Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Hoàn thiện công tác thẩm định phi tài chính dự án vay vốn của các doanh nghiệp tại HDBank

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (217.83 KB, 15 trang )

1

PHẦN MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
- Vai trò của công tác thẩm định dự án vay vốn: là căn cứ để ra quyết định
cho vay, quyết định đến chất lượng cho vay, giảm thiểu rủi ro tín dụng cũng như
rủi ro tài chính cho các ngân hàng …
- Vaì trò của công tác thẩm định phi tài chính dự án vay vốn của doanh
nghiệp tại ngân hàng: Cho cái nhìn tổng thể, toàn diện về hoạt động của doanh
nghiệp cũng như dự án vay vốn của doanh nghiệp.
- Khó khăn của công tác thẩm định phi tài chính dự án vay vốn: Hoạt động
thẩm định phi tài chính chưa được quan tâm trên cả phương diện lý luận lẫn thực tế,
các khó khăn từ sự biến đối không ngừng của nền kinh tế, sự minh bạch của thông
tin … ảnh hưởng đến hoạt động thẩm định phi tài chính dự án vay vốn.
- Thực trạng công tác thẩm định tại HDBank: Công tác thẩm định phi tài
chính của Ngân hàng TMCP Phát triển nhà TP Hồ Chí Minh – HDBank còn nhiều
tồn tại. Công tác thẩm định dự án vay vốn tại các ngân hàng thương mại nói chung
và HDBank nói riêng mới chỉ chú trọng vào thẩm định, phân tích tài chính của dự
án vay vốn cũng như tài chính của doanh nghiệp, còn phân tích phi tài chính (phân
tích năng lực pháp lý, năng lực kinh doanh, phân tích môi trường kinh doanh, phân
tích điểm mạnh điểm yếu của doanh nghiệp, các yếu tố tác động đến dự án vay vốn,
đánh giá rủi ro …) chưa được quan tâm đúng mức.
Xuất phát từ điều kiện và yêu cầu trên nên học viên quyết định chọn đề tài
“Hoàn thiện công tác thẩm định phi tài chính dự án vay vốn của các doanh nghiệp
tại HDBank” để viết luận văn tốt nghiệp cao học quản trị kinh doanh.
Mục đích nghiên cứu:
Hệ thống hóa lý luận tổ chức thẩm định, nội dung thẩm định và một số
phương pháp thẩm định phi tài chính dự án vay vốn của doanh nghiệp tại Ngân
hàng. Tìm hiểu, phân tích thực trạng công tác thẩm định phi tài chính dự án vay vốn
tại HDBank, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định phi
tài chính dự án vay vốn của các doanh nghiệp tại HDBank.




2

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Công tác thẩm định trên phương diện phi tài chính dự
án vay vốn của các doanh nghiệp tại HDBank.
Phạm vi nghiên cứu: HDBank
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp so sánh; phân tích - tổng hợp; dự báo; thống kê chọn mẫu;
phương pháp thu thập thông tin, dữ liệu thứ cấp qua các nguồn như sách, báo chí,
truyền hình, một số tài liệu tại các cuộc hội thảo, Internet, các báo cáo tình hình
hoạt động của HDBank.
Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Chưa có tác phẩm nghiên cứu riêng biệt về công tác thẩm định phi tài chính
dự án vay vốn, các tác phẩm chủ yếu đi sâu thẩm định tài chính dự án vay vốn hoặc
thẩm định tổng thể dự án vay vốn. Vì vậy chưa có công trình khoa học và nghiên
cứu nào đề cập đến vấn đề “Hoàn thiện công tác thẩm định phi tài chính dự án vay
vốn của các doanh nghiệp tại HDBank”.
Những đóng góp của luận văn
- Hệ thống hóa được lý luận cơ bản về công tác thẩm định phi tài chính dự án
vay vốn của các doanh nghiệp
- Phân tích, đánh giá thực trạng công tác thẩm định phi tài chính dự án vay
vốn của doanh nghiệp tại HDBank
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định phi tài chính
dự án vay vốn của các doanh nghiệp tại HDBank.
Kết cầu của luận văn
Luận văn được chia làm ba chương
Chương 1: Thẩm định phi tài chính dự án vay vốn của doanh nghiệp tại
Ngân hàng.

Chương 2: Thực trạng công tác thẩm định phi tài chính dự án vay vốn của
doanh nghiệp tại HDBank
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định phi tài chính dự án vay
vốn của doanh nghiệp tại HDBank


3

CHƯƠNG 1
THẨM ĐỊNH PHI TÀI CHÍNH DỰ ÁN VAY VỐN CỦA DOANH NGHIỆP
TẠI NGÂN HÀNG
1.1. Thẩm định phi tài chính dự án vay vốn
Làm rõ một số khái niệm sử dụng trong luận văn:
* “Dự án vay vốn” của doanh nghiệp là một dự án đầu tư, một phương án
sản xuất kinh doanh (của một thương vụ), hoặc một kế hoạch sản xuất kinh doanh
trong một giai đoạn của doanh nghiệp. Cụ thể
- Dự án đầu tư: có nhiều khái niệm về dự án đầu tư; Theo Ngân hàng thế giới
(WB): “Dự án đầu tư là tổng thể các chính sách, hoạt động và chi phí liên quan với
nhau được hoạch định nhằm đạt những mục tiêu nào đó trong một thời gian nhất định”.
Theo Luật đầu tư năm 2005: Dự án đầu tư là tập hợp các đề xuất bỏ vốn
trung và dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư trên địa bàn cụ thể, trong khoảng
thời gian xác định.
Như vậy dự án đầu tư của doanh nghiệp thường được thực hiện trong trung
và dài hạn; về mặt hình thức nó là một tập hồ sơ tài liệu trình bày một cách chi tiết
và có hệ thống các hoạt động và chi phí theo một kế hoạch để đạt được những kết
quả và thực hiện được những mục tiêu nhất định trong một thời gian.
- Phương án sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp:
Phương pháp sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là các hoạt động mua,
bán, sản xuất … để thực hiện một thương vụ kinh doanh. Đồng thời trong phương
án sản xuất kinh doanh cũng nêu rõ những nguồn lực để thực hiện.

Doanh nghiệp lập Phương án sản xuất kinh doanh gửi Ngân hàng với mục
đích thuyết phục Ngân hàng tài trợ cho các khoản vay theo món, theo thương vụ.
- Kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp:
Kế hoạch sản xuất kinh doanh là tổng thể các hoạt động, chính sách dự kiến
của doanh nghiệp thực hiện trong 1 giai đoạn nhất định nhằm đặt được các mục tiêu
kinh doanh cụ thể (doanh thu, lợi nhuận).


4

Như vậy dự án vay vốn nghiên cứu ở đây không chỉ là dự án đầu tư mà nó
bao gồm cả phương án sản xuất kinh doanh và kế hoạch sản xuất kinh doanh.
* Thẩm định dự án vay vốn:
- Thẩm định dự án vay vốn là việc tổ chức, xem xét, phân tích một cách
khách quan, có cơ sở khoa học và toàn diện các nội dung của dự án, tể từ đó đưa ra
tính khả thi hay không khả thi của dự án; giúp Ngân hàng có cơ sở để quyết định tài
trợ hay không tài trợ cho dự án vay vốn của doanh nghiệp.
- Ý nghĩa của thẩm định dự án vay vốn
Hai phương diện thẩm định dự án vay vốn
+ Thẩm định tài chính dự án vay vốn
+ Thẩm định phi tài chính
Thẩm định phi tài chính dự án vay vốn là việc xem xét các mặt ngoài khía
cạnh tài chính của dự án vay vốn. Đó là: tính pháp lý của dự án vay vốn cũng như
năng lực pháp lý của doanh nghiệp vay vốn; Tình hình sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp vay vốn; Thị trường của dự án /doanh nghiệp vay vốn; Thẩm định
phương diện kỹ thuật, công nghệ của dự án; Phương diện kinh tế - xã hội của dự án
vay vốn; Vấn đề quản lý rủi ro của dự án vay vốn.
+ Tương quan giữa thẩm định tài chính và thẩm định phi tài chính
Thẩm định tài chính và thẩm định phi tài chính dự án vay vốn là hai phương
diện thẩm định không tách rời nhau trong hoạt động thẩm định của dự án vay vốn

của doanh nghiệp tại các Ngân hàng.
Tài chính là yếu tố biểu hiện tổng hợp cuối cùng của các mặt hoạt động của
các hoạt động án. Như vậy thẩm định tài chính có ý nghĩa quan trọng, trực tiếp đối
với việc quyết định tài trợ hay không tài trợ dự án vay vốn của doanh nghiệp.
1.2. Quy trình tổ chức thẩm định phi tài chính:
- Quy trình thẩm định:
Bước 1: Tiếp nhập hồ sơ vay vốn của khách hàng và thu thập thông tín bổ sung.
Bước 2: Tiến hành thẩm định dự án vay vốn của doanh nghiệp
Bước 3: Ước lượng và kiểm tra rủi ro tín dụng


5

Bước 4: Đưa ra kết luận
- Tổ chức thẩm định và lực lượng thẩm định
1.3. Nội dung thẩm định phi tài chính:
Các nội dung thẩm định phi tài chính dự án vay vốn của doanh nghiệp được
xem xét bao gồm
- Thẩm định năng lực pháp lý của doanh nghiệp/chủ dự án
Qua công tác thẩm định năng lực pháp lý của doanh nghiệp sẽ giúp
- Thẩm định tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
- Thẩm định thị trường của dự án/doanh nghiệp
- Thẩm định phương diện kỹ thuật công nghệ của dự án
-Thẩm định phương diện kinh tế - xã hội của dự án
- Thẩm định vấn đề quản lý rủi ro của dự án
1.4. Phương pháp thẩm định phi tài chính:
Một số phương pháp thẩm định phi tài chính thương được sử dụng là:
- Phương pháp so sánh các chỉ tiêu
- Phương pháp thẩm định theo trình tự
- Phương pháp dự báo: Thường sử dụng hai loại dự báo là dự báo theo thời

gian và dự báo theo xu hướng.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH PHI TÀI CHÍNH DỰ ÁN VAY
VỐN CỦA DOANH NGHIỆP TẠI HDBANK

2.1. Tổng quan về HDBank
2.1.1. Quá trình thành lập và phát triển
Ngày 04/01/1990, Ngân hàng TMCP Phát Triển Nhà TP. Hồ Chí Minh
(HDBank) được thành lập. Là một trong những ngân hàng TMCP đầu tiên của cả
nước với vốn điều lệ ban đầu là 3 tỷ đồng. Tại thời điểm mới thành lập HDBank có
sứ mệnh “phát triển nhà ở và chỉnh trang đô thị, góp phần xây dựng TP. Hồ Chí
Minh văn minh hiện đại”.


6

Cùng với sự phát triển của của đất nước và ngành ngân hàng, HDBank đang tích
cực đổi mới, với chiến lược trở thành ngân hàng bán lẻ đa năng, hiện đại.
Tháng 12/2008, Vốn điều lệ đạt 1.550 tỷ đồng.
2.1.2. Định hướng và cam kết phát triển trong giai đoạn 2007 - 2010
Phát triển mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch;Nâng cao năng lực tài
chính; Phát triển nguồn nhân lực; hát triển các dịch vụ ngân hàng mới; Đảm bảo tốt
mọi quyền lợi của cổ đông và khách hàng
2.1.3. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của HDBank:
- Hoạt động của HDBank là hoạt động cung cấp các dịch vụ tài chính
+ ịch vụ tín dụng
Dịch vụ tín dụng là dịch vụ cơ bản mà các Ngân hàng thương mại cung cấp
cho khách hàng, đối với HDBank hoạt động tín dụng cũng là hoạt động cơ bản, mang
lại nguồn thu nhập đáng kể cho Ngân hàng (khoảng 50%).
Biểu 1: Tình hình dư nợ vay tại HDBank

Chỉ tiêu
Dư nợ cho vay

ĐVT
Tỷ đồng

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

2.678

8.912

6.175

8/2009
6.977

(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2006-2008 và 8/2009 của HDBank)
+Hoạt động huy động vốn:
Đây là hoạt động cơ bản của Ngân hàng, là “đầu vào” cho hoạt động tín dụng
và hoạt động kinh doanh tiền tệ. Nguồn huy động ổn định và chiến lược là nguồn
huy động từ dân cư và các tổ chức kinh tế.
Biểu 2: Tình hình huy động của HDBank thời gian qua
Chỉ tiêu

ĐVT


Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

8/2009

Huy động vốn

Tỷ đồng

3.244

12.456

7.772

11.445

(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2006-2008 và 8/2009 của HDBank)
- Hoạt động khác: Ngoài hai hoạt động chính, cơ bản trên HDBank còn thực
hiện các hoạt động khác như hoạt động thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ,
kinh doanh vàng …
Đặc điểm về cơ cấu tổ chức:


7


Với tiêu chí họat động trong thời gian vừa qua tại HDBank là “đổi mới để
tăng trưởng bền vững” ; đổi mới trở thành nhiệm vụ cấp bách đối với HDBank.
Sơ đồ tổ chức mới (dưới đây) là sản phẩm của dự án tái cấu trúc HDBank; Sơ đồ
thể hiện mong muốn HDBank đưa ra được các dịch vụ tốt nhất cho khách hàng và
hướng tới một ngân hàng
2.1.3.3. Hệ thống mạng lưới hoạt động
HDBank có trụ sở chính đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh. Và một loạt các chi
nhánh nằm trên nhiều thành phố trên khắp Việt Nam.
Biểu 3: Tình hình phát triển mạng lưới HDBank
ĐVT

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

8/2009

Điểm giao dịch

Điểm

10

20

33

44


Số tỉnh thành

Tỉnh

2

3

5

8

(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2006- 2008 và 8/2009 của HDBank)
Một chiến lược phát triển của HDBank là mở rộng mạng lưới. Việc mở rộng
mạng lưới có ý nghĩa vô cùng to lớn, giúp phục vụ khách hàng tốt hơn do thuận tiện
cho việc giao dịch với ngân hàng, đồng thời tăng khả năng huy động vốn từ dân cư
Đặc điểm về nguồn nhân lực
Xác định nguồn nhân lực là tài sản lớn nhất của Ngân hàng, HDBannk không
ngừng phát triển nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu phát triển cả về số lượng và
chất lượng.
Tăng cường công tác đào tạo và đào tạo lại
2.2. Thực trạng công tác thẩm định phi tài chính dự án vay vốn của doanh nghiệp tại
HDBank

2.2.1. Tình hình các dự án vay vốn của doanh nghiệp được thẩm định phi tài
chính tại HDBank:
Cùng với sự phát triển của hoạt động tín dụng thời gian qua, tổng số dự án
vay vốn được thẩm định thời gian qua cũng tăng đáng kể. Chi tiết theo biểu sau:
Biểu 4: Tính hình dự án vay vốn được thẩm định tại HDBank

Chỉ tiêu

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008


8

Dự án

Giá trị

Dự án

Giá trị

Dự án

Giá trị

(dự án)

(tỷ đồng)

(dự án)

(tỷ đồng)


(dự án)

(tỷ đồng)

1. Số dự án thẩm đinh

1265

3136

4283

10668

3975

9428

2. Số dự án được duyệt

1074

2276

3942

7753

3250


5310

3. Số dự án không được duyệt

191

860

341

2915

725

4118

4. Tỷ lệ dự án được duyệt (%)

85

73

92

73

82

56


15

27

8

27

18

44

5. Tỷ lệ dự án không được
duyệt (%)
6. Tỷ lệ nợ quá hạn (%)

0.30

0.31

1.93

(Nguồn: Báo cáo công tác tín dụng năm 2006- 2008 của HDBank)
2.2.2. Quy trình, tổ chức thẩm đinh phi tài chính dự án vay vốn của doanh nghiệp:
- Các văn bản quy định về quy trình tổ chức thẩm định
- Hiện HDBank chưa ban hành quy trình riêng về thẩm định phi tài chính dự án
vay vốn của doanh nghiệp, tạm thời lấy quy trình thẩm định dự án vay vốn làm quy
trình chung cho công tác thẩm định phi tài chính dự án vay vốn của doanh nghiệp.
- Quy trình thẩm định phi tài chính vì vậy cũng được tiến hành theo các bước

như quy trình thẩm định dự án vay vốn chung.
- Các văn bản quy phạm hướng dẫn hoạt động thẩm định phi tài chính dự án
vay vốn của doanh nghiệp tại HDBank chưa được ban hành chi tiết cụ thể.
2.2.3 Thực trạng nội dung và phương pháp thẩm định phi tài chính dự án vay
vốn của doanh nghiệp tại HDBank:
- Thẩm định năng lực pháp lý của doanh nghiệp (chủ dự án)
Các nội dung được xem xét có một số ưu điểm tuy nhiên cũng còn nhiều tồn
tại.
Thẩm định tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp:
+ Năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: HDBank đã chú trọng
thẩm định nội dung này.
- Tổ chức mạng lưới bán hàng, kênh phân phối và phương thức bán hàng:
Đánh giá được yếu tố này sẽ biết được khả năng tổ chức tiêu thu sản phẩm của


9

doanh nghiệp. HDBank đã tìm hiểu phân tích được việc tổ chức mạng lưới, kênh
phân phối của doanh nghiệp.
- Tình hình thực hiện sản lượng, doanh thu
Thẩm định thị trường của dự án, của doanh nghiệp
- Sản phẩm, dịch vụ dự án (doanh nghiệp) cung cấp ra thị trường
Qua khảo sát thực tế công tác thẩm định 30 dự án vay vốn tại HDBank; tổng
hợp số liệu tại biểu trên ta thấy: Nhiều nội dung chưa được thẩm định tại nhiều dự
án.
Yếu tố chu kỳ sống của sản phẩm hầu như không được phân tích.
- Phân tích môi trường kinh doanh: Nhiều nội dung chưa được thẩm định
- Dự báo, tính toán nhu cầu
Thẩm định về phương diện kỹ thuật công nghệ của dự án/doanh nghiệp:
Tuy nhiên công tác thẩm định phương diện kỹ thuật công nghệ của dự

án/doanh nghiệp là rất khó khăn đối với các cán bộ thẩm định . Vì các yếu tố kỹ
thuật, công nghệ chi tiết đòi hỏi phải có kiến thức về kỹ thuật, công nghệ mới có thể
đánh giá được, trong khi đó các cán bộ thẩm định lại thường yếu về mặt này.
Yếu tố kinh tế - xã hội của dự án:
Tuy nhiên đây lại là lỗ hổng trong công tác thẩm định dự án vay vốn tại
HDBank. Việc xem xét hiệu quả kinh tế - xã hội dự án mang lại hầu như không
được nhắc tới trong việc thẩm định
Đánh giá rủi ro và các biện pháp phòng ngừa:
Nội dung thẩm định này thẩm định khá sơ sài nhứng hiện càng được
HDBank quan tâm. Việc đánh giá rủi ro đã phân tích được các loại rủi ro có thể xảy
ra
Ngoài ra cũng xem xét các biện pháp phòng ngừa rủi ro.
Tuy nhiên còn nội dung cần quan tâm mà HDBank chưa thẩm định kỹ là
xem xét cách ứng phó khi rủi ro xảy ra để với mục đích giảm thiểu thiệt hại.
Các phương pháp thẩm định phi tài chính được áp dụng tại HDBank:
HDBank sử dụng chủ yếu các phương pháp thẩm định phi tài chính sau:


10

- Phương pháp so sánh các chỉ tiêu
- Phương pháp thẩm định theo trình tự
- Phương pháp dự báo
2.3. Đánh giá tình hình thẩm định phi tài chính dự án vay vốn tại HDBank
Những kết quả đã đạt được và những mặt còn hạn chế của công tác thẩm
định phi tài chính dự án vay vốn của doanh nghiệp tại HDBank sau:
2.3.1. Những kết quả đạt được:
- Bước đầu quan tâm hơn đến công tác thẩm định phi tài chính
- Dần hình thành quy trình chuẩn về thẩm định phi tài chính
- Mặc dù chưa được hệ thống hóa, chi tiết hóa, xong trong các tài liệu hướng

dẫn về thẩm định, hướng dẫn chấm điểm tín dụng khác hàng doanh nghiệp đã đề
cập đến các nội dung của thẩm định phi tài chính
- Các phương pháp thẩm định được hiện đại hóa, đổi mới
2.3.2. Những mặt hạn chế:
- Cũng như hầu hết các Ngân hàng TMCP ở Việt Nam, tại HDBank công tác
thẩm định dự án vay vốn thường tập chung vào thẩm định mặt tài chính của dự án,
còn công tác thẩm định phi tài chính chưa được chú trọng
- Quy trình thẩm định chưa thống nhất
- Tổ chức thẩm định đã được quan tâm hơn.
- Nội dung thẩm định phi tài chính dự án vay vốn chưa được phổ biến cho cả
hệ thống; và chưa được hệ thống hóa.
- Phương pháp thẩm định: Chưa chú trọng đến phương pháp dự báo.
2.3.3. Nguyên nhân dẫn đến hạn chế công tác thẩm định phi tài chính tại
HDBank:
- Nguyên nhân chủ quan:
+ Nhận thức về tầm quan trọng của công tác thẩm định phi tài chính dự án
vay vốn của doanh nghiệp tại HDBank chưa cao.
+ Chưa hệ thống hóa được các nội dung, phương pháp thẩm định phi tài
chính dự án vay vốn.


11

+ Tổ chức phân công phân cấp, chuyên môn hóa thẩm định chưa cao
+ Việc chưa có quy định cụ thể về quy trình và nội dung thẩm định phi tài
chính từng loại dự án.
+ Mới chú trọng đến họat động thẩm định trước cho vay, hoạt động kiểm tra
trong quá trình cho vay và sau cho vay chưa được chú ý đúng mức.
+ Một nguyên nhân hết sức quan trọng là trình độ, năng lực của cán bộ thẩm
định

+ Chưa thống nhất sử dụng hiệu quả các phương pháp thẩm định thẩm định
phi tài chính hiện đại như phân tích SWOT, dự báo, cách thức lượng hóa các chỉ
tiêu, đánh giá rủi ro …
+ HDBank đang trong quá trình đổi mới, lượng công việc để cải cách đổi
mới là rất lớn; hơn nữa hiện HDBank đang tập chung phát triển mảng dịch vụ, hoạt
động tín dụng không được quan tâm đúng mức, do đó hoạt động thẩm định nói
chung cũng như hoạt động thẩm định phi tài chính nói riêng chưa được Ban lãnh
đạo quan tâm đúng mức.
- Nguyên nhân khách quan:
+ Chưa có hệ thống lý thuyết hoàn chỉnh về công tác thẩm định phi tài chính
dự án vay vốn của doanh nghiệp.
+ Việc thu thập thông tin nền kinh tế phục vụ cho công thác thẩm định phi tài
chính dự án vay vốn rất khó khăn vì lượng thông tin thiếu.
+ Môi trường kinh tế trong nước và quốc tế biến động không ngừng
+ Các doanh nghiệp khi lập dự án vay vốn thường chỉ tập chung vào một vài
khía cạnh như tài chính, tài sản đảm bảo, dự án khá sơ sài
+ Tình hình cạnh tranh giữa các Ngân hàng thương mại để ngày càng khốc.
+ Việc Ngân hàng Nhà nước vẫn can thiệp sâu vào hoạt động thẩm định của các
Ngân hàng thương mại.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG CÁC THẨM ĐỊNH PHI TÀI CHÍNH
DỰ ÁN VAY VỐN CỦA DOANH NGHIỆP TẠI HDBANK


12

3.1. Nâng cao nhận thức tầm quan trọng của công tác thẩm định phi tài chính dự
án vay vốn:
Nhận thức là vấn đề đầu tiên cần tác động nhằm tạo được sự đồng thuận và sự
tích cực của toàn thể cán bộ từ ban lãnh đạo đến các cán bộ thẩm định. Từ việc ý thức

được tầm quan trọng của công tác thẩm định phi tài dự án vay vốn mà đưa ra các quy
trình quy chế, nội dung, phương pháp thẩm định phù hợp…

3.2. Hoàn thiện công tác tổ chức thẩm định phi tài chính dự án vay vốn :
Để nâng cao chất lượng thẩm định cần chuyên môn hoá hoạt động thẩm định
phi tài chính
3.3. Hoàn thiện quy trình và phương pháp thẩm định phi tài chính:
Hoàn thiện quy trình thẩm định: ến tới sẽ áp dụng tiêu chuẩn quản lý chất
lượng sản phẩm dịch vụ ISO 9001 – 2000 vào hoạt động của Ngân hàng nói chung
cũng như hoạt động thẩm định nói riêng.
Hoàn thiện các phương pháp thẩm định phi tài chính dự án vay vốn:
- Sử dụng kết hợp các phương pháp thẩm định hiện đang áp dụng tại Ngân hàng
như phương pháp so sánh các chỉ tiêu, phương pháp thẩm định theo trình tự, phương
pháp dự báo …
- Tích cực áp dụng các phương pháp thẩm định mới
3.4. Hoàn thiện nội dung thẩm định phi tài chính dự án vay vốn của doanh
nghiệp:
3.4.1. Tăng cường công tác thu thập thông tin thẩm định:
Để thu thập thông tin một cách hiệu quả, HDBank cần:
- Phân loại các thông tin cần thu thập tạo thuận lợi cho thu thập thông tin
- Mở rộng khai thác các nguồn thông tin: đa dạng hóa kênh thông tin
- Khai thác hiệu quả hệ thống thông tin quản lý MIS (Management Information
system) của HDBank.. Cần xây dựng kho dữ liệu, thông tin trên MIS theo hướng mở,
tính tương tác cao.


13

3.4.2. Hoàn thiện các nội dung thẩm định phi tài chính dự án vay vốn của
doanh nghiệp:

Cần thẩm định đầy đủ các nội dung thẩm định phi tài chính
Quán triệt nguyên tắc 5C trong hoạt động thẩm định dự án vay vốn:
1. Character (tư cách)
2. Năng lực (Capacity)
3. Điều kiện (Condition)
4. Tài sản đảm bảo (Collateral)
5. Tài chính (Capital)

3.4.3. Tập chung nâng cao chất lượng cán bộ thẩm định:
Đây là giải pháp quan trọng nhất, quyết định đến chất lượng công tác thẩm định
phi tài chính dự án vay vốn của doanh nghiệp tại HDBank. Các giải pháp tập chung
vào 02 khâu: tuyển dụng tuyển chọn và đào tạo.
3.5. Chú trọng hoạt động kiểm tra trong và sau cho vay, đánh giá tổng kết
việc thẩm định các dự án:
Tập chung cả vào công tác kiểm tra trong và sau cho vay để xử lý kịp thời các
tình huống và rút ra các bài học cho công tác thẩm định sau này.

3.6. Một số kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ:
3.6.1. Một số kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước:
Ngân hàng Nhà nước cần xây dựng được một hệ thống pháp lý tương đối hoàn
chỉnh để tạo ra một sân chơi bình đằng cho các Ngân hàng thương mại không phân biệt
Ngân hàng thương mại cổ phần và Ngân hàng thương mại Nhà nước trong các chính
sách của Ngân hàng..
Ngân hàng Nhà nước chỉ nên thực hiện công tác quản lý vĩ mô về hoạt động của
Ngân hàng, không nên can thiệp quá sâu vào hoạt động cụ
Ngoài ra với chức năng của mình Ngân hàng Nhà nước cần hỗ trợ hoạt động
thẩm định cho các Ngân hàng thương mại ở các điểm:


14


- Cụ thể hoá chi tiết các chính sách văn bản pháp luật của Quốc Hội, của Chính
phủ một cách nhanh chóng, kịp thời
- Nâng cao hiệu quả của Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) nhằm cung cấp
thông tin kịp thời, chính xác về thực trạng dư nợ của các khách hàng cho các tổ chức
thẩm định.
- Hỗ trợ các Ngân hàng trong hoạt động đào tạo nguồn nhân lực thẩm định
- Việc kiểm tra kiểm soát định kỳ hoạt động tín dụng và công tác thẩm định của
Ngân hàng thương mại
- Mở các cuộc hội thảo liên Ngân hàng để học tập kinh nghiệm lẫn nhau giữa
các Ngân hàng trong hoạt động thẩm định dự án vay vốn.
3.6.2. Một số kiến nghị với Chính Phủ
- Định hướng phát triển ngành phù hợp với điều kiện kinh tế đồng thời công bố
rộng rãi chính thức các thông tin về quy hoạch, định hướng phát triển các ngành, các
vùng
- Xây dựng các tiêu chí về bảo vệ môi trường, về thu nộp ngân sách, về giải
quyết việc làm cho người lao động ..
- Ngoài ra Chính phủ cần xây dựng khung pháp lý hoàn chỉnh để các Ngân hàng
có sự tham chiếu trong quá trình thẩm định tính chất pháp lý của dự án vay vốn.

KẾT LUẬN
Luận văn nghiên cứu đã làm rõ được một số vấn đề sau:
- Giới thiệu được tổng quan về hoạt động thẩm định phi tài chính dự án vay
vốn của doanh nghiệp
- Phân tích thực trạng công tác thẩm định phi tài chính dự án vay vốn của
doanh nghiệp tại HDBank, đánh giá thực trạng công tác thẩm định phi tài chính dự
án vay vốn của doanh nghiệp tại HDBank, chỉ ra các ưu điểm và hạn chế của công
tác thẩm định phi tài chính dự án vay vốn và những nguyên nhân của những hạn chế
đó.
- Đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định phi tài chính

dự án vay vốn của doanh nghiệp tại HDBank.


15

Công tác thẩm định phi tài chính nếu được hoàn thiện sẽ giúp nâng cao chất
lượng công tác thẩm định dự án vay vốn quyết chất lượng tín dụng. Giảm thiểu rủi
ro, tăng thu nhập đáng kể cho HDBank. Ngoài ra nó còn góp làn gió mới trong công
cuộc đối mới toàn diện tại HDBank hiện nay.



×