Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Hình tượng Bác Hồ trong thơ ca Việt Nam 1945 - 1975

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (282.8 KB, 16 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

PHẠM MAI HƢƠNG

HÌNH TƢỢNG BÁC HỒ TRONG THƠ CA VIỆT NAM
1945-1975

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VĂN HỌC
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN VĂN NAM

HÀ NỘI - 2005


MỤC LỤC
Phần mở đầu

2

Phần nội dung

11

Chƣơng một: Từ những tấm lòng đến những vần thơ dâng Bác
1.1 Khái niệm : Hì nh tượng nghệ thuật
1.2

Hình

tượng


Bác

Hồ

11

trong

thơ

ca

nhiều

thế

hệ

12
1.2.1

Bác

Hồ

trong

thơ

các


nhà

1.2.2

Bác

Hồ

trong

thơ

các

Bác

Hồ

với

mọi

thơ

lớp

trước

13

1.3

31

nhà

thơ

miền

lớp
đất

sau
nước

38
Chƣơng hai: Hồ Chí Minh- hình tƣợng nhân vật sử thi
đẹp nhất trong thơ ca Việt Nam 1945 -1975
2.1 Hồ Chí Minh kết tinh phẩm chất tốt đẹp của cả dân tộc
2.1.1

Cả

cuộc

đời




nước,

49


dân

50
2.1.2 Người kết tinh truyền thống nhân ái của dân tộc

54

2.2 Hồ Chí Minh- vị lãnh tụ càng vĩ đại, càng giản dị

63

2.3 Hồ Chí Minh- con người hành động, con người chiến thắng

71

Chƣơng ba: Bác sống nhƣ trờ i đất của ta
(Hồ Chí Minh trong mối quan hệ với thời gian)
3.1

Sự

kế

thừa


những

nét

truyền

thống

của

dân

tộc

78
3.2 Hồ Chí Minh- con người hoà hợp với tương lai

88

Phần kết luận

101

Tài liệu tham khảo

105


PHẦN MỞ ĐẦU
1. M ỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI


Dân tộc nào, quốc gia nào khi dựng lại những bộ sử cho mình
đều phải cần đến sự trợ giúp của những huyền tích, huyền thoại. Từ
huyền thoại đến lịch sử là một quá trình, quá trình của sự phát triển tư
duy cũng như quá trình sản xuất vật chất xây dựng đời sống xã hội và
hoàn thiện về mặt quốc gia chỉnh thể. Nước ta trong buổi đầu dựng
nước thời các Vua Hùng đã có không ít những huyền thoại: Hùng
Vương dựng nước, Phù Đổng Thiên Vương, Mỵ Châu - Trọng Thuỷ...
Thời đại các Vua Hùng đã tạo nên một cái đà quan trọng cho sự phát
triển của dân tộc. Sau đó, dân tộc ta đã phải trải qua thời kỳ Bắc thuộc,
dưới các triều đại phong kiến mang nặng tính chuyên chế. Bước vào
thế kỷ hai mươi, Hồ Chí Minh đã xuất hiện. Rồi thời đại Hồ Chí Minh
được khai sinh giữa vòng vây của chủ nghĩa đế quốc. Thời đại Hồ Chí
Minh tiếp nhận được nguồn lực quốc tế, đồng thời cũng đứng trước
nhiều thách thức không nhỏ. Hồ Chủ tịch trở thành người gieo mầm
mặt trời lên cánh đồng bầu trời. Trong thực tế những hạt giống Người
gieo đã nảy chồi, đâm lá, ra hoa, kết quả, phát triển không ngừng. Với
dân tộc Việt Nam, Người đã tìm đường đi cho dân tộc, đó là đường lối
cách mạng và kháng chiến được Người xây dựng trên cơ sở vận dụng
một cách sáng tạo chủ nghĩa Mác -Lê nin vào hoàn cảnh cụ thể của Việt
Nam. Nó chẳng những phù hợp với lợi ích chân chính và cấp thiết của
dân tộc ta mà còn phù hợp với qui luật phát triển của lịch sử nhân loại.
Hồ Chí Minh là hiện thân của chính nghĩa, của tự do và độc lập. Người
đã đi vào lịnh sử cùng với sự hình thành Nhà nước, sự phát triển không


ngừng của Đảng. Toàn dân Việt Nam từ lâu đã thấm thía công ơn trời
biển của Bác- Người sáng lập ra Đảng ta, khai sinh ra nước Việt Nam
dân chủ cộng hoà, lãnh đạo toàn dân tiến hành kháng chiến thắng lợi,
xây dựng chủ nghĩa xã hội trên toàn quốc.

Bác Hồ là một hình tượng đẹp, là một niềm thơ, là nguồn cảm hứng
sáng tạo của nhiều nghệ sĩ, nhiều nhà văn, nhà thơ Việt Nam và thế giới. Thơ
cũng như mọi nghệ thuật khác là tiếng nói của trái tim tràn đầy cảm xúc
hướng tới cái Đẹp của cuộc sống. Bác là hiện thân của chân lý. Bác là sự kết
tinh hài hòa vẻ đẹp của dân tộc và vẻ đẹp của thời đại. Hình ảnh Bác đã đi
vào văn, thơ, nhạc, hoạ, điêu khắc, phim ảnh và sân khấu... đi vào cõi thiêng
liêng- bất diệt của nghệ thuật. Nghệ thuật chân chính bao giờ cũng hướng tới
chân - thiện- mỹ trong khát vọng cao cả của con người. Hồ Chí Minh là hình
tượng nhân vật sử thi chói sáng nhất trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Ở
thế kỷ hai mươi, thật hiếm có một lãnh tụ thu hút được nhiều cảm hứng sáng
tạo của các nghệ sỹ như thế.
Nền thơ hiện đại Việt Nam có một mảng thơ viết về Bác Hồ. Nền thơ
hiện đại thế giới cũng có nhiều bài thơ viết về Bác Hồ. Đó là sự gặp gỡ, sự
hội tụ những trái tim của các nhà thơ Việt Nam và thế giới hướng về Bác.
Nhiều nhà thơ Việt Nam và thế giới khi đứng trước vẻ đẹp của Bác như được
đứng trước vầng hào quang chói lọi, chiếu rọi tâm hồn và tình cảm của họ.
Vầng hào quang của vẻ đẹp lương tâm - khí phách - trí tuệ của Bác toả chiếu
đến mai sau, đã trở thành nguồn cảm hứng mãnh liệt của các nhà thơ say sưa
sáng tạo. Bằng niềm cảm phục, kính yêu chân thực và tha thiết của mình, mỗi
nhà thơ khi viết về Bác đã có những khám phá riêng, tạo nên một mảng thơ
đa sắc, đa thanh. Chỗ gặp nhau của họ là tấm lòng thiết tha hướng tới Bác.
Chỗ đóng góp của họ là những sáng tạo độc đáo.
Hồ Chí Minh, tên Người là cả một niềm thơ. Tên Người làm nên một
giá trị đẹp. Tên Người là nguồn cảm hứng của thơ ca. Tên Người là động lực


của nhiều sáng tạo nghệ thuật. Vì vậy đã có rất nhiều người làm thơ về Bác.
Vẻ đẹp của hình tượng Bác đã tạo nên một hiện tượng đặc biệt trong sáng tạo
thơ ca. Số người làm thơ về Bác rất đông và đủ các lớp người ở khắp mọi
nơi: trẻ có, già có, có nhà thơ chuyên nghiệp nhưng cũng có quần chúng mới

thoát nạn mù chữ, có nhà thơ Việt Nam, có những nhà thơ thuộc nhiều dân
tộc trên thế giới. Tất cả đều chung một tấm lòng thành hướng về Bác.
Như vậy, hình tượng Bác Hồ trong thơ ca Việt Nam 1945-1975 đã,
đang và sẽ làm thành một đề tài đáng nghiên cứu và hứa hẹn có những kết
quả tốt đẹp. Nghiên cứu đề tài này chẳng những có thể bổ sung vào việc phân
tích hình tượng Hồ Chí Minh trong thơ ca mà còn có khả năng tác động trở
lại với khu vực sáng tác, bởi lẽ đây là một vấn đề không hề xưa cũ trong đời
sống văn học hôm nay.
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ

Có những đề tài mà chúng ta càng tìm hiểu và khám phá càng thấy sự
đa dạng và phong phú của nó. Có những nhân vật vĩ đại mà mỗi lần viết, mỗi
người sáng tác phải có nỗ lực rất lớn mới mong tiếp cận được tầm cao của
nhân vật đó. Việc thể hiện và xây dựng hình tượng Bác trong thơ ca cũng
vậy. Để tạo được hình tượng sao cho xứng với tầm vóc vĩ đại của Người phải
đòi hỏi sự tài ba của người nghệ sỹ. Không ai không khỏi xúc động mỗi khi
nhắc tới Người! Cả cuộc đời Người là tấm gương sáng cho chúng ta mãi học
tập và noi theo. Cuộc đời Bác, sự nghiệp của Bác vô cùng rộng lớn, vô cùng
vĩ đại, kể sao cho xiết, nói sao cho hết, Người quá thân thiết và trở thành máu
thịt của mỗi người dân Việt Nam. Không những thế sự nghiệp cao cả vĩ đại
của Người đã vang dội trên toàn thế giới. Từ khi tên Người- vị lãnh tụ Hồ
Chí Minh vang lên cho đến nay thì đã không biết bao nhiêu bài thơ viết về
Người, ca ngợi công đức, trí tuệ tuyệt vời của Người. Cái phi thường trong
con người Bác đẹp như trang thần thoại mới của thời đại!


Cho đến nay đã có hàng nghìn công trình, bài viết về Chủ tịch Hồ Chí
Minh ở trong nước và trên thế giới. Điều đó cũng thật dễ hiểu. Cùng với thời
gian, khối lượng những công trình nghiên cứu, bài viết về Bác Hồ ngày càng
nhiều, ngày càng phong phú, càng đặt ra nhiều vấn đề mới mẻ có quan hệ đến

nhiều mặt của đời sống văn hoá xã hội ở nước ta và trên thế giới. Chủ tịch Hồ
Chí Minh chẳng những sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta mà Người còn
trở thành đối tượng nghiên cứu khoa học của một bộ môn khoa học mới đang
hình thành: Bộ môn Hồ Chí Minh học.
Đọc cuốn“ Danh nhân Hồ Chí Minh” của nhóm biên soạn: Thành Duy,
Trần Đình Huỳnh, Đặng Quốc Bảo, Hoàng Chí Bảo, Phan Hữu Tích, Nguyễn
Hoà chúng ta thấy rằng: Với 1038 trang sách, nhóm biên soạn đã tổng hợp
phần thư mục sách và bài viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh từ trang 609 đến
cuối sách (gồm 3083 bài viết, tác phẩm). Những con số trên chưa phải là đầy
đủ nhưng điều đó cũng đủ cho thấy là có rất nhiều tác giả quan tâm, tìm hiểu
viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Để phục vụ cho luận văn này, ở đây chúng tôi
chỉ đề cập tới những chuyên đề, những bài viết, tác phẩm liên quan đến chủ
đề : Hình tượng Bác Hồ trong thơ ca Việt Nam 1945-1975.
Ông Vũ Đức Phúc trên Tạp chí văn học số 6- 1967 đã viết: “Thơ hay
viết để ca ngợi Bác trên thế giới và trong nước có đến hàng ngàn bài ..." Bác
là người cao cả nhất và Người vĩ đại nhất trong nước, thế mà cũng là người
gần chúng ta, thương yêu chúng ta như cha con...” Điều đó hoàn toàn chính
xác.
Một điều chúng tôi nhận thấy rằng, khi đề cập đến chủ đề : Hình tượng
Bác Hồ trong thơ ca, các tác giả, các nhà nghiên cứu phê bình đều nói rất
nhiều đến hình ảnh Bác Hồ trong thơ Tố Hữu. Ông Lê Đình Kỵ trong chuyên
luận Thơ Tố Hữu đã khẳng định rằng: những chủ đề lớn trong thơ Tố Hữu đó
là “Nhân dân - Đất nước - Đảng - Lãnh tụ”. Tác giả Thiếu Mai với bài “Bác
Hồ trong thơ Tố Hữu” in trên Tạp chí văn học số 5- 1964 cũng cho rằng: Tố


Hữu đã rất thành công khi thể hiện tình cảm của nhiều tầng lớp nhân dân với
Bác Hồ và tình cảm của Người với mọi tầng lớp nhân dân, biểu lộ một nhận
thức về Bác rất sâu sắc. Trong thơ Tố Hữu, hình ảnh Bác luôn luôn gắn liền
với nhân dân, với Đảng, với sự nghiệp cách mạng.

Đồng ý kiến với tác giả Thiếu Mai, ông Nguyễn Văn Hạnh có chuyên
đề “Hình tượng Bác Hồ qua những chặng đường thơ Tố Hữu”, Tạp chí văn
học, số 6-1969 và “Theo chân Bác- một thành công mới của Tố Hữu” trong
Suy nghĩ về văn học, NXB Văn học, H.,1979 . Ở những bài viết trên, tác giả
đánh giá rất cao trường ca Theo chân Bác của Tố Hữu.
Ông Hồ Sỹ Vịnh trong bài Đọc tập thơ Bác Hồ của Tố Hữu in trên báo
Văn nghệ, số 360, 4-9- 1970 cho rằng “Cái vĩ đại và cái bình thường của Bác
trong thơ Tố Hữu cứ quyện hoà vào nhau làm cho hình tượng Bác vừa đồ sộ
và chói lọi, vừa thân thuộc và bình dị lạ thường!”[53]. Sau khi điểm đến một
số bài như Hồ Chí Minh, Sáng tháng Năm, Bác ơi... tác giả đã khẳng định
những thành công của Tố Hữu trong Theo chân Bác. Ông Hồ Sỹ Vịnh lập
luận: “Trong thơ ca cách mạng, việc xây dựng hình tượng lãnh tụ thường đặt
ra trước nhà thơ những nhiệm vụ khó khăn. Nếu người nghệ sỹ không có một
quan điểm duy vật lịch sử đúng đắn về mối quan hệ giữa vĩ nhân và lịch sử,
giữ cái bình thường và cái vĩ đại trong con người lãnh tụ, thì thường rơi vào
một trong hai trường hợp sau : hoặc là say sưa khai thác cái bình thường của
lãnh tụ, muốn đặt lãnh tụ gần quần chúng mà thu hẹp phạm vi hoạt động lớn
lao của lãnh tụ, kết quả là tầm thước của hình tượng bị giảm đi. Hoặc là vì
muốn phức tạp hoá, cường điệu hoá thiên tài và công lao to lớn của lãnh tụ,
nên đã biến lãnh tụ thành con người thượng đẳng, siêu nhân. Trong trường ca
Theo chân Bác, Bác chúng ta không phải là một đức vua hay một thánh nhân
nào đó, Bác là con người làm ra lịch sử, Bác xuất hiện đúng lúc, đúng với
yêu cầu lịch sử, với những tư tưởng và ý kiến đúng...vừa là con người Việt
Nam, chân chất, thân thuộc với đồng quê... Bác là vị nguyên thủ vĩ đại của


Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, nhưng sao Bác thân thiết và hiểu rõ
tấm lòng của mỗi người dân đến thế!” [53]
Luận văn thạc sỹ “Hình tượng người cộng sản trong thơ Tố Hữu” của
Phạm Đức Bách (Đại học Sư phạm Hà Nội- 1982), bên cạnh hình tượng

nhiều người cộng sản, tác giả đã dành nhiều trang phân tích hình tượng Hồ
Chí Minh về phương diện là một người Đảng viên cộng sản. Phạm Đức Bách
đã khẳng định: “Bác là người cộng sản tiêu biểu nhất, người kết tinh cao nhất
phẩm chất đạo đức của những Đảng viên cộng sản của thời đại. Nhưng ở
Người có những phẩm chất riêng biệt không dễ gì tìm thấy ở những Đảng
viên bình thường khác.” [2,72]
Khi đọc Tạp chí Văn học số 8- 2001 chúng tôi rất chú ý đến bài viết
của TS. Hà Công Tài- Viện văn học với bài “ Bước đầu tìm hiểu sáng tác thơ
ca dân gian về Chủ tịch Hồ Chí Minh”. Tác giả viết: “ Thơ ca dân gian về
Bác nằm trong dòng phát triển của thơ ca dân gian về nhân vật lịch sử... ở
đâu có người Việt Nam yêu nước thì ở đó có ca dao về Bác Hồ...Trong lịch
sử văn học Việt Nam, chưa có một nhân vật lịch sử nào có khối lượng thơ ca
hướng tới để tìm hiểu và nhận thức như Bác. Nếu như trong thời cận đại có
bước phát triển vượt bậc của bộ phận thơ ca trữ tình dân gian về thân phận
con người thì trong thời hiện đại đó là sự phát triển vượt bậc của dòng thơ ca
trữ tình dân gian về Bác. Trong cảm nhận của dân gian, Bác là Ngôi sao Bắc
đẩu, là vừng thái dương, là núi Thái Sơn, là chiếc kiếng soi, là hiện thân của
tâm hồn dân tộc- Một dân tộc thuỷ chung như nhất, nghĩa tình sâu nặng. Một
dân tộc mà trong suốt cuộc đời, Bác đã sống sôi nổi, phong phú đời sống và
cuộc đấu tranh gian khổ, ác liệt của quần chúng nhân dân .[47, 58]
Ông Tạ Đức Hiền ở bài Những hình tượng chủ yếu trong thơ từ Cách
mạng tháng Tám đến 1975 in trong cuốn Tập làm văn phổ thông trung học,


NXB Giáo dục, H., 1998 đã đề cập đến vấn đề chúng tôi quan tâm có liên
quan đến luận văn này. Theo tác giả, bên cạnh những hình tượng như: Tổ
quốc, người lính, người phụ nữ... thì hình tượng lãnh tụ Hồ Chí Minh là một
hình tượng lớn trong thơ ca Việt Nam 1945-1975. Trong bài viết này, tác giả
đã giới thiệu một cách khái quát Hồ Chí Minh là một chiến sỹ yêu nước vĩ
đại. Sau ba mươi năm đi tìm hình của nước, Người đã tìm ra con đường cách

mạng, lãnh đạo cách mạng.“ Hồ Chí Minh vĩ đại là biểu tượng cao cả cho
hồn nước thiêng liêng; là Trời xanh biển rộng, ruộng đồng, nước non. Lời
của Bác là lời non nước thể hiện ý chí và khát vọng của nhân dân ta... Sức
mạnh của quân và dân ta được khơi dậy từ sự lãnh đạo tài tình và sáng suốt
của Bác. Trải qua muôn nghìn sương tuyết, Bác lãnh đạo nhân dân ta đánh
thắng thù trong giặc ngoài, viết nên bản anh hùng ca thời đại... Hồ Chí Minh
là lãnh tụ của nhân dân, rất vĩ đại mà bình dị Như đỉnh non cao tự giấu hình,
sống cuộc đời thanh bạch, giản dị...”[24, 47]. Để làm sáng tỏ các đặc điểm
trên ở hình tượng Bác Hồ, ông Tạ Đức Hiền đã lấy dẫn chứng là một số đoạn
thơ trong các bài: Hồ Chí Minh, Sáng tháng năm, Theo chân Bác của Tố
Hữu; Người đi tìm hình của nước - Chế Lan Viên; Quê hương Việt BắcNguyễn Đình Thi; Viếng lăng Bác- Viễn Phương. Mặc dù trong bài viết, tác
giả đã nêu được những đặc điểm nổi bật của hình tượng Hồ Chí Minh, tuy
nhiên những dẫn chứng là quá ít ỏi( một số đoạn ngắn của sáu bài thơ trong
số hàng ngàn bài thơ viết về Bác). Tác giả chưa có một sự bao quát, chưa đề
cập đến những sáng tác của các tác giả nhiều thế hệ, của nhân dân các vùng
miền...
Chúng tôi cho rằng, chủ đề “Bác Hồ trong thơ ca Việt Nam 19451975" là chủ đề lớn, bình diện rộng bao gồm nhiều vấn đề vô cùng vô tận. Vì
thế, đây là công việc đòi hỏi những người nghiên cứu phải dày công suy
nghĩ, tìm tòi, phát hiện, không chỉ dừng ở mức độ nhạy bén về cảm thụ và
còn phải tinh lọc, bồi đắp bằng những cảm nghĩ chân thực, trong sáng. Đây


cũng là một công việc, một nhiệm vụ đặt ra có tính chất lâu dài của những
nhà nghiên cứu, phê bình văn học của dân tộc.
3. NHIỆM VỤ, ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN

3.1. Luận văn không thể đề cập đến tất cả sự phong phú, đa dạng
trong các tác phẩm thơ ca viết về Bác Hồ mà chỉ tập trung vào các
phương diện cơ bản sau:
+ Hình tượng Bác Hồ trong thơ các nhà thơ nhiều thế hệ, trong

lòng nhân dân
+ Hồ Chí Minh- Hình tượng nhân vật sử thi đẹp nhất trong thơ ca
Việt Nam 1945-1975, con người chiến thắng, kết tinh phẩm chất tốt
đẹp của cả dân tộc
+ Hồ Chí Minh trong mối quan hệ với thời gian, Người làm chủ
tình huống, làm chủ thời cuộc, kế thừa những nét truyền thống của dân
tộc và hoà hợp với tương lai
3.2. Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hình tượng Bác Hồ trong
thơ ca Việt Nam giai đoạn 1945-1975, bắt đầu từ bài thơ "Hồ Chí
Minh" của Tố Hữu(8-1945). Mốc thời gian 1975 chỉ mang tính chất
tương đối. Luận văn chủ yếu dừng lại ở những bài thơ viếng Bác viết
năm 1969, 1970 khi Người đã đi xa. Những sáng tác trong khoảng
1970- 1975 vẫn thuộc phạm vi chú ý nhưng không nhiều.
3.3. Số lượng tác phẩm thơ ca viết về Bác Hồ trong ba mươi năm
(1945-1975) là rất lớn. Do vậy luận văn phải bỏ qua rất nhiều tác phẩm
để có điều kiện đi sâu vào một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu.
4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1 Để giải quyết nhiệm vụ cụ thể của ba chương tr ong luận văn,
chúng tôi vận dụng nhiều phương pháp nghiên cứu chuyên biệt thuộc
phương pháp luận nghiên cứu văn học và không tuyệt đối hoá một


phương pháp nào. Những phương pháp nghiên cứu chuyên biệt được sử
dụng nhiều nhất là phương pháp phân tích ngữ văn, phương pháp thống
kê, phương pháp so sánh hệ thống và phương pháp lịch sử - xã hội.
4.2 Chúng tôi dựa vào lý luận về nhân vật văn học , hình tượng
văn học, cấu trúc tác phẩm thơ ca làm cơ sở để phân tích hình tượng
Bác Hồ trong những sáng tác thơ tiêu biểu.
4.3 Chúng tôi cũng tham khảo những kết quả nghiên cứu của các

nhà lý luận phê bình và các nhà văn trong nhiều công trình nghiên cứu,
nhiều bài phê bình tiểu luận, các bài báo đã được công bố trên sách
báo, tạp chí.
5. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, phần
nội dung của luận văn chúng tôi kết cấu như sau:
Chương một: Từ những tấm lòng đến những vần thơ dâng Bác
1.1 Khái niệm : Hình tượng nghệ thuật
1.2 Hình tượng Bác Hồ trong thơ ca nhiều thế hệ
1.2.1 Bác Hồ trong thơ các nhà thơ lớp trước
1.2.2 Bác Hồ trong thơ các nhà thơ lớ p sau
1.3 Bác Hồ với mọi miền đất nước
Chương hai: Hồ Chí Minh- hình tượng nhân vật sử thi
đẹp nhất trong thơ ca Việt Nam 1945-1975
2.1 Hồ Chí Minh kết tinh phẩm chất tốt đẹp của cả dân t ộc
2.1.1 Cả cuộc đời vì nước, vì dân
2.1.2 Người kết tinh truyền thống nhân ái của dân tộc
2.2 Hồ Chí Minh- vị lãnh tụ càng vĩ đại, càng giản dị
2.3 Hồ Chí Minh- con người hành động, con người chiến thắng
Chương ba: Bác sống như trời đất của ta


(Hồ Chí Minh trong mối quan hệ với thời gian)
3.1 Sự kế thừa những nét truyền thống của dân tộc
3.2 Hồ Chí Minh- con người hoà hợp với tương lai


TÀI LIỆU THAM KHẢO


1 . Arixitôt - Nghệ thuật thơ ca . NXB Văn hoá nghệ thuật,
H.,1964.
2. Phạm Đức Bách- Hình tượng người cộng sản trong thơ Tố Hữu.
Luận văn thạc sỹ , Trường Đại học Sư phạm Hà Nội - 1982
3. Lê Bảo, Hà Minh Đức, Đỗ Kim Hồi ... Giảng văn văn học Việt
Nam. NXB Giáo dục, H.,1997
4. Bác ơi! (Tập thơ). NXB Văn học, H.,1969
5. Bác để tình thương cho chúng con (Tập thơ viếng Bác). Chi
hội văn nghệ Nghệ An 12-1969
6. Nguyễn Huệ Chi(Chủ biên)- Suy nghĩ mới về Nhật ký trong tù.
NXB Giáo dục, H.,1995
7. Trường Chinh - Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại sống mãi trong
sự nghiệp của chúng ta . NXB Sự thật, H.,1985
8. Chúng ta có Bác Hồ. (nhiều tác giả). NXB Lao động, H.,2001
9. Thành Duy, Trần Đình Huỳnh... Danh nhân Hồ Chí Minh .
NXB Lao động, H.,2000
10. Ngô Viết Dinh (tuyển chọn) -Đến với thơ Chế Lan Viên .
NXB Thanh niên, H.,2000
11. Nguyễn Văn Dân - Lí luận văn học so sánh . NXB Đại học
Quốc gia Hà Nội, H.,2003
12. Xuân Diệu - Công việc làm thơ. NXB Tác phẩm mới, H.,1974
13. Hà Minh Đức - Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện
đại.(Tái bản lần thứ nhất). NXB Giáo dục, H., 1998
14. Hà Minh Đức (chủ biên)- Lý luận văn học. NXB Giáo dục ,
H.,2000


15. Hà Minh Đức - Thực tiễn cách mạng và sáng tạo thi ca . NXB
Giáo dục, H., 1977
16. Hà Minh Đức- Chủ tịch Hồ Chí Minh- nhà thơ lớn của dân

tộc. NXB KHXH, H.,1979
17. Phạm Văn Đồng- Hồ Chí Minh, một con người, một dân tộc,
một thời đại, một sự nghiệp. NXB Sự thật, H.,1990
18. Hà Huy Giáp - Bác Hồ người Việt Nam đẹp nhất. NXB
Thanh niên, H.,1977
19. Nguyễn Văn Hạnh- Theo chân Bác- một thành công mới của
Tố Hữu.(In trong Suy nghĩ mới về văn học, NXB Văn học, H.,1979)
20. Nguyễn Văn Hạnh- Hình ảnh Bác Hồ qua những chặng
đường thơ Tố Hữu. Tạp chí Văn học, số 6-1969
21. Nguyễn Văn Hạnh- Tố Hữu nhà thơ cách mạng - NXB
KHXH H., 1980
22. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử - Từ điển thuật ngữ văn học. NXB
Đại học quốc gia , H.,2000
23. Đỗ Quang Hưng - Thêm những hiểu biết về Hồ Chí Minh .
NXB Lao động, H.,1999
24. Tạ Đức Hiền- Tập làm văn phổ thông trung học . NXB Giáo
dục, H.,1998
25. Tố Hữu- Bác Hồ.(tập thơ). NXB Văn học, H.,1970
26. Vũ Khiêu- Anh hùng và nghệ sỹ. NXB Văn học giải phóng,
1975
27. Vũ Kỳ - Chuyện kể về Bác Hồ. NXB Giáo dục, H., 1990
28. Nguyễn Văn Khoan - Bao dung Hồ Chí Minh . NXB Lao
động, H.,1995
29. Mã Giang Lân - Tiến trình thơ hiện đại Việt Nam . NXB Giáo
dục, H.,2000


30. Phong Lê- Nguyễn Ái Quốc- Hồ Chí Minh hành trình thơ văn,
hành trình dân tộc. NXB Lao động, H.,2000
31. Nguyễn Đăng Mạnh (chủ biên)- Văn học 12 (tập một). NXB

Giáo dục, H.,2000
32. Viện Hồ Chí Minh - Bác Hồ- con người và phong cách .(3
tập) NXB Lao động, H.,1993
33. Viện Hồ Chí Minh - Hồ Chí Minh sống mãi trong trái tim
nhân loại. NXB Lao động - QĐND, H.,1993
34. Hồ Chí Minh tác gia tác phẩm, nghệ thuật ngôn từ (tuyển
chọn) NXB Giáo dục, H., 1997
35. Hồ Chí Minh- Người ở khắp nơi nơi (tuyển chọn). NXB tổng
hợp Hậu Giang 1990
36. C. Mác - Ph. Ăng ghen - V.I Lê nin. Về văn học và nghệ
thuật . NXB Sự thật, H., 1977
37. Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, Trường Chinh... Về văn hoá văn
nghệ . NXB Văn hoá, 1976
38. Thiếu Mai- Bác Hồ trong thơ Tố Hữu . Tạp chí Văn học, số 51964
39. Nguyễn Xuân Nam - Chế Lan Viên, Huy Cận - NXB giáo
dục, H., 1997
40. Bùi Mạnh Nhị - Sen Tháp Mười. NXB TP Hồ Chí Minh,1980
41. Đào Phan - Hồ Chí Minh- danh nhân văn hoá. NXB Văn hoá
thông tin, H., 1998
42. Huỳnh Huy Phượng (sưu tầm) - Tên Người là cả một niềm
thơ.(Tập thơ thế giới viết về Bác Hồ) NXB Thanh niên, H.,1985
43. Nguyễn Kim Phong (tuyển chọn)- Tố Hữu. NXB Giáo dục,
H.,1997


44. Bế Kiến Quốc - Yêu Bác lòng ta trong sáng hơn. Báo Văn
nghệ, số19-20, ngày19-5-1990
45. Lê Sao, Đào Dậu - Bác Hồ người Việt Nam đẹp nhất. NXB
Thanh niên, H.,1977
46. Nguyễn Khánh Toàn -Bác Hồ của chúng ta. NXB KHXH,

H.,1990
47. Hà Công Tài- Bước đầu tìm hiểu sáng tác thơ ca dân gian về
Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tạp chí văn học số 8-2001
48. Trần Hữu Thung - Ca dao về Bác Hồ. NXB Nghệ Tĩnh, 1981
49. Thơ Chế Lan Viên (tuyển). NXB Giáo dục, H.,1983
50. Tố Hữu về tác gia và tác phẩm .(tuyển) NXB Giáo dục,
H.,1999
51. Viện văn học - Tạp chí Văn học số 9 - 1969
52. Viện văn học - Tạp chí Văn học số 10 – 2000
53. Hồ Sỹ Vịnh- Đọc tập thơ Bác Hồ của Tố Hữu . Báo Văn nghệ,
số 360, 4-9-1970
54. Chế Lan Viên - Hoa trước lăng Người. NXB Thanh niên,
H.,1976
55. Chế Lan Viên- Suy nghĩ và bình luận. NXB Văn học, H.,1971
56. Lê Trí Viễn- Từ Trần Nhân Tông đến Bác Hồ. Tạp chí Văn
học số 10-2000
57. Xin nguyện cùng Người (tập thơ). NXB Lao động, H.,1970
58. Tạ Hữu Yên - Bao la nhân ái Hồ Chí Minh. NXB Thanh niên
và Viện triết học, H., 1994



×