Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án vay vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (273.91 KB, 14 trang )

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
TÓM TẮT LUẬN VĂN
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨUERROR!

BOOKMARK

NOT DEFINED.
1.1. Tính cấp thiết của đề tài............................... Error! Bookmark not defined.
1.2.
1.3.

Mục tiêu của đề tài: ...................................... Error! Bookmark not defined.
Phương pháp nghiên cứu:............................ Error! Bookmark not defined.

1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............... Error! Bookmark not defined.
1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ..................... Error! Bookmark not defined.
1.6. Tổng quan về tình hình nghiên cứu ............ Error! Bookmark not defined.
1.7. Bố cục của luận văn ...................................... Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 2: LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRONG THẨM ĐỊNH
DỰ ÁN VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠIERROR!
BOOKMARK
NOT DEFINED.
2.1.Đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án vay vốn tại ngân hàng thương mại
(NHTM) ................................................................... Error! Bookmark not defined.
2.1.1.Khái niệm rủi ro và phân loại rủi ro của dự án vay vốn tại NHTM.. Error!
Bookmark not defined.
2.1.1.1.Khái niệm rủi ro .................................. Error! Bookmark not defined.
2.1.1.2. Phân loại rủi ro của dự án đầu tư vay vốn tại NHTMError!
Bookmark


not defined.
2.1.2. Đánh giá rủi ro và sự cần thiết phải đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án vay
vốn tại NHTM....................................................... Error! Bookmark not defined.
2.1.2.1.Khái niệm đánh giá rủi ro ................... Error! Bookmark not defined.
2.1.2.2.Sự cần thiết phải đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án vay vốn tại NHTMError!
Bookmark not defined.
2.1.3. Quy trình đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án vay vốn tại NHTMError!
Bookmark not defined.
2.1.4. Phương pháp, công cụ đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án vay vốn tại
NHTM ................................................................... Error! Bookmark not defined.


2.1.4.1. Phương pháp đánh giá rủi ro ............. Error! Bookmark not defined.
2.1.4.2. Công cụ đánh giá rủi ro...................... Error! Bookmark not defined.
2.1.5. Nội dung đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án vay vốn tại NHTMError!
Bookmark not defined.
2.1.5.1.Đánh giá rủi ro về chủ đầu tư.............. Error! Bookmark not defined.
2.1.5.2. Đánh giá rủi ro về dự án đầu tư ......... Error! Bookmark not defined.
2.2. Các tiêu chí phản ánh kết quả và hiệu quả của công tác đánh giá rủi ro trong
thẩm định dự án vay vốn tại ngân hàng thương mạiError! Bookmark not defined.
2.2.1. Các tiêu chí kết quả .................................... Error! Bookmark not defined.
2.2.2. Các tiêu chí hiệu quả ................................. Error! Bookmark not defined.
2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án vay
vốn tại ngân hàng thương mại ............................... Error! Bookmark not defined.
2.3.1.Nhân tố chủ quan .......................................... Error! Bookmark not defined.
2.3.2. Nhân tố khách quan ..................................... Error! Bookmark not defined.
2.3.2.1. Nhóm nhân tố môi trường kinh tế, xã hội, pháp lýError! Bookmark not
defined.
2.3.2.2. Nhân tố khách quan từ phía chủ đầu tư Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRONG THẨM

ĐỊNH DỰ ÁN VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUỐC TẾ VIỆT NAM GIAI
ĐOẠN 2008 – 2012 ............................... ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
3.1. Khái quát về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc tế Việt Nam (VIB)Error!
Bookmark not defined.
3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của VIBError! Bookmark not defined.
3.1.2 Cơ cấu tổ chức của VIB .............................. Error! Bookmark not defined.
3.2. Thực trạng công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án vay vốn tại Ngân hàng
Thương mại Cổ phần Quốc tế Việt Nam (VIB) giai đoạn 2008 -2012Error! Bookmark
not defined.
3.2.1.Khái quát công tác thẩm định dự án vay vốn tại VIBError! Bookmark not
defined.
3.2.1.1.Tình hình thực hiện thẩm định dự án vay vốn tại VIBError! Bookmark not
defined.
3.2.1.2.Phương pháp và nội dung thẩm định dự án vay vốn tại VIB ...... Error!
Bookmark not defined.


3.2.2. Thực trạng công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án vay vốn tại VIB
giai đoạn 2008 - 2012 ........................................... Error! Bookmark not defined.
3.2.2.1.Sự cần thiết thực hiện đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án vay vốn tại
VIB .................................................................. Error! Bookmark not defined.
3.2.2.2. Phân cấp tổ chức đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án tại VIBError!
Bookmark not defined.
3.2.2.3.Quy trình đánh giá rủi ro..................... Error! Bookmark not defined.
3.2.2.4.Phương pháp, công cụ và nội dung đánh giá rủi roError!

Bookmark

not


defined.
3.2.3. Một số ví dụ về đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án vay vốn tại Ngân hàng
TMCP Quốc tế Việt Nam ..................................... Error! Bookmark not defined.
3.2.3.1.Ví dụ 1: Dự án được vay vốn không có rủi roError!
Bookmark
not
defined.
3.2.3.2.Ví dụ 2: Dự án rủi ro bị từ chối cho vayError! Bookmark not defined.
3.2.3.3. Ví dụ 3: Dự án rủi ro vẫn được vay vốnError! Bookmark not defined.
3.3. Đánh giá thực trạng công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án vay vốn tại
Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam ................... Error! Bookmark not defined.
3.3.1.Những kết quả đạt được trong công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án
vay vốn tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt NamError! Bookmark not defined.
3.3.1.1. Những kết quả đạt được...................... Error! Bookmark not defined.
3.3.1.2.Hiệu quả của công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án vay vốn của
VIB .................................................................. Error! Bookmark not defined.
3.3.2. Một số hạn chế của công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án vay vốn
tại VIB ................................................................... Error! Bookmark not defined.
3.3.2.1. Một số hạn chế.................................... Error! Bookmark not defined.
3.3.2.2 Nguyên nhân của những hạn chế ......... Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ RỦI RO
TRONG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUỐC TẾ
VIỆT NAM ........................................... ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
4.1. Định hướng phát triển của Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam đến năm 2015
.................................................................................. Error! Bookmark not defined.
4.1.1. Định hướng phát triển chung của Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam đến
năm 2015............................................................... Error! Bookmark not defined.


4.1.2. Định hướng phát triển đối với hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc

tế Việt Nam ........................................................... Error! Bookmark not defined.
4.1.3. Định hướng công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án vay vốn tại Ngân
hàng TMCP Quốc tế Việt Nam ............................ Error! Bookmark not defined.
4.2.Giải pháp hoàn thiện công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án tại VIB
.................................................................................. Error! Bookmark not defined.
4.2.1.Nâng cao nhận thức về vai trò của hoạt động đánh giá rủi ro trong thẩm định
dự án vay vốn ........................................................ Error! Bookmark not defined.
4.2.2 Giải pháp về nhân sự của Khối Quản trị rủi roError! Bookmark not defined.
4.2.3. Giải pháp hoàn thiện chất lượng các công cụ, kỹ thuật đánh giá rủi ro.Error!
Bookmark not defined.
4.2.4.Giải pháp hoàn thiện phương pháp đánh giá rủi roError!
Bookmark
not
defined.
4.2.5. Giải pháp hoàn thiện nội dung đánh giá rủi roError! Bookmark not defined.
4.3. Một số kiến nghị ................................................... Error! Bookmark not defined.
4.3.1.Kiến nghị với chính phủ và các cơ quan bộ ngành liên quanError! Bookmark
not defined.
4.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước ...... Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN .......................................... ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
TÀI LIỆU THAM KHẢO................... ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
PHỤ LỤC


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Trong thời gian gần đây, không ít những sự kiện liên quan đến những rủi ro trong
hoạt động ngân hàng, cụm từ “nợ xấu” ngân hàng ngày càng xuất hiện nhiều trên các
phương tiện thông tin đại chúng nhấn mạnh hoạt động đánh giá rủi ro tại các ngân hàng
thương mại ở nước ta ngày càng phải chú trọng hơn. Đặc biệt, trong công tác thẩm định
cho vay các dự án đầu tư cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro do các dự án đầu tư thường có quy mô

lớn và thời gian kéo dài.
Là một ngân hàng thương mại cổ phần điển hình trong hệ thống các ngân hàng
thương mại cổ phần của nước ta trong những năm gần đây, Ngân hàng TMCP Quốc Tế
Việt Nam đã chủ động tiến hành công tác quản lý rủi ro tín dụng trong nhiều năm nay,
tuy nhiên hiệu quả thu được còn hạn chế.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định cho
vay dự án để nâng cao chất lượng tín dụng giảm nợ xấu trong các ngân hàng thương mại
cổ phần, tác giả đã chọn đề tài: “Đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án vay vốn tại
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc Tế Việt Nam (VIB)” làm luận văn nghiên cứu
của mình.
Kết cấu luận văn gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu
Chương 2: Lý luận chung về đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án vay vốn tại ngân
hàng thương mại.
Chương 3: Thực trạng công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án vay vốn tại
Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2012.
Chương 4: Giải pháp hoàn thiện công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án vay
vốn tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam.
Trong chương 1, Luận văn trình bày tổng quan về đề tài nghiên cứu, tác giả đã đưa
tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu trong bối cảnh hiện nay, mục tiêu hướng đến của đề
tài, phạm vi, đối tượng, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu đem lại, sau
cùng là những công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài nghiên cứu của tác giả ở trong
nước và ngoài nước.
Trong chương 2, Luận văn trình bày những vấn đề lý luận chung về đánh giá rủi ro
trong thẩm định dự án vay vốn tại các ngân hàng thương mại.


Trước hết, tác giả trình bày về công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án vay
vốn tại ngân hàng thương mại, bao gồm các khái niệm, quy trình, phương pháp, công cụ
và nội dung đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án tại ngân hàng thương mại.

Về các khái niệm gồm khái niệm rủi ro, rủi ro của các dự án đầu tư xin vay vốn,
khái niệm đánh giá rủi ro và sự cần thiết phải đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án tại
NHTM. Trong đó rủi ro của các dự án đầu tư xin vay vốn bao gồm rủi ro về chủ đầu tư
(khách hàng vay vốn) và rủi ro về dự án đầu tư (dự án vay vốn); Tiếp theo là khái niệm
về đánh giá rủi ro dự án là quá trình nhận dạng, phân tích lĩnh vực rủi ro, các loại rủi ro
tiềm tàng ảnh hưởng đến dự án và đề xuất giải pháp phòng ngừa phù hợp. Đánh giá rủi ro
không phải là công việc chỉ diễn ra một lần mà đây là một quá trình thực hiện thường
xuyên trong suốt vòng đời dự án; Công tác đánh giá rủi ro là một sự cần thiết khách quan
vì sự tồn tại và phát triển lâu dài, đảm bảo chất lượng hoạt động của các NHTM nói riêng
mà nó còn cần thiết cho cả chủ đầu tư và nền kinh tế nói chung.
Công tác đánh giá rủi ro là một bước không thể thiếu khi tiến hành thẩm định dự án
vay vốn tại NHTM nó được thực hiện trước khi ra phán quyết cho vay, vì vậy đánh giá
rủi ro trong thẩm định dự án vay vốn gắn liền với quy trình thẩm định dự án, trong từng
nội dung đánh giá rủi ro được thực hiện theo quy trình từ Nhận diện rủi ro  Phân tích
rủi ro  Đề xuất giải pháp.
Hai phương pháp chính được sử dụng để đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án đầu
tư vay vốn tại các NHTM là phương pháp định tính và phương pháp định lượng.
Một số các công cụ, kỹ thuật sử dụng trong phương pháp đánh giá rủi ro gồm Bộ
tiêu chí đánh giá rủi ro, Bộ chuẩn so sánh rủi ro, Hệ thống chương trình, phần mềm đánh
giá rủi ro, Hệ thống thông tin tra cứu.
Nội dung đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án đầu tư tại NHTM bao gồm: Đánh
giá rủi ro về chủ đầu tư và đánh giá rủi ro về dự án đầu tư.
- Đánh giá rủi ro về chủ đầu tư là những đánh giá rủi ro về năng lực pháp lý của
chủ đầu tư, năng lực điều hành quản lý của chủ đầu tư, hình tổ chức, bố trí lao động của
chủ đầu tư, năng lực tài chính của chủ đầu tư.
- Đánh giá rủi ro về dự án đầu tư bao gồm đánh giá rủi ro về cơ chế chính sách,
xây dựng hoàn tất công trình, thị trường, thu nhập và thanh toán, nhà cung cấp, kỹ thuật,
vận hành, môi trường xã hội, kinh tế vĩ mô vốn đầu tư.
Thứ hai, tác giả đưa ra các tiêu chí phản ánh kết quả và hiệu quả của công tác đánh
giá rủi ro trong thẩm định dự án vay vốn tại ngân hàng thương mại.



Tiêu chí kết quả được phản ánh qua số lần phát hiện rủi ro, số dự án được cho
vay/Số dự án được thẩm định, số vốn cho vay/Số vốn đề nghị.
Tiêu chí hiệu quả được phản ánh qua các tiêu chí về Nợ quá hạn/Tổng dư nợ và Nợ
xấu/Tổng dư nợ.
Thứ ba, các nhân tố ảnh hưởng đến công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án
vay vốn tại ngân hàng thương mại
Nhân tố chủ quan là những nhân tố thuộc về ngân hàng, đơn vị thẩm định mà liên
quan tới công tác đánh giá rủi ro, bao gồm:
- Nhân tố liên quan tới chính sách cho vay của ngân hàng: để công tác đánh giá rủi
ro trong thẩm định dự án đầu tư vay vốn đạt chất lượng tốt thì Ngân hàng cần có các
chính sách cho vay phù hợp.
- Nhân tố liên quan tới chất lượng thông tin: Thông tin càng chính xác, đầy đủ,
kịp thời đảm bảo tính khách quan thì khả năng phòng ngừa rủi ro trong hoạt động cho
vay của ngân hàng càng tăng cao.
- Nhân tố liên quan tới năng lực cán bộ: cán bộ thẩm định cần có một số tiêu
chuẩn như: phải nắm vững chuyên môn và các nghiệp vụ ngân hàng, phải có kiến thức xã
hội tốt, phải có đạo đức nghề nghiệp, phải có trách nhiệm cao trong công việc, phải có
bản lĩnh và kinh nghiệm nghề nghiệp…
- Nhân tố liên quan tới phương pháp, công cụ đánh giá rủi ro: Các NHTM thường
chưa sử dụng nhiều công cụ đánh giá rủi ro, mới chỉ đánh giá dựa nhiều vào kinh nghiệm,
thông qua các phương pháp định tính và một vài chỉ tiêu định lượng như NPV, IRR…
chưa sử dụng các mô hình đánh giá rủi ro để khắc phục bớt những hạn chế của các
phương pháp truyền thống.
- Nhân tố chi phí cho công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án vay vốn: Chi
phí cho đánh giá rủi ro cao thể hiện sự chú trọng đầu tư cho công tác đánh giá rủi ro
nhiều đem lại kết quả đánh giá cao. Tuy nhiên, nhiều NHTM chưa thực sự coi trọng chi
phí cho công tác đánh giá rủi ro dẫn đến việc đánh giá rủi ro chỉ mang tính hình thức
không phản ánh đúng bản chất của rủi ro khi thực hiện phê duyệt cấp tín dụng.

Nhân tố khách quan bao gồm hai nhóm nhỏ, đó là nhóm các nhân tố của môi trường
kinh tế, xã hội, pháp lý và nhóm nhân tố của chủ đầu tư
- Nhóm nhân tố thuộc về môi trường kinh tế, xã hội, pháp lý: Về môi trường kinh
tế, hoạt động cho vay của Ngân hàng chỉ đạt hiệu quả cao khi nền kinh tế ổn định. Khi
nền kinh tế phát triển ổn định các doanh nghiệp có cơ hội đầu tư các dự án trung dài hạn


nâng cao năng lực sản xuất và tạo ra nhiều lợi nhuận, tăng khả năng trả nợ ngân hàng. Về
chính trị xã hội, một nền chính trị ổn định tạo cơ sở vững chắc thu hút được nhiều nguồn
vốn trong và ngoài nước giúp các chủ đầu tư thực hiện nhiều dự án trung và dài hạn giúp
nâng cao năng lực của nền kinh tế trong nước. Về pháp lý, hệ thống luật pháp đồng bộ,
luôn cải tiến để phù hợp với xu hướng phát triển chung của xã hội sẽ giúp cho các hoạt
động của của nền kinh tế được diễn ra dễ dàng và thuận tiện.
Nhân tố về phía chủ đầu tư: Về phía khách hàng cũng là một nguyên nhân tác
động tiêu cực đến công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án đó là trường hợp
-

khách hàng lập hồ sơ vay vốn không đúng với thực tế như hồ sơ tài chính sai khác với
năng lực tài chính thực tế của chủ đầu tư, yếu tố tài chính là yếu tố đầu tiên và cốt lõi
tác động đến khả năng trả nợ của khách hàng. Nhân tố này có tác động rất lớn đến công
tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án ảnh hưởng đến quyết định cho vay dự án và
chất lượng tín dụng của ngân hàng.
Trong chương 3, tác giả đi vào phân tích thực trạng công tác đánh giá rủi ro trong thẩm
định dự án vay vốn tại Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam giai đoạn 2008 – 2012. Tại
chương này, tác giả trình bày thành ba nội dung lớn:
Thứ nhất, tác giả đưa ra khái quát về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc tế Việt
Nam. Trải qua 16 năm hình thành và phát triển, VIB đã và đang phát triển mạnh mẽ và trở
thành một trong những ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu Việt Nam. Tính đến tháng
31/12/2012, vốn điều lệ của VIB là 4.250 tỷ đồng, tổng tài sản đạt 65 nghìn tỷ đồng với 151
đơn vị kinh doanh có mặt trên 40 tỉnh/thành phố trên cả nước.

Một trong những sứ mệnh được ban lãnh đạo VIB xác định ngay từ ngày đầu thành
lập là “Vượt trội trong việc cung cấp các giải pháp sáng tạo nhằm thỏa mãn tối đa nhu
cầu khách hàng”. Do vậy, hiện VIB đã và đang tăng cường hiệu quả sử dụng vốn, cùng
năng lực quản trị điều hành, tiếp tục chú trọng phát triển mạng lưới ngân hàng bán lẻ và
các sản phẩm mới thông qua các kênh phân phối đa dạng để cung cấp các giải pháp tài
chính trọn gói cho các nhóm khách hàng trọng tâm, đồng thời nâng cao chất lượng dịch
vụ để phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn
VIB đã chuyển đổi thành công sang cơ cấu mô hình tổ chức mới theo chiến lược
kinh doanh tổng thể giai đoạn 2009 – 2013. Theo mô hình cơ cấu tổ chức trong giai đoạn
này, VIB chia các khối thành ba nhóm: nhóm kinh doanh trực tiếp, nhóm hỗ trợ kinh
doanh và nhóm hỗ trợ hệ thống.
Thứ hai, tác giả đi vào thực trạng công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án vay


vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc tế Việt Nam (VIB) giai đoạn 2008 -2012
Theo sự biến động của tốc độ tăng trưởng của dư nợ, số lượng dự án VIB thực hiện
thẩm định tăng mạnh từ 2008 – 2010, tăng chậm năm 2011 và có xu hướng giảm vào
năm 2012. Các dự án tập trung vào dự nợ của đối tượng Khách hàng Doanh nghiệp vừa
và nhỏ và đối tượng Khách hàng lớn.
Việc nghiên cứu về hoạt động đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án có đặc trưng là
gắn liền với chức năng và quyền hạn của việc phát triển hoạt động tín dụng và công tác
quản lý rủi ro tín dụng. VIB phân chia quyền hạn phán quyết tín dụng theo chiều dọc,
trong đó cấp cao nhất là Hội đồng tín dụng, cấp thấp nhất là các chi nhánh
Trình tự hoạt động đánh giá rủi ro được tiến hành song song với từng bước trong
công tác thẩm định dự án xin vay vốn. Quá trình đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án
đầu tư vay vốn tập trung vào đánh giá hai nội dung đánh giá rủi ro về chủ đầu tư, đánh
giá rủi ro về dự án đầu tư. Đối với từng giai đoạn, từng nội dung đánh giá CBTD lựa
chọn và sử dụng các phương pháp đánh giá phù hợp để nhận diện rủi ro, phân tích rủi ro
và từ đó đưa ra các biện pháp hạn chế phòng ngừa.
Trong kết quả của công tác đánh giá rủi ro, các dự án được đánh giá theo 03 trường

hợp:
Một là, những hồ sơ vay vốn không phát hiện ra rủi ro hoặc rủi ro có biện pháp
phòng ngừa cụ thể, chủ dự án đầy đủ năng lực, dự án tốt đủ điều kiện vay vốn;
Hai là, hồ sơ vay có rủi ro không đủ điều kiện vay vốn bị từ chối cho vay.
Ba là, hồ sơ vay có rủi ro vẫn được vay vốn
Tương ứng với các trường hợp trên, tác giả đã dẫn chiếu 03 ví dụ cơ bản minh họa
cho công tác thực hiện đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án tại Ngân hàng TMCP Quốc
tế Việt Nam. Thông qua ví dụ tác giả muốn chỉ rõ những ưu điểm, những vấn đề còn tồn
tại trong thực trạng công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án vay vốn tại VIB.
Qua các nội dung đánh giá của cán bộ thẩm định, công tác đánh giá rủi ro đã sử
dụng đa dạng các phương pháp để nhận diện nhanh chóng các rủi ro, phân tích rủi ro có
dẫn chứng số liệu cụ thể và áp dụng các công cụ đánh giá rủi ro linh hoạt nhưng nhiều nội
dung đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án còn khá sơ sài, nội dung đánh giá năng lực tài
chính của Chủ đầu tư chưa rõ ràng, nội dung phân tích thị trường, phân tích kỹ thuật và
tài chính dự án còn chung chung, khía cạnh thị trường chưa kiểm soát được, chưa dự báo
được những thay đổi của thị trường…
Thứ ba,tác giả đánh giá thực trạng công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án


vay vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc tế Việt Nam.
Kết quả của công tác đánh giá rủi ro trong công tác thẩm định dự án vay vốn thể
hiện qua tỷ lệ số dự án được vay vốn trong số dự án thẩm định ngày càng giảm từ 72%
năm 2008 xuống còn 65% năm 2012 mặc dù số dự án cho vay tăng và tổng số doanh số
cho vay trong số vốn đề nghị cũng theo chiều hướng giảm giao động từ 70,8% năm 2008
giảm nhẹ qua các năm 2009 – 2011, giảm rõ rệt vào năm 2012 chỉ còn 63,2% thể hiện rõ
chủ trương kinh doanh của VIB tăng trưởng luôn đi kèm quản trị rủi ro nhất là trong bối
cảnh khủng hoảng kinh tế, nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng mất khả năng trả nợ
Trong giai đoạn 2008 – 2012, tỷ lệ nợ quá hạn của VIB giảm dần qua các năm, tuy
nhiên tỷ lệ nợ xấu vẫn cao. Tỷ lệ này cần được kiểm soát chặt chẽ hơn nữa, do chịu ảnh
hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính, doanh nghiệp phá sản nợ xấu gia tăng. VIB tăng

cường các biện pháp quản trị rủi ro, tăng trưởng bền vững đảm bảo tỷ lệ nợ quá hạn và nợ
xấu trong ngưỡng an toàn mà NHNN quy định (nợ quá hạn dưới 10%, nợ xấu dưới 3 %).
Một số hạn chế còn tồn tại trong công tác đánh giá rủi ro như:
- Hoạt động đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án còn sơ sài, chưa chính xác, kết quả
đánh giá rủi ro của một số dự án còn mang tính hình thức, thủ tục, chưa đi sâu đánh
giá rủi ro một cách toàn diện.
- Thời gian đánh giá rủi ro dài, thời gian đánh giá rủi ro lâu không chỉ ảnh hưởng
đến cơ hội đầu tư của khách hàng mà cũng ảnh hưởng lớn tới kết quả kinh doanh của
chính ngân hàng.
Các hạn chế còn tồn tại trong công tác đánh giá rủi ro đều xuất phát từ các nguyên
nhân chủ quan và khách quan như: nguyên nhân từ phía khách hàng, từ môi trường đầu
tư, từ bản thân ngân hàng. Ngân hàng cần tìm hiểu cặn kẽ những nguyên nhân để từ đó
đưa ra những giải pháp hợp lý nhằm khắc phụ hạn chế trên.
Trong chương 4, về giải pháp hoàn thiện công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định
dự án vay vốn tại ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam. Trong chương này, tác giả đưa ra
ba nội dung chính đó là định hướng phát triển của Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam
đến năm 2015, tiếp theo là một số giải pháp hoàn thiện công tác đánh giá rủi ro trong
thẩm định dự án vay vốn tại Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam.
Thứ nhất, trong phần định hướng phát triển của Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt
Nam đến năm 2015, HĐQT và Ban điều hành VIB đã đưa ra 6 lĩnh vực tập trung cơ bản
như sau:
 Nâng cao dịch vụ khách hàng vượt trội.


 Tăng trưởng doanh thu bền vững
 Cải thiện chất lượng nội bộ
 Tối ưu hóa hoạt động
 Đẩy mạnh công tác quản trị rủi ro.
 Đảm bảo an toàn và cân đối thanh khoản
Trong đó, định hướng về hoạt động tín dụng như tiếp cận các khách hàng tốt có

chọn lọc tâp trung thu hút các khách hàng lớn đã sử dụng hết hạn mức tại các ngân hàng
khác (do hạn chế tốc độ tăng trưởng tín dụng). Ưu tiên các phương án cho vay đối với các
lĩnh vực trực tiếp sản xuất, xuất khẩu, đầu tư nâng cao năng lực sản xuất, các nghành
thương mại có khả năng quay vòng vốn nhanh; đẩy mạnh hoạt động tín dụng bán lẻ; kiểm
soát rủi ro với các lĩnh vực như công nghiệp đóng tàu, bất động sản, xây lắp. Hạn chế cho
vay đối tượng phi sản xuất và các món vay trung dài hạn.
VIB sẽ tiếp tục đặt công tác đánh giá rủi ro lên hàng đầu nhằm đảm bảo sự an toàn,
phát triển ổn định cho toàn hệ thống mà vẫn phù hợp với chiến lược hoạt động kinh
doanh và thị trường
Với những định hướng phát triển dài hạn, VIB tiếp tục xây dựng kế hoạch và triển
khai các giải pháp công nghệ đánh giá rủi ro trong quá trình thẩm định chuyển giao từ cổ
đông chiến lược CBA. Đồng thời triển khai các dự án nâng cao quy trình, phương pháp
đánh giá rủi ro, đi kèm với ban hành các chính sách văn bản, quy trình, quy định hướng
tới chuẩn mực quốc tế.
Thứ hai, để hoàn thiện công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án đầu tư vay
vốn tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam, tác giả đưa ra các giải pháp sau:
Nâng cao nhận thức về vai trò của hoạt động đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án
vay vốn
 Nâng cao nhận thức về hoạt động đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án của Ban
lãnh đạo Khối Quản trị rủi ro và các cán bộ thẩm định tín dụng.
 Định hướng rõ ràng về nhiệm vụ, yêu cầu đặt ra với hoạt động đánh giá rủi ro
trong nhiệm vụ chung của hoạt động thẩm định và trong chiến lược hoạt động chung của
Ngân hàng.
 Hoạt động đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án cần được quán triệt về cả nội
dung, quy trình và phương pháp đánh giá.


Đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án cần phải đóng vai trò quan trọng trong việc
tham mưu có hiệu quả cho các cấp lãnh đạo trước khi ra quyết định cuối cùng đối với một
khoản vay

Giải pháp về nhân sự Khối Quản trị rủi ro
Để có những cán bộ đầy đủ tố chất, trình độ, năng lực cũng như đạo đức nghề
nghiệp, trách nhiệm và tâm huyết với nghề, công tác nhân sự VIB cần chú trọng những
giải pháp sau: Coi trọng chất lượng công tác tuyển dụng, bố trí cán bộ một cách hợp lý,
xây dựng chính sách đào tạo, bồi dưỡng, có trao đổi kinh nghiệm thực tế, nâng cao sự
tuaab thủ tư cách đạo đức nghề nghiệp, xây dựng cơ chế đãi ngộ thích hợp.
Giải pháp hoàn thiện chất lượng các công cụ, kỹ thuật đánh giá rủi ro
Hoàn thiện chất lượng thông tin để đảm bảo chất lượng, hiệu quả, giảm thiểu rủi ro,
ngân hàng trong thu thập và phân tích, xử lý chính xác các thông tin cần Tăng cường hệ
thống thông tin nội bộ ,Tăng cường hoạt động của bộ phận kiểm soát tuân thủ và nhận
diện rủi ro, đề cao việc thu thập thông tin từ bên ngoài.
 Nâng cao trình độ công nghệ để giúp cán bộ thẩm định đánh giá rủi ro chính xác
hơn
 Hoàn thiện Bộ tiêu chí đánh giá rủi ro và xây dựng Bộ chuẩn so sánh nhằm nâng
cao chất lượng tín dụng và giảm thiểu thời gian đánh giá rủi ro
Hoàn thiện các phương pháp đánh giá rủi ro
Đối với phương pháp định lượng: cần đánh giá dự án trong trường hợp có sự thay
đổi đồng thời của hai hay ba yếu tố (phân tích độ nhạy 2 chiều, độ nhạy 3 chiều) để có
thể nhìn rõ hơn về các rủi ro tiềm ẩn trong dự án.
Đối với phương pháp định tính: Để khắc phục các hạn chế của phương pháp định
lượng MB có thể áp dụng các phương pháp như ma trận SWOT, mô hình 5 lực lượng của
Porter, ma trận BCG … để có được các đánh giá và quyết định chính xác.
Hoàn thiện nội dung đánh giá rủi ro
Cần hoàn thiện các nội dung đánh giá nhu cầu vốn đầu tư, rủi ro về kỹ thuật vận
hành dự án, thị trường và nguồn cung cấp, hiệu quả tài chính dự án đầu tư để các nội
dung đánh giá rủi ro của VIB được đầy đủ và có chiều sâu.
Cuối cùng, tác giả đưa ra một số kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước, bộ ban ngành
như sau:
Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước



Ngân hàng nhà nước cần tổ chức những hội nghị kinh nghiệm toàn ngành để
tăng cường sự hiểu biết và sự hợp tác giữa các ngân hàng thương mại trong công tác
-

thẩm định
Cần đưa ra các chế tài, biện pháp cụ thể tình trạng cạnh tranh không lành mạnh
giữa các ngân hàng. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra giám sát đối với các ngân
-

hàng thương mại để kịp thời phát hiện những sai sót, xử lý nghiêm những trường hợp vi
phạm.
-

Nâng cao chất lượng hoạt động của trung tâm thông tin tín dung CIC.
Ban hành các thông tư hướng dẫn, tạo cơ sở vững chắc cho việc thi hành và áp

dụng trong các hoạt động thẩm định nói chung và đánh giá rủi ro trong thẩm định nói
riêng.
Kiến nghị với bộ ban ngành
- Các chính sách vĩ mô của Nhà nước phải hướng tới xây dựng một môi trường
kinh doanh ổn định, hấp dẫn được nhà đầu tư trong và ngoài nước. hoàn thiện môi trường
pháp lý ổn định.
- Thiết lập một môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp.
- Tạo dựng khung pháp lý yêu cầu các doanh nghiệp phải công khai tình hình tài
chính khi thực hiện vay ngân hàng.
- Các Bộ, ngành cùng phối hợp để xây dựng các mức thông số kỹ thuật của từng
ngành, từng lĩnh vực kinh doanh để làm cơ sở cho việc so sánh hiệu quả của dự án được
sát hơn.
Qua những phân tích và đánh giá tác giả đã đưa vào luận văn nghiên cứu thì việc

thực hiện tốt công tác đánh giá rủi ro là không hề đơn giản, nhưng với sự nỗ lực của toàn
thể cán bộ nhân viên và ban lãnh đạo VIB đã đạt được những kết quả đáng khích lệ cả số
lượng dự án được đánh giá rủi ro, số lượng dự án cho vay và doanh số cho vay. VIB đang
từng bước nâng cao vị thế của mình trên hệ thống các ngân hàng TMCP. Song bên cạnh
đó vẫn còn nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan mà công tác đánh giá rủi ro trong
thẩm định dự án vay vốn tại VIB còn tồn tại những hạn chế cần có những giải pháp hợp
lý để khắc phục.
Qua tìm hiểu thực tế, tác giả đã mạnh dạn đi sâu tìm hiểu thực trạng công tác đánh giá
rủi ro trong thẩm định dự án vay vốn tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam. Ngoài việc
tìm hiểu thực trạng tại Ngân hàng tác giả còn đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm
hoàn thiện công tác đánh giá rủi ro tại Ngân hàng trong thời gian tới.




×