẩm tập trung.Xây dựng một cơ sở
dữ liệu về sản phẩm và các thiết kế cấu thành sao cho các nhà cung ứng thay
thế có thể nhanh chóng tiếp cận.
3.32.
II.
-
-
-
12
-
-
Phải làm tăng tính minh bạch trong chuỗi cung ứng kéo dài. Khi hàng lưu kho
có thể được theo dõi từ vị trí đặt hàng tới một trung tâm phân phối, hay từ
khách hàng, thì nó có thể trở thành kho an toàn của công ty.
Cần chú ý giám sát một số dấu hiệu cụ thể cảnh báo sự rắc rối. Giờ đây, nếu
chỉ theo dõi các mức độ dịch vụ, khoảng thời gian từ lúc bắt đầu tới lúc hoàn
thành quá trình sản xuất, số lưu kho và các chi phí logistics thì vẫn chưa đủ.
Việc theo dõi một số chỉ số rủi ro trong chuỗi cung ứng có thể cho bạn những
cảnh báo quan trọng khi sắp có rắc rối và có thể gây gián đoạn chuỗi cung
ứng.
13
A. KẾT LUẬN
Từ việc nghiên cứu để tài “ Đánh giá thời cơ Marketing quốc tế của
công ty Toyota. Đề xuất giải pháp đối với quản lý phân phối và các thành viên
kênh nhằm thích ứng với thời cơ Marketing quốc tế của công ty này”. Đã cho
chúng ta thấy được các sản phẩm của Toyota với nhiều mẫu mã và chủng loại
riêng biệt tạo nên sự vượt trội thương hiệu Toyota được đưa đến tay người tiêu
dùng Việt bằng các chiến lược phân phối hết sức chuyên nghiệp và chặt chẽ.
Hiện nay với sản phẩm của mình Toyota đã và đang lấy được lòng khách hàng
bởi là nhà tiên phong trong sản xuất oto ở Việt Nam. Bên cạnh đó còn đi đầu
trong việc nội địa hóa sản phẩm với tỉ lệ nội địa hóa lên tới 45% cùng hệ
thông phân phối rộng khắp cả nước, hiểu và phục vụ được thị hiếu người dân.
W.
Trong thời kì đẩy mạnh phát triển kinh tế, đáp ứng để theo kịp xu
hướng toàn cầu, mặc dù Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế nhưng
vẫn là một trong những thị trường tiềm năng của Toyota.
V.
X.
Y.
Z.
14